Xem Phong thủy-Tử vi ở Hà Nội

NHẬN TƯ VẤN: Xem phong thủy Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng:Chọn hướng tốt. Phòng làm việc; phòng khách; bếp; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Xem tuổi Xây dựng nhà , sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Âm trạch mồ mả tư vấn xem hướng đặt mộ hợp phong thủy, tư vấn đặt mộ trong nghĩa trang. Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới,ngày ăn hỏi. Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.Xem Tử vi để biết vận mệnh cuộc đời; dự báo ngày cưới; dự báo tang ma; dự báo công danh, sự nghiệp, thăng quan, tiến chức.Các đại, tiểu vận trong cuộc đời...Điện thoại: 036.439.6238


Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2024

Tổ dân phố 33 Phường Trung Hòa – 3 năm giữ vững là Tổ dân phố Văn hóa.



Tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân, củng cố và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân.

 Ba  năm  qua (2021-2023), dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng số 33, sự hướng dẫn trực tiếp của Ban thường trực Mặt trận Tổ quốc phường Trung Hòa, Ban công tác mặt trận  và Tổ dân phố 33 đã tập trung tuyên truyền, vận động, động viên các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

 

Ông Nguyễn Duy Trường Bí thư CB-TBCT Mặt trận tổ DP 33

Công tác tuyên truyền

Ban CTMT và Tổ dân phố tổ chức tuyên truyền sâu rộng các Chỉ thị, Nghị quyết, kế hoạch…. của các cấp bằng nhiều hình thức như thông qua hội họp tổ dân phố, khu dân cư, thông báo rộng rãi trên bảng tin và qua Zalo nhóm phổ biến tới nhân dân. Chủ động phối kết hợp với các tổ chức, chi hội đoàn thể trong thành viên và các đồng chí tổ trưởng, tổ phó dân phố phổ biến tới cán bộ, đảng viên, hội viên và các hộ dân. Nhất là những văn bản liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của nhân dân. Đặc biệt Nghị quyết Trung ương 04 – khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về “tư tưởngchính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”; Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Pháp lệnh 34 về “Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” nay là Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở. quyết định số 217 – của Bộ Chính trị ban hành “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội”. Quyết định 18 của Bộ Chính trị ban hành “Quy định về việc MTTQ Việt Nam, các đonà thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”; Bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng tới nhân dân trong khu dân cư, góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Vận động nhân dân thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Đã xây dựng và thực hiện Bản quy ước dân chủ lấy phương châm: “Thực sự dân chủ, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng và công khai minh bạch” mọi vấn đề qua các buổi họp tổ, công khai trên bảng tin và trên nhóm Zalo.

Tổ chức thực hiện các cuộc vận động.

-  Đoàn kết giúp đỡ nhau làm ăn phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo, các tổ chức thành viên đẫtọ nguồn vốn vay của Ngân hang chính sách xã hội để giúp đỡ các hộ gia đình kinh doanh vừa và nhỏ có vốn kinh doanh phát triển sản xuất; các hình thức kinh doanh đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp nhau làm giàu chính đáng.

-  Vận động và tuyên truyền đến nhân dân tích cực hưởng ứng các cuộc vận động như: quỹ “Vì biển đảo Việt Nam”, quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa”, quỹ “Bảo trợ trẻ em”, quỹ “Vì người nghèo” …được tổng số tiền là 88.960.000 đồng (tám mươi tám triệu chin trăm sáu mươi ngàn đ); cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt nam”, vận động hiến máu tình nguyện hàng năm. Kết quả đã vận động được đủ   đơn vị máu theo chỉ tiêu giao hàng năm.

-  Thực hiện tốt đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”, Ban CTMT, Tổ dân phố cùng các đoàn thể trong khu dân cư tổ chức thăm, tặng quà các gia đình chính sách, thân nhân gia đình liệt sỹ, các thương bệnh binh, kịp thời động viên, chia sẻ qua đó cùng nhau ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc.

-  Đã vận động được 15.720.000đ nộp về quỹ Chăm sóc NCT phường. Nhân dịp Tết Nguyên đán hàng năm, chi hội tổ chức mừng thọ cho hội viên 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 trở lên ngoài tiền số tiền mừng thọ của cấp trên chi hội trích mỗi cụ 50.000đ, tuy số tiền không lớn song cũng phần nào kịp thời động viên các cụ sống vui, sống khỏe cùng con cháu.

-  Phối hợp tổ chức Hội nghị đại biểu nhân dân ở tổ dân phố bàn xây dựng nếp sống văn minh trong “Việc cưới, việc tang”, thực hiện tốt các nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và giữ gìn bản sắc dân tộc, hầu hết các hộ dân trong cụm dân cư đều thực hiện tốt, cụ thể:

+ 100% các gia đình có người mất đều đăng ký hỏa tang.

+ 95% số hộ gia đình đăng ký phấn đấu đạt gia đình văn hóa

+ Gia đình văn hóa hàng năm đạt 90% trở lên.

+ Giữ vững danh hiệu tổ dân phố văn hóa.

+ 100% hộ gia đình ký cam kết phòng chống cháy nổ.

Phong trào giữ gìn VSMT vào sang thứ bảy hàng tuần đã thành thói quen của nhân dân trong khu dân cư.

Cùng với sự hưởng ứng, thực hiện của nhân dân trong tổ đến nay không còn hộ nghèo; không có điểm ma túy phát sinh mới; không có học sinh bỏ học; 100% các hộ dân được tiếp cận với bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.


Ông Nguyễn Kim Giảng Tổ trưởng tổ dân phố 33

 

Các hoạt động phối hợp

Ban công tác mặt trận đã làm tốt công tác phối hợp với tổ dân phố; các chi hội đoàn thể trong tổ dân phố  để tổ chức tốt nội dung sau:

Làm tốt công tác hiệp thương, giới thiệu và tổ chức Hội nghị bầu tổ trưởng, tổ phó dân phố nhiệm kỳ 2022 – 2025.

Phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền thực hiện VSATTP, VSMT, phòng chống dịch covid-19, dịch sốt xuyết huyết, phòng chống cháy nổ, kỹ năng cứu nạ. cứu hộ…. trong khu dân cư.

Hằng năm tổ chức tốt Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 18/11, qua đó tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức về việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đồng thời triển khai các cuộc vận động của khu dân cư, khơi dậy tình đoàn kết, gắn bó của nhân dân trong tổ dân phố, phấn đấu thi đua hoàn thành nhiệm vụ chính trị của phường.

Tham gia làm tốt công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỹ 2021 – 2026, tham gia tốt công tác tiếp xúc cử tri với đại biểu HĐND quận, thành phố và đại biểu Quốc hội.

 

Phương hướng năm 2024 và các năm tiếp theo.

Phát huy kết quả và thành tích  đã đạt được Ban công tác mặt trận số 33 và các tổ chức thành viên phấn đấu thực hiện tốt mốt số nhiệm vụ trọng tâm sau:

-  Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các đợt thi đua chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc các cấp nhiệm kỳ 2024 – 2029.

-  Tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân ở khu dân cư, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban công tác mặt trận. Phát huy tinh thần đoàn kết của khu dân cư thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Đoàn kết sang tạo”. Cuộc vận động như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dung hàng Việt Nam”… góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - chính trị - văn hóa xã hội, xây dựng khu dân cư tiên tiến và góp phần xây dựng phường Trung Hòa ngày càng văn minh, giàu đẹp và phát triển.

Chương trình hành động

Phấn đấu các chỉ tiêu chủ yếu:

-  Thực hiện 100% các cuộc vận động, các phong trào thi đua do các cấp phát động.

-  Hàng năm có 100% số hộ gia đình phấn đấu đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”; tỷ lệ gia đình văn hóa đạt từ 90% trở lên.

-  Tổ dân phố đạt Tổ dân phố văn hóa.

-  Ban công tác mặt trận hàng năm đạt danh hiệu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

-  100% tổ chức thành viên ban công tác mặt trận đạt khá, xuất sắc.

-  100% gia đình thực hiện việc cưới, việc tang văn minh.

-  100% hộ gia đình ký cam kết thực hiện phòng chống cháy nổ.

Tiếp tục phát huy thế mạnh các cuộc vận động đã đạt được trong nhiệm kỳ qua, Ban công tác mặt trận và tổ dân phố sẽ chủ động hơn nữa đi sâu, đi sát vào thực hiện các cuộc vận động, các phong trào. 

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện tốt hơn nữa Quyết định số 2017, 218 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội”; Quy định về việc “MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhan dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”.

Ngày chủ nhật  24/3/2024 do Ban công tác mặt Trận và Tổ dân phố 33 tổ chức Hội nghị để trao Giấy khen cho các hộ gia đình đạt Danh hiệu “Gia đình văn hóa” 3 năm 2021-2023.

Tới dự có ông Nguyễn Duy Đồng Chủ tịch mặt trận Tổ quốc phường Trung Hòa và các hộ gia đình được UBND phường tặng giấy khen Gia đình văn hóa 3 năm liên tục. 

(Bài của Ngô Lê Lợi-Trung Hòa  ngày 24/3/2024)

HÌNH ẢNH BUỔI LỄ TRAO GIẤY KHEN



Ông Nguyễn Duy Đồng Chủ tịch MTTQ Phường Trung Hòa


 

 










 

 


Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2024

Thanh minh tại sao là tiết Tảo mộ?

 


 Tảo mộ có ý nghĩa gì?

Thanh minh là dịp tiết trời quang đãng nhất trong năm. Thanh minh là tiết khí sau tiết xuân phân, thường bắt đầu từ ngày 4 hoặc ngày 5 tháng 4 Dương lịch và kết thúc sau 15 ngày. 

Nổi bật nhất trong tiết Thanh minh là hoạt động tảo mộ đã có từ nhiều đời. Tảo mộ tức là ra thăm viếng cúng kiếng, sửa soạn dọn dẹp những mộ phần của dòng họ gia đình. Việc đi tảo mộ giống như đi thăm ông bà tổ tiên, thể hiện truyền thống biết ơn, uống nước nhớ nguồn. Đặc biệt những xuất đinh tức con trai dù đi đâu xa cũng nhớ về dịp thanh minh tảo mộ ông bà, thể hiện vai trò con trai nối dõi tông đường, trụ cột trong gia đình. 

Lí do cơ bản là Công việc chính của tảo mộ chủ yếu là dọn cỏ, quét dọn lại những ngôi mộ của tổ tiên cho sạch sẽ, và nếu có sụt lún hay hư hỏng thì sửa ngay dịp này;  rồi sau đó thắp hương, cắm hoa. ( Nếu gia đình ở xa thì có thể tự lập mâm cúng và thắp hương từ xa gọi là cúng vọng tâm) .

    Khi đi tảo mộ cũng nên cho trẻ con (trên 7 tuổi) đi theo cùng để con cháu biết được vị trí mà ngôi mộ của ông bà nằm ở đâu.

Người xưa rất quan trọng trong chăm chút mộ phần. Ông bà yên nghỉ thì con cháu cũng được nhờ còn mồ mả ông bà không yên thì gia đình con cháu bất an. Thế nên việc tảo mộ được duy trì và xem như một dịp lễ quan trọng. 

Ở nhà: Ngày Thanh Minh cũng là dịp mà mỗi gia đình nên dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ, lau bát hương, thay hoa cho gọn gàng, sạch sẽ, để thể hiện lòng thành kính, có sự chăm sóc, tiếp đón của con cháu đối với chân linh của tổ tiên, ông bà.

Ở khu mộ:mỗi gia đình cũng nên  chuẩn bị lễ vật  để cúng sau khi tảo mộ để thể hiện sự kính trọng  tổ tiên qua tục viếng mộ. 

Tại sao con rể và con gái không được đi tảo mộ nhà vợ?

Con rể thời xưa rất "khách sáo" với gia đình nhà vợ, thậm chí có người bao năm không tới nhà vợ. Người xưa nói rể là khách mà khách thì không tham gia sâu vào việc nhà. Việc tảo mộ thanh minh được xem là việc nhà quan trọng thể hiện vai trò của xuất đinh, tức nam nhân trong dòng họ gia đình. Do đó những người con trai mới có trách nhiệm tảo mộ ông bà tổ tiên, cũng thể hiện vai trò nối dõi tông đường. Chỉ gia đình nào không sinh được con trai thì con rể mới được thay phần cúng kiếng.

Thời xưa chuyện con trai gái nặng nề, thậm chí không có con trai nối dõi còn bị coi là sự mất phúc lớn, gia đình tuyệt tự, con cái bất hiếu vì không sinh được con trai. Việc hương hỏa trong quan niệm xưa rất quan trọng và chỉ nam nhân mới được thực hiện còn con gái con rể thì không. Bởi thế con rể đi tảo mộ nhà vợ tức hàm ý gia đình mất phúc không có con trai nên con rể làm thay, như vậy là mất phước của nhà vợ.

Còn con gái khi đã đi lấy chồng là thuộc về nhà chồng, không còn là con của mình nữa. Người xưa cho rằng sống là người nhà chồng chết là ma nhà chồng, con gái lấy chồng như bát nước đổ đi. Thế nên việc con gái về tảo mộ coi như người ngoài đi tảo mộ. Người xưa lễ nghĩa rất kỵ người ngoài đi tảo mộ. 

Vì thế con gái về tảo mộ nhà đẻ sẽ bị coi là mang vận xui về nhà chồng và là xúc phạm gia đình nhà đẻ. Thế nên trong quan điểm của người xưa thì con gái con rể có về nhà vợ vào ngày tảo mộ cũng chỉ đứng ngoài quan sát không tham gia vào hoạt động cúng tế.

Ngày nay quan niệm này có hợp lý?

Việc tảo mộ là tưởng nhớ người đã khuất, thể hiện tấm lòng thương nhớ, biết ơn. Thế nên ngày nay nhiều dòng họ gia đình coi như lần đi tảo mộ là lần giới thiệu con rể, con dâu với người thân đã quá cố, và là một lần nhắc cho con cháu biết ông bà tổ tiên là những ai,mộ phần ở đâu để còn biết ra thắp hương thờ cúng. 

Vì thế tảo mộ vẫn là hoạt động được duy trì để tiếp nối truyền thống uống nước nhớ nguồn.

Dịp tảo mộ thanh minh cũng là dịp các dòng họ họp mặt,gia đình gặp gỡ để biết rõ họ hàng, dòng tộc. Do đó ngày nay quan niệm tảo mộ cũng đã khác, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã cởi bỏ, nên việc con rể con gái về tảo mộ không kiêng kỵ mà còn là việc nên làm, nhất là với những chàng rể mới.

Tư tưởng trọng nam khinh nữ dù vẫn còn nhưng đã mờ nhạt hơn xưa và vai trò của phụ nữ trong gia đình dòng họ nâng lên, nhiều con gái tham gia các sinh hoạt như xuất đinh trong dòng họ. Nhiều gia đình thời nay không có con trai thì con gái còn rước ban thờ ông bà bố mẹ về thắp hương ở nhà chung của vợ chồng, một bên thờ gia đình chồng, một bên gia đình vợ. 

Thế nên việc kiêng kỵ đó đã không còn hợp lý với bây giờ. Tuy nhiên việc cúng kiếng hương hỏa vẫn phải do trưởng nam phụ trách. Thế nên con rể hay con gái về tảo mộ chỉ là cùng tham gia không chủ trì lễ thắp hương, ngoại trừ gia đình không có con trai hoặc con trai còn quá nhỏ chưa đảm trách được nhiệm vụ. 

    Ngày ra nghĩa trang Tảo mộ, một ngày lễ quan trọng để tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên, nhiều người lần lượt trở về quê hương để thực hiện nghi lễ này, n người nào không nên tham gia?

1. Phụ nữ mang thai

Đối với những gia đình có phụ nữ mang thai, trong dịp lễ Tảo mộ, tốt nhất không nên để họ tham gia nghi lễ tưởng nhớ và quét dọn mộ phần. Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ trở nên nặng nề và khó khăn trong việc di chuyển, do đó họ nên nghỉ ngơi nhiều hơn ở nhà và chăm sóc thai nhi. Nhiều nghĩa trang của tổ tiên được xây dựng trên các khu vực đồi núi, với đường đi gập ghềnh và khó khăn, ngay cả đối với người bình thường cũng cần nhiều sức lực, huống chi là phụ nữ mang thai. Một sơ suất nhỏ cũng có thể gây ra vấn đề cho thai nhi, không đáng để mạo hiểm! Nếu nhất thiết phải đi, được khuyến nghị rằng nên quấn một tấm vải đỏ quanh bụng.

2. Trẻ nhỏ và em bé

Trẻ em dưới 7 tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi linh hồn của thế giới khác, và vì trẻ con ngây thơ và tò mò về thế giới, nghĩa trang - một nơi nghiêm túc và trang nghiêm - không phải là nơi thích hợp cho họ. Hơn nữa, nghĩa trang thường nằm ở những nơi hẻo lánh, với môi trường phức tạp và nhiều rủi ro về an toàn. Khi trẻ em đi theo người lớn đến nghĩa trang, nếu xảy ra tai nạn, hậu quả sẽ không thể lường trước được. Do đó, để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em, trong phong tục truyền thống có câu "trẻ em tránh mộ để an lành".

3. Bệnh nhân mắc bệnh nặng

Những người bệnh có tình trạng sức khỏe yếu kém, nếu muốn phục hồi nhanh chóng, họ cần phải giữ gìn sự yên tĩnh và nghỉ ngơi. Do hệ miễn dịch yếu, tinh thần không vững, họ dễ bị xâm nhập bởi thực thể tâm linh, không nên đến nghĩa trang. Đặc biệt là những bệnh nhân phải nằm liệt giường trong thời gian dài, họ cần tránh những chuyến đi xa mệt nhọc. Vì vậy, những người bệnh tốt nhất không nên tham gia vào các hoạt động tưởng nhớ.

4. Người cao tuổi

Người cao tuổi không nên đi đến nghĩa trang không phải vì sự coi thường, mà vì sự quan tâm sâu sắc đến sức khỏe thể chất và tinh thần của họ. Nghĩa trang thường nằm ở những nơi yên tĩnh, và việc đi xa là một thử thách lớn đối với những người già. Chức năng cơ thể của họ dần suy giảm, khó có thể chống chọi lại sự xâm nhập của gió lạnh, và việc đi đến nghĩa trang có thể quá khó khăn đối với họ.

Hơn nữa, việc đi đến nghĩa trang thường đi kèm với nỗi buồn và hồi ức, đối với những người già đã trải qua nhiều biến cố, việc đối mặt lại với mộ phần của người thân có thể làm dấy lên nỗi buồn và sự đau khổ sâu kín của họ. Do đó, vì sức khỏe thể chất và tinh thần của họ, trong phong tục truyền thống có câu "người già nên cẩn thận khi đi đến nghĩa trang".

5. Người mới khỏi bệnh nặng

Những người mới khỏi bệnh nặng vẫn còn yếu, cần thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục, nếu họ đi đến nghĩa trang vào thời điểm này, họ dễ bị ảnh hưởng bởi năng lượng âm, do đó không nên đến nghĩa trang.

Nếu vì những lý do trên mà không thể thực hiện nghi lễ tưởng nhớ, có thể nhờ người thân báo cáo với tổ tiên; nếu cảm thấy không khỏe trong khi thực hiện nghi lễ, tốt nhất nên đến chùa cầu nguyện trước khi trở về nhà.

Ngoài ra, tốt nhất nên hoàn thành nghi lễ Tảo mộ vào sau 5 giờ sáng và trước 1 giờ chiều, tức là sau giờ Mão và trước giờ Ngọ. Giờ Ngọ là thời điểm dương khí mạnh nhất, càng gần giờ Ngọ, dương khí càng mạnh. Do đó, theo phong tục dân gian, nên thực hiện nghi lễ sớm đối với mộ mới và có thể muộn hơn đối với mộ cũ. Bởi vì mộ mới có âm khí yếu, trong khi mộ cũ có sức mạnh mạnh mẽ, càng muộn thì dương khí càng mạnh. Ngoài ra, về trang phục, nên chọn quần áo có độ sáng và độ bão hòa màu thấp, tránh mặc quần áo màu đỏ rực rỡ, và nên giữ sự giản dị là chính.

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm

 

(ST)

THAM KHẢO VĂN KHẤN THANH MINH 

1/ Văn cúng tại nhà: Văn khấn Tết thanh minh tại nhà

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con lạy gia tiên tiền tổ, họ hàng nội ngoại hai bên gia tộc họ…

Con lạy bà Tổ cô Ông mãnh, ông bà, cô bé Đỏ, cậu bé Đỏ tại gia

Hôm nay là ngày .... tháng .... năm .......

Nay con giữ việc phụng thờ tên là..., tuổi…, sinh tại xã..., huyện..., tỉnh... cùng toàn  gia, trước bàn thờ gia tiên cúi đầu bái lễ.

Kính mời thổ công Táo quân đồng lai cách cảm.

Kính dâng lễ bạc: trầu rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng phẩm vật lòng thành nhân dịp tiết Thanh Minh, kính mời hương hồn nội ngoại tổ tiên, kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em chứng giám và hưởng lễ.

Con thành tâm thành kính cúi xin gia tiên tiền tổ, bà tổ cô ông mãnh, ông bà… phù hộ độ trì, đề tâm xếp nếp, vuốt ve che chở cho đại gia đình con bình an, thịnh vượng, ba tháng mùa hè chín tháng mùa đông đều mát mẻ, tốt tươi. Điều lành mang lại, điều dữ mang đi cho công việc của gia đình con đều thuận buồn xuôi gió, gặp nhiều may mắn.

Chúng con kính dâng lễ bạc tâm thành, cúi xin gia tiên chứng minh chứng giám cho lòng thành của toàn thể gia quyến.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

2/Văn cúng ở Ban Thần linh nghĩa trang

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.

Con kính lạy các Ngài thần linh bản xứ cai quản trong khu vực  Nghĩa trang này.

Hôm nay là ngày… tháng… năm ..........(đọc ngày tháng âm lịch)

Tín chủ chúng con là:… (đọc tên của người lễ)

Ngụ tại: số nhà… phường… quận,… thành phố… (địa chỉ của người lễ)

Nhằm tiết thanh minh, tín chủ con thành tâm thành kính sắm sửa lễ lạt, có lá trầu quả cau, trà quả, hương hoa, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị tôn thần lai lâm chiếu giám.

Gia đình chúng con có ( mấy) ngôi mộ của: cụ tứ đại, tam đại hoặc của ông bà, cha mẹ táng tại xứ này, nhân ngày này đến thắp hương/Tu sửa/ đắp đất ..... Vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng thần linh, thổ thần, long mạch, tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ và chư vị tôn thần cai quản trong khu vực này.

Chúng con kính mời các vị chư thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát. 

Cúi xin các vị phù hộ độ trì  cho tín chủ chúng con hoàn thành công việc....phù cho toàn gia mạnh khỏe; chứng giám lòng thành của gia đình chúng con.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

3/Văn cúng tại mộ phần : Văn khấn Tết thanh minh tại mộ phần

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.

Con kính lạy các ngài thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Hôm nay là ngày,,,,tháng ,,,,,,năm ...

Tín chủ chúng con là: (tên người khấn).

Ngụ tại: (địa chỉ của nhà tín chủ).

Nhân tết Thanh minh, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị tôn thần lai lâm chiếu giám.

Gia đình chúng con có (mấy) ngôi mộ của: (cha, ông hay cụ tam đại, tứ đại theo vai của người dưới mộ so với tín chủ), táng tại xứ này, nay  đến thắp hương ; hoặc muốn sửa sang xây đắp/Đặp thêm đất lún sut....

Vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng thần linh, thổ công, thổ phủ, long mạch, tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ và chư vị tôn thần cai quản trong khu vực này.

Chúng con kính mời các vị chư thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát.

Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia mạnh khỏe an bình, bốn mùa không tật ách, tám tiết hưởng thái bình.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Ghi chú: Bài văn khấn Âm phần long mạch theo sách Văn khấn cổ truyền của Đại đức Thích Thanh Tâm, NXB Thời đại:

Thứ Sáu, 15 tháng 3, 2024

Có bốn cấp độ hiếu kính cha mẹ?

 


1. Cấp độ thứ nhất: Hiếu ⱪính thân của cha mẹ

Thân, là thân thể. Nói một cách đơn giản, có nghĩa là đảm bảo cho cha mẹ đủ ăn, đủ mặc, sống thoải mái.Như một lẽ tự nhiên, cha mẹ chúng ta đã nuôi nấng chúng ta từ ⱪhi còn nhỏ và nuôi dưỡng chúng ta ăn học, họ chỉ mong rằng cuộc sống sau này của con cái sẽ ⱪhông phải vất vả như cha mẹ chúng, và họ mong con cái họ sẽ có một cuộc sống đủ đầy và hạnh phúc.  Nhưng những người con ⱪhông phải chỉ nhận mà phải biến quan tâm, báo đáp lại công lao trời biển đó. Với nhiều người gia, họ ⱪhông quen sống ở thành phố mà vẫn thích sống ở nông thôn, những người con thỉnh thoảng về quê mua đồ ăn, quần áo cho bố mẹ. Đây là lòng hiếu thảo cơ bản nhất đối với cha mẹ. Bảo đảm cơm ăn, áo mặc, nhà ở và phương tiện đi lại cho cha mẹ, hàng năm đưa cha mẹ đi ⱪhám sức ⱪhỏe, chỉ cho cha mẹ một số lời ⱪhuyên về sức ⱪhỏe, giúp cha mẹ rửa chân và cắt móng tay đều là những cách để tỏ lòng hiếu ⱪính cha mẹ.

2. Cấp độ thứ hai: Hiếu ⱪính tấm lòng của cha mẹ

Tâm có nghĩa là an tâm, yên tâm, vui mừng và mừng rỡ. Mọi việc chúng ta làm đều cần phải ⱪhiến cha mẹ cảm thấy thoải mái, ⱪhông được để họ lo lắng cho mình nữa, phải ⱪhiến họ tự hào về chúng ta. Còn nhỏ bạn luôn ⱪhiến bố mẹ lo lắng bởi ⱪhi đó nhận thức về thế giới chưa đầy đủ, nhưng ⱪhi lớn lên, bạn vẫn còn ⱪhiến bố mẹ bận tâm thì đó là bất hiếu. Có nhiều trường hợp, sau ⱪhi ⱪết hôn, đánh bạc, nhà ở bị thế chấp, vợ con hiện phải thuê phòng ở. Thậm chí bố mẹ còn phải bán cả nhà, trả nợ đậy cho con cái. Điều này là đại bất hiếu. Nếu ⱪhông thể báo hiếu, cách tốt nhất là sống tốt để bố mẹ có thể yên lòng.

3. Cấp độ thứ ba: Hiếu ⱪính ý nguyện của cha mẹ

Nguyện có nghĩa là tâm nguyện hay là điều ước ấp ủ từ lâu. Mỗi người đều có những tâm nguyện riêng, và họ cũng có những tiếc nuối nho nhỏ mà bản thân chưa thực hiện được. Chúng ta có, cha mẹ chúng ta cũng vậy, tuy nhiên, để giúp chúng ta thực hiện được những mong muốn của mình, họ đã dành gần như tất cả những gì mình có và chôn vùi những mong muốn của chính mình.Nếu một ngày nào đó, chúng ta có thể làm cho cha mẹ được no đủ, đủ mặc, hạnh phúc cả về vật chất lẫn tinh thần thì ⱪhi đó bạn đã báo hiếu thành công.

4. Cấp độ thứ tư: Hiếu ⱪính trí tuệ của cha mẹ

Tuệ là trí tuệ, là tuệ tâm, giúp cha mẹ cùng tiến bộ và tiến bộ theo thời đại. Trong thời đại này, những thay đổi sâu sắc đang diễn ra từng ngày, từng phút, chúng ta có thể cảm nhận ngay lập tức qua điện thoại thông minh, thế giới của chúng ta rất rộng lớn nhưng chúng ta là những người duy nhất trong thế giới của cha mẹ. Điện thoại di động của họ có thể vẫn là những chiếc điện thoại cũ ⱪỹ, chỉ có thể gọi điện, và thực sự chưa cảm nhận được sức mạnh của công nghệ, ⱪhông thể theo ⱪịp sự phát triển của thời đại. Điều này đòi hỏi chúng ta phải ⱪiên nhẫn, cùng với họ chẳng hạn như sử dụng điện thoại thông minh, cài đặt WeChat, duyệt tin tức, tải nhạc ⱪịch và đưa cha mẹ đi xem phim 3D, đây đều là những cách giúp tăng cường trí tuệ cho cha mẹ.Người có lòng hiếu thảo tự nhiên sẽ có tấm lòng biết ơn và phấn đấu, tự nhiên sẽ truyền cảm hứng cho con cháu sống có đạo đức, gia đình thịnh vượng. Hãy là người hiếu ⱪính cha mẹ, bạn sẽ thấy cuộc sống của mình thuận buồm xuôi gió một cách đáng ngạc nhiên.

Hiếu thảo với cha mẹ là thành công lớn nhất trong cuộc sống. Có bốn cấp độ hiếu ⱪính cha mẹ, Là con ta phải Hiếu kính cha mẹ? (ST)

 

Thứ Năm, 22 tháng 2, 2024

Cúng rằm tháng giêng theo Nghi lễ Phật giáo (tại gia)

 


 Lời Dẫn: Rằm Tháng Giêng còn được gọi là Tết Nguyên Tiêu, ngoài nghi lễ cúng rằm thông thường hàng tháng, thì ngày này, mọi (gia đình; cơ quan; cửa hàng…)... còn cúng lễ để cầu an.

Các chương trình trong nghi thức cúng này, nhằm để cho người cúng tăng trưởng được thiện tâm giác ngộ, nhờ công đức đó mà phước báo được tăng trưởng.
Nghi thức cúng lễ này, dựa theo lời Đức Phật dạy, hướng dẫn cách cúng và lễ đúng với thiện nhân quả, tương ứng với mong cầu hạnh phúc thế gian.

A. Hướng Dẫn Cúng Rằm Tháng Giêng

B. Nghi Thức Cúng Lễ:    (Tùy chọn I hoặc II)

I. Văn Khấn Cúng Rằm Tháng Giêng (Không Tụng Kinh)

(Cắm hương, quỳ, chắp tay, chủ sám bạch)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Chúng con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thánh Hiền Tăng chứng minh và gia hộ cho chúng con.

Phật tử con (Nếu có pháp danh)/ Hoặc Đệ tử con tên là:... ở tại địa chỉ:…

Hôm nay là ngày… tháng… năm…, (gia đình; cơ quan; cửa hàng…)... chúng con thiết lễ cúng Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu), cầu bình an cho (gia đình; cơ quan; cửa hàng…)...

Chúng con xin thỉnh mời chư Thiên, chư Thần Linh về đây ủng hộ cho chúng con.
Chúng con xin nương oai lực Tam Bảo, hạnh nguyện độ sinh, độ cho hương linh của Gia đình chúng con, chúng con xin thỉnh mời:

 [nếu cúng lễ tại nhà: hương linh gia tiên họ… hợp duyên, các hương linh thai nhi của (tên mẹ)… (nếu có)]... các hương linh có duyên tại nơi đất (ở của gia đình; cơ quan; cửa hàng…)..., hương linh có oán kết trên sức khỏe thọ mạng của các thành viên trong (gia đình; cơ quan; cửa hàng…)..., hương linh có oán kết cản trở phát triển công việc của chúng con cùng các hương linh có oán kết đang báo oán (gia đình; cơ quan; cửa hàng…)... chúng con, được về đây thọ tài ẩm thực hiến cúng của (gia đình; cơ quan; cửa hàng…)... chúng con và hoan hỷ phù hộ cho (gia đình; cơ quan; cửa hàng…)... chúng con trong năm mới này.

(Nếu phát tâm công đức thì đọc, không phát tâm thì bỏ phần này: Chúng con xin phát tâm công đức về Tam Bảo là..., để hồi hướng phước đến cho tất cả chư vị trong cõi tâm linh)
Giờ này, chúng con xin tác lễ cúng dường vật thực thanh tịnh (nếu có vật thực do tự tay giết/xui người giết thì đọc: và chúng con không dâng cúng phần vật thực không thanh tịnh).

Thượng: Xin dâng lên cúng dường thập phương chư Phật chứng minh.
Trung: Xin dâng lên cúng dường chư Bồ Tát, chư Thánh Hiền Tăng chứng minh.
Hạ: Xin dâng cúng đến cho chư Thiên, chư Thần Linh.
Sau: Xin hiến cúng cho tất cả các chúng hương linh mà chúng con đã thỉnh mời.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 vái)

(Tụng. Mõ, chuông)

Biến thực chân ngôn: Nam mô tát phạ đát tha nga đá phả rô chỉ đế ám tam bạt ra tam bạt ra hồng. (3 lần. 1 chuông)
Biến thủy chân ngôn: Nam mô tô rô bà ra đát tha nga đá ra đát điệt tha án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô sa bà ha. (3 lần. 1 chuông)
Phổ cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (3 lần. 3 chuông)

Nguyện cho các hương linh
Được thọ thực no đủ
Nghe kinh giác ngộ Pháp
Sinh lòng kính tín Phật
Nương tựa nơi Tam Bảo
Tu hành cầu thoát khổ
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 vái)

(Chủ sám)
Chúng con xin hồi hướng công đức trong khóa lễ cúng này về Vô Thượng Bồ Đề và hồi hướng cho chư vị trong cõi tâm linh mà chúng con đã bạch thỉnh, nguyện cho tất cả chư vị được tăng phước, nương tựa Tam Bảo tu hành, sớm giác ngộ giải thoát. 
Và chúng con lại xin hồi hướng tất cả các công đức trong khóa lễ này cho (gia đình; cơ quan; cửa hàng...)... của chúng con được (đọc mong cầu)…

Nam mô Chứng Minh Sư Bồ Tát Ma Ha Tát!
Nam mô Thường Gia Hộ Bồ Tát Ma Ha Tát!
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 lễ)

(Hạ lễ)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Giờ này khóa lễ của chúng con đã xong, chúng con xin hạ lễ.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 vái)

 II. Nghi Thức Cúng Rằm Tháng Giêng

1. Nguyện Hương

(Quỳ)

Nguyện đem lòng thành kính
Gửi theo đám mây hương
Phảng phất khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tính làm lành
Cùng pháp giới chúng sinh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm Bồ Đề kiên cố
Chí tu đạo vững bền
Xa biển khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát
Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát Ma Ha Tát! (3 chuông)

2. Văn Khấn

(Quỳ, chắp tay)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Chúng con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thánh Hiền Tăng chứng minh và gia hộ cho chúng con.

Phật tử con/Hay Đệ tử con tên là:... ở tại địa chỉ:…

Hôm nay là ngày… tháng… năm…, (gia đình; cơ quan; cửa hàng…)... chúng con thiết lễ cúng Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu), cầu bình an cho (gia đình; cơ quan; cửa hàng…)...

Chúng con xin nương oai lực Tam Bảo, hạnh nguyện độ sinh, độ cho hương linh của chư Tăng chùa Ba Vàng, chúng con xin thỉnh mời [nếu cúng lễ tại nhà: hương linh gia tiên họ… hợp duyên, các hương linh thai nhi của (tên mẹ)… (nếu có)]... các hương linh có duyên tại nơi đất (ở của gia đình; cơ quan; cửa hàng…)..., hương linh có oán kết trên sức khỏe thọ mạng của các thành viên trong (gia đình; cơ quan; cửa hàng…)..., hương linh có oán kết cản trở phát triển công việc của chúng con cùng các hương linh có oán kết đang báo oán (gia đình; cơ quan; cửa hàng…)... chúng con, được về đây thọ tài ẩm thực hiến cúng của (gia đình; cơ quan; cửa hàng…)... chúng con nghe kinh thính pháp cầu giác ngộ giải thoát và hoan hỷ phù hộ cho (gia đình; cơ quan; cửa hàng…)... chúng con trong năm mới này.

(Nếu phát tâm công đức thì đọc, không phát tâm thì bỏ phần này: Chúng con xin phát tâm công đức về Tam Bảo là..., để hồi hướng phước đến cho tất cả chư vị trong cõi tâm linh)

Giờ này chúng con xin thỉnh hết thảy chư vị trong cõi tâm linh mà chúng con đã thỉnh mời vân tập về đây thọ hưởng phẩm thực hiến cúng của (gia đình; cơ quan; cửa hàng…)... chúng con và nghe kinh thính pháp cầu giác ngộ giải thoát.

Chúng con xin nhất tâm thỉnh mời.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 lễ)

3. Đảnh Lễ Phật

(Quỳ hoặc đứng, chắp tay. Pháp khí: khánh, chuông)

Đại từ đại bi thương chúng sinh,
Đại hỷ đại xả cứu hàm thức,
Tướng đẹp sáng ngời dùng trang nghiêm,
Chúng con chí tâm thành đảnh lễ. (1 chuông)

Chí tâm đảnh lễ: Tất cả chư Phật ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Chính Pháp ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (1 chuông. 1 lễ)
Chí tâm đảnh lễ: Tất cả Tăng bậc Hiền Thánh ba đời, tột hư không khắp pháp giới. (3 chuông. 1 lễ)
[Nếu thờ Xá Lợi thì lễ thêm: Chí tâm đảnh lễ: Kim Thân Xá Lợi Chư Phật, Chư Thánh Hiền Tăng. (3 chuông. 1 lễ)]

4. Tán Pháp

(Ngồi. Khai chuông mõ)

Pháp Phật sâu mầu chẳng gì hơn,
Trăm ngàn muôn kiếp khó được gặp.
Nay con nghe thấy vâng gìn giữ,
Nguyện hiểu nghĩa chân đức Thế Tôn.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (3 lần. 3 chuông)

5. Tụng Kinh

(Ngồi, pháp khí: mõ, chuông. Ấn vào tên bài)

Bài Kinh: Phật mà Phật tử hay tụng nhất 

6. Tụng Tam Quy Ngũ Giới

(Ngồi, chắp tay. Pháp khí: mõ, chuông)
a. Tam quy
Chúng con xin nguyện suốt đời quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng. (1 chuông. 1 vái)
– Quy y Phật: Chúng con trọn đời tôn thờ kính trọng tu theo đức Phật Thích Ca Mâu Ni, là bậc thầy giác ngộ sáng suốt của chúng con.
– Quy y Pháp: Chúng con trọn đời tôn thờ kính trọng tu theo chánh Pháp từ kim khẩu đức Phật nói ra.
– Quy y Tăng: Chúng con trọn đời tôn thờ kính trọng tu theo những Tăng sĩ tu hành đúng chánh Pháp của Như Lai.
* Quy y Phật rồi, chúng con không kính trọng tu theo Trời, thần, quỷ, vật.
* Quy y Pháp rồi, chúng con không kính trọng tu theo ngoại đạo, tà giáo.
* Quy y Tăng rồi, chúng con không kính trọng làm thân với bạn dữ, nhóm ác. (1 chuông. 1 vái)

b. Ngũ giới
Chúng con nguyện trọn đời giữ giới không sát sanh. Nghĩa là chúng con không giết người bằng mọi cách, không sai bảo kẻ khác giết người, không vui thích thấy nghe kẻ khác giết người. Cho đến những con vật, chúng con cũng cố gắng không nhẫn tâm giết hại; mà hằng bảo vệ sanh mạng chúng sanh. (1 chuông. 1 vái)
Chúng con nguyện trọn đời giữ giới không trộm cướp. Nghĩa là chúng con thấy tài sản, vật dụng của người, không tham lam lén lấy hay giựt lấy; mà luôn luôn bảo vệ tài sản của người như tài sản mình. (1 chuông. 1 vái)
Chúng con nguyện trọn đời giữ giới không tà dâm. Nghĩa là chúng con chỉ một vợ một chồng, chớ không có lòng mê hoa đắm sắc, làm điều tà vạy, gây đau khổ cho mình và người; mà hằng tán thán ca ngợi đời sống trinh bạch. (1 chuông. 1 vái)
Chúng con nguyện xin học tu để giữ giới không nói dối. Nghĩa là chúng con không do lòng tham nói lời dối trá lừa bịp người, không do lòng nóng giận nói lời hung dữ khiến người buồn rầu, không do lòng hiểm ác nói lời vu oan, vu cáo khiến người bị khó khăn tù tội; mà hằng nói lời chân thật ngay thẳng. (1 chuông. 1 vái)
Chúng con nguyện trọn đời giữ giới không uống rượu. Nghĩa là chúng con không uống các thứ rượu, khiến tâm trí rối loạn mờ tối, thân thể sanh nhiều bệnh hoạn, chuốc lỗi lầm với thân nhân quyến thuộc; cho đến các thứ á phiện, xì ke, ma túy thảy đều tránh xa. (1 chuông. 1 vái)
Cúi xin Tam Bảo hộ trì khiến chúng con đầy đủ nghị lực, giữ gìn năm giới trong sạch để được làm người tốt, để có nhiều lợi ích trong đời này và đời sau. (1 chuông. 1 vái)

7. Kệ Cát Tường

(Quỳ hoặc đứng; pháp khí: khánh)

Nguyện ngày an lành đêm an lành
Ngày đêm sáu thời thường an lành
Trong tất cả thời thảy an lành
Nguyện ngôi Thượng Sư thương nhiếp thọ
Nguyện ngày an lành đêm an lành
Ngày đêm sáu thời thường an lành
Trong tất cả thời thảy an lành
Nguyện ngôi Tam Bảo thường gia hộ
Nguyện ngày an lành đêm an lành
Ngày đêm sáu thời thường an lành
Trong tất cả thời thảy an lành
Nguyện chư Hộ Pháp thường ủng hộ
Nam mô Tiêu Tai Giáng Kiết Tường Bồ Tát Ma Ha Tát! (3 lần)
Nam mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát! (7 lần)

8. Cúng Thực

(Quỳ, chủ sám bạch)

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Giờ này, chúng con xin tác lễ cúng dường vật thực thanh tịnh (nếu có vật thực do tự tay giết/xui người giết thì đọc: và chúng con không dâng cúng phần vật thực không thanh tịnh). 
Thượng: Xin dâng lên cúng dường thập phương chư Phật chứng minh.
Trung: Xin dâng lên cúng dường chư Bồ Tát, chư Thánh Hiền Tăng chứng minh.
Hạ: Xin dâng cúng đến cho chư Thiên, chư Thần Linh.
Sau: Xin hiến cúng cho tất cả các chúng hương linh mà chúng con đã thỉnh mời.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 vái)

(Tụng. Mõ, chuông)
Biến thực chân ngôn: Nam mô tát phạ đát tha, nga đá phả rô chỉ đế, ám tam bạt ra, tam bạt ra hồng. (3 lần. 1 chuông)
Biến thủy chân ngôn: Nam mô tô rô bà ra, đát tha nga đá ra, đát điệt tha, án tô rô tô rô, bát ra tô rô, bát ra tô rô sa bà ha. (3 lần. 1 chuông)
Phổ cúng dường: Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng. (3 lần. 3 chuông)

Nguyện cho các hương linh
Được thọ thực no đủ
Nghe kinh giác ngộ Pháp
Sinh lòng kính tín Phật
Nương tựa nơi Tam Bảo
Tu hành cầu thoát khổ
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 vái)

9. Phục Nguyện

(Quỳ, chắp tay. Chủ sám bạch)

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Chúng con xin hồi hướng công đức trong khóa lễ cúng này về Vô Thượng Bồ Đề và hồi hướng cho chư vị trong cõi tâm linh mà chúng con đã bạch thỉnh, nguyện cho tất cả chư vị được tăng phước, nương tựa Tam Bảo tu hành, sớm giác ngộ giải thoát.

Và chúng con lại xin hồi hướng tất cả các công đức trong khóa lễ này cho (gia đình; cơ quan; cửa hàng…)... của chúng con được (đọc mong cầu)…

Nam mô Chứng Minh Sư Bồ Tát Ma Ha Tát!
Nam mô Thường Gia Hộ Bồ Tát Ma Ha Tát!
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông. 1 lễ)

10. Hồi Hướng

(Quỳ, chắp tay. Pháp khí: chuông, mõ hoặc khánh)

Công phu công đức có bao nhiêu,
Con xin lấy đó hồi hướng về,
Nguyện khắp pháp giới các chúng sinh,
Thảy đều thể nhập vô sinh nhẫn. (1 chuông)
Nguyện tiêu ba chướng sạch phiền não,
Nguyện được trí tuệ thật sáng ngời,
Nguyện các tội chướng thảy tiêu trừ,
Đời đời thường hành Bồ Tát đạo. (1 chuông)
Nguyện đem công đức tu hành này,
Chan rải mười phương khắp tất cả,
Hết thảy chúng con cùng các loài,
Đồng được lên ngôi Vô Thượng Giác. (3 chuông)

11. Tam Tự Quy

(Quỳ hoặc đứng, chắp tay. Pháp khí: khánh, chuông)

Tự quy y Phật, nguyện cho chúng sinh, hiểu thấu đạo lớn, phát tâm Vô Thượng. (1 chuông. 1 lễ)
Tự quy y Pháp, nguyện cho chúng sinh, thâm nhập kinh tạng, trí tuệ như biển. (1 chuông. 1 lễ)
Tự quy y Tăng, nguyện cho chúng sinh, quản lý đại chúng, hết thảy không ngại. (3 chuông. 1 lễ. Sau đó 1 hồi chuông kết lễ)

12. Bạch Phật Cúng Thí Thực/Phóng Sinh

(Sắm lễ cúng phần nào thì bạch phần đó)
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Chúng con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thánh Hiền Tăng chứng minh và gia hộ cho chúng con; chúng con xin thỉnh hết thảy chư Thiên, Thiện Thần, Hộ Pháp hoan hỷ ủng hộ cho chúng con, (gia đình; cơ quan; cửa hàng…)... của chúng con, có sắm sửa vật thực để cúng thí thực (cùng mua chúng sinh để cứu mạng cho chúng) chúng con xin phép được ra ngoài tác lễ cúng thí thực (phóng sinh). 
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni!

Nghi thức cúng thí thực cô hồn (nếu có làm lễ này/ không làm không đọc)

Bài cúng phóng sinh (nếu có Phóng sinh/Không có phóng sinh không đọc)

 13. Bạch Hạ Lễ

(Nếu hạ lễ thì thực hành)

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Giờ này khóa lễ của chúng con đã xong, chúng con xin hạ lễ.
Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 vái)

 

HẾT

(từ F/B trên mạng )