Gia đình bạn Đỗ Văn Thanh (Chụp ở Thiền viện trúc lâm Tam Đảo-Vĩnh Phúc) |
Mùng 2 tết trời ở Hà Nội, mưa phùn nhè nhẹ bay, và cái rét 16o làm cho lòng người cũng thấy se se lạnh. Gia đình người bạn thân thiết Đỗ Văn Thanh hiện đang công tác ở Tổng cục đường bộ mời đi vãng cảnh Thiền viện Trúc Lâm Tam Đảo và du xuân trên đỉnh Tây Thiên ngày tết.
9 giờ gia đình bạn Thanh đón tại số 80 Trần Duy Hưng, trời
mưa nhẹ, xe bon bon qua cầu Thăng Long, và vào thành phố Vĩnh Yên-Vĩnh Phúc và
hướng Tam Đảo. Nơi đó là Thiền viện Trúc Lâm Tam Đảo và đường lên Tây Thiên
ngày tết.
Thiền viện Trúc Lâm Tam Đảo (còn có tên khác là Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên) nằm trên quả đồi với diện tích rộng khoảng 4,5ha, rừng ngoại vi rộng 50ha, nằm trên độ cao khoảng 300 m so với mực nước biển, công trình mang đậm dấu ấn một ngôi chùa Việt Nam với phong cách kiến trúc đương đại. Phía sau chùa là núi rừng xanh tươi, trước là một cánh đồng thẳng cánh cò bay.
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một thiền viện thuộc dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử nằm tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, cách Hà Nội khoảng 85 km về phía tây; Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên là một trong 3 thiền viện lớn nhất của Việt Nam. Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên xây dựng ngay bên cạnh Khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự (Chùa Tây Thiên, Đền Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu, Đền Cô, Đền Cậu, Đền Thõng, Thác Bạc).
Thiền viện Tây Thiên là nơi đào tạo về Phật giáo một cách có hệ thống, tạo điều kiện để Phật giáo Việt Nam phát triển cả về bề rộng cũng như chiều sâu và đẩy mạnh giao lưu với các dòng phật giáo của các nước khác.
Thiền
viện Trúc Lâm Tây Thiên được khởi công từ ngày 4/4/2004 (15/2 âm lịch) với tổng
số vốn 30 tỷ đồng. Khi làm lễ khởi công, trên nền ngôi chùa cổ các nhà sư đã
tìm được vô số các viên gạch và mảnh ngói vỡ có hoa văn mang dấu ấn của thời
Trần. Sau hơn 15 tháng xây dựng công trình mang tầm cỡ quốc gia này đã chính
thức hoàn thiện và được khánh thành ngày 25/11/2005. Công trình to lớn này đã
được xây dựng với thời gian nhanh và giá thành thấp kỷ lục, riêng tòa Đại Hùng
Bửu điện chỉ thi công trong vòng 9 tháng. Sở dĩ tốc độ xây dựng nhanh như vậy
vì có sự tham gia đóng góp của hàng ngàn người, các nghệ nhân và làng nghề hầu khắp trong cả
nước: thợ mộc Hà Tây, Bắc Ninh; thợ đá Non Nước, Ninh Bình; thợ xây Nam Định,
Hà Nội.
Về hệ thống Cáp treo Tây Thiên: Cáp
treo xuất phát từ đền Cậu sau đó đi trên quần thể di tích Tây Thiên và điểm cuối cùng là: Chùa Tây Thiên, Đền Quốc Mẫu
Tây Thiên, Lăng Thị Tiêu.
Những nét chung về Quần thể di
tích Tây Thiên và hệ thống Cáp treo Tây Thiên, là một quần thể văn hóa du lịch
tổng hợp, đã được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích lịch sử văn
hóa quốc gia từ năm 1991. Du khách vãng cảnh Tây Thiên trên các ga của cáp treo sẽ thấy sự nhiệt tình hướng dẫn của nhân viên và hài lòng với dịch vụ. Giá vé cáp treo từ ga đầu (đền Cậu) đến ga cuối (đền Quốc Mẫu Tây Thiên) giá 1 lượt là 150.000đ/vé và khứ hồi là 180.000đ/vé; vé xe điện từ đền Thỏng vào đến ga đầu cự li khoảng 0,5 km là 20.000đ/vé/1 lượt (không bán khứ hồi đi lần nào mua lần đó).
Tuy nhiên đầu xuân trên đỉnh Tây Thiên nhà hàng rất ít và nên mang theo đồ ăn , nếu đặt ăn tại đây giá cũng hơi "cao" từ 150.000đ đến 200.000đ/xuất ! Và Hạ tầng của Tây Thiên đang xây dựng nên đi lại những ngày có mưa đường rất bẩn!
Tuy nhiên đầu xuân trên đỉnh Tây Thiên nhà hàng rất ít và nên mang theo đồ ăn , nếu đặt ăn tại đây giá cũng hơi "cao" từ 150.000đ đến 200.000đ/xuất ! Và Hạ tầng của Tây Thiên đang xây dựng nên đi lại những ngày có mưa đường rất bẩn!
Cứ mỗi độ xuân về, du khách và phật tử lại trẩy về đây để lễ chùa, đền và vãng cảnh Tây Thiên. Ở đây có thảm rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú, nhiều cảnh quan tự nhiên kỳ thú, khí hậu trong lành với nhiều địa danh đẹp như suối Vàng, thác Bạc, suối Giải Oan, Bàn Cờ Tiên... Quần thể di tích Tây Thiên được coi là một trong những nơi phát tích Phật giáo tại Việt Nam. Ngoài ra, đây còn là nơi thờ tự Tam Đảo sơn trụ Quốc Mẫu tối linh đại vương – Đệ nhất thượng đẳng phúc thần, tức Quốc Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu, người đã được sắc phong vì có công giúp vua đánh giặc giữ nước, mở mang bờ cõi và dạy dân làm nông nghiệp. Tây Thiên không chỉ là quần thể di tích có giá trị về tín ngưỡng tâm linh mà còn là một thắng cảnh đẹp, thu hút đông đảo khách thập phương và các Phật tử gần xa.
Đến chùa và đền ; lòng sao thấy nhẹ nhõm lâng
lâng và mọi người đều cầu mong một năm “ mưa thuận gió hòa”; “Quốc thái dân an”
và chung sống trong hòa bình mọi người cùng chung tay xây dựng đất nước quê
hương của chúng ta ngày càng giàu đẹp./.
(Ngô Lê
Lợi-Hà Nội mùng 2 tết Quí Tị)
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ THIỀN VIỆN VÀ TÂY THIÊN
Gia đình Bạn Đỗ Văn Thanh (đền Trình Quốc Mẫu Tây Thiên) |
Tác giả và cháu Đỗ Hoàng Hà (Con bạn Đỗ Văn Thanh) ở Đền Thỏng |
Mua vé xe điện |
Xe điện |
Tác giả và bạn Đỗ Văn Thanh |
Cháu Đỗ Hoàng Hà (con bạn Đỗ Văn Thanh) |
Tác giả ở đền trình Quốc Mẫu Tây Thiên |
Cháu Đỗ Thị Thu (Con bạn Đỗ Văn Thanh) |
Gác để Trống |
Gác để chuông |
Một góc thiền viện trúc lâm Tam Đảo |
GỬI BẠN
Trả lờiXóaMừng Xuân khai phím gửi màn sương
Cung chúc năm nay bớt vấn vương
Hạnh phúc chăm lo tình chợt đến
Kinh doanh phát triển vững thương trường.
Mong sao sức trẻ tràn sinh lực
Ước muốn tuổi già nặng mến thương
Tan giấc mộng vàng không oán thán
Xum vầy phước lộc hưởng an khương.
HOÀNG TIẾN NHẪN, 15-02-2013.