Thứ Bảy, 10 tháng 7, 2021
Có nên gọi hồn người đã mất và làm thế nào để người thân được siêu thoát
Thứ Ba, 6 tháng 7, 2021
Nên và không nên làm gì khi người thân qua đời?
Trước
và sau khi chết, người thân không được khóc lóc. Bởi khóc là vô ích mà lại có
hại, vì làm cho người vừa chết sanh niệm quyến luyến, không được giải thoát.
Chỉ nên gắng sức niệm Phật mới thật có ích cho vong hồn. Nếu không có người hộ niệm
Phật thì dung máy có niệm A Di Đà Phật mở
cho người mới mất nghe ít nhất là 8 giờ .
Nếu
muốn khóc lóc, phải đợi 8 giờ sau. Tại sao thế? Vì bệnh nhân tuy tắt hơi nhưng
thức A Lại Da (linh hồn) còn chưa đi.
Nếu khi ấy lay động, tắm rửa thay y phục, hoặc kêu khóc, họ vẫn còn cảm giác
đau đớn hoặc sanh buồn giận bi thương mà phải sa đọa nơi xấu ác. Điều này rất cần
thiết người nhà nên ghi nhớ để biết.
Thuyết
thăm dò hơi nóng để nghiệm xem sanh về đâu, tuy có chứng cớ, song cũng không
nên thực hiện. Nếu bệnh nhân là người có lòng tin Phật chân chính, khi lâm
chung chánh niệm rõ ràng, có thể chứng nghiệm là vãng sanh. Nhiều người không
kỹ, cứ mãi thăm dò, rờ chỗ này chỗ kia, làm động niệm kẻ mạng chung, cũng có
hại rất lớn. (Tức là đưa tay tìm hơi còn nóng trên cơ thể …xem chỗ nào còn nóng
để biết linh hồn đầu thai về đâu? Không nên làm việc này.
Sau
khi bệnh nhân mới tắt hơi, người trợ niệm/hoặc mở máy trợ niệm A Di Đà Phật vẫn phải tiếp tục niệm Phật khoảng 8 giờ đồng hồ sau, để cho sự vãng sanh được bảo
đảm. Trợ niệm xong, liền đóng cửa phòng lại canh chừng cho kỹ, kẻo loài mèo chó
hoặc kẻ không am hiểu đổ xô vào xúc chạm, đợi mãn 8 giờ sẽ tắm rửa thay đổi y
phục. Nếu luôn trong 8 giờ, có người ở gần bên niệm Phật, là điều rất tốt.
Ngoài ra cấm tuyệt không nên làm điều chi khác. Xin nhắc lại trong khoảng thời
gian này, người chết vẫn còn cảm giác.
Sau 8
giờ nếu tay chân người chết đã cứng không thể chuyển động, nên dùng vải thấm
nước nóng đắp bao quanh khớp xương. Làm như thế giây lâu, có thể sửa tay chân
co duỗi như thường.
Trong
đám tang của người quá cố, thân nhân nên làm đơn giản, đừng quá rườm rà mà tốn
vô ích. Điều cần thiết là phải nên dùng đồ chay, chớ có sát sanh để đãi đằng
cúng tế. Bất đắc dĩ cần có chút ít đồ mặn, thì nên mua thịt cá ngoài chợ, hoặc
người ta đã làm sẵn bán ngoài chợ. Nếu sát sanh để cúng tế đãi đằng, tất người
mãn phần bị oan đối không được giải thoát. Dù kẻ mạng chung đã được vãng sanh,
phẩm sen cũng vì đó mà bị giảm thấp.
Trong
thời gian trước, Tôi “bút giả”cùng chư tăng có đi tụng kinh siêu độ cho bà kế
mẫu người bạn là thượng tọa Bảo Huệ ở xã Tân Hội tỉnh Long An. Nơi đám tang, ‘’bút
giả’’ thấy dùng toàn đồ chay, có khen ngợi và hỏi thăm, thì thượng tọa đáp: “Sự
cúng đãi đồ chay thật ra có do tôi khuyến hóa, nhưng phần lớn cũng nhờ động lực
bởi một chuyện đã xảy ra ở xóm trên. Nguyên trên ấy có một nhà khá giàu, gia
chủ mãn phần, người con cho giết nhiều bò heo gà vịt để tiếp đãi họ hàng thân
thuộc và kẻ quen biết gần xa, suốt cả mấy ngày. Lúc sanh tiền gia chủ là người
hiền lành phúc hậu thường ăn chay tụng niệm, lại có giao du rộng. Sau đám tang
ấy, vào buổi chiều hồn ông nhập vào đứa cháu nội, mặt đỏ rần nhảy lên ván ngồi
vỗ bàn kêu gọi ngay tên đứa con lại, và quát bảo: “Một đời tao tu hành làm
phước, không tội lỗi chi nặng, đáng lẽ được sanh đến chỗ giàu sang. Nay bị mày
sát sanh quá nhiều để cúng đãi, nên tao bị oan đối không được giải thoát. Hiện
thời tao bị quản thúc phạt vạ, phải chăn giữ một bầy bò heo gà vịt, chạy trong
bùn lầy gai gốc, thật khổ sở vô cùng!” Thuật xong câu chuyện, thượng tọa cười
bảo: “Chính nhờ việc đó đồn vang ai cũng đều biết, lại mới xảy ra cách đây ít
tháng, người nhà đã tin tưởng kinh sợ, nên tôi mới vừa đề nghị là được chấp
thuận liền.” Việc sát sanh đãi đằng cúng tế trong đám tang, Kinh Địa Tạng cũng
đã có nói rõ sự nguy hại, vậy hàng Phật tử nên để tâm ghi nhớ.
Khi làm
Phật sự truy tiễn cho người quá vãng, thân nhân nên đem công đức ấy hồi hướng khắp chúng sanh trong pháp giới.
Như thế, công đức sẽ càng thêm lớn, mà sự phước lợi của vong nhân cũng nhân đó
được tăng thêm nhiều.
Những
điểm dự bị về lúc lâm chung trên đây, phần lớn bút giả rút lấy ý kiến của các
bậc danh đức như ngài Ấn Quang và Hoằng Nhứt đại sư mà dung hội lại. Bởi buổi
lâm chung chính là lúc quan yếu nhứt trong cuộc đời người. Nếu trước chưa dự bị
tư lương vãng sanh cho đầy đủ, đến chừng ấy khó khỏi kinh hoàng bối rối, kêu
cầu không kịp, nghiệp ác trong nhiều kiếp đồng thời hiện ra, làm sao giải
thoát?
Cho
nên khi lâm chung tuy nhờ người y theo phương pháp mà trợ niệm, nhưng chính
mình lúc ngày thường phải cố gắng tu trì
tinh tấn tu niệm Phật chừng ấy mới được tự tại.
Xin
các bạn tu tịnh độ nghiệp sớm lưu tâm dự bị, để đồng được dự phẩm sen nơi hải
hội Liên Trì.
(Trích
Niệm Phật Thập Yếu của HT Thích Thiền Tâm)
MÁY NIỆM PHẬT HIỆN NAY LÀM
TĂNG THƯỢNG DUYÊN CAO NHẤT CHO NGƯỜI NIỆM PHẬT !
“Có
một phương pháp thật sự làm tất cả nghiệp đều dừng lại – “Tịnh niệm tương kế”.
Câu Phật hiệu này tiếp nối từng câu, tuyệt đối không để một vọng niệm xen tạp
vào thì thân, khẩu (ngữ), ý tam nghiệp của quý vị tất được thanh tịnh… Máy niệm
Phật, hiện nay làm tăng thượng duyên cao nhất cho chúng ta niệm Phật, là chân
thiện tri thức.
Máy
niệm Phật là bạn hiền, là thiện tri thức thật sự. Có chúng trợ giúp chúng ta,
quá tốt. Vì sao? Nó không xen tạp, không nói thị phi, chỉ dạy chúng ta niệm
Phật… Niệm theo từng câu một, cũng là y theo chúng, dựa vào chúng (y chúng kháo
chúng), đây thật sự đáng tin cậy.
Niệm
niệm đừng quên A Di Đà Phật. Trong lòng không nhớ nhung gì cả, chỉ nhớ duy nhất
A Di Đà Phật, vậy là đúng rồi… Khi niệm A Di Đà Phật, lại tưởng nhớ việc khác,
lúc lâm chung, nếu quên A Di Đà Phật, đi nhớ cái khác, đi nhớ người thân quyến
thuộc, cầu sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới lại bị lỡ dịp. Do đó, công phu cần
thường ngày không gián đoạn, mới có thể đắc lực, đến lúc lâm chung mới sử dụng
được hiệu quả.
Trong
lòng nhớ nhung A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra, cái gì cũng không nhớ,
người như vậy mới có trí tuệ. Thật sự tưởng nhớ A Di Đà Phật, quý vị sẽ được
tất cả những gì tưởng nhớ trong tâm, thật sự có được; quý vị quên đi A Di Đà
Phật, bất cứ quý vị nhớ tưởng người nào, việc gì, sau cùng cũng đều là không.
Phật
hiệu từng câu nối tiếp nhau, khoảng giữa sẽ không có vọng tưởng, cũng không có
chấp trước. Có chấp trước thì chấp trước A Di Đà Phật, không chấp trước cái
khác. Câu Phật hiệu sau khi niệm thuần thục, “Niệm di vô niệm, di niệm vô niệm”
(Niệm mà không niệm, không niệm mà niệm), thì được rồi, Phật tri Phật kiến tức
hiện tiền. Cách này tốt đấy. Nếu quý vị không có trí tuệ, chỉ cần nắm bắt một
câu Phật hiệu, nắm bắt một bộ “Kinh Vô Lượng Thọ”, tụng kinh mỗi ngày, ngày
ngày niệm “A Di Đà Phật”, quý vị nhất định sẽ được “Trí tuệ quảng đại thâm như
hải” (trí tuệ sâu rộng như biển cả).”
(
Trích: CHƯƠNG 6: NIỆM PHẬT trong sách NIỆM PHẬT THÀNH PHẬT.
PS
TỊNH KHÔNG)