Ông Vũ Văn Chiến (GĐ ngồi bên trái) và Tác giả chụp ngày 24.2.2016 tại Xưởng SX Chè |
Hoàng Su phì nằm ở độ cao trên
1.000 mét so với mực nước biển, với khí hậu mát mẻ, trong lành, những cây chè
Shan tuyết cổ thụ hàng trăm năm tuổi ở huyện Hoàng Su Phì có mùi thơm rất đặc
trưng, vị đậm, nước xanh, hiếm nơi nào có. Chè Shan tuyết đã, đang khẳng định
được thương hiệu trên thị trường, trở thành một trong những cây trồng xóa đói,
giảm nghèo bền vững của huyện.
Hiện nay, toàn huyện có 21/25 xã,
thị trấn phát triển trồng chè với tổng diện tích hơn 4,4 nghìn ha, diện tích
chè thu hoạch 3,3 nghìn ha với sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt trên 12
nghìn tấn; diện tích trồng chè mới hàng năm không ngừng được mở rộng. Mặc dù là
địa phương có diện tích chè đứng thứ 2 trong tỉnh, tuy nhiên, trên thực tế sản
lượng, năng suất chè của vùng vẫn còn thấp, chất lượng sản phẩm chưa cao, việc
quảng bá giới thiệu sản phẩm cũng như mẫu mã, bao bì sản phẩm còn hạn chế… Nguyên
nhân xuất phát từ công nghệ trồng, chăm sóc, thu hoạch và chế biến còn lạc hậu.
Đến Hoàng Su phì, du khách sẽ biết
đến di sản văn hóa “Ruộng bậc thang” và sản phẩm chè. Do tiện đường tham quan di sản và mua chè của hai xã nằm trên trục đường ô tô từ
Bắc Quang vào huyện Hoàng Su Phì. Lý
do rất đơn giản bởi hai xã này có sản lượng chè cao và có chè ngon bán,
lại tiện đường đi lại,thuận tiện cho mua bán. Chè thường được du khách mua ở
hai cơ sở là hợp tác xã chè Phìn Hồ ở xã Thông Nguyên ( có thương hiệu: FIN HO
TRA) hiện nay có chi nhánh sản xuất cách trung tâm huyện 6 km và xưởng chế biến
chè xanh Chiến Hảo ở xã Nậm Ty.
Xưởng chế biến chè xanh
Chiến Hảo ở xã Nậm Ty cách huyện Hoàng Su phì khoảng
22 km: do vợ chồng anh Vũ Văn Chiến cùng
vợ là chị Hảo thành lập năm 1996 và có sản phẩm bền vững từ 2009. Anh Chiến quê
ở một xã thuộc đồng chiêm trũng của tỉnh Hà Nam; trong những năm 80 vợ
chồng anh là công nhân thuộc công ty chè Hà Giang, Đến năm 1994 công ty chè
giải thể, vợ chồng mua đất lập nghiệp tại thôn Tấn Xà Phìn xã Nậm Ty. Ở xã Nậm
Ty , toàn xã có 8 thôn ; với 7 dân tộc sinh sống là Dao, H’Mông, Kinh,
Mường, Tày, Cao Lan và Hán. Dân số toàn xã có hơn hai nghìn bốn trăm dân, với
hơn năm trăm hộ, trong đó dân tộc Dao có dân số lớn nhất chiếm 78%, tiếp
đến là dân tộc H’Mông chiếm 20%, các dân tộc khác chỉ chiếm 2% dân
số. Do điều kiện đất dốc, dân cư thưa thớt, địa hình chia cắt mạnh và giao
thông kém phát triển nên đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn. Thu nhập
bình quân đạt rất thấp dưới 2.000.000đ / người/năm, nhưng trong đó thu nhập từ
chè chiếm 45-50%; nền kinh tế chủ yếu là tự cung tự cấp, sản xuất hàng hoá chưa
phát triển.
Xưởng chế biến chè
xanh Chiến Hảo: Năm 2013 vinh dự nhân 2
danh hiệu " Vì sự nghiệp phát triển nghành chè Việt Nam " do
VINATAS trao tặng. Danh hiệu dành cho những cá nhân có trên 20 năm nỗ lực cống
hiến cho sự phát triển nghành chè. Một danh hiệu ghi nhận đúng tâm huyết và
những cống hiến của chúng tôi.
Ngành nghề kinh doanh:
1. Sản xuất trà xanh cao cấp, chủ
sở hữu thương hiệu “ Trà shan tuyết cổ thụ Tấn Xà Phìn”
2. Sản xuất chè xanh xấy công nghệ
mới.
3. Cung cấp, lắp đăt và chuyển giao
công nghệ sản xuất chè xanh cao cấp
(Nhà máy chè xanh Chiến Hảo : ĐC:
Tấn Xà Phìn – Nậm Ty – Hoàng Su Phì – Hà Giang. ĐT: (0219) 3508 014 – 3601 068.
Hãy gọi để mua sản phẩm.
Huyện Hoàng su phì đang từng bước nâng
cao chất lượng cây chè, xây dựng vùng chè nguyên liệu tập trung để tăng giá trị cho sản phẩm chè. Chỉ khi nào
làm được như vậy thì cây chè mới thực sự là cây xóa đói giảm nghèo bền vững cho
người dân ở Hoàng Su Phì. Hy vọng rằng, với việc xây dựng Đề án “Phát triển sản
xuất, chế biến và tiêu thụ chè huyện Hoàng Su Phì đến năm 2020”, đặc biệt là sự
vào cuộc tích cực, tự giác của người trồng chè sẽ góp phần đưa cây chè Shan
tuyết thực sự là cây chủ lực, mũi nhọn, cây làm giầu trong phát triển kinh tế
của huyện./.
(Ngô Lê Lợi- 24/2/2016)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét