Xem Phong thủy-Tử vi ở Hà Nội

NHẬN TƯ VẤN: Xem phong thủy Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng:Chọn hướng tốt. Phòng làm việc; phòng khách; bếp; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Xem tuổi Xây dựng nhà , sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Âm trạch mồ mả tư vấn xem hướng đặt mộ hợp phong thủy, tư vấn đặt mộ trong nghĩa trang. Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới,ngày ăn hỏi. Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.Xem Tử vi để biết vận mệnh cuộc đời; dự báo ngày cưới; dự báo tang ma; dự báo công danh, sự nghiệp, thăng quan, tiến chức.Các đại, tiểu vận trong cuộc đời...Điện thoại: 036.439.6238


Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2016

Tu Pháp Môn Tịnh Độ Niệm Phật ; Thờ Quán Thế Âm Bồ Tát



 
TAM THÁNH PHẬT

Mỗi vị Bồ tát đều có phát khởi hạnh nguyện riêng. Do vì trong lúc tu nhân, các Ngài mỗi người đều phát đại nguyện độ sinh khác nhau. Như Bồ Tát Quán Thế Âm Ngài phát đại nguyện là tầm thinh cứu khổ chúng sanh ở cõi Ta bà này. 

Hỏi: Kính bạch thầy, trong kinh nói, Bồ tát Quán Thế Âm do tu thiền mà chứng đạo, trái lại, Bồ tát Ðại Thế Chí do tu niệm Phật mà chứng đạo. Thế thì, tại sao những người tu theo pháp môn niệm Phật mà không thờ riêng tượng Bồ tát Ðại Thế Chí (có thờ chăng cũng thờ chung tượng Tam Thánh) mà lại riêng tôn thờ hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm? Xin hỏi, lý do tại sao phải thờ như thế? Và thờ như vậy có đúng không? Kính xin thầy hoan hỷ giải đáp cho con rõ.

Ðáp: Xét trên phương diện hành môn, thì Phật nói có vô lượng pháp môn, tùy theo căn cơ trình độ của mỗi người mà chọn lựa cho mình một pháp môn tu thích hợp. Phương tiện bày ra tuy nhiều, nhưng cứu cánh đạt thành quả vị Phật thì chỉ có một. Như cái nhà tuy có nhiều cửa vào mà căn nhà thì chỉ có một.

Tùy theo sở thích, ai thích cửa nào thì bước vào cửa đó. Ðiều quan trọng là phải bước vào đúng cửa đã chọn. Một khi đã chọn lựa kỹ càng rồi, thì cứ thế mà thẳng tiến vào. Có thế, thì mới thực sự vào trong ngôi nhà được.

Ðối với hai vị đại Bồ tát Quán Thế Âm và Ðại Thế Chí trong lúc tu nhân, hai Ngài đã tự chọn cho mình một pháp tu riêng. Người chọn tu Thiền, tức Bồ tát Quán Thế Âm từ “Nhĩ Căn” “phản văn văn tự tánh” mà vào. Người chọn tu Tịnh, tức Bồ tát Ðại Thế Chí từ “Thiệt Căn” và Ý Căn (nói rộng là thu nhiếp sáu căn) mà vào. Nghĩa là theo sự trình bày của Ngài trong Kinh Lăng Nghiêm thì, chỗ nhân địa tu hành của Ngài là do dùng tâm niệm Phật mà ngộ được “vô sanh nhẫn”. Như vậy, ta thấy giữa Thiền và Tịnh tuy có hai, lối vào tuy có khác, nhưng cứu cánh quả chứng thì không hai. Ðó là yếu lý dung thông hội chứng của Phật pháp vậy. 

Nhiều người tu hành thời nay, vì không hội thông được pháp tu, cho nên dễ gây ra tình trạng nghi ngờ và thậm chí họ còn kích bác chống đối nhau. Ai có quan niệm đó, thì hãy xem noi theo tấm gương của hai vị Ðại Bồ tát này. 

Nhân đây, chúng tôi cũng xin nói thêm, nếu nhìn vào hình tượng Tam Thánh thì, chúng ta cũng có thể thấy rõ sự biểu trưng cho sự hội thông đó. Hai vị Bồ tát đứng hầu hai bên trái, phải của đức Phật A Di Ðà. Trái, phải là hai, như Thiền, Tịnh là hai, nhưng tánh giác nào có hai. Ðứng về mặt sự tướng, danh ngôn đối đãi, thì thấy dường như có hai, nhưng đứng về mặt bản thể lý tánh thì không khác, tức muôn pháp đồng nhất thể. Nhìn trên mặt hiện tượng thì thấy có muôn ngàn lượn sóng lớn nhỏ khác nhau, nhưng thể nước chỉ là một. Ðức Phật A Di Ðà là tiêu biểu cho tánh giác vượt lên trên đối đãi nhị nguyên. Ðó là biểu thị cho sự hội nhập dung thông triệt tiêu nhị nguyên đối đãi vậy.

Người tu hành mà còn thấy có hai bên: Tịnh khác, Thiền khác, đạo khác, đời khác, anh khác, tôi khác v.v…thì làm sao ngộ được tự tánh? Không ngộ được tự tánh, thì làm sao giải thoát? Chính do vọng chấp thiên kiến nầy nên chúng ta mới thấy có những cặp đối đãi nhị nguyên. Ðây là đầu mối của sự tranh chấp hơn thua đấu đá chém giết lẫn nhau. Thế giới đảo điên thác loạn cũng bởi do cái nhìn “biến kế” vọng chấp nầy mà ra. Từ đó, con người tạo ra vô số nghiệp ác, để rồi phải chiêu cảm thọ lãnh vô số nghiệp quả khổ đau. Vì thế, mà con người mãi phải chịu trầm luân nổi trôi trong biển đời đầy đau thương khóc hận. Kinh Duy Ma Cật ở phẩm “Pháp Môn Bất Nhị” đã dạy rõ cho chúng ta bài học “Không Hai” vô giá nầy. Nhưng rất tiếc thay! Con người vì vô minh che lấp nên chưa nhận ra được cái chân lý siêu việt này.

Phật tử hỏi tại sao người tu theo pháp môn Tịnh độ, lẽ ra là phải tôn thờ tượng Ðại Thế Chí mới phải, vì Ngài tu theo pháp môn niệm Phật mà được chứng quả Thánh. Thế nhưng, hầu hết Phật tử (dù tu theo Tịnh Ðộ Tông hay các Tông phái khác)  cũng đều thờ riêng hình tượng Bồ tát Quán Thế Âm. Lý do tại sao? 

Xin thưa, vì mỗi vị Bồ tát đều có phát khởi hạnh nguyện riêng. Do vì trong lúc tu nhân, các Ngài mỗi người đều phát đại nguyện độ sinh khác nhau. Như Bồ Tát Quán Thế Âm Ngài phát đại nguyện là tầm thinh cứu khổ chúng sanh ở cõi Ta bà này. Bất luận chúng sanh nào, khi gặp hoạn nạn khổ đau, mà hết lòng thành tâm xưng niệm danh hiệu Ngài, thời Ngài sẽ hiện thân đến để cứu độ họ. Bởi do hạnh nguyện đó, nên Ngài có nhân duyên rất lớn với chúng sanh ở cõi nầy. Vì vậy, mà chúng ta không lạ gì khi thấy hầu hết các nước tu theo hệ phái Phật Giáo Phát Triển đều có tạc tượng tôn thờ hình tượng của Ngài. Sở dĩ người ta tôn thờ Ngài là vì người ta rất tin tưởng vào việc cứu khổ cứu nạn theo bản nguyện của Ngài.

Còn Bồ tát Ðại Thế Chí mặc dù Ngài chuyên hành trì theo pháp môn niệm Phật mà chứng đạt Thánh quả, nhưng Ngài không có phát nguyện rộng lớn độ sanh ở cõi Ta bà nầy như Bồ Tát Quán Thế Âm. Ngài chỉ phát nguyện phụ lực với đức Phật A Di Ðà để tiếp dẫn những chúng sanh nào có nhân duyên niệm Phật A Di Ðà được vãng sanh về cõi Tây phương Cực lạc. Và Ngài chỉ trực tiếp giáo hóa chúng sanh ở cõi nước đó mà thôi. Căn cứ vào bản nguyện độ sanh của Ngài như thế, nên người ta không có thờ riêng hình tượng của Ngài giống như Bồ tát Quán Thế Âm. Người ta chỉ thờ Ngài qua hình tượng Tam Thánh mà thôi. 

Ngược lại, riêng Bồ tát Quán Thế Âm không những Ngài phát nguyện phụ lực tiếp dẫn chúng sanh về thế giới Tây phương Cực lạc giống như Bồ tát Ðại Thế Chí, mà Ngài còn phát nguyện thị hiện 32 ứng thân ở cõi Ta bà này để  hóa độ chúng sanh. Bởi lý do đó, nên người ta mới tạo tượng tôn thờ riêng Ngài. Thờ như thế quả đúng với bản nguyện độ sanh của Ngài, chớ không có gì là sai trái cả.

Thích Phước Thái
Chú thích: Bài đã được đăng trên một số trang cá nhân trên mạng Internet, đăng trên phatgiao.org.vn với sự cho phép của tác giả.
                                    

CÁCH LẬP BÀN THỜ PHẬT TẠI GIA




Người cư sĩ tại gia, không ít thì nhiều, thường hay đến chùa để lạy Phật, nghe Pháp, tụng Kinh, thân cận Thiện-tri-thức để tập hướng mình đến đời sống tu hành giải thoát. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thời gian rãnh rỗi đến chùa bởi những bộn bề lo toan của đời sống thế tục. Do đó, lập bàn thờ Phật tại gia có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tu hành tinh tấn của người cư sĩ. Qua bài Pháp này, hành giả sẽ hướng dẫn cách lập bàn thờ Phật sao cho đúng Pháp trang nghiêm.
1. NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý
Thờ Phật phải thành tâm. Gia chủ phải giữ gìn ngũ giới, đặc biệt là không sát sinh tại tư gia. Nên tập chay tịnh vào ngày mùng 1, ngày rằm và các ngày vía Chư Phật - Bồ Tát (nhiều hơn hoặc nếu trường chay thì càng tốt). Giữ gìn thân-khẩu-ý trong sạch, tham thiền, niệm Phật, lạy sám hối, làm lành lánh dữ…
Đặt bàn thờ Phật ở sảnh giữa nhà, cao khỏi đầu, áp lưng vào tường vững chắc. Bàn thờ quay ra cửa (hướng) chính của căn nhà, tức bất kỳ ai, người sống cũng như đã khuất, vừa bước vào nhà là thấy ngay bàn thờ Phật mà thành tâm phụng lễ. Điều này không chỉ lợi lạc cho mọi người trong gia đạo (người còn sống) mà còn cả chúng sanh trong cảnh giới vô vi (trong đó có người đã khuất), nếu gia chủ tu hành chân chánh.
Tuyệt đối không hướng bàn thờ Phật đối diện với lò, bếp, dây treo quần áo, phòng ngủ, nhà vệ sinh hoặc những nơi xú uế, bất tịnh. Không dựa bàn thờ Phật vào tường nhà tắm, nhà vệ sinh, cầu thang.
Nếu có bàn thờ gia tiên thì phải đặt bàn thờ gia tiên ở tường nhà bên trái hay tường nhà bên phải của bàn thờ Phật, do Phật là Bậc Viên Giác, là Thầy của tất cả chúng sanh khắp 10 phương 3 cõi. Nếu thờ chung với nhau (bàn thờ Phật ở trên, bàn thờ gia tiên ở dưới; hoặc đặt các bát nhang trên cùng 1 bàn thờ) thì khi ta lạy Phật, vô tình gia tiên cũng thọ nhận cái lễ lạy đó dù muốn hay không và điều này là hoàn toàn trái phạm. Cũng như ở thế gian, lẽ tự nhiên có tôn ti ngôi thứ từ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, con cháu… thì chúng sanh phàm phu sao có thể sánh ngang hàng với Chư Phật được. Việc thờ Phật ở tường giữa nhà đối diện với cửa chính, thờ tổ tiên ông bà ở tường bên trái (hoặc tường bên phải) là tỏ lòng tôn kính Phật, khế hiệp với hạnh nguyện Phổ Hiền “Nhất giả lễ kính chư Phật”, là hiếu kính với gia tiên, thuận với lẽ tự nhiên trật tự xưa nay và tránh được những điều không hay do lập bàn thờ không đúng Pháp (do nhân quả tự chiêu cảm từ việc trái Pháp, trái lý mà ra chứ chẳng có Phật nào thưởng phạt). Nếu không làm được những điều trên thì chúng ta nên cẩn trọng ở việc lập bàn thờ Phật.
Nếu lập bàn thờ Phật thì không thờ Thần, Thánh (Mẹ sanh Mẹ độ, Quan Thánh…) nữa vì họ vẫn còn là chúng sanh trong Lục đạo luân hồi, chưa giải thoát tử sanh. Đã quy y Tam Bảo thì trọn đời chỉ một lòng kính hướng Phật, không thờ phụng lễ lạy Thần, Thánh nào cả vì chỉ có Chư Phật mới độ tâm chúng sanh rốt ráo mà thôi. Mà tâm là cội nguồn của tội - phước mình gieo tạo, từ đó, tùy “nhân” chiêu cảm “quả báo” khổ - vui trong đời sống ở hiện tại và cả vị lai; do đó, nơi sự tướng lập bàn thờ Phật mà gia chủ hãy tầm về Tự Tánh, trưởng dưỡng Đạo-tâm, tu hành cho toàn thiện thì nghiệp chướng ắt tự tiêu trừ, chuyển khổ hóa vui, gia đạo an lạc, huệ mạng lâu bền. Rõ thấy:
- Tất cả vạn sự đều thuận theo nhân - quả chí công là chơn lý tuyệt đối thì tâm đức của mỗi người trong gia đạo biểu hiện qua thân - khẩu - ý mới chủ phần quyết định họa hay phúc… chớ không phải do nơi Thánh Thần thưởng phạt ưa ghét. Tâm xấu ác, bất thiện thì thờ phụng Thánh Thần vô ích, hỏi ai độ cho, bởi nhân quả công bằng! Còn tâm lành, “nhân” thiện thì lẽ tự nhiên chiêu cảm “quả” ngọt chắc chắn mà thôi.
- Để chuyển mê tâm, giải nghiệp chướng thì chỉ có hướng Phật tu hành là cách duy nhất rốt ráo mà thôi. Vì vậy, thờ Phật sẽ không được thờ thêm Thần Thánh nào cả, ngoại trừ: Thổ Địa độ cho đất đai nhơn trạch, sanh nở của phụ nữ, nhà cửa tại tư gia mình đang sống; Thần Tài độ cho tài lộc từ công việc mình đang mưu sinh; Thần Táo (Táo Quân, Ông Táo) độ về họa phúc và bếp núc trong gia đạo thì do ảnh hưởng theo phong tục từ xưa, khả dĩ có thể tiếp tục thờ vậy.
- Hình, tượng Thần - Thánh không thờ nữa thì quý cư sĩ có thể gởi vào Chùa chớ đừng bỏ nơi bất tịnh mà phạm kỵ không nên. Trước bàn thờ Thần Thánh, quý cư sĩ thắp hương, niệm Phật (3 lần) rồi khấn rằng: “con tên…, tuổi…, nay phát tâm quy y Phật, lập bàn thờ Phật để tu hành nên xin gởi hình, tượng của chư vị Thần Thánh vào chùa, mong chư vị hoan hỷ”, xong niệm Phật (3 lần) rồi cắm nhang vào bát hương. Sau khi nhang đã tàn thì gởi hình tượng Thần Thánh vào chùa, còn bàn thờ thì vừa niệm Phật vừa gỡ bỏ rồi đốt đi.
2. LẬP VÀ BÀY TRÍ BÀN THỜ PHẬT
Bàn thờ Phật nên bày trí sao cho đơn giản mà trang nghiêm, tránh cầu kỳ rối rắm. Cần chuẩn bị:
- Bát hương: đặt ở giữa bàn thờ. Bát hương không nên quá đầy tro. Ngày 15 âm lịch hàng tháng có thể rút bớt chân hương cho sạch sẽ.
- Chuông: khi niệm Phật xong, thắp nhang lên bát hương rồi gõ 3 tiếng chuông.
- Bình hoa: tốt nhất là dùng hoa sen, hoa huệ. Để bình hoa ở bên phải bàn thờ Phật nếu nhìn từ ngoài vào.
- Dĩa đựng trái cây: dĩa đựng trái cây cúng dường Phật không được dùng cho bàn thờ gia tiên hay dùng cho việc khác (tương tự cho các bàn thờ khác, không dùng qua lại lộn xộn). Chỉ dâng hoa quả cúng dường Phật mà thôi, tuyệt đối không cúng mặn. Không sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ… để dâng cúng trên bàn thờ Phật mà tạo nghiệp. Trái cây dâng cúng Phật nên chọn trái tươi ngon, cần chất lượng chứ không trọng số lượng. Khi sắp trái cây lên dĩa nên quay cuống lá lên trên, tránh để ngược cuống xuống dưới mà trái với tự nhiên. Đặt dĩa trái cây ở bên trái bàn thờ Phật nếu nhìn từ ngoài vào.
- Tịnh thủy: dùng nước sạch để cúng dường Phật. Cũng vậy, không được dùng ly đựng nước cúng dường ở bàn thờ Phật cho bất kỳ việc nào khác. Tịnh thủy đặt ở giữa hay bên trái bàn thờ, cạnh dĩa trái cây.
- Tượng Phật, Bồ Tát: đa phần thỉnh ở các cửa hàng chuyên về hình tượng Phật. Tùy tâm, có thể thờ Tam Thế Phật (Đức A Di Đà - Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni - Đức Di Lặc, hoặc Đức Dược Sư Lưu Ly - Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni - Đức Di Lặc), hoặc Tây Phương Tam Phật (Đức A Di Đà, Đức Quán Thế Âm, Đức Đại Thế Chí), hoặc chỉ đơn giản là hình tượng Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật hay A Di Đà Phật (đặt ở giữa bàn thờ) và mẹ Quán Thế Âm Bồ Tát (đặt ở bên trái bàn thờ, nhìn từ ngoài vào). Ngoài ra, có thể thờ thêm chư Bồ Tát để hiển hạnh nguyện vô lượng, như:
. Đức Văn Thù: Đại Trí Huệ.
. Đức Phổ Hiền: Đại Hạnh.
. Đức Địa Tạng: Đại Nguyện.
. Đức Hư Không Tạng: Đại Đức (Giới, Cúng Dường).
. Đức Kim Cang: Đại Lực (Bồ Đề Tâm).
Hình tượng Phật, Bồ Tát nên chọn sao cho khuôn mặt, diện mạo cân đối, toát lên vẻ Từ Bi Hỷ Xả, trang nghiêm thoát tục. Sở dĩ nói vậy vì một số người đúc tượng, vẽ hình Phật “không” có tâm nên sản phẩm họ làm ra nhìn rất mất thẩm mỹ, thậm chí khuôn mặt cau có, mày nhăn, môi chúm… không mang nét Từ Bi Hỷ Xả vốn có của nhà Phật. Quý cư sĩ nên lưu ý.
Thỉnh Phật, Bồ Tát ra khỏi cửa hàng là đi thẳng về nhà ngay, không ghé dừng lại giữa đường ở bất kỳ nơi đâu. Khi về đến nhà lập tức thượng an vị Phật lên bàn thờ, không để trên bàn hay ghế… Do đó, gia chủ cần chuẩn bị mọi thứ trên bàn thờ Phật cho chu đáo trước khi thỉnh tượng Phật về an vị.
Không cần thiết phải đưa hình tượng Phật vào chùa cho quý Tăng Ni tụng kinh, khai quang điểm nhãn. Thờ Phật quý tại tâm thành, tu Phật quý tại thực hành tinh chuyên y lời Phật dạy. Nếu không có tâm thì khai quang điểm nhãn chẳng ích lợi gì. Ngược lại, tâm lành trang nghiêm thì chư Phật - chư Hộ Pháp ắt sẽ gia trì, lẽ tự nhiên bàn thờ Phật tại gia sẽ rất trang nghiêm, linh hiển mà không cần bất cứ lễ nghi nào khai quang điểm nhãn cả.
Trường hợp hình tượng Phật đang thờ mà bị hỏng rách quá, nếu muốn thỉnh hình tượng mới về thờ thì nên gởi hình tượng cũ vào chùa. Ngoài ra, nếu hình tượng thờ lâu năm bị cũ do thời gian chứ không bị hư rách gì nhiều thì không được sanh tâm phân biệt, “bỏ cũ lấy mới”, câu chấp nơi giả tướng mà mang tội, bởi Phật không có hình tướng là hình tượng ta đang thờ. Chính hình tượng Phật được thờ phụng lâu năm từ tâm thành chơn chánh của người con Phật mới thật sự là Pháp Bảo quý giá, bởi được sự gia trì của chư Phật khắp 10 phương nên càng lâu thì càng quý vô cùng. Quý cư sĩ lưu ý.
3. Lễ an vị Phật
Ngày thượng an vị Phật nên chọn vào ngày mùng 1, ngày rằm, hay ngày vía chư Phật, chư Bồ Tát.
Khi đã chuẩn bị mọi thứ xong, bày trí sẵn sàng (như đã giảng ở trên) mới thỉnh hình tượng Phật về để an vị. Nhớ rằng thỉnh ở cửa hàng ra là về thẳng ngay tư gia mà thượng Phật lên bàn thờ, làm lễ an vị. Thắp 1 hoặc 3 nén hương, mọi người trong gia đạo quỳ trước chư Phật (bàn thờ Phật) mà khấn rằng (chỉ là gợi ý):
- Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
- Chúng con tên… Pháp danh… Tuổi…
- Nay quỳ trước Phật đài, chúng con xin đảnh lễ an vị Phật tại tư gia… Nguyện hồng ân Tam Bảo 10 phương gia hộ cho mọi người trong gia đạo chúng con nói riêng, pháp giới chúng sanh nói chung được khai tâm mở trí, sám hối nghiệp chướng bao đời, thấm nhuần Phật Pháp mà tu hành tinh tấn đúng theo Chánh Pháp Phật…
- Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)
Đó chỉ là ví dụ điển hình, Quý cư sĩ có thể tùy tâm mà khấn nguyện sao cho đúng Pháp. Tuyệt đối không thờ Phật để cầu danh lợi, con cái, giàu sang phú quý… mà rơi vào tà kiến, nghiệp mang. Tất cả đều phải thuận theo luật nhân-quả, khế hợp với tâm Từ Bi Hỷ Xả - Vô ngã - Vô cầu của nhà Phật thì việc thờ Phật mới đúng Pháp trang nghiêm, tự khắc sẽ được chư Phật - chư Hộ Pháp 10 phương gia trì tu tiến.
Phải giữ bàn thờ Phật luôn sạch sẽ. Nên dâng hương lạy Phật mỗi ngày 2 lần, khoảng 6 giờ sáng và 6 giờ tối. Nếu kết hợp lạy sám hối với công phu thực hành tham thiền, niệm Phật, trì chú thì không gì quý bằng. Mong tất cả tỉnh tâm tu Phật!
DIỆU A Di Đà Phật _()_
Đạo tràng TU PHẬT (www.daotrangtuphat.com)

Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Khuyên Người Niệm Phật –Phần thứ 1

  
Tên sách : Khuyên người niệm Phật của   Tác giả : Diệu Âm-  Ngôn ngữ : Tiếng  Việt



KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT (Phần  1 )

Phát Nguyện Vãng Sanh
Nguyện sanh Tây-phương Tịnh-độtrung.
Cửu phẩm liên hoa vi phụmẫu.
Hoa khai kiến Phật ngộVô-Sanh.
Bất thối Bồ-tát vi bạn lữ.
Khuyên người niệm Phật
3
Phát Nguyện Vãng Sanh
Nguyện sanh Tây-phương Tịnh-độtrung.
Cửu phẩm liên hoa vi phụmẫu.
Hoa khai kiến Phật ngộVơ-Sanh.
Bất thối Bồ-tát vi bạn lữ.
Văn Hồi Hướng
Nguyện dĩthửcông đức
Trang nghiêm Phật Tịnh-độ.
Thượng báo tứtrọng ân,
Hạtếtam đồkhổ.
Nhược hữu kiến văn giả,
Tức phát Bồ-đềtâm.
Tận thửnhất báo thân,
Đồng sanh Cực-lạc quốc.
Khuyên người niệm Phật
4
Lời khai thịcủa Đại sư Ấn Quang.
Bất luận là người tu tại gia hay xuất gia, cần phải trên kính dưới hòa, nhẫn nhục điều
mà người khác khó nhẫn được, làm những việc mà người khác khó làm được; thay người làm
những việc cực nhọc, thành toàn cho người là việc tốt đẹp. Khi tĩnh tọa thường nghĩ đến điều
lỗi của mình. Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của người. Lúc đi, đứng, nằm, ngồi,
ăn, mặc, từsáng đến tối, từtối đến sáng chỉniệm Phật hiệu không đểgián đoạn: hoặc niệm
nho nhỏ, hoặc niệm thầm.
Ngoài việc niệm Phật, đừng dấy khởi một niệm nào khác. Nếu khởi vọng niệm phải tức
thời bỏngay. Thường có lòng hổthẹn và tâm sám hối. Nếu đã tu trì, phải tựhiểu là công phu
của ta hãy còn nông cạn, chẳng nên tựkiêu căng, khoa trương. Chỉnên chăm sóc việc nhà
mình, đừng nên dính vào việc nhà người. Chỉnên nhìn đến những hình dạng tốt đẹp, đừng để
mắt tới những hình dạng xấu xa bại hoại. Hãy coi mọi người nhưBồ-tát, mà ta chỉlà kẻ
phàm phu.
Nếu quảcó thểtu hành được nhưvậy thì nhất định được vãng sanh vềTây-phương
Cực-lạc Thế-giới.
Khuyên người niệm Phật
5
Khuyên người niệm Phật
6
Mục lục:
*) Quy tắc tu học . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11.
*) Mục lục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
*) Lời giới thiệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
*) Thay lời tựa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
(1)  Quyết lòng niệm Phật! Trang . . . 17
Mỗi pháp môn trịmột căn bệnh phiền não. Tám mươi bốn ngàn pháp môn trịtám
mươi bốn ngàn thứphiền não trong tâm. Kinh tạng ví nhưnhà thuốc tây, pháp môn là vị
thuốc. Cứvào nhà thuốc tây thấy thuốc nào cũng uống đại thì chết ráng chịu chứkhông thể
đổthừa cho thuốc dở được. Tu hành giống nhưvậy, tu đúng pháp môn thì mình giải thoát
trong một đời. Tu pháp môn không hợp căn cơmình sẽlăn lộn trong cõi ác trược này vô
lượng kiếp mà chưa chắc sẽthoát khỏi khổnạn....
(2) Niệm Phật đểthành Phật! Trang 24
Phàm hễmình thân với ai thì nợvới người đó, nợvới họthì phải theo họ đểtrảnợ, thành ra
thân cận với Phật thì theo Phật đểthành Phật, không thân cận với Phật thì làm sao được về
với Phật mà viên mãn đạo quả, cho nên đành phải trôi lăn mãi trong lục đạo luân hồi hàng
ngàn hàng vạn kiếp!...
(3)  Niệm Phật cầu phải đạt đến đỉnh cao! Trang . . . .29
....tất cảmọi tôn giáo đều nhằm cứu độchúng sanh. Tôn giáo nào cũng tốt cả, nhưng mỗi
một tôn giáo có một cảnh giới nhất định đểcứu người.... Tu đểlàm người, vẫn trởlại thành
người, thì làm sao quý bằng tu hành trởthành Phật, một đời giải thoát tất cảtrầm luân!
(4)  Tu Tịnh nghiệp chứkhông phải Thiện nghiệp!Trang . . . . 35
.....làm lành thì tốt, nhưng làm lành đểcầu hưởng cái phước hữu lậu thì lại triệu triệu
kiếp không làm sao thoát khỏi sinh tửluân hồi, không bao giờ được bén mảng đến cảnh Tâyphương Thế-giới Cực-lạc được. Vì sao? Vì làm lành có một chút không bằng người ta làm
ráng, mà đã tìm cách thâu lợi rồi thì làm lành đó là vì lòng tham chứkhông phải là làm lành
đâu....
(5)  Chết không phải là hết!Trang . . 42
... Người không hiểu đạo họcứlo công danh, điạvị, tiền bạc, cứlo ăn nhậu rồi buông
lời hủy báng pháp Phật. Người hiểu đạo rồi họâm thầm tu niệm mặc cho người đời nói gì thì
Khuyên người niệm Phật
7
nói. Cái hơn thua hãy chờmà coi, 70-80 năm trong đời đâu có nghĩa lý gì so với ngàn vạn ức
triệu năm sau đó. Đó là cảnh giới mình sẽsống....
(6)  Khuyên người niệm Phật! Trang . . 47
...thành tâm khuyên tất cảanh chịem hãy mau mau giác ngộ, đừng đứng đó dùng cái trí
hạn hẹp của mình mà suy lường cái vi diệu siêu tuyệt của chưPhật mà mang tội khó gỡnổi.
Còn tu thì phải biết minh mẫn, phải biết giựt mình, phải biết thấy rõ giữa liễu và bất liễu
giáo, chứkhông thì dễbịmê trong cái kiến chấp sai lầm mà mất đường giải thoát....
(7)  Niệm Phật khai mởtrí huệ! Trang. . 53
...càng niệm Phật con càng thấm sâu vào lời Phật dạy. Ngủmột đêm sáng ra con hiểu
sâu vào một cảnh giới.... Lạthật! Càng ngày con càng thấy vi diệu, càng lúc hình nhưcon
càng rõ hơn cái cực kỳvi linh của âm thanh “Nam-mô A-di-đà Phật”.
(8)  Đới Nghiệp vãng sanh. Trang . . . . 60
... Nghĩa là nghiệp chướng vẫn còn nhưng nhờgia lực của Phật mà được vãng sanh. Đây là
một điều kiện di dân vô cùng thù thắng, mà đức Phật A-di-đà đã phát nguyện ra. Đây là
phương tiện độsanh cực kỳvi diệu, cực kỳrốt ráo, nên tất cảchưPhật mười phương đã đồng
thanh hộniệm. Chính vì thếmà câu Phật hiệu “Nam-mô A-di-đà Phật” đã trởthành một siêu
lực lượng, không thểnghĩbàn, có thểcứu độtất cảmọi chúng sanh trong cửu pháp giới, từ
đẳng giác Bồ-tát cho đến địa ngục ngạquỷsúc sanh, một đời bình đẳng thành Phật....
(9)  Nhìn cho thấu, buông cho trót! Trang.  67
Tuổi già chờtừng ngày đểchết mà họcòn lo cho cháu, cho con chưa thành danh, sợ
người ta chê điều này, mất được khen điều nọ. Họcòn ham cái tiếng tăm danh vọng hão
huyền, lo mình chết sau này ai sẽcúng giỗ, cái vườn chưa cày, tiền chưa đòi hết, nợchưa
trảxong... những thứtơvò đó quyện chặt lấy thân tâm thì làm sao thoát ly được. Tất cả
những điều đó là những sợi dây cáp bằng thép trói chặt mình lại trong sinh tửluân hồi....
(10) Ta-bà khổTa-bà khổ!Trang . . 74
... Khổkinh khủng lắm chứcó sướng gì đâu! Sống lên trong một thếgiới hận thù nhiều
hơn tình thương, giành giựt thay cho lòng bác ái. Từng người từng người qua mấy chục
năm bù đầu kiếm ăn, sau cùng chui xuống mồhoang, sựnghiệp tựphủi sạch, một cắc cũng
không mang theo được, lại còn âm thầm theo nghiệp thọbáo. Thật là quá khổ! Ấy vậy mà ít
ai chú ý tới....
Khuyên người niệm Phật
8
(11)  Buông Xảthì TựTại!Trang. . 81
... Nhứt thiết duy tâm tạo. Tâm đã buông xảthì tựnhiên hoàn cảnh sinh hoạt cũng phải
chuyển biến theo. Tất cả đều do tâm mình định đoạt, mình quyết tâm thì tâm mình chuyển
đổi hoàn cảnh, mình không quyết tâm thì hoàn cảnh nó quay mình nhưchong chóng, không
bao giờthoát ly được đâu....
(12)  CụTriệu Vinh Phương vãng sanh! Trang  88
Vãng sanh vềvới Phật là chuyện có thật một trăm phần trăm. Kinh Phật nói ra đúng thật
một trăm phần trăm. Tu hành đúng cách đúng pháp môn trong một đời này được vềsống
trong thếgiới của Phật là chuyện thực tếmột trăm phần trăm, nhất thiết không phải hão
huyền viển vông. “Niệm Phật thành Phật” thực sự đã có bằng chứng rõ ràng cụthể, từng
việc từng việc đều đúng y nhưPhật nói trong kinh, không sai chút nào cả.
(13)  Hộniệm! Trang . . . . . . . 95
... giây phút trước và sau khi tắt thởlà giai đoạn vô cùng căng thẳng. Người ra đi đang
đối đầu với những trạng huống rất lạvà kinh khủng nào là oan gia trái chủ, thù oán nhiều
đời nhiều kiếp nhào vô giựt phần đòi nợ, nào là những cảnh giới vừa thiện vừa ác hiện ra. Là
lúc cảmột cuộn phim từnhiều đời nhiều kiếp đang quay lại làm điên đầu người ra đi. Trong
trạng thái đó nếu thân nhân hiểu Phật pháp một chút, họcó thểxoay trởtình thế, cứu được
người thân thoát khỏi nơi hiểm ác, sanh vào cảnh giới tốt bằng cách một lòng thành tâm
niêïm Phật phụtrợngười đi...
(14)  Tựchọn cảnh giới tương lai! Trang.  102
.... người nguyện sanh vềTây-phương Cực-lạc thì nhờlực gia trì của Phật A-di-đà, chỉ
trong đời này thôi họcó thể được đức Phật A-di-đà tiếp dẫn vềTây-phương, họsẽlà Bồ-tát,
không còn lo sợtửsanh, không còn lo bịrơi vào ba đường ác, không sợbịthối chuyển nữa.
Cứthếhọan nhiên tựtại, hưởng thụsựsung sướng “Cực-lạc”, thần thông biến hoá, bao
trùm pháp giới....
(15)  Cần cẩn thận lúc lâm chung! Trang . . 112
.... muốn vãng sanh thì phải quyết chí giải trừnhững cái nạn mê man, bất tỉnh, nạn
oan gia trái chủ, nếu không thì khó bềthành tựu! Nên nhớ, cái hiểm nạn này nó đến một
cách bất ngờkhông báo trước. Mình không biết các thếlực đó nó đến lúc nào, nó bất chợt
hành động đểlôi mình trởvềtrong lục đạo hoặc ba đường ác....
Khuyên người niệm Phật
9
(16) Sân giận, đường về địa ngục! Trang . .  122
Tu hành phải lấy ngay cái chỗtối nguy kịch của mình mà hạthủthì mới mong cứu mạng
mình trong đời, còn lo tu sửa những lỗi nho nhỏvụn vặt chỉlà hành động bòn mót phước
báu bình thường, không được lợi ích lớn đâu. Ví dụ, như ở đời có người cứlo chấp những
lỗi lầm li ti mà lại đi phạm tội tửhình thì những cái tốt nho nhỏcó cứu mạng mình được
chăng?
(17) Địa ngục ở đâu?Trang. . .  131
.... Nó là sựchiêu cảm hằng ngày bằng cách sống, cách suy nghĩ, cách ăn ở, cách tiếp
vật đối người... của mình chứkhông đâu xa cả. Khi không biết mình cứtưởng nó là chuyện
huyền hoặc, xa vời, phi thực... đâu ngờnó là một thực thểnúp sẵn sát bên cạnh mình, ởsâu
trong tâm mình, ởngay trước mặt mình mà mình không hay. Đó chính là đâu? Sân giận!
(18)  Tu hành ví nhưthi cưû!Trang .  141
....muốn vượt qua biển khổhãy tìm chọn chiếc bè nào vững chắc nhứt để đi, đừng nên
tham lam đèo bồng, đứng trên một bè còn đềphòng kéo theo thêm năm bảy bè khác. Mới
nhìn thì thấy dường nhưchắc ăn, nhưng kết quảthì chính những chiếc bè kia nó lôi mình
trởlại không thểvượt đi được, dù ráng sức thì giữa giòng cũng phải ngã quỵ....
(19) Thiện căn, Phúc đức, Nhân duyên! Trang . . . . . 153
....nhiều người cứnghĩrằng mình không đủphước báu thì làm sao đây? Hãy nói với
họ đừng suy nghĩnữa, cứphát tâm niệm Phật cho nhiều đi, phát nguyện mỗi ngày niệm
năm ngàn câu, rồi mười ngàn câu Phật hiệu, nếu cũng chưa thấy thì niệm hai mươi ngàn,
ba chục ngàn... cứlàm đi rồi họsẽtựthấy cái phước của họlớn tới cỡnào, có đủtiêu
chuẩn hay không sẽbiết liền.
(20) Hiểm họïa của tiền bạc!Trang . .  163
Tài, sắc, danh, thực, thùy là cái rễcủa địa ngục. Người nào cứtham đắm những thứ đó,
sau khi chết khó có thểtái sanh làm người.
21) Niệm Phật có mười đại thiện lợi!Trang . . . . . . 173
Thanh tịnh niệm Phật thì tựnhiên hưởng được mười điều lợi này... Niệm Phật chỉ để
cầu nguyện vãng sanh Tây-phương Tịnh-độ. Nguyện vãng sanh Tịnh-độkhông phải là lòng
tham mà là cái tâm nguyện Bồ-đề, cái nguyện Vô-Thượng Bồ-đề đểthành Phật cứu độ
chúng sanh.
Khuyên người niệm Phật
10
(22) Cần thanh tịnh, không vọng cầu!Trang . . . . . . . 182
... Phật Ma, Ma Phật ởtại tâm. Cha thường dạy, tâm chánh là Phật, tâm tà là Ma. Như
vậy Phật là đâu? Phật là tâm. Ma là đâu? Ma cũng là tâm. Tâm là đâu? Tâm là ta đây chứ
còn đâu nữa. Nhưvậy, rõ ràng chính ta vừa là Phật vừa là Ma. Giác thành Phật, mê thành
Ma. Phật dạy, bất cứlúc nào ta biết quay đầu thì thành Phật liền, đạo lý chính là ởchỗ
này............
(23)  Định mệnh, Nhân quả, Danh vọng! Trang . . . . . . . . 192
... “định mệnh” là nhân quả, mà “đổi định mệnh” cũng là nhân quả. Người xuôi theo
định mệnh thì sống trọn vẹn trong cái quảbáo của đời trước, người không xuôi theo định
mệnh thì có thểtựcải tạo được định mệnh của mình bằng sựgiúp người, làm thiện..... Cái
danh hiện tại nó xác định cái nhân phẩm của mình trong quá khứ. Vậy thì, cứlàm thiện làm
lành, lo tu bồi tài đức thì dù có chạy trốn cái danh thơm nó cũng tìm tới, chứ đâu cần phải
khổnhọc đổmồhôi, sôi nước mắt đểmua cái tiếng hão huyền hưvọng làm chi?.........
24)  Phậät ởtrong nhà, có cầu có ứng! Trang . . . . . . . 202
.... Phật ởngay trong nhà, có cầu các Ngài có ứng. Người thành tâm cầu nguyện thì cầu
gì cũng được, người thành kính tu hành thì khổnạn nào cũng được cứu thoát. Sởdĩcầu
không được cảm ứng là vì cầu không nhưlý nhưpháp, khổnạn mà không được cứu là vì ta
quay lưng lại với Phật đểtựmình rước lấy khổ đau....
(25)  Sựgia trì! Trang . . . . . . 211
Người chân thành niệm Phật thì tựnhiên hưởng được một đại phước báu, và cái đại
lợi sau cùng là sựvãng sanh. Sựgia trì của chưPhật, chưBồ-tát vô hình nhưng có thực, đa
dạng nhưng cụthể. Chỉcần có lòng tin, có thành tâm, thanh tịnh, thì sựgia trì hiện ra trong
từng hơi thở, nâng đỡtừng bước chân đi.
Khuyên người niệm Phật
11
Lời giới thiệu
Tôi hân hạnh nhận được một xấp thưcủa Phật tửDiệu Âm viết, những lá thưgửi cho
gia đình, bà con, bạn bè...Tôi đã đọc và phát hiện ra những điều hay; sau cùng tôi vô cùng
hoan hỉnhận xét rằng đây không phải là những lá thưthường tình mà là nhữûng lời pháp
rất hay, thích hợp, linh động, thực tế!...
Theo tôi thì những “lời thưpháp”này có thểgiúp cho người phá mê khai ngộ, chuyển phàm
thành Thánh.
 Tôi xin trang trọng giới thiệu cùng quý vịvà mong tất cảquý vịhãy đọc kỹnhững lời
thư, đọc từng bài một,rất lợi ích cho chính mình, cho cha mẹ, cho gia đình ...
Hy vọng những lời thư đượm nhuần pháp Phật này có thểgiúp cho quý vịthấy được
phương cách đểtrởthành người con chí hiếu khi cha mẹcòn tại tiền; nếu song thân đã quá
vãng, quý vịsẽlà đại hiếu như Đại Mục-Kiền-Liên; gia đình của quý vịsẽtrởthành gương
mẫu của đạo đức và hiếu hạnh, góp phần xây dựng xã hội an lạc, thái bình, thịnh vượng ...
Niệm Phật vãng sanh Tây-phương Cực-lạc là con đường cứu cánh viên mãn, thành
toàn hạnh nguyện cứu độchúng sanh của chưPhật vậy.
Nam-mô A-di-đà Phật.
Thích Thiện Huệ.
Phật Pháp
thịnhân sinh tối cao đích hưởng thụ.
(Phương Đông Mỹ)
Khuyên người niệm Phật
12
Thay lời tựa
Pháp môn niệm Phật tối vi diệu! Bất khảtưnghị!
Ngài Quán-Thế-Âm Bồ-tát dạy: “Pháp môn Tịnh-độhơn hết tất cảcác hạnh khác”.
Ngài Đại-Thế-Chí Bồ-tát dạy: “Nếu tâm chúng sanh nhớPhật niệm Phật, thì đời này hoặc
đời sau nhất định thấy Phật, cách Phật không xa, chẳng cần đến pháp phương tiện nào khác
mà cũng khai ngộ được tâm của mình”. Đức Bổn-SưThích-ca-Mâu-ni Phật dạy: “Thiện
nam, tín nữnào chấp trì niệm danh hiệu A-di-đà Phật từmột ngày cho đến bảy ngày, nhất
tâm bất loạn, thì người đó khi mạng chung sẽ được đức Phật A-di-đà và chưvịThánh
Chúng hiện thân tiếp dẫn. Người đó khi lâm chung, tâm trí không điên đảo và quyết định
được vãng sanh vềthếgiới Cực-lạc của Phật A-di-đà”. Đức Phật A-di-đà phát nguyện:
“...chúng sanh nào trong mười phương nghe đến danh hiệu của Ta, chí tâm tin kính, ai có
căn lành, thành tâm hồi hướng, nguyện sanh vềnước Ta, cho đến mười niệm, nếu không
được vãng sanh Ta thềkhông thành Phật. Duy trừkẻphạm tội ngũnghịch và phỉbáng
chánh pháp”.
Pháp môn niệm Phật tối vi diệu! Bất khảtưnghị!
Tôi ngộnhập vào Phật đạo bằng câu “A-di-đà Phật”. Đây là một duyên lành, thật tình
cờ, giúp tôi thấy rõ chân lý giải thoát. Tôi bắt đầu tu học Phật từ đó và bắt đầu khuyên
người niệm Phật cũng từ đó.
Gặp người, tôi khuyên người niệm Phật. Cách xa, tôi viết thưkhuyên người niệm Phật.
Những lời khuyên đầu tiên tôi viết cho cha mẹtôi, vô tình những lời này cảm hóa được song
thân, anh chịem, bà con trong dòng họ, rồi truyền ra đến đại chúng... May mắn hơn, có
người nghe những lời khuyên, tin tưởng thực hiện theo một thời gian ngắn, và theo tin cho
biết đã vãng sanh với thoại tướng rất tốt.
Thấy vậy, có người phát tâm muốn ấn tống những lời thưnày. Tôi thu thập những lời
khuyên song thân, sửa chữa vài điểm sơsuất, cho in vào tập I, phần còn lại, chúng tôi sẽ
cho in vào tập 2, 3 ...
Đây là những lời thưthực tế, tôi viết cho song thân, anh chịem, bà con, bạn bè... cho
nên có một sốchuyện có nét đặc thù cá nhân. Những tựa đềcủa những lời khuyên có tính
tóm lược nội dung và đểtiện cho việc sắp xếp mục lục hơn là đềtài diễn thuyết. Vì là những
lá thưthực, cho nên không thểtránh được một sốtên cũng đã xuất hiện song song, tất cảchỉ
cùng một mục đích “Khuyên người niệm Phật”. Danh tánh mông mênh trong vòng chúng
sanh vô lượng vô biên, thành tâm cầu xin quý vịhoan hỷ đểcho công đức này được tròn đầy
viên mãn.
Khuyên người niệm Phật
13
Còn duyên, tôi còn tiếp tục khuyên người niệm Phật, tôi chân thành làm nhưvậy. Nếu
hết duyên, tôi niệm Phật nhiều hơn, cốcông lão thật niệm Phật đểcầu sanh Tịnh-độ.
Hy vọng những lời khuyên chí tâm thành ý này có thểgiúp ích được cho những vịhữu
duyên thức ngộchân tướng của vũtrụnhân sinh, sớm khởi phát Tâm Đại-Bồ-đề, nhất hướng
chuyên niệm Nam-mô A-di-đà Phật...
Diệu Âm.
Giác nhi bất Mê,
Chánh nhi bất Tà,
Tịnh nhi bất Nhiễm
Khuyên người niệm Phật
14
Vài lời thật ngắn:
(Lời giới thiệu của cưsĩTịnh Hải ở đợt ấn tống tại Hoa Kỳnăm 2003).
Chúng tôi đang cốgắng hoàn thành hai cuốn sách cuối cùng của mình, nhưng buộc
lòng chúng tôi phải tạm ngưng đểliên danh ấn tống ba cuốn sách khác. Đây là:
•  Khuyên Người Niệm Phật 1 và2của Diệu Âm (Úc).
•  Làm ThếNào Cứu Vãn Phong Hóa Xã Hội?(Do H.T. Tịnh Không giảng trên
TV).
Chúng tôi vẫn biết, làm một con người một khi đã thất hứa thì khó làm cho người ta tin
mình nữa. Nhưng trường hợp của chúng tôi, khảdĩcó thểphân giải với chưvị.
Lý do thứnhất:
Xin đọc Thông báo riêng sẽrõ hơn.
Lý do thứhai:
Liên hữu Quảng Thiện từng đi dựPhật thất một tháng ởÚc về, mang đến tặng chúng
tôi ba cuốn sách nói trên, với ý kiến: “Xin bác đọc, thấy có thể ấn tống được thì xin bác lo
giùm. Vềtịnh tài chúng con không có nhiều, nhưng có thểtạm in vài ngàn cuốn. Sau đó có
chưliên hữu nào phát tâm hùn phước thì mình in thêm”.
Đọc xong, chúng tôi thấy sách “Làm ThếNào Cứu Vãn Phong Hóa Xã Hội”của
H.T. Tịnh Không thật quá hay. Chỉcó vài trăm trang mà H.T. Tịnh Không đã tóm gọn hầu
hết các bài giảng của Ngài. Ưu tiên, sách này phải được liên danh ấn tống.
Cuốn sách thứhai: “Khuyên Người Niệm Phật”. Tác giả đồng pháp danh Diệu Âm,
là người đối với chúng tôi hoàn toàn xa lạ. Đọc xong chúng tôi tựnói: “Nên in. Vì đây là một
cuốn sách giá trị. Đọc xong chắc chắn chưvị đều đồng ý với chúng tôi nhưvậy”.
Chúng tôi phải dành ra ba tuần lễ để đọc cẩn thận ba cuốn sách nầy. Liên lạc qua Úc
đểtìm nơi đã in ra ba cuốn sách, yêu cầu gởi đĩa CD qua đây đểchúng tôi nhờngười sửa đổi
kỷthuật, vì sách in chữnhỏquá. Chúng tôi đã từng bịnhiều liên hữu rầy rà rằng sách chúng
tôi in chữnhỏ. Chúng tôi bàn với liên hữu Quảng Thiện, nếu cần ấn tống lại, thì nên tốn kém
thêm một chút đểchưvịlớn tuổi dễ đọc.
Nếu chúng tôi ích kỷchỉlo riêng cho sách mình, chúng tôi chẳng đáng là con của Phật
A-di-đà. Ngài muốn tất cảchúng sanh đều được phải cứu độthì đây là những cuốn sách góp
duyên cho các vị đọc nó. Sau đó chưvịtăng thêm niềm tin và niệm Phật đúng mức để được
Phật A-di-đà tiếp dẫn.
Khuyên người niệm Phật
15
Đây cũng là hạnh của PhổHiền Bồ-tát. Nếu chúng ta niệm Phật suốt ngày mà thiếu lo
cho chúng sanh cũng khó vãng sanh.
Ngoài việc đọc sách này, xin chưvịhãy hùn phước ấn tống thêm thật nhiều sách này
và các sách khác đểliên hữu Quảng Thiện in thêm thật nhiều, gởi vềViệt Nam và gởi cùng
khắp thếgiới đểcó nhiều người sẽvãng sanh thì công đức của chưvịcàng nhiều.
Mong thay!
CưsĩTịnh Hải.
(Độsanh vô sởtrụtâm
nhi hành bốthí)
Khuyên người niệm Phật
16
Khuyên người niệm Phật
17
1 - Lời khuyên song thân
Cha má kính,
.... Con qua Pháp hai tháng về, nhận được thưcha la rầy vềviệc tu hành. Đọc thưcha
mà con buồn đến rơi nước mắt, con muốn ngồi xuống viết thưnhưng không biết sao nước
mắt con cứtrào ra, ......
Thưa cha má, vì thương cha má mà con cốgắng khuyên cha má tu hành, con tưởng cha
má nghe được sẽmừng lắm. Không ngờ, cha chưa đọc kỹthưxem con nói những gì, lời thư
của con có điều gì trái với đạo lý không, mà lại mạnh lời nói con bịtà ma dụdỗ, theo tà ma
ngoại đạo. Con khóc không phải vì giận hờn gì cả, nhưng con khóc vì thực sựnếu cha không
thèm nghe lời con, cứ đểtâm nóng giận thì chắc rồi đây con cũng chỉ đành thương cha má
mà rơi lệthôi chứbiết làm sao hơn, vì con không thểcứu cha má được. Dù thương cha má
đến đâu con cũng chỉcó khóc mà tiếc thương thôi chứkhông thểlàm gì khác hơn, ví dụnhư
bây giờcha có thương bà nội, ông nội, thì cha cũng chỉcó khóc thôi chứ đâu có thểcứu ông
bà được. Thương cha mẹ, không phải đợi lúc chết khóc cho nhiều là có hiếu, không phải chỉ
lo một vài bữa ăn ngon là đủ đâu. Huệmạng con người đâu ngắn ngủi trong vòng bảy mươi,
tám mươi năm đâu cha má?
Thưa cha má, nếu cha má đóng cửûa lòng không chịu nghe lời khuyên của con thì
chắc sau một vài lá thưnữa, nếu cha má không đổi, lúc đó cha má có muốn con viết thưnói
thêm một lời nữa con cũng không viết. Nhưng dù sao trước khi quyết định dứt khoát không
đá động gì đến chuyện tu hành nữa, con cũng vì trọn lòng hiếu thảo, nói cho hết lời. Nếu có
sựmay mắn, có được thiện căn, cha má và con cùng nhau hội vềTây-phương Cực-lạc một
nhà, đời đời gần nhau. Còn nhưduyên nợcủa cha má và con chỉcó đời này thôi thì chắc
không trước thì sau cũng đành chia tay, đường ai nấy đi. Lúc đó có nhớthương nhau cũng
chỉmượn tấm hình làm kỷniệm rồi cũng sẽtan biến theo thời gian thôi. Chứbiết làm sao bây
giờ! Ví dụnhưcha má có biết ông bà nội bây giờ đang ở đâu không?!!...
Thưa cha má, lá thưnày con nói thật cái căn bản vềsựtu hành của con, rồi tựcha má
nghĩsao thì nghĩ. Con đang theo tà đạo hay chính đạo, tùy ý cha má! Đức Phật Thích-ca
Mâu-ni thịhiện thếgian đểlại tám vạn bốn ngàn (84.000) pháp môn vi diệu để đối trịvới vô
lượng phiền não nghiệp chướng của chúng sanh. Trong kinh Phật nói rõ ràng rằng, Phật
pháp trụlại thếgian một vạn hai ngàn năm (12.000) và chia làm ba thời kỳ: Chánh pháp,
Tượng pháp và Mạt pháp, sau kỳmạt pháp thì Phật pháp diệt tận. Thời kỳchánh pháp một
ngàn năm sau khi Phật nhập diệt, thời tượng pháp một ngàn năm, còn lại mười ngàn năm là
thời kỳmạt pháp. Nhưvậy chúng ta đang ởvào ngàn năm thứba sau khi Phật nhập Niết bàn,
Quyết lòng niệm Phật !
Khuyên người niệm Phật
18
nghĩa là ngàn năm đầu của thời kỳmạt pháp. Phật pháp còn trụlại thếgian hơn chín ngàn
năm nữa. Sau chín ngàn năm, Phật pháp hoàn toàn không còn trên thếgian, cho đến khi đức
Phật Di Lặc xuống trần thịhiện thành Phật dưới cây Long Thọ, mởhội Long Hoa xây lại
Phật pháp, (gần sáu trăm triệu năm nữa mới xuống). Đây là kinh của Phật đểlại nói như
vậy.
Trong tám mươi bốn ngàn pháp môn của đức Phật Thích-ca Mâu-ni, tựu trung lại
cũng chỉlà Thiền-tông, Mật-tông và Tịnh-độtông.
Thiền-tông là pháp môn “Trực chỉnhân tâm, Minh tâm kiến tánh, Kiến tánh thành
Phật”, chỉhợp với hạng thượng căn, chưBồ-tát, chưvịTổsưtrong thời chánh pháp và nửa
thời tượng pháp mà thôi.
Mật-tông được truyền qua vùng Tây-Tạng, và những quốc gia có những địa lý thiên
nhiên đặc biệt, họdùng đến mật chú đểphá trừphiền não, trịma oán, tịnh thân khẩu ý đểtu
hành.
Còn Tịnh-độ-tông là pháp môn tối vi diệu! Bốn mươi chín năm thuyết pháp giảng kinh,
Phật Thích-ca Mâu-ni quy tụchúng sanh vềvới pháp môn này đểcứu độtất cảchúng sanh,
không phân biệt đẳng cấp, cảnh giới, ứng hợp với cảchánh pháp, tượng pháp và mạt pháp.
Nhất là thời kỳmạt pháp, chưPhật đều khuyên chúng sanh nên một lòng theo Tịnh-độtông
mà tu thì sẽ đạt được kết quả.
Tịnh-độtông là gì?Là pháp môn NIỆM PHẬTcầu vãng sanh vềTây-phương Cựclạc. Niệm Phật là đi thẳng vềcõi Phật, làm cho tâm mình thời thời, khắc khắc là Phật. Lấy
thẳng nhân địa Phật đểtu thành Phật. Vì là pháp môn rất dễtu cho nên không ai chịu tin. Vì
thế, Đức Phật Thích-ca Mâu-ni phải đợi sau cùng, khi thấy căn duyên thành Phật của chúng
sanh thành thục rồi, Ngài mới thuyết trong những bộkinh A-di-đà, Vô-Lượng-Thọ, Quán-VôLượng-Thọ...
Pháp môn Niệm Phật vi diệu không thểtưởng tượng được, trong kinh gọi là "bất khả
tưnghì". Cho nên, hầu hết chùa chiền Phật giáo ngày nay tại Việt-nam, Trung-Hoa, và các
nơi đều lấy sựniệm Phật làm căn bản tu hành. Dù là Thiền-tông, hình thức thọtrì có khác
nhau nhưng nội dung không khác. Nơi nào có phép thực hành triệt đểthì nơi đó cứu độnhiều
người, nơi nào áp dụng hời hợt thì khó thấy được kết quả, thậm chí có nhiều nơi áp dụng sai
nữa là khác, từ đó làm cho lòng người hoang mang, mất lòng tin nơi Phật pháp!
Cha tu theo đạo Cao-Đài, tốt lắm, con có nói đụng chạm gì tới đâu. Cha đã tụng thuộc
kinh Cao-Đài rồi, thì chắc chắn cha còn nhớcâu: "Một lòng Niệm Phật ăn chay làm lành".
Niệm Phật là pháp môn Tịnh-độ. Kinh đã dạy mình rằng: ngày ngày, ngày này sang ngày
khác, thời thời, khắc khắc, phải niệm câu Phật hiệu "Nam-mô A-di-đà-Phật", vì đây chính là
cứu cánh cuối cùng đểtu hành được giải thoát. Chỉvì mình lơlà không chú ý đến, chỉvì
Khuyên người niệm Phật
19
nhiều nơi cho đó là thứyếu thành ra chỉchạy theo cái ngọn, không chịu bắt cái gốc. Cho
nên, con mới nói, không biết tu chỉuổng phí công phu tu hành, đểrồi cuối cùng đọa lạc vẫn
hoàn đọa lạc là nhưvậy, chứcon có nói gì sai với kinh điển đâu!
Niệm Phật, ăn chay, làm lành, ba vấn đềtrong kinh Cao-Đài, ở đây con chỉnhấn
mạnh đến niệm Phật mà thôi vì hai thứkia là phụthuộc, vì ăn chay được thì tốt, không ăn
được vẫn tu được nhưthường. Còn làm lành thì hôm nay khỏi bàn, vì nếu đã biết niệm Phật
thì dù có đem tiền mướn mình làm ác mình cũng không làm, cho nên bàn tới đểlàm gì? Như
vậy, xin hỏi tại sao lại nói con bịtà ma gạt, dụdỗ?!!!
Thưa cha má, trong việc tu hành có câu rằng, "Tu suốt kiếp, ngộnhất thời", tu hành
trọn kiếp nhiều người không thấy gì hết, không biết mình sẽ đi về đâu? Nhưng khi đã ngộ, thì
một tích tắc thời gian người ta đã ngộrồi. Nhưvậy, ngộhay không, không hẳn tu lâu hay
mới tu, mà tùy thuộc rất nhiều vào căn cơvà duyên phận. Ví dụ, nhưcó người cứmuốn bơi
qua một biển rộng mênh mà cứtựcốsức bơi hoài, bơi mãi, nhưng bơi làm sao tới bờ! Sức
người quá yếu đuối, bơi đến chết chìm luôn mà cũng còn ráng bơi, trong khi đó trên một
chiếc thuyền có người đưa tay xuống cứu mình lên, mà nhiều khi mình còn nghi ngờlà họgạt
mình không chịu lên thuyền. Bên cạnh có người thành tâm cầu cứu, họ đưa tay lên, họ được
cứu, nhờchiếc thuyền đó họqua bờbên kia dễdàng nhưchơi! Chiếc thuyền đó là gì chắc
cha má đã rõ hơn con! Xin cha má xem kỹtrong kinh Phật sẽthấy rõ ràng. Chính là Đức
Phật A-di-đà!
Việc tu hành nhiều đường nhiều nẻo, chứng hay không còn coi lại thiện căn phước đức
của mình và có cơduyên hay không. Thếgian này thiếu gì người đệtử đắc đạo trước sưphụ
rồi phải trởvề độlại cho thầy mình. Có nhiều người chỉtu một thời gian rất ngắn mà được
ngộ đạo. Lục TổHuệNăng không tu hành nhiều, không biết chữ, không biết đọc, suốt đời
làm nghề đốn củi rồi vềnhà giã gạo, nhưng vừa thoáng nghe pháp Ngài ngộ đạo tức thì,
được truyền y bát làm Tổ. Tất cảlời giảng của Ngài đã trởthành kinh gọi là Pháp Bảo Đàn
Kinh, trong khi đó pháp sưThần Tú, là một vịgiáo thọ, hàng ngày thuyết kinh, giảng pháp
cho hơn năm trăm chưTăng Ni tu hành, ởsát bên sưphụmà không được truyền y-bát. Cho
nên, nếu có đủthiện căn kết tập từnhiều đời nhiều kiếp rồi, thì khi duyên đến, một câu cũng
đủcho người ta ngộ đạo. Niệm Phật đểthành Phật, một pháp môn vi diệu, có thểgiải thoát
chỉtrong một đời này, nhưng dễgì cho người ta tin tưởng! Cho nên, tùy theo thiện căn của
mỗi người. Hễphước đức thiện căn có, vừa nghe là ngộliền, còn không đành chịu thua.
Thưa cha má, vềthếgian pháp thì đời này con là con của cha má. Nhưng vềkiếp
trước, vô lượng kiếp vềtrước, ai biết được? Còn vô lượng kiếp vềsau thì sao? Phải chăng,
thưa cha má, đường ai nấy đi! Cha tu cha đắc, má tu má đắc, con tu con đắc. Hễkhéo tu thì
nổi, vụng tu thì chìm. Vì thương cha má, lòng hiếu thảo của con chỉmuốn cha má được
hưởng cái phước báu vô cùng to lớn mà con đã thấy được trong đời, nên mới mau mau
khuyên giải, chứchậm trễsợkhông kịp, thếthôi. Thương cha má đâu phải chờkhóc cho
Khuyên người niệm Phật
20
nhiều đểcho người ta thấy mình thương. Đâu phải chỉlo cấp dưỡng cha má cho nhiều để
hưởng thụmột vài năm, rồi sau đó mặc cha má đi đâu thì đi!
.... Hơn mười năm qua con đến khắp hết các chùa, nhưng con không muốn quy y Tam
Bảo, vì thực sựchưa có duyên?! Đến khi con theo phái đoàn Tăng Ni và Phật tửchùa Phật
Đà (của người Việt Nam) đến thăm chùa của người Hoa, khi bước vào đại điện, vừa nghe
tiếng niệm Phật, con có cảm ứng rất mạnh, con đã thấy ngay đường đi lập tức. Con quy y
ngay đêm đó, sau đó hằng ngày đều tới chùa niệm Phật, dù rằng họnói tiếng Hoa con không
hiểu gì cả, nhưng thật sựcon đã tìm được nơi của chính tâm con mong muốn. Sau một thời
gian ngắn, chúng con đều phát tâm ăn chay trường và quyết lòng niệm Phật cầu sanh Tâyphương Cực-lạc.
Đây là đường giải thoát con đã lựa chọn và phải đi. Trong thưnày con sẽnói một vài
sựnhiệm mầu cho cha má nghe. Nếu cha má tin, con sẽlần lượt kểcho cha má nghe thêm
sau này, còn không tin thì đành thôi vậy. Con xin nói thực rằng, huệmạng mình chỉcó Phật
mới cứu được, ngoài Phật ra khó tìm đâu có chỗnương tựa. Sau đây là một vài chuyện nho
nhỏ:
1) Ngay trong gia đình của Ngọc, bà nội suốt đời niệm Phật A-di-đà. Bà chỉthờtượng
Phật A-di-đà, đến lúc lâm chung bà biết được ngày giờra đi. Một bữa nọ, bà không ăn cơm,
con cháu mời đi ăn, bà nói: không thèm ăn nữa. Suốt một đêm bà nằm niệm Phật không ngủ.
Sáng hôm sau bà tắm rửa sạch sẽrồi kêu tất cảcon cháu tới, bà nhìn từng người, khuyên nhủ
tu hành niệm Phật. Khuyên xong bà an nhiên tựtại vãng sanh. Khi đi hương thơm bay ra cả
nhà nhiều cũng đều ngửi thấy. Hồi đó, con cháu cứtưởng bà ởhiền nên chết lành. Sau này
nghe giảng kinh chúng con mới biết, vì bà đã niệm Phật mà được vãng sanh vềTây-phương
Cực-lạc. Bà đã thoát được sanh tửluân hồi chỉtrong một đời tu hành! Còn có gì quí hơn!
2) Chuyện đó qua rồi, còn đây là chuyện hiện tại của Ngọc. Vợcon có chứng đau đầu
kinh niên không sao cứu được, vì hồi giờcon không muốn cho cha má hay đó thôi. Nhưng khi
bịbệnh mà bác sĩ đã bó tay làm con cũng buồn không tưởng được. Đầu của vợcon hễcứ
đụng tay tới là đau không chịu nổi. Nhiều lúc rờtới tóc cũng đau. Mỗi đêm tốn cảnửa chai
dầu đểxoa cho dịu bớt, (chứkhông còn cách nào khác!). Đi bác sĩ, họkhông tìm ra được căn
nguyên. Họcứcho thuốc giảm đau, hễkhi đau thì uống cho dịu lại thôi chứbiết sao bây giờ.
Uống một thời gian, không bớt nên cũng liệng luôn.
Đến khi đến được Niệm Phật Đường này, thầy NgộThông dạy rằng đó là nghiệp của
mình nó phát ra nhưvậy. Thầy khuyên, chí tâm niệm Phât thì có thểhết. Thếlà nàng thành
tâm niệm Phật, niệm khoảng ba tháng tựnhiên chứng bệnh nan y biến mất luôn hồi nào
không hay, tới bây giờhoàn toàn không còn đau gì nữa cả. Ngọc liền phát tâm tu hành và đi
đâu cũng khuyên người ta niệm Phật.
Khuyên người niệm Phật
21
3) Ởbên Pháp có một bác sĩngười Việt-Nam, du học hơn bốn mươi năm trước, làm
nghềbác sĩgần bốn mươi năm. Ngài đã thọgiáo với Hòa thượng Thích Huyền Vi tu hơn tám
năm, nay pháp hiệu là Thích Trí Tu. Đi đâu thầy cũng chỉkhuyên Phật tửniệm Phật. Hai
tháng tu học, tuần nào con cũng nghe thầy giảng vềniệm Phật. Thầy nói, "là một bác sĩlão
thành trong nghề, tôi nói rằng chỉcó Phật A-di-đà mới cứu được chúng ta. Những người bị
bệnh ung thưnếu thành tâm niệm Phật đều được cứu, còn đi theo bác sĩtức là chờchết...".
Bà ngoại của bé Tùng vừa mới chết vì ung thư. Ung thưbác sĩ đành chịu bó tay.
4) Con biết có người hẹn lại ngày lâm chung, có người xin đi sớm hơn thời hạn, có
người Việt Nam ngồi xếp bằng ra đi sáu tháng sau thân vẫn mềm mại tựnhiên như đang
thiền định. Phật tửxin chính phủgiữthân lại đểthờmà không được, có người đểlại hàng
trăm viên ngọc xá lợi, có người ra đi còn dặn đừng đem chôn, và đứng chắp tay hướng về
hướng sưphụmà thoát hóa rồi đứng im nhưvậy chờsưphụvềlo hậu sự... Họcoi cái thân
này nhưmột chiếc áo cũ, còn mình không biết tu nên sợchết đến hết hồn hết vía! Nhưng sau
cùng có trốn được không? Họkhông phải chết mà là tựtại đi vềTây-phương với Phật. Họ
biết rõ về đâu, họ đã đắc đạo trong một đời này chứkhông phải nhiều đời nhiều kiếp. Con có
thểkểcha má nghe hàng loạt sựnhiệm mầu nho nhỏnhưvậy nhưng thưcó hạn, nếu cha má
muốn, con sẽkểtiếp sau này. Tất cả đều là sựthực.
Nhưvậy, con tu là tu đạo Phật chứkhông phải tu tà đạo. Cha má cứlục tất cảthưcon
viết, đọc lại thửcoi có thưnào con nói tu theo tà ma quỷquái không, mà cha cho con là bịdụ
dỗ.
Còn vềKhổng học, Tứ-Thư, Ngũ-Kinh... con học đã thuộc lòng từlúc còn ởtrường đại
học Văn khoa Sài gòn. Vì phải hiểu và học thuộc lòng đểthi làm sao con không biết, nhưng
cha má nên biết đâu là phép tu rốt ráo đểgiải thoát, đâu là cách sống làm người đểrồi vẫn
phải lăn lộn trong vòng sinh tửluân hồi, khổbất khảngôn. Con có bao giờchống đối cách
sống làm người đâu?
Còn cha nói, “Con người là vật chí linh”, thì linh lợi hơn con vật mà thôi, chứ đâu
phải đối với Phật Bồ-tát, với chưThánh Thần. Làm được người chứng tỏ đời trước có tu.
Nhưng làm được người rồi mà không khéo tu, vô ý tạo nghiệp, thì liệu đời sau có còn trởlại
làm vật "chí linh" đối với loài vật nữa hay không?
Vì lý luận rằng con người là vật chí linh cho nên họmặc sức làm ác, mặc sức giết hại
chúng sanh, mặc sức tạo nghiệp. Cha má nhìn quanh coi biết bao nhiêu người làm ác: trộm
cướp, giết người, gian lận, sân si, thịphi, hơn thua... liệu tương lai họtránh được địa ngục
không? Họcó trốn thoát khỏi lạc vào loài súc sanh, ngạquỷkhông? Lúc đó họcòn dám vỗ
ngực tựxưng là hàng chí linh của vạn vật nữa không? Đã gọi là vật chí linh tại sao họlại
còn làm nhưvậy?!!
Khuyên người niệm Phật
22
Cho nên, nói rằng căn tánh con người có tánh chí linh thì đúng, nhưng nói người nào
cũng thành chí linh thì không đúng! Sáng suốt mới linh, không sáng suốt thì mê ám.
Phật dạy, tất cảai ai cũng có Phật tánh, nhưng tỉnh ngộmới thành Phật, còn mê thì
vẫn là chúng sanh triền miên vô lượng kiếp. Nhưvậy, muốn thành Phật phải học Phật. Tu
hành, phải học kỹkinh pháp và thực hành đúng theo kinh Phật và chọn lựa pháp môn thích
hợp với mình, vì có tới tám mươi bốn ngàn pháp môn, nhưng không phải pháp môn nào cũng
dễdàng đưa mình tới chỗgiải thoát đâu.
Vì sao vậy? Mỗi pháp môn trịmột căn bệnh phiền não. Tám mươi bốn ngàn pháp môn
trịtám mươi bốn ngàn thứphiền não trong tâm. Kinh tạng, ví nhưnhà thuốc tây, pháp môn
là vịthuốc. Cứvào nhà thuốc tây thấy thuốc nào cũng uống, thì trởngại ráng chịu chứkhông
thể đổthừa cho thuốc dở được. Tu hành giống nhưvậy, tu đúng pháp môn thì mình giải thoát
trong một đời. Tu pháp môn không hợp căn cơmình sẽlăn lộn trong cõi ác trược này vô
lượng kiếp mà chưa chắc sẽthoát khỏi khổnạn.
Vềthếgian, muốn biết mình có bệnh gì hãy hỏi bác sĩ. Muốn biết bệnh giải thoát của
mình là đâu phải cầu tới Phật. Trong kinh Phật dạy, đời mạt pháp căn bệnh vềnghiệp
chướng của chúng sanh quá nặng không thểgiải được nữa, chỉcó niệm Phật, nhờPhật A-di-đà, với bốn mươi tám lời đại nguyện, mới cứu tất cảchúng sanh. Thập phương chưPhật đều
đồng thanh lấy pháp môn này đểcứu độvà đều hộniệm cho ta. Một câu chí thành niệm Phật
tiêu được tám mươi ức kiếp nghiệp chướng. Chính vì thếmà nghiệp chướng tiêu trừ. Nghiệp
chướng tiêu, thì bệnh nghiệp tựtiêu. Cho nên, có người thoát khỏi bệnh nan y là lý do này
đó! Tin thì được cứu, không tin không được cứu! Xin cha má suy nghĩcho kỹkẻo lỡcơhội thì
"bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ"!
... Phải niệm Phật, con đang làm nhưvậy. Đường con tu hành chỉcó niệm Phật mà
thôi. Mỗi sáng con nguyện "Nguyện sinh Tây-phương Tịnh-độtrung, Cửu phẩm liên hoa
vi phụmẫu, Hoa khai kiến Phật ngộvô sanh, Bất thối Bồ-tát vi bạn lữ", rồi niệm Phật
hoặc sáu chữ(Nam-mô A-di-đà Phật), hoặc niệm bốn chữ(A-di-đà Phật) suốt ngày, đi đâu
cũng niệm trong tâm cả. Chiều vềtrước khi ngủ, con hồi hướng tất cảcông đức tu hành về
Tây Phuơng, "Nguyện đem công đức này, Trang nghiêm Phật Tịnh-độ, Trên đền bốn ơn
nặng, Dưới cứu khổtam đồ, Nếu có kẻthấy nghe, Đều phát lòng Bồ-đề, Hết một báo thân
này, Đồng sanh Cực-lạc Quốc". Khi nằm ngủcon thầm niệm Phật cho đến thiếp ngủluôn.
Thưa cha má, bắt đầu từnay ai nói gì nói, ai bàn gì bàn, con một lòng một dạ đi theo
con đường niệm Phật. Ai chê, con “A-di-đà Phật”. Ai khen, con “A-di-đà Phật”. Ai chửi, con
“A-di-đà Phật”. Ai ghét, con “A-di-đà Phật”. Ai thương, con “A-di-đà Phật”. Làm có tiền,
con “A-di-đà Phật”. Không có tiền, con “A-di-đà Phật”... Bất kỳthời thời, khắc khắc, bất cứ
mọi điều kiện, mọi trường hợp con chỉniệm Phật đểtrảlời mà thôi. Đây là quyết định không
còn thay đổi nữa. Cha má có theo hay không tùy ý cha má. Vì lòng hiếu thảo con đã nói tận
tình. Từsau lá thưnày, nếu cha má tin tưởng con nguyện giúp đỡtối đa vềphương tiện tu
Khuyên người niệm Phật
23
hành, con sẽtìm cách gởi vềtận nhà cho cha má tu niệm. Còn cha má không tin, thì con cũng
vô phương. Nếu có gì bàn tới con xin niệm A-di-đà Phật đểtrảlời.
Nam-mô A-di-đà Phật.
Kính thư
(Viết xong, Úc châu 28/9/00).
Thời mạt pháp muôn ức người tu hành, khó có một người nào được
chứng đắc, chỉ nuơng vào pháp niệm Phật mà thoát khỏi luân hồi.
(Lời Phật).
(Đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế)
Khuyên người niệm Phật
24
02 - Lời khuyên song thân
Kính cha má thương,
...................................................................................
Việc tu hành của cha má là quan trọng nhất. Hơn nữa hãy đưa thưcủa con cho anh chị
Hai, anh chịBa, anh chịBốn, bà con, cô bác coi, nhiều khi họphát tâm tu hành thì cha má
được phước lắm đó. Phàm hễcó đi thì mới tới, có thấy mới biết. Con có cơduyên đi đây đi
đó, gặp nhiều duyên tốt vềPhật pháp cho nên con trực thấy được con đường giải thoát mới
vội vã cho cha má biết hầu khuyên cha má ngay tức thời hạthủcông phu NIỆM PHẬTkẻo
trễmất uổng lắm! Hằng ngày, con đều đọc kinh niệm Phật, đi chùa. Ngoài giờ đi làm, con
ngày ngày lo đọc giảng ký của Hòa Thượng Tịnh Không, một vịpháp sưvĩ đại trên thếgiới
chuyên tu vềpháp môn Tịnh-độ. Giảng ký của Ngài dài hàng ngàn ngàn trang giấy, được
dịch từtiếng Tàu sang tiếng Việt. Người ta dịch xong con lo chỉnh văn lại cho đúng câu đúng
nghĩa. Vô tình con học được Phật pháp vi diệu.
Hòa Thượng Tịnh Không là một cao tăng đức độ, nổi tiếng đến nỗi các vịHòa
Thượng, Thượng Tọa, Đại đức khác phải cúi đầu đảnh lễNgài. Khắp nơi trên thếgiới cung
thỉnh Ngài, và Ngài đi vòng quanh thếgiới thuyết pháp độsanh. Mỗi lần Ngài giảng kinh,
tăng chúng và Phật tửtềtựu nghe pháp trên cảngàn người. Cách đây khoảng một tháng, tại
Mã-Lai, mười sáu ngàn người tềtựu lại đểnghe Ngài giảng kinh. Người nghe theo Ngài tu
hành vãng sanh nhiều lắm.
Hòa Thượng Tịnh Không phát đại nguyện giảng kinh, thuyết pháp tường tận cho tất cả
chúng sanh trong pháp giới nghe và hướng dẫn vãng sanh vềTây-phương Cực-lạc. Trong
hơn bốn mươi năm qua, ngày nào Ngài cũng thuyết pháp hơn hai tiếng đồng hồ, ba trăm sáu
mươi lăm ngày một năm, không nghỉmột ngày nào cả. Năm nay, Ngài vừa tăng thời gian lên
hai tiếng rưỡi hoặc ba-bốn tiếng một ngày. Ngài cỡtuổi cha, mà giọng nói khỏe, mắt không
cần đeo kiếng, giảng không cần soạn bài. Hàng ngày, hàng triệu người khắp nơi trên thếgiới
dùng mạng lưới thông tin điện toán (Internet) đểtrực tiếp nghe Ngài dạy pháp. Cha thửnghĩ,
nếu là người bình thường thì dễgì có năng lực vĩ đại nhưvậy. Có nhiều ngày, do nhu cầu,
Ngài giảng đạo suốt tám tiếng đồng hồ, không mệt, không khan cổ. Phật tửkhắp nơi quy y
đông đến nỗi không đếm được nữa.
“Một lòng Niệm Phật, ăn chay, làm lành”, kinh Đại Đạo Cao-Đài nói nhưvậy.
Nhưng rất ít người hiểu được cái nào là quan trọng, cái nào là thứyếu, tu hành riết thành ra
mê tín dị đoan, cầu xin đủthứ đểsuốt cuộc đời tu hành rồi không biết mình sẽ được gì? Sẽ đi
về đâu? Có được cứu rỗi không? Có tránh khỏi được tam đồác đạo không?...
Niệm Phật đểthành Phật !
Khuyên người niệm Phật
25
Thưa cha má, cái khổcủa người Việt-Nam là suốt năm tháng quanh quẩn bên miếng
ruộng, khoảnh vườn, cày sâu, cuốc bẩm... với cảnh đầu tắt mặt tối nhưvậy còn tinh thần nào
đểnghĩ đến tu hành! Mà có tu hành thì lấy ai giảng giải đường tu cho mình. Kinh điển thì
thậm thâm vi diệu, pháp môn thì vô lượng vô biên, hoàn cảnh thì khó khăn, làm sao có cơ
duyên nghe được chánh pháp, nghe được đạo giải thoát? Cho nên có nhiều người muốn tu mà
tu không được, không biết làm sao tu! Từ đó mới dễbịlạc đường. Phàm hễmình thân với ai
thì nợvới người đó, nợvới họthì phải theo họ đểtrảnợ. Thành ra thân cận với Phật thì theo
Phật đểthành Phật, không thân cận với Phật thì làm sao được vềvới Phật mà viên mãn đạo
quả, cho nên đành phải trôi lăn mãi trong lục đạo luân hồi hàng ngàn, hàng vạn kiếp!...
Trong thơnghe nói cha má cũng thường niệm Phật, nhưvậy con yên tâm phần nào.
Nhưng niệm Phật phải hiểu cái Lý Đạo, cái Sự Đạomới được cha má ạ. Niệm Phật, nhưcha
nói "niệm Phật nào cũng được", Phật nào cũng nhưnhau, thì cũng đúng. Nhưng xem lại kinh
điển, nghe quý pháp sưgiảng, hiểu được pháp, thì câu nói này có chỗ đúng, cũng có chỗ
không đúng lắm! Ví dụ, như Đức Phật Thích-ca Mâu-ni có bốn nguyện gọi là TứHoằng Thệ
Nguyện:
Chúng sanh vô biên thệnguyện độ.
Phiền não vô tận thệnguyện đoạn.
Pháp môn vô lượng thệnguyện học.
Phật đạo vô thượng thệnguyện thành.
Trong đó, lời nguyện thứnhất thề độtận chúng sanh thoát khỏi sanh tửluân hồi, nhưng
phương pháp của Ngài là khuyên chúng sanh phải niệm danh hiệu A-di-đà Phật. Chính vì thế
mà tất cảTăng Ni, Phật tửkhi gặp nhau lúc nào họcũng chắp tay "A-di-đà Phật". Trong kinh
A-di-đà nói rất rõ, nếu chí thành niệm Phật, chỉcần một tiếng cũng có thểvượt qua tam giới.
Nhưng phải nhứt tâm mới được. Cái này đâu phải dễ! Nhưng khi tu hành, ngày ngày thành
tâm niệm Phật thì ta có thể đi đến chỗnhứt tâm đó. Trong nhà Phật thường có kệrằng: “Nhứt
cú Di Đà Vô biệt niệm, bất lao đàng chỉ đáo Tây-phương”, chỉcần niệm một câu Nam-mô Adi-đà Phật mà nhứt tâm, thì tới thẳng Tây-phương Cực-lạc dễdàng là nhưvậy.
Trong những pháp tu hành, có pháp niệm Lương-Hoàng Sám, đểsám hối nghiệp
chướng, sám hối tội lỗi của mình. Đây là pháp có từthời vua Lương-Võ-Đế đời nhà Đường.
Niệm Lương-Hoàng Sám thì niệm nhiều vịPhật, có lúc niệm cảngàn vịPhật đểmong cầu
tiêu bớt nghiệp chướng của ta. Nhưng đây cũng chỉlà pháp làm nhẹbớt tội chướng mà thôi
chứkhông phải pháp đắc quảvị, không phải pháp giải thoát huệmạng. Nghĩa là, khi thân này
mất đi, thần thức vẫn phải theo nghiệp báo thọsanh, chưa biết đâu sẽ đi vềcả, chưa cứu được
linh hồn của ta!?...
Tu Niệm Phật là tu trì danh niệm A-di-đà Phật, vì chính đức Phật A-di-đà phát ra bốn
mươi tám lời đại nguyện đểcứu độtất cảchúng sanh, nhất là trong thời mạt pháp này, vãng
sanh vềthếgiới Tây-phương. Khi vãng sanh về đó rồi, ta vĩnh viễn không còn rơi vào tam ác
Khuyên người niệm Phật
26
đạo nữa, không còn sanh tửluân hồi, không còn thối tâm nữa, gọi là bất thối chuyển. Không
bao giờbịtuột xuống, thì chắc chắn chỉcòn một đường là thẳng tới quảvịPhật thôi. Rất
nhiều người vì phát lòng tin vững chắc, họ đã vãng sanh thật sự, họbáo trước ngày nào họ đi,
họbiết rõ đi vềvới Phật.
Ôi! Phước báu của họsao mà lớn quá! Trong khi nhìn lại trong dòng họmình chưa ai
chắc chắn thoát được cả. Chết thì đau đớn trong khủng bố, trong lúc thần thức hôn mê. Theo
kinh điển nói, mạng chung nhưvậy khó có thểsiêu thoát được!
Thưa cha má, cha má bình tâm nghĩkỹthửcoi, tuổi đời đã cao, con người sanh-lãobệnh-tửai tránh được đâu? Tuổi trẻcòn non dại, còn háo thắng, không thèm tin Trời-Phật,
không thèm nghe đến chuyện huệmạng gì cảthì còn tha thứ được, chúng còn có thời gian để
hối lỗi, chứcòn nhưcha má đã tới tuổi bát tuần rồi mà còn chần chờ, chưa nghĩ đến con
đường giải thoát thì đợi đến bao giờ đây?
Thưa thực với cha má, con thầm nghĩcha má thực sựcó cái thiện căn phúc đức lớn
lắm, nên đến tuổi xếchiều gặp được người khuyên giải tu hành. Theo kinh điển nói, người có
phúc đức vềcuối đời tựnhiên có dịp gặp được thiện tri thức khuyên tu. Chỉcần có thiện căn
một chút họthoát khỏi luân hồi liền. Còn Thiện tri thức là ai? Người nào khuyên cha má tu
hành là thiện tri thức. Cha má tin con đi, niệm Phật được vãng sanh đó. Con đọc kinh sách,
xem giảng ký, nghe thuyết pháp hàng tuần, có nhiều khi hàng ngày, hiện tượng vãng sanh...
từng lời, từng ý, từng câu kinh, từng sựviệc làm con hiểu thấu rồi. Bây giờtừng phần, từng
phần, lần lượt con nói lại cho cha má nghe. Nếu có gì không đồng ý hoặc có thắc mắc cứviệc
hỏi đểcon từng lá thưgiải thích thêm. Con tin chắc một ngày rất gần cha má sẽ đột nhiên ngộ
đạo, ngộrồi thì đắc đạo. Lúc đóù, con đã hoàn thành tâm nguyện cứu độsong thân, trảtròn
chữhiếu.
Tại sao được đắc đạo dễdàng nhưvậy? Vì được Phật gia trì. Mục đích tu hành là khỏi
sa vào tam ác đạo (địa ngục, ngã quỷ, súc sanh) đó là thấp. Cao hơn chút nữa là thoát khỏi
lục đạo luân hồi đểtiến vào hàng Thánh trong cửu pháp giới. Nếu tu hành dựa theo từng bực,
từng bực mà đi thì một chúng sanh phải trải qua vô lượng A tăng kỳkiếp (một A tăng kỳ= 1
với... 47 số0) mới mong đạt được. Ví dụ, từhàng SơTín Bồ-tát muốn lên Sơ Địa Bồ-tát
cũng tu hành cảA tăng kỳkiếp rồi. Nghĩa là, đã là Bồ-tát mà còn vậy, đừng nói chi từphàm
phu mà muốn nhập vào hàng Thánh A-la-hán!
Vì thư đã dài cho nên con không thểgiải thích thêm được. Cha má cứhiểu rằng, nếu tu
hành mong cho được thành người hiền, được người hiền rồi tu thêm chút nữa đểthành ông
thầy tu... khi trởthành thầy tu đâu có nghĩa là đắc đạo! Vậy thì bao giờmới giải thoát? Nghĩ
lại thời gian mà phát sợ!
Một điểm nữa cần phải chú ý là ma oán phá hoại. Đời mạt pháp này ma chướng nhiều
lắm. Cách đây hai mươi năm, chưa có nhiều đạo lạ, mới mười năm trởlại đây nhiều đạo lạ
Khuyên người niệm Phật
27
xuất hiện. Mười năm, hai mươi năm nữa lại có nhiều đạo lạxuất hiện tiếp. Mỗi đạo đều tự
xưng là Phật, là Thánh cả. Nhưng thực tếlà gì? Có ai dám xác nhận chăng? Mỗi thứsẽcó
hàng triệu người đi theo. Nếu mình không quyết tâm vềTây-phương với Phật thì dễgì mình
thoát khỏi ảnh hưởng đó. Khi đã rơi vào đó rồi thì ai có thểcứu mình được đây?
Tất cảsựthực này trong kinh Phật đều nói rõ ràng. ChưPhật trong mười phương đều
đồng thanh dùng pháp môn Niệm Phật do Phật A-di-đà đềxướng làm pháp môn chính đểcứu
độchúng sanh. Pháp môn này hễai tín, thọ, phụng, hành thì được cứu chứkhông đòi hỏi khả
năng, trình độ, đẳng cấp gì cả. Có nhưvậy mới mong cứu độrộng khắp, chứkhông thì vô
lượng chúng sanh cứtiếp tục sa vào ác đạo, cứu sao cho hết. Mà sa vào rồi làm sao cứu ra
được? Pháp môn này là gì? Làm sao chỉcần trước giờphút lâm chung, người đó thành tâm
niệm được mười câu Phật hiệu thì được Phật A-di-đà đến tiếp dẫn vềTây-phương. Bắt đầu từ
đó, họkhông còn là phàm phu nữa, họ đã trởthành bậc bất thối, vĩnh viễn thoát ly luân hồi,
nhập vào cảnh giới của Phật, rồi chắc chắn sẽthành Phật.
Pháp môn này thù thắng vì được chưPhật mười phương hộniệm. Được một vịthần hộ
trì mình buôn bán đã quá tốt rồi huống chi một vịPhật. Một vịPhật hộtrì là cảmột chuyện
phước báu vô lượng, huống chi chưPhật mười phương. Vì thế, năng lực vô cùng to lớn,
không cách nào tưởng tượng được!
Ởbên Singapore, có người bịtội tửhình, ba ngày trước khi bịxửtử, may mắn được
người nhà (thiện tri thức) khuyên niệm Phật cầu sanh Tây-phương. Đường cùng không thể
chọn lựa, thành tâm ăn năn hối lỗi, niệm Phật suốt ba ngày, một lòng cầu vềTây-phương.
Khi đưa lên vòng dây thắt cổ, người đó tươi cười, mềm mại, chết mà thất khứu không ra một
giọt máu. Chết xong thân thểvẫn cứmềm mại luôn, trong khi người tửtội bên cạnh sợhãi, la
hét, khi thắt cổmáu me tùm lum, lưỡi thè cảtấc..
Thưa cha má, cái lý của nó con hiểu, chẳng biết cha má có tin hay không mà thôi. Tại
sao người có tội vẫn được cứu? Tại sao chỉtu có ba ngày mà đắc vãng sanh? Tại sao dễdàng
nhưtrò giỡn vậy? Tại sao lại khó tin quá vậy? Tại sao có người tu cả đời vẫn không được
vãng sanh? Tại sao có người tu hành hết kiếp này sang kiếp khác vẫn không trốn thoát được
sáu nẻo luân hồi, trong khi đó, một tên tửtội thành tâm niệm Phật ba ngày đã thoát khỏi tam
giới? Thật vi diệu quá! Ai có thiện căn phúc đức lớn mới tin được, mới thấy được con đường
giải thoát tối ưvi diệäu này. Mong cha má mau mau nắm lấy cơhội này, chứkhi đã sút khỏi
tầm tay rồi biết bao giờmới gặp lại!...
Nó là một bài toán khó giải đối với người chưa có lòng tin, còn có lòng tin thì có thể
hiểu. Nếu cha má tin thì có thểcảm nhận được. Nếu tin mà chưa hiểu tại sao thì con sẽgiải
Thích-cặn kẽcho cha má sau. Còn nếu không tin thì dù có giải thích cha má cũng tìm cách
chống cãi thì giải thích làm chi. Hơn nữa, nếu con sơý, đểcho cha má mắc tội hủy báng
chánh pháp thì lớn chuyện vô cùng!
Khuyên người niệm Phật
28
Niệm Phật đểthành Phật, đó là sựthật! Niệm Phật cần nhất là phải nhớrõ ba điều: TÍNNGUYỆN-HẠNH.
Tín, thì tin cho vững chắc, không hoài nghi. Nếu cha má thật sựtin thì cho con hay,
con sẽviết thưgiảng rõ cho cha má hiểu sâu hơn đểphát lòng tin vững chắc, từ đó mới khởi
tu được. Còn tin không vững, còn hồnghi, tin nửa vời thì con không dám nói đâu.
Nguyện là gì? Một lòng cầu nguyện được vãng sanh vềTây-phương Cực-lạc khi mãn
báo thân này. Sáng nào cũng nguyện. Khi đau thì nguyện, khỏe cũng nguyện, một hướng
nguyện sinh Tây-phương Cực-lạc. Nhất định không nguyện vềcõi nào khác cả, ngay cảcõi
Trời, cõi Thần (A-Tu-la), hoặc trởlại cõi người. Không nguyện trởthành người hiền, trở
thành thầy tu, trởthành bậc vua quan quyền tước gì cả. Nên nhớthật rõ rằng là lời thềnguyện
nó có mãnh lực rất lớn, đừng nên nóng giận rồi buông lời thề ẩu mà mang họa vềsau.
Có Tín, có Nguyện thì có phần vãng sanh.Nếu tin chút chút, thửtin đểdò xét thì vô
phương được cứu. Có tin mà không cầu nguyện, hoặc nguyện sai đường thì sai một ly đi một
dặm đó cha má ạ.
Hạnh là gì? Là trì danh hiệu A-di-đà Phật mà niệm, sáng, chiều, đi, đứng, nằm, ngồi,
đang cuốc đất, đang đi đường... lúc nào cũng giữmột câu “Nam-mô A-di-đà Phật” trong tâm.
Có thểniệm “A-di-đà Phật” cũng được vì dễnhiếp tâm hơn. Có niệm nhưvậy thì tựnhiên
phiền não, khổ đau, sầu muộn, tất cả đều tựtiêu tan hết.
Người niệm Phật không bao giờsợchết, sợma, sợkhổ, sợnghèo... Khi niệm thành
thục rồi thì tựnhiên thông hiểu đạo lý, thông suốt căn cơ, biết rõ lý nhân quả, biết được sắc
thân giảhợp này là gì. Lúc đó ta an nhiên tựtại trước sựsống chết, nhiều người còn hẹn được
ngày giờra đi, vui vẻra đi. Họbỏthân xác mà đi chứkhông phải chết. Họcòn sống nhưng
họbỏcái thân nhưbỏcái áo cũ đểvềvới Phật, mặc cho con cháu muốn khóc than, cúng
kiếng gì đối với cái thân đó thì tựý mà làm.
Đó hoàn toàn là sựthực, xin cha má tin chắc vào lời con đểquyết tâm tu tập. Nhất định
cuộc đời này cha má thành tựu đạo giải thoát, thành Phật!
Nam-mô A-di-đà Phật
Con kính thư.
(Viết xong, Úc Châu, 21/10/00)
“Bất cứchúng sanh nào thường xuyên xưng niệm Nam-mô A-di-đà
Phật, thiết tha, hân ngưỡng, dẫu gặp cảnh ngộnào cũng chẳng thối chí, thì
chiêu cảm những hạnh lành bất khảtưnghị”.
(Quán ThếÂm Bồ-tát).
Khuyên người niệm Phật
29
03 - Lời khuyên song thân
Cha má kính thương,
Không phải tựnhiên con cứnói mãi với cha má vềviệc tu hành. Ít có người ra nước ngoài
rồi viết thưvềkhuyên tu hành, giảng giải nhưvậy đâu. Vì, thật sựthếgian này sáu tỉngười
có mấy ai nghĩ đến chuyện tu hành. Sáu tỉngười có đến 5 tỉ9 chỉlo làm sao có tiền, có địa
vị, có danh vọng, có nhà cao cửa rộng, lo ăn nhậu, lo tranh đoạt đủthứ... cho nởmày, nở
mặt với bà con cô bác! Thậm chí có nhiều người trước khi nhắm mắt trong tay vẫn còn nắm
gói tiền, vẫn còn hãnh diện cái quá khứgiàu sang vinh hiển của mình.
Nghĩcho kỹcũng khá buồn cười! Không biết họgiữcái danh đó được bao lâu? Không
biết sau khi nhắm mắt họ đi về đâu? Sẽcười hay sẽkhóc? Có đem theo được những cái vinh
dựhão huyền mà họsuốt đời cặm cụi truy tầm không? Những thứdanh vọng phù phiếm đó
có còn lưu mãi trong đời không? Hay chỉvừa nhắm mắt thì tất cảcái hão huyền đều tan theo
huyền hão!...
Con hằng ngày đọc giảng ký của Hòa Thượng Tịnh Không, lời giảng của Ngài hiện
nay đi khắp thếgiới, không còn dùng đến sách vởlưu trữ được nữa, mà người ta phải dùng
đến dụng cụ, phương tiện khoa học tối tân đểgìn giữ, đểphổbiến. Vì Việt-Nam không đủ
phương tiện đểthấy được cho nên con cốgắng chỉnh sang tiếng Việt đểmay ra giúp người
Việt-Nam học đạo. Nếu cha má thật sựgiác ngộsự đời là vô thường, là mộng huyễn, mà phát
tâm Tín-Nguyện-Hạnh vững vàng làm theo, thì con sẽlần lượt trích dẫn lần lần cho cha má
và anh chịem biết.
Kinh Phật thuyết A-di-đà nói, "Bất khảdĩthiểu thiện căn phước đức nhân duyên đắc
sanh bỉquốc", thiện căn ít không thểsanh vềthếgiới Tây-phương Cực-lạc được. Tuy nhiên
Ngài giảng rõ, "... Cho dù căn lành trong kiếp trước của chúng ta kém một chút, kém ởchỗ
nào? Tâm ta hiện nay vẫn không tha thiết cầu vãng sanh, đối với thếgian này vẫn còn lưu
luyến, tức là căn lành của quý vịcòn kém một chút. Kém một chút mà đời này muốn vãng
sanh cũng không phải là không làm được. Đời này cốgắng thì có thể được trợcứu! Dũng
mãnh tinh tiến thì có thểbổtúc căn lành, phước đức không đủ ởtrong kiếp quá khứcó thểbổ
túc được. Chỉsợlà lòng tin của quý vịkhông thanh tịnh! ...".
Niệm Phật cầu đạt đến đỉnh cao !
Khuyên người niệm Phật
30
Căn lành là gì? Là người đã tu hành nhiều đời nhiều kiếp rồi, đã làm thiện rất nhiều,
cúng dường hằng hà chưPhật trong quá khứ, cho nên đời này chỉcần nghe danh hiệu Phật
là họphát tâm tu hành liền, phát tâm niệm Phật liền, không cần suy nghĩ, không cần thắc
mắc. Người đã có căn lành nhưvậy thì tựnhiên một đời này họsẽvãng sanh vềTây-phương
thếgiới của Phật, vĩnh viễn thoát khỏi lục đạo luân hồi. Chỉcòn một đời này nữa thôi họsẽ
thành tựu Phật quả.
Người chưa có căn lành là gì? Là người trong kiếp quá khứít tu. Có tu thì có chút
căn lành còn khuyên được, nếu không tu thì đời này họkhông tin, có mướn họcũng không tu.
Cứnhìn chung quanh là thấy ngay, những người luôn luôn phỉbáng Phật pháp, chính là do
thiện căn phước đức không có, ác nghiệp đã tích tụtừvô lượng kiếp rồi không gỡnổi! Chắc
họchỉcòn một đường để đi, đó là tam đồkhó tránh. Thảm thương vô cùng!
Cũng có thểtrắc nghiệm thiện căn của mình thửcoi có chín mùi chưa, bằng cách tự
hỏi lại chính mình có tin tưởng vững chắc pháp môn của Phật cứu độchúng sanh không? Ví
dụ, niệm Phật đểthành Phật, là pháp cứu cánh giúp chúng sanh thoát ly luân hồi trong một
đời, mình có tin không? Có nguời khuyên mình niệm Phật, mà mình tin dễdàng thì thiện căn
đã tới, nếu chống đối thì thiện căn không có, nếu mình tin một ít thì thiện căn phúc đức chưa
đủ.
Những người tin chút ít thì còn cốgắng khích tấn khuyên nhủ đểtạo cơhội trưởng
dưỡng thiện căn cho họ, đểmay mắn tựhọ được cứu thoát trong một đời này. Còn người
chống đối thì thường ta khi chỉgieo duyên cho họmà thôi, nhiều khi không dám khuyên họ
nữa, vì vô ích mà không khéo tạo tội cho người, vì họdễbuông lời phỉbáng pháp Phật.
Chính con đã thấy rất nhiều người có thiện căn phúc đức nhưvậy. Quý hóa vô cùng!
Con cũng thấy nhiều người luôn luôn chống đối Phật. Thật tội cho họ! Muốn cứu họmà đành
chịu thua, họtìm mọi lý luận đểbài bác, đểphá bỏ. Thếthì làm sao hơn!...
Nhìn lại trong thân nhân mình, con thấy cha má có thiện căn. Chắc chắn có! Cho nên,
con nghĩsau những lần khuyến tấn, cha má sẽnghe theo mà hạquyết tâm tu hành. Thiện căn
của cha má ở đâu? Chính là cha tu theo đạo Cao-Đàøi lâu năm, có ăn chay, có tụng kinh, có
làm lành... còn má thì hiền thục tin tưởng Trời, Phật. Chỉcòn chờ đợi một dịp may thì cha
má được thoát nạn ngay trong một đời này thôi. Bây giờdịp may đã tới, cơhội này mà không
tin thì còn đợi khi nào nữa? Hãy nhìn chung quanh coi có ai được nhưvậy không? Khi thiện
căn thành tựu thì tựnhiên có người khuyến sách.
Cha má nên biết là tất cảmọi tôn giáo đều nhằm cứu độchúng sanh. Tôn giáo nào
cũng tốt cả, nhưng mỗi một tôn giáo có một cảnh giới nhất định đểcứu người. Đây là điều
cha má nên hiểu thật rõ mới mong liễu giải vấn đề. Ngay trong một tôn giáo, nhưPhật giáo
chẳng hạn, cũng có nhiều pháp môn, mỗi pháp môn thích ứng đến một cảnh giới. Vì chúng
sanh nghiệp chướng quá nặng, căn cơsai biệt, cho nên Phật mới đem phương tiện gần gũi
Khuyên người niệm Phật
31
nhất đểcứu vớt chúng sanh... Có nhiều tôn giáo cứu người khỏi rơi vào tam ác đạo: Địangục, Ngã-quỷ, Súc-sanh. Nghĩa là, tu hành tinh tấn thật nhiều cũng chỉnhằm không rớt
xuống hốác, đểtrởlại làm người. Nếu tu không tinh tấn thì chắc phải rớt. Còn sau đó thì
sao? Đâu biết được! Vì trởlại làm người có được sanh ởViệt-Nam hay Cam-bốt? ỞMỹhay
các nước Châu-Phi đói khát, hằng ngày không có cơm ăn? Rồi đời kiếp sau đó có ai chỉcho
mình tu hành nữa không? Có ai ngăn cấm mình làm ác không?...
Cha má tu Cao-Đài nhiều năm, cái đó có lợi cho cha má vềcon đường nhân đạo. Nhờ
làm lành lánh dữ đểtạo phước báu cho đời sau. Đây chính là cái phước tích tụ được trong
những năm, tháng tu hành. Nhưng phước báu đó, nếu có cũng chỉgiúp được làm người mà
thôi. Nếu tu hành thật tốt thì được vậy, còn nhưtu không tốt thì biết đâu mà nói! Cha má hãy
nhìn mấy đứa nhỏmới sinh thửcoi, chúng nó kiếp trước có tu nhiều lắm mới trởlại làm
người, nhưng liệu đời này chúng có ngoan không? Lớn lên, có không đi ăn trộm, ăn cướp
không? Thậm chí có người bịtửhình, tù đày... đủtội hết. Cái tu ở đời kiếp trước để được tái
sanh làm lại thân người đâu cứu được đời này, thì tu ở đời này mà không thoát được nhơn
đạo thì ai cứu mình trong đời kiếp sau?
Có nhiều giáo lý rất tốt, nhưng sởdĩngười tu chỉthành đạt cõi thiện thấp nhứt là làm
người mà thôi, vì thật ra chưa có ai khai thác cái điểm cao tột của đạo giáo. Như đạo cha
đang tu tập chẳng hạn, họhành đạo rất hay, lấy tam cương ngũthường của Khổng Giáo làm
căn bản, lấy thiện lành làm tông. Đây là điều tốt của đạo làm người, nhưng hầu hết đều
nhắm thẳng vào đường nhân đạo, khỏi bị đọa địa ngục để được dựvào Hội Long-Hoa.
Nhưng có điều, Long-Hoa Hải-Hội tới gần sáu trăm triệu năm nữa mới có. Gần sáu trăm
triệu năm nữa Di-Lặc Tôn Phật mới thịhiện thành Phật ởthếgian dưới cội cây Long-Thọ
mà lập Hội Long-Hoa. Di-Lặc Bồ-tát đang tu ởcõi trời Đâu-Suất bốn ngàn năm, sau đó mới
xuống thếgiới Ta-bà khai lại pháp Phật. Một ngày ởcõi Trời Đâu-Suất bằng bốn trăm năm
ởthếgian, mỗi năm có ba trăm sáu mươi lăm ngày. Cha má tính thửlà bao nhiêu năm,
(400năm x 365 x 4,000 = 584,000,000; 584 triệu năm).
Gần sáu trăm triệu năm nữa mới đến kỳLong-Hoa-Hải-Hội. Cha má thửnghĩ, liệu
mình có thoát khỏi nạn trong khoảng thời gian dài đăng đẳng đó không? Cứtính trung bình
một đời cỡtám mươi năm, thì mình tu bao nhiêu triệu đời người đểchờhội Long-Hoa. Có
chắc những đời sau đó mình hiền lành hoài không? Ngay đời này đây mình có tu hành, mà
liệu có tu đủtiêu chuẩn là hiền nhân quân tửchưa chứ đừng nói chi tới đời sau, thì sao dám
bảo đảm hàng triệu đời mình tiếp tục tu cho được? Nếu sơý rơi vào đường địa-ngục, ngạ-quỷhay súc-sanh, thì "Vạn kiếp nan xuất, thống bất khảngôn". Vì một ngày dưới địa ngục
bằng hai ngàn bảy trăm năm (2.700) trên dương gian, mà ởdưới đó vạn kiếp!!!... Không biết
thì thôi, khi biết rồi giựt mình sợ đến toát mồhôi cha má ạ!
Khuyên người niệm Phật
32
Có một điều thật đáng tiếc là cũng từtrong kinh Phật ra, mà người ta không chịu khai
thác đỉnh cao của lý đạo, mà cứdạy con người tu theo mức chứng thấp nhất. Nhưvậy biết
bao giờmới giải cứu được một chúng sanh đây!? Lên một nấc cảnh giới là trải qua hàng
triệu triệu năm chứ đâu phải đơn giản.!...
Cha má ơi! Nên tỉnh ngộliền. Lợi dụng ngay phúc đức tu nhơn lâu nay làm bổn, cộng
với thiện căn phước đức kiếp trước, tiến mạnh mẽthêm chút nữa, ứng dụng ngay điểm cao
tột của kinh Cao-Đài thì có hy vọng vượt thẳng lên cõi Phật luôn, một đời vềvới Phật trở
thành bất thối chuyển. Thực sự được nhưvậy, chứkhông phải con nói ngoa đâu. Nếu được
vậy thì cha má có cái đại phúc báu, đại thiện căn, trong đời này khó có ai có được chứkhông
phải thường! Sung sướng biết mấy!
Điểm cao đó là gì? Đó là: NIỆM PHẬT cầu sanh Tịnh-độ, ứng dụng ngay câu kinh
của Cao-Đài, "một lòng NIỆM PHẬT, ăn chay, làm lành". Ăn chay, làm lành là trợhạnh,
Niệm Phật là đỉnh cao của pháp môn giải thoát.
Nhưvậy niệm Phật không chống trái với kinh giáo Cao-Đài. Nhưng vì người ta sơý
không thấy, thường hay lấy cái phụlàm chính, lấy chính làm phụ, cho nên cứthấy lâu lâu
mình làm chút việc lành, mỗi tháng ăn chay vài bữa, tưởng là tu hành ngon lành. Đâu có
ngờ, con bò ăn chay trường có thành Phật không? Con chim bồcâu một đời hiền lành có
thành Phật không? Con cù lần vừa ăn chay trường vừa hiền nhưcục đất có thành Phật bao
giờ đâu?!
Lần sau, con sẽthưa với cha má tại sao "ăn chay làm lành" chưa phải là chính yếu.
Lần này con nói thẳng đến Niệm Phật trước đã. Con thành tâm muốn cha má tin lời con, cha
má hạquyết tâm niệm Phật trước đã. Tuổi già, thời gian không chờ đợi, thếsựthì vô thường,
làm sao hẹn ngày hẹn tháng. Nguyện sanh vềTây-phương Cực-lạc đểkhỏi luống một đời tu
hành trước, rồi mới tính chuyện khác sau. Cha má hãy nghe lời con đi, đừng chần chờnữa.
Ởxa quá con không biết cách nào nói với cha má nhiều lâu được. Nhưng những lá thưnày là
lời vàng, lời ngọc cho cha má thoát khổhải trầm luân đó!
Pháp môn niệm Phật này đơn giản lắm, chỉthành tâm tin tưởng Phật, phát tâm nguyện
hết báo thân này được sanh vềTây-phương Cực-lạc, và liên tục niệm Phật hiệu A-di-đà, thế
thôi. Nếu cha má thực hành được thì linh nghiệm thù thắng bất khảtưnghị, là cảmột phước
báu to lớn bất khảtưnghì. Con sẽtừng thưmột giảng rõ thêm chi tiết cho cha má tu.
Tu đểlàm người, vẫn trởlại thành người, thì làm sao quý bằng tu hành trởthành
Phật, một đời giải thoát tất cảtrầm luân!
Nếu có ý kiến gì chưa đồng ý cứviệc gạn hỏi thẳng với con. Pháp môn vi diệu đang
lưu thông khắp thếgiới, cứu độhàng triệu người, mà chúng ta chưa hay biết. Trong khi đó
Khuyên người niệm Phật
33
con được nhân duyên đọc hàng ngày, coi từng câu, nghiệm từng ý, con được nghe thuyết
pháp hàng tuần, làm sao con không hiểu, làm sao con không thấy. Khi thấy rồi mà đểcha má
mất phần lợi lạc thì lòng con sao nỡ đành. Cho nên, con tha thiết muốn cha má bắt đầu niệm
Phật ngay đi kẻo trễlà vậy. Khi quyết tâm niệm Phật rồi, nghĩa là đã tin rồi, thì con mới có
thểthốlộthêm những chân lý mà con đã học được, đã thấy được, lúc đó cha má mới hiểu
sâu vào cảnh giới. Khi đã hiểu sâu rồi, con tin tưởng cha má tìm được nguồn hạnh phúc vô
biên, nguồn an lạc vô tận, và nhiều khi ngộ đạo rồi cha má còn phát tâm độ đời nữa là khác.
Hãy thành tâm tu hành, hãy chuyển thưcon cho tất cảanh chịem, bà con đọc nhất là
chịHai đang bệnh. Nhiều khi họngộ được thì công đức của cha má cũng lớn vô cùng. Nếu
có ai muốn hỏi cứnói viết thưcho con.... Con tìm mọi cách đểgiúp cho họtu. Tu được người
nào mừng cho người đó. Làm phước đức cho nhiều thì tưlương của mình mới nhiều, tạo
thêm cơhội để được vãng sanh Tây-phương Cực-lạc Thế-giới.
Hòa-Thượng Tịnh-Không giảng: "Nếu tâm thanh tịnh không một mảy may nghi ngờ,
thì quảnhiên cõi Tây-phương Tịnh-độtrong một đời này không khó đạt được. Do đó, nghiên
cứu kinh, giảng giải, thảo luận, mục đích là giúp chúng ta có lòng tin thanh tịnh, sau đó mới
phát sanh nguyện lực chân thật, nguyện vọng mạnh mẽcầu sanh. Thếlà quý vịvừa nghe hiệu
Phật tựnhiên sẽkhông bịdứt. Vì sao? Nguyện lực đang thúc đẩy quý vị.  Đời này ta chỉcó
một mục tiêu, muốn thấy Phật A-di-đà, muốn đến Tây-phương Thế-giới Cực-lạc. Đi cách
nào? Trong kinh dạy chúng ta, chấp trì danh hiệu thì có thể đi".
Cha má thấy rõ ràng, Niệm Phật đểthành Phật. Chỉcần chấp trì danh hiệu "Nam-mô
A-di-đà Phật" hoặc "A-di-đà Phật". Hằng ngày, hằng giờ, hằng phút, bất cứchỗnào, ở đâu,
tình trạng nào, lúc đau, lúc khỏe... đừng rời khỏi niệm Phật thì cơhội vềvới Phật trong đời
này đang ởtrong tay của cha má. Chỗnghiêm trang thì niệm thành tiếng, chỗ đông người thì
niệm thầm. Câu này liền câu khác, liên tục nhưtrường lưu thủy trong tâm. Bớt nói chuyện
lại, bớt bàn chuyện đời, bỏnói chuyện thịphi, không lo lắng vềtiền bạc, bớt nghĩ đến chuyện
tương lai... bỏhết tất cảmọi duyên đểtranh thủniệm Phật.
Nếu thành tâm niệm Phật thì tựnhiên tất cảmọi chuyện đều được giải quyết êm xuôi
tốt đẹp. Nghĩa là, cha má khỏi cần lo tiền cũng có tiền, khỏi cần lo ăn cũng có ăn, khỏi cần lo
ân nghĩa ân nghĩa cũng dứt... Con bảo đảm với cha má nhưvậy. Còn nếu không tin, cha má
cứviệc chạy theo cái khổnão triền miên của thếsựnhân tình, kết quảnhưthếnào chắc chắn
cha má tựbiết lấy, không cách nào thoát được đâu!
Nếu cơduyên cha má đã thành thục thì lời của con trởthành quý báu vô giá. Không dễ
gì có ai khuyên cha má chân thành nhưcon, không người con nào thương cha má nhưcon,
không người con nào trả được chữhiếu trọn vẹn nhưcon! Còn như, có đại phúc báu trong
tay mà không biết thì cũng đành chịu thua! Đừng tựbỏmất, khó tìm lại lắm đó cha má ạ!...
Khuyên người niệm Phật
34
Thôi con xin ngừng. Cái thân này có gìn giữtới đâu thì nó cũng mất. Sanh tửsự đại,
mau mau hồi đầu đừng hẹn nữa. Có sanh, chắc chắn phải có tửcó gì đâu mà sợ. Chỉsợlà tử
rồi mình đi đâu đây? Cơhội siêu thoát đã đến tay cúi xin cha má đừng đểvụt mất!
Nam-mô A-di-đà Phật
Kính thư.
(Viết xong, Brisbane 7/11/00).
Tin rằng bản nguyện của Phật A‐di‐đà là chân thật, rốt ráo và tối thắng. Ngài
không bao giờ bỏ sót một chúng sanh nào, dù kẻ ấy phạm vào ngũ nghịch, thập ác.
            (PS Tịnh‐Không).
(Giác nhi bất Mê
Chánh nhi bất Tà
Tịnh nhi bất Nhiễm)
Khuyên người niệm Phật
35
04 - Lời khuyên song thân
Cha má kính,
...............................................................
Trong thưnày con sẽnói với cha má một chuyện sắp sửa xảy ra ở đây. Hay vô cùng!
Chuyện một người cho biết sắp được vãng sanh. Chuyện này ởcác nơi thì cho là lạlùng, còn
ở đây với pháp tu tối thắng vi diệu, hễngười nào chí thành tu hành đều được vãng sanh về
Tây-phương Cực-lạc với Phật A-di-đà cả. Quý hóa quá đi mà mãi đến nay, qua bao nhiêu thư
của con cha cũng mới có mởmột lời khen nhẹthôi chứchính cha má chưa hạquyết tâm tu
hành. Thật uổng quá. "Triêu tồn tịch vong sát na dịthế"mà chờsao được? Đã có đường
cho mình giải thoát mà không chịu đi, cứngồi đây lý luận, nghi ngờthì ai có thểcứu mình
đây? Vô thường tấn tốc, ngưỡng mong cha má quyết chí thành tâm đồng niệm Phật.
Con kểcho cha má nghe, chuyện là ngày hôm nay ởTịnh-tông-Học-Hội (tức hội niệm
Phật) tại Brisbane đang dọn dẹp để đón Hòa Thượng Tịnh Không từSingapore qua vào ngày
thứBảy 25/11 và cũng chuẩn bịcho ba tuần lễkiết thất niệm Phật bắt đầu từ26/11. Ngọc qua
chùa đểdọn, con thì ởnhà lo chuyện giảng ký, khi vềnàng nói với con là bà Bảy sắp sửa
vãng sanh. Chuyện này chắc cha má nghe giống nhưchuyện phim ảnh, nhưng ở đây người ta
coi là chuyện thường. Riêng con, hồi giờthường nghe nói vãng sanh qua sách vở, tin tức,
hình ảnh... chứthấy tận mắt thì rất là hiếm, vì lâu lắm mới có một người "chết" chứ đâu có
hoài. Bà Bảy này thường gặp tụi con hàng tuần ởchỗniệm Phật, nay bà báo cho biết rằng bà
sắp sửa vềvới Phật. Con kểcho cha má nghe, nếu thiện căn có thì đây là cơhội tăng thêm
niềm tin tu hành. Hy hữu lắm mới thấy, nghe được chuyện này đó!
 Bà này tuổi trên tám mươi, con không hỏi rõ, pháp danh là Tịnh Bửu, trước đây thỉnh
thoảng có đi chùa lạy Phật. Khi cơmay đến bà gặp pháp môn niệm Phật, bà phát tâm tin
tưởng, quyết chí niệm Phật. Lúc nào bà cũng cầm xâu chuỗi trong tay và niệm thầm A-di-đà
Phật, bà cầu được vãng sanh vềTây-phương. Vì hồi trước buôn bán có nhiều lúc nói xạo, cho
nên, bây giờhầu nhưngày nào bà cũng thành tâm sám hối tội lỗicủa mình. Khi gặp tụi con
bà thường than rằng: "ước gì Minh con của bà, gặp được các con, đểcon khuyên nó một
tiếng cho nó niệm Phật". Bà thường nói con là người thiện tri thức, vợchồng đều tu hành,
thật quý quá.
Hơn tám mươi tuổi mà bà rất tỉnh táo, ăn nói chững chạc, không lẫn gì cả. Khi đi nhiễu
Phật, (tức là sắp hàng nhau đi vòng quanh bàn thờPhật A-di-đà vừa đi vừa niệm "A-di-đà
Phật, A-di-đà Phật...") bà đi không nổi, bà chỉ đi chập chững, cho nên cứlẽo đẽo theo rồi rơi
Tu Tịnh nghiệp chứkhông phải
Thiện nghiệp!
Khuyên người niệm Phật
36
lại phía sau. Khi hàng người tiến gần tới thì bà lại nép sát vào tường chờhọ đi qua rồi chập
chững theo tiếp.
 Trong niệm Phật đường thì ráng theo người ta niệm Phật. Khi ra khỏi đại điện thì bà cứ
lâm râm niệm Phật liên tục, không bao giờngừng. Sáng nào, bà cũng quỳtrước Phật khấn
nguyện vãng sanh. Chiều lại, bà quỳlạy Phật và hồi hướng tất cảcông đức vềTây-phương.
Bà làm đúng nhưlời Hòa Thượng và quý thầy dạy. Ai nhìn bà cũng thương, và ai cũng tin
tưởng bà sẽ được vãng sanh. Thời gian tu nhưvậy chỉhơn một năm thôi, thếmà bây giờbà
đã cho mọi người hay cái tin sắp được vềTây-phương.
 Bà nói vậy cách đây mấy tuần rồi mà con không hay, hôm nay, vợcon vào chùa dọn
dẹp chung thì mới nghe người ta nói lại, và vềcho con biết liền. Con vội vã viết thưcho cha
má hay. Vài bữa nữa con hỏi tiếp rồi viết tiếp. Đây là chuyện khó lắm mới chính mắt chứng
kiến. Có thểvài bữa nữa con chụp chung với bà vài tấm hình rồi gởi vềcha má xem. Hơn
nữa, khi bà thông báo ra đi thếnào con cũng tình nguyện tới hộniệm cho bà. Hộniệm cho
một người vãng sanh công đức rất lớn.
Hộniệm là gì? Là khi có người sắp ra đi, mình tới thành tâm niệm Phật, giữchánh
niệm cho họ đểhọan nhiên theo Phật. Trường hợp của bà Bảy này đã được ứng mộng trước
thì khá hay! Nếu người ra đi còn khoẻthì họngồi, nếu yếu quá thì nằm, còn người hộniệm
thì đứng hoặc ngồi gần đó cứviệc niệm "A-di-đà Phật" liên tục hai mươi bốn trên hai mươi
bốn giờ đểgiữchánh niệm cho họ. Nếu ít người thì chia phiên nhau, mỗi lần hai người hoặc
một người. Mỗi lần có thểmột, hai, hoặc ba giờtùy ý. Thay phiên nhau niệm hai mươi bốn
giờkhông được gián đoạn. Chuyện này nếu cha má muốn tìm hiểu con sẽnói sau. Bây giờ
trởlại chuyện bà Bảy đã.
 Tin bà Bảy Tịnh Bửu sắp vãng sanh được bà cho biết cách đây mấy tuần rồi mà con
không biết. Bà nằm mộng thấy Phật A-di-đà tới thọký bảo bà rằng, bà được Phật cho vềTâyphương và dặn bà tìm một tấm vải vàng. Phật đưa tấm vải vàng cho bà coi và bảo bà tìm cho
được miếng vải đó đểvãng sanh. Bà không biết miếng vải đó ở đâu, cho nên buồn, theo Ngọc
nói, nhiều lúc bà muốn khóc mà không biết hỏi ai hết. Đến kỳPhật thất, nghĩa là cách đây
hơn một tuần, bà tâm sựvới ông phó hội trưởng của Tịnh-tông-Học-Hội, ông ta chạy vô tủ
lấy ra một tấm vải vàng đưa cho bà xem và hỏi có phải giống nhưvầy không? Bà coi xong
thấy giống y nhưtấm vải của Phật A-di-đà đưa cho bà xem trong giấc chiêm bao. Bà mừng
quá. Điều kiện của Phật đưa ra là có tấm vải vàng để được vãng sanh, bây giờ đã tìm được
tấm vải, có lẽbà được vãng sanh một ngày gần đây. Lòng phát nguyện của bà đã được thành
tựu. Ông Phó hội trưởng, (người Trung-Hoa) khuyên bà, ngày vãng sanh nên vào chùa vãng
sanh đểcó nhiều người hộniệm, ởnhà lỡcon cái không biết, khóc kểtùm lum thì bịnáo loạn
có thểmất vãng sanh, uổng lắm. Bà đồng ý.
Khi nào bà thông báo, thì chắc chắn con phải nghỉlàm một vài hôm đểtham gia hộ
niệm cho bà. Con sẽthu thập tất cảtin tức kểcho cha má nghe sau. Nếu họcho phép chụp
Khuyên người niệm Phật
37
hình con sẽgởi hình về, nhưng thường thường lúc đó họcấm vì sợlàm loạn tâm người đi.
Nhưng nếu người vãng sanh vui vẻ, không ngại, hoặc yêu cầu thì họquay phim, chụp hình,
có người còn mời tới dựtiệc vãng sanh nữa là khác. Linh diệu vô cùng, tảkhông được bằng
bút mực đâu!
Có một điều mà bà phải thu xếp từ đây cho đến ngày vãng sanh, chưa biết sớm hay
muộn là cảnh tỉnh mấy người con cháu. Anh M. là con trai trưởng, sáu mươi lăm tuổi, đang
là chủmột cửa tiệm. Bà khuyên anh niệm Phật mà anh không tin. Nhiều lần bà Bảy nhờcon
khuyên giùm cho bà, nhưng con không gặp được. Chỉ đành nhờvào thiện căn của chính cá
nhân của anh mà thôi. Nếu giờphút chót mà ảnh vẫn không tin, không cho bà tới chùa để
người ta hộniệm, giữbà ởnhà và không đồng ý cho người tới hộniệm, thì ai dám tự động
vào được nhà ông ta? Lúc đó cũng đành tùy duyên mà thôi. Nhưng theo con nghĩvới lòng
chân thành và quyết tâm của bà Bảy, bà sẽcứng rắn ngăn cấm con cái đểhọkhỏi phá rầy
ngày ra đi. Cầu xin cho bà được thuận buồn xuôi gió, ngày cuối đời tránh được những
chướng ngại đáng tiếc. Trong mộng bà được bảo tìm miếng vải vàng là đã hàm ý khuyên bà
nên dặn con cháu cho vào đạo tràng đểvãng sanh, vì chỉcó chùa này mới có miếng vải này.
Người đã được đức Phật A-di-đà ứng mộng điềm chỉmà con cháu không tin trưởng thì cũng
đành tùy duyên thôi! Cũng xin nói thêm là "Chùa" ở đây hơi khác với chùa theo kiểu bình
thường, đây chỉlà một đạo tràng niệm Phật, Phật tửtựnguyện dựng nên đểmọi người tới
niệm Phật.
Thưa cha má, nhiều người tu hành trọn đời chưa chắc đã được tái sinh làm người. Ở
đây, bà chỉtu hành một thời gian ngắn mà được vềTây-phương với Phật thì còn có hồng
phúc nào lớn hơn? Có phước báu gì so sánh được? Chuyện vãng sanh, nếu cha má có đọc thì
trước giờnhiều lắm chứkhông phải ít. Hầu hết đều là người niệm Phật mà thôi. Người không
biết tu, trải qua hàng triệu kiếp chưa chắc đã đủcơduyên tới “vùng biên địa” của Tâyphương Cực-lạc chứ đừng nói chi đến chính đức Phật hiện ra báo tin vãng sanh. Cái nguyện
vọng của tất cảchúng sanh, những người học Phật đều cầu mong một ngày được về đến Thế-Giới Tây-phương Cực-lạc của Phật A-di-đà. Nhưng đâu phải dễ. Nếu chỉcần sơý một chút,
vụng dại một chút, sai một ly thì ân hận ngàn đời ngàn kiếp!
Pháp môn có nhiều, tu hành vạn nẻo, suy đi xét lại chỉcó “niệm Phật thành Phật” là
con đường thẳng tắp khó thểbịlạc đường. Không cần người giỏi, dở, khôn, ngu, cao, hạ... gì
cả, chỉcần ai có thành tâm Tin Phật, phát nguyện cầu sanh Tây-phương Cực-lạc, và trì danh
hiệu Phật mà niệm, gọi tắt là TÍN-HẠNH-NGUYỆNlà được.
Có nhiều cách tu hành đang dẫn con người vào con đường vô cùng vô tận của luân hồi
tửsanh mà họkhông biết. Đây là sựthật nhưng mình không chịu tìm hiểu kỹ. Một khi đã lún
vào trong đó, trí huệ đã bịche lấp, huệmạng của mình đã bịtrói chặt trong đó rồi khó mà gỡ
ra lắm. Muốn ra được phải có cơduyên, phải gặp được thiện tri thức thức tỉnh mình, phải có
thiện căn phúc đức lớn từtrong nhiều đời nhiều kiếp, và chính mình phải dũng mãnh, sáng
suốt nhìn thấy vấn đềthì may ra mới có thểcứu vãn. Cái khó là ởchỗthuyết nào cũng nói
Khuyên người niệm Phật
38
thiện mỹcả, nói toàn là tốt hết. Ví dụ, nhưlàm lành, làm thiện sao lại không tốt, thành thửai
cũng nghĩ, tu thì làm lành là được, đừng làm ác là xong. Thực tếkhông phải đơn giản như
vậy đâu cha má ạ.
Trong thưcha viết cho con có câu, "con cũng nên tạo cho được tâm Phật chân chánh
để được hưởng phước lâu dài...". Con hiểu thâm sâu vào câu nói đó. Người ta thường so
sánh với bao nhiêu người có tiền bạc, con cái khá giả... cho nên họcứnghĩtu hành để được
bù đắp bằng những thứ đó. Nhưng thưa cha má, hưởng cái phước cũng tốt, nhưng tốt được
bao lâu? Có người gia tài bạc tỷmà khi ngộ đạo họbỏhết, thì tại sao lại có người lặn lội suốt
đời chạy tìm tiền bạc, đến ngày gần đất xa trời vẫn một lòng nghĩ đến tạo sựnghiệp tiền tài là
sao?
Thưa cha má, hãy nghĩcho kỹ, làm lành thì tốt, nhưng làm lành đểcầu hưởng cái
phước hữu lậu thì lại triệu triệu kiếp không làm sao thoát khỏi sinh tửluân hồi, không bao
giờtới được cảnh giới Tây-phương Cực-lạc Thế-giới được. Người làm lành đểcầu mong
hưởng phước báu, thì tương lai không xa, khó tránh khỏi bị đọa lạc. Vì sao? Vì làm lành có
một chút không bằng người ta làm ráng mà đã tìm cách thâu lợi rồi, thì lành đó là vì lòng
tham chứkhông phải lành đâu! Ở đó bon chen, ganh tị, đấu tranh, tham, sân, si... đầy dẫy.
Cái nào nhiều hơn?
Làm được chút việc lành đểmong hưởng phước, thì phước đó là phước hữu lậu của thế
gian. Càng có nhiều phước của thếgian càng dễlàm ông chủtịch, quan tòa, nhà giàu, thế
lực... thì càng tạo nhiều nghiệp ác, thì càng dễbị đọa vào những đường ác khó có ngày thoát
ra. Người nghèo, vậy mà ít tạo nghiệp, ít ngạo mạn, ít sân giận, ít sát sanh. Họnhiều nhẫn
nhục, khiêm nhường, ít rượu thịt... cho nên ác nghiệp họnhẹ, họcó nhiều hy vọng tốt ở đời
sau. Còn người giàu có thì hách dịch, tựphụ, thì mỗi ngày ăn một con gà, vài bữa làm một
con bò để ăn, vài ngày làm bữa tiệc nhậu nhẹt. Một bữa ăn của họhại không biết bao nhiêu
sanh mạng trong đó. Hỏi thửnghiệp sát, nghiệp tham, nghiệp sân... ác nghiệp của họlớn biết
chừng nào! Quảbáo trảvay tơhào không sót, làm sao họthoát khỏi cho được luật trảvay của
tạo hóa đây!?
Có lần con nói với cha má, tu hành chứkhông phải làm thiện. Đây không có nghĩa là
khuyến khích làm ác đâu. Mà con muốn nói:
1) Không làm điều gì ác;
2) Làm tất cả điều thiện, nhưng đừng cầu hưởng phước báu điều mình làm ra;
3) Thành tâm niệm Phật, hồi hướng công đứùc vềTây-phương Cực-lạc và mong cho
mọi người hưởng cái công đức tu hành của mình.
Đó là đại khái ý nghĩa câu "Chưác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tựtịnh kỳý".
Đó chính là tu Tịnh-nghiệp vậy.
Khuyên người niệm Phật
39
Có những cái mình cho là thiện nhưng chưa chắc là thiện đâu. Con ví dụthẳng trong
dòng họmình trước đây giàu có, ngày ông Cốchết, nghe nói gia đình làm đám ma dài hàng
tháng, bò, heo, gà, vịt giết liên tục để đãi. Cảlàng đều khen: "Ôi! Nhà giàu sang, danh tiếng,
thếlực, tốt phước...". Nhà mình là từ đường, hàng năm mấy mươi đám giỗ, mỗi đám giỗgiết
heo, giết gà, giết vịt... đễ đãi bà con (chứkhông thì khó coi!), lại còn đem thịt, cá đểù lên bàn
thờcúng ông bà nữa. Đây là ví dụthôi, còn nhiều thứnữa lắm. Cha má thửtựnghĩcoi, mình
làm vậy đúng hay sai? Là thiện hay ác? Là hiếu hay bất hiếu?
Ông bà mình chết chưa kịp chôn cho yên mồmả. Ngưu -Đầu, Mã-Diện đang còng cổ
xuống âm ty xửphạt, làm con cháu không van cầu tha mạng cho ông bà, lại còn ra tay sát
sanh để đãi đằng tạo thêm tội sát cho vong linh nữa! Trảhiếu sao lại cứlợi dụng ngày giỗ,
ngày ông bà, cha mẹchết mà giết hại heo, gà, rượu thịt ê hề để"trước cúng sau nhậu” cho
đã? Lợi dụng ngày chết của người thân đểsay sưa trảchuyện nghĩa nhơn, danh vọng cho
chính mình? Tội nghiệp của ông bà đã chịu quá thảm thương nơi địa ngục, ngày đêm bịtra
tấn, đang mong con cháu cầu siêu không ai làm. Ngược lại, mình chịu tội phạt mới lơi lơi
một chút, ngáp ngáp một chút thì bịcon cháu lại đè ra nhét thịt nhét máu vào miệng đểkết
thêm tội sát sanh! Ông bà vụng tu hành thì tựông bà trảnợ đã đành, không ai cứu giúp được
thì đành đi, đàng này chịu cực hình đủcỡ đểtrảnợ, mới được một phần, đang tìm cách ngoi
lên thì bị đàn con cháu nện một đạp chìm xuống địa ngục trởlại! Nhưvậy, mà thếgian vẫn
cứcho đó là hiếu! Báo hiếu gì kỳvậy?
Thưa cha má, không biết cách tu, triệu triệu kiếp mãi mãi đọa lạc, hết địa ngục rồi tới
ngã quỷ, hết ngã quỷrồi sanh làm súc sanh, hết súc sanh rồi làm người. Làm người được rồi
thì mê muội, điên đảo, mặc sức tạo ác nghiệp đểlại rơi xuống hốtrởlại!
Trởlại việc làm thiện, nếu muốn một đời này về được với Phật thì không được tạo ác
nghiệp, không tu thiện-nghiệp mà phải tu Tịnh-nghiệp. Ta nên phân biệt rõ ràng giữa tịnhnghiệp và thiện-nghiệp.
Tu thiện-nghiệp là sao? Là người thích làm lành đểcầu mong phước báu. Làm được
việc tốt nhỏnào cũng ghi nhớtrong lòng và chấp vào đó là tốt. Họthường cầu xin được tài
lộc, được sức khỏe, được sựnghiệp... Rồi sau cùng, cầu xin đời sau sướng hơn đời này để
hưởng. Cũng được đó! Nhưng trong nhà Phật gọi đây chính là cái duyên đọa lạc vô cùng vô
tận. Vì sao? Vì càng hưởng lạc thì càng tạo ác, tạo ác thì chui vào tam ác đạo. Người chân tu
họtrốn tránh cái phước báu này.
Tu Tịnh-nghiệp là sao? Là làm thiện mà nhất định không cầu hưởng phước hữu lậu
thếgian. Hãy làm tất cảviệc thiện nào mình có thểlàm được nhưng đừng đểý tới là mình đã
làm, mà tâm tâm luôn luôn hồi hướng công đức vềTây-phương Cực-lạc. Nhất thiết ngày
ngày van cầu với Phật rằng, "đừng cho con hưởng chút phước báu nào của thếgian cả, con
muốn gởi tất cảcông tu hành vềvới Tây-phương Tịnh-độvà nguyện cho tất cảchúng sanh
Khuyên người niệm Phật
40
hưởng được cái phước báu của con làm ra". Nhất là thành tâm niệm Phật cầu được sanh về
Tây-phương. Đó là tu Tịnh-Nghiệp.
Trong lòng con thiết tha được cứu thoát cha má, con muốn độcha má. Mỗi người trên
thếgian này đều có định sốcả. Tuổi thọ, tài sản, trí huệ, con cái, sựnghiệp, danh vị... tất cả
đều định sẵn, có nhân duyên từtrước. Người tuổi thọbốn mươi muốn thêm một năm nữa
cũng khó được. Người tuổi thọchín mươi muốn chết sớm cho khoẻcũng khó chết. Chỉcó
làm sao trong một báo thân này kết thúc sanh tử đểvềvới Phật, thành Phật là viên mãn kiếp
tu hành. Vấn đềnày chỉcó tu đúng cách thì được, không tu đúng thì không bao giờcó phần
giải thoát!
Trong thưcha lý luận rất hay, "...con nên biết tà chánh do tâm tạo ra cả...". Lời nói
này chính là lời của chưPhật Bồ-tát nói. Nhưng thường người ta nói thì hay nhưng thực hành
thì lạc mất. Nói thì dễquá, nhưng làm cho đúng thì khó lắm đó! Vì chánh là nhưthếnào? Tà
là sao? Tâm chánh là tâm Phật, cho nên cứnói đại Phật là tâm, cho nên tựcho mình là Phật.
Có tội lắm đó! Không chịu tu thì biết ngày nào mới dám nói lời đó đây! Tâm chánh là tâm
Phật. Ta có tâm chánh là Phật rồi?! Tâm chánh mà sao còn tham tiền, sao còn tham danh
vọng, sao còn tham uống rượu, sao còn thích ăn thịt, sao còn tham thịphi, sao còn tham đắm
thếgian? Đã gọi là tâm Phật, sao một tiếng Phật hiệu không dám niệm, mà lại thích niệm
tiếng tăm, niệm được địa vị, niệm được giàu có...? Niệm là gì? Là muốn, là nghĩ, là tưởng, là
nhớ. Tâm Phật, thì nghĩtưởng nhớPhật chứ! Niệm tham sân si của thếgian thì giỏi, còn
niệm Phật lại ngại ngùng, tính tới tính lui, thì gọi là tâm Phật được sao!?
Thưa cha má, không phải con ám chỉcha má đâu, nhưng nhiều người nhưvậy. Cha má
vì quá dè dặt, cha má cứsợcon theo tà ma nào đâu cho nên không dám tin lời con. Chứ, nếu
đểý một chút cha má thấy ngay con đi thật đúng chánh pháp. Tới năm mươi tuổi đầu, lặn lội
khắp nơi con mới tìm được chỗvi diệu tu hành một đời thành Phật. Tất cảtừtrước tới giờ,
con chỉkhẩn thiết xin cha má phát tâm tin tưởng, chứ đừng nên tìm lời biện minh mà mất
phần lợi lạc. Cái tâm phàm phu của chúng ta với những giáo nghĩa thếgian chưa đủsức lý
luận đâu.
Ởcác hội niệm Phật, cứmỗi lần mởPhật thất, chưTăng Ni khắp nơi tựu vềniệm Phật
đông đảo, Phật tửtu đông đảo, lòng thành dâng lên tới chín tầng mây, tiếng niệm Phật vang
đến khắp pháp giới, cảm ứng cả đến vũtrụhưkhông, làm cho chưPhật mười phương đành
xuống đây hộniệm cho họ. Trong khi đó mình cứnằm dài đây rượu thịt, mà còn lý luận tà
với chánh, thiên cơvới địa cơ, lậu với bất khảlậu... đểlàm gì? Lỡmai kia rơi vào điạphủrồi,
thì muốn lậu ra cũng đâu có ra được đểmà lậu! Con chỉchờcha má báo cho con biết rằng tin
tưởng và hứa niệm Phật thì con có thểdùng phương pháp này cứu được cha má trong đời
này, con có thểchỉdẫn thẳng vào cách tu hành. Nghĩa là khi mãn phần thì cha má được về
với Phật. Người nào mãn phần trước vềTây-phương trước, người mãn sau đi sau. Con có
cách cứu. Còn bây giờcứlý luận mãi, loanh quanh những kiến thức thếgian thì không đi tới
đâu cả! Thời gian không kịp nữa đâu.
Khuyên người niệm Phật
41
Khi đã vềtới Tây-phương Cực-lạc rồi, cha má có thểquán chiếu thập phương đểbiết
bà nội, ông nội, ông cố... ở đâu và tìm cách cứu họsiêu thoát đểlàm tròn chữhiếu. Má thì lo
cứu bên ngoại. Chứbây giờ, cha má cứnói báo hiếu thì làm sao báo hiếu đây? Còn vềcon
cái, cha má cứviệc trởvềhiển linh ứng mộng, chỉbảo tu hành, chắc chắn nhưvậy. Người
nào cứng đầu không nghe, cha chỉcần quất cho một cây thì họgiựt mình tỉnh dậy, thất kinh
hồn vía, sợtoát mồhôi hột, làm sao mà dám không vâng lời?! Chứbây giờchính cha cũng
mờmịt không biết sẽ đi đâu, thăng hay trầm, thì làm sao dạy ai cho được, báo hiếu làm sao
đây?
Thưdài quá rồi, con xin ngừng, nguyện cầu cha má tỉnh ngộsớm, ngày đêm niệm
Phật. Khi nào phát tâm niệm thì cho con biết liền, con xin hướng dẫn cụthể. Tất cảanh chị
em, người nào có thiện căn niệm Phật hãy trực tiếp biên thưcho con. Chỉcần một vài hàng là
con cảm hiểu được ngay và giúp cụthểliền. Vì nghiệp thì có cộng nghiệp, biệt nghiệp, tu
cũng có cộng tu, biệt tu, nghĩa là tùy tâm mà khai thịvậy. Nghe nói chịBa đã bắt đầu niệm
Phật. Tốt! Nói chịviết thưcho con liền đi.
Khổ ải vô biên, hồi đầu thịngạn. Xin đừng lý luận mà càng xa chánh giác. Cứthành
tâm sám hối tội lỗi, chí tâm niệm Phật cầu vềCực-lạc, thì thành Phật chỉtrong một đời này
mà mình không hay. Vô thường tấn tốc, kính xin cha má xảbỏthếtình, quyết chí thành tâm
đồng niệm "Nam-mô A-di-đà Phật".
A-di-đà Phật
Con kính thư.
(Viết xong, Brisbane ngày 19/11/00).
Bất cứ chúng sanh nào phục sức thân tâm bằng danh hiệu Nam‐mô
A‐di‐đà Phật, thì sẽ đắc những năng lực giải thoát không thể nghĩ bàn.          
(Quán‐Thế‐Âm Bồ‐tát).
Khuyên người niệm Phật
42
05 - Lời khuyên song thân
Kính cha má,
Hội Niệm Phật vừa kết thúc một khóa niệm Phật ba tuần vào ngày 17/12/00. Nhìn thấy
người ta tu mà con cảm thấy thương hại, tội nghiệp cho cha má, anh chịem, bà con, con
cháu của mình. Vì nghiệp báo của cuộc đời quá nặng mà mãi mãi trầm luân trong bểkhổ,
hết lo chuyện này rồi chuyện khác, hết kiếm tiền lại nghĩa ơn, hết lo nhà rồi lo nợ đời. Hì hục
suốt cuộc đời, rồi đến khi gần già trực nhìn lại không được một cái gì hết, chỉcòn một khối
nghiệp vĩ đại mang theo, chỉcòn một cảnh giới hãi hùng phải chịu trong hàng vạn kiếp. Ôi!
Thật tội nghiệp! Thật đáng thương! Mấy tấm hình này có tấm con chụp Bà Bảy Tịnh-Bửu,
người mà con nói trong thơtrước, còn mấy tấm kia người ta chụp còn sót lại trong tháng
trước, con gởi vềluôn đểcha má hình dung phần nào cảnh tu Niệm Phật.
Mình sống trên đời đểlàm gì? Tranh danh đoạt lợi? Có lợi được hay không, khi chính
bản thân mình bịdìm vào ngục tối ngàn năm. Có tiền, có sung sướng không nếu sau khi hết
thân này ta đầu thai vào hàng súc sanh ngu muội, bịngười ta bắt cày bừa rồi sau cùng họ
mổ để ăn thịt?... Không phải ta chết đi là hết đâu cha má. Chắc chắn ta vẫn còn sống, mà
còn sống rất lâu rất lâu. Đó là sựthực. Tu hành đừng nên bừa bãi, đừng nghĩrằng chết là
hết mà cứlàm ào nói ốn đểsau cùng dởkhóc, dởcười, lỡsụp hốrồi muốn thoát ra đâu còn
được nữa!
Cha má nên biết rằng, cái cảnh giới của người sắp chết và sau khi chết trong bốn
mươi chín ngày của Thân-Trung-Ấm rất đáng sợ. Ngay trong giờphút sắp lâm chung, con
người có thểbịrơi vào những cảnh giới thật hãi hùng ghê rợn không thểtả được. Có lúc
thấy lửa cháy bừng thiêu đốt, có lúc bịdìm vào băng tuyết lạnh thấu xương, có lúc bịma quỷ
rượt cắn xé thân thể, cọp, beo, đầâu trâu, mặt ngựa, ba đầu, sáu tay... nhào tới vồchụp lấy.
Nói chung rất nhiều cảnh giới hãi hùng ùn ùn kéo đến, nào là ánh sáng thay đổi đủmàu đủ
sắc, sấm chớp, ma quái, quỷdữthay phiên nhau chụp giựt lấy ta đểlôi ta vào cảnh giới của
chúng... không sao diễn tả được. Nghiên cứu trong kinh sách Mật-tông, cha má sẽthấy rõ
hơn, ở đây con không cách nào kểchi tiết được. Chính vì thấy những cảnh quá hãi hùng cho
nên người sắp chết thường la hét, trợn mắt, tay chân cứng đơ, giãy giụa, đau đớn, v.v... trước
khi nằm ngay đơbuông xuôi theo định mệnh đi theo nghiệp thọbáo. Hễtu hành tốt thì trởlại
làm người, lên trời, còn tu không xong thì theo vào địa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sanh, những
đường hung hiểm.
Thưa cha má, người không hiểu đạo họkhông tin, người hiểu đạo họlo tu hành từng chút,
từng chút. Người không hiểu đạo họcứlo công danh, điạvị, tiền bạc, cứlo ăn nhậu cho đã
Chết không phải là hết!
Khuyên người niệm Phật
43
rồi buông lời hủy báng pháp Phật. Người hiểu đạo rồi họâm thầm tu niệm mặc cho người
đời nói gì thì nói. Cái hơn, thua hãy chờmà coi, bảy mươi, tám mươi năm trong đời đâu có
nghĩa lý gì so với ngàn vạn ức triệu năm sau đó. Đó là cảnh giới mình sẽsống.
Cảnh giới hãi hùng kia là giảhay thật? Thưa cha má, có thểcho là giảcũng được,
nhưng trong cái giả đó chính ta thụhưởng, chính ta có sướng, có khổ, có sợ, có vui. Cái thụ
hưởng này lại có thực rõ ràng không trốn thoát được! Nếu trong đời cha má đã từng nằm
thấy ác mộng thì lấy đó làm ví dụ. Ác mộng là giảhay thực? Là giả. Nhưng khi trực giấc thì
sợtoát mồhôi, nhiều lúc sợ đến hét thành tiếùng, sợ đến ngủkhông được, sợmuốn điên luôn.
Có nhiều người nằm mộng mà sinh ra giết người, nhảy lầu, tựtử... tất cảcái đó đều là sự
thật, một sựthật hiển nhiên mà chỉcó một mình người đó thấy, người nằm sát bên cạnh
không hềhay biết. Cảnh giới ghê gớm nhưvậy đó! Cảnh giới trong mộng đến với ta chỉmột
vài giây thôi mà dễsợnhưvậy.
Bây giờcon xin hỏi, giảsửác mộng đó kéo dài một ngày mình chịu nổi không? Cha
má có dám nằm ngủnữa không? Có dám ởnhà một mình không? Hơn nữa, nếu nhưcảnh
giới đó diễn ra một tháng, liệu sẽnhưthếnào? Mình có còn bình tĩnh nữa không? Có còn là
người bình thường nữa không? Có phải, nếu không tiêu mạng thì cũng điên khùng, loạn tâm,
trởthành người gỗ, người ma, người trong nhà thương điên không hởthưa cha má?
Hãy vào bệnh viện tâm thần nhìn cảnh tượng những người ở đó thì hiểu liền. Mỗi khi
lên cơn là họla hét, kêu gào, họnhào lộn, nhảy lầu, họtrợn mắt, cắn xé... hàng chục nhân
viên trực sẵn nhào vào quật họxuống, trói tay, đè cổ, rồi người khác tới chích một mũi thuốc
mê... làm cho cơbắp tê liệt nằm xuội lơ. Ai cũng tưởng vậy là xong, nhưng thực ra, chính
người đó vẫn còn tiếp tục sống trong cảnh hãi hùng đau khổcủa chính họmà đâu có ai hay,
ai thấy?!!!
Cái cảnh giới của người tạo nghiệp lúc chết giông giống nhưvậy. Gần tới giờphút
lâm chung là họ đã bắt đầu thọlấy rồi. Sau đó trải suốt trong bốn mươi chín ngày lăn lộn hết
cảnh này sang cảnh khác vô cùng đau khổ, hãi kinh! Tùy theo nghiệp báo, mà đương sựchịu
nhiều hay ít và sau cùng bịlôi theo quảbáo lớn nhất của nghiệp chướng, muôn đời khó thoát
ra. Những người sống bừa bãi, làm điều bất thiện, không tin quảbáo luân hồi, nếu cơmay
nào đó bịrơi vào cảnh giới đó một ngày thôi, con tin chắc họsẽquỳlạy cho đến lỗ đầu xước
trán đểxin tu hành, cầu Phật cứu độ, chứ đừng nói chi đến việc đợi mời, đợi nhắc.
Cái cảnh giới này từ đâu mà có?Chính là quảbáo của nghiệp chướng do chính
người đó tạo ra trong lúc còn sống trong đời này và nhiều đời trước lưu lại. “Nhân duyên
quảbáo tơhào không sai”. Khi còn khoẻmạnh, năng lực còn dồi dào, ma chướng nghiệp
báo chưa làm gì mình được. Lúc sắp sửa lìa đời, khí lực khô kiệt là lúc tất cảoan gia, trái
chủnhào vào đòi nợ, nhào vào xâu xé mảnh hình hài của thần thức. Trong từng phút giây
bao nhiêu cảnh tượng đổtới dồn dập, lúc trắng, lúc xanh, lúc tối om mờmịt, lúc chói sáng
Khuyên người niệm Phật
44
muốn nổtròng mắt, lúc lửa cháy bừng bừng, lúc nước dâng cuồn cuộn lôi tuột thần thức vào
cảnh hãi hùng... tất cả đều là quảbáo do chính họ đã tạo ra.
Niệm Phật là đểxoá tan tất cảcảnh giới đó chỉcòn lại cảnh giới Phật, cảnh giới Tâyphương Cực-lạc an vui thanh tịnh cho thần thức chúng ta nương theo đó mà đi. Cho nên,
nếùu người nào còn chút minh mẫn, may mắn, ngay giờphút quan trọng đó trực nhớ đến
Phật, mởlời niệm Nam-mô A-di-đà Phật thì tức khắc, tất cảcảnh giới kia đều tan biến.
Trong Kinh Vô-Lượng-Thọ, lời nguyện của Phật A-di-đà nói, nếu trước phút lâm chung
"người nào nghe được danh hiệu Ta, chí tâm tin kính, ai có căn lành tâm tâm hồi hướng,
nguyện sanh nước Ta, cho đến mười niệm không được sanh, Ta thềkhông thành bậc
Chánh-Giác". Đức Phật A-di-đà đã thềnhưvậy thì chắc chắn Ngài giữlời, nếu Ngài không
giữlời thì Ngài không thành Phật được. Mà Ngài đã thành Phật rồi thì đó là sựthật, ta
không được quyền nghi ngờnữa.
Vì thế, xin cha má phải thành tâm kính trọng câu Phật hiệu này. Nó vô cùng vi diệu,
cái oai lực vô cùng dũng mãnh, bao nhiêu tội ác trùng trùng, thì một câu nhứt tâm niệm Phật
có thểtẩy xóa sạch trơn tám mươi ức kiếp nghiệp chướng. Nếu cha má không tin thì có thể
thửthì biết liền. Ví dụ, nếu có dịp gặp cơn ác mộng, đang lúc sợhãi ráng cốgắng niệm “Adi-đà Phật”, chắc chắn nhất định cơn ác mộng sẽbiến mất ngay. Nếu người nào thường gặp
ma quỉ, hãy mách với họ, đừng sợ, cứbình tĩnh niệm “Nam-mô A-di-đà Phật”, chắc chắn ma
quỉtan biến ngay lập tức. Một tiếng không tan thì hai tiếng tan, hai tiếng chưa tan, ba tiếng
bắt buộc nó phải chạy ngay. Nhưng có điều cần phải nhớlà phải vững tâm tin tưởng, không
sợ, chứcòn sợquá hồn vía lên mây thì làm sao nhớPhật mà niệm. Cho nên, chỉcần mười
tiếng Phật hiệu là được giải thoát. Nhưng khổnỗi, lúc đó thần thức tán loạn, tâm hồn hãi
kinh, thân thể đau nhức, con cái khóc than, còn bịma quỷnhào vào xâu xé, trăm thứtrăm
điều chi phối làm sao mà cất được tiếng niệm Phật. Cho nên phải tập niệm Phật ngay tức thì
là nhưvậy.
Cha má còn nhớtrong một thưtrước con có nói, hễquen với ai thì nợngười đó, nợhọ
thì chắc chắn phải theo họtrảnợ. Con khuyên cha má hãy quen với Phật đểtheo Phật giải
thoát cuộc đời, sống an vui, tựtại nơi nước Phật, đừng tham lam ba thứthần thông, phước
báu tầm thường mà mang hại cho huệmạng của mình. Tất cảthứbùa ngải, tất cảnhững
phép tiên, đình miễu... xin đừng tham luyến tới. Nếu gặp dịp thì lễbái đểtỏlòng cung kính
rồi về, tuyệt đối đừng cầu xin gì ởhọcả. Mình sống kính trọng họ, không được hỗn hào với
họlà đủrồi, đừng vì một cái phước lợi nhỏnhư được tiền, được mua mau bán đắc... mà cầu
xin họhộtrì. Vì nhưvậy mình đã mắc nợhọrồi, nợhọthì khó lắm đó. Nếu lỡ đã nợrồi thì
bây giờxin thành tâm tạ ơn họrồi thôi, xin đừng bao giờcầu xin bảo hộnữa mới được.
Hãy dành hết thì giờ đểniệm Phật. Thân lạy Phật, tâm nhớPhật, miệng niêïm Phật,
Thân-Khẩu-Ý đều hướng vềPhật thì chắc chắn cha má sẽvềvới cảnh Phật, sẽthành Phật.
Tất cảmọi cảnh giới hung hiểm khác sẽkhông bao giờdám đến gần cha má được. Phật đã
nói rõ ràng trong kinh rằng, người nào thành tâm niệm Phật thì chưPhật mười phương hộ
Khuyên người niệm Phật
45
niệm cho người đó, Long-Thiên, Hộ-Pháp và hai mươi lăm vịBồ-tát ngày đêm bảo vệcho
người đó. Chính vì lý do này mà tiếng niệm A-di-đà Phật có một uy lực kinh thiên động địa,
cứu mình qua khỏi cửu pháp giới, liễu thoát sanh tửluân hồi, đi thẳng vềnước Phật chỉ
trong một đời tu hành này mà thôi. Một pháp môn quá ưvi diệu, quá ưthù thắng mà nói ra
không ai tin cả. Ở đây, từng người tu hành, từng người vãng sanh vềTây-phương. Mỗi khi có
người vãng sanh họ đều ghi vào sách chi tiết, tên, tuổi, họhàng, quê chốn, và ra đi làm sao.
Thậm chí có người còn hẹn lại đi trễvài ngày, hoặc đi sớm vài ngày nữa là khác. Họvềvới
Phật một cách rõ ràng không còn nghi ngờchút nào nữa cả.
 Pháp môn này chỉcần ba thứ: Tín-Nguyện-Hạnh. Nghĩa là:
Một làtin tưởng chắc chắn Phật cứu được mình, chắc chắn có Tây-phương Thế-giới
Cực-lạc, bốn mươi tám đại nguyện của Phật A-di-đà đưa ra đểcứu tất cảchúng sanh;
Hai làmỗi ngày đều phát tâm cầu nguyện sanh vềthếgiới Cực Lạc của Phật A-di-đà,
thành tâm cầu, chí thiết nguyện sanh về đó sau khi hết báo thân này;
Ba làtrì danh hiệu Phật mà niệm liên tục ngày đêm, nhớ đâu niệm đó, đi đứng nằm
ngồi, tranh thủtừng chút thời gian đểniệm Phật, khi đi ngủcứviệc "A-di-đà Phật, A-di-đà
Phật..." cho đến khi thiếp ngủthì thôi.
Chỉcó thếmà thôi, chắc chắn cha má sẽvềvới Phật. Chỉcó thếlà giải thoát mà đến
nay không biết bao nhiêu thưtừcon gởi vềmà dòng họta chưa người nào tin tưởng đểlàm.
Chính vì thếmà con thương hại, tội nghiệp cho cha má, cho anh chịem, cho con cháu mình
không có thiện căn phước báu đểtin Phật, không đủphước lành cất tiếng niệm Nam-mô Adi-đà Phật. Thật là tiếc quá đi! Hãy nhớ, Bồ-tát Đại-Thế-Chí dạy: "NhớPhật, Niệm Phật,
hiện tại tương lai chắc chắn thấy Phật". Cứmột đường "nhất hướng chuyên niệm" chắc
chắn cha má sẽthành công. Lời nói này đúng y kinh sách của Phật dạy, không bao giờsai.
Thưa cha má, khi nghiên cứu đến kinh điển của Phật, con mới thấy tất cảnhững cái
mà người ta gọi là bí mật, cái mà người ta gọi là thiên cơ, huyền bí... thật ra đã được đức
Phật Thích-ca Mâu-ni nói rõ ràng trong kinh từmấy ngàn năm trước rồi mà mình không hay.
Tại vì kinh điển nguyên thủy bằng tiếng Phạn, Ấn-Độnên mình đọc không được. Sau này,
một phần được dịch sang tiếng Hoa, chứa trong Tam Tạng kinh điển, là cảmột rừng sách
tiếng Tàu, làm sao mình đọc, làm sao thếgian này đọc cho được. Vì thế, con người vẫn cứ
mãi đi vào con đường cụt dẫn tới đọa đày. Đời mạt pháp này mặc sức cho ngoại đạo mệnh
danh này, mệnh danh nọlộng hành, lôi chúng sanh vào con đường đọa lạc. Thấy mà sợ. Con
xin nói chắc với cha má rằng, cứkhoảng chừng vài chục năm thì lại có thêm cái gọi là "tôn
giáo" nổi lên, cứtựxưng là Tiên, Phật, Thánh... xuống phàm cứu độ, lôi sốngười nhẹdạ,
hiếu kỳvào đường tu hành lạlùng nguy hiểm. Thấy vậy mà sợ, mà ghê! Thấy vậy mà con
ngày đêm luôn nguyện cầu chưPhật gia hộcho cha má tỉnh ngộquay vềvới Phật, ngày đêm
Khuyên người niệm Phật
46
niệm Phật A-di-đà, cầu vãng sanh vềTây-phương Cực-lạc Thế-giới, đểhết báo thân này
đừng trởlại thếgiới Ta-bà này nữa. Nếu không, không cách nào thoát khỏi cạm bẫy cảû.
Ởquê mình, cha má không thấy người ta tu hành. Ở đây, con hằng ngày tu chung với
họ. Họtranh thủtừng giờ, từng phút đểniệm Phật. Hằng ngày họnghe Hòa Thượng giảng
kinh. Các Ngài có thểlà chưPhật, Bồ-tát xuống phàm đểnói lên chánh pháp của Phật để
cứu người đang quằn quại của thời mạt pháp này, cứu chúng sanh đang bịcạm bẫy giăng
bủa khắp nơi, bẫy con người vào con đường mê lầm đọa lạc, sanh tửvô cùng vô tận.
Cha má suy nghĩ đi, con đành tùy duyên mà thôi, cha má muốn được cứu độhãy niệm
Phật A-di-đà. Hễngày nào phát tâm tin tưởng niệm Nam-mô A-di-đà Phật, thì bắt đầu từ đó
cha má có cơhội được cứu. Nếu không, thì không ai có thểcứu được huệmạng của cha má
cả. Nếu chần chừ, cứviệc dùng cái kiến thức thếgian mà phân với giải, đến lúc đã quá trễ
rồi, thì thôi đành buông tay, trôi theo nghiệp báo. Lúc đó cảnh giới của cha cha thọ, cảnh
giới của má má thọ, không ai thọgiùm ai, không ai cứu được ai cả.
A-di-đà Phật
Con kính thư.
(Viết xong, Brisbane 19/12/2000).
Làm lợi cho mình một cách chân chính là làm lợi cho người. Chưvị
có thểlàm lợi cho chúng sanh càng nhiều thì tưlợi của chính quí vịcàng
lớn.
(Pháp SưTịnh-Không).
(Độ sanh vô sở trụ tâm
nhi hành bố thí)


Khuyên người niệm Phật
47
06 - Lời khuyên song thân
 Cha má kính thương,
Thời gian nhưtên bắn, mạng người vô thường biết còn mất lúc nào mà chờ, mà đợi.
Khi con đã quyết định nghỉlàm thì con không còn tiền bạc nữa, con chỉ đủ để ăn hàng ngày
là được. Vềviệc phụng dưỡng cha má, con cũng xin đóng góp cùng với anh chịem, việc này
không ai được quyền từchối. Cái phước đó lớn hay nhỏtùy theo tâm tu hành của cha má.
Con thường nói, hễngười có tu thì tựnhiên được hưởng phước, còn người cứchạy cầu
phước thì phước sẽtận và rồi sẽlận đận trong trong cảnh khó khăn, thoát không được nghiệp
báo!
 Cái lo chính là, tuổi già cha má đã có quyết định rõ đường đi chưa? Trong lá thưcha
ký tên, còn nét chữlà người nào viết (em Thứphải không?), chứng tỏcha đã yếu hay đang bị
bệnh, sao không nói cho con biết lý do? Cuộc đời quá vô thường, cha má không hay biết sao!
 Cái nhà hưsập thì không tốt, nhưng cha má lo buồn làm chi? Hồi trước mình tới hai
căn nhà thật to. Căn kia đâu rồi? Ngày bà nội còn sống, bà lo từng chút, tằn tiện từng đồng để
làm vốn. Vốn đó đâu rồi? Bà đâu rồi? Ông đâu rồi? Nhà mình ruộng đất nhiều, hương quảtừ
đường lớn lắm... bây giờ đâu rồi? Nhìn chung quanh, ông bà Dư đâu rồi? Ông Hai Thuận,
một đời lặn lội với việc nước, bây giờ đâu rồi? Con được tin ông Mười bịnạn nước, mấy năm
trước chú Năm bịnạn xe, v.v... Tất cả đều đâu rồi? Thời gian nhưmột giấc mơ, rõ ràng là
một giấc mơthôi cha má ạ. Đến giờphút này con nghĩcha má phải thấm thía cuộc sống vô
thường, cái hão huyền của danh vọng, cái sựnghiệp phù du...
Thưa cha má, con viết đến giòng chữnày mà muốn rơi nước mắt. Con muốn rơi nước
mắt hay thực sựcon đang khóc đây? Nếu không thương cha má làm sao con rơi được nước
mắt? Nếu cha má chưa hạquyết tâm tu hành thì con cảm nhận rõ được đường nào cha má sẽ
tới... làm sao con không nghẹn ngào cho được! Con thấy đau đến đứt ruột, đứt gan mà không
biết làm sao nói thấu, làm sao cứu. Con trút tất cảtâm gan ra đểkhuyên cha má, nhưng khi
nhận được thưthì chỉthấy nhấn mạnh đến căn nhà “Từ Đường” mà thôi, chứchưa có một ý
định cho ngày mai mình sẽ đi đâu. Ngày mai lỡsa lầy rồi liệu có đứng lên nổi hay không
đây? Lúc mãn cái thân giảtạo này rồi, liệu có còn cái phước bước lại vào căn nhà đó đểngồi
được trên bàn thờmà hưởng mấy đồcúng của con cháu hay không? Thưa cha má, hãy suy
nghĩcho kỹlời con nói đi, chứ đừng nghe người khác bàn ra tán vào bừa bãi mà sau cùng,
chính cha má không còn cứu vãn được nữa. Ngày nào con chưa nhận được lời hứa phát tâm
niệm Phật của cha má, ngày đó con vẫn chưa an tâm, vẫn còn thấy thương tâm. Chắc rằng cái
gì cũng tùy duyên, nhưng còn nước con còn cốgắng tát, còn nói tiếng nói, con còn tha thiết
Khuyên người niệm Phật!
Khuyên người niệm Phật
48
khuyên cha má niệm Phật. Con đã thấy được con đường giải thoát vô cùng quý giá, con
không đành đểcha má mất phần. Mong sao sựthành tâm của con cảm hoá được cha má. Thật
quá thương hại cho chúng sanh sao cứvẫn mê mê, mờmờ đâm đầu vào con đường khổlụy,
không có một chút giác ngộgì cảtrước bao nhiêu sựphũphàng trắng trợn xảy ra hằng ngày
trước mắt!
Việc sửa chữa nhà “Từ-Đường” thì tốt, chứkhông sao. Hiện giờcon chưa có khảnăng
lắm, nhưng con cũng cốgắng tiếp thêm sau.... Nhưng điều quan trọng nhất hiện giờkhông
phải là căn nhà từ đường, mà chính là cha má có hiểu thấu đường đi chưa? Nếu hiểu được, thì
con xin đềnghịlà cha má hãy giao việc sửa nhà cho anh chịHai, anh chịBa, hay anh chịBốn
gì đó trực tiếp làm. Con cháu giúp tiền đểsửa thì hãy giao cho họ, sửa sao cũng được. Riêng
cha má hãy buông xảtất cả đi, an nhàn ngồi niệm Phật. Tìm chỗmát mẻ, treo cái võng đong
đưa mà niệm Phật. Cơm nước, nói em Mười, em Thứnấu giùm đem tới. Bỏchuyện thăm
nom bà con, bỏchuyện lễnghĩa phải chẳng đi. Hãy dũng mãnh, cứng rắn lo cho huệmạng
của mình. Trăm ngàn lần khuyên cha má hiểu thấu, đừng chạy theo cái tập tục thường tình
của thế đời mà quên chuyện khổ đau ngàn vạn năm sau đó! Nếu sơý, không ai tới đó đểthăm
cha má, không ai tới cứu mình được đâu. Cái nhà dù muốn dù không nó cũng chỉlà một vật
chúng duyên sanh, là cột kèo đất đá kết thành, nó sẽphải “Thành-Trụ-Hoại-Không”mà
thôi.
Thưnày, con xin nói thẳng một điều, lấy kinh của chính đức Phật Thích-ca Mâu-ni ra
ấn chứng, thì hầu hết ông bà mình không tìm ra một người có hy vọng vãng sanh nơi tốt đẹp.
Đây là một sựthực đau lòng! Cái “Từ-Đường” thì cứviệc thờcái hình, còn người chết thì
vẫn khổ đau, vẫn quằn quại than khóc ngày đêm mà mình không hay biết gì hết! Giỗcúng
ông bà chỉlà sựthương tưởng, là gương giáo dục lòng người, đểgiữcho người sau biết gia
phả, chứthực tế, có ông bà nào vềhưởng được đâu? Vì có được siêu thoát mới vềthăm nhà,
chứbị đoạrồi làm sao có khảnăng trởlại được! Quảthật là quá oái oăm! Thật là đau buốt cả
tim gan. Quặn thắt, quặn thắt đó cha má ạ!
Trong khi đó, ở đây con hằng ngày biết được từng người, từng người họvãng sanh về
với Phật. Trong kinh nói, những người có hiện tượng nhưvậy, họ đã trởthành Bồ-tát, hưởng
phước lạc vui sướng nơi cõi Tây-phương, họkhông còn bịchết nữa, họkhông còn đọa lạc,
họ được thần thông tựtại, du hí khắp cảmười phương, dạo chơi thoải mái. Vềtới thếgiới
Cực-lạc rồi, đó mới chính là chỗgặp được bà con giòng họnhiều đời nhiều kiếp. Còn lỡsa
đọa chỉcòn một mình khổ đau thọnghiệp báo thì làm sao vềhưởng giỗ? Cho nên người ở
Tây-phương Cực-lạc họnhìn cảnh chúng sanh mà vô cùng thương hại. Họmuốn cứu giúp mà
giúp không được, vì chúng sanh ngu muội không vâng lời, không chịu tin lời Phật dạy, cứ
tỉnh bơdắt nhau đâm đầu vào hầm lửa. Nghĩnhưvậy mà con thật sựrơi nước mắt khi ngồi
đây viết thưcho cha má.
Cha má có biết không? Vì con đường giải thoát ởù ngay trước mặt của cha má, con
đem đến tận tay mà cha má cứhững hờ. Với người bình thường, Phật nói: “môït người
Khuyên người niệm Phật
49
không làm được việc công đức, nếu phát tâm Bồ-đềmột lòng chuyên niệm danh hiệu A-di-đà Phật, vui vẻtin tưởng, không sanh tâm nghi hoặc, chí thành nguyện sanh vềnước
Cực-lạc. Thì người đó khi lâm chung sẽchiêm bao thấy Phật A-di-đà và cũng được vãng
sanh”. (hạbối vãng sanh, phẩm 24, kinh Vô-Lượng-Thọ). Chỉcần chuyên cần , thật thà niệm
Nam-mô A-di-đà Phật và cầu vềTây-phương Tịnh-độthì được vềvới Phật. Phật không đòi
hỏi gì cả, chỉcần chí thành, không nghi, rồi phát nguyện vãng sanh là đủ. Đơn giản, dễdàng,
rốt ráo, tối thù thắng, chỉcần một thời gian ngắn trong một đời này thôi con người có thể
thực hiện một cuộc hành trình vượt qua hơn mười vạn ức cõi Phật đểtrởthành vịBồ-tát Bấtthối, nghĩa là chỉcòn một đời thành Phật, sống tại thếgiới Phật. Đoạn kinh trên là nói người
tu dở, chưa có công đức gì cảvẫn vềvới Phật. Còn ta chuyên tâm niệm Phật làm sao không
được đi! Chắc chắn nhưvậy. Thếmà sao không chịu tu?
Thưa cha má, lúc đầu con cũng đâu có tin. Nhưng khi biết được nhiều người họvềvới
Phật, họvãng sanh tựnhiên, thoải mái, vui vẻy hệt nhưnhững điều trong kinh Phật nói. Thật
là một duyên lành kỳlạcho con gặp được Phật đạo và thấy được pháp nhiệm mầu.
Con vừa mới nhận được một quyển sách ởMỹgởi tặng, con sẽgởi vềcha má coi. Ở
đây, những việc vãng sanh nhưtrong sách viết con đã biết quá nhiều. Con đã hiểu tường tận
cái lý của nó rồi, cho nên con gởi vềcha má, anh chịem, bà con coi. Quyển sách này là ởbên
Mỹhọchụp hình, sưu tập được một sốngười vừa mới vãng sanh vềTây-phương Cực-lạc
Thế-giới với Phật A-di-đà trong khoảng thời gian 1995-2000. Cha má chờkhoảng một tháng
nữa sẽnhận được. Đây là quyển sách của một người Việt ởMỹsưu tập được một sốngười
vãng sanh, chứthực ra sốngười thành tâm niệm Phật cầu vềTây-phương được vãng sanh vô
số. Con ở đây đang có hai quyển kểchuyện những người vãng sanh, con không đếm được
bao nhiêu người trong đó. Nhiều quá không thểnào ghi chép cho hết. Thậm chí, có người chỉ
thành tâm niệm Phật có ba ngày thôi cũng có kết quả.
Ví dụ, nhưcách đây không xa, có một người Hoa ởMỹ, không phải đạo Phật, bịbệnh
ung thưhết chữa được. Nhà rất giàu, gia đình tìm khắp nơi hỏi hễngười nào chữa được thì
ông thù lao không cần điều kiện. May mắn gặp được Hội-Tịnh-tông (tức hội niệm Phật), họ
khuyên ông ta rằng, giữcái thân nát bét đó thêm vài ba năm nữa làm gì cho khổ, sao không
buông bỏhết đi, nguyện sanh vềTây-phương với Phật hưởng vô tận vô biên sung sướng có
hơn không. Nếu mạng đã tận thì vềCực-lạc, nếu chưa tận tựnhiên hết bệnh.
Ông tin tưởng làm theo, nhờhội tới hộniệm giùm luôn hai ngày đêm, ông thấy có Phật
tới. Lần đầu tiên ông tảngười giống đức Địa-Tạng-Vương Bồ-tát. Họbảo ông đừng đi, cứ
thành tâm tiếp tục niệm Phật. Ngày thứba, đức Phật A-di-đà cùng Bồ-tát Quán-Thế-Âm, Thế
Chí tới tiếp dẫn. Ông chắp tay cảm ơn và ra đi một cách tựnhiên. Theo kinh Phật mà nói, thì
ông đã vãng sanh thành bậc Bồ-tát bất-thối chuyển, và sẽviên mãn quảPhật tại thếgiới Cựclạc của Phật. Chuyện kểgiống hệt nhưhuyền thọai, ai không hiểu đạo nghe thì mắc cười.
Nhưng, thưa cha má đó là sựthực. Một sựthật không thểtưởng tượng được. Khoa học một tỉ
năm nữa cũng không giải thích được đâu!
Khuyên người niệm Phật
50
Thưa cha má, cơhội thoát ly khỏi lục đạo luân hồi đang ởtrong tầm tay của cha má,
của anh chịem, của các con cháu, của tất cảmọi người, bà con, cô bác ởxứ Đông-Lâm, xin
đừng đểvụt mất. Nếu ai nghe lời con, quyết định phát tâm tin Phật, niệm Phật cầu vềTâyphương. Một đời này, khi lâm chung khỏi phải trởlại làm trâu làm bò, làm người kiếm ăn
từng bữa, khỏi phải sợcăn nhà bịmối ăn, khỏi phải ngày đêm lo sầu khổcực. Đó là sựthực,
con không nói ngoa chút nào hết.
Nếu ngộ được đạo, cha má cũng nên khuyên con cháu tin Phật. Nên la rầy người nào
còn tựcao ngã mạn, coi thường pháp Phật. Dù họkhông tin nhưng cha cũng nói, ít ra một
lần, rồi tùy theo duyên lành của họ. Con xin nói thẳng thắn rằng, trí huệcủa họcó ai đã đạt
được đến tiến sĩ, thạc sĩgì đâu, thì kiến thức của họcũng chưa tới đâu mà sao lại dám vỗ
ngực xưng tên, lỗmãng... Trên thếgiới nhiều người khoa học gia, tiến sĩ, bác sĩchức vụcủa
họ đến chỗchinh phục thếgiới, mà khi ngộ đạo họbỏmột cái rụp, quyết chí tìm đường vãng
sanh thay, huống chi là con cháu mình, một đời loanh quanh trong một chỗnhưcái ốc đảo,
sựhiểu biết tới đâu, cái thấy tới đâu mà dám cao ngạo? Cái kiến thức cỏn con như ếch ngồi
đáy giếng mà dám trịch thượng coi trời nhưcái vung à?
Cho nên, con thành tâm khuyên tất cảanh chịem hãy mau mau giác ngộ, đừng đứng
đó dùng cái trí hạn hẹp của mình mà suy lường cái vi diệu siêu tuyệt của chưPhật mà mang
tội khó gỡnổi! Còn tu thì phải biết minh mẫn, phải biết giựt mình, phải biết thấy rõ giữa liễugiáovà bất-liễu-giáo, chứkhông, thì dễbịmê trong cái kiến chấp sai lầm mà mất đường giải
thoát. Trong kinh Lăng-Nghiêm, Phật nói rằng, trong buổi mạt pháp này, Ma-Vương lộng
hành dưới trần thế. Họtìm mọi cách hay ho, tựxưng là Phật, Thánh, Tiên tùm lum đểdụ
hoặc cho chúng sanh mất phần vềTây-phương với Phật. Vì con đã hiểu, đã thấy cho nên con
rất sợ. Ngày đêm con cầu nguyện chưPhật gia trì cho cha má mau mau thức tỉnh đểvững
tiến con đường giải thoát.
Con đường đó là niệm Phật, trong bất cứtình huống nào, bất cứsựnguy hiểm nào, gặp
bất cứsựcốkinh khủng nhưthếnào đi nữa, nhất thiết không sợ, cứmột lòng một dạniệm
Nam-mô A-di-đà Phật. Con xin nói chắc chắn rằng tất cảmọi cảnh giới hung hiểm phải tan
biến ngay lập tức. Vững tâm an lành. Trong các kinh A-di-đà, kinh Vô-Lượng-Thọ, kinh
Quán-Vô-Lượng-Thọ... Phật nói rằng người nào thành tâm niệm danh hiệu A-di-đà Phật
thì được A-di-đà phóng quang nhiếp thọ, được tất cảchưPhật mười phương đồng hộâ
niệm gia trì. Vì thế, âm thanh A-di-đà Phật đã trởthành một cái siêu thần chú, có sức mạnh
có thể đưa một người phàm vượt lên hàng Phật, Thánh. Nếu không nhờ đến câu Phật hiệu, thì
thời đại này không cách nào thoát được cái lưới mê đạo đang bủa khắp nơi trên dương trần
này đâu. Đó là điều con thấy rõ nhưban ngày.
Cho nên, con xin mạnh dạn nói rằng, tu hành mà cứlý luận rằng, tu là làm hiền, kiếm
chút phước báu để đời sau tu tiếp, sống lần lần cho đến kỳLong-Hoa, thì xin nói thực rằng
coi chừng chỉhết đời này thôi, đời sau nếu không rơi vào ba đường ác, thì cũng khó mà thoát
Khuyên người niệm Phật
51
khỏi ma chướng. Xin đọc thưcon thật kỹ, đọc cho thực nhiều, kêu gọi anh chịem trong nhà
cùng đọc, đểgiác ngộngười nào hay người đó.
Sẵn dịp con cũng xin mách một điều, là muốn biết cụthể, người chết thần thức của họ
đi về đâu, cha má có thểthửnghiệïm liền, coi trong bà con, làng xóm mình có được phước
báu hay không, họchết đi đâu, bằng cách nhớcâu thơnày:
ĐảnhThánh, Nhãnsanh Thiên.
TâmNhơn, PhúcNgã Quỷ.
Bàng sanh Túchạhành.
Địa ngục Cước đểxuất.
Nóng tại đỉnh đầu là vãng sanh vềcõi Phật-Thánh: tuyệt vời, viên mãn Phật đạo; nóng
chỗcon mắt thì sanh vềcõi Trời: tốt; nóng tại ngực thì sanh làm người: tạm được; nóng tại
bụng thì thành Ngã-quỷ: quá xấu; nóng tại đầu gối thành Súc-vật: xấu; nóng tại bàn chân
xuống Địa-ngục: xấu tàn tệ.
Viết tới đây thì con vừa nhận được thưem Thứgởi tới, cho hay tin ông Bảy Long qua
đời. Tội nghiệp quá. Cuộc đời thật sựnhưgiấc chiêm bao. Ôi! “Đản niệm vô thường, thận
vô phóng dật!” cha má ơi! Ông Bảy tu hành, một đời ăn chay nhưng cuối đời ăn mặn. Em
Thứnó hỏi, nhưvậy là sao? Sẵn đây con nói sơmột chút, việc ăn chay, ăn mặn không đến
nỗi gì lắm. Ông khổquá, yếu sức thì vậy cũng được. Còn chuyện tu hành, dù rằng ngày con
còn ởnhà chưa hiểu đạo Phật, con rất khâm phục ông, tướng mạo nhưtiên. Khi con biết đạo
rồi, giờsuy nghĩlại cách tu, thì ông tiếng là tu đạo Phật nhưng thực tếông tu theo pháp Thần
Tiên hơn là tu theo Phật, dù rằng ông có thờPhật. Không biết sau này ông có thay đổi gì
không? Con chỉnói theo những gì còn nhớlại cách đây mấy chục năm vềtrước mà thôi. Ông
rất thân với ông thầy Bốn ởChánh-Thạnh là người thờThần Tướng.
Theo lời Pháp của Hòa Thượng Tịnh Không, lấy kinh Phật-Đảnh-Thủ-Lăng-Nghiêm
ấn chứng, thì đó là Quỷ-Thần-Đạo. Đã liên hệvới QuỷThần thì đành chịu vậy thôi! Còn tu
Tiên là tu Nhân chứkhông có gì khác. Tiên và Nhân cùng một cảnh giới, nhưng tiên thì sống
thọhơn một chút với một ít phép hữu lậu, thếthôi. Trong kinh Phật, thường chỉcó sáu đường
luân hồi là: Thiên, Nhơn, A-Tu-La (QuỷThần), Súc-sanh, Ngạ-quỷ, Địa-ngục. Riêng trong
Kinh Phật-Đảnh-Thủ-Lăng-Nghiêm, vì đểcho chúng sanh đời sau phân biệt đâu là chánh,
đâu là tà, Phật mới nói đến cảnh giới Tiên, thành ra có bảy đường là: Thiên, Tiên, Nhơn, Atu-la, Súc-Sanh, Ngạ-Quỷ, Địa-ngục.
Cho nên học Phật mà ít học pháp thì dù có tu suốt một đời, lý đạo chưa chắc đã thông!
Nói với Thứ, con sẽviết thưcho em sau. Thứgiỏi lắm đó, đáng khen!
Nhưvậy, tu theo đạo Tiên Hiền, nghĩa là đểlàm Tiên, làm người Hiền, thì dù tu có
giỏi cho mấy cũng chỉnóng ởngực mà thôi, còn tu không giỏi thì hầu hết nóng bụng, nóng
Khuyên người niệm Phật
52
đầu gối, nóng bàn chân. Rất khó có người nóng ởmắt, thì còn gì mơ đến đỉnh đầu. Thảm
thương quá!
Cũng xin nhắc nhởrằng, nếu thâm hiểu đạo thì chỉnhìn cũng biết. Tốt nhất là thành
tâm niệm Phật hộniệm chứ đừng nên thử, vì trong vòng tám tiếng đồng hồ, thần thức vẫn
còn cảm nhận. Nếu họ đang ứng cảm cảnh giới tốt, mình làm họ đau, tâm họsân nộ, trong
nháy mắt có thểbị đọa liền. Tội nghiệp lắm!.
Thôi, con xin ngừng. Qua nhiều thưtừ, chắc cha má hiểu được lòng con. Mong cha má
hiểu thấu lẽ đạo, xa lánh lối đời, nhất hướng chuyên niệm Nam-mô A-di-đà Phật. Bí quyết
thành Phật đang ởtrong tay, chỉcần nắm giữ, bước là tới. Khoảng cách giữa cha má với chư
Phật chỉcách nhau có một niệm “Nam-mô A-di-đà Phật” mà thôi. Đừng nên chần chờ, lỡvụt
mất rồi “bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ”.
Nam-mô A-di-đà Phật.
Con kính thư.
(Viết xong, Úc Châu ngày 27/3/2001).
(Tam Tâm bất khả đắc,
Vạn pháp nhân duyên sanh)
Cái giá trịtu hành phong phú nhất để đạt đến sựviên mãn chân chánh là
nhất định phải niệm Phật cầu sanh vềthếgiới Cực-lạc. Đây là lời tâm huyết
của hết thảy chưPhật, chân thành, khẩn thiết nhất, khuyến khích dẫn dắt
chúng ta.
(Pháp SưTịnh Không).
Khuyên người niệm Phật
53
07 - Lời khuyên song thân
Cha má kính thương,
Sao con cứmuốn viết thưcho cha má hoài, không viết chịu không được. Nếu ngừng
vài ngày thì con thấy cái điều con muốn nói với cha sao nó tràn ngập lên. Vì thực tế, nếu có
viết hoài thì cũng viết không hết. Bên cạnh đó, không biết cha má có thâu lượm được tất cảý
của con không? Con vẫn cứsợcha má lơlà, rồi nghe người này nói vào, người kia nói ra,
rốt cuộc bao nhiêu thưcon gửi vềthành ra vô dụng.
Thưa cha má, vào giữa thời đại này, tìm một người hiểu lý đạo không dễ đâu, thì
những người hằng ngày đến với cha má, tìm đâu ra một người biết khuyến tấn tu hành, làm
thiện, nhất là ủng hộchuyện niệm Phật cầu sanh Cực-lạc Thế-Giới, là chuyện giống như
huyền thoại, nhưtrên trời rơi xuống, khó cho một người bình thường hiểu tới. Dù ngay trong
bà con, anh em, chú bác của mình chưa chắc đã có người thức tỉnh chứ đừng nói chi đến
người bên ngoài. Ấy thế, đem chuyện giải thoát này mà bàn với người không biết đạo thì tốt
hơn đừng bàn. Cái bệnh nặng nhất của chúng sanh trong thời này làø nghiệp chướng, đã kết
tập lâu đời nhiều kiếp, nó kết thành một khối vô minh kiên cố, muốn phá nó đâu phải dễ. Vô
minh lôi kéo theo vô minh. Đã là vô minh thì làm sao họdễdàng chấp nhận giác ngộ! Mình
hồi giờchung sống trong cái vô minh bất giác đó, mình nhậu lai rai với họ, mình ơn nghĩa
thịphi với họ, mình đánh cờtướng với họ... bỗng nhiên mình muốn thoát ra làm sao tránh
khỏi sựdịnghịdèm pha. Cho nên, nếu tâm mình không vững sẽkhông đi được. Niềm tin vừa
mới lóe lên có thểbịdập tắt liền. Hậu quả đọa lạc vẫn hoàn đọa lạc.
Chính vì thếmà con muốn viết thưcho cha má, viết hoài là muốn nhắc nhởcha má
rằng, đời mình phải tựlo lấy, tựmình phải cứu lấy mình. Phải bình lặng lấy chơn tánh ra để
phán xét thực hư, tựquyết định lý tưởng tương lai, đừng nên đểtâm xao lãng mà bịlung lay
bởi những lời mê vọng.
Ở đây càng niệm Phật con càng thấm sâu vào lời Phật dạy. Ngủmột đêm sáng ra con
hiểu thêm vào một cảnh giới. Hôm qua ngồi niệm Phật trong Niệm Phật Đường mấy tiếng
đồng hồra, bỗng nhiên con lại có sựbừng ngộthêm vềcâu Phật hiệu “A-di-đà-Phật”. Lạ
thật! Càng ngày con càng thấy vi diệu, càng lúc hình nhưcon càng rõ hơn cái cực kỳvi linh
của âm thanh “Nam-mô A-di-đà Phật”. Con không biết làm sao đểdiễn tả được sựthấy của
con trong những giờphút bừng tỉnh này. Cứmỗi lần bộc phát ra một tia sáng con lại mở
kinh ra, lại thấy thêm một điều vi diệu nữa. Lạquá! Cũng là dòng kinh đó, mình đọc hoài,
tưởng là hiểu, đâu ngờtừng giây phút, mình lại thấy nó khác, cao hơn, thâm hơn, ý nghĩa rõ
hơn.
Niệm Phật: khai mởtrí huệ!
Khuyên người niệm Phật
54
Trong lúc ngồi niệm Phật, con chợt thấy sao giữa mình với Phật không còn khoảng
cách nữa. Muốn vềvới Phật sao dễquá đi. Nhưtrước đây, nghĩra nước ngoài khó lắm. Cô
Ba (Trung Ái) xem chỉtay, đoán tửvi nói con “Sao Tuần bịtriệt”, không thể đi được(!).
Nhưng con đã đi được, có gì đâu mà khó! Tại tựmình không muốn đó thôi. Bây giờ, đi tới
Tây-phương Cực-lạc, thếgiới của Đức Phật A-di-đà, cũng giống nhưvậy thôi. Đi vượt biển
còn bịnguy hiểm, còn bịsóng đánh chìm tàu, chứ đi vềTây-phương thì được khuyến khích,
được giúp đỡ, được tiền hô hậu ủng, thì làm sao khó được. Hơn thếnữa, người ủng hộmình
không phải là người thường, mà là một đấng chí tôn vô thượng, là “Phật trung chi vương”,
là đức Phật A-di-đà. Cộng thêm nữa, chưPhật mười phương đều gia hộ, Long-Thiên Hộ-Pháp, chư đại Bồ-tát ngày đêm bảo vệcho mình. Cha má nghĩthửtrong điều kiện tuyệt đối
an toàn đó mình đi khó hay dễ?
Con chợt nghĩ đến điều này tựnhiên tâm thần phấn khởi lạthường. Rõ ràng con vừa
ngộthêm một điều nữa, một cảnh giới sung sướng khó tả được. Phật A-di-đà có lời nguyện
này: “Khi Ta thành Phật, mạng sống lâu vô lượng, trong nước vô sốhàng Thinh-Văn,
Trời, Người, mạng sống của họcũng lâu vô lượng, (Nguyện 15). Giảsửchúng sanh trong
tam thiên đại thiên thếgiới, đều thành bậc Duyên-Giác, ởtrong trăm ngàn kiếp, đều cùng
nhau đếm tính, nếu biết được sốlượng kia, Ta thềkhông thành bậc Chánh-Giác”.
(Nguyện 16, kinh Vô-Lượng-Thọ).
Lạkhông! Sốlượng người ởcõi Tây-phương Tịnh-độnhưvậy là quá đông, quá nhiều,
nhiều đến nỗi không thể đếm được nữa. Dưới địa cầu chúng ta, người đông, nên người ta
đang lo nạn nhân mãn! Đông, nhưng dù sao cũng còn đếm được là hiện nay cỡhơn sáu tỉ
người, còn ởcõi Cực-lạc thì chưThượng-Thiện-Nhơn đông đến nỗi trăm ngàn kiếp đếm
không xuể, thì thửhỏi cái sốlượng ấy nhiều đến mức độnào? Điều này trong kinh Phật nói
cách đây mấy ngàn năm rồi, chứmới đây đâu.
Nhớlại một câu kinh, bừng tỉnh thêm một điều, là điều kiện đểvề đến cõi Cực-lạc quá
dễdàng, mà hồi giờmình không biết. Điều kiện chỉcần người nào, “nguyện sanh vềnước
Ta, niệm đến mười niệm, nếu không được sanh, Ta thềkhông thành bậc Chánh-Giác.
Duy trừtội ngũnghịch, phỉbáng chánh pháp”.(Nguyện 18). Mười niệm này là niệm trước
khi lâm chung. Nhưvậy bất cứai trước khi lâm chung, muốn sanh vềCực-lạc, mởlời niệm
được muời câu “A-di-đà-Phật” thì được Phật A-di-đà đến tiếp dẫn vềTây-phương, vĩnh viễn
an nhàn tựtại, bất sanh bất tử.
 Vì quá dễdàng cho nên hồi giờrất nhiều người, từkhắp mọi quốc độvãng sanh về đó,
từnhiều kiếp đến nay, biết bao nhiêu mà kể. (Nên nhớmột kiếp không phải là một đời). Hơn
nữa, hễvề đó rồi thì sống hoài không bao giờchết, thì làm sao sốluợng không cao cho được!
Ấy thếmà vẫn còn vô lượng chúng sanh bịtriền miên đọa đày trong sáu đường khổ
não. Tại sao vậy? Thưa cha má, tại họkhông chịu tin. Người có tu hành nhưng lại coi kinh
Khuyên người niệm Phật
55
Phật giống nhưmột thứ“quyền thuyết” đưa ra đểkhuyến khích mà thôi, dụkhịcho con
người sợmà tránh làm điều sai trái thôi, chứtrong thâm tâm họkhông tin nhưvậy. Hễkhông
tin thì không đi, không đi thì không bao giờtới được! Trong khi đó, khi con phát hiện có
người vãng sanh thật sự, mởkinh ra ấn chứng rõ ràng nhưhai cộng hai là bốn, con giựt
mình tỉnh ngộ.
Lời Phật dạy trong kinh điển đúng sựthật chứkhông phải là quyền thuyết. Ngài muốn
độtận chúng sanh, Ngài nói toàn sựthật mà con người không chịu nghe theo, lại cứkhai
thác theo kiến thức của thếgian, vô tình họbiến kinh Phật trởthành một thứtriết lý phi thực.
Thật oan uổng! Chứthực ra Phật pháp vừa cao siêu vừa thực tế. Cao siêu vì nói những cảnh
giới mà loài người chúng ta không thểhiểu nổi, ví dụnhưcảnh thếgiới Tây-phương Cực-lạc.
Thực tếlà vì những cảnh giới đó có thực. Một sốngười Việt-Nam niệm Phật vãng sanh trong
khoảng vài năm trởlại đây đã xác định rõ ràng. Năm ngoái con qua bên Pháp cũng nghe có
vài người vãng sanh. Nhưvậy sốlượng người vãng sanh vềnước Phật khá nhiều chứkhông
ít. Nội người Việt-Nam mình thôi, trong vòng mấy năm, cũng đếm đến mấy chục người.
Người Tàu họvãng sanh nhiều hơn vì họtin tưởng nhiều hơn, tu hành nghiêm chỉnh hơn.
Còn các dân tộc khác nữa thì sao? Điều này chứng minh được rằng sốngười vãng sanh về
nước Cực-lạc, trởthành bậc bất thối Bồ-tát nhiều không thể đếm hết.
Trong kinh Phật nói, “Giảlinh tam thiên đại thiên thếgiới chúng sanh, tất thành
Duyên-Giác, ưbá thiên kiếp tất cộng kếgiáo, nhược năng tri kỳlượng sốgiả, bất thụ
Chánh-Giác”(Vô-Lượng-Thọ/Phẩm 6/ N:16)”. (Nghĩa là, giảnhưtrong một tỉthếgiới, tất
cảchúng sanh đều trởthành bậc Duyên-Giác, trong trăm ngàn kiếp cùng nhau đếm sốBồ-tát
trên cõi Tây-phương, mà đếm được sốlượng thì Đức Phật A-di-đà thềkhông thành Phật).
Một lời nói của một vịPhật đã thành Phật rồi đâu phải đểnói chơi. Chắc chắn đúng như
vậy.
Thưa cha má, cha và má đều là người có tu đạo, chắc phải hiểu cái kiếp người lận đận
lao đao, vài chục năm vô thường khổnão, chạy đôn, chạy đáo rốt cuộc cũng hoàn vềbàn tay
trắng. Nếu mà sơý ta cứbơi mãi trong biển khổtrầm luân, ta bơi bao giờcho tới bờbến
Giác. Bên cạnh đó có chiếc thuyền Bát-Nhã, đức Phật đứng trên thuyền đưa tay xuống cứu ta
lên, ta không chịu “đưa tay”. Mình đang bị đọa đày trong sáu đường khổcực, Phật tới, bảo
hãy niệm Phật đi, đểta cứu cho. Thếthôi, mà ta không chịu?! Đi được hay không chỉcần
một cái đưa tay lên, giữa Phật và ta rõ ràng cách nhau chỉcó một niệm. Một niệm Phật thôi
đểthành Phật, nhưvậy mà người ta không chịu niệm. Uổng biết chừng nào! Tội nghiệp thực!
Cha má hãy nghe lời con đi, viết thưcho con, con cần biết cha má đã thực sựbắt đầu niệm
A-di-đà Phật hay chưa?
Khi biết được sựvãng sanh của người niệm Phật, họra đi trước phút lâm chung,
nghĩa là họcòn đang sống mà niệm Nam-mô A-di-đà Phật và từgiã đi theo Phật. Họsống
mà đi chứkhông phải chết mới đi, họtừtừra đi nhẹnhàng thoải mái giống y hệt nhưkinh
Phật dạy, hễai: “kiên cốbất thối, phục dĩthiện căn hồi hướng, nguyện sanh Ngã quốc,
Khuyên người niệm Phật
56
nhất tâm niệm Ngã, trú dạbất đoạn, lâm thọchung thời, Ngã dữchưBồ-tát chúng,
nghinh hiện kỳtiền, kinh tu du gian, tức sanh Ngã quốc”. (Phẩm 6, N/20, kinh Vô-LượngThọ). Nghĩa là, hễngười nào tâm cương quyết không thối chuyển, đem căn lành hồi hướng,
nguyện sanh vềnước Ta, một lòng niệm Ta, ngày đêm không gián đoạn, khi lâm chung Ta
cùng chưBồ-tát hiện ởtrước mặt, trong khoảng giây phút liền sanh vềnước Ta).
Họbiểu diễn sựvãng sanh giống y hệt nhưlời Phật dạy. Rất nhiều người nhưvậy chứkhông
phải ít, vì mình không có duyên nhìn thấy, mình không đủphương tiện thông tin, đi đến để
thăm tận mặt. Vì mình cứlo làm ăn từsáng tới chiều, không còn giờ đểchứng kiến cảnh
người ta niệm Phật vãng sanh vềvới Phật chứkhông phải không có. Ví dụ, nhưnăm 1996,
bà Huỳnh-Ngọc-Tuyết, ởMỹ, niệm Phật được vãng sanh, trước khi vãng sanh, con gái bà gọi
điện thoại hỏi Hòa Thượng Tịnh Không, vịthượng thủTịnh-tông thếgiới, (người làm lễquy
y cho con). Trong điện thoại Ngài nói rằng: “Tam Thánh Tây-phương cùng chưThượngNhơn đang chờtrước cửa muốn đi lúc nào cứ đi”. Từxa trong điện thoại Ngài cũng biết
được Tam Thánh: Di-Đà, Quán-Âm, Thế-Chí đang chờtrước cửa, trong khi con cháu ở đầy
nhà không hay biết gì hết. Khi vãng sanh quang minh của Phật chiếu tới thân thểbà làm
sáng cảgian phòng. (Căn phòng đó thấp nhỏnấp sau dãy nhà lầu cao chọc trời, quanh năm
không có chút ánh sáng lọt vào). Khi vãng sanh mùi thơm xông ra khắp nhà, lan ra tới bên
ngoài cảhàng mấy tiếng đồng hồ. Theo nhưNgài Tịnh Không giải thích đó là chưThiên tới
chiêm ngưỡng một vị đang vềTây-phương. (Chuyện niệm Phật vãng sanh lưu xá lợi, con
đang nhờngười đem vềcho cha má, nhớ đọc và xem hình). Cho nên có tu mới có chứng, có
đắc mới thấy, sựvi diệu không thểgiải thích được.
Cha má ơi, sởdĩcon viết thưvềcha má liên tục cứnói chuyện niệm Phật cầu sanh về
thếgiới Cực-lạc là vì con thật sựthành tâm muốn cứu cha má trong một đời này. Thọmạng
mỗi người đã định sẵn rồi. Cầu giữcái xác thịt này trường thọlà vọng tưởng, thiếu thực tế,
mê muội, hão huyền! Vì con người mê muội, quá sợchết cho nên thường tạo nên những tư
tưởng sai lầm, những hành động oan uổng cho người thân! Họcứmơchuyện hão huyền
người thân sống mãi, cho nên việc sanh ly tửbiệt trởthành nỗi bi thương thống thiết! Chứ
không ngờrằng cuộc đời của mỗi người không bao giờchết cả. Chúng ta vẫn tiếp tục sống,
nhưng sống ởcảnh giới khác mà thôi.
Chính con đã chứng thật được một sựthật mà trí óc bình thường của con người không
thểtưởng tượng được. Bao nhiêu người cho đó là hoang đường huyền thoại, chứcòn con,
con dứt khoát khẳng định nó sựthực không còn chối cãi được nữa. Thực sựcó thếgiới Cựclạc thật là siêu tuyệt, vì quá siêu tuyệt, vượt khỏi sựsuy tưởng của con người, cho nên không
thểnào dùng lý lẽbình thường đểhiểu. Trong kinh Phật nói đúng, thẳng thắn, ngay thật, có
chứng minh cụthể. Trên thếgiới này chưa có tôn giáo nào dám đưa ra sựchứng minh rõ rệt,
hùng hồn nhưvậy cả!
Cha má hãy niệm Phật đi. Ngày nào cha má chưa viết thưcho con hứa niệm Phật, con
còn nhắc hoài. Nếu lỡmất cơhội này ngàn kiếp sau chưa chắc sẽgặp lại đâu cha má ạ.
Khuyên người niệm Phật
57
Cuộc đời này trước sau ai mà không ra đi. Cha má nghĩthửcoi, “Triêu tồn tịch vong, sát na
dịthế”, (nghĩa là sáng còn tối mất, một tích tắc đã qua thếgiới khác rồi), còn đâu mà tham
với tiếc cái thân xác này. Chỉcần sơý, một tích tắc thôi con muốn tìm cha, tìm đâu cho ra!
Con muốn tìm má tìm đâu cho thấy! Mà dù có thấy đi nữa cũng không cách nào cứu được
nữa rồi. Ván đã đóng thuyền, trôi theo dòng sanh tửvô biên, ai theo nghiệp đó làm sao cứu
được? Khi mình ra đi, mình trôi theo dòng nghiệp báo vô tận, vô cùng, vô phương, trong đó
mình dễgì làm chủ được!
Khi trời mưa lụt, nước dâng tràn bờ, đứng trên cầu nhìn xuống dòng nước cuồn cuộn
chảy, cha má thảmột mảnh cây, rồi sau đó thảthêm mảnh cây nữa, và nhìn thửcoi, hai
mảnh cây ấy có gặp nhau được hay không? Mỗi mảnh trôi dạt mỗi phương. Cho dù có thả
cùng một lúc, nó cũng tách xa, dễgì gặp lại. Dòng nước cuồn cuộn là dòng nghiệp lực, hai
mảnh gỗlà nghiệp chướng, là thần thức của chúng ta. Dòng nghiệp lực nó dày vò thần thức
chúng ta giống nhưvậy đó. “Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm”. Dù có nổi nó cũng bịtrôi
tuột tới một phương trời vô định, kẻnam người bắc chứchắc gì gặp lại. Đâu dễgì ta trởlại
căn nhà từ đường đểthọhưởng. Còn không, “Vụng tu thì chìm”, nó dìm mình xuống tận chín
lớp bùn đen, âm u mù mịt biết ngày nào lên. Thọlãnh quảbáo này chỉcó đơn độc một mình
mình chịu mà thôi, không ai đến thăm nom, han hỏi mình được.
(Viết đến đây con chợt nghĩ đến Thím Năm. Chú Năm mất, Thím chung tình xây nấm
mộbên cạnh để chờngày xuống âm tygặp lại chú! Thật đáng thương! Với cái nhìn thếtục
thì thấy có nghĩa tình. Còn khi đã hiểu đạo, thì đây là việc làm điên rồ, tựmình dẫn mình vào
con đường cùng đoạlạc mà không cứu vãn được gì cả. Cha má nên vì lòng từbi ai mẫn mà
đánh tiếng cảnh cáo Thím, chứkhông thì tội nghiệp lắm!)
Thưa cha má, con thương cha má con khuyên cha má niệm Phật. Má thương cha, má
nên khuyên cha Niệm Phật. Cha thương Má, cha nên nhắc nhởmá niệm Phật. Cha má
thương con cái, cha má hãy dạy các anh chịem, con cháu đều niệm Phật. Thương nhau phải
cùng nhau niệm Phật, cùng cầu vềmột nơi, đó là con đường tuyệt diệu nhất mới gặp nhau
được thôi. Trong kinh Vô-Lượng-ThọPhật nói, “ChưThiên Nhân Dân cùng với những lọai
côn trùng nhỏnhít, khi đã sanh vềnước Ta, đều trởthành Bồ-tát”(phẩm số5). Sanh về đó
tất cảchúng ta đều trởthành “chưThượng-Thiện-Nhơn, câu hội nhứt xứ” (kinh A-di-đà)”. Thượng-Thiện-Nhơn đây không phải là người, mà đều là Bồ-tát cả. Con sẽgởi về
quyển sách “Niệm Phật Vãng Sanh Lưu Xá Lợi” của chú Tịnh Hải ởMỹvừa mới thu thập
mấy năm nay thôi. Cha má hãy đọc kỹ đi, sựthật đó. Những bộóc, trái tim... bằng máu
huyết, bằng thịt xương, mà dưới sức nóng lò thiêu tới hai, ba ngàn độ, có thểlàm chảy nhão
sắt thép, nhưng không cháy nổi nhục thân của người khi đã đắc đạo, nó đã trởthành “kimcang Na-la-diên thân”(Nguyện 32/phẩm 6/Vô Lượng Thọ).
Ngài Thích-Thiền-Tâm (người viết quyển “Niệm Phật thập yếu”). Ngài đểlại cái răng
xá lợi mà người ta dùng máy cắt, khoan, đục chỉcó nẹt lửa chứkhông trầy trụa gì cả. Cái
răng trong miệng Ngài nó nghe tiếng niệm Phật đã trởthành kim cương bất hoại. Sựlinh
Khuyên người niệm Phật
58
diệu của tiếng niệm Phật không thểnào nghĩbàn được. Khoa học nào dám đứng ra giải
thích! Có nhà bác học nào dám mởlời biện bạch! Khắp nơi trên thếgiới, nhiều nhà tu hành
vãng sanh lưu lại luôn cảnhục thân hàng ngàn năm, hai ba trăm năm. ỞThái-lan, có vịSư
lưu lại nhục thân hai ba năm nay rồi, không ướp thuốc thang gì cả...
Cha má ơi, con thương cha má nhiều lắm. Nhưng cái thương khi hiểu được đạo khác
lúc còn đang mê mờthếtục. Khoảng thời gian lưu lại trên thếgian này thực ra không đáng
gì cảso với thời gian vô thỉvô chung. Người chết đi rõ ràng không mất. Trong thưcho Mười
Phương, con kểchuyện người bạn kỹsưcủa con bịcon ma nữchạy theo vào nhà, đeo theo
sát bên mình mấy ngày, làm cho hắn kêu cầu cứu thất thanh, càng chứng tỏmạng người
không phải chỉthấy vào cái xác thịt mà thôi đâu. Có người chết làm quỷ, có người làm ma,
có người làm trâu bò chó mèo, có người xuống địa-ngục, lên thiên đàng, có người thành Bồ-tát, Phật. Ta tu đúng cách, theo đúng chánh pháp, ta trởthành Bồ-tát, Phật chỉtrong một đời
này thôi. “NhớPhật niệm Phật, hiện tiền, tương lai chắc chắn thấy Phật” và sẽvềvới
Phật, viên mãn một đời thành Phật, vĩnh viễn thoát khỏi kiếp luân-hồi đọa đày.
Thưa cha má, con muốn nhắc lại lời này, là có thểchính cha má là người có đại phúc
đại thiện nhất trong dòng tộc gia phảcủa mình, từcổthủy đến nay chưa ai bì được. Ngay
nhưbà nội, ông Bảy, suốt đời tu hành nhưng chưa chắc đã thoát, trong khi cha má có được
những đứa con tha thiết khuyến tu. Nếu thiện căn đã phát lộ, thì chính cha má sẽghi vào lịch
sửcủa dòng tộc mình, người đầu tiên đắc đạo vãng sanh thành Phật.
Nhớngày bà nội lâm chung, bà đau quằn quại tháng này qua tháng khác, những ngày
cuối cùng, bà chống đối kịch liệt việc chích thuốc, truyền nước biển. Nhưng các chú, các cô,
nguời nhà cứ đè tay, đè chân không cho bà giãy giụa, đểngười y tá truyền bình nước biển.
Còn những người con khác thì kêu réo khóc than: “Mẹ! Cốgắng sống thêm mẹ ơi!”. Họthật
sựtỏ được lòng thương bà Nội. Nhưng kết quảthì sao? Bà lúc đó đã cấm khẩu, đã đuối sức.
Đầu óc bà đã quay cuồng, đau khổtrong những cảnh giới hãi hùng! Bà thèm một giây phút
yên lặng, con cháu lại không cho. Bà giận đến nỗi mắt bà trợn lên chống đối, nhưng con
cháu không chịu vâng lời, cứviệc làm theo cái suy nghĩnông cạn của mình!
Cha má nên biết, người sắp lâm chung, thân thểcủa họ đau nhức “nhưcon rùa đang
bịlột cái mai”, lúc đó bất cứmột động tác nào động đến thân thểsẽlàm cho người bệnh đau
đớn không thểchịu nổi được. Tội nghiệp cho bà Nội. Bà sinh ra nhiều người con, người thì
theo Tiên, người theo Thần, người theo Vô-Thần, không một người nào theo Phật, niệm Phật
chân chính cả, cho nên mới xảy ra cảnh tượng bi thương đó! Giờphút quan trọng nhất cuộc
đời, bà cần một tiếng niệm “Nam-mô A-di-đà Phật”, đểbà nương theo quang minh của Phật
mà siêu sanh nhưng không được! Trong khi con cháu cứnhào vô gây sự đau đớn, tạo cho
tâm bà sân nộ, gây cái nhân đọa lạc vào cảnh tối tăm!
Thưa cha má, vì không hiểu đạo, con cháu cứviệc làm những chuyện ĐẠI NGHỊCH
BẤT HIẾUmột cách tựnhiên. Thật thương tâm, thương tâm quá!
Khuyên người niệm Phật
59
Thưa cha má, con đã nói đến cùng lý lẽ, con tha thiết tỏbày đến rơi nước mắt. Con
thương cha má, con nguyện cứu cho được cha má. Đến giờphút này mà cha má không nghe
theo thì con cũng không còn biết làm sao được nữa. Còn nhưcha má đã ngộ được, hãy thành
tâm làm ngay việc này: Thân thờA-di-đà Phật, Tâm nghĩA-di-đà Phật, miệng luôn niệm
A-di-đà Phật, một lòng nguyện cầu sanh vềCực-lạc Thế-Giới, chắc chắn sẽ được vãng
sanh Tây-phương Cực-lạc, một đời thành Phật. Chính cha má sẽchứng minh cho mọi
người cùng thấy việc này.
A-di-đà Phật
Con kính thư.
(Viết xong, Úc châu, ngày 10/4/2001).
Vạn pháp giai không, nhân quả bất không.
(Lời Phật dạy).
Khuyên người niệm Phật
60
08 - Lời khuyên song thân
Kính Cha Má,
Sắp sửa có người vềViệt-Nam, con gửi thưvềthăm cha má cộng với mấy băng thuyết
pháp, và mấy món quà nhỏcho em Thứniệm Phật. Trong anh chịem nhà mình đã có người
nghe theo lời con khuyên vậy cũng là đại phước rồi. Em Thứniệm Phật, em Thứ được hưởng
thiện lợi, cha má niệm Phật cha má được hưởng thiện lợi. Ai tu nấy đắc, không ai tu giùm
cho ai được cả. Cái lo lắng lớn nhất của con hiện giờlà cha má tuổi già sức yếu, viêïc tu hành
giải thoát trởthành vấn đềtối cấp bách và quan trọng. Khi cha má nhận được một sốbăng
thuyết pháp thì cốgắng nương theo đó tu tập, những thưnày chỉlà cái mối đầu cho cha má
tiếp nhận lời pháp thôi.
Trong suốt thời gian qua con liên tục viết thưvềcha má, cũng chỉnhắm tới một
chuyện là cốgắng khơi cho được cái đầu mối đó, đểtừ đó cha má đi vào con đường Phật đạo,
pháp môn giải thoát. Khảnăng của con nhiều lắm cũng chỉgiúp cha má thấy rõ cái đầu mối
đó thôi, còn có ngộnhập vào sựgiải thoát hay không hoàn toàn tùy theo quyết tâm của cha
má, chứcon không thểnào đi giùm cho cha má được.
Nhận thư, con không biết cha má có giờ đọc không? Có thích thú không? Có nhận thấy
được cái tầm quan trọng của nó không? Nếu càng đọc mà cha má càng cảm thấy vui, cảm
thấy phấn khởi thì con mừng lắm, một ngày rất gần cha má sẽthấy được sựan lạc vì tìm
được nguồn sáng để đi. Còn nếu ngược lại, thì đó là do căn phần của cha má. Cha má cứbình
tĩnh, thoải mái, rồi suy nghĩlại. Dù sao đi nữa con cũng moi đến tận đáy lòng chí thành chí
hiếu đểnói. Biết nhưvậy cha má cũng nên có lần giựt mình nghĩlại, mỗi lần giựt mình hãy
bảo em Thứ, hay em Mười đọc lại thưcủa con. Đọc đi đọc lại nhiều lần, biết chừng đâu, một
ngày nào đó cha má sẽliễu ngộ. Ở đây, con vẫn hằng cầu chưPhật gia trì cho cha má.
 Ngày hôm kia, tức là ngày 17/4/2001, Thầy NgộThông đi giảng pháp ởSydney về,
thầy nói với tụi con rằng, “Phật tửSydney họtu rất tinh tấn. Họniệm Phật không còn lấy số
ngàn nữa, mà đơn vịlà vạn. Nghĩa là mỗi ngày họtự đặt tiêu chuẩn một vạn, hai vạn, ba vạn,
có người niệm đến năm vạn câu Phật hiệu một ngày”. Càng ngày họcàng quyết tâm tu hành,
họquyết tâm đi cho đến Tây-phương Cực-lạc với Phật A-di-đà mới thôi. ỞViệt-Nam, mình
khó thấy, khó nghe, khó hiểu chuyện này. Nhưng, khi đi ra ngoài dạo khắp nơi, con bừng
tỉnh, ngỡngàng trước những tâm hồn cương quyết, chí thành, chí thiết.
Đới nghiệp vãng sanh!
Khuyên người niệm Phật
61
Thì ra, trong kinh Phật nói, con sốnhân thiên vãng sanh vềTây-phương vô lượng vô
số, không thểnào đếm hết, đó là sựthưc. Có một quyển sách tựa đềlà “Niệm Phật Vãng
Sanh Lưu Xá lợi”, con sẽchuyển vềø cho cha má đọc, trong đó có những người Việt-Nam
vừa mới vãng sanh mấy năm nay. Sốngười ghi trong sách là thu thập được, còn biết bao
nhiêu người vãng sanh khác mà chưa thu thập. Khi sách ấy tới Úc-châu, người đọc được họ
phát tâm tu hành rất nhiều. Con người là vậy đó, Phật dạy rõ ràng trong kinh không chịu tin,
phải chờcho có bằng chứng rồi mới phát nguyện Niệm Phật. Đó cũng còn may, có người vẫn
không tin, tìm đủlý lẽ đểtừkhước. Sựthật là gì? Là chính nghiệp chướng quá nặng, che lấp
mất cảtánh giác ngộ, vì vậy họvẫn chưa chịu cúi đầu lạy Phật, chưa chịu gội rửa tội chướng
của mình. Tội nghiệp thay, biết bao giờhọmới thoát nạn đây?
Thấy cái tác dụng của quyển sách khá cao, quý Sư ởSydney mới kêu gọi cho ấn tống
tiếp. Quý Thầy muốn bổtúc thêm mấy người nữa cũng vừa vãng sanh, trong đó có một bà cụ
vãng sanh cách đây cỡmột năm, bà cụnày con đã từng gặp. Bà là người Việt gốc Hoa. Cách
đây cỡnăm năm, bà bịung thư đến thời kỳchót, bệnh viện cho vềnhà chờchết trong vòng
hai, ba tháng. Bà may mắn gặp người ta khuyên: buông xảcái thân rã thối này đi cho rồi,
niệm Phật cầu sanh vềTịnh-độ đểmột đời này vềvới Phật, thành Phật, thì hay hơn không!
Bà tin tưởng, không thèm dùng đến thuốc thang nữa, một lòng niệm Phật cầu sanh Tâyphương. Bà niệm Phật ngày đêm cầu cho chết sớm. Thếnhưng hai tháng, ba tháng, một năm,
hai năm, ba năm trôi qua, bà chờchết mà không chết, ngược lại sức khỏe bà càng ngày càng
tốt.
Năm 1999, bà lên Brisbane dựkhóa niệm Phật mười tuần tại niệm Phật Đường ở
Brisbane. Con gặp được bà trong dịp này. Năm 2000, bà vãng sanh, lưu lại rất nhiều xá lợi.
Ngày vãng sanh con cũng có nghe, nhưng Sydney và Brisbane cách xa cảngàn cây sốcho
nên con không tận mắt chứng kiến. Xá lợi của bà hiện phân phát thờ ởcác chùa ởSydney.
Tính ra thời gian bà niệm Phật khoảng hơn bốn năm.
Thưa cha má, sựvi diệu của pháp niệm Phật khó diễn tả được! Bà Bác đó niệm Phật
cầu cho chết, vô tình bà thoát cái chết từba tháng trởthành bốn năm rưỡi. Bà thoát khỏi tử
thần bệnh ung thư, đểhưởng trọn tuổi dương tám mươi lăm tuổi rồi vềvới Phật. Rõ ràng
“Nhất cú Di-Đà vô biệt niệm, bất lao đàng chỉ đáo Tây-phương”. Niệm một câu “A-di-đà
Phật” cứu mình vượt khỏi lục-đạo luân-hồi, vượt ra ngoài Tam-giới (dục-giới, sắc-giới, vôsắc-giới), đi thẳng vềTây-phương với Phật. Chuyện này còn nghi ngờnữa sao!
Ngài Ngẫu-Ích Đại sư, Tổsư đời thứchín Tịnh-độTông, khai thịrằng: “được vãng
sanh là nhờTÍN và NGUYỆN. Phẩm vịcao hay thấp nhờcông phu niệm Phật sâu hay
cạn”. Nhưvậy, một người chỉcần có lòng TIN vững chắc và chí NGUYỆN tha thiết thì được
vãng sanh. Còn niệm Phật là đểcho phẩm vịcao hay thấp mà thôi. Đây là sựthật. Có người
nghe vậy mới nói, bây giờmình chỉ“Tin” Phật rồi “Nguyện” vãng sanh thôi, đâu cần gì niệm
Phật, mình cũng vềTây-phương vậy! Xin thưa thẳng rằng, không thể! Tại sao? Vì khi đã có
tưtưởng nhưvậy thì cái TIN đó là giảchứkhông phải thật. “Tin” một vài bữa và sau đó thì
Khuyên người niệm Phật
62
bỏluôn. Tin giảthì không bao giờsiêu sanh được cả. Vì người tin Phật chắc chắn không bao
giờdám quên Phật.
TÍNthì phải tìm mọi cách giữvững lòng tin, củng cốnhắc nhởlòng tin. Trong tâm
không bao giờly xa Phật, nghĩa là phải niệm Phật. Niệm Phật đểnhớPhật, niệm Phật đểlàm
Phật, niệm Phật đểtâm thanh tịnh, niệm Phật đểkhống chếphiền não... Niệm Phật đểtâm
mình chỉcòn có Phật, ngoài Phật ra không còn thứgì khác lọt vào tâm cả. Đó mới là TIN
PHẬT. Phật tức Tâm, Tâm tức Phật chính là chỗnày đây. Đạt đến cảnh giới này mới chắc
chắn vềtới Tây-phương thành Phật. Còn người chỉnói TIN suông mà không niệm Phật, thì
Tin đó là miệng tin chứkhông phải tâm tin, dù họcó nhớPhật, chắc chắn cũng chỉnội trong
một vài ngày, thậm chí vài phút thôi, sau đó tâm họ đã bắt đầu điên đảo, thịphi, bắt đầu hơn
thua xảláng rồi. Hễkhông niệm Phật thì sẽniệm tiền bạc, niệm cuốc đất, niệm vườn rau,
niệm yêu thương, niệm ganh tị, niệm buôn bán... lúc đó Phật đâu còn nữa! TIN nhưvậy, dù
lúc mới phát khởi có cao nhưnúi, nó cũng sụp đổtan tành theo nghiệp chướng phiền não thế
gian. Lòng TIN sụp đổrồi thì NGUYỆN kia làm sao còn tồn tại?
Ấy thế, Ngài Ngẫu-Ích nói TÍN là Thành tín, là Thâm tín, là Thực tín... chứkhông phải
là sơtín, tùy hứng tín. Có thực tâm TIN mới có thiết tha phát NGUYỆN. Đã thiết tha vềTâyphương rồi thì ai dám lơlà việc niệm Phật. Vì thếTÍN-NGUYỆN-HẠNH tuy ba mà một,
một mà ba. Được một điều thì tất cảba điều đều đầy đủvậy.
Niệm Phật tới “Nhất tâm bất loạn” thì vãng sanh Thượng Phẩm. Nhưng thực ra dễgì
đạt được cảnh giới đó. Nhưvậy làm sao vãng sanh dễdàng được? Thưa cha má, Đới-Nghiệp
vãng sanh. Nghĩa là nghiệp chướng vẫn còn, nhưng nhờgia lực của Phật mà được vãng
sanh. Đây là một điều kiện di dân vô cùng thù thắng, mà đức Phật A-di-đà đã phát nguyện để
cứu độchúng sanh. Đây là phương tiện độsanh cực kỳvi diệu, cực kỳrốt ráo, nên tất cảchư
Phật mười phương đã đồng thanh hộniệm. Chính vì thếmà câu Phật hiệu “Nam-mô A-di-đà
Phật” đã trởthành một siêu lực lượng, không thểnghĩbàn, có thểcứu độtất cảchúng sanh
trong cửu pháp giới, từ Đẳng-Giác Bồ-tát cho đến địa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sanh, một đời bình
đẳng thành Phật.
Cho nên, một người chỉcần có lòng TÍN Tâm nơi Phật vững chắc, phát NGUYỆN
vãng sanh thiết tha chân thực, thì tựhọthấy rõ con đường đi, tựhọngày đêm không rời câu
Phật hiệu. Bao nhiêu người vãng sanh một cách tựnhiên, trước sựngỡngàng của khoa học.
Cái năng lực này chỉcó Phật mới làm nổi thôi. Sựviệc này đã vượt xa tri thức của nhân loại,
muốn giải thích cũng giải thích không được! Muốn tìm hiểu không thểhiểu nổi! Phật nói,
đây là pháp môn “nan tín chi pháp”, dù cho hàng Bồ-tát cũng không thểhiểu được, chỉcó
Phật với Phật mới hiểu thôi, Bồ-tát cũng chỉcó thểdùng lòng TIN mà vào đất Phật.
Trong giảng ký của Hòa Thượng Tịnh Không, có một đoạn Ngài nói: “Phát tâm Bồ-đề
tức là phát đại nguyện cầu vãng sanh. Tâm nguyện cầu vãng sanh này tức là tâm Bồ-đềVôThượng. Một mực chuyên niệm, nhất tâm vềmột phương hướng chuyên niệm Phật A-di-đà.
Khuyên người niệm Phật
63
Người nhưthếchính là “Đương-Cơ”. Chỉcần phù hợp tiêu chuẩn này không có một người
nào không vãng sanh. Do đó Đại sưThiện-Đạo nói, "Một trăm người tu một trăm người
vãng sanh, một ngàn người tu một ngàn người vãng sanh, gọi là muôn người tu muôn
người chứng”. Đại sưThiện-Đạo là đệnhịTổ-SưTông Tịnh-độ, người đời Đường, Ngài
chuyên Niệm Phật, có lần Ngài niệm Phật cứmỗi câu Phật hiệu từtrong miệng phát ra một
đạo hào quang dài, câu này tiếp câu khác hào quang tiếp tục kéo dài nhưvậy. Thật không thể
tưởng tượng được!.
“Trăm người tu trăm người chứng, ngàn người tu ngàn người chứng”. Câu nói
giống nhưtrò đùa, nhưng đó là sựthực. Ngài Vĩnh-Minh Diên-Thọ, là Phật A-di-đà tái lai,
cho nên trong nhà Phật lấy ngày vía Ngài làm ngày vía đức A-di-đà. Ngài là một thiền sư,
nhưng khi ngộ đạo lại ngộtừcâu Phật hiệu “Nam-mô A-di-đà Phật”. Khi thấy hàng đệtửso
đo giữa Thiền và Tịnh, Ngài cảnh cáo rằng: “Hữõu Thiền vô Tịnh-độ, thập nhơn cửu tha
lộ, Vô Thiền hữu Tịnh-độ, vạn nhơn đắc vạn nhơn”. Những người niệm Phật cầu sanh
Cực-lạc Thế-Giới, nếu cứmột lòng trung thành niêïm Phật, không một người nào không đắc
đạo. Thếgian chưa có pháp môn nào vi diệu, kỳlạnhưvậy được!
Khi đã hiểu được lý đạo nhiệm mầu rồi, cha má mới thấy người niệm Phật là người có
thiện căn phúc đức sâu dày nhất trong tất cảmọi giai cấp chúng sanh. Những người dù có
giỏi tới đâu, có danh vọng địa vịcao tới đâu, có tu hành lâu tới đâu, có chức sắc lớn tới cỡ
nào, nếu không niêïm Phật, theo nhưNgài Tịnh-Không nói, “đó cũng chỉlà người tầm
thường mà thôi!”. Chức quyền càng lớn càng tạo nhiều ác nghiệp, quảbáo chắc sẽlà tam ác
đạo. Người mà say sưa làm giàu, đến khi mạng chung, vì họtiếc của, nên rất dễdàng đầu thai
thành những con vật giữcủa, nhưcon chó chẳng hạn, hằng ngày cứlảng vảng trước nhà để
giữcủa. Oái oăm thay, giảnhưhọsinh ra những đứa con vô đạo, thích ăn thịt chó, thì hậu
quảcòn thê lương biết chừng nào!... Nhưvậy họlàm sao sánh bằng với bà bác bịbệnh ung
thư, tám mươi lăm tuổi, niệm Phật vãng sanh ởSydney.
Thưa cha má, cuộc đời nhưáng phù vân, thì sao còn chấp vào đấy đểngàn đời mê
muội sầu đau! Thưtrước con có gởi vềcha má hình của Hòa-Thượng Tịnh-Không, con chụp
Ngài trước di ảnh của bà Hán làm quản tràng của Hội-Tịnh-tông. Bà Hán là một đại triệu phú
ở Đài-loan và Tân-Gia-Ba. Tài sản của Bà nghe nói phải giựt mình. Thếmà khi ngộ đạo, bà
đem hầu hết tài sản ra cúng dường cho người niệm Phật. Bà xây dựng nhiều đạo tràng, bà
nuôi hàng trăm Tăng Ni, nuôi tất cảnhững người đến đạo tràng niệm Phật, không nhận một
đồng phí tổn. Bà đem tài sản tính bằng đơn vịbạc triệu đô-la, mà bà đã khổcông kiếm được
suốt đời ra chỉ đểmua cho được một tấm vé vềTây-phương Cực-lạc với Phật A-di-đà. ỞMãlai, có những người ngộ đạo, họdốc hết tài sản cảmười triệu đô la đểxây đạo tràng, đểin
kinh, in tượng Phật, cúng dường cho mọi người niệm Phật. Một khi đã liễu ngộ đường giải
thoát rồi, thì tất cảtiền tài, danh lợi, ơn nghĩa của thếgian trởthành cái chướng ngại đáng kể,
trói buộc con người trong luân hồi lục đạo, cho nên họtìm cách xảbỏcho hết đểtạo phước
đức, lót đường vềtới cảnh giới Tây-phương. Nhìn thấy những tâm Bồ-tát đó, nghĩlại những
người đi cuốc từng lát đất, làm thuê từng ngày đểkiếm từng bữa cơm, mà tâm vẫn cứhách
Khuyên người niệm Phật
64
dịch, vẫn cứcho cuộc đời này là sướng, là sang, không thèm nghĩ đến cơgiải thoát. Đây
không phải là điều đáng thương sao?!
Thưa cha má, tới ngày hôm nay tất cảthưcon gởi vềchỉnhắm tới một điều là đểcủng
cốniềm tin vững chắc cho cha má mà thôi. Có được niềm tin vững rồi thì con từtừgởi dần
tài liệu Phật pháp về đểcha má nghe, theo đó mà tu tiến. Thường thường, từtrước tới giờ
mình sống chung hòa với bà con hàng xóm, ít người hiểu đạo. Họ đều mơhồtrong sựgiải
thoát, nên khi nghe nói đến Tây-phương Cực-lạc, thì ai cũng nghĩ đến chuyện chết, họsợ đến
hồn vía. Hễkhông biết Phật, không hiểu đạo, họthường bàn chuyện tầm phào, làm lung lay
chí nguyện vãng sanh của mình. Nếu cha má không vững lòng tin, không quyết tâm đi thì tiếc
cho một đời làm lành, đọa lạc vẫn hoàn đọa lạc. Bao nhiêu lời tha thiết khẩn cầu của con
hướng vềcha má sẽtan theo mây gió. Nên nhớ, ăn chay, làm lành không phải là chánh yếu
của tu hành. Làm lành mà không có trí tuệvẫn dễtiếp tay cho tội ác, tạo nghiêïp đọa lạc
trong sinh tửluân hồi. Còn khi niệm Phật thì tựnhiên làm thiện, nhưng thiện này được soi
sáng bởi quang minh của Phật, không thểsai lạc được.
Cha má ơi! Đời vô thường sáng còn tối mất, lỡmột dịp rồi, thời gian phải tính bằng
KIẾP, (nghĩa là hàng triệu triệu đời) luân-hồi chứkhông phải đơn giản. Lúc đó dù con có
thương cha má tới đâu, có thành khẩn tới đâu, có moi luôn quảtim này bầm nhuyễn, đắp
thành chữA-DI-ĐÀ PHẬT đểcầu cho cha má siêu sanh cũng khó mà cầu được, cha má có
hiểu không?
Trởlại chuyệïn niệm Phật, Phật dạy chỉcần mười niệm trước khi lâm chung thì chắc
chắn được vãng sanh. Xin cha má hãy lập thệ đi, quyết thềrằng sẽniệm cho được mười câu
“A-di-đà Phật" trước khi rời bỏthân xác này. Chỉthếmà thôi, đủrồi. Ở đây chính con cũng
vậy, con quyết thềdứt khoát phải niệm cho được mười tiếng Phật hiệu A-di-đà Phật trước lúc
con lâm chung. Phật A-di-đà đã phát nguyện rằng, người nào “phát nguyện sanh vềnước
ta, dẫu đến niệm được mười niệm, nếu không được vãng sanh, Ta thềkhông thành bậc
Chánh-Giác”. Nhưvậy, mình niệm mười niệm trước khi lâm chung, thì chắc chắn được
vãng sanh. Phật đã nói ra một lời không thểnào Ngài quên được. Tuyệt đối Phật không bao
giờvọng ngữ, thì mình còn ngồi đây đặt vấn đềlàm chi?
Tuy nhiên,có điều đừng nghĩrằng niệm mười niệm là dễdàng. Người mà bình thời
không niệm Phật, thì đến thời điểm quan trọng nhất không thểnào niệm được đâu, dù một
niệm, dù một phần mười niệm. Vì thế,người tu niệm Phật họthường chuẩn bịrất chu đáo. Họ
tranh thủtừng chút thời gian đểniệm Phật, niệm càng nhiều càng tốt, niệm thành thói quen,
niệm thành một thứphản xạtựnhiên, họtrói tâm họvới danh hiệu A-di-đà Phật. Lúc nằm
xuống giường, họcứthầm niêïm Phật cho đến khi thiếp luôn. Khi thức giấc, niệm Phật liền.
Người biết niệm Phật không sợmất ngủ, càng mất ngủhọcàng thích vì họcó thêm giờ để
niệm Phật. Đến một lúc nào đó ngay trong giấc ngủhọvẫn niệm Phật nhưthường.
Khuyên người niệm Phật
65
ỞSydney, có người tựnguyện niệm năm mươi ngàn câu Phật hiệu mỗi ngày, có người
hứa còn thở, còn niệm Phật. Chính con đây, nếu ngày nào không đi làm con niệm đến hai ba
chục ngàn câu là chuyện dễdàng. Còn đi làm thì khi có giờrảnh con niệm, cứniệm liên tục,
không cần đếm, một hơi thởít nhất là một niệm. Mình phải tập sựniệm Phật đểcho câu Phật
hiệu xuất hiện trong tâm liên tục, tựnhiên nhưcái máy niệm Phật con gởi cha má vậy, dù
mình có liệng nó xuống dưới nước, trước khi nước tràn vào làm tắt nghẽn tất cảmạch điện,
thì nó cũng niệm được ít ra mười tiếng “A-Di- Đà Phật” trước khi nó chết.
Cha má ơi! Xin hãy quyết chí đi và đừng chần chờnữa. Cha má có biết không, muốn
thành Phật mà còn hẹn thì con ma “Vô-thường” nó thích biết dường nào! Hôm trước nói
chuyện điện thoại với chịBa, con hay được ông Mười Tịnh bịnạn nước lụt. Tội nghiệp! Ví
dụ, nhưtrong lúc bịdòng nước cuốn trôi, ông chỉthốt lên mười câu Phật hiệu đểcầu vềTâyphương, con tin tưởng chắc chắn rằng ông sẽ được cứu, hoăïc là thoát nạn, hoặc là được vãng
sanh. Nếu được vãng sanh thì ông Mười sẽvềbáo mộng cho vợcon hay liền là mình đã được
vềvới Phật. Khi tìm được xác, xác thân sẽvẫn còn mềm mại, còn tươi nhưthường, dù ngâm
dưới nước nhiều ngày.
Tiếc thay, một đời không tin Phật, làm gì biết đến câu A-di-đà Phật đểmà niệm, mà dù
có biết Phật đi nữa, nhưng bình thời không niệm Phật, thì lúc đó hồn vía đã thất kinh rồi, làm
sao còn niệm được nữa. Cho nên phải tập niệm Phật là vậy.
Tu hành muốn thành được đạo quả, mình phải đặt tiêu chuẩn cao thì mới khỏi uổng phí
tâm sức. Tiêu chuẩn cao thì mới tinh tấn công phu, có tinh tấn công phu mới đạt phẩm vịcao
được. Hòøøa-Thượng Tịnh-Không dạy, phải cầu cho được thượng phẩm mà tu, nếu lỡcó rớt
cũng còn được trung phẩm, tệquá thì cũng đạt hạphẩm là giá chót, nghĩa là cũng còn được
vềtới Tây-phương. Nếu tu tà tà cầu hạphẩm lỡrớt đài thì còn gì nữa mà nói! Cha má tuổi đã
lớn rồi, tranh thủthời gian mà niệm Phật. Niệm càng nhiều càng tốt. Nếu sức khỏe yếu thì
con đềnghịcứniệm nhẹnhàng, niệm theo hơi thở. Thởbình thường, hít vào rồi theo hơi thở
ra niệm một câu “Nam-mô A-di-đà Phật”. Sau vài batháng quen rồi, thì niệm nhanh dần.
Niệm bốn chữcho nhanh, thởvào: “A-di-đà Phật”, thởra: “A-di-đà Phật”. Hễcòn thởcòn
niệm. Khi công phu thành khối thì chắc chắn thành tựu viên mãn. Bà bảy Tịnh Bửu mới niệm
Phật hơn một năm thôi mà bà đã niệm được rất nhanh và đã thành khối.
Một điều phải nhớlà: Niệm Phật đểcầu vãng sanh, đừng vì cái lợi nhỏmà dùng
câu Phật hiệu đểluyện khí, luyện thần, như đạo Tiên mà sau này khó trốn khỏi tai họa.
Nên lập thệnguyện vãng sanh hằng ngày. TUYỆT ĐỐI KHÔNGnguyện sinh lại làm người
dù là Tiên, là Hiền, là phú quý... Hồi hướng tất cảcông đức tu hành vềTây-phương. Nên hồi
hướng sau mỗi lần tu hành, hoặc sau khi làm một điều thiện lành. Nguyện vãng sanh và hồi
hướng phải thật thành tâm, thành ý. Một thời gian ngắn thôi, cha má sẽthấy được sựcảm ứng
rõ rệt!
Khuyên người niệm Phật
66
Thôi con ngừng đểcha má niệm Phật. Bồ-tát Đại-Thế-Chí nói, “Ức Phật niệm Phật,
hiện tiền đương lai tất định kiến Phật”. Xin cha má hãy một lòng tin chắc nhưvậy.
A-di-đà Phật
Con kính thư.
(Viết xong, Úc châu, ngày 19/4/2001).
Khéo giữ gìn cái nghiệp của miệng đừng nghị bàn lỗi của người khác,
khéo giữ gìn cái nghiệp của thân đừng để mất luật nghi, khéo giữ gìn cái
nghiệp của ý để được thanh tịnh không ô nhiễm.
(Lời Phật).
CHÂN    KHÁN
THÀNH    PHÁ
THANH     PHÓNG
TỊNH    HẠ
BÌNH    TỰ
ĐẲNG    TẠI
CHÁNH   TÙY
GIÁC   DUYÊN
TỪ   NIỆM
BI  PHẬT
Khuyên người niệm Phật
67
09 - Lời khuyên song thân
Cha má kính thương,
Tuổi già không có gì cần thiết hơn là cốgắng tinh tấn tu hành đểtìm phương giải
thoát. Nhà cửa chắc đã khởi công, tiền bạc chắc cũng đã tạm ổn. Nơi thờphụng ông bà chắc
cũng sẽ được khang trang. Đây là cơhội cho cha má yên tâm rũsạch mọi sựbận bịu đểlo
niệm Phật tu hành. Cha hãy giao cho anh chịem nào đó trông coi, chăm sóc việc nhà, chứ
cha má không nghe theo lời con, cứlăng xăng vào mấy thứvặt vãnh thì rốt cuộc không làm
được gì cả, mà cuộc đời của cha với má cũng không ai cứu nổi nữa đâu. Trăm ngàn lần con
tha thiết xin cha má hãy nghe lời con, mau mau phát tâm niệm A-di-đà Phật, đừng chần chờ
nữa. Ngày cha má ra đi, cha má không thểnào mang theo cái nhà Từ-Đường gì đó đâu.
Tiếng khen chê của hàng xóm không cứu được mình ra khỏi địa ngục, không ai tới nhà lao
chịu khổgiùm cho mình, chịu đau giùm cho mình, chịu rên siết giùm cho mình đâu cha má ạ.
Nếu cha má không chịu tu hành, thì coi nhưlòng hiếu thảo của con xưa nay đã tràn,
đã đủrồi! Bây giờcó cấp dưỡng cho cha má ăn uống no say cũng chỉtạo thêm nghiệp khổ
cho cha má chứkhông ích gì. Con quyết chí, đường con vạch ra con sẽ đi. Lúc đó cha má
khó có thểliên lạc được với con nữa. Nếu cha má trách con bất hiếu con chấp nhận bất hiếu:
Cái bất hiếu của người con muốn cứu cha mẹnhưng cha mẹkhông chịu nghe theo, cứmuốn
đua nhau đi vào hầm lửa, thì con đành chịu thua. Ngày cha má bỏxác thân hãy đểcho anh
chịem khác khóc than,con không khóc. Con đã thấy trước rồi, đã hiểu được rồi. Con đã thấy
được một sựthật nên không những đã khóc cho người thân còn sống, mà khóc luôn cho ông
bà trong dòng họmình rồi. Tình thực con khóc không còn ra nước mắt nữa, mà chảy đến cả
máu trong tim ra. Con vắt từng giọt máu đau buồn đó ra mà khuyên Song-Thân tỉnh ngộ, mà
không chịu nghe thì thôi, chứbây giờcòn bảo con khóc làm gì nữa? Con thấy rõ ràng tiếng
khóc than đó không ích lợi gì? Đâu có cứu vớt được ai?
Thưa cha má, trước giờmình không biết, vì bất tri bất giác mình tạo nghiệp đã quá
nhiều thì cũng đành đi. Nay đã biết, đã thấy, thì hãy quay đầu lại. Con ngày đêm nguyện cầu
chưPhật gia trì cho cha má, hằng mong cha má xa lìa nẻo trần tục đểtrởvềbến giác. Chỉ
thếthôi mà con viết không biết bao nhiêu thưtừ, nói không biết bao nhiêu lời tha thiết,
nhưng đến hôm nay thực sựcon vẫn buồn không thểtả được, vì cha má chưa chú trọng đến
sựgiải thoát. Cha má hãy tựhỏi đi, còn sống bao năm nữa đểlo nhân nghĩa, đểlo tròn tiếng
khen chê? Nếu cha má thấy có đủsức lo tròn cho hết con rồi tới cháu, hết cháu rồi tới chắt,
hết ơn rồi tới nghĩa, hết danh rồi tới vọng, hết từ đường rồi tới đống tro tàn... thì cha má cứ
việc lo đi. Ôi, đây cũng là căn phần phước đức của cha với má. Con không biết nói gì thêm,
lời khuyên của con dù sao cũng chỉ đểnhắc nhở, lòng chân thành của con dù sao cũng chỉ
Nhìn cho thấu,
Buông cho trót!
Khuyên người niệm Phật
68
mở đầu, sựquyết tâm của con dù sao cũng giới hạn! Con không có một năng lực nào đểcứu
cha má, chính cha má phải tựcứu lấy. Xin cha má suy nghĩkỹ.
 Trong giảng ký của Hòa-Thượng Tịnh-Không (quyển 21->31) có đoạn Ngài nói như
vầy:
"Bảy ngày trì danh nhất tâm bất loạn" đểlấy đó làm pháp môn tu. Pháp môn này là
phương pháp tu hành Trì Danh Niệm Phật. Cần bao lâu? Bảy ngày thì được rồi. Nhưng niệm
bảy ngày, quí vịniệm thửxem có vãng sanh hay không? (Thực ra nếu bảy ngày niệm vãng
sanh, có lẽpháp môn này không có ai dám học, vì chỉcòn có bảy ngày nữa là chết rồi, ai mà
dám học pháp môn này?). Quí vịniệm bảy ngày sao vẫn chưa vãng sanh. Đừng nói bảy ngày,
niệm bảy năm cũng không vãng sanh. Nguyên nhân ở đâu? Thật ra không phải pháp môn có
vấn đề, mà là tâm của quý vịniệm Phật có vấn đề. Vấn đề ởchỗnào? Không muốn đi! Niệm,
là tưởng mà niệm chứkhông muốn đi.
Quý vị đọc đại kinh rất nhiều và đều biết thếgiới Tây-phương Phật A-di-đà, QuánÂm, Thế-Chí, chưThượng-Thiện-Nhân, thiên nhãn của các Ngài rỗng suốt, thiên nhĩnghe
thấu cả, tha tâm thông biết khắp, do đó các Ngài đã thấu suốt quý vị. Quý vịniệm bảy năm
các Ngài cũng không đến tiếp dẫn quý vịlà vì sao? Vì quý vịmiệng niệm mà tâm thì không!
Quý vịkhông thật sựmuốn đi. Nếu thật sựmuốn đi, thì lời này rất linh nghiệm, xác thật trì
danh bảy ngày nhất tâm bất loạn thì có thểvãng sanh. Từxưa đến nay trong những vị Đại
đức vãng sanh chúng ta xác thật đã thấy qua. Gần đây nhất là ởWashington DC, tiên sinh
Châu-Quảng-Đại niệm ba ngày ba đêm vãng sanh, đó không phải là giả. Ông ta vẫn chưa
niệm đến bảy ngày, mới có ba ngày ba đêm mà đức Phật A-di-đà đã đến tiếp dẫn ông vãng
sanh.
Cho nên vấn đềlà ởchúng ta tâm có thật hay không. Nếu thật tâm thì phải thiết
nguyện, đây là một nhân tố”.
Thưa cha má, trong đoạn này có nhắc đến một người ởMỹniệm Phật chỉba ngày
được vãng sanh vềthếgiới Tây-phương. Mởkinh A-di-đà ra ấn chứng, đức Phật Thích-ca
Mâu-ni nói: “Này ông Xá-Lợi-Phất, nếu có một người thiện nam, thiện nữnào nghe ta
thuyết vềPhật A-di-đà, chấp trì niệm danh hiệu, hoặc một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba
ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bảy ngày, nhất tâm không
loạn, thì người đó đến lúc lâm chung, có Phật A-di-đà cùng các Thánh chúng hiện ra
trước mặt. Người đó lúc ra đi tâm không điên đảo, chắc chắn được vãng sanh vềthếgiới
Cực-lạc của Phật A-di-đà”. Đây là lời của chính kim khẩu của Phật Thích-ca Mâu-ni nói ra.
Ông Châu-Quảng-Đại đã được vãng sanh trong điều kiện này. Trong thưnào trước
con có nhắc đến một người ởMỹbịung thư đến chỗkhông còn chữa được nữa, bác sĩcho về
nhà đểchờvài tháng sau chết. Nhà ông ta rất giàu, họtung tin khắp nơi tìm người cứu chữa
và họchịu trảtiền rất hậu. Ông ta may mắn gặp người khuyên ông hãy bỏxác thân này đi,
Khuyên người niệm Phật
69
thành tâm niệm Phật cầu vềTây-phương có hơn không. Ông là người không hềbiết gì về đạo
Phật, nhưng nghe hiểu lý, cùng gia đình quyết chí làm theo và nhờngười niệm Phật đến hộ
niệm. Ông quyết tâm một lòng vềvới Phật, niệm được hai ngày ông thấy có người đến tiếp
dẫn. Ông diễn tảhình dáng cho mọi người nghe, thì ra đó là Địa-Tạng-Vương Bồ-tát. Mọi
người bảo ông đừng đi, cứviệc tiếp tục niệm A-di-đà Phật. Đến ngày thứba, Phật A-di-đà
đến, ông xin cáo biệt mọi người và an nhàn ra đi trong ánh quang minh của A-di-đà Phật.
Trong giảng ký quyển 21-31 này có nói tên là Châu-Quảng-Đại, còn người nói trong giảng
ký khác con vừa kểtrên thì không nói tên. Nhưng có lẽhai người này là một vì cùng ởHoaKỳ, Washington DC.
Thưa cha má, nếu kém phước đức thiện căn, ông Đại cứtheo thói tục thường tình, bỏ
bạc triệu đô-la ra mua thêm vài năm sống, thì nay mạng ông cũng không còn, nhưng vài năm
sống đó có sướng ích gì đâu với căn bệnh ung thưtàn tệ! Với bịnh này nó hành đau nhức
kinh khủng, có người nhức đến nỗi phải chết giấc luôn. Đem tiền bạc triệu đểmua lấy những
ngày tháng nhức nhối, khổ đau, xỉu lên xỉu xuống, rồi rốt cuộc đau nhức quá chịu không nổi
cũng phải chết trong đau đớn. Nhưvậy có khôn gì đâu! Còn mạnh dạn hủy bỏcái túi da rã
mục này, an nhiên vềvới Phật, trởthành bậc Bồ-tát bất-thối, an lạc tựtại, thần thông bao
trùm cảvũtrụ, đây mới là đại thông minh, trí tuệchứ.
Ngài giảng tiếp: “Còn nhân tốthứhai? Tức là ở đây nói Nhất-tâm-bất-loạn, đây là một
nhân tốquan trọng nhất. Vừa niệm Phật vừa vọng tưởng thì không được, bảy ngày bảy đêm
không thểvãng sanh. Quý vịniệm một ngày một đêm cũng tốt, hai ngày hai đêm cũng tốt,
trong một câu Phật hiệu chắc chắn không thểxen tạp vọng tưởng thì mới gọi là nhất tâm hệ
niệm. Cho nên công phu niệm Phật cần phải không gián đoạn, không hoài nghi và không xen
tạp. Nếu vẫn có hoài nghi cũng có thểsanh đến biên địa, đó là trong kinh nói. Nếu không
hoài nghi, không gián đoạn nhưng còn xen tạp thì chắc chắn không thểvãng sanh, biên địa
cũng không có phần luôn. Các vị đồng tu pháp môn niệm Phật nên biết điều này.
Do đó, sựxen tạp đối với niệm Phật có thương hại rất lớn, không phải pháp môn
không linh nghiệm mà là tựchúng ta đi sai đường. Pháp môn tu hành này so với pháp môn
khác đơn giản hơn nhiều, dễdàng thỏa đáng nhanh chóng.
Đến khi lâm chung liền được vãng sanh đến bực bất thối. Khi lâm chung Phật đến tiếp
dẫn người tu hành ắt biết đến giờmất. Quý vịthấy một vị đệtửcủa pháp sư Đàm-Hưlà cưsĩ
Trịnh-Tích-Tân, ông này người Sơn-Đông. Trước khi học Phật ông đã từng là một nhà kinh
doanh. Sau khi học Phật mấy năm ông không đi làm ăn nữa, ông đi học giảng kinh A-di-đà.
Đại khái giảng cũng hay. Đi đến đâu cũng giảng kinh A-di-đà và khuyên người niệm Phật,
không màng đến việc làm ăn. Anh em trong nhà không hiểu ông, cho rằng ông học Phật
thành mê, nên đã đối với ông không được tốt.
Có lần ông giảng kinh xong rồi, mọi người đều ra về, chỉcòn một vài người bạn thân,
ông nói với những người ấy rằng: "Tôi muốn đi, các anh em có quen biết ởnơi này thì thuê
Khuyên người niệm Phật
70
dùm tôi một căn nhà". Mấy người bạn này nghe lấy làm lạ: "Anh muốn đi thuê nhà đểlàm
gì?". Ông nói: "Không phải tôi đi đến nơi khác, tôi muốn vãng sanh đến Tây-phương Thế-giới Cực-lạc đó mà, sợchết ởtrong nhà thì người ta sợ, họkỵnên muốn thuê nhà". Những vị
đồng tu nghe rồi nói: "Anh vãng sanh thếgiới Cực-lạc, tôi không kiêng kỵgì cả, hãy đến nhà
tôi đi. Đến nhà tôi thì mọi người đều vui mừng đồng ý". Đó là biết trước ngày giờvãng sanh.
Sau khi ông đến nhà người bạn, các vị đồng tu nói với ông: "Anh vãng sanh là việc
tốt". Người xưa vãng sanh thường hay nói bài kệhoặc làm mấy vần thơcho chúng tôi làm kỷ
niệm. Ông nói: "Không cần đâu! Hãy trông tôi làm kỷniệm là hay lắm rồi". Ông khuyên mọi
người niệm Phật giúp ông. Niệm chưa đầy một phút ông tréo hai chân ngồi kiết già trên
giường đi luôn! Sạch sẽgọn gàng!
Ởnhà người cưsĩ đó sau này anh em trong nhà thấy bạn của anh mình vãng sanh liền
tin tưởng. Người em cũng một lòng niệm Phật, hai năm sau người em trai cũng được vãng
sanh. Câu chuyện này có thật sự!”
Đoạn này kểchuyện ông Trịnh-Tích-Tân, vãng sanh tựtại nhưngười đi chợ. Ông
muốn đi thì đi, muốn ởthì ở. Rõ ràng, vãng sanh không phải là chết, mà còn sống nhưng họ
không lưu luyến thếgian này nữa. Họmuốn vềvới Phật sớm sướng hơn.
Thưa cha má, con thường nói con người chúng ta không bao giờchết. Ta chỉbỏlại cái
xác thân này rồi tìm một chỗnào đó tiếp tục sống. Người khôn tìm chỗtốt, người mê muội thì
vào ngục tù vạn kiếp đểkhóc than. Nếu hiểu được đạo thì mình thấy rõ ràng “Ta” không
phải là cái thân thểnày đâu, mà cái thân thểgiống nhưmột vật ta lượm trong tứ đại về để
núp bóng mấy chục năm, sau cùng nó mục mình phải bỏlại đểtìm cái thân khác đểnúp. Thế
thôi! Nhưcái áo đểmặc vài năm, cái nhà đểnằm ngủ đôi khi lâu hơn cái thân một chút, cái
chiếc xe đạp đểcỡi đi đây đi đó... mỗi vật có một sởdụng của nó. Khi nó mất, mỗi cái cho ta
cảm giác đau buồn riêng.
Nhưvậy cái thân còm cõi của cha má đang mang là cái cục thịt, xương, nước tiểu,
phẩn... mình sửdụng nó đểnúp trong thời gian này thôi. Nó mục thì mình phải liệng, nếu tiếc
không liệng thì nó rách te tua ra, nó mang đủthứbệnh họan, nó hành cho đến khi mình phải
liệng nó đi mới thôi. Nếu liễu ngộ được điều này rồi, thì còn gì nữa mà không nhanh chóng
niệm Phật, cầu vềcho được miền Cực-lạc, thưa cha má?
Trong đoạn giảng ký này, có nói tại sao có người niệm Phật nhiều năm mà không
được vãng sanh, còn có người thì muốn đi thì đi, muốn ởthì ở, có người ba bữa đã vềvới
Phật ngon lành. Cái lý do chính là vì chưa hiểu thấu “Hai mươi chữtrên tượng Phật A-di-đà”. Ngài Tịnh-Không khi ngộ đạo, Ngài tổng nạp Phật pháp thành hai câu này:
“Chân-Thành Thanh-Tịnh Bình-Đẳng Chánh-Giác Từ-Bi.
Khán-Phá Phóng-HạTự-Tại Tùy-Duyên Niệm Phật”.
Khuyên người niệm Phật
71
Đại khái của vếthứnhất là tu hành cần ởlòng Chân-Thành, chí thành chí thiết, đừng
nên tu vì tiếng khen chê, vì lòng mến mộ, vì phước báu... Tu đểquyết định con đường giải
thoát, quyết lòng cầu đạo. Lòng chân thành đó là đầu mối tất cảnhững thành quảphía sau.
HễChân-Thành thì tâm được Thanh-Tịnh, an lạc, mọi sầu khổtựnhiên biến mất. Mình
ởcái nhà tốt xấu cũng không lo. Ai khen cũng tốt, ai chê cũng tốt. Con đường ta đi là vềvới
Phật đểhưởng tận mọi cảnh vui sướng. Cha má cứnghĩvài năm nữa ta vềvới Phật, không
thèm ở đây nữa. Thếthì lo lắng, mưu đồ, danh vọng hão huyềøn, được vài người khen tặng
đểlàm gì? Tất cảnhững thứ đó nó có giúp được gì cho mình trong ngục tối không? Tuổi về
già là thời điểm dễhiểu đạo nhứt, là cơhội tốt giúp ta mạnh dạn buông xảhết mọi trần lao,
đểcó trạng thái An-Lạc, Thanh-Tịnh. Sướng-Khổtại Tâm, Thiên-đàng hay Địa-ngục cũng tại
Tâm là nhưvậy.
Tâm có Thanh-Tịnh thì mới có Bình-Đẳng, thì mới biết trọng người, mới bỏthói khinh
mạn tựcao. Có Bình-Đẳng mới thoát nạn giai cấp quan-dân, giàu-nghèo, thượng-hạ. Được
Bình-Đẳng thì mới Chánh-Giác, nghĩa là cái thấy, cái biết, cái nghĩ, cái đối người tiếp vật
mới đúng đắn, mới nghiêm chỉnh. Cái tệnạn chiến tranh xảy ra trên thếgiới đều bắt nguồn
từcái nhìn cái nghĩthiên lệch, từtà tri, tà kiến. Bảo thủ, cốchấp là đầu mối xảy ra xung đột.
Sựchém giết nhau không thương tiếc chỉvì sựhiểu biết của con người đã quá hạn hẹp, vì
lòng thương đã khô cạn mà thôi. Cho nên có Bình-Đẳng, Chánh-Giác mới có Từ-Bi. Lòng
Từ-Bi giúp ta bớt hại đến sanh vật, biết sám hối tội lỗi của mình, vì từtrước đến giờta đã vô
tâm giết hại không biết bao nhiêu mạng sống của chúng sanh một cách tội nghiệp.
Chân-Thành, Thanh-Tịnh, Bình-Đẳng, Chánh-Giác, Từ- Bi là cái THỂtu hành, là cái
hướng đểtiến, là ngọn đuốc soi đường. Còn Khán-Phá, Phóng-Hạ, Tự-Tại, Tùy-Duyên,
Niệm-Phật là cái DỤNGcủa sựtu. Một bên là Thểmột bên là Dụng. “Thể” là chủ đích, cứu
cánh, mục tiêu. “Dụng” là thực hành, phương pháp, cách thức tu hành, công phu huân tập.
Thểvà Dụng của hai mươi chữnày đạo lý rất là cao, một dịp nào đó con xin trởlại. Bây giờ
thư đã dài, cho con xoáy vào trọng tâm của đoạn giảng ký trên và nói những gì phù hợp với
điều cha má đang bịlấn cấn hiện nay. Đó là bốn chữ: KHÁN-PHÁ, PHÓNG-HẠ.
“Khán-Phá”là thấy rõ sựthật, hiểu thấu cái kiếp nhân sinh, biết rốt ráo cái chân
tướng của vũtrụ. “Phóng-Hạ”là buông xuống, là bỏ đi, là không đèo bồng, không dính
mắc, không luyến tiếc. Tất cảphải biết buông xuống sạch trơn mới trởvềvới Phật được. Đó
là tinh thần buông xả, tối quan trọng đểthành tựu đạo nghiệp trong đời này. Hai người vãng
sanh ởtrên đều thuộc người buông xảtrọn vẹn.
Ông Châu-Quảng-Đại, nhờbệnh hoạn đã làm cho ông ta tỉnh ngộ. Do thiện căn phước
đức trong những đời trước của ông ta bất chợt thành tựu, đã giúp ông chợt hiểu được chân
tướng của vũtrụnhân sinh. Đó là sự“Khán-Phá” vĩ đại đầy may mắn. Vì hiểu thấu được
chân tướng sựthực, tất cảchỉlà sốkhông, cho nên ông quyết tâm buông bỏtất cả, không cần
cầu mong một thứgì ngoài việc tha thiết cầu nguyện vềTây-phương, đó là sự“Phóng-Hạ”.
Khuyên người niệm Phật
72
Cái nghiệp ông mang lên từhồi giờ đã tích tụthành bệnh ung thưhành hạthân thể, bây giờ
ông biết rồi, ông dứt khoát liệng nó xuống. Ông đã vềvới Phật dễdàng. Đây là cái đại
phước báu quý vô giá, có người trải qua hàng vô sốkiếp, muốn đem bạc tỉ đô-la ra chưa
chắc đã mua được.
Còn Ông Trịnh-Tích-Tân thì ngoài cái “Khán-Phá”, “Phóng-Hạ” ra ông còn được
thêm sự“Tự-Tại”, “Tùy-Duyên” và “Niệm-Phật” nữa. Đó là người đã hoàn toàn buông bỏ
sạch sành sanh, cho nên đã đạt được trạng thái an nhiên tựtại. Còn duyên thì ởlại đi giảng
kinh cứu người, hết duyên thì vềvới Phật đểhưởng an lạc, không giảng kinh nữa. Theo như
trong kinh Phật nói, thì ông Trịnh-Tích-Tân có thể được sanh đến Thượng Phẩm ởcõi Tâyphương chứkhông phải tầm thường. Nghĩa là, trong tích tắc Ngài trởthành vị đại Bồ-tát bấtthối chuyển ởcõi Phật. Nếu tu bình thường, một người muốn tới cõi Tây-phương phải trải
qua hàng tỉtỉ đời tu hành tinh tấn mới mong được tới chỗHạphẩm, còn Ngài đã đi tới
Thượng Phẩm thành Phật nhưchuyện cuốc đất, trồng rau!
Thấy vậy mới biết không thểnghĩbàn được cái uy đức vô cùng tận của tiếng Niệm Adi-đà Phật. Cách đây không lâu, cụHạ-Liên-Cư, là một cưsĩthôi, Ngài chuyên niệm A-di-đà
Phật, sau khi kiết tập hoàn chỉnh bộkinh Vô-Lượng-Thọxong, Ngài mời bạn bè tới nhà uống
trà và tuyên bốhôm nay tôi vềvới Phật. Nói xong, Ngài đứng chắp tay niệm Phật mà vãng
sanh. Con còn giữtấm hình chụp Ngài khi còn sinh tiền, đôi giày vải dưới chân phát ra hào
quang, bức phong sau lưng hiện ra hình Phật. Đây là chuyện có thực, con nói không thêm
không bớt.
Thưa cha má, có người niệm Phật mà không vềvới Phật được là tại vì họkhông hiểu
sựthật phũphàng của thếgiới Ta-bà này. Họtu cho lấy lệchứkhông tin, không thành tín, họ
không muốn vềthếgiới Cực-lạc. Họcòn nghĩmuốn trởlại làm người đểhưởng phước hữu
lậu, muốn làm giàu chứkhông muốn đi. Chính vì vậy mà họkhông buông xả được. Tuổi già
chờtừng ngày đểchết mà họcòn lo cho cháu con chưa thành danh, sợngười ta chê điều này,
mất được khen điều nọ. Họcòn ham cái tiếng tăm danh vọng hão huyền, lo mình chết sau
này ai sẽcúng giỗ, cái vườn chưa cày, tiền chưa đòi hết, nợchưa trảxong... những thứtơvò
đó quyện chặt lấy thân tâm thì làm sao thoát ly được. Tất cảnhững điều đó là những sợi dây
cáp bằng thép trói chặt mình lại trong sinh-tửluân-hồi. Nó dìm mình xuống tận đáy vực thẳm
thương đau, vạn vạn kiếp không trồi đầu lên nổi. Ở đó chỉâm thầm một thân một mình chịu
đọa đày, không ai tới thăm viếng được. Đây là một sựthật vô cùng kinh hãi, ghê sợ! Ngàn
lần xin cha má chớnên lơlà. Con đang xin Thầy Ngộ-Thông cho dịch giảng ký của HòaThượng Tịnh-Không vềkinh Địa-Tạng cho người Việt-Nam. Nghe được giảng ký này ai cũng
phải thất đởm kinh hồn. Dù kẻngỗnghịch tới đâu cũng phải quay đầu lạy Phật, niệm Phật
mà cầu sanh Tịnh-độ. Cầu xin duyên lành đến sớm với người Việt Nam đểcứu được người
nào hay người đó. (Thưchưa hết nhưng đã dài, xin tạm ngừng ở đây, thưsau con nói tiếp).
Phật pháp mênh mông, nhưng nắm được đầu mối ta nhập vào đạo không khó. Hãy đọc
hoài thưcon thì tựnhiên hiểu. Mong cha má mau mắn một lòng trung thành niệm A-di-đà
Khuyên người niệm Phật
73
Phật, để được vềvới Phật. Đừng tham luyến cảnh “mộng huyễn bào ảnh” nữa. Cái thân này
mình cũng sẽliệng nó thôi. Nhưng liệng rồi, mình phải vềvới Phật, đừng lạc vào nẻo khác
mà thương đau vô tận đó cha má ạ.
A-di-đà Phật
Con kính thư.
(Viết xong, Úc châu,ngày 5/6/2001).
CHÂN KHÁN
THÀNH   PHÁ
THANH     PHÓNG
TỊNH    HẠ
BÌNH    TỰ
ĐẲNG   TẠI
CHÁNH    TÙY
GIÁC    DUYÊN
TỪ   NIỄM
BI    PHẬT
Khuyên người niệm Phật
74
10 - Lời khuyên song thân
Cha Má kính thương, (thưnày tiếp theo thưngày 5/6/2001)
Vì khai triển vềý nghĩa hai mươi chữtrên tượng đức Phật A-di-đà quá rộng, ở đây con
cốgắng thâu tóm lại ngắn gọn. Một người tu Phật nếu hiểu được hai mươi chữnày thôi cũng
đủ đắc đạo vãng sanhï. Một đời tu hành của Hòa-Thượng Tịnh-Không, đến nay đã bốn mươi
hai năm thuyết kinh giảng đạo, tóm lược trong hai mươi chữnày với câu Phật hiệu A-di-đà.
Hàng triệu người khắp nơi trên thếgiới ngày đêm tinh tấn tu hành và từng người từng người
giải thoát khỏi tam giới, khỏi lục đạo luân hồi, vãng sanh Tây-phương cũng từpháp tu Niệm
Phật đó cha má ạ.
Chân-Thành, Thanh-Tịnh, Bình-Đẳng, Chánh-Giác, Từ-Bi.
Khán-Phá, Phóng-Hạ, Tự-Tại, Tùy-Duyên, Niệm-Phật.
Khởi đầu là “Chân-Thành”, kết thúc là “Niệm-Phật”. “Chân Thành Niệm Phật” là pháp
môn thành Phật. “Niệm-Phật” thật “Chân-Thành” thì chỉtrong một đời này thôi ta sẽvĩnh
viễn thoát ly bểkhổsinh tử, luân hồi, nghiệp báo. Không niệm Phật không thểthành Phật
được! Chữ đầu và chữcuối đã thâu tóm cảmột pháp môn thành Phật tối vi diệu, bằng một sự
hành trì rất đơn giản, dễdàng, ai ai cũng có thểtu trì được, ai ai cũng thoát khỏi tam giới vô
an này được. Đó là, chỉcần Thành Tâm Niệm A-di-đà Phật là đầy đủtất cả.
Còn nếu ta xét vềchữ đối chữthì ý nghĩa cũng hay vô cùng. Hễcó lòng Chân-Thành
thì tương ưng với Phật quang, giúp trí huệphát sinh làm cho ta nhận thức rõ ràng chân tướng
vũtrụnhân sinh, không còn mù mờnhưtrước đây nữa. Cho nên “Chân-Thành” thì được
“Khán-Phá” (tức là hiểu biết), mà đã hiểu biết rồi thì chắc chắn ai cũng cần Chân-Thành
niệm Phật để được thành Phật. Rõ ràng, ai hiểu thấu lý đạo thì phải niệm Phật. Niệm Phật là
niệm Giác, Giác là trí huệ, trí huệthì hiểu thấu rõ chân lý của nhân sinh vũtrụ.
Còn “Thanh-Tịnh” nhờ đâu? Nhờbiết “Phóng-Hạ”, tức là buông xảtất cả. Hễbuông
xảcàng nhiều càng bớt lo lắng, mọi sựcoi nhưkhông thì tựnhiên được Thanh-Tịnh. Tâm
càng Thanh-Tịnh thì thúc đẩy ta tiếp tục buông xảhơn nữa. Đường thành Phật càng ngày
càng gần. Muốn được vềvới Phật hưởng cuộc đời vô sanh vô tử, vĩnh viễn an vui, không có
sựkhổmà bây giờcòn quyến luyến đủthứ, nào là: nhà cửa, vợchồng, con cái, từ đường,
tiếng tăm, ruộng vườn, v.v... thì làm sao mà đi cho được, thì niệm Phật sao cho “ChânThành”! Cho nên có “Buông-Xả” thì được “Thanh-Tịnh”. Thanh-Tịnh được là nhờBuôngXả. Đọc xuôi đọc ngược, đọc ngang, đọc dọc… nó đều bổnghĩa cho nhau. Thật là hay! Thật
là kỳdiệu! Thật là lý thú! Hai mươi chữtrên đây nếu hiểu cho thấu, “Khán-Phá” cho cùng lý
thì cũng đủngộ được đạo lý rồi.
Ta-bà khổ, Ta-bà khổ!
Khuyên người niệm Phật
75
Thếnhưng đâu dễgì mà hiểu thấu! Có lúc vì bận bịu, vì mê muội, không đủtrí tuệ!
Cũng có lúc con người không muốn hiểu, vì hiểu thì họsẽmất cái quyền lợi ởthếgian này
đi?!... Chính vì thếmà hàng chục lá thưcon gởi vềcha má cũng chỉcầu xin sao cha má hiểu
cho thấu cái lý đạo xuất thế. Vì không dễcho nên thếgian này hàng sáu tỉngười, mà đếm
được mấy ai chân chính tu hành. Đường thành Phật do chính đức Thích-ca Mâu-ni nói ra
cách đây gần ba ngàn năm rồi, mà mấy ai được phần giải thoát.
Tu hành lòng vòng biết bao nhiêu kiếp rồi mới sinh được làm người, nhưvậy được
thân người là khó. Được thân người mà gặp được Phật pháp lại càng khó hơn. Gặp được Phật
pháp mà biết pháp môn Niệm-Phật thì vô cùng hy hữu! Chỉcó những người đại thiện-căn,
phúc-đức, nhân-duyên may ra mới gặp được! Cha má thửnghĩ, có người suốt đời thờPhật,
trường trai gần suốt cuộc đời, mà cũng chưa chắc có dịp niệm được tiếng Phật hiệu đểra đi.
Cảcái làng Đông-Lâm, cảcái xã Nhơn-lộc, nói luôn đến cảnước Việt-Nam, cho đến cảquả
địa cầu này, đếm thửmấy người nghe được tiếng Phật hiệu và tin tưởng làm theo? Cho nên
người cất tiếng niệm “Nam-mô A-di-đà Phật” thật sựkhông phải là chuyện thường đâu!
Trong khi đó chính cha má lại được con nhắc nhở, thiết tha từng lời từng câu, giải nói, vạch
rõ từng chi tiết một. Rõ ràng cha má đã có cái thiện-căn phước-đức và duyên lành rất lớn mà
không hay. Nếu cha má vô ý đểnó rơi mất đi rồi biết bao giờmới gặp lại?
Cho nên, trăm ngàn lần xin cha má phải hiểu cho thấu, hiểu cho tận đáy tâm linh. Nếu
không, khó mà buông xả được, mà không buông xả được là tựmình trói buộc huệmạng của
mình vào cảnh cùng khổ, bi thảm từkiếp này qua kiếp khác khó cứu nổi. Đời này hay hoặc
dởlà nhờcái phước những đời trước. Tương lai mạng của mình tốt hay xấu là nhờvào sự
hiểu biết chân đếcủa đạo xuất thếgian. Hễngộ được lý đạo rồi thì buông xảdễdàng để
thành Phật. Sự“Buông-Xả” có lẽcũng chính là điều cha má đang lưỡng lự, lấn cấn nhứt, cho
nên tuổi đời đã xếchiều mà còn chần chừchưa chịu hạthủcông phu niệm Phật. Thấy vậy
nên con vừa viết, vừa khuyên, vừa cầu Phật gia hộcho cha má sớm thức tỉnh, vì chỉcó thức
tỉnh mới phát tâm tìm đường giải thoát, thì sựgiải thoát mới có phần. Thếgian này có mấy ai
hưởng được cái phước báu vĩ đại này, thưa cha má?!
Điều khó thứnhất là chưa hiểu được cái khổcủa thếgiới Ta-bà, cái sướng của thếgiới
Cực-lạc. Thếgiới Ta-bà này quá khổ, cái gì cũng khổ, tứkhổ, bát khổ, bao nhiêu nghiệp khổ
nó quay ta muốn điên đầu, loạn óc. Cha má nghĩthửcoi, từnhỏ đến tuổi già xét lại đã có gì
thực sựsung sướng chưa? Sống trong cảnh nhà quê, chiến tranh, giặc giã liên miên, đêm nằm
lang thang khắp chốn, ruộng vườn lo lắng từng bữa nắng, bữa mưa... Có gì sung sướng đâu?
Gia đình mình tương đối giàu có mà còn vậy, huống chi biết bao người hiện giờtìm từng
miếng cháo lót lòng không có. Tới các xứChâu-Phi mà xem, con người nằm chết đói đầy
đường. Bên cạnh xác của người thân chết là thân nhân của họ đang nhìn xác người thân mà
đành nằm chờchết theo!
Khuyên người niệm Phật
76
Khổghê lắm cha má ơi! Khổkinh khủng lắm chứcó sướng gì đâu! Sống lên trong một
thếgiới hận thù nhiều hơn tình thương, giành giựt thay cho lòng bác ái. Từng người, từng
người qua mấy chục năm bù đầu kiếm ăn, sau cùng chui xuống mồhoang, sựnghiệp tựphủi
sạch sành sanh, một cắc cũng không mang theo được, lại còn âm thầm theo nghiệp thọbáo.
Thật là quá khổ! Ấy vậy mà ít ai chú ý tới. Người giàu có, quyền quý, tiền bạc nhiều,
thếlực nhiều, họkhông tin điều này thì kệhọ đi, đó chỉlà cái phước báu lưu lại từ đời kiếp
trước thì họ được quyền hưởng! Còn người nghèo xác xơ, tìm ăn từng ngày, từng bữa chảy
mồhôi hột, mà cũng không tin thếgiới này khổ ải thì quảthật là tội nghiệp! Ởthếgian này
người ta vừa mới có cái nhà lớn một chút là tưởng mình sướng, ngồi lên máy bay được tưởng
là mình ngon lành. Thực tếnhững thứnày so với cảnh giới Tây-phương đâu có nghĩa lý gì!
Thếgiới Tây-phương Cực-lạc cách đây hơn mười vạn ức cõi Phật độ, (mười vạn ức cỡ
mười tỉthếgiới Phật). Nếu tính theo khoa học ngày nay, từquả đất này mà bay tới Tâyphương Cực-lạc theo tốc độcủa ánh sáng (ba trăm ngàn cây sốmột giây), thì phải mất cả
hàng trăm kiếp mới tới, (kiếp chứkhông phải đời). Một khoảng cách xa kinh khủng nhưvậy
mà với một niệm, người trên thếgiới Cực-lạc họtới quả đất trong một nháy mắt, họtrởlại
Tây-phương cũng trong nháy mắt. Nghĩthửcoi cái máy bay của người thếtục chúng ta bay
được vài ngàn cây sốtrong một giờcó nghĩa lý gì!
Nói vềnhà cửa, ởTây-phương mọi người đều sinh từtrong hoa sen ởao Thất-Bảo.
Hoa sen đó là nhà của ta luôn. Hoa sen lớn hay nhỏtùy theo công phu tu tập của ta. Trên hoa
sen ta muốn lập thành nhà lầu, cung điện, vườn hoa, kiểng cảnh gì đó tùy theo ý muốn. Hễ
muốn nhưthếnào nó hiện ra đúng nhưvậy, khỏi cần xây cất gì cả. Trong kinh nói, khi một
người ởthếgiới khác bắt đầu phát tâm niệm Phật thì ngay lúc đó ởao thất bảo mọc lên một
hoa Sen. Nếu mình tinh tấn niệm Phật thì hoa sen lớn dần. Nếu mình không niêïm nữa thì hoa
sen đó héo lần và có thểtàn luôn. Nhưvậy tất cảmọi người, hễai có niệm Phật đều có phần
vềTây-phương. Có người niệm Phật nhưng không chịu xin về đó, thì hoa sen cứ đứng khơi
khơi, nếu một mai mình sa đọa thì hoa sen tàn luôn, mình mất phần giải thoát.
Có người nghĩ, ởthếgian này mình có nhà cửa hẳn hoi, ấm cúng, lên Tây-phương ngồi
chóc ngóc trong hoa sen nhỏxíu làm sao chịu được? Không phải vậy đâu. Kinh A-di-đà, Phật
nói, “Trì trung liên hoa đại nhưxa luân”, (liên hoa trong ao lớn nhưbánh xe), đường kính
của nó tối thiểu cũng bốn mươi dặm. Đây là hoa sen cho phẩm hạsanh. Một dặm lý là chiều
dài mút tầm mắt, nếu tính theo cách đo lường ngày nay thì dài một ngàn năm trăm sáu mươi
hai (1562) mét, nhưvậy hoa sen nhỏnhất ởcõi Cực-lạc cũng có đường kính trên sáu mươi
cây số, nghĩa là cỡbằng hai tỉnh Bình-Định và Gia-lai cộng lại. Hoa sen của hàng trung phẩm
lớn cỡtám trăm đến chín trăm dặm, tức là cỡmột ngàn bốn trăm (1.400) cây số. Lên đến
thượng phẩm, có hoa sen nó lớn không còn tính được đường kính. Hãy tưởng tượng nước
Việt-Nam từNam chí Bắc dài một ngàn hai trăm cây số. Nhưvậy một hoa sen hàng trung
phẩm thôi nó đã bao trùm cảnước Việt-Nam rồi. Còn hoa sen của chưvịthượng phẩm thì
nước Việt-Nam chỉbằng một điểm nhỏtrong hoa sen mà thôi. Cái hoa sen lớn nhưvậy thì
Khuyên người niệm Phật
77
con người ở đó cũng lớn vô cùng mới tương xứng, mới ở được trên hoa sen. Thân thểcon
người thếgian này đem so sánh với thân Phật, có khác gì nhưcon kiến hôi so với con người
đâu. Trong nhà Phật có bài tán thán Phật trước thời công phu nhưvầy:
A-di-đà Phật thân kim sắc,
Tướng hảo quang minh vô đẳng luân.
Bạch hào uyển chuyển ngũTu-di,
Cám mục trừng thanh tứ đại hải.
 Quang trung hoá Phật vô số ức,
Hóa Bồ-tát chúng diệc vô biên.
Tứthập bát nguyện độchúng sanh,
Cửu Phẩm hàm linh đăng bỉngạn.
Nam-mô Tây-phương Cực-lạc thế-giới đại-từ đại-bi A-di-đà Phật.
Nghĩa là thân của Phật A-di-đà có sắc vàng kim, tướng Phật đẹp và phát quang minh
không gì có thểsánh bằng. Sợi lông trắng giữa hai chân mày của Phật uốn cong nhưnăm
ngọn núi Tu-Di. Ánh mắt xanh biếc của Phật lớn bằng bốn biển lớn... Đây là kinh Phật nói,
nếu không có nhưvậy Phật nào nói chơi. Hãy tưởng tượng sợi lông của Phật A-di-đà đã to
bằng năm ngọn núi Tu-Di, ánh mắt của Ngài lớn nhưbốn cái biển lớn thì thân thểcủa Phật sẽ
tính làm sao cho xuể. Cho nên Ngài Khoan-Tịnh đứng dưới ngón chân cái của Phật chỉthấy
một vách núi cao sừng sững thì có gì gọi là lạ đâu!
Rất nhiều người tu Phật, họtụng kinh thuộc lòng nhưng không đểý, nhiều khi hiểu đại
khái, thậm chí có người tưởng rằng đây là lời phóng đại cho oai chứkhông có. Chính vì lòng
tin không vững mà công phu tu hành khổcực cũng chỉ đểkết chút duyên thôi, chứcơgiải
thoát vẫn còn xa tít mù xa.
Giới luật của Phật đưa ra là cấm vọng ngữ, chẳng lẽPhật lại nói lời vọng ngữsao? Chỉ
vì cái cảnh giới chưPhật quá thù thắng, quá siêu tuyệt, quá trang nghiêm, vượt ngoài sựsuy
tưbình thường của người thếgian, làm cho con người ta không thểnào hiểu tới. Nếu bây giờ
ta cứ đem cái kiến thức khoa học thếgian quá nhỏbé này ra đểlý luận, thì vô lượng kiếp vẫn
không bao giờhiểu được Phật. Cái dại của chúng ta là sựcốchấp, tựcao, ngã mạn một cách
khờkhạo, cho nên ngàn đời vạn kiếp không thoát nổi trần lao.
Cái thấy cái biết của chúng ta so với Phật có khác gì cái nhìn của loài kiến so với con
người. Cái tầm mắt của con kiến hôi chỉgiới hạn trong vòng một phân, xa hơn nữa nó không
thấy gì cả. Ấy thếmà chúng vẫn chấp rằng mình là ngon lành nhất, oai vệnhất, không ai
bằng. Giảsửcó người tới nói với chúng rằng một ngàn cái thân kiến của tụi bay cũng không
bằng cái đầu ngón tay út của ta, chắc chắn chúng không tin, không bao giờlãnh hội. Chỉvì
cái chấp trước quá lớn mà ngàn đời vạn kiếp con kiến vẫn là con kiến, không chuyển hóa
được. Kiến thức con người so với Phật có khác gì hơn!
Khuyên người niệm Phật
78
VềThọmạng, thì con người ởTây-phương thọmạng vô lượng, nghĩa là một sanh
không còn bịchết nữa. Kinh Phật nói, “Ngã tác Phật thời thọmạng vô lượng, quốc trung
Thanh-Văn, Thiên, Nhân vô số, thọmạng diệc giai vô lượng”(Vô-Lượng-Thọ, Phẩm 6,
Ng.15). Trong tất cảcác cõi Phật, đâu có mấy thếgiới mà con người thọmạng vô cùng vô
tận nhưCực-lạc Thế-giới? Chính vì thếmà A-di-đà Phật còn được gọi là Vô-lượng-thọPhật.
Con người vãng sanh về đó chỉcó an lạc đến vô chung đểtu hành thành Phật, cho nên một
người vãng sanh về đó thì là “một đời thành Phật”. Đứng trên thời gian vô lượng nhìn xuống
kiếp người thếgian này, bảy mươi, tám mươi năm đâu có nghĩa lý gì!
Con người ởthếgian này chỉtồn tại trong một khoảnh khắc so với thếgiới Tâyphương Cực-lạc mà thôi, vậy mà tranh giành, lo lắng, giết chóc, đấu tranh, sầu khổ, ương
ngạnh, hỗn hào, không chịu nghe lời Phật đểvềvới Phật. Vì không tin Phật cho nên đời này
qua đời khác, ông bà, cha mẹ, con cháu cứkéo nhau đâm đầu vào hầm lửa. Dưới Phật nhãn,
đúng là hành động nhưloài thiêu thân! Con thiêu thân ngu si cũng có khác gì con kiến! Con
người không tin thọmạng vô lượng ởTây-phương Cực-lạc thì có khác gì hơn loài thiêu thân!
Mạng sống của chúng, chỉkéo dài vài tiếng đồng hồ, so với con người thì nhưmột giấc ngủ
trưa? Ấy thếmà mình nói với nó rằng, cái thọmạng phù du của các ngươi chỉbằng một giờ
ta sống mà thôi, làm sao chúng nó tin!...
Vài chứng minh khác, trong kinh Phật nói cõi Tây-phương, “Hựu kỳ đạo tràng, hữu
Bồ-đềø thụ, cao tứbá vạn lý, kỳbổn chu vi ngũthiên do tuần”(Vô-Lượng-Thọ, Phẩm
15). “Quốc trung vô lượng sắc thụcao hoặc bá thiên do tuần. Đạo tràng thụcao tứbá
vạn lý”, (Vô-Lượng-Thọ, Phẩm 6, N.40). Một do tuần dài cỡba mươi dặm. Một cái cây trên
thếgiới Cực-lạc cao bốn trăm vạn dặm. Hãy tưởng tượng nếu cây đó mọc ởquả đất này thì
ngọn của nó cao hơn mặt trăng. Chu vi năm ngàn do tuần, nghĩa là cỡhai trăm hai mươi lăm
ngàn cây số. Chu vi của quả địa cầu cỡbốn mươi ngàn cây số. Nhưvậy, gốc cây trên thếgiới
Cực-lạc lớn hơn trái đất cỡnăm lần. Hiểu được nhưvậy ta mới thấy sựhùng vĩ, trang nghiêm
của Cực-lạc đến mức không thểtưởng tượng được. Đúng là bất khảtưnghị!
Thưa cha má, nhìn ngay vào cái thếgiới này, nếu suy nghĩmột chút mình cũng thấy
những cảnh giới trái ngược lạlùng, đầy ngạc nhiên chứcần chi nói đến Cực-lạc của Phật Adi-đà. Có những thứbẩn thỉu con người bỏra không dám nhìn tới, thì loài heo nó lại thích, nó
sẵn sàng sống chết với nhau đểgiành cho được. Những thứ ở đời này con người ham thích,
tranh đấu sống chết đểgiành giựt phải chăng là những đồmà chưPhật xa lánh không dám
gần. Con kiến, nếu không chịu xếp cái càng lại, cứviệc tựkiêu, ngã mạn thì ngàn đời vạn
kiếp vẫn là loài kiến. Con heo, vì không lo chuyện trí huệcứviệc đi tranh mấy thứphếthải
cho nên ngàn kiếp khó có ngày thoát hóa kiếp heo. Con người nếu còn chấp trước, tựcho
mình là thông minh trí huệ, là chí linh của vũtrụvạn loài, dám vỗngực tựxưng ngang hàng
với trời đất, còn tham luyến trần gian, thì hầm lửa đang chờphía trước, làm sao mơ được
ngày giải thoát!...
Khuyên người niệm Phật
79
Nhưvậy, muốn tu thành Phật mà những trói buộc của thếgian cứ đeo đẳng bên lòng,
thì làm sao có ngày thấy Phật. Tất cảnhững vinh hoa phú quý, tiếng tăm xưng tụng, môn
đăng hộ đối, giai cấp trên đời này nó đang làm mờcái chơn tâm của mình, nó bịt kín đường
vềcõi Tịnh, nó dẫn dắt mình xuống cái hầm nhơtội lỗi và khổ đau của ác đạo.
Cho nên, càng tham luyến trần tục, càng xa lìa bờGiác. Còn mong mỏi sựnghiệp thế
gian, còn lưu luyến thếthái nhân tình... là tựmình lập nguyện ởlại trong lục đạo luân hồi để
chịu khổ, dứt khoát không thểthoát nạn. ChưPhật thấy vậy chỉbuông tiếng thởdài chứlàm
sao cứu được mình đây?!
Trong bài giảng “Thành-Phật-chi-đạo”, Hòa-Thượng Tịnh-Không cho biết trong năm
2001, cách đây mấy tháng ởSingapore có cụTrần-Quang-Việt vừa mới vãng sanh. Cụthọ
tám mươi sáu tuổi, niệm Phật bốn năm đã được “nhất tâm bất loạn!”. Năm tám mươi ba, cụ
bịgià yếu đi không nổi, người ta khuyên niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ. Cụtin theo và quyết
chí tu hành. Hai năm sau đức Phật Di-Đà hiện ra thọký. Cụnăn nỉPhật cho được vãng sanh
sớm, Phật bảo cụhãy ởlại thêm hai năm nữa đểhỗtrợcho đạo tràng của cưsĩLâm tại
Singapore. Ba tháng trước khi vãng sanh cụ đã biết rõ ngày giờra đi và thông báo cho mọi
người biết. Trước ngày vãng sanh, cụcòn ngồi trên xe lăn đến đạo tràng đểtham dựphiên
họp tổchức ban trịsự. Họp xong, vài tháng sau cụvãng sanh. Công phu tu tập bốn năm, ngày
tám tiếng nghe băng giảng kinh của Hòa-Thượng rồi niệm Phật. Một thời gian rất ngắn viên
thành Phật đạo.
Thưa cha má, có đạo nào cao hơn Phật đạo? Có pháp môn nào vi diệu hơn pháp Niệm
Phật? CụTrần-Quang-Việt viên thành Phật đạo là nhờcái duyên được người ta khuyên lúc
tuổi già. Cha má đã có cái duyên được con khuyên nhắc, đâu có thua gì cụ đó, ấy là phước
đức rất lớn của cha má mà cha má không hay!
Hãy niệm Phật liền đi cha má. Hãy buông bỏtất cả đểvềvới Phật. Từhồi giờmình
không biết nên mang cái nghiệp lên vai, bây giờphải buông xuống, phải bỏ đi, phải biết liệng
cái nhà đi cho con nó làm gì làm, liệng cái chức thân hào nhân sĩ, liệng cái tiếng thịphi đi.
Phải liệng hết đểniệm Phật cứu đời mình. Đi, đứng, nằm, ngồi... không rời tiếng A-di-đà
Phật trong tâm. Dùng cái “máy bấm số” con gởi về đểlập công cứ, quyết tâm không đểsụt
xuống. Đêm nằm còn thức còn niệm. Hít vào: “A-di-đà Phật”; thởra: “A-di-đà Phật”. Một
lòng xin vềTây-phương, bảo đảm chắc chắc cha má sẽ được vãng sanh.
Cha Má ơi, hãy quyết tâm lập nguyện đi: còn một hơi thởcòn niệm câu: “A-di-đà
Phật”.
Nam-mô A-di-đà Phật.
Con kính thư.
(Viết xong, Úc châu ngày 15/6/2001).
Khuyên người niệm Phật
80
Niệm Phật là pháp môn đệ nhất dùng để chuyển thức thành trí, mà
chúng sanh trong thời mạt pháp phải siêng năng thọ trì.
(Quán‐Thế‐Âm Bồ‐tát).
Phật pháp
thị nhân sinh tối cao đích hưởng thụ!
(Phương Đông Mỹ)
Khuyên người niệm Phật
81
11 - Lời khuyên song thân
Thưa cha má,
Tuổi trẻmà khuyên họbuông xảthì khó lắm, vì tình trần còn đang lừng lẫy, tương lai
còn đầy tham vọng thì làm sao buông xả được. Còn người khi tuổi đã vềchiều, nhìn lại cuộc
đời mới thấy nhưtrò huyễn hóa, nên dễ đi vềvới đạo, dễngộ đạo hơn tuổi trẻ. Thếnhưng,
trong gia đình mình mấy đứa em đã biến chuyển làm con mừng lắm. Em Thứ đã phát tâm
niệm Phật, em An cũng đã bắt đầu phát tâm tu tập. Đây là hiện tượng cảm ứng rất tốt.
Riêng gia đình cô Sáu có mấy người ăn chay trường, tu hành khá tốt. Cháu NgọcHiền, con của Ngọc đi xuất gia, đây là duyên lành khó kiếm và đáng quý. Huy-Hồng cũng đã
phát tâm tu hành rất tinh tấn. Hôm trước ở đây có sưcô Diệu-Anh vềViệt-Nam, con kêu tụi
nó tới gặp SưCô, khi qua lại Úc, SưCô cho con biết là tất cả đều tinh tấn niệm Phật, An lúc
nào cũng thầm niệm Phật, Hồng thì quyết tâm cầu vềTây-phương. Nghe nói nhưvậy, con
sung sướng không còn gì hơn. Tất cả đều là duyên lành thiện căn phúc đức từnhiều kiếp.
Trong gia đình mình, nếu ai đọc được những thưnày mà trực nhận thấy được con đường đi
thì không còn gì quý hơn. Các em tuổi trẻmà còn ngộ đạo nhưvậy huống chi là cha má, còn
chần chờso đo gì nữa? Cha má hãy nhanh chóng buông xuống tất cả đểlo phần tu tịnh. Sự
phát tâm tu hành của cha má là cái gương cho tất cảcon cháu, và là chuyện gấp rút cho
chính cha với má, cần thiết nhưcứu lửa cháy đầu. Nếu còn trì hoãn, còn chần chờthì mạng
sẽtiêu, lúc đó không ai có thểbươi tro nặn lại mình được đâu cha má ạ.
Hôm nay con xin tiếp tục khuyên cha má buông xảû. Cha má ơi! Lý thường con người
luôn ưu tưvềcuộc sống, càng gần ngày mãn phần càng lo âu, có người còn sợsệt chạy đầu
này đầu nọ đểcầu cho sống thọhơn. Cầu đâu được? Mà đểlàm chi? Họchỉtạo thêm khổ ải
cuộc đời! Đây chỉlà thường tình của người thếgian, của người trần tục, của những người
không hiểu đạo lý giải thoát của Phật. Còn người đã ngộPhật pháp thì họan nhiên tựtại, họ
tùy thuận theo tựnhiên, họcoi sựra đi nhưmột lần vứt bỏchiếc áo cũ. Trong một lần giảng
Pháp nào đó, Ngài Tịnh-Không nói rằng người khác thì cần tới vài phút chứcòn Ngài, nếu
duyên độsanh không còn, chỉcần một giây thôi Ngài vãng sanh liền. Lời này chính con
không nghe nhưng những người Hoa đã nghe và nói lại, có nghĩa là Ngài đã đạt đến chỗ
sanh tửtựtại.
Có lần thuyết pháp, Thầy Ngộ-Thông nói, “Nếu bây giờmà đức Phật Di-Đà hú một
tiếng, tôi nhảy phóc lên tay Ngài đi liền, không cần chờmột giây đểchào biệt bà con”. Còn
Ngọc, có lần nàng nói, “Nếu niệm Phật mà được Phật cho vãng sanh em đi theo Phật liền,
không đợi anh đâu”. Còn con, giảsửnếu Phật A-di-đà thọký cho con hai năm nữa vãng
Buông xảthì tựtại!
Khuyên người niệm Phật
82
sanh, con sẽnăn nỉNgài cho con một năm thôi, một tháng thôi, hoặc ngắn hơn nữa càng tốt.
Thưa cha má, đó là tình thực chứkhông phải đùa vui đâu. “Dương-gian là cảnh, Tịnh-độlà
quê. Sống thì ta ở, Vãng sanh ta về”, có gì đâu mà lo với lắng!
Đây không phải là sựbi quan yếm thế, mà chính là tinh thần TỰ-TẠIcủa người niệm
Phật. TỰ-TẠI đểvui sống, TỰ-TẠItrước hoàn cảnh, TỰ-TẠIngay trong giờphút lâm
chung. Có nhưvậy mới đáp ứng đúng theo yêu cầu của Phật: “Thịnhơn chung thời, tâm bất
điên đảo, tức đắc vãng sanh A-di-đà Phật Cực-lạc quốc độ”, (Kinh A-di-đà). Có người tu
hành cả đời mà ngày ra đi vẫn còn đau khổmê muội, mù mù mịt mịt, chẳng biết đi về đâu,
trong khi nếu mình được Phật thọký thì dại gì chần chờ, do dự, dại gì còn muốn lăn lộn thêm
trong cảnh trần lao này làm chi cho khổ! Đường đời đầy cay nghiệt ta lỡsơý một chút cũng
có thểsa hố, thì bá thiên vạn kiếp dễgì gặp lại Phật đây!?
Một trong những chất độc nguy hiểm nhất của chúng sanh là LÒNG THAM. Sựlo âu
cũng chính vì lòng tham mà sinh ra. Tham tiền tài, tham danh sắc, tham sựnghiệp, tham
luyến ái, tham hưởng thụ... đưa đến tham sống sợchết. Tất cảnhững cái tham đó quay tâm
hồn con người điên đảo đảo điên, tối tăm mù mịt. Càng lo càng sợ, càng bịdồn vào ngõ cụt,
bịkhốn đốn không lối thoát, làm cho cuộc sống đã khổlại càng thêm khổ, có ích gì đâu!? Đã
biết nhưvậy thì sao còn khổtâm bám lấy nó!...
Hãy quyết tâm buông xả đi cha má, vì có cốtình gìn giữthì cũng không giữ được, sau
cùng rồi cũng vẫn là con số “0” to tướng, chớchẳng có lấy được cái gì cả ởcõi trần này
đâu. BUÔNG-XẢcũng đi đến ngày tàn cuộc, BÁM-LẤYcũng đi đến ngày tàn cuộc, cũng
chỉsống bấy nhiêu năm đó thôi, nhưng buông xảmình sẽ được tất cả; không buông xảmình
sẽmất tất cả. Được gì? Được Vãng sanh vềvới Phật. Mất gì? Mất huệmạng trong ba đường
ác. Hồi giờmình mang lên nhiều quá rồi, bây giờtrực tỉnh được sựthật của chân tướng thì
phải nghỉngơi, phải biết liệng gánh nặng trên vai xuống đất đểmình bước đi thong dong
“Tự-Tại”.
TỰ-TẠI! Theo sau “Phóng-Hạ” là “Tự-Tại”. Hễbuông-xảthì tự-tại. Nếu cha má
nghe lời con, mạnh dạn buông xuống, tất cảmọi duyên đều không cần nữa. Nên hưmặc kệ,
sự đời bất cầu, bất cần. Con cái ai lo được thì lo, không lo thì thôi!... thì sựTỰ-TẠI tức khắc
sẽ đến ngay với cha má. An nhiên, nhàn hạ đểsống những tháng ngày còn lại thật ý nghĩa,
và sau cùng cha má hưởng được một phước báu vĩ đại mà hàng tỉngười trên thếgian này
không mơtới được, đó là vãng sanh Tây-phương Cực-lạc, vĩnh viễn xa lìa sanh tửluân hồi.
Hết báo thân này nếu mình vềsống trong thếgiới của Phật, mình sẽlà một vịBồ-tát, ngày
ngày thần thông biến hóa thiên bá ức hóa thân, đi khắp mười phương đểcúng dường chư
Phật. Có sựvui thú khoái lạc nào sánh bằng với cảnh Tây-phương Cực-lạc? Có cái pháp tu
nào có khảnăng đưa một chúng sanh từ địa vịphàm phu tội lỗi nhảy thẳng lên đến bậc BấtThối nhưpháp niệm Phật đâu! Được vậy là nhờsựgia trì của Phật A-di-đà, ngoài ra không
có một năng lực nào mơtới sựcứu độquý hóa này cả.
Khuyên người niệm Phật
83
Thếnhưng, nếu tinh thần không vững, chỉcần lưỡng lựmột tích tắc là có thểmất
phần. Cha má nên nhớkỹ điều này, ta có vềvới Phật được hay không cũng chỉxảy ra trong
tích tắc thời gian mà thôi. Quyết đi thì ý chí phải kiên định, tâm thái phải tựtại, tinh thần
phải trong sáng, phải niệm được câu “A-di-đà Phật” trước giờphút lâm chung thì “A-di-đà
Phật dữchưThánh chúng hiện tại kỳtiền” tiếp dẫn vềTây-phương. Lưỡng lựthì tâm hồn lo
lắng, tinh thần hoảng hốt, ý chí chao đảo, tâm trí rối bời, Phật quang tan biến, oan gia trái
chủtrùng trùng điệp điệp bủa vây, thì không thểnào thoát khỏi cảnh giới xấu ác.
Trước giờmình chưa hiểu hoặc hiểu sai đạo Phật, mình làm lung tung. Nay đã hiểu
đuợc sựvi diệu thù thắng thì hãy ráng hết sức bám lấy cơhội giải thoát này. Trăm ngàn vạn
kiếp khó mong gặp lại chứkhông phải dễdàng đâu cha má ạ! Đừng bao giờhy vọng rằng
đời sau mình sẽtu tiếp, đừng nghĩbây giờtu “tà-tà” đểhưởng phước thếgian rồi trước sau
cũng sẽtới! Đừng coi chuyện này là đơn giản! Đừng nên tu theo kiểu Nhân-Thiên, cầu mong
trởthành “Hiền-Nhân Quân-Tử” hết đời này qua đời khác đểchờdựHội-Long-Hoa của đức
Phật Di-Lặc. Năm sáu trăm triệu năm nữa không phải là thời gian cho mình thửthách bừa
bãi đâu! Trong kinh Phật dạy rõ ràng, một thần thức trải qua một cuộc cách ấm là tất cả
công phu tu hành dang dở đều bịxoá sạch. Qua một đời khác phải làm lại từ đầu. Thiện căn
phước đức dù có nhiều đi nữa, nhưng không gặp cơduyên cũng đành tan tành theo mây
khói!
Cha má cứnhìn quanh thì thấy ngay hiện tượng này, những người giàu có, thếlực,
thông minh... đều là những người kiếp trước có tu hành, có tạo phước. Đời này được hưởng
phước có mấy ai chịu tu hành. Sẵn có tiền ngày ngày nhậu nhẹt, trác táng, phóng đãng… họ
đang tạo ác nghiệp trùng trùng, thì mình cũng đoán được tương lai họsẽ đi về đâu? Tu hành
mà chỉcầu cho được làm người thì ngày gặp Phật có lẽlà chuyện xa vời vô thực! Một khi
chuyển thân cách ấm thì thần thức mê loạn mù mịt, tất cảchuyện dĩvãng tiền kiếp quên hết.
Thời mạt pháp, cái cơduyên gặp chánh pháp phiêu phỏng nhưhoa ưu đàm, bên cạnh đó cơ
hội tháp tùng theo tà thuyết ngoại đạo thì tràng giang đại hải. Đó là chưa kể đến chuyện oan
gia, trái chủ, nghiệp chướng, ma oán chúng không bao giờ đểmình yên thân thọhưởng ởba
đường thiện lành (Trời-Người-A tu la) đâu cha má ạ.
Cho nên có được gặp Phật, vềvới Phật hay không nằm ngay trong tựtâm thanh tịnh, ở
lòng chí thành chí thiết, ởý chí kiên cường dũng mãnh, quyết định dứt khoát theo Phật không
lay chuyển của mỗi chúng ta ngay bây giờ, trong đời này, chứkhông ở đâu xa vời cả. Quyết
đi thì buông xuống mọi ơn nghĩa ràng buộc của thếgiới Ta-bà này đi, né tránh càng nhiều
càng tốt những liên hệthếgian, thì tựnhiên ta thấy ngay sựtự-tại. Tự-tại ngay trong cuộc
sống, tự-tại trong mọi hoàn cảnh, tự-tại vềvới Phật. Người tu hành chân chính chắc chắn sẽ
hưởng được cái phước báu này. Người tu hành không chính pháp thường bịnhững triết lý
hoa mỹphủdụhay đi tìm sựhưởng lạc tạm bợthếgian, hoặc bịchóa mắt bởi những tư
tưởng tựtôn, làm tăng thêm tham-sân-si-mạn, tạo thêm cái nhân đọa lạc khổ đau vềsau.
Tu hành, nhất định ta phải vạch mục đích cho đúng, nhất định phải biết xa lìa cái danh
hão huyền của trần tục, phải tránh những triết lý phiêu lưu vô chứng cớ, phải biết bỏnhững
Khuyên người niệm Phật
84
quyền lợi nhỏnhặt thếgian, phải đoạn trừnhững sựcầu tài cầu lộc, cầu giàu, cầu phước,
v.v... vì những lời cầu nguyện đó chính là sựtựnguyện ởlại trong sinh tửluân hồi, tựnguyện
chịu đọa lạc mất phần giải thoát đó.
Hẳn nhiên, con cũng hiểu được rằng hồi giờcha má sống với láng giềng, ân nghĩa, nợ
nần, tình cảm... quá nhiều, khó mà dứt đoạn được. Tuy nhiên, không dứt được mình cũng
phải dứt, vì đây là điều kiện rất quan trọng. Dứt đâu có nghĩa là trốn chạy, cách ly họ đâu,
mà là đừng cầu vọng, tham đắm đến nữa. Hình thức sinh hoạt thì bình thường nhưng trong
tâm mình phải buông xả. Nhứt thiết duy tâm tạo. Tâm đã buông xảthì tựnhiên hoàn cảnh
sinh hoạt cũng phải chuyển biến theo. Tất cả đều do tâm mình định đoạt, mình quyết tâm thì
tâm mình chuyển đổi hoàn cảnh, mình không quyết tâm thì hoàn cảnh nó quay mình như
chong chóng, không bao giờthoát ly được đâu. Hàng trăm, ngàn, vạn, người đã chuyển được
rồi chứkhông phải mình là người đầu tiên thì không có lý do đổthừa cho hoàn cảnh được.
Thưa cha má, phàm con người thường cứchạy theo thói tục, dựa theo tập lệ, thói quen
mà sống. Hễ“ông bà làm sao thì ta làm vậy”. Nhưng xét cho kỹthì ông bà ta có liễu ngộ
được sanh tửluân hồi chưa? Đây là vấn đềrất nghiêm chỉnh, là sựtựtỉnh thức của mỗi cá
nhân đểtìm phương giải thoát. Cha má cứxét coi, có phải là hầu hết những hành động của
con người đều nhằm gây thêm ác nghiệp, đều mang ý nghĩa muốn chui vào chỗtăm tối chứ
không muốn tìm nơi sáng sủa để đi phải không! Ví dụnhư đi chùa lạy Phật thì đểcầu trúng
số, cúng dường đểxin phước, làm thịt heo, bò đem tới các miễu đình cúng đểcầu buôn mau
bán đắt, đem thịt cá cúng vái ông bà, đốt giấy vàng bạc đểgởi xuống âm phủcho người thân,
tích lũy âm tiền trong cõi u minh, nguyện gặp người thân yêu nơi “suối vàng”, v.v... tất cả
những việc làm đó có phải là những sựtạo ác không? Có phải là cầu cho ông bà xuống âm
phủmà sống không? Có phải là mình cũng tựnguyện xin chui vào địa ngục đểthọkhổ đau
không?
Trong một thưnào trước con có nói vềlời nguyện. Lời nguyện vô cùng quan trọng, nó
có sức mạnh rất lớn có thể đánh bạt nghiệp chướng khác đểdẫn dắt mình đi theo cái nguyện
lực đó. Vì cái sai lầm của tưtưởng và lối sống, vô tình con người cuối cùng thường bịlạc
vào chỗtăm tối nhất trong lục đạo pháp giới mà không hay, đểchịu đựng suốt những chuỗi
kiếp sốlao đao lận đận trong sinh-tửluân-hồi, trong ba đường ác đạo khổ đau nhưtheo kinh
Phật nói “nan đắc giải thoát, thống bất khảngôn”! Khi không biết ta cứtựnhiên dựa theo
thếtục mà mặc tình tạo nghiệp! Đây là lối sống theo hiện tượng, hoàn toàn dựa theo sựthịnh
suy thếgian. Thấy giàu thì tham, thấy mạnh thì theo, thấy hơn thì đắc ý, thấy thắng thì cao
ngạo, thấy giỏi thì ỷthị... Tất cảnhững hiện tượng đó tạo ra biết bao nhiêu sựtranh đấu,
ganh tị, thịphi, tạo biết bao nhiêu nghiệp ác trên đời. Cho nên càng sống càng tạo nghiệp
chướng, nghiệp chướng càng cao càng nhiều nhân xấu, chắc chắn phải chịu quảxấu. Biết
bao giờmới trảcho hết nợ đây? Hiểu được vậy mới thấy sợhãi mà mau mau tỉnh ngộ đường
tu hành cha má ạ.
Khuyên người niệm Phật
85
Có nhiều nơi chủtrương chuyên cầu xin được bổbáo phước lành. Cầu ở đâu? Quỷ
Thần. Phước lành gì? Phước hữu lậu. Một lòng nguyện theo QuỷThần, một dạxin ởlại làm
người hưởng phước, tựnguyện tiếp tục lăn lộn trong lục đạo khổnão, chấp nhận sanh tử
triền miên đểtạo thêm nghiệp báo, thì làm sao mà giải thoát được đây!? Có rất nhiều cách tu
hành chủtrương nhưvậy, bây giờcha má đã nghe được Phật pháp rồi thì nghĩsao vềchuyện
này!? Tu đó có giải thoát được không? Sao bằng ta cứy cứtheo đại nguyện của Phật A-di-đà một lòng một dạniệm “A-di-đà Phật”, nguyện sanh vềThế-Giới Cực-lạc với Phật, đểmột
đời thành Phật có hơn không?...
Thưa cha má, chúng ta sống phải biết giựt mình tỉnh ngộ, vạch rõ cái gì đúng, cái gì
sai. Phải mạnh dạn làm cách mạng tựthân đểgiải thoát cho chính mình. Chỉcó mình mới
cứu được đời mình. Mình chịu quay đầu thì được cứu. Mình cứbướng bỉnh lao theo thếtục
thì mặc dù Phật có vạn đức vạn năng cũng cứu không được. Cuộc đời này, càng vềsau càng
rơi vào cảnh khốn nguy cho huệmạng. Con thường nói, thời mạt pháp này càng ngày càng
dễsợlắm, chỉcần sơý một chút là bịhại liền. Ngoại đạo đã bủa lưới khắp nơi. Một chúng
sanh nếu không có lập trường vững, không có đường đi rõ ràng, không chịu nương theo lực
gia trì của Phật thì khó mà thoát khỏi tầm ảnh hưởng đó đâu.
Hiện tượng này càng ngày càng rõ rệt, trên thếgiới liên tục nẩy sinh ra những hiện
tượng quá lạlùng, thu hút hàng triệu người cuồng tín, ác có, thiện có, không biết con người
rồi đây sẽ đi vào đâu! Từmấy ngàn năm trước trong kinh Thủ-Lăng-Nghiêm đức Phật Thíchca đã nói rất rõ chuyện này, trong thời mạt pháp của Phật thì tà giáo ngoại đạo nổi lên rất
nhiều, họcũng tựxưng là Phật, là Vô-Thượng-Sư, là Tiên Thánh tái thế. Thà họlàm ác đi
cho mình dễthấy, nhưng có nhiều lúc họcũng khuyên làm lành lánh dữ, vạch ra những chân
lý sáng láng làm ta khó biết được chân tướng, thành thửcon người non dạcứ đâm đầu chạy
theo. Một khi đã theo rồi thì tinh thần tưtưởng bịkhống chế, bịmê muội, không còn phân
biệt được trắng đen nữa. Nhất là những người háo thắng, ưa thần thông, thích phép lạ, ưa tin
đàn cơ, thích huyền bí, v.v... khó mà thoát khỏi cảnh trầm-luân. Tu hành ai cũng muốn giải
thoát, nhưng vô ý đã bịlạc đường xa lắc mà không hay. Vạn lần xin cha má mau mau tỉnh
ngộchuyện này, ngay lập tức trởvềvới Phật, một lòng niệm Phật, nhờlực gia trì của Phật
A-di-đà mới tránh được nghiệp chướng, hầu cầu thoát khỏi cạm bẫy nguy hiểm.
Trong thưtrước con có nói sẽkểcho cha má nghe câu chuyện một người niệm Phật
sáu trăm ngày không ngồi, không ngủ, không nằm. Chuyện này Hòa-Thượng Tịnh-Không
giảng bằng tiếng Tàu khoảng cuối năm ngoái, con chưa kiểm chứng rõ được. Người đó là
đàn ông chứkhông phải đàn bà. Lúc đó Ngài nói bốn trăm ngày, tính đến nay thêm sáu bảy
tháng nữa, nhưvậy cũng khoảng sáu trăm ngày. Người đó vẫn còn sống ởbên Tàu, tỉnh gì
con quên rồi. Hòa-Thượng muốn mời ông ta qua đạo tràng bên Singapore đểtu, vì đạo tràng
này mởcửa hai mươi bốn trên hai mươi bốn và họphục vụ ăn uống đầy đủ, khỏi cần lo
chuyện nấu nướng gì cả. Ngài dặn người tu ởSingapore hãy thay phiên nhau tu chung với
ông ta đểcoi thửông ta có “lén” ngủkhông! Riêng chính con chưa thấy ông ta vì con ởÚc,
nhưng con tin viêïc đó có thểlà thực. Trong sách vởPhật giáo thấy có nhiều vịSưhai mươi,
Khuyên người niệm Phật
86
ba mươi năm không ngủ. Mới nghe qua khó ai tin được, nhưng bây giờngay trong thực tế đã
có người đang thực hiện, ta mới biết những công phu kia không phải viển vông! (Con cũng
vừa coi một bà chín mươi bốn tuổi vãng sanh, họquay phim được trọn vẹn từ đầu tới cuối,
lần tới con sẽkểtường tận.)
Thưa cha má, trong kinh Phật nói chỉcần mười câu Phật hiệu thôi cũng đủvãng sanh
thì tại sao người đó phải khổnhọc công phu nhưvậy? Đây chính là sựquyết tâm kiên dũng
của người niệm Phật. Thường người niêïm Phật họchỉcó một đường đi, đó là vềcho được
thếgiới Tây-phương Cực-lạc. Hễvềtới Tây-phương rồi thì chắc chắn một đời sẽthành Phật.
Nếu người niệm Phật đến “Nhất-Tâm-Bất-Loạn” thì không cần nói, nhưng lỡkhông đạt đến
cảnh giới này thì cái giá chót cũng phải niệm được mười câu để“Đới-Nghiệp-Vãng-Sanh”.
Nhưng khi lâm chung ta thường đau đớn, chóng mặt, ồn ào, rối ren, con cháu khóc than...
nhiều khi mình quên mất.
Cho nên, người niệm Phật thường phải sắp xếp người hộniệm khi lâm chung. Hộniệm
là người còn khoẻniêïm Phật hộcho người ra đi. Phải rót vào tai người lâm chung tiếng
Phật hiệu đểgiúp cho người ra đi giữ được chánh niệm. Phải hộniệm liên tục trước giờ đi
và tiếp tục niệm thêm tám tiếng đồng hồnữa sau khi tắt thởmới chắc chắn được. Hẳn nhiên,
đây là sựcẩn thận tối đa, chứthực ra nếu đã được vãng sanh thì chỉchớp mắt là họ đã đi về
tới Tây-phương rồi. (Chuyện này trong thưsau, khi kểlại chuyện bà lão chín mươi bốn tuổi
vãng sanh, con sẽxin nói rõ thêm).
Nếu gia đình tất cảcon cháu hiểu đạo thì đỡlo. Gặp gia đình con cháu không tin Phật
thì có thểbịkhó. Trường hợp này người niệm Phật phải khôn khéo tìm phương giải quyết,
nhưcốgắng khuyên con cháu tu hành, giảng giải Phật pháp cho nhiều đểhọhiểu, xét coi
những đứa con có ngỗnghịch cãi lời không, v.v... nhưng dù sao chính mình phải hạthủcông
phu cho đắc lực, nếu không được “Nhất-Tâm-Bất-Loạn” thì cũng phải “Niệm-Phật-ThànhThục”. Nghĩa là phải niệm liên tục ngày đêm, niệm cho tiếng Phật hiệu nhập vào tâm. Đi,
đùứng, nằm, ngồi, ăn ngủ đều trong tiếng niệm Phật. Đừng đểtâm mình xen tạp những việc
khác, cốgắng buông xảvạn duyên. Tập một thời gian thì ngay trong giấc ngủmình vẫn niệm
Phật được, lúc đó sẽan tâm hơn. Khi chung thời nếu con cháu quá ngỗnghịch, bất hiếu, hay
ngu si cứng đầu thì mình vẫn còn tỉnh táo tìm chỗthanh vắng, yên tịnh đểvãng sanh. Ví dụ
nhưtới chùa, hoặc tìm cách cho mấy người ngỗnghịch đi chơi xa, ngay những người quá
thương mình mà không hiểu đạo cũng là một trởngại rất lớn!
Khoảng năm 1999, ởHoa-Kỳcó một vịSưkhi vãng sanh Thầy chỉnói bóng gió vài
câu với đệtửrồi lén vào nhà kho quét sạch sẽ, mởthùng giấy ngồi kiết già mà viên-tịch, sáu
tháng sau người ta mới phát hiện mà thân xác vẫn còn nguyên vẹn. Phật tửmuốn xin giữ
nhục thân đểthờnhưng chính phủkhông cho phép. Tại sao thầy đó phải trốn? Nhiều SưNi
giải thích là Thầy làm nhưvậy đểngười ta thấy sựvi diệu của pháp Phật, nhưng riêng con
nghĩcũng có thểNgài sợnhững đệtửchưa hiểu đạo, khi thầy vãng sanh họthương mà khóc
Khuyên người niệm Phật
87
la thì hưchuyện, cho nên thà âm thầm đi trước rồi đểnhục thân lại ai làm gì làm thì hay
hơn!
Hơn nữa, dù đã thành thục, nhưng có người vẫn thấy chưa chắc vì lỡgặp xui xẻo bất
ngờthì sao? Đây chỉlà chuyện xui xẻo có ai ngờ được, thì người niệm Phật cũng phải cố
gắng đểtâm. Hãy thực tập, hễgặp bất cứchuyện gì xảy ra, dù bất ngờ, nhỏlớn, buồn vui...
thay vì la hét, than thở, nói lọng liệu... thì hãy “A-di-đà Phật”. Tất cảmọi sựmọi điều đều
lấy câu A-di-đà Phật ra giải quyết, cách tập này cũng có thể đáp ứng một phần nào sựcốbất
khảkháng vậy....
Nam-mô A-di-đà Phật.
Con Kính thư.
(Viết xong,19/7/2001 (tiếp theo thưtrước 15/6)).
Lục Hòa Kính:
1.  Kiến Hòa đồng giải;
2.  Giới Hòa đồng tu;
3.  Thân Hòa đồng trụ;
4.  Khẩu Hòa vô tranh;
5.  Ý Hòa đồng duyệt;
6.  Lợi Hòa đồng quân.
Giáo, Lý, Hành, Quả.
Tín, Giải, Hành, Chứng.
Khuyên người niệm Phật
88
12 - Lời khuyên song thân
Cha má kính thương,
Trong thưnày, như đã hứa từthưtrước, con sẽkểcha má nghe chuyện một bà cụchín
mươi bốn tuổi vãng sanh lưu lại ngọc xá lợi. Vãng sanh là chuyện thường tình nhưnhững
chuyện khác, giống nhưnhững cuộn băng và sách con gởi vềcho cha má vềniệm Phật vãng
sanh lưu xá-lợi. Nhưng đặc biệt chuyện vãng sanh này đã được họquay phim tại chỗtừ đầu
tới cuối. Bà cụkhông những lưu lại xá-lợi mà còn lưu lại cả đến “XÁ LỢI HÌNH PHẬT”,
một hiện tượng rất hiếm có. Bà cụ ấy tên là Triệu-Vinh-Phương, người Trung-Hoa, bà bình
tĩnh niệm Phật đến hơi thởcuối cùng, đến giây phút cuối cùng bà vẫn còn mởmắt nhìn tượng
Phật A-di-đà trước khi từtừnhắm lại ra đi. Hồi giờnghe nói thì nhiều, ít khi nhìn thấy, khi
đã nhìn thấy rõ ràng trước mắt, từng chi tiết một con không tránh khỏi ngạc nhiên vềsựvi
diệu của tiếng niệm Phật. Chính con đã từng nghe qua, từng niệm Phật, đã từng nhìn thấy rất
nhiều hình chụp lại. Nhưng nhìn hình ảnh, đọc sách chỉcó cảm giác bình thường, còn thấy
được hiện tượng đang diễn biến thật là cảm kích.
Bà cụTriệu-Vinh-Phương được cái phước đức to lớn là nguyên cảmột đại gia đình
đều tu Phật, hiểu Phật, đều niệm Phật, cho nên họ đã làm đúng theo nhưkinh Phật chỉdạy.
Bà biết được ngày giờra đi, ba ngày trước ngày vãng sanh con cháu đều tềtựu vềcùng nhau
hộ-niệm cho bà. Cuộc vãng sanh này được quay phim đểlưu lại làm kỷniệm. Vô tình cuộn
phim đó được phổbiến rộng ra ngoài, Hội-Tịnh-tông họlàm thành VCD đểphổbiến, nhờthế
mà con được coi. Tụi con đềnghịchuyển qua tiếng Việt và sang qua video cho người ViệtNam, khi nào có con sẽtìm cách gởi vềcho cha má coi. Đây là chuyện thực sựmới vừa xảy
ra. Vì hoàn toàn là tiếng Tàu cho nên con chỉxem hình thôi, không hiểu được nhiều chi tiết.
Con xin kểlại được tới đâu hay tới đó, khi nào dịch được ra tiếng Việt sẽhay.
Cuốn phim quay bắt đầu từlúc hộ-niệm. Bà cụvẫn tỉnh táo trên giường với tấm trải
màu trắng(?), bà đắp cái mền hơi có bông màu vàng nhợt(?). Ban đầu bà ngồi, người ta chêm
mấy cái gối sau lưng và bà cụngồi dựa vào thành giường niệm Phật. Phía sau đầu giường có
đặt một bàn thờnhỏvới hình Tây-phương tam Thánh (tức là Di-Đà – Quán-Âm – Thế-Chí).
Bà cụcầm xâu chuỗi 108 hột màu nâu sậm vừa lần hạt vừa niệm theo mọi người. Chung
quanh bà có khoảng hơn mười người hộ-niệm, có lẽ đều là người trong gia đình(?). Một
người đàn bà, có lẽlà con gái của cụ, tuổi cỡbốn mươi ngồi bên trái giường đểgiúp bà cụtrở
vai, sửa mền gối. Một người đàn ông tuổi cỡnăm mươi, có lẽlà con trai của cụ, ngồi bên
phải giường cầm tấm hình Phật A-di-đà đểtrước mặt bà cụcách cỡgần một thước, đểcho bà
cụnhìn. Nếu bà cụcó xoay mặt thì ông cũng di chuyển bức tượng theo cho bà thấy. Tấm
hình Phật A-di-đà không phải là bức tượng hẳn hoi mà là tấm hình in trên trang bìa của một
Chuyện cụTriệu Vinh Phương
Vãng sanh !
Khuyên người niệm Phật
89
quyển kinh nào đó. Tất cảmọi người đều bình tĩnh, thành tâm niệm Phật. Họchỉniệm bốn
chữ“A-di-đà Phật, A-di-đà Phật...”, họniệm hơi nhanh, hai giây đồng hồcỡba tiếng Phật
hiệu. Bà cụcũng điềm nhiên niệm Phật với mọi người. Mới nhìn vào ai cũng cứtưởng đó chỉ
là buổi niệm Phật bình thường, và giảnhưchưa biết trước sựviệc thì không ai biết đây là
buổi hộniệm để đưa bà cụvềTây-phương với Phật.
Buổi hộ-niệm hình nhưtrải qua ba ngày, nhưng hai ngày đầu họchỉquay sơqua cảnh
trí thôi. Đến giờgần lâm chung họquay rất kỹ. Từ đầu tới lúc lâm chung nhìn nét mặt bà cụ
không thấy gì là người bệnh cả, vẫn còn khỏe vì ánh mắt bà cụvẫn tươi tỉnh, trong sáng. Nét
mặt hồng hào, an nhiên, không có một chút nào tỏvẻ đau đớn, hoảng hốt, châu mày hay mất
bình tĩnh. Lúc bà còn ngồi dựa gối thì hai tay lần chuỗi niệm A-di-đà Phật. Sau đó ít lâu bà
xoay người nằm bên phải, bà nhẹnhàng đểxâu chuỗi xuống nệm và chắp hai tay niệm Phật.
Khoảng một phút trước lúc ra đi bà cầm xâu chuỗi lên tròng vào cổtay phải bốn vòng để
khỏi rớt, rồi chắp tay tiếp tục niệm Phật theo mọi nguời. Một giây trước khi ra đi mắt bà vẫn
còn mởnhìn vào tấm hình Phật A-di-đà trước mặt. Ngay tới thời điểm ra đi bà từtừnhắm lại,
hai tay từtừlỏng ra đặt xuống nệm, nằm theo tưthếkiết tường, môi bà cụvẫn mấp máy niệm
Phật chậm dần rồi ngưng luôn. Người ta đểyên bà tưthế đó, nhẹnhàng đắp tấm vải vàng lên
đến vai rồi tiếp tục niệm Phật luôn tám tiếng đồng hồnữa. Trong lúc vừa lâm chung thì tự
nhiên cây mai trước vườn nởra mấy cái hoa màu trắng, có vài con chim bay đến đậu trong
khung cửa ca hót...
Sau đó, họvẫn tiếp tục niệm Phật cho đến lúc tẩm liệm. Khi liệm xác, thân thểbà vẫn
mềm mại, nét mặt vẫn tươi tỉnh như đang nằm ngủ. Vềviệc thiêu, cái lò thiêu ởTrung-Quốc
có hình dáng giống nhưcái chum trộn hồxây nhà vậy, cao cỡmột thước rưỡi, đường kính cỡ
một thước.
Một chuyện rất đặc biệt xảy ra là sau lễhỏa thiêu, khi người ta mởchum ra, bới tro lên
tìm được một sốxá lợi, đồng thời phát hiện ra một khúc xương đã biến thành xá lợi có hình
dạng giống hệt một tượng Phật A-di-đà cao cỡchừng ba tấc. Họquay rất rõ, con nhìn cũng
rất rõ. Con rất ngạc nhiên vềviệc này. Con sợcó sựlầm lẫn nào không cho nên hỏi đi hỏi lại
mấy người cùng coi, họxác định là xá lợi hình Phật thật sự. “Tượng Phật xá lợi” đó trên đầu
tóc xoắn hình trôn ốc, một tay đểngang ngực, một tay xuôi thẳng xuống, thấy được rõ ràng
cảnăm ngón tay. Hai chân Phật đứng thẳng vững vàng giống y hệt nhưmột tượng Phật đúc
vậy đó. Riêng khuôn mặt phía bên phải bịchảy méo lại một chút và dính liền với một mảnh
xá lợi khác. Còn nữa, có một đốt xương,(có lẽlà xương sống?),lại biến thành một đài sen có
đầy đủcánh hoa. Khi nhặt đài hoa giữa đống tro người ta thấy có một viên xá lợi xanh biếc
nằm trong đài hoa. Đem tượng Phật đặt vào đài hoa sen thì nó vừa vặn giống nhưlà chọn lựa
vậy. Lão cư- sĩTriệu-Vinh-Phương vãng sanh được thâu hình đểlại và họ đặt tên là “TriệuVinh-Phương Lão Cư-SĩVãng-Sanh Lục-Ảnh”.
Thưa cha má, câu chuyện này con kểra đây đểcha má hiểu được sựlinh diệu vô cùng
vô cực của Pháp môn niệm Phật. Ở đây, con nhìn thấy rất nhiều những hình ảnh họchụp
Khuyên người niệm Phật
90
những trường hợp vãng sanh. Con biết rất nhiều những người vãng sanh vềthếgiới Cực-lạc
của Phật. Nhưng những tấm hình dù sao đi nữa nó cũng chỉlà một ảnh chết cứng, những bài
viết dù sao cũng chỉlà một mớchữ để đọc, khó gây được một cảm xúc mãnh liệt bằng như
chính mắt mình xem lại những đoạn phim hiếm có này. Vì sao lại hiếm có? Vì người chết
đâu có nhiều đến nỗi người ta phải chuẩn bịquay phim. Hơn nữa khi vãng sanh họrất cần sự
thanh tịnh trang nghiêm. Gia đình ít khi cho quay phim hay chụp hình trong những giờphút
quan trọng nhất này, ngay cảnhững vịsư đôi lúc họcũng không cho phép làm ồn nữa là
khác. Chắc chắn một vài tháng nữa khi nào cuộn phim được chuyển dịch ra tiếng Việt con sẽ
gởi vềcho cha má và gia đình coi tận mắt. Một cuộc vãng sanh thực sựchứkhông phải đóng
tuồng.
Vãng-sanh vềvới Phật là chuyện có thật một trăm phần trăm. Kinh Phật nói ra đúng
thật một trăm phần trăm. Tu hành đúng cách đúng pháp môn trong một đời này được vềsống
trong thếgiới của Phật là chuyện thực tếmột trăm phần trăm, nhất thiết không phải hão
huyền viển vông. “Niệm Phật thành Phật” thực sự đã có bằng chứng rõ ràng cụthể, từng
việc từng việc đều đúng y nhưPhật nói trong kinh, không sai chút nào cả.
Bây giờcâu hỏi đưa ra là: Ta có muốn vềvới Phật hay không?Ta có muốn vĩnh viễn
hưởng cuộc đời vô cùng khoái lạc, vô cùng trang nghiêm, vô cùng tựtại, thần thông diệu
dụng, tuyệt đối vĩnh ly khổách, vĩnh ly sanh tử, sống đến vô hậu vô chung tại cõi Tâyphương Cực-lạc hay không mà thôi? Không muốn đi thì thôi khỏi nói. Còn muốn đi thì vấn
đề đặt ra là: “Làm sao ta được vãng sanh? Ta tu cách nào? Làm sao thoát cho được nợ
trần? Làm sao ta được đắc đạo vềvới Phật?
Thưa cha má, đây là những câu hỏi vô cùng nghiêm chỉnh và thực tế. Câu trảlời là, chỉ
cần làm đúng nhưPhật dạy, một lòng Tin Phật, niệm Phật, cầu sanh Tịnh-độlà được.
Chắc chắn nhưvậy. Làm sao mà biết chắc chắn? Những người thực tâm TIN Phật, tha thiết
NGUYỆN vềTây-phương, và LÃO-THẬT-NIỆM-PHẬT thì biết chắc chắn, chính họchứng
minh điều đó. Những cuộn phim, những lời giảng của những vịpháp sư, những người chứng
kiến tận mắt những cuộc vãng sanh kểlại, những tấm hình, những viên ngọc xá lợi, những
Phật xá lợi, v.v... rõ ràng là sựchứng minh không còn chối cãi được nữa. Cụbà Triệu-VinhPhương chín mươi bốn tuổi vãng sanh, đã được con cháu quay phim đểlại là một sựxác
nhận rõ ràng rằng tất cảchúng ta không kểlà Tăng hay Tục, đều có thểvề được tới thếgiới
Tây-phương Cực-lạc trong một đời này thôi.
Điều cụthểlà, nếu cha má muốn được trong đời này vềtới Tây-phương Cục-lạc thì cứ
làm nhưvầy, bắt đầu ngay từbây giờphải chấm dứt coi tất cảnhững thứphim ảnh phù
phiếm giảtạo, liên tục coi giảng pháp của Hòa-Thượng Tịnh-Không, nghe đi nghe lại mỗi bộ
một trăm lần, hai trăm lần, ba trăm lần... thì tựnhiên biết rõ đi nhưthếnào. Con sẽtìm mọi
cách gởi vềcho cha má tất cảnhững lời Pháp quý giá đó. Hiện giờcó bộnào cứnghe bộ đó
trước đã. Với lại không cần nhiều, chỉcần nhứt tâm nghe pháp thì một bộcũng đủliễu ngộ
rồi. Hằng ngày trên thếgiới người ta nghe lời Pháp của Ngài, tu hành đắc đạo rất nhiều. Kẹt
Khuyên người niệm Phật
91
một nỗi là sốlượng dịch ra tiếng Việt còn hạn chế, và phương tiện gởi vềViệt-Nam khó
khăn, cho nên ởViệt-Nam phải chịu thiệt thòi hơn các nơi khác. Nếu bây giờchưa có những
bộpháp đó thì tạm thời cha má hãy dành thì giờ đọc thưcon cho nhiều, càng nhiều càng tốt,
có những thưrất quan trọng. Đọc cho đến thuộc lòng, thì tựnhiên sẽthấy đầu mối, thấy
đường đi, nắm được chìa khóa đểchuẩn bịmởlời Pháp của Ngài.
Nên nhớ, những thưcủa con dù sao cũng chỉlà sựkhai mởmột lỗnhỏ đểcha má nhìn
vào Phật đạo mà thôi, chứcon không có khảnăng làm gì khác hơn. Phần chỉ đường là của
con, phần ngộnhập vào đạo chính cha má phải tựthực hiện lấy. Khi ngộnhập vào đạo rồi thì
những lá thưnày không còn hiệu dụng nữa. Tuy nhiên, cũng nên nhớ, khi chưa thấy được
Phật đạo thì những lá thưnày vẫn còn có giá trị, vì dù chỉlà một lỗnhỏnhưng biết đểmắt
vào đó, qua cái lỗnhỏ ấy cũng có thểnhìn thấy được Phật Pháp chứkhông phải thường đâu!
Niệm Phật sẽthành Phật, ai cũng thành Phật được cả. “Nhất thiết chúng sanh giai
hữu Phật tánh”thì “nhất thiết giai thành Phật”. Thành Phật là trởvềcái vốn của chính
mình sẵn có chứkhông có gì xa lạcả. Cho nên, người nào biết đường trởvềthì họsẽthành
Phật, người nào cứchạy quanh quẩn theo những cái hão huyền bên ngoài thì sẽquên đường
về, sẽmất luôn huệmạng trong luân hồi lục đạo, tửtử, sanh sanh trong khổ đau bất tận. Niệm
Phật là công phu tu tập rất đơn giản mà lại tối ưvi diệu đểmột đời viên mãn Phật đạo.
Những người tu hành với lòng tin vững chắc, nhất hướng chuyên niệm, một đường đi tới, họ
thành tựu rất dễdàng. Trong thưtrước con có kểchuyện ông Trịnh-Tích-Tân, giảng kinh
xong thì không thèm giảng nữa, kêu bạn bè mướn nhà đểvãng sanh. Vềnhà người bạn, chỉ
một phút niệm Phật thôi, ông leo lên giường ngồi tréo chân vãng sanh.
Sựvãng sanh này đâu phải là chuyện trùng hợp. Một trăm bà cụchết, một trăm bà đau
khổ, một ngàn ông cụchết, một ngàn ông cụmê man bất tỉnh, một trăm ngàn người trẻchết,
một trăm ngàn người trẻhoảng hốt, la hét, kinh sợ, giãy giụa... Trong khi, MỘT bà cụniệm
Phật thì MỘT bà cụan nhiên tựtại, MỘT ông niệm Phật thì MỘT ông bình tĩnh ngồi kiết già
chắp tay niệm Phật ra đi, MỘT người trẻniệm Phật thì MỘT người trẻbiết trước ngày, giờø,
tháng, năm vãng sanh, thì làm sao gọi là trùng hợp hay may rủi được.
Thưa cha má, con người chúng ta từvô thủy tới vô chung đều bất sanh bất tử. Tất cả
mọi người, tất cảvạn vật đều bất sanh bất tử. Tiếng Tưû hay Sanh chỉdùng đểchỉcho cái
thân tứ đại này còn hay mất mà thôi. Tại vì con người mê muội, quên mất cái chân ngã nên
cứ đâm đầu vào chỗkhốn cùng để đội lên lớp người, lớp thú, lớp cầm... rồi sanh tử, tửsanh
trong vòng khổlụy. Một lần ‘Tử’ là bắt đầu cho một lần ‘Sanh’. Một lần ‘Sanh’ là chuẩn bị
cho một lầnï ‘Tử’. Cứthếthần thức của một chúng sanh trôi lăn, trôi lóc qua trùng trùng cảnh
giới khác nhau, trong đó có nhiều cảnh giới đày đọa thân tâm chúng ta khổ đau kinh khủng
mà ta quên hết. Hễngười khéo tu một chút được sanh vào loài người thành một đứa bé khóc
oa oa, nhưng nó có biết gì đâu. Giỏi lắm thì thông minh một chút, đẹp trai một chút là cùng,
lớn lên tạo nghiệp rồi chết, rồi đọa lạc. Người ngu si thì sanh thành con heo, con chó, con
bò... Lỡchui vào loài thú rồi thì tiếp tục ngu si, bao giờthoát khỏi kiếp mang lông đội sừng
Khuyên người niệm Phật
92
đây! Một thần thức khi qua một cuộc cách ấm thì quên hết quá khứ, cho nên không ai đểý
tới, chứnếu biết được thì chắc phải sợ đến toát mồhôi máu, ăn ngủkhông yên chứphải
thường đâu!
Quyết tâm vềvới Phật là con đường tốt đẹp nhất, không còn con đường nào khác có
thểsánh bằng. Xác quyết được nhưvậy thì bây giờmình phải chuẩn bịsẵn sàng con đường
đi. Nghĩa là tựcha má phải sẵn sàng đểtựcứu lấy cha má. Tất cảcon cái trong gia đình phải
sẵn sàng cứu lấy cha mẹmình đểlàm tròn chữhiếu. Nhất định chữhiếu đây không có nghĩa
là một vài bữa ăn, hay cung phụng rượu thịt ê hề đểgây thêm nghiệp chướng cho cha mẹrồi
sau đó ai khổmặc ai.
Con xin quay trởlại chuyện bà cụTriệu-Vinh-Phương. Tại sao bà cụbiết trước ngày
giờra đi mà gia đình còn phải tổchức hộniệm liên tục ba ngày đêm, còn niệm thêm tám giờ
sau khi bà ra đi. Đây là điều rất quan trọng mà người niệm Phật nói riêng, tất cảmọi người
dù không tu Phật cũng cần phải biết. Nếu không biết dễvô tình tạo ra những cảnh rất
thương tâm, rất thảm thương, rất tội nghiệp!
Thưa cha má, về được Tây-phương Cực-lạc rất dễ, nhưng cũng rất khó. Biết làm đúng
cách đi dễdàng nhưvô lượng vô biên người đã đi được rồi, đã giải thoát được rồi, đã thành
Bồ-tát rồi, nhiều đến nỗi ngày nay không thểnào đếm được nữa. Nhưng cũng khó, khó trong
đường tơkẽtóc, sơý một tí ti là có thểmất phần liền. Trong những thưtrước con có đềcập
tới chuyện này, xin lục lại xem thêm. Hôm nay con nhấn mạnh việc làm sao cho chắc chắn đi
được? Đó là nhờ- HỘ-NIỆM- Hãy đọc thật kỹ, xin đừng phớt qua.
Hộ-niệm: Tựmình hộchính mình, và nhờngười khác hộcho mình. Niệm Phật điều
quan trọng là KHÔNG HOÀI-NGHI, KHÔNG XEN-TẠP, KHÔNG GIÁN-ĐOẠN. Người
nào giữ được ba điều kiện này chắc chắn được vãng sanh, người đó có thểtựhộniệm cho
mình không cần nhờngười khác. Nghĩa là muốn vãng sanh là đi ngay lập tức. Liên-Trì ĐạiSư, Thiện-Đạo Đại-Sư, Vĩnh-Minh Đại sư, v.v... rất nhiều rất nhiều vịsưnói đi, đệtửchưa
kịp hỏi: “Thầy đi đâu?” là họ đã tịch rồi. Tăng Ni được vậy, còn cưsĩthường nhưchúng ta
có được không? Thưa cha má, nhiều không kểhết. Ông Trịnh-Tích-Tân thì ngồi vãng sanh,
CụHạ-Liên-Cưthì đứng vãng sanh, cụTriệu-Vinh-Phương thì nằm kiết tường vãng sanh,
v.v... nhiều lắm. Nếu kểcho hết thì những trang giấy này không đủchỗ đâu.
Thếnhưng với điều kiện sinh hoạt của chúng ta, với căn khí nghiệp chướng kết tập
nhiều đời nhiều kiếp, ta thường bịnhiễu loạn, bịphân tâm, bịxen tạp cho nên công phu huân
tập của mình không đủbảo đảm tựvãng sanh. Lúc lâm chung sức khoẻbịyếu, khí huyết suy
giảm, thân thể đau đớn, gia đình lộn xộn, con cháu khóc kể... tâm trí rất dễbịrối loạn. Trong
điều kiện nhưvậy thường bịoan gia, trái chủ, nghiệp chướng nhào tới bủa vây trảthù, đòi nợ,
những cảnh giới hãi hùng hiện ra rất dễlàm cho ta hoảng sợ, mê man bất tỉnh, hãi kinh! Nếu
gặp phải những trường hợp nàøy chắc chắn không thểnào vãng sanh được. Vì thếngười
Niệm Phật cầu sanh vềCực-lạc thếgiới phải lo liệu cho kỹ, phải nổlực công phu, phải niệm
Phật liên tục, phải nguyện sanh Tây-phương hằng ngày, phải nhất tâm tin tưởng pháp môn,
Khuyên người niệm Phật
93
phải quyết chí một con đường đi vềcho được với Phật... có nhưvậy mới giảm thiểu những
tai nạn bất ngờvào giờphút chót.
Trong nhiều đời nhiều kiếp mình đã giết hại nhiều sanh linh, mình gây bao tội ác, thì
chắc những oan gia đó luôn luôn rình rập đểchờcơhội trảthù, chỉcần mình sơý là chúng
tấn công ngay. Ngay cảnhững người được Phật thọký rồi cũng vẫn phải hết sức cẩn thận.
Hơn thếnữa, người đã được Phật thọký họtu còn tinh tấn gấp mười lần trước đó nữa là
khác. Họtu ngày tu đêm, họniệm Phật quên ăn bỏngủ, họkhông rời A-di-đà Phật một giây
phút nào, vì đã chắc rồi cũng cần phải chắc hơn mới là chắc chắn vậy!
Hộ-niệm rất quan trọng. Ngoài những người niệm Phật được “Nhất-tâm-bất-loạn” tự
tại vãng sanh, hầu hết người được vãng sanh là nhờsựhộniệm lúc lâm chung. Hộ-niệm là
người khoẻmạnh niệm Phật phụcho người ra đi, giữchánh niệm cho người sắp lâm chung,
nhắc nhởngười ra đi cốgắng giữtiếng Phật hiệu liên tục đểbảo đảm niệm được mười câu
“A-di-đà Phật” trước khi ra đi. Một điểm nữa là chính lòng thành tâm của người hộniệm góp
phần rất lớn đểgiúp thần thức người lâm chung được chiếu xúc quang minh của A-di-đà
Phật. Người ra đi nhiều lúc quá mệt, quá yếu không cất tiếng niệm được, thì tiếng niệm Phật
của người hộ-niệm rót liên tục vào tai người đi, giúp cho tâm họniệm theo. Miệng không
niệm được nhưng trong tâm niệm Phật vẫn được vãng sanh nhưthường. Cho nên, điều kiện
tối quan trọng là lâm chung tâm phải tỉnh táo. Những người bịtai nạn, nạn nước, nạn lửa,
bịbạo tử... khó được vãng sanh vào cảnh giới tốt là vì lý do không tỉnh táo và bịhốt hoảng,
bịkhủng bố.
Nhưng bây giờ, làm sao cho tâm tỉnh táo?Trong kinh Phật dạy, người nào niệm Phật
thì khi lâm chung tâm hồn sẽtỉnh táo, “Thịnhơn chung thời tâm bất điên đảo, tức đắc
vãng sanh A-di-đà Phật Cực Lạc quốc độ”, (kinh A-di-đà).
Hỏi rằng, người khi lâm chung tỉnh táo có chắc được vãng sanh Cực-lạc không? Chưa
chắc. Vì sao? Vì tỉnh táo là điều kiện “ắt có nhưng chưa đủ”. Tỉnh táo và niệm Phật mới đủ.
Nhưvậy nhiều người tu những pháp môn khác, nếu tu tinh tấn, khi lâm chung họvẫn có thể
được tỉnh táo, nhưng chưa chắc họsẽ được vãng sanh Tây-phương Cực-lạc cảnh giới Phật.
Vì sao? Vì cái Nguyệncủa họsẽdẫn dắt họ đi vào cảnh giới khác. Ví dụ, tu Nhơn thì nguyện
tái sanh làm người; Tu Tiên thì thèm khát những phép thần thông hữu lậu, tu Định đi có thể
vào cảnh giới Trời. Còn tu mà không nguyện thì đi theo Nghiệp, nghiệp nào lớn nhất sẽlôi
họ đi. Tu hành nhưvậy chẳng qua tạo được chút phước nào đó, tất cảcũng hoàn về đọa lạc
mà thôi, vì tất cả đều còn trong lục-đạo luân-hồi, chưa thoát khỏi tam-giới. Còn người không
tu hành thì thôi miễn bàn tới! Cho nên, có thể đưa ra công thức liên hoàn nhưvầy: Niệm
Phật thì tâm Tỉnh Táo; Tỉnh Táo thì được Vãng Sanh; Vãng Sanh là nhờNiệm Phật.
Nói gọn lại: “Niệm Phật - Tỉnh Táo - Vãng Sanh Cực-lạc Thế-giới”.
Thưa cha má, trong đời này cha má gặp được Phật pháp, có người khuyến khích tu
hành là cảmột nhân duyên rất lớn, phúc đức rất lớn từtiền kiếp, thiện căn sâu dày của cha
Khuyên người niệm Phật
94
má từquá khứ. Xin cha má đừng bỏlỡcơhội ngàn vạn đời khó kiếm này. Hãy thành tâm
niệm “Nam-mô A-di-đà Phật” thì tất cả đều thành tựu viên mãn.
A-di-đà Phật
Con kính thư.
(Viết xong, Úc châu 4/8/2001).
Bậc giác ngộsống trong hoàn cảnh thật nghèo khổ, họvẫn hưởng thọsựan vui
rộng lớn.
(Pháp-SưTịnh-Không).
Khuyên người niệm Phật
95
13 - Lời khuyên song thân
 Kính cha má,
Cuộc đời một người rất ngắn ngủi, thân này chỉmột thoáng qua là đi vào hưkhông,
trảvềcát bụi, làm sao mà tồn tại trường thọqua thời gian. Người tuổi trẻnhìn thấy cuộc đời
sáu bảy chục năm nữa tưởng là lâu lắm! Nhưng khi tuổi xếchiều mà không tính trước chuyện
thoát thân thì thật là một điều sơsót đáng tội nghiệp! Ai mà không muốn người thân yêu ở
mãi với ta, nhưng khôn ngoan hơn một chút nữa, thì suy tính cho cuộc sống tương lai dài lâu
mới là người trí huệ, liễu ngộrốt ráo. Hôm qua là ta, hôm nay là ta và ngày mai cũng chính
là ta, xin cha má cẩn thận.
Trong phần thưtrước con nói chuyện HỘ-NIỆM, đây là điều tối quan trọng cho một
người muốn một đời này thoát khỏi đọa lạc. Vì trước giờmình không học Phật, không hiểu
Phật, không biết đâu là đường giải thoát, cho nên danh từ HỘ-NIỆMmới nghe cảm thấy lạ,
còn người hiểu Phật pháp rồi thì họrất chú trọng và đặc biệt quan tâm.
Hộ-niệm cho người ra đi cần phải chuẩn bịvềvấn đềtâm lý. Tâm lý của chính người
ra đi, tâm lý của thân nhân con cái và người đến hộniệm. Con xin nhắc đi nhắc lại với cha
má là con người ai cũng có sốphần cả, ngoài những người tu hành đạt được đạo cao, tựhọ
có thể đi hay ởtùy ý, còn tất cả đều đã được đặt đểbởi định mệnh sẵn. Hộ-niệm hay không
hộ-niệm thì năm, tháng, ngày, giờ, ra đi vẫn đúng nhưtheo định số, khó thểthay đổi. Nói rõ
thêm nữa, người không niệm Phật, hoặc có niệm Phật cầu vềTây-phương thì ngày bỏxác
thân trần tục của họcũng không thay đổi, chỉcó khác nhau là người niệm Phật cầu sanh
Tịnh-độthì lúc lâm chung được an nhiên tựtại, tâm hồn bình tĩnh sáng suốt, không đau đớn,
hoặc nếu có bị đau bệnh cũng được nhẹ đi rất nhiều, (đau bệnh là do nghiệp chướng của
mình chưa phá nổi), và sau cùng cái quý báu nhất là được vãng sanh vềthếgiới Cực-lạc với
Phật. Từ đó vềsau không còn sanh tửnữa, vĩnh viễn hưởng sựan lạc vui sướngï, ngày ngày
nghe được pháp âm của Phật đểchờngày viên mãn thành Phật.
Phần thưtrước con nói, Hộ-Niệm có thểtựmình hộcho mình hoặc nhờngười khác hộ
cho mình. Tự-Hộdành cho các người có công phu tu hành tốt, đã được từ “sựnhất tâm bất
loạn”, có nghĩa là họ đã đạt được cảnh giới “niệm bất niệm”, đại khái trong tâm luôn luôn
có tiếng Phật hiệu dù cho bên ngoài họkhông niệm. Chính vì thời thời khắc khắc tâm họ đều
niệm Phật, cho nên họmuốn vãng sanh là đi liền, sống chết tựtại. Tự-hộ-niệm còn được hiểu
là người ra đi phải tin tưởng vững chắc vào pháp Phật, tựmình niệm Phật, tựmình cầu
nguyện vềnước Phật chứkhông phải ỷvào người khác, không phải thấy người ta tới hộniệm
cho mình là yên tâm nằm nghỉ đểchờchết.
Hộniệm!
Khuyên người niệm Phật
96
Một vấn đềkhác nữa là người nào muốn vãng sanh vềcõi Cực-lạc của Phật thì không
được sợchết. Pháp môn niệm Phật được chưPhật, chưTổû Sưvinh xưng là tối thượng pháp
môn, người chí thành niệm Phật thì được “Bất-Bệnh, Bất-Lão, Bất-Tử”. Còn bệnh, còn lão
là tại vì tựmình còn có vấn đề. Vãng sanh không phải là chết, người niệm Phật lúc nào cũng
ra đi trong lúc còn tỉnh táo, còn sống mà đi, cho nên gọi là “BẤT-TỬ”. Còn sợchết là chưa
hiểu đạo. Người muốn vãng sanh thì không được lưỡng lựnửa đi, nửa ở, không được bám
víu vào cảnh thếgian. Còn lưỡng lựluyến tiếc thếgian là chưa tin Phật, là còn muốn tự đày
đọa mình trong luân hồi khổ ải, là chưa thật sựmuốn vềTây-phương.
Hầu hết chúng sanh đời này vì chưa hiểu đạo cho nên không tha thiết việc vãng sanh,
hoặc hồnghi kinh Phật, cho đó chỉlà điều nói khuếch đại đểkhuyến khích người ta làm lành
lánh dữmà thôi. Chính vì vậy, mà ai cũng cứnằm đó chờngười thân chết rồi tới chùa cầu
siêu lấy lệcho qua truông, đểchứng tỏvới mọi người là mình có hiếu, có nghĩa. Tất cả
những sựviệc này chỉtạo được một chút xíu công đức mà thôi, nghĩa là khó có hy vọng cầu
được siêu sanh vào thếgiới Cực-lạc của Phật A-di-đà. Những người lòng còn tham luyến
danh vọng, tiếng tăm, luyến nhớcon cháu rất khó được vãng sanh vì lúc lâm chung tinh thần
họkhông tập trung vào câu A-di-đà Phật, quên lãng việc cầu sanh vềTây-phương, cho nên,
dù có người hộniệm đi nữa họcũng không thểtương ứng với điều kiện của Phật.
Ngoài việc tựHộ-Niệm, hầu hết chúng ta không ai dám cảquyết là đã đạt được công
phu “Nhất-tâm-bất-loạn” hoặc “Niệm-Phật-thành-thục”, cho nên rất cần đến người khác
nhưbà con thân nhân, những người biết niệm Phật đến hộniệm cho mình, đểgiúp mình giữ
chánh niệm, bảo đảm khi ra đi mình niệm được mười câu “A-di-đà Phật” trước khi rời bỏ
xác thân. Con xin nhắc lại lời kinh tối quan trọng trong kinh Vô-Lượng-Thọ, nguyện thứ
mười tám , đức Phật A-di-đà nói, người nào trước khi lâm chung niệm được mười câu
danh hiệu của Ta mà không được sanh vềnước Ta, Ta thềkhông thành Phật. Chỉtrừ
những kẻmang tội ngũnghịch và phỉbáng chánh Pháp. Đây là lời thềcủa đức Phật A-di-đà. Trong đó tội phỉbáng pháp Phật nặng hơn và không cách nào cứu được, vì đã phỉbáng
tức là không tin, mà không tin thì chắc chắn không bao giờniệm Phật được. Còn bịtội ngũ
nghịch nhưng không phỉbáng pháp Phật, nếu có cơmay niệm Phật được, vẫn được cứu như
thường. Nên nhớtội ngũnghịch quảbáo là Địa Ngục A-Tỳ, nhưng niệm Phật A-di-đà có thể
cứu được. (Cái đạo lý này rất cao, có dịp sẽtrởlại). Cho nên Pháp Niệm Phật vi diệu, vi
diệu, rất ưvi diệu. Câu niệm “A-di-đà Phật” được gọi là “Vạn-Đức-Hồng-Danh”.Vô lượng
công đức, vô lượng công năng, không thểnào diễn tả được. Bất khảtưnghị!
Vì thếniệm Phật có sựthành tựu rất lớn. Mình niệm Phật cũng cần nên khuyên những
người trong nhà cùng niệm Phật, và giảng giải cho họhiểu sựquý báu giải thoát đểcùng
được lợi ích, và cùng giúp nhau trong giờphút cuối cùng, đó là sựyêu thương thành thực
nhất. Thực tế, nên nhớ điều này, những người không hiểu đạo, càng thương yêu nhau họ
càng gây nhiều điều oái oăm đoạlạc cho nhau, nhiều cảnh thương tâm không tảxiết! Sựvô
ý có thểlàm nên những hành động đại nghịch bất hiếu! Vì sao vậy? Trong suốt cuộc đời
Khuyên người niệm Phật
97
sáu bảy chục năm dù có tu hành hay không thì cái niệm cuối cùng của cuộc đời vẫn là quyết
định con đường tái sanh.
Ví dụ, nhưchuyện cụTriệu-Vinh-Phương vãng sanh năm 1999, lúc đang ngồi bà cụ
muốn nằm xuống giường, người con gái nhẹnhàng đỡbà nằm xuống và lấy tấm khăn lót nhẹ
dưới vai, nhìn thấy trên mặt người con gái giọt nước mắt ướm ra và lăn nhẹxuống má nhưng
cô ta không khóc thành tiếng mà vẫn tiếp tục niệm “A-di-đà Phật”. Có đoạn người con trai
của bà cầm hình Phật A-di-đà trước mặt dặn dò người mẹniệm Phật, nhưng ông ta nghẹn
ngào, ngay lúc đó ông liền núp mặt ông ta sau tấm hình Phật, không dám cho mẹthấy. Coi
tới đó con mới thấy rằng cảgia đình bà cụ đều hiểu đạo Phật và làm đúng theo lời Phật dạy.
Tại sao vậy? Vì chính cái niệm cuối cùng có thểquyết định hẳn tương lai của người
ra đi. Hễnẩy ra một niệm sân giận đi vào địa ngục; một niệm tham lam đi vào ngạquỷ, một
chốc lát mê muội đi vào đường súc sanh ngay. Một niệm luyến nhớcon cháu (vì thấy giọt
nước mắt của người con), có thểthay đổi hẳn tình thế, thay vì vềCực-lạc bà có thểtái sanh
lại làm người hoặc bị đoạlạc vào đường khác. Nghĩa là chỉcần một tí sơý cũng đủlàm oan
uổng cảmột đời tu hành, có thểdẫn tới khổ đau bá thiên vạn kiếp sau đó!
Vì thế, khi lâm chung mà con cái khóc kể, kêu réo, ồn ào, hoặc đụng chạm mạnh
vào thân thểngười đi, sẽlàm xáo trộn vềtâm lý và gây đau đớn cho thân thể, làm người ra
đi rất dễbị đọa lạc. Vềthân thểngười sắp ra đi đang ởvào thời điểm cực kỳkhó chịu ởlúc
tứ đại phân ly, họcó thểbị đau đớn kinh khủng khi bị đụng chạm. Cho nên, sơý chỉcần một
sựchạm xúc bất cẩn cũng có thể đủlàm cho người bệnh đau đớn chịu không nổi. Nếu người
thân vô ý cứôm, giựt, níu kéo... làm cho người ra đi đau quá đâm ra sân nộ, giận dữthì
trong nháy mắt thần thức bị đoạvào địa ngục ngay. Do đó, nếu không cần thiết lắm đừng
nên đụng chạm đến người bịnh. Nếu bất đắc dĩcần giúp trởmình thì phải hết sức nhẹnhàng,
mềm mại. Còn việc kêu réo, khóc than, kểlể... những nỗi bi thương là điều tối kỵ, tuyệt đối
phải bỏ. Nếu không, chắc chắn sẽlàm cho người đi mất tựchủ, tâm hồn bịbấn loạn, hoảng
hốt, hoặc bi lụy. Đang đứng giữa những cảnh giới lạmà tâm hồn điên đảo rối loạn, thì oan
gia trái chủsẽlợi dụng cơhội nhào vô hốt gọn linh hồn họ để đòi nợ, trảthù, nó tìm cách
dìm thần thức người thân của ta vào các đường ác hiểm khó mà cứu thoát được.
Ấy chính là vì quá thương mà hại người mình thương! Lương tâm thiện lành nhưng
không có trí huệcó thểgây ra tội áclà nhưvậy! Chính vì những lý do này, người hiểu đạo
không bao giờdám làm một cửchỉsơhởvô ý nào gây dao động tâm hồn, làm thương tâm
người đi. Nhất định phải nhớ, phải nhớkỹ điều này.
Biết nhưvậy nhưng không dễthực hiện. Làm sao tránh được tình trạng này? Phải tin
Phật, phải quyết tâm cứu độngười thân. Cụthểngày ngày khuyên nhau niệm Phật, giảng
giải Phật pháp cho nhiều đểcon cái và thân nhân trong gia đình hiểu đạo. Người đi hiểu
đạo, người hộniệm hiểu đạo, tâm tâm tương ưng cùng nhau hướng vềmột hướng chuyên
niệm Phật cầu vãng sanh, thì sựviệc vãng sanh ắt thành. Gia đình nào mà có con cái thân
Khuyên người niệm Phật
98
nhân hiểu đạo là có cảmột đại phước báu trên đời. Nên nhớ, người sắp ra đi tinh thần nhiều
lúc chao đảo, người hộniệm phải hiểu ý, phải thành tâm niệm Phật và cầu Phật gia hộ, chọn
người thân nào yêu mến nhất kèm sát bên cạnh đểan ủi, khích lệ, khuyên nhủ, nhắc nhở
người đi cốgắng niệm Phật, tâm tâm luôn nghĩvềPhật A-di-đà, và một lòng cầu sanh về
Tây-phương với Phật. Phải củng cốniềm tin, ủng hộtinh thần cho người ra đi. Ngoài ra
tuyệt đối không xen bất cứchuyện gì khác.
Tuyệt đối không đểngười ngoài chen vào hỏi thăm sức khoẻhay chúc lành, chúc bình
phục gì cả. Nhất định chỉcó niệm Phật, ngoài việc niệm Phật tuyệt đối không cần đến bất cứ
một hành động thương yêu, một câu nói đưa đẩy, môt ý tưởng cầu an nào cả. Cứviệc vững
tâm niệm “A-di-đà Phật” và thành tâm cầu xin Phật đến tiếp dẫn, thì cái uy đức của danh
hiệu Phật sẽ đánh vẹt tất cảmọi cảnh giới và quang minh của Phật A-di-đà sẽxuất hiện để
tiếp dẫn liền. Ông Châu-Quảng-Đại mấy năm trước ra đi trong trường hợp này. Một người
chưa hềbiết Phật là gì, đến cuối đời nhờphúc đức, có duyên may gặp người khuyên niệm
Phật. Ông chỉniệm Phật và được hộniệm 3 ngày đêm, đức Phật A-di-đà hiện tiền tiếp dẫn,
trước khi buông bỏxác thân ông còn cảm ơn được mọi người.
Tại sao Ông ta đi dễnhưvậy?Vì lòng tin đột xuất phát sinh vững mạnh, vì gia đình
một lòng tin tưởng nguyện cầu, vì những người hộniệm đều thành tâm thiện ý. Con người khi
dồn vào đường cùng thường phát sinh những tâm linh mạnh kinh khủng, tinh thần của ông ta
dồn hết vào niềm tin Phật. Lòng TIN lên cao cực điểm đã đánh vẹt tất cảchướng ngại và
ngay tức khắc cảm ứng tới Phật quang. Nếu nhưlúc đó ông ta không tin tưởng thì cho dù
hàng ngàn người tới hộniệm cũng khó thểnào thoát được. Nói đi nói lại, TÍN-NGUYỆNHẠNH là pháp môn thành Phật, trong đó lòng TIN là đầu mối của tất cảvạn sự để đưa về
cõi Phật. Thiếu lòng tin đành chịu thua.
Cho nên, hộniệm có hai yếu tốquan trọng, một là người lâm chung có Tin Phật hay
không? Có quyết tâm niệm Phật đến cùng đểtựcầu giải thoát không? Đây là yếu tốquyết
định tích cực, còn những lời niệm Phật chung quanh là sựphụgiúp cần thiết đểgiữchánh
niệm cho người đi. Nếu, chính người ra đi không tin tưởng hoặc tin lấy lệ, thì sựhộniệm của
những người chung quanh có thểtrởnên vô ích! Hầu hết những thưcủa con từtrước tới giờ
phải chăng xoay qua xoay lại cũng chỉ đểcủng cốlòng tin. Hễcha má TIN vững chắc rồi thì
tựnhiên đường giải thoát rõ ràng trước mặt và cha má biết sẽlàm những gì. Chính con đây,
là con của cha má, tuổi cũng chưa cao mà con đã chuẩn bịrồi. Con ngày đêm niệm Phật,
ngày ngày đều nguyện vãng sanh Tây-phương, con mong cho được cái ngày Phật A-di-đà thọ
ký. Ngài thọký ngày nào con mừng ngày đó. Ai sợchết chứcon không sợchết, con chỉsợ
chết rồi mình có được vềTây-phương với Phật hay không mà thôi. Nếu hiểu rõ được Phật
pháp thì cha má sẽtựtại vô cùng và chắc chắn ngày đêm sẽkhông ngừng niệm Phật đểtìm
đường vềvới Phật càng sớm càng tốt vậy.
Trởlại chuyện cụTriệu-Vinh-Phương, tại sao người ta phải tiếp tục hộniệm tám tiếng
đồng hồsau khi bà vãng sanh? Theo lời pháp của Pháp-SưTịnh-Không, Ngài nói khi ra đi
Khuyên người niệm Phật
99
có ba diện vãng sanh không trải qua thời gian cách ấm, nghĩa là vừa dứt hơi thởlà người đó
đi thẳng đến cảnh giới đã định, trường hợp này không cần đến sựhộ-niệm. Ba diện này là:
1) Vãng sanh Tây-phương Cực-lạc;
2) Được sanh vềcác cõi Trời;
3) Bị đọa Địa-ngục.
Còn những đường khác nhưtái sanh làm người, lạc vào đường Nga- quỷ, Súc-sanh,
đường A-tu-la (Quỷ-Thần) thì con người có thểtrải qua một thời gian cách ấm bốn mươi
chín ngày rất căng thẳng. Trước khi rơi vào khoảng thời gian cách ấm, thân thểcon người
vẫn còn cảm xúc tới tám giờsau khi trút hơi thởcuối cùng. Nhưvậy rõ ràng một người khi
ngưng hơi thởkhông phải là hết, mà họvẫn cảm thọ được sựnóng lạnh, đau đớn, âm thanh,
cảnh sinh hoạt chung quanh có thểtới tám tiếng đồng hồmới hoàn toàn chấm dứt. Trong ba
giờ đầu họcảm nhận rất rõ.
Cho nên, người hộniệm phải hiểu rõ việc này, nếu mới thấy người vừa tắt hơi nhào vô
níu kéo, lay động thân thể, khóc kể, la hét, gây lộn xộn chung quanh... sẽ ảnh hưởng rất lớn
vào thần thức người ra đi. Xin nhắc lại, giây phút trước và sau khi tắt thởlà giai đoạn vô
cùng căng thẳng. Người ra đi đang đối đầu với những trạng huống rất lạvà kinh khủng nào
là oan-gia, trái-chủ, thù-oán nhiều đời nhiều kiếp nhào vô giựt phần đòi nợ, nào là những
cảnh giới vừa thiện vừa ác hiện ra. Là lúc cảmột cuộn phim từnhiều đời nhiều kiếp đang
quay lại làm điên đầu người ra đi. (Trong kinh Phật giáo Mật-tông nói rất rõ chuyện này).
Trong trạng thái đó nếu thân nhân hiểu Phật pháp một chút, họcó thểxoay trởtình thế, cứu
được người thân thoát khỏi nơi hiểm ác, sanh vào cảnh giới tốt bằng cách một lòng thành
tâm niêïm Phật phụtrợngười đi. Xui xẻo cho ai không tu hành, không có người hiểu đạo lo
liệu, vừa mới ngưng hơi thởchưa kịp nghỉngơi thì bịliệng vào nhà xác, bịbác sĩmổbung
bụng ra khám nghiệm, bịcon cháu khóc lóc, kểlể, níu kéo... những hành động này sẽlàm
cho người ra đi đau đớn không chịu nổi, bấn loạn đến cùng cực! Nhứt là thời khoảng ngay
phút lâm chung và sau vài giờkhi tắt hơi, nếu bịtác động mạnh thì chắc chắn không thểnào
được sanh nơi cảnh giới tốt, nếu không nói là bị đoạvào tam ác đạo tức thì. Chính vì thế, mà
phải đểyên thân thể, nhẹnhàng đắp mền cho ấm và thanh tịnh tiếp tục niệm Phật suốt càng
lâu càng tốt, tới tám tiếng đồng hồmới chắc được an toàn là vậy.
Hiểu được chuyện này rồi, bây giờxin thực lòng xét lại trong ông bà, thân nhân, bà
con của mình từtrước tới giờ đã thực hiện được chuyện này chưa? Những người còn sống
đến ngày hôm nay đã từng làm điều gì vô ý hại đến người thân của mình không? Trong dòng
họmình liệu có ai đủ điều kiện vãng sanh nơi tốt đẹp chưa?
Thưa cha má, không nêu ra thì thôi, nhưng đã nêu ra thì lòng con cảm thấy đau quặn
thắt. Chính vì hiểu được chuyện này đã làm cho con kinh hoàng, giựt mình và ngay lập tức
viết thưngày đêm khuyên cha má và bà con mình mau mau tỉnh ngộtu hành, mau mau niệm
Phật. Con lo ngày lo đêm, lo đến nỗi ăn không ngon khi cha má chưa trực nhận thấy vấn đề,
Khuyên người niệm Phật
100
chưa hạquyết tâm niệm Phật. Ngày nào cha má chưa niệm Phật cầu vềTây-phương, ngày đó
con còn kêu nài, năn nỉ, quỳlạy cha má, con xin lạy cha má cho đến khi nào cha má niệm
Phật mới thôi. Cha má cứnghĩthử, con ăn học tới đây, con đi đây đi đó tới tuổi này, con lặn
lội khắp nơi, con đâu thiếu thốn khổcực đến nỗi phải bi quan chán đời, thếmà con khuyên
cha má đến nỗi muốn rơi máu mắt vì một tiếng niệm Phật thôi, chẳng lẽcon khuyên ẩu,
khuyên tảsao! Chẳng lẽcon nghĩbừa bãi sao! Chẳng lẽcon làm vậy đểlấy tiếng sao! Cha
má phải thấy rõ ràng rằng chính con đã thấy được đường đi, con đã hiểu rõ được sựgiải
thoát, con đã thấy rõ sựvi diệu của câu “Vạn-Đức-Hồng-Danh” A-di-đà Phật.
Mỗi lá thưcon đưa ra một bằng chứng, mỗi lá thưcon kêu đích danh từng người, mỗi
lá thưcon kểrõ một hiện tuợng vãng sanh vềvới Phật. Tất cảsựthật đó đều nhằm mục đích
cho cha má thấy, hiểu, và TIN TƯỞNG để đi. Hễ đi thì chắc chắn được. Hễchần chờdụdự
thì chắc bị đọa lạc, khó tìm con đường nào khác đểmơmộng. Cha má thấy rõ không?
Tóm lại những điều quan trọng của sựhộniệm:
HỘ-NIỆMcó hai vấn đề:TỰ-HỘvà HỘ-NIÊM.
Tự-hộlà tựchính người lâm chung phải một lòng TIN TƯỞNG, phải tựniệm Phật,
phải thành tâm cầu xin sanh vềthếgiới Cực-lạc. Nếu còn khỏe thì niệm Phật ra tiếng theo
với người hộ-niệm, nếu yếu thì ráng cốgắng niệm thầm trong tâm. Ráng tối đa đừng đểbị
mê. Có nhưvậy thì sựhộ-niệm sẽthành công dễdàng.
Hộ-niệm: là người thân, người biết niệm Phật trợgiúp cho người đi giữchánh niệm.
Sựhộ-niệm phải chân thành, thanh tịnh, tránh mọi sự ồn ào, tối kỵcon cái khóc kể, bi lụy
trước mặt người ra đi, cấm người ngoài tới thăm hỏi. Nên niệm bốn chữtốt hơn sáu chữvì
dễniệm, dễ đạt được mười câu Phật hiệu liên tục trước phút ra đi. (Nhưng cái này cũng tùy
thích của đương sự).
Không được đụng chạm mạnh đến thân thểngười ra đi, nếu cần, ngay cảcái giường
của bệnh nhân cũng không được đụng tới. Có lúc cần giúp đỡ đểtrởmình thì phải hết sức
nhẹnhàng. Đặt người thân yêu nhất sát bên cạnh đểkhi có điều trởngại thì nhắc nhởniệm
Phật cầu vềTây-phương, (còn không thì cứniệm Phật). Nên có một hình Phật A-di-đà để
trước mặt người ra đi, và di chuyển sao cho lúc nào cũng thấy được hình Phật. Tuyệt đối
không được có tưtưởng cầu sống lại.
Sau khi tắt thở, phải tiếp tục niệm Phật suốt tám giờnữa là tốt nhứt. Sau thời gian này
muốn làm gì làm.
Thưa cha má, những điểm này nên nhớrõ, nếu trong làng có ai tin tưởng cha má cũng
nên giúp họthực hiện sựhộniệm. Cứu được một người vềtới Tây-phương Cực-lạc thì công
đức lớn lắm. Công ơn của mình chắc chắn họkhông bao giờquên. Với năng lực một người ở
Khuyên người niệm Phật
101
Tây-phương họtrởlại cứu mình không phải khó khăn đâu. Cứu người tức là cứu chính mình
vậy.
Tất cảanh chịem trong nhà, nếu có thương cha má, khi đọc đến những lời này xin tự
biết những gì mình cần phải làm. Làm đểcứu song thân trảtròn đạo hiếu, làm đểtựcứu lấy
mình trong mai hậu. Cuộc đời như “mộng huyễn bào ảnh”. Sanh tử, tửsanh là chuyện
thường tình, nhưng lại là sựtối trọng đại cho huệmạng con người. Huệ-mạng không phải là
xác thân này đâu. Xác thân chỉlà cái đồvật ta lượm nó trong tứ đại vềdùng mấy chục năm
rồi phải liệng. Cho, nên sanh tửkhông sợ, chỉsợtửrồi mình sanh đi đâu. Anh em mình ởxa
quá, chỉthành tâm khuyên tất cảmọi người sớm hồi đầu tỉnh ngộ.
Cầu nguyện Phật lực gia trì cho cha má sớm thức tỉnh sự đời, ngộ được đạo pháp,
nhứt hướng chuyên niệm A-di-đà Phật đểvề được với Phật trong một đời này.
Nam-mô A-di-đà Phật,
Con kính thư.
(Viết xong tại Brisbane 10/8/01) (tiếp theo thưtrước)
Trợ-Niệm chính là giúp cho họkhơi dậy câu Phật hiệu. Người Phật tử,
bất luận trong lúc bình thường tụng bao nhiêu kinh, niệm bao nhiêu câu
chú, khi lâm chung muốn chủng tửPhật xuất hiện, thì duy nhất chỉcó bốn
chữ“A-di-đà Phật” mới hữu dụng.
(Ngài Lý-Bỉnh-Nam).
Khuyên người niệm Phật
102
14 - Lời khuyên song thân
Kính cha má,
Hôm trước con mới nhận được thưcháu Tuyết con chịhai, cháu nói bà nội cháu yếu
rất nặng khó có thểqua khỏi. Bác trong thời gian chờngày ra đi đã nghe lời khuyên phát tâm
ngày đêm niệm Phật. Nghe nhưvậy con mừng lắm vì đây là cơmay hiếm có của bác, do
thiện căn phúc đức lớn nên cuối đời có người đến chỉcon “ Đường-VềCực-lạc”. Nếu bác đã
tin tưởng đã phát tâm dũng mãnh, biết buông xảtất cả đểniệm Phật cầu sanh Tịnh-độthì cơ
hội đểcho bác hưởng một đại phúc báu vô cùng vô tận cho một đời người, khó có ai so sánh
được. Chắc đến giờnày thì cha má đã nhận được cuộn video “Hoa-Khai Kiến-Phật”, cuộn
phim quay cuộc vãng sanh của cụTriệu-Vinh-Phương rồi. Xin cha má hãy coi đi coi lại thật
kỹcâu chuyện đó đểthấy được sựtối linh nghiệm của pháp tu niệm Phật. Cuộn phim này là
cảmột bài pháp sống thực, một bài “hiện thân thuyết pháp” cho những ai còn mập mờtrên
con đường tu hành. Xin cha má hãy trân trọng suy nghiệm.
Đến đây thì coi nhưcon đã hoàn tất được một đoạn đường quan trọng những gì con
muốn nói với cha má. Đầu tiên khi vừa phát hiện một sựthật quý báu là con đường vãng sanh
Tây-phương Cực-lạc, con đường giải thoát trọn vẹn mà đức Thế-Tôn đã đểlại cho chúng
sanh, con bắt đầu viết thưcho cha má hay liền. Con mau mắn viết thư đến nỗi nhiều lúc làm
cha bực mình, nhưng thực ra tâm của con cũng chỉmột lòng lo lắng cho cha má, con sợchỉ
cần chậm trễmột chút là ngàn đời ân hận. Người phát tâm niệm Phật dũng mãnh cầu sanh về
cõi Phật thì có thểthành tựu con đường giải thoát ngay trong một đời này. Vì người đời nay
thiếu quá nhiều thiện căn phúc đức cho nên không có niềm tin vững chắc, khó phát lồtu tập,
tất cảchỉvì nghiệp chướng đã quá lớn, tưtưởng kiến giải đã quá nhiều, vô minh quá nặng đã
che kín trí huệ,cho nên họkhó thấy được chân lý. Vì một tâm ý quyết lòng trảhiếu trong đời,
con cốgắng tối đa, tìm đủcách đểchứng mình một sựthật quý nhất cho đời người. Bao
nhiêu hình chụp, bao nhiêu tài liệu con đều lần lượt gởi vềcũng chỉmuốn đểcho cha má thấu
rõ.
Đến hôm nay cha má đã coi được cuộn video “Hoa Khai Kiến Phật”, thì con nghĩsự
hồnghi của cha má chắc đã được giải tỏa. Những lời con thường nói như: tu hành một đời
này thôi viên thành Phật đạo, một đời này thôi thoát ly lục đạo luân-hồi, một đời này thôi
vượt qua tam giới, một đời này thôi vềtới được cõi Tây-phương Cực-lạc đểthành Bồ-tát bấtthối chờngày thành Phật... Những điều này đến nay chắc cha má phải chấp nhận là đúng, vì
đã tận mắt chứng kiến một bà cụlụm cụm chín mươi tuổi mới phát khởi niệm Phật, chín
mươi bốn tuổi đã an nhiên vãng sanh vềTây-phương với Phật. Rõ ràng trước mắt!
Tựchọn cảnh giới tương lai!
Khuyên người niệm Phật
103
Thưa cha má, trước Phật tiền con đã phát nguyện quyết tâm cứu độcha má, con
nguyện còn một cơhội con còn cứu, còn một hơi thởcon còn tìm cách cứu cha má. Mong
rằng sựthành tâm của con cảm ứng được đến cha má. Bịhiểu lầm, bịchê trách, bị đánh giá
sai, bịchửi mắng... con không ngại, vì dù sao đi nữa con cũng chỉcó khảnăng cứu cha má
trong đời này thôi, qua khỏi đời này con không còn cách nào cứu được cha má nữa. Tất cảsự
thương tâm đối với ông bà giòng họmình con đã thấy rõ, nhưng đã lỡrồi đành chịu thua
cuộc! Ông bà mình thua cuộc không phải ông bà mình không tu, nhưng thua cuộc vì tu không
đúng cách, tu lòng vòng đểhưởng những thứphước báu nho nhỏ, chứkhông tu theo đường
giải thoát trần lao, không tu theo đường Chánh-Giác thành Phật. Khi hiểu được con đường
giải thoát rồi, con mới thấy rõ ràng hiện nay còn rất nhiều người vẫn còn mê man trong
những phép tu đọa lạc. Thật đáng thương!
Cha má ơi! Đời này ai tu nấy đắc, chắc chắn trên vũtrụnày không ai có thểtu thếcho
ai được cả. Khổ đau hay sung sướng tựchính mình chọn. Cực-lạc hay đọa-lạc tựchính mình
tìm. Tựdo hay địa ngục do chính mình đi. Cảnh giới tương lai của mỗi người tựcá nhân
mình xây dựng lấy. ChưPhật đại từ đại bi cũng chỉcó thểtăng thiện duyên cho mình, bày vẽ
con đường cho mình đi, Phật sắp đặt sựgia trì trên con đường đó, hễmình bước theo con
đường đó thì hưởng được sựgia trì, mình đi lạc đường tựmình phải quay trởlại, chứchư
Phật không thể đi giùm cho mình được. Con thương cha má con chỉgiúp được bằng lời, chứ
con cũng chẳng làm được gì khác. Sựnghiệp thếgian còn có thểcho nhượng đểhưởng tạm
bợmột vài năm rồi chết, chứsựnghiệp xuất thếgian thiên trường vĩnh cửu tựcha má phải
làm lấy, con vì chữhiếu đã nói cạn lời cạn ý rồi, xin cha má muôn ngàn lần cẩn thận.
Con xin nhắc lại, trong thời mạt pháp này chỉcó niệm Phật, niệm Phật A-di-đà và ngày
ngày cầu xin vềcảnh giới Phật thì cha má mới thoát được khổnạn cuộc đời. Niệm Phật mới
về được cảnh giới Phật, ngoài ra không tìm ra một pháp môn nào khác có thểthay thế được
đâu. Trong những thưtrước con đã nói rõ ràng chuyện này rồi. Bà bác mẹanh Hai Nhung
trong những ngày thoi thóp cuối cuộc đời đã phát tâm niệm Phật, nếu đúng nhưcháu Tuyết
nói “Ngày đêm Nội cháu niệm Phật”, thì đường vềvới Phật đang nằm trong tầm tay của bác.
Con đã viết thưcho cháu Tuyết và khuyên cháu cốgắng giúp Nội của cháu, có lẽcon sẽviết
thêm thư đểkhuyên anh Hai hỗtrợhoặc nói thẳng với bác đểcủng cốniềm tin, may ra con
cứu được một người.
Sau khi đã tận mắt coi được người vãng sanh vềTây-phương với Phật thì con nghĩbao
nhiêu câu hỏi gì liên quan đến “có”hay “không có”vãng sanh đã được giải tỏa. Cha má
cũng nên phát tâm giúp bà con côbác trong làng tu hành. Đây là một công đức rất lớn đểlàm
tưlương lót đường cho ngày vãng sanh của cha má. Hôm trước, chịHai cũng có ý nguyện đi
khuyên bà con niệm Phật, con rất mừng. Một khi thiện căn đã phát thì phước báu cũng phát
sinh ra, hướng dẫn cho nhiều người tu tập thuộc vềcông đức vô lậu, đây là công đức bốthí
pháp quý nhất trong các loại bốthí.
Khuyên người niệm Phật
104
Tại sao niệm Phật được thành Phật? Thực ra pháp Phật đểlại cho chúng sanh vô
lượng, vô biên, pháp nào cũng vi diệu cả. Chính vì thếmà có rất nhiều người cứlý luận rằng
tu cách nào cũng là tu, pháp nào cũng pháp Phật. Nói vậy coi chừng bịhớmà không hay!
Trong lời khai thịcủa Hòa-Thượng Tịnh-Không, Ngài nói rằng: “có người cho rằng đạo nào
cũng là đạo, miễn làm lành lánh dữlà được, miễn có chỗgởi gấm tinh thần là tốt rồi. Đây là
một sai lầm rất lớn, không những làm hại mình mà còn hại đến người khác, vì người không
học Phật thì vĩnh viễn không có cơhội giải thoát. Ta nên nhớ, ngoài những pháp hữu lậu thế
gian, vẫn còn có pháp xuất thếgian, có thểsiêu phàm nhập Thánh, một đời thoát ly sinh tử
chứng đại Bồ-đề, viên mãn Phật đạo”.
Có thểnói rằng đạo nào cũng tốt thì có thể đúng vì hầu hết đạo giáo nào cũng khuyên
làm lành lánh dữ, chứcòn nói đạo nào cũng giải thoát thì không thể đúng được. Cũng như
nói, có học thì tốt là đúng, nhưng không thểnói có học là được cấp bằng tiến sĩ, thành bác sĩ
được. Học tiểu học sẽ được cấp tiểu học, học đại học sẽcó bằng cửnhân, học tiến sĩmới có
bằng tiến sĩ. Tu đạo cũng vậy, Phật giáo có vô lượng vô biên pháp môn, nhưng tu pháp
Nhân-Thừa thì nhiều lắm cũng chỉ được làm người trởlại; tu Thiên-Thừa thì nhiều lắm cũng
sanh lên một cõi Trời; tu Tiên thì làm được ông Tiên sống dai hơn thiên hạmột chút. Tất cả
phép tu đó, theo Phật nói, cũng chỉhưởng được chút phước hữu lậu nào đó đểchờngày đoạ
lạc mà thôi. Muốn thành Phật phải tu pháp môn thành Phật.
Pháp môn nào thành Phật? Là Đại Thừa Phật pháp. Niệm Phật là pháp tối thượng
cực tôn trong đại thừa Pháp. Người học tiến sĩthì dù có dởcho mấy thì họcũng được bằng
cử-nhân, người học tiểu học thì dù có giỏi tuyệt luân đi nữa cũng chỉcó bằng cấp lớp năm là
cùng. Người tu pháp thành Phật thì cơhội thành Phật có trong đời, dù có dởcũng sẽthành
được Bồ-tát. Người tu chỉnguyện sanh trởlại làm người thì tột bực cũng chỉ được đời sau trở
lại làm người, sống thêm vài chục năm trên thếgian rồi chờngày chết. Người là cảnh giới
thấp nhứt trong tam thiện đạo (Thiên, A-Tu-La, Nhân). Nhưvậy, lỡtu hành không được tinh
tấn, không đủtiêu chuẩn để được làm người thì đi đâu? Chắc chắn là phải rớt xuống tam ác
đạo, nghĩa là không vào địa-ngục thì làm súc-sanh, không súc-sanh thì chắc chắn thành ngạ-quỷ, ba đường đó khó thểnào trốn thoát. Cả đời tu hành thật khổcực sau cùng lại hưởng
những thứhung hiểm tàn tệmà mình không hay! Nhưvậy, làm sao tương đương cho được,
thì làm sao ta có thểbừa bãi được?
 Thưa cha má, hôm nay con muốn nói đến việc tại sao niệm Phật được Thành Phật? Tại
sao pháp niệm Phật lại tối cực chí tôn nhưvậy? Đã tối thượng viên mãn nhưvậy tại sao đức
Phật Thích-ca Mâu-ni đểlại Pháp môn này gần ba ngàn năm nay rồi lại ít người thểhội đến,
ít người tu tập? Con sẽdựa theo kinh điển, dựa theo lời giảng của Hòa-Thượng Tịnh-Không,
của chưTổsư đểgiải thích, chứkhông phải tựý con nghĩra và cũng đểkết thúc lời thưcủng
cốniềm tin vững mạnh cho những ai muốn tu học Phật.
Thứnhứt, căn bản nhứt mình cần phải biết rằng sởdĩmình được thành Phật là vì
chính mỗi một người chúng ta đều có chủng tửPhật. Nói đơn giản hơn, chính cha, chính má,
Khuyên người niệm Phật
105
chính con, tất cảai ai cũng có tâm Phật cả. Nhưcha thường nói với con rằng “Phật tức Tâm,
Tâm tức Phật”. Nghĩa là, chính mình là một vịPhật trên đời mà mình không hay không biết.
Chính vì thế, mà bất cứlúc nào một người bình thường nhưchúng ta đều có thểthành Phật
nếu biết hồi đầu.
Ví dụcho dễhiểu, nếu con là con của cha má, thì dù con có lưu lạc đến chân trời góc
biển nào, con có bất hiếu, hoang đàng, ngỗnghịch mà từchối dòng giống thì con cũng không
thểcải đổi giòng máu của con. Nghĩa là trong đời này con vẫn là con của cha má, trong bất
cứlúc nào hễchỉcần con quay trởvềlà ngay lập tức con nhận ra cha má liền. Ngược lại, nếu
con không phải là con của cha má, thì dù con có muốn mấy đi nữa, giảdạng đủcách cũng
không thể được. Với khoa học ngày nay chỉcần lượm được một sợi tóc thôi họcũng có thể
truy tầm ra nòi giống, thì làm sao giảdối được. Tương tự, chính vì chân tâm của chúng ta là
Phật cho nên ta mới có thểthành Phật.
Thành Phật là thành chính cái tâm Phật của mình chứkhông có gì khác. Trong kinh
Bát-Nhã Phật dạy, “Vô-Trí diệc Vô-Đắc”, “Vô-Trí” là Căn-bản-trí, chính là chân tâm của
chính ta. “Vô-Đắc” là Vô-sở-đắc, là đắc được chính những cái gì chúng ta đã sẵn có. Một
chúng sanh vãng sanh vềTây-phương Cực-lạc thì tất cảnhững năng lực của chính mình được
khôi phục, vì thếcho nên ta thành Phật. Chân tâm ta là Phật, nhưng ta không thành Phật được
chỉvì ta lăn lộn nhiều đời nhiều kiếp trong vô minh, cái tâm Phật của ta bị đóng kín trong cái
khung vô cùng kiên cốcủa trùng trùng phiền não nghiệp chướng, thành ra ta bịmê muội
không nhận được cái đúng cái sai. Tất cảnhững cách sống cách nghĩthường tình của con
người trên thếgian này đều do cái vọng tâm sai khiến hết.
Hễmê thì thích mê muội và ghét chân chánh, nhưkẻcó tâm trộm đạo thì thích kết bè
với người trộm đạo và rất ghét người hiền-nhân quân-tửvậy. Sống trong cảnh giới mê muội
hàng vô lượng kiếp rồi, cho nên chúng ta sinh ra là mặc nhiên chấp nhận sựmê-muội và cho
đó là chân-lý, không chịu hồi tâm phản tỉnh, chứbiết hồi tâm trởlại thì cơhội giác ngộchỉlà
một sớm một chiều thôi chứcó gì đâu.
Thứhai, pháp niệm Phật là pháp môn nhịlực được đức Phật A-di-đà gia trì và chư
Phật trên toàn cõi mười phương pháp giới hộniệm. Thành tâm niêïm một câu Phật hiệu là ta
có thểbắt được đường dây nối liền với lực hộtrì của chưPhật trên khắp pháp giới. Chính vì
thếmà sựthành tựu không thểnói hết bằng lời.
Nối liền huệmạng với Phật bằng cách nào? Bằng cách TÍN-HẠNH-NGUYỆN đầy đủ.
Tin Phật, nguyện sanh vềcõi Tây-phương với Phật và niệm Phật tương tục không gián đoạn,
chỉthếthôi là nối được huệmạng với Phật. Cha má xét thửcó đúng hay không, bà CụTriệuVinh-Phương bắt đầu tu lúc nào? Năm 1994, lúc Cụgần chín mươi tuổi mới bắt đầu tu. Khi
nào vãng sanh? Năm 1999, lúc cụchín mươi bốn tuổi. Cụbiết trước ngày giờra đi. Cụtỉnh
táo đến giây phút cuối cùng. Trước giờtừgiã, Phật A-di-đà hiêïn thân quang minh sáng lòa,
hương thơm ngào ngạt. Tất cảnhững hiện tượng này nếu ai có đọc qua kinh Vô-Lượng-Thọ
Khuyên người niệm Phật
106
đều thấy rằng Phật đã nói rõ ràng cách đây gần ba ngàn năm rồi. Nhìn hiện tượng vãng sanh,
lấy kinh Phật ấn chứng, mình còn biết được Cụ đã vãng sanh lên phẩm vịnào trong chín
phẩm hoa Sen nữa là khác.
Thưa cha má, bà Cụkhởi đầu tu hành đã quá trễ, trễhơn cha má bây giờ. Giảsửlúc đó
Cụkhông có lòng TIN vững chắc, cứnói bây giờmình già rồi, trễrồi, sắp chết rồi... làm sao
tu kịp nữa, thì đến hôm nay thân xác Cụcũng đã tiêu tan, nhưng khổnhứt là không biết là
mình đang nằm than khóc ởcảnh giới nào đây? Có ai hay biết! Thếmà Cụ đã bừng lên một ý
chí kiên cường dũng mãnh, quyết tâm vềvới Phật, Cụbuông xảtất cả để đi, một lòng niệm
A-di-đà Phật, chỉcần vài năm ngắn ngủi thôi Cụ đã được chính đức Phật A-di-đà hiện thân
thọký vào năm 1998. Một sựquyết tâm thực hiện TÍN-HẠNH-NGUYỆN đầy đủmột thời
gian ngắn thôi ởcuối cuộc đời: Cụ đã viên mãn Phật Đạo, hoàn toàn giải thoát, nghiễm nhiên
trởthành vịBồ-tát vào năm 1999. Giảsửbây giờNgài có thịhiện xuống phàm sớm thì ngày
nay bất kỳai gặp Ngài cũng phải quỳxuống phục lạy xin cứu độchứkhông phải tầm thường.
Thếmà người đời chưa tin, nói đến tu hành thì hẹn nay hẹn mai, đổthừa bịkẹt này kẹt
nọ, bịbận lo cho con cho cháu, cho nhân, cho nghĩa, lo cho cái nhà, miếng vườn... “Dép
dưới giường lên giường vội biệt, sống ngày nay khó biết ngày mai!”. Ấy thế, tuổi đã xế
chiều rồi mà còn tham chi mấy chuyện vụn vặt, mà quên mất cảnh đọa lạc khổ đau hàng ngàn
vạn năm sau đó. Rất tiếc là con không cách nào có nhiều cuộn phim quay lại người vãng
sanh, vì người ta không cho phép quay, chứkhông chắc chắn cũng có nhiều phim khác để
cho mọi người cùng thấy, đểcùng nhau phát tâm niệm Phật. Trong thưtrước con có chụp lại
cái thông báo và tấm hình của cụTrần-Văn-Lâm vừa mới vãng sanh vào ngày 30/5/2001.
Con của cụthường tu trong Niệm-Phật-Đường, vềnhà khuyên cha niệm Phật, cụnghe lời
niệm Phật, cụvãng sanh ởtuổi quá bát tuần. Thật là đúng nhưlời nguyện, “Hết một báo
thân này, cùng sanh Cực-lạc quốc”. Quyển sách “Niệm Phật vãng sanh lưu xá lợi” chẳng
qua là một vài thí dụthôi, chứbây giờmà sưu tầm cho hết thì sách đâu mà chứa đây? Đó là
sựthật, không dám nói sai.
Thếthì tại sao đến ngày nay vẫn còn ít người biết đến niệm Phật? Người ta không
biết là tại vì người ta không muốn biết, hoặc không đủduyên đểbiết. Tại Niệm-Phật-Đường
ở đây đang mởkhóa kiết thất niệm Phật từ17/12 đến 30/12/01, trong đó có một vịSư, pháp
tựlà Thiện-Huệ, tu hơn hai mươi hai năm qua tại Mỹ-Tho. Ngài qua Canada thăm con gái,
vô tình nghe được mấy cuộn video pháp của Hòa-Thượng Tịnh-Không do chính con đem qua
Canada trong tháng chín vừa qua. Ngài nghe được chợt tỉnh ngộ, liền cùng với người con gái,
chịDiệu-Đức, một dược sĩ, bay qua Úc đểnhập thất cùng tu và mong được bái kiến HòaThượng Tịnh-Không. Trong một đêm nghe Pháp với thầy Ngộ-Thông, Ngài được mời lên
phát biểu. Ngài thành thực nói rằng: “Hơn hai mươi hai năm tu hành nhưng tôi chưa nhận rõ
đường đi, tu thì tu nhưng không biết đâu để đi, rốt cuộc cứchạy lòng vòng, kinh Phật thì có
đọc có tụng, nhưng chỉhiểu đại khái lờmờ, chứkhông rõ đường vềCực-lạc”. Ngài nói cái
lỗi này một phần là do các vịthầy của mình không chịu hướng dẫn kỹ. Ngài nói tiếp: “Nếu
Khuyên người niệm Phật
107
tôi không có cơduyên này thì đến chết tôi cũng chưa chắc biết được đường nào tôi đi”. Ngài
Thiện-Huệnăm nay tròn tám mươi tuổi.
Thưa cha má, đừng nghĩrằng cha má đang được con nhắc nhởniệm Phật, thì tưởng
rằng ai cũng được nhắc nhởnhưvậy đâu. Cha má thửnghĩ, ngay cảmột vịSưxuất gia tu học
Phật hai mươi hai năm qua mà không hiểu, không biết nguyện vãng sanh với câu Phật hiệu,
thì làm sao đại chúng hiểu biết đây? Trong nhiều bài pháp Hòa-Thượng Tịnh-Không nói
rằng, thậm chí có nhiều vịxuất gia tu hành rất cao tuổi hạnhưng cuối đời vẫn không tin, hoặc
không biết câu Phật hiệu đểniệm vãng sanh. Ban đầu con không dám tin, đâu có chuyện lạ
lùng nhưvậy! Nhưng khi con đi dò hỏi đểtìm hiểu, mới giựt mình tỉnh ngộrằng lời nói này
đúng.
Ví dụ, nhiều người tu học Phật cứnguyện được tái sanh làm vịcao tăng để độngười,
tái sanh làm người hiền, nguyện tiêu tai giải nạn, được giàu có, được phước báu, được an
lành... Tất cảnhững lời nguyện đó chỉcó lợi trong phạm vi nhỏhẹp nào đó thôi. Còn có
nhiều lời nguyện sai lầm nữa là khác! Nguyện nhưvậy thì chính họkhông được phần giải
thoát, tựhọdẫn dắt mình vào con đường hiểm nạn. Vì sao? Vì qua một cuộc cách ấm thì
công phu tu hành bịxóa sổsạch trơn, đời sau nếu không có cơduyên thì khó mà gặp lại Phật
pháp đểtu tiếp. Cạm bẫy giăng giăng, ma chướng trùng trùng, càng vềsau càng kịch liệt
hung hiểm, khó cho họcái cơhội thoát nạn!
Ngay cảnhững người tu chỉnguyện thành Phật cũng không viên mãn đường tu. Tại
sao? Vì thành Phật khi nào đây? Đời sau hay triệu đời sau? Hay tỉ đời sau? Tỉtỉ đời sau? Vô
lượng vô biên kiếp vềsau? Trong khoảng thời gian đó sẽra sao đây? Ai cứu mình đây? HòaThượng Tịnh-Không dạy rằng, người phát nguyện viên thành Phật đạo dù họcó thiện căn sâu
dày tới đâu cũng vẫn còn kém thua thiện căn và phước đức của người phát nguyện vãng sanh
vềTây-phương Cực-lạc. Vì sao? Người phát nguyện thành Phật mà không phát nguyện vãng
sanh Tây-phương thì có thểhàng tỉtỉnăm sau họcòn lưu lạc đâu đó, còn lăn lộn trong sinhtửluân-hồi chưa chắc đã được may mắn thoát hiểm. Đó là con đường tựtu, tựchứng từng
bậc từng cấp đểthành Phật, trong kinh Phật nói phải trải qua ba đại A-tăng-kỳkiếp mới viên
thành Phật đạo. Thời gian này là thời gian tinh tấn tu hành chứkhông phải tà tà, nếu tu tà tà
thì miễn phần giải thoát. Ví nhưtrong hiện tại họ đã phát nguyện thành Phật, nhưng liệu họ
có tu hành tinh tấn chưa, thì làm sao dám bảo đảm đời sau sẽtinh tấn tu hành! Sinh ra ởquốc
gia giàu có thì còn đỡ, lỡsinh ởmấy nước nghèo hằng ngày không tìm ra muỗng cháo đểhúp
thì làm sao tu hành đây!?
Còn người nguyện sanh vềTây-phương Cực-lạc thì nhờlực gia trì của Phật A-di-đà,
chỉtrong đời này thôi họcó thể được đức Phật A-di-đà tiếp dẫn vềTây-phương, họsẽlà Bồ-tát, không còn lo sợtửsanh, không còn lo bịrơi vào ba đường ác, không sợbịthối chuyển
nữa. Cứthếhọan nhiên tựtại, hưởng thụsựsung sướng “Cực-lạc”, thần thông biến hoá bao
trùm pháp giới. Kinh Phật nói, mỗi ngày có thểdùng “thiên bá ức hóa-thân” đi khắp mười
phương đểcúng dường chưPhật, rồi trởvềphạn thực kinh hành niệm Phật. Cho nên, trong
Khuyên người niệm Phật
108
nhiều kinh điển đức Phật Thích-ca dặn chúng sanh phải nguyện vãng sanh vềTây-phương
Cực-lạc. Thếmà người ta không tin, nhiều người còn bài bác, nhiều nơi còn chủtrương
ngược lại, thì Phật làm gì được bây giờ!
Sinh vềTây-phương khó hay dễ?Chỉcần TÍN-HẠNH-NGUYỆN là đi, làm sao khó
được. Khó hay dễcứhỏi bà cụTriệu-Vinh-Phương thửcoi. Cho nên con thường nói, chính
cha má đang hưởng một đại thiện căn đại phúc báu và nhân duyên trong đời khó người có
được mà cha má không hay. Nếu bỏmất cơhội này, xin nói thẳng, bá thiên vạn kiếp sau này
chưa chắc cha má còn có cơhội gặp lại được. Xin cha má muôn ngàn lần trân trọng những
lời nói của con để được thoát nạn.
Bên trên là nói chung chung, bây giờcon muốn đi thẳng vào thực tếbên cạnh cha, cái
pháp tu đểtrởthành hiền nhân chờdựHội-Long-Hoa. Con xin thưa trước rằng đây không
phải là sựkỳthị, nhưng con cứtheo đúng kinh Phật nói thôi, vì Hội-Long-Hoa từkinh Phật
nói ra. Di-Lặc Tôn Phật là vịPhật thứnăm thịhiện xuống trần đểcứu độchúng sanh. Ngài là
một vị Đẳng-Giác Bồ-tát ởcõi Tây-phương Cực-lạc được bổsứThành Phật. Trước khi thành
Phật, Ngài tu ởnội viện cung Trời Đâu-Suất. Vì kinh của cha đang tu tập hồi giờ đều dồn vào
Hội-Long-Hoa, cho nên con mới nói đến hội này, chứkhông phải đương không con nói tới.
Xin cha má đọc kỹ đểhiểu đường tu tập của mình đang đi đâu?
Trong kinh Di-Lặc-Thượng-Sinh và Kinh Di-Lặc-Ha-Sinh, đức Phật Thích-ca Mâu-ni
thụký rằng, Ngài Di-Lặc Bồ-tát tu hành tại cung nội viện Đâu Suất-Thiên, thọbốn ngàn tuổi.
Một ngày trên cung trời Đâu-Suất dài bằng bốn trăm năm ởcõi trần này, tính chung lại là
khoảng năm mươi bảy ức sáu ngàn vạn năm, tức là gần sáu trăm triệu năm nữa mới hạsanh
xuống cõi trần gian, thịhiện thành Phật dưới cội cây Long-Thọ), và lập Hội-Long-Hoa. Ngài
sẽthay thế đức Phật Thích-ca mởra ba hội thuyết pháp để độchúng sanh. Ngoài ra còn rất
nhiều kinh Phật Di-Lặc khác nói đến chuyện này. Nhưvậy, Long-Hoa Hải-Hội không phải
xuất hiện ởthếgian trong một vài chục năm, một vài trăm năm, một vài triệu năm... mà năm
trăm bảy mươi sáu trăm triệu năm nữa mới xuất hiện. Hay nói gọn hơn, hơn nửa tỉnăm nữa
mới xảy ra tại trần thếnày. Một đời người chúng ta trung bình bảy chục năm. Giảsửmột
người vừa mới chết là đầu thai trởlại làm người liền đểtu hành, thì phải mất hơn tám triệu
đời nữa mới may ra gặp Hội-Long-Hoa của Phật Di-Lặc.
Khi chủtrương hướng vềLong-Hoa Hải-Hội, từtrước đến giờcó ai thuyết minh việc
này chưa? Có ai tường tận cái thời gian tưởng chừng vô cùng vô tận này không? Thời này là
thời mạt-pháp. ChưPhật sợchúng sanh không thoát khỏi hiểm nạn của tà ma ngoại đạo đang
bủa lưới khắp nhân gian, cho nên quý Ngài mới quyết tâm dùng pháp âm A-di-đà Phật để
cứu độtất cảnhững ai phát tâm niệm Phật nguyện sanh vềcõi Tây-phương đểthành Phật.
Trong kinh Vô-Lượng-Thọ, Phật dạy, “Chủng chưthiện căn nguyện sanh Cực-lạc, kiến
A-di-đà Phật. Giai đương vãng sanh, bỉNhư-Lai độ, các ưdịphương thứ đệthành Phật
đồng danh Diệu-Âm Như-Lai”(Vô-Lượng-Thọphẩm 48). (Nghĩa là, những người có thiện
căn nguyện vãng sanh vềCực-lạc, sẽthấy được Phật A-di-đà. Những người vãng sanh này về
Khuyên người niệm Phật
109
được nước Phật đó từcác quốc độkhác nhau, trước sau đều được thành Phật và cùng có tên
là Diệu-Âm Như-Lai). Pháp danh của con là Diệu-Âm, của vợcon cũng là Diệu-Âm, hàng
ngàn người quy y với Hòa-Thượng Tịnh-Không đều cùng một pháp danh là Diệu-Âm. Cha
má ạ, hãy chuẩn bịvịthếcủa mình ngay từbây giờchứcần gì chờ đợi đến ngày vãng sanh...
Trong pháp vận của đức Phật Thích-ca Mâu-ni trải qua mười hai ngàn năm, chánhpháp một ngàn năm, tượng-pháp một ngàn năm, mười ngàn năm là thời kỳmạt-pháp. Ta đã
bước qua ngàn năm thứhai của thời mạt pháp. Trong thời kỳnày, ta đang sống càng ngày
càng lún sâu vào ma nghiệp, càng ngày càng khốc liệt, càng kinh khủng! Tất cảnhững giáo
pháp xuất hiện trong một ngàn năm trởlại đây thuộc vềmạt-pháp, ai dám bảo đảm đó là
chánh-pháp? Gần ba ngàn năm trước đây, kinh sách của Phật đểlại đã dặn rất kỹrằng, bắt
đầu hai ngàn năm sau khi Phật nhập diệt, chúng sanh tuyệt đối phải cẩn thận, nếu không khó
tránh đường đọa lạc oan uổng. Trong thời kỳmạt pháp này chưPhật luôn luôn xuất hiện để
cứu vớt chúng sanh, nhưng cũng có rất nhiều hiện tượng khác xuất hiện song song. Xin cha
má phải nhớkỹmột nguyên tắc đểphân biệt là:
1) ChưPhật Bồ-tát không bao giờsửdụng thần thông, biến hoá, đồng bóng...
2) Không bao giờquý Ngài đểlộchân tướng, danh tánh, không bao giời tựxưng là
Phật, Thánh, Tiên, Hiền,
3) Nếu đã lỡbịlộdanh tánh thì tức khắc các Ngài thịtịch liền,
4) Các Ngài xuất hiện là luôn luôn giảng chánh pháp, làm cho chúng sanh thấu rõ kinh
tạng, tu đúng pháp Phật, chứkhông khi nào các Ngài giảng pháp đối nghịch với Phật hay
khai triển xa lìa chánh pháp của Phật. Xin cha má lấy những tiêu chuẩn này đểtựkiểm lấy.
Nhưvậy, từ đây cho đến chín ngàn năm nữa vẫn còn là thời kỳ độsanh của Phật
Thích-ca Mâu-ni, Ngài khuyên chúng sanh nguyện sanh vềTây-phương Cực-lạc của đức Adi-đà đểviên thành Phật đạo. Trong thời kỳnày tuyệt đối không có một vịPhật nào dám xuất
hiện mà lộdanh tánh, vì “Phật Phật đạo đồng”, “Nhứt Phật xuất thếthiên Phật hộtrì”,
không thểchưPhật lại đi làm chuyện dẫm chân lên nhau nhưngười thếgian đâu.
Bây giờxét tới “Tam KỳPhổ Độ”, chiếu đúng theo kinh Phật nói, thì kỳthứnhứt xảy
ra chắc chắn phải là gần sáu trăm triệu năm nữa mới có. Đức Di-Lặc Tôn Phật sẽlập ba hội
thuyết pháp độsanh gọi là ba kỳ độsanh. Ngài thuộc hàng đệtửcủa Phật Thích-ca Mâu-ni,
làm sao Ngài dám lập kỳ độsanh trong thời của sưphụ đang hành sự. Nhưvậy, tam kỳ độ
sanh đây chỉcho tam kỳmởhội thuyết pháp của đức Di-Lặc Tôn Phật ởHội-Long-Hoa.
Thưa cha má, tu hành cần hiểu thấu lẽ đạo, đừng nên bất cẩn mà khó vềsau. Một thời
gian hơn nửa tỉnăm không phải là chuyện tầm thường. Lăn lộn khổ đau trong hơn tám triệu
đời chết đi sống lại đểchỉcầu được thành người, thật có oan uổng không? Xin nghiêm chỉnh
xét lại. Riêng con, con không dám đi con đường đó. Con đi theo con đường của cụTriệuVinh-Phương năm 1999, con đường của ông Trần-văn-Lâm vừa mới vãng sanh vềTâyphương ngày 30/5/2001, con đường “Niệm Phật Thành Phật”. Niệm Phật là nhơn, thành
Khuyên người niệm Phật
110
Phật là quả, con cốgắng tranh từng hơi thở đểniệm Phật, để được mười câu Phật hiệu trước
phút lâm chung, thì con được vãng sanh và thành Diệu-Âm Bồ-tát.
Ví dụ, nếu bà bác mẹanh Hai nghe lời con, một lòng niệm Phật, một lòng cầu vãng
sanh Tây-phương, trong những ngày cuối cuộc đời này nằm trên giường bệnh mà bác thành
tâm sám hối những lỗi lầm trong đời, quyết chí ăn năn hối lỗi, một lòng cầu Phật Di-Đà tiếp
dẫn và “niệm Phật không hoài nghi, không xen tạp và niệm liên tục không gián đoạn”, thì bác
cũng sẽthành Diệu-Âm Bồ-tát trong một đời này. Trong khi nếu tu theo con đường Nhân
Hiền đểchờdựHội-Long-Hoa thì hàng trăm triệu năm sau, khi người ta đã thành Phật từhồi
nào rồi, mà mình thì vẫn còn lang thang ởmột xứsởnào đó, không biết có còn được làm
người hay không, có được phước phần đểnghe pháp âm của đức Di-Lặc lập kỳphổ độ
không! Xin cha má suy nghĩkỹ.
Đức Di-Lặc sẽthuyết gì? Đức Di-Lặc Tôn Phật sẽthuyết pháp môn Niệm Phật cầu
sanh Cực-lạc, vì pháp môn này mười phương ba đời chưPhật đều phải thuyết.
Thưa cha má, con nghe nói cha má đã có niệm Phật con mừng lắm, thưnày con xác
định thêm niềm tin thôi. Nhứt định cha má phải tin Phật, phải biết gởi trọn vẹn huệmạng
mình cho Phật là hành động đúng và trí huệnhứt, không sai đâu. Niệm Phật và tiếp tục niệm
Phật thì ngày thấy Phật không xa. Tuổi cha má đã cao, sức đã yếu, ngoài pháp tu niệm Phật
ra, không tìm đâu ra pháp nào đơn giản dễdàng tiện lợi và vi diệu hơn. CụTriệu-VinhPhương, chín mươi tuổi mới khởi tu còn vãng sanh được huống chi là cha má. CụTrầnQuang-Việt, tám mươi hai tuổi mới phát tâm niệm Phật, tám mươi sáu tuổi vãng sanh trong
đầu năm 2001. Tất cảnhững người thành tâm niệm Phật không ai không thành Bồ-tát, thì cha
má nhứt định không được chần chờnữa nghen.
Bồ-tát Phổ-Hiền dạy rằng, “Danh hiệu Nam-mô A-di-đà Phật thành tựu vô lượng
vô biên công đức nhưthế, cho nên phải nói rằng danh hiệu chứa đựng vô lượng vô biên
công đức của hết thảy Phật pháp, khai vô lượng vô biên diệu dụng, hiển thịvô lượng vô
biên uy lực, giải thịvô lượng vô biên tri kiến giải thoát, siêu việt mọi tưduy ngôn từ. Tại
sao thế? Vì nhân nơi danh hiệu Phật mà xuất sanh và lưu bốtất cảBồ-đềtâm, tất cả
Bồ-đềnguyện, tất cảBồ-đềhạnh. Ba đời mười phương Như-Lai thảy đều từdanh hiệu
Phật mà phát sinh ra. Ba đời mười phương Phật thảy đều do danh hiệu Phật mà thành
đạo”, (Kinh Niệm-Phật Ba-La-Mật , phẩm 4). Cho nên, danh hiệu Nam-mô A-di-đà Phật là
toàn bộPhật pháp của các đức Như-Lai, vô lượng vô biên công năng, chứa tất cảmật tạng
trong đó chứkhông phải thường đâu cha má ạ.
Hòa-Thượng Tịnh-Không thường giảng rằng, chưPhật cũng phải niệm Phật đểthành
Phật thì tại sao chúng ta lại không niệm Phật, còn chọn lựa gì nữa đây? Tây-phương Cực-lạc
là Pháp giới của Phật, là tối thắng trong tất cảmười phương pháp giới mà chỉcần một đời tu
hành nhất tâm niệm Phật là được phần vãng sanh mà còn chờ đợi gì nữa.
Khuyên người niệm Phật
111
Cha má kính thương, trong đời này con gặp cha má thì con phải tìm cách trảtrọn chữ
hiếu làm con. Nhiều lúc, vì đểthức tỉnh cha má con đành lấn sang những phần đáng lẽkhông
nên nói. Tuy nhiên con tin cha má hiểu con, chưPhật cũng hiểu con và hộtrì cho con đểcon
làm tròn lời hứa cứu độsong thân.
Đến lá thưnày là đủkết thúc giai đoạn củng cốniềm tin cho cha má. Tin thì cha má
phải đi, có đi thì tựnhiên đến. Hồi giờmình cứ đi lòng vòng trong rừng gai hiểm hóc không
biết hướng thoát thân. Niệm Phật cầu sanh Tịnh-độlà đại lộthênh thang lót bằng vàng đểta
vềvới Phật. Cha má cứgiữvững lòng tin mà tiến bước thì quang minh của chưPhật đang
chờphía trước.
A-di-đà Phật
Con kính thư.
(Viết xong, Úc châu ngày 22/12/2001).
Phật dạy chúng sanh niệm Phật cầu vềTây-phương là muốn giải quyết vấn đề
sanh tửcủa chính mình ngay trong đời này. Nếu niệm Phật đểcầu đời sau hưởng
phước báu của cõi người hoặc cõi trời, thì chẳng khác gì người lấy viên ngọc vô giá
đổi lấy tán kẹo.
(Ấn Quang Đại sư).
Như-Lai sởdĩhưng xuất thế,
duy thuyết Di-Đà bổn nguyện hải.
Khuyên người niệm Phật
112
15 - Lời khuyên song thân
 Kính cha má,
Thếgiới trong tương lai có thểsẽxảy ra nhiều tai ương hiểm nạn kinh khủng lắm,
cường độcó thểkhó tưởng tượng chứkhông phải tầm thường! Muốn cứu vãn phần nào tình
thếnày không còn cách nào khác hơn là khuyên người tu hành cho nhiều, nhờ đó mà xoay
chuyển phần nào cái khổnạn xã hội. Nhưng cứu người không những chỉthoát khỏi vài cái tại
nạn thiên nhiên, hoặc sống sót sau vài cuộc chiến tranh là đủ đâu. Vì nghiệp chướng vẫn còn
đó, làm sao con người tránh khỏi nghiệp báo? Giảm nạn thếgian là sự ảnh hưởng tựnhiên
của việc tu hành, còn cứu độchúng sanh vượt qua được tam giới đểvãng sanh Tây-phương
mới là điểm chính yếu.
Hôm Tết nói chuyện được với cha má và anh chịBa, biết được tất cả đều có niệm Phật
làm con mừng lắm. Giác ngộcuộc đời sớm chừng nào hay chừng đó, đừng đểquá trễtràng
thì không còn cứu kịp nữa đâu. Nhưng qua điện thoại, con lại phát hiện một vấn đềkhá quan
trọng mà con không dám không nói. Đó là chuyện: có người niệm Phật vãng sanh, có người
niệm suốt cuộc đời cũng không được vãng sanh. Tại sao? Mới đây có một Phật tửhỏi thầy
Ngộ-Thông nhưvầy: “Thưa thầy, con cũng quyết tâm niệm Phật và cầu vãng sanh, nhưng
điều kiện để được vãng sanh Tây-phương Cực-lạc là khi lâm chung phải được tỉnh táo và
niệm cho được mười câu Phật hiệu. Con thấy một trăm người chết người nào cũng mê man
bất tỉnh hoặc quằn quại đau đớn ra đi, thì làm sao niệm Phật được. Điều này làm cho con lo
lắng vô cùng và nhiều lúc thấy chán nản, vì làm sao biết mình sẽ được may mắn, không bịmê
man khi ra đi đây?”.
Đểtrảlời câu hỏi này, Thầy đã nghiêm khắc cảnh cáo, “Coi chừng cô niệm Phật bể
hầu bểhọng, niệm suốt cuộc đời cũng không thểvãng sanh ...”. Trong nhiều lần khai thị,
Hòa-Thượng Tịnh-Không cũng thường nhắc đến chuyện này rằng, có người niệm Phật một
thời gian rất ngắn mà được an nhiên vãng sanh vềTây-phương bất thối thành Phật, có người
niệm một ngày cảvạn câu, bểhầu bểhọng, nhưng cuối cùng vẫn chỉlà kết duyên với Phật
mà thôi, nghĩa là đọa lạc vẫn hoàn đọa lạc.
Tại sao vậy? Phần sau đây con xin nói rõ chuyện này, mong cha má cẩn trọng lắng
nghe. Anh chịem, bà con, hàng xóm nếu ai muốn một đời này thành tựu Phật đạo cũng nên
đọc cho kỹlá thưnày đểthực hành vậy.
Thành tâm niệm Phật mười câu trước lúc lâm chung thì được Phật A-di-đà phóng
quang tiếp dẫn. Đây là lời đại nguyện của Phật A-di-đà, chắc chắn có thực. Đây là diện vãng
sanh thấp nhứt, đới nghiệp vãng sanh hạphẩm, nhưng cũng thoát được tam giới lục đạo.
Cần cẩn thận lúc lâm chung!
Khuyên người niệm Phật
113
Nghe nói nhưvậy nhiều người lầm tưởng rằng sựviệc này quá đơn giản cho nên lơlà thành
ra hầu hết bịrớt đài. Tại sao? Tại vì nghiệp chướng, tại vì oan gia trái chủ, tại vì tâm điên
đảo, tại vì mê man bất tỉnh, v.v... Có mười trường hợp lâm chung khó thểvãng sanh, ví dụ
như: tai nạn bạo tử; chết vì các nạn nước, lửa, trúng gió á khẩu, cọp chụp, té cây; con cháu
kêu khóc phá rầy, mê man bất tỉnh, oan gia phá hoại, bị điên loạn, bịtật nguyền câm điếc...
Người có niệm Phật nhưng cuối đời bịvướng vào các thứtrên khó có thểvãng sanh. Có
người may mắn sanh vào thiện đạo nhưtrởlại làm người, sanh vào cõi trời, có người vẫn
phải đọa lạc vào ác đạo nhưthường. Nói chung không thoát khỏi lục đạo.
Tại sao vậy? Vì những người này niệm Phật không đúng theo tiêu chuẩn Tín-NguyệnHạnh. Niệm Phật không trung thành, không tin tưởng thì không được sựgia trì, phá không
nổi nghiệp chướng cho nên bịnghiệp chướng lôi đi. Niệm Phật bấy giờchỉtạo thêm thiện
duyên, làm nhẹphần nào nghiệp chướng thôi chứchưa đủ đểvãng sanh. Niệm thì thấy nhiều,
nhưng chỉlà miệng niệm chứkhông phải tâm niệm, thành ra uy lực của câu Phật hiệu bịmất
hiệu lực.
Cái niệm lúc lâm chung quyết định đường tái sanh cho đời kiếp phiùa sau. Lúc lâm
chung chỉcần nổi lên một ý niệm sân giận bịlôi vào địa-ngục, một ý niệm tham lam bịrơi
vào hàng ngạ-quỷ, một ý niệm si mê biến thành súc-sanh. Còn những nghiệp khác, cảthiện
lẫn ác sẽvẫn còn đó chờgặp duyên khác đểmình nhận quảbáo. Vì thế, cái trạng thái lúc
lâm chung tối quan trọng. Nếu cha má quyết chí vãng sanh thì phải quyết chí giải trừnhững
nạn đó, nhất là nạn mê man bất tỉnh, nạn oan gia trái chủ, nếu không thì khó bềthành tựu!
Nên nhớcái hiểm nạn này nó đến một cách bất ngờkhông báo trước. Mình không biết các
thếlực đó nó đến lúc nào, nó bất chợt hành động đểlôi mình trởvềtrong lục-đạo hoặc ba
đường ác .
Làm sao giải trừ? Thưa cha má, như đã nói, phải thực hiện đúng ba điều kiện tiên
quyết TÍN-HẠNH-NGUYỆN đầy đủ.
TÍNlà tin Phật pháp tuyệt đối, tin chắc chắn mình được vãng sanh, tin chắc vào lời
Phật dạy là đúng;
NGUYỆNlà ngày ngày cầu nguyện được sanh vềTây-phương khi mãn báo thân;
HẠNHlà ngày đêm niệm A-Di-Dà Phật.
Ba điều kiện này thiếu một thì phải bịrớt, tu hành siêng cần tới đâu cũng bịrớt. TínNguyện-Hạnh là ba chân của cái đảnh, một chân yếu cái đảnh sẽngã. Người niệm Phật, khi
niệm tuyệt đối : Không hoài nghi, không xen tạp và không gián đoạn. Niệm Phật vô ý phạm
phải một trong ba điều cấm kỵnày không được vãng sanh, nhất là tạp niệm.
Khuyên người niệm Phật
114
Khi nói chuyện với cha vô tình con thấy được cha có tin nhưng tín tâm không đủmạnh,
tin không đủtức là còn hoài nghi, còn nghi thì sinh ra tạp niệm, có tạp niệm tức là không liên
tục niệm Phật, thếthì cha chỉhưởng được một sốphước-báu, thiện-căn, và đời này chỉ được
kết duyên với Phật A-di-đà mà thôi. Nghĩa là đời sau vẫn còn trôi lăn trong lục đạo luân hồi,
ngay ba đường ác cũng có thểlạc vào nhưthường. Những người niệm Phật mà còn bịchết
trong điều kiện mê man bất tỉnh, bịnhững tai nạn, bạo tử... thường thường thuộc hạng nguời
không làm trọn đủTín-Nguyện-Hạnh, trong đó hầu hết đều do Tín tâm không đủmà ra. Nên
nhớnhững tai nạn này không phải là do niệm Phật, mà chính là không hưởng được sựgia trì
của Phật A-di-đà, nghĩa là mình bịchết theo định sốcủa mình, mặc dù mình có niệm Phật.
Định sốcủa mình do đâu mà có?Do nghiệp chướng kết tập từtrong quá khứtạo nên.
Niệm Phật không đúng theo Tín-Nguyện-Hạnh chỉcó thểlàm nhẹphần nghiệp-chướng quả-báo mà thôi. Có người niệm Phật mà tiếp tục làm điều sai trái, tâm địa không thiện lương, có
thểbịtội nặng hơn nữa là khác. Còn người trung thành chí thiết niệm Phật, một lòng cầu
sanh Tây-phương, thì dù nghiệp chướng có nặng cũng dễchuyển biến thành nhẹ, hậu báo có
kinh khủng cũng thành hiện báo nhẹ, rồi được đới nghiệp vãng sanh. Tất cảnhững người tu
hành trễtràng nhưcha má, hầu hết là hưởng cái diện đới nghiệp này. Tin nhưvậy thì báo
thân này cha má viên mãn sởnguyện, nếu không tin tưởng vững chắc, sẽkhông đi tới đâu
hết. Chính vì thếrất nhiều thưrồi con đều nhắc nhở đến chữTÍN. Mong cha má phát tâm tin
tưởng vững mạnh mà làm theo.
Người Phật tửhỏi một sựthật, tại sao Thầy Ngộ-Thông nghiêm khắc cảnh cáo là “coi
chừng Cô niệm Phật bểhầu bểhọng cũng không được phần vãng sanh” vậy? Xin thưa, vì
còn nói nhưvậy đã tựxác nhận niềm tin không trọn! Vì niềm tin không đủ, cho nên còn lo âu
vềcái chết mê man nhưbao nhiêu người khác. Trong kinh Phật nói, người thành tâm niệm
Phật luôn luôn có hai mươi lăm vịBồ-tát hộpháp ngày đêm bảo vệ, có chưPhật hộniệm.
Một người đã có hàng bảo hộhùng hậu nhưvậy mà chưa chịu yên tâm sao?
Người khi chết tại sao mê man? Vì nghiệp chướng phá hoại. Tại sao thè lưỡi trợn mắt?
Vì oan gia, trái chủnhào tới trảthù, bóp cổ. Muốn biết oan gia, trái chủbao nhiêu hãy đếm
coi trong đời mình giết bao nhiêu con gà, bao nhiêu con heo, bao nhiêu con cá... Đó là đời
này, còn vô lượng kiếp vềtrước nữa đã trảhết đâu? Chưa nói đến những người bịmình giết
hại trởthành oan hồn thù mình truyền kiếp? Tại sao khi lâm chung lại la hét thất kinh? Vì bị
ma quỷchụp xé, v.v... Vì quá sợhãi cho nên thân thểlạnh tanh, cứng ngắc và mắt mởtrao
tráo. Những cảnh giới vô cùng kinh hãi diễn ra trong giờphút đó, thì thửhỏi làm sao có thể
bình tĩnh được đểniệm Phật được đây.
Tu là tu sửa; hành là hành động. Tu hành là ngày ngày tu sửa những hành động sai
trái của mình. Cốgắng mởtâm lượng từbi hỷxả. Cái nguyên tắc đầu tiên tu hành là “chư
ác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tựtịnh kỳý”. Tất cảgiáo nghĩa này bao gồm trong
ba chữ“TÍN-HẠNH-NGUYỆN” đầy đủ. Chưác mạc tác là không làm việc ác, lớn nhỏ đều
không làm. Từhồi giờmình sơý đã tạo ác nghiệp quá nhiều rồi. Sựthực là nghiệp chướng
Khuyên người niệm Phật
115
của mình quá lớn rồi. Tất cảnhững oán thân, trái chủ đang chờ đợi từng ngày cái giây phút
mình lâm chung đểnó nhào vào trảthù, có nhiều oan gia nó đeo theo mình mười đời, hai
mươi đời thậm chí còn lâu xa nữa đểchờcơhội trảthù cho được cái hận hại mạng của nó.
Ghê sợlắm!
Cho nên, bây giờgần cuối đời rồi cha má hãy mau mau quay đầu lại làm lành, làm
thiện cho nhiều lên. Nói nhưvậy, không phải con ám chỉhồi giờcha má không có làm lành,
làm thiện đâu, nhưng cái thiện lành hồi giờmình làm chưa đủ đểxóa tan nghiệp chướng.
Trong Phật-Giáo có tiêu chuẩn Thập thiện là:không sát sanh, không trộm cướp, không tà
dâm, không hỗn hào, không nói láo, không nói đâm thọc, không nói lời hách dịch, không
tham, không sân, không si. Có thểdựa theo tiêu chuẩn đó mà làm, khởi tâm động niệm đều
nên lấy mười điều đó mà đối chiếu, kinh Phật gọi là: “Trú dạthường niệm thiện pháp, tư
duy thiện pháp, quán sát thiện pháp”.
Cốgắng mà làm lành, thành tâm đểâm tích phước đức, giảm trừtối đa nghiệp
chướng. Khi tuổi đời đã già, ngày mãn báo thân đã gần kề, thì cha má hãy mau mau tìm
đường thoát nạn. Muốn về được Tây-phương Cực-lạc trong đời này thì phải dốc lòng làm
thiện làm lành. Nghiệp lành “Thiên-Nhơn” muốn cho trọn không phải chỉcó mười điều lành
mà còn bao gồm cả: 1) Hiếu-dưỡng-phu-mẫu; 2) Phụng-sự-sư-trưởng; 3) Từ-tâm-bất-sát; 4)
Tu-thập-thiện-nghiệp. Trong bốn điều này mà mình làm được chín mươi phần trăm thì chắc
chắn được sinh vềcõi người, cõi trời; làm cỡbảy mươi phần trăm thì may mắn được sinh lại
làm người. Dưới mức đó không chắc được đâu. Cho nên làm lành lánh dữquan trọng vô
cùng.
 Thếnhưng tựxét coi, hồi giờliệu mình làm được năm mươi phần trăm tiêu chuẩn bốn
điều trên chưa? Mười điều thiện mình có làm tròn chưa? Theo đúng luật luân hồi nhân quả,
làm sao mình khỏi lạc vào đường ác đây! Thấy trước thì phải lo toan tựcứu cha má ạ, đừng
đểtới nơi rồi có khóc cũng thành thừa mà thôi.
Niệm được câu Nam-mô A-di-đà Phật mà thành tâm thì có thểcứu vãn vô sốnghiệp
báo. Vì thếtừtrước đến giờcon chỉtha thiết khuyên cha má phát lòng niệm Phật cho thiện
căn khơi dậy trước, rồi sau đó tính sau. Trong điều kiện hiện thời của cha với má rất khó làm
thiện vì hoàn cảnh không dưgiảmấy, tuy nhiên hãy mởrộng tâm bốthí càng lớn chừng nào
càng hay chừng đó. Phật dạy, hễtu bốthí tài mình được giàu sang, bốthí Pháp mình được
thông minh trí tuệ, bốthí vô-úy thì được khỏe mạnh sống lâu. (Vô-Úy là an ủi, khuyến khích,
từbi). Hồi giờvềviệc ác thì mình không chủtrương làm nhưng, nhưtrong những thưtrước
con nêu ra, vì không đểý chúng ta đã tạo tác ác nghiệp nhiều lắm. Vô tình hay cốý chẳng
cần biết, chỉcần hậu quảtạo ra đau khổcho chúng sanh là ta bịrồi. Đã nhưvậy rồi, thì bây
giờ cha má chỉcòn có cách thành tâm sám hối tội lỗi và làm lành đểchuộc tội lỗi là đúng
nhất.
Khuyên người niệm Phật
116
Chắc cha không đồng ý với con vềchuyện này mà hỏi rằng, “Hồi giờcha má đã làm
gì mà phải sám hối?”. Xin cha má đừng nên nóng giận vội. Trong thập thiện có mục tham
sân si, con nói sơvề SÂNthôi. Hồi giờmình tưởng sân giận là việc thường, chứthực ra cái
sân giận nó có ảnh hưởng lớn lắm. Con biết tánh của cha nóng, ai nói điều gì trái ý thì cha
nổi giận liền. Thưa cha, cái sân giận không phải là lỗi mà là cái nghiệp nó kiết tập từnhiều
đời nhiều kiếp. Người ngoài thì ai nói đến mình làm chi, còn con cái trong nhà thì không dám
khuyên, chính vì thếmà cái nghiệp đó nó càng phát triển đểsau cùng nó hại mình.
Thưa cha, chính nhưcon, qua lá thưcon mới dám ngồi đây viết đểphân tích, đểtìm
phương cứu cha, chứkhi đối diện liệu cha có đểcho con nói hết một câu không? Thếthì làm
sao phân bua với cha cho được.
Giận là ngọn lửa đốt tiêu tất cảâm đức một đời tích tụ, chứkhông phải tầm
thường. Sân giận chính nó không phải là cái tội, mà lại là kẻthù giết chết công đức, là
thủphạm làm nên tội lỗi, nghĩa là chủcủa tội lỗi. Nếu nó là cái tội, thì nó chỉtrách nhiệm
trong phạm vi lỗi lầm của nó mà thôi, còn các công đức khác nó không động tới, đàng này nó
lại đi đốt phá cái âm đức tích tụcảcuộc đời của một người thì thật là kinh khủng! Cho nên,
khi lâm chung chỉcần phát một sựnóng giận thì ngay lập tức chiêu cảm vào đường địa-ngục.
Con còn nhớ, vào ngày ông nội mất, có ông thầy muốn xưng niệm hồng danh hai trăm vị
Phật đểcầu siêu cho ông, cha nổi nóng buông lời bất kính vềchuyện đó. Hồi đó con chưa
hiểu Phật pháp, nay đã hiểu con giựt mình sợhãi cho cha mà nhiều lúc toát mồhôi hột!
Thưa cha, bất kính với Phật thuộc vềtội phỉbáng pháp Phật, sẽbị địa ngục A-Tỳ,
thuộc vềVô-Gián. Đây là kinh Phật nói. Trong tất cảtội ác, có hai loại tội lớn nhất mà ĐịaTạng-Vương Bồ-tát không cứu được, tất cảchưPhật không cứu được. Đó là: một là ngũ
nghịch thập ác, hai là phỉbáng pháp Phật. Nếu người nào chỉvướng có một trong hai loại
này thì chỉcó Phật A-di-đà mới cứu được mà thôi, còn bịvướng cảhai thì chính Phật A-di-đà cũng không cứu được nữa. Cha đã bịvướng vào loại thứhai cũng tại vì tâm sân giận.
Đây là một tội rất kinh khủng!
Tuy nhiên, trường hợp của cha còn cứu được vì cha gây họa trong lúc cha chưa hiểu
Phật pháp, chưa rõ luật nhân quả. Với cái tội này, con xin nói thẳng, chỉcó Phật A-di-đà với
bốn mươi tám lời Đại Nguyện của Ngài mới cứu được cha, ngoài ra không ai cứu được cả.
Tin hay không tùy cha quyết định. Nếu nhưsau thưnày mà cha không nghe theo con, không
quyết tâm một lòng sám hối, chí thành niệm Phật cầu vềTây-phương thì xin đành tựcha lo
liệu lấy. Con đã nói hết lời và vô phương giúp đỡ.
Thưa cha, vì con muốn cứu cha chứkhông phải chọc cho cha giận. Trong hàng loạt
thưtrước con chỉnhắc nhởniệm Phật đểtạo thiện căn, gây tín tâm cho cha má, cho anh chị
em trước, rồi sau đó con mới tìm thếgỡlần nghiệp chướng. Bây giờ, bước thêm bước nữa là
Sám-Hối và Tạo-Phước.
Khuyên người niệm Phật
117
Sám-Hối là phải nhận biết và ăn năn vềtội lỗi. Tạo-Phước là lấy công chuộc tội, có
nhưvậy tội mới diệt, phước mới sanh. Người có thiện căn tu hành mà thiếu phước báu thì
chướng ngại trùng trùng, nó tìm cách ngăn trởmình, trong đó khơi mồi lửa giận là dễnhứt.
Vì chỉcần lừa dịp chọc cho lửa giận phát lên là xong. Thưa cha, đây là lời nói thành thực,
không ngoa.
Thưa cha má, đây là sựthực. Giảsử, nhưtuổi già này mà không có người hiểu đạo
khuyên tu, thì xin hỏi rằng, cha má có thấy được những chỗsơsuất này không? Cha má hãy
nhìn chung quanh coi, có ai đã thoát nạn được chưa? Bây giờhọ đang ở đâu? Nếu hiểu thấu
suốt luân-hồi, nhân-quảthì phải giựt mình, lo sợmà lo sám hối liền đi!...
Sám-hối và làm phước thiện, hãy lấy tâm thành mà làm. Cha má thành tâm giúp
người, thành tâm thương người thì dù mình cho người một vài đồng vẫn có phước đức lớn.
Mởtâm lượng rộng ra thương yêu sanh vật, thành tâm khuyên người tu hành, cốgắng hướng
dẫn, chỉ đường cho người ta niệm Phật, cầu mong cho nhiều người được vãng sanh... đó là
những công đức do tâm lượng. Chính cái tâm chí thành nó chuyển nghiệp cho cha má.
Quyết tâm vềTây-phương thì làm lành đừng bao giờcầu xin hưởng phước, một khi mở
lời cầu lợi lạc, cầu phước báu cho mình thì bao nhiêu công đức tu hành sẽhết sạch. Muốn
được vềTây-phương hãy thành tâm đem tất cảcông đức của mình hồi hướng vềTây-phương,
hồi hướng cho chúng sanh, cho oan gia, trái chủ, thành tâm cầu cho họhưởng phước báu
của mình, đểcho ngày ra đi của mình được an lành tựtại. Đó là cách “khất nợ đểthoát
thân”. Đó gọi là “TựTịnh kỳý”.
“Không làm ác”là tu cho mình, tránh gây thêm nợ, “Làm lành”là tu cho người, trả
lần những nợnần mình đã vay. “Tựtịnh kỳý”là gởi tất cảcông đức vềTây-phương, gởi
công đức cho oan gia trái chủ đểhọkhỏi trảthù mình và thành tâm ngày ngày “nguyện sanh
vềTây-phương Cực-lạc” đểthoát khỏi lục đạo luân hồi, đi vào cảnh giới Tây-phương của
Phật, viên mãn đạo quả.
Cho nên, tu thiện-nghiệp không giải thoát được, tu Tịnh nghiệp mới giải thoát. Tu tịnhnghiệp là tu thiện-nghiệp nhưng không cầu hưởng phước, mà gởi tất cảphước cho chúng
sanh, cho oan gia và gởi vềTây-phương đểtrang nghiêm Tịnh-độ. Nhưvậy tu Tịnh-nghiệp
giống hệt nhưtu làm lành lánh dữ, nhưng khác ởcái tâm không cầu hưởng phước. Hầu hết
rất nhiều người, nhiều nơi trên thếgian này đều chạy theo con đường hưởng phước lợi hữu
lậu, cầu cho được bổbáo phước lành. Thương thay, mới thấy thì tốt, nhưng chung cuộc bị
luật “Tam-thế-oán”, rất nguy hiểm vềsau. Người hưởng phước càng lớn, càng khó tu, càng
tạo nghiệp lớn, thì càng đọa lạc nặng. Đây là điều mà ít ai có thểnhìn ra, chỉcó Phật có đầy
đủtrí huệmới vạch trần cái bẫy cho chúng sanh biết đểtránh đường hiểm nạn đó cha má ạ.
Tóm lại cách tu Tịnh-Nghiệp là: Sáng nguyện cầu sanh vềTây-phương Cực-lạc khi
mãn báo thân này. Rồi cảngày phải giữcâu Phật hiệu luôn luôn trong tâm, không được niệm
Khuyên người niệm Phật
118
cái gì khác xen tạp vào. Chiều phải đem tất cảcông đức hồi hướng vềTây-phương đểvãng
sanh và hồi hướng cho oan gia, trái chủ đểhọhưởng được phước báu. Cái Sựtu hành căn
bản là vậy.
Nhưvậy, muốn thành Phật bắt buộc phải tín-nguyện-hạnh đầy đủ, chứkhông thểtự
mình cứnghĩsao làm vậy. Trong tín-nguyện-hạnh này chỉlàm sai một ly có thểuổng công tu
hành. Đọa lạc vẫn phải bị đọa lạc.
Cha thường nói phải có căn lành nhiều đời mới thành tựu chứ đâu có chuyện thành
Phật khơi khơi? Đúng đó, nhưng cha má cứngồi đây mà lý luận, thì cuộc đời luống qua
trong oan uổng! Đúng là đúng trên lý thuyết suông chứkhông đúng lắm trong cái tâm tu
hành đâu. Vì niềm tin chưa đủ, vì hồi giờít nghe pháp Phật, cho nên chưa khai thông cái bế
tắc này. Chứxin hỏi, thực ra cái căn lành trong vô lượng kiếp trước của mình là gì? Mình có
thấy được không? Không thấy, thì sao dám nói mình ít căn lành? Không biết, thì tại sao dám
nói trong vô lượng kiếp rồi mình không tu? Không thấy, không biết làm sao lại nỡbi quan,
yếm thế, tựmình khinh bạc cái thiện căn trong quá khứcủa mình nhưvậy?
Trong khi đó, chưvịTổ-Sưkhẳng định rằng, người nào đời này nghe được tiếng Phật
hiệu thôi cũng chứng tỏthiện căn của họrất lớn rồi, huống chi là người đã phát tâm niệm
Phật. Cha má đã niệm Phật rồi mà còn hồnghi cái thiện căn của mình, đểchấp nhận tiếp tục
trôi lăn trong lục đạo luân hồi thì thật là tiếc vậy! Cha má có biết đâu, chính cái tâm chân
thành niệm Phật nó tạo ra thiện căn, nó nẩy ra công đức vô cùng to lớn.
Cho nên, muốn biết căn lành của mình lớn nhỏhãy coi lòng tín tâm của mình. Có tin
thì đã có thiện căn, tin ít thì thiện căn ít. Thiện căn ít mà quyết chí niệm Phật thì chẳng mấy
chốc căn lành được trưởng dưỡng vô bờvô bến. Nên nhớmột câu chí thành niệm Phật có thể
giải trừtám mươi ức kiếp nghiệp chướng. Hay nói cách khác một câu chí thành niệm Phật
thành tựu được một công đức thiện căn sánh bằng tám mươi ức kiếp làm lành. Có gì thành
tựu lớn hơn, thưa cha má?
Cha má thường phân vân giữa tôn giáo. Tu hành theo pháp môn hay đạo giáo nào tùy
duyên, con không dám nói đến. Nhưng phận làm con vì muốn cứu cha má đểtrảchữhiếu con
phải nói thẳng. Lá thưnày tới tay là con nhập vào khóa tu học, không còn thời gian nói nữa.
Thời gian dài sau này tựcha má lo liệu lấy. Trong những năm đóng cửa học Phật là con chỉ
học một câu A-di-đà Phật, khi học xong đi giúp người cũng chỉlà câu Phật hiệu. Chỉmột câu
Phật hiệu người ta học suốt đời chưa chắc đã thông thì sao mình dám khinh thường. Ngài
Tịnh Không thuyết kinh giảng đạo hơn bốn mươi năm nay cũng xoay quanh câu A-di-đà Phật
mà vẫn còn tiếp tục giảng, thì cha má phải hiểu chỗvi diệu của nóù.
Tu đạo nào cũng tu, nhưng khi già rồi, cần phải trực tỉnh giác ngộ đường tu đểthoát
thân. Sinh tửsự đại, sao dám lơlà! Tất cảnhững người tu hành khi ngộ đạo đều trạch pháp
cả. Trạch pháp là gì?Là sựï chuyên tu một hướng đểgiải thoát trước cái đã. Tất cảhầu như
đều quay vềvới câu Nam-mô A-di-đà Phật hết.
Khuyên người niệm Phật
119
Cái điều con muốn nói thêm với cha má là cái năng lực của pháp môn niệm Phật và
cái lý đạo cần phải tỏngộtrong pháp tu hành. Ngay trong đạo Phật, mỗi chùa có mỗi cách
tu khác nhau, có chùa thờPhật Thích-ca Mâu-ni, có chùa thờQuán-Thế-Âm Bồ-tát, có chùa
thờDi-Lặc Bồ-tát, có chùa thờPhật A-di-đà, v.v... Tất cả đều là đạo Phật, không có gì chống
trái. Tuy nhiên, một khi liễu ngộ đạo rồi thì ai cũng phải buông xảtất cả đểquay vềvới một
câu “Nam-mô A-di-đà Phật” đểcầu vãng sanh Tây-phương Cực-lạc. Khi đã ngộ đạo rồi, họ
không còn niệm bất cứmột danh hiệu Phật nào khác, chỉcòn danh hiệu A-di-đà Phật mà
thôi, đểhọcầu xin được giải thoát, chứng đạo. Còn người chưa liễu ngộPhật pháp, họvẫn
tiếp tục đi lang thang, họkhó có cơhội thoát thân hơn. Cho nên, xin cha má dù sao cũng nên
hiểu thấu lý đạo này.
Khi buông xảtất cảchỉcòn danh hiệu A-Di-Dà Phật thôi có bịcái tội phân biệt
không? Có thất lễvới chưPhật khác không? Thưa không. Người hiểu đạo, hiểu rõ kinh Phật
thì rõ ràng đây là y giáo phụng hành, làm đúng lời Phật dạy. Vì sao nhưvậy? Sựthật, muốn
được tất cảchưPhật hộniệm thì phải niệm tất cảchưPhật, Phật nào cũng phải niệm cả.
Nhưng xin hỏi, hồi giờcha niệm bao nhiêu vịPhật rồi? Hai mươi, ba mươi, bốn mươi... danh
hiệu Phật. Đủchưa? Chưa đủ đâu!
Trong nhà Phật, có kinh Vạn-Phật, nghĩa là niệm mười ngàn danh hiệu Phật, nhưng
cũng không đủ, vì niệm mười ngàn Phật, thì còn vịmười ngàn lẻmột sao không niệm tới? Có
nơi tăng lên mười lăm ngàn danh hiệu Phật, thì danh hiệu mười lăm ngàn lẻmột làm sao
đây? ChưPhật trên mười phương có tới vô lượng vô biên, có hằng hà sa sốPhật thì làm sao
niệm cho hết.
Nhưng có cách, muốn niệm cho đủtoàn bộdanh hiệu Phật trong mười phương pháp
giới, thì ta phải niệm A-di-đà Phật, vì A-di-đà Phật là danh hiệu chung của chưPhật mười
phương. Vì vậy, chính đức Phật Thích-ca Mâu-ni bảo chúng sanh hãy niệm A-di-đà Phật, vì
đây là danh hiệu của tất cảba đời mười phương chưPhật, ba đời mười phương chưBồ-tát,
chưThanh-Văn, A-La-Hán, (kinh Niệm Phật Ba-La-Mật). Tất cảchưPhật mười phương đều
đồng thanh lấy Phật hiệu này mà độchúng sanh. Chính vì thế, câu A-di-đà Phật mới có cái
thần lực tối thượng, mới có thểcứu một người từ địa vịphàm phu tục tửthẳng lên đến ngôi
bất thối ởcõi Tây-phương. Đừng nên sơý mà mất phần giải thoát. Oan uổng lắm cha má ạ!
Tu hành ta không nên phân biệt đạo giáo, nhưng phải hiểu cho rõ lý đạo của mỗi cảnh
chứng đắc đểtu. Tu hành mà không hiểu lý đạo giải thoát là sựvô trách nhiệm đối với pháp
thân huệmạng của mình, chứkhông phải là vấn đềkỳthị.
Tất cả đạo giáo đều tốt. Đúng! Nhưng chỗ liễu giáobắt buộc phải thấy. Có đạo liễu
giáo, có đạo bất liễu giáo. Ví dụnhư đi học, trung học so với tiểu học thì trung học là liễu
giáo, tiểu học là bất liễu giáo; trung học so với đại học thì đại học là liễu giáo mà trung học
trởthành bất liễu giáo. Tu hành theo liễu giáo thì đường thành tựu viên mãn hơn. Con xin
Khuyên người niệm Phật
120
đưa ra ví dụ: Có người suốt đời thờQuán-Thế-Âm Bồ-tát, suốt đời niệm Nam-mô cứu khổ
cứu nạn Quan-Thế-Âm Bồ-tát. Tu nhưvậy rất tốt, nhưng so với niệm A-di-đà Phật, thì niệm
Quán-Thế-Âm trởthành bất liễu giáo. Tại sao? Vì Quán-Thế-Âm Bồ-tát là vị Đẳng-Giác Bồ-tát ởcõi Tây-phương, trong Tây-phương tam Thánh thì Ngài đứng bên trái đức A-di-đà Phật,
Ngài lập hạnh tầm thinh cứu khổcứu nạn. Những người đi sông đi biển, gặp cơn hoạn nạn,
sinh đẻkhó khăn, v.v... thành tâm cầu nguyện Ngài thì tức tốc được tai qua nạn khỏi. Còn
khơi khơi không có hiểm nạn gì cảmà cứréo gọi tên Ngài đểnhờNgài cứu, cứu gì đây?!
Nhưvậy ngay lúc lâm chung kêu cầu Ngài làm sao Ngài cứu mình thoát chết được. Mạng số
của mình đã mãn thì mình phải chịu mãn, Bồ-tát đâu có thểcải đổi mạng sống của mình.
Muốn vềcho tới Tây-phương Cực-lạc mà ngay phút lâm chung niệm “Nam-mô Bổn-Sư
Thích-ca Mâu-ni Phật” cũng đâu có được. Vì sao? Vì chính đức Phật Thích-ca dặn dò rất kỹ
là phải niệm “Nam-mô A-di-đà Phật” mới được vềTây-phương, mình không nghe Ngài lại đi
niệm Ngài. Rõ ràng, tựmình đi sai đường đểmất phần thoát nạn một cách đáng tiếc!
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni là Giáo chủthịhiện thành Phật ởcõi Ta-bà, Ngài lập đạo
đểdẫn dắt chúng sanh vềcõi Tây-phương của Phật A-di-đà bằng câu Phật hiệu A-di-đà
Phật, mình không hiểu rõ đạo lý này, lại đi niệm Nam-mô Bổn-SưThích-ca Mâu-ni Phật
trong lúc lâm chung, đểchấp nhận trởlại cõi Ta-bà ngũtrược ác thếnày mà tiếp tục chịu
khổ. Điều này có oan không?
Quán-Thế-Âm Bồ-tát, Thích-ca Mâu-ni Phật là những vị đã qua khỏi lục đạo, qua khỏi
tam giới, qua khỏi thập đạo giới rồi, là hàng chưPhật rồi mà mình niệm Ngài không đúng
trường hợp còn bịmất quyền lợi, huống chi là mình niệm những vịTiên ởtrong lục-đạo
luân-hồi. Những vịThần Tiên vẫn còn ởtrong tam giới, (Dục-giới thiên, Sắc-giới thiên, và
Vô-Sắc-giới thiên), so với loài người thì thần thông của họcao hơn, có phước báu hơn,
nhưng chính họvượt ra khỏi tam giới không được, thì làm sao họcứu mình ra khỏi tam giới
đây?
Thưa cha, thưa má, xin tìm hiểu giáo nghĩa đạo lý cho kỹ đểthấy đường thoát nạn...
Tu hành thoát nạn, đầu tiên là cầu chứng đắc cho chính mình, thứ đến là mới có đủnăng lực
cứu độchúng sanh, chứ đâu phải giải thoát là bội bạc đạo giáo của mình đâu. Mình đang
học tiểu học, nhưng tâm cầu tiến mình sẽhọc tới bác sĩ, tiến sĩ, ngày vềquê gặp lại thầy cũ,
thì họvẫn là thầy của mình chứcó gì là chống trái!
Thưa cha má, con đã thấy được con đường tu hành chân chánh, con đã hiểu được cái
đạo lý giải thoát trong một đời. Người đầu tiên con cốgắng hết sức đểcứu giúp là cha với
má. Nhưng nếu không tin thì con đành chịu thua, tùy theo căn phần của cha với má chứcon
không còn cách nào khác. Sau thưnày, con sẽgiảm bớt thưtừ đểlo tu niệm.
Khuyên người niệm Phật
121
Lời của con đã chân thành, đã tận đáy tâm, sựgiải thích đã quá cặn kẽ, nếu còn không
tin nữa thì thôi, tùy nghiệp của cha má. Xin nhớcho, những lời thưcủa con không phải bắt
nguồn từsựbồng bột của tuổi trẻnữa đâu. Thôi, xin cha má suy nghĩthật kỹ.
Nam-mô A-di-đà Phật.
Kính thư.
(Viết xong, Úc châu 21/2/2002).
Chân thành phát nguyện vãng sanh Tây‐phương Cực‐lạc Thế‐giới là
phát tâm Vô‐Thượng Bồ‐đề.
                 (Tổ sư Ngẫu Ích).
Khuyên người niệm Phật
122
16 - Lời khuyên song thân
Kính cha má,
Thực tếmà nói, nếu hiểu được đạo pháp rồi thì mới thấy rằng cuộc đời mình hoàn toàn
tựmình lựa chọn tương lai, mình muốn đi đâu, muốn sướng hay khổ, muốn giải thoát hay
đọa lạc... đều do chính mình tạo ra cảmà mình không hay. Ngay cảcái vận mạng của mình
cũng là do chính mình tạo lấy, cho nên nếu biết cách tu hành thì có thểcải đổi vận mạng
được nhưthường. Đây là sựthật, chắc chắn thật. Ví dụ, nhưngười tạo tội ác phải đọa địa
ngục, chắc chắn phải đọa vào địa ngục thiên thu vạn kiếp, nay nếu biết hồi đầu cải sửa vẫn có
thểthoát nạn và được vãng sanh vềtới Tây-phương Cực-lạc. Đây là lời kinh Phật nói.....
Thưa cha má, thà mê mờkhông biết thì đành chấp nhận rủi may, chứkhi đã biết được
đường đi, biết được chân tướng sựthật của vũtrụnhân sinh thì quyết định con đường thoát
thân phải đi, đi cho đúng, cho vững, đừng đi quờquạng mà uổng phí một đời luống qua. Thời
khóa tu hành sắp sẵn không có chỗhở, nhưng con cũng đã tựphát nguyện niệm Phật thêm để
cầu cho thếgiới hòa bình, chúng sanh khỏi nạn... Hằng ngày, con đều hồi hướng công đức
cho cha má, nguyện cầu cho cha má sớm thức tỉnh đường đạo, dũng mãnh tinh tấn niệm Phật
cầu sanh Tịnh-độ. Con thành tâm động viên cha má hãy vững lòng tin tưởng pháp môn niệm
Phật. Cha má tin lời Phật, vững lòng phát nguyện cầu vãng sanh Tây-phương, một hướng
chuyên tâm niệm Phật, và chỉcó niệm Phật thôi, thì con tin chắc chắn cha và má sẽ được
vãng sanh. Tất cảanh chịem, bà con xa gần, ai phát được lòng tin vững chắc, cứy theo lời
thưcon tu hành thì ai cũng đắc được thiện lợi, một cái thiện lợi có giá trịbằng triệu kiếp tu
hành, bằng vạn đời cực khổlao nhọc, vĩnh viễn khỏi bị đọa lạc, vô tận thời gian an vui cực
lạc chứkhông phải nhỏ, xin chớxem thường.
Cho nên, muốn giải thoát được chỉcó niệm Phật, niệm Phật phải chí tâm, chí tâm là
nhứt tâm, nhứt tâm là không được xen tạp, xen tạp là vừa niệm Phật mà còn ôm đồm những
cách tu hành khác, xen tạp là đi sai pháp môn, đi sai pháp môn thì trởthành pháp tu tựlực, tự
lực là tựmình bỏrơi sựgia trì của 48 đại nguyện của Phật A-di-đà. Không có sựgia trì của
48 đại nguyện, thì trong thời đại mạt pháp này khó có thểthoát nạn.
Thưa cha thưa má, Phật pháp quá sức thậm thâm, cao siêu vô thượng. Còn rất nhiều,
rất nhiều điều con muốn nói thêm với cha má. Nhưng không cách nào con có thểnói cho hết
được, vì pháp Phật nhiều nhưlá trong rừng còn thưcủa con viết vềcho cha má chỉlà từng
chiếc lá đơn lẻ, thì biết bao giờmới viết cho hết đây. Hễcó thời gian thì con cốgắng viết,
được tới đâu hay tới đó. Còn tu hành thì nếu cha má có tâm chí thành muốn vãng sanh về
Tây-phương trong một báo thân này thì thật ra chỉxem một lá thôi là cũng có thểhiểu được
vạn lá trong rừng. Đi được hay không đều do cái phát tâm của cha và má vậy.
Sân-Giận: đường về Địa-Ngục!
Khuyên người niệm Phật
123
Trong thưtrước con có nói vềcách hạthủcông phu. Hôm nay con xin nói thêm một
chút vềchuyện này. Thưa cha má, nên hạthủcông phu tu ngay từchỗnào yếu nhất của
mình. Cái lỗi nào lớn nhất của mình mà phá được thì những lỗi nhỏkhác tựnhiên được phá
theo. Đừng nên tu theo lối lần mò từng bước, khó lắm. Xin cha má nên nhớtrong tất cả
những loại ma chướng, thì “TửMa”là trởngại nhất cho người tu hành, nhất là tuổi già. Thời
gian không cho phép một người già khinh thường cái chết được. “Ma” làm cho mình chết gọi
là “Tử-Ma”, nó đến bất cứlúc nào và cắt đứt tất cảcông phu tu tập mình, nó xóa sổsạch trơn
đểmình phải trôi theo nghiệp chướng mà thọbáo.
Tu phải lấy ngay cái chỗtối nguy kịch của mình mà hạthủ, mới mong cứu mạng mình
trong đời, còn lo tu sửa những lỗi nho nhỏvụn vặt chỉlà hành động bòn mót phước báu bình
thường, không được lợi ích lớn đâu. Ví dụ, như ở đời có người cứlo chấp những lỗi lầm li ti
mà lại đi phạm cái tội tửhình thì những cái tốt nhỏnhỏcó cứu mạng mình được chăng? Tu
hành cũng vậy, đi bòn mót những phước báu nhỏnhặt như được chút tiền tài, chút hảo danh,
chút tiếng khen... một ngày nào đó lọt xuống địa-ngục thì làm sao hưởng phước đây?! Cho
nên, tu là phải tu thành Phật, phải thành Bồ-tát, phải tu cho vượt được tam giới, vượt được
luân hồi, tam đồ, lục đạo, mới xứng đáng công tu hành, chứ đừng vì cảm tình mà cứlẩn quẩn
trong vòng tửtửsinh sinh, khổ đau bất tận, thật là oan uổng! Con biết tâm tình của cha, của
má, thường khi xửsự đặt quá nhiều vào tình cảm, thành ra thường lúng túng không có quyết
định dứt khoát, vô hình chung cuộc đời bịlỡmất quá nhiều cơhội đểtiến lên.
Thưa cha má, nay con đã đem được con đường một đời đắc đạo vãng sanh đến cho cha
má, thì xin cha má hãy nhanh chóng đến trước bàn Phật phát nguyện quyết tâm thực hành và
bắt đầu tu hành ngay, không nên hẹn nay hẹn mai nữa. Con nhờ được may mắn mới thấy
được đường đi, con chỉ đường mà cha má không đi thì tiếc lắm. Lỡ đời sau lại rơi vào trong
chốn lục đạo này nữa liệu có còn ai quyết tâm cứu cha má nhưcon bây giờnữa không?
Phật dạy rằng Tham, Sân, Si là ba chất độc dễsợnhứt. Nó là cái cội rễchủyếu nhứt,
lôi kéo con người vào lục-đạo luân-hồi, và tệhại hơn là dìm thần thức con người vào ba
đường ác hiểm: địa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sanh.
Địa ngục từ đâu có? Từlòng sân-giận mà có. Tại sao phải lạc vào đường ngạquỷ? Vì
lòng tham-lam. Lý do nào lại đầu sanh vào đường cầm thú? Vì sựsi-mê u-ám. Nếu hiểu được
Phật pháp thì ai cũng phải khiếp sợba cảnh giới này, nó nguy hiểm vô cùng, nhất là đường
địa ngục, lỡrơi vào đó rồi thiên thu vạn kiếp khổ đau khó mà thoát ra được. Cái cảnh giới địa
ngục này ghê sợlắm! Cha má, anh chịem, bà con, cô bác phải chú ý lưu tâm mà tránh xa đi.
Tin hay không, đối với con không thành vấn đề, mà vấn đềlà cái khổnạn này tựmỗi người
phải lo tránh, nếu không thì tựthọlãnh lấy. Khóc hay cười cũng tựmột cá nhân mình nhận
chịu mà thôi, không trách ai được cả!
Khuyên người niệm Phật
124
Hôm nay con xin thưa chuyện địa ngục đểcha má, anh chịem biết mà né tránh. Kinh
Phật dạy rằng, tất cảcảnh giới của mình đều tựmình làm ra rồi tựmình hưởng lấy. Phật dạy
“Nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh”, nghĩa là tất cảvạn pháp đều do tâm tưởng của
mình sanh ra hết, là sựchiêu cảm tựnhiên đểkết đúc thành nghiệp chướng. Tất cảnhững
hành vi tạo tác của một người nó tự đúc kết thành nhân, đểrồi tựmình nhận lấy quảbáo.
Nhân duyên quảbáo tơhào không sai. Vì thế, tâm niệm Phật thì nhân địa là Phật. Tâm sân
giận là tạo cảnh địa ngục, cái nhân là địa ngục thì quảbáo sẽlà địa ngục. Tâm tham lam, ích
kỷlà nhân địa của ngạquỷthì quảbáo sẽlà đường ngạquỷ... Chữ “Pháp”cũng tức là cảnh
giới, môi trường mình sống, hoàn cảnh mình thọlãnh ởtương lai.
Nhưvậy, địa ngục là do chính mình lập ra đểnhốt tù chính mình, rồi tựmình tạo ra vô
vàn cực hình ghê rợn đểhành hạchính mình qua thời gian vạn kiếp, khó thểthoát được.
Cảnh này do đâu mà ra? Cái chính yếu là hậu quảcủa tội ác mình gây ra. Tại sao mình gây
ra tội ác?Cái chính yếu là từtâm sân nộ, giận dữgây ra. Nhưvậy, cái nhân tốchính yếu
trong những cái chính yếu để đưa mình vào địa ngục là lòng sân-giận. Nhưtrong thư
trước con có nói, sựsân giận không phải là cái tội, mà là ông chủcủa tội lỗi, nghĩa là sựsân
giận còn có tầm nguy hiểm hơn điều tội lỗi nữa!
Trong cảnh giới địa ngục, tất cảmọi người bị đọa vào đó họsống trong sựsân giận,
căm tức, thù hằn, đốkỵ, họnuôi mộng trảthù thiên thu vạn kiếp. Cho nên, cảnh giới sân giận
là cảnh giới địa ngục. Hằng ngày trong địa ngục họbịthọhình quá ưtàn bạo, quá ưghê rợn,
quá ưdã man, quá ư đau đớn! Họsống từng ngày, từng giờtrong cảnh giới đó cho nên tâm
địa của chúng sanh luôn luôn thù hằn, nóng giận, họ đâu có thì giờnào đểnghĩ đến vịtha,
tương thân tương ái. Họ đã làm ác bây giờphải thọác báo khổ đau. Sựthọác báo làm cho
tâm của họluôn luôn bịkhủng bố, bịáp bức... khiến tâm hồn thêm sân nộ, căm thù. Càng sân
khuể, càng căm thù... thì họlại tiếp tục tạo thêm nhân địa ngục mới. Cứthế, nhân chồng lên
nhân, quảchồng lên quả, oán oán chập chùng, khổ đau bất tận! Cảnh giới địa ngục vô cùng
kinh khủng! Thật là một cảnh giới rùng rợn không thểdiễn tảhay tưởng tượng được! Ngài
Tịnh Không giảng kinh Địa Tạng nói vềcảnh giới địa ngục, một lần Ngài giảng trải qua hàng
năm trời, mỗi ngày hai tiếng, giảng qua mấy lần nhưvậy mới nói hết cảnh địa ngục, thì một
lá thưngắn ngủi này không thấm thía gì đâu, đây chỉnói tổng quát đểtưởng tượng tới mà
thôi.
Tại sao Địa ngục có những sựtra tấn dã man ghệrợn vậy? Xin thưa đó là “NhânQuảBáo-Ứng”. Cái nhân quảbáo ứng này tựmình làm rồi tựmình thọlãnh, không ai tạo cho
mình cả. “Nhất thiết duy tâm tạo”mà, cho nên biết vậy mà phải đành chịu thua, không cứu
được. Trong kinh Phật nói, trong cực hình địa ngục, chỉcó chính người thọhình và Bồ-tát
mới thấy được bên trong cửa địa ngục đang có gì, ngoài ra không có ai khác trông thấy.
Không trông thấy thì làm sao tiếp xúc người trong đó? Không tiếp xúc với kẻ đang thọhình
trong địa ngục thì làm sao cứu họra? Không tiếp xúc, không cứu ra được, thì kẻthọhình cứ
tiếp tục quằn quại đau thương, cứtiếp tục căm hận, thù hằn kẻra tay hành hạmình, và cứthế,
tiếp tục đến vô tận, vô biên thời gian!...
Khuyên người niệm Phật
125
Một điều quá trơtrẽn và oái ăm là tất cảnhững cảnh giới thọphạt rùng rợn, quá tàn
nhẫn kia, lại do chính cá nhân người đó dựng lên rồi tựthọlãnh chứkhông có một ai bày ra
hình phạt đó cả. Vì đó là sựchiêu cảm tựnhiên của nhân quả, giống nhưngười nằm mộng, tự
mình chiêu cảm thành ác mộng, người nằm bên cạnh có hay biết gì đâu. Vô hình chung, họ
tựmình căm thù với chính mình, tìm cách trảthù chính mình đểtựmình thọlãnh thêm những
hình phạt mới dữtợn hơn, cay nghiệt hơn, rùng rợn hơn!!!
Trong địa ngục, Bồ-tát muốn cứu người không phải dễ! Vì sao? Vì chúng sanh sống
trong cảnh thù hằn đến cực độ. Họkhông chấp nhận một sựtha thứ, không chịu một sựgiải
hòa. Họkhông chịu nghe một lời giải thích nào cảngoài việc thù hận thì làm sao đây? Như
ngay trên thếgian này, cảnh giới của dương thếnày là dễtu nhứt, Phật Bồ-tát xuất hiện rất
nhiều đểcứu chúng sanh. Cứu bằng cách nào? Bằng cách thuyết kinh giảng đạo, khuyên nhủ
người tu hành... Nhưng, nhiều khi thuyết giảng đến khan cổmà có mấy ai nghe, viết muốn
hết giấy, hết mực có mấy ai đọc đến? Ngay cảcon cái, anh em, cha mẹtrong nhà khuyên nhủ
nhau hết lời liệu có ai nghe chưa, thì làm sao trong một xã hội toàn là thù hằn sân giận thì
làm sao họ đểtâm nghe theo?
Cái tâm căm thù quá cao chính là thủphạm dìm họmãi mãi trong địa ngục, Địa-TạngVương Bồ-tát muốn kéo họra nhưng không dễgì kéo họra cho được. Nghiệp chướng của
mỗi người phải tựmỗi người hóa giải. Phật Bồ-tát chỉcó khuyên răn, chỉ đường và gia trì mà
thôi, còn cải đổi hay không phải tựmình làm lấy. Muốn cứu họ, Bồ-tát nói rằng, ngươi tự
làm khổngươi đó chứkhông ai hành hạcác ngươi đâu. Hãy đừng nóng giận nữa, đừng căm
thù nữa, hãy niệm thiện niệm lành, hãy sám hối tội lỗi của mình, hãy tịnh tâm niệm Phật thì
tựnhiên các ngươi được thoát nạn liền. Nhưng, cái tâm nghi ngờcủa chúng sanh đó đã lên
đến chỗcực độ, không thèm nghe lời còn cho rằng, “Ông nói xạo gạt tôi, tôi phải tìm cách
giết cho được kẻhành hạtôi, tôi phải trảthù...”. Cứthếlàm sao bây giờ? Cái khó là ởchỗ
này vậy! Họkhông chịu nghe cho nên Bồ-tát muốn độhọcũng phải biến hình thành quỷrất
dữmới răn đe họ được, nhiều lúc đành phải dọa nạt, đánh đòn, dùng cực hình trấn áp... để
cho họkhiếp sợmà không dám làm bậy nữa.
Dưới địa ngục thọmạng rất dài, một ngày một người có thểbịhành hình chết đi rồi
sống lại không biết bao nhiêu lần. Ởchùa, thường người ta có đểmột pho tượng “Quỷ-Sứ”
mặt mày dữtợn, mắt trợn, lưỡi thè dài. Đây là quỷTiêu-Diện, một vịquỷsứ đại hung dữ ở
dưới địa ngục. Ngài là ai? Là Đại Từ Đại Bi Cứu KhổCứu Nạn Quán-Thế-Âm Bồ-tát đó.
Ngài vì muốn cứu độchúng sanh ở địa ngục nên Ngài phải hiện thân thành quỷdữ để độhọ.
Trong kinh Phật nói, chúng sanh muốn thân gì Bồ-tát hiện thân đó để độ. Dưới địa ngục mà
hiện thân Bồ-tát hiền từhọ đâu có nghe, vì chúng sanh trong địa ngục vô cùng cay nghiệt, vô
cùng ác độc! Ngày ngày, họbịtôi luyện trong cực hình dã man, cho nên tâm sân khuể, tâm
thù hằn mạnh lắm không thểdễdàng làm cho họnguôi ngoai được. Chính vì cái tâm nóng
giận này nó chiêu cảm những hình phạt tương ứng với trình độcủa tâm thái.
Khuyên người niệm Phật
126
Một người có tâm thù hận đến cực độsẽbịchiêu cảm đến những hình phạt ghê rợn
như“Thiết-Sàng”, như“Đồng-Trụ” chẳng hạn. Thiết sàng, là cái giường bằng sắt, bắt tội
nhân nằm lên đó rồi cho đun lửa cho đến khi tan xương nát thịt mà chết. Đồng trụ, còn gọi là
“pháo-lạc” là một trụ đồng nóng, bắt tội nhân ôm lấy đểthân thểbịnóng cháy cho đến chết
luôn. Đó là hai trong những hình phạt vô cùng dã man trong địa ngục. Tất cảnhững hình phạt
đó đều do sựchiêu cảm từcái tâm ác hiểm mà ra, chứkhông ai bày ra cho họcả. Rõ ràng, thà
rằng chém họmột nhát, bắn họmột phát chết liền còn nhân đạo hơn ngàn lần sựthọlãnh
những cực hình đó. Một người có tâm ác đến cực độsắp sửa bịnhững cực hình trên mà họ
không hay. Bồ-tát thấy được chuyện này, Ngài muốn cứu họmà cứu không được, vì họ
không nghe lời khuyên, không chịu ngừng tâm thù hận, thì làm sao đây? Đành rằng Bồ-tát
cũng phải dữnhư“Quỷ” thẳng tay trừng trị, may ra mới ngăn chận họ đừng phạm phải tội lỗi
nữa. Rõ ràng Bồ-tát đang cứu người chứ đâu có hại người. Bồ-tát chấp nhận việc này là sự
bất dắc dĩ đểgiúp họthoát cái cực hình ghê rợn của thiết sàng đồng trụmà họ đâu có hay!
Cách đây một tuần, chúng con có dựmột bữa tiệc, Hòa-Thượng Tịnh-Không được mời
lên khai thị, Ngài nói rằng, “khi quý vịphải giết một con vật để ăn thịt thì xin hãy làm ơn cho
một dao giết chết nó liền đi, rồi sau đó làm gì thì làm, đừng nên hành hạchúng tới chết”. Một
Hòa-Thượng, thượng thủTịnh-độTông thếgiới tại sao lại khuyên người ta sát sanh? Thưa
không. Ngài nhìn chung quanh trong cái xã hội này đa phần đều là người sát sanh hại vật để
ăn thịt, khuyên họ ăn chay làm lành không được, thì thôi đành rằng trong cái tội lỗi, hãy bày
cho họchọn cái tội nhẹhơn một chút, đểmay ra tương lai còn có cơhội sám hối chuộc tội,
chứNgài nào có chủtrương giết hại sinh vật đâu. Ngài nói mà trong tâm Ngài đau thương
đến rướm máu đó mà!...
Cho nên, con thành khẩn khuyên cha má, anh chịem, bà con, cô bác, nếu vạn bất đắc
dĩphải giết con vật để ăn, thì hãy gãy gọn làm một nhát cho nó chết trước đi, đỡ đau khổcho
nó hơn, đừng nên đánh vảy con cá trong lúc nó còn giãy đành đạch, đừng nên mổbụng trong
khi nó còn đang trào ra nước mắt. Biết được luật nhân quả, báo ứng thì hãy cốgắng tránh tự
tay mình kéo ngửa cổcon gà ra lấy dao cắt đứt gân của nó đểcho máu của nó chảy dần ra tới
chết. Cái hận thù hành hình sát mạng này trởthành bất cộng đái thiên, là mối thù truyền kiếp
chứkhông phải thường đâu! Dù có Bồ-tát khuyên giải chúng nó cũng không nghe đâu. Nên
nhớ, nợsanh mạng nó thềsẽ đền trảbằng sanh mạng! Khi hiểu đạo rồi mới thấy cái nợoan
gia, trái chủ. Thật là khủng khiếp! Vì chúng nó vụng tu cho nên hiện tiền nó đang chịu thọ
lãnh cực hình của địa ngục. Đối với con cá, con gà lúc đó, thì địa ngục là đây chứcòn đâu
nữa! Quỷsứ, chính là kẻ đang hành hình nó để ăn thịt chứcòn ai nữa! Nhân quảbáo ứng tơ
hào không sai, ta đang tạo cảnh địa ngục thì xin hỏi, ai thay ta đi xuống địa ngục đểthọ
hình trảnợ đây?
Trong pháp môn niệm Phật, với bốn mươi tám lời nguyện của Phật A-di-đà nói rằng,
tất cảchúng sanh trong cửu pháp giới, nghĩa là có cảchúng sanh bị đọa trong địa ngục, nếu
người nào phát tâm tin tưởng, phát lời nguyện cầu sanh vềTây-phương Cực-lạc Thế-giới, chí
thành niệm Nam-mô A-di-đà Phật thì được cứu độvãng sanh vềTây-phương thành bậc bất
Khuyên người niệm Phật
127
thối Bồ-tát. Dễdàng nhưvậy mà mấy ai nghe theo! Ngài thềrằng, nếu Ngài không thực hiện
lời hứa này thì Ngài không thành Phật. Một lời thềvĩ đại, không thểtưởng tượng, và Ngài đã
thực hiện được, vì Ngài đã thành Phật hiệu là A-di-đà cách đây đã mười kiếp rồi tại Tâyphương Cực-lạc Thế-giới. Thếmà con người vẫn không tin. Không hiểu tại sao?! Lời nguyện
độsanh này có điều kiện rõ ràng là phải TÍN-NGUYỆN-HẠNH trọn vẹn thì mới được cứu
thoát. Ấy thếmà chúng sanh không chịu niệm, rất ít người chịu niệm, rất khó cho họchấp trì.
Tại sao vậy? Tại vì cái tâm căm thù, đốkỵ, ngạo mạn, nghi ngờ... đã ngăn cản họ, cấm họ,
không cho phép họmởlời phát nguyện đểgiải thoát. Thật không biết lời nào đểphê bình
nữa!
Trởlại với cảnh giới địa ngục, một người khi hết báo thân, thần thức bịchiêu cảm vào
cảnh giới đó là xui xẻo nhất, tệhại nhứt, khổ đau nhứt, bạc phước nhứt! Trong tội thập ác thì
đây thuộc vềthượng phẩm thập ác. Trung phẩm thập ác, bị đọa ngạquỷ đỡhơn một chút, hạ
phẩm thập ác bị đọa súc sanh, có nghĩa là nhẹnhất, súc sanh gần gũi với loài người. Nếu sơý
sanh vềhàng súc vật nhưng trước đó có làm phước nhiều thì vẫn được hưởng phước. Ví dụ,
nhưcó những con chó được ông chủgiàu có thương yêu chăm sóc, đây là có làm phước
nhưng mà ngu si vậy.
Thượng phẩm thập ác thực sựkhông khác gì với những tội ác khác cả, nhưng cấp bực
tội ác của nó thường là đã do lòng sân giận nâng cao mức tội lỗi lên đến chỗtệhại, vì khi
nóng giận:
(1) Là nó đốt cháy tất cảcông đức tu hành đã tích lũy được, làm cho người đó bỗng
chốc bịmất sạch tất cảcông phu tu hành;
(2) Là nó gia tăng cường độtai hại của việc làm;
(3) Là nó làm cho tâm hồn mình điên loạn (tâm ma),
(4) và sau cùng là nó cấy cái nhân địa ngục, mình bị đọa địa ngục.
Trong giảng ký vềkinh Vô-Lượng-Thọ, Ngài Tịnh-Không dạy rằng, người tu hành
phải luôn luôn đềcao cảnh giác sựnóng giận, tuyệt đối đừng sơý mắc phải, nếu không khó
có cơhội đểhy vọng vãng sanh. Vì sao? Vì rừng công đức tu tập suốt một đời bỗng chốc bị
đốt cháy trởthành tro bụi bởi đóm lửa sân giận trong tâm. Có nhiều loại ma quái luôn luôn
tìm cách phá hoại công đức tu tập của mình, khi nó thấy mình tích bồi được một sốcông đức,
nó liền tới xúi giục bảo mình, đốt đi, đốt đi, hãy đốt đi. Mình nghe lời chúng đem công đức
đốt cháy sạch trơn. Một tích tắc sơý, chỉcần tâm lóe lên một ý giận thì bao nhiêu công đức
không còn gì nữa cả. Sau đó mình lại lần mò tu lại, rồi lâu lâu nó xúi một lần nữa và lại phủi
bàn tay trắng. Đọa lạc vẫn là đọa lạc là nhưvậy. Ngài còn nói tiếp, nóng giận không đốt được
phước đức, nhưng nó đốt tan công đức. Phước đức là giàu có, tiền tài, danh vọng. Công đức
là đểvãng sanh đắc đạo thành Phật. Công đức quý hơn nhiều!
Khuyên người niệm Phật
128
Thưa cha má, những lá thưnày con nói sâu vào cách tu hành, thực ra đây không phải là
con dạy đời cha má đâu, nhưng trong đời con có may mắn gặp được chân sư, hằng ngày con
nghe thuyết kinh giảng đạo và vô tình đạo lý của Phật pháp nó thâm nhập vào tâm con hồi
nào không hay. Bây giờngoài thưviết vềPhật pháp con không viết được gì nữa cả. Người
nào chấp nhận nghe thì con viết, người nào không chấp nhận thì thôi. Tâm nguyện của con là
cứu thoát cha má trong đời này, cho nên càng viết con càng cảm thấy an lòng. Cha má tu
hành là cái cơmay của cha má. Tu hành, phải tích công đức, phước báu. Chính vì lo cho cái
thiện căn phước báu này cho nên những lá thư đầu tiên con chỉmong cầu cho cha má phát
tâm niệm Phật trước đã. Hễphát tâm niệm Phật, nếu không có thiện căn thì thiện căn cũng sẽ
có, không có phước báu thì phước báu cũng đến. “Nam-mô A-di-đà Phật” là một âm thanh
tối vi diệu, nó có khảnăng tạo ra thiện căn phước báu vô lượng cho người phát nguyện trì
niệm. Có thiện căn, phước đức rồi thì nhân duyên vãng sanh sẽ đặt theo từng bước chân đi,
ngay trong đời này không đâu xa cả. Thiện căn, thuộc vềcông đức. Phước báu, thuộc về
phước đức là lương thực để đi đường.
Tu hành phải từcái lỗi lầm lớn nhất của mình mà hạthủcông phu. Cái sởcầu
phải tìm đỉnh cao nhất mà cầu mới mong thành đạt, gọi là “tu tại hồtrọng, chí tại hồ
thượng” là vậy. Nghĩa là tu sửa phải lo sửa cái sai lớn nhất trước, chí cầu đắc phải cầu thượng
đỉnh thì sựtu hành của mình mới viên mãn. Sửa sai chỉchăm chú sửa lỗi nhỏquên cái lỗi lớn
thì tội lớn nó giết chết cảhuệ-mạng của mình, mình còn dịp nào nữa mà tu. Cầu đạo mà cầu
chứng đắc nhỏthì khi tửma đến mình đắc được cái gì? Bá thiên vạn kiếp không thành gì cả.
Ví dụcâu “Nhân đạo bất tu, Thiên đạo viễn hỷ” rất là đúng. Đây là căn bản của đạo làm
người, nhưng không phải chỉlàm người mà không lo đạo giải thoát đâu. Ví dụnhưnói
“không học tiểu học thì làm sao học trung học”, là đểkhuyến khích người không chịu đi học
chứkhông phải đểnói cho người đang học cao học, đại học đâu. Chẳng lẽngười học đại học
không làm được bài toán tiểu học sao!?
Chí cầu ưthượng đỉnh thì quả đạt thượng đỉnh, chí cầu chỉ được làm người trởlại thì
không bao giờ đạt tới hàng Thánh, thếthì còn mơlàm sao có ngày đạt đạo giải thoát? “Tu
sửa từtội nào tệnhất trước mới là tu”. Tội nào tệnhất? Đó chính là tội đọa địa ngục. Niệm
Phật cầu vềTây-phương đểmột đời thành Phật là cái đỉnh tối thượng, mà hằng ngày tâm
mình lại tạo dựng cảnh giới địa-ngục thì cái quả địa làm sao tương ứng với cảnh Tây-phương
của Phật! Chắc chắn không thểnào được! Cha má nên nhớrằng muốn được vềvới Phật A-di-đà thì tâm phải là Phật, thân phải làm Phật, miệng nói lời Phật mới được. Nghĩa là, tất cả đều
phải đi đến chỗnhất tâm hướng vềPhật.
Tâm niệm Phật thì tất cảvạn duyên đều phải buông xả, chỉcòn có Phật, gọi là “Thị
tâm thịPhật, thịtâm tác Phật”. Chính cái Tâm mình sẽbiến mình thành Phật. Nhất thiết
duy tâm tạo, nếu tâm mình muốn làm ông Tiên thì tâm Phật bịxao lãng. Tạp tu dễthất bại là
vì vậy đó cha má ạ! Muốn vãng sanh thành Phật tâm phải niệm Phật. Miệng niệm Phật mà
tâm còn muốn cầu xin Bồ-tát cho chút phước báu thì tâm đó không chí thành, không nhứt
tâm. Tu hành sai giới luật của pháp niệm Phật, nên tựmình bỏmất lực gia trì vậy.
Khuyên người niệm Phật
129
Tổng quát là vậy, bây giờvềsựtu trì, xin cha má phải đi vào căn bản, phải thực hiện
cụthể, có nhưvậy mới đạt được công phu. Niệm Phật giới luật nghiêm minh thì tâm mới
được thanh tịnh, nhờ đó trí tuệtựnhiên khai mở, cha má sẽtựbiết đường huân tu. Cụthể, về
chuyện sân-giận, cha má hãy tựxét coi mình có thường giận nóng hay không? Đó là cái nhân
chủng địa ngục rất nguy hiểm! Nếu có, ngay lập tức phải biết hối cải, sám hối nghiệp chướng
liền. Nếu không sám hối ngay chỗnày thì dù tu cách nào cũng không thểthành đạo.
Thưa cha, vì một lòng thẳng thắn cứu cha, con đành phải nói thật, nói ngay trong thời
khoảng mà cha còn có thểhồi đầu chuyển lỗi thành công, chuyển tội thành phước, hơn là ém
nhẹm đểsau cùng cha bịnạn quá nặng, đến chừng đó không ai cứu cha được nữa. Xin cha
chớgiận, con xin nói thẳng rằng cha thường sơsuất vềchuyện này, vô tình bao nhiêu công
đức tu hành sáu bảy chục năm đã bịtiêu hủy hết rồi. Đây là điều đau đớn con xin thưa thực,
là sự đau lòng mà con rất muốn nói với cha, nay mới có dịp. Đây là lời Phật nói trong kinh
chứkhông phải con nói. Muốn có công đức cha phải tựtái tạo lại ngay từ đầu bằng cách
niệm Nam-mô A-di-đà Phật, và nếu một lòng nhứt tâm xưng niệm, chuyên chí một đường thì
chắc chắn chỉtrong một thời gian ngắn cha sẽcó một phước báu mới rất lớn, một thiện căn
mới rất lớn. Nhờthiện căn và phước báu mới này mới có hy vọng cứu thoát cha ra khỏi luân
hồi. Nhưng, nếu cha sơý lại nổi sân giận nữa thì lại đốt tiêu tan lần nữa. Xin cha tin con. Xin
cha trăm ngàn lần nghe lời con, con tuyệt đối vì lòng hiếu thảo, vì chí nguyện cứu độcha nên
con đành phải nói lời thành thật đểcha trực giác hồi đầu, tuyệt đối con không có một chút
vọng ngôn.
Phật dạy, bất cứlúc nào hễbiết quay đầu thì thấy bến. Vậy thì “chẳng sợniệm khởi,
chỉsợgiác chậm”, nghĩa là đừng sợcái niệm sai lầm trước, chỉsợmình không chịu quay
đầu giác ngộmà thôi.
Giận dữ, nó đốt rừng công đức mà còn cấy nhân địa ngục vào tâm linh mình. Cấy nhân
địa ngục còn đỡ, lỡsân giận mà buông lời sai suất với Phật và Phật pháp thì sựviệc trởthành
rất lớn, tai họa nghiêm trọng. Cha tựnghĩcoi đã từng lỡphạm phải chưa? Nếu có, con xin
quỳxuống năn nỉcha má, cha má phải tức khắc sám hối, hàng ngày nên tìm giờnào thuận
tiên tựquỳtrước bàn thờPhật mà kiệt thành sám hối, nhất định không thểhẹn, không thểtự
ái được.
Người buông lời khinh thịPhật pháp đã kết thành tội cực trọng, trong kinh nói
rằng, chưPhật mười phương không cứu nổi, chỉcó Phật A-di-đà với bốn mươi tám đại
nguyện mới cứu được, nhưng bắt buộc phải thành tâm sám hối tội lỗi. Người phạm lỗi này
mà trong đời phạm thêm tội ngũnghịch nữa thì vô phương thoát nạn.
Đây có thểlàø tội vô tình mà nên. Nhưng vô tình hay cốý vẫn là tội! Ngoài việc sám
hối còn phải “lấy công chuộc tội”.
Khuyên người niệm Phật
130
Một làngày đêm nguyện với Phật kiệt thành sám hối chuyện này,
Hai là đểý đềcao cảnh giác ngăn ngừa sựsân giận mới,
Ba làlỗi tại đâu lấy đó mà trị.
Ví dụ, cái lưỡi lỡnói lời khinh báng thì bây giờta phải phát nguyện dùng cái lưỡi này
đi tuyên dương Phật pháp, đi khuyên người tu Phật, đi giúp người niệm Phật. Thành tâm làm
thì ta sẽhóa giải cái kiếp nạn kinh khủng này, không những thếmà cha má còn chuyển được
nghiệp báo từcực xấu trởthành cực tốt. Đây là diện “sám tội vãng sanh”, công đức nhiều khi
vượt thắng hơn người thường chứkhông phải đơn giản. Con thành tâm khuyên cha má nên tự
quán xét đểkịp thời tựcứu mình, đừng nên lơlà buông trôi mà phải nhận chịu thọphạt cực
trọng.
Xin cha má xem lại thưcủa con thêm một lần nữa. Địa-ngục, ngạ- quỷ, súc-sanh là
những đường phải tránh xa. Khổnỗi! Ai cũng muốn tránh mà không biết cách tránh cho nên
mới phạm phải những lỗi nghiêm trọng mà không hay đó thôi! Hằng ngày, con đều nguyện
cầu Phật lực gia trì cho cha má thấu đường tu, cốgắng nhẫn nhục để đạt giải thoát cho được.
Tất cảxin hãy buông xảhết đi, tất cảhãy vì mục đích: vềcho được Tây-phương Cực-lạc
trong đời này.
Nam-mô A-di-đà Phật
Con kính thư.
(Viết xong, Úc Châu ngày 25/3/2002).
™ Giữ tâm tốt,
™ Nói lời tốt,
™ Làm việc tốt, 
™ Tạo người tốt. 
(PS Tịnh‐Không).
Khuyên người niệm Phật
131
17 - Lời khuyên song thân
Kính cha má,
“Cuộc đời nhưáng mây trôi, khi tan, khi hợp, đổi thay không thường”, hãy cốgắng tu
hành, quyết thoát ly sinh tử, khổnạn. Đừng chần chờ đừng do dựmà mất cơhội ngàn vàng
khó mua này. Tu hành pháp môn nào cũng được, đạo nào cũng được, cũng tốt cả. Nhưng tu
với mục đích quyết giải thoát thì cần nghiên cứu cho kỹvì không phải pháp môn nào cũng dễ
đưa đến giải thoát được đâu. Trong nhà Phật với tám mươi bốn ngàn pháp môn đã bao trùm
tất cảmọi phép tu, mọi tôn giáo xuất hiện trên thếgian, khó có một chánh pháp nào lọt ra
khỏi trong tám mươi bốn ngàn pháp đó. Trong đó, đặc biệt Pháp “Niệm Phật” là pháp thù
thắng trong tất cảpháp thù thắng, là vì không những có khảnăng đưa một chúng sanh vượt
qua tam giới, thoát khỏi luân hồi lục đạo mà còn vãng sanh Tây-phương Cực-lạc Thế-giới để
một đời thành Phật. Nếu hiểu thấu được pháp giới thì mới thấy đây là một chuyện bất khảtư
nghì, với trí con người không thểnào hiểu tới.
Đã là thân phận con người ai cũng phải chịu cái khổ“Sanh, Lão, Bệnh, Tử”, nhưng
người biết chí thành niệm Phật cầu sanh Tây-phương thì thoát được chữ“TỬ” này. Trong
kinh Luận, chưTổsưPhật giáo gọi đây là “Pháp Môn Bất Tử”. Người được vãng sanh Tâyphương không phải là chết mà họvẫn tiếp tục sống, họchỉchuyển thân từnhục thân thành
liên hoa hóa thân. Hòa Thượng Tịnh Không nói rõ rằng, vãng sanh không phải là chết rồi
mới vãng sanh mà đang sống họ đi vãng sanh, tức là họtựliệng thân xác lại trong lúc vẫn
còn đang sống để đi theo Phật và tiếp tục sống trong một cảnh giới hoàn toàn khác tốt đẹp,
vi diệu, thần thông biến hóa tựtại tối thắng phi thường và tất cảnhững sựviệc trong đời họ
vẫn còn biết rõ rệt. Không những thếbắt đầu từ đó họcòn biết luôn cảvô lượng kiếp về
trước họ đã từng làm gì, tu hành nhưthếnào, kiếp nào bị đọa, kiếp nào cao sang. Khi vãng
sanh, được quang minh của Phật A-di-đà phóng chiếu nhiếp thọthì tức khắc tựtánh của họ
được phục hồi nguyên vẹn, nhờ“túc mạng thông” mà họbiết được tất cảvô lượng kiếp về
trước.
Còn chết thì sao? Con người lúc chết không tựchủ được bản thân, bị đau đớn giống
như“con rùa bịngười ta lột mai” vậy. Lúc chết, thần thức bịoan gia, trái chủbủa vây tấn
công bằng những đòn thù tàn nhẫn và chúng nó cắn xé lôi mình vào đường hiểm nạn. Chết
thì thần thức phải qua thân trung ấm, thường trong bốn mươi chín ngày, (cho nên người ta
mới cúng bảy tuần là vậy). Đến khi đầu thai chuyển thếthì ký ức của họhoàn toàn bịxóa
sạch, họsẽquên tất cảnhững gì đã xảy ra trong đời họ, thần thức mê mê mờmờchiêu cảm
theo nghiệp báo đểthọsanh. Ví dụ, nhưta đang sống đây nhưng đời trước ta không biết, một
đứa bé sinh ra hoàn toàn ngu ngơ, ngốc ngác... Tất cảnhững người bị“chết” nếu không bị
Địa ngục ở đâu!
Khuyên người niệm Phật
132
lượng tội địa ngục thì chỉ được tái sanh trong những đường: người, cầm thú, quỷthần và ngạ
quỷ. Họkhông thểsanh lên tới cảnh giới trời, thì còn mong gì tới cảnh Tây-phương Cực-lạc.
Sanh lên trời dù không vượt khỏi tam giới nhưng cũng được gọi là vãng sanh thiên. Bị
đọa địa ngục, vãng sanh thiên và vãng sanh Tây-phương Cực-lạc không qua sựcách ấm,
nghĩa là họchuyển thân đi luôn. Sanh thiên được chưthiên đón về đó hưởng phước, khi hết
phước thì rất dễbị đọa lạc nặng. Vãng sanh Tây-phương được chưPhật, chưThánh Chúng
đón, chưthiên cung tiễn, về đó tu hành đểthành Phật vĩnh viễn thoát ly mọi ràng buộc của
sanh tửluân hồi. Kinh Phật cho ta biết chậm nhứt là mười hai kiếp, nhanh là ba kiếp thôi ta
sẽthành Phật, (đây là chưa kểlực gia trì của Phật A-di-đà). Mười hai kiếp quá nhanh, có
thấm gì đâu so với ba đại A-Tăng-Kỳkiếp hay vô lượng kiếp của các pháp tu khác. Bị đọa
địa ngục thì quỷsứcòng đầu lôi đi, tới đó đểvĩnh kiếp đọa đày khổ ải, “thống bất khả
ngôn!”. Vì thần thức bịrơi địa-ngục không qua cách ấm, không có nhập, trụ, xuất thai, cho
nên con người ở địa ngục có thểvẫn còn nhớchuyện thếgian, còn nhận ra được con cháu,
còn nhớnhững gì mình đã làm... Nhưng đã trễrồi, có hối hận cũng quá muộn màng! Bây giờ
có muốn liên lạc cũng không thểliên lạc được nữa, đành âm thầm nhận lấy thương đau,
không kêu cứu ai được cả!
Hiểu biết được cảnh giới nhưvậy mới thấy vãng sanh vềTây-phương Cực-lạc Thế-giới
là điều tối ưquý báu, là cái phước báu lớn nhất mà chỉcó Phật A-di-đà với bốn mươi tám
đại nguyện mới cứu độchúng ta về đó mà thôi. Một điều nên biết nữa, là vãng sanh Tâyphương là nơi viên mãn của Phật đạo nhưng lại dễhơn là cầu sanh lên các cõi trời trong
tam giới, lên các cõi tiên là cảnh giới còn thấp hơn. Vì tất cảcác cảnh giới đều do tựtu
chứng, đường tu rắc rối hiểm nghèo, dễbịsai đường, dễlầm lạc vào nẻo tà, rất nguy hiểm!
Trởlại việc tu hành, đã quyết định con đường vãng sanh Tây-phương Cực-lạc trong
đời này thì xin cha má hãy gấp rút “Tích Công Lũy Đức” đểcó tưlương đi vềvới Phật. Tích
công lũy đức là cốgắng làm lành lánh dữ. Làm lành, hãy lấy tâm chí lành, chí thiện, thanh
tịnh mà làm. Nghĩa là, cha má hãy thoải mái tùy duyên. Tuổi cha má đã già rồi không thể
bôn ba nhưngười trẻtuổi được cho nên hễgặp dịp thì làm còn không thì cứan nhiên tựtại,
ráng giữcho tâm hồn bình thản an vui niệm Phật. Làm thiện tùy duyên là có thì giúp không
có thì thôi, chủyếu là tâm của mình lương thiện, sẵn sàng thành tâm thiện ý muốn giúp đỡkẻ
khốn khó là được. Hễcó thiện ý đó rồi tựnhiên mình thấy cách làm, đừng chấp mình làm
nhiều làm ít, đừng đểtâm phân biệt khinh thịkẻnghèo kém hơn mình...
Làm lành tuyệt đối đừng nẩy lên ý tưởng mong cầu phước báu mới là làm lành. Mong
cầu hưởng phước báu tức là còn tham lam, còn bất thiện, còn phải mắc nợ đọa lạc! Làm
thiện thuộc vềphước báu hữu lậu. Luật nhân quảvay trảhễcó làm thì tựnhiên phước báu
có đến, đừng cầu mong. Hễnẩy lên niệm cầu phước lộc thì bịphạm nghiệp “Tham”, nghiệp
này thuộc vềvô-lậu. Tham lam là nhân ngạ-quỷ, cái phước báu mình làm được không chuộc
được cái nhân chủng ngạquỷ đã cấy trong tâm. Chính vì thế, nên còn tham thì khó vãng
sanh được. Làm lành là tu cho chúng sanh, mởrộng tâm lượng bao la, thương yêu vạn vật
Khuyên người niệm Phật
133
đểphát triển tâm từbi, khiêm nhường kính trọng mọi người, có nhưvậy tâm mình mới tương
ưng với tâm Phật A-di-đà, nhờthếmà cha má dễdàng vãng sanh.
Trong hoàn cảnh Việt-Nam thôn quê eo hẹp, mình khó có khảnăng bố-thí, khó có khả
năng chu toàn việc thiện. Nhưng cha má cũng có thểmởtâm lượng thương người, không nên
tranh giành hơn thua đốkỵvới ai, đừng nên chấp lỗi người khác, chỉnên một lòng khuyên
giải chỉbày người khác tu hành, đừng nên tựtaygiết hại heo, gà để ăn nữa, v.v... đó là làm
lành.
Làm lànhvới tâm chân thành kính cẩn có thểbiến phước đức thành công đức đểhồi
hướng cho chúng sanh, trảnợoan gia trái chủ. Tu niệm Phật, cha má phải nhớlà ngày ngày
đều đọc câu: “Nguyện đem công đức này, hồi hướng cho oan gia, trái chủtrong đời” sau
mỗi buổi niệm Phật. Từnhiều kiếp đến nay mình đã sát hại sanh vật quá nhiều cho nên có
nhiều oan gia, trái chủtheo mình truyền kiếp đểchờcơhội trảthù. Chính thếcho nên con
người khó được giải thoát. Hồi hướng cho họlà lấy công chuộc lỗi vậy. Phép tu, tóm lại là:
1) Tin tưởng vững chắc sựcứu độcủa Phật A-di-đà;
2) Phát nguyện cầu vãng sanh, nghĩa là mỗi buổi sáng cha má nhớphải đọc lời
nguyện vãng sanh, nên đọc câu kệnày:
Nguyện sanh Tây-phương Tịnh-độtrung.
Cửu Phẩm Liên Hoa vi phụmẫu.
Hoa khai kiến Phật ngộVô-Sanh.
Bất-Thối Bồ-tát vi bạn lữ.
Đọc nhiều lần trong ngày càng tốt;
 3) Buông xảtất cả, niệm A-di-đà Phật luôn luôn đừng đểgián đoạn, tuyệt đối không
được niệm gì khác nữa;
4) Chiều, tối sau khi niệm Phật xong thì hồi hướng công đức, đọc bài kệnày mỗi buổi
sau khi niệm Phật:
Nguyện đem công đức này,
Trang nghiêm Phật Tịnh-độ.
Trên đền bốn ơn nặng,
Dưới cứu khổba đường.
Nếu có kẻthấy nghe,
Đều phát lòng Bồ-đề.
Hết một báo thân này,
Đồng sanh Cực-lạc quốc.
Khuyên người niệm Phật
134
Thếlà đủrồi. Nếu cha má muốn mạnh hơn nữa, thì trước khi hồi hướng công đức nên
thành tâm nguyện sám hối những điều tội lỗi của mình và xin hồi hướng cho tất cảoan gia,
trái chủtrong vô lượng kiếp đến nay, cầu cho họ được lợi lạc, cầu cho họsớm giải thoát. Cứ
nhưvậy mà tu thì nghiệp chướng tiêu trừnhanh, cuối đời được vãng sanh. Nếu không theo
nhưvậy thì mất phần, uổng lắm đó.
Lánh dữ đểtu cho mình, tránh nhân quảnghiệp báo, tránh những chủng tửxấu, cho
tâm linh mình được nhẹnhàng siêu thoát. Đây là vấn đềlớn con đã nói sơqua trong các thư
trước. Có dịp con sẽtrởlại. Lánh dữ đểkhỏi tổn hại đến công đức tu hành của mình. Một
trong những yếu tốtối kỵnhứt là sựSân-Giận. Thưa cha má, nhưtrong thưtrước con có
nói, cái nhân chủng của sân khuểlà địa ngục cho nên kinh Phật dạy, khi lâm chung chỉcần
người đó khởi lên một ý niệm tức giận vềbất cứchuyện gì thì thần thức bịchiêu cảm vào
đường địa-ngục ngay. Vì nó quá nguy hiểm, tối kỵmà lại quá dễmắc phải, cho nên qua mấy
thưliền con đều nhấn mạnh đến điểm này là mong cầu cho cha má và anh chịem lưu tâm
cảnh giác, có nhưvậy mới mong ngày giải thoát. Muốn tránh được chuyện này, người tu
hành luôn luôn tựmình nhắc nhởlấy mình, kềm chếlấy mình, đềcao cảnh giác tột độ để
tránh trạng thái này.
Nếu một người ưa nổi nóng, ưa sân giận thì tánh nóng này sẽtrởthành quán tính rất
nguy hại cho huệmạng. Quán tính này sẽtrởthành một phản xạtựnhiên, một phản ứng
nhạy bén đến một sựkiện bất hợp ý nào xảy ra. Chính vì thếmà khi mình lâm chung, chắc
chắn sẽbị, hoặc là oan gia trái chủ, hoặc là ma quái gạt mình rơi vào trạng thái đó.
Giận tức là điều tuyệt đối phải tránh. Bình thường tỉnh táo đã biết mà kềm chếkhông
được, thì làm sao tới lúc khốn đốn nhứt, đau đớn nhứt, rối loạn nhứt lại có thểkềm chế được.
Vậy thì, muốn thành đạo, muốn siêu sanh lên cảnh giới Cực-lạc của Phật thì ngay từbây giờ
phải bỏcho dứt cái tập khí, thói quen này.
Trong Phật học có đưa ra pháp tu nhẫn nhục. Nhất thiết pháp đắc thành ưnhẫn. Tất
cảmọi tôn giáo, mọi cách tu hành, nếu ai còn phạm phải chuyện này thì vô phương thành
đạo, không thểgiải thoát. Chính con đây, hồi trước chưa hiểu đạo, thường nóng giận bừng
bừng, đến khi hiểu được sựtối ưnguy hại của nó rồi con phải chú tâm đềcao cảnh giác. Mỗi
lần có chuyện bực mình là con nói thầm trong miệng “đừng giận, đừng giận...” rồi tìm cách
lánh xa hiện trường, giận muốn mởlời con cũng cốgắng cắn môi lại đểtránh phải phát ra
lời, vì hễphát lên lời thì lửa giận bốc ra, bừng lên, ta kềm không nổi, công phu tu hành của
mình từmột sơý đó thôi đã biến thành mây khói.
Phải cốcông tập luyện chuyện này chứkhông phải dễdàng đâu cha má ạ, vì đây là
tập khí đã ăn sâu vào tạng thức của mình từlâu đời rồi. Sân-giận là kẻthù rất đáng sợsát
bên cạnh, nó đã giết hại vô sốhuệ-mạng của chúng sanh mà mình đâu ngờ. Xin cha má hãy
cốgắng tối đa chuyện này mới được. Chắc hẳn một đôi ngày, vài ba tháng không dễgì mình
bỏhẳn được, nhưng quyết tâm thì hiện tượng này chắc chắn sẽgiảm dần, rồi nó sẽdứt.
Khuyên người niệm Phật
135
Trước giờ, mình chưa xác định được mục đích thì đành cho qua, nhưng nay đã thấy rõ rồi,
đã hiểu được chỗmình cần phải tới rồi, thì xin cha má đừng vì một chút việc tầm thường mà
đành chịu mất cơhội quý báu đánh giá bằng vô lượng kiếp tu hành này. Hãy buông bỏtất
cả, hãy đem tất cả để đổi lấy cho được cái vé đi vềTây-phương cha má ơi! Cứnghĩrằng một
vài năm nữa mình về đất Phật thì tại sao phải ởlại chịu đọa lạc khổ đau vô vàn kiếp số để
tranh giành, đểsân-giận?
Con biết từhồi nào đến giờgia đình mình sống theo phong hóa Á-Đông, khuôn mẫu
nhà Nho, tưtưởng “Tam-Cương Ngũ-Thường” cũng đã ảnh hưởng rất lớn. Cái Nho phong
này là điều rất cần thiết cho đạo làm người. Tuy nhiên, Nho giáo dù sao đi nữa cũng chỉlo
được chuyện thếgian trong một đời này, chứhoàn toàn không cáng đáng nổi tới đời quá
khứ, vịlai. Nhân-quả, nghiệp-báo, luân-hồi... Nho giáo hoàn toàn không nói đến. Cho nên,
nói về đạo dạy làm người trong đời này thì Nho giáo rất tốt, còn nói về đạo xuất thế, luân
hồi, nhân duyên, nghiệp báo... thì nhà Nho không thông được. Đây là một sơsuất đáng chú
ý! Phải chăng trong nhiều tiền kiếp có thểvì quá chú trọng vào thểdiện, nhân cách người
quân tửmà vô tình tạo ra nhiều nhân tốlỗi lầm, có thểgây ra những nghiệp oán vềsau mà
không hay! Ví dụ điển hình nhưchữTrung Hiếu, “Quân xửthần tử”, “Phụxửtửvong”,
những sựbức bách này làm sao tránh khỏi chiêu cảm thành oán thù truyền kiếp, làm cho lịch
sửmãi mãi chìm trong chiến tranh chết chóc. Tần-Thủy-Hoàng đốt sách chôn Nho, họcố
quét sạch bóng dáng Nho gia trên ngay quê hương họ. Những cuộc cách mạng văn hóa đã
đem đền đài, sách vởThánh Hiền của họ đập phá, đốt hết. Những cuộc nội chiến tương tàn
gây chết chóc cho biết bao nhiêu người, v.v... phải chăng là những quảbáo truyền kiếp từ
trong chính dân tộc họ!?
Phải tin Phật cha má ạ. Phật giáo là một nền giáo học cho ba đời quá khứ, hiện tại, vị
lai, bao trùm tất cảmọi phương diện, mọi khía cạnh chứkhông phải chỉlà một thứtôn giáo
dị đoan mê tín nhưngười ta thường hiểu lầm đâu. Hiểu được đạo Phật rồi ta có thểhiểu
được tất cảmọi tôn giáo, ta thấy được mọi cảnh giới. Đây là sựthật. Ví dụnhư, Hòa-Thượng
Tịnh-Không, có những lần người ta bất chợt mời Ngài giảng Thánh kinh của Thiên-Chúa
Giáo, Thánh kinh Hồi-Giáo, khai thịcho Thánh-Hỏa Giáo, v.v... Ngài cầm kinh lên lật tới
đâu giảng tới đó, thâm sâu, uyên áo hơn cảchính giáo sĩcủa họnữa, mà những kinh điển
này từtrước tới giờNgài chưa đọc qua. Rõ ràng khi một người hiểu ngộkinh Phật thì tất cả
mọi cảnh giới đều thông suốt, cho nên Ngài cầm quyển kinh nhìn vô là thấy ngay liền không
cần phải chần chừsuy nghĩ.
ỞViệt-Nam ta có nhiều tôn giáo, ví dụnhưCao-Đài, Hòa-Hảo... chẳng hạn, nếu có
duyên mời Ngài khai thị, chắc chắn Ngài cầm lên giảng liền, giảng thẳng đến cốt tủy luôn,
đến nỗi chính những cảnh giới mà giới chức sắc tu nhiều năm trong đó chưa chắc đã ngộra.
Đây là sựthật, chắc chắn nhưvậy. Chính nhưcon đây mới bập bẹnghe Phật pháp của Ngài
thôi mà con đã nhìn thấy được nhiều cảnh giới của họrồi, thì làm gì với bậc minh sưnhưvậy
mà Ngài không thông đạt.
Khuyên người niệm Phật
136
Trởlại chuyện tu hành, tất cảcăn nguyên của đọa lạc là ba cái độc Tham, Sân, Si.
Tham-Lam bịrơi vào ngạquỷ, sân-giận rơi vào địa ngục, si-mê rơi vào súc sanh. Trong ba
đường này, đường nào cũng khổcả, trong đó địa ngục là cảnh giới dễsợnhất. Trong mấy
thưliền con nhắc đến điểm này, xin cha má, anh chịem, bà con, có bác, nhứt thiết đừng sơý
coi thường. Con vì lòng hiếu hạnh thành tâm muốn tất cảmọi người chớnên sắp hàng vào
đó xem thửmà ân hận ngàn đời, muôn kiếp chứkhông phải nhưsựhiếu kỳ đi xem chiếu phim
ma đâu! Mọi người, cảthân lẫn sơ, hãy chú ý mà tránh xa đi. Tin hay không thì tùy, con nói
vẫn phải nói với tất cảlòng chân thành khuyên nhủvà con coi đây nhưlà bổn phận làm con,
làm bà con thân thuộc với nhau trong đời này.
Đức Phổ-Hiền Bồ-tát dạy “Khuyến-Tấn-Hành-Giả”và con đang làm đúng theo như
vậy. Xin cha má nên nghe theo con, tu hành là tu bằng cái tâm chân thành để được giải
thoát, chứkhông ai bắt phải cạo đầu trọc đâu mà sợ, mà trốn tránh, và cũng xin khuyên anh
chịem rằng, chớ đem cái trí nghĩthô thiển của mình mà đánh giá lời Phật, đừng bao giờ ỷ
mình có coi được vài ba quyển sách, nói chuyện trời đất trên vỉa hè mà cho mình là hàng trí
thức! Cái nhìn, cái thấy của mình lẩn quẩn trong một xứcòn quá nghèo nàn lạc hậu, có thấm
thía gì đâu so với vũtrụbao la, với nhân sinh cảnh giới trùng điệp, thì làm sao dám đểtâm
cống cao, ngã mạn coi nhẹPhật pháp.
Phật là đấng giác ngộtối thượng trong thập pháp giới, đại từ, đại bi vạch đường cho
mình thoát hiểm nạn, mình không chịu nghe theo, tựmình đâm đầu vào khổhải thì ráng mà
chịu. Đến lúc cùng rồi, phía trước là vực sâu thăm thẳm lửa cháy bừng bừng, phía sau hổ
báo, nghiệp chướng tràn tới vồchụp đểphanh thây. Hết đường chạy thoát rồi, lúc đó mới
ngộ đạo thì cũng thừa thôi!...
Cái cảnh giới địa-ngục này từ đâu mà có? Nó là sựchiêu cảm hằng ngày bằng cách
sống, cách suy nghĩ, cách ăn ở, cách tiếp vật đối người... của mình chứkhông đâu xa cả. Khi
không biết, mình cứtưởng nó là chuyện huyền hoặc, xa vời, phi thực... đâu ngờnó là một
thực thểnúp sẵn sát bên cạnh mình, ởsâu trong tâm mình, ởngay trước mặt mình mà mình
không hay. Đó chính là đâu? Sân giận!
Phật dạy “Duy Tâm sởhiện”, tâm mình tạo ra cảnh giới nào mình đi vềcảnh giới đó.
Người hiền lành thấy cảnh thiện, người hung dữthấy cảnh ác quỷ, người tham lam keo kiệt
thấy cảnh ngạ-quỷ, người ngu si mê muội thì sống trong cảnh giới súc-sanh. Chuyện này
ngay trong làng mình cũng có nhiều ví dụcụthểchứ đâu xa, nhưcó nhiều người mới sinh ra
bị điên điên dại dại, mê mê khờkhờ... thật sựcó phải là họ đang sống trong cảnh giới loài
vật, đôi khi còn thấp hơn một sốcon vật nữa không?! Tất cảhiện tượng đó cũng là cái
nghiệp báo của họ, vì dại đường tu trong đời trước mà thành ra nhưvậy! Mình nên thương
hại chứ đừng khinh khi họ.
Cho nên, tu hành cần phải hiểu pháp, không hiểu pháp mà cốchạy theo thếtrí biện
thông thì tạo thêm nghiệp. Mất chánh pháp thì càng tu càng lạc, càng tu càng xa chân lý,
Khuyên người niệm Phật
137
càng mất phần giải thoát mà mình không hay! Nên nhớ, người tu mà đi lạc đường thì có tội
lớn hơn người không tu. Vì sao? Vì họlàm gương xấu cho người khác, họlàm cho người
khác mất niềm tin, họdẫn người khác đi lạc đường, họcó thểlàm mất huệmạng của người
khác. Rõ ràng, họgây tội cho chính họvà còn mang thêm tội của người khác... Do đó, tu
đúng chánh pháp mới có công đức, có thiện căn, tu sai hướng thì nhất định phải nhanh
chóng hồi đầu đểkịp thời “đáo bỉngạn” trước khi gặp tửma, cha má ạ.
Trởlại chuyện sân-giận, con cũng xin thưa rằng là con đang dựa theo Phật học nói
chung vềcái nguy hại của chữ“Sân”, rồi ứng dụng vào hoàn cảnh riêng của gia đình chứ
con không phải nói riêng. Con biết chắc chắn ai cũng từng vướng phải lỗi này, thì bây giờ
đọc thưnày nhớhồi đầu tỉnh ngộ. Hơn nữa, cái mục “Sân-Giận” rất dễphạm phải trong nền
văn hóa Á-Đông. Ở đó, nếu nói rằng cha mẹnóng giận con cái là sai thì ít ai chấp nhận.
Nhưng ởÂu Mỹ, thì đây là luật bịcấm. Các nước Xã-Hội Chủ-Nghĩa cùng một sốnước Á
châu khác cũng đã áp dụng luật này rồi. Đây cũng là một điều may, vô tình cứu được một số
oán nghiệp cho người làm cha mẹ. Vì dù cho luật lệquốc gia hay phong tục tập quán có cho
phép độc tài hay không, thì mọi sựbức bách đều gây nên oán nghiệp. Nghĩa là nó sẽtrở
thành mối hận thù truyền kiếp, đời này trảkhông được nó cũng chiêu cảm ở đời sau.
Ví dụ, nhưai đã bức bách một người nào chết dù đúng luật thếgian hay không thì
nghiệp sát sanh vẫn có và thần thức người bịhại vẫn ghi tâm trảthù. Chính vì thếmà thành
ra oan oan tương báo, ngay cảcon cái trong gia đình cũng vậy. Xin cha má nhớrằng đời
này là Cha-Con, Thân-Thuộc... nhưng khi chết rồi, thì thần thức phải qua cuộc cách ấm, tất
cảký ức đều bịxóa sạch. Thần thức nhập thai, trụthai, xuất thai hoàn toàn mê mờ đi theo
dòng nghiệp báo đầu sanh, ở đó chỉcòn nghiệp thức chiêu cảm và sẽhành động theo “đền
ân, báo oán, trảnợ, đòi nợ”, chứkhông biết ai là cha, là mẹ, là anh, là em gì nữa cả. Cho
nên, khi hiểu đạo thì ngay cảcon cái mình cũng phải lấy lễmà tiếp xử, chứkhông thể ỷ
quyền làm sai luật nhân quảmà gây thêm nghiệp báo.
Nói gọn lại, giận la rầy con cái nếu là vì lòng thương giáo dục thì không kết báo oán,
còn vì tánh nóng nảy của mình, thì vẫn tạo nên nghiệp báo, thù hận, không tốt cho hậu kiếp!
Phật dạy rằng, con cái đến với ta là do những duyên nợtừtrước, có rất nhiều duyên
nghiệp nhưng tựu trung có bốn diện, (1) “Báo-Ân”; (2) “Báo-Oán”; (3) “Đòi-Nợ”; (4)
“Trả-Nợ”.
“Báo-Ân”là người trong đời trước đã thọân của ta, chiêu cảm đến đời này nó đến để
trả ơn. Đây là những đứa con có hiếu có tình, biết thương cha kính mẹ, dù cho có bị đối xửtệ
bạc nhưthếnào nó cũng thương cha mẹ, không thay đổi.
“Báo-Oán”là những đứa con trong những kiếp vềtrước đã bịta la mắng, chửi bới,
hành hạ, cưỡng bức, sát tử... bây giờhọtới nhằm trảmối nợnày. Đây là những đứa con bất
Khuyên người niệm Phật
138
hiếu, vô lễ, vô nghĩa, vô đạo...! Nó sẽtìm cách phá tan gia phong uy tín của dòng tộc, làm
cho cha mẹphải chịu nhục nhã, bịtù đày, thậm chí còn có thểsát cha hại mẹnữa là khác.
“Đòi-nợ”là những đứa con phá sản, bao nhiêu sựnghiệp của cha mẹnó đem phá hết,
cờbạc, rượu chè, đau bệnh... bằng mọi cách làm cho gia tài của cha mẹphải tiêu tan. Đây là
vì trong tiền kiếp, chính mình đã đoạt chiếm tài sản của nó, ăn cướp, ăn trộm, dùng quyền
cưỡng chiếm... nên mới tạo ra đứa con nhưvậy. Nếu vừa cả “báo oán” và “đòi nợ”thì sự
việc xấu ác sẽxảy ra ngoài sức tưởng tượng của nhân luân, kinh khủng lắm! Riêng cha má
không có những người con thuộc dạng xấu này, đây cũng là sựmay mắn do bởi cái nhân ăn
ởhiền lành từtrong đời kiếp trước của cha má, chứgiảsửnếu có, thì cha má cũng đành
nuốt hận chịu thua chứkhông cách nào cứu vãn được đâu!
“Trả-Nợ”thì ngược lại là nó nợmình, đời này thường thấy những người con thường
gửi tiền bạc cung dưỡng cha mẹ. Nếu chỉ để“trảnợ” thôi thì nó chỉý thức trách nhiệm hoặc
sợxấu mặt với bạn bè, bà con, mà giúp chứchưa chắc đã thương cha mẹ. Nếu có cả “trả
nợ” lẫn “đền ơn”thì trởthành đứa con đại hiếu, đại hiền, đại nghĩa, đại từ, đối với cha mẹ,
vừa lo chu toàn cảvật chất lẫn tinh thần và chí thành thương tưởng, trung thành với song
thân.
Nuôi dưỡng ăn uống là trảtiểu hiếu nhân sinh. Cứu độcha mẹvãng sanh Tây-phương
là trả Đại hiếu xuất thế. Nhưcon đây đang tận lực làm tròn đại hiếu đó, con đã làm hết bổn
phận thì dù cha má có đi hay không con cũng đã trảtrọn vẹn. Nếu cha má sơý lọt lại trong
tam đồlục đạo, thì đó là duyên phần của cha má chứcon không biết làm cách nào khác
hơn...
Hiểu được điều này, thì trong đời bất cứchuyện gì xảy ra, xin cha má cũng nên an
nhiên tựtại. Tất cả đều do nhân quảnghiệp báo từnhiều đời nhiều kiếp kết tụvề đểthanh
toán ơn nghĩa nợnần cũmà thôi. Hễcó nhân thì có quả, có nghiệp thì có chướng. Người
khéo tu hành hiểu đạo thì phải tìm cách chặt đứt nguồn nhân quảnghiệp báo này đểthoát ly
giòng sinh tử. Muốn chấm dứt thì bây giờta sẵn sàng trảnợvà đừng gieo nghiệp mới nữa.
Thếthôi! Chuyện này phải cốgắng làm thì mới được. Nhiều người tu hành suốt bảy tám
mươi năm nghiệp chướng vẫn còn tràn trềvà cơhội giải thoát vẫn còn mù mịt. Do đó, giải
thoát được không hẳn tu lâu hay mau mà là biết cách tu. Có câu nói, “Tu trọn kiếp, ngộnhứt
thời”, tu một kiếp có cảtriệu đời nhưng chưa chắc đã ngộ, nhưng khi ngộ đạo chỉcần một
tích tắc thời gian thôi. Cho nên tu có đúng cách, chọn đúng pháp môn, hợp căn cơ, hợp lý
đạo, người đó sẽthành công. Tu không hợp lý hợp cơdù tu trọn đời trọn kiếp cũng khó có
phần giải thoát.
Trong tất cảpháp tu hành, Pháp môn niệm Phật được chưPhật, chưTổsư đều xưng
tán là “Đốn-Siêu trong Đốn-Siêu, Phương-Tiện trong Phương-Tiện, Cứu-Cánh trong CứuCánh, Liễu-Pháp trong Liễu-Pháp”. Đây không phải là lời nói đưa đẩy mà là lời trực ngôn,
chân ngữ, thực ngữ. Vì sao? Vì với tám mươi bốn ngàn pháp môn tu tập của Phật đểlại, thì
Khuyên người niệm Phật
139
pháp của Phật bao trùm tất cảmọi phương diện. Trong rừng kinh sách Phật ấy, lại có kinh
nói rằng dù cho có vô lượng pháp môn tu thì cũng chỉcó pháp Niệm-Phật là duy nhất được
mười phương chưPhật hộniệm và được bốn mươi tám lời đại nguyện của đức A-di-đà Phật
gia trì. Là pháp độc nhứt nói lên sựbình đẳng thành Phật viên mãn cho đều cảcửu pháp
giới. Một pháp tu hành chỉcần một đời này thôi được vãng sanh vềTây-phương Cực-lạc, kết
thúc sanh tử, một đời thành Phật. Chính nhờlực gia trì này mà có người đứng vãng sanh,
ngồi vãng sanh, có người hẹn lại ngày vãng sanh, có người niệm Phật chỉvỏn vẹn ba ngày
đã được vãng sanh, trút bỏbao nhiêu khổnạn nghiệp chướng.
Thưtới, con sẽkểcho cha má nghe những chuyện “thần kỳ”ngay mới gần đây thôi.
Tất cả đều là sựthật. Trong khi đó có nhiều pháp môn rất cao siêu, nhưng không trọn vẹn
gọi là bất liễu giáo. Ví dụ, nhưpháp tu Đốn-Siêu có thểcấp kỳthành Phật nhưng đòi hỏi căn
cơ, tâm trí quá cao không hợp với đại chúng; Phương tiện dễnhưng không có cứu cánh; Cứu
cánh dễnhưng không đủphương tiện... Chỉcó pháp niệm Phật hợp với tất cảmọi căn cơ.
Đốn siêu vì một đời thành công, cứu cánh thì chắc chắn, phương tiện thì quá dễ, nhân là
niệm Phật, quảlà thành Phật. Niệm Phật thành Phật. Tất cảmật tạng bí tủy nhất của chư
Phật đểlại cho chúng sanh đều ởngay trong Thánh Hiệu “Nam-mô A-di-đà Phật”. Quyết
định dứt khoát rốt ráo. Kinh Phật dạy, “Ức Phật niệm Phật hiện tiền đương lai tất định kiến
Phật”. Nhất hướng chuyện niệm A-di-đà Phật, nhất định cha má sẽ được vãng sanh, sẽthành
vịBất thối Bồ-tát, chỉcòn một đời này thôi sẽthành vịPhật ởcõi nhất chân Pháp giới Tâyphương Cực-lạc.
Hãy buông bỏtất cảnhững đường đi vô định hướng. Hãy quyết tâm theo đúng pháp
môn tối thượng này đểthành đạt. Xin cha má quyết tâm đừng vì cảm tình, hay tiếc nuối
những điều gì khác mà mất cơhội vãng sanh, oan uổng lắm! Hãy buông bỏtất cả đểra đi
trong quang minh, an lành, thanh tịnh. Hãy buông bỏtất cả đi, đểcha má thoát khỏi cái chết
của kiếp người ởtuổi đời đã gần mãn. Nếu tới tuổi này rồi mà không nhận rõ sốmạng,
không vạch đường đi rõ ràng, thì còn đợi đến chừng nào nữa đây, thưa cha thưa má? Buông
bỏ đâu có nghĩa là bỏnhà, bỏcửa, bỏ ăn, bỏuống đâu, những cái bỏnày là hành động tựtử,
sẽbịsa đọa rắc rối và có hại cho huệmạng.
Buông bỏlà dứt khoát liệng tất cảnhững gì không ích lợi cho việc vãng sanh. Giận
hờn con cháu, tức giận người thân, chửi bới kẻbất hiếu... là những hành động có hại cho
tâm linh của mình. Nuối tiếc nhà cửa, luyến tiếc gia đình, bàn chuyện thịphi, đam mê danh
vọng, thích nhân nghĩa hão huyền, ưa tiếng khen chê vô ích của thiên hạ... là tựtrói mình trở
lại trong đường luân hồi, có sướng ích gì đâu. Thếgian này, càng ngày càng tiến gần đến
chỗnguy kịch mà tình cảm không dứt, dây dưa những con đường tu hành vô định hướng, cầu
xin những phước lợi nhỏnhoi cho thế đời mộng huyễn này... là tựmình không muốn vãng
sanh Tây-phương, là tựmình bỏmất cơduyên thành Phật, tựmình tìm chỗhiểm nạn mà đi.
Thưa cha má, nên suy nghĩcho thật kỹthì giựt mình tỉnh ngộliền, nên biết hồi đầu một
trăm tám mươi độ đểkịp cứu đời mình. Trong lời pháp giảng vềkinh Vô-Lượng-Thọ, Ngài
Khuyên người niệm Phật
140
Tịnh-Không có nói, “Có người tu hành lâu năm, họthường niệm Bồ-tát nên sinh ra cảm tình
sâu đậm. Bây giờgặp Phật, họkhông chịu niệm Phật mà cứniệm Bồ-tát, họsợniệm Phật thì
có lỗi với Bồ-tát! Đây là vô minh, vọng tưởng! Bồ-tát còn ngày đêm phải niệm Phật đểcầu
vãng sanh, còn mình thì không chịu hồi đầu tỉnh giác. Đây thật là tình chấp thâm trọng thành
ra mê mờ?! Chẳng lẽhọc lớp một đến kỳphải lên lớp lại nói, “Tôi học lớp một lâu rồi, tôi
mến cái lớp này, không muốn lên”. Có cái đạo lý nhưvậy sao?”. Ngài nói tiếp, “Niệm Phật
đểthành Phật là sựthăng cấp cao nhứt, là cơduyên tối thắng dễtìm ra lắm sao? Hàng tỉ
người may ra mới có một người gặp được, tin được đểthành Phật”. Vì sao vậy? Vì hầu hết
không ai có đủthiện tín đểy giáo phụng hành, thực hiện trọn vẹn pháp môn. Nghĩa là họtin
chút chút, niệm thửcoi, còn thời giờchính là họlo cầu xin phước báu, không dám bỏthói
quen xưa, vẫn chạy theo con đường tu hành tạp nhạp. Tiếc thay!
Thưa cha má, hằng ngày con tranh thủtừng phút đểviết thưkhuyên cha má tu hành.
Vì đây không phải là phép tu bình thường, mà tu đắc được giải thoát, một đời thành Phật. Vì
con đã thấy rõ ràng hiển nhiên, cho nên con phải nói cạn tình, cạn lý đểcha má quyết đắc
được thiện lợi. Nếu lỡcha má có bịmất phần thì con cũng không còn ân hận nữa. Trong linh
cảm con vẫn thấy rằng cha má vẫn chưa tin tưởng vững chắc, vẫn còn hồnghi: “Làm gì có
chuyện tu một đời mà vãng sanh bất-thối thành Phật dễdàng nhưvậy?”. Nhưng thưa cha má
đây là sựthật. Thưtới con sẽcốgắng giải thích rõ ràng chuyện này, con nêu đích danh
những người vừa mới vãng sanh gần đây, không những thếtrong đời họcòn giúp hàng trăm
người khác vãng sanh. Đây là sựthực. Xin cha má vững lòng tin tưởng mà đóng kín tất cả
lục căn lại, nhứt tâm niệm Phật cầu vềTây-phương Cực-lạc, phải về đó cho được trước đã,
mọi chuyện khác sẽtựbiết sau. Nhất thiết đừng phân vân, phải quyết lòng đi thì phần an vui
cực lạc đang chờsẵn cho cha má đó.
Nam-mô A-di-đà Phật.
Kính thư.
(Viết xong, Brisbane ngày 7/4/02).
Pháp môn niệm Phật thật là Tâm Tông của các đức Phật, là con đường
tu tắt mau của hàng chúng sanh đi đến quảvịgiải thoát sanh tử. Nếu bền
chí nhất tâm niệm Phật, thì không phải đợi mãi đến đời sau mới được gần
Phật, mà ngay đời này cũng đã thấy Phật.
(Bồ-tát Giác Minh Diệu Hạnh).
Khuyên người niệm Phật
141
18 - Lời khuyên song thân
Kính cha má,
Khi hiểu được đạo pháp mới thấy tu hành cần phải cẩn thận, sơhởmột tí có thể
chuyển xoay họa phước, hễ đúng thì phước, lệch thành ra họa. Vì thếnên người tu thì nhiều
mà đắc thì ít. Cái khó nhứt là vì thời này đã mạt pháp rồi, tâm con người bịhoàn cảnh vật
chất chi phối quá nhiều. Tâm trí bịô nhiễm thành ra ai ai cũng thích chạy theo ảo vọng, ít ai
lo chuyện giải thoát. Những người già cả, lớn tuổi, lụm cụm họcảm nhận được sựhão huyền
của kiếp người mới thấy mối tu đạo ló dạng. Nhưng tu hành lại quá khó, sơhởlà phạm luật,
phạm giới, cho nên nếu mình thực sựmuốn thành tựu đạo quảthì phải đểtâm chú ý, chứ
không nên tựmạn cho rằng mình đã thành công, đã có nhiều công đức.
Nhưcha má thấy, tu hành trọn đời chỉcần một lần sân giận, nóng nảy là tất cảcông
phu đều bịtiêu hủy sạch trơn, bảy tám mươi năm tu tập trởthành sốkhông mà người đó
không hay, cứ đinh ninh là mình tu hành ngon lành, hơn nhiều người khác. Cái ngạo mạn nó
đóng kín tâm trí lại làm cho họtự đâm đầu vào ngõ cụt mà không hay. Còn hại hơn thếnữa,
cứmột lần giận dữthì lại cấy vào tâm thức mình một chủng tử địa ngục, khó gỡra được.
Chủng tử địa ngục trong tâm nhiều hơn các thứkhác thì mình sẽbịthọbáo ở địa ngục chứ
làm sao tránh khỏi. Người tu hành cần ghi nhớ điều này, đừng bao giờsanh tâm kiêu mạn.
Chính Ngài Ấn-Quang Đại sư, vịTổthứmười ba của Tịnh-độTông Trung-Hoa, một vị đại
tôn sưmà lúc nào cũng tựnhắc nhởrằng công phu của mình còn kém. Cho nên, dù có tu
hành nhưng xin cha đừng nên ỷlại rằng mình đã tu lâu năm, mà còn phải đểtâm chú trọng
đến vấn đềlà đường mình tu đi tới đâu? Có thành tâm chí thiết hay không?...
Niệm Phật là pháp môn tối vi diệu. Kinh Vô-Lượng-Thọ, Phật dạy mười câu niệm Phật
tất vãng sanh, chỉtrừngười mang tội ngũnghịch và phỉbáng chánh pháp. Nghĩa là, dù người
có mang trọng tội đều có thể được cứu độvãng sanh Tây-phương Cực-lạc Thế-giới nếu biết
hối lỗi tu hành. Ngài Tịnh-Không nói, pháp môn niệm Phật thật quá đặc biệt, không thểbàn
nghịtới được. Bất kểngười có tội hay không, tội nặng hay nhẹ, miễn là biết quay đầu tỉnh
ngộ, biết kiệt thành sám hối, biết chí thành tu sửa, thì dù có tội đọa địa ngục đi nữa vẫn được
vãng sanh nhưthường. Đây không hẳn là công của chính mình mà là nhờthần lực gia trì của
Phật A-di-đà.
Thực tế, đây không phải là lời giảng của Hòa-Thượng, mà trong kinh Phật nhắc đi
nhắc lại nhiều lần, nhất là các kinh luận Tịnh-độ. Cho nên, người mang trọng tội chắc chắn bị
đọa địa ngục, nếu người đó muốn xuống địa ngục đểxem thửvài ba vạn kiếp thì khỏi bàn tới,
còn nhưmuốn cầu thoát nạn thì vẫn còn kịp. Đó là Niệm Phật. Con xin thưa thẳng rằng thời
Tu hành ví nhưthi cử!
Khuyên người niệm Phật
142
đại mạt pháp này ngoài câu Nam-mô A-di-đà Phật ra khó tìm đâu ra một năng lực thứhai.
Xin cha má suy nghĩkỹ, quyết tâm niệm Phật ngày đêm đừng lơlà buông xuôi nữa.
Biết thếmà con người vẫn không chịu tin. Đợi khi nào mới tin đây? Thưtrước, con
hứa sẽnêu lên một vài thành tựu như“Thần Kỳ” trong pháp niệm Phật và nói rõ những
nguyên do nào có người tu hoài không thành đạt, ngược lại có người thành đạt rất nhanh, rất
rõ ràng.
Thưa cha má, tu hành phải xác định rõ mục đích, nếu mình chỉmuốn tu đểkiếm chút
phước đức nho nhỏnhưcầu chút tiền, được trúng số, muốn mua mau bán đắt, được chút lợi
lộc thếgian, thì những lá thưcủa con không có giá trịgì cả, vì con thấy rõ rằng con đường đó
sẽbị đọa lạc, sẽbịkhốn khổvềsau. Lúc vay thì cười hỉhả, lúc trảtan rã thân tâm, than đâu
cho thấu, khóc thầm không xong!
Cái chính của sựtu hành là cốt đểgiải bài toán giải thoát sanh tửluân hồi. Quý giá hơn
nữa là làm sao vãng sanh được tới thếgiới Tây-phương trong một đời này. Vì bài toán này
quá khó, trên đời này không mấy ai giải được. Sựthật, khó thì khó nhưng rõ ràng có cách
giải, có thểthực hiện được ngay trong đời này, tại vì người ta chưa thấy, chưa biết, chưa hiểu
cho nên chưa đi được. Thếthôi.
Hôm nay, con cốgắng giải thích thêm, cộng thêm những chứng minh cho cha má,
mong sao cha má thức ngộchân tướng của sựthật mà hạquyết tâm tu hành. Con cầu xin đức
A-di-đà gia trì vào lời thưnày đểthức tỉnh cha má.
Thưa cha má, người tu hành mong cầu đạo ví nhưngươi đi dựthi vậy. Lúc chưa thấy
được phương pháp thì nghĩmuốn điên đầu mà nó vẫn rối bùng ben, nhưng một khi đã hiểu
được rồi thì cách giải rõ rõ ràng ràng, minh minh bạch bạch. Một mạch, họlàm xong bài
toán, họ đậu. Tu hành cũng vậy, một khi ngộ được lý đạo rồi thì cứmột đường thẳng tiến, sự
thành đạo chỉtrong một đời này thôi chứkhó gì đâu! Thi cử, con xin nêu ra vài trường hợp
sau đây:
*) Một là: Khi đã thấy được phép giải rồi thì người đi thi phải mau mau làm nhanh,
một đường từ đầu chí cuối, phải tranh thủlàm đểnộp bài đúng giờ. Chắc chắn thi đậu.
Đây là ví dụcho những người tu hành ngộ đạo, đắc đạo. Trong Phật giáo, những vịSư
tu hành vào lúc thiếu niên và trung niên thường họthửtu đủcách, nhưng đến khi tuổi về
chiều, quá 50 tuổi vềsau, họthường bắt đầu mới thấy rằng sựgiải thoát là điều tối quan
trọng. Giáo nghĩa kinh điển dù thông cho mấy, mà sựthoát ly trong đời này còn mờmịt thì
sựtu hành chưa phải là viên mãn. Cho nên một khi đã chợt ngộra đạo lý này hầu hết quý
Ngài đều buông xuống tất cả, nhứt tâm quay vềvới câu Phật hiệu A-di-đà Phật đểcầu vãng
sanh Tịnh-độtrước rồi những chuyện khác sẽtính sau. Hẳn nhiên cũng có người ngộ đạo
theo các pháp môn khác, nhưng hầu hết đều quay vềniệm Phật, vì niệm Phật nhờlực gia trì
Khuyên người niệm Phật
143
của Phật mà vượt khỏi tam giới, rút ngắn được ba đại A-tăng-kỳkiếp, về được tới Tâyphương Cực-lạc quốc. Đó là những người thật sựliễu giải Lý Sựcủa Phật đạo.
Nếu nghiên cứu trong rừng lịch sửPhật Giáo cha má sẽrõ ràng chuyện này, nhiều vị
Sưniệm Phật mà đứng vãng sanh, ngồi vãng sanh, biễu diễn sựra đi đúng nhưcâu nói “duhí-thần-thông”. Chuyện này nhiều lắm con không thểkểhết ở đây được. Khi nào có ghé chùa
xin mua những quyển như“Mấy-điệu-sen-thanh”, “Vãng-sanh-ký”, “Chuyện-vãng-sanh”,
“Tịnh-độ-Thánh-Hiền-lục”, v.v... đểcoi thì biết.
Tu sĩ được nhưvậy, còn người thường, cưsĩthì sao? Thưa cha má, người nào tu người
đó đắc. Trong thếkỷhai mươi vừa qua, Ngài Hạ-Liên-Cưlà một cưsĩ, Ngài chỉniệm A-di-đà Phật, khi vãng sanh Ngài mời bạn bè tới dựtiệc chia tay rồi đứng giữa chánh điện chắp tay
mà thoát hóa, vui vẻthoải mái. Người biết trước ngày ra đi, đứng cười mà thoát hóa nhưtrò
đùa vậy, đây chẳng phải là chuyện “Thần-kỳ” sao?
Chuyện này cũng chưa lạ, thường ngày Ngài có nuôi một con chuột, khi Ngài kinh
hành niệm Phật con chuột lắc lẽo đẽo theo sau, giống như ởquê trẻem nuôi chim se sẻ, khi
khôn lớn nó cứnhảy nhảy theo sau vậy đó. Đến khi Ngài đứng vãng sanh thì thấy nó đã vô
chiếc giày của Ngài và đứng vãng sanh theo. Đây đúng thật là chuyện “Thần-kỳ” của thếkỷ!
Trong kinh Phật nói, tất cảchúng sanh nhứt tâm xưng niệm A-di-đà Phật thì được vãng
sanh. Chuột là chúng sanh, nó niệm Phật thì nó được vãng sanh và nó cũng được bình đẳng
thành Phật ởTây-phương. Đây là chuyện có thực. Con chuột này, chắc chắn trong đời trước
nó là con người có tu Phật, niệm Phật thành thục rồi, nhưng lúc lâm chung sơý nẩy lên một
niệm ngu si, dại dột nào đó mà lọt vào đường súc sanh, may mắn là gặp được Ngài Hạ-LiênCưcứu độ, chứgiảsửnhưsinh ra rồi đi lang thang, gặp phải chú mèo thì tiêu đời rồi, biết
kiếp nào nữa mới thoát đây?...
Cách đây cỡhơn mười năm ở Đài-Loan, có một lão cưsĩtên là Lý-Bỉnh-Nam vãng
sanh. Ngài là học trò của TổsưThích-Ấn-Quang, vịTổsưthứmười ba của Tịnh-độTông
Trung-Hoa. Cuộc vãng sanh của Ngài, cảnước Đài-Loan đều thương tiếc. Hằng ngày, hơn
sáu trăm người vì nhớtưởng ơn Ngài cứu độ, đến niệm Phật hộniệm trước linh cữu trong
bốn mươi chín ngày liền, ngày đêm không gián đoạn. Ngài chỉlà một người thường nhưng có
những vịHòa-Thượng phải đảnh lễ, bái làm Thầy. Ngay Hòa-Thượng Tịnh-Không, vị
thượng thủTịnh-tông thếgiới cũng bái Ngài làm thầy và thọgiáo mười năm. Ngài là người
niệm Phật và dạy người ta niệm Phật cầu sanh Tây-phương. Trong đời, Ngài cứu độhơn năm
trăm người thực sự được vãng sanh vềTây-phương. Chỉlà một công chức bình thường,
nhưng khi vãng sanh có tới khoảng sáu trăm người tựnguyện ngày đêm hộniệm suốt bốn
mươi chín ngày, hàng ngàn người quỳlạy tiễn đưa linh cửu, hàng triệu người khắp nơi
thương tiếc. Phước đức này đâu phải tầm thường, xưa nay dễai có được. Phải chăng đây là
một chuyện “Thần-kỳ”!
Khuyên người niệm Phật
144
Ngay hiện tại đây, ở đây có một vịtu sĩhiệu là Thiện-Huệ. Trước đây, Ngài là con rể
của Phối-SưTrần-Quang-Vinh, thống lãnh quân đội Cao-Đài. Ngài tu Cao-Đài ngay trong
nội Thánh-Thất Tây-Ninh hơn ba mươi năm, là giáo sưPháp văn cho trường trung học Cao-Đài hơn ba mươi năm. Trong Thánh-Thất, Ngài có tham gia tổchức rất nhiều đàn cơ, có lúc
tựlàm Điển-Ký đàn cơ. Thếnhưng sau cùng Ngài lại thấy được sựgiải thoát của đạo Phật và
đã xuất gia học Phật hơn hai mươi mấy năm nay. Ngài kiến lập được hai ngôi chùa ởMỹ-Tho. Trong chuyến viễn du ra nước ngoài vô tình Ngài gặp được lời pháp của Hòa-Thượng
Tịnh-Không và trực ngộra câu “Nam-mô A-di-đà Phật”. TừCanada Ngài bay thẳng qua Úc
đểxin gặp mặt Hòa-Thượng Tịnh-Không và Ngài xin bái Hòa-Thượng Tịnh-Không là Sư-Phụ. Còn hơn thếnữa, Ngài còn thường xuyên ngồi nghe thầy Ngộ-Thông là đệtửcủa HòaThượng Tịnh-Không thuyết pháp.
Một vịtu sĩtám mươi mốt tuổi, lại lắng nghe pháp của một thầy, tuổi đời nhỏhơn con
mình, tuổi đạo chỉbằng học trò mình. Người bình thường đâu có khảnăng làm được chuyện
này! Người bình thường, phàm hễ được chút tuổi, chút chức sắc danh vị, họtựmãn với công
phu tu tập năm, sáu mươi năm, họngất ngưởng trên cái ngôi sưphụ đểcho hàng đệtửquỳ
lạy cung phụng, chứai dại gì đi bỏcái danh vị ấy đểcúi mình bái người khác đểcầu đạo giải
thoát!!! Thếmà Ngài Thiện-Huệlàm được, đây đâu phải là người thường! Tâm phục, khẩu
phục! Có những lần Ngài dám mạnh dạn nói rằng: “Năm, sáu mươi năm tu hành của tôi
trước đây coi nhưkhông có gì hết, bây giờtôi mới biết là mình thực sựbắt đầu tu hành!”.
Thưa cha má, đây chính là những con người giác ngộ đường tu, đã nhìn được thấu và
buông được trót. Nhìn chưa thấu thì buông không được, buông không được thì vô phương
cứu vãn vậy.
*) Hai là, có nhiều người ngộ được đường đi, họsung sướng quá cứngồi đó rung đùi
lo hưởng cái thú vịkhám phá ra chân lý, đến khi kiểng đánh cái “boong”, giựt mình nhìn lại
thì ngỡngàng vì bài làm của mình vẫn còn là tờgiấy trắng!...
Điều này ví dụcho những người ngộ đạo mà rớt đài một cách oan uổng! Thật quá oan
uổng! Cái lý thì nói oang oang rất hay nhưng chính mình thì không chịu hạthủcông phu tu
tập. Chắc cha má cũng thường thấy những người nhưvậy, có ích gì cho đạo giải thoát đâu!
Xin cha má nên nhớrằng, “Lý-Đạo” có thể đốn ngộ, nhưng “Sự-Đạo” cần phải tiệm tu thì
mới thành đạo. Nghĩa là, người có thểtrực nhận ra được đường đi, nhưng phải đi, phải thực
hành gấp, phải tinh tấn kiên trì, chuyên tu thì mới thành đạo được. Người hiểu ngộlý đạo mà
không đi thì cũng hoàn không. Chính vì vậy mà con đây vừa tranh thủthời gian viết thưcho
cha má, vừa ngày đêm niệm Phật chứkhông dám lơlà. Con khuyên cha má tu hành nhưng
chính con không chịu niệm Phật, thì con vẫn phải chịu sốphận hẩm hiu nhưthường.
Thầy Thiện-Huệkhi vừa mới tới đây, Thầy liền cho dán lên tường câu, “Nói nhiều
không bằng nói ít, nói ít không bằng nói một câu, nói một câu không bằng KHÔNG NÓI”.
Khuyên người niệm Phật
145
Thầy trương lên đểcảnh tỉnh mọi người thì chắc Thầy phải làm, nếu không làm thì Thầy
cũng chờnộp tờgiấy trắng vậy thôi!
Thầy Thiện-Huệnăm nay hơn tám mươi tuổi đời, sức đã yếu, thầy vẫn cốgắng đi kinh
hành niệm Phật một ngày tám tiếng, đi không nổi thì Thầy lạy Phật. Thân lạy Phật, Tâm
tưởng Phật, Miệng niệm Phật. Thân Khẩu Ý chuyên nhất hướng vềA-Di Đà Phật đó gọi
“nhất tâm niệm Phật” đểcầu vãng sanh. Còn Hòa-Thượng Tịnh-Không thì dạy: “Đa nhất sự
bất nhưthiểu nhất sự, thiểu nhất sựbất nhưvô sự. Lão thật niệm Phật”. Suốt ngày, ý
Ngài ởtrong kinh, tâm Ngài trụ ởcâu Phật hiệu. Rõ ràng tưtưởng lớn gặp nhau. Những
người có chí khí dũng liệt họ đâu thèm tranh giành những thứhão huyền của thếgian mộng
huyễn.
Cha ơi! Cha thường dạy con rằng: “Phật-tức-Tâm, Tâm-tức-Phật”, thì bây giờ đừng
thèm nói câu này nữa mà mong cha má hãy làm câu này đi. Thành Phật hay không là làm chứ
không phải nói. Phật tức Tâm nghĩa là hễPhật có gì thì tâm mình có cái đó. Phật vô sanh tử
thì tâm vô tửsanh; Phật giác ngộthì tâm mình vốn có sáng suốt; Phật thiện lành thì tâm mình
vốn không ác; Phật thanh tịnh thì tâm mình vốn an lạc... Tâm tức Phật là tâm thiện lành là
Phật; tâm thương người là Phật, tâm buông xả, chân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác,
từbi.. là Phật. Phật tức tâm là “Thị-Tâm-thị-Phật”, tâm tức Phật là “Thị-Tâm-tác-Phật”. Cho
nên, hễ“tâm mình LÀ Phật thì tâm mình phải LÀM Phật”, mà “tâm mình LÀM Phật thì
chính tâm mình LÀ Phật” chứcòn gì nữa. Đó chính là cái đạo lý “Duy tâm sởhiện” đó cha
má ạ.
Cha thường nói “Tâm CHÁNH là Phật, Tâm TÀ là Ma” thì cũng cùng ý nghĩa này, tất
cả đều do tâm mình hiện ra. Tâm Chánh tức là tâm niệm Phật, ý tưởng Phật. “Ý Phật Niệm
Phật, hiện tại tương lai nhất định thấy Phật”. Tâm, khẩu, ý, chuyên nhất hướng vềPhật thì
chắc chắn mình sẽvềTây-phương đểthành Phật chứkhông đi đâu nữa cả. “Nhất thiết duy
tâm tạo” thì học Phật ta hãy làm Phật chứ đừng làm cái gì khác, làm cái gì khác tức khắc
mình sẽthành cái khác đó liền. Đây chính là cái đạo lý “Vạn Pháp duy tâm”, điều mà cha
thường dạy con vậy.
“Tâm Tà là Ma”. Tâm Tà là sao? Ví dụ, sân giận là cảnh giới địa-ngục, người thường
nóng giận thì tương lai sẽvề địa-ngục; tham lam là cảnh giới của ngạ-quỷ, người có tâm
tham lam, chỉthích tiền, mánh lới lừa lọc để được tiền thì chắc chắn sanh làm ngạ-quỷ; si-ám
mê muội trởthành súc-sanh.
Thếnào gọi là si mê? Ví dụnhưngười suốt ngày cứsay sưa làm cho tâm thần hôn ám,
hoặc khi lâm chung luyến tiếc cái nhà mới xây, còn ngại gia tài lớn không ai lo, sợtiền nợ
người ta không trả... đó là những cái niệm ngu si dại dột, nhanh chóng đưa mình đầu thai vào
hàng súc sanh. Ví dụ, nhưcon đã nói, vào bụng con chó của người hàng xóm. Khi con chó
sinh ra, nó có linh cảm thích vào cái nhà đó đểchờcon cháu liệng ra cục xương. Đôi lúc thật
oái oăm, lại bịchính con chó mà tiền thời mình thương yêu cưng chìu, nó dí cắn chạy quắn
Khuyên người niệm Phật
146
đuôi! Tất cảnhững hành động hay tưtưởng đưa ta vào tam ác đạo gọi là “Tâm-Tà” hoặc là
“Tâm-Ma” vậy!
Tâm tà nó còn bao hàm những chuyện tếvi hơn, nếu không chú ý không thấy. Ví dụ
như, người tới chùa đểcầu phước lộc, cầu trúng số, cầu khỏe mạnh, cầu buôn bán nhiều lời...
cầu nguyện này không có ác, nhưng đó là lối tu tựtưích kỷvẫn là tham-lam! Phật không bao
giờcảm ứng chuyện này đâu. Còn có người cầu tái sanh làm người, làm tiên nhân thì tâm bị
chấp vào cảnh giới lục đạo trong sanh-tửluân-hồi đểchờngày đọa lạc... “Nhất thiết pháp
tùng tâm tưởng sanh”, tâm ở đâu tương lai sẽtới đó.
Cha má ơi! Hiểu thấu đạo lý thâm sâu này rồi thì lý do gì mà còn cố đi sai đường nữa?
Hãy mau mau ngày đêm niệm Phật, tâm tâm cầu vềTây-phương. Mình sơý đã bỏphí gần
hết cuộc đời rồi, mà bây giờcòn đủng đỉnh rung đùi, thì làm sao nộp bài cho kịp trước khi
kiểng đánh đây?!...
*) Ba là, thi rớt là vì không chịu buông bỏnhững phương thức rườm rà, cứtiếc rẻráng
chép đủthứvào trong bài, đến lúc kiểng điểm giờthì bài mình làm chưa xong!
Điều này ví dụcho những trường hợp tạp tu. Sựtạp tu, không chuyên nhất thường
công phu khó có thểthâm hậu. “Nhứt nghệtinh nhứt thân vinh”. Đạo cũng giống như đời, hễ
“Tinh Tấn” thì dễthành đạt, còn “Tạp Tấn” thì lỡcỡkhó đi tới đích. Có nhiều người đã hiểu
được sựvi diệu của pháp niệm Phật nhưng vì hồi giờhọ đã tu những pháp môn khác quen rồi
nên không nỡxa. Niệm Phật lại vừa niệm Tiên, cầu Thần, xin xăm, bói toán, v.v... Đây chính
là vì tập quán đã quen, tình chấp sâu nặng làm quên mất con đường giải thoát, quên mất mục
đích chính của sựtu hành. Những cách tạp tu vô tình nó phá mất công năng câu niệm Phật,
biến pháp niệm Phật tối thắng vi diệu một đời thành Phật, thành pháp tu cầu phước báu tầm
thường. Tu nhưvậy thì bịmất sựgia trì của 48 lời đại nguyện của Phật A-di-đà. Trong kinh
Phật dạy rất rõ là phải “nhất hướng chuyên niệm A-di-đà Phật”. Không nhất hướng thì đi
lòng vòng không có mục đích, cuối cùng đành bịtrôi theo nghiệp báo luân hồi, đọa lạc vô
cùng vô tận?!
Thường tình, người ta cứnghĩrằng tu hành đạo nào cũng được, pháp nào cũng học,
Phật nào cũng niệm, Thần nào cũng thờ... có nhưvậy mới chứng tỏsựbình đẳng tôn kính,
không phân biệt. Thực ra, nếu nói tôn kính tất cảthì đúng nhưng thờphụng, trì niệm tất cảthì
bịlạc. Vì sao vậy?
Thứnhứtlà nếu hiểu rõ vềcảnh giới thì mới thấy sựmông lung vô định hướng. Trong
vũtrụnày, bây giờvàng thau lẫn lộn, thiện ác khó phân. Phật là Phật, mà Ma cũng xưng là
Phật, họcũng có lắm đồchúng, lắm pháp môn nghe rất hay, rất dễcảm mến! Lạc vào đó rồi
khó còn sáng suốt đểphân biệt trắng đen.
Khuyên người niệm Phật
147
Hai làthọmạng mình quá ngắn ngủi, bểkhổthì mênh mông, hiểm nạn trùng trùng,
không cho phép ta lang thang thám du nhiều cảnh giới trong đời này.
Ba là: Ma, Quỷ, Thần, Tiên... ta cần phải kính trọng họnhưng không nên theo họ. Nên
áp dụng câu “Kính nhi viễn chi”, một lòng kính trọng nhưng cũng một lòng không theo họ
làm đệtử. Con từng thưa với cha má rằng, hễquen đâu thì nợ đấy, nên quen với Phật theo về
với Phật là hay nhất thôi.
Bốn là: pháp môn niệm Phật là Pháp nhịlực, tạp niệm tựmình đánh mất bổn nguyện
oai thần gia trì của Phật A-di-đà. Với sức của con người làm sao dám nghĩtới chuyện tựvượt
qua tam-giới luân-hồi, vượt qua bểkhổmênh mông đây?
Cho nên, muốn vượt qua biển khổhãy tìm chọn chiếc bè nào vững chắc nhứt để đi,
đừng nên tham lam đèo bồng, đứng trên một bè còn đềphòng kéo theo thêm năm bảy bè
khác. Mới nhìn thì thấy dường nhưchắc ăn, nhưng kết quảthì chính những chiếc bè kia nó
lôi mình trởlại không thểvượt đi được. Dù có ráng sức thì giữa dòng cũng phải ngã quỵ.
Chọn lựa một bè thật chắc chắn có nghĩa là suy nghĩ đắn đo thật kỹlà bè nào có thể đưa mình
nổi qua tới bờkia chứkhông thểsơý được, vì nếu chọn chiếc bè quá yếu đuối nó sẽnhận
chìm mình trởlại trong bểkhổluân-hồi thì uổng đời tu tập.
Cha má ơi! Đời mình, tựmình cứu lấy, không ai cứu mình được cả. Thần Tiên không
thểcứu sanh tửkhổnạn cho mình được, Thần Tiên chỉcó thểhỗtrợphước lộc cho mình
hưởng thụvài chục năm rồi chết, rồi đọa lạc. Cho nên lỡchọn chiếc bè yếu thì ngay lập tức
phải đổi bè, Thần Tiên cao minh không bao giờngăn cản chuyện này cả.
Muốn biết bè nào tốt, bè nào yếu thì kiểm tra kỹlà biết ngay. Kinh cũng nhưthế, xem
kinh nào cứu độmình thành Vô-Thượng Chánh-Đẳng Chánh-Giác, thành Phật được là chắc.
Kinh nào chỉnói cho chút lợi, giúp chút lộc, cứu chút nạn... không đá động gì đến việc dứt
sanh-tửluân-hồi thì yếu, không thểcứu độrốt ráo. Chắc chắn kinh pháp không thểnói sai, cứ
bình tĩnh xem kỹthì thấy liền. Chọn kỹrồi cứmột pháp môn mà đi, trong Tịnh-độtông
thường gọi là “Nhất môn thâm nhập, trường kỳchuyên tu”, có nhưvậy mới mong ngày thành
đạt.
Tình thực mà nói, ta có thểví chùa chiền, thánh thất, v.v... giống nhưtrường học, thầy
tu là giáo viên, pháp môn là những môn học, kinh điển là sách giáo khoa. Tất cả, mỗi mỗi
đều có trình độcấp bực của nó. Tại mình không suy nghiệm kỹthành ra mập mờ đó thôi.
Học hành muốn cầu tiến tới, thì phải chọn môn học thật kỹchứkhông thểvịnểbạn bè. Tu
hành thì phải quyết thành đạo, quyết tựcứu chính mình chứkhông phải tu đểlấy cảm tình
với Thánh, Thần, Tiên, Phật... được. Quý Ngài đâu cần sựcảm tình đó. Tại chính vì mình
ngại, mình sợ, mình có tình chấp thâm trọng nên không dám tựquyết, chứThần minh nào có
cấm cản.  Đã là Phật, Thánh, Tiên, Hiền thì đâu có thểcó tâm lượng ích kỷhẹp hòi như
Khuyên người niệm Phật
148
thường nhân mà tìm cách bắt buộc chúng sanh phải theo mình! Con nói điều này xin cha má
suy nghĩthử đúng hay sai!
Hiểu được đạo lý rồi thì ta thấy rằng pháp môn, tôn giáo chỉlà phương tiện. Trong
kinh Phật dạy rằng, “Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp”. Có nghĩa là, khi liễu ngộ
được đạo rồi thì ngay cảpháp Phật cũng phải bỏ đi để đắc đạo huống chi là những pháp
không phải của Phật. Tại sao vậy? Vì pháp môn chỉlà phương tiện Phật nói ra đểhướng dẫn
mình đi, khi thấy được đường đi rồi, thì Phật dạy, phải liệng cái gánh pháp đó để đi cho
nhanh, chứtại sao lại cứmang hoài trên vai làm chi cho nặng?
“Pháp thượng ưng xả” nghĩa là phải biết buông hết, bỏhết những thứrâu ria, chỉcòn
giữlại cái gì cần thiết nhất giúp mình đi được mà thôi. Ngài Thiện-Đạo Đại sư đời nhà
Đường nói, “NhưLai sởdĩhưng xuất thế, duy thuyết Di-Đà bổn nguyện hải”, nghĩa là sởdĩ
chưPhật thịhiện xuống trần thếlà chỉvì đểnói cho chúng sanh biết cái nguyện hải độsanh
của Phật A-di-đà mà thôi. Tất cảvạn pháp chỉlà phương tiện dẫn dắt chúng sanh quy nạp về
thếgiới Cực-lạc, đó là câu “Nam-mô A-di-đà Phật”, cái đỉnh cao nhất, tối hậu đểviên thành
Phật Đạo. Nay ta đã tới cái đỉnh này rồi tại sao lại muốn tuột xuống? ChưTổsư đều nói, bốn
mươi chín năm thuyết kinh giảng đạo của Phật sau cùng cũng chỉlà đểgiới thiệu cho chúng
sanh câu Nam-mô A-di-đà Phật đểvãng sanh Tây-phương thành Phật. Giờ đây biết rồi thì
mình phải thành Phật chứ, tại sao lại tìm cách đi ngược về đường đọa lạc?!
“Pháp thượng ưng xả” là đểvãng sanh Tây-phương thành Phật, phải thực hiện cho
được trong đời này. Siêu sanh Tây-phương Cực-lạc là đang còn sống đây ta niệm Phật đểvề
tới Tây-phương thành Phật, chứkhông phải chờ đến lúc chết, rồi bảo con cháu chạy mời mấy
vịSư đem tấm hình A-di-đà Phật tới tụng kinh cầu siêu đâu... Thực tế, cầu siêu cho người
chết thì ít, mà chính yếu là cầu cho người sống hãy mau mau tỉnh ngộtu hành, đừng đợi chết
rồi thì đã quá muộn đó thôi!
Tất cảpháp môn đều là phương tiện, nhưng niệm Phật có cảcứu cánh luôn, vì “Niệm
Phật là nhân, thành Phật là quả”, nhân và quả đều ởngay trong câu Phật hiệu. “Niệm Phật” là
pháp môn lấy ngay cái nhân địa Phật đểtu thành Phật, nhờ đó mà chúng sanh tiết kiệm cả
triệu đời khổcực tu hành trong sanh tửtửsanh chứ đâu phải là chuyện tầm thường.
Trong nhà Phật thường có câu, “Qua sông liệng bè”. Phật giáo Đại Thừa còn nói
mạnh hơn nữa, giữa giòng nếu cần cũng liệng bè luôn. Ai tin được không? Có. Ví dụ, một
chiếc bè dập dìm giữa sóng gió trùng dương, gặp một chiếc thuyền cứu nạn mà không nhanh
chóng lên thuyền đểnó chởqua “bờkia” còn đợi gì nữa?! Pháp tu Niệm Phật cầu sanh Tịnh-độlà vậy đó. Mình tu một nửa, còn nửa kia hãy đưa tay cho Phật cứu. Chính sựcứu độnày
đã giúp cho vô sốchúng sanh vượt thẳng tới Tây-phương viên thành Phật đạo chỉvỏn vẹn
trong một vài năm thành tâm niệm Phật. Với chiếc thuyền của Phật A-di-đà Ngài cứu độvô
tận vô biên chúng sanh, một vài người lẻtẻnhưchúng ta đâu thấm thía gì đâu mà lo với ngại.
Nếu điều này không một ai tin, con vẫn xin khuyên cha má hãy quyết lòng tin tưởng, chắc
Khuyên người niệm Phật
149
chắn nhưvậy. Con đã hiểu, đã thấy, con đang dẫn đường cho cha má leo lên con thuyền đó
để được cứu, con không dám nói một lời vọng ngữ đâu. Thời gian qua con đã chứng minh
cho cha má quá cụthể, quá đầy đủrồi, làm sao còn mập mờgì nữa? Thời mạt pháp này, nói
thực nếu không có sựcứu độcủa Phật A-di-đà làm sao có một ai có thểmơmộng vượt khỏi
tam kỳ, siêu việt qua tam giới. Ai dám vỗngực tựthoát khỏi sanh-tửluân-hồi đây, thưa cha
má!...
*) Bốn là: làm bài sai đề. Chắc chắn phải rớt!
Đây là ví dụcho người tu sai đường, càng tu càng lạc. Nếu không kịp thời tỉnh ngộ
quay lại đến một lúc nào đó, nếu không may mắn được người chỉ điểm, thì có muốn quay lại
cũng không biết đâu mà quay. Cái khổnão bi thương nhất của chúng sanh thời mạt pháp là
chỗnày. Họkhông muốn đi lạc, mà vì cạm bẫy trùng trùng bẫy họvào hiểm lộ. Trong kinh
Phật dạy rằng, đời mạt pháp Phật pháp đã đi dần đến chỗdiệt pháp, ngoại đạo tà phái đang
càng ngày càng nhiễu loạn. Từ đây đến chín ngàn năm nữa thì Phật giáo bịdiệt là chính vì sự
khuấy nhiễu này. Phật dạy chúng đệtửrằng thời “Mạt pháp Tịnh-độthành tựu”, chúng sanh
hãy mau quay vềvới pháp môn niệm Phật. Tất cảnhững pháp môn tựlực khó có thểthoát
khỏi cạm bẫy của ngoại đạo. Chỉcó pháp môn niệm Phật được Phật A-di-đà gia trì, chưPhật
mười phường cùng hộniệm, người chí thành niệm Phật sẽcó hai mươi lăm vịBồ-tát hộ
pháp, chính vì thếmới bảo vệ được người niệm Phật an toàn vãng sanh Cực-lạc quốc. Tu
pháp của Phật mà Phật còn dặn nhưvậy, huống chi những pháp tu không xuất phát từPhật?
Trong kinh Vô-Lượng-Thọ, Phật nói: “Đương lai chi thếkinh đạo diệt tận, Ngã dĩtừ
bi ai mẫn, đặc lưu thửkinh chỉtrụbá tuế. Kỳhữu chúng sanh trịtưkinh giả, tùy ý sởnguyện
giai khả đắc độ”. (Nghĩa là, tương lai thếgiới này kinh điển của Phật bịdiệt hết, Ta vì lòng
từbi ai mẫn, đặc biệt lưu bộkinh này thêm một trăm năm nữa. Nếu có chúng sanh thọtrì
kinh này thì tùy theo sởnguyện đều được cứu độ). BộKinh Vô-Lượng-Thọdạy chúng sanh
niệm A-di-đà Phật cầu sanh Tịnh-độ. Nghĩa là, khi tất cảpháp Phật bịdiệt hết, thì Phật lưu
âm hiệu “A-di-đà Phật” lại thêm một trăm năm nữa để độchúng sanh cuối cùng có duyên với
Phật vềTây-phương trước khi Phật pháp diệt tận. Cho nên, câu Phật hiệu uy lực công đức lớn
vô biên, thời mạt pháp này ngoài câu Phật hiệu ra, khó có pháp môn nào bảo đảm cho mình
thoát hiểm nữa cả. Đây là kinh của Phật nói rõ ràng, xin cha má quyết không thểhồnghi
được.
Cái khổtrong thời mạt tận là hoàn cảnh nhân sinh càng ngày càng hỗn loạn, không biết
đâu là chánh, là tà, người thành tâm muốn tu giải thoát lại tu theo tà. Thật đau đớn! Ngài
Tịnh-Không vạch ra mấy điểm cụthể đểchúng ta tựcảnh giác hầu phân biệt chánh tà.
1) Là Phật, Bồ-tát không bao giờdùng thần thông đểthâu nạp tín đồ. (Tất cảnhững loại
phép lạ, cơ, bút, bùa ngải, thông linh... đều là những dạng thần thông);
2) Là Phật, Bồ-tát xuất thếkhông bao giờthốlộdanh tánh. (Ai tựxưng danh tánh, nhứt
định phải “kính nhi viễn chi”);
Khuyên người niệm Phật
150
3) Là lỡbịlộdanh các Ngài tịch liền. (Người được vinh danh là Thần, Thánh, Tiên,
Phật... đủthứmà không đi thì phải cẩn thận).
Cha má nên nhớ ở đâu cũng có nêu ra cái chân lý hành đạo riêng nghe hay lắm, nhưng
mục đích chính bên trong thì khó lường được!...
*) Năm Là: hỏi rằng, những người không biết gì hết muốn đi thi có thể đậu được
không? Trảlời: không thi thì không đậu, nhưng nếu thi nhiều lúc lại đậu rất cao!
Đây là ví dụcho nhiều người không hiểu đạo, mù tịt tu có được không? Liệu có thành
tựu không? Có vãng sanh được không? Phần thưnày con xin viết riêng cho má, cho bà Bác
mẹcủa anh Hai, cho cô Bốn, cho những ông bà cụ đã lụm cụm hồi giờkhông hiểu biết gì về
đạo pháp cả, tựhọkhông biết một cách nào đểgiải bài toán sanh tử, nhưng có thể được thi
đậu và nhiều khi còn đậu cao nữa là khác. Nhờ đâu vậy? Thưa cha thưa má, “Cốp-Pi”. Họ
biết mình dởrồi, nhưng họcó lòng thành thực mong cầu chỉ điểm, xin mượn bài đểchép,
khỏi cần ý kiến. Có sao “chép lại” vậy, nhanh tay chép nhanh nhanh đểnộp bài cho kịp giờ.
Họ đậu và nhiều khi đậu rất cao. Quan trường thi cửxưa nay, hạng người may mắn này
không thiếu. Cái mục đích của họlà làm sao đậu trước đã, giải thoát trước đã, thoát ly sanh tử
trước cái đã. Sau đó muốn hiểu, muốn biết còn thiếu gì thời gian cho mình thực hiện.
Trên thực tế, người vãng sanh theo diện này rất nhiều, và cách vãng sanh của họchứng
tỏphẩm vịrất cao, nhiều khi còn cao hơn nhiều vịtu hành nhiều năm nữa là khác. Ví dụ, bà
cụTriệu-Vinh-Phương là một chứng minh cụthể, chín mươi tuổi mới bắt đầu niệm Phật,
không biết một chút Phật pháp nào cả, chín mươi bốn tuổi an nhiên vãng sanh trong ánh
quang minh của Phật vào năm 1999, (xem lại cuộn phim). CụTrần-Quang-Việt, tám mươi
hai tuổi mới bắt đầu tu, tám mươi sáu tuổi vãng sanh tại Singapore năm 2001. CụChâuQuảng-Đại, niệm Phật ba ngày vãng sanh. Còn nhiều lắm, rất nhiều người già cả đến ngày
gần chết được may mắn có người chỉ điểm niệm Phật, họthành tâm tin tưởng, nhứt tâm xưng
niệm A-di-đà Phật, một lòng cầu vềTây-phương, họthành tựu ngay trước mắt, trước sựngỡ
ngàng của những vịtài cao hiểu rộng!
Thưa má, xin má đọc thật kỹ đoạn thưnày thì tựnhiên má cảm thấy vô cùng hoan hỉ,
vô cùng sung sướng và bắt đầu từ đây má có thểhưởng được một sựan vui tựtại cho đến
ngày vãng sanh bất thối thành Phật. Dựa đúng theo kinh Phật chỉbày, nếu má một lòng tin
tưởng, tuyệt đối làm đúng nhưcon chỉ, tuyệt đối không ý kiến, tuyệt đối không thay đổi,
tuyệt đối không cần tìm hiểu gì cả. Con dám bảo đảm chẳng bao lâu má sẽtựbiết được ngày
ra đi, an nhiên hẹn ngày ra đi, đi trong vui vẻthoải mái, đi theo Phật vãng sanh rõ ràng giống
nhưcụTriệu-Vinh-Phương vậy. Nghĩa là, má không còn chết nữa, ngày đi tựmá chủ động
liệng cái thân già còm khổcực yếu đuối lại cho con cháu muốn chôn thì chôn, muốn thiêu thì
thiêu, còn mình thì nương theo ánh quang minh của Phật vềTây-phương thành Phật. Ngay
tích tắc, má sẽhiểu cái chân tướng của vũtrụnhân sinh này. Thoát ra khỏi sanh-tửluân-hồi
rồi, nhìn lại mới thấy tấn tuồng ởnhân gian này chỉlà một giấc mộng mà hồi giờmình không
Khuyên người niệm Phật
151
hay! Tất cảnhững bà cụ, ông cụnào trên thếgian này, nếu phát lòng tin, vững mạnh niệm
Phật cầu sanh Tịnh-độsẽhưởng được cái đại phước vãng sanh quí báu này.
Con xin nhắc lại điểm chính yếu đểtu:
Một là:tin tưởng vững chắc pháp môn niệm Phật, tin tưởng vững chắc Phật A-di-đà
cứu độ, tin tưởng vững chắc mình được vãng sanh vềTây-phương, tuyệt đối không còn suy
nghĩgì cả.
Hai là:sám hối tội lỗi và nguyện vãng sanh. Nghĩa là sáng chiều quỳtrước bàn thờ
Phật A-di-đà thành tâm sám hối những tội lỗi từvô lượng kiếp tới nay, nguyện quyết tâm
niệm Phật và mỗi ngày đều hồi hướng công đức cho oan gia, trái chủ. Xong rồi thì phát
nguyện vãng sanh, hãy viết câu phát nguyện rõ ràng ngắn gọn và ngày nào cũng đọc nhưvậy.
Sau mỗi lần niệm Phật, hoặc chiều tối hồi hướng công đức vềTây-phương. (Xem lời hồi
hướng trong các thưtrước. Tuyệt đối, ngoài cầu vãng sanh không được cầu bất cứ điều gì lợi
ích cho chính mình cả).
Ba là:ngày đêm sáng trưa chiều tối, đi đứng nằm ngồi, thái rau, bửa củi... lúc nào
cũng niệm A-di-đà Phật. Tuyệt đối ngoài niệm câu Phật hiệu, không được niệm một tiếng gì
khác nữa cả.
Nếu bịcon cái bắt giữcháu thì ru cháu, đưa cháu, dỗcháu bằng câu A-di-đà Phật. Đi
ra đường mỗi bước chân một câu A-di-đà Phật. Hãy cầm trong tay xâu chuỗi, lúc nào cũng
phải lần một hột là một câu A-di-đà Phật. Cắt giảm tất cảchuyện thăm nom bà con, miễn
chuyện thịphi nhân nghĩa, miễn bàn luận hơn thua với bất cứai. Gặp hai người đang nói
chuyện nhất định không tham gia vào thành người thứba, nhứt định không chịu đi chung với
họtrên một đoạn đường dài đểtránh nói chuyện, nếu kẹt quá không thểtránh được thì tìm
cách lách ra hoặc đi ngược chiều lại, nghĩa là chỉgặp nhau chào rồi đi luôn. Muốn vãng sanh
là phải nhưvậy, không được bỏphí một giây phút nào không niệm Phật cả. Ai nói gì nói, ai
chê gì chê, vài ba năm nữa lây lất ởtrần thếnày có nghĩa gì đâu mà tham luyến.
Hãy nghe lời con đi má, hãy nghe lời con đi cha. Hãy nhắn lời cho cô Bốn, bác gái mẹ
anh Hai, tất cảbà con cô bác xa gần hãy nghe lời con, niệm Phật liền đi. Vững mạnh mà đi tự
nhiên thấy câu trảlời. Hãy quyết tâm thực hiện đường vềTây-phương. Đừng chần chờnữa,
thời gian không cho phép lềmề đâu. Lỡmột bước rồi ân hận ngàn đời vạn kiếp đó.
Đường vềTây-phương đểmột đời này thôi viên thành Phật đạo là câu Phật hiệu Nammô A-di-đà Phật chứkhông phải cái gì khác cả. Tất cảcác vịpháp sưsuốt cuộc đời nghiên
cứu kinh điển, khổcông khổsức truy tầm con đường giải thoát từtrong rừng kinh biển sách,
rốt cuộc cái bí quyết đểthành công, một bí tủy của Phật pháp đểthành Phật không gì khác
hơn là danh hiệu Nam-mô A-di-đà Phật. Ngộ được lý đạo, quý Ngài mau mau buông bỏtất
Khuyên người niệm Phật
152
cảmà niệm Phật, thì tại sao bây giờcó người lại cứchạy theo con đường tu tập khổcực của
các Ngài mà không chịu nghe lời khuyên chân thành của người đắc đạo?
Bồ-tát Đại-Thế-Chí, người đứng bên phải của Phật A-di-đà dạy, “Thâu nhiếp sáu căn,
tịnh niệm tương tục”,cứthếmà làm thì thành Phật. Sáu căn là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý,
đóng hết lại đểniệm Phật. Đừng nghe, đừng nhìn, đừng nói, đừng học, đừng hiểu, đừng
biết... gì cả, cứmột lòng tin tưởng niệm Phật là thành đạt. Cho nên chính má, cô Bốn, bác gái
mẹanh Hai, tất cảnhững người già cảquê mùa... là những người hồi giờkhông rành kinh
điển, không hiểu giáo nghĩa, không biết triết lý gì hết mới chính là cơduyên tốt nhứt đểthành
đạo.
Đừng nên mong cầu hiểu đạo, đừng nên cầu mong rõ lý, đừng nên chạy lung tung làm
cho tâm mình dao động. Nhất thiết một lòng niệm Phật dù cho có Sư, có Thầy nào đức cao
tài giỏi tới chỉ điểm gì khác cũng đừng thay đổi.
Niệm Phật và chỉniệm Phật thôi mới mong giải thoát cha má ạ.
Nam-mô A-di-đà Phật.
Kính thư.
(Viết xong, Úc Châu ngày 22/4/2002).
Đừng nên vì những thứ ởngoài thân mà lãng phí quãng đời trân quí
của mình. Phải mau sớm tu hành!
(Hòa-Thượng Quãng-Khâm).
Khuyên người niệm Phật
153
19 - Lời khuyên song thân
Kính cha má,
Tu hành mà hiểu thấu được Phật pháp thì thấy lý thú, vững lòng tin, tinh tấn tiến bước.
Mỗi lá thư, đầu tiên con đều nói một chút lý đạo. Cho nên, nếu đọc nhiều thưcủa con cũng
thấy vui với nguồn đạo, thấm lần vào Phật pháp. Còn phần sau của thưthường con nói đến
những điểm cụthểcần thực hiện, cần cho cha má và cũng cần cho những ai muốn niệm Phật
cầu sanh vềTịnh-độ. Con biết được hoàn cảnh của cha má, anh chịem, bà con, cô bác ởquê
nhà rất khó khăn đểnghe được Phật pháp, thành ra con phải dùng cách này đểtừng bước
giải bày. Xin cha má cốgắng đọc kỹ. Cha hoặc má hãy bảo con cháu mỗi người thay phiên
nhau đọc cho cha má nghe. Điều này rất có lợi vì nhờvậy mà con cháu cũng hiểu được đạo,
cũng có thểcùng phát tâm tu hành..... nhứt là người nào chưa tin Phật pháp thì cha má cứ
nhờ đọc nhiều lần, biết đâu cha má cứu được người đó. Hễcha má thích con cháu đọc thì
con cháu cũng thích đọc cho cha má nghe, hễcó đọc thì có cơhội hiểu.
Nếu khuyến khích con cái trong nhà đều niệm Phật thì chính cha má đã tạo được một
công đức lớn. Nhờ đó mà thiện căn của chính mình tăng trưởng, và cái lợi ích thiết thực nhất
là khi lâm chung mình đã có một sốngười hùng hậu vây quanh đểhộ-niệm bảo vệmình, có
vậy mới tránh được cái nạn oán thân, trái chủ. Người niệm Phật cầu vãng sanh luôn luôn
chuẩn bịchu đáo cho giờphút lâm chung, đây là điều tối quan trọng, không thểlơlà được.
Xin đọc lại những thưnói vềHộ-Niệm cho thật kỹ, đừng sơsuất. Người mới tu hành,
công phu chưa vững, muốn được “Đới Nghiệp Vãng Sanh” thì luôn luôn cần phải chuẩn bị
một sốngười hộ-niệm lúc lâm chung, nếu không có người hộ-niệm rất dễbịoán thân, trái
chủ, hoặc nghiệp chướng phá hoại vào giờphút chót làm mất phần vãng sanh.
Một người ởthếgian này mà có cơduyên niệm được câu Phật hiệu là trong nhiều đời,
nhiều kiếp ởquá khứ đã có căn lành phước đức rất lớn. Trong Kinh Vô-Lượng-Thọ, ông vua
A-Xà-Vương-Tửkhi nghe Phật thuyết vềThế-Giới Tây-phương Cực-lạc của Phật A-di-đà,
ông bèn cùng năm trăm vịtrưởng lão tùy tùng liền đồng dũng mãnh phát nguyện rằng tương
lai sẽtu thành Phật nhưPhật A-di-đà. Phật nói, nhóm người này trong tiền tiền kiếp đã có
phước đức cúng dường tới bốn trăm ức đức Phật. (1 ức = 100 ngàn; 400 ức = 40.000 ngàn
= 40 triệu). Đây là một phước báu vĩ đại, ởthếgian này không dễmấy ai có được. Ngày nay
chúng ta tìm một vịPhật đểnhìn thửkhông có, thậm chí một vịThánh A-La-Hán thôi cũng
không thấy thì làm sao mà có được cái phước báu cúng dường cho bốn trăm ức Phật? Ấy thế
mà trong kinh Phật nói nhóm người ấy chỉ được cái phước báu tối thiểu, cái tiêu chuẩn thấp
Thiện căn, Phúc đức, Nhân duyên!
Khuyên người niệm Phật
154
nhứt đểgiúp cho họtin được lời Phật, phát được tâm nguyện muốn thành Phật chứchưa đủ
đểphát nguyện viên mãn thành Phật.
Lời Phát nguyện viên mãn thành Phật là: Nguyện vãng sanh Tây-phương Tịnh-độ.
Nghĩa là người nào phát tâm nguyện cầu vãng sanh vềTây-phương Cực-lạc thì tựnhiên họ
đã có cái phước báu vượt hẳn cái phước báu cúng dường bốn trăm ức đức Phật. Vì nguyện
thành Phật là lời nguyện cao cả, nhưng bao lâu đểthành Phật thì mông lung vô cùng tận!
Một triệu đời hay một triệu kiếp? Một tỷkiếp hay vô lượng kiếp tu hành nữa đểthành Phật
đây?! Trong suốt khoảng thời gian vô cùng vô tận đó liệu còn đủbản lãnh chống chọi với
những thếlực hung hiểm không? Có giữ được chí nguyện đó không? Hơn nữa người tựtu
thành Phật nhất định phải đoạn diệt rốt ráo tất cảnghiệp chướng, vọng tưởng, chấp trước,
vô minh, tham, sân, si, mạn, kiến tưphiền não, trần sa phiền não, đoạn luôn cảbốn tướng:
ngã, nhơn, chúng-sanh, thọ-giả, v.v... tới lúc đó may ra mới mong ngày thành Chánh-Giác.
Cha má, anh chịem cứtựnghĩthửcoi, liệu mình có làm nổi chuyện này không? Rất là khó!
Còn người niệm Phật nguyện vãng sanh Tây-phương Cực-lạc thì hoàn toàn khác, vì họ
được đới nghiệp vãng sanh, một đời này họcó thểthực hiện được, một đời này thôi biết bao
nhiêu người đã thành công rồi. Thử đếm sơsơnội trong vòng mười năm trởlại đây thôi mà
có thểmột vài trang giấy còn thiếu chỗ đểghi. Đây là sựthật. Người nào có duyên lành thấy
được điểm này thì phải biết giựt mình tỉnh ngộ, hãy mau mau niệm Phật cầu vãng sanh Tâyphương, quyết định đừng chần chừ, đừng dùng dằng nửa ởnửa đi, đừng bán tín bán nghi.
Nhứt tâm một lòng niệm Phật cầu sanh là được. Đây gọi là dễ. Một pháp môn tu hy hữu trên
đời chỉdành cho người nào có đủthiện căn, phúc đức, nhân duyên. Đã gặp pháp môn này
rồi mà đểlỡqua cơhội, xin thưa thẳng thắn rằng, một tỷ đời sau chưa chắc sẽ được cái may
mắn gặp lại Phật pháp đểthực hiện mộng liễu sanh thoát tử.
Thưa cha má, cha thường nêu ra vấn đềthiện căn phước đức, cứlo ngại là phải tu
hành nhiều đời, nhiều kiếp, phải có thiện căn tối thiểu nào đó mới có thể đắc thành Phật quả
chứ đâu phải dễ! Thì hôm nay, trong kinh Phật chỉcho ta biết cái thiện căn tối thiểu đó chính
là con sốcúng dường bốn trăm ức Phật nhưtrong kinh Phật nói. Con sốnày quảthật quá
lớn! Thếnhưng một người có cái phước đức thiện căn lớn nhưvậy vẫn chưa đủ đểhọTínThọ-Phụng-Hành pháp môn niệm Phật, nghĩa là chưa đủ đểthành Phật.
Thếthì liệu mình có được phước đức đó không? Thưa cha má, phước đức này không
phải mình nghĩmà có, mình tìm mà thấy, mình muốn mà được đâu. Nhưng cũng tức cười,
nhiều khi chính mình đã có mà mình không hay biết. Vì sao? Vì thần thức của mình vẫn đang
bịnhốt tù trong cái thân tứ đại, chân tâm đang chìm trong vô minh cho nên không thấy,
không biết. Muốn biết mình có thiện căn vĩ đại hay không hãy lấy cái TÍN-TÂM của mình mà
đo, lấy SỰ-PHÁT-NGUYỆN của mình mà lường, hãy coi thửmình có CƠ-DUYÊN gặp được
câu A-di-đà Phật hay không thì biết. Ví dụ, trong gia đình mình khi con nói vềniệm Phật,
người nào khởi phát tín tâm trước hết, phát nguyện trước hết thì biết chắc chắn đã có thiện
căn lớn hơn ai hết.
Khuyên người niệm Phật
155
Người nào tín, tho,ï phụng, hành đầy đủpháp môn niệm Phật thì biết chắc trong tiền
tiền kiếp họ đã cúng dường tới bảy, tám, chín trăm... vô số ức Phật mà họkhông hay, chứ
không phải chỉcó bốn trăm ức đâu. Còn người nào tin nửa vời, hoặc không tin, thì biết là
thiện căn của họkhông nhiều hoặc là bịchướng ngại gì đó, chưa có cơduyên thành Phật
thành thục trong đời này. Họmuốn tu bồi thêm thiện căn, còn hơn năm trăm triệu năm nữa
mới có một đức Phật nữa ra đời. Hãy tính nhẩm thửcoi họsẽtrải qua bao nhiêu kiếp năm
nữa?!...
Đã có thiện căn thì sẽgặp cơhội vãng sanh vềTây-phương Cực-lạc thành Phật, mới
xui khiến có người điềm chỉpháp môn niệm Phật. Kinh Phật đã nói nhưvậy. Bây giờxem lại
coi, phải chăng gia đình mình nhiều người đang được nghe nhắc đến danh hiệu A-di-đà Phật
rồi, thì có lẽtrong gia đình mình cha má, anh chịem, bà con, cô bác trong vùng cũng có thể
có khá nhiều người đạt đủtiêu chuẩn mà không hay đó?! Xin đừng tựngăn cản con đường
vãng sanh mà đành cam chịu đọa lạc cha má ạ!...
Bây giờ, giảnhưcó nhiều người cứnghĩrằng mình không đủphước báu thì làm sao
đây? Hãy nói với họ, đừng suy nghĩnữa, cứphát tâm niệm Phật cho nhiều đi, phát nguyện
mỗi ngày niệm năm ngàn câu, rồi mười ngàn câu Phật hiệu, nếu cũng chưa thấy gì thì niệm
hai mươi ngàn, ba mươi ngàn... cứlàm đi rồi họsẽtựthấy cái phước của họlớn tới cỡnào,
có đủtiêu chuẩn hay không sẽbiết liền. Chứcòn cứngồi đó than thiếu phước đức mà không
chịu niệm Phật, thì tìm đâu ra phước đức đây? Cũng nên nhớrõ một điều, là dù cho đã có đủ
thiện căn phước đức nhưng chỉmuốn hưởng phước, không chịu phát tâm cầu vãng sanh thì
cũng nhưkhông thôi. Thật là đáng tiếc!
Cha má đã già yếu rồi, con xin cha má hãy quyết chí giác ngộ đường đi, đừng phóng
tâm tìm cầu những cái hão huyền của thếthái nhân tình nữa mà rốt cuộc phải chịu trầm
luân. Con ở đây lâu lâu nhận được thưtừcác cháu, anh chịem. Nghe sơqua thì thấy có tu,
nhưng đọc kỹlại thì đường đi vẫn còn bịlạc. Đây không phải là cốtình hay bướng bỉnh, mà
lại là vô ý lạc đường, thường lấy cái phụlàm chính, trong khi cái chính thì quên mất. Đây có
lẽ, một là thói quen, nó cứlôi cuốn vào đó. Hai là những thưcon viết vềkhông chịu đọc kỹ,
cứcoi đại khái rồi bỏqua.
Chính vì thếmà mỗi lần nhận thưthì con đều phát hiện ra sự“lạc nẻo”. Nên nhớ, tu
mà sai đường thì vừa tốn công sức, vừa làm giảm mất niềm vui, không những khó có lợi ích
mà sau cùng đành thất bại. Ấy là do mình sơý chứkhông đổthừa cho Phật pháp không linh
được.
Cho nên, tha thiết xin cha má, anh chịem, con cháu... hãy cốgắng nghe pháp cho
nhiều, thiếu pháp thì tạm đọc những thưcủa con cho thật kỹ, có giờrảnh đọc thêm nhiều lần
thì tựnhiên hiểu. Ai còn mập mờchỗnào thì mạnh dạn viết thưhỏi, con sẽtrảlời thật rõ
ràng cho. Người trong nhà có gì đâu mà ngại.
Khuyên người niệm Phật
156
Muốn về được Tây-phương thì phải biết BUÔNG-XẢcha má ạ. Buông-xảmột phần,
mình gần với Phật một phần, buông mười phần, gần mười phần. Không buông xảthì tựtrói
mình trong lục đạo luân hồi. Buông xảlà quên đi những thứvàng, bạc, nhà cửa, danh vọng,
nhân nghĩa, tiếng thơm, tiếng thối... đừng đểnhững thứtục lụy này vướng bận tới mình nữa
thì tựnhiên thấy Phật! Nghĩa là, thấy rõ ràng minh bạch nhưng xin đừng lưu luyến, đừng
ham muốn, đừng vui khi có, đừng buồn khi mất, đừng cốnắm bắt chúng nhưtrước giờnữa,
thì mình tựnhiên sẽ đi tới đất Phật trong đời này. Tuổi già thọmạng mong manh nhưgiọt
sương đầu cành, quyết định phải dứt khoát chứkhông thểchần chờnhưtụi trẻnữa cha má
ơi! Nên nhớ, có khi mình muốn buông xảnhưng có những việc ngầm ý lôi kéo mình lại.
Nhiều lúc hành động và tâm ý đều bỏ, nhưng hoàn cảnh, nhân duyên, con cháu, lại trói buộc
mình lại đó.
Cho nên cần phải rất nhạy bén đểý mới thấy vấn đề. Nếu không, có nhiều thứchi phối
rất vi tếnó trởngại việc vãng sanh. Con viết vềcha má nhưng lại thường gởi vềcác anh chị
em, là chính con muốn các anh chịem đọc trước đi đểcùng hiểu, cùng thấy chữ“Đại-Hiếu”
là quan trọng, đểcùng nghĩra hướng giúp cho cha má tích cực hoàn thành đạo nghiệp. Rất
nhiều thưcon cứlập đi lập lại những điểm then chốt là vì điều này. Xin hãy đọc thật kỹ đừng
xem lấy lệnữa.
Nên nhớ, có những việc làm thấy rất hay đối với thếtục, nhưng xét vềmặt đạo lại trở
thành vụng về, nếu không muốn nói là sai lầm! Ví dụ, có nhiều người cứtới ngày lễ, ngày giỗ
là làm đám, làm tiệc tưng bừng, giết heo, gà... đểthết đãi. Sát sanh thì ác nghiệp nặng lắm,
chuyện này hoàn toàn không tốt đâu! Có người thích uống rượu, thích một lon bia đểngủ
cho ngon. Thếtục thì thấy ngon thật, nhưng vềmặt xuất thếthì ngủngon trong hơi bia gọi là
hôn trầm, càng hôn trầm càng gần với đường súc sanh trong mai hậu.
Uống rượu say là một trong năm giới cấm của Phật, (sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nói
láo, uống rượu). Người cứuống rượu rất dễgây tội ác, nếu không gây tội đi nữa thì tâm trí
cũng thường bịhơi men làm u-ám, đời sau dễchiêu cảm sanh làm súc vật, không tốt đâu!
Giận dữlà nghiệp báo địa ngục, keo kiệt thì nghèo khổ, khinh người thì cô đơn, ghét người
thì bệnh hoạn, ác thì thành quỷ, hiểm thì thành ma, v.v... tất cả đều không tốt! Hãy khuyên
nhau liệng bỏcho hết đi. Tu hành là quyết quét cho sạch những thứriêng tưích kỷ, đểcho
tâm mình càng ngày càng mởrộng ra. Thếthôi chứcó gì đâu.
Một chuyện nữa cũng nên nhắc thêm, là nhiều người thích tới chùa cầu xin phước lộc,
cầu trúng số, cầu giàu có, cầu may mắn... Cầu đó không có ác tâm gì cả, nhưng càng cầu
càng càng sai. Có nhiều vịSưbiết vậy mà gỡkhông được. Các vịSưthì gặp hoàn cảnh khó
khăn, Phật tửthì không thường nghe pháp, thành ra cứhễtới chùa là lạy Phật cầu danh, cầu
lợi. Có người ngày ngày cầu xin cho trúng độc đắc đểcúng dường Phật!... Đó không phải là
tu hành, mà là tạo nghiệp. Đừng nên hối lộvới Phật nữa mà có tội nặng. Chính lòng tham-
Khuyên người niệm Phật
157
lam, tự-tưích-kỷ, là cái hạnh nghiệp của loài ngạquỷ, sống hàng vạn đời trong đói khát
thèm thuồng, chứcó hay ho gì đâu mà cầu!
Hôm trước nhận được thưcủa cháu Tuyết, con anh chịHai, cháu có nói “Ông Ngoại
được Cậu, Dì tặng quà...”. Cũng vì cái món quà mà con viết thưnày đây, nếu anh chịem có
hỏi tới con có lẽcon đã bàn thấm thía hơn!
Vì có lòng hiếu thảo con cháu hùn nhau mua sợi dây chuyền tặng cho cha má đeo.
Nhìn bằng con mắt thếtục thì hay lắm, con cháu thật sựcó tình nghĩa. Nhưng xét cho cùng
tới chỗlý đạo thì coi chừng bịsơhở! Vì sao vậy? Thưa cha má, nhưtrên con đã nhắc qua,
muốn vãng sanh thì phải biết buông-xả, đừng dính mắc vào bất cứchuyện gì thì mới có hy
vọng thoát thân được. Buông-xảthứgì đây? Gần gũi nhất là “Ngũ-dục, Lục-trần”. Ngũ-dục
là “Tài, Sắc, Danh, Thực, Thùy”, lục trần là “Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp” (“Xúc” là
tiếp xúc, “Pháp” là những phương pháp, triết lý, cách sống, suy nghĩ, TiVi, kịch ảnh, cải
lương... của thếgian).
Trong  ngũ-dục, thì tiền tài là món ảnh hưởng rất lớn. Một người trước phút lâm
chung chỉcần khởi một niệm tham luyến ngũdục thì tức khắc bị đọa lại trong tam đồliền.
Sợi dây chuyền, đôi bông tai, tiền bạc... tiêu biểu cho “Tài”, dễgây xáo động tâm ý người ra
đi. Trong một thời điểm tối quan trọng, tối khó khăn, một khi vừa lóe lên một ý niệm, tâm bị
dao động thì có thểthay đổi hẳn cục diện. Nghĩa là thay vì vãng sanh thì lại trởthành đọa
lạc. Ngũ-dục, lục-trần là những cái còng lôi mình lại trong luân hồi đọa lạc. Những người
tới chùa mà đeo nữtrang đầy mình, xiêm y lòe loẹt thì dù bềngoài họcó tu hành, nhưng
cũng khó mà đắc được gì! Đó không phải là nhìn bềngoài mà đoán bên trong, nhưng chính
cái tham luyến bên trong của họ đã thô thiển lộra bên ngoài vậy!
Cho nên, nếu thật sựmuốn cầu vãng sanh Tây-phương Cực-lạc trong một báo thân
này đểtrởvềcái chân tánh Phật tâm của mình thì phải cẩn thận chú tâm quán xét cho kỹ.
Pháp niệm Phật là “Vạn nhân tu vạn nhân đắc”, chỉcần làm đúng là đi được. Thếnhưng
tâm không thanh tịnh, không chịu làm đúng, thường đểngũdục, lục trần cám dỗ đánh lạc
hướng, nhất là giờphút lâm chung thì cũng đành chịu thua. Bây giờcụthểcon nêu vài ý kiến
cha má nghĩthử. Con nghĩtuổi già cảkhông nên đeo đồnữtrang trong người làm chi.
Một là, dễtạo nên tà ý cho những kẻbất thiện. Những chuyện cướp giựt, giết người đã
xảy ra khắp nơi chỉvì một vài ngàn bạc nhỏnhoi đã từng xảy ra thì mình cũng cần chú ý.
Tuổi trẻhọ đua đòi thì đành nhưvậy đi, còn cha má đã quá già rồi đeo thứ đó làm chi. LãoTửdạy, “Bất kiến sởdục, sửnhân tâm bất loạn”. (Nghĩa là, đừng khơi cái lòng tham thì
con người không khởi loạn). Cái sợi dây chuyền dù nhỏnhoi tới đâu, nhưng đeo trên thân thể
một ông cụ ốm yếu lụm cụm là món mồi quá ngon cho lòng tham nổi loạn. Đừng đểphải ân
hận thì mình cũng đã thiệt thòi rồi, đúng không thưa cha má?
Khuyên người niệm Phật
158
Cho nên, đừng thèm đeo, không thèm cất giữ, đó mới là tựtại. Nếu gia đình có những
đứa con bất hiếu ngỗnghịch, sợngày già không ai nuôi, sợchết không ai chôn, thì cũng ráng
cất kỹ đểchết có tiền chôn!?... Cha má đâu có những đứa con đó đâu mà lo trước?
Con xin kểra đây một câu chuyện có thực xảy ra ngay trong làng mình mà con trực
nhớra, chuyện xảy ra từngày con còn nhỏ, có lẽcha má còn nhớ. Một bà cụ ởvới người dâu
và đứa cháu nội khờ. Người dâu lại chết trước, bà nội lụm cụm nuôi đứa cháu dại khờrất tội
nghiệp. Bà sống khá thọtrong cảnh côi cút đó. Khi bà chết âm thầm trong nhà, người hàng
xóm có liên quan bà con gì đó thường lui tới “giúp đỡ”, thấy vậy, cái hành động giúp đỡ đầu
tiên là giựt cái nắm tiền trong tay đã cứng đơcủa bà cụ, cái giúp thứhai là giựt đôi bông tai
bằng vàng còn dính trên tai người chết. Đang làm chuyện này thì có một người hàng xóm
khác vừa tới, phát hiện ra... Người chết thì đã chết rồi, người giựt thì nay cũng đã nằm trong
nấm mồxanh cỏ. Thật là chua xót! Chuyện là nhưvậy...
Đời thật quảvô-thường! Nếu bà cụ đó có tu hành, biết đời là mộng huyễn thì giữchi
đôi bông tai? Biết đời là bọt bóng, là ảo ảnh thì nắm làm chi cái gói tiền trong khi chết?
Còn người kia nếu có tu hành thì chắc cũng hiểu kiếp sống ngắn ngủi nhưgiọt sương, có đó
mà tan biến nhanh như điện chớp, thì giành giựt làm chi những thứgiảtạm cho mang nghiệp
vào thân? Rõ ràng những thứnày, sinh không mang tới chết không đem theo, mà tham luyến
làm chi vậy?!
Cho nên, đeo mấy thứvàng bạc đểlàm chi? Tuổi già chờtừng ngày một đểra đi thì
mấy thứnày nên cởi xuống giao lại cho con cái nó giữ, muốn bán, muốn cất tùy ý, cứmiễn
sao mình có cơm ăn qua ngày là được. Mua thứmắc tiền tặng cha má sao bằng tới chùa
thỉnh xâu chuỗi về đeo, nó vừa hay vừa rẻhơn nhiều. Thứnày gặp người xấu, năn nỉhọlấy
cũng không thèm lấy. Nhưng xâu chuỗi đểgiúp niệm Phật, một hột một câu, hằng ngày niệm
liên tục thì một hột chuỗi tàng chứa hàng ngàn, hàng vạn câu Phật hiệu. Đeo câu Phật hiệu
lên người đểnó nhắc mình niệm Phật, để được giải thoát, nó phải hay hơn những thứtài vật
ngàn vạn lần chứcha má!
Hai là, nếu cha má đã hiểu được đạo, đã thấy vãng sanh vềTây-phương là điều tối
quan trọng, vô cùng quý báu, một cái đại phúc báu trên đời, thì cha má hãy dồn hết nỗlực
vào con đường đó. Con đã gởi vềcho An một nửa bộgiảng ký Kinh Vô-Lượng-Thọcủa Ngài
Tịnh-Không giảng, đây là kinh đức Phật Thích-ca nói vềcảnh giới Tây-phương Cực-lạc, cha
má cốgắng ngày đêm, đêm ngày bám sát bộgiảng ký này mà nghe, nghe đi nghe lại hàng
trăm lần thì tựnhiên thấy hết tất cả. Cha sẽthấy cái tối thắng không thểnào nghĩbàn của
thếgiới đó, đang mởcửa đón mời những người niệm Phật vãng sanh.
Còn một hơi thởcòn niệm câu Phật hiệu, còn một cảm giác còn nghĩtưởng đến Phật
A-di-đà. Tất cả đều hướng thẳng vềmục đích tối hậu ấy thì mới mong khỏi lạc đường. Suốt
cuộc đời mình đã sơý đểtâm mình chạy đi khắp nơi, quyến luyến toàn là ngũ-dục lục-trần,
quên bẵng câu Phật hiệu suốt bảy tám chục năm rồi. Giờ đây đã đến tuổi xếchiều, gần ngày
Khuyên người niệm Phật
159
ra đi mà không chú tâm giải thoát, vẫn còn lưu luyến mấy thứ đó nữa thì làm sao có thểcởi
thoát mấy cái sợi dây thòng lọng đó được? Chẳng lẽ đã thấy rõ đường đi rồi mà vẫn cam tâm
đọa lạc nữa sao, thưa cha má?
Chắc cha má và anh chịem đã coi xong cuộn “Hoa Khai Kiến Phật”rồi chứgì? Bà
cụTriệu-Vinh-Phương, chín mươi tuổi mới có cơmay niệm Phật, bà quyết lòng tin tưởng đi
thẳng một mạch, chín mươi bốn tuổi vãng sanh vào năm 1999. Khi thiêu xác, bà còn biểu
diễn một pha ngoạn mục, là chiếc xương biến thành tượng Phật đểtặng lại cho những người
hộniệm cho bà. Chuyện này chẳng lẽchưa tin sao? Trong cuộc đời của Cụcó một sợi dây
chuyền vàng rất quý giống nhưgia bảo vậy, có hột kim cương hình Phật, đếPhật ngồi được
làm bằng thứcát lấy ởsông Hằng-Hà bên Ấn-Độlà nơi tiền thời đức Phật có ngựtới. Sợi
dây chuyền quý giá được bà trân quý, là vật bất ly thân trong suốt cuộc đời. Thếnhưng khi
đã hiểu đạo, bà gỡliệng ra và dặn con cháu không được đểbà thấy lại lần nữa.
Đó là một quyết định rất là sáng suốt, rất trí dũng. Bà biết tâm tham luyến của bà
chưa rửa sạch, suốt chín mươi năm trường chạy theo dục lạc, tiền tài thếgian thì nay vừa
mới hiểu đạo, nhưng chưa có công phu làm sao dám khinh thường những sựcám dỗcủa vật
chất. Cho nên nếu cha má thật sựquan tâm đến huệ-mạng của mình thì phải dứt khoát đoạn
tất cảnhững nguồn tham luyến này, tất cảnhững thứgì gây ảnh tượng đam mê phải tìm cách
bỏ, bỏmột lần không được thì phải tập bỏdần hằng ngày, hằng giờ, hằng phút. Nếu lơlà thì
dù có thương cha má tới đâu, dù có chuẩn bịcho cha má tới đâu, dù có viết hàng trăm lá thư
nữa cũng trởthành vô ích, con cũng chỉ đành rơi nước mắt mà nhìn cha má trôi lăn theo
dòng nghiệp báo đọa lạc mà thôi!
Nếu hỏi rằng, thích đeo một sợi dây chuyền, một chiếc nhẫn, một cái lắc vàng có tội
lỗi gì đâu? Con xin thưa, đúng đó, không phải là lỗi gì cảnhưng chính nó sẽlà cái bẫy cám
dỗcái tâm mình. Cha má nên nhớmột điều là tất cảmọi cảnh giới ởtương lai đều hình
thành ngay trong tâm tưởng của mình trong hiện tại này đây và nhất là tại ngay thời điểm
lâm chung. Tưởng nhớPhật vềtới cảnh Phật. Đang niệm Phật, sợi dây chuyền cạngưa
ngứa tại cổlà đủcho mình nghĩtưởng tới nó rồi, tức là tâm bịlạc liền. Niệm Phật, Phật
quang bắt đầu hiện ra tiếp dẫn, chỉcần một tiếng kêu khóc của con cháu thì Phật quang biến
mất, cảnh giới xoay hướng, thần-thức bịlôi vào khoảng cách ấm mê mờ đểtiếp tục trôi theo
dòng nghiệp báo luân hồi. Định lực không mạnh, đang niệm Phật bỗng chợt thấy mẹmình
vẫy tay mình tưởng thiệt, vừa bước theo là xong ngay, nó chộp liền, vì đó chính là Ma-quái
đã gạt mình, v.v...
Cho nên con thường nhắc đi nhắc lại rất nhiều thư, và dặn anh chịem hãy thay phiên
nhau đọc thư đểcha má hiểu và con cũng muốn mọi người trong nhà cùng hiểu đểcùng hỗ
trợ, hộ-niệmcho nhau. Nhưng đáng tiếc là ai cũng chỉcoi lướt qua, coi lấy lệrồi mỉm
cười!... Trong cuộc đời này chưa chắc có nhiều người hiểu được cái đạo lý giải thoát này
đâu. Tìm mờmắt chưa chắc đã có người chỉrõ được đường đi nước bước rõ ràng nhưcon
Khuyên người niệm Phật
160
đâu cha má ạ. Thưcon viết khá dài là đểnói rõ, bất cứai cũng có thểcoi được, hiểu được.
Thưkhuyên tu hành có gì đâu mà phải ngại riêng tư.
Hỏi rằng tại sao Phật quang lại dễtan biến vậy? Sao mà yếu vậy?Không phải vậy
đâu. Ánh sáng của Phật, nhưtrong kinh nói, “Phật hằng phóng quang minh chiếu nhất
thiết...”nghĩa là Phật quang luôn luôn phổchiếu khắp mười phương thếgiới, tất cảmọi nơi
(chứkhông phải chỉriêng quả địa cầu này) đểtiếp dẫn chúng sanh, không có giây phút nào
ngưng hết. Nhưng bên cạnh đó ta cũng nhớlà ánh sáng của Ma-Vương cũng thường chiếu để
tranh nhau tiếp dẫn. Chỉcó khác là ánh sáng của ma thì làm cho tâm mình nóng-nảy, đố-kỵ,
giận-dữ, tật-đố, ganh-ghét, tham-lam... dẫn tới sự đọa lạc. Dễnhận hơn là làm cho ta chói
mắt. Còn quang minh của Phật thì làm cho dịu mắt, tâm hồn an-ổn, thanh-tịnh, từ-bi... để
giải thoát. Quang minh của Phật tiếp dẫn bình đẳng và tùy duyên, ai tiếp nhận thì được
hưởng, ai từchối thì quang minh biến mất.
Cái tâm của mình thật sựcó hai mặt vừa là tấm chắn vừa là hấp thụ. Tưởng tượng như
ta đang đứng giữa hai luồng ánh sáng chiếu tới, hễta ngăn ánh sáng này thì ánh sáng kia
tràn ngập, ta chận ánh sáng kia thì ánh sáng này tràn ngập. Khi tâm ta quyết theo Phật, chỉ
Nghĩ– Tưởng – Niệm – Nhớtới Phật thì tựnhiên tấm chắn sẽngăn ánh sáng ma lại và Phật
quang tựdo chiếu xúc tiếp dẫn ta vãng sanh. Ngược lại, thì tựta làm ta bị đọa lạc. Đây là ví
dụ.
Lời tán thán Phật A-di-đà có câu, “Quang Trung hóa Phật vô số ức, hóa Bồ-tát
chúng diệc vô biên”, nghĩa là Phật tiếp dẫn chúng sanh bằng cách phóng ánh sáng đi khắp
nơi, trong ánh sáng hóa ra Phật, Phật lại phóng quang, quang minh lại hóa ra Phật... trùng
trùng điệp điệp đểcứu độtất cảchúng sanh. Trong quang minh của Phật còn hóa ra Bồ-tát
đểbảo vệ, hộpháp, thuyết pháp cho người niệm Phật. Cho nên, niệm Phật nhứt tâm thì tự
nhiên được quý Bồ-tát bảo vệ, không nhứt tâm thì quang minh biến mất, Bồ-tát cũng bỏ đi
luôn, ma quái tựdo hốt gọn thần-thức đi vềchỗ đọa lạc .
Trởlại chuyện đeo vàng bạc trên người, thật là điều không tốt! Cất giữvàng bạc
cũng không hay ho gì đâu cha má ạ! Cha má nghĩthử, pháp môn niệm Phật là pháp tối thắng
mà Phật A-di-đà cúng dường cho tất cảchúng sanh, không phân biệt có lỗi hay không, có tội
hay không đều được bình đẳng vãng sanh vềTây-phương đểthành Phật trong một đời này.
Chỉcần là người đó phải biết thành tâm ăn năn, chí thành sám-hối, một lòng tin tưởng Phật,
nhứt tâm nguyện sanh về đó, nhứt hướng chuyên niệm A-di-đà Phật thì được Phật tiếp dẫn.
Rất nhiều người đã vãng sanh rồi, nhiều lắm chứkhông phải là không có.
Cho nên niệm Phật vi diệu lắm, không thểtưởng tượng được đâu, nhưng nó đòi hỏi
phải nhứt tâm niệm Phật, nhứt tâm tưởng Phật, nhứt tâm hướng vềTây-phương thì tựnhiên
thành. Còn nhưlơ đễnh, còn xao lãng, còn mơchuyện này, chuyện nọthì đành mất phần
vãng sanh. Lúc đó niệm Phật sẽtrởthành thứphước báu bình thường để đời sau hưởng
Khuyên người niệm Phật
161
phước. Cái nguy hiểm là càng nhiều phước thì càng gây nhiều họa, đểcuối cùng vẫn phải
chịu đọa lạc và bịnặng hơn.
Cho nên chuyện cất giữtiền tài, nhìn qua thì không dính dấp gì đến chuyện niệm Phật,
nhưng xét cho kỹthì coi chừng nó là cái còng giữmình lại đó. Cha má nghĩthử, người thực
sựmuốn vãng sanh thì tâm tâm phải niệm Phật. Đàng này đi đâu cũng nghĩtới tiền, ra ngoài
mà tâm cứbồn chồn lo lắng liệu có ai vào nhà ăn trộm không? Mình đểchỗ đó có an toàn
không? v.v... Thưa cha má, liệu mình còn an tâm niệm Phật nữa không? Đây chỉlà ví dụ, chứ
còn biết bao nhiêu thứkhác chi phối tâm trí, nào là ai cho heo ăn? Ai tưới rau? Ai giữcháu?
Ai đi chợbán giùm cho con?... Khi cái tâm đã trói quyện vào những thứ đó rồi làm sao niệm
Phật cho trôi đây?
Xin cha má nhớcho, niệm Phật chính là TÂM NIỆM CHỨKHÔNG PHẢI MIỆNG
NIỆM. Niệm Phật là trong tâm lúc nào cũng tưởng-nghĩ-nhớtới Phật, tất cả đều nhứt tâm
hướng vềPhật mới gọi là niệm Phật. Còn miệng là dùng đểnói, kêu, gọi... Phật, chuyên môn
hơn một chút gọi là miệng XƯNG PHẬT. Cho nên mới có danh từlà Xưng Niệm. Xưng
thuộc vềmiệng, niệm thuộc vềtâm, lâu ngày mình cứgọi chung là niệm Phật cho đơn giản,
chứthực ra miệng xưng là đểnhắc cho cái tâm niệm Phật. Vì cái tâm cứchạy rông cho nên
cái miệng phải xưng A-di-đà Phật cho lớn đểkéo cái tâm về, đểchuyển hóa hoàn cảnh,
chuyển phiền não thành ra A-di-đà Phật để đưa vềtâm. Hễcái tâm càng xao lãng thì niệm
càng lớn để đánh thức, đó là cái phương tiện để đánh thức cái tâm. Khi đã thức tỉnh rồi thì
tất cảnhững thứgì làm tâm mình bịchi phối phải liệng đi, quên đi, bỏ đi đểcho tâm mình
thanh tịnh niệm Phật. Chứcòn bây giờ đi đâu cũng lo với lắng, giờgiờphút phút đều nghĩ
tới hết chuyện này đến chuyện khác, thì dù cho miệng có kêu “A-di-đà Phật” đến khan cổbể
hầu cũng chỉlà vô ích mà thôi!
Cho nên, tốt nhứt là không giữthứgì cảthì an nhiên tựtại. Tiền bạc đừng nên giữlàm
gì, có được đồng nào có thểgiao hết cho chịBa, em Thứhoặc vợchồng Mười Phương giữ
đi. Hãy đểtựcác con giải quyết sao cũng được, miễn sao cha má có hai bữa cơm hàng ngày
là được rồi, mấy người con thay phiên nhau nấu cơm, mình ăn xong niệm Phật, không thấy
thoải mái hơn sao?
Ráng lên cha má, chỉquyết tâm niệm Phật một thời gian trong cuối đời ngắn ngủi này
thôi, mà cha má vãng sanh được là vượt hơn người ta tu vạn kiếp chứkhông phải nhỏ đâu.
Anh chịem, con cháu trong nhà nên thương cha má, hãy cốgắng phụng dưỡng ông bà.
Chúng ta cùng nhau cốgắng lo tròn chữhiếu, đừng vô tình cứtỉnh bơmà tội nghiệp cho
người sanh thành và cho chính mình nữa vậy.
Nam-mô A-di-đà Phật.
Con kính thư.
(Viết xong, Brisbane ngày 19/5/2002).
Khuyên người niệm Phật
162
Mình đã hồ đồ, mê muội lúc đầu thai. Giờ đây, mình phải sáng suốt
tìm đường đi lúc chết – Con đường ấy chính là niệm “A‐di‐đà Phật”.
(Hòa‐Thượng Quảng‐Khâm).
Khuyên người niệm Phật
163
20 - Lời khuyên song thân
Kính cha má,
Chuyến vềthăm lần này con đã thấy khá nhiều sựviệc mà trước nay con không thấy,
những hiện thực chung quanh con rõ ràng hơn trước đây. Trong những ngày ngắn ngủi đó
con đã cốgắng niệm Phật trợlực cho cha. Cha tỉnh lại được từcơn bệnh nặng. Thật là vi
diệu! Trợniệm cho cha đau nặng nhưng con không mởmột lời cầu xin Phật, Bồ-tát gia trì
cho cha khỏe lại, trái lại con cứmột lòng cầu nguyện vãng sanh cho cha. Kết quảthì, chỉvỏn
vẹn hai ngày cha bình phục trởlại. Cái lý này sâu lắm, vi diệu lắm. Thành tâm niệm Phật cầu
vềTây-phương không phải là phải chết, mà niệm Phật cầu vãng sanh làm nghiệp chướng dễ
tiêu tan, nếu báo thân đã mãn thì cha được vãng sanh Cực Lạc, nếu chưa mãn thì tựnhiên
bình phục rất nhanh. Cái lý này vi diệu không thểnói một vài lời được đâu.
Đây cũng là dịp may, rõ ràng trên đời “đắc thất nan truy họa phước”. Cha không đau
nhưvậy đâu có dịp thấy sựhiển linh của câu Phật hiệu. Bây giờcha má đã quyết lòng niệm
Phật ngày đêm, má cũng bắt đầu buông xả, làm con mừng không thểtả được. Nhưng nhìn kỹ
thì nghiệp chướng vẫn còn, oan gia vẫn có, trái chủchưa xa đâu. Những trởngại này vẫn còn
hiện diện tại chỗ... Những ngày gần cha má và gia đình, sáng, chiều con cốhết sức đểnói,
khai thịtrong những buổi niệm Phật đểtìm cách giải tỏa, nhưng chỉ được một phần, chưa
được viên mãn.
Con muốn ởlại lâu hơn nữa đểngày ngày nói chuyện với cha má và mọi người về
pháp Phật. Nhìn cha má, nhìn mọi người mà dễtùy cơ ứng nói, tùy căn cơkhuyên nhủthì
mọi người dễphát tín tâm, sớm thực hành pháp môn niệm Phật hơn. Nhưng vạn sựphải tùy
theo duyên, không duyên khó hành sự. Bây giờcon đã nhập thất niệm Phật lại rồi, không còn
ngày ngày cùng nhau bàn Phật pháp nữa, xin cha má hãy lấy những lời thưnày đểthay cho
những lần thấy mặt con vậy. Nếu thấy rõ ràng pháp niệm Phật tối thắng vi diệu, thì tất cảhãy
cốgắng tinh tấn niệm Phật. ỞAn-Thái, con nói chuyện chỉcó một ngày thôi mà đã có rất
nhiều người tựnguyện thành lập nhóm đểtu hành, họdự định mỗi tuần họp nhau bốn ngày
đểniệm Phật.
Khi vào Bình-Dương, cô Sáu và các em có hoạch định chương trình và thời giờniệm
Phật rất nghiêm chỉnh, 3:30 sáng đã thức dậy niệm Phật rồi. Theo những lời khuyên của con,
cô và gia đình đều cốgắng thực hiện đầy đủ. Đó là do thiện căn, phúc đức, nhân duyên đã
thành thục vậy. Xin cha má và anh chịem hãy lấy đó làm gương mà nỗlực thêm lên. Vì pháp
Phật quá cao diệu, quá sâu rộng cho nên nếu không tiếp tục nghe pháp không tài nào hiểu
thấu. Chết sống quá gần, pháp thân huệmạng đã quá nguy hiểm xin cha má hãy quyết tâm tự
cứu lấy mình. Đừng nên giải đãi nữa, hãy vạch hẳn thời gian ngồi trước bàn Phật đểniệm
Hiểm họa của tiền bạc!
Khuyên người niệm Phật
164
Phật, niệm xong một thời thì em Thứ đọc thư đểcùng nhau nghe. Mỗi lá thưcon đều nói
thẳng đến những sựcốcụthểquan trọng chung quanh liên quan đến việc tu tập. Khi đọc phải
đọc rõ ràng, đọc lớn, đọc không ngập ngừng, không được dừng lại đểsuy nghĩ.
Đây là một phương tiện tu hành đểcó thểthâm nhập vào nghĩa đạo. Nếu không chịu
làm nhưvậy gia đình mình khó có thểthâm hiểu đạo lý. Băng giảng pháp thì không có để
nghe, thưthì đọc lấy lệ, khi vềcon đã thấy rõ ràng rằng cảnhà tu hành hầu hết bịlệch lạc,
mặc dầu bao nhiêu thưrồi con viết khá rõ, hướng dẫn từng chút mà vẫn bịsơý. Pháp càng vi
diệu, càng học hỏi cho kỹ! Cho nên xin mọi người đừng quá coi thường những lời thưnày,
mà nên nghe đi nghe lại vài ba lần mới được. Nếu chịu lắng nghe nghiêm chỉnh thì thêm một
lần nghe hiểu thêm một điều quan trọng mới. Cũng là một thưmà nó cứmới hoài trong đó.
(Riêng em Thứ, anh Năm thương em, nhiều lần khen em vì em cótâm tu hành nhiều
nhứt, nhưng khi vềthì anh đã phát hiện em không chịu nghe theo lời thưanh dặn. Ít ra, cũng
hơn ba lần anh nhắc đến chuyện này mà em vẫn tỉnh bơlàm theo ý nghĩcủa mình. Chuyện
gì vậy? Thấy Phật! Bắt đầu từhôm nay em phải đọc thưanh nhiều lần cho cha má, và riêng
em phải đọc nhiều hơn nữa mới được. Pháp Phật thì quá cao, thưviết thì không thểquá dài,
đọc thưthì cứ đọc lướt qua... Nhưvậy, làm sao em hiểu thấu, không hiểu thì rất dễbịlạc, có
nhiều khi bịnguy hiểm mà mình không hay.
Niệm Phật phải lấy tâm thanh-tịnh đểniệm, không được tham đắc quảmau chóngï.
Pháp niệm Phật tối ưvi diệu mà dễthực hành, nhưng không thểbừa bãi nghĩsao làm vậy mà
được đâu. Niệm Phật là đểcho nghiệp chướng tiêu trừ, tâm hồn thanh tịnh, có thanh tịnh thì
mới được vãng sanh. Niệm Phật mà nghĩnày tham nọlung tung làm sao thành tựu!
Hôm nay, anh nói vềchữTHANH-TỊNH, muốn thanh tịnh thì phải diệt Tham, Sân, Si.
Anh Năm chưa một lần khuyên niệm Phật mà mong thấy Phật, nhưng em vì quá cảm xúc cho
nên bịrơi vào chuyện này. Khi tâm được thanh-tịnh thì tựnhiên có cảm ứng đạo giao với
Phật. Còn tâm chưa thanh-tịnh mà thường thấy Phật thì có vấn đề, nói rõ hơn là Phật giả.
Điều này không tốt, phải tránh. ỞAn-Thái vừa rồi anh phát hiện ra một chịkhoe rằng, đọc
kinh Phổ-Môn hay kinh Địa-Tạng thấy được “Phật Bà Quán-Thế-Âm” thường xuyên. Trong
Bình-Dương, một người bạn của chú Bảy hằng đêm đều thấy Phật, “Phật” còn lên cơ đểxưng
tên nữa là khác. Tất cả đều là giả. Những người này không mau mau quay đầu giữtâm thanh
tịnh và niệm Phật để được Phật lực gia trì, thì khó tránh khỏi trởngại vềsau. Người quyết
tâm niệm Phật thì công phu nhiều, tiến nhanh, thấy vậy nên oan gia trái chủ, ma quái tới tìm
cách phá đám, nó cốtìm cách làm cho mình tham luyến vào sựhão huyền mà mất chánh
niệm. Chỉcần mình nhận chân ra nó, không tham luyến nữa thì tựnhiên nó tan. Nhất định
phải nghe lời anh Năm, anh có đủsáng suốt, nhìn thấu vấn đề. Tuyệt đối em không được tự
mãn, hoặc sơý nữa. Bắt đầu hôm nay, nếu có hiện tượng giống nhưvậy hiện ra nữa nhất thiết
không được mừng, không sợ. Khi thấy, thì tâm phải vững vàng giữchắc câu Phật hiệu là
được. Tu hành đừng nên tham cầu thấy này thấy nọthì tâm mới thanh tịnh. Nếu không giữ
tâm bình thản thì sựvọng tâm sẽdễchiêu cảm đến những cảnh giới giả, không tốt đâu!
Khuyên người niệm Phật
165
Trong nhiều đời, nhiều kiếp mình sát hại sanh mệnh quá nhiều, oan gia, trái chủvừa vô
hình và hữu hình nhiều lắm. Họmuốn trảthù, mình muốn thoát mà vô ý quên gởi công đức
thì bịphá là vậy đó. Hơn nữa bịphá cũng tại vì mình tham thấy, cầu thấy mới bịchúng lợi
dụng gạt mình. Bây giờbỏcái tham đó đi là xong. Nghe chưa? Bồ-tát Đại-Thế-Chí dạy,
“NghĩPhật, niệm Phật thì hiện tại hoặc tương lai chắc chắn thấy Phật”, thấy Phật ở đây
không phải là ngày ngày thấy Phật hiện ra vỗ đầu, mà chính là vãng sanh vềTây-phương
Cực-lạc, lúc đó thì tựnhiên thấy Phật. Không những thấy Phật A-di-đà mà hằng ngày mình đi
thăm hàng vạn đức Phật đểcúng dường. Đó gọi là thấy Phật.
Niệm Phật quyết tâm cầu vềTây-phương thì một đời này thôi sẽ được vãng sanh, đó
gọi là hiện tại. Nếu niệm Phật mà tín tâm không vững, nguyện không tha thiết, còn nhiều tạp
niệm, vọng tưởng thì đời này không thểvãng sanh, nhưng đã niệm Phật thì tương lai trong
một vài ngàn kiếp nào đó khi tâm cơthành Phật thành thục ta mới có thểvãng sanh, lúc đó ta
mới thấy Phật, đó gọi là tương lai.
Nhưvậy, người nào muốn vãng sanh trong một đời này thôi thì bắt buộc phải chí tâm
thành kính niệm Phật. Khi thật sựchân thành thì tâm sẽthanh tịnh, tâm không còn lao chao
vọng động nữa, thì người đó đủtiêu chuẩn chắc chắn vãng sanh, lúc đó mới thấy Hóa-Thân
của Phật hiện ra trong quang minh đểthọký, cho biết ngày giờvãng sanh. Còn những hiện
tượng mờmờám ám hiện ra thường xuyên, lại còn giảhình này hình nọ, giảluôn cảPhật để
dụ, đó là giả, nhứt định không được tham tới. Không những không tham mà còn vững tâm
niệm Phật và cho họbiết rằng ta đã biết chân tướng, khuyên họhãy niệm Phật đểgiải thoát đi
là tốt nhứt, đừng tạo tội lỗi nữa. (Có dịp anh Năm trởlại chuyện này).
Con xin trởlại với cha má. Thưa cha má, mỗi một lá thưcon viết về đều có một mục
đích quan trọng riêng, đó chính là sự điều chỉnh cấp kỳnhững cách tu hành lạc đường. Vì
không hiểu nên cứtỉnh bơ, chứkhi đã hiểu thì thấy rất rõ. Ví dụ, nhưmột loạt thưtrước con
nhắm đến chữ“SÂN-GIẬN”, vì vừa phát hiện điểm này, nó là điều tối nguy hại, tối kỵ, đại
kỵ! Thành ra tất cảnhững cái khác dù đang dang dởcon cũng bỏhết đểxoáy vào điểm này.
Tham, sân, si, là ba chất độc hại chết chúng ta, trong đó sân giận được coi nhưnguy hại nhất.
Chính vì thếmà cha má nên cốgắng gìn giữ, chứlơlà thì cứphạm hoài những lỗi lầm quá
lớn, dễdẫn tới hiểm họa, uổng công tu hành.
Sân giận giải quyết chưa xong thì lần vềnày con lại phát hiện thêm món độc dược
khác nguy hại không thua kém với sân giận. Đó là không buông xảnổi Ngũ-Dục, LụcTrần, phạm vi này liên quan đến sựtham đắm. Chữ“Tham” ai cũng có cả, rất khó bỏ, chính
vì thếmà con người không thểgiải thoát!
Đầu tiên, xin cha má luôn nhớvì chuyện sanh tửsự đại, mà chăm lo niệm Phật. Cha
má muốn thoát nạn thì phải ngày ngày, giờgiờ, phút phút niệm Phật vì nếu không nhưthế
không trởtay kịp đâu. Tuổi già cái chết nó đến trong tích tắc. Tám mươi năm trước đây, cha
Khuyên người niệm Phật
166
má vừa mới được sinh ra chỉlà một đứa bé khóc oe oe, sau tám mươi năm bây giờ đã chuẩn
bịchết. Nghĩlại coi, đời có phải thực sựchỉlà giấc đại mộng không? Những ngày, tháng
phiêu phỏng còn lại này nhanh chóng nhưgiọt sương trên đầu ngọn cỏ, thếthì phải liễu ngộ
chân tướng cuộc đời chứ đừng đợi. Đã từng trải qua những cơhội “chết hụt” rồi mà còn mơ
màng đến danh vọng hão huyền, nhơn nghĩa thịphi nữa sao?
Thưa cha, thưa má, bịsanh thì phải bịtử, sống chết là lẽtựnhiên cần chi mà sợ. Không
biết được Pháp Phật thì thấy chết là chết, khi nghe được Phật pháp rồi mới hiểu rõ ràng đó
không phải là “Ta” chết. Cái áo rách mình liệng, chiếc xe hưmình liệng, thân thểnày già yếu
hưhại mình cũng phải liệng. Thếthôi. Chết là cái thân nó chết chứmình đâu có chết. Mình
mất cái thân này mình sẽcó cái thân khác liền. Mỗi lần chết là mỗi lần đổi thân, đổi cảnh. Ví
dụ, nhưcon rời Việt Nam thì con sống bên nước Úc liền.
Cho nên, chết không sợ. Tuy nhiên, phải sợlà chết rồi mình sẽ ở đâu? Mang thân gì?
Sẽra sao? Sướng hay khổ? Vui hay buồn? Cười hay khóc? No hay đói?... Vì thế, hãy suy
nghĩthật kỹchứ đừng bừa bãi! Phải giải quyết rõ ràng. Hãy mau mau chọn chỗsướng, vui,
cười, no... đừng háo kỳtìm vào chỗkhổ, buồn, khóc, đói... cha má ạ. Lỡlạc vào đó rồi muốn
sống sống cũng không được, muốn chết chết cũng không xong, muốn khóc khóc không ra
tiếng, muốn cười cười chảy máu hồng, chứkhông phải tầm thường đâu! Cô Bốn là người rất
sợchết, em Vân nói thầm với con: “Anh đừng bao giờnhắc đến tiếng “Chết” với má em”, thế
nhưng chỉcần nói chuyện hai hôm cô Bốn đã tỉnh ngộ, cô đã coi cái chết trởthành thường.
Chưa hiểu mới sợ, đã hiểu rồi thì có gì đâu mà sợ.
Thếnhưng, Sanh-Tử Đại sự! Một lần chết thì công phu tu hành bịxóa sạch. Cái chết
đến quá bất ngờnên phải mau mau niệm Phật, không chờ, không hẹn. Má thường nói đểlúc
nào yên tĩnh Má mới niệm. Không tốt, mà còn sai với phép niệm Phật nữa. Bước ra khỏi cửa
coi chừng không còn trởvô, buông chén cơm xuống có thểkhông cầm lên được, cô Tám
Tâm đi thăm ruộng mà không chờ được đến ngày cây lúa đơm bông... thì làm sao mà chờ đến
lúc yên tĩnh được. Sựchết đến nó có chờ đâu mà mình chờ? Má không nghe câu chuyện bà
bác thường tới niệm Phật kểlại sao, ởAn-Thái có người con cứnói: “Tôi chờcho mẹchết
mới tu hành”, không ngờanh ta chết trước.
Nghĩ đến cái chết thì phải sợ, sợ địa-ngục, sợtam ác đồ. Vì vậy niệm Phật phải niệm
liên tục, niệm ngay trong những lúc rối loạn nhứt, ồn ào nhứt, lộn xộn nhứt... vì có thểmình
ra đi ngay trong những lúc đó. Hỏi thửÔng Hai Thuận, ông Mười Tịnh, ra đi nhưthếnào?
Bác Năm S. cô Tám T. đã bịgì? Họa vô đơn chí, nó có báo trước cho mình không? Cho nên
không thể đợi đến lúc yên tĩnh mới niệm Phật, mà lúc ồn ào, náo nhiệt phải niệm Phật đểbao
phủnó lại, đè nó xuống. Có nhưvậy tâm mình mới yên tĩnh được, chứngười ta ồn ào mình
cũng ồn ào, người ta lăng xăng mình nhào vô lăng xăng... thì bao giờtâm mới yên tĩnh.
Niệm Phật là pháp diệt phiền não. Điều này khó lắm. Diệt không được thì chuyển,
nghĩa là cứmột ý nghĩnào nổi lên là niệm Phật liền, tốt cũng A-Di-Dà Phật, xấu cũng A-di-
Khuyên người niệm Phật
167
đà Phật thì tựnhiên tâm an lành, đó gọi là chuyển. Chuyển không được thì phủlấp phiền não
lại. Nghĩa là phiền não, ồn ào, lộn xộn nhiều quá thì cứniệm Phật cho nhiều lên đểcâu Phật
hiệu phủlấp nó lại. Phật dạy chỉcần phủlấp phiền não là có thểvãng sanh rồi. Dễdàng, dứt
khoát!
Nhất định phải niệm Phật đểcứu đời mình cha má ơi! Những kẻtựcao ngã mạn, chắc
chắn phải bị đọa lạc. Trong hiện đời mạt pháp này, mang thân đàn ông gây tội nghiệp nhứt,
vì họthích tham lam, sân giận, ngu si, ngã mạn, tà kiến, ác thú... họkhông chịu tu hành,
thành ra họbị đọa nhiều nhất. Cái cuồng ngạo đến tột cùng rồi, cho nên Phật, Bồ-tát thì
không lạy lại đi lạy danh vọng ô trọc trần tục mà tựhại đời! Trí-Huệ, Giải-Thoát không lạy
lại đi lạy nghiệp chướng đọa lạc đểcam chịu khổnạn! Tội nghiệp thật! Chết có nghĩa lý gì
mà sợ, nhưng có sợlà sợnghiệp báo. Kinh Phật thường nói “Bồ-tát sợNhân, chúng-sanh sợ
Quả” là vậy. Bồ-tát thấy nhân duyên quảbáo sợquá không dám tạo nhân xấu. Chúng sanh
không biết nhân-quảcứlăn xảvào làm việc ác xấu, đểchờquảác. Nếu hiểu rõ nhân quảbáo
ứng, không ai dại khờ đâm đầu tranh giành những thứtài sắc danh vọng hão huyền đểsau
cùng thọnạn. Con nghe thím Bảy H... ra đi, trước những ngày tháng ra đi thím quằn quại đau
thương, lăn lộn than khóc. Khi cô Sáu đến thăm, thím ôm chân cô van xin, “...Em chết mất
chị ơi, làm ơn cứu em với...”. Nghe nói vậy mà con đau nhói trong tim! Làm sao cứu đây?
Phật dạy “Độc sanh độc tử, độc khứ độc lai, khổlạc tự đương, vô khả đại giả”, rõ
ràng sinh ra chết đi chỉcó một mình, có đi, có lại cũng một thân trơtrọi, khổsướng tựchịu
lấy, có ai thay thếcho mình được đâu. Địa vị, danh vọng, thịphi, nhơn nghĩa, có cứu mình
được không? Người liễu ngộchân tướng của vũtrụnhân sinh, dại gì mê mờchạy theo cái
tham dục trần tục đểtạo thêm nghiệp chướng, đến khi quảbáo hiện tiền thì kêu than sao
được! Phật dạy “Tùng thiện nhập thiện, tùng ác nhập ác, tùng lạc nhập lạc, tùng minh
nhập minh... thùy năng tri giả”? “Thiện ác báo ứng, phước họa tương thừa, mạc năng
tri giả?...”, sao không hiểu thấu đạo lý này mà mau mau niệm Phật đểcứu lấy huệmạng của
mình đây chứ?
Niệm Phật, cốt đểthoát khỏi sinh-tửluân-hồi, đểsiêu sanh Tịnh-độ. Niệm Phật thành
Phật. Muốn vãng sanh bất thối thành Phật thì tâm phải thanh-tịnh. Muốn tâm thanh tịnh thì
những thứngũdục, lục trần phải buông xuống. Người không chịu buông những thứtrần lao
này không thểnào thoát nạn được.
Buông là tâm mình buông, bỏlà tâm mình bỏ. Buông bỏkhông có nghĩa là phải đem
tiền bạc liệng ra cửa sổ, mà chính là trong tâm phải biết đủ, danh vọng phải biết ngừng, thị
phi phải biết tránh, phải nhìn thấy rõ rằng những thứ đó là hoàn toàn giảtạm. Nhứt thiết đừng
mong cầu những thứ đó nữa thì tựnhiên tâm được thanh-tịnh. Ngũ-dục là tài, sắc, danh, thực,
thùy. Lục-trần là sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Ngũ-dục là năm cái gốc của địa ngục; lụctrần là sáu cái rễcủa lục-đạo luân-hồi. Người muốn thoát nạn mà cứbám chặt cái gốc rễcủa
tam đồlục đạo thì làm sao có thểsiêu sanh!
Khuyên người niệm Phật
168
Trước tiên, con xin nói đến ngũdục trước. Tài, sắc, danh, thực, thùy là cái rễcủa địangục. Người nào cứtham đắm những thứ đó, sau khi chết khó có thểtái sanh làm người.
Tài là tiền tài, thuộc vềphước báu hữu lậu. Không có tiền thì khó sống, nhưng có tiền
vừa đủthì phải lo biết tu đểtiếp tục hưởng cái phước đó, đừng đểlòng tham lam thành vô
đáy, rốt cuộc cũng hoàn trắng tay mà thôi. Phật dạy, tiền tài có được là quảbáo của sựbố-thítài trong đời trước, không phải do cái thông minh lanh lợi, bon chen, lương lận mà có đâu. Ai
không tin thì chờmà coi. Ví dụ, trên đời rất nhiều người không làm mà tựnhiên trởthành tỉ
phú. Ngược lại, nhiều người thông minh học giỏi mà vẫn nghèo, làm đâu thất bại đó. Tại sao?
Vì kiếp trước keo kiết, bỏn xẻn, không chịu bốthí tài, đời này tiếp tục tham lận đểlàm giàu...
thì hậu quảchắc chắn sẽ đói khát cùng túng. Phật dạy bốthí tài thì giàu có, bốthí pháp thì
thông minh trí tuệ, bốthí vô úy thì kiên khang, mạnh khỏe. Chân lý này không thểthay đổi
được. Tham lam là nhân địa của ngạ-quỷ. Người tham tiền hằng ngày chỉlo kiếm tiền sẽtái
sanh vào hàng ngạquỷ, đói khát triền miên. Có hay ho gì đâu! Cho nên phải biết đủ đểlo tu.
Cha má già rồi phải mau mau buông xuống những thứbất tịnh nàyï. Người già tính từng
ngày từng giờ đểra đi mà còn cốtình giữtiền bạc làm chi nữa, chẳng lẽ đểcoi chơi cho thỏa
mắt vài tháng, vài năm, rồi chịu chui vào làm loài quỷ đói hàng vạn kiếp mới đành sao! Tuổi
già hãy đểcon cái lo liệu, cứmột mực niệm Phật có hơn không, thưa cha má?
Lần vềnày, đầu tiên con thương em An nhứt. Người thứhai con thương là anh Bốn.
Con thương An vì em nó có hiếu, có nghĩa và lại biết tu hành, có tu thì tựnhiên có hậu báo
tốt. Con thương anh Bốn vì anh có hiếu nhưng chưa biết tu, người chưa biết tu thường vô tình
tạo nhiều nghiệp chướng, quảbáo không được tốt! Tình ruột thịt, con thấy anh lạc đường
muốn cứu nhưng cứu không được. Tội nghiệp biết chừng nào!
Em An đềnghịkhông nên đểcha má giữtiền bạc nữa, đừng nên cho cha má nhiều mà
chỉnên cung cấp tất cảnhu cầu hằng ngày. Đây là đềnghịcó trí tuệ! Cơm, áo, nhu cầu sống
hằng ngày các con đều lo chu toàn cho cha má. Mỗi tháng nhu cầu cha má cần thiết bao
nhiêu sẽcó bấy nhiêu. Mỗi tháng tiêu còn dư, nhứt định cha má phải đem bốthí hết. Đây là ý
nghĩcủa một người hiểu đạo, đại hiếu, đại nghĩa. Có lẽnhiều đời, nhiều kiếp vềtrước cha má
có tu, nay mới có những đứa con hiếu thảo và đạo nghĩa nhưvậy.
An nó không những lo cho cha má từcuộc sống hiện tiền mà còn lo đến cảhuệmạng
của cha má vềsau nữa. Đâu dễgì có người hiểu đạo nhưvậy! Em nó có nhiều sựphát
nguyện âm thầm đểhồi hướng công đức cho cha má không cần một ai hay, không xin anh chị
em một đồng, không màng đến tiếng khen. Nó đâu cần chờtới phải làm buổi lễlinh đình, có
nhiều người chứng kiến mới khệnệ đưa ra. “Cha mẹnuôi con sánh bằng trời biển, con nuôi
cha mẹtính tháng, tính ngày”. Bốthí cho cha mẹcũng phải chờcó người chứng kiến mới
dám cho sao? Hiếu thảo hay không tựlòng mình biết chứ đâu phải chờcho có người làm
chứng mới là hiếu sao?
Tại sao An không muốn cha má giữtiền? Vì hễgiữtiền thì tâm sẽdính chặt vào tiền
tài, không thểnào thoát khỏi đại họa lúc lâm chung. Con nói khá nhiều chuyện này, chắc cha
Khuyên người niệm Phật
169
má còn nhớ. Người niệm Phật cầu sanh vềvới Phật mà lúc lâm chung tâm không niệm Phật
lại cứnghĩtiền đang cất ở đâu, chia cho ai, có an toàn không... thì chắc chắn không thểvãng
sanh. Một niệm khi lâm chung là tất cả. Gởi tiền cho người ta vay khi ngã xuống làm sao
đòi? Cất tiền cho kỹkhi nằm xuống làm sao moi lên? Khi đã cứng mồm làm sao trăn trối với
con cái?... Chính vì thế, mà tâm cứdính vào đó, chắc chắn phải vào hàng ngạquỷhoặc súc
sanh. Rõ ràng tiền bạc là cái gốc của tam đồác đạo.
Người già cảmà tham giữtiền thực sựlà một đại hiểm họa cho pháp thân huệmạng
chính mình. Cho nên cha má không nên giữtiền. Cô Bốn giữtiền, con khuyên một lời cô
buông ra, cô Sáu đeo vàng trên tay con khuyên một lời cô tháo ra giao cho mấy em liền. Thế
thì má còn tiếc gì mà còn cốgắng nuôi heo, còn lo trồng đám lúa, còn giữ đôi bông tai, còn
cất sợi dây chuyền? Phải buông ra đi má. Nếu không có thì đây là phước. Nếu có nhín nhút
chút đỉnh nào thì hãy mạnh dạn kêu mấy đứa con tới, đem ra, đổxuống đó, nói rằng: “Tụi
con làm gì làm đi, cha má cần an lành...”. Sau đó tuyệt đối không thèm hỏi tới, không thèm
biết ai giữ, không thèm đếm xỉa tới nữa. Nếu làm được vậy, niệm Phật chắc chắn cha má
được tựtại vãng sanh.
Tại sao nên đem tiền dưcho đi? Đây là người có trí huệ đó! Không những cho tiền
dưmà nên nhín chút phần ăn đểcho nữa là khác. Vì ai cũng biết tham là xấu, nhưng ai ai
cũng thích “tham” cả. Tham, Sân, Si là ba độc tốgiết chết huệmạng nhưng ít ai có thểxảbỏ
được. Phật dạy “Bố-Thí” thì phá được “Tham”; “Nhẫn-Nhục” thì phá được “Sân”; “Trí-Huệ”
thì phá được “Si”. An muốn hàng tháng hễcòn dưtiền thì cha má đem cho hết: con cái, cháu
chít, người nghèo, cho hai Phú, cho thím Bốn H... là muốn cho cha má bốthí đó, muốn cha
má dọn đường vãng sanh đó. Cứviệc cho người ta đi thì tựnhiên tâm hồn mình sung sướng,
tựnhiên mình thấy từbi, an lạc, tựtại, giải thoát. Chuyến này vềcon ghé Bình-Dương, HuyHồng chỉthoáng nghe qua điện thoại là con nhờngười ta may áo tu không được, là nó tự
động mua hai, ba cây vải về, chỉtrong hai ngày chót mà em nó ngày đêm may tới hai mươi
bộgởi cho con đem bốthí, cúng dường. Các em nó còn gởi thêm năm trăm đô-la Mỹ đểmua
máy niệm Phật vềbiếu cho người ta. Bửu, Chương nó mởtâm giúp đỡcùng khắp... Trên đời
này tìm đâu ra những tâm hồn nhưvậy.
Có người bào chữa rằng, tại giàu có nó mới cho, chứnghèo thì tiền đâu mà cho? Nói
nhưvậy là vì không hiểu đạo lý. Phật dạy, “Vì có bố-thí tiền mới được giàu”, giàu rồi mà tiếp
tục giúp đỡngười khác thì giàu mãi, tiền thu không kịp. Giàu mà không biết bố-thí thì bịtàn
lụn, phá sản nhanh lắm. Sau khi tàn lụn rồi, hậu quảcòn vô cùng thảm thương hơn lúc chưa
có tiền. Có tâm bố-thí hay không, không phải là giàu hay nghèo, mà bốthí là cái hạnh của
người biết tu. Chịu nhìn một chút thì ta thấy liền, rất nhiều người càng giàu càng keo kiệt.
Người giàu mà biết bố-thí họcàng giàu thêm, người nghèo biết bố-thí thì nghèo mà họvẫn
sướng, cũng an lạc tâm hồn. Nếu thành tâm cốgắng giúp người họtựcải tạo được vận mệnh
của họngay trong đời này, hoặc giảnếu phước báu đời này chưa tới kịp thì đời sau họkhông
làm mà tiền của vẫn cứrót vào chứa không hết. “Bố-thí Tài được tài phú”, nhất định đúng,
đây là lời Phật dạy. Mình hồi giờsống vì tựtưích kỷcá nhân, cho nên phước không có.
Khuyên người niệm Phật
170
Phước mới không bù thì phước cũphải tiêu, phước tiêu thì dù cho giàu có đến đâu cũng có
một ngày tàn lụi. Đó là nhân-quảvậy!
Hiểu vậy, anh chịem, con cái trong nhà nếu thật sựcó thương cha mẹtrong tuổi xế
chiều, thì hãy lo làm chuyện thực tếcho song thân hưởng được những ngày thoải mái đểrồi
ông bà ra đi, hay hơn là cho những thứbắt ông bà phải cất giữ. Hãy xuống bếp nấu giùm cho
má bữa cơm, sửa giùm nhà tắm, lo xây cái nhà vệsinh, căn phòng nóng lạnh hãy mau mau
điều chỉnh gấp, chứsao lại tặng sợi dây chuyền? Khi cha má chết anh chịem gỡra hay chôn
theo? Nếu gỡra thì bây giờgỡtrước đi, chứsao lại cam tâm trói cổcha má đọa vào ác đạo
trước rồi mới gỡ?!... Tôi không dám trách anh chịem đâu, nhưng xin anh chịem nhớrằng
“tình thương” mà thiếu suy nghĩcó thểgây nguy hiểm cho người mình thương”.
Cho nên, “Hiếu-Thảo” phải kèm theo “Hiểu-Đạo”, nếu không sẽthành “Đại-nghịch
Bất-Hiếu” mà không hay, oan uổng lắm! Tội nghiệp lắm! Sao bằng tính thửcoi dây chuyền
bao nhiêu, đôi bông tai bao nhiêu, dùng tiền đó mua thuốc thang, lo cơm nước tươm tất cho
ông bà hưởng thụmà an tâm niệm Phật có hay hơn nhiều không? Cha mẹgần lâm chung, con
cái có hiếu, mà hiểu đạo, thì thành tâm niệm Phật hộ-niệm cho người vãng sanh Tây-phương
đểvềvới Phật, đừng nên “hiếu-thảo” mà lại đem tiền bạc của cải ra tính toán, khoe khoang
đểtrói cái tâm cha mẹvào đó, đểhậu quảphải xuống địa-ngục, làm quỷ đói hàng vạn kiếp
khổ đau. Có phải vì vô tình trởthành thứcon oan-gia, trái-chủ, đại nghịch, đại ác không? Xin
anh chịem nghĩcho thấu vấn đề.
Cha má ơi! Hãy suy nghĩcho kỹ, cho thấu đáo nhân sinh pháp giới hầu tránh đại họa
cho mình trong tương lai. Con hiểu được chút ít đạo lý giải thoát thì cha má đã già, ngày đi
sắp tới rồi. Con không còn biết cách nào để đảthông tưtưởng cho kịp thời hạn đây. Ngày về
thăm cha bệnh, con tranh thủsáng chiều đểkhai thị, không dám lơlà một buổi là đểcầu
mong cho cha má bừng tỉnh được vấn đề. Con nói bằng cái lòng tha thiết đến nỗi có người
thấm thía phải khóc. Ngày cuối cùng ra đi, con nói thẳng đến mục đích của con vềlàm cho
em An phải khóc nức nở đành rời chỗngồi ra ngoài rồi mới vô lại được. Tại sao nó khóc
vậy? Nó đã hiểu được lý, đã thấu được đạo, đã thấy rõ nguồn cơn. Vì quá thương cha má mà
nó nghẹn ngào không cầm được giọt lệhiếu. Vì chỉhai chữ“Buông-Xả” mà cha không chịu
buông, má không chịu xảcho trót, thì làm sao vượt được ách nạn trong đời. Cha má nghĩcoi,
tuổi trẻmà nó còn thấu rõ lẽ đạo nhưvậy thì cha má nào nỡlàm ngơ!
Con biết nhiều lúc chính con cũng không ngăn được sựkích xúc, nhưng con không còn
cách nào khác hơn. Đạo lý thì quá thâm sâu, tâm người quá cốchấp, thời hạn quá ngắn ngủi,
làm sao con khai thông cho kịp đây. Cứu huệmạng cha má nhưcứu lửa cháy đầu, vòi nước
nhưsương có ích gì đâu. Tuổi dương đang so sánh nhưgiọt sương mai, không cứu kịp thời
thì đành uổng công lo liệu. Cho nên, có khi con nói mạnh mẽ, đểmay ra đánh thức được cha
má, còn hơn là ru ngủnhẹnhàng đểchờngày nhìn cha má lâm nạn, có ích gì đâu! Vì chữ
hiếu, con sẽlàm hết sức mình, con đang làm hết khảnăng của con vì con thấy còn có cơhội
Khuyên người niệm Phật
171
cứu độ. Cha má chấp nhận lời con thì mừng cho cha má thoát nạn. Cha má không chịu nghe
theo thì tùy duyên phần của mỗi người. Con đã tận lực rồi, lòng con không ân hận nữa.
Còn đối với anh chịem trong gia đình, những lá thưnày ai đọc cứ đọc. Cần thì đọc,
không cần cứliệng. Ai hỏi con trảlời, ai gọi tới con giảng cho nghe, ai chê thì con buông
thõng hai tay ra đi an nhiên tựtại. “Tùy duyên tiêu túc nghiệp, thiết mạc tạo tân ương”,
tùy duyên của mỗi người mà giúp cho tiêu nghiệp chướng, con đâu cần chi tạo thêm nợmới
nữa, phải không thưa cha má!...
Cho nên phải “nhìn cho thấu và buông cho trót” cha má ạ! Nhìn thấu cái gì đây? Nhìn
cho thấu cuộc đời vô thường, nhìn cho thấu rằng thân mạng sẽtan vỡnhưbọt bóng nước
dưới cơn mưa, nhìn thấu tất cảvạn vật đều trởthành không cả... Thếthì còn gì nữa mà tham
với tiếc, còn gì nữa mà giữvới gìn, còn gì nữa mà luyến với lưu.
Nhìn thấu cái gì? Nhìn cho thấu rằng khi thân này chết đi chứchính ta đâu có chết.
Thân chết đi ta có thểtrởthành loài ngạquỷ đói, ngày ngày lang thang những nơi dơbẩn để
kiếm ăn. Vì tham-lam, ăn xong là bức cổchết. Ta thích được vậy không? Chắc chắn không!
Thếthì phải buông bỏtiền bạc xuống mà ngày đêm niệm A-di-đà Phật. Tiền bạc chỉcần đủ
sống qua ngày. Con cái cho ít thì cảm ơn, cho nhiều không thèm nhận nữa, hãy trảlại, đừng
nên nhận tiền rồi đem cất giữ. Hễ đứa con nào đã hiếu thảo, biết phụng dưỡng, thì dù có trả
lại thì tựchúng nó cũng sẽtìm cách làm sao dùng trọn sốtiền đó cho cha má. Không những
bấy nhiêu đó mà con cháu còn tăng thêm niềm thương kính, lo lắng chu toàn hơn. Cho nên
trảít nhận ít, trảnhiều nhận nhiều, không trảlại không tạo thêm được lòng hiếu thảo của con
cháu là vậy.
Còn con cái, nếu có thương cha má nên thực tế, đừng nên bày vẽ đủkiểu cách ơn
nghĩa, bắt cha má già cảsắp chết phải ngồi chóc ngóc chờ đợi tiếng vỗtay, phải ngày đêm u
ủcất giữ đôi bông tai, sợi dây chuyền... mà tâm của người bịtham nhiễm vào, bị đánh lạc
hướng đi, quên mất câu Nam-mô A-di-đà Phật mà tội nghiệp cho cha má vềsau!
Tóm lại, ngũ-dục là cái rễcủa địa-ngục. Ở đây mới nói đến tiền tài thôi mà đã sợrồi
huống chi kểcho đủnăm món. Nhưng dù sao, con cũng cốgắng nói hết trong những thưtới,
cảngũ-dục và lục-trần đều lần lượt mổxẻhết cho cha má nghe. Cầu xin đức A-di-đà Phật gia
trì cha má, gia trì tất cảnhững bà con cô bác đã có thành tâm niệm Phật với con trong những
ngày vềquê. Khuyên tất cảmọi người hãy dũng mãnh tinh tấn niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ.
Nguyện cho tất cả đều được vãng sanh Tây-phương Cực-lạc quốc.
Nam-mô A-di-đà Phật.
Kính thư.
(Viết xong, Úc châu 20/7/02).
Khuyên người niệm Phật
172
Tâm hiếu kính đạt đến mức cùng cực thì viên mãn thành Phật đạo.
(Pháp Sư Tịnh Không).
Khuyên người niệm Phật
173
21 - Lời khuyên song thân
Kính cha má,
Người niệm Phật hưởng được mười đại lợi ích sau đây:
1) Ngày đêm thường được tất cảchưthiên, đại lực thần tướng ẩn thân gia hộ.
2) Thường được đức Quán-Âm và hai mươi lăm vị đại Bồ-tát hộtrì mãi mãi.
3) Thường được chưPhật ngày đêm hộniệm, Phật A-di-đà phóng quang nhiếp thọ.
4) Tất cảác quỷdạ-xoa, la-sát đều không thểhại mình được; không bịtrúng độc xà, độc
dược.
5) Không thểbịhại bởi lửa, nước, oán tặc, đao binh, gươm giáo, gông cùm, lao ngục, hoạnh
tử.
6) Nếu có tội chướng, ác nghiệp, niệm Phật sẽdần dần tiêu diệt; tăng trưởng phước nghiệp.
7) Ban đêm có chiêm bao thì tốt lành, hoặc thấy thân kỳdiệu sắc vàng của Phật A-di-đà.
8) Tâm thường hoan hỷ, nhan sắc tươi nhuận, khí lực đầy đủ; làm việc gì đều được kết quả
tốt đẹp.
9) Thường được tất cảnhơn dân ởthếgian cung kính, bái lễnhưkính Phật vậy.
10)  Đến khi gần mệnh chung, tâm không sợhãi, chánh niệm hiện tiền, Tây-phương tam
Thánh kim đài tiếp dẫn vãng sanh Tịnh-độ, hoa sen hóa sanh, thọdiệu lạc thù thắng.
Thanh tịnh niệm Phật thì tựnhiên được mười điểm lợi trên. Tuy nhiên phải nhớkỹhai
chữ“TỰ-NHIÊN” và “THANH-TỊNH”. Tựnhiên là không phải mong cầu, người mong cầu
thì không phải là tựnhiên, vì mong cầu thì tâm không thanh tịnh. Một khi tâm không thanh
tịnh thì mởngõ cho tà khí xâm nhập, vô tình pháp tu thì Chánh mà ý niệm sai lệch thành ra
là tà. Điều thứtưnói, tất cảác quỷdạ-xoa, la-sát, không thểhại người niệm Phật, oan gia
trái chủ đâu thể đòi nợ được, chính thếmà chúng mới sợhành giảniệm Phật, lo sợchúng ta
có công phu đắc lực.
Cho nên, người mới khởi tu niệm Phật, công phu đắc lực, ban đầu thường bịchúng tới
phá đám. Phá bằng cách nào? Chúng giảngười thân yêu, giảBồ-tát tới dụkhịmình, đôi khi
chúng có thểgiảdạng luôn cảPhật đểlàm cho mình đắm say vào đó. Một khi đã thích vào
đó rồi thì nó sẽhướng dẫn mình đi tới chỗsai đường lạc lối, mất phần vãng sanh. Điều thứ
bảy nói chiêm bao thì thấy điềm tốt, thấy thần kỳdiệu sắc thân Phật A-di-đà. Đây là quảbáo
tựnhiên của tâm đã được thanh-tịnh, chứkhông phải đêm đêm cầu nguyện thấy được Phật,
thấy được điềm lành.
Người niệm Phật không nên cầu xin những thứlợi lạc tầm thường mà đành bịmất phần
giải thoát, vì đây là lòng tham luyến trần tục. Niệm Phật chỉ đểcầu nguyện vãng sanh TâyNiệm Phật có 10 đại thiện lợi!
Khuyên người niệm Phật
174
phương Tịnh-độ. Nguyện vãng sanh Tịnh-độkhông phải là lòng tham mà là cái tâm nguyện
Bồ-đề, cái nguyện Vô-Thượng Bồ-đề đểthành Phật cứu độchúng sanh. Trong kinh VôLượng-Thọ, ởphẩm “Tam-Bối-Vãng-Sanh”, Thượng, Trung, Hạphẩm Phật dạy đều phải
giữmột nguyên tắc là “Phát Bồ-đềtâm, nhất hướng chuyên niệm A-di-đà Phật, và nguyện
sanh bỉquốc”. Phật đưa ra ba vấn đềrõ rệt,
1) Là phát Bồ-đềtâm;
2) Là một lòng trì danh niệm A-di-đà Phật;
3) Nguyện vãng sanh Tịnh-độ.
Phật không bao giờdạy cầu thấy Phật, cầu thấy điềm tốt, cầu Bồ-tát ứng hiện... nếu
thường xuyên thấy Phật, Bồ-tát xuất hiện, thấy Tiên, Thánh hạcơchỉ điểm, xưng tên lung
tung, đó là do vọng tưởng sinh ra, chắc chắn là giả...... Cho nên, bà con, cô bác, anh chịem
ai thường có những hiện tượng này phải chấm dứt đi.
Người chân thành niệm Phật tựnhiên hưởng được mười điều đại lợi trên. Cầu mong là
tham-lam!Phật dạy tham, sân, si, là ba chất độc phải bỏ, mình vô ý lại cốgắng phát triển
lòng tham thì sai lệch cách tu hành. Cho nên, niệm Phật không được cầu cho mình khỏe
mạnh, sống dai, tai qua, nạn khỏi, vì nó tựnhiên đã có rồi. Nếu nguyện nhưvậy, vô tình thay
vì được cảmười điều thì nay chỉcòn lại có một điều, nhưng sau cùng cũng bịmất hết vì
không có được cảm ứng đạo giao. Không được sửdụng câu Phật hiệu đểluyện khí, luyện
thần, người nào ham thích thần thông, lợi dụng câu Phật hiệu đểcho thần khí được khai
thông, chứng đắc thần thông biến hóa, chắc chắn sẽbị điên loạn hoặc tàn hại cuộc đời.
Những người ham mê năng lượng siêu hình, muốn tiếp nhận nhiều từtrường vũtrụ... dùng
câu Phật hiệu đểkhai mởluân xa, tăng cường điển lực, phát triển “nhân-điện”... nếu không
chấm dứt không thểcó kết quảtốt, nếu không nói là tựhại mình.
Phát Bồ-đềtâm nghĩa là “chúng sanh vô biên thệnguyện độ, phiền não vô tận thệ
nguyện đoạn”. Muốn độtận chúng sanh thì tựmình phải thành Phật trước đã, chưa thành
Phật chưa thể độtận được chúng sanh. Muốn thành Phật cần phải vãng sanh Tây-phương.
Cho nên chỉcần chí tâm phát nguyện vãng sanh Tịnh-độ, là đã bao hàm ý nghĩa cao cảphát
tâm Vô-Thượng Bồ-đề, y giáo phụng hành theo lời Phật dạy rồi vậy. ]
Còn điều thứhai là “chân thành niệm Phật”. Niệm Phật không được hồnghi, không được
xen tạp những niệm khác, đừng đểgián đoạn câu niệm Phật trong tâm. Người niệm Phật thì
cứniệm Phật, tâm-tâm niệm Phật, ý-ý tưởng Phật, trong lòng cứnghĩtới Phật là được. Niệm
Phật thì mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý đừng chạy ra ngoài. Miệng niệm Phật, niệm rất rõ ràng,
dù niệm thầm cũng phải rõ ràng, tai lắng nghe từng tiếng mình niệm. Miệng niệm ra, tai
nghe vào, cứthếtâm sẽnhiếp vào đó thì tựnhiên thành tựu tất cả.
Vì thế, niệm Phật muốn cho “nhất tâm bất loạn” thì không cần cầu nhứt tâm bất loạn thì
mới được nhứt tâm, còn cầu xin cho nhất tâm bất loạn thì tâm bịloạn liền. Tương tự, không
Khuyên người niệm Phật
175
cần cầu giải nạn, không cần cầu chứng đắc, không cần cầu người ta kính trọng, không được
cầu thấy Phật... vì tất cảnhững thứnày tựnhiên sẽcó khi công phu tốt, tâm thanh-tịnh. Cứ
một lòng tin tưởng vững chắc nhưvậy là được. Chỉcần nên nhớmột điều là trong nhiều đời,
nhiều kiếp mình gây nợmáu quá nhiều, bất cứngười nào cũng có oán thân trái chủbám sát
theo bên. Oán thân trái chủnày có thểlà hữu hình hoặc vô hình, là người thân, con cái, là
bạn bổn đạo tu hành... mà chúng ta không hay biết. Người Niệm Phật cần phải hồi hướng
công đức cho “oán thân, trái chủ”, có nhưvậy đường tu hành sẽ được êm xuôi.
Thưa cha má, đúng ra thưnày con viết tiếp thưtrước còn đang dang dở, nhưng con
đành phải trởlại vấn đềthực hành pháp niệm Phật đểcho cha má, bà con, anh chịem chỉnh
đốn lại cách hành trì thì mười điều thiện lợi của sựniệm Phật sẽchắc chắn được. Biết bao
nhiêu người tâm hồn thanh tịnh niệm Phật một thời gian ngắn được an nhiên vãng sanh. Xưa
nay có rất nhiều chuyện vãng sanh nhưvậy, nhưng con ít khi kểnhững chuyện xảy ra xa xưa,
mà thường kểnhững chuyện mới đây, những chuyện có thểlàm chứng được. Ví dụnhưtháng
Sáu vừa rồi khi con vềthăm cha má thì căn nhà của con mởcửa cho một anh mà cha của
ảnh mới vãng sanh vừa xong thất tuần. Bác đó là người Việt-Nam. Nhưng chuyện này ởÚc,
còn xa. Con xin kểhai mẫu chuyện ởngay quê nhà mình, mới đây thôi cho cha má nghe.
Chuyện thứnhứt do anh Hai Nhung kểlại. Ởxã Nhơn-Thọ, vừa rồi có một người
không đau bệnh gì cả, ông ta nói với nhiều người rằng: “Vài ngày nữa tôi chết đó”, thếlà vài
ngày hôm sau ông tựnhiên ra đi. Anh Hai hỏi: “Ông ta không niệm Phật mà biết ngày ra đi,
cũng vãng sanh, nhưvậy đâu cần gì phải niệm Phật?”...
Chuyện thứhai do vợchồng em Lộc và Sáu Luân kểlại, cũng trong năm này, một
ông bác ởLong-Khánh đau rất lâu, vợchồng Sáu Luân khuyên bác niệm Phật nhưng bác
không nghe theo. Sáu Luân nói: “Tôi đem một xấp cỡmười lá thưcủa anh cho bác đó coi.
Coi xong bác phát tâm tin tưởng và niệm Phật và cho người hộniệm”. Kết quảbác được
vãng sanh. Lộc nói: “Em chắc chắn ổng vãng sanh, ổng tỉnh táo đến phút cuối cùng, ổng biết
được lúc chết và cho mọi người biết “bây giờta bắt đầu đi đây...”. Tắt thởxong gia đình
vẫn tiếp tục hộniệm. Ba bốn giờsau khi tắt thở đầu bác vẫn còn nóng hổi...”. Đây là lời thuật
lại của vợchồng Lộc-Luân.
Nhưvậy, rõ ràng là có chuyện “Vãng-sanh” thường xảy ra khắp nơi mà mình không
hay. Tuy nhiên, chữ“vãng-sanh” này phải kèm theo chữ“Tịnh-độ” hay là “Tây-phương
Cực-lạc” mới được, chứcòn chết rồi đi vềcác nơi uế độkhác thì gọi là tái sanh, thọsanh,
đầu sanh, đọa lạc... chứkhông phải là vãng sanh. Hôm nay sẵn dịp có chuyện này con cố
gắng phân tích rõ thêm vềsựvãng sanh cho cha má nghe.
Chuyện thứnhứt của anh Hai kể, đây khôngthểnói là vãng sanh Tịnh-độ được.
Trước tiên con xin nói rằng, lời bàn dưới đây là chính con suy luận ra bằng cách dùng
phương pháp loại suy, nghĩa là bỏlần những cảnh giới không hợp lý, đểtìm ra chỗhợp lý
mà thôi, chứcon không thểtựý xác quyết đây là đúng. Trong thập pháp giới, gồm có Phật,
Khuyên người niệm Phật
176
Bồ-tát, Duyên-Giác, Thanh-Văn, Trời, Người, A-tu-la, Súc-sanh, Ngạ-quỷ, Địa-ngục. Bốn
giới cao nhứt gọi chung là Thánh: Phật, Bồ-tát, Duyên-Giác, Thinh-Văn, thì không thểnào
tới được, vì muốn vãng sanh vềTây-phương với Phật thì bắt buộc phải niệm A-di-đà Phật và
phải nguyện vãng sanh, còn những cảnh giới Thánh kia muốn tựtu thành đạt phải mất cảba
đại A-tăng-kỳkiếp. Nhưvậy chắc chắn bác đó phải lọt lại trong sáu đạo luân-hồi.
Vềhai cảnh ác đạo là địa-ngục, súc-sanh, thì khi một người bịsanh về đó tức là bị
đọa-lạc, lúc chết không thểnào tựtại an nhiên ra đi. Bị đọa địa-ngục thì trước lúc chết
thường tướng địa-ngục đã hiện ra, làm cho người đó bịkhủng-bố, kinh-hoàng... nên thường
la hét, giãy giụa, trợn mắt, v.v... Còn về đường súc-sanh thì do sựngu-si mà lạc vào đó,
thường tâm trạng rối bời, lo âu, sầu bi, hôn ám, mê muội, v.v... không thểnào tỉnh táo được.
Sáu đường, còn lại bốn đường: Trời, A-tu-la, Người, Ngã-quỷcứtừng bước mà xét
tiếp và loại ra nữa thì ta thấy ngay. Nếu muốn sanh vềnhững cảnh giới Trời, thì bắt buộc
trong đời phải làm lành tu thiện, tránh ác. Mười điều thiện là: không sát sanh, không trộm
cắp, không tà hạnh, không nói láo, không nói thêu dệt, không nói đâm thọc, không hỗn hào,
không tham, không sân, không si, phải đạt đến tiêu chuẩn chín mươi phần trăm trởlên, nghĩa
là thượng phẩm thập thiện. Ngoài việc này ra phải tu phúc, nghĩa là bố-thí, giúp người thật
nhiều mới có phước báu sinh vềnhững cảnh trời dục-giới (trời thấp nhứt). Còn muốn lên
những cõi cao hơn, sắc giới và vô sắc giới, phải tu Thiền-định... Anh Hai nói, trong đời ông
bác đó không tu gì cảthì vô phương tới được những cảnh giới Trời.
Còn lại ba đường A-tu-la (quỷ-thần), Người, Ngạ-quỷ. Nếu tái sanh làm người thì tạm
coi nhưhuềvốn! Chết tái sanh làm người thì đâu có ai hộvệ, trong kinh gọi là “Độc sanh
độc tử, độc khứ độc lai, khổlạc tự đương, vô hữu đại giả”, họtheo nghiệp lực mà đi, không
có thần hộvệ. Hơn nữa thần thức phải qua thân trung ấm, sẽmê mờ, khó có thểtỉnh táo và
biết trước ngày ra đi.
Nhưvậy, tới đây chỉcòn lại có hai đường là Quỷ-Thần và Ngạ-quỷ. Cảnh giới của
Quỷvà Thần chung với nhau, Quỷ-Thần có hiền, có dữ, có nhiều phước báu hơn người.
Người bình thường ít ra cũng phải có chút ít phước báu, có tu hành thì cũng dễsinh về đó.
Ngạ-quỷlà loài quỷkhông có phước báu, chịu cảnh đói khát suốt đời, chiêu cảm bởi lòng
tham-lam khi còn sống ởdương gian. Chết bịlạc vào cảnh giới này thì khó được tựtại ra đi.
Một ngày trong Quỷ-Thần đạo dài bằng một tháng trên dương gian, âm u mù mịt, không có
mặt trời, (cho nên gọi là U-Minh). Loài quỷthường xuất hiện ban đêm khoảng từchín mười
giờtối cho tới hai ba giờsáng, họsống chung đụng với loài người. Quỷ-Thần thường là cảnh
giới khá hung hiểm, tâm háo sát rất lớn, luôn sống trong cảnh chiến tranh chém giết, tàn sát,
dữtợn.
Thổ-địa, Thần-đình, Thần-miễu... thì hiền không dữ, nhưng La-sát, Dạ-Xoa là những
loài quỷrất ác. ChưCổ-đức khuyên rằng đối với quỷthần ta “kính-nhi-viễn-chi”, kính trọng
họnhưng không nên theo họlà vậy. Ông bác ởNhơn-Thọnày biết trước ngày đi và ra đi tự
nhiên thì chắc là theo vào con đường này. Ngài Tịnh-Không dạy rằng, con người ngày nay
Khuyên người niệm Phật
177
chết thường đi vềcảnh giới quỷnhiều nhất, lý do chính là vì lòng tham quá lớn, càng ngày
càng tham-lam, tâm địa càng ngày càng hiểm-ác!
Tại sao người đó lại biết trước ngày chết và ra đi tựnhiên?Có thểlà, trong lúc đang
sống có phát lời thềnguyện làm quỷthần, hoặc một lời hứa nhận chịu vềvới họ(?)... đã hứa
thì phải giữlời, cho nên đôi lúc được họcho biết ngày đi và tới ngày giờhọtới bắt hồn. Như
trong lời pháp giảng kinh Lăng-Nghiêm, Ngài Tịnh-Không có kểhai câu chuyện có thực bị
quỷbắt chết.
Một người bịnhận nước chết, họgạt ông ta ra sông nhận nước hai lần, nhưng may
mắn gặp được người ta đi ngang cứu sống lại. Lần thứba bịnhận giữa đêm vềsáng không ai
hay biết, thành ra phải chết và thần-thức ông ta bịbắt đi làm Thổ-Thần giữmiếu thổ địa mới
xây. Chuyện này là do ân oán trong đời.
Còn một người nữa, ông ta biết được ngày ra đi tới ba tháng chỉvì trong giấc chiêmbao lỡbuông lời hứa chịu làm việc trong quỷ đạo, họcho thời gian ba tháng đểsắp xếp việc
nhà, rồi đúng ngày giờhọtới bắt đi, không thểtrễhẹn.
Thưa cha má, bình thời vì không hiểu thấu cảnh giới của Quỷ-Thần, cho nên nhiều
người móng tâm hâm mộ. Phật dạy, đây là một ách nạn trong luân-hồi lục-đạo. Vào đó rồi
muốn ra, ra không được. Thọmạng của Quỷ đạo rất lâu, ít nhất cũng một ngàn tuổi, một
ngày ở đó bằng một tháng trên thếgian. Đặc biệt là ở đó tâm sát hại chúng sanh rất nặng.
Nếu có chút phước báu hưởng một cấp bậc nào đó thì còn tạm ổn, nếu trởthành ma dân, ma
nữ, quỷ đói thì khổsởvô cùng. Ởnhững nơi họcó lập miễu, lập đình, thì còn có chỗtrú thân,
nếu không lập hoặc bịphá sập thì sốmệnh khá thương tâm! Quỷ, Thần, Tiên, Ma... có chung
cảnh giới, sướng có, khổcó, tùy theo phước đức và sựtu tập, so ra thì cảnh giới dương gian
ổn định hơn.
Ấy thếnhiều người không biết lại đi thờhọ, rồi nguyện xin vềvới họ. Chính vì lời hứa
này mà lúc chết đôi khi được biết trước và tựnhiên ra đi. Nhưng sau đó thì sao? Ai biết
được! Cho nên, đừng vì giận hờn mà buông lời thềbừa bãi, mà có thểbịhọa vềsau không
tốt!
Người niệm Phật cầu sanh Tịnh-độthì cảnh giới tương lai của họlà Nhứt-chân-Phápgiới, là cảnh giới của Phật, Bồ-tát, đã vượt khỏi tam-giới, là vịtrí cao nhứt trong tứpháp
giới của Thánh. Cho nên người niệm Phật, khi đã thành tâm phát nguyện sanh vềTâyphương Cực-lạc thì được chưThiên kính nể đảnh lễ. Hòa-Thượng Tịnh-Không còn nói, nếu
chí thành phát nguyện, thì Thánh A-La-Hán cũng phải đảnh lễ, thì chưThần-Tiên làm sao sơ
ý được. Cho nên đối với Thần, Tiên, Đình, Miễu, người niệm Phật chỉnên bái chứkhông nên
lạy. Ai muốn lạy thì lạy, nhưng lạy họchỉlàm cho họkhổsởmà thôi, đang ngồi ăn uống
đành phải bỏchạy vì cái lạy của ta. Nhiều người không thông hiểu pháp giới, không hiểu
Phật pháp, tựbỏngôi thứgiải thoát thành Phật của mình, đi xuống thờlạy chưThần-Tiên
trong tam-giới đểsau cùng bịlọt lại trong luân hồi khổnạn! Những ngày vềquê tổchức
Khuyên người niệm Phật
178
niệm Phật cho cha, con chỉquỳlạy bàn thờPhật, còn bàn thờThần-Tiên con chỉthắp nhang
rồi khấn nhưvầy:
“Nam-mô A-di-đà Phật. Phật dạy rằng, tất cảchúng sanh trong cửu Pháp giới, ai
nghe được danh hiệu của A-di-đà Phật mà tin tưởng trì niệm danh hiệu Ngài, nguyện sanh về
Tây-phương Tịnh-độ, thì được vãng sanh về đó, một đời bất thối thành Phật. Kính xin chưvị
phát lòng tin tưởng cùng niệm Phật đểsớm ngày thành Phật. Nam-mô A-di-đà Phật”.
Đây là sựthành tâm cứu độchúng sanh. Phật cứu độtất cảchúng sanh trong cửu
pháp giới, nghĩa là tới hàng Thánh ngoài tam giới vẫn còn phải niệm Phật để được cứu cánh
giải thoát, thì các vịtrong tam giới không niệm Phật làm sao mong có ngày giải thoát. Con
khấn nhưvậy không đụng chạm ai hết, một lòng vẫn kính trọng và còn kèm theo tâm cứu
độ...
Chuyện thứhai ởLong-Khánh, nếu đúng nhưlời của Lộc và Sáu Luân kể, thì đây
thực sựlà được vãng-sanh. Thật quá may mắn, hy hữu, hiếm có! Một triệu người may ra mới
có một chứkhông phải thường. Mấy năm trước đây, ởMỹcó ông Châu-Quảng-Đại cũng
được cái may mắn này, ông ta niệm Phật ba ngày được vãng sanh. Ông Bác Long-Khánh này
một đời không tu hành gì nhiều, đến cuối đời được người điềm chỉ, ông phát lòng tin chịu
niệm Phật chỉmột thời gian rất ngắn đã thành tựu đạo quả, được vĩnh viễn thoát khỏi sinh-tử
luân-hồi, thọhưởng phước báu vô cùng vô tận ởTây-phương Cực-lạc Thế-giới của Phật Adi-đà. Giờ đây Ngài đã là một vịBồ-tát rồi chứkhông phải thường nữa đâu. Con xin phân
tích rõ ràng thêm chuyện này.
Trong Kinh Vô-Lượng-Thọ, lời nguyện thứ18, Phật dạy, “Khi Ta thành Phật, chúng
sanh trong mười phương nghe đến danh hiệu của Ta, mà chí tâm tin kính, ai có căn lành
tâm tâm hồi hướng, nguyện sanh vềnước Ta, cho đến mười niệm nếu không được sanh
Ta thềkhông thành Phật. Duy trừcó tội ngũnghịch và phỉbáng Chánh pháp”. Đây là lời
thềcủa Phật A-Đi-Đà trước khi Ngài thành Phật, lời thềmười niệm vãng sanh. Trong kinh
A-di-đà, đức Phật Thích-ca Mâu-ni dạy, người nào nghe Ta thuyết vềA-di-đà Phật mà phát
lòng tin, chấp trì danh hiệu Ngài mà niệm từmột ngày đến bảy ngày, nhất tâm bất loạn,
thì được vãng sanh.
Bác này dù hồi giờkhông tin, không niệm Phật, nhưng khi đã già, bịbệnh hoạn, không
còn cách lựa chọn nào khác là nằm chờchết. Sựchết đối với bác đã là đương nhiên rồi nên
không thèm sợnữa, bác bình tĩnh chờngày đó. Chính vì thếmà bác đã biết buông xảtất cả
thếsựnhân tình, vì có lo lắng cũng không được gì. Trong trạng thái an tịnh nhưvậy, gặp
được duyên lành, nhưngười đang chết đuối vớ được cái phao. Bác chấp nhận dễdàng, thoải
mái, tin tưởng, quyết chí đi. Bác thành công đến nỗi khi nghe con cũng lấy làm ngạc nhiên.
Chính con còn chưa vững tin, mới đem chuyện này hỏi thầy Thiện-Huệ. Thầy nói, nếu đúng
nhưlời kể, thì bác đó đã vãng-sanh. Thành thực con rất mừng vềchuyện này, trong đời tu
Khuyên người niệm Phật
179
hành ta cứu được một người mừng cho một người. Mình biết được con đường giải thoát phải
nên chân thành hướng dẫn người khác cùng giải thoát vậy.
Sau đây là tóm tắt những điểm xác minh:
1) Là sựbuông xảthấy rõ. Trong những ngày trước khi ra đi bác an nhiên, cười vui,
niệm Phật, không lo lắng gì cả, coi cái chết nhẹhơn lông hồng. Đây là điểm rất hay!
2) Là bác tỉnh táo đến giây phút cuối cùng, trước phút ra đi còn báo cho mọi người
biết là: “Ta bắt đầu đi đây”. Người thành tâm niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh-độ, nếu đã biết
buông xảtrọn vẹn, họdễ đạt được trạng thái tươi vui, bình tĩnh và sáng suốt này, gọi là “tâm
bất điên đảo”;
3) Thần thức rời khỏi nhục thân từchân đi lên, điểm cuối cùng là đỉnh đầu, tắt thởba
bốn giờmà đỉnh đầu vẫn còn nóng. Đây là dấu hiệu then chốt xác định sựvãng sanh. Trước
đây con có phân tích chuyện này rồi chắc cha má còn nhớ. Chính điểm nóng sau mấy tiếng
đồng hồtrên thân thểlà vịtrí thần thức xuất ly sau cùng. Ông bác nóng tại đảnh đầu đây là
điều rất tốt, cho phép ta tin tưởng sựvãng sanh. Xin chân thành chúc mừng cho Ngài. Xin
nhắc lại bài thiệu đểdễnhớ.
ĐảnhThánh, Nhãnsanh Thiên.
TâmNhơn, PhúcNgạ-Quỷ.
Bàng sanh Túchạhành.
Địa-ngục, Cước đểxuất.
(Nghĩa là nóng tại đảnh đầu sanh vềcảnh giới Thánh, tại mắt vềtrời, tại ngực trởlại
người, tại bụng làm ngạ-quỷ, từ đầu gối xuống làm súc-sanh, tại bàn chân bị đọa địa-ngục).
Cảnh Thánh là những cảnh Phật, Bồ-tát, Thanh-văn, Duyên-giác, ởngoài tam giới. Ở đây
Bác đã có niệm Phật, có nguyện vãng sanh Tịnh-độvà cho con cháu niệm Phật hộniệm, như
vậy bác được siêu sanh thẳng vềTây-phương Cực-lạc. Đây là một thiện căn, phúc báu, nhân
duyên lớn vô cùng vô tận! Có người tu hành nhiều đời nhiều kiếp chưa chắc đã sánh bằng!
Quá may mắn! Nhiều thiện căn! Đại phúc đức! Đại thiện duyên!
Có một điều là, nghe Lộc kểlại lúc vãng sanh bác đó có phần chú tâm vào sựdiễn tiến
của thần thức đang xuất ra, bác chỉcho mọi người từng phần thân thể đang chết. Thật may
mắn cho bác là không có chuyện gì trởngại xảy ra. Có lẽhồi giờbác đó và gia đình ít nghe
pháp Phật, không hiểu nhiều vềquy luật vãng sanh, chỉ đọc qua mấy lá thưrồi tin tưởng làm
theo mà được tương ưng với điều kiện vãng sanh, thật quá may mắn! Chứngười hiểu đạo,
hiểu pháp, thì phải hết sức cẩn thận trong giây phút tối quan trọng này.
Nghĩa là, tất cảmọi người, ngay cảngười lâm chung, phải thành tâm chí thiết niệm
Phật. Khi biết mình được Phật tới tiếp dẫn hoặc biết mình đang ra đi thì đừng nên lơlà. Nếu
muốn từtạthì một lời là đủrồi. Hoặc giảkhông cần lễmễchuyện này, mà phải chú tâm
niệm Phật đểvãng sanh theo Phật trước đã, rồi chuyện khác tính sau. Còn người hộniệm dù
Khuyên người niệm Phật
180
có thấy hiện tượng lạnhưquang minh của Phật xuất hiện, hoặc mùi hương thoảng bay,
người ra đi hiện ra tướng lành nhưmặt hồng hào, tươi trẻ, nét mặt cười vui, trái tai dài ra, ở
ngoài cửa chim bay tới đậu, hoa trong bình tựnhiên nởra, v.v... nhất thiết đừng có vọng
động, đừng lên tiếng, đừng chỉchỏgì cả, mà phải thành tâm cùng niệm Phật, chí kính niệm
Phật cho đều đểcho cảnh giới được tăng cao, giữvững an toàn cho người đi. Tuyệt đối
không được tháy máy, hiếu kỳhay sơsuất mà nhiều khi bịtrởngại bất ngờ, ngàn đời ân hận.
Quan trọng nhứt là tuyệt đối không được khóc, không được kêu réo người đang ra đi,
không được gây tiếng động ngay giây phút đó. Con cái trong nhà thương cha mẹphải quyết
tâm bảo vệcha mẹmình, dù phải trảgiá gì cũng chấp nhận, vì đây là phút cuối cùng cứu độ
được người thân, là cơhội cuối cùng đểbáo đáp chữhiếu, không thểnhân nhượng được. Khi
ra đi rồi người hộniệm phải tiếp tục niệm Phật chung quanh nhục thân ít ra phải tám tiếng
sau mới được rời khỏi. Tuyệt đối không được đụng tới thân thể, ngay cảcái giường nằm
cũng không được đụng mới bảo đảm sựan toàn.
Niệm Phật thành Phật. Cha má đang nắm trong tay một pháp môn thành Phật, đừng để
vụt mất cơhội. Người có lòng thành, có tâm tu đạo, có lòng tin, biết buông xả đểvềvới Phật
thì tựnhiên được cảm ứng, chắc chắn được vãng sanh. Người vận may đã đến trong tay mà
không chịu nắm lấy thì bị đọa lạc, đành tựchịu lấy hàng vô lượng kiếp khổ đau. Thật oan
uổng, đáng tiếc!
Phải biết rằng, bình thường một người muốn thoát khỏi tam giới thôi, nghĩa là mới nhập
vào hàng Thánh, gọi là hàng nhập lưu thôi, thì công tu ít ra cũng phải một đại A-tăng-kỳkiếp
mới được. Muốn lên đến phẩm Địa hạcủa Bồ-tát phải mất một A-tăng-kỳkiếp nữa, rồi thêm
một A-tăng-kỳkiếp nữa mới chứng được hàng Địa thượng Bồ-tát, nghĩa là cảnh giới cận kề
Phật. Còn bác đó đã được sựgia trì của A-di-đà Phật, hiện giờ đương nhiên trởthành vịbấtthối Bồ-tát ởcõi Tây-phương, tất cảnăng lực của tựtánh đã được khôi phục, thần thông tự
tại nhưkinh Phật nói: thiên-nhãn-thông, thiên-nhĩ-thông, tha-tâm-thông, thần-túc-thông, lậutận-thông, túc-mạng-thông với vô-lượng-thọthân... không cần phải tu ba đại A-tăng-kỳkiếp
thời gian nữa. Thật bất khảtưnghì! Trí óc phàm phu không bao giờhiểu tới được!
Một A-tăng-kỳdài bao nhiêu? Con ghi thửra đây con sốcủa A-tăng-kỳcho cha má
tưởng tượng:
Một A-tăng-kỳ=
100.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000.000 (số1 với 47 con
số0). Con sốvô cùng lớn, nhưng không phải bấy nhiêu đó ngày mà bấy nhiêu đó kiếp. Ví thế,
tu muốn thành một vịBồ-tát đâu phải dễ, muốn thành Phật đâu phải đơn giản! Người nào
muốn tựtu chứng hãy xét thửcoi liệu mình có đủkhảnăng không!
Thưa cha má, muốn tu cho được giải thoát, thành Phật, hãy tu tại cảnh giới nhân gian
này. Cảnh giới người dễtu, dễthành Chánh-quả. Đừng lầm mà tưởng rằng phải lên tới cõi
Khuyên người niệm Phật
181
Trời, cõi Tiên rồi mới tu. Không phải vậy đâu! Thứnhứt là lên Trời, lên Tiên không phải dễ.
Lên Trời phải có phước báu, phải tu thập thiện, phải có thiền-định, rất khó! Lên được đó rồi
thì sống xa hoa sung sướng, tận hưởng khoái lạc khó có ai nghĩ đến chuyện tu hành, đến khi
phước cạn phải bịrơi xuống và thường rơi rất nặng.
Cảnh Tiên cũng không hơn gì, nếu khá thì thì sống an nhàn ngao du sơn thủy, hưởng
lạc nhiều năm, ngày đêm say sưa tu luyện một sốphép thần thông biến hóa mà quên mất con
đường giải thoát cho tương lai, một ngày nào đó cũng đành chịu chung sốphận vô-thường!
Vấn đềhuệ-mệnh vẫn còn nguyên vẹn, vẫn còn lăn lộn trong tam-giới, sanh-tửluân-hồi.
Cảnh giới người là dễquay đầu tu hành nhất. Phật nói vì ở đây khổnhiều, sướng ít dễ
thức tỉnh đường đạo. Tất cảchưPhật thịhiện hầu hết đều trong nhân đạo đểcứu độchúng
sanh. Chính vì thế, tại đây, ai tin tưởng, ai quyết tâm, ai y-giáo phụng-hành, một lòng theo
Phật thì được vãng sanh bất thối thành Phật.
Cũng cần nhắc lại điều này, xin đừng hiểu lầm mà cứnguyện sanh lại làm người đểtu.
Nếu nguyện nhưvậy thì mãi mãi trầm-luân đọa-lạc, vì còn làm người thì còn sanh tửkhổ
nạn, còn bị đọa tam đồ. Nên nhớdễtu là đối với người biết tu, còn người không tu thì đâu có
phần. Hơn nữa, ở đây dễtu, dễtiến nhưng cũng dễthối đọa. Tiến một bước nhưng dễthối
hai bước. Bao giờmới thành chánh-quả?
Thưa cha má, đời là vô-thường, thân này vô-thường, nhà cửa vô-thường, danh vọng,
ân nghĩa, con cái, gia đình... chỉlà sựvô-thường. Đó gọi là “Chúng-Sanh”. Chúng là nhiều
thứkết hợp lại mà “Sanh” ra nên gọi là “Chúng-Sanh”. Hợp đó rồi tan đó, gọi là “VôThường”. Hãy liễu giải chơn tướng của sựVô-Thường mà vững tâm quyết định niệm Phật
cầu vềTây-phương. Vô-Thường tấn-tốc! Quyết định không thểchần chờ, không hẹn giờhẹn
ngày nữa...
Thành tâm ngưỡng nguyện đức A-di-đà Phật gia trì cho cha má cùng tất cảchúng
sanh đều phát lòng niệm Phật, hết một báo thân này đồng sanh Tây-phương Cực-lạc quốc.
Nam-mô A-di-đà-Phật.
Con kính thư.
(Viết xong, Úc Châu, ngày 9/8/02).
Khuyên người niệm Phật
182
22 - Lời khuyên song thân
Kính cha má,
Niệm Phật được mười điều lợi ích, trong đó cái lợi sau cùng là được vãng sanh vềTâyphương Cực-lạc thếgiới, một đời này thôi ta thoát khỏi sinh-tửluân-hồi. Đây là cái lợi ích
chung cuộc. Không có cái lợi ích này thì tất cảnhững lợi ích kia chỉlà mộng-huyễn, vì có thu
lợi nhiều đến mấy đi nữa nhưng rồi cũng chết, gắng gượng sống thêm một vài năm bệnh hoạn
trong cái xã hội đầy sầu não, sau cùng chính thần-thức của mình bị đọa lạc, thì có gì đâu mà
lợi?!... “Chuyển thân thọthân, cải hình dị đạo”. Khó đoán được tương lai.
Hãy giác-ngộcha má ơi! Cốgắng tu hành nhắm thẳng tới sựgiải thoát viên mãn, đừng
nên bám víu vào những điều lợi vụn vặt mà tựhại ngàn đời. Bây giờ, trí-huệ đang trói trong
cái nhục thân phàm tục cho nên mình không thấy, chứmột khi đã thấy rồi thì sựviệc này
quan hệlớn lắm. Bị đọa lạc kinh khủng lắm! Không thểlơlà bừa bãi được đâu. Nhiều lá thư
rồi con nhắc đến chuyện này, mong cha má thức ngộ, làm gương cho gia đình, bà con cô bác,
cùng tỉnh cơn mê, cùng nhìn ra sựthật, cốgắng tu hành tránh hiểm nạn.
Vềquê, tuy thời gian ngắn ngủi, nhưng con thấy cũng khá nhiều điều, có dịp con lần
lượt nói ra cho mọi người nghe. Tu hành coi vậy chứcó nhiều nẻo lắt léo, chú ý lắm may ra
mới thấy vấn đề! Hòa-Thượng Tịnh-Không ít khi nói thẳng tên, sửa thẳng việc, nhưng một
khi Ngài thấy cái sai lầm của người nào thì trong những buổi thăng tòa giảng kinh Ngài nói
ra sựviệc đó. Có nhiều lúc Ngài nghiêm sắc mặt chỉthẳng vào máy thâu hình mà nói, “...Tôi
nói đây là cho chính quý vịnghe, quý vịlại tưởng tôi nói đến người bên cạnh chứkhông phải
nói mình, cho nên tựmình cho là ngon lắm, đắc đạo rồi, thành ra không chịu tựsửa. Học
Phật phải tựxét chính mình, đừng nhìn cái lỗi của thiên hạthì quý vịmới mong có ngày khai
ngộ...”.
Ngài nhìn thẳng vào máy là nhìn đến mình. Ngài chỉthẳng vào máy là chỉtới mình.
Chính lúc đó, ai biết hồi tâm thì lo tựsửa lấy. Con học theo pháp của Ngài, trước lo sửa chữa
và sau nói chuyện với mọi người. Mỗi lần viết thư, nếu không phải là em út ruột thịt, con
không bao giờdám lên mặt dạy đời đâu. Tuy nhiên, vì là người học Phật, phát tâm muốn
giúp đỡchúng sanh, cứu nạn cho người, lúc nào con cũng thầm mong những người thân
thuộc, tất cảngười nào đã đọc được thưcon đều đểtâm đến để được thoát nạn.
Đời mạt pháp này nghiệp chướng chúng sanh quá nặng nhưng lại hơi giống với nhau.
Phật nói tất cả đều do ba cái độc tham, sân, si, mà ra cả. Người không tham thì sân giận,
không sân giận thì lại bịngu si. Vì ngu si cho nên cống cao ngã mạn. Điều này thấp kém lắm,
Cần thanh tịnh,
không vọng cầu!
Khuyên người niệm Phật
183
vì người khôn ngoan không cống cao ngã mạn, người học cao hiểu rộng bao giờlại ngạo
nghễvới đời? Cho nên cha má cũng nên truyền bá những tưtưởng đạo đức này cho con cháu
biết. Lỗi lầm của chúng sanh ngày nay không xa vấn đềnày đâu! Hãy tựxét cái sơsuất của
mình đểngày ngày sửa đổi, đó là tu hành vậy!...
Niệm Phật, pháp môn tối vi diệu, nhưng vì chúng sanh có cái bệnh tham, sân, si, mạn,
nghi, ác kiến... lớn quá nên không được lợi ích. Có người, vì nghiệp chướng quá nặng nên
không chịu nghe theo. Có người, có lòng tin nhưng lại tham đắc đạo nhanh, niệm một vài câu
Phật hiệu thì đã vội cầu chứng đắc thành ra thất bại. Có người tựmãn vì quá khôn, kiến thức
tốt, tựvạch lấy những cách tu trì riêng mà rước lấy bi thảm.... Chính vì vậy vẫn còn quá
nhiều chúng sanh nối đuôi nhau chờvào chỗhiểm nạn. Ví dụcụthểnhất, trong lần vềquê
thăm này con phát hiện một sốngười niệm Phật thèm muốn được Phật xuất hiện, thấy được
Bồ-tát hiện ra đêm đêm đểan ủi, vỗvề. Có người còn nói với con, “...trước đây mỗi lần tụng
kinh Phổ-Môn, tôi đều thấy Bồ-tát ứng hiện, độrày tôi bận quá không tụng nữa cho nên
không thấy nữa. Tiếc quá!...”.
Thưa cha má, tất cảnhững hiện tượng này thường là không tốt lắm! Hôm nay con nói
thêm về điểm này đểmong cảnh tỉnh thêm nhiều người hầu tránh những trởngại thuộc vềma
chướng vềsau. Cha má đến tuổi cuối đời mới may mắn gặp được Phật đạo, thì chắc chắn
công phu không thểcao dày được, tất cả đều phải nhờvào Phật lực gia trì mới mong thoát
hiểm. Muốn tránh được ma chướng, thì niệm Phật là hay nhứt, vì tất cảcác pháp môn đều tự
lực tu trì chứng đắc, chỉcó thành tâm niệm Phật mới được chưThiên gia hộ, hai mươi lăm vị
Bồ-tát bảo vệ, ác quỷdạ-xoa, la-sát... không thể đến gần, mới tránh khỏi ma nghiệp. Sau
cùng, được Phật A-di-đà tiếp dẫn vãng sanh, vĩnh viễn xuất ly tam giới, nhập vào cảnh giới
của chưBồ-tát, Phật. Tất cảmọi phép tu dù hay tới đâu mà không siêu việt tam giới, thì chắc
chắn vẫn còn bị đọa lạc, nhiều lúc càng tu nhiều càng bịnặng vì hậu quảcủa “Tam-thế-oán”.
Thếthì tại sao niệm Phật mà có thểvẫn bịphá hoại? Vấn đềcần hiểu rõ ràng không
nên lầm lẫn. Niệm Phật, thì được Phật Bồ-tát bảo vệ đểcuối đời người đó vãng sanh. Nói như
vậy không có nghĩa là cứniệm Phật chơi chơi là được Phật tiếp dẫn đâu. Niệm Phật, là để
mình được giải thoát chứkhông phải niệm cho chưPhật. Nhiều người cứnghĩtu là tu cho
chùa được đông người, tu cho vịSưkhỏi buồn... tu hành giống nhưkiểu đi bầu cửcho chùa
được nhiều phiếu. Có lẽvì vậy, thành ra mới niệm một vài câu là bắt đầu yêu cầu lung tung,
nhưcầu gia đạo yên vui, thăng quan phát tài, đòi hỏi chùa phải làm thứnày thứnọ... Cầu
mong nhưvậy, nghĩkỹcoi, là tu-hành hay tham-lam? Từbi, hỷxảhay tựtưích kỷ?... Hễ
đang học Phật thì Phật gia trì, còn đang tham lam ích kỷthì ngoại lực gia trì. Cầu Phật có
Phật, cầu Ma có Ma. Đạo lý là nhưvậy!
Phật - Ma, Ma - Phật ởtại tâm. Cha thường dạy, tâm chánh là Phật, tâm tà là Ma. Như
vậy Phật là đâu? Phật là tâm. Ma là đâu? Ma cũng là tâm. Tâm là đâu? Tâm là ta đây chứcòn
đâu nữa. Nhưvậy rõ ràng chính ta vừa là Phật, vừa là Ma. Giác thành Phật, mê thành Ma.
Phật dạy, bất cứlúc nào ta biết quay đầu thì thành Phật liền, đạo lý chính là ởchỗnày.
Khuyên người niệm Phật
184
Ma có bốn loại ma: nội-ma, ngoại-ma, ngũ-ấm-ma, tử-ma. Con ma của chính ta là nộima hay là phiền-não-ma, ngoại cảnh là thiên-ma hay ngoại-ma, thân-thể-vô-thường là ngũ-ấm-ma, cái làm cho ta chết là tử-ma. Chúng ta đang mê nên đang sống trong sựkiểm soát của
ma lực. Hễnội-ma của ta mởcửa thì ngoại-ma nhập vào. Nếu ta ngoan ngoãn chấp nhận hiện
tượng này, không phản ứng thì tạm yên, vì sau cùng ta đều phải tuân phục sựdẫn độ đến chỗ
sai lầm.
Người ta thường cho rằng “sống làm người, chết làm ma”. Đó là tựhọmuốn vậy, vì
thế đám chết mới gọi là đám ma. Bây giờbiết tu hành thì ta có thể đổi lại là “sống làm người,
vãng sanh thành Phật”, thì khi mãn báo thân này ta làm tiệc vãng sanh, kêu người ta tới hộ-niệm cho ta vãng sanh.
Bình thường con người vô tình hay cốý đều làm những việc sai lầm, thường cứcầu
xin vềnhững nẻo hiểm ác mà họkhông hay. Ví dụ, nhưvì tình nghĩa vợchồng quá thâm
trọng, “...xây mồbên cạnh nguyện xuống âm phủgặp nhau...”. Có lần bác Ba Th. nói với
con: “... Bác có chết thì bác xuống địa ngục một mình, bây giờnhà bác bác ở, nhất thiết
không đi đâu hết...”.
Thật là dễsợ! Dựng tóc gáy! Nghĩcho kỹ, nhà đó đâu phải là nhà của bác. Đó chỉlà
cái thứvô-thường dựng lên cho cái thân vô-thường tạm trú. Một vài năm nữa rồi vô-thường
cũng trảvềcho vô-thường, bác có ởlại giữ được đâu? Tại sao chúng ta không nhận ra thực
giảmà tìm đường thoát nạn vậy? Ởtrên đời này, con cái dù có bất hiếu tới đâu, nhiều lắm
cũng chỉnói một vài câu sai lầm mà ta đã chịu không nổi, lại thềxuống địa ngục cho thỏa
giận.
Đơn giản nhưvậy sao! Ở đó, họ đâu có thèm nói nặng nhẹ, họtúm cổta liệng vào chảo
dầu mà chiên, trói cổvào trụ đồng mà đốt, cột đầu trên giường sắt mà nướng, cho hàng trăm
đao ngàn kiếm phanh thây ta ra thành muôn mảnh... chứ đâu có hiền!
Địa-ngục có nhiều tầng cấp, có Vô-Gián địa ngục, A-Tỳ địa ngục, Căn-Bản địa ngục,
Du-Tăng địa ngục, Biên-Địa địa ngục... một ngày ở đó, nhẹnhứt cũng dài bằng hai ngàn bảy
trăm năm trên thếgian. Trong kinh Phật nói, dưới địa ngục một ngày chúng sanh bịthọhình
chết đi sống lại cảngàn, vạn lần. Tính ra, nếu tội nhẹthì chết một ngàn lần trong ngày, một
ngày dài hai ngàn bảy trăm năm, nhưvậy cứhai hoặc ba năm bịhành hạchết đi sống lại một
lần. Nếu nặng thì bịhành hạchết một vạn lần, nghĩa là cứhai hoặc ba tháng thì bịcực hình
đến chết một lần. Đâu phải tầm thường, mà cứmuốn xuống địa-ngục sống cho yên! Xin Cha
má hãy sớm tới thăm bác và giúp cho bác Ba hiểu mà bỏ đi lời thềnày. Khuyên bác tuổi già
hãy mau mau biết buông xả, về ởvới con cháu cho anh Hai Lý lo liệu phụng dưỡng, và chính
bác phải gấp rút niệm Phật cầu vãng sanh Tây-phương mới mong thoát nạn được, còn không
thì thê thảm lắm đó!
Khuyên người niệm Phật
185
Trởlại chuyện tại sao người tu bịphá hoại? Trước đây con thường ví nhưngười đang
gia nhập đảng cướp, hễtiếp tục tùng phục chúng thì tạm yên đểlàm ác, nếu tìm cách thoát
thân thì coi chừng bịchúng ám hại. Nên nhớ, yên là yên tạm bợrồi chờngày bịquốc gia chế
tài chứ đâu phải yên lành luôn đâu. Quốc gia tượng trưng cho Phật, đảng cướp tượng trưng
cho ngoại lực. Quốc gia vẫn hằng bảo vệchúng ta, tại vì chúng ta tựtheo kẻcướp thì đành
chịu pháp luật chếtài chứlàm sao được phước huệcủa quốc gia. Sựlý là vậy. Phật đang
ngày đêm cứu độchúng sanh, chúng sanh không chịu nghe, lại làm điều sai lạc đểsau cùng
bịdẫn độvào đường khổnạn. Đây là tại ta tựnguyện chứ đâu phải tại Phật.
Cho nên, Tổsưmới có câu, “Vô Thiền vô Tịnh-độ, thiết sàng tinh đồng trụ”, (người
không tu Thiền mà cũng không tu Tịnh thì hãy chờmà vào địa-ngục đểnhận chịu hình phạt
“giường-sắt” và “trụ-đồng” thiêu đốt). Người giác ngộbiết vậy, chi bằng tìm cách thoát nạn
trước có hay hơn không? Những tiên triệu khổnạn này thường có thểdễthấy nhứt, là lúc báo
thân sắp mãn. Ví dụ, nhưcó người điên cuồng, mê muội, ngu si... (theo cảnh giới của súcsanh); có người loạn óc, hung hiểm, đốkỵ, lúc chết bịkhủng bốhãi hùng... (cảnh giới địangục); có người tham lam, bỏn xẻn, gian xảo, lường lọc... (cảnh giới ngạ-quỷ); có người mê
mê tỉnh tỉnh, như đang sống với một thếgiới vô hình nào đó, (cảnh giới ma-quái), v.v...
Người không hiểu đạo cứtựnhiên coi sựviệc bình thường, người hiểu đạo họthấy suốt luôn
cảsựthểtương lai, hiểu được cảnh tượng thê lương sau đó, cho nên mới lo toan tu hành thoát
nạn.
Khi tìm cách thoát ly thì đôi lúc có thểbịtà lực tới phá hoại đểtìm cách kéo chân mình
lại. Chính vì không hiểu chuyện này mà có người cho rằng tu hành mới bịtrởngại, còn
không tu thì yên thân, nên thà đừng tu thì sướng hơn! Đây là lý luận không đúng. Nhìn con
mèo đang say sưa liếm mỡtrên lưỡi dao mà cảm thấy rợn người, cha má ạ!...
Trởlại vấn đềniệm Phật. Trước đây con thường nói phải thành tâm chí kính niệm
Phật, biết buông xảthếtình thì tựnhiên thành công. Hôm nay con nói rõ hơn, dễhiểu hơn :
1) Là thành thật niệm Phật:Niệm Phật là niệm cho mình vãng sanh, chứkhông phải
niệm cho người khác biết mình có tu hành. Tốt nhứt là cha má hãy âm thầm niệm Phật và âm
thầm cầu nguyện vãng sanh Tây-phương Cực-lạc hàng ngày, thoát ly khỏi thếgiới Ta-bà này,
còn người khác có khen hay chê không cần thiết. Trần tục này quá khổ, quá điên loạn, là thế
giới ngũtrược ác thế. Hãy chán bỏnó đi mà thành tâm nguyện vềvới Phật cha má ơi, còn
nếu chần chừthì không còn cơhội đểthửlại nữa đâu. Người ngoài, con cháu, làng xóm...
nên thành tâm khuyên họtu hành, ai nghe theo thì tốt, không theo thì tùy theo duyên của họ.
Riêng cha má cứmột lòng ngày đêm niệm Phật, ngày ngày lập lại lời nguyện vãng sanh.
Nhứt thiết không được bỏmột ngày nào hết.
2) Là thực thà, hiền lành, giúp đời:Niệm Phật đã quyết một đường vãng sanh, thì
xin cha má cốgắng mà làm phước làm lành nhiều hơn nữa. Tình thực mà nói, ông bà mình
có danh vọng, có phước báu, ruộng “cò bay thẳng cánh, chó chạy ngay đuôi!” nhưng sau
Khuyên người niệm Phật
186
cùng cũng trụi lủi, không giữ được cho hậu thếqua một thếhệ, không giúp được đàn con
cháu khỏi tha phương cầu thực... Người có phước mà biết làm phước, thì dù cho thếsựcó
xoay vần tới đâu phước lộc của họcũng tựtìm cách chuyển đến cho họdùng. Ví dụ, như
ruộng vườn nó chuyển thành tiền bạc, danh phong chuyển thành phúc lộc cho con cháu đỗ
đạt thăng quan... còn nếu không chuyển được thì đó là do đức mỏng. Đây là lời nói thành
thực. Con dựa theo kinh Phật mà nói, muốn nêu lên đểcảnh tỉnh mọi người. Chúng ta hãy
mau mau sớm quay đầu tỉnh giấc “hoàng lương” mới mong tạo được phước đức.
Đời nhà Tống, có ông Phạm-Xuân-Yểm trọn đời lấy tâm từthiện giúp đời. Lúc nghèo
không đủ ăn ông cũng nhịn phần ăn của mình đểgiúp người khó hơn. Quảbáo này đưa ông
đến hàng tể-tướng. Làm tể-tướng nhưng ông vẫn giữphận thanh bần, đểdành tiền giúp đỡ
dân lành. Con cháu của ông tuân theo giáo huấn này mà sống. Kết quả, gia tộc ông ta trải qua
hàng ngàn năm, đến nay con cháu vẫn đời đời sung túc, quan lộc, phước đức hưởng không
hết.
Phật dạy, phải tu cái nhân mới có cái quả. Nhân thiện quảthiện, nhân ác quảác. Hôm
nay mình muốn được quảthiện lành mà không chịu tu nhân thiện lành, thì chắc chắn không
bao giờ được. Người tham làm giàu mà không thiện lành thì dầu có bạc tỉ đi nữa nó cũng tìm
mọi cách đểtan biến nhưbọt nước vậy! Có phước, giàu có thì thấy tốt trước mắt nhưng coi
chừng bịnạn “Tam-thế-oán”. Nghĩa là khi có phước báu, danh vị, tiền bạc cứlo tận hưởng,
tạo nghiệp, không chịu tu hành tiếp, thành thửcái phước tiêu tán nhanh chóng. Chính vì vậy,
họkhó bềthoát nạn, con cháu cũng lận đận long đong. Biết nhưvậy, tuổi già rồi, cúi mong
cha má hãy mạnh dạn quay đầu, dũng mãnh làm phước thật nhiều đểlót đường cho sựvãng
sanh. Được vãng sanh Tây-phương là đại phúc đức, đại thiện căn, không những cho chính
cha má mà còn cho Cửu-Huyền Thất-Tổquá khứ, cho con cháu ởvịlai.
Muốn được vậy, già rồi thì sựnghiệp thếgian phải tức khắc xa lìa. Tiền bạc, danh lợi,
nhơn nghĩa, thịphi... phải biết tức khắc chán chê. Em Hai Phú giúp đỡcha má thường ngày
thì hãy giúp cho em chút ít. Trong làng xóm có ai quá khổthì mình tằn tiện chút tiền đem
cho... Con xin bảo đảm với cha má, cha má cứ đi bố-thí đi, nếu có nghèo đói con xin nhận
chịu tất cảcho. Nếu con không đủlo thì anh chịem, con cháu thấy cha má có tâm từbi như
vậy, chắc chắn không ai nỡvô tâm bất hiếu được đâu. Phật dạy bố-thí tài được giàu có, cụthể
cứviệc thành thật thương người trong làng, trong xóm, tìm cách giúp đỡcho người khổ, cha
má sẽtức khắc thấy ngay kết quả.
Quyết lòng làm thiện, thiện căn sẽvượt trội, phước thiện sẽchuyển đổi hoàn cảnh
trước mắt liền lập tức. Xin tin tưởng chắc chắn nhưvậy! Đừng nên so đo với lòng ích kỷcủa
những người giàu sụ, cái đó vô-thường nhưhuyễn mộng, phiêu phỏng nhưsốphận bóng
nước dưới cơn mưa chứkhông có gì đâu. Xin cha má nghe lời con, làm đi đểthoát nạn.
4) Là dứt khoát xảbỏ ơn nghĩa, nợ đời. Nếu cha má không biết lo sợcái cảnh hãi
hùng của địa-ngục, cảnh đói khát của ngạ-quỷ, cảnh ngu si của hàng súc-sanh và những cảnh
Khuyên người niệm Phật
187
giới tăm tối khác mà tìm đường thoát nạn, thì không ai có thểcứu cha má được nữa rồi. Con
xin nói thẳng, vì con người tình chấp quá thâm trọng, chưa liễu giải được chân tướng của vũ-trụnhân-sinh, cho nên cứnằng nặc bám lấy những cái tầm thường giảtạo của trần tục đểsau
cùng đành gia nhập ác thú khổnạn!
Con xin hỏi rằng, có ai dám vì một vài tiếng khen tạm bợ đểmột vài năm nữa tựchấp
nhận đi vào cảnh thương đau vạn kiếp không? Cha má có dám hứa là vào trong đó bị đau
không thèm than khóc, bịkhổkhông thèm mong thoát nạn không? Nhưtrong địa-ngục có
cảnh đao kiếm phanh thây, nếu một người tham tiền cứthích lường gạt, gian lận, không sợ
địa-ngục thì hãy chỉcảnh địa-ngục cho họthấy. Cảnh địa-ngục ở đâu? ... Bịchém một dao
cho một triệu, chém nhát thứhai cho hai triệu, chém nhát thứba cho bốn triệu... mỗi lần
chém gấp đôi tiền lên. Tiếp tục chém mãi thôi. Nhưvậy, chỉtrong một ngày họtrởthành
người giàu nhứt thếgiới. Dám không? Nếu không dám thì hỏi rằng, cảnh địa-ngục còn ghê
rợn hơn nữa tại sao không sợ?!
Con xin nhắc lại, một ngày trong cảnh địa-ngục dài bằng hai ngàn bảy trăm năm trên thế
gian. Lịch sửdựng nước của Việt-Nam ta có bốn ngàn năm, một người bịrơi vào địa ngục từ
đời Hồng-Bàng đến nay thọcực hình chưa mãn hai ngày ở đó. Cha má và anh chịem có dám
tham những thứ: tài, sắc, danh vọng, hân hoan nhận vài tiếng vỗtay cho nởmày nởmặt một
vài phút, rồi chịu hàng trăm đao, ngàn kiếm phanh thây vạn kiếp dưới địa-ngục chăng?
Rất nhiều nơi không hiểu được thực tướng của cảnh giới nên cứnói đại, sống bừa, thác
bãi... tựdựng nên những danh từnhưlà: thiên-cơ, định-mệnh, tử-vi, mạng-số,.. chứthật ra
những ý nghĩa này đã được Phật giải bày tường tận chi tiết, rõ ràng, trong định luật nhân-quả.
“Nhân duyên quảbáo tơhào không sai” chính là định-mệnh, thiên cơ, mạng số... đó. Vì
không hiểu thấu đạo lý đành phải nói đại là “bất-khả-lậu” đó thôi! Chứthật ra tất cảnhững
cái đó đều do chính ta tạo tác ra rồi chính ta thọlãnh cả. Đó chỉlà định luật của nhân-quả. Ví
dụ, nhưcha má đời kiếp trước chắc chắn có tu hành, có phước thiện nên đời này mới có
người hướng dẫn đường vãng sanh.
Vãng sanh là con đường đại thiện, đại phước, nếu cha má chịu hưởng phước này thì cha
má hoàn thành được tâm nguyện của vô lượng kiếp nay, còn cha má từchối thì tựcha má
tiếp tục rước lấy đau thương! Những đời kiếp sau nếu còn làm được con người, có may mắn
lắm thì chẳng qua cũng gặp được người tới giảng vài câu Phật pháp rồi đi, tu hành được hay
không tùy theo cha má định. Còn không may thì vĩnh viễn không bao giờgặp lại đạo giải
thoát nữa đâu.
Phật dạy, có ba hạng người niệm Phật không thểvãng sanh:
1) Là người còn tham đắm phước-báu nhân-thiên;
2) Là người học rộng, hiểu (chuyện thếgian) nhiều;
 3) Là người phân-biệt chấp-trước.
Khuyên người niệm Phật
188
Phước-báu nhân-thiên là tham ngũ-dục, lục-trần. Ngũ-dục là: tài, sắc, danh, thực, thùy;
lục-trần là: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Người có kiến thức rộng thuộc vềpháp trần, gọi
là sở-tri-chướng. Phân-biệt chấp-trước là người ganh tịcốchấp. Những người này, nếu không
bỏ, dù có niệm Phật cũng không thểvãng sanh. Phật dạy rõ ràng minh bạch, càng nghiên cứu
kinh điển của Phật, ta càng giật mình tỉnh ngộ. Tất cảbí mật của nhân-sinh vũ-trụ đã được
Phật khai bày chi tiết từba ngàn năm vềtrước mà ta không hay biết gì cả, cứlầm lũi dắt nhau
đi vào hầm lửa, tựthiêu đốt chính mình. Đáng thương thay!
Trởlại với sựsơsuất khi niệm Phật. Vì không hiểu cái tác dụng vi diệu của câu Phật
hiệu, cho nên nhiều người móng tâm cầu xin đủthứ đểsau cùng không được gì cả. Trong
mấy thưtrước con đềcập đến chuyện thấy Phật, dùng câu Phật hiệu đểphục vụcho các pháp
luyện khí, mởluân-xa, luyện thần-thông... Tất cảnhững việc làm này không tốt đâu. Xin cha
má, anh chị, em đừng làm. Trong đó, chuyện mơthấy Phật, Bồ-tát hiện thân rất phổbiến.
Hầu hết người có thiện tâm tu hành nhưng không hiểu lý đạo thường dễlầm lạc chuyện này.
Chính con cũng phập phồng lo ngại cho cha má, vì nóng lòng cầu cảm ứng mà dễbịrơi vào.
Hôm nay con nói thêm vềcảnh giới này cho rõ hơn. Xin cha má và anh chịem cốgắng hiểu
thấu.
Thứnhứt:Như đoạn trên và những thưtrước con nói là ma-chướng, oan-gia trái-chủ
phá hoại đểlôi mình trởlại với chúng đểbị đọa lạc. Nghĩa là, bảo mình đừng niệm Phật nữa
và sống bình thường nhưtrước giờ đểchúng có dịp trảthù, đòi nợ. Cách phá của chúng là lợi
dụng lúc ta chưa có công phu tốt, dựa theo sựdao động của tâm mà thừa cơ đột nhập đểlàm
thân tâm ta bất an. Muốn tránh được chuyện này thì ta đừng mong cầu là được. Cứmột lòng
thực thà, hiền lành niệm Phật, tin chắc chắn vào câu Phật hiệu, tin chắc vào sựbảo vệcủa
Bồ-tát, biết chắc rằng Phật A-di-đà gia trì cho mình đểvãng sanh. Đừng mong cầu những thứ
vịkỷbất chính nhưtiền tài, danh vọng, dâm tà... Cũng đừng cầu thấy Phật, Tiên, Thánh... tất
cả đều đểtựnhiên. Một điều cần nhớlà trong nhiều đời nhiều kiếp rồi chắc chắn mình đã tạo
nghiệp sát rất nhiều, người đi lính thì giết người hại mạng, còn không cũng giết hại chúng
sanh để ăn. Cho nên ai cũng có nhiều oan gia trái chủ, có oan hồn rình rập báo thù. Vì thế, ta
phải hằng ngày đem công đức tu hành hồi hướng cho họ, nguyện tu thành Phật vềcứu độhọ.
Có vậy ta mới an ổn tu hành.
Học Phật phải tuyệt đối tin lời Phật dạy, đừng hiếu kỳ. Vì ta chưa thông đạo lý nên cứ
thấy hay hay lạlạthì nhào vô làm thử, vô tình rất dễbịmê loạn, khó tựchủvềsau. Nếu đểý
một chút ta thấy ngay rằng, hầu hết chỉlà những pháp tu lo thu đạt phước hữu lậu. Những lý
pháp nửa vời này, gọi là “bất liễu giáo pháp”, thảlửng giữa đường mà ta không chịu chú ý.
ChưPhật và chưTổsưdạy, nếu chúng sanh không chịu phân biệt chánh tà, cãi lời Phật dạy,
chạy theo sựhão huyền thì bị đọa lạc, mất huệ-mạng. Vạn lần xin thức tỉnh.
Thứhai: Trên thực tế, pháp niệm Phật dễthành đạt đạo nghiệp, vãng sanh bất thối
thành Phật. Nhiều người niệm Phật trong đời họ đã thấy Phật hiện thân an ủi hay thọký. Rất
Khuyên người niệm Phật
189
nhiều người biết trước ngày giờra đi, có nhiều người xin hẹn ngày ra đi cho thuận lợi việc
sắp xếp hậu sự. Điều này là thực. Có hai vấn đề:
1) Là người thực sựchân thành niệm Phật. Thưnày con gọi là người hiền lành niệm
Phật, thực thà cầu sanh Cực-lạc, biết buông xảvạn chuyện thếgian. Chính vì sựthành tâm
này mà họ đã đạt công phu thành thục, ngày đêm tiếng Phật hiệu không gián đoạn trong tâm,
họ đã được cảm ứng đạo giao. Phật đã chính thức xuất hiện thọký. Bà cụTriệu-Vinh-Phương
là một ví dụ, bốn năm niệm Phật thì tựtại vãng sanh, hai lần thấy Phật xuất hiện thọký. Có
nhiều vịthấy ba lần trong đời và họ được cho biết ngày nào, vào giờnào Phật đến tiếp dẫn.
Đây là thực, không phải giả.
2) Là người chưa có công phu niệm Phật tốt, tâm còn lao chao đủthứ, lòng còn
tham luyến thếgian, tham - sân - si còn đầy đủ... mà thường xuyên thấy Phật, thì đây là
giả, không phải thực! Nên chấm dứt ngay, đó chỉlà vọng tưởng tạo nên mà thôi, không nên
kéo dài thêm nữa vì càng lâu càng khó gỡ!
Hỏi rằng, làm sao phân biệt được giả-thật? Phật nào cũng giống nhưnhau, làm
sao cảquyết?
Đúng vậy, khó lắm! Nhưng khó với người không tu hành, chứcòn người thành thực tu
hành thì thấy rõ ràng thật hay giả. Tiêu chuẩn chính là công phu thành thục. Người tu hành
chưa thành thục nhìn vào biết liền. Người lão thật niệm Phật, biết buông xả, muốn vãng sanh
Tây-phương, dù họchưa được nhất-tâm-bất-loạn, cũng thểhiện ra sắc tướng sựthanh-tịnh
trong tâm. Một người được Phật thọký chắc chắn tiêu chuẩn tối thiểu là tâm đã có một mức
thanh-tịnh nào đó. Một khi đã được Phật thọký, tựhọ đã khai mởnhiều trí-huệ. Người biết tu
hành thoáng nhìn là biết ngay, khỏi cần hỏi. Chính đây là tiêu chuẩn phân biệt phải trái.
Tuy nhiên, một khi tâm chưa thanh-tịnh, hễnhắc thêm một chuyện thì tâm lại móng
cầu thêm một chuyện làm cho khó giữ được thanh-tịnh hơn! Cho nên, chưTổdạy rằng có
thấy được Phật thì tốt, mà không thấy được Phật thì còn tốt hơn nữa. Vì sao? Vì chắc ăn hơn!
Nếu tâm đã thanh-tịnh thì đâu cần Phật đến an ủi, còn nếu tâm chưa thanh-tịnh thì không thể
thấy Phật, chính thếmới biết công phu của mình vẫn còn quá kém mà ráng tinh tấn tu hành
thêm lên, ráng niệm Phật, ráng buông xảnhiều hơn. Tổ Ấn-Quang dạy, luôn luôn phải nghĩ
rằng công phu của mình còn kém thì mới thành đạt được, là lý do này.
Nhưvậy, thấy Phật giảhay thực tùy theo trường hợp. Tất cảanh chịem hoặc cha má
mỗi khi thấy chuyện gì xảy ra nên cho con biết đểgóp ý kiến cho vững tâm. Hãy cho con biết
liền, con có thểcốvấn được. Đừng âm thầm đắm vào đó mà nhiều khi mang họa!
Đểrõ thêm vấn đềthấy Phật xuất hiện, chúng ta cũng nên hiểu thêm vềpháp giới một
chút. Phật có rất nhiều thân chứkhông phải chỉcó một thân, quy tụlại thành ba thân cho dễ
nhớ, đó là Pháp-Thân Phật, Báo-Thân Phật và Ứng-Hóa-Thân Phật. Phật Tỳ-Lô-Giá-Na là
Khuyên người niệm Phật
190
Pháp-Thân Phật; Phật Lư-Xá-Na là Báo-Thân Phật, cảnh giới này quá cao không dám bàn tới
hôm nay. Còn Ứng-Hóa-Thân Phật thì liên quan trực tiếp đến chuyện này. Đức Thích-ca
Mâu-ni Phật là Ứng-Hóa-Thân của Phật. Có hai phần: Ứng-Thân và Hóa-Thân. Cõi Ta-bà
này hiện giờlà quốc độgiáo hóa của đức Phật Thích-ca Mâu-ni, rộng đến tam thiên đại thiên
thếgiới, (một thếgiới là một giải ngân hà, một giải ngân hà có hàng tỷcái thái-dương-hệ).
Một đại thiên thếgiới có hàng tỉdãy Ngân-hà, đó là khu giáo hóa của đức Phật Thích-ca
Mâu-ni.
Ởmỗi nơi Ngài thịhiện một Ứng-Thân chính (hay còn gọi là Liệt-Ứng-Thân) đểcứu
độchúng sanh. Tại quả đất này Ứng-Thân của Ngài là Thái-TửTất-Đạt-Đa ởxứ Ấn-Độ. Như
vậy đức Phật Thích-ca Mâu-ni không phải là Thái-tửTất-Đạt-Đa, mà Thái-Tửchỉlà một
Ứng-Thân của Phật thịhiện trên quả địa cầu này đểkhai đạo cứu độchúng sanh mà thôi.
Ứng-Thân này tùy thuận theo thân thểcủa chúng sanh tại nơi đó.
Còn Hóa-Thân Phật là sao? Ta thường nghe nói Phật có thiên bá ức Hóa-Thân.
(Nghĩa là: 1.000 x 100 x 100.000 = 10.000.000.000 (10 tỉHóa-Thân)). Đó là con sốtượng
trưng chứthật ra Phật có vô lượng vô sốHóa-Thân. (Mỗi người chúng ta khi vãng sanh về
Tây-phương cũng có được thiên bá ức hóa-thân nhưPhật vậy). Hóa-Thân này Ngài ứng hiện
khắp nơi tùy theo nhu cầu đểcứu độchúng sanh, có lúc thì hiện nguyên hình theo ý dục của
chúng sanh. Ví dụ, cha má quán tượng Phật màu vàng kim thì Phật tiếp độvới Hóa-Thân
Phật màu vàng kim giống nhưtượng thờ. Người thích tượng Phật màu trắng thì Hóa-Thân có
màu trắng. Chính vì vậy mà ta nên thờmột tượng, niệm một câu Phật hiệu mà thôi, không
nên thờnhiều hình tượng đểtránh khỏi bịtạp niệm hoặc bịphân tâm lúc lâm chung mà có thể
dẫn tới mất phần vãng sanh.
Phật cũng thường âm thầm thịhiện xuống thếgian thành những vịcao tăng thuyết
pháp độsanh, thành Bồ-tát tại gia giúp đời hành đạo... Đây gọi là Hóa-Thân của Phật, Bồ-tát.
Nên nhớmột điều, quý Ngài tái lai xuống trần, thì tuyệt đối không bao giờthốlộdanh tánh.
Hóa-Phật nhiều lúc cũng ứng hiện trong mộng, trong hào quang, giữa không trung trong một
khoảnh khắc rồi biến... Ví dụï, nhưnăm 1998 lúc bốn giờsáng, cụTriệu-Vinh-Phương ra
giữa sân tựnhiên thấy trên hưkhông hào quang sáng rỡ, đức Phật A-di-đà hiện thân thọký.
Mấy năm trước đây ởMỹ, khi người ta làm lễkhánh thành tượng đài đức Quán-Thế-Âm,
ngay lúc làm lễtựnhiên trên không trung trong vắt xuất hiện hào quang chiếu xuống cảtiếng
đồng hồ, lại xuất hiện tiếp một đám mây giống y hệt nhưtượng đức Quán-Thế-Âm Bồ-tát
ngồi giữa không trung. Những cảnh này người ta đều đã chụp và quay hình lại được. Tất cả
hiện tượng này đều là Hóa-Thân. Cho nên, một người niệm Phật đắc lực, tâm thanh-tịnh, thấy
được Phật thì đây chính là thấy Hóa-Thân của Phật vậy.
Thưa cha má, trong nhiều đời nhiều kiếp cha má có tu hành tích công lũy đức, quảbáo
kết lại trong đời này cha má mới hưởng được cái phước duyên đại thiện, là cuối đời cha má
đã gặp được những người con có hiếu quyết lòng lo lắng cứu độvãng sanh. Con thành tâm
khuyên cha má hãy hạquyết tâm niệm Phật, quyết chí cầu vãng sanh Tây-phương đểvềvới
Khuyên người niệm Phật
191
Phật, hãy hoan hỷ đón nhận ân huệcủa đức Phật A-di-đà và chưPhật mười phương đã ban
riêng cho cha má. Quyết đi, thì chắc chắn đi được. Không đi, chắc chắn khó thoát sự đọa lạc.
Tất cả đều tùy theo sựquyết định của chính cha má.
Niệm Phật thành Phật. Cha má niệm Phật thì nhân này là nhân Phật, chắc chắn sẽ
thành Phật quảtrong tương lai.
Nam-mô A-di-đà Phật.
Con kính thư.
(Viết xong, Australia ngày 11/9/02).
   Chết là một vọng tưởng. Thân hình, thể xác không phải là Ta.
Nhiều người cứ lấy thân xác này là Ta cho nên sanh ra lo sợ. 
(Pháp Sư Tịnh‐Không). 
Khuyên người niệm Phật
192
23 - Lời khuyên song thân
Kính cha má,
Tất cảvạn sựsựvật không có gì thoát khỏi định luật nhân quả. Thiên cơ, định mệnh
chỉlà một cách gọi khác của định luật nhân-quảmà thôi. Trồng dưa được dưa, trồng đậu
được đậu, chính vì vậy mà An nó tìm cách cho cha má có cơhội bốthí làm phước đểtạo
thêm phước báu lót đường tương lai cho cha má. Trong những ngày vềthăm, An nó tâm sự
với con rằng, “...mình làm sao cho cha má an tâm không lo gì vềtiền bạc, hơn nữa còn phải
coi nhẹtiền bạc. Mỗi tháng tiêu dùng nếu thiếu mình bồi đắp cho đủ, nếu dưcha má phải
đem cho người ta hết, cho nhiều mình sẽbù vào nhiều cho cha má, nếu còn dưmình trừsố
tiền đó trong phần cấp dưỡng tháng sau...”. Nghĩtới lời này mà con thương em nó, trong tất
cảnhững người con của cha má không biết còn có ai thành tâm, thành ý hiếu thảo lo lắng
cho cha má nhưAn nữa không?
“Bổbất túc, tổn hữu dư”, (bù chỗthiếu, lấy phần dư) là đạo lý của Lão-học, là triết lý
của dịch-học, không biết An nó học sách Thánh-Hiền từhồi nào mà nói lên được đạo lý này.
Cha má bốthí nhiều, mình nguyện cung ứng thêm cho cha má làm phước cứu giúp người.
Cha má đểdành lại thì coi nhưtiêu dùng còn dưmình phải lấy lại phần đó. An đềnghịnhư
vậy là nó không muốn cha má tiếc tiền trong việc bốthí giúp người. Nghĩtới ý tưởng này con
mới giựt mình vì con vẫn còn có nhiều sơsót, một đềnghị đơn giản nhưvậy mà chính con
chưa nghĩra. Tưtưởng này người bình thường khó hiểu tới, nhưng người thông hiểu được
đạo mới thấy chí lý, cao siêu. Có được tưtưởng thiện lương nhưvậy chứng tỏ được lòng hiếu
thảo chân thực của một người con. Hòa-Thượng Tịnh-Không dạy, “Phật đạo dẫn cho đến
cùng lý chỉlà tròn hiếu đạo mà thôi”. Người có tâm chí hiếu tựnhiên cảm ứng đạo giao,
Phật Trời phù hộ, trí huệphát sinh. Người sống mà thiếu hiếu hạnh thì nhưtrong cửa Khổng
thường nói là “Thiên Địa bất dung”, “QuỷThần bất phục”, đã bịnhưvậy rồi thì làm sao mà
nên thân được.
“Bổbất túc, tổn hữu dư”, là đạo sống trung hòa. Bù chỗthiếu đểgiảm phiền não,
ngăn trừcái độc “Sân”; Lấy phần dư đểphát tâm rộng rải, phá trừcái độc “Tham”. Giảm
giận dữvà tham lam là mở đường của trí huệ, có trí huệthì phá được si mê. Đoạn trừ được
ba chất độc tham, sân, si là phá được cái gốc của tam đồlục đạo, mở đầu con đường đểgiải
thoát. Một đềnghịtuy đơn giản nhưng hàm chứa trong đó cảmột đạo lý làm người thiện
lành. Cho nên, có trí huệmới thấy giá trị, có hiếu thảo mới thấy chí lý, có thấu triệt đạo lý
mới thấy cao siêu.
Định-mệnh, Nhân-quả,
Danh-vọng!
Khuyên người niệm Phật
193
Thưa cha má, thông thường con người cứkhưkhưbảo thủ, tằn tiện cất giữtiền bạc để
làm vốn liếng, tạo sựnghiệp. Việc làm này đối với tuổi trẻcó thểcho là chuyện thường tình,
nhưng nghĩcho kỹcũng thấy buồn cười rồi. Còn đối với người già cảmà cất giữtiền bạc thì
thật là chuyện tiếu lâm của kiếp nhân sinh! Vì sao vậy? Vì, thân người chờ đợi từng ngày một
đểra đi, thì còn ham chi nữa những thứbất tịnh này cho ô nhiễm tâm hồn? Người ta cứnghĩ
rằng không tằn tiện thì tiền sẽhết, không thủgiữthì mai hậu làm sao sống. Thửhỏi người
già rồi mà còn có mai hậu nữa sao? Khi nằm xuống rồi có moi tiền đểsống được không?
Còn vềchuyện phước báu trên đời, thì thực tếmình thấy thường trái ngược lại, người càng
bốthí càng giàu, người càng rộng rãi càng có nhiều tiền, người ưa giúp tha nhân thì hoàn
cảnh sống càng ngày càng thoải mái hơn. Bên cạnh đó người càng keo kiệt càng cô đơn cùng
khổ, càng ngày càng nghèo xác xơ...!
Đó là định luật của nhân-quả, người đời thường gọi là định-mệnh, tất cả đều đã an bài
rồi. Thếthì sống trên đời cần gì phải lo lắng nhiều, cần gì phải chạy mánh mung bất chánh
đểkiếm tiền, bon chen thủlợi, suốt đời quần quật đểtranh giành làm chi những cái gì của
chính mình đã sẵn có trong định-mệnh. Người giàu là vì trong mạng họcó tiền, nghèo là vì
sốhọbịnghèo. Danh vọng, quyền lợi, địa vị... mỗi thứ đều do cái nhân của chính họ đã
trồng từtrước, thì tại sao không chịu an tâm tu nhân để được hưởng thêm quảmới, lại cứlo
tìm quả đểgây thêm cái nhân xấu mới và rồi nhận lãnh cái vận mệnh xấu trong tương lai?
Ngày vềquê con có nghe kểmột câu chuyện, có người có tiền của rất nhiều, có đầy
một lon hột xoàn, đầy một lon vàng, mà suốt một thời gian qua không dám tiêu dùng, con cái
phải khổsởlàm kiếm từng đồng đểsống, trong khi đó kim cương, hột xoàn, vàng, bạc lại âm
thầm chôn giấu ởsau vườn. Sau cùng, hai lon của cải không cánh mà bay mất. Của thì mất
rồi, còn người thì tiếc của đâm ra ngơngơ, ngẩn ngẩn. Cho nên, người già cảmà cất giữ
tiền bạc quảthật là cái họa vào thân. Câu chuyện này là một chứng minh điển hình. Rõ ràng
có tiền của chưa chắc là phước, ngược lại không biết sửdụng nhiều khi trởthành họa, cái
họa trong đời này có thấm thía gì đâu, cái đọa lạc khổ đau vạn kiếp vềsau mới là điều ghê
sợ!
Cho nên con tha thiết khuyên cha má nên biết buông tất cảnhững thứ đó xuống,thì mới
có cơhội vãng sanh vềvới Phật, còn tham luyến cất giữthì nó sẽlà cái gông, nó cùm chân
mình lại trong bểkhổluân-hồi. Ví dụ, người mất hết hai lon vàng hột xoàn bây giờtiếc ngẩn
tiếc ngơ. Họa hay phước đây?! Người hiểu đạo thì biết đây chỉlà sốmệnh, hễmệnh có nó ở,
mệnh không nó đi, thì cần gì phải buồn. Thếnhưng, vì không hiểu đạo cho nên việc này trở
thành phiền não vô cùng, buồn rầu vô tận! Đó chính là nghiệp chướng, là cái gông nó trói
đầu mình lôi vào tam ác đạo chứcòn gì nữa.
Trong cái phước có cái họa, có phước mà không biết làm phước thì cái phước nhanh
chóng biến thành họa. Ví dụnhưngười mất của nếu cứtiếp tục buồn mãi, thì chẳng phải là
Khuyên người niệm Phật
194
tựmình muốn mai đây trởthành con thằn lằn, hằng ngày ôm cột nhà, tiếc của mà tắc lưỡi
suốt kiếp mới đành hay sao!
Thưa cha má, người không có phước đức không thểhưởng được phước báu, dù cho
của tiền có đến tận tay. Người mà không lo làm thiện thì dù bạc tỉtrong tay cũng sẽtrởthành
tay trắng. Chính nhưcon đây, có thời tiền trong tay đếm không hết, nhưng rốt cuộc có lúc
đói không có tiền mua được ổbánh mì. Tại sao vậy? Vì con không có phước đức cho nên
không thểhưởng phước lộc. Hiểu điều này rồi thì buồn làm chi khi tiền tài đã mất, có buồn
chăng là tựtrách mình sao không chịu tu hành sớm mà thôi. Phật dạy, có phước đừng nên
tiêu hết phước. Phước tiêu thì họa đến, nếu không mất tiền thì tai họa vào thân. Người đó
nên hiểu rằng, lỡcó “Tổn-tài” thì được “Tiêu-tai”, đây là điều may mắn quá rồi, không vui
mà còn buồn nữa sao?!
Tiền bạc là “Thông-hóa”. Thông là lưu thông, hóa là biến hóa. Có thông mới có hóa,
không thông thì thành thối. Giống nhưnước vậy, có chảy mới trong lành, không chảy thì ối
đọng, trởthành nước độc. Có tiền mà bo bo cất giữthì tiền đó thành tiền chết, thứtiền độc
hại. Cái tính chất của tiền là lưu thông đểlàm lợi cho mình, cho người, làm giàu xã hội,
phục vụquốc gia. Mình không cho nó làm tròn nghĩa vụcủa nó, lại âm thầm cất kỹlà làm
trái ngược đạo lý, đã tựgây nên nghiệp chướng. Nghiệp chướng tăng trưởng chưa bịhiểm
họa là may, còn nói chi hưởng phước. Phước đức hao mòn đến một lúc nó hết sạch, thì tự
nhiên tiền tích giữnó cũng tự động tìm cách ra đi.
Chính vì thếmà cất giữtiền bạc là điều không tốt mà lại còn làm tiêu hao âm đức của
mình là vậy. Tuổi trẻlưu giữtiền bạc nó ít gây nghiệp chướng hơn, vì chúng nó còn có dịp
tung tiền ra để đầu tư, lập cơxưởng, tạo thêm công ăn việc làm cho người khác, nghĩa là
đồng tiền được “thông-hóa”. Còn già mà cất giữtiền bạc lại chỉlà món nợ, nợcho đời này,
nợthêm đời sau, chứkhông có chỗgiải quyết. Hơn nữa, giữtiền thì tâm bịdính vào tiền, rất
nguy cho huệmạng. Phật dạy, người không chịu buông bỏngũdục (tài, sắc, danh, thực,
thùy) thì không tránh khỏi tam đồác đạo, chắc chắn hậu lai không tốt!
Đời trước có bốthí tiền, đời này được giàu có. Bốthí vui vẻ, thành thật thì tiền vào dễ
dàng, tiêu xài thoải mái. Bốthí mà so đo, tính toán thì có tiền nhưng phải làm lụng vất vả.
Người đã có phước đức thì dù vừa làm vừa chơi, tiền của vẫn vô nhưnước. Người thiếu
phước đức thì có cốgắng làm quần quật suốt đời, sau cùng vẫn thành trắng tay. Cho nên,
đạo hưởng phước báu chính là đạo tu nhân tích đức.
Vì vậy, tiền bạc vừa có đủxoay xởthì nên lo bắt đầu tích công lũy đức liền, có thếmới
nên sựnghiệp. Người không chịu tin định luật nhân-quả, cứcưỡng cầu thâu đạt cái phước
lợi chỉlà vọng tưởng, có của thì mất của, buôn bán thì lỗvốn, có được gia tài coi chừng nếu
không bịtrộm thì cũng bệnh hoạn, không bệnh hoạn thì cũng gặp nhiều tai ương. Nghĩa là,
bằng mọi cách đểnó tiêu hao sản nghiệp. Nói chung lại, rốt cuộc cũng hoàn không mà thôi.
Khuyên người niệm Phật
195
Làm chết xác đểhoàn trắng tay mà còn thêm họa vào thân, thì dại gì cứchạy theo con đường
đoản hậu vậy?
Dục tri tiền thếnhân
Kim sinh thụgiảthị.
Dục tri lai thếquả
Kim sinh tác giảthị.
Muốn biết cái nhân đời trước, hãy nhìn vào sựhưởng thụtrong đời này. Muốn biết cái
quảsau này, hãy nhìn đời này ta đang làm gì đây. Đây là đạo lý của Nhân-Quả, không thể
nào sai chạy được. Nếu biết rằng “Nhất ẩm nhất trác mạc phi tiền định”, một hớp nước, một
miếng ăn cũng không ra khỏi định mệnh trước, thì mình sẽan nhiên tựtại, tưthái thoát
phàm, dù nghèo đến đâu ta vẫn sống an nhàn, thảnh thơi.
“Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồsen, hạtắm ao”...
Tiên cảnh là đây chứcòn tìm đâu nữa, phải không thưa cha má?
Nhân đã có, thì quả ắt có. Nhân trong đời kiếp trước tạo ra quảtrong đời này, thì quả
báo này thuộc vềhậu-báo. Con người sinh ra trên đời là tựnhiên đã thọlấy cái quảbáo của
đời trước, đây gọi là định-mệnh. Nhân trong đời này tạo được quảcũng trong đời này, thì
đây là quảbáo hiện tiền, hay gọi là hiện-báo. Hiện-báo có thểthay đổi vận mệnh, thay đổi
hoàn cảnh, đây gọi là “Tận Nhân-lực tri Thiên-mệnh”.
Nhưvậy, “định-mệnh” là nhân-quả, mà “đổi-định-mệnh” cũng là nhân-quả. Người
xuôi theo định mệnh thì sống trọn vẹn trong cái quảbáo của đời trước, người không xuôi
theo định mệnh thì có thểtựcải tạo được định mệnh của mình bằng sựgiúp người, làm thiện.
Ví dụ, đời nhà Minh có người tên là Hoàng-Khôn-Nghi ởtỉnh Giang-Tô, sốông khoa
bảng không cao, không con, thọmạng chỉtới 53 tuổi. Khi gặp Vân-Cốc Thiền-Sưbày cho
cách làm thiện đểcải đổi vận mệnh. Ông Hoàng-Khôn-Nghi làm theo, ông phát nguyện làm
hàng ngàn việc thiện, cảgia đình đều ủng hộlàm thiện. Kết quả định mệnh của ông đã
chuyển hẳn, như được trường thọ, có khoa bảng, có quan nghiệp, con cái đầy đủ. Ông đổi
tên thành Liễu-Phàm và bốn bài khuyến thiện của ông là “Liễu-Phàm-Tứ-Huấn” lưu lại đến
ngày nay, trởthành sách gối đầu cho những ai muốn hiểu thấu vềnhân-quả, cải-tạo-vậnmệnh.
Nhưvậy định-mệnh có thểcải tạo được. Định-mệnh chỉlà cách gọi khác của định luật
nhân-quảmà thôi. Con người chỉcó thểthay đổi định-mệnh trong đạo lý nhân-quả. Nói rõ
hơn, con đường chân chánh đểthay đổi mệnh sốlà phải làm cái nhân tốt đểcó cái quảtốt,
nhờcái quảbáo tốt mà cải đổi hoàn cảnh sinh hoạt của con người. Chính vì lý do này mới có
Khuyên người niệm Phật
196
sựkhuyến khích tu hành đểchuyển nghiệp, chứkhông đổi được định-mệnh thì tu hành làm
gì?
Thưa cha má, người thực sựhiếu thảo mới có những lời hiếu thảo. Người con hiếu
thảo mà hiểu đạo nữa thì không những có lời hiếu thảo, mà còn có thêm những hành động
hiếu thảo thực sựchu toàn cái đại hiếu. An nó đã hiểu được cái định luật của vũ-trụnhânsinh, nên mới đềnghịkhuyên cha má cốgắng phát tâm bốthí, tích cực giúp người đểcó
nhân lành, tu bồi âm đức đểhưởng được quảbáo an lành. Cụthể, nhưhoàn cảnh của cha
má ởquê thì nên giúp người trong làng xóm, có nhiều giúp nhiều, có ít giúp ít, những chuyện
này tụi con sẽcốgắng ủng hộcho cha má.
Trong tất cảcác pháp bố-thí, thì bố-thí-pháp nhưkhuyên giải bà con tu hành, khuyên
họniệm Phật, giảng giải pháp Phật, tạo duyên cho người ta niệm Phật là thù thắng nhứt.
Hãy cốgắng mởrộng tâm ra cầu mong tất cảmọi người đều niệm Phật để được vãng sanh
Tây-phương Cực-lạc, thoát ly sanh-tửluân-hồi.
Cứthành tâm làm thì tựnhiên Phật Trời sẽgia hộ. Nếu chân thành thương người,
gắng sức giúp ích tha nhân thì nghiệp lành sẽlớn, nó bao phủ được nghiệp ác trong những
đời kiếp trước, nhờthếmà quảbáo tốt sẽhiện tiền giúp cha má cải tạo được định mệnh
trong đời này.
Thành thật bốthí giúp người thì phá trừ được lòng tham, những thứtiền tài, danh
vọng, địa vịthếgian không còn có thểcám dỗmình nữa. Buông xả được thì tựtại nhưThánh
nhân, một Thánh nhân niệm Phật thì tức khắc được vềvới Phật là lẽ đương nhiên. Nhiều
người nhờbiết buông xảmà niệm Phật họ được vãng sanh dễdàng, còn người không chịu
buông xảthì dù có niệm Phật cũng khó mà được vãng sanh. Cho nên, phải nhìn cho thấu và
buông cho trótcha má ạ. Dòng chữbên trái trên tượng Phật là, “Khán-Phá, Phóng-Hạ, Tự-Tại, Tùy-Duyên, Niệm-Phật”. Khán-Phá là nhìn cho thấu sựthật của vũtrụnhân sinh, hiểu
rõ nhân quả; Phóng-Hạlà buông cho trót thếtục phàm tình, nhàm chán ngũdục, lục trần,
đoạn trừtham sân si mạn, bốthí giúp người; Tự-Tại là tựdo thoát tục, thưthái thanh nhàn,
an nhiên vui sống; Tùy-Duyên là hòa trong hoàn cảnh sống nhưng không bịhoàn cảnh
chuyển, không đắm nhiễm thếtục thường tình, không thèm can dựvào chuyện thếgian;
Niệm-Phật đểchuyển phàm thành Thánh, là giai đoạn chót viên thành Phật đạo. Đạo lý đang
nằm trong tay, giải thoát đang có ngay trước mắt. Rõ ràng định mệnh là do tựta chọn lấy.
Bố-thí là giúp đỡngười nghèo khó, nâng đỡkẻkhốn cùng, giúp những nơi đáng giúp,
chứ đừng cần đến cái tiếng khen tặng làm chi cho giảm cái đức của mình. Người được nhiều
người bao vây khen tặng đâu thoải mái tựtại bằng kẻnhàn cư. Người thường nhậu nhẹt say
sưa, đem tiền lì xì cho nhà hàng đâu có phước thiện bằng người mua giùm vài tấm vé sốcủa
các em nhỏlang thang ngoài đường.
Khuyên người niệm Phật
197
Cho nên, phước-đức có âm-phước, có dương-phước. Âm-phước có âm-đức, có thiệnbáo; dương-phước là dương-đức có ác-báo. Âm-phước là làm phước âm thầm không khoe
khoang; dương-phước là làm phước mà thích khoe cho thiên hạbiết. Âm-phước là lòng chân
thành, lương thiện. Dương-phước là lòng giảvọng, tham danh. Người âm thầm giúp đỡ
người nghèo khó không cầu mong trả ơn... đó chính là lòng thương người chân thật, tâm
tánh hiền hòa từbi. Nhìn vào người đó tựnhiên thấy hiền lành, tướng hảo quang minh, thâu
nhiếp sựcảm mến của thiên hạ. Đây thuộc âm-đức, chắc chắn có quảbáo tốt hiện tiền,
không cần cầu xin.
Ngược lại, người cứlàm một chút việc tốt thì muốn cho người ta hay, người khác khen
tặng, cần nhiều tiếng vỗtay... đây thì thiện lành ít, mà lòng cạnh tranh tham danh vọng thì
nhiều, tiền bạc họbỏra có khi rất nhiều nhưng âm-đức không có, không những không có đức
mà còn bịtổn hại nữa là khác. Nhìn họta thấy nụcười gượng gạo, tâm thái bất an... tất cả
những cái đó nó phá cái sắc tướng của họ, khó có thểdấu được ai. Đây gọi là dương-phước.
Dương-phước thì thiện quả đã mất mà ác báo lại hiện tiền, hậu quảthường bịngười đời xem
thường, tương lai quảbáo không tốt.
Có lần má muốn góp tiền đểxây cái nhà “Táng” hay may cái lá cờ... cho đám ma.
Đóng góp vậy cũng được. Nhưng thực ra không tốt bằng má âm thầm đi giúp người nghèo
khó, cho họchén cơm, manh áo, an ủi lúc khổ, tặng họchút tiền đểmua thuốc lúc ốm đau,
nhất là đi khuyên người niệm Phật... Làm cái nhà Táng đểcho đám ma linh đình chỉlà cái
tập quán của người Việt-Nam, trong đó nó ngụý đưa hồn về địa-phủ. Người tu hành hãy
thành tâm khuyên người khi còn đang sống hãy niệm Phật cầu vãng sanh vềTây-phương
Cực-lạc đểthành Phật thì hay hơn, công đức này lớn vô cùng vô tận, chứkhi chết rồi làm
đám tang linh đình để đưa về địa-phủthì tốt lành gì đâu mà làm! Sống trong làng xóm, mình
cần hòa với mọi người, không trái nghịch với xã hội, nhưng đường ta ta đi, chứkhông đồng
lòng theo họ. Đây gọi là Tùy-Duyên, tức là “Hòa mà không Đồng” vậy má ạ.
Thưa cha má, đường đời đầy bạc bẽo phũphàng! Sựtu hành cũng nhiều chông gai
cạm bẫy! Mình phải sáng suốt đểtìm đường thoát ly, thoát ly thếtục, thoát ly sanh-tửluânhồi. Phật dạy, tu hành cần phải phúc huệsong tu. Tu phúc mà không tu huệthì bịnạn tamthế-oán. Tu huệmà không tu phúc thì chướng ngại trùng trùng khó bềvượt qua. Tu phúc là
làm lành, lánh dữ, tu huệlà đểthoát ly sanh-tửluân-hồi, viên thành đạo quả.
Ví dụ, nhưcâu “Một lòng niệm Phật, ăn chay, làm lành”, thì niệm Phật là tu huệ, ăn
chay, làm lành là tu phúc, nghĩa là phúc huệsong tu, rất tốt. Nhưng nếu ta cứ đi cầu ơn trên
cho được bổbáo phước lành, thì công đức bịmất hết, chỉcòn lại cái phước báu hữu lậu mà
thôi. Tu nhưvậy là một sựsơsuất đáng tiếc! Cũng nhưmình niệm: “Sau dầu đến chốn Diêm
đình, linh hồn trong sạch nhẹmình thảnh thơi”, không tốt lắm! Vì Diêm-đình thuộc vềDiêmMa-La giới, tức là địa-ngục. Niệm địa-ngục thì dễlạc vào địa-ngục, tới đó làm chi? Hãy
niệm rằng: “Sau dầu mãn báo thân này, linh hồn trong sạch nhẹnhàng thảnh thơi”, thì hay
hơn nhiều chứ!
Khuyên người niệm Phật
198
Cho nên, tu hành nên rất cẩn thận mới được. Phật dạy, “Phật tức Tâm, Tâm tức
Phật”, tâm chánh là Phật, tâm tà là ma. Tà - Chánh tại tâm chứkhông phải do bên ngoài.
Tôn giáo chưa hẳn đâu là tà, đâu là chánh, chỉcó người sơsuất đã biến tôn giáo thành ra có
tà, có chánh thì rất là nhiều. Ví dụ, nhưngay trong Phật giáo, Phật dạy tu hành phải đoạn
trừlòng tham mà hầu hết người nào tới chùa cũng cầu xin phước báu, tiền tài, danh lợi...
cầu tăng trưởng lòng tham. Cầu nhưvậy là sai lời Phật dạy không tốt chút nào cả!
Chuyện tu hành là vậy, chuyện thếsựnhân sinh còn nặng hơn nữa! Con người ai cũng
thích thành hiền nhân quân tử, nhưng tưtưởng hành động lại thường đi ngược mà không
hay, nhưngay trong gia đình mình vẫn còn nhiều người vướng mắc vào chữdanh. Chữdanh
có nhiều hình tướng lắm, có thực có hư, có thơm có thối, có thiện có ác, có chánh có tà... chứ
đâu phải có danh là tốt đâu. Ấy vậy, mà nhiều người quá chú ý vào chữdanh nên mới bị
nhiều phiền não. “Gẫm hay mà ngán ngao dường, có danh phải chịu trăm đường đắng
cay!”. Người trước đã than nhưvậy mà người nay không biết tỉnh ngộmà cứtìm đường cay
đắng mà theo.
Danh là quảbáo của tài đức. Có tài thì có danh dự, có đức thì có tiếng lành. Không tài
không đức mà tìm cái danh thì nhiều lắm cũng được cái hưdanh, ác danh, tà danh... mà thôi
chứcó hay ho gì đâu. Người biết tu hành thì cái tiếng tốt danh thơm kia cũng không động tới
tâm họ, huống chi là cái danh vọng hão huyền. Trong lịch sửxưa nay có vịnào tham danh
mà được thành danh đâu?!...
Cái danh nó xác định nhân phẩm của con người, nó đến một cách tựnhiên. Định luật
nhân-quảxác định có tiền kiếp, có hậu lai, thì chắc chắn đời này chết đi không phải là hết.
Cái thân này chết đi ta có cái thân khác đểsống. Cái báo thân này tựnó đã là cái danh quả
cho đời trước rồi. Nếu làm lành, làm tốt, thì mỗi lần thay đổi ta lại có cái thân tốt hơn, có
hoàn cảnh sống tốt hơn, bây giờlà thân người sau này có thểlà thân Đế-Vương, thân Trời,
thân Phật... Nếu làm xấu, làm ác, thì mỗi lần đổi ta mang cái thân hình tồi tệhơn, hoàn cảnh
sống khổcực hơn. Cái danh hiện tại nó xác định cái nhân phẩm của mình trong quá khứ. Vậy
thì, cứlàm thiện làm lành, lo tu bồi tài đức thì dù có chạy trốn cái danh thơm nó cũng tìm
tới, chứ đâu cần phải khổnhọc đổmồhôi, sôi nước mắt đểmua cái tiếng hão huyền hưvọng
làm chi?
ỞViệt-Nam, người tham danh thường lấy câu, “vật chết đểda, người ta chết đểtiếng”
làm châm ngôn sống. Họcho đó là lý tưởng của người trượng phu đầu đội trời, chân đạp
đất. “Không danh đành nát với cỏcây”. Nhưng thương hại thay! Họthèm tấm da làm chi mà
coi chừng đời sau đành chịu thân mang lông, đầu đội sừng, đi bốn chân, suốt đời quần quật
kéo cày cho thiên hạ, rồi đến khi thân tàn ma dại thì họtrói chân mình lại, quật mình ngã
xuống, banh thây mình ra lấy thịt để ăn, rồi mới lóc tấm da đem đi thuộc đểlàm đồhữu
dụng!...
Khuyên người niệm Phật
199
Còn “Người chết đểtiếng”, tiếng gì đây? Tục ngữcó câu, “hữu xạtựnhiên hương”,
có mùi thơm thì tựnhiên có hương thơm. Không có nhân thì chắc chắn không có quả. Không
có làm thiện lành, thì chắc chắn không có quảthiện lành. Người cứlo chạy tìm tiếng thơm,
thì giống nhưtrong kinh Lăng-Nghiêm, đức Phật ví “Nhưngười lấy phân khô mà khắc
thành hình cây chiên đàn”. Chiên đàn là một loại cây đàn hương, tựnó tiết ra mùi hương
thanh thoát. Người không có cây chiên đàn mà chạy làm điều bậy bạ đểtìm mùi thơm của
hương chiên đàn, có phải là dại lắm hay không?!
Làm thiện là lấy cái tâm thiện lành đểlàm chứkhông nên vì cái danh, hay vì để được
khen mà làm. Người chân thành làm thiện nên lo sợmà tránh xa lời khen tặng, phải biết trốn
tránh cái danh vọng hão huyền đểbảo tồn cái âm-đức của mình. Ham danh thuộc vềdương-đức, dương-đức thì giả-vọng, giả-vọng thì gặp ác-báo. Rất uổng cho cái phước báu mình khổ
công vun trồng sẽtiêu sạch, vì thèm mua một ít lời khen trong chốc lát. Nếu lý luận theo ngày
nay, thì người vì tham cái danh nên bỏtiền ra mua được cái danh, có danh rồi thì sống trong
sựgiảdối, tâm tánh thiếu thành thật, mà còn thường cống cao ngã mạn, khinh thịthiên hạ...
Tất cảnhững hành vi này cấy vào tâm điền biết bao nhiêu tật xấu. “Tướng tùy tâm sanh”,
trong tâm có tật xấu dấu sao cho được trước trực giác của mọi người. Có nhân chủng xấu
làm sao tránh được ác báo tương lai?
Thưa cha má, con nói đến chữdanh là thực tâm muốn cầu mong cảnh tỉnh một vài
người còn đang mập mờtheo đuổi. Ngày nào cha má còn tại tiền thì con cháu phải biết nghe
lời răn dạy cái đạo đức: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín của cha má. Cái đạo đức làm người phải
hiểu có “Nhân” có “Quả”, phải biết có “Xạ” thì mới có “Hương”. Muốn có cái “TiếngThơm” phải có cái “Tâm-Thơm” trước, không lo cái tâm thiện lành mà chạy tìm cái tiếng
thiện lành thì có khác gì người không có chiên-đàn mà cứmuốn ngửi mùi chiên-đàn đâu?
Con cái muốn có tiếng hiếu nghĩa thì phải lo cho tròn chữhiếu, âm thầm từng phút,
từng giây nghĩcách sao báo đáp cho trọn ơn nghĩa sanh thành. Cụthể, từng bữa đói no đã
nấu giùm nồi cơm chưa? Từng ngày nóng lạnh đã đắp cái mền, đã thông chút gió chưa?
Trong lúc cha má xỉu té có ai túc trực đỡcha má dậy không? Đã có kếhoạch gì đểphụng
dưỡng chưa? Đã nghĩcách cứu huệ-mạng của cha mẹcho đời kiếp tương lai chưa? ... Đó
mới thực sựlà “Hiếu dưỡng phụmẫu” vậy.
Xin thành tâm khuyên anh chịem, con cháu trong gia đình đừng ham chi cái danh giả
tạo bên ngoài mà tổn cái đức bên trong, không tốt chút nào cả! Trong lịch sửTrung-Quốc,
người đại hiếu đại thuận là vua Thuấn. Xuất thân của ông là đứa con mồcôi mẹ, bà mẹghẻ
ác nghiệt cùng người cha ngu muội suốt đời tìm cách hãm hại ông ta. Nhưng vì nghĩ đến
công ơn sanh thành mà ông quyết một lòng hiếu thuận. Sựhiếu thuận đã cảm động đến đất
trời, bay xa tới tai vua Nghiêu, được vua Nghiêu truyền cho ngôi báu. Đây chính là “hữu xạ
tựnhiên hương”. Thửhỏi, nếu từ đầu ông Thuấn cứ đi rao khắp nơi, kêu nhiều người tới
chứng kiến là mình có hiếu nghĩa, thì liệu cái quảbáo sẽnhưthếnào?
Khuyên người niệm Phật
200
Hãy nhìn coi, chung quanh chúng ta, cũng đâu thiếu gì những cảnh vì tham chút danh
mà cuộc đời lao đao lận đận, rồi cuối đời âm thầm khóc trong tủi cực buồn đau! Tham danh
mới bị đời xoay, thích danh mới bịkẻdày người chê. Rời bỏdanh vọng trởvềcuộc đời hiếu
hạnh chắc chắn phải hay nhiều hơn chứ!
Hiếu đạo là căn bản đạo đức của con người. Tất cảanh chịem, trong gia đình muốn
báo hiếu với cha má thì phải nên tìm hiểu cho tường tận cái hiếu của thếgian và cái hiếu của
xuất thếgian. Trảchữhiếu thếgian là tiểu hiếu, tròn chữhiếu xuất thếgian là đại hiếu. Hiếu
xuất thếgian là đại hiếu, vì nó đã bao hàm cảtiểu hiếu trong đó rồi, vì người hiểu đạo rồi có
bao giờlại ganh tỵ, so đo từng đồng đểphụng dưỡng cho cha mẹ đâu? Người chỉlo việc thế
gian thì nhiều lắm cũng chỉtrả được tiểu hiếu của thếgian, nếu tốt thì có thể đem vềmột số
vật chất và một ít niềm vui nào đó, trong khoảng thời gian hạn hữu khi cha mẹtại tiền. Nếu
lỡsai lầm, coi chừng vô tình trởthành tội phạm đày đọa song thân mình vào nơi hiểm ác!
Cho nên hiếu thảo cần phải hiểu đạo lý xuất thếnữa, thì sựbáo hiếu sẽ được toàn vẹn cảvật
chất lẫn tinh thần, giải nghiệp được cho cha mẹtrong cảquá khứ, hiện tại, và vịlai.
Thưa cha má, trước đây con từng nói, người hiếu thảo nhưng thiếu trí tuệthì rất dễvô
tình tạo ra những sựcố đau lòng, vô ý trởthành oan-gia trái-chủ đối với người sanh thành
và trởthành kẻ đại nghịch bất hiếu, vì dìm đời kiếp sau của cha mẹmình trong ngục tối mà
mình không hay! Hầu hết chuyện này hoàn toàn chỉlà sựvô tình đáng tiếc mà thôi. Hậu quả,
trách tội thì không trách được, vì chỉlà sựvô tâm không hay biết, nhưng đau thương vẫn
phải bịthương đau, nước mắt rơi vẫn phải rơi nước mắt!... Xin cha má nhớlấy những điểm
này đểcó sựhành động thích đáng, có lời di chúc rõ ràng, đềphòng oan gia trái chủphá
mình mất phần vãng sanh. Di chúc này không hẳn là tiền bạc nhà cửa, mà chính là lời răn
dạy cho con cái biết tu hành hiểu đạo, biết hộniệm vãng sanh, biết thành tâm tin Phật. Và
nhất là, chính cha má phải hạquyết tâm dũng liệt niệm Phật cầu sanh vềTây-phương Cựclạc thếgiới. Cốgắng làm thêm việc thiện đểhồi hướng công đức vãng sanh. Tâm chí thành,
chí kính sẽ được Phật lực gia trì, phá vỡách nạn cho cha với má an lành thoát ly tam giới.
Riêng vềanh chịem trong nhà chúng ta nên ủng hộchương trình của An. Đây là một
đềnghịhợp tình, hợp lý, có nghĩa, có khảnăng thực hiện tốt nhứt. Con cái chúng mình đông
nhưvậy chắc chắn dưsức làm việc này, hãy tựgiác kẻcông, người của góp sức phụng
dưỡng cha má cho thoải mái trong tuổi xếchiều này. Có thoải mái thì cha má mới yên tâm tu
hành và cuối cùng cha má hưởng được cái đại phúc báu của sựthiện chung. Được nhưvậy,
mình cứu cha má và chu toàn chữ đại hiếu làm người. Phụng dưỡng cha mẹnhất thiết phải
tùy tâm, đừng nên so đo nhiều ít. Hãy tựlấy gương soi lấy tâm hiếu của chính mình. Công
đức vô lượng!
Thưa cha má, hãy buông xả đểvềvới Phật. Cha má nghĩcoi, ông bác ởLong-Khánh
biết buông xảnên chỉcần niệm Phật một thời gian ngắn mà được vãng sanh. Còn ở đây con
lo cho cha má đến nhưthếnày mà còn sơý đểmất phần thì đáng tiếc biết chừng nào?
Khuyên người niệm Phật
201
Nhất định phải hưởng cho được cái đại phước báu vãng sanh. Buông xả, niệm Phật,
hết báo thân này chắc chắn được vềTây-phương Cực-lạc Thếgiới.
Nam-mô A-di-đà Phật.
Con kính thư.
(Viết xong, Úc châu 18/10/02).
Biển khổ đường mê nghĩ thoát thân,
Cách đây mười vạn cõi vi trần,
Hoa sen nơi ấy trăm ngàn ức,
Mỗi mỗi liên hoa hiện Phật thân!
(Lý‐Thương‐Ẩn, đời Đường).
Đô‐Nhiếp lục căn,Tinh‐Niệm tương kế.
Khuyên người niệm Phật
202
24 - Lời khuyên song thân
Kính cha má
Thành kính niệm Phật tựnhiên sẽ được Phật lực gia trì, sựcảm ứng bất khảtưnghì.
Những sựcảm ứng này nhiều khi nó hiển hiện trước mắt, hoặc âm thầm xảy ra sát bên cạnh
mà mình không hay. Ví dụ, chuyến vềthăm gia đình, thăm cha bệnh trong tháng Sáu vừa rồi
là con đã làm một việc khá liều lĩnh, bây giờtất cả đã xong con mới dám nói lại. Thời gian
con vềlà lúc con đang bệnh, bác sĩcấm con không được lái xe, không được đi xa, không
được đi máy bay. Bịnh của con rất kỵtrời nắng nóng, hễnóng lên có thểbịxỉu liền. (Nay thì
đã đỡlắm rồi). Thếmà khi vừa nghe cha ngã bịnh, vì phải cần cứu cha, con quyết định liều
lĩnh bay vềngay trong thời điểm thời tiết Việt-Nam rất nóng. Chuyến đi ngắn ngủi nhưng tất
cảnhững thủtục bảo hiểm đều trảhết, và Ngọc chuẩn bịsẵn sàng bốc con ngược trởlại Úc
bất cứlúc nào. Vậy mà sựviệc lại êm xuôi không có gì trởngại. Cha má nhớkhông, ngày
đầu tiên con vừa bước chân vềtới nhà thì trời chuyển mưa tầm tã, rồi suốt những ngày sau đó
thời tiết dịu lại, trời tiếp tục mưa lai rai. Thật là một chuyện may mắn hiếm có, nhờthếmà
con ởlại quê được lâu.
Có thể đây là một chuyện trùng hợp, nhưng dù sao đi nữa, nhờvậy mới giúp cho con
làm tròn những gì con muốn làm khi gặp cha má. Gần hai ngày trước khi lên máy bay, hầu
nhưcon tựgiam mình trong niệm Phật đường, đểngày đêm nguyện cầu đức A-di-đà Phật gia
trì những việc con đang làm đểcho con trảphần nào chữhiếu. Thời tiết Việt-Nam lúc đó hạn
hán, nóng bức. Nếu trời tiếp tục nóng nhưvậy không biết con có chịu nổi qua một ngày hay
không?
“Phật thịmôn trung, hữu cầu tất ứng”. Phật ởngay trong nhà, có cầu các Ngài có
ứng. Người thành tâm cầu nguyện thì cầu gì cũng được, người thành kính tu hành thì khổnạn
nào cũng được cứu thoát. Sởdĩcầu không được cảm ứng là vì cầu không nhưlý nhưpháp,
khổnạn mà không được cứu là vì ta quay lưng lại với Phật đểtựmình rước lấy khổ đau.
Trong kinh Vô-Lượng-Thọ, Phật dạy rằng, “Thếgian thiện nam tử, thiện nữnhân nhược hữu
cấp nạn khủng bố, đản tựquy mạng Quán-Thế-Âm Bồ-tát, vô bất đắc giải thoát giả”, nghĩa
là, ởthếgian nếu có người thiện nam tín nữnào bịtai nạn khủng bốmà tựcầu nguyện đức
Quán-Thế-Âm Bồ-tát thì đều được thoát nạn. Đức Quán-Thế-Âm là vị Đẳng-Giác Bồ-tát ở
cõi Tây-phương Cực-lạc Thế-giới, đứng bên trái của đức Phật A-di-đà. Người bịnạn mà
thành tâm cầu Bồ-tát Quán-Thế-Âm thì được Ngài cứu thoát nạn, còn thành tâm niệm A-di-đà Phật thì Bồ-tát bảo vệmình không bịnạn. Rõ ràng có sựkhác nhau.
Phật ởtrong nhà,
có cầu có ứng!
Khuyên người niệm Phật
203
Thưa cha má, tu hành cần ởsựchí thành, chí kính, Ngài Ấn-Quang Đại sưnói, “một
phần thành kính một phần lợi ích, mười phần thành kính mười phần lợi ích”. Lợi ích này
thành tựu đạo nghiệp chứkhông phải là cái lợi bình thường. “Thành tất linh”, người có lòng
thành mới có được lợi ích. Con đang kiết thất niệm Phật, đạo tràng ở đây họmởPhật thất
quanh năm, mỗi lần mởmười Phật thất liên tục, mỗi Phật thất bảy ngày, nghĩa là bảy mươi
ngày, bốn mùa Xuân-Hạ-Thu-Đông không gián đoạn. Có một ông già, bảy mươi tám tuổi từ
Đài-Loan qua tu, ông rất yếu nhưng hằng ngày từbốn giờsáng cho đến chín giờrưỡi đêm tu
suốt thời khóa không bao giờtrễnãi. Từbốn giờsáng là ông đã bắt đầu niệm Phật. Hằng
ngày, đi kinh hành có lúc ông té vào tường nhưng rồi cũng cốgắng gượng dậy mà đi. Nhiều
lần lạy Phật ông ngã lăn xuống sàn nhà, người ta tới đỡông lên thì ông nói, “Xiè-xiè, pũcơ
chi!”, (cảm ơn, không sao!), rồi ông lại tiếp tục lạy tiếp.
Nhìn thấy cảnh ông cụtinh tấn tu hành mà con cảm động, ông quyết tâm xảbỏthân
này đểvềvới Phật. Thật là dũng liệt! Gặp bất cứngười nào dù trẻhay già ông cũng chắp tay
cúi đầu thành kính chào, một lòng lễkính không bao giờtỏra ta là bậc trưởng thượng. Có
nhìn thấy những cái gương này ta mới nhận ra cái giá trịcủa người tu hành. Hòa-Thượng
Tịnh-Không dạy rằng, niệm Phật nhất tâm bất loạn thì không dễ, nhưng “niệm Phật thành
phiến”hay “lão thật niệm Phật”thì ai cũng có thểlàm được. Lão thật niệm Phật được thì
bảo đảm con đường vãng sanh. Ông già đó quyết tâm làm chuyện này. “Lão thật niệm
Phật” là sao? Là người buông xảtất cả, làm nhưngu ngu ngơngơ, bàn gì cũng không dự,
hỏi gì cũng không biết... thời thời khắc khắc chỉmột lòng niệm A-di-đà Phật quyết tâm cầu
vềTây-phương mà thôi.
Muốn bảo đảm chắc chắn được vềTịnh-độtrong một đời này thì phải vậy cha má ạ.
Tu hành không thể ỷlại, không thểtựmãn, đừng bao giờtựcho là đủmà coi chừng bịthất
bại vào giờcuối cùng. Phải tựthấy mình tu hành còn yếu mà ráng tinh tấn hơn nữa. Hãy lập
thời khóa niệm Phật và giữ đúng thời khóa đó đừng giải đãi thì công phu mới thành tựu tốt
được. Ban đầu lập thời khóa nhẹmột chút, sau đó tăng dần cho đến khi nào suốt ngày tâm
mình gắn liền với câu Phật hiệu. Tuổi đời đã gần mãn xin cha má chớlơlà. Ví dụcon đưa ra
thời khóa mẫu:
Buổi sáng
5:00 – 7:30  thức dậy, vệsinh, ăn sáng
7:30 – 8:00  lạy phật, nguyện vãng sanh
8:00 – 9:00 giải lao, dạo vườn cầm chuỗi niệm Phật
9:00 – 11:00 kinh hành niệm Phật
11:00 ...   hồi hướng công đức, nghỉgiải lao,
12:00 – 2:00 cơm trưa, nghỉ, nằm niệm Phật...
Buổi chiều và tối cũng phải lập thời khóa đểtheo. Nhất định theo đúng thời khóa.
Không có thời khoảng đi chơi, không có thời khóa thăm bà con. Quyết tâm xảbỏnhân tình
Khuyên người niệm Phật
204
thếthái, quyết lòng niệm Phật đểtrong những tháng ngày phiêu phỏng còn lại này mình có
đủtiêu chuẩn vãng sanh.
Muốn kiết thất niệm Phật thì người hộthất rất cần thiết. Người hộthất giúp mình lo
chuyện cơm nước, giặt giũ, tiếp khách... niệm Phật mà phải tiếp người này, nói chuyện nọ, lo
chuyện kia... thì khó mà thành tựu. Vợchồng em Thứ đang ởvới cha má là một thuận lợi rất
lớn cho cha má yên tâm niệm Phật....
Cha má ạ, tuổi già thân mạng nhưtrái chín cây, thì hãy biết buông vạn duyên xuống để
nhẹ đường thoát nạn. Vật chất, thếthái, nhân tình... thực sựlà cái cùm đó, phải ghê sợmà
liệng nó đi. Còn ham tiếc tiền bạc, còn lo giữcái nhà, còn quyến luyến con cháu, còn tham
đắm danh vọng hão huyền... là tựmình đưa chân vào cùm vậy. Con xin kểmột chuyện tiếu
lâm nhưng có thực cho cha má nghĩthử. Có một năm ởViệt-Nam bịbão lụt rất lớn. Ởnước
ngoài mỗi lần nghe vậy người Việt-Nam thường đi quyên góp tiền bạc đểgiúp người bịnạn.
Lúc đó, con có đưa tiễn một SưCô đem tiền quyên góp vềViệt-Nam cứu trợbão lụt, con có
nghe kểlại rằng có một vịgiàu có, có địa vịkhá cao, gởi tặng mười lăm đô-la và hỏi cô có
cấp biên nhận cho ông ta khai thuếlấy lại được không?
Thật là tiếu lâm! Là một người giàu có, tiền bạc trong tay tệgì cũng có vài chục triệu
đô-la, khi bốthí mười lăm đồng đểgiúp người đồng hương hoạn nạn mà còn hỏi tới cái giấy
biên nhận đểkhai thuế, trong khi có nhiều người thất nghiệp, làm công khổcực đểkiếm từng
đồng sống qua ngày, khi nghe tới cảnh đau lòng ởquê nhà họcũng dám vét túi tặng vài trăm
đô-la.
Bốthí giúp người không phải là giàu mới làm được, mà chỉlà người có tâm thiện lành
mới làm được. “Vi phú bất nhân!”, thông thường người giàu ít có lòng nhân từ, rất khó tu.
Càng hưởng phước báu càng xa đường đạo! Cho nên Phật dạy rằng, tu đểcầu phước báu sẽ
rơi vào nạn tam thếoán, sau cùng dẫn vào đường đọa lạc là vậy. Thực sựtội nghiệp cho họ!
Giảnhưcó cơmay họtiếp xúc được với Phật pháp, hiểu được lý nhân quả, thì đỡcho họbiết
chừng nào! Nghĩthửcoi, có tiền mà thọmạng không có thì tiền nhiều đểlàm gì? Bảy tám
mươi năm trôi qua thì cát bụi cũng trởvềvới cát bụi, tiền bạc lúc đó nó nằm lộn xộn giống
như đống rác bên lề đường, chứcó giúp ích gì cho linh hồn đang bịlôi theo nghiệp báo đọa
lạc đâu!
Ởtại ngoại quốc này, hễcha làm bác sĩthì con cũng sẽlàm bác sĩ, không bác sĩthì
cũng tiến sĩ, luật sư... với trình độ đó chúng nó đâu cần tới tài sản của cha mẹ. Vậy mà không
hiểu tại sao họcứthủgiữtiền bạc cho thật nhiều đểlàm gì, mà không biết đem ra một ít để
làm thiện, giúp người, cứu nạn, ấn tống kinh sách... đểtu bồi thêm phước đức cho đời sau
hưởng tiếp. Họcứan nhiên hưởng thọvà ra tay tàn phá cho hết cái phước báu trong mạng
của mình, mà bất chấp cái hậu quảtệhại ởkiếp sau. Thấy vậy mà con cảm thấy thương hại!
Khuyên người niệm Phật
205
Thưa cha má, liên tục mấy thưliền con đều khuyên cha má hãy tích cực bốthí, giúp
người. Gia đình mình không giàu, tiền bạc không nhiều, cái quảbáo này đều có cái nguyên
nhân của nó. Hiểu được lý nhân quảthì hãy lấy nhân quảmà chuyển. Sựchuyển biến quan
trọng nhất là chuyển từcái tâm, hễcái tâm chân thành thì sựlý viên mãn. Một đồng đưa ra
mà lòng thương người chân thực, thì quảbáo sẽtràn trề. Người có bạc tỷcho ra hàng triệu để
bốthí, nhưng tâm tánh kiêu mạn, thích khoe khoang sẽkhông có quảbáo tốt bằng người
nghèo giúp cho người khó một chén cơm hẩm đâu cha má ạ.
Quảphước lớn hay nhỏtùy theo tâm lượng chứkhông phải sốlượng. “Tâm bao thái
hư, lượng châu sa giới”. Tâm từbi, rộng rãi, thì phước lượng bao trùm pháp giới, dù nghèo
cũng thấy giàu, dù khó cũng thấy an vui. “Nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh”, thiện hay
ác, tốt hay xấu... nằm ngay trong tâm mình chứkhông đâu xa cả.
Cho nên, “tồn hảo tâm”thì tựnhiên “hành hảo sự”ï. Nếu còn nghĩrằng, “nghèo quá
tiền đâu mà cho”, thì cái nghèo này là tâm nghèo chứkhông phải là tiền nghèo. Cái tâm mà
nghèo thì dù có nhiều tiền cuộc sống vẫn phải chịu gian nan. Thếgian này đâu thiếu những
trường hợp người giàu lo làm giàu thêm mà đến quên ăn mất ngủ. Đây là đạo lý “vạn pháp
duy tâm”. Thếmới biết rằng Phật pháp hay quá, siêu nhân sinh, vượt thiên đạo, siêu vượt
Thánh đạo nhập vào pháp giới của Phật. Giáo lý của Phật bao trùm Lý Sựviên mãn, có thể
ứng dụng bất cứmọi trường hợp, mọi căn cơ. “Một là tất cả, tất cảlà một”. Hiểu được
“MỘT” thì có thểhiểu “TẤT-CẢ”, đem “TẤT-CẢ” để ứng dụng vào “MỘT” chuyện thực tế
hàng ngày, chứ đâu có gì là viển vông.
“Phật thịmôn trung, hữu cầu tất ứng”. Phật dạy muốn cầu cho khỏi nạn thì mình
phải đi cứu nạn, muốn được giàu có thì phải đi bốthí tiền, muốn cho khỏe mạnh sống lâu
phải từbi hỷxả. Biết thương người thì được người thương, biết nâng đỡngười thì được
người bảo vệ... Nếu một lòng nghe lời Phật dạy mà cầu thì làm sao mà không ứng. Chỉtội
nghiệp cho chúng sanh chưa biết đạo cứmãi lăn xảvào sựtỵhiềm, ganh đua, vịkỷ... thì cầu
làm sao cho được cảnh giới tốt trong tương lai đây?
Ởtỉnh Thiên-Tân, bên Trung-Quốc có xảy ra một câu chuyện nhưthếnày, có một bà
lão có đứa con trai tên là Tiểu-Hổ, nó ăn ởvô đạo. Con bà bịchết sớm, bà cụgià vì quá
thương nhớcon, cho nên có một đêm bà cảm ứng chiêm bao biết được nơi của con mình tái
sanh đang ở. Bà cụtìm tới nơi mới hay rằng con bà đã tái sanh thành con chó và đang giữ
cửa một ngôi chùa, người ta đặt tên cho nó cũng là Tiểu-Hổ.
Đây là chuyện có thực. Hòa-Thượng Tịnh-Không đã từng khuyên bà cụnên đi phổ
biến câu chuyện này ra đểcó thểcứu độ được nhiều người, và tu hành hồi hướng cho con
chó, may ra một kiếp nào đó nó thoát nạn súc sanh. Lâu lâu, nhớcon thì bà mua vé tàu đi tới
ngôi chùa đó đểthăm con. Con chó thấy bà đến nó chạy tới nhảy vào lòng, người và chó ôm
nhau mà nghẹn ngào rơi lệ. Mẹlà người, con là chó, thương nhau tha thiết nhưng làm sao
cứu được nhau đây?! Thật là cảnh đau lòng.
Khuyên người niệm Phật
206
Trong một cuốn sách, Thầy Thích-Chân-Tín, vịtrụtrì chùa Hoằng-Pháp ởHóc-môn,
có đểlại hai câu thơ:
“Nhân sinh là kiếp vô thường,
Vô thường là cảnh đoạn trường nhân sinh!”.
Hay quá, thấm thía quá! Vô-thường, đoạn-trường, là sựthực của kiếp nhân sinh! Biết
vậy hãy gắng sức tu hành, phải hạthủcông phu tu tập đểvượt qua cho được tam giới lục đạo
trong một báo thân này.
Thoát khỏi sanh tửluân hồi quý vô cùng, phước đức vô biên, thiện căn vô tận. Tháng
6/2002, con vềthăm cha má, thì căn nhà của con ởÚc mởcửa cho mấy người đến tạm trú để
niệm Phật. HọtừSydney tới Brisbane dựtu, bất chấp sựtừchối của Ban-Trị-Sựcủa Tịnhtông-Học-Hội, vì khóa niệm Phật này người ởcác nước đã đăng ký kín chỗrồi. Họ đi liều
nhưvậy là vì họchứng kiến cuộc vãng sanh vào ngày 28/3/2002 của bác Nguyễn-NhấtQuang, người Việt-Nam. Lần đầu tiên trong cuộc đời, họchứng kiến một hiện tượng quá linh
diệu, quá đỗi ngạc nhiên, quá sức cảm kích. Bác Nguyễn-Nhất-Quang, sáu mươi ba tuổi,
pháp danh là Chúc-Hạ, đã vãng sanh trước mặt họ. Bác nhờbuông xảrốt ráo và niệm Phật
chỉ được vài năm thôi mà viên mãn đạo quả. Lúc lâm chung có quang minh sáng ngời, hương
thơm bay ra. Sau khi ra đi, người ta tiếp tục hộniệm tám giờ, nhưng sắc diện vẫn hồng tươi,
thân thểvẫn mềm mại như đang ngủ. Khi hỏa thiêu đểlại rất nhiều xá lợi. Những người tới ở
nhà con đểtu đều là những người tham dựhộ-niệm.
Niệm Phật vãng sanh thành Phật, đây là sựthực một trăm phần trăm. Xin cha má phải
tin chắc chuyện này đểmột đời này thôi sẽbiết thếnào là cảnh giới Tây-phương, sẽtận mắt
thấy Phật, Phật thực chứkhông phải là tượng Phật. Phật dạy, người chí thành niệm Phật một
lòng cầu vãng sanh vềTây-phương, thì “Giảsử đại hỏa mãn tam thiên, thừa Phật oai đức
tất năng siêu”. Tất năng siêu là chắc chắn được vãng sanh. Quyết lòng trì giữcâu Phật hiệu
thì dù cho lửa cháy ngập cảtam thiên đại thiên thếgiới đi nữa, thì riêng mình vẫn có đường
siêu thoát. Đây là lời Phật dạy. Xin cha má vững mạnh tin tưởng quyết chí mà đi, nhất định
đừng chần chừmà lỡrơi vào cảnh đoạn trường thì đành chịu thương đau vạn kiếp.
“Phật thịmôn trung, hữu cầu tất ứng”, khi lòng đã chí thành, tâm đã tha thiết thì tự
nhiên có ứng, ví dụnhưem Thứ đã có nhiều cảm ứng không phải thường! Em nó niệm Phật
mà nghe được mùi hương thanh lạc bay ra từquyển kinh, từtượng Phật, có lần Phật xuất hiện
an ủi... Đây là những cảm ứng không phải dễcó. Đây đều là do lòng chí thành chí kính.
Tuy nhiên, hãy nói cho em biết rằng, được cảm ứng rồi thì hãy tinh tấn niệm Phật, hãy
cốgiữtâm thanh-tịnh đừng vọng động, đừng cầu mong cảm ứng tiếp nữa. Một vài lần đầu thì
có thể được, chưPhật, Bồ-tát thấy người có thiện căn tinh tấn tu hành, các Ngài có thểdùng
phương tiện xuất hiện đểan ủi, khuyến tấn mình tu hành, thì mình phải tăng trưởng lòng tin
tưởng nhiều hơn nữa vào chưPhật, vào pháp niệm Phật, giữchắc một tâm niệm cầu sanh
Khuyên người niệm Phật
207
Tịnh-độ, chứkhông phải thấy cảm ứng rồi đâm ra tựkiêu tựmãn, cho mình đã có công phu
tốt, hoặc tham đắm vào những điềm lạthì không tốt đâu! Vì sao vậy? Vì một khi đã tham
đắm hoặc mơtưởng đến chuyện cảm ứng, thì tâm không còn thanh-tịnh, lý tưởng tu hành
không còn đứng đắn nữa. Một khi tâm bịdao động thì oan gia, trái chủdễdàng lợi dụng để
lấy chơn làm giảmà phá hoại mình.
Học Phật, ta phải tin Phật, đừng nên nghi ngờ. Ởquê, có người nghi ngờhỏi rằng, Phật
có vạn đức, vạn năng sao các Ngài không đem hết chúng sanh vềTây-phương có gọn hơn
không? Xin thưa rằng, đâu có đơn giản nhưvậy. Phật có khảnăng cứu độtất cảchúng sanh,
nhưng vì chúng sanh không muốn được cứu, chẳng lẽPhật phải bắt cóc chúng sanh liệng lên
đó sao. Làm vậy có khác gì biến cõi Tịnh-độthành nhà tù, làm sao còn gọi là Thanh-Lương
Cực-lạc được nữa.
Trong kinh Phật có câu, “Sanh-Phật bình-đẳng”, sanh là chúng sanh, chúng sanh và
Phật bình đẳng nhau. Lý đạo này rất cao, diễn tảnhững pháp giới bình đẳng giữa chúng sanh
và Phật, tuy hai mà một, tuy một mà hai. “Tuy hai mà một” vì chúng sanh có Phật tánh, có
thểthành Phật. “Tuy một mà hai” vì chúng sanh bổn lai là Phật, nhưng vì Phật tánh bị
chướng ngại mà xa lìa cảnh giới Phật, đểchịu đọa lạc trầm luân.
“Sanh - Phật bình-đẳng”, chúng sanh và Phật là hai lực lượng có sức mạnh vô biên
nhưnhau. Phật thì thanh tịnh, bình đẳng, giác ngộ. Chúng sanh thì tham lam, sân giận, si mê.
Phật thì giải thoát rốt ráo, chúng sanh thì đọa lạc triền miên, hai cái năng lực này có sức
mạnh vô biên nhưng ngược nhau. Bình-đẳng là hiểu theo nghĩa cái tâm tựdo hành động. Để
dễhiểu, con vẽ đồhình dưới đây:
Hình 1: Sanh Phật bình đẳng.
Phật là đấng giác ngộ, có thể đưa chúng sanh tới chỗsáng suốt, trí-huệ. Chúng sanh thì
mê muội dẫn dắt con người vào nơi lầm lạc, tối tăm. Một tâm hồn nương theo Phật thì nhập
vào cảnh giới giải thoát gọi là được “Cứu độ”. Ngược lại, nếu ham thích phàm tục, chạy theo
thếgian thì bịlôi vào vòng chúng sanh, gọi là “Đọa lạc”. Nhưvậy, một người được cứu độ
hay không là tùy theo cái tâm nó hành động, nói theo nhà Phật gọi là “Duyên”. Tâm duyên
với chúng sanh thì thành chúng sanh, tâm duyên với Phật thì thành Phật. Cho nên niệm Phật
thì thành Phật, không niệm Phật thì thành phàm phu. Đây là đạo lý “vạn pháp duy tâm”.
Cái tâm quyết định tương lai của một người.
Chúng
sanh
Phật
Khuyên người niệm Phật
208
Hình 2: Tâm duyên...
Từtrong vô lượng kiếp trong quá khứ đến nay cái tâm của chúng ta chìm sâu trong
vòng chúng sanh, đã trải qua nhiều cảnh giới khác nhau rồi, nhưbị đọa lạc ở địa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sanh, làm người hoặc cũng đã trải qua vài cảnh giới của các cõi trời rồi mà chúng ta
không hay.
Tất cảnhững cảnh giới đó, so với cảnh giới của Phật, đều là chúng sanh cả. Một thần
thức trải qua một lần nhập thai, thọthai, xuất thai thì đều quên tất cảnhững gì của quá khứ,
thành ra chúng ta không biết sợ, cứtiếp tục mê muội tạo thêm nghiệp chướng mới. Giảnhư
ta biết rõ kiếp quá khứ, chắc chắn không ai còn dám sống hồ đồnữa đâu. Trong kinh Phật
nói, các vịchứng quảA-la-hán, biết được năm trăm kiếp quá khứ, các Ngài thấy những kiếp
bị đọa địa ngục mà sợ đến đổmồhôi máu. Thật không phải đơn giản!
Tâm của chúng ta vừa có Phật tánh, vừa có chúng sanh tánh, gia nhập vào vòng chúng
sanh thì bình đẳng với chúng sanh, gia nhập với Phật thì bình đẳng với Phật. Nhưvậy, cái
“Tâm” cũng là một lực lượng tựdo, bình đẳng. Vì tâm của chúng ta bịvọng tưởng, không có
định cho nên rất dễbịcái duyên nó chuyển. Cái duyên mạnh nhất là duyên chúng sanh, làm
cho tâm chúng ta dễtham đắm vào đó đểtiếp tục trôi lăn trong luân hồi khó được giải thoát.
Thật là khổ!
Ởquê trong những ngày trời mưa, đêm đến thường có loài mối có cánh, bay vào ánh
đèn đểchết. Chúng cũng là chúng sanh đó. Đời sống của chúng rất ngắn ngủi, mới nởra ban
chiều, chui lên khỏi lớp lá mục, chờtrời tối bay vào nhà đâm đầu vào lửa. Đời sống chỉtrải
qua vài tiếng đồng hồthếmà chúng cũng tranh giành, đánh nhau đến rụng cánh, sứt chân,
trước khi tựsát. Cảnh giới của chúng sanh là vậy đó. Con người sống bảy, tám mươi tuổi
tưởng là dài lắm, nhưng so với pháp thân Phật thì chẳng khác gì một giấc nghỉtrưa. Ví dụ,
như đem thếgian này so sánh với cung trời Đâu-Suất thôi cũng đủthấy cách biệt rồi.
Một vị Đẳng Giác Bồ-tát trước khi xuống trần thịhiện thành Phật, các Ngài tới tu tại
nội viện Đâu-Suất Thiên, ở đó tuổi thọtrung bình bốn ngàn tuổi, một ngày dài bằng bốn trăm
Phật  Chúng
sanh
Tâm
Khuyên người niệm Phật
209
năm ởthếgian. Tính ra 100 năm ởthếgian này chỉbằng 1/4 ngày ở đó. Khi ta bắt đầu sinh ra
thì các Ngài bắt đầu đi dạo vườn xem hoa, các Ngài chưa kịp trởvào nhà thì chúng ta đã mãn
đời rồi. Thếmà loài người tranh từng miếng ăn, miếng uống, giành từng chút danh vọng hão
huyền. Thấy vậy các Ngài mới thương hại cho con người sao cứmãi mê muội trong cảnh
đoạn trường mà không chịu tìm lối thoát thân?
Thưa cha má, hiểu được nhân sinh là vậy thì mau mau tìm vềcảnh Phật là trí huệnhất.
Vạn pháp duy tâm, chỉcần đem cái tâm xảbỏthếgian, thì ta ra khỏi thếgian. Niệm Phật, tâm
ta duyên với Phật, thì ta vềvới Phật. Người nào biết xảbỏthếtình, coi nhẹtiền bạc, xa lìa
danh vọng... niệm Phật thì được siêu vượt tam giới đi vềTây-phương Cực-lạc trong một đời
này mà thôi. Chúng con đã cốgắng quét dọn sạch sẽchông gai cho con đường tu hành của
cha má phẳng lặng, yên ổn, thì cha má hãy quyết đi, đừng chần chờlưỡng lựmà lỡlọt lại đời
sau, liệu còn có cơduyên nào thù thắng tương tự để đi nữa không?
Bố-thí, giúp người, cứtùy duyên không ai bắt buộc, nhưng đây là cách tu phước và
thực hành sựbuông-xả. Bố-thí phá trừtham, giúp người nghèo khó, dù nhỏnhưng cũng an ủi
họ được phần nào. Nhìn thấy người ta vui mình cũng vui, mỗi ngày có được một chút nguồn
hạnh phúc nhưvậy, lâu dần tâm mình sẽtừbi hỷxảvà sau cùng mình buông xả được thếtục,
tâm hồn thanh thản nhẹnhàng. Đây là tiên triệu của sựgiải thoát vậy.
Còn phần con cái, anh chịem nên nghĩ đến chuyện lớn, chuyện giải thoát huệ-mạng
của đấng sanh thành rất là quan trọng. Chúng ta phải cốgắng làm, nhất thiết không thể đem
huệ-mạng của người sanh đẻra mình để đổi lấy vài cái danh hão huyền, vài cái lợi phù
phiếm, vô tình hại chết đời cha má qua hàng vạn kiếp, mà mình bịmang tội ác truyền đời khó
rửa sạch. Có thểanh chịem chưa hiểu thấu được cảnh giới, chưa rõ vềluân hồi nhân quả, cho
nên không lo sợchuyện này, chứthực sự đây là sựthật.
Hãy tin Phật, hãy làm theo lời Phật dạy, hãy có tâm chânthành cung kính đối với Phật,
thì sẽcó duyên lành đểhiểu ra chân lý. Phụng dưỡng phụmẫu là tánh đức đầu tiên của Phật
dạy. Người biết phụng dưỡng cha mẹchắc sẽ được Phật gia trì, nghèo cũng thành giàu, khổ
cũng thành sướng, làm ăn khó cũng thành dễ... Thiện nhân thiện báo, cái thiện lớn nhất của
con cái là phải biết sắp xếp sựphụng dưỡng, biết niệm Phật hộniệm cho cha má được vãng
sanh Tây-phương Cực-lạc vậy.
Buông bỏthếtình thì thếtình sẽbuông bỏ. Xa lìa trần lao thì trần lao sẽxa lìa. Từ đó,
khổ ải, phiền não, từtừnó buông mình ra. Ta sẽthảnh thơi, an lạc, niệm Phật, vui trong
nguồn đạo.
Nam-mô A-di-đà Phật,
Con kính thư.
(Viết xong, Úc châu ngày 22/11/02).
Khuyên người niệm Phật
210
Thường kiến tựkỷquá,
Bất thuyết tha nhân phi.
Tha phi ngã bất phi,
Ngã phi tựkỷquá.
Tâm trú niệm Phật trung,
Vô phi diệt vô quá.
(Chưa biết rõ tác giả?)
(Tạm dịch)
Thường xuyên xét lấy lỗi mình,
Chớnên nói đến lỗi người làm chi.
 Dù cho thiên hạthịphi,
Riêng ta giữthẳng đường đi thiện lành.
Một lòng niệm Phật tu hành,
Còn đâu lo chuyện cạnh tranh với đời!
Khuyên người niệm Phật
211
25 - Lời khuyên song thân
Cha má kính thương,
Con vừa mới hay được tin là em Chương, con cô Sáu ởBình-Dương, thay mặt Cô Sáu
cùng tất cảanh chịem trong gia đình, xuống Sài-Gòn gặp An đểbàn việc cấp dưỡng cho cha
má đểcha má an tâm tu hành. Nghe được tin này, con vô cùng cảm động và thật sựtán thán
công đức của Cô và tất cảcác em. Có lẽ đây là niềm an ủi rất lớn cho cha má trong tuổi về
già. Hay được việc các em ởBình-Dương đã phát tâm cúng dường cho cậu mợHai an tâm
niệm Phật, con lại nghĩ đến một điều khá hay!
Trong thưtrước, con nói đến “Phật tại môn trung, hữu cầu tất ứng”. Con viết vừa
xong thư đó thì thì hay được tin này. Sự ứng cảm của Phật, Bồ-tát đa hình, đa dạng, vô hình,
hữu hình, hiện thực, vô thực... khó có thểlường biết được. Đây là một phước đức mà chỉcó
người thực tâm tu hành mới cảm thọ được. Thưa cha má, cái phước từ đâu mà có? Từcâu
Phật hiệu mà có. ChưTổdạy rằng, một lòng nhất tâm niệm Phật, thì một câu Nam-mô A-di-đà Phật có thểphá được tám mươi ức kiếp nghiệp chướng trọng tội. Nói cách khác, một câu
chí tâm niệm Phật có một công đức, phước báu, lớn bằng tám mươi ức kiếp làm lành. Đây là
một công đức mà chưPhật gọi là “bất khảtưnghì”, nghĩa là không thểbàn luận được,
không thểgiải thích được. Ngài Phổ-Hiền Bồ-tát, trong kinh Niệm-Phật-Ba-La-Mật nói,
“Danh hiệu Nam-mô A-di-đà Phật vốn đầy đủvô lượng, vô biên, hằng sa công đức...”.
Trong nhiều kinh điển, Phật nói danh hiệu Nam-mô A-di-đà Phật là “Vạn đức hồng danh”.
Đã gọi là vô lượng vô biên rồi thì nó không có giới hạn. Đã không có giới hạn thì làm sao
mà giải thích. ChưPhật, chưBồ-tát đều tán thán nhưvậy, trong khi con người vốn đã thiếu
phước đức mà không tin lời Phật dạy thì bao giờmới có phần thiện lợi.
Người niệm Phật có hai mươi lăm vịBồ-tát ngày đêm hộtrì. Các vịBồ-tát hộtrì người
niệm Phật từngày phát tâm cho đến ngày vãng sanh bất thối thành Phật, nếu sựphát tâm
này không thối chuyển. Một khi các Ngài đã gia trì thì người niệm Phật tựnhiên thấy vạn sự
chung quanh hình nhưcó một sựsắp đặt ổn thỏa, thuận lợi mà mình không hay biết. Chính vì
đạo lý này cho nên con mới dám mạnh dạn khuyên cha má cứphát tâm niệm Phật đi, còn tất
cảmọi chuyện hãy đểPhật A-di-đà lo liệu. Người có phước đức thì giữvững lòng tin, thẳng
đường tiến bước mà thành đạt đạo quả. Người nào kém phước đức thì cứchạy lòng vòng, lộn
xộn theo sựthường tình của thếtục, tựlấy sựmê vọng gói kín huệmạng của mình rồi lăn vào
lò lửa. Giải thoát hay đọa lạc thực sựlà có biết đón nhận sựgia trì của Bồ-tát hay không.
Bồ-tát ở đâu?Xin thưa, ởbất cứmọi nơi mọi chốn, vô hình hữu hình, người thân kẻlạ,
người xa kẻgần... Trong bài kệtán thán A-di-đà Phật có câu: “Quang trung hóa Phật vô số
ức, hóa Bồ-tát chúng diệc vô biên”. Trong ánh sáng của Phật hóa ra vô sốPhật đểtiếp dẫn
Sựgia trì!
Khuyên người niệm Phật
212
chúng sanh, cũng trong ánh sáng đó lại hóa ra vô sốvô biên Bồ-tát đểbảo hộngười niệm
Phật an toàn cho đến ngày gặp được Phật tiếp dẫn vãng sanh vềTây-phương. Nhưvậy,
người niệm Phật đâu phải chỉcó hai mươi lăm vịBồ-tát bảo vệ, mà được vô sốBồ-tát bảo vệ
mà mình không hay.
Bồ-tát sao mà nhiều vậy? Nếu thực tâm niệm Phật thì một ngày nào đó cha má sẽhiểu
thấu suốt vấn đềnày, giờ đây hãy nhìn thẳng vào hiện tượng thực tếchung quanh đểlý giải
phần nào. Bồ-tát thì bảo hộ, oan gia thì phá hoại, tất cả đang diễn ra hằng ngày. Người
không tu Phật đạo thì con cái, gia đình, vợchồng, người thân, hàng xóm... đều trởthành oan
gia trái chủ. Người có học Phật, hiểu đạo, thì tất cảoan gia, trái chủ đều có thểtrởthành
những vịcó tâm Bồ-tát hộpháp cho mình. Đây là sựthật.
Phật dạy, “Nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh”, hiện tượng xảy ra chung quanh
chính là cái gương phản chiếu những gì chúng ta đang làm. Nếu cái tâm biết tu hành thì
hoàn cảnh chung quanh sẽlà đạo tràng tu tập. Ngược lại, nếu cái tâm tham đắm trần tục thì
hoàn cảnh chung quanh là một trường thịphi, tranh đấu không ngừng. Cái tâm niệm Phật thì
người chung quanh là Bồ-tát hộpháp, cái tâm phàm phu thì người chung quanh sẽlà kẻác
hiểm, siểm ngụy. Hoàn cảnh, môi trường, tâm thái con người, sựsinh hoạt chung quanh...
đều hình thành giống nhưnhững gì trong tâm của mình đang nghĩtưởng tới mà thôi.
Điều này mới nói thì nghe mơhồ, viển vông, nhưng nếu quán xét thật kỹthì chúng ta
mới thấy chí lý. Ví dụ, người hiền thì được nhiều người hiền tiếp cận, gọi là “Đồng khí tương
cầu” người ác tự động lánh xa. Người ác thì chỉtụtập với người ác, gọi là “Đồng ác tương
đảng”, người hiền lương họtự động tránh xa. Cùng chung một môi trường nhưng có nhiều
cảnh giới khác nhau, người ưa ăn nhậu thì kết bạn với giới nhậu nhẹt, cảngày say sưa, nói
năng xô bồ, bất chấp tôn ti, thượng hạ. Người tu đạo thì kết bạn với hàng tu nhân, lo trau dồi
trí đức, sống cuộc đời an nhiên tựtại, tâm thái an vui, thanh tịnh.
Cho nên, cảnh giới sống là sựhình thành bởi chính cái tâm địa của mình. Cùng trong
một môi trường nhưng hoàn cảnh xấu hay tốt tùy theo chính cái tâm của người đó, xấu thì
sống với cảnh giới xấu, tốt thì sống trong cảnh giới tốt. Phật dạy, tất cảvạn sựvạn vật đều
do tâm tưởng hiển hiện ra, gọi là “Nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh”. Đây rõ ràng là sự
thật chứ đâu có gì là viển vông. Từsinh hoạt gần gũi nhưxã hội, đời sống, tâm lý... cho đến
sơn hà, đại địa, vũtrụ, hưkhông, pháp giới... cũng cùng một đạo lý. Vì tâm trí của con người
quá nhỏhẹp nên không nhìn thấy thấu mà thôi!
Vì sao người không biết đạo thì tất cảngười thân kẻsơ, người thương kẻghét, con
cháu trong gia đình... đều sẽtrởthành oan gia trái chủ? Vì họ đang sống đểchờmột ngày
nào đó, khi mình lâm chung, sẽnhận mình vào tam đồác đạo, nhất là người thân yêu. Cái
nguyên nhân chính là vì không hiểu đạo, không biết cách cứu độ, chỉbiết những hành động
đày đọa người mình thương. Ví dụ, lúc người thân đang lâm chung thì kêu réo, khóc than,
níu kéo, gây đau đớn, không nỡ đểngười thân an lành ra đi... Họcó giữ được chăng? Nhưng
Khuyên người niệm Phật
213
kết quảcủa những hành động này chỉlà đem “Oan hồn” người thân yêu của mình ném vào
cảnh giới khổhải mà không hay! Thê thảm thay, càng thương yêu thì càng khóc lớn, càng
quý mến thì càng kéo níu mạnh, càng thân thiết thì càng gây đau đớn nhiều!... Một ngàn
người trên thếgian, có lẽcó tới chín trăm chín mươi chín người lúc lâm chung bịcái tai họa
này. Có nơi, người thân mới tắt hơi, thần thức đang chới với chưa biết nghĩsao, thì đã chịu
cái nạn bịliệng vào nhà xác, bịbác sĩmổbanh ruột ra đểkhám nghiệm, bịcột chân cột tay
cho dễtẩm liệm...
Kết quảcủa hành động phũphàng này làm cho người ra đi quá buồn tủi, hoặc bịhành
xác quá đau đớn làm cho tâm nổi sân giận đến cực độ, kết quảlà thần thức bịchiêu cảm
thẳng vào địa ngục. Thếgian này đã có biết bao nhiêu trường hợp đau thương nhưvậy! Còn
biết bao nhiêu hình thức khác nữa đểlàm cho người thân yêu bịkhổ đau. Chúng sanh trên
thếgian này từtrước tới giờvô lượng vô biên, kiểm lại có được mấy ai thoát khỏi bàn tay
đày dọa của người thân yêu? Vậy thì thửhỏi, nếu không học Phật, có người thân nào mà
không trởthành oan gia trái chủcủa người thân đâu?!...
Còn người tu hành, thì biến “oan-gia, trái-chủ” thành Bồ-tát hộpháp. Vì người hiểu
được Phật đạo, biết niệm Phật, thì biết định luật nhân quả, hiểu rõ sanh tửluân hồi, nhờvậy
mà biết làm lành lánh dữ, biết bốthí giúp người, biết khuyên người tu hành, biết chọn đường
“Tịnh-Nghiệp” để đi, biết chuẩn bịngày vãng sanh. Họkhuyên người thân niệm Phật, họ
dạy con cháu hộniệm, họkhuyến khích bà con, làng xóm tu hành... thì đâu còn oan gia, trái
chủnữa. Nói chung, họbiết tu cái nhân tốt, thì quảbáo chắc chắn sẽtốt. Người ác lánh xa,
người hiền tụvề, người thân hiểu đạo, tất cả đều trởthành một đội ngũbảo dưỡng họlúc
sống được an lạc, bảo vệlúc lâm chung được an toàn vãng sanh, chung quanh đều là những
người có tâm Bồ-tát hộpháp.
Rõ ràng, một tâm hồn thiện lành thì biến hoàn cảnh, con người chung quanh đều thiện
lành. “Nhất thiết Pháp tùng tâm tưởng sanh”, phải chăng đã hiển bày rõ rệt. Đạo lý của
Phật thật sựcao siêu mầu nhiệm, nhưng lại có thể đem ứng dụng trong bất cứmột trường
hợp cụthểnào. Đạo Phật đâu có phải chỉlà thứtriết lý viển vông!
Người chân thành niệm Phật cầu sanh Cực-lạc thì tựnhiên hưởng được một đại phước
báu, và cái đại lợi sau cùng là sựvãng sanh. Sựgia trì của chưPhật, chưBồ-tát vô hình
nhưng có thực, đa dạng nhưng cụthể. Chỉcần có lòng tin, thành tâm, thanh tịnh, thì sựgia
trì hiện ra trong từng hơi thở, nâng đỡtừng bước chân đi. Cứsuy gẫm cho thật kỹthì thấy
liền.
Ngày xưa, khi con chưa biết gì về đạo Phật, con có đầy những tật xấu, đầy cảnhững
tính ác như: săn bắn, bắt chim, tranh cãi, háo thắng, ham danh, tham tài, sân giận... đến khi
hiểu được giáo lý của Phật rồi thì bây giờnhững thứ đó nhất thiết con không thèm cầu nữa.
Khi không tu hành thì lời nói của mình không đáng giá một xu, khi thành tâm niệm Phật thì
Khuyên người niệm Phật
214
một câu nói đơn giản cũng có thểtạo ra ân đức cứu người, đi tới đâu cũng có thểgieo duyên
lành tới đó. Tại sao vậy? Vì Phật lực gia trì trong từng hơi thở, từng bước chân đi mà!
Khi cha má không tu học Phật thì phiền não trùng trùng, tâm trí rối bời, lo lắng hết
chuyện này đến chuyện khác, nhưng có giải quyết được gì đâu? Còn từngày cha má tin Phật,
bắt đầu niệm Phật thì sao? Đám ruộng đang làm cũng không cần làm nữa, con heo đang
nuôi cũng thảra đi, tiền bạc muốn lo thì con cái nó lo tính toán cung cấp... Rồi bây giờ, cả
một gia đình của một người em gái, những đứa cháu kêu bằng cậu ởrất xa, cũng tựnguyện
tham gia bảo trợkhông cần một điều kiện, chỉcần làm sao cho cậu mợyên tâm tu tịnh. Rõ
ràng người thành tâm tu hành thì tựnhiên có cảm ứng. Có cảm ứng tức là có chưPhật, Bồ-tát gia trì, và mình đang ởtrên con đường thành đạo vậy.
Thưa cha má, sựcảm ứng này từ đâu ra vậy? Con xin thưa rõ rằng, từcâu niệm
“Nam-mô A-di-đà Phật” đó. Nếu cha má quyết lòng xảbỏtrần lao, vui theo đường đạo, con
nghĩrằng sựcảm ứng này càng ngày càng lan rộng, sẽcảm hóa thêm nhiều người. Ngược
lại, nếu nhưcha má lại quay trởvềcon đường thếtục, tựmãn trước niềm tin kính của cháu
con, hãnh diện trước những lời tâng bốc của thếgian, thì cái phước báu này sẽkhông còn
tồn tại nữa đâu. Nghĩa là, lại phải tiếp tục nuôi heo, nuôi gà đểtạo thêm nghiệp sát, phải
trân mình ra cày cấy thửa ruộng đểkiếm vài thúng thóc mà chờngày ngã quỵbên vũng sình
lầy. Rồi đau ốm, rồi nghèo nàn, rồi bù đầu vào những việc phải chẳng, thịphi, rồi đêm đêm
than vắn thởdài, rồi thấy cảnh đời sao toàn là đau khổ!... Nếu biết rằng tất cảvạn sự đều do
tâm của mình mà ra, thì phước và họa đều ởtrong tay. “Phước họa tựlâm môn”, nó đến để
đáp ứng cái tâm niệm của mình mà thôi chứcó gì xa lạ đâu.
Thấy nhưvậy, cha má nghĩthử, mình nên chọn con đường nào đây? Chọn con đường
trần tục đểtrầm luân trong tam đồác đạo, nghiệp chướng trùng trùng, phiền não vô tận, quả
nạn chập chùng? Hay chọn con đường an nhàn thanh tịnh, tựtại, an vui với đạo đểgiải
thoát? Giải thoát cho chính mình, giải thoát cho bà con cảdòng họ, cho cửu huyền thất tổ,
cho chúng sanh...
Phàm khi làm điều gì hợp theo “Tánh Đức”thì hợp với lẽ đạo, tựnhiên được chư
Phật Bồ-tát gia trì. Ngược lại, điều gì hợp theo “Sắc Tướng”thì hợp với phàm tục, xa lìa lẽ
đạo, chưvịBồ-tát lánh xa. Con xin đưa ra hai sựviệc điển hình làm ví dụ.
Một là, đềnghịcủa em An, các con cấp dưỡng đầy đủcho cha má, thiếu cấp thêm, dư
phải đem bốthí. Đây là một đềnghịhợp theo đạo hiếu, họp với lòng nhân, hợp với hạnh Bồ-tát, hợp cho cha má tu hành, hợp với con cái đáp đền chữhiếu. Vềmặt thếgian thì con cái
phụng dưỡng cụthể, không viển vông, cha má sẽan tâm khỏi lo vềchuyện sanh sống. Vềmặt
xuất thếthì vẹn toàn, vừa tạo duyên cho cha má tu hành, lập hạnh buông xả, tạo phước đức
làm tưlương lót đường vãng sanh Tây-phương Cực-lạc, còn con cái thì thực hành được điều
quan trọng trong đệnhứt phước của Phật đưa ra, đó là: “Hiếu dưỡng phụmẫu”. Vì lời đề
nghịnày hợp với Phật pháp, cho nên được chưBồ-tát gia trì. Riêng con thì chấp nhận không
Khuyên người niệm Phật
215
cần tính toán. Đến nay thì các em ởBình-Dương nghe vậy, cũng nhào vô yểm trợ. Sựhỗtrợ
này, xét ra, đâu phải là lòng bốthí người nghèo khó, mà chính là sựcảm ứng của lòng chân
thành tu hành đó. Được cái phước này, cha má phải vững lòng tin hơn nữa vào pháp Phật.
Trong gia đình, giảsửcó người nào không tin thì xin cha má cũng đừng lo, nên lấy
câu “Tùy duyên tiêu túc nghiệp, thiết mạc tạo tân ương”làm tiêu chuẩn, nghĩa là gặp cơ
duyên dù xấu hay tốt cũng quyết lòng làm tiêu mòn nghiệp chướng cho ta, cho người. Ai nghe
theo thì tốt, không nghe theo thì đểtùy duyên của họ, riêng chính mình phải buông bỏhết
không thèm tạo thêm nợtrần mới nữa. Cách giải quyết là, cứmột lòng nhất hướng chuyên
niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ, dần dần cái tánh đức của cha má sẽcảm hóa lòng người. Hơn
nữa hãy tin rằng các vịThiên-Long, Bát-Bộ, Bồ-tát Hộ-Pháp họ đủsức lo liệu. Cái chính yếu
vẫn là cha má phải thực tâm niệm Phật cầu vềTây-phương, phải rũsạch bụi trần, an nhiên
tựtại, an vui tịnh dưỡng tuổi già trong đường chánh đạo là được mà thôi.
Hai là, những hành động báo hiếu sôi nổi trong nhân gian, gây tiếng tăm cho nởmặt
với thiên hạ. Đây là hình thức hoàn toàn chạy theo sắc tướng thếgian, tham luyến danh
vọng, không hợp với tánh đức thanh tịnh, không hợp với người tu hành, chắc chắn sẽbịchư
Hộ-Pháp bỏrơi. Dù các Ngài không bao giờlàm hại mình, nhưng tựmình phải lo lấy, tựgây
nghiệp chướng tựthọnghiệp báo. “Nhất thiết duy tâm tạo”, tâm đang tham đắm thếtục thì
chắc chắn khó có thểtránh khỏi tam đồ, lục đạo.
Những cách làm này thường thấy ởnhững giới trung lưu, thượng lưu có tiền có phước
báu, hoặc những kẻthích danh, ham lợi. Vì không hiểu đạo cho nên vô tình dễtrởthành oan
gia, giết chết người thân trong ác đạo bởi những hành động phàm tục thường tình nhưkhóc
than, kêu réo, níu kéo... Tệhơn nữa, vì có tiền, quá ham danh, quá mê muội, nhiều người còn
đi tìm bọn người than vay khóc mướn tới làm cho thật ồn ào náo nhiệt, đểquyết lòng đày
người thân yêu của mình tới tận cùng địa ngục mới thôi. Thật đáng thương!
Cha má ạ, phải tin lời Phật, phải thành kính lạy Phật, phải biết quay vềvới Phật để
cầu giải thoát. Thật rất thương hại cho những ai đang xa lìa Phật pháp. Thời mạt pháp này,
chúng sanh đau khổlắm, lý tưởng sống nghèo nàn, hầu hết đều lăn xảvào vũng bùn tội lỗi
tạo nghiệp, nhận cái vô thường làm mục đích, lấy hành động tạo nghiệp chướng làm nguồn
vui, đểchờngày lãnh nạn!
Tại sao có người không tin vào Phật pháp? Lý luận thì nhiều quá, nào là khoa học,
triết học, văn học, tưtưởng, kiến giải... Nhưng thực ra, tất cả đều bắt nguồn từnghiệp
chướng quá sâu nặng, đã kết tập lâu đời lâu kiếp làm chướng ngại cho đường tiến hóa của
tâm linh. Phật dạy rằng, “Ác kiêu giải đãi cập tà kiến, nan tín Như-Lai vi diệu Pháp”, đây
là lý do chính. Nghĩa là, nếu không phải là ác, thì cũng là kiêu gạo, không kiêu ngạo thì
người lười biếng, người chạy theo tri thức thếgian. Nhưcha má đã biết, Phật dạy rằng, có
ba hạng người niệm Phật không thểvãng sanh, một là tham đắm phước báu nhân thiên, hai
là phân biệt chấp thủ, ba là người thếtrí biện thông. Phạm vào ba trường hợp này thì oan
Khuyên người niệm Phật
216
uổng cuộc đời cho họ, mãi mãi bịtrầm luân trong vòng đọa lạc, nếu không tỉnh ngộkhó có
ngày thoát thân.
Tham đắm phước báu nhân thiên thuộc vềác tham. Tiêu chuẩn của thiện là ngũgiới,
thập thiện, trong đó tham, sân, si là cái gốc tam đồác đạo. Tu thiện thì tốt, nhưng làm thiện
đểcầu phước báu lại rơi vào cái họa khác, họa tam thếoán, càng có phước báu càng khó tu,
càng dễlàm nên tội lỗi và sau cùng bịnạn rất nặng. Cho nên, bốthí giúp người thì có thể
phá được cái tham thô thiển, nhưng coi chừng lại vướng vào cái tham vi tế. Cái tham thô
thiển dễthấy, dễbỏ, còn cái tham vi tếthì nằm sâu trong tâm, nó dấu kín dưới nhiều danh
xưng hay đẹp khó ai biết được, nhiều khi chính đương sựcũng bịgạt luôn, cho nên rất khó
tránh. Đây chính là chủng tửcủa đọa lạc làm mất vãng sanh. Vì thế, người ham danh vọng,
ham được tiếng khen trong xã hội... thường có cái tâm tà vạy nhiều hơn kẻlỗmãng, cái
nghiệp chướng của họlớn hơn và quảcũng báo xấu hơn! Cha má tuổi già gần ngày ra đi,
muốn được thoát nạn thì bắt buộc phải buông nó xuống.
Vì vậy, tu hành không phải chỉlà làm thiện. Người đời, vì hiểu chưa thấu cái đạo lý
sâu xa này thành ra thường nhầm lẫn, cứnói rằng ăn ởhiền lành, không giết hại ai là đủrồi,
đâu cần gì phải tu hành, đâu cần gì phải niệm Phật. Không ngờ, hầu hết họ đang đi theo con
đường sai lạc mà không hay. Cha má đang tu hành đểquyết thành Phật thì phải chú ý
chuyện này. Đời này Chánh - Tà rất khó phân minh. Phật dạy, chúng sanh trong thời mạt
pháp muốn thoát nạn phải nhớ, “y pháp bất y nhân, y ý bất y ngữ, y liễu pháp bất y bất liễu
pháp...”. Nghĩa là, thấy người ta làm sai, mặc họ! Mình cứy theo pháp Phật tu hành. Ai nói
hay nói giỏi, kệhọ! Mình cứtheo ý Phật hành trì.
“Liễu pháp”là pháp giải thoát viên mãn thành Phật, siêu thoát tam giới lục đạo, còn
“bất liễu pháp”là những giáo thuyết nửa vời, mới nhìn thì hay, nhưng xét kỹthì rốt cuộc
không đi tới đâu cả. Ví dụnhưnhân đạo, thiên đạo, là tu làm lành, lánh dữ, đây là tốt.
Nhưng đó chỉlà bước khởi đầu, chứkhông phải là mục đích tối hậu, vì tất cả đều là bất liễu
pháp. Vì sao? Vì đây là thiện nghiệp cầu phước, chứkhông phải là tịnh nghiệp giải thoát.
“Thiện nghiệp”là làm lành đểhưởng phước, “Tịnh nghiệp”là làm lành để đắc đạo,
vãng sanh bất thối thành Phật. Người tu hành phải hiểu chính xác, rõ ràng vấn đề, đểnhất
định một đời này siêu việt tam giới, thoát ly sinh tử. Tu thiện nghiệp không giải thoát được,
tốt thì có phước trong đời này hoặc đời sau, không tốt thì ngay đời này được chút ít tiếng
khen hão huyền, rồi sau cùng tiêu tan, nhưng tất cảrốt cuộc cũng theo đường luân hồi. Tu
tịnh nghiệp mới được thoát nạn. Có nhiều chứng minh cụthểnhưcụTriệu-Vinh-Phương
1999, ông Trần-Quang-Việt 2001, ông Nguyễn-Nhất-Quang (Việt-Nam) 2002. Gần hơn nữa
là ông bác ởLong-Khánh, chỉcần đọc mấy cái thư, làm theo đúng nhưvậy, một thời gian
ngắn được vãng sanh. Những người tu đúng theo tịnh nghiệp thì “vạn người tu, vạn người
đắc”, không tu theo tịnh nghiệp vạn người tu khó tìm một người đắc. Đây là sựthật.
Khuyên người niệm Phật
217
Thưa cha má, cùng một cách tu, nhưng biết tu thì giải thoát, không biết tu thì còn phải
chịu trầm luân. Phật dạy, người tham cầu phước báu Nhân-Thiên không thểvãng sanh.
Phước báu Nhânlà tu “Nhân đạo”, có chỗgọi là “Thế đạo”, cầu công danh lợi lộc, thành
hiền nhân quân tử. Phước báu Thiênlà tu “Thiên đạo”, cầu thành Tiên, thành Thần, sinh
lên Trời đểhưởng phước báu. Ghép chung lại gọi là tu cầu phước báu nhân thiên hay
“Nhân-Thiên thừa”. Tu phước báu nhân-thiên tốt hơn người không tu, nhưng vềlâu dài thì
bịtai họa của tam thếoán. Tại sao vậy? Phật dạy, vì đây chính là phép tu bất liễu giáo, một
giáo nghĩa không toàn vẹn, khuyên người làm lành rồi thảhọgiữa đường, mông lung vô định
hướng, trước bao nhiêu cạm bẫy hiểm nghèo của thời mạt pháp. Mong cầu phước là ý
nguyện muốn ởtrong tam giới, lục đạo. “Nhất thiết duy tâm tạo”, nguyện ởlại trong lục đạo
thì bắt buộc phải chịu sanh-tửluân-hồi. Cho nên người tu nhân đạo, thiên đạo không thể
được vãng sanh là vì lý do này. Cho nên, tu hành cần phải có trí huệmới phân biệt được lợi
hại. Nếu mập mờthì rất dễlạc đường, thành ra tu hành suốt đời, suốt kiếp, rốt cuộc cũng
hoàn không.
Phật dạy “Bếtắc chưác đạo, thông đạt thiện thú môn”. Thông đạt thiện thú môn là
tu thiện, bếtắc chưác đạo là đóng cửa ba đường ác, đóng tham, sân, si. Phải đóng ác đạo
thì tu thiện mới thật là thiện. Không đóng ác đạo thì tu thiện, nếu sơý, có thểbiến thành ác
quả. Ví dụ, làm thiện thì tốt, phước thiện tựnhiên có, còn làm thiện đểcầu hưởng phước là
không tốt, vì vô tình đã mở đường ác vi tếtrong tâm. Người đời không thông đạo lý này, cứ
thấy tu thiện thì tưởng là hay, nhưng đâu ngờcó thiện môn nhưng khai mởlòng tham vi tế,
vô tình “thiện môn” là cái mồi đặt trong cái bẫy “ác đạo” mà không hay!
Nói nhưvậy không có nghĩa bác bỏsựlàm lành. Ngược lại, chúng ta phải tu thiện
nhiều hơn nữa, nhưng xin đừng ngừng lại đây. Ví dụ, nhưcon đang ngày đêm khuyên cha má
tu hành đểlàm tròn đạo hiếu, đây là tu thiện. Nhưng, nếu có cái tâm niệm rằng, ngày nay ta
làm cho có hiếu với cha mẹ đểngày sau được con cái trảhiếu, thì tất cảcông việc con làm
biến thành phước báu hữu lậu của nhân thiên, nói gọn hơn là tu Thiện-Nghiệp, tu NhânThiên.
Chính cái tâm tham cầu đã biến hẳn cái thểtính của pháp tu hành. Con cái sau này có
trảhiếu hay không chẳng quan hệgì lắm đối với việc mình đang làm, chúng nó đến theo cái
nghiệp riêng của chúng nó: báo ân, báo oán, đòi nợ, trảnợ. Ngược lại, việc làm giống nhau,
nhưng con chỉcó tâm cứu cha má, làm tròn chữhiếu. Con không cầu mong được đền đáp
cho đời này, đời sau. Bao nhiêu công đức có được, thành tâm hồi hướng vềTây-phương, hồi
hướng cho tất cảchúng sanh, ai có duyên sẽhưởng, con chỉcầu được vãng sanh vềTâyphương... thì con đang tu Tịnh-Nghiệp. Tu tịnh-nghiệp là tu tâm thanh tịnh, tâm lượng rộng
rãi, mong cho rất nhiều người cùng được có duyên tu hành, có cơhội giải thoát. Cho nên,
không những con làm mà còn vận động tất cảmọi người đều lo tròn hiếu thảo, con thành tâm
muốn tất cảmọi người đều được thiện lành, được vãng sanh. Nhưvậy thiện nghiệp hay tịnh
nghiệp chỉcăn cứvào tâm tưởng. “Nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh”, cùng một việc
làm, cùng một công sức nhưng kết quảlại khác nhau.
Khuyên người niệm Phật
218
Đểcho sựviệc cụthểhơn nữa, cha má đi giúp đỡngười nghèo khó cũng nên tùy
duyên, cái chính là niệm Phật. Giúp người, nếu trong tâm cứnghĩ đểtìm phước, để đời sau
khỏi khổ, thích cho thiên hạbiết việc mình làm... thì cha má không thểvãng sanh, dù cho có
tu tám chín chục năm, tu suốt đời... cũng phải trởlại trong tam đồ, lục đạo. Vì sao? Phật
dạy, “tất cảdo tâm mình tạo ra”, tâm niệm đang ởtrong lục đạo luân hồi thì phải ởtrong
luân hồi, chắc chắn không thểthoát ly được. Tâm duyên chúng sanh thì phải nhập vào vòng
chúng sanh, “Sanh Phật bình đẳng”, tựta chọn lựa, tâm mình đã chọn cảnh giới lục đạo thì
Phật cũng không cứu được. Phật dạy, người tham phước nhân thiên không thểvãng sanh.
Nói cách khác, tu “Thế-đạo” và “Thiên-đạo”không được vãng sanh vềTây-phương Cực-lạc
Thế-giới, chắc chắn phải bịlọt lại trong tam đồlục đạo đểchịu nạn.
Ngược lại, cha má phát tâm bố-thí vì lòng từbi thương người, không thèm đểý đến
tiếng khen, không cầu phước. Một bát cơm một câu A-di-đà Phật, một đồng bạc một câu Adi-đà Phật, tâm tâm niệm niệm đều muốn gieo duyên niệm Phật cho tất cảmọi người. Có cơ
hội thì khuyên người niệm Phật, không có cơhội thì ngày đêm niệm Phật cầu sanh Cực-lạc.
Đem tất cảnhững công đức đó hồi hướng vềTây-phương đểlót đường vãng sanh. Làm như
vậy, gọi là tu tịnh-nghiệp, chắc chắn được vãng sanh. Một đời này thôi siêu vượt tam-giới,
thoát ly sanh-tửluân-hồi, chờngày thành Phật tại Tây-phương Cực-lạc quốc.
Điểm thứhai, người phân biệt, chấp thủkhông được vãng sanh. Đây thuộc vềkiêu
mạn. Trong ba độc tham, sân, si thì đây thuộc về độc tốngu si, vì ngu si nên mới tựcao, ngã
mạn, khinh người. Kiêu căng, ngã mạn là do tưtưởng cạn cợt, tâm địa hẹp hòi. Người không
mởtâm lượng, ích kỷ, hẹp hòi, mình niệm Phật mà không muốn người khác niệm... cũng
không thểvãng sanh.
Điểm cuối cùng, người vì quá thông minh, hiểu biết chuyện thếgian quá nhiều cũng là
một trởngại lớn cho đường tu đạo. Đây thuộc vềvọng-tưởng, hầu hết kiến thức thếgian
thuộc vềhữu lậu, căn cứtrên hiện tượng vô thường, hữu hạn, không thểthấu suốt chân
tướng của vũtrụnhân sinh. Chấp vào kiến thức thếgian, gọi là thếtrí biện thông, khó hiểu
thấu cảnh giới của Phật thành ra vô minh, không tin Phật. Người thông minh mà biết thức
ngộthì rất dễkhai ngộPhật pháp. Đáng tiếc, con sốnày rất hiếm!
Thưa cha má, học Phật rất dễmà cũng rất khó. Khó hay dễ đều ởchỗcó lòng tin hay
không. Tin Phật khó lắm! Chỉcó người đã trồng được đầy đủthiện căn, phước đức, từvô
lượng kiếp đến nay rồi, cơduyên thành Phật nay đã đủrồi, mới có thểtin được. Cha má đã
gặp được pháp môn niệm Phật, đã phát tâm niệm Phật, thì nên tựbiết rằng chính mình đã có
cái thiện căn phước đức này, đừng sơý bỏmất cơhội.
Những năm trước đây, cứmỗi lần con vềquê thì có ông Mười ghé thăm. Lần này con
vềthì ông Mười vĩnh viễn không còn tới thăm nữa! Ông Mười lội ngang qua sông, bịdòng
Khuyên người niệm Phật
219
nước cuốn trôi và nhận thân xác của ông tận dưới đáy rạn cây. Tội nghiệp quá! Nếu lúc đó
ông vớ được một chiếc phao thì may mắn biết bao!
Cha má ạ, con người suốt trọn cuộc đời thảtrôi huệmạng theo dòng đời chuyển dịch,
thì có khác gì họ đang hụp lặn trong dòng nghiệp lực cuồn cuộn, đểchờngày bịdìm chết
đâu! Cha má tuổi xếchiều mà gặp được pháp niệm Phật thì đây là một cơduyên quá may
mắn, giống nhưngười sắp sửa chìm đã vớ được chiếc phao. Nhất định phải bám chặt chiếc
phao đó, đây là cơhội duy nhất đểthoát nạn.
Niệm được câu Phật hiệu “Nam-mô A-di-đà Phật” thì có cơhội được vãng sanh,
nhưng phải nhớhãy liệng tất cảnhững gì còn mang trên lưng, trên vai, trên cổxuống. Tiền
bạc, danh vọng, nhà cửa, sựnghiệp... chỉlà giảtướng, chỉlà sốkhông. Ân tình, nhơn nghĩa,
con cái, họhàng... chỉlà nghiệp duyên, sinh vì nghiệp, tửtheo nghiệp, đểtiếp tục trảcái kiếp
vô thường nhân sinh. Vậy thì, phải biết buông bỏtất cả để được nhẹnhàng giải thoát, có tự
giải thoát được mới cứu được mình, cứu được họ. Nếu còn quyến luyến thì gánh nặng này sẽ
trì kéo mình lại, làm cho lật phao, phải buông tay, đành chịu chết chìm trong dòng nghiệp
chướng.
Phải sáng suốt nhận rõ đâu là lợi, đâu là hại, đừng hy sinh vô ích mà hại mình, hại
luôn người thân yêu cha má ạ. Sựvãng sanh của cha má là một đại phúc báu cho chính cha
má, cho con cái, là niềm hy vọng cứu độrất lớn cho cảmột đại gia tộc, cho vô sốchúng sanh
nữa chứkhông phải thường đâu.
Cho nên, phải quyết lòng tin tưởng, quyết định buông xả, quyết tâm niệm Phật, quyết
chí cầu sanh Tịnh-độcha má ạ.
A-di-đà Phật
Con kính thư.
(Viết xong, Úc châu, 9/12/02).
Khuyên người niệm Phật
220
Nguyện đem công đức này,
Hướng vềkhắp tất cả,
Đệtửvà chúng sanh,
Đồng sanh nước Cực Lạc.
- Hết tập một -
- Sách ấn tống đểbiếu tặng -
(For Free Distribution)
- Không bán -
(Not For Sale)
Tác giảkhông giữbản quyền.
(No Copyright).