|
Trung tâm : Trường sinh
học dưỡng sinh học ở Hà Nội của Thầy Nguyễn Xuân Điều đang mở luân-xa cho các học viên |
Bài viết này xin trân trọng cảm ơn Cô: Hồ
Thị Thu chủ nhiệm Trường năng lượng
sinh học thôn Hội Vân xã Cát Hiệp huyện Phù Cát tỉnh Bình Định; và Vợ- Chồng
Thầy: Nguyễn Xuân Điều ở Bộ môn: Trường sinh
học dưỡng sinh học ở Hà Nội ( Trung tâm UNESCO-Văn hóa Dòng họ Việt Nam).
Nhân duyên đến với Trường năng lượng sinh học thôn Hội Vân
Cách đây
trên 4 năm tôi không tin vào
“ngồi Thiền mà chữa được bệnh”. Vì năm 2008 cả nhà tôi (vợ và hai con trai) đã
đến cơ sở trung tâm hướng dẫn dậy ngồi thiền
chữa bệnh: Đó là Trung tâm Trường sinh học dưỡng sinh của Thầy Nguyễn Xuân
Điều- nhà B1-phòng 207 (Cầu thang 3) ; PHỐ TÔ HIỆU, PHƯỜNG NGHĨA TÂN,QUẬN CẦU
GIẤY, HÀ NỘI học thiền. Các con tôi do khi đó tuổi rất trẻ nên học thiền để
nâng cao sức khỏe ; còn vợ tôi khi đó có bệnh kinh niên về “hội chứng tiền
đình” đã đi chữa bệnh nhiều nơi không khỏi và bệnh kéo dài nhiều năm (từ năm
1996 đến 2008; đi khám các bác sỹ đều chẩn đoán có bệnh “hội chứng tiền
đình”); Sau khi học thiền ở trung tâm
của Thầy Nguyễn Xuân Điều thì có kết quả rất khá gần như đã khỏi hết bệnh và có thể tự đánh giá
của gia đình tôi là đã khỏi bệnh “hội chứng tiền đình”.
Vợ
tôi và các con đã nhiều lần động viên tôi đi học thiền để tự chữa bệnh nhưng
tôi thấy rất phân vân ...không biết học ngồi thiền có chữa được bệnh không?
Về
bệnh thì từ năm 2006 tôi đã bị huyết áp cao và uống thuốc thường xuyên mỗi ngày
1 viên coversyl-5 (loại 30 viên); đến tháng 9/2010 tôi nghỉ hưu thì vẫn duy trì
khám sức khỏe định kì. Đến năm 2010 cơ thể lại tự sinh ra thêm bệnh Tiểu đường
tuyp1 ; điều trị bằng thuốc tây cứ ba tháng một lần bệnh không giảm mà đến năm
2011 tăng lên tuyp2. Và cơ thể thêm bệnh gút , đại tràng và mỡ máu cao. Như vậy trong người lúc này đã có 5 bệnh
tấn công: huyết áp cao, tiểu đường tuyp2, gút, mỡ máu cao và đại tràng. Khi này
nhà tôi và các con tôi vận động nên đi học ngồi thiền để tự chữa bệnh và đến
khi này tôi thấy cũng ....phải đi học thiền; nhưng học ở đâu?
Ngày 16 tháng 3 năm 2012; tôi vào
thành phố Hồ Chí Minh thăm con trai
tôi có công ty TNHH ở quận Phú Nhuận; và có làm thêm về ngành du lịch thấy rất nhiều du khách
mua vé từ sân bay Tân Sơn Nhất đi đến
sân bay Phù Cát – tỉnh Bình Định.
Sau khi tìm hiểu thì
thấy du khách đến đây có hai mục đích là:
Thứ nhất, là đi du lịch các
danh lam thắng cảnh ở Bình Định: ở Bình Định có nhiều danh lam thắng cảnh rất
nổi tiếng như : Bãi biển Quy Nhơn: Thiên nhiên đã hào phóng ban tặng cho Bình Định
những bãi biển tràn ngập ánh nắng, mặt nước trong xanh, kéo dài từ trung tâm
thành phố Quy Nhơn về hướng đông bắc qua các xã Nhơn Lý, Nhơn Hội (Quy Nhơn),
Cát Tiến, Cát Hải (Phù Cát) là một trong những bờ biển đẹp nhất Nam Trung Bộ
với những bãi tắm lý tưởng như Tân Thanh, Vĩnh Hội, Trung Lương, thu hút đông
đảo khách du lịch đến đây hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ, biển cả
bao la với những cồn cát, hải đảo ngập tràn gió lộng, xen giữa những bãi biển
lấp lánh cát vàng, sóng xanh và thưởng thức các món hải sản đặc sắc của địa
phương.
|
Đồi Ghềnh Ráng :
Nằm ở phía Đông Nam thành phố
Quy Nhơn, là thắng cảnh quốc gia, là tác phẩm thiên tạo với quần thể sơn
thạch chạy sát biển, nơi đây đá chất chập chùng tạo thành hang, thành rạng,
thành gành với khí hậu mát lành và phong cảnh hữu tình, được vua Bảo Đại chọn
là nơi nghỉ mát từ năm 1927. Dưới chân đồi Ghềnh ráng, bên bờ gành là bãi tắm
độc đáo với vô số viên đá cuội được sóng biển mài nhẵn, dành riêng cho Nam
Phương Hoàng Hậu khi về đây nghỉ mát nên còn gọi là bãi tắm Hoàng Hậu. Từ trên
sườn đồi có thể ngắm bao quát toàn bộ phía Đông thành phố Quy Nhơn và xa hơn
là bán đảo Phương Mai với đầm Thị Nại như một bức tranh thủy mặc.
|
Học viên đang học "Ngồi thiền và tự điều chỉnh- chữa bệnh" tại trung tâm của thầy Nguyễn Xuân Điều |
Và bên cạnh sườn đồi còn có lăng mộ của nhà thơ Hàn
Mặc Tử - một thi sĩ nổi tiếng trong làng thi ca Việt Nam gọi là Đồi Thi Nhân và mộ Hàn Mặc Tử: được
Nhà nước công nhận là di tích danh lam thắng cảnh năm 1991. Mộ nhà thơ nằm
trên đồi Thi Nhân, dưới chân đồi là bãi biển Quy Nhơn. Xung quanh khu mộ nhà
thơ Hàn Mặc Tử là những vườn hoa, những mảng cỏ xanh mượt… là hàng cau nắng
mới lên. Mộ nhà thơ quay về phía Tp.Quy Nhơn với muôn vàn ánh sao khi thành
phố về đêm. Bạn bè khắp nơi nhớ Quy Nhơn là nhớ đến thi sĩ Hàn Mặc Tử, vì vậy
mộ nhà thơ không ngày nào vắng người đến viếng, nhất là những người yêu thơ.
Nơi đây còn trở thành nơi chụp ảnh cho những đôi lứa yêu nhau.Thắng cảnh
Hầm Hô: Là một khúc sông dài gần 3 km chảy qua các khu rừng
già với những tảng đá lớn muôn hình muôn vẻ trên địa bàn xã Tây Phú, huyện
Tây Sơn, cách Quy Nhơn khoảng 55 km. Hầm Hô nổi tiếng là nhiều cá, nhất là về
mùa lũ, cá từ khắp nơi kéo về từng bầy đặc cả nước. Cá lội ngược dòng bị thác
nước hất tung trở lại trông như cá bay. Dân gian truyền rằng, hàng năm Long
Vương tổ chức kỳ thi cho cá tại Hầm Hô, con nào vượt qua được sẽ hóa thành
rồng, do điển tích này mà thác Hầm Hô còn có tên chữ là Vũ Môn, còn dân gian
thì gọi là thác Cá Bay.Suối khoáng Hội Vân: nằm
trên địa bàn xã Cát Trinh, huyện Phù Cát cách thành phố Quy Nhơn 48 km về
phía Tây Bắc (trên đường đi vào trường: Trường năng
lượng sinh học thôn Hội Vân của cô Hồ Thị Thu ), trong một vùng có
cảnh đẹp thanh tao, kỳ ảo Hội Vân là một suối khoáng nóng có giá trị đối với
việc điều dưỡng chữa các bệnh như thấp khớp, tim mạch, các bệnh ngoài da...
Tương truyền đây là suối nước mà thần tiên đã ban cho một công nương trong
hoàng tộc Champa để chữa bệnh, vì vậy mà con suối này còn có tên gọi là suối
Tiên. Hiện nay ở đây có viện điều dưỡng chữa bệnh với các phương pháp trị
liệu cổ truyền được du khách đánh giá cao. Hồ Núi Một: Là
một hồ nước ngọt lớn có mặt hồ rộng hơn 1.200 ha, ở xã Nhơn Tân, huyện An
Nhơn, xung Quanh hồ là suối, thác, hang động, rừng nguyên sinh, chính giữa là
mặt nước hồ phẳng lặng, trong xanh, tạo nên một khung cảnh sơn thuỷ sông –
suối – núi – hồ hữu tình, gần cuối hồ là làng đồng bào dân tộc Bana, giúp cho
du khách khám phá tìm hiểu thiên nhiên, đời sống sinh hoạt của đồng bào dân
tộc và cùng tham gia các hoạt động văn hoá của đồng bào dân tộc Bana như: ca
múa hát, cồng chiêng...
Thứ hai là đến Trường năng
lượng sinh học thôn Hội Vân xã Cát Hiệp huyện Phù Cát tỉnh Bình Định của cô
Hồ Thị Thu để “học thiền chữa bệnh”. Khi này báo chí nói đến cơ sở của cô Hồ
Thị Thu chưa nhiều. Bố con tôi đã đến Trường của cô Hồ Thị Thu.
Tôi đến trường
của cô Thu ngày chủ nhật 18/3/2012.
Và nhập trường để học vào
sáng thứ 2 ngày 19/3/2012. Lớp học ngồi thiền bắt đầu vào lúc 11 h30’, cô cho
lớp ngồi thiền ngay từ buổi ban đầu với thời lượng ngồi là 35’. Ngày thứ 3
vào học từ 11h, ngồi thiền 50’. Ngày thứ 4 vào học lúc 10h30’, ngồi thiền
60’. Ngày thứ 5 vào học lúc 10h30’ ngồi thiền 70’. Ngày thứ 6 vào học lúc 10
h; ngồi thiền 80’ và ngày thứ 7 vào học lúc 8h , ngồi thiền 90. Những ngày
đầu học “ngồi thiền” thì rất mỏi đúng như kiểu bị “tra tấn” cả hai chân rất mỏi, mỏi nhất là cái
chân dặt ở bên dưới. Ngày thứ nhất tôi cố ngồi được 15’ thì đau lắm và tôi rất
nản. Nhưng nghĩ đến trong cơ thể mình có tới 5 bệnh nên phải tự cố lên! Trong thời gian học thiền cô Thu động viên : "Mọi người đến đây chắc chắn đã phải đi viện nhiều lần hoặc là bị bệnh lâu ngày không khỏi đã đi vái tứ phương ; nên hôm nay về đây thì phải "ráng cố lên!" . Và cũng
qua 6 ngày “chiến đấu” tôi cũng hoàn thành khóa học : gọi là “Lớp hướng dẫn
căn bản cấp I+II”; 6 buổi/ 1 tuần
(trọn gói 6 buổi).
Hôm chia tay cũng là thứ 7- buổi học
cuối cùng Cô Hồ Thị Thu có căn dặn học viên về học " lớp Trung cấp nâng cao" vào
ngày 1/7/2012 (chỉ có 1 buổi duy nhất vào ngày chủ nhật); Nhưng yêu cầu mỗi học viên
về nhà tự ngồi thiền nhớ “không bỏ tập ngày nào” với thời lượng từ 30’ trở
lên hàng ngày; và khi quay lại học
chương trình nâng cao phải “ngồi thiền” được từ 1h15’ trở lên.
Tôi đã tuân thủ đúng những điều cô Hồ
Thị Thu căn dặn, mỗi ngày thiền ít nhất 2 lần: buổi sáng thiền 1h15’ đến 1h30’
; buổi trưa thiền ít nhất 30’ trở lên ( và nhiều hôm thiền thêm buổi tối ít nhất 30’).
Hàng ngày nếu không thiền cảm thấy
người như thiếu cái gì và việc ngồi thiền đã thành lệ như cơm ăn nước uống
hàng ngày...Cơ thể thấy rất khỏe.
|
Nhân duyên đến với Trung tâm Trường sinh học dưỡng sinh của Thầy Nguyễn
Xuân Điều
Về nhà “tự ngồi
thiền” được hai tháng; Sắp đến ngày 1/7/2012 theo lời dặn của
cô Hồ Thị Thu là vào học tiếp chương trình nâng cao chỉ có một ngày. Tôi đang
phân vân thì vợ con tôi nói “chỉ có một ngày mà bay vào Phù Cát nếu đi máy bay thì hơi lãng phí; thì nên xem
xét đến trung tâm của Thầy Nguyễn Xuân Điều mà học chương trình cũng giống cô
Thu mà!”; và tôi đã đăng kí học ở cơ sở Trung tâm Trường sinh học dưỡng sinh
của Thầy Nguyễn Xuân Điều.
Ngày
1/6/2012 tôi đã đến trung tâm của Thầy
Nguyễn Xuân Điều để học “Ngồi thiền”. Một
vinh dự của tôi là ngày 17/7/2012; tại Bộ môn Trường sinh học dưỡng sinh học của Thầy
Nguyễn Xuân Điều ở Hà Nội đã tổ chức giao lưu với Thầy Trần Văn Mai từ tỉnh
Bình Dương ra Hà Nội.
Có một điều rất thú vị là: Thời gian giao lưu tuy không nhiều chỉ được hơn một giờ đồng hồ; nhưng
được Thầy Nguyễn Xuân
Điều và Thầy Trần Văn Mai đã cho biết là: Trung tâm ở Hà Nội và các lớp “Dậy
ngồi thiền của Thầy Trần Văn Mai” ở khắp các tỉnh trong cả nước cũng như của Cô Hồ Thị Thu ở Bình Định là cùng một phương pháp thiền: sử dụng
năng lượng sinh học dưỡng sinh để cơ thể tự “phòng và tự điều chỉnh
chữa bệnh” của Tiến sĩ Đasira Narada.
(Ở Hà Nội duy nhất chỉ có cơ sở của
Thầy Nguyễn Xuân Điều là hướng dẫn dậy “ngồi thiền” theo phương pháp của thầy
Tổ: Tiến sĩ Đasira Narada; còn những cơ sở khác ở Hà Nội cũng dậy “ngồi thiền” nhưng phá cách
: Thiền-Khí công; thiền-Yoga...Học rất khó!)
Đến nay ; sau khi “ tự ngồi thiền ” hơn bốn tháng, kết quả kiểm tra sức khỏe thật bất ngờ tất cả
các trị số trong người đều có kết quả rất tốt. Bước đầu các bệnh đã dừng phát
triển và đang khỏi dần.
Có được kết quả này tôi xin trân trọng cảm ơn : Cô Hồ Thị Thu chủ
nhiệm Trường năng lượng sinh học thôn
Hội Vân xã Cát Hiệp huyện Phù Cát tỉnh Bình Định. và vợ chồng Thầy: Nguyễn Xuân
Điều ở Bộ môn: Trường sinh
học dưỡng sinh học ở Hà Nội ( Trung tâm UNESCO-Văn hóa Dòng họ Việt Nam).
Với tôi mới học và "ngồi thiền" trên bốn tháng
nhưng thấy rất rõ tác dụng của thiền: Thiền có tác dụng điều chỉnh
mọi hoạt động của cơ thể, tạo lập sự cân bằng nội tại. Ngoài tác dụng thư giãn,
nó còn giúp phòng và chữa các bệnh do mất cân bằng chức năng cơ thể; điều dễ
nhận thấy nhất là những chứng bệnh thường gặp như hắt hơi, sổ mũi khi giao mùa,
thay đổi thời tiết bất thường, hiện tượng cúm cảm thì hầu như không thấy nữa./.
(Ngô Lê Lợi- Kỷ niệm
ngày 19/8: tháng 8/2012)