Thứ Hai, 27 tháng 3, 2023

Phá thai ngũ nghịch tội ?

 


(Bài viết dài nhưng cố gắng đọc để tránh tai hoạ)

✅Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới WHO, trên toàn cầu mỗi ngày có khoảng 150.000 ca nạo phá thai, mỗi năm có khoảng 50 triệu ca, con số này gấp 2 lần dân số nước Úc và gấp 1,25 lần số nạn nhân tử trận trong chiến tranh thế giới thứ II. Đây là con số thống kê từ năm 2018, trong đó, chưa bao gồm thống kê tại các phòng khám/bệnh viên tư nhân chưa kiểm soát và các trường hợp tự dùng thuốc phá thai tại nhà. Và tỉ lệ phá thai ngày càng ra tăng hơn.
Một con số thật kinh khủng😱
✅ Những hình thức phá thai: căn cứ vào sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ mà chủ yếu có 4 hình thức phá thai như sau:
- Giai đoạn trước 9 tuần: dùng thuốc phá thai, để thai nhi chết rồi tự đưa ra ngoài.
- Giai đoạn 5-13 tuần: dùng phương pháp D&C, dùng ống hút thai ra bên ngoài.
- Giai đoạn 13-24 tuần (thai nhi đã cơ bản thành hình): dùng phương pháp D&E, dùng dao nạo thai ra bên ngoài.
- Giai đoạn trên 25 tuần (thai nhi đã cơ bản thành hình): dùng thuốc Digoxin tiêm trực tiếp vào đầu thai nhi để làm mất nhịp tim, rồi dùng thuốc xổ để đưa thai nhi ra ngoài.
➡️Tất cả các hình thức phá thai như trên đều mang nghiệp tội như nhau, gây hậu quả nghiêm trọng.
🙏Trong Phật Thuyết Trường Thọ Kinh của Đạo Phật có chép rằng: “Tội hành phá thai nằm trong Ngũ Nghịch Tội (5 tội nghịch Đạo) bao gồm:
👉Phá thai.
👉Sát Phụ: giết bố.
👉Sát Mẫu: giết mẹ.
👉Xuất Phật thân huyết: làm thương thân Phật.
👉 Phá hoà hợp tăng: phá hoại pháp giáo đạo Phật.
✅Hậu quả của phá thai:
Thông thường, phụ nữ đã từng phá thai thì uế khí (khí xấu) có rất nhiều trên cơ thể và sẽ gặp phải những hậu quả sau:
👉Khó sinh đẻ.
👉Vợ chồng bất hoà, luôn luôn cãi nhau căng thẳng, bất hoà với gia đình nội ngoại.
👉Có con nhỏ thường quấy khóc về đêm, lớn hơn chút thì mắc bệnh trầm cảm (tăng động). Có con lớn bất hiếu, luôn luôn làm những việc cho bố mẹ không hài lòng.
👉Trạng thái tinh thần bất ổn, thường xuyên nghe thấy ảo thanh- những âm thanh, tiếng nói nhỏ, có khi là khóc than ai oán, có khi là lời thúc đẩy tự tử,...
👉Sức khoẻ yếu, có bệnh mãn tính chữa mãi không khỏi, tinh thần không ổn định lúc vui lúc buồn.
👉Trong cuộc sống mọi thứ luôn luôn không thuận lợi, tài vận - phúc báo càng ngày càng ít đi, kinh tế càng ngày càng khó khăn.
👉Ngoài ra, con cái đối với đàn ông là quan tinh, con cái đại diện là tài sản vật chất của bố. Nên dù vô ý hay cố ý phá thai thì tài sản vật chất của người đàn ông đều bị phá hoại.
➡️Quả báo của hành vi phá thai dần dần hiện ra theo thời gian, ban đầu là sức khoẻ bệnh tật, rồi đến tiền tài, và diên thọ cũng ngắn đi.
Quả báo không phân biệt nữ nhân phá thai nam nhân cùng nghiệp tội.
✅ Tại sao phá thai lại gây nhiều hậu quả như vậy⁉️
Nhiều người cứ nghĩ rằng lúc mới thụ thai, thai nhi sẽ không có sự hiểu biết về những hành vi xấu mà bố mẹ nó gây ra, nên sẽ không có gì đáng lo ngại. Nhưng họ đâu biết rằng:
👉 Khi có thụ thai thì thai nhi đã bắt đầu có Sinh Hồn - điểm bắt đầu của sự sống.
👉 Khi có tim thai là thời điểm hình thành Thân Hồn - hình thành thân thể.
👉 Khi thai nhi được 3 tháng trở về sau là thời điểm bắt đầu có Giác Hồn - nhận thức ý thức.
Hơn thế, những thai nhi chết do phá thai là “Tử vu vi mệnh” - nghĩa là chết không phải do số mệnh đã định ⁉️
Bình thường một người khi chết do số mệnh, đúng giờ chết đã định sẽ có quan binh địa phủ dẫn lối đưa đi xuống âm tào địa phủ để xét luật đầu thai. Nhưng những thai nhi chết do phá thai là “tử vu vi mênh” chết không được định trước nên vong nhi sẽ không có ai dẫn lối, sẽ chẳng có nơi nào để đi, chẳng thể tự xuống địa ngục hay lên thiên đường được...Trong khi đó vong nhi lại chưa có công quả, không có công đức nên chưa thể nhận được sự giúp đỡ để quay lại luân hồi đầu thai chuyển kiếp.
➡️Chính vì vậy, những vong nhi thường quanh quẩn bên mẹ, bên gia đình của chúng.
👼Vong nhi cũng giống như đứa trẻ con vậy, chúng có cá tính riêng và được chia thành 3 loại:
👉Thiện linh: là những thai nhi tự bị xẩy thai ngoài ý muốn của bố mẹ. Thiện linh thường có tâm lý không oán hận và có ý niệm tốt với bố mẹ chúng. Và nếu được thờ cúng tốt thì những thiện linh này sẽ giúp bố mẹ chúng gặp được nhiều may mắn trong cuộc sống.
👉Ác linh: là những thai nhi bị bố mẹ chủ động phá đi. Chúng luôn mang tư tưởng hận thù, oán trách bố mẹ chúng và thường suy nghĩ ra những thủ đoạn để báo thù bố mẹ. Gây cho bố mẹ những biểu hiện như: hay nằm mơ thấy ác mộng, hay bị bóng đè, hay nghe thấy tiếng trẻ con khóc, tâm lý luôn bất an khó kiểm soát cảm xúc lúc vui lúc buồn, dễ hoảng hốt, suy nghĩ tiêu cực. Hoặc trên người xuất hiện nhiều bệnh tật lạ, có những điểm đau không cố định lúc di chuyển chỗ này lúc di chuyển chỗ khác. Đặc biệt, khi đi đến những khu vực tâm linh đền chùa linh thiêng thì tự nhiên khóc hoặc có những hành động điên cuồng quỳ lạy, nằm lăn trên mặt đất,... đó là biểu hiện cầu xin siêu thoát của vong nhi tới những vị Thần Phật Thánh Mẫu linh thiêng.
👉Cực âm linh: là những vong nhi được sinh ra bởi những phụ nữ có tứ trụ thuần âm. Vong nhi này chưa cần làm xấu gì bố mẹ chúng, mà chỉ cần ở bên cạnh bố mẹ chúng cũng gây ra muôn vàn khó khăn, phiền toái cho bố mẹ: vận khí cực xấu, đau ốm bệnh tật quanh năm suốt tháng,...
➡️Tỷ lệ 90% những vong nhi bám theo bố mẹ, gia đình chúng thường là Ác linh và Cực âm linh. Tâm lý của chúng là báo thù với bố mẹ, chuốc oán lên anh chị em trong gia đình để giải toả sự oán hận của chúng. Tuỳ theo mức độ oán hận lớn hay nhỏ mà vong nhi gây ra những quấy rối khác nhau như: làm cho bố mẹ tiêu hao tài sản, gặp những cản trở trong cuộc sống, gây tai nạn cho bố mẹ anh chị em của chúng,... Đặc biệt sự oán hận này thường được đổ lên người phụ nữ. Đối với người phụ nữ mà nói, nguồn gốc của mọi vận khí xấu đều do phá thai mà ra. Hai thời điểm mà người phụ nữ thường gặp phải sau khi phá thai là:
👉Sau khi phá thai vài năm: gia đình gặp nhiều biến cố thường xuyên cãi nhau với chồng, bị chồng bỏ, bị ảnh hưởng đến tâm lý,...
👉Phụ nữ ở tuổi sau tuổi mãn kinh: sức khoẻ vốn dĩ đã kém hơn, lại cộng thêm sự thù hận trải qua năm tháng của vong nhi ngày càng lớn hơn và pháp lực vong nhi cũng mạnh hơn. Đây là thời điểm tập trung sự báo thù, thể hiện bằng sự xuất hiện những vấn đề sức khoẻ trầm trọng, tự nhiên xuất hiện các khối u lạ, bệnh lạ,... cho người mẹ.
➡️Có một điều này vốn tồn tại đã lâu trong xã hội mà chúng ta cũng phải nhìn nhận là ngày tồn tại càng nhiều những mâu thuẫn gia đình, mâu thuẫn giữa con cái với bố mẹ, giữa vợ chồng khiến luân lý bị đảo lộn, tỷ lệ ly hôn tăng cao. Hay trong xã hội ngày càng có nhiều người mắc bệnh phụ khoa - nam khoa hơn, nhiều bệnh lạ cho trẻ em hơn,...
Phải chăng những điều này không có liên quan gì đến sự báo thù của các vong nhi hay sao⁉️ Xã hội cần phải có cái nhìn đa chiều hơn về khía cạnh tâm linh.
⁉️ Vậy phải làm thế nào để giảm bớt hận thù, bị báo oán của vong nhi đối với thế giới loài người❌
🙏Chỉ có thể là Cầu Siêu cho các vong nhi mà thôi 🤘
✅ Cầu siêu vong nhi thế nào mới hiệu quả nhất??!
Chúng ta đến được trên thế giới này, bản thân phúc báo - khí vận - những thứ tốt đến với mình đều là có hạn, khi làm giảm phúc đức thì rất khó để lấy lại. Cho nên việc hoá giải oán hận với vong nhi rất quan trọng để bảo tồn phúc đức cho bản thân.
Dưới đây, tôi xin đưa ra những cách hoá giải như sau:
1. Điều chỉnh tâm lý bản thân mình: Số ít những bố mẹ bỏ thai vì điều kiện hoàn cảnh không cho phép mà cảm thấy ăn năn, hối hận. Đa phần những bố mẹ bỏ thai nhi do sự ích kỷ bản thân, không ăn năn soi lại bản thân mà coi việc bỏ thai là chuyện bình thường (có phụ nữ bỏ thai cả chục lần). Còn có những người vô thần, nửa tin nửa không tin chưa nhận thức đứng đắn vào nghiệp báo của việc phá thai. Bởi vậy cần có sự nhận biết tự kiểm điểm tất cả những sai lầm mà mình đã từng làm ra dù những việc đó tưởng chừng là vô hình không ai biết.
2. Phát tâm sám hối: sau khi nhận biết được sự lỗi thì việc đầu tiên cần sám hối với những vị phật, bồ tát, chư vị thần tiên, chư vị sư tổ có duyên với mình. Sau đó, sám hối với thai nhi. Sự sám hối này phải xuất phát từ thực tâm trái tim, để vong nhi cảm nhận được tình cảm thực sự đối với nó, chứ không phải chỉ sám hối ngoài miệng. Có như vậy thì mới từ từ giảm bớt sự oán hận của vong nhi. Bản thân phải biết “hồi hướng công đức” - lấy công đức của mình giành cho vong nhi, không phải không chỉ đọc kinh sám hối là xong mà phải có những hành động cụ thể “làm việc thiện, tích luỹ công đức” thì mới dc. Bố mẹ vong nhi bắt buộc phải dùng châm tâm của mình để cảm hoá vong nhi. Có như vậy mới mong cầu sự tha thứ từ vong nhi.
3. Cầu siêu: Một người muốn thoát khỏi Tam giới ngũ hành luân hồi, không phải chỉ một kiếp tu hành mà thành, có khi phải tu hành vạn kiếp, cũng có khi tu vạn kiếp mà còn chưa thành. Bởi vậy, việc cầu siêu giúp cho vong nhi được đến tu tập tại tịnh độ của một vị Phật, một vị Thần tiên nào để thoát khỏi ngũ hành luân hồi là việc vô cùng khó khăn, không phải ai cũng làm được, mà phải nhờ vào pháp lực của Pháp sư cao tay và phụ thuộc rất nhiều vào phúc báo của từng vong nhi. Đa phần, việc cầu siêu hiện tại ở trần gian đều là cầu siêu cho vong nhi được trở lại luân hồi, có thể đầu thai thành súc sinh, hoặc có thể đầu thai thành nhân thân hoặc Lục đạo luân hồi khác.
🙏🙏🙏Đối với tất cả người trên trần gian cần phải kiểm soát mọi hành vi của mình, có thể chỉ bằng một hành vi nhỏ mình coi là không đáng gì nhưng thực chất lại chính là nguyên nhân gây ra mọi nghiệp báo đối với mình.
🙏🙏🙏Tam Vô Lượng
(f/b HÀ TÙNG)

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2023

Vì sao bị bóng đè và Cách hóa giải bóng đè

 


Vì sao đôi khi đang ngủ chúng ta bị bóng đè?
Hòa Thượng Tịnh Không khai thị
Phàm là người khi ngủ bị bóng đè đều là do yểm quỷ gây nên. Yểm quỷ cũng là 1 trong 8 bộ quỷ thần chúng ta thường thấy trong Kinh. Tám bộ quỷ thần gồm có: Trời, Rồng, Dạ Xoa, Càn Thát Bà, A Tu La, Ca Lâu La, Khẩn Na La, Ma Hầu La Già.
Người khi bị bóng đè trong tâm nhận biết rất rõ ràng, mà toàn thân thì chẳng thể động đậy, rất muốn thoát ra nhưng lại không cách nào thoát ra được. Đây là do trong căn nhà mình ở chẳng được sạch sẽ, nói 1 cách khác thì là trong nhà có quỷ. Tại sao trong nhà lại có quỷ? Vì tâm hành của những người trong nhà không chánh nên chiêu cảm những quỷ thần này đến. Những quỷ thần này ở trong nhà chờ đợi thời cơ, khi thấy người nào trong nhà mà vận khí không tốt, tức là vận khí đang bị suy kém thì họ liền ra tay để gây khó dễ, để hiếp đáp người đó.
Khi gặp những chuyện bị bóng đè này hơn phân nửa là vì vận của mình đang hồi suy kém, nên những quỷ thần này mới đến chọc phá, nếu vận của mình đang thời kỳ hưng vượng thì những quỷ thần này chẳng dám đến chọc phá. Đặc biệt là những người tu học chân chánh, những quỷ thần này chẳng những không dám đến chọc phá mà còn sợ hãi lánh xa.
Cho nên khi bị bóng đè thì chúng ta phải biết lúc này vận khí của chính mình đang không tốt, nên mới bị quỷ thần đến hiếp đáp. Tại sao vận khí lại không tốt? Là do ta chẳng y pháp mà tu hành nên công phu chẳng đắc lực, các loại nghiệp chướng thi nhau hiện tiền nên làm cho vận khí của ta suy kém đi. Vì thế hãy mau mau hồi đầu y theo những gì trong Kinh Phật dạy đó mà nổ lực tu hành, có như vậy thì vận khí của chính mình mới có thể hưng vượng lên.
Có thể nói hầu như người nào trong đời cũng đều ít nhiều gặp phải hiện tượng này. Tuy nhiên, đối với người chân thật học Phật thì sau khi học Phật rồi những hiện tượng này sẽ dần giảm bớt đi. Đại khái trong 10 năm đầu học Phật thì thỉnh thoảng vẫn còn, nhưng sau 10 năm đầu thì hiện tượng này sẽ hết. Do đó, trong việc tu học muốn biết mình có công phu thật sự hay không, công phu có đắc lực không thì hãy so sánh với những hiện tượng lúc bạn chưa học Phật hay lúc bạn mới học Phật gặp phải thì liền biết được.
So sánh thế nào đây? Lúc trước mỗi khi nằm ngủ thường hay bị bóng đè, hoặc nằm mộng đều gặp phải ác mộng như đi trên đường hiểm, hay bị những người đã chết đến hiếp đáp, hay thấy mình bị những người không quen biết đuổi giết, hay thấy mình cùng các quỷ thần dạo chơi…tuy nhiên trong những cảnh mộng này tâm thái rất tán loạn, rất sợ hãi, không tự chủ được. Sau 1 thời gian nổ lực tu hành, tuy rằng cũng có nằm mộng nhưng trong mộng lại rất tỉnh táo, mọi hoạt động đều giống như trong sinh hoạt hằng ngày vậy, không còn gặp ác mộng nữa, thì đây là công phu có tiến bộ rất nhiều. Còn nếu thường nằm mộng thấy Phật, Bồ Tát, hoặc thấy mình làm các việc Phật sự, hay mình đang tu hành thì đây đều là chuyện tốt do công phu tu hành đắc lực mà chiêu cảm được.
________________________________________
HẾT BỊ BÓNG ĐÈ NGAY LẬP TỨC NHỜ NIỆM PHẬT
(Trích: fb Quang Tử)
Vừa tỉnh dậy được một lúc, tôi vẫn còn chút mệt mỏi, đờ đẫn. Vì bản thân vừa phải vật lộn với cơn “bóng đè” trong giấc ngủ trưa nay.
Tôi là Chi, sống tại Hà Nội. Tôi trước kia, khi ngủ, rất hay gặp phải hiện tượng “bóng đè”. Thời gian đó, tôi rất hoang mang, không hiểu tại sao mình lại bị như vậy. Mỗi lần tỉnh dậy được, cơ thể tôi vô cùng mệt, tinh thần đờ đẫn mất cả nửa tiếng đến một tiếng đồng hồ mới có thể trở lại như bình thường.
Tôi đã từng thắc mắc và tìm hiểu, thì biết rằng hầu hết mọi người cũng từng bị bóng đè, dù nhiều hay ít. Tôi lên mạng tra cứu về hiện tượng này, cũng chỉ tìm được vài thông tin không rõ ràng, đại khái như: do cơ thể đang mệt mỏi, suy nhược, hay tâm trí đang căng thẳng mà bị. Nhưng cũng chỉ là những ý kiến hời hợt, dạng phỏng đoán, chứ chưa thấy nghiên cứu nào chỉ ra được nguyên nhân chính xác từ đâu.
Hôm nay là ngày 23/08/2021, tôi vừa trải qua giấc ngủ ban trưa và vừa vật lộn với hiện tượng bóng đè xong. Tại sao đến lần này tôi lại muốn chia sẻ cùng các bạn? Vì sau rất nhiều lần bị bóng đè suốt bao nhiêu năm nay, đây là lần đầu tiên trong đời TÔI ĐÃ CHIẾN THẮNG NÓ MỘT CÁCH CHỦ ĐỘNG.
Trưa nay, khi chuẩn bị chợp mắt, tôi đã tính chỉ ngủ khoảng nửa tiếng thôi, sau đó còn phải dậy làm việc. Tôi đang mơ màng trong giấc ngủ, tâm thức tôi định hình được việc cần phải tỉnh dậy rồi. Nhưng lạ thay, tôi cố dậy nhưng không dậy được, muốn cử động nhưng sao khó thế này. Cứ như có một thứ gì đó đang ghìm tôi xuống giường một cách rất mạnh mẽ, mà tôi không thể nào kháng cự. Theo kinh nghiệm nhiều lần, tôi đã biết ngay mình bị bóng đè.
Những ai đã từng bị bóng đè, chắc đều hiểu được. Lúc đó chúng ta sẽ cố gắng vùng lên, cố gắng tìm xem có ai ở cạnh không để gọi, cố gắng cử động chân tay, cơ thể, cố gắng mở miệng ra để nói. Nhưng mọi sự dường như bất lực.
Hoặc chúng ta sẽ tưởng rằng mình sắp dậy được rồi, đã gọi được người thân để giúp mình rồi. Hóa ra đều không phải. Người thân, nếu có nhìn thấy lúc ta đang bị bóng đè, thì cảnh tượng “vật lộn, kháng cự” ấy của chúng ta, với họ đều không có gì, họ chỉ nhìn thấy cơ thể ta vẫn đang ngủ ngon lành mà thôi. Thế mới biết mọi sự cố gắng để ngồi dậy, hay cố gắng gọi ai đó, nói điều gì đó chỉ là ở trong tâm thức, chứ cơ thể chúng ta vẫn đang hoàn toàn bất động ở tư thế ngủ bình thường.
Trở lại với cơn “bóng đè” trưa nay của tôi, khi ấy, tôi cố gắng hết sức tỉnh dậy nhưng không được. Trong cơn mơ màng, thần trí hoang mang, tôi chỉ mong có ai đó đi vào phòng để kêu tôi dậy. Vì tôi nhớ những lần trước, chỉ khi có ai đó đánh thức thì tôi mới tỉnh được.
Và tôi nghe thấy tiếng động, như kiểu mẹ tôi đang đi vào phòng. Tôi lập tức cố gắng mở miệng gọi mẹ, bảo mẹ “con bị bóng đè không dậy được, mẹ kéo con dậy với”. Rồi khi ấy tôi thấy mẹ tôi đưa hai tay kéo người tôi lên, nhưng nặng lắm, cuối cùng mẹ cũng ko kéo được tôi dậy. Lúc này thần trí tôi vẫn rất mơ màng, kiểu nửa tỉnh nửa mê, cái biết cái không.
Vì sao tôi lại nói vậy, bởi vì khi tôi tỉnh lại, tôi đã đi tìm ngay mẹ tôi để hỏi: “Nãy giờ con bị bóng đè, con thấy mẹ đi vào phòng, có nhờ mẹ đánh thức để con tỉnh, có phải không mẹ nhỉ?” Mẹ tôi đáp: “Không, nãy giờ mẹ ở dưới nhà mà”. Vậy là hóa ra, trong cơn hoảng loạn, tâm thức tôi đã vọng tưởng ra cảnh giả rồi.
Vậy lần này, tôi đã chiến thắng bóng đè một cách chủ động như thế nào?
Kể các bạn nghe, trước kia tôi là một kẻ vô thần. Đối với tôi, khi đó Thần Phật chỉ là do con người ta hư cấu mà thôi. Nhưng có lẽ do có cái duyên gì đó từ những kiếp xưa, nên cuộc sống đã đưa đẩy tôi tìm lại được Phật Pháp. Tôi bắt đầu tìm hiểu về Phật Pháp được khoảng gần 3 năm nay, nhưng chính thức tu tập mới được 9 tháng thôi. Như đã nói ở trên, trước kia, tôi rất hay bị bóng đè. Nhưng lạ thật, từ khi tôi bắt đầu tu tập đến nay, tôi không còn bị nhiều nữa. Tôi nhớ trong suốt 9 tháng tu tập, tôi mới bị có 2 lần tính cả buổi trưa nay.
Khoảng thời gian vừa rồi, tôi có biết nhiều trường hợp nhờ niệm Phật, trì chú mà hết bị bóng đè. Ngay cả người bạn đồng tu với tôi cũng kể rằng, hôm đó bạn ấy bị bóng đè, nhưng khi đó bạn nhớ được niệm Lục Tự Đại Minh chú “OM MANI PADME HUM” của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát mà bạn ấy không bị bóng đè nữa, và tỉnh dậy được.
Sau đó, có một lần tôi bị bóng đè trở lại, khi ấy, bỗng nhiên tôi nhớ là cần phải niệm chú. Trong đầu tôi không nghĩ ra được là nên chọn chú nào, hay niệm danh hiệu của Đức Phật ,Bồ Tát nào. Chỉ biết là cần phải trì chú, niệm Phật, vậy là tôi bất giác trì câu chú Diệt Định Nghiệp của Ngài Địa Tạng Bồ Tát “OM P’RA MA NI ĐA NI XOA HA”. Nhưng cuối cùng vẫn không được.
Và lần thứ 2 là lần này. Lần này cũng vậy, sau khi vật lộn mãi không tỉnh dậy được, tâm thức tôi bất giác nhớ ra phải niệm Phật. Tôi cố niệm ra miệng, nhưng không thể mở được miệng ra, thế là tôi niệm trong đầu “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”. Bất ngờ lắm, ngay từ niệm đầu tiên, tôi đã không còn bị bóng đè nữa, và trong vài giây, tôi đã tỉnh dậy được luôn. Trong khi suốt từ nãy tới giờ, tôi cứ mệt mỏi cố gắng mà bất lực. Tỉnh dậy, tôi bất ngờ và sung sướng, thầm cảm ân oai lực của Phật Pháp đã giúp tôi.
Nhưng các bạn đừng lầm tưởng rằng: câu chú này linh ứng hơn câu chú khác, niệm danh hiệu Đức Phật này tốt hơn danh hiệu Đức Phật kia. Vì hiệu quả hay không, còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Có người trì chú này hiệu nghiệm, có người niệm danh hiệu Đức Phật lại có tác dụng. Có người cũng áp dụng cả hai lại không thấy gì.
Ví dụ như trường hợp của tôi. Sau khi tỉnh dậy, tôi đã suy nghiệm được như sau. Lần trước khi tôi bị bóng đè, tôi bất giác nhớ ra trì chú diệt định nghiệp “OM P’RA MA NI ĐA NI XOA HA”, đó là do trong thời gian đó, mỗi ngày tôi đều trì 108 biến chú đó. Nhưng tại sao lần đó lại không hiệu nghiệm gì?
Tôi so sánh với lần này. Hôm nay, tôi lại nhớ ra được trong lúc bị bóng đè, là cần phải niệm “NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”. Là do thời gian này, tôi mỗi ngày đều trì 2160 câu Phật hiệu hoặc hơn nữa. Lần này áp dụng, tôi đã có kết quả ngay lập tức. Có lẽ bởi tôi tu tập tinh tấn hơn, ngoài ra hàng ngày tôi cũng tu nhiều pháp môn khác nữa như sám hối, phát nguyện, trì Chú Đại Bi …
Qua đây, tôi cũng nghiệm ra một điều. Khi chúng ta nằm ngủ, thần trí mơ màng, hay có các giấc mơ lung tung không rõ ràng. Hoặc khi bị bóng đè, thần trí cũng hoang mang, đờ đẫn, lúc biết lúc không, chẳng kiểm soát được gì. Vậy thì, lúc lâm chung, tứ đại tan rã, thân thể đau đớn, oan gia trái chủ tìm tới, tướng nghiệp hiện ra, liệu thần trí lúc đó có tỉnh táo được hay không? Nhất là với người tu tịnh độ, niệm Phật cầu vãng sinh, lúc hấp hối làm sao đủ tỉnh táo để niệm Phật được?
Như tôi đây, nếu hàng ngày không niệm Phật như vậy, chắc chắn chủng tử Phật trong tâm thức không đủ để khởi lên trong lúc bị bóng đè. Huống chi là lúc hấp hối, thần thức đang trong cơn hoảng loạn cực độ. Nếu sinh thời không lo tu tập từ trước, thì lúc lâm chung, ác nghiệp lại vượt trội hơn, thì làm sao mà niệm Phật cho được?
Nói về hiện tượng bóng đè, sau khi tìm hiểu Phật Pháp, tôi cũng hiểu ra được. Thực ra, đó là do những chúng sinh cõi vô hình, như các vong linh hay các oan gia trái chủ vì lý do gì đó đã tác động lên ta. Tóm lại, vẫn là do ác nghiệp của bản thân mà chiêu cảm nên. Hiện tượng này nếu xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần vô cùng nghiêm trọng. Cách tốt nhất để làm giảm hiện tượng này, chính là tinh tấn tu tập, sửa đổi bản thân, sám hối các ác nghiệp, tránh dữ, làm lành, ... không nằm ngoài các pháp mà Đức Phật đã truyền lại cho chúng sinh.
Bản thân tôi, kể từ khi bắt đầu tu tập, hiện tượng này đã giảm đi rất nhiều.
Phật Pháp thật nhiệm màu, không những giúp chúng ta giải đáp được những thắc mắc trong cuộc sống, mà còn cho ta những phương pháp hóa giải những khổ đau trong đời. Bản thân tôi cảm thấy vô cùng may mắn khi gặp được Phật Pháp, nương tựa Tam Bảo mà tu hành. Tôi vẫn thường kể với mọi người rằng: Phật Pháp đã sinh ra tôi một lần nữa.
Chúc các bạn thân tâm luôn an lạc!
(nguồn: sưu tầm từ các bài giảng của Hòa Thượng Tịnh Không)
Xin thường niệm A DI ĐÀ PHẬT, nguyện cầu sanh về cõi Tây Phương Cực Lạc
 HOAN NGHÊNH CHIA SẺ, TUYÊN LƯU PHẬT PHÁP
Chia sẻ Pháp là cách cúng dường tối thượng

Thứ Hai, 13 tháng 3, 2023

PHƯƠNG PHÁP CẦU TỰ VÀ THAI GIÁO THEO PHẬT GIÁO

 

Tương Quán Thế Âm Bồ Tát 

1. Trước khi muốn có con, hai vợ chồng nên tiết dục, ăn chay ba ngày, sau đó đến trước thánh tượng Bồ Tát Quán Thế Âm cầu tự. Nguyện gì ráng làm cho viên mãn. Như vậy, đứa con sanh ra là người có thiện căn trong Phật pháp.
2. Tuỳ theo nhân duyên của mỗi người mà chọn Kinh Dược Sư hay Kinh Phổ Môn để thọ trì suốt thời gian mang thai. Nếu một trong hai vợ chồng bị bệnh hiếm muộn con cái thì chọn trì Kinh Dược Sư.
3. Nếu cả hai vợ chồng sức khỏe bình thường, muốn an thai nên trì Kinh Địa Tạng.
4. Thai phụ nên phát nguyện ăn chay kỳ. Tuyệt đối không được phá chay. Không nên sát sanh để dưỡng thai, chỉ dùng tam tịnh nhục được bán sẵn ngoài chợ.
5. Nên phát nguyện vì đứa bé sắp sanh ra mà mỗi tháng phóng sanh hai lần.
6. Người nữ hiếm con, nên đeo chú Lăng Nghiêm hoặc chú Đại Tuỳ Cầu.
7. Người sản phụ đi, đứng, nằm, ngồi nên niệm Phật hay Bồ Tát Quán Thế Âm.
8. Người mẹ mang thai nên nghe các kinh Địa Tạng, Từ Bi Thuỷ Sám, Lương Hoàng Sám, Chú Lăng Nghiêm, Chú Đại Bi và các kinh nhạc thần chú Đại thừa khác. Nếu nghe thuyết pháp nên nghe HT. Tuyên Hoá giảng.
9. Người mẹ nên chọn các hình tượng Phật, Bồ Tát có hảo tướng ngắm nhìn. Thường xuyên bố thí, cúng dường Tam Bảo.
10. Tuyệt đối không xem truyện, sách báo, phim ảnh đồi trụy, không nghe nhạc kích động hay các bản tình ca chia ly sầu thảm trong suốt thời gian mang thai. Về sau sẽ ảnh không tốt đến tính cách và cuộc đời của đứa bé.
11. Trước ngày dự sanh nên vì cả hai mẹ con mà đọc một bộ kinh Địa Tạng.
12. Người chồng nên vì vợ trong lúc vượt cạn mà niệm Bồ Tát Quán Thế Âm hay Bồ Tát Địa Tạng.
13. Không nên vì đứa bé mới sanh ra mà sát sanh vào các dịp cúng đầy tháng, thôi nôi và sinh nhật. Làm vậy, sẽ khiến con cái bệnh tật và đoản thọ. Trái lại ngày sinh nhật nên dạy đứa bé phóng sanh.
14. Nếu sợ con mình bị xâm hại, cha mẹ nên cúng một bộ đồ em bé trước thánh tượng Bồ Tát Quán Thế Âm rồi đem bố thí. Lưu ý, bé trai thì mua đồ nam, bé gái thì mua đồ nữ để cúng.
15. Nên đem em bé cầu tự được về chùa quy y Tam Bảo.
Nếu biết cầu tự và thai giáo như trên, quý Phật tử chẳng lo oan gia trái chủ đến đòi nợ. Dù đó là oán xưa, nợ cũ thì nhờ công đức tu tập như thế cũng chuyển hoá. Chẳng những đứa bé sanh ra dễ nuôi mà còn đầy đủ phước đức trí tuệ. Cho nên, phải cẩn trọng!
Nam Mô Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát.🙏🙏🙏
(Thích Như Dũng)
St Diệu Quang