Xem Phong thủy-Tử vi ở Hà Nội

NHẬN TƯ VẤN: Xem phong thủy Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng:Chọn hướng tốt. Phòng làm việc; phòng khách; bếp; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Xem tuổi Xây dựng nhà , sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Âm trạch mồ mả tư vấn xem hướng đặt mộ hợp phong thủy, tư vấn đặt mộ trong nghĩa trang. Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới,ngày ăn hỏi. Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.Xem Tử vi để biết vận mệnh cuộc đời; dự báo ngày cưới; dự báo tang ma; dự báo công danh, sự nghiệp, thăng quan, tiến chức.Các đại, tiểu vận trong cuộc đời...Điện thoại: 036.439.6238


Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2012

Liên Hiệp Khoa Học Công Nghệ UIA –Tổng Kết năm 2011 và Đón Mùa Xuân An Lạc Nhâm Thìn 2012


Tiến sĩ Vũ Thế Khanh Tổng Giám đốc UIA và Tác giả
        Hòa cùng bầu không khí náo nhiệt hối hả của người Hà Nội đang chuẩn bị cho sắm tết cuối năm Tân Mão; thì Liên hiệp khoa học công nghệ UIA tưng bừng tổ  chức Tổng kết năm của Hiệp hội.

Khách đến dự với Liên hiệp  khoa học công nghệ- tin học ứng dụng UIA  (thuộc Liên hiệp các Hội khoa học kĩ thuật Việt Nam) rất mừng  những năm  qua Liên hiệp UIA   đi tiên phong nghiên cứu và thực nghiệm, ứng dụng những vấn đề nhạy cảm, tinh tế thuộc lĩnh vực con người và tâm linh, đạt những thành tựu lớn, được cộng đồng kính nể. Đặc biệt là có trung tâm ở số 1 Đông Tác –Kim Liên –Hà Nội đã thực nghiệm cho rất nhiều gia đình “gặp vong các anh hùng liệt sĩ” thành công và tìm được nhiều mộ liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong các cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ-ngụy.

Ông Phạm Văn Thảnh Chuyên gia Phong Thủy-Tác giả-Tiến sĩ Vũ Thế Khanh-ông Đỗ Bá Hiệp nhà Ngoại cảm
                                                                              
Tiến sĩ Vũ Thế Khanh Tổng Giám đốc Liên hiệp khoa học công nghệ UIA  giới thiệu thành phần khách mời đến dự gồm có: nhiều nhà khoa học nổi tiếng, nhà văn, nhà báo và các nhà Ngoại cảm: như Đỗ Bá Hiệp, Nguyễn Thị Hoài, anh Bẩy, anh Hùng, Nguyễn Thị Nguyện.... và Đến dự với Liên hiệp khoa học công nghệ UIA có hàng nghìn người không kể mưa và giá lạnh ngoài trời xuống đến 15o đến 17o đến nhà hàng Bia Sư tử ở số 96 phố Thái Thịnh-Hà Nội dự Tổng kết năm.


Tác giả và Anh Trần Thanh Cao học viên lớp Dịch học-Tử Vi (Trung tâm nghiên cứu Kinh dịch Hà Nội)

Anh Trần Thanh Cao-ông Đỗ Bá Hiệp-ông Phạm Văn Thảnh -và Tác giả
Tiến sĩ Vũ Thế Khanh và các Nhà Ngoại cảm lên giao lưu với các vị khách mời
                                                                                                                                                       
Đặc biệt Tiến sĩ Vũ Thế Khanh  giới thiệu với khách mời hôm nay Liên hiệp khoa học công nghệ UIA ra mắt đoàn “Nghệ thuật Hướng Nghiệp Từ Thiện UIA” do Liên hiệp đỡ đầu, đây là Đoàn nghệ thuật rất đặc biệt vì thành phần của đoàn 100% là các cháu thiếu niên và nhi đồng có hoàn cảnh khó khăn cơ nhỡ và câm điếc;  những mảnh đời ghép lại dưới mái nhà UIA chở che và nuôi dưỡng.

Các cháu đã biểu diễn một số tiết mục “kịch câm” và màn múa “Con người hướng tới Tâm linh”.

Cuối buổi Tổng kết Ông Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc UIA khiêm nhường báo cáo về đề tài nghiên cứuCách thức thờ cúng gia tiên qua nghiên cứu của Tiến sĩ Vũ Thế Khanh. Tiến sĩ nói: “Phong tục thờ cúng tổ tiên là một nét văn hóa đặc sắc của người Việt, đã được hình thành từ rất lâu đời. Phong tục ấy không chỉ thể hiện truyền thống "uống nước nhớ nguồn" mà còn mang giá trị giáo dục sâu sắc cho các thế hệ. Việc cùng nhau bày tỏ lòng thành kính trước tổ tiên, các thành viên trong gia đình càng thắt chặt thêm sợi dây huyết thống. Tuy nhiên, sau nhiều năm nghiên cứu,  để làm rõ hơn về phong tục cúng tổ tiên, các vị khách mời  trước tiên cần biết về khái niệm “thần thức”. Qua 20 năm nghiên cứu với hàng vạn ca khảo nghiệm, UIA cho rằng khả năng ngoại cảm của con người là có thật. Nói cách khác , những người tham gia nghiên cứu Chương trình khảo nghiệm cho rằng người ta khi chết đi thì vẫn còn lưu lại phần "thần thức". Điều này trùng hợp với quan điểm của đạo Phật về thuyết luân hồi, cho rằng con người phải trải qua nhiều kiếp trước khi đến với miền cực lạc. “Và với phong tục đẹp đẽ thờ cúng tổ tiên, dù vô tình hay hữu ý, chúng ta đều đã chấp nhận phần "thần thức" ấy song hành trong thế giới đương đại. Dựa trên những cơ sở này, Chương trình khảo nghiệm đã phát triển thêm một hướng mới. Qua hàng trăm ca giao lưu điển hình, những người nghiên cứu đi sâu tìm hiểu nhu cầu, ước muốn của phần "thần thức" và đặc biệt trong phong tục cúng lễ, đã có những phát hiện rất lý thú”. Những  nghiên cứu này cho thấy:  “Con người ta sinh ra, ai mà không có ông bà cha mẹ, cao hơn nữa là tổ tiên dòng tộc.  Kể từ 9 tháng 10 ngày hoài thai đến khi ra đời rồi được nuôi nấng lớn khôn, con cái đã được các bậc sinh thành dành cho biết bao là yêu thương, công sức. Gia tiên tiền tổ nuôi dưỡng cháu con nhưng không bao giờ quá cần thiết sự đền đáp trở lại. Vậy trong đời này, với công ơn sinh thành dưỡng dục, phận làm con cháu biết trả thế nào cho đủ? Cho đến khi các đấng sinh thành khuất núi, nhiều con cháu vẫn trăn trở vì chưa thỏa được nỗi lòng muốn báo hiếu mẹ cha. Và phong tục cúng lễ chính là sự tiếp nối ước vọng ấy dâng lên tiên tổ”.

Nhiều năm nghiên cứu về vấn đề này, ông Khanh cho rằng mình đã có những trải nghiệm lạ.Chia sẻ rằng qua hàng vạn ca khảo nghiệm, ông đã rất ngạc nhiên khi phát hiện có tới đến 80% đối tượng tội phạm có xuất thân từ những gia đình có nguồn gốc làm nghề bất lương. Có thể ví dụ như buôn bán ma túy, hành nghề cờ bạc hoặc làm giàu trên thân xác phụ nữ.

Theo ông, ở những gia đình đó, phần “thần thức” của gia tiên luôn bị ảnh hưởng bởi môi trường không lành mạnh, dù có cúng bái bằng mâm cao cỗ đầy đến đâu, cũng không thể siêu thoát. “Âm không siêu thì dương không thứ”, vì thế trước hay sau, những gia đình đó cũng gặp những tai họa khó lường.

Tiếp theo nhận định đó, ông Khanh cho rằng phong tục thờ cúng tổ tiên trong nhiều gia đình hiện nay chưa thực sự đúng cách. Qua tiếp xúc với nhiều gia đình, những người nghiên cứu trong chương trình này nhận thấy mâm cúng có nhiều đồ rượu, thịt sẽ khiến phần “thần thức” trở nên “nghiện” các thứ đó.

“Cần giải thích thêm rằng “thần thức” khi mới hình thành thường rất non yếu, không có khả năng tự chủ. Lúc ấy, nếu các gia đình dùng những đồ cúng có nguồn gốc tanh hôi, sẽ vô tình làm cho “thần thức” của gia tiên rời xa khỏi sự thanh tịnh”, ông Khanh nói. Ông Khanh lấy ví dụ ở những đám cúng giỗ lớn, rượu thịt ê hề nhưng vẫn hay xảy ra va chạm, cự cãi, thậm chí có thể đâm chém nhau. Là bởi đám cúng giỗ đó sẽ quy tụ các phần “thần thức” ưa thích tanh hôi, có “tác dụng ngược”, gây nên sự nóng nảy vô cớ, thiếu kiềm chế của những người tham gia bàn tiêc”. “Vậy nên trong mâm cúng lễ gia tiên, tốt nhất nên dùng những đồ ăn chay, thanh tịnh”, nhà nghiên cứu này nói. Ông Khanh diễn giải việc đó gọi là “phạm thực” chuyển thành “hỷ thực”. Nên thay thế những đồ ăn tanh hôi bằng đồ chay và một không khí thanh tịnh. Ví dụ như khi ta đang đói bụng, nếu nghe được một tin rất vui, cảm giác đói trước đó có thể dễ dàng tan biến. Phần “thần thức” cũng như vậy. Làm quen với môi trường thanh tịnh, được kính ngưỡng bằng những đồ “hỷ thực”, chính là cách tiếp thêm năng lượng tinh thần, để phần “thần thức” vượt lên một bậc mới.

Nhưng đồ cúng lễ thanh tịnh thôi chưa đủ. Những  nghiên cứu trong chương trình này đề cao nhất cách thức dùng phương pháp nhà Phật để kính ngưỡng gia tiên. Cùng với kinh chú tốt lành, con cháu tham gia cúng lễ phải thật sự chay tịnh, thả tâm hồn rời bỏ “tham, sân, si”, chỉ một lòng hướng về gia tiên tiền tổ. Nhiều cuộc khảo nghiệm đã chỉ ra rằng phần “thần thức” chỉ thực sự hoan hỷ nên ông khuyên mọi người từ nay khi cúng gia tiên nên Cúng đồ chay thay đồ mặn” ?

Và cuối buổi Tổng kết Tiến sĩ Vũ Thế Khanh đã chiêu đãi khách mời dự Tổng kết của Liên hiệp khoa học công nghệ UIA bằng một bữa tiệc chay nhưng rất ngon bởi 22 món ăn nấu chay và đầu bếp chính là cán bộ nhân viên của Liên hiệp khoa học công nghệ UIA; bữa tiệc diễn ra trong không khí ấm cúng và thanh tịnh.

Xin cảm ơn Tiến sĩ Vũ Thế Khanh Tổng giám đốc UIA chúc Ông và Liên hiệp khoa học công nghệ UIA một năm An Lạc và làm được nhiều việc ân nghĩa./.

(Ngô Lê Lợi-Hà Nội ngày 14/1/2012)

                                       MỘT SỐ HÌNH ẢNH TỔNG KẾT CỦA (UIA)

                                                                      


                                                                      


Vợ Chồng tác giả


                                                                    











                                                                              
                                               Chúc Xuân Nhâm Thìn 2012

                                             Chúc các cụ bách niên vui khỏe
                                           Sống lạc quan khuôn mẫu cho đời,
                                            Cho cháu con, tất cả mọi người,
                                           Noi gương sáng lớp người đi trước.
                     
                                                                   **
                                                                    *
                                         Chúc ông bà ngàn năm tỏa sáng
                                        Nuôi dậy con cống hiến cho đời,
                                        Xây non sông, vì mọi kiếp người,
                                       Sống Hạnh phúc tình người cao đẹp.
                                                                 *
                                                                **
                                        Chúc Anh Chị tuổi xuân sung sức,
                                        Đem trí-tài gắng lập chiến công
                                       Giữ non sông, vách thép, thành đồng,
                                       Trường tồn mãi mùa xuân vĩnh cửu.
                                                                *
                                                               **
                                      Mừng xuân mới, chúc mọi người vui khỏe,
                                      Nâng ly rượu thơm thưởng thức hương đời,
                                      Mong chúc nhau những lời nói tuyệt vời,
                                       Dư âm mãi mãi , tình người sâu nặng.
                                                                     (Ngô Lê Lợi-Hà Nội -14/1/2012)

                                                                     
                                                         
                                                              
                                                      

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

Cách thức thờ cúng gia tiên qua nghiên cứu của Tiến sĩ Vũ Thế Khanh -Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người.

                                                  
Tiến sĩ Vũ Thế Khanh : Tổng Giám đốc UIA
         Phong tục thờ cúng tổ tiên là một nét văn hóa đặc sắc của người Việt, đã được hình thành từ rất lâu đời. Phong tục ấy không chỉ thể hiện truyền thống "uống nước nhớ nguồn" mà còn mang giá trị giáo dục sâu sắc cho các thế hệ. Việc cùng nhau bày tỏ lòng thành kính trước tổ tiên, các thành viên trong gia đình càng thắt chặt thêm sợi dây huyết thống. Tuy nhiên, sau nhiều năm nghiên cứu, Tiến sĩ Vũ Thế Khanh (Tổng Giám đốc Liên hiệp Khoa học Công nghệ UIA, gọi tắt là UIA) lại có một góc nhìn khác khi cho rằng từ bấy lâu nay người ta vẫn chưa hiểu hết về phong tục tốt đẹp này.

Phong tục bắt nguồn từ nỗi lòng muốn báo hiếu tổ tiên.

Trước tiên cần phải khẳng định rằng bài viết này chỉ nhằm đưa ra một vấn đề để mọi người tham khảo; bài viết không phản ánh quan điểm của những người làm báo Pháp luật & Thời đại, không có mục đích cổ xúy cho những quan điểm của những người tham gia chương trình khảo nghiệm của UIA. Những người tham gia khảo nghiệm cũng đều không khẳng định hay phủ định điều gì, mà chỉ nhằm làm rõ hơn một phong tục vốn đã rất tốt đẹp của người Việt; và nay mong muốn phong tục này được duy trì, tốt đẹp hơn nữa.
                                                           
Tiến sĩ Vũ Thế Khanh và Tác giả Blog. Phương Đông Hoa Lợi
                                                             
          Tiến sĩ Khanh cho biết, để làm rõ hơn về phong tục cúng tổ tiên, bạn đọc trước tiên cần biết về khái niệm “thần thức”. Qua 20 năm nghiên cứu với hàng vạn ca khảo nghiệm, UIA cho rằng khả năng ngoại cảm của con người là có thật. Nói cách khác , những người tham gia nghiên cứu Chương trình khảo nghiệm cho rằng người ta khi chết đi thì vẫn còn lưu lại phần "thần thức". Điều này trùng hợp với quan điểm của đạo Phật về thuyết luân hồi, cho rằng con người phải trải qua nhiều kiếp trước khi đến với miền cực lạc. “Và với phong tục đẹp đẽ thờ cúng tổ tiên, dù vô tình hay hữu ý, chúng ta đều đã chấp nhận phần "thần thức" ấy song hành trong thế giới đương đại. Dựa trên những cơ sở này, Chương trình khảo nghiệm đã phát triển thêm một hướng mới. Qua hàng trăm ca giao lưu điển hình, những người nghiên cứu đi sâu tìm hiểu nhu cầu, ước muốn của phần "thần thức" và đặc biệt trong phong tục cúng lễ, đã có những phát hiện rất lý thú”, tiến sĩ Khanh nói .

Theo nhà nghiên cứu này: “Con người ta sinh ra, ai mà không có ông bà cha mẹ, cao hơn nữa là tổ tiên dòng tộc. Kể từ 9 tháng 10 ngày hoài thai đến khi ra đời rồi được nuôi nấng lớn khôn, con cái đã được các bậc sinh thành dành cho biết bao là yêu thương, công sức. Gia tiên tiền tổ nuôi dưỡng cháu con nhưng không bao giờ quá cần thiết sự đền đáp trở lại. Vậy trong đời này, với công ơn sinh thành dưỡng dục, phận làm con cháu biết trả thế nào cho đủ? Cho đến khi các đấng sinh thành khuất núi, nhiều con cháu vẫn trăn trở vì chưa thỏa được nỗi lòng muốn báo hiếu mẹ cha. Và phong tục cúng lễ chính là sự tiếp nối ước vọng ấy dâng lên tiên tổ.

Những người nghiên cứu trong Chương trình khảo nghiệm đã đưa ra khái niệm rằng với phần "thần thức" của gia tiên, cần phải đền đáp bằng cách "vay cá trả cần câu": Cha mẹ cho con cái sinh mệnh, nhưng con cái không thể dùng sinh mệnh để hoàn trả được. Như thế, vay cá nhưng không thể trả bằng cá. Vả lại “vay cá trả cá” là lẽ thường tình. Vay cá và trả lại bằng cần câu, mới là cách đền đáp công ơn trọn tâm vẹn ý. Họ thống nhất rằng cúng lễ bằng phương pháp “cúng tâm linh” chính là “chiếc cần câu” để phần “thần thức” của gia tiên tiền tổ tìm về được miền cực lạc.

Cúng đồ mặn hay đồ chay?

Nhiều năm nghiên cứu về vấn đề này, ông Khanh cho rằng mình đã có những trải nghiệm lạ. Vị tiến sỹ này chia sẻ rằng qua hàng vạn ca khảo nghiệm, ông đã rất ngạc nhiên khi phát hiện có tới 80% đối tượng tội phạm có xuất thân từ những gia đình có nguồn gốc làm nghề bất lương. Có thể ví dụ như buôn bán ma túy, hành nghề cờ bạc hoặc làm giàu trên thân xác phụ nữ.

Theo ông, ở những gia đình đó, phần “thần thức” của gia tiên luôn bị ảnh hưởng bởi môi trường không lành mạnh, dù có cúng bái bằng mâm cao cỗ đầy đến đâu, cũng không thể siêu thoát. “Âm không siêu thì dương không thứ”, vì thế trước hay sau, những gia đình đó cũng gặp những tai họa khó lường.

Tiếp theo nhận định đó, ông Khanh cho rằng phong tục thờ cúng tổ tiên trong nhiều gia đình hiện nay chưa thực sự đúng cách. Qua tiếp xúc với nhiều gia đình, những người nghiên cứu trong chương trình này nhận thấy mâm cúng có nhiều đồ rượu, thịt sẽ khiến phần “thần thức” trở nên “nghiện” các thứ đó.

“Cần giải thích thêm rằng “thần thức” khi mới hình thành thường rất non yếu, không có khả năng tự chủ. Lúc ấy, nếu các gia đình dùng những đồ cúng có nguồn gốc tanh hôi, sẽ vô tình làm cho “thần thức” của gia tiên rời xa khỏi sự thanh tịnh”, ông Khanh nói. Ông Khanh lấy ví dụ ở những đám cúng giỗ lớn, rượu thịt ê hề nhưng vẫn hay xảy ra va chạm, cự cãi, thậm chí có thể đâm chém nhau. Là bởi đám cúng giỗ đó sẽ quy tụ các phần “thần thức” ưa thích tanh hôi, có “tác dụng ngược”, gây nên sự nóng nảy vô cớ, thiếu kiềm chế của những người tham gia bàn tiêc”. “Vậy nên trong mâm cúng lễ gia tiên, tốt nhất nên dùng những đồ ăn chay, thanh tịnh”, nhà nghiên cứu này nói. Ông Khanh diễn giải việc đó gọi là “phạm thực” chuyển thành “hỷ thực”. Nên thay thế những đồ ăn tanh hôi bằng đồ chay và một không khí thanh tịnh. Ví dụ như khi ta đang đói bụng, nếu nghe được một tin rất vui, cảm giác đói trước đó có thể dễ dàng tan biến. Phần “thần thức” cũng như vậy. Làm quen với môi trường thanh tịnh, được kính ngưỡng bằng những đồ “hỷ thực”, chính là cách tiếp thêm năng lượng tinh thần, để phần “thần thức” vượt lên một bậc mới.

Nhưng đồ cúng lễ thanh tịnh thôi chưa đủ. Những người nghiên cứu trong chương trình này đề cao nhất cách thức dùng phương pháp nhà Phật để kính ngưỡng gia tiên. Cùng với kinh chú tốt lành, con cháu tham gia cúng lễ phải thật sự chay tịnh, thả tâm hồn rời bỏ “tham, sân, si”, chỉ một lòng hướng về gia tiên tiền tổ. Nhiều cuộc khảo nghiệm đã chỉ ra rằng phần “thần thức” chỉ thực sự hoan hỷ với những người thành tâm cúng lễ là con hiền, dâu thảo, cháu ngoan.

Trải qua nhiều lần được tắm mình trong “hỷ thực” và môi trường thanh tịnh như thế, phần “thần thức” của gia tiên sẽ dần được nâng về miền cực lạc. “Trong niềm kính ngưỡng với gia tiên, việc cúng lễ một cách đúng đắn, chính là cách để đền đáp công ơn trời biển của các đấng sinh thành”, ông Khanh kết luận.

Trước quan điểm của những nhà nghiên cứu trong chương trình này, khá nhiều người cũng bày tỏ băn khoăn vì một số lập luận nêu trên còn chưa dựa trên những chứng cứ xác thực, ví dụ như chuyện từ căn cứ nào mà những nhà nghiên cứu này cho rằng “thần thức” lại thích đồ chay tịnh hơn đồ mặn. Cung có những người cho rằng quan niệm này là không phù hợp, khi mà ở mỗi vùng miền, mỗi dân tộc lại có một phong tục, cách thức thờ cúng tổ tiên khác nhau và việc tìm ra “mẫu số chung” là điều khôn  tưởng.

Một người khác thì cho rằng, dù tự nhận là những “nhà nghiên cứu”, nhưng những người tham gia chương trình này của UIA cũng mới chỉ đưa ra những quan điểm một chiều, chưa được một cơ quan độc lập xem xét, đánh giá, vì vậy một số quan điểm trong cách nhìn của ông Khanh chỉ có thể được nêu ra để biết, tham khảo chứ không nên áp dụng theo.
 (
Ngô Lê Lợi ST
).