Thứ Năm, 1 tháng 12, 2016

Khuyên Người Niệm Phật –Phần thứ 3


KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT (Phần 3)- Tác giả: Diệu Âm (Úc châu)

Khai thị
của Liên Tông Thập Nhất Tổ:
Thiệt Hiền Đại Sư.
Ta cùng chúng sanh nhiều kiếp đến nay hằng ởtrong vòng sanh tử,
chưa từng được thoát ly. Khi ởcõi này, lúc thếgiới khác. Khi sanh thiên
cảnh lúc sống dưới nhân gian. Siêu đọa trong phút giây, xuống lên ngàn
muôn nẻo! Cửa quỷsớm đi rồi chiều lại, âm ty nay thoát bỗng mai vào. Lên
non đao rừng kiếm, thân thể đứt lìa. Nuốt sắt nóng dầu sôi, ruột gan rã cháy.
Khóc than trong lửa, rên xiết trong băng. Muôn lần sống chết nội ngày đêm,
giây phút khổ đau trong thếkỷ. Lúc ấy dù biết tội khổ, nhưng ăn năn sao
kịp!
Đến khi ra khỏi, vội liền quên mất, vẫn tạo tội nhưthường. Tâm không
hằng nhưlữkhách ruổi giong, thân chẳng định dường cửa nhà thay đổi. Cát
bụi cõi đại thiên không tính nổi sốthân luân chuyển. Nước đầy trong bốn
biển chẳng nhiều bằng giọt lệbiệt ly!
Nếu không có lời Phật nói, thì việc này ai thấy ai nghe? Ví nhưchẳng
xem kinh, lý ấy đâu hay đâu biết? Thảng hoặc luyến mê nhưtrước, chỉnh e y
cũluân hồi. Rồi ra trăm kiếp nghìn sanh, khó hồi một lầm trăm lẫn. Giờtốt
vội qua mà chẳng lại, thân người dễmất nhưng khó tìm.
Âm cảnh mịt mờ,
Xót nỗi biệt ly dài đặt.
Tam đồ ác báo,
Thương cho thống khổai thay!
Vậy nên phải:
Dứt nguồn sanh tử,
Cạn bểdục si,
Độthoát mình người,
Đồng lên giác ngạn,
Muôn đời siêu, đọa
Duy ởkiếp này
Không bê trễ được.
Khuyên người niệm Phật 3
NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT
Khuyên người niệm Phật 4
Mục Lục
*) Khai thị. . . . . . . . . . . . . . .  2
*) Mục Lục . . . . . . . . . . . . . . . . 4
*) Trang phụlục cần thiết . . . .  88
*) Lời Giới Thiệu . . . . . . . . . . 9
*) Lời Tâm Sự(của một độc giả nhờ đăng) . . 10
*) Đôi Lời Trần Bạch . . . . . . . . . . . 12
*) Lời Phát Nguyện . . . . . . . . . . . . 17
*) Hồi Hướng . . . . . . . . . . . . . . . . .
49) Tâm chí thành chí kính!Trang. . 18
Tâm chí thành, chí kính tựnó tạo ra công đức. ChưTổdạy, một phần thành kính được
một phần công đức, mười phần thành kính được mười phần công đức. Nhất thiết phải có tâm
thành kính mới thâm nhập vào Phật đạo, mới khai ngộ được chơn tánh. Người không có tâm
thành kính Phật Bồ-tát thì dù cho có thông minh, tài cao, là trượng phu quân tửhay anh
hùng hào kiệt, thì nhiều lắm cũng chỉlà sựthành công trong thiện pháp của thếgian mà thôi!
Nghĩa là, đường thiện có thể đi, nhưng luân hồi sanh tửchắc chắn khó thoát khỏi! 
50)  Cảnh giới!Trang . . . . . . 28
... chúng ta nên nhớrằng, những gì mình không thấy không phải là không có. Không
thấy là tại mình quá dở, quá yếu kém! Cái năng lực của mình thật sựquá nhỏbé, quá hạn
hẹp. Nói cách khác, con người không thểthấy được tất cảnhững gì mình cần thấy! Cảnh
giới sống vô lượng vô biên đang hoạt động trong từng giây từng phút, nhưng đối với con
người vẫn còn là điều bí ẩn chưa thểkhám phá ra nổi. Muốn hiểu rõ được điều bí mật của vũ
trụ, con người phải biết tu hành, phải có tâm thanh tịnh, phải biết trởvềchân tâm, đểminh
tâm kiến tánh mới thấy.
51)  Cảnh giới người! Trang . . . . . 39
Người là một cảnh giới thiện! Không sai! Vì đa phần con người có chút lý trí, thông
minh hơn con vật. Nhưng đối với chưquỉ-thần thì người còn thấp thỏm, còn đầy dẫy xấu ác,
còn nằm trong tầm tay chếngựcủa quỉ-thần. Là cảnh giới vô thường sống đểchờngày đọa
lạc, thì có gì đâu mà cao! Biết vậy thì cầu xin vềlại cảnh người làm chi đểphải chịu đọa
lạc, chờngày thọ đại nạn!
52)  Lý-Sự-Cơ! Trang . . . . . 50
Hiểu về“Lý” đểbiết cương lĩnh tu hành, biết về“Sự” đểthực hành cho đúng. Biết
“Buông xả” để đường đi không bịchướng ngại.  Đây là những điểm rất quan trọng. Trong
Khuyên người niệm Phật
5
đó, có “Buông xả” mới tương ứng được với “Lý” và “Sự” ởtrên. Tương ứng thì “Lý Sựviên
dung”, viên thành Phật đạo. Không tương ứng gọi là “Lý Sựchướng ngại”, đường tu hành
khó thành tựu! Viên dung hay chướng ngại là do có biết “Buông xả” hay không.
53)  MơvềTiên Cảnh! Trang . . . . . . 61
Tiên đạo thường nặng vềtu luyện phép thần thông, luyện khí, luyện thần, cầu trường
sanh bất lão, cầu phước báu, chứkhông có hướng cầu thoát lý sanh tửluân hồi. Vềthần
thông, Tiên giáo có thể đạt đến năm thứthần thông gọi là “NgũThông”, gồm có: thiênnhãn-thông, thiên-nhĩ-thông, tha-tâm-thông, túc mệnh thông, thần-túc-thông. Tất cảnhững
thần thông này đều phát xuất từtrí tuệthông đạt mà có.
54)  Một đường tiến thẳng! Trang . . . . . 71
...
“nhất hướng chuyên niệm A-di-đà Phật nguyện sanh bỉquốc”, nghĩa là đường đi
chúng ta phải giữthẳng . Phải nỗlực bốthí giúp người, khuyên người niệm Phật, khuyến
khích người cầu nguyện vãng sanh, giúp cho chúng sanh thấy được hướng thoát ly sanh tử
luân hồi. Giảng giải không tiếc lời, giúp đỡkhông tiếc tiền, phụlực không sợkhó, tận tâm
khai thịcho nhiều người giác ngộ đường đi. Đây là việc ta nên làm, hãy làm, phải làm, và cố
gắng làm. Nhưng chúng sanh có chịu nghe hay không là tùy duyên, hành trình của chúng ta
vẫn phải tiến thẳng, chứ đừng nên quay đầu trởlại chờnhau, đểchịu đọa lạc chung với
nhau.
55)  Phải giữhạnh “Khiêm-Cung! Trang . . . . . 82
Học Phật, nên lấy hạnh khiêm cung làm đầu. Người thường tựthấy rằng công phu của
mình còn yếu thì mới cốgắng tinh tấn tu tập, nhờthếmà được tiến bộ. Nhiều người khi mới
học Phật thì có sơphát tâm rất tốt. Nhưng vì không khéo giữcái sơphát tâm ấy, thành ra sau
một thời gian có người hoặc là bịthối tâm, hoặc là tựmãn. Thối tâm vì duyên học Phật có
chướng ngại. Tựmãn thì thường thấy ởngười có chút ít thông minh. Cảhai đều khó được
thành tựu!
56)  Tập trung năng lực vềmột hướng! Trang . . . . . . 93
...
Muốn thành Phật thì phải niệm Phật, thờPhật. Muốn vềTây-phương thì phải nguyện
cầu sanh vềTây-phương. Muốn đi hướng nào thì ta phải tập hợp tất cảnăng lực vềhướng
đó. ThờA-di-đà Phật, niệm A-di-đà Phật thì tâm mình sẽthành A-di-đà Phật. “Tựtánh của
ta sẽlà A-di-đà”. ThờA-di-đà Phật thì tương ứng với 48 đại nguyện của Phật A-di-đà,
tương ứng với cảnh giới Tây-phương Cực-lạc. Nội ngoại tương hợp, cảm ứng đạo giao, nhờ
thếmà ta được Phật A-di-đà tiếp dẫn vãng sanh vềTây-phương Cực-lạc, thành Phật tại quốc
độcủa Phật A-di-đà. Một đời này viên mãn thành tựu...
Khuyên người niệm Phật
6
57)  Đạo lý duy tâm! Trang . . . . . 107
Tốt-xấu, trắng-đen, thị-phi, thiện-ác, có-không, vật chất hay tinh thần, v.v... tất cả đều
hàm chứa trong cái tâm. Mình muốn làm Thánh Nhân thì mình sẽtrởthành Thánh Nhân,
mình muốn làm phàm phu thì mình trởthành phàm phu, muốn cảnh giới nào thì cái tâm nó
hiện ra cảnh giới đó. Chính vì thếmà cái tâm này nó có thể đưa ta đến ngôi vịPhật, Bồ-tát
đại giác, đại trí huệ. Ngược lại, cũng chính cái tâm này lại xui khiến ta chui vào bãi nhơlàm
kiếp con dòi, nấp vào cái hang sống đời con kiến, tìm tới những cảnh giới khốn nạn của loài
ngã quỷchịu đói khát vạn đời, hoặc chui xuống địa ngục đểchịu khổcực vĩnh kiếp, khó có
ngày thoát thân!
58)  Ban HộNiệm! Trang . . . . . 121
Công đức của ban hộniệm lớn vô cùng! Việc làm của ban hộniệm rất quan trọng, có
thể độmột người thành Phật chứkhông phải tầm thường. Cho nên, người lãnh phần hộniệm
không thểhời hợt hay coi thường nhiệm vụcủa mình. Từsinh hoạt của nhóm liên hữu,
chúng ta dễdàng biến thành ban hộniệm. Người trong ban hộniệm phải là người biết niệm
Phật, tin pháp môn.  Đừng mời gọi những người hiếu kỳ, thiếu niềm tin tham gia vào ban hộ
niệm. Hộniệm là cứu độchúng sanh, đây là tâm nguyện của chưPhật, của chưBồ-tát.
59)  Đừng tự đoạn mất đường giải thoát! Trang . . . . . . 136
Thời mạt pháp tâm người loạn động, niềm tin Phật pháp yếu ớt, chính vì thếmà chúng
sanh tựlàm mất rất nhiều cơhội vãng sanh. Có nhiều cụtu rất lâu, rất thuần thành, rất
chuyên cần, hàng tuần đều đến chùa lạy Phật, tụng kinh, niệm Phật, nhưng các cụcũng
không dám nguyện vãng sanh. Hỏi tại sao vậy? Những câu trảlời mà chúng ta thường gặp
là: Tôi già rồi, không đủkhảnăng; Tôi không đủthiện căn; Tôi không có phước báu; Muốn
vãng sanh vềTây-phương phải tu đến vô lượng kiếp mới được chứ đâu dễgì một đời mà
được, v.v... Ngoài ra, cũng có người không cần ngại ngùng nói rằng: Tây-phương là nói vậy
thôi chứai biết có thật hay không mà mong cầu!
Vạn pháp duy tâm! Tâm đã hồnghi thì đường giải thoát tựnhiên bịbếtắc...
60)  Phát Bồ-đềTâm! Trang . . . . 148
..
. những ai chưa phát nguyện vãng sanh phải mau mau phát nguyện cầu vãng sanh
Tịnh-độ. Muốn cứu độchúng sanh cũng phải mau mau phát nguyện cầu vãng sanh Tịnh-độ.
Lời phát nguyện vãng sanh là tối quan trọng của người niệm Phật. Người niệm Phật mà
quên nguyện vãng sanh Tây-phương thì tựmình phá hỏng tất cảcơhội thành đạo của chính
mình, và đánh mất cái Tâm Vô Thượng Bồ-đềcứu độchúng sanh vậy.
Khuyên người niệm Phật
7
61)  Làm thiện tích phước đểhỗtrợvãng sanh! Trang . . . . . . 162
...
Nên bốthí giúp người, ăn ởhiền hòa, phóng sanh lợi vật. Hãy tích cực làm thiện làm
lành, đem công đức này hồi hướng Tây-phương cầu sanh Tịnh-độ, hồi hướng cho pháp giới
chúng sanh, hồi hướng cho oan gia trái chủ... Phải thành tâm làm thì nghiệp chướng mới tiêu,
phước đức mới tăng trưởng. Người có phước đức mới được thiện chung, vô phước khó thể
hưởng được sựchết lành...
62)  Địa-Ngục và vấn đềNhân-Quả! Trang . . . . . 176
...
cần chú ý một điều là: Nhân phải gặp Duyên mới thành Quả, cũng nhưhạt giống phải
gieo xuống đất mới mọc thành cây. Có nhân ác nhưng chưa có duyên ác thì quảác chưa tới.
Quảxấu ác chưa tới thì ta còn có cơhội giải nạn! Làm sao chận được duyên xấu? Bỏác
làm lành. Làm sao giải nạn? Sám hối nghiệp chướng. Nhưvậy, vấn đềquan trọng của
chúng ta là đừng nên chờ để đối đầu với địa ngục, mà chính yếu là phải lo chuyện “NhânQuả” đểlánh xa địa ngục. Vạn pháp duy tâm, nếu tâm thực sựbiết hồi đầu, dũng mãnh tu
hành, thành tâm sám hối, thì địa ngục đối với ta trởthành mộng huyễn!
63)  Nói chung vềcách tu hành! Trang . . . . . . 191
Nhiều vịnghe nói nhiều vềpháp môn niệm Phật nhưng không biết cụthểphải niệm
nhưthếnào? Hành lễlàm sao? Nhất là quí vị ởcác vùng quê xa tựviện, xa chùa chiền,
không có đạo tràng, chưa từng tham dựkhóa Phật thất nào, nên phần nhiều bịlúng túng về
việc tu hành. Đây là vấn đềkhá thực tế.
Khuyên người niệm Phật
8
**) Trang PhụLục cần thiết .......... 200
Những khai thịquan trọng về“HộNiệm”.
I)  Ý nghĩa và quý tắc trợniệm. (Giáo sưLý Bỉnh Nam) . 200
II)  Trợniệm vãng sanh cần biết . . .204
III)  Trợniệm cần biết thêm . 207
IV)  Tài liệu vềpháp ngữ– Khai thịtrợniệm. (Văn sao Ấn Quang Đại Sư) 209
V)  Lời căn dặn dựbịlúc lâm chung. (Tịnh Tông Học Hội Úc Châu) . . 211
VI)  Pháp ngữkhai thị. . .  213
VII)  Thông báo của ban trợniệm. 214
VIII)  Những khai thịkhác . . .215
IX)  Những cáo thịcần có đểdán bên ngoài khi trợniệm 217
(Giác nhi bất Mê,
Chánh nhi bất Tà
Tịnh nhi bất Nhiễm)
Khuyên người niệm Phật
9
Lời Giới Thiệu
Tôi hân hạnh nhận được một xấp thưcủa Phật tửDiệu Âm viết, những lá thưgửi cho
gia đình, bà con, bạn bè... Tôi đã đọc và phát hiện ra những điều hay; sau cùng tôi vô cùng
hoan hỉnhận xét rằng đây không phải là những lá thưthường tình, mà là những lời pháp rất
hay, thích hợp, linh động, thực tế!...
Theo tôi thì những “lời thưpháp” này có thểgiúp cho người phá mê khai ngộ, chuyển
phàm thành Thánh.
Tôi xin trang trọng giới thiệu cùng quý vịvà mong tất cảquý vịhãy đọc kỹnhững lời
thư, đọc từng bài một, rất lợi ích cho chính mình, cho cha mẹ, cho gia đình...
Hy vọng những lời thư đượm nhuần pháp Phật này có thểgiúp cho quý vịthấy được
phương cách đểtrởthành người con chí hiếu khi cha mẹcòn tại tiền; nếu song thân đã quá
vãng quý vịsẽlà đại hiếu như Đại Mục Kiền Liên; gia đình của quý vịsẽtrởthành gương
mẫu của đạo đức và hiếu hạnh, góp phần xây dựng xã hội an lạc, thái bình, thịnh vượng...
Niệm Phật vãng sanh Tây-phương Cực-lạc là con đường cứu cánh viên mãn, thành
toàn hạnh nguyện cứu độchúng sanh của chưPhật vậy.
Nam Mô A-di-đà Phật,
Thích Thiện Huệ.
Khuyên người niệm Phật
10
Lời Tâm Sự!
(Của một độc giả)
Tôi là một độc giảhâm mộquyển “Khuyên Người Niệm Phật” của tác giảDiệu Âm.
Quyển sách mà đối với tôi thật vô cùng quý báu. Quyển sách đã làm thay đổi cuộc đời tôi.
Tôi xin chân thành cảm tạtác giả, người đã cho tôi sựnhận thức sâu sắc vềlý đạo nhiệm
mầu, vạch cho tôi một hướng đi chính xác, nhanh chóng đến bờgiải thoát.
“Khuyên Người Niệm Phật” lời văn giản dị, gần gũi, cô đọng, chân thành, cảm động.
Sao mà thân thương, trìu mến quá!
Tôi đã đọc nhiều lần quyển 1 và 2 (và đang háo hức chờ đợi quyển 3(?)). Tôi say mê
đọc từng chữ, từng hàng, rồi lại từng trang. Tôi cốnén nhẹhơi thở đểkhông bậc thành tiếng
khóc, nhưng sao lòng tôi cứbồi hồi rung động và cảm giác dường nhưcó vịmặn...
Vâng! Tôi đã khóc. Thật sựtôi đã khóc, khóc cho sựmê lầm lạc lối của mình. Tựbấy
lâu nay rong ruổi trên đường đời mưu cầu tiền tài, danh vọng... cố đuổi theo những ảo ảnh
xa vời không thực! Đâu biết rằng: Đời Là Gỉa Tạm, Vô Thường! khóc cho sựngỡngàng,
tiếc nuối. Gần bốn mươi tuổi đời mới hiểu đạo, lòng tựnhủ: phải chi mình biết Phật pháp
sớm hơn!
Khóc vì quá vui mừng, sung sướng khi biết pháp môn Tịnh-độ: Niệm Phật cầu vãng
sanh Cực-lạc Quốc; biết được: Niệm Phật Là Nhân, Thành Phật Là Qủa, là điều chắc
chắn, không hềsai lệch!
Quảthật đúng nhưvậy! Pháp môn Tịnh-độdễtu, dễchứng, rộng độchúng sanh thoát
khỏi sanh tửluân hồi. Chỉcần tuân thủTín-Hạnh-Nguyện thì một phàm phu đầy nghiệp
chướng nhưtôi cũng được đới nghiệp vãng sanh, được dựphần ở Liên Trì Hải Hội. Ôi!
Pháp môn thù thắng, siêu việt quá! A-di-đà Phật đại từ đại bi quá! Thếmà xưa nay tôi nào
hay, nào biết!
Tôi không có kiến thức sâu rộng vềPhật pháp. Vảlại, vốn bản tánh ngu muội, độn
căn, tôi không dám nghĩtưởng những gì cao siêu và thời gian không còn chờ đợi cũng như
cái chết không tha thứcho tôi vì nó sẽ đến bất cứlúc nào. Thôi thì: kinh điển chưa, học
không cần học; Luật-luận chưa xem, không cần xem. Chỉthành tâm tin tưởng, dốc lòng niệm
“A-di-đà Phật”, cầu vãng sanh Cực-lạc Quốc.
A-di-đà Phật! Con cũng là một chúng sanh đầy tội lỗi, vừa mới hồi đầu thức tỉnh. Con
đang lễphục dưới chân Ngài thành tâm sám hối và kính xin Ngài từbi ban cho con một ân
huệ: “Nguyện cầu cho pháp giới chúng sanh luôn nghĩtưởng A-di-đà Phật, xưng niệm A-di-đà Phật, phát nguyện cầu vãng sanh Cực-lạc Quốc, chóng thành Phật đạo!
A-di-đà Phật!
(Một độc giảÚc Châu)
(Thưa chú Diệu Âm! Cháu có “Lời Tâm Sự” này gởi đến chú. Nhờchú đăng vào sách
đểchia sẻcùng chưvị độc giả. Kính mong!)
Khuyên người niệm Phật
11
Nếu biết trước đời là bểkhổ,
Là vô thường, mộng huyễn, phù du,
Thì trần gian hề đến làm chi,
Cầu giải thoát: Tây-phương Cực-lạc.
--------------------------------------------------------
(Ghi chú: Chúng tôi xin chép lại trọn vẹn “Lời Tâm Sự” của một vị, không có đểtên, gởi đến yêu cầu đăng vào tập
Khuyên Người Niệm Phật. Sau lời tâm sự, người viết lá thưcòn viết thêm bốn câu thơrồi đóng khung tương tựnhưtrên).
Khuyên người niệm Phật
12
Đôi Lời Trần Bạch
Bộsách “Khuyên Người Niệm Phật” vô tình mà xuất hiện. Ngay cảchính Diệu Âm tôi
trước đây cũng chưa nghĩtới! Hôm nay, mượn “Lá Thư” này tôi xin trần bạch lên cùng chư
vịhữu duyên một vài nhân duyên thật tình cờmà chúng ta đã kết duyên với nhau, cùng
khuyến tấn nhau tu học, cùng niệm Phật, cùng nguyện vãng sanh Cực-lạc, cùng viên thành
Phật đạo.
Phật pháp thậm thâm vi diệu! Tôi chưa thâm ngộvào lý đạo, nhưng tôi có một niềm tin
vững mạnh vào pháp môn Tịnh-độsẽ đưa tất cảnhững người chí thành niệm Phật được vãng
sanh Cực-lạc. Dựa vào niềm tin đó cộng với lòng thành, tôi viết những lời thưmang nặng
tình cảm cá nhân đến cha mẹ, anh chịem, thân thuộc, bạn hữu... đểkhuyên nhau tu hành cầu
thoát ly tam giới. Lời khuyên này vô tình đã thành ra bộ: “Khuyên Người Niệm Phật”.
Hôm nay đã hoàn mãn tập “Khuyên Người Niệm Phật 3”, Diệu Âm xin được phép
gác bút tịnh tu.
Đầu tiên tôi xin được thành kính tri ân, cảm niệm những tấm thịnh tình ủng hộ, khuyến
khích. Đặc biệt có một vịlão Pháp sưrất từbi, thầy Thích Thiện Huệ, luôn luôn sát bên
cạnh khuyến tấn, nâng đỡ, an ủi, chỉgiáo. Thật là may mắn cho tôi trong đời này được gặp
Ngài, nhờNgài mà tôi biết thêm được sựquí hóa của lòng người! Xin cho con được thành
tâm cảm niệm và tri ơn đến Thầy.
Sựhỗtrợtận tình của chưvị đã giúp cho cái phát nguyện tâm nhỏbé này được hoàn
thành. Nếu việc làm này có chút ít công đức nào, nguyện xin hồi hướng cho pháp giới hữu
tình được lợi lạc, cầu cho thếgiới hòa bình, tất cảchúng sanh đều được độthoát. Xin hồi
hướng công đức đến chưvị, cầu cho tất cảchưvị đều viên mãn thành tựu thiện nguyện cao
quí trong một đời: Vãng sanh thành Phật.
Đúng ra, lời “Khuyên Người Niệm Phật” chưa kết thúc ở đây. Theo nhưlễ, có hỏi
phải có trảlời, tôi đã dự định sẽgói ghém những gì còn muốn nói thêm một sốthưnữa, để
góp ý kiến được rõ ràng hơn cho những đạo hữu, hoặc những vấn đềtừgia đình, anh chịem,
thân thuộc... gửi tới mà chưa hồi thư được. Tuy nhiên, khi kiểm lại tập sách đã quá dày, thật
không biết cách nào ghép thêm! Thôi thì đành tùy duyên vậy. Hơn nữa, có những lời khai thị,
hoặc hướng dẫn của các vịTổSư, Đại đức, khá quan trọng, rất cần thiết, đúng ra phải được
phụ đính vào trong tập 2, nhưng vì tập 2 cũng quá dày, cho nên phải lưu lại trong tập 3.
Cộng chung tất cảlại, nếu xem kỹ đểthực hành thì cũng tạm gọi là đầy đủ.
Phật pháp thâm quảng vô biên, muốn bàn thì bàn hoài cũng không bao giờhết. Bên
cạnh đó, khảnăng của tôi thực sựcòn quá giới hạn, tuổi đời không còn trẻ, trí óc thì càng
ngày càng dễlãng quên. Nghĩ đến chuyện vô thường tấn tốc, mà nhiều lúc tôi phải giựt mình
Khuyên người niệm Phật
13
đổmồhôi, mong muốn sớm được có ngày chuyên tâm niệm Phật. Một sốnhững câu hỏi có
liên hệ đến những lời thư đã có sẵn, xin quí vịhãy lấy đó làm sựgóp ý riêng. Những lời thư
này chỉlà những điều gần gũi, giúp cho người sơhọc cái căn bản đểphát được tín tâm, khởi
sựhạthủcông phu tu tập mà thôi, chứkhông có gì là xa vời cả.
Việc sanh tửvẫn là đại sự!Chính nhưDiệu Âm đây, trước sau vẫn chỉmuốn một
đường đi, một cách tu, là: quyết lòng tin tưởng, chí thành niệm Phật, cầu xin vãng sanh
Tịnh-độ, chứkhông dám mong tới chỗ đạt lý. Đây là lời nói thành thực!
Những lời “Khuyên người niệm Phật”, xuất hiện chỉvì một sựtình cờ, bắt nguồn từ
lòng muốn báo đền chữhiếu với cha mẹmà thôi. Cho nên, xin chưvị đạo hữu hiểu cho rằng,
đây chỉlà lời “Khuyên”, chứkhông phải là lời pháp. Vì sựnhiệt thành mà khuyến tu, chắc
chắn không tránh khỏi sựsơsuất, kính mong chưTôn Phẩm, chưvị Đồng tu, Phật tửtha thứ
cho. Diệu Âm tôi thành tâm đa tạ.
Ví dụ, nhưkhi ấn tống tập 1, đầu tiên tôi cũng hơi ngỡngàng, vì đây toàn là những lá
thưtình cảm riêng tư. Nhưng vì có lời khuyến khích, tôi chỉcoi sơ, rồi giao hầu nhưtrọn vẹn
cho các vịphát tâm tựlàm lấy. Khi in xong mới phát hiện có một sốlỗi lầm vềchấm phết
câu, nét chữquá nhỏ, một vài điều quá riêng tưkhông phù hợp lắm đối với đại chúng.
Có một lỗi quan trọng khác, nhưtrong lời thưsố17 viết cho cha mẹ, tôi nhắc lại một
lời nói của ngài Tịnh Không: “Địa ngục môn tiền Tăng Đạo đa”. Có lẽ đây là ngạn ngữdân
gian, mà tôi lại nhớlầm là trong kinh Phật. Hơn nữa, lời này là của một vịHòa Thượng nhắc
nhởTăng chúng, với tưcách của một cưsĩ đúng ra tôi không nên nhắc tới. Sựsơsuất này
làm cho tôi cảm thấy thật tội lỗi! Xin thành tâm sám hối.
Phật dạy: “Y ý bất y ngữ”, xin chưvịmởrộng tâm lượng, lấy ý bỏlời mà tha thứcho.
Chúng tôi sẽtu chính lại những điều sơsuất này và tái ấn tống tập đó, đểcho tâm nguyện
“Khuyên Người Niệm Phật” được tốt hơn.
Trong kinh Địa Tạng Bổn Nguyện, Phật dạy rằng: “Tất cảnhững cửchỉ động niệm
của chúng sanh trong cõi Nam-Diêm-Phù-Đềkhông có điều gì chẳng phải là tội lỗi...”,
thì hỏi rằng, ta làm bất cứchuyện gì mà có thểtránh cho khỏi nghiệp chướng! Nghiệp
chướng từ đâu? Sơsuất. Vì thế, chúng ta cần phải biết sợsựsơsuất mà luôn luôn tựkiểm
điểm bản thân lại mới được.
Nhưng trong kinh Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ, Phật lại dạy rằng, dù cho
người phạm tội đến ngũnghịch thập ác, phải bị đọa địa ngục A-tỳ, nhưng nếu biết thành tâm
sám hối tội lỗi, niệm Phật cầu Tịnh-độ, khi lâm chung niệm được mười niệm, vẫn được đới
nghiệp vãng sanh, cũng viên chứng tam bất thối, một đời viên mãn thành Phật.
Khuyên người niệm Phật
14
Nhưvậy, người có tâm đạo không phải nhìn thấy chướng ngại mà bỏsựPhát-Bồ-đề-Tâm, nhưng điều quan trọng chính là chúng ta phải biết phản tỉnh kịp thời đểsám hối, đểsửa
chữa, thì tâm nguyện Bồ-đềcàng ngày càng được viên mãn hơn. Khuyên người tu hành là
một đại thiện hạnh, được chưPhật, chưTổkhuyến khích. Lấy công đức này hồi hướng về
Tây-phương đểcầu sanh Cực-lạc, thì mình được vãng sanh vậy...
Sẵn đây, Diệu Âm xin nói một đôi lời tâm sựnhỏ, có lẽcũng khá hay! Đây là một kinh
nghiệm, xin được chia sẻcùng chưvị đạo hữu, nhất là những vịcó tâm nguyện phục vụxã
hội, cứu giúp chúng sanh.
Khi thấy được niệm Phật là con đường có thểthành đạo trong một đời này, trước bàn
thờPhật tôi đã chân thành phát lên lời nguyện: “Quyết tâm hướng dẫn và giúp cho song
thân niệm Phật”.
Sựphát tâm của tôi khởi đầu rất đơn giản là cốgắng giúp cho cha mẹphát khởi lòng
tin, phát tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ, rồi những chuyện khác từtừtính sau. Lời phát
nguyện này bắt nguồn từ“Tam Phúc”, là “Tịnh nghiệp chánh nhân của mười phương ba đời
chưPhật”. Một câu đầu là: “Hiếu dưỡng phụmẫu” và một câu cuối: “Khuyến tấn hành
giả” đã làm căn bản cho tôi đi.
Nhìn vềquá khứ, hơn nửa cuộc đời tôi chỉbiết đi học, lập gia đình rồi đi xa, mà quên
mất sự“Hiếu dưỡng phụmẫu”. Nay gặp được Phật pháp mới thấy lỗi lầm của mình quá lớn,
nên liền phát tâm đền đáp công ơn sanh thành.
Việc làm này được vợcon ủng hộ, anh chịem tán thành. Nhưng song song đó,cũng có
khá nhiều thửthách, đôi lúc cũng khá đắng cay! Nhưng vì thương cha mẹ, tôi không dám bỏ
cuộc giữa đường, mà lặng lẽ, âm thầm, quyết tâm tìm mọi cách đểhoàn thành tâm nguyện:
Trọn hiếu làm con.
Hằng ngày tôi thường quỳtrước bàn Phật cầu chưPhật, chưBồ-tát, chưLongThiên HộPháp gia trì.
Thực hiện được lời phát nguyện, có thểnói rằng, Ấn Quang Đại Sưlà một mẫu mực
quí hóa nhất cho tôi nương theo. Ngay chính những lá thưcủa Ngài gởi cho đồng tu cũng là
một gợi ý khá hay, là chỗnương dựa rất tốt! Những lời khai thị, chỉdạy của Ngài đều thiết
thực, cụthể, giúp cho tôi hiểu rõ ràng rằng, tu hành là phải từtrong sinh hoạt cụthểhằng
ngày mà xây dựng nên, chứkhông ở đâu xa cả.
Ngài dạy: “Người niệm Phật nên khuyên cha mẹ, anh em, vợchồng, con cái, bà
con, bạn bè... cùng niệm Phật. Chúng ta đã tìm được con đường giải thoát thì nỡnào để
cho người thân bịchìm trong bểkhổsông mê. Hơn nữa, khuyên người niệm Phật cầu
sanh Tây-phương tức là tạo dựng kẻphàm phu thành bậc Chánh Giác. Công đức này
Khuyên người niệm Phật
15
thật vô lượng vô biên. Nếu đem công đức ấy hồi hướng cầu vãng sanh thì quyết định
thành Phật đạo, không sai”.
Lời khai thịnày là ngọn đuốc thật sáng, soi suốt con đường cho Diệu Âm đi.
Khuyên người niệm Phật là một sự“Phát Bồ-đềTâm” chân chính, lại dễlàm. Với hạng
hạcăn độn trí, ngoài cách này ra, tôi không biết còn cách nào khác hơn đểtrảtròn đạo hiếu!
Một công hai chuyện. Hai chuyện đều hỗtrợcho việc vãng sanh, và có lẽviệc này ai
cũng có thểlàm được. Chính vì thế, khi cơduyên đưa đến, tôi liền chuyển sựkhuyên cha mẹ
niệm Phật thành ra “Khuyên người niệm Phật”.
Mình niệm Phật thì quyết lòng cầu xin vãng sanh. Mình khuyên người niệm Phật thì
cũng quyết lòng khuyên, đểngười được vãng sanh, nhưng người có nghe theo hay không,
đồng lòng hay chống đối, thì hoàn toàn xin tùy thuận theo thiện căn phước đức cá nhân.
Tùy duyên chứkhông phan duyên. Nhưvậy, thì tâm của ta vẫn an nhiên tựtại, vừa làm
chuyện công đức giúp người, vừa đểtựcứu chính ta. Thật là lợi người lợi ta!
Tuy nhiên, dù là làm việc thiện, chúng ta cũng cần cẩn thận! Trong kinh Hoa Nghiêm
có nói: “Quên phát Bồ-đềTâm mà tu hành các thiện pháp, gọi là hành động của ma”.
Lời này thấm thía lắm, tinh tếlắm!
Theo lời Phật dạy, quí vịmuốn làm một việc thiện lành nào thì xin hãy phát cái tâm
nguyện trước rồi mới làm, chứ đừng nên làm việc thiện trước mà quên phát nguyện tâm. Nhờ
thế, mới giúp ta tránh khỏi những chướng ngại bất chợt xảy đến mà sanh ra phiền não!...
Bỏtu hành thì mình bị đọa lạc. Thấy cha mẹcó thểbịnạn mà không tìm cách cứu
giúp, thì bất hiếu! Thấy chúng sanh khổ đau mà không thương hại, thì thiếu từbi. Làm việc
thiện lành, bịngười ta chê cười mà sanh ra phiền não... đó là vì chính ta thiếu định lực! Phật
dạy: “Quên phát Bồ-đềTâm mà tu hành các thiện pháp, gọi là hành động của ma”. Xét
cho kỹmới thấy lời Phật nói đều là chân lý. Quên phát mà Phật còn nói nhưvậy huống chi là
ta không phát!
Tại sao bịphiền não vậy?Thưa rằng, chính vì ta chưa phát tâm nguyện chân chính.
Phát tâm nguyện Bồ-đềlà xác lập lý tưởng. Nhờcó lý tưởng mà ta khỏi bịlung lay ý chí.
Theo kinh Đại Tập của Phật, thì thời này đã rơi vào giai đoạn đấu tranh kiên cốcủa
thời mạt pháp! Người chạy theo trần cảnh thì nhiều, người đạo đức thì ít, người lo tu hành để
giải thoát thì lại càng ít hơn. Vậy thì, khi gặp một người có tu hành, hoặc mới biết tu, ta cần
quí mến, kính trọng và nâng đỡhọlên. Nên nhớrằng, tu là tu sửa, người tu hành là người
đang sửa sai, sửa dần đểmỗi ngày mỗi tốt hơn, chứkhông phải tu là thành Thánh liền.
Khuyên người niệm Phật
16
Lục TổThiền Tông HuệNăng dạy: “Nếu là người chơn tu, thì không nhìn thấy lỗi
của kẻkhác”. Vậy thì, nếu ta biết tu, thì hãy cốgắng trợgiúp, dìu dắt, thương yêu, chỉgiáo
cho nhau cùng tu, cùng niệm Phật đểcùng được giải thoát. Đây là tâm hạnh đáng quí nhất để
đối trịvới thời mạt pháp vậy.
Điều cuối cùng, Diệu Âm cũng xin thành tâm sám hối, hoặc xin được tha thứ, mấy
điều dưới đây:
-  Trong những lời thưnày chắc chắn không thểtránh khỏi điều sơsuất, hoặc do ngu
dại hoặc đánh máy sai, hoặc vì lý do nào khác. Xin chưvịTôn Phẩm, Đồng tu, Phật
tửtha thứ, chỉgiáo cho. Thành tâm cảm tạ.
-  Nếu có lời sơý nào xúc phạm đến đoàn thể, đạo tràng, cá nhân, v.v... thì đây là do
sựhiểu biết quá cạn của Diệu Âm chứkhông phải cốý. Diệu Âm suốt những năm
tháng qua thường ít nghiên cứu, ít tiếp xúc rộng rãi, cho nên sựviệc này cũng dễsơ
ý mắc phải.
-  Nhiều lúc vì quá nhiệt tâm khuyên người tu hành, có thểDiệu Âm có những lời thư
hơi cứng rắn, thiếu ý tứgây phiền não đến người đọc.
-  Cũng còn một sốthưvà câu hỏi khác, nhưng Diệu Âm chưa trảlời riêng được, vì
không đủthời gian đểhồi thư. Xin quí đạo hữu tha thứ. Diệu Âm chân thành xin
lỗi.
-  Ngoài những vấn đềtrên, nếu còn gì khác, tất cả đều xin sám hối.
Nam Mô A-di-đà Phật.
CưsĩBồ-tát giới,
Diệu Âm (Úc Châu).
Khuyên người niệm Phật
17
LờI PHÁT NGUYệN
Nam Mô A-di-đà Phật,
Đệtửpháp danh Diệu Âm thành tâm đảnh lễA-di-đà Phật, biến pháp giới chư
Phật, chưBồ-tát, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng. Bắt đầu từhôm nay con xin phát
nguyện:
1)  Nguyện vì tất cảchúng sanh muôn loài trong đời này và vô lượng kiếp trước đã bị
con giết hại, hoặc để ăn thịt, hoặc vô tình, hoặc cốý, hoặc đểvui chơi; vì lịch đại kiếp
sốoán thân trái chủ; vì tất cảnhững sai phạm xuất phát từthân khẩu ý, đã tạo nên
nghiệp chướng sâu nặng, tất cảcon đều xin thành tâm sám hối. Từnay vềsau quyết
lòng tu sửa ba nghiệp, không dám tái phạm lỗi lầm, không chống đối bất cứmột ai.
2)  Nguyện tuân giữngũgiới, thập thiện, hành theo Bồ-tát đạo, sống đời thiện lành,
hiếu hạnh; nhất tâm hệniệm A-di-đà Phật, tích công lũy đức, hồi hướng cho mười
phương pháp giới chúng sanh, cầu cho thếgiới thái bình, chúng sanh đều được độ
thoát.
3)  Nguyện phát tâm khuyên người niệm Phật, nguyện người hữu duyên tiếp xúc được
lời khuyên đều phát lòng tin tưởng, niệm Phật, cầu sanh Tịnh-độvà sau cùng đều
được viên mãn ý nguyện: Vãng sanh Cực-lạc.
4)  Nguyện vì khổnạn của tất cảchúng sanh trong mười phương pháp giới, trên đền
bốn ân nặng, dưới cứu khổtam đồ, xin phát nguyện vãng sanh Cực-lạc, sớm ngộVôSanh, thành đạo Vô-Thượng, độvô biên chúng sanh vãng sanh Tây-phương, viên
thành Phật đạo.
Nam Mô A-di-đà Phật,
Diệu Âm.
Khuyên người niệm Phật
18
49) Lời khuyên đồng tu ởAn Thái:
Kính gởi quí đạo hữu Niệm Phật Đường An Thái và NhưNgọc,
Hôm trước có nhận được một sốhình chụp quí bác và anh chịem đang niệm Phật.
Những tấm hình này quí lắm, một kỷniệm thật thân thương. Nhìn thấy quí đạo hữu tinh tấn
tu hành ai cũng phải khen. Với một niệm Phật đường nho nhỏ, phương tiện thì eo hẹp,
nhưng thấy mọi người đều có sắc diện nghiêm trang, kính cẩn, tay chuỗi, tay chắp, chí tâm
niệm Phật thật là cảm phục.
Trong những thưtrước viết cho NhưNgọc, cho quí bác, hôm nay xin viết vềthăm chị
Sáu, anh Ba, anh Hai, v.v... Nói chung Diệu Âm này không dám quên một người nào hết. Chỉ
vì đồng tu nhiều quá không thểnào viết đến từng người. Chắc rằng, tất cảquí anh chịem
hoan hỉvềchuyện này.
Nhìn vào hình thấy ai cũng thành kính tu tập. Đây là điều quí hóa. Tu hành muốn có
được sựthành tựu thì không gì hơn là tâm chí thành chí kính. “Một lòng chí kính - Một đời
thành tựu”, đây là huấn thịcủa chưTổSư, Đại Đức. “Phật tại tâm”. Nếu chơn tâm của
chúng ta là Phật thì ta phải thành kính Phật. Nói cách khác, thành kính Phật là ta đang trở
vềvới chân tâm, không thành kính Phật là ta đang quay lưng với chơn tâm, xa lìa bổn tánh.
““Trởvềchơn tâm” là nhân, “Một lòng thành kính” là quả; “Một lòng thành kính” là nhân,
“Một đời thành tựu” là quả. Học Phật là hành trình trởvềchính cái chơn tâm của mình, ta
sẽ đắc chính cái chơn tâm của mình. Ta có cái chơn tâm, chơn tâm này là Phật. Nhưng
chơn tâm của chúng ta bịvô minh, phiền não, nghiệp chướng che lấp quá lâu, giờ đây muốn
trởvềlấy lại những gì của chính mình, nhưng tựta không đủkhảnăng đột phá. Cho nên,
“Một lòng thành kính” chưPhật là hành động chính xác và cần thiết, một là đểtâm ta luôn
luôn có Phật, hai là quang minh chưPhật sẽchiếu đến gia trì cho ta. Nội ngoại tương hợp
đểphá vỡvô minh, nghiệp chướng. Chính vì thếmà pháp môn niệm Phật được gọi là pháp
nhịlực, lực của ta hợp với lực của Phật, cứu một chúng sanh tội chướng sâu nặng nhưchúng
ta một đời thoát ly sanh tửluân hồi, vãng sanh bất thối thành Phật.
Pháp Phật đối với ta có nhiệm mầu, có linh nghiệm hay không chính là ta có tâm chí
thành chí kính hay không. Tâm chí thành, chí kính tựnó tạo ra công đức. ChưTổdạy, một
phần thành kính được một phần công đức, mười phần thành kính được mười phần công đức.
Nhất thiết phải có tâm thành kính mới thâm nhập vào Phật đạo, mới khai ngộ được chơn
tánh. Người không có tâm thành kính Phật Bồ-tát thì dù cho có thông minh, tài cao, là
trượng phu quân tửhay anh hùng hào kiệt, thì nhiều lắm cũng chỉlà sựthành công trong
thiện pháp của thếgian mà thôi! Nghĩa là, đường thiện có thể đi, nhưng luân hồi sanh tử
chắc chắn khó thoát khỏi! Tại sao vậy? Phật dạy: “Nhất thiết duy tâm tạo”. Tâm không
Tâm chí thành chí kính!
Khuyên người niệm Phật
19
thành kính Phật thì trong tâm không có Phật. Xa lìa Phật là xa lìa chơn tâm, xa lìa chơn tâm
thì sống với cái vọng tâm. Đã sống với vọng tâm thì phải theo vọng tâm đểchịu sanh diệt vô
thường! Trong kinh, Phật dạy niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ, người con Phật mà không nghe
lời Phật, không chịu niệm Phật, không thèm cầu sanh Tịnh-độ, thì rõ ràng trong tâm đã có ý
đềkháng với Phật. “Nhất thiết duy tâm tạo”, tâm đã có sức đềkháng thì không thểtiếp
nhận Phật lực gia trì. Chính vì vậy mà họtự đi theo con đường tựlực tu chứng. Nếu đủlực
thì kiến tánh tức khắc thành Phật. Còn không, thì vô lượng A-tăng-kỳkiếp thời gian phải
chịu sanh tửluân hồi là chuyện thường tình đối với một chúng sanh muốn tựtu thành Phật
vậy!
Trên đường tu hành, nếu ta vẫn thường gặp được những người chủtrương không niệm
Phật, đây là chuyện rất thông thường chứkhông có gì đặc biệt. “Pháp môn vô hữu cao
hạ”, học pháp Phật thì trước sau gì cũng thành Phật, nhưng sựkhó dễvà thời gian thành tựu
chắc chắn có khác. Nếu thực sựlà người thượng căn thượng trí thì tựlực chứng đắc có thể
đúng(!). Còn người bình thường mà theo con đường đó, thì quảthực không đơn giản! Biết
rằng quá khó mà vẫn quyết tâm đi. Thành thực mà nói, đây là những người có chí khí kiên
cường, nghịlực tuyệt luân, tâm đạo cao cả. Thật sựta phải kính phục!
Kính quí đạo hữu đồng tu, chắc quí anh chịem đã biết qua tổng quát vềsựhộniệm, và
sựhộniệm liên quan đến con cháu trong gia đình. Nghe được tin quí cô bác và anh chịem
phát tâm đi hộniệm cho bất cứai cần đến. Đây là một tâm nguyện to lớn, là một sựphát tâm
Bồ-đềcứu độchúng sanh rất quí hóa của người tu hành. Đúng ra hôm nay chúng ta nên bàn
thêm một ít chi tiết về“Ban-hộ-niệm” cần làm gì, hầu góp một vài ý kiến cụthểkhi hộniệm,
nhưng vừa rồi NhưNgọc nói quí cô bác và anh chịcó nêu ra một sốvấn đềkhá tếnhị. Do
đó, thưnày thay vì tiếp tục bàn việc hộniệm, chúng ta nên chuyển đềtài bàn vềnhững vấn
đềtếnhị đó.
Những câu hỏi nêu ra trong thư, nhìn thì thấy đơn giản, nhưng lại rất khó thẳng thắn
trảlời. Không bàn đến thì tâm không yên, còn bàn đến thì sợrằng có thểsinh ra hiểu lầm.
Thôi thì, với một sốvấn đề đặc biệt này chúng ta nên bàn chung, chứkhông nên đi quá sâu
vào vậy.
Xin quí đạo hữu nhớrằng, trong thời mạt pháp này tu hành rất khó, rất nhiều chướng
ngại, chướng ngại từthếlực bên ngoài, chướng ngại từtrong tâm của mỗi chúng ta. Hoàn
cảnh, môi trường, xã hội, tập quán, tưtưởng, cách sống, v.v... đều có thểlà đối tượng làm
chướng ngại tâm đạo của người tu hành. Nói chung, đây là thời đại của sự“Ô nhiễm”: ô
nhiễm sinh thái, ô nhiễm tinh thần, ô nhiễm hoàn cảnh sống. Tất cả đang tạo khó khăn trên
bước đường tu tập.
Trong kinh Đại Tập, Phật dạy rằng, Phật giáo sẽbiến chuyển qua năm thời kỳ: Giảithoát, Thiền-định, Đa-văn, Tháp-tự, Đấu-tranh, thì hiện giờlà đang ởtrong thời kỳtranh
đấu kiên cường. Phật pháp là pháp cứu khổchúng sanh, phá mê khai ngộ, chuyển phàm
Khuyên người niệm Phật
20
thành Thánh, là đại chánh pháp đểgiải thoát chúng sanh, thì đáng lẽnó phải trường tồn trên
thếgian. Nhưng Phật nói, Phật pháp chỉlưu trụthếgian 12 ngàn năm, nghĩa là còn khoảng
chín ngàn năm nữa thì đến thời diệt pháp, lúc đó không còn pháp Phật hiện hữu trên thếgian
này cho đến khi Di Lặc Tôn Phật hạthế, trong khoảng gần 600 triệu năm sau. Nguyên nhân
nói chung chính là vì sựô nhiễm này. Trong 12 ngàn năm, thì thời kỳ“Giải thoát” và
“Thiền định” thuộc thời chánh pháp một ngàn năm; thời kỳ“Đa văn” và “Tháp tự” thuộc về
tượng pháp một ngàn năm; thời kỳ“Đấu tranh” loạn lạc thuộc vềmạt pháp mười ngàn năm.
Hiện giờ đã là thời mạt pháp, sự đấu tranh kiên cố, càng ngày sựnhiễu loạn càng lớn.
Trong nhiều kinh luận của chưPhật, chưTổdạy khá rõ ràng điều này. Biết được sự
thực đó, chúng ta cần phải cẩn thận. Người tu hành chân chính, thực sựmuốn một đời này
thoát ly tam giới lục đạo, vãng sanh Tây-phương bất thối thành Phật, thì cần nên đểý đừng
đểvướng vào vòng đấu tranh, thịphi, phân biệt. Vì thực sự, có lẽ đây là cộng nghiệp của
chúng sanh phải chịu ởthời mạt pháp.
“Đấu tranh”, nếu nói vềchính nghĩa thì có thểcó, nhưng nói vềgiải thoát thì rất khó!
Vì sao? Vì “Chính nghĩa” thực tếvẫn chỉlà thếgian pháp với đầy đủsự“Vô thường”, hoặc
“Thành-Trụ-Hoại-Không” của nó. Người giác ngộ đường tu, hãy mau mau tìm cách vãng
sanh thành Phật, phải cứu lấy huệmạng của mình, nhờvậy mới mong có ngày cứu độ được
chúng sanh. Nếu chưa xét thấu suốt công phu của mình, sơý lăn xảvào thị-phi, chánh-tà,
không những không giúp ích được gì cho thếgiới mà còn có thêm một chúng sanh bịkẹt
trong vòng đọa lạc!
Thời mạt pháp sự đấu tranh rất kiên cố. Sự đấu tranh này không chỉriêng cho thế
gian, mà thật sự đã ảnh hưởng đến thiền môn không phải nhẹ! Cho nên, nếu thấy những tư
tưởng, ý kiến, hay chủtrương trái ngược nhau, thì chúng ta phải có đủnghịlực, vững vàng
giữchí hướng của mình. Nghịch chống nhau là hiện tượng tựnhiên chứkhông có gì lạ, vì
cách đây gần ba ngàn năm vềtrước Phật đã tiên đoán sựviệc này rồi. Hãy nghĩrằng, trên
con đường thành Phật đôi lúc ta gặp những chướng vật cản trở, nên khôn khéo tránh qua, rồi
đường ta ta cứtiếp tục đi, đừng nên ra sức phá vỡchướng vật mà coi chừng ta bịtrễgiờhẹn.
Vạn vật vô thường, chướng vật cũng chỉlà vật vô thường, đừng vì một vật vô thường mà
mình đành chịu thêm vô thường nữa.
Đứng vềmặt thếgian pháp, thì quyết tranh phải-trái, chánh-tà, tốt-xấu, hơn-thua... là
chuyện thường tình. Riêng đối với pháp xuất thếgian, thì đấu tranh không được tuyên
dương. Phật dạy, tất cảmọi hiện tượng xảy ra trên hoàn vũnày đều có nhân quả. Nếu đã có
cái nhân xấu thì phải chịu cái quảbáo xấu. Loạn lạc, tai ương, nghèo đói, v.v... tất cả đều là
quảbáo hiện tiền từcái nghiệp xấu ác do chính con người đã tạo ra trước đây. Ác nhân ác
báo, nhân quảtương xứng. Một người có quảbáo xấu là do họtạo cái nhân xấu từtrước.
Một xã hội loạn lạc là do cái cộng nghiệp xấu ác của con người trong vùng đó. Cảthếgiới
bất an là do cái cộng nghiệp xấu ác của chúng sanh trên quả địa cầu này. Nhưvậy, muốn
cải tạo được hoàn cảnh phải cải tạo từcái gốc, phải tu tập cái nhân lành, đểcó quảlành.
Khuyên người niệm Phật
21
Phật dạy: “Y-báo theo Chánh-báo chuyển”. Chánh-báo là cái tâm, Y-báo là hoàn
cảnh. Tu hành ta phải tu sửa chính cái tâm của mình, đừng đểtâm vọng ngoại. Tu sửa cái
tâm là “Nội-Đạo”, phóng tâm tìm cầu bên ngoài là “Ngoại-Đạo”. Phật giáo là Nội-Đạo
hay Tâm-Đạo, chứkhông phải là Ngoại-Đạo. Chuyển được cái tâm thì tựnhiên hoàn cảnh
sẽbiến chuyển theo, nếu tâm không chịu chuyển thì hoàn cảnh sẽxoay con người nhưmột
thứcông cụthí thân cho hoàn cảnh. Nguồn gốc ly loạn xã hội chính là ởcái tâm độc hại của
loài người, chứkhông phải là hiện tượng bên ngoài có độc hại. Nhưvậy, phải phá tan cho
được cái độc tốtrong tâm, đểcho môi sinh bên ngoài khỏi bịnhiễm độc, đừng nên gia tăng
cái độc tốtrong tâm cho nhiều đểnó xì khói độc ra mù mịt rồi tranh nhau hút bụi, quét dọn,
làm sạch môi trường! Nên nhớ, người biết tu hành, giảnhưkhông đủsức chuyển đổi hoàn
cảnh, thì trong cái nạn của cộng nghiệp mình vẫn có cái biệt nghiệp đểthoát thân.
Thời mạt pháp là thời đấu tranh, loạn lạc, bất an! Sự“Ô nhiễm” này ngoài cái gốc
là tâm ô nhiễm của chúng sanh ra, còn có cái bẫy của các thếlực ngoại đạo giăng giăng
khắp nơi đểcài chúng sanh vào đường đọa lạc. Nếu người tu hành không chú ý khó được
phần thoát nạn. ChưPhật, chưBồ-tát với tâm đại từ đại bi, các Ngài thường xuyên xuống
thế đểcứu độchúng sanh, nhưng vì đểgiữchánh pháp trường tồn nên hành tung của quí
Ngài rất bí mật, không thểlộliễu được. Tại sao vậy? Vì nếu quí Ngài tựxưng là Phật thì
“ngoại-đạo” sẽhùa nhau xưng là Phật, lúc đó chúng sanh làm sao biết ai thiệt ai giả? Nếu
quí Ngài sửdụng thần thông, thì hàng “ngoại-đạo” cũng thi nhau tung phép thần thông, lúc
đó xã hội sẽsống trong hỏa mù của pháp thuật, lòng người sẽtán loạn! Chẳng lẽchưPhật
Bồ-tát phải xăn tay nhưngười thường tục, lăn xảvào cuộc đấu tranh đểgiành chuyện chánhtà hay sao? Không bao giờcó chuyện này.
ChưPhật Bồ-tát chỉcó cứu độchúng sanh, không bao giờ đấu tranh với chúng sanh.
Tâm của Phật Bồ-tát luôn luôn là thanh tịnh, đây là điều: “Bất biến”. Còn hành động của
quí Ngài xuống trần là uyển chuyển, đây gọi là: “Tùy duyên”. Cứu độchúng sanh là “Bất
biến”, không đấu tranh với chúng sanh là “Tùy duyên”. Các Ngài quyết lòng thuyết kinh,
giảng đạo, tận tâm tận sức giúp cho chúng sanh ngộnhập đạo pháp đểtu hành thành Phật,
đó là “Bất biến”. Còn chúng sanh có nghe theo hay không, có chịu giác ngộhay không, đó
là quyền của chúng sanh, hay gọi là “Tùy duyên”, chứchưPhật Bồ-tát không thểvì thịhiếu
của chúng sanh mà tranh đua, khoe tài nhưngoại đạo được. Cho nên, xin quí đạo hữu nên
rất cẩn thận chuyện này để đường tu hành của mình phẳng lặng, khỏi lệch phương hướng.
Thời đại mạt pháp vàng thau lẫn lộn, người theo pháp Phật cần phải có những nguyên tắc
căn bản, rất vững vàng, để được sáng suốt, thẳng tiến đường tu.
Người Phật tửchân chính phải một lòng y theo lời Phật tu hành thì đường thành Phật
có ngay trong hiện đời. Phật dạy, thời mạt pháp chúng sanh phải niệm Phật, thì ta phải nghe
lời Phật mà ngày đêm niệm Phật cầu sanh Tây-phương. Đó là người chân chính tu hành, là
người con chân thật của Phật. Người không chịu nghe theo lời Phật, tựdựng nên những
hình thái hoa mỹ đểlàm đẹp cho cách tu hành riêng của mình, thì đó là quyền tựdo của họ.
Trong kinh, Phật không khuyến khích chuyện này, thì ta không thểsơý mà tựchọn con
Khuyên người niệm Phật
22
đường vô lượng kiếp trầm luân. ChưCổ đức từng khuyên: “một lòng niệm Phật, dù có chư
Phật xuống bảo không niệm Phật và dạy phương pháp khác cũng không dám nghe theo”,
thì sao chúng ta lại đi nghe con người nói? Xin quí đạo hữu hãy suy nghĩcho thật kỹ, chẳng
lẽtrên đời này lại có người giỏi hơn Phật sao?
Lại có người hỏi rằng: là đệtửPhật, thì tại sao khi chưPhật xuống bảo đừng niệm
Phật mà mình không chịu nghe theo? Trảlời: Xin hỏi lại rằng: có bao giờ đã là Phật mà lại
nói sai lời Phật chăng?
Phật là “Giác”, pháp Phật là con đường dẫn ta đến chỗgiác ngộ.  Đây là lời Phật
dạy. Người nào nói nhưvậy thì chúng ta tin theo, không cần nghi ngờ. Người nào gọi Phật
và pháp Phật là một thứgì khác, hoặc nói những điều không có trong kinh của Phật, thì
chúng ta chỉnên coi đây là một sựchuyển ý nào đó(!), chứkhông thểtin là thật.
Pháp Phật vô lượng vô biên, biến chuyển qua nhiều thời kỳ, đến thời mạt pháp này có
nhiều dạng tựkhởi khá phức tạp! Chúng ta muốn thoát nạn cần phải tuyệt đối y giáo phụng
hành, chứkhông thểchạy theo sựhiếu kỳhoặc bịlôi cuốn theo hình thức hấp dẫn của thế
gian. Đây là điều tối kỵ! Ngài Ấn Quang đại sưnói: “bỏ đường tắt Tây-phương, chín pháp
giới chúng sanh khó thểtròn cõi Giác. Rời cửa mầu Tịnh-độ, mười phương chưPhật
không vẹn toàn độkhắp quần mê”. Pháp môn niệm Phật là đại pháp của đức A-di-đà,
được mười phương ba đời chưPhật cùng tuyên dương, cùng thuyết đểcứu độtất cảchúng
sanh, chứkhông phải chỉcó riêng đức Bổn SưThích-ca thuyết. Niệm Phật là “Môn dư đại
đạo”, là con đường gần nhất đểthành Phật, thì hãy vững tâm vững chí theo đường của Phật
đểmột đời thành Phật, đó là “Bất biến”. Còn người nào muốn rong ruổi trong lục đạo luân
hồi vô lượng kiếp, muốn có thêm những kinh nghiệm đau thương, thì đó là quyền tựdo của
họ. Ta chỉmột lòng thành tâm khuyên người niệm Phật, cầu cho chúng sanh sớm ngày giác
ngộ, chứkhông có quyền chen vào việc làm của họ, đó gọi là “Tùy duyên”. “Bất biến, tùy
duyên” chính là cảnh giới của Phật vậy!
Phật dạy, “Y-Báo theo Chánh-Báo chuyển”. “Y-Báo” là hoàn cảnh sinh hoạt, môi
trường sinh sống, những người chung quanh, bà con làng xóm.  “Chánh-Báo” chính là ta, là
hành động, tưtưởng, tâm địa, công phu tu hành của chính ta. Nếu chánh báo của ta thật sự
chính nghĩa, trang nghiêm, chân thành, thanh tịnh thì chúng ta sẽcảm hóa được y-báo chung
quanh. Tục ngữVN có câu: “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, câu này diễn tảrất dễhiểu
vềý nghĩa của chánh-báo chuyển y-báo. Vậy thì, người tu hành chân chính hãy cốgắng làm
ánh đèn soi sáng không gian chung quanh, chứ đừng nên làm nước mực nhuộm đen môi
trường sinh sống.
Trên đường tu hành cầu giải thoát thì lời Phật dạy là ngọn đuốc soi sáng tâm linh.
Người học Phật cần sáng suốt, trí huệ, cần phải tiếp cận với quang minh của Phật để được
minh tâm, nhờminh tâm mà kiến tánh, kiến tánh đểthành Phật. Quang minh của Phật ở
đâu? Ởtại kinh luận, ởlời Phật nói, ở điều Phật dạy. Người học Phật mà không theo kinh
Khuyên người niệm Phật
23
Phật, không nghe lời Phật nói, không làm theo điều Phật dạy, tức là bỏchỗánh sáng chạy
theo chỗtối. Gần mực thì phải đen, dù bây giờchiếc áo còn lam nham lỗchỗvết trắng vết
đen, bay phất phơtrước gió trông thấy khá đẹp mắt, nhưng một khi vết mực loang ra làm đen
sì, thì giá trịcủa nó không còn hấp dẫn nữa đâu! Sựkhen chê của thếtục đâu có ảnh hưởng
gì đến sựkhai ngộ, nhưng tu hành mà không theo đúng kinh pháp, thì nhưlời Phật dạy: “Ly
kinh nhất tựtức đồng ma thuyết”, tựta đã sai, mà còn có thểdẫn dụchúng sanh xa lìa đạo
giải thoát của Phật, sẽmang tội phỉbáng Phật Pháp. Đó là tựmình gây họa vậy!
Một người tu hành muốn thành tựu được đạo quả, thì cần phải xét thật kỹvềlý đạo,
thời kỳvà căn cơ. Lý đạo là phải thành Phật, niệm Phật thành Phật là lý tối thượng của
Phật. Thời kỳhiện nay là mạt pháp, thì niệm Phật là pháp môn rất thích hợp cho thời mạt
pháp. Căn cơchúng sanh ởthời này hầu hết đều là trung hạcăn, pháp môn niệm Phật tuyệt
đối ứng hợp với trung hạcăn, thì chúng sanh thời này còn chọn lựa pháp nào nữa đây?
Không những thế, pháp môn niệm Phật là “tam căn phổbị, phàm Thánh tềthâu”, trên từ
Đẳng Giác Bồ-tát, dưới đến chúng sanh tội lỗi ở địa ngục đều được bình đẳng cứu độ. Như
vậy, nếu nói cao thì có pháp nào cao hơn? Nói rộng thì có pháp nào rộng hơn?
Học Phật, thì tất cảpháp Phật đều phải tuyên dương. Tuy nhiên, như Ấn Tổnói:
“Thuốc không có quí tiện, hễtrịlành bệnh là thuốc hay. Pháp không có ưu liệt hoặc hay
dở, phàm ứng hợp căn cơtựnhiên sẽphát sanh diệu dụng – Tức là diệu Pháp”. Diệu
pháp là nói lý đạo cao siêu và sự đạo hữu dụng. Nhưvậy, cao siêu chính là sự ứng hợp với
căn cơ để được phát sanh diệu dụng. Nói rõ hơn, đã gọi là “pháp môn vô hữu cao hạ”, thì
lý đạo cao siêu đúng nghĩa nhất là sự ứng hợp căn tánh con người và lòng chí thành tu tập,
nhờ đó mà được thành tựu đạo quả.
Do đó, thành tựu hay không là nhờvào sựchân thành tu tập theo lời Phật dạy, chứ
không phải mong cho đạt lý cao siêu. Người thích cầu cho đạt lý thường thường thuộc dạng
vọng tưởng nhiều hơn là thanh tịnh, chính vì vậy mà họthường thất bại nhiều hơn người có
tâm chân thành chí kính. Nên nhớrằng, cái lý đạo chân chánh nhất nó nằm ngay trong tâm
chứkhông phải ởngoài. Lục TổHuệNăng dạy rằng: “Không ngờtựtánh vốn sẵn đầy đủ
tất cả. Không ngờtựtánh có thểsanh ra vạn pháp”. Vậy thì, cứchân thành tu hành cho
tâm thanh tịnh, thì tựnhiên lý đạo sẽsáng tỏthôi.
Muốn gieo duyên Phật pháp, muốn giúp cho người tu hành được thành tựu, thì chúng
ta chớxem nhẹsựáp dụng thực tếvào đời sống cho đại chúng ứng dụng tu hành. Hãy tập
làm người chí thành tin Phật, chí kính lễPhật, tập làm người thật hiền lành chất phác trong
việc đối vật tiếp người, thì đường tu tập sẽtiến triển tốt đẹp và tâm hồn sẽ được thanh tịnh.
Lý đạo cao siêu sẽtựnhiên phát sinh ngay từtâm thanh tịnh, chứkhông phải là cái lý luận
bóng bẩy từngoài đưa vào. Cái lý đạo cao siêu nhất của Phật đạo là nhằm để đưa chúng
sanh siêu vượt tam giới, thoát ly sanh tử, vãng sanh bất thối thành Phật, thì chính những cụ
già hiền lành chất phác, một lòng tin Phật, đã an nhiên tựtại vãng sanh trong một đời tu tập.
Điều này không đủlàm cho chúng ta thức tỉnh sao?
Khuyên người niệm Phật
24
Kính quí bác cùng anh chịem đạo hữu, sởdĩcó lời phân tích này là vì trong đời này
chúng ta đã có duyên học Phật với nhau. Duyên này thù thắng lắm chứkhông phải tầm
thường đâu. Học Phật nên trọng vềthực chất, đừng nên quá trọng vềhình thức. Nếu không
thế, chúng ta sẽdễchao đảo tinh thần bởi những cám dỗcủa thếgian. Trong tâm nguyện
“khuyên người niệm Phật”, muốn mọi người thực sựthành đạt vãng sanh bất thối thành
Phật, thì chúng ta nên bắt đầu bằng sựtu hành cụthể, chứ đừng tham những luận lý triết học
siêu việt xa vời. Triết lý là miếng mồi ngon cho sựvọng tưởng, tánh kiêu ngạo. Đây là một
trong những điều tối kỵcho việc vãng sanh. Nên đọc thuộc lòng 20 chữtrên hình Phật để
làm tiêu chuẩn thì hay lắm: Chân thành, Thanh tịnh, Bình đẳng, Chánh giác, Từbi. Nhìn
thấu, Buông xuống, Tựtại, Tùy duyên, Niệm Phật.
Được vãng sanh thành Phật là quảbáo của người hiền lành chân thành niệm Phật,
chứkhông phải là phần thưởng cho những người triết lý hay.
Cho nên, tu hành quí đạo hữu nên cốgắng tạo công đức lót đường vãng sanh, bằng
cách hãy bắt tay nhau làm việc cụthể, gần gũi, thực tếlà hay nhất. Tập bốthí giúp người,
tập xa lánh thịphi, gìn giữthân miệng ý, v.v... Lấy công tạo đức, tích tiểu đức thành đại đức.
Tích tiểu thiện thành đại thiện. Hãy đưa tay nâng đỡnhau tu tập, đối đãi bạn đồng tu như
ruột thịt, thành tâm hướng dẫn cho nhau kinh hành niệm Phật. Hãy có tâm khẩn thiết cứu độ
nhau, cốgắng giúp cho một người chưa biết gì vềPhật pháp bước đi một bước đầu tiên vào
Niệm-Phật-Đường. “Một bước đầu tiên” là khởi phát ởhọcon đường giải thoát, nhờthế
may ra ta có thểcứu được một chúng sanh thành Phật. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni xuất thân
là một thái tử, địa vịcủa Ngài sẽlà vua của thiên hạ, nhưng Ngài đã xảbỏngôi vua, tựbiến
thành giai cấp thấp hèn nhất trong xã hội, ngày ngày cầm bình bát đi khất thực, xin ăn để
mong tiếp xúc được với hàng bần cùng dân dã đểcứu được chúng sanh. Đó là cái gương
sáng, nhắc nhởchúng ta phải biết khiêm hạvà thực tếtu hành vậy!
Một vấn đềkhác, khi nêu ra chuyện hộniệm, thì “...có nhiều vịlo sợmiệng thếgian,
chết không có một bộnhạc để đưa...”. Chuyện này thực ra chỉvì tình chấp thếgian còn quá
nặng! Người nào thực tâm thương người thân thì hãy lo hộniệm đểcứu độvãng sanh. Còn
nếu cứthích miệng đời khen tặng, cứchạy theo tập tục thếgian, thì dễdàng tạo ra cảnh
tượng đau thương cho người thân và rồi cho chính ta vậy! Hiểu rõ được đạo mới thấy rằng
sựviệc quảthật thương tâm, quá ưtội nghiệp! Từtrước tới giờtổtiên, ông bà của chúng ta,
có người chưa thấu Phật pháp thành ra có thể đã bịchịu nhiều đại nạn! Nay ta đã gặp được
Phật pháp rồi, xin đừng nên sơý nữa mà đời đời đành mang thảm họa!
Đánh trống là cái tập tục nặng vềsựthông báo cho làng xóm biết nhà người này có
người chết. Thổi kèn một vài diệu nhạc bi ai đểcon cháu càng tiếc, càng thương, càng mủi
lòng mà khóc cho nhiều. Cờxí là hình thức làm cho cảnh trí “đám ma” có vẻlinh đình một
chút... tất cả đều là nghi thức của người đời tự đặt ra thành tập tục, chứkhông phải đểcứu
độhương linh siêu sanh. Cũng giống như đám cưới thì treo đèn kết hoa cho đẹp, đám hát bộ
Khuyên người niệm Phật
25
thì đánh trống đểcổ động người xem, tổchức một đêm ca múa thì trang hoàng cho lộng lẫy,
hát xiệc thì mặc xiêm y lòe loẹt cho vui mắt, thếthôi. Trong lễtục vềtang chếthì đời nhà
Thanh bên Trung Quốc có qui định rõ rệt nhất, nhưng tựu trung vẫn chỉlà việc nặng vềhình
thức của thếgian pháp. Do đó, việc thổi kèn đánh trống, cờxí màu mè mỗi nơi mỗi khác,
như ởSài gòn thì thổi kèn Tây, chơi nhạc Mỹ; ởquê thì kéo đờn cò, thổi kèn ta, đánh phèn la,
nổi trống chầu, v.v... Đây chỉlà tập quán mà thôi!
Mỗi một tôn giáo có một lễtiết riêng cho người chết, nhằm để đưa linh hồn người ra
đi theo cảnh giới của tôn giáo họ. NhưThiên Chúa giáo thì đưa vềnước Trời, Tiên giáo thì
đưa vềcảnh Tiên, Quỉ-Thần giáo thì đưa vềcảnh quỉ. Nói nhưvậy nhưng đưa được hay
không thì hoàn toàn lại là chuyện khác! Còn người không theo tôn giáo nào thì mập mờvô
định, cứdựa theo tập tục thói quen, nên vô tình thường đưa linh hồn của người thân vào
cảnh “Ma”, nên mới gọi là “Đám Ma”, hay đưa xuống địa ngục gọi là “Âm Phủ”, “Âm Ty”
hoặc “Diêm Đình”, v.v... Tất cảmọi cảnh giới, dù là: Thiên đàng, Tiên cảnh, Quỉ-Thần vẫn
còn trong tam giới, chưa thoát khỏi sanh tửluân hồi. Còn những nơi như: địa ngục, ma quỉ,
súc sanh là những cảnh giới đọa lạc thì làm sao sướng cho được!
Hộniệm người lâm chung, thực tếmà nói, là một nghi tiết của Phật giáo, ứng dụng từ
trong kinh điển của Phật mà ra, đểcứu độmột chúng sanh khi hết báo thân phàm tục này sẽ
được siêu sanh vềTây-phương Cực-lạc đểthành Phật, vĩnh ly sanh tửluân hồi, nhập vào
cảnh giới thanh tịnh nhất của tất cảmọi pháp giới. ChưCổ đức dạy, tất cảmọi hình thức ồn
ào, náo nhiệt, hỗn loạn bắt buộc phải bỏ, đểtránh thần thức của người đi bịmất chánh niệm.
Chánh niệm là gì? Là chuyên lòng niệm câu Phật hiệu “A-di-đà Phật”. Chỉcó câu
A-di-đà Phật mới cứu được một thần thức đầy tội lỗi vượt qua tam giới. Ngoài câu A-di-đà
Phật ra, tất cảkinh, tất cảchú dù có vi diệu đến đâu cũng không thểcứu thần thức vãng
sanh. Ngài Lý Bỉnh Nam, đệtửchân truyền của Tổ Ấn Quang, sưphụcủa HT Tịnh Không
nói: “Hàng ngày có công phu niệm Phật tức có chủng tửPhật. Lực lượng của chủng tử
Phật lớn sẽxuất hiện trước, ta liền được Phật tiếp dẫn vãng sanh vềTây-phương. Nếu
lực lượng này nhỏyếu không xuất hiện nổi, nhờcó người khác ởbên cạnh giúp trợniệm,
thì chủng tửnày sẽdễdàng xuất hiện. Cho nên, trong lúc bình thường có tu trì (niệm
Phật) thì lâm chung chủng tửPhật sẽxuất hiện ra trước, việc vãng sanh chắc chắn có hy
vọng. Trợniệm chính là giúp cho họkhơi dậy câu Phật hiệu. Người Phật tử, bất luận
trong lúc bình thường tụng bao nhiêu kinh, niệm bao nhiêu câu chú, khi lâm chung muốn
cho chủng tửPhật xuất hiện, thì duy nhất chỉcó bốn chữ“A-di-đà Phật” mới có hữu
dụng”.
Hộniệm là niệm “A-di-đà Phật” đểgiữchánh niệm cho người ra đi được vãng sanh.
Phải hộniệm trước giờlâm chung, ngay phút lâm chung và tiếp tục niệm Phật ít ra là 8 giờ
sau lâm chung, có nhiều nơi họcẩn thận phải niệm đến 12 giờsau mới được đụng đến thân
thể. ChưCổ đức, TổSưdạy rõ ràng, dù cho kinh Phật cũng không được tụng đểkhỏi làm ồn
thần thức vãng sanh. Thếthì làm sao ta dám đưa trống, kèn, phèn la, nhạc khí vào đểkhuấy
Khuyên người niệm Phật
26
nhiễu thần thức trong thời điểm rất căng thẳng này? Nên nhớcứu được người thân của mình
thoát khỏi đọa lạc hay không chính là hành động sáng suốt và quyết liệt của chúng ta ngay
trong khoảng thời gian chung quanh sựlâm chung. Nếu vịnểhay ham thích những chuyện
thường tình của thếtục thì chính ta là người đại bất nghĩa, đại bất nhân đối với người thân.
Vì sao vậy? Vì biết nạn mà không cứu, vì tham một vài tiếng khen hão huyền mà đành tâm
đểngười thân yêu bịhãm hại! Tạo cái ác nhân này thì chắc chắn chính mình khi ra đi cũng
phải nhận lãnh cái quảbáo đau khổtương xứng vậy!
Cho nên, xin quí đạo hữu chú ý kỹ. Những lời nói này tôi nói theo đúng kinh Phật, lập
lại lời của chưTổSư, Đại đức, chứtựmình không dám đềxướng ra. Sống với đời ta phải
hòa với đời, nhưng không nên đồng lòng với họ. Hoàn cảnh nào ta sống theo hoàn cảnh đó
để được sựhòa mục, đây là “Tùy duyên”. Nhưng lý tưởng của ta ta phải đi, đường giải
thoát của ta ta phải giữthẳng, đây là “Bất biến”. Nếu trong môi trường con người ưa thích
kèn trống quá mức, thì kẹt quá ta có thểcho họthổi kèn đánh trống sau khi lâm chung 8 giờ,
đây là “Tùy duyên”, (còn không, thì nên quên đi). Xin nhắc lại, muốn cứu được người thân
thì trong vòng 8 tiếng đồng hồtuyệt đối chỉcó niệm Phật hộniệm, không thểcó hình thức
nào khác xen vào, đây là điều “Bất biến”.
Sống thì “Tùy duyên”, nhưng việc đạo thì phải “Bất biến” đó mới là trí huệ. Việc làm
này chính là chúng ta đang hành đạo Bồ-tát. Nghĩa là, sống thì hòa với đời đểsống, nhưng
dù cho hoàn cảnh có đổi thay thì chí hướng quyết không thay đổi. Trong cái “Tùy duyên”
phải thực hiện cho được cái “Bất biến” vậy.
Ngoài ra, người mà duyên nào cũng “Tùy”, cảnh nào cũng “Biến”, cứtiếp tục chạy
theo thế đời thì còn bàn gì nữa! Tu hành là quyết tâm phá mê khai ngộ đểchuyển phàm
thành Thánh. Chứbây giờmê không chịu phá, ngộchẳng thèm khai, hễngười ta làm sao
mình làm vậy, bất kểchuyện đúng sai thì bao giờta mới chuyển phàm thành Thánh, thì công
sức tu hành của chúng ta rốt cuộc đểlàm gì? Chẳng lẽbiết cảnh giới phàm phu vẫn phải
chịu phàm phu, biết đọa lạc vẫn phải theo để đọa lạc! Nghĩlại coi, có phải oan uổng lắm
không?! Cho nên, “Tùy duyên, tùy biến” đúng là cảnh giới của phàm phu vậy!
Quí đạo hữu kính, trong vô lượng kiếp qua chúng ta tạo nhiều nghiệp chướng nên mãi
luân chuyển trong lục đạo tam đồ, khổkhông nói hết.  Đó chỉvì vô minh phiền trược che lấp
bản tánh mà làm cho ta lầm lạc. Nay cơduyên đã đến, gặp được thiện hữu tri thức, nghe
được danh hiệu bản nguyện công đức của Phật A-di-đà, là một sựmay mắn trong trăm ngàn
vạn kiếp khó tìm cầu, thì xin một lòng một dạniệm A-di-đà Phật, cầu vềTây-phương, để
trong báo thân này diện kiến Đức Di Đà, một đời thành Phật. Còn gì quí hơn.
A-di-đà Phật.
Diệu Âm kính thư.
(Viết xong, ngày 30/8/03).
Khuyên người niệm Phật
27
Đức Lục Tổ  đưa ra một cách giảo nghiệm rất đơn giản, Ngài bảo:
“Nếu là bậc chân tu, không thấy lỗi của đời”. Mà thật thế, bậc chân tu
luôn luôn tự nhìn để sửa lỗi, trụ nơi tịch định, dứt hẳn lòng ngã nhân
phân biệt, có tâm tư đâu đi nghĩ đến việc hay dở tốt xấu của người! Kẻ
giả tu trái lại, tâm nhơn ngã hơn thua ganh ghét dẫy đầy, mở miệng ra
là phê bình chỉ trích, nói điều hay dở của thế gian, rất cách xa với đạo!
(Hòa Thượng Thích Thiền Tâm).

Khuyên người niệm Phật
28
50) Lời khuyên người em trai:
Em Đường – Thạnh,
Anh đã viết cho hai em nói vềsựkhổ, nói vềcách đọc tụng kinh, hy vọng nó giúp các
em giải quyết được phần nào chướng ngại phải không? Hôm nay anh lại mởthưem ra đọc
lại để đi đến vấn đềkhó khăn khác. Những điều khó khăn này, nếu cho anh hay sớm hơn, thì
có lẽ đến nay các em cảm thấy thoải mái và tựtại nhiều rồi, chứ đâu đến nỗi bây giờmà “...
em phải lần mò đi tìm từng chút...” có vẻkhó khăn dữvậy. Tìm hiểu thì tốt, nhưng có lúc
tìm được, có nơi không có tài liệu thì tìm đâu cho ra. Tìm không ra tức là “Cầu bất đắc khổ”.
Đời đã là khổlại còn đi cầu thêm cái khổlàm chi? Tục ngữVN có câu, “đi một ngày đàng,
học một sàng khôn”, cái khôn này do đi mà thấy, chứkhông phải ngồi ởnhà tra cứu trong
sách vởmà có đâu. Muốn tu sửa thì phải thực hành mới có ích lợi. Thôi anh bắt đầu trảlời
tiếp những câu hỏi của em đây.
Hỏi: Cửu pháp giới, tam đồ, lục đạo sanh tửluân hồi là gì?
Trảlời: Cửu pháp giới là chín pháp giới. Lục đạo là sáu đường. Chúng sanh ởtrong
lục đạo phải chịu chết-sống, sống-chết thường xuyên nên gọi là “Sanh tử”. Chết rồi không
phải mất, mà “Chết” là chỉcho cái thân xác bịchết, chứcòn thần thức (người thếgian gọi
linh hồn), thì không chết theo cái xác. Cái xác thân thực ra chỉlà khối vật chất hỗn hợp bởi
thịt, xương, máu, phân, v.v... được điều khiển bởi một linh hồn. Linh hồn còn trong thân xác
thì thân xác sống, linh hồn rời khỏi xác thì xác bịchết. Xác chết đi, nhưng linh hồn thì vẫn
tiếp tục sống trong một cảnh giới khác, gọi là “Thân trung ấm” đểchờtái sanh trởlại.
Cứtrải qua một chu kỳ: Sống-Chết-Tái sanh gọi là “Luân hồi”. “Luân” là luân
chuyển, “Hồi” là trởlại. “Sanh tửluân hồi” nghĩa là: sống rồi chết, chết rồi sanh trởlại để
sống, luân chuyển nhưvậy mãi mãi không bao giờchấm dứt.  Đây thuộc vềSanh khổ, và Tử
khổcủa chúng sanh trong lục đạo. Nói gọn hơn, chính là cảnh “Vô thường” mà Phật thường
dạy trong kinh.
Điều đầu tiên cần phải nhớlà “Cửu pháp giới” không phải là “Lục đạo” cộng với
“Tam đồ” thành ra “Cửu pháp” nhưem đã nói, mà trong cửu pháp giới có lục đạo, trong lục
đạo có tam đồ. “Cửu pháp giới” chính là sáu đạo luân hồi cộng với ba pháp giới Thánh ở
ngoài tam giới là Thanh-văn, Duyên-giác và Bồ-tát. Còn nếu cộng thêm pháp giới của Phật
nữa thành ra mười pháp giới, gọi là “Thập pháp giới”.
(*) Thanh Văn: là hàng Thánh tiểu thừa A-la-hán, ngộ được lý TứDiệu Đế, phá được
kiến tưhoặc, vượt khỏi tam giới, nhập vào Niết Bàn, không còn sanh tửluân hồi nữa.
Cảnh giới!
Khuyên người niệm Phật
29
(*) Duyên Giác: là người nhờquán theo lý 12 nhân duyên mà giác ngộthành bậc Độc
giác Bích-Chi-Phật.  Độc giác có nghĩa là tựgiác ngộcho mình, không giáo hóa cho chúng
sanh.
(*) Bồ-tát: là bậc Đại thừa cầu Phật quảgồm 52 phẩm bậc từthập Tín, thập Trụ, thập
Hạnh, thập Hồi-Hướng, thập Địa, Đẳng Giác, Diệu Giác. Bồ-tát là viết tắt cho “Bồ-đề” là
giác ngộ, và “Tát Đõa” là hữu tình. Nghĩa là bậc “Đại giác hữu tình”, “Đại giác chúng sanh”,
“Đại đạo tâm chúng sanh”, v.v...
Thực ra, pháp giới có rất nhiều, nhiều đến vô lượng vô biên, chứkhông phải chỉcó
chín pháp giới, hay mười pháp giới đâu. Pháp giới mông huân!  Đây là một đềtài rất rộng,
cho nên anh chỉcó thểnói một cách tổng quát thôi chứkhông thểkhai thác cặn kẽ được.
Hơn nữa, muốn nói cho cặn kẽthì khảnăng của anh cũng không đủsức nói. Pháp giới bao
la, siêu huyền, chỉcó Phật mới thấy rõ tường tận. Với căn cơbình thường nhưchúng ta, nếu
cứham thích tìm hiểu cho tường tận vào những cảnh giới này thì nhiều khi cũng dễbịlôi
cuốn vào trong những cảnh quá ưhuyền ảo, chới với trong những cõi quá siêu hình, mông
lung trong rừng thuật ngữ.  Đây chưa chắc là điều đã tốt! Cho nên, chuyện này chỉcần biết
tổng quát đểthấy hướng tu hành là đủ, đừng nên mong cầu hiểu sâu vào đó làm chi. Thôi,
chúng ta hãy bắt đầu từng điểm cụthể.
1) Lục đạo: là sáu đạo luân hồi, gồm có Thiên, A-tu-la (tức là Quỉ-Thần), Nhân, Súcsanh, Ngã-quỉ, Địa-ngục. Trời, Quỉ-Thần và Người gọi là Tam-thiện-đạo. Súc-sanh, Ngãquỉ, Địa-ngục là Tam-ác-đạo hay còn gọi là Tam-đồ-khổ. Trong tam thiện đạo thì cảnh giới
Trời có nhiều phước báu hơn Quỉ-Thần, Quỉ-Thần có nhiều phước báu hơn Người.
Đây là nói một cách tổng quát, chứnói vềchi tiết thì rộng mênh mông, phải chia ra
thành rất nhiều đềtài nhỏnữa mới có thểnói được rõ hơn, vì thực sựbên trong bất cứcảnh
giới nào cũng rộng vô lượng vô biên, khó nói cho đến tận cùng bờmé. Ví dụnhưcảnh giới
Trời thì có Trời Dục-Giới, Trời Sắc-Giới, Trời Vô-Sắc-Giới, gọi chung lại là “Tam-giới”.
Tam giới là ba cảnh giới trời, ba cảnh giới này cũng nằm trong lục đạo, gói gọn trong chữ
“Thiên”.
*) Dục-giới Thiên: là trong cảnh giới này chúng sanh sống mạnh vềhai thứdục vọng:
sắc dục và thực dục, nói rõ hơn là tham dâm dục gái trai và tham ăn uống. Dục giới bao
gồm: sáu cảnh trời gọi là “Lục-dục Thiên”, bốn cảnh giới người gọi là “Tứ-đại-bộChâu”, và
tám địa ngục lớn gọi là “Bát-đại-địa Ngục”. Lục dục thiên gồm có: 1)Tứ-Thiên-Vương
Thiên; 2)Đao-Lợi Thiên; 3)Dạ-Ma Thiên; 4)Đâu-Suất Thiên; 5)Lạc-Hóa Thiên; 6)Tha-HóaTự-Tại Thiên. Trong sáu cảnh trời dục giới này, mỗi cảnh trời lại có nhiều cảnh trời khác. Ví
dụnhưriêng ởcảnh giới trời thứhai là Đao-Lợi Thiên có tất cả33 tầng trời, trung tâm là Đế-Thích Thiên và 32 cõi trời khác nữa.
Khuyên người niệm Phật
30
*) Sắc-giới Thiên: là những cõi trời ở đó thân thể, vật chất, hoàn cảnh sống rất thù đặc,
kỳdiệu, tinh xảo hơn trời dục giới. Sắc giới thiên có tất cả18 tầng trời. Muốn sanh lên cõi
sắc giới thiên phải tu thiền định, Người nào đạt đến từSơ-Thiền-Định cho đến Tứ-Thiền-Định thì được nhập vào cảnh Sắc-giới Thiên.
*) Vô-sắc-giới Thiên: thì không còn hình tướng hay vật chất nữa, tất cả đều là dạng
của tâm thức, đây là kết quảcủa mức thiền định rất thâm diệu, nên gọi là Vô sắc. Có bốn cõi
là: Thức-Vô-Biên-Xứ, Không-Vô-Biên-Xứ, Vô-Sở-Hữu-Xứ, Phi-Tưởng-Phi-Phi-Tưởng-Xứ.
Phi-Tưởng-Phi-Phi-Tưởng-Xứlà cảnh giới cao nhất trong tam giới. Người nào tu thiền định
đạt đến cảnh giới từ“Đệ-Nhất-Không-Định” đến “Đệ-Tứ-Không-Định” sẽ được vào cảnh
Vô-Sắc-Giới. Bốn cảnh giới Thiền-Định cộng với bốn cảnh giới Không-Định gọi là “Tứ
Thiền Bát-Định” của người tu tham thiền. “Không-Định” cao hơn “Thiền-Định”.
Đây là những cảnh giới thiền định rất cao, đạt đến những cảnh giới này không phải là
chuyện đơn giản! Vấn đềthiền định anh không đủkhảnăng đi sâu vào chi tiết, chỉbiết rằng
một người hành thiền dầu đạt tới chỗTứ-Thiền Bát-Định cũng vẫn chưa ra khỏi tam giới. Có
nghĩa là, giảsửnhưmột người có công phu thiền định thâm hậu, có thểnhập định một vài
tháng mới xuất định, thì đây vẫn chỉlà cái định của thếgian, vẫn còn trong sanh tửluân hồi,
chưa xuất khỏi tam giới đểnhập vào hàng Thánh.
Nếu một người đạt được đến công phu thiền định cao nhưvậy, nếu họbiết niệm Phật
cầu sanh Tây-phương thì họ được vãng sanh một cách dễdàng, vì tâm của họ đã thanh tịnh,
rất dễ đạt đến cảnh giới “Nhất tâm bất loạn”. Nghĩa là họsẽvượt qua tam giới, thoát ly sanh
tửluân hồi, một đời thành tựu đạo quả.
Bên cạnh đó, khá lạlùng là một người bình thường chỉbiết trung thành niệm “A-di-đà
Phật”, biết tha thiết nguyện vãng sanh Tây-phương, thực hiện Tín-Hạnh-Nguyện thật đầy đủ,
họcó thểvượt qua Tam-giới dễdàng vãng sanh thẳng vềcõi Tây-phương Cực-lạc, gặp Phật
A-di-đà, tựnhiên một đời thành bậc bất thối đểviên thành Phật quả. Ngài Vĩnh Minh nói:
“Vô Thiền hữu Tịnh-độ, vạn tu vạn nhân khứ, nhược đắc kiến Di Đà, hà sầu bất khai
ngộ”, là chỉcho sựviệc này.
Sởdĩ được vậy phần lớn là nhờthần lực của Phật A-di-đà gia trì. Khi đã hiểu vềcảnh
giới của vũtrụnhân sinh, chúng ta mới thấy niệm Phật có công đức “bất khảtưnghì”! Niệm
Phật đúng là một pháp môn vi diệu đến cùng cực, một pháp tu tối nhiệm mầu, một bí tủy của
Phật pháp, một đại mật tạng không ai có thểgiảng giải được. Phật nói dù cho chư Đại Bồ-tát
cũng phải lấy tín-nguyện-niệm Phật đểcầu xin về đó chứkhông thểgiải thích, chỉcó Phật
với Phật mới hiểu được mà thôi.
Cho nên, một người trần tục đầy tội lỗi, trong đời mạt pháp này đã gặp được pháp môn
niệm Phật mà không chịu niệm Phật cầu sanh Tây-phương đểthành Phật, thì còn mong đợi gì
nữa đây?!...
Khuyên người niệm Phật
31
(*) Quỉ-thần, gọi chung là A-tu-la, thuộc vềtam thiện đạo, có phước đức và uy quyền.
Nên nhớ“A-tu-la” là danh từgọi chung, chứquỉthần không phải chỉcó A-tu-la. Quỉ-Thần,
nếu chia ra thì “Quỉ” là chỉcho loại thần có uy lực, có thểháo sát; “Thần” là chỉcho loại quỉ
có tài, có tâm hiền từ. Nói chung, Quỉ-Thần có ác thần, có thiện thần. Ác thần thì ăn mặn,
sát sanh, không hộtrì Phật pháp.  Đối với họta chỉgiữtâm thành kính, không nên tiếp cận
hoặc vô lễvới họ được. Thiện thần thì hộtrì Phật pháp, giúp người tu hành, biết ăn chay
niệm Phật. Ví dụnhưThiên-Long Bát Bộ, tức là Thiên chúng và Long chúng trong tám bộ
chúng dưới trướng của Tứ-Thiên-Vương Thiên, hoặc gọi là Thiên thần và Long thần trong
tám bộ, đều là thiện thần.
Những ngày đình đám, cúng giỗ, tang lễ, nếu con người cứgiết hại gia súc, dùng thịt
cá đểcúng tế, làm con heo quay đểtrước bàn thờ, v.v... thì rước những vịhung thần đến dự,
còn các vịthiện thần đều tránh xa. Ngược lại, nếu ta làm trai chay tịnh khiết, niệm Phật tụng
kinh, hồi hướng công đức, thì chưvịthiện thần đến dự, các vịhung thần tránh xa. Đây là
điều cần nên nhớkỹ.
2) Tam đồ: hay còn gọi tam ác đạo, đây là ba đường đọa lạc nằm trong lục đạo, gồm
có địa ngục, ngã quỉvà súc sanh. Trong đó, súc sanh là thú vật, nhưheo, gà, chó, mèo, v.v...
Cảnh giới này ta thấy rõ ràng, sống chung với chúng, tiếp xúc hàng ngày, nên có thểcho là
dễhiểu. Còn hai cảnh giới “Địa ngục” và “Ngã quỉ” thì sao? Ở đâu? Có thực không?
(*) Địa ngục là gì? Người ta thông thường cho rằng: “Địa” là đất, “Địa ngục” là một
cái ngục tù được thiết lập dưới lòng đất. Người chết thì chôn xác xuống đất, nên người ta
cho rằng đưa họvề“Địa ngục”, gởi xuống “Âm ty”, dẫn về“Địa phủ”, đi chầu “Diêm
Vương”, v.v... tất cảnhững danh từnày đều hàm nghĩa đi xuống địa ngục. Trong kinh Địa
Tạng nói rất rõ về địa ngục.
Thực ra không phải ai chết cũng đi xuống địa ngục đâu. Người ác mới vào địa ngục,
người thiện vềtam thiện đạo, người ngu si đi theo súc vật, người keo kiệt theo đường ngã
quỉ, người muốn thành ma mới đi theo ma, v.v... Người ăn ởhiền lương, vững lòng tin Phật
pháp, chí tâm niệm Phật nguyện vãng sanh Tây-phương thì sẽ được sanh vềcảnh Tâyphương Tịnh-độ.
Cho nên, người tu hành cũng cần nên tìm hiểu tổng quát vềcảnh giới, mới biết được
đường đi cho tương lai, tự đính chính tưtưởng của mình, xin đừng sơý mà nguyện xuống địa
ngục, đó là tựmình hại lấy đời mình vạn kiếp vậy.
Nên nhớrõ, ngoài việc tùng nghiệp thọsanh, thì nguyện lực nó có một sức mạnh rất
lớn, có thểquyết định cảnh giới tương lai. Nghĩa là, nói rõ hơn, nếu nguyện lực mạnh có thể
đánh bại nghiệp lực, để đưa thần thức tái sanh theo lời nguyện. Ngài Ngẫu Ích Đại Sư, vịTổ
thứchín của Tịnh-độTông Trung Quốc khẳng định rằng, chỉcần tin tưởng và phát nguyện
Khuyên người niệm Phật
32
vững mạnh cầu sanh Cực-lạc thì được vãng sanh Tây-phương, còn niệm Phật sâu hay cạn là
đểphẩm vịcao hay thấp. Cái lý đạo này rất sâu, nhắc nhởchúng ta cần phải đểtâm chú ý về
lời nguyện, sức nguyện.
“Ngục” là ngục tù; “Địa” vừa là tâm địa, vừa là đại địa. Tâm địa ác hiểm thì đây chính
là cái nhân tạo ra ngục hình đểnhốt cái tâm (hay gọi là thần thức, là linh hồn) của chính mình
vào trong cái ngục tù đó mà tựthọnạn lấy. Là đại địa vì hầu hết địa ngục đều bám vào các
cõi dưới đất, cho nên gọi là “Địa ngục”. Nhưvậy, địa ngục không những chỉ ởsâu dưới
lòng đất, mà còn ởkhắp nơi: nghĩa là có ởsâu dưới lòng đất, có ởtrên không trung, có ở
trong rừng cây, có ởngay tại thếgian này, có ởgiữa tâm của mỗi người.
Có nhiều loại địa ngục. Tùy theo cảnh giới tốt xấu, tội lỗi nặng nhẹ, tâm ác lớn nhỏ,
v.v... mà một chúng sanh có thểbịtùng nghiệp thọnạn ởcác cảnh địa ngục khác nhau. Ví
dụ, nhưbên trên chúng ta đã biết qua về“Bát đại địa ngục”, nhưng không phải chỉcó tám cái
địa ngục lớn, mà mỗi một địa ngục lớn lại có 16 địa ngục phụ. Những địa ngục ởcảnh giới
này gọi là “Du-Tăng địa ngục”. Theo “Câu-Xá Luận”, một kẻcó tội bịsa vào đây đểchịu
cực khổ, cái khổcàng ngày càng tăng lên, cho nên gọi là “Du-Tăng”. Nhưvậy, nếu chỉtính
ởcảnh giới này thôi đã có tới 128 Du-tăng địa ngục, cộng với 8 địa ngục lớn thành ra 136
cảnh địa ngục.
Chưa hết! Ví dụnhưta thường nghe 18 tầng địa ngục, đây là những cảnh địa ngục
khác, ở đó chúng sanh bịchém giết, hành hình, lửa cháy... khổkhông thểnói được. Thời
gian chịu nạn bao lâu? Theo kinh Nê-lê nói, cái cảnh gần nhứt là “Quang-tựu-cư” địa ngục,
một ngày dài bằng 3.750 năm ởnhân gian, tuổi thọmột vạn tuổi. Nhưvậy, muốn mãn một
đời ở đó phải trải qua 13.500 tỉnăm ởnhân gian mới xong. Một thời gian thọhình dài lâu
không thểtưởng tượng được! Địa ngục còn nhiều lắm, kểkhông hết! (Chi tiết này lấy từ
trong “Tự điển Phật Học Hán Việt” của GHPGVN, Phân viện nghiên cứu Phật học VN).
(*) Ngã quỉlà gì? Ngã quỉlà chỉcho loài quỉ đói. Cảnh giới này cũng rất rộng, khó
có thểnói cho hết. Nếu chia ra thì có hai đạo: “Ngã quỉ” và “Quỉ-Thần”, nếu gom lại thì gọi
chung là “Quỉ đạo”. Nhưvậy ngã quỉvà quỉthần có chung cảnh với nhau, nhưng khác nhau
ởchỗcó phước báu hay không. Quỉthần có phước báu, ngã quỉthì không có.
Ngã quỉthuộc vềác đạo, không có uy quyền, sống trong cảnh rất đói khổ.  Đây là kết
quảcủa cái nhân tham lam, keo kiệt. Những người khi sống mà gian lận, lường cân tráo đấu,
tâm địa bỏn xẻn, suốt đời cứlo tìm mọi cách kiếm tiền bất kểphương tiện, thì sau khi chết sẽ
dễchiêu cảm theo cảnh giới này. Tiền bạc làm cho nhiều, giỡn chơi vài chục năm, rồi bịnạn
hàng vạn kiếp, vậy mà ai cũng ham!
(*) Bên trên là nói đại cương trong cửu pháp giới. Biết tới cảnh giới ta hãy ứng dụng
cảnh giới vào thực tếthì sựtu hành mới mong được thiện lợi. Có khá nhiều người, nhiều
giáo phái tu hành với mục đích cầu hưởng phước, đây chính là phước báu “Nhân-Thiên”.
Khuyên người niệm Phật
33
Những cách tu hành này, dựa theo cảnh giới nói trong kinh Phật, thì hầu hết họ đều hướng tới
một trong những cảnh trời ởcõi Đao-Lợi Thiên, thuộc cõi trời thứhai của dục giới thiên, còn
trong tam giới, chưa giải thoát được. Tu theo các giáo phái này, nếu thật giỏi thì cũng có thể
sanh vềcác cõi trời đó đểhưởng phước, nhưng chắc chắn vẫn còn bịsanh tửluân hồi. Tới đó
rồi, nếu không tiếp tục tu hành đểgiải thoát, sau cùng vẫn bị đọa lạc.
Phật dạy rằng, khi được sanh thiên, con người sẽhưởng nhiều phước báu, ít ai chịu
tiếp tục tu hành, dễtạo nên nghiệp chướng. Vì thếkhi phước hết thì nghiệp chướng trởthành
quá lớn, sau cùng họcó thểbị đọa lạc rất nặng. Cho nên dù có được hưởng phước thì đây
vẫn là bất liễu giáo, và sau cùng chịu nạn “Tam thếoán”, cho nên Phật thường răn nhắc
chúng sanh chớtham luyến tới.
Ngoài ra, cũng có những pháp tu nhắm tới các cảnh giới cao hơn, như ởSắc-giới thiên
hoặc Vô-sắc-giới thiên. Muốn được vậy, phải tu vềThiền định.
Trong cõi Dục giới thiên có bốn cảnh giới người gọi là Tứ Đại BộChâu: Nam-Thiệm
BộChâu, Đông-Thắng-Thần Châu, Tây-Ngưu-Hóa Châu, Bắc-Câu-LưChâu. Bốn cái “Đại
bộchâu” lập thành một “Thếgiới” hay là “Tứthiên hạ”. Thếgiới này không phải là quả địa
cầu, mà chữ“Thếgiới” trong kinh Phật rộng lớn nhưmột hệngân hà. Nói rõ hơn, một hệ
ngân hà có thểchỉlà một thếgiới trong kinh Phật. Một ngàn thếgiới là một “Tiểu Thiên Thế
Giới”. Một ngàn tiểu thiên thếgiới thành “Trung Thiên ThếGiới”. Một ngàn trung thiên thế
giới thành một “Đại Thiên ThếGiới”. Phạm vi này rất lớn.
Lớn hơn nữa, cũng từtrong kinh Phật ta biết được, cõi “Ta-bà” là giáo khu hóa độcủa
đức Phật Thích-Ca Mâu-Ni, rộng tới tam thiên Đại-thiên-thế-giới. “Tam thiên” này không
phải là ba ngàn, mà là: 1.000 x 1.000 x 1.000 = 1.000.000.000 (một tỉ) Đại-thiên-thế-giới.
Cõi Ta-bà chúng ta đang ở đây, với một tỉ Đại-thiên-thế-giới, được cai quản bởi một NgọcHoàng Thượng Đế, đây chính là vị Đại Phạm Thiên Vương ởcõi sơthiền sắc giới. Ngọc
Hoàng Thượng Đếnày cao hơn Thượng Đếnói bên trên rất nhiều. Thực sự, pháp giới quá
lớn! Trí óc con người khó có thểtượng tượng ra được! (Xin xem thêm “Tự điển Phật học
Hán-Việt, Giáo hội Hội Phật Giáo Việt Nam, do phân viện nghiên cứu Phật học xuất bản
1992).
Tuổi thọcủa người ởcác cõi trời rất cao, phước báu rất lớn so với chúng ta ở đây.
Thực ra, tuổi thọtrung bình của con người không phải mãi mãi là 70, 80 tuổi thì chết đâu, mà
có sựthay đổi. Hiện tại chúng ta đang sống trong “kiếp giảm”, nghĩa là cứ100 năm thì tuổi
thọtrung bình của con người bịgiảm một tuổi, giảm cho đến khi còn 10 tuổi, thì lại bắt đầu
tăng trởlại. Cứmỗi 100 năm tăng một tuổi, tăng cho đến 84 ngàn tuổi, lúc đó con người có
tuổi thọ đâu thua gì chưtrời(!).
Vì trí huệcủa chúng ta chưa khai mở, nhục nhãn của chúng ta không thấy được, chứ
thực sựthì trời, người, quỉ, thần, yêu, ma, v.v... rất nhiều cảnh giới sống chung với nhau mà
Khuyên người niệm Phật
34
ta không hay, chỉcó điều phạm vi hoạt động lớn nhỏkhác nhau. Vì ởchung với nhau cho
nên con người có thểtiếp xúc với thánh thần, thiên địa, ma quỉ. Có người bịquỉbắt, bịma
dọa, lại có nhiều người có khảnăng bắt quỉ, trừma. Có người lợi dụng ma quỉ đểlàm tiền,
có nơi ma quỉlợi dụng con người đểcúng cho họhưởng.
Nhiều cảnh giới sống chung đụng với nhau, nhưng chúng ta chỉnhận ra được cảnh giới
người và thú vật, còn những cảnh giới khác thì hầu hết chúng ta không thấy. Sởdĩnhưvậy
là tại vì con mắt của con người đang bịbệnh, bịchướng ngại. Nói cách khác, mắt thịt của
chúng ta hay gọi là nhục nhãn rất hạn hẹp, chỉbắt được có ba chiều không gian, không đủ
năng lực thấy tất cảnhững hiện tượng có thực của vũtrụnhân sinh. Trong kinh Vô Lượng
Thọ, phẩm thứ30, Phật nói Bồ-tát có tất cảnăm loại mắt là: Nhục-nhãn, Thiên-nhãn, Phápnhãn, Huệ-nhãn, Phật-nhãn. Hiện tại con người bình thường chỉdùng được mắt thịt (nhục
nhãn), cho nên chỉnhìn thấy được những gì thuộc vềvật chất. Giảnhưmột người tu hành
khai được Thiên nhãn, Pháp nhãn, Huệnhãn, Phật nhãn, thì mỗi bậc cao hơn họbắt được
nhiều chiều kích không gian hơn, bắt được nhiều biên độsóng khác nhau, nhờthếhọsẽthấy
được rất nhiều cảnh giới khác hơn mà mắt thường không thấy. Đến khi thành Phật, tức là có
Phật nhãn, thì thấy được tất cảmọi cảnh giới.
Đểrõ hơn, chúng ta có thểnêu lên một vài ví dụcụthể. NhưPhật nói vềngũnhãn,
đây chẳng qua là sựqui nạp, chứthực ra mỗi nhãn quang còn có rất nhiều trình độnữa. Ví
dụ, nhục nhãn nhưng có mắt sáng, mắt mờ, mắt cận, mắt viễn, mắt loạn thị, loạn sắc, v.v...
Có loài chim chỉthấy duy nhất một màu đỏ, con cú chỉthấy được trong đêm tối, có loài chỉ
thấy được vật gì di động còn vật bất động thì chúng không thấy. Con người và con dòi cùng
sống chung một môi trường, nhưng ta thấy rõ ràng con dòi lúc nhúctrong bãi phân, còn con
dòi không thấy được ta. Trong đám đất đen đàn kiến lao chao suốt ngày, chúng thấy bầu trời
này chỉlà một màu xám mờmịt trống rỗng không có gì cả, nhưng sựthật đâu phải vậy... Rất
nhiều ví dụcụthểgiúp cho chúng ta một khái niệm tổng quát vềcảnh giới.
Vậy thì, hãy nhớrằng, những gì chúng ta không thấy không phải là không có. Không
thấy là tại mình quá dở, quá yếu kém! Cái năng lực của mình thật sựquá nhỏbé, quá hạn
hẹp. Nói cách khác, con người không thểthấy được tất cảsựthực! Cảnh giới sống vô lượng
vô biên đang hoạt động trong từng giây từng phút, nhưng đối với con người vẫn còn là điều
bí ẩn chưa thểkhám phá ra nổi. Muốn hiểu rõ được điều bí mật của vũtrụ, con người phải
biết tu hành, phải có tâm thanh tịnh, phải biết trởvềchân tâm, đểminh tâm kiến tánh mới
thấy được.
Phật dạy, chúng ta có sáu thứcăn bản phiền não là: tham, sân, si, mạn, nghi, ác kiến,
đây chính là những thứchướng ngại căn bản làm cho con người mãi mãi chìm trong u tối, bị
che lấp trí huệ, khó có ngày được minh tâm kiến tánh. Chính vì vậy mà chúng sanh không có
cơhội giải thoát, mà phải tiếp tục sống trong cảnh thấp hèn tăm tối từkiếp này qua kiếp
khác.
Khuyên người niệm Phật
35
Con người chỉbám vào hiện tượng vật chất mà sống, không tin vào lời Phật dạy thì
ngu si cũng giống như đàn kiến dưới đám đất đen, vì nhìn thấy bầu trời trống rỗng, nên cứ
tưởng mình là vĩ đại nhất trên đời. Chúng đâu có ngờrằng lại có loài người thân thểlớn hơn
mình hàng tỉlần đang theo dõi mà chúng không hay biết gì cả, cứtựnhiên chạy lên chạy
xuống, lăng xăng đi khiêng trộm gạo vậy!
Sống chung trong cùng môi trường, nhưng phạm vi sinh hoạt khác nhau. Con dòi thì
trong đống phân, con sâu thì trong quảtáo, con kiến thì sống quanh cái hang tăm tối, con
người thì có thể đi khắp quả địa cầu, chưthiên thì hoạt động từtinh cầu này sang tinh cầu
khác, chưPhật thì vũtrụpháp giới vô tận vô biên đều trong bước chân của các Ngài.
Khoa học ngày nay tiến bộ, mỗi lần phát hiện ra một điều gì lạlà khắp thếgiới trầm trồ
mê tít. Nhưng sau cùng họcũng đành phải giựt mình kinh ngạc, vì tất cảnhững gì mới nhất
của họvừa khám phá ra, đều đã có sẵn trong kinh Phật từlâu rồi. Ví dụ, một khám phá mới
nhứt của khoa học là sựcảm ứng của nước. Từnăm 1994, tiến sĩMasaru Emoto, giám đốc
sởnghiên cứu IHM của Nhật bản đã nghiên cứu vềnước. Đến 1997 ông phát hiện ra rằng:
nước có cảm giác. Ngày 26/8/2003, tiến sĩMasaru Emoto được mời qua Úc đểthuyết trình ở
khắp các trường đại học với đềtài “Messages from Water” (Thông điệp từnước). Ông
chứng tỏcho mọi người thấy nước có cảm xúc, có vui buồn, chúng thay đổi tinh thểtheo tâm
tính, tình cảm của con người. Âm nhạc, lời nói, tiếng động, hoàn cảnh chung quanh đều làm
cho nước biến đổi tinh thể. Với một ly nước, nếu con người đối đãi với nó với lòng cảm ơn,
vui vẻ, hiền lành, tươi sáng thì tinh thểnước đẹp đẽnhưchiếc hoa. Ngược lại, cũng với ly
nước đó, nếu chúng ta căm thù, xấu ác, chán ghét, sỉvảchúng, thì tinh thểsẽ đổi ra hình dạng
hỗn loạn, xấu xí, ghê tởm. Đây là một sựthật mà tiến sĩMasaru Emoto đã thí nghiệm và
chụp được hình tinh thểnước đối với từng cảm giác một.
Sựviệc này có mới lạkhông? Đối với khoa học thếgian thì quá lạlùng! Đối với Phật
pháp không có gì mới lạ. Trong kinh điển Phật có nhắc điều này, Phật nói: “Tình dữvô tình
đồng viên chủng trí”. “Tình” là loài hữu tình, con người, loài vật...; “Vô tình” là thực vật
như: cây cỏ, hoặc khoáng vật như: đất, nước, gió, lửa, bột mì, kẹo, bánh, v.v... tất cả đều có
chủng trí. Chủng trí của loài hữu tình là Phật tánh, chủng trí của loài vô tình là Pháp tánh.
Phật tánh hay pháp tánh là linh tri của muôn loài, đều là là chơn nhưbổn tánh. Đây là một
việc hết sức lạlùng, nhưng Phật đã nói rõ trong kinh cách đây hơn 3 ngàn năm vềtrước. Sự
khám phá của khoa học biết được nước có khảnăng kiến, văn, giác, tri. Nhưvậy thì tất cả
khoáng vật khác như đất, lửa, không khí, trái táo, trái cam, v.v... chắc chắn đều cũng có đầy
đủbốn tính: thấy, nghe, hiểu và biết.  Đây là sựthật vô cùng huyền diệu, rất khó cho một trí
óc bình thường hiểu thấu!
Phật nói: “Y báo theo Chánh báo chuyển”, Y báo là tất cảmọi vật, mọi hiện tượng,
mọi sinh hoạt chung quanh sẽbiến chuyển theo tâm địa của con người. Phật dạy: “Tất cả
đều do tâm tạo”, thì vạn sự, vạn vật, đều do tâm ta biến hiện ra. Tâm con người ác sẽtạo
hoàn cảnh ác, thiên địa quỉthần sầu trách, vạn loài thú vật hữu tình trởnên hung dữ, vật chất
Khuyên người niệm Phật
36
vô tình thì bịnhiễm độc. Chính vì thếmà gây ra hỏa hoạn, bão lụt, động đất liên miên; họa
hại, tai ương... giáng xuống không ngừng. Tâm thiện thì hoàn cảnh thiện, vạn sựvạn vật
chung quanh đều cảm thiện, phong vũthuận hòa, quốc gia thái hòa, nhân dân an lạc.
Rõ ràng, lời Phật dạy không sai: “Tâm tịnh thì quốc độtịnh”, quốc độthanh tịnh thì
không có chiến tranh, không có tai ương, không có họa hoạn, không có sựkhổ... Đây chính là
nhờtâm của chúng sanh biết tu hành, lương thiện, thanh tịnh mà tạo nên.
Sẵn đây, cũng nên nhắc đến một vấn đềkhá phổbiến. Dựa theo lý đạo “Tâm tịnh quốc
độtịnh”, có nhiều người xác quyết rằng: cõi Tịnh-độchính là tâm thanh tịnh. Khi tâm đã
thanh tịnh thì ta đã tạo ra cõi Tịnh-độrồi. Nhưvậy, cõi “Tịnh-độ” chính là đây chứkhông ở
đâu khác, thì cần gì phải cầu sanh Tây-phương?
Ý nghĩnày vềlý đạo thì đúng, nhưng vềsự đạo thì không thểthực hiện được! Phật
dạy: “Tựtánh Di Đà, duy tâm Tịnh-độ”, có người mới nghe vậy thì vội vã cho ta là Phật Adi-đà, và nói đây là cõi Tịnh-độ.  Đâu có đơn giản nhưvậy! Ta nên biết rằng, “Tựtánh Di
Đà” thì chơn tâm, tựtánh của chúng ta cùng Phật Di Đà không có chi sai biệt, chứkhi chơn
tâm của ta đã bịche lấp bởi trùng trùng vô minh, nghiệp chướng, phiền não... thì chừng nào
mới dám nói rằng ta sánh bằng với Phật A-di-đà đây? “Duy tâm Tịnh-độ” thì phải sống với
chơn tâm mới có Tịnh-độ, chứcòn cứsống với vọng tâm thì cảnh giới mãi mãi vẫn là khổ
não, vô thường, sanh diệt.
Lý đạo có thể đốn ngộ, nhưng sự đạo phải tiệm tu. Ví dụ, nói ăn thì no đó là “Lý”,
nhưng phải ăn thì mới no, không ăn thì phải chịu đói, đây là “Sự”. Một người đang ởtrong
cảnh đói khổ, hằng ngày tìm miếng cháo lót lòng không có, thì nói no làm sao no được, nói
vui làm sao mà vui? Chúng sanh ởtrong cảnh khổ, tứkhổ, bát khổ, sanh tửluân hồi khổ, tam
đồbát nạn khổ, v.v... mà cho cõi này là Tịnh-độthì Tịnh-độgì đây! Chẳng lẽta may mắn có
được ăn ngon, ngủkỹthì cho là Tịnh-độ, còn hàng triệu người đói khổthì mặc xác họsao?!
Phật dạy: “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh”, thì tất cảchúng sanh dù là
con người, con vật, cho đến loài vô tình vẫn có tánh linh, chứ đâu phải tất cảmọi loại đều đã
thành Phật. Chưa thành Phật thì vẫn còn là cảnh giới chúng sanh.  Đã là cảnh giới chúng
sanh thì chỗ ởcủa chúng sanh phàm phu chưa phải là “Tịnh-độ”!
Muốn thành Phật thì phải minh tâm kiến tánh. Muốn minh tâm kiến tánh thì con
đường dễnhất là vãng sanh Tây-phương Cực-lạc, nhờmôi trường thù thắng và nhờthần lực
của Phật A-di-đà gia trì mà ta khôi phục lại được tựtánh đểminh tâm kiến tánh. Cho nên,
phải vềTây-phương đểthành Phật là vậy.
Hiểu Phật pháp thì áp dụng nó đểsống. Vạn pháp duy tâm thì cái tâm nóng giận sẽlàm
khuôn mặt dữtợn, khó ưa, tựnó đã tạo ra sựcăng thẳng, gây sóng gió trong gia đình, rối loạn
cho môi trường sống. Đây là cảnh địa ngục của trần gian!
Khuyên người niệm Phật
37
Cảnh do tâm tạo ra thì phải lấy tâm mà trị. Hãy biết nhẫn nhục, nhẹnhàng, đừng cao
ngạo, tập nói năng lễphép, cửchỉôn hòa... đểlấy lại nét điềm đạm, nhân hậu, thiện lành.
Cái tâm keo kiệt, bỏn xẻn, gian tham là cảnh giới của ngã quỉ. Cảnh này do tâm tạo ra,
thì hãy lấy tâm mà sửa. Nên biết buông xả, bốthí, giúp người, hiếu thảo với cha mẹ... thì tự
nhiên lòng tham biến mất, ta lấy lại được nét tươi vui, rộng lượng, an hòa.
Ngu si, mê muội là cảnh giới của súc vật. Cảnh này cũng do tâm tạo ra, thì mau mau
thức tỉnh, đừng đam mê những cảnh suy bại, đồi trụy. Cốgắng niệm Phật, học đạo Thánh
Hiền, nghe lời thiện tri thức, bỏrượu, bớt ngủ, thì thần trí tựnhiên sẽtỉnh táo. Chân tướng
của vũtrụnhân sinh thực sự đều do tâm tạo ra, thì hãy tu sửa ngay cái tâm của mình để
chuyển hóa hoàn cảnh chung quanh. Nếu tâm địa không chịu tu sửa thì con người ta sẽtrở
thành thứ động vật làm loạn hoàn cảnh sống, làm ô nhiễm môi trường vậy.
Phật dạy “Tâm tịnh thì quốc độtịnh”. Đây là chân lý. Nhưng một triệu người tâm
bất tịnh, chỉcó một mình ta tịnh, thì quốc độnày vẫn là uế độ.  Đã là uế độthì phiền não, khổ
nạn, vô thường mãi mãi vẫn còn diễn ra trước mắt! “Tựtánh Di Đà, duy tâm Tịnh-độ”,
nhưng tâm ta chưa thanh tịnh đủ đểchuyển hóa quốc độnày thành cõi Tịnh, thì hãy mau mau
tìm vềcõi Tịnh-độ để được tâm thanh tịnh. Tựtánh của ta là Di Đà thì ngày đêm ta niệm “Adi-đà Phật” đểhết báo thân này ta vềTây-phương Cực-lạc gặp Phật A-di-đà.  Đây là con
đường chính xác, lý sựviên dung, nhất định viên thành Phật đạo.
Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật dạy: “Giảsử đại hỏa mãn tam thiên, thừa Phật oai
đức tất năng siêu”. Khổnạn dù có lớn tới đâu, lửa có cháy ngập cảtam thiên đại thiên thế
giới, thì người thành tâm niệm Phật, biết cầu nguyện vãng sanh, vẫn được oai đức của Phật
gia trì, vẫn có cõi Tịnh-độ để đi, một đời liễu sanh thoát tử, bất thối thành Phật.
A-di-đà Phật,
Anh Năm.
(Viết xong, Úc châu, ngày 12/9/03).
Khuyên người niệm Phật
38
Mình đã hồ đồmê muội lúc đầu thai. Giờ đây mình cần phải sáng suốt
tìm đường đi lúc chết – Con đường ấy chính là “Niệm A-di-đà Phật”.
HT Thích Quảng Khâm.
(NhưLai sởdĩhưng xuất thế,
Duy thuyết Di Đà bổn nguyện hải)
Khuyên người niệm Phật
39
51) Lời khuyên vợchồng người em:
Em Đường – Thạnh,
Hiểu vềcảnh giới giúp cho ta có cái nhìn tổng quát vềvũtrụnhân sinh, khỏi mập mờ
chạy theo những chốn hiểm nạn, thấy được rõ ràng đường đi cho tương lai.
(*) Đi về đâu? Nên đi vềnhững cảnh giới thiện. Hãy tránh xa những cảnh giới ác.
Cảnh giới nào là thiện? Đối với địa ngục thì cảnh ngã quỉlà thiện, đối với ngã quỉthì cảnh
súc sanh là thiện, đối với súc sanh thì cảnh giới người là thiện. Chúng ta đang ởtrong một
cảnh giới thiện là người, nhưng cái thiện của cảnh giới người chỉso sánh được đối với loài
súc sanh, loài ngã quỉ, với các loài chúng sanh đã bịrơi vào địa ngục mà thôi, chứkhông thể
so bì được với các cảnh giới cao hơn! Do đó, tu hành mà không thểvượt lên khỏi cảnh
người thì khó trốn thoát khổnạn. Đã là người, lại tu hành đểthành người, thì cuộc đời này
có tu mà không có tiến, sựchuyển hóa đành phải giậm chân tại chỗ! Vạn sựï vạn vật luôn
luôn tiến hóa. Cảnh giới của vũtrụnhân sinh chuyển biến không ngừng. Thì trong dòng
nhân sinh này con người phải biết lèo lái con thuyền huệmạng của mình tiến vềcội nguồn
hạnh phúc. Nếu đứng lại là lùi, dòng nghiệp lực sẽlôi ta tới tận cùng của sựthảm hại! Tu
mà không tiến thật là oan uổng vậy!
Đường-Thạnh em, đã trải qua bao nhiêu nỗi khổ, khổ đến nỗi các em không thểdiễn tả
thành lời, thì nay đọc được những lời thưnày, có lẽcác em dễdàng chấp nhận? Sựphát
hiện này giúp ích nhiều cho các em trong việc xây dựng nhân sinh quan mới, cái nhìn mới
cho tương lai. Biết được cảnh giới một cách tổng quát sẽcó lợi cho các em đểquyết định cái
hướng tu hành. Tất cảhãy dồn vào việc tu sửa đểchắc chắn mình phải về được các nẻo
thiện, xa lìa các đường ác.
(*) Cảnh giới thiện hay ác là nhưthếnào? Thiện hay ác đều đặt trên tiêu chuẩn
tương ứng đểphân minh. Tiêu chuẩn cao cảnh giới thiện cao, tiêu chuẩn thấp cảnh giới
thiện thấp. Tiêu chuẩn thấp thì tuy là làm thiện nhưng kết cuộc vẫn còn mang nhiều quảác.
Làm thiện mà hưởng ác, sau cùng chịu nạn là sựviệc thường tình của thếgian chỉvì tiêu
chuẩn thiện ác đã đặt quá thấp. Các em hãy xét qua những ví dụsau đây:
(*) Người là một cảnh giới thiện!  Đúng. Nhìn xuống các loài súc vật thì thấy con
người cao cả, cho nên mới có câu nói: “Con người là loài chí linh của vạn vật”, từ đó mới
nẩy nởra nhưng tưtưởng tựtôn, đưa con người lên cao nhất. Trong thuyết Tam-tài: ThiênNhân-Địa, thì vịtrí con người đã đặt ngang hàng với trời đất. Còn hơn thếnữa, con người
còn là trung tâm, đứng giữa làm trọng tài cho trời với đất: “Nhân giảkỳthiên địa chi đức,
âm dương chi giao, quỉthần chi hội, ngũhành chi tú khí”, (Người là cái đức của trời đất,
Cảnh giới người!
Khuyên người niệm Phật
40
chỗgiao kết của âm dương, nơi hội tụcủa quỉthần, là khí tốt của ngũhành vạn vật). Chính
vì thếmới nẩy sinh ra những chủtrương tu hành mong được tái sanh làm người hưởng
phước(?), đểkết cuộc phải chịu đọa lạc một cách đắng cay! Nhiều nơi còn cho rằng con vật
sinh ra là đểnuôi sống con người. Cái lý luận “Vật dưỡng nhơn” cho phép họtựnhiên giết
sanh vật để ăn uống, tiệc tùng, say sưa không một chút áy náy xót thương! Tội lỗi! Nếu hiểu
được nhân duyên quảbáo, thì quan niệm này làm sao có thểchấp nhận được!
Thực tế, cảnh giới người là mức thiện tối thiểu, là bờmé của Tam đồ, chỉkhá hơn đối
với ba đường ác đạo mà thôi, chứlàm gì tới chuyện cao ngang hàng với trời đất! Vũtrụ
pháp giới mông huân, có thểgom thành thập pháp giới, chúng sanh trong mỗi pháp giới đều
có tánh linh, hay gọi là chơn tâm, Phật tánh. Phật tánh bình đẳng, vạn vật đều có tánh bảo
thủsanh mạng thích sống sợchết, thì làm gì có chuyện một sanh vật này sinh ra đểhiến thân
cho một sanh vật khác? Chỉvì thèm ăn thịt lẫn nhau mà chúng sanh đánh mất tâm từbi,
đoạn mất chủng tửPhật của chính mình!
Người là một cảnh giới thiện! Không sai! Vì đa phần con người có chút lý trí, thông
minh hơn con vật. Nhưng đối với chưquỉ-thần thì người còn thấp thỏm, còn đầy dẫy xấu ác,
còn nằm trong tầm tay chếngựcủa quỉ-thần. Là cảnh giới vô thường sống đểchờngày đọa
lạc, thì có gì đâu mà cao! Biết vậy thì cầu xin vềlại cảnh người làm chi đểphải chịu đọa
lạc, chờngày thọ đại nạn! Trong rất nhiều thưtrước đây anh thường nhắc đến việc này rồi,
chắc các em đã hiểu. Hôm nay các em đã biết được cảnh giới thì thấy được vịtrí con người
trong vũtrụ, xác định được hướng cầu tiến. Vậy thì, các em cũng nên phát tâm cứu độ
người, khuyên người tiến lên, đừng xúi người lùi lại.
(*) Cứu bằng cách nào? Đầu tiên hãy cốgắng tựcứu mình trước, sau đó phát nguyện
cứu cha mẹ đểtrảtròn chữhiếu. Nếu phát tâm chân thành thì chưPhật, chưBồ-tát, chư
Long Thiên HộPháp gia trì, công đức của các em tựnhiên lan rộng, nghĩa là các em cứu
được nhiều người.
(*)Tựcứu mình là chính mình phải biết tu sửa lỗi lầm, nâng cao cảnh giới mình
lên. Ví dụ: nếu có tính tình nóng giận, thì giận dữlà cảnh giới địa ngục. Nếu tiếp tục sống
thường xuyên với sựsân giận thì không trước cũng sau phải vào địa ngục. Địa ngục là cảnh
giới tệhại nhứt trong thập pháp giới! Người khôn ngoan phải tựtìm cách xa lánh, nghĩa là
bắt đầu từhôm nay phải biết sợhãi sựnóng giận. Từcảnh giới địa ngục muốn nâng lên đến
cảnh giới cao, thì tu hành cụthểnhất là phải tập bỏcho được cái tâm sân giận. Ghi ngay
một hàng chữ: “Sân giận là địa ngục” rồi ngày ngày nhìn nó đểtựrăn đe mình, hãy tựlập
ra kỷluật để đối trị. Ví dụ, lỡcó điều gì không vừa ý thì: phải ngậm miệng lại, bỏ đi ra chỗ
khác, uống một ly nước lạnh, hãy nghĩrằng điều đó chưa chắc họ đã sai nên ta không được
phản kháng, v.v... Nếu lỡphát nóng giận thì sau đó phải quì trước bàn thờxin sám hối.
Nghiêm khắc với chính mình, nhưvậy một thời gian thì có thểphá được sân giận. Anh
thường nói, tu hành phải bắt đầu hạthủtừchỗnguy kịch nhất mới có thểkịp thời cứu huệ
Khuyên người niệm Phật
41
mạng của mình. Cảnh giới địa ngục, ngã quỉ, súc sanh nếu không phá được thì dù có niệm
Phật cho vỡhầu đi nữa cũng khó thoát nạn!
Trong kinh Phật dạy rằng, được thân người khó lắm! Tỉlệcon người chết được tái
sanh làm người hiếm hoi ví như đất trong lòng bàn tay, còn bị đọa lạc vào các đường ác thì
nhiều như đất trong đại địa. Tại sao lại bi thảm nhưvậy? Vì con người càng ngày càng ít tu
hành, mà lại ưa làm điều xấu ác, nói điều xấu ác, nghĩ điều xấu ác, đểtrởthành người xấu.
Người xấu thì tạo nhân xấu, nhân xấu đểhưởng quảxấu ởcác cõi: địa ngục, ngã quỉ, súc
sanh. Chính vì thế, tu chỉ để được làm người thì tương lai rủi nhiều hơn may! Một khi lỡsa
vào ác đạo rồi thì khó có ngày thoát ra được.
Sởdĩkhó thoát là vì: một là, ngu si nhưloài súc vật, chấp vào đó không ra được. Hai
là, thọmạng quá dài, như ở địa ngục và ngã quỉchẳng hạn, muốn chết cho hết báo thân để
thoát mà chết không được.
Nên nhớ, nếu là cảnh sống an vui, tốt đẹp thì thọmạng càng dài càng tốt. Ngược lại,
cảnh giới xấu xa tồi tệthì mạng sống càng dài càng thêm khổ đau. Ví dụnhưtrong thưtrước
anh có nói đến địa ngục “Quang Tựu Cư”, một ngày ở đó dài bằng ba ngàn bảy trăm năm
mươi năm ởnhân gian, (3.750 năm), tuổi thọmột vạn tuổi. Nhưvậy muốn thoát được nạn thì
ít ra phải chịu nạn mười ba ngàn năm trăm tỉnăm mới mãn. (Con số13.500 tỉnăm là con số
tượng trưng trong kinh nói, chứnếu tính bằng phép nhân thì có thểlên tới trên 16 ngàn tỉ).
Các em hãy tưởng tượng thử, thời gian này dài lâu đến cỡnào! Giảsửnhưtừngày Phật còn
tại thế, một người ngỗnghịch phỉbáng pháp Phật, phải bị đọa xuống địa ngục. Từ đó tới
nay đã qua ba ngàn năm rồi, trên nhân gian đã thay đổi qua không biết bao nhiêu thời đại,
không biết bao nhiêu biến chuyển, không biết bao nhiêu tiến trình, thì trong suốt thời gian
dài lâu nhưvậy người đó mới chịu nạn ở địa ngục chưa mãn một ngày! Còn bao lâu nữa
mới thoát khỏi địa ngục? Anh làm thửbài toán cho các em thấy: 13.500.000.000.000 năm –
3.000 năm = 13.499.999.997.000 năm, (đọc là: 13 ngàn 500 tỉnăm, trừ đi 3 ngàn năm, còn
lại 13 ngàn 499 tỉ999 triệu 997 ngàn năm) nữa mới có thểthoát. Suốt thời gian này người
bị đọa địa ngục phải tiếp tục chịu cực hình. Hãy nghĩthửcoi, sựthống khổnói sao nên lời!
Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật nói người làm ác thì: “tựnhập tam đồ, vô lượng khổnão,
triển chuyển kỳtrung, lũy kiếp nan xuất, thống bất khảngôn”. Những sựkhổnày quá lớn!
Quá kinh khủng! Đây là một sựthật, không ngoa!
Người nào quá bướng bỉnh, quá ngông cuồng, ưa buông lời phỉbáng Phật pháp, muốn
thách thức cảnh địa ngục, hãy xem lại thời gian này cho thật kỹ, liệu rằng mình có khảnăng
chịu đựng được sựthống khổ đó hay không? Nếu được, thì cứtiếp tục làm điều sai trái để
chờngày xuống đó mặc sức mà thử! Còn nếu sợ, thì phải gấp rút sám hối tội lỗi, làm lành
lánh ác, tránh nói thịphi, đừng ganh ghét đốkỵ. Phải ngày đêm niệm Phật, thành tâm tu
hành, tích công tồn đức đểtiêu trừnghiệp chướng... Có nhưvậy thì mới mong được cơthoát
nạn. Muốn tu hành nhất định phải nhớnhững điều này!
Khuyên người niệm Phật
42
(*) Cứu cha mẹbằng cách nào? Cứu người hãy tận lực, nhưng tùy duyên. “Tận lực”
là phát tâm nguyện tận tình cứu độcha mẹ được vãng sanh. “Tùy duyên” là cha mẹcó muốn
được vãng sanh hay không, hoặc thích đi theo đường đọa lạc thì hoàn toàn tùy theo duyên
phần của người, chứchúng ta không có cách nào chịu trách nhiệm chuyện này được.
Vấn đề đặt ra cho chính mình là có thành tâm làm việc này hay không? Nếu không
chân thành làm thì bất hiếu, bất nghĩa! Nếu chúng ta đã tận lực làm, tận tâm lo liệu, nhưng
cha mẹkhông chịu theo, cứbám lấy trần tục đểchịu khổnạn thì ta cũng đành chịu thua.
Cho nên, phận làm con có đạo nghĩa, có hiếu thảo, thì cứtận tâm tận sức cứu độsong thân
trước đã, đừng đặt lên vấn đềlàm chướng ngại việc trảhiếu. Một người làm không xuểthì
vận động anh chịem đểcùng làm, hãy nỗlực mà làm. Việc làm vì đại hiếu, hợp với đạo, hợp
với đại nguyện của Phật thì lo gì không có sựgia trì.
Cụthểlà các em cần tổchức niệm Phật chung cha má.  Điều này rất quan trọng, cần
phải thực hiện. Người tu hành, miệng nói niệm Phật, nhưng thực tếthì thích đi dạo xóm,
đánh cờtướng, bàn chuyện thếsự, nói chuyện thịphi, lo chuyện danh vọng hão huyền, còn
công phu niệm Phật chỉdành lại trong những lúc tùy hứng hay rãnh rỗi, thì thành thực mà
nói, rất khó được vãng sanh. Tại sao vậy? Vì tâm không chuyên nhứt, lòng không tha thiết
thoát ly sanh tửluân hồi, chí hướng vãng sanh không mạnh, thành ra còn lưu luyến ham
thích sự đời. Phật dạy: “Nhất thiết duy tâm tạo”, tâm thích ở đâu, tương lai sẽvề đó. Ta
mất phần vãng sanh, tương lai bị đọa lạc là do chính mình muốn vậy, chứkhông phải vãng
sanh khó!
Cho nên, thực tập niệm Phật, tổchức những buổi niệm Phật thường kỳchung với nhau
rất cần thiết, rất quan trọng. Hãy nên làm chuyện này đểnó trởthành một thứtập quán
quen thuộc và thích thú đối với mọi người. Nhờthếchúng ta vừa có công phu huân tập, vừa
có công đức giải nghiệp, vừa củng cốý chí vãng sanh, vừa thực hành sựhộniệm an toàn cho
nhau khi lâm chung. Nếu thực hiện được điều này, thì anh nghĩrằng, mọi người lần lượt đều
được giải thoát, trong tương lai không lo sợgì nữa. May mắn biết chừng nào! Thiện căn lớn
biết chừng nào! Phước đức lớn có gì sánh bằng! Rõ ràng đường vãng sanh thành đạo đang
có ngay trước mắt của mọi người, chỉcần biết hỗtrợthì thành công.
Quyết tâm tu hành, quyết lòng cứu độsong thân, thì phải tha thiết, thành tâm lấy lòng
hiếu thảo mà làm, chứkhông thểmiệng thì nói hiếu mà tâm thì chạy theo thói đời, tính toán,
thịphi.
Vừa rồi anh có nhận một tin, có người phát biểu rằng: “ỞAn Thái người ta tu nhiều
thì tổchức niệm Phật dễ, còn ở Đông Lâm ít ai tu hành mà mình tổchức niệm Phật thì thiên
hạsẽcười thối đầu”. Các em nghĩsao vềcâu nói này? Có tình, có nghĩa, có hiếu đạo
không? Sựkhen chê của thiên hạkhông lợi cho mình một đồng cắc mà ta còn coi quí hơn cái
sanh mạng của cha mẹ, thì phải chăng lòng thương kính của mình đối với cha mẹchưa đáng
Khuyên người niệm Phật
43
đến một đồng xu. Sựhiếu hạnh gì mà tệdữvậy! Cái tình người gì mà tệdữvậy! Cái tấm
lòng của người con sao mà tệdữvậy!
Cái đầu mình có bịthối là tại vì không chịu tắm gội cho sạch sẽmới thối, chứcớchi
lại đổthừa cho thiên hạcười chê! Tâm tình hàng xóm chưa biết ra sao, mà mình lại ôm giữ
lấy những tưtưởng sai lầm, những kiến chấp hẹp hòi, những danh vọng hão huyền, những ý
nghĩích kỷ, những tình cảm nông cạn... toàn là những chuyện thịphi tầm thường của nhân
thế, mà lại đi xem nhẹtình thương cha mẹ, lẩn tránh việc trảhiếu đối với đấng sanh thành,
thì hãy tựhỏi thửmình thuộc hạng người nào đây? Tốt hay xấu?
Đúng ra, người con hiếu hạnh, muốn cứu độcha mẹmà lỡbịhàng xóm mê muội chê
cười, làm khó khăn, thì ta phải ráng chịu khó vượt qua trởngại, cắn răng chịu đựng sựhiểu
lầm đểquyết cứu độcho được người thương yêu của mình mới phải chứ. Giảsử, sựchê cười
của hàng xóm có sức mạnh đến nỗi phải còng đầu mình ra bêu trước thiên hạ, thì vì chữ đại
hiếu ta phải hy sinh, chịu quì lạy hàng xóm tha thứcho ta. Hơn nữa còn phải tận sức giảng
giải đạo lý, mời gọi họnên quay đầu vềvới chánh giác, đồng thuận với mình đểcùng giúp
mình hoàn thành công đức cứu độ.  Đó mới hiếu, đó mới là đại nghĩa, đó mới là người
trượng phu đáng khen chứ! Nói vậy là đến chỗtàn tệ, chứlàm gì xảy ra chuyện này. Trong
những ngày vềthăm quê, anh tổchức niệm Phật liên tục, có thấy ai cười chê anh đâu.
Vì một ý nghĩsai lầm mà trởthành mê muội!  Đã mê muội vô lượng kiếp rồi, nay đã
khám phá ra sựmê muội, lại còn tiếp tục chạy theo mê muội mà có được mùi thơm à. Thơm
gì đây?!!! Xin tất cảanh chịem lắng lòng suy nghĩkỹ.  Đối với đấng sanh thành, trong đời
này ta chỉcó được một dịp trả đại hiếu mà thôi. Xin đừng sơý mà làm kẻ đại nghịch bất
hiếu.
Cái nhân phẩm con người cao hay thấp ởchỗcó chánh tâm thành ý làm điều phước
thiện hay không. Làm thiện mà chánh tâm thì việc nhỏcông đức vẫn lớn. Làm thiện với
thành ý thì việc lớn công đức sẽlớn bao trùm pháp giới. Đem công đức này hồi hướng Tịnh-độthì làm sao mà không vãng sanh. Một người được vãng sanh thoát ly sanh tửhay không
chính ởchỗchánh tâm thành ý này. Còn người làm thiện mà tà tâm, tà ý thì việc thiện dù có
lớn, có ồn ào tới đâu rốt cuộc vẫn bịquảbáo xấu. Vì sao vậy? Phật dạy, “Nhất thiết duy
tâm tạo”, nhân tâm đã tà vạy, thì quảbáo làm sao tốt được! Chính những điều tà vạy này nó
nhuộm đen cái tâm mình, nó tàn hại cái sắc tướng mình, nghĩa là chính mình làm hưmình đó
chứsao lại đổlỗi cho hàng xóm! Sống trong sạch, hiền lương, có nghĩa, có tình, có hiếu, hết
lòng trả đại hiếu với song thân, thì thiên hạsẽkhen không hết lời, làm gì lại có chuyện phải
bị“cười thối đầu”?
Ởnhững nơi có nhiều người tu hành, là do thiện căn phước đức ở đó. Gặp hoàn cảnh
thuận lợi mà quyết tâm tu hành, có hiếu hạnh thì đã quí. Những nơi không có người tu mà
mình biết tu, hoàn cảnh không thuận lợi mà mình quyết tâm cứu độsong thân, thì công đức
lại càng lớn, việc làm lại càng quí hóa, hiếu nghĩa lại đáng kính phục hơn. Cái nhân phẩm
Khuyên người niệm Phật
44
con người cao hay thấp chính là ởchỗnày, chứtại sao chỉvì một chút ái ngại viễn vong mà
đành lòng phụân cha mẹ?!
Cho nên, các em hãy nghe lời anh, phải lấy chữhiếu thảo làm trọng, phải cùng nhau
nỗlực cứu độcha mẹvãng sanh, đừng sơý mà ân hận suốt đời, mà chịu tội bất hiếu ngàn
kiếp khó gỡ! Thà rằng mình không biết thì thôi. Chứnay đã biết đạo, nếu thấy người sanh
thành của mình có thểbịnạn, ta có cách cứu mà không chịu cứu, thì cái tâm này quá hẹp
hòi, vô đạo! Tội lỗi này biết ngày nào mới trảcho hết đây?
Mình cứu cha mẹthì ngày mình lâm chung sẽcó người cứu mình. Mình không chịu
tận tâm cứu cha mẹ, thì ngày lâm chung của mình sẽkhông có ai tới cứu mình. Nhân quả
tương xứng, bất hiếu phải đền trảbằng sựbất hiếu, vô nghĩa phải đền trảbằng sựbất nghĩa.
Bây giờchưa thấy, nhưng đến lúc đối diện với sựthật hãi hùng rồi, có ân hận cũng thành
thừa, có khóc than thì cũng chỉvô ích mà thôi!
Cha mẹmình sống có cái căn bản về đạo đức đó là cái nền tảng để được cứu độ,
nhưng theo anh thấy rằng, sựhỗtrợcủa con cái rất là quan trọng, không thểthiếu. Cha mẹ
mình có niệm Phật, có nguyện vãng sanh, nhưng nhìn cho kỹthì đường tu vẫn còn có sựlệch
tâm. Sựlệch lạc này anh nói rất nhiều rồi, nhưng chắc chắn chưa ai quyết lòng điều chỉnh.
Anh đang tận lực cảnh tỉnh, nhưng một mình anh không đủsức chuyển xoay tình thế. Anh
tha thiết kêu gọi tất cảanh chịem, hãy ý thức điều này. Hãy thấy rằng, sựthiện chung của
cha mẹlà điều rất quan trọng, rất quí hóa. Ngược lại, nếu không cứu được thì rất là tội
nghiệp cho cha mẹ, đau đớn không biết chừng nào đối với người sanh thành ra mình.
Vậy thì, hãy họp lại đểlo, hãy gắng sức hổtrợ, phải biết hy sinh chút ít tiền bạc và
thời giờ đểchu toàn chữhiếu. Nhân duyên quảbáo tơhào không sai. Người hiếu nghĩa
chắc chắn nhận quảbáo tốt lành, chưPhật, chưBồ-tát, Long Thiên bát bộsẽgia trì cho
mình. Làm việc hiếu nghĩa đừng lo sợthiệt thòi. Cho nên, nhắn nhủtoàn thểanh chịem
phải sớm lo chu toàn chữhiếu vậy.
(*) Chu toàn bằng cách nào? Hãy đọc lại những lời thưcủa anh, tất cảmọi thưcủa
anh dù gởi cho bất cứai cũng chỉcó một mục đích “Khuyên người niệm Phật”. Từbất cứ
mọi cảnh giới, mọi hoàn cảnh, mọi phương tiện đều có thểniệm Phật được. Anh Năm trảlời
bất cứmọi câu hỏi, giải quyết tất cảnhững khó khăn cũng chỉdùng một câu A-di-đà Phật.
Mọi chi tiết cụthể, những gì cần phải làm, thì anh đã nói rất rõ và nhắc đi nhắc lại nhiều
lần. Mỗi thư đều mỗi nhắc, mỗi thư đều kèm theo sựthành ý tha thiết kêu gọi. Anh không
thểliệt kê ra đây nữa, vì không cách nào một lá thưmà anh viết dài nhưmột quyển sách
được. Nên nhớcứu cha mẹkhông phải là trách nhiệm của riêng anh. Anh chỉbiết đường đi,
anh khuyên mọi người cùng làm đểviệc cứu độcha má được thành tựu viên mãn.
Mỗi lần viết một thư, thì có An, Hồng và một sốngười khác cũng tựsao thêm ra đểgởi
khắp nơi. Viết cho em nhưng nhờvậy mà tất cảanh chịem đều có. Nếu em muốn, chính em
Khuyên người niệm Phật
45
cũng có thểsao ra gởi cho những người em quen đểgiúp cho họmột hướng tu hành. Đây là
lời khuyên chân thành cho tất cảnhững người làm con cùng lo báo đáp chữhiếu. Ai thành
tâm làm thì trả được đại hiếu, ai không chịu làm thì tùy nghiệp thọquảbáo. Người mà
miệng thì nói tu, tướng mạo thì quân tửcòn tâm lại láo lếu, thì anh phải nói thẳng rằng:
“nhân duyên quảbáo tơhào không sai”. Nhân bất hiếu phải nhận quảbất hiếu, chắc chắn
không thểtrốn chạy!
Anh nhắc lại, một người muốn vãng sanh Tây-phương Cực-lạc thì phải niệm A-di-đà
Phật và ngày ngày nguyện vãng sanh về đó. Tất cả đều do Tín-Hạnh-Nguyện đầy đủ. Nếu
“Tín” chỉcó chút ít, “Nguyện” thì không vững, “Niệm Phật” thì không nhứt tâm, nhưvậy
không tiêu được nghiệp, không tương ứng với đại nguyện của Phật, lúc lâm chung dễbị
nghiệp chướng phá hoại. Nghiệp chướng ở đâu? Trong vô lượng kiếp đến nay mình có quá
nhiều tham-sân-si, giết hại sanh mệnh vô số, thì nghiệp ác thực sự đã quá lớn rồi, oan gia
trái chủ đã quá nhiều rồi. Oan nghiệp này quyết định không bao giờtha thứmình đâu.
Nhiều người niệm Phật mà sau cùng không được vãng sanh chỉvì: Tin không mạnh, nguyện
không vững, niệm Phật không chuyên mà bịmất phần giải thoát một cách oan uổng!
Người niệm Phật cầu vãng sanh vềTây-phương thành Phật thì sự“Nhứt tâm” quan
trọng lắm. Nhứt tâm là chuyên lòng tin Phật, chuyên lòng thờPhật, chuyên lòng niệm A-di-đà Phật, chuyên lòng nguyện vềTây-phương đểviên thành quảvịBồ-đề. Người niệm Phật
không chuyên lòng, sẽdẫn đến chỗtạp niệm, tạp tu, tu lòng vòng đểchờngày theo nghiệp
thọbáo.
Vì chưa hiểu pháp giới, nhiều người thờPhật còn thờQuỉ, Thần, Tiên, Ma, đểcầu
phước, cầu làm ăn phát tài, cúng sao giải hạn, v.v... Đây là sựtạp tu, đại tối kỵcho đường
vãng sanh, đại bất hạnh cho người muốn giải thoát. Vì sao? Vì còn tham đắm thếgian thì
không thểthoát ly thếgian, Thần-Tiên chắc chắn không thểcứu mình ra khỏi tam giới. Xin
hãy thức tỉnh sớm.
(*) Vì sao con người cứmuốn tu lòng vòng chứkhông muốn giải thoát? Vì không
nhìn thấu nên không buông xả được. Không nhìn thấu những gì? Không nhìn thấu suốt cảnh
giới trong vũtrụnhân sinh, không thấu suốt cảnh giới đọa lạc của tam đồ, không thấu suốt
cảnh khổ đau của lục đạo, không thấu được cái vô thường của kiếp người này, không thấu
suốt cảnh an vui, Cực-lạc, sung sướng, thần thông quảng đại của pháp giới chưThánh, chư
Bồ-tát, chưPhật, thành ra không buông xảtrần tục. Không buông xảthì chắc chắn không
thểthoát thân.
Nhưvậy, điều cụthể đầu tiên đểcứu cha mẹlà các em phải cốgắng tối đa khuyên
người buông xả. Buông xảgì? Buông bỏcâu chấp, tranh đua, danh vọng, khen chê, thịphi,
v.v... đây là nhân chủng của các cảnh giới trong tam đồkhổ. Người già cảthì đừng nên thèm
lưu luyến bất cứmột thứgì trên đời này nữa, ngay cảthân mạng, con cháu, nhà cửa, vì đây
là nhân chủng của cảnh giới lục đạo. Hãy dành tất cảtâm ý đểniệm Phật cầu vềTây-
Khuyên người niệm Phật
46
phương, vì đây là tạo cái nhân chủng đại thiện đại lành của pháp giới Phật, Bồ-tát. Nhân
nào quả đấy, nhân quảtương ưng. Người nào khuyên cha mẹlàm nhưvậy, là hành động
thương yêu đáng quí nhất, và trọn vẹn nhất. Vãng sanh được vềTây-phương Cực-lạc là đại
phước đức của chính mình và là nguồn cứu độcho cảdòng tộc, cho tất cảchúng sanh.
(*) Vạn pháp duy tâm. Nếu phút lâm chung tâm còn dính vào chỗnào thì chắc chắn sẽ
bịkẹt vào chỗ đó. Chính cái tâm nguyện của ta sẽdẫn thần thức của ta tới cảnh giới tương
ứng, trong Phật pháp gọi là “Dẫn nghiệp”. Ví dụ:
(*) Khi đau bệnh mà cầu Trời khẩn Phật cho hết bệnh thì nếu chết sẽkhông được vãng
sanh. Cái tâm còn tham tiếc cái thân giảhợp thì phải theo cái thân giảhợp đểchịu sanh tử
vô thường. Tất cảchưvịCổ đức, Tổsư đều luôn luôn dặn dò rằng, lúc lâm chung phải biết
xảbỏvạn duyên, một lòng cầu nguyện vãng sanh, nhất tâm niệm Phật chờPhật A-di-đà tới
tiếp dẫn, thì mới được vãng sanh. Cầu vãng sanh không phải là chết, mà đây là tâm buông
xảthếtục, biết tha thiết cầu mong được sớm vềvới Phật đểthành Phật cứu độchúng sanh.
Cái tâm nguyện này tương ứng với sởhoài của Phật, nên sẽ được Phật lực gia trì. Nếu báo
thân chưa mãn, thì nghiệp chướng tựnhiên tiêu trừ, bệnh trạng sẽ được bình phục, chứ
không phải cầu hết bệnh là mình sẽhết bệnh.
Điều này anh đã thực hiện đểcứu cha vào tháng 6/2002. Cha bệnh nặng, anh vềthiết
đàn niệm Phật, quyết lòng cầu cho cha vãng sanh vềTây-phương. Niệm Phật chưa hết tới
ngày thứhai là cha đã tỉnh dậy, ngày thứba hầu như đã khỏe hẳn. Đây là một sựchứng
minh cụthểvà rõ ràng rằng: “Pháp Phật Vi Diệu”, không thểcoi thường được!
Bệnh nặng mà chạy cầu trời, cúng miễu, xin Phật cho được lành bệnh, đây là do tâm
còn tham luyến thếgian vô thường quá nặng, thì làm sao có thểsiêu thoát! Bệnh là do
nghiệp báo, ngay lúc cầu khấn cho hết bệnh là đang tạo thêm nghiệp “tham chấp thân
mệnh”. Nghiệp cộng thêm nghiệp, thì làm sao hết bệnh được? Cho nên, bệnh nặng mà cầu
cho hết bệnh thì bệnh càng thêm nặng, nếu gặp lúc mệnh số đã dứt thì chắc chắn phải chịu
đọa lạc, chắc chắn bịmất phần vãng sanh. Nên nhớ điều này.
(*) Còn luyến nhớcon cháu thì không được vãng sanh. Tại sao vậy? Vì tâm tình
lưu luyến thếgian thì phải trởlại trong luân hồi sanh tửcủa thếgian. Trởlại bằng cách
nào? Nếu nghiệp nhẹmột chút, may mắn một chút thì đầu thai lại thành vợhoặc chồng để
được thương yêu bảo vệcho đứa cháu. Nếu nghiệp nặng, đầu óc không tỉnh táo thì dễ đầu
thai thành súc vật đểphục vụcho con cháu. Ngày vềquê, anh nhìn thấy con chó mực phục
vụmấy đứa cháu con của em Thứmà anh Năm liên tưởng tới sựngu si này. Đau khổlắm!
Biết một cảnh giới, mởnhiều điều khôn, cần phải giác ngộ, cần cảnh tỉnh cho nhau nhé.
Có nhiều người cho rằng, làm người mà không lo cho con cháu thì bất nghĩa! Lý luận
này nghe qua thì đúng, mà nghĩthật kỹthì sai. Người già tuổi đẵgần đất xa trời, không lo tu
hành niệm Phật cầu thoát ly sanh tử, cầu thành Phật đểcứu độchúng sanh. Trong khi tâm
Khuyên người niệm Phật
47
hồn ngày ngày cứtrói vào thếtục thường tình, đã không lo liệu được cho ai, mà còn làm cho
con cái khổtâm vì cái chấp mê muội của tuổi già. Bên cạnh đó việc vô thường tấn tốc, việc
huệmạng đời đời kiếp kiếp thì lại đi xem nhẹ! Một khi bị đọa lạc rồi thì liệu có giúp ích gì
được cho con cháu không?
(*) Còn cất giữtiền của thì không được vãng sanh. Tâm còn tham lam tiền của thì
lúc lâm chung chắc chắn sẽnghĩvềtiền của, tâm bịtrối vào đó thì dễdàng chiêu cảm vào
đường ngã quỉ đểchịu đói khát, hoặc thành súc vật nhưchó, chuột, dán, v.v... đểlén vào nhà
thăm của cải. Trước đây anh đã nói rất nhiều vềchuyện này. Ai tin làm theo thì may mắn
cho họ, không tin thì đành phải chịu vạn kiếp khổ đau. Đó là vì thiếu sáng suốt, lòng tham
vài đồng tiền không buông xả được mà đành chịu làm súc sanh vậy!
Ví dụcòn nhiều lắm, hãy biết khôn ngoan hồi đầu niệm Phật cầu nguyện vãng sanh
Tịnh-độ. Muốn được vãng sanh, thì phải biết xa lìa tựtưích kỷ, biết tập buông bỏdần những
chuyện của thếgian xuống. Đến khi tuổi già, gần ngày lâm chung thì tất cảvạn duyên đều
xảbỏhết. Nếu muốn tham thì chỉtham muốn một điều duy nhất, là niệm Phật để được vềcõi
Cực-lạc với Phật A-di-đà.  Đó gọi là “Nhất Tâm”. Tâm của người đã chuyên nhất niệm
Phật cầu vềTây-phương, thì thời gian còn lại tại thếgian này sẽvô cùng có ý nghĩa, tư
tưởng sẽthanh cao thánh thiện, tinh thần sẽvui vẻlạc quan, tâm hồn sẽan nhiên tựtại.
Ngày ngày, giờgiờ, phút phút đều niệm Phật liên tục, thì lúc lâm chung sẽtỉnh táo bình tĩnh
chờPhật A-di-đà tới tiếp dẫn. Còn nếu niệm Phật không liên tục, tin tưởng không vững,
nguyện vãng sanh không thiết tha, thì lúc lâm chung dù có được hộniệm đi nữa, coi chừng
oan gia trái chủhoặc ma quái vẫn có thểgiảra hình dạng giống Phật Bồ-tát, giảngười thân
tới dẫn. Sơý đi theo họthì bịnạn. Điều này không phải là đơn giản! Phải nhớkỹ. Cho
nên, người niệm Phật, khi lâm chung cần phải tỉnh táo đểniệm Phật, và chỉ được đi theo Adi-đà Phật. Ngoài ra, tuyệt đối không đi theo một vịnào khác cả.
(*) Làm sao được tỉnh táo? Phải buông xả, không sợchết, thèm vãng sanh. Buông xả
thì đừng tiếc nuối, đừng tham luyến đời nữa. Tiếc tiền thì không dám bốthí, không bốthí thì
không có phước, không có phước thì lâm chung mê man bất tỉnh, mê man bất tỉnh chính là
dạng người thiếu phước. Không sợchết thì mới dám cầu vãng sanh, đi lúc nào cũng được,
chẳng lo chẳng sợ, tâm hồn thoải mái vui vẻ, tâm nguyện đều hợp với đại nguyện của Phật
A-di-đà. Thèm vãng sanh thì phải buông xảthế đời, không tham luyến vào bất cứthứgì
ngoài việc vãng sanh. Chính vì thếmà được vãng sanh vềvới Phật.
(*) Làm sao nhận chân thật giả đểkhỏi bịgạt? Không được niệm xen tạp, không
được thờxen tạp, không được nguyện xen tạp. Phải nhất tâm niệm Phật để được Phật lực
gia trì. Nếu có thấy những hiện tượng gì khác, thì đừng nhìn tới họ, cứviệc nhất tâm niệm
Phật thì được Thiên-Long Hộ-Pháp bảo vệ, ma quái không dám đến gần. Phải vững mạnh
tin tưởng vào Đức A-di-đà Phật, thì cuối cùng sẽvãng sanh dễdàng vậy.
Buông xả! Buông xả! Phải buông xả! Vãng sanh được hay không chính có chịu
buông xảvạn duyên đểniệm Phật hay không.  Đây là yếu tốtối hậu, người già cảkhông thể
Khuyên người niệm Phật
48
chần chờ. Niệm Phật mà không chịu buông xảthì chắc chắn rất khó có thểvãng sanh, khó
vô cùng! Cái khó này là vì chính mình tựcam đành chịu đọa lạc, chứkhông phải điều kiện
của Phật khó. Vãng sanh được thì cứu được huệmạng của mình một đời thành Phật, hưởng
tận vui sướng, ngoài ra còn cứu được cửu huyền thất tổthoát nạn tam đồ. Không vãng sanh
được thì tựmình chịu thống khổvạn kiếp, cái chết của mình thật là vô ích, không được lợi
lộc gì cho ai cả. Xin nhớcho.
Hiểu được đạo lý này rồi, thì em phải vận động tất cảanh chịem ra sức hỗtrợcho
cha mẹan tâm vềmặt vật chất, và thưa với cha mẹ điều này: thành tâm niệm Phật, cầu xin
vãng sanh thì ai ai cũng đều được vãng sanh, nhưng phải nhớrõ ràng là: không được cầu
phước báu nhân thiên; không được phân biệt, câu chấp, ganh tỵ; không được chạy theo tà tri
tà kiến.
Cầu phước báu thếgian là “Tham ác”. Tức là: thờlạy quỉthần đểxin phước báu,
tham lam tiền bạc, tham luyến thếgian, lưu luyến nhà cửa, lưu luyến con cháu, tham sống sợ
chết....
Phân biệt, câu chấp, ganh tỵlà “Sân ác”. Tức là: đốkỵ, nóng giận, ích kỷ, cốchấp,
hẹp hòi, ganh ghét. Đây là chủng tửcủa địa ngục, rất xấu! Nhất định phải bỏ.
Tà tri, tà kiến thuộc về“Si ác”. Tức là: không phân biệt chánh tà, vọng tưởng, cống
cao, ngã mạn, chạy theo pháp trần, thếtrí biện thông, ưa lý luận viễn vong...
Bịvướng vào những thứnày mà không chịu lìa bỏthì chắc chắn không thểvãng sanh,
nghĩa là phải bịkẹt lại trong sanh tửluân hồi đểbị đọa lạc.
Đường ạ, một đời anh Năm lưu lạc khắp nơi, trải qua nhiều cảnh, 50 tuổi đầu mới may
mắn thấy được đạo lý. So với nhiều người, thì sựthấy của anh đã quá trễ. Khi đã biết được
sựgiải thoát, anh tận tâm tận lực khuyên nhắc, nhưng nhiều người vẫn còn quá bướng bỉnh
hoặc say mê chạy theo thói tục thường tình mà quên mất cảnh giới hãi hùng trong tương lai.
Nếu các em đã biết hồi đầu tỉnh ngộ, thì việc đầu tiên cần nên làm là hãy lo báo đại hiếu. Cụ
thểlà tìm cách đọc những lời thưnày cho cha mẹnghe, cho mọi người nghe, cho chính các
em hiểu mà làm theo chánh pháp. Anh biết rằng, muốn cứu được một người không phải dễ!
Nhưng dù khó tới đâu, chúng ta vẫn cứphát tâm làm, cứthành tâm khuyên giải, quyết lòng
cứu độ, còn việc được hay không thì đểtùy duyên phần của mỗi người.
Tổ Ấn Quang dạy rằng, phát tâm khuyên người niệm Phật, rồi đem công đức này hồi
hướng vềTây-phương đểcầu vãng sanh thì mình sẽ được vãng sanh. Nhưvậy, phát tâm cứu
người là đểbảo đảm đường vãng sanh cho chính mình. Cho nên, anh khuyên các em cũng
nên mạnh dạn phát tâm nguyện “khuyên người niệm Phật”, bốthí giúp người, đem tất cả
những công đức này hồi hướng vãng sanh. Khuyên người niệm Phật thì đã có lời khuyên cho
chính mình rồi vậy.
Khuyên người niệm Phật
49
Thôi, chuyện pháp giới còn dài lắm, hôm nay nói cảnh giới người, thưsau qua cảnh
giới khác. Đã biết hồi tâm tu hành thì chính em nên bắt đầu hạthủtu tập đi.
Nên nhớ, tu là tu sửa lỗi lầm để được đại thiện, đại giác, thành Phật. Phật dạy tất cả
đều do tâm tạo. Tâm chấp ở đâu, mình sẽ đi về đó. Vậy thì, cứcầu xin vềTây-phương Cựclạc thì mình sẽvềTây-phương, cứchấp trì niệm danh hiệu “A-di-đà Phật” thì mình sẽthành
Phật nhưPhật A-di-đà. Niệm Phật cầu sanh Tây-phương là con đường ngắn nhất đểthành
Phật vậy.
A-di-đà Phật,
Anh Năm.
(Úc châu, 29/9/03).
Niệm Phật, tụng kinh, xem kinh và nói chuyện là bốn chuyện chắc chắn
bạn làm hàng ngày. Tốt nhất là ít nói chuyện, thời gian tụng kinh và xem kinh
không nhiều hơn thời gian niệm Phật là tốt nhất. Niệm Phật vẫn là chủchốt.
(Hòa Thượng Thích Quảng Khâm).
(Tam tâm bất khả đắc,
Vạn pháp nhân duyên sanh)
Khuyên người niệm Phật
50
52) Lời khuyên người em trai:
Đường em,
Học Phật cần phải biết nhẫn nại, từtừmà hiểu thì mới có thểthâm nhập vào Phật pháp.
Một câu hỏi của em vềlục đạo luân hồi đã liên quan đến những cảnh giới rộng lớn, anh muốn
tóm gọn một cách tổng quát, nhưng đã trải dài qua bao nhiêu trang giấy rồi mà chưa giải
quyết xong.
Thấy được điều này nên ngay từ đầu anh đã nói, đừng bao giờnghĩrằng những thắc
mắc của mình là nhỏnhặt. Nhỏlà vì mình chưa thấy, chứnếu thấy được thì cái nhỏ đó có thể
sẽlớn bao trùm cảhưkhông pháp giới. Một là tất cả, tất cảlà một. Hiểu được pháp Phật thì
từmột điểm có thểthấy đến cảnh giới vô lượng vô biên, trong vô lượng vô biên cảnh giới ta
có thểthâu tóm lại thành một điểm. Càng hiểu càng sâu, càng thấy càng rộng. Phật pháp
thật là thậm thâm vi diệu, nếu hời hợt đứng bên ngoài nhìn vào thì khó liễu ngộ được chân
tướng vậy!
Đối với đạo pháp quá sức thâm sâu cao diệu, muốn hiểu phải lấy cái tâm thanh tịnh mà
hiểu, đừng nên chú trọng quá nhiều vào hình thức. Anh thường nói rằng, người thích nghiên
cứu có tỉlệthành tựu thấp hơn người chí thành tu tập. Nghiên cứu nhiều thì cái tâm của
mình thường chạy ra ngoài đểlượm lặt những thứkiến thức hữu lậu vô thường của thếgian,
đó là sống theo vọng tâm, hay gọi là “Ngoại đạo”. Người chí thành tu tập thì họchuyên nhất
vào chuyện chính yếu đểthoát ly sanh tửluân hồi, họlo thúc liễm thân tâm, làm cho tâm
định lại, có sức sống nội tâm mạnh, đó là “Nội đạo”. Phật giáo là nội đạo hay tâm đạo chứ
không phải ngoại đạo. Nói cụthể, người muốn học Phật thì nên dành nhiều thời giờniệm
Phật đểvãng sanh, đây là việc chính. Thêm nữa, hãy lo bốthí giúp người, ăn ởhiền lành,
khuyên người niệm Phật... làm trợhạnh đểtô bồi có công đức vãng sanh. Người thực sựtu
hành thì phải lấy chuyện chính làm chính, người chưa biết tu hành thì thường lấy cái phụlàm
chính.
Chính là sao? Vãng sanh thành Phật.  Phụlà sao? Tựtưtựlợi, danh văn lợi dưỡng,
ngũdục lục trần, tham sân si mạn.
Có nhiều người nghĩrằng, đời còn đẹp quá, hãy lo hưởng thụvật chất được ngày nào
sướng ngày đó chứdại gì tu hành cho khổ! Họlo hưởng thụ, lăn vào nhiều thú giải trí và cho
đó là vui sướng, còn việc gìn giữgiới hạnh, ăn ởhiền lành, niệm Phật tu hành là khổ.  Đây
chỉlà một quan niệm sống rất bình thường chứkhông phải là một lý tưởng đặc biệt hay cao
thượng gì đâu!
Lý-Sự-Cơ!
Khuyên người niệm Phật
51
Nghĩrằng hưởng thụ đểcho sướng, nhưng thực sựcó hưởng được vui sướng hay
không là một chuyện khác?! Người đam mê phim tàu thì suốt ngày thích xem phim tàu,
người đam mê hội họa thì thích thú vẽtranh. Người mê coi phim mà bắt họxem tranh thì
giống nhưbịphạt, người thích hội họa mà bắt họcoi phim thì khác nào nhưbắt đi ởtù.
Thích thú một việc gì là do cái tâm của ta đam mê vào đó mà ra, chứkhông phải chính việc
đó là thật sựtốt đẹp hoặc ích lợi làm cho mình thích thú.
Do đó, nghĩrằng: “hưởng thụvật chất là sướng” thì cái sướng này còn khá phàm tục!
“Tu hành là khổ”, thì cái khổnày là tại vì con người chưa biết tu! Một người khi đã giác ngộ
đường tu thì sựtu hành trởthành một sựthích thú của họ. Một người quyết lòng niệm Phật
cầu sanh Tịnh-độ, thì niệm câu Phật hiệu là điều sung sướng nhất, nếu lôi kéo họ đi xem một
buổi đại nhạc hội thì chẳng khác gì bắt họchịu một buổi thọhình! Nhưvậy vui thích hay
không hoàn toàn tùy thuộc vào cái tâm. Tâm hồn chúng ta đam mê ở đâu cho ta sựvui thích
ở đó.
HT Tịnh Không thường nhắc đến câu này: “Người gặp chuyện vui thì tâm hồn sảng
khoái”, sựsảng khoái này không phải từbên ngoài đưa vào mà chính niềm vui từbên trong
phát ra. Tuy nhiên, ta cũng nên chú ý, có cái thích thú phàm phu dẫn đến chỗ đọa lạc; có cái
thích thú thánh thiện đưa ta đến chỗgiải thoát, thành đạo. Dẫn đến chỗ đọa lạc là hậu quả
của cái tâm mê muội, dẫn đến chỗgiải thoát là kết quảcủa cái tâm giác ngộ. Chính cái tâm
này nó xác định chân tướng vạn pháp. Tâm đang mê thì thấy được thếgian pháp. Tâm đang
ngộthì thấy được Phật pháp. Thếgian pháp và Phật pháp là một chứkhông phải hai, chỉ
khác nhau ởchỗtâm mê hay ngộmà thôi.
Đường ạ, em muốn “hiểu sâu đểtu hành cho tốt...”, ý hướng này đáng khen. Nhưng
câu hỏi của em nó bao gồm những cảnh giới bao la, khó giảng giải cho tường tận. Một vài
thưnữa anh sẽcốgắng chấm dứt đềtài này, nhưng trước khi qua đến những câu hỏi khác,
anh sẽgiúp cho em một phương pháp đểhiểu, nếu biết áp dụng thì em dễhiểu sâu vào Phật
pháp.
Muốn hiểu Phật pháp thì đừng chạy theo cái ngọn, đừng ham mê nghiên cứu quá nhiều
thuật ngữ, mà hãy biết nắm lấy cái điểm then chốt thì tựnhiên sẽthấy rõ tất cả. Một trong
những biểu thịcủa pháp Phật là cái bánh xe, gọi là “Pháp luân”. Bánh xe pháp luôn luôn
quay tròn, gọi là “Pháp luân thường chuyển”. Nếu muốn hiểu sựchuyển động của pháp
luân thì đừng nhìn theo bánh xequay tròn mà ta sẽbịchóng mặt, điên đầu. Hãy nhìn vào cái
trục của bánh xe thì thấy rằng, tất cả đều chỉquay quanh cái trục đó mà thôi. Ví dụ, ởquê
các em nhỏthường cắt giấy làm chong chóng, nếu ta theo dõi cái cánh chong chóng thì ta sẽ
không thấy gì đâu, hoặc nhiều lắm cũng chỉthấy được lờmờcái dáng quay điên cuồng trong
không khí chứkhông thểrõ ràng được. Hãy nắm lấy cái trục của nó, thì ta có thểxoay
hướng, điều khiển được cái chong chóng quay theo ý muốn của mình. Phật pháp cũng vậy,
phải biết nắm lấy cái then chốt thì vạn pháp từ đó sẽxuất sanh.
Khuyên người niệm Phật
52
Then chốt ở đâu? Vềlý thì: “Vạn pháp duy tâm”, “Nhất thiết pháp tùng tâm tưởng
sanh”, “Nhất thiết duy tâm tạo”. Những câu này là then chốt của pháp Phật. Vềsựthì:
“Tín-Hạnh-Nguyện” đầy đủ. Vềcơduyên thì: “Buông xả”. Hầu nhưthưnào anh cũng nhắc
đến những câu này là đểnhững điều then chốt thâm nhập vào tâm. Anh gọi là Lý-Sự-Cơ,
xoay quanh ba cái trục (hay tấm kiếng) này thì em sẽvượt qua hầu hết trởngại. Khi đi
khuyên người niệm Phật, nếu có được hỏi đến Phật pháp, thì hãy dựa theo đây mà giải quyết.
Gặp người bịtrởngại vềlý đạo thì lấy tấm kiếng “Vạn pháp duy tâm” chiếu vào đểgiải cho
họ. Gặp người chưa biết đường tu thì lấy tín-hạnh-nguyện ra khuyên. Gặp người còn đi
hàng hai, tu hành còn lòng vòng, còn ham thích đủthứ, thì khuyên nên biết buông xả, biết
xem nhẹthếtrần, nên ly xa những cách tu rườm rà, bất liễu giáo.
Hiểu về“Lý” đểbiết cương lĩnh tu hành, biết về“Sự” đểthực hành cho đúng. Biết
“Buông xả” để đường đi không bịchướng ngại.  Đây là những điểm rất quan trọng. Trong
đó, có buông xảmới tương ứng được với lý và sự ởtrên. Tương ứng thì “Lý Sựviên dung”,
viên thành Phật đạo. Không tương ứng gọi là “Lý Sựchướng ngại”, đường tu hành khó thành
tựu! Viên dung hay chướng ngại là do có biết buông xảhay không.
Đến đây, coi nhưem đã nắm được cảlý đạo, sự đạo và căn bản tu hành một cách
tương đối tạm đủ. Bây giờanh hỏi lại: Nhưthếnào gọi là tu hành? Em tựtrảlời được
chăng? .... .... .... .... .... ....!
Trong thưcủa em có viết: “Quảthật tu khó, không phải đơn giản! Thấy thì đơn giản
nhưng làm thì không đơn giản. Nhìn lại thấy mình lầm lỗi quá nhiều, nghiệp chướng quá sâu
dày, cốgắng sửa, cốgắng sám hối mà vẫn cứphạm giới. Lòng thòng bên Phật bên đời, có
điều mình không muốn mà vẫn phải làm. Mong tới một ngày con cái lớn khôn, nợtrần một
phần đã trả, em sẽxảbỏtất cả, một mình trên con đường tu tiến dũng mãnh...”.
Cái ý tưởng biết hồi đầu tu hành của em thật khá tốt, rất đáng khen. Nhưng xét kỹthì
vẫn còn chấp thành ra mới thấy “lòng thòng”! Một dịp nào khác rảnh rỗi hơn anh sẽphân
tích thêm cho em. Bây giờhãy lấy ba tấm kiếng Lý-Sự-Cơra chiếu soi thửcoi có thểlàm
sáng tỏ được gì không?
(*) Nói vềlý, “Vạn pháp duy tâm”, thì khó hay dễlà do tâm mình bịkhó chứkhông
phải tu khó. Sởdĩcó cái khó này là vì ta chưa định nghĩa được tu là gì, thành ra hướng nhìn
còn hơi mờmịt!
Tu là tu sửa, cái gì sai thì sửa lại cho đúng: “Sửa Tham” là đừng tham lam nữa, hãy có
lòng thương người, giúp người, sống đơn giản, bỏbớt sựham muốn vềvật chất đi... “Sửa
Sân” là đừng nóng giận, tâm đừng lao chao, từtừmà làm, mình đã từng làm sai thì người
khác cũng phải sai, cớchi lại giận ghét?... “Sửa Si” là đừng bướng bỉnh nữa, phải biết nghe
lời Phật dạy, hãy biết học với thiện tri thức, hãy xa lìa bạn bè xấu... Đó là tu, chứkhông phải
chỉvào chùa mới là tu.
Khuyên người niệm Phật
53
Đừng nghĩrằng, xuất gia chỉlà hành động bỏnhà vào chùa. Không phải vậy đâu! Bỏ
nhà vào ởchùa chỉlà mới xuất được cái “Điền trạch gia” hay “Thếtục gia” mà thôi. Không
tu mà bỏcái nhà đi lập lên cái chùa, thì cái chùa cũng là hình thức một cái nhà. Cái “Nhà
chùa” còn lớn hơn và nợnhiều hơn “Nhà riêng” vậy!
Nên nhớ, xuất gia ngoài cái thếtục gia còn có cái phiền não gia, tam giới gia, sanh tử
gia. Phải xuất cho trọn vẹn mới được. Trong kinh, Phật dạy rằng xuất gia có bốn loại:
1)Thân xuất gia, tâm chẳng xuất gia.
2)Thân chẳng xuất gia, tâm xuất gia.
3)Thân tâm đều xuất gia.
4)Thân tâm đều không xuất gia.
Thân xuất gia mà tâm không xuất gia, không tốt! Thân không xuất gia mà tâm xuất
gia, đây là hạnh của Bồ-tát, rất tốt! Trong đời mạt pháp này, nếu căn cơvà duyên phận chưa
đủ, nên tu theo hạnh này là an ổn nhứt. Thứba là thân tâm đều xuất gia, đây là tâm hạnh của
Phật, rất tốt, nhưng phải xuất cho trọn vẹn bốn cái “Gia” mới được, nếu không thì dễbịrơi
vào dạng thứnhất! Còn thân tâm đều không xuất gia thì cách tu này hoàn toàn thất bại, dù
hình thức có ra gì đi nữa vẫn là phàm phu, xin miễn bàn!
Nay em đã nghe thêm được một lời khuyên thì hiểu thêm một sựthật, nếu trong đời
gặp những chuyện lỗi đạo, phá giới, v.v... thì đó là cá nhân lỗi chứkhông phải Phật pháp lỗi.
Nhất định không được quơ đũa cảnắm.
Người cưsĩtại gia, làm đúng phận sựmãn phần Ưu-bà-tắc cũng có công đức rất lớn,
chứkhông phải tầm thường đâu. Trong quá khứcó những vị Đại đức, Tổsưtựxưng là “xuất
gia Ưu-bà-tắc”, nghĩa là xuất gia mà chỉgiữnăm giới của cưsĩtại gia. (Trong thưem có hỏi
về Ưu-bà-tắc, anh sẽquay trởlại chuyện này sau). ỞHội Tịnh Tông, HT Tịnh Không cũng
chủtrương tương tự, Ngài khuyên đệtửphải quyết lòng giữtrọn vẹn năm giới và thủpháp
của đạo tràng, đồng thời thực hiện năm khoa mục Tịnh-độ, gồm có: Tam phúc, lục hòa, tam
học, lục độ, thập đại nguyện vương của PhổHiền Bồ-tát. (Ngũkhoa Tịnh-độcó kèm theo
trang cuối của kinh Vô-Lượng-Thọ, quyển dịch âm Hán-Việt).
(*) Nói vềcơduyên, biết buông xảthì ở đâu tu cũng được, buông xảchưa được thì tại
gia cũng khó, xuất gia càng khó hơn. Buông xảlà tâm hồn phải biết xa lìa vọng niệm, buông
bỏngoại duyên, cắt bỏnhững ái nhiễm của thói đời, chứbuông xảkhông bắt buộc phải xa
gia đình, bỏvợcon, bỏviệc làm... Nghĩa là, hình thức bên ngoài thì không khác gì với thiên
hạ, nhưng trong tâm hồn thì thảnh thơi, an lạc. Làm có tiền nhiều thì tốt, tiền ít cũng không
sao, từtừlàm thêm. Hoàn cảnh mình khó, hãy nhìn nhiều người còn khó hơn, mình khổcòn
có người khổhơn. Hiểu được vậy, thì tựnhiên thấy mình còn khá may mắn...
Khuyên người niệm Phật
54
Buông xả được thì tâm hồn sẽan nhiên thanh tịnh. Hãy thấy một sựthật rằng, vài
mươi năm lưu xác ởthếgian này, sau cùng sựnghiệp, tiền tài, tiếng tăm, giận hờn, hơn thua,
thắng bại, v.v... tất cảcũng trởthành số0. Do đó, buông xảcó nghĩa là, hãy coi mọi sựbiến
chuyển của thế đời nhưmột vởtuồng đang diễn ra nơi quán trọ. Ta trọmột thời gian rồi ta
đi.  Đã là người lữkhách thì cớchi phải xen vào chuyện của quán trọcho bịvướng víu, cho
mệt tâm, đểmãi mãi phải chịu nợcái quán trọvà bịchủquán trói chân mình lại!
(*) Nói vềsự, thì “lòng thòng bên Phật bên đời” là vì chưa biết đường tu. Phật pháp
bất ly thếgian pháp, thì giữa “Phật” và “Đời” đâu còn chỗ đểphân biệt! Biết vậy thì có gì
mà phải lòng thòng? Tin Phật, niệm Phật, phát nguyện vãng sanh là đang tu, chứtu hành đâu
phải chỉdựa vào hình thức bên ngoài! Tin thì tin ta có thểthành Phật, tin Phật nói không sai.
Tin nhân-quả, thì niệm Phật là nhân thành Phật là quả. Tin lý-sự, “Lý” chính là vạn pháp duy
tâm, tâm ta đã có đầy đủ, “Sự” là tin chắc có thếgiới Tây-phương Cực-lạc. Cứngày ngày
thành tâm niệm, phải làm thiện lành, phải xa lìa điều ác. Làm được việc thiện lành nào đều
đem hồi hướng vềTây-phương Cực-lạc, chứ đừng cầu xin được trả ơn, được khen tặng. Cứ
làm nhưvậy rồi nguyện vãng sanh thì cuối đời sẽ được vãng sanh.
Vậy thì, tu hành đơn giản chứkhông phải rắc rối lắm đâu.  Ở đâu, lúc nào tu cũng
được, cần gì phải đợi ngày con cái lớn khôn, phải tách ly gia đình. Hẹn ngày con cái lớn
khôn mới tu, giảnhưchúng nó lớn mà không khôn thì làm sao tu? Lỡmình chết trước khi
chúng nó lớn thì ai tu giùm cho mình đây? Muốn tách ly gia đình, lỡtách không được thì
sao? Càng đặt điều kiện, điều kiện càng trói buộc mình.
Bây giờtrảlời câu hỏi: Ưu-bà-tắc là gì? Đây là chữdịch âm tiếng Phạn, nghĩa là cận
sựnam, thanh tín nam, cận túc nam, thanh tịnh nam, v.v... nói chung là người cưsĩtu tại gia
phụng sựTam-bảo, (nếu là nữthì gọi là Ưu-bà-di). Năm giới cấm cho cưsĩtại gia là: sát
sanh, trộm cắp, tà dâm, nói láo, uống rượu. Người cưsĩthọ đủvà giữ đúng năm giới gọi là
“Mãn phần Ưu-bà-tắc hoặc Ưu-bà-di”.
Vềgiới luật thì chúng ta cần phải thực tế. Em hiện là cưsĩtại gia, chưa thọqua giới
luật, nhưng vẫn có thểhọc Phật và giữgiới được. Giới cấm là sựtựnguyện, không phải bắt
buộc. Thông thường, muốn học Phật nên thọtam quy và ngũgiới. Thọtrì tam quy là quy y
Tam-bảo: Phật-Pháp-Tăng. “Quy” là quay về, “Y” là nương tựa. “Phật” là Giác không mê,
“Pháp” là Chánh không tà, “Tăng” là Tịnh không nhiễm. Nhưvậy quy y Tam-bảo là quay về
nương tựa với Giác-Chánh-Tịnh, không được mê muội, không được tà vạy, không được ô
nhiễm nữa. Sựgiác ngộ, chánh tri chánh kiến và tâm thanh tịnh đều có sẵn trong tựtánh của
chúng ta chứkhông phải ởngoài. (Coi thêm bộ“Tu-Phúc Tu-Huệ”, Có cuộn video nói về
tam quy ngũgiới do Ngài Tịnh Không giảng rất rõ ràng, có dịp anh sẽgởi vềcho em).
Tam quy và ngũgiới là hai vấn đềkhác nhau chứkhông phải một. Người Phật tửcó
thểchỉxin thọtam quy trước, rồi từtừthọngũgiới sau, hoặc chỉthọtam quy rồi tựnguyện
thọngũgiới cũng được, nhất là những người có hoàn cảnh quá khó khăn thì cần uyển
Khuyên người niệm Phật
55
chuyển, đừng nên thọgiới rồi phá giới bừa bãi. Nếu các em nhắm mình chưa thểgiữ đủnăm
giới thì chỉthọtam quy. Cha má mình cũng nên đi thọtam quy y. (Nói với NhưNgọc
hướng dẫn cho cha má sớm làm việc này, có quy y Tam-bảo thì tâm có chỗnương tựa, khỏi
bịchơi vơi! Năm giới cấm là: sát, đạo, dâm, vọng, tửu. Bốn giới đầu là căn bản giới, còn
uống rượu là đểtránh cái tâm khỏi bịmê loạn mà phạm phải bốn giới kia. Các em cứtựxét
mình có khảnăng giữ được giới nào. Ví dụ, uống rượu dễgiữnhất, thì lên trước bàn thờ
Phật nguyện xin giữgiới này. Sau đó, thấy giới trộm cắp cũng có thểgiữ được, thì trước bàn
thờPhật xin giữthêm. Nên nhớ, tâm còn yếu thì phải tựnhắm sức mình, giữ được giới nào
thì phát nguyện giữgiới đó.
Tu hành nên trọng vềthực tế, không trọng vềhình thức. Người dựlễthọnhiều giới
mà không nghiêm chỉnh giữgiới thì có ích gì đâu! Cho nên cứnhắm sức mà thọ. Hẳn nhiên
phải nên biết cầu tiến. Đã thọgiới thì quyết tâm giữgiới. Ví dụ, trước đây trong các bữa tiệc
mình hay xung phong cắt cổgà, đây là vì tâm sát còn quá nặng, lòng từbi chưa phát sanh,
thành ra lật ngửa cổcon gà ra cắt mà không có một chút động tâm thương hại. Nay đã thọ
giới rồi, đã ý thức được nghiệp sát sanh rất xấu, hệquảcủa nó rất tệhại thì phải bỏ, không
thểvịnểbạn bè mà phá giới sát. Quyết giữnhưvậy gọi là thủgiới.
Khi thấy rằng mình đủkhảnăng giữtrọn năm giới thì quá tốt, nên đến với một vịsư
nào đó xin thọgiới, (nếu không có chùa chiền thì mình cứtựnguyện giữgiới cũng được).
Lúc đó mình là mãn phần ưu-bà-tắc. Người nữthọtam quy, ngũgiới thì gọi là mãn phần ưubà-di.
Ngoài năm giới căn bản ra, chính mình nên lập giới riêng đểthúc liễm thân tâm, đối trị
những căn bệnh riêng của chính mình thì mới tiến được. Ví dụ, ta có cái thói quen chơi đùa
thường hay cười lớn tiếng, rung đùi, quơtay, chọc tức đối phương. Dù là đùa giỡn, nhưng
đây là một dạng thức của cái tâm loạn động, bất tịnh, thiếu hòa nhã, không hợp tưcách của
người đạo hạnh. Nay ta hứa quyết bỏ, đây là giới. Thường nóng giận, quyết tâm bỏnóng
giận, đây là giới. Tựmình quán xét chính mình mà lập thêm giới đểgiữ.  Đó gọi là thủgiới,
và cũng gọi là tu tập.
Có tu tập mới có công đức, có công đức mới được thành tựu. Phản tỉnh lỗi lầm là
công, tu sửa lỗi lầm là đức. Tu sửa lỗi lầm là công, lập giới luật đểthủgiữlà đức. Thủgiới
là công thì thành tựu tâm định là đức. Tâm định là công, sinh ra tâm huệlà đức. Cho nên thủ
giới rất quan trọng, từ đó từng bậc từng bậc công hạnh của mình nâng cao lên đến chỗthành
tựu.
Biết được Lý-Sự-Cơ, hãy đem nó ra áp dụng vào chỗnày rất thỏa đáng. Ví dụ, cơlà
buông xả, những lỗi lầm của mình nên biết tựphản tỉnh mà buông bỏnó đi.  Đây là công.
Buông lỗi lầm rồi mà không lập giới đểgiữthì có thểtái phạm lỗi lầm, đó là có công mà
thiếu đức, đưa đến sựtu không bền. “Sự” tu không bền là do thiếu chí hướng, tâm còn mê
Khuyên người niệm Phật
56
muội, phàm phu (Lý). Ba trục Lý-Sự-Cơ đã thiếu mất hai, thành ra Lý-Sựchướng ngại, khó
thểthành tựu.
Ngược lại, biết đường tu hành, có chí hướng vãng sanh Tây-phương, đây là có tâm đạo
thuộc về“Lý”. Có hạthủcông phu tu tập, có niệm Phật hàng ngày, đây thuộc về“Sự”. Có
Lý-Sự đầy đủ, nhưng không chịu phản tỉnh lỗi lầm, còn tham lam, sân giận, ngã mạn, tựcao,
bướng bỉnh, cốchấp, ích kỷ...  Đây là do không biết buông xả, cứbám rễvào tam đồ, lục
đạo, luân hồi thành ra thiếu cái trục “Cơduyên”. Vì thế, lý đạo và sựtu chỉcòn là hình thức
trống rỗng!
Ví dụkhác, có người tu hành rất tinh tấn, chuyên công niệm Phật, ăn ởhiền lành, tâm
địa thiện lương, buông bỏ được những thói hưtật xấu thếgian. Tu hành rất cần phấn, nhưng
lại không nguyện vãng sanh Tây-phương, không tin có thếgiới Cực-lạc. Những dạng tu
hành này rất phổthông, họlà những người tốt, hiền lành. Nhưng đáng tiếc là có “Cơ”, có
“Sự” mà thiếu “Lý” đạo. “Vạn pháp duy tâm tạo”, tâm không muốn vãng sanh, thì bao nhiêu
công đức tu hành trởthành phước báu. Đời sau có thểhưởng phước. Hưởng phước rồi thì
sao? Đi dạo tìm thửcoi, có mấy người quyền cao chức trọng mà biết tu? Có mấy người giàu
sang phú quý mà biết tu? Hưởng phước đểchờ đại nạn, thật tội nghiệp cho họvậy!
Trởlại chuyện cảnh giới. Cũng nên nhớrằng, mục đích của anh là “Khuyên người
niệm Phật”, thì tất cảmọi thứ đều xoay quanh mục tiêu này. Biết cảnh giới thì phải lợi dụng
cảnh giới đểniệm Phật.  Điểm quan trọng là chính các em phải biết tu hành. Tu hành thì cái
hạnh đầu tiên là cốgắng lo tròn chữhiếu, phải biết ứng dụng vào hoàn cảnh thực tế để điều
chỉnh cho thích ứng, giúp cha mẹmình được vãng sanh, viên thành đạo quả.  Đây mới là điều
tốt, còn những kiến thức xa vời mông lung thì phải “Buông bỏ” đi. Thưtrước anh nói về
cảnh giới người, còn quá thấp kém, nếu tâm còn muốn sanh trởlại làm người thì phải mất
phần vãng sanh, tựchịu đọa lạc. Vì vậy muốn khuyên người niệm Phật để được vãng sanh
thành Phật, thì đừng khuyến khích những pháp tu nhân thừa.
Cha mẹmình hồi giờchuyên tu vềnhân thừa, hay lấy câu: “Mười người chết bảy còn
ba, chết hai còn một mới ra thái bình”, nghĩ đến cảnh nhân loại trên thếgian bịdiệt chết chín
phần, sợquá cho nên phải tu đểlọt vào một phần tửsống sót đó mà làm người trởlại. Sựtìm
cầu này không phải xấu, nhưng khó thoát nạn! Vì sao? Vì nghiệp chướng trong vô lượng
kiếp của mình chưa trừ, vì cộng nghiệp chúng sanh quá nặng, vì cạm bẫy của ngoại đạo hưng
thịnh, vì tâm của mình còn vô minh chưa phân biệt nổi chánh tà, vì oan gia trái chủnhiều đời
nhiều kiếp chưa được hóa giải, v.v... và v.v... Chính vì thế, tu đểcầu thành người mà mong
được thoát nạn thật là một điều quá sơhở! Trong nhiều thưtrước anh thường nhấn mạnh
điều này là đểcho các em hiểu, cho các anh chịem hiểu, hầu góp ý xây dựng chung, cứu độ
cho nhau. Nhất là cứu huệmạng những người ởtuổi xếchiều.
Tu đểthành người là pháp tu có “Thiện” nhưng không có “Chung”, nên rốt cuộc khó
có “Thiện Chung”. Làm thiện đểcầu hưởng phước, thì thiện là hình thức, còn tham là nội
Khuyên người niệm Phật
57
dung! Chính vì vậy mà cách tu “Thiện” này bịkẹt trong “Tam thếoán”, cuối cùng không
thoát được đại nạn! Muốn thoát nạn, muốn ra khỏi lục đạo sanh tửluân hồi thì phải tu “Tịnh
nghiệp”, chứkhông thểtu “Thiện nghiệp”. Tịnh nghiệp là đại thiện giải thoát, thiện nghiệp
là tiểu thiện hưởng lợi chờhại. Hai cách tu vềhình thức thì tương tự, nhưng tâm niệm thì
khác xa. Đã có cái căn bản vềLý-Sự-Cơ, thì gặp một vấn đềnào cũng nên lấy ba cái kiếng
này mà chiếu, các em sẽthấy vấn đềdễdàng và rõ ràng hơn.
(Cũng nên nhớrằng, Lý-Sự-Cơlà cách nói của riêng anh, nó thành ba chân vạc giúp
anh giải quyết khó khăn, anh chỉdẫn lại cho em đểáp dụng, chứkhông phải là một pháp đã
có trước. Không biết trước đây có ai đã nói nhưvậy chưa? Nhưng không sao! Đây chỉlà
phương tiện đểsửdụng, đúng hoặc sai là do tâm ngộhay mê mà thôi).
Thôi, anh bắt đầu nói đến cảnh giới A-tu-la, là cảnh giới thiện cao hơn cảnh giới
người.
(*) Quỉ-Thần là cảnh thiện.  Đúng, nhưng đối với chưTrời thì Quỉ-Thần còn thấp
hơn, còn xấu ác. Đối với chưPhật và các Thánh ngoài tam giới thì quỉthần còn cách xa vời
vợi. Quỉ-Thần (A-tu-la) có phước báu lớn hơn người, nhưng vẫn còn là cảnh giới trong lục
đạo sanh tửluân hồi, có tâm sát và đấu tranh rất lớn. Đức Khổng Phu tửdạy: “Hãy kính Quỉ-Thần, nhưng đừng theo Quỉ-Thần”, lời khuyên này rất chí lý.
Muốn sanh lên cảnh giới A-tu-la thì phải tu mười điều thiện, vềthân thì không: sát
sanh, trộm cắp, tà dâm; vềmiệng thì không: nói hai chiều, nói điều ác độc, nói láo, nói thêm;
vềý thì không: tham lam, sân giận, ngu si. Làm 10 điều này đến trên 90% thì mới có thể
sanh thiên hoặc A-tu-la. Nhưvậy muốn thành loài quỉthần A-tu-la không phải dễ! Phật dạy:
“Chưác mạc tác, chúng thiện phụng hành, tựtịnh kỳý, thịchưPhật giáo”. Tất cả đều phải
làm thiện. Muốn thành người, thành thần, thành trời, thành Phật Bồ-tát cũng đều phải tu
thiện.
Nhưng tại sao cũng là tu thiện nhưng cảnh giới lại khác nhau? Trảlời: Lấy ba trục
Lý-Sự-Cơchiếu vào là thấy ngay. Muốn thành người, quỉthần trong lục đạo là do tâm mình
muốn ởlại trong sanh tửluân hồi, cho nên mới chủtâm tu theo các pháp nhân thiên. Muốn
thành Phật, vượt thoát càn khôn, vĩnh ly sanh tửluân hồi cũng do tâm muốn cho nên mới tu
theo pháp xuất thếgian. Thếgian hay xuất thếgian đều do tâm tạo. ThờPhật, niệm Phật,
nguyện vãng sanh Tây-phương Cực-lạc thì được thoát ly tam giới thành Phật. Thờquỉthần,
Tiên Ông, Thần linh thì đành phải ởlại trong lục đạo mà tiếp tục chịu khổnạn. Tất cảlà do
chính con người tựchọn lấy chứkhông ai bắt buộc mình cả!
Những vịThần-Tiên được người ta thờthường là thiện thần, họmuốn giúp người,
hướng dẫn người đến chỗgiải thoát. Nhưng con người vì sơý, không chịu cẩn thận lắng
nghe lời dạy, thành ra đường tu thường bịlạc một cách oan uổng!
Khuyên người niệm Phật
58
Anh Năm có tâm nguyện muốn cứu cha má thoát nạn, chỉ đường cho cha má vãng
sanh. Cha má mình muốn vãng sanh Tây-phương Cực-lạc nhưng lại thờThần-Tiên, thành ra
có chỗvướng! Vì có lẽchưa rõ cái “Lý duy tâm”, cho nên bịkẹt vào cái “Sựthờcúng”.
Anh đã thấy chuyện này lâu rồi nhưng chính anh chưa đủsức xoay chuyển. Thành ra hôm
nay anh mới cốgắng giải bày ra đây, mong rằng các em cùng tất cảanh chịhiểu thấu, và nên
có lời phân trần thích đáng.
Việc thờphụng có ảnh hưởng rất lớn. Ta thờgì thì tâm sẽdính theo đó. Ta niệm gì thì
nương theo đó mà đi. Nếu muốn vãng sanh Tây-phương, thì phải thờA-di-đà Phật, niệm
Phật. Nên nhớ, thờA-di-đà Phật là có đủtất cảchưPhật, chưBồ-tát, chưThánh Thần.
Nhưng thờniệm một vịPhật hay Bồ-tát khác thì trởthành pháp tựtu chứng, không được sự
gia trì của 48 đại nguyện của Đức Di Đà, dễbịlạc. Còn thờniệm A-di-đà Phật, cầu vềthế
giới của A-di-đà Phật thì tâm được chuyên nhất, khỏi bịlạc. Tại sao vậy? Đây là nguyên tắc
của pháp môn. Phật dạy niệm A-di-đà Phật, ta không niệm danh hiệu này lại đi niệm danh
hiệu khác, thì tựta tựchọn lấy con đường riêng vậy!
Xin nêu ra vài sựsơý làm ví dụ:
Cách đây mấy năm, Ngài Tịnh Không cho ấn tống hàng ngàn bộ đại tạng kinh của Phật
đểbiếu tặng khắp nơi, mục đích là đểlưu tồn Phật pháp. Có người đứng tên cá nhân xin
thỉnh, nhưng không ngờvẫn được. Một bộ đại tạng kinh in ấn rất đẹp, trịgiá trên 3 ngàn mỹ
kim. Hơn nữa 3 ngàn Mỹkim dễtìm, nhưng bộ đại tạng kinh đầy đủvà hoàn chỉnh của Phật
đâu dễgì có, thành ra nó rất quý. Nhưng khổnỗi, kinh tạng thì bằng tiếng Hoa, người Việt
Nam làm sao đọc được. Vì cảm kích lòng từbi của Ngài, cộng thêm tâm thành kính đối với
Phật pháp, vị đó thường ngày quì lạy bộ đại tạng kinh và nguyện: “Đời này con đọc không
được, thì xin cho kiếp sau đọc được đại tạng kinh của Phật”.
Phát ra lời nguyện này quảthật là người có tâm chí thành chí kính đối với Phật pháp.
Nhưng có người lại nói, nếu Ngài Tịnh Không biết rằng vị đó phải quì lạy bộ đại tạng kinh và
phát nguyện nhưvậy, thì có lẽmột quyển Ngài cũng không cho, chứ đừng nói chi đến cảmột
đại tạng kinh! Tại sao vậy? Vì Phật pháp là phương tiện, thành Phật mới là mục đích chính.
Nguyện thành Phật không hay hơn là nguyện tái sanh thành người Trung Hoa để đọc được
tiếng Tàu hay sao!?
Phải chăng, vì cảm tình sâu rộng mà con người thường phát ra những tâm nguyện sai
lầm mà không hay!
Ngài Ấn Quang đại sưlà Bồ-tát Đại ThếChí tái lai, Ngài dạy chúng sanh phải niệm
Phật, ăn chay, làm lành. Ngài nghiêm khắc không cho ai tôn thờNgài. Đại ThếChí là vị
Đẳng Giác Bồ-tát, đứng bên phải của A-di-đà Phật. Trong kinh Quán Vô Lượng Thọnói, cái
năng lực của Ngài rất lớn, nỗi bước chân Ngài đi làm chấn động đến thập phương pháp giới,
ấy thếmà Ngài cũng không cho phép thờNgài. Trong kinh ThủLăng Nghiêm, Ngài Đại Thế
Khuyên người niệm Phật
59
Chí dạy rằng: “thâu nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế, bất giảphương tiện tự đắc tâm khai”,
đóng tất cảsáu căn lại đểniệm A-di-đà Phật thì tựnhiên thành Phật. Ngài bảo phải niệm Adi-đà Phật, chứkhông bảo ai phải thờNgài, niệm Ngài. Phải chú ý điều này.
Cha má mình có tu hành, thờchính là một vị“Tiên Ông Đại Bồ-tát Ma-ha-tát”. Danh
từ“Bồ-tát Ma-ha-tát” là từtrong kinh Phật mà ra. Ma-ha-tát có nghĩa là lớn. Bồ-tát ma-hatát là đại chúng sanh, đại hữu tình, một đại chúng sanh đang đi tìm đạo quả. Nhưvậy, nếu vị
Tiên Ông đúng là Bồ-tát thì là một vị đại Bồ-tát trong một thếgiới nào đó, vẫn còn phải tu
hành. Đại Bồ-tát vẫn còn những phẩm thân tướng vô minh cần phải phá đểchứng từng phần
pháp thân, tiến lần đến quảvịPhật. Nói rõ hơn, Bồ-tát vẫn phải niệm Phật cầu Phật gia trì.
Rất nhiều vị Đẳng giác Bồ-tát ởcác thếgiới cũng phải niệm A-di-đà Phật cầu sanh Tịnh-độ.
Các vị đó có tâm đại từ đại bi, giác ngộhơn chúng ta, có thiện căn phước đức hơn chúng ta.
Quý Ngài có khảnăng hướng dẫn chúng sanh tu hành, chứchưa thểcứu độchúng sanh thành
Phật. Chính vì vậy mà trong kinh của cha thường tụng, có câu: “Một lòng niệm Phật, ăn
chay, làm lành”. Ngài muốn chúng sanh được giải thoát nên dạy niệm Phật, dạy thờPhật.
Đệtửkhông nghe lời sưphụ, không chịu thờPhật lại đi thờNgài, nhiều khi còn nghĩrằng
Tiên Ông lớn hơn Phật, có quyền năng ban phát ơn huệ. Thật là oái oăm! Đây là vì người
sai chứkhông phải Ngài sai!
“Niệm Phật, ăn chay, làm lành” có đầy đủLý-Sự-Cơ đểviên mãn giải thoát thành đạo
Bồ-đề.  Đây là cái đỉnh tối cao của đại đạo. Rõ ràng là một đạo giải thoát mà nhiều người
không chịu đểý đến. Vì sơý việc thờniệm, vô tình đã biến một pháp xuất thếgian giải thoát
thành Phật, thành ra pháp thếgian hưởng phước. Thật là oan uổng biết chừng nào! Vì một
tâm nguyện cứu cha má, anh đành phải nói cho rõ lý đạo, đừng nên hiểu là sựkỳthịnhé.
Thôi, chuyện này còn dài, sẽtiếp tục ởthưsau. Tu hành phải biết chọn cảnh giới vãng
sanh. Cảnh giới trùng trùng điệp điệp, sai một ly đi xa mù mịt. Với tâm lực còn quá kém cỏi
của chúng sanh, nhất là trong thời mạt pháp này, không thểtựtu tựchứng, không đủsáng
suốt tựchọn chỗtốt đẹp cho tương lai. ChưBồ-tát, đức Thích-Ca Mâu-Ni, chưPhật mười
phương đồng thanh khuyên chúng sanh phải chuyên lòng niệm A-di-đà Phật, nhất hướng
nguyện sanh Tây-phương Cực-lạc. Chúng ta hãy quyết lòng tin tưởng vào pháp niệm Phật để
một đời này được vãng sanh vềthếgiới Cực-lạc, thành bậc bất thối, chờngày thành Phật.
Đường đi thẳng tắt, hành trì dễdàng. A-di-đà Phật và chưPhật mười phương gia trì
trong từng tiếng niệm Phật, ta cứmột lòng niệm Phật chắc chắn sẽthành Phật vậy. (Thưcòn
tiếp).
A-di-đà Phật,
Anh Năm.
(Úc châu, ngày 12/10/03).
Khuyên người niệm Phật
60
Người niệm Phật không phải chỉ tu theo sự tướng bên ngoài, mà cần
phải để ý trừ phiền não cùng tập nghiệp lỗi lầm xấu xa. Nếu phiền não
bớt một phần thì công phu niệm Phật tăng một phần. Trái lại, để phiền
não tăng, tất công hạnh phải lui kém. Thành ra có người càng tu hành
càng đổ nghiệp là bởi lý do này.
(Ấn Quang Đại Sư). 
Khuyên người niệm Phật
61
53) Lời khuyên người em trai:
(viết tiếp thưtrước)
Em Đường,
Phật pháp lý đạo cao siêu, thậm thâm vô ngần, quảng đại vô biên! Muốn tìm hiểu về
Phật pháp không phải chỉdựa vào kiến thức thếgian mà liễu ngộ được!
Nhưvậy muốn hiểu sâu vềPhật pháp ta phải làm sao? Phải giác ngộ! Làm sao giác
ngộ? Niệm Phật! “Phật” có nghĩa là “Giác”. Niệm Phật là niệm Giác. Niệm Giác thì
được giác ngộ. Danh hiệu A-di-đà có nghĩa là Vô Lượng; “A” là Vô; “Di-Đà” là Lượng.
“A-di-đà Phật” là “Vô-Lượng-Giác”. Niệm “A-di-đà Phật” là niệm Vô-lượng Giác. VôLượng-Giác nghĩa là giác ngộrốt ráo, hiểu rõ vềthái hưpháp giới, thấu rõ chân tướng của
vũtrụnhân sinh. Tất cảcảnh giới vô lượng vô biên đều bao hàm trong câu A-di-đà Phật.
“Vô Lượng” có nghĩa là nhiều vô cùng, vô tận, vô số, vô biên, không kểxiết. Trong cái “VôLượng” đó, thì “Vô-Lượng-Thọ” và “Vô-Lượng-Quang” là đại biểu cho tất cả“Vô-Lượng”.
Vô-Lượng-Thọlà chỉcho thời gian, Vô-Lượng-Quang là chỉkhông gian. Pháp giới, vũtrụ,
vạn sự, vạn vật không có gì nằm ngoài thời gian và không gian cả. Muốn hiểu rõ vềpháp
giới không phải đọc những lời giải thích này mà có thểhiểu được, mà đây chỉlà sựhướng
dẫn đểquay trởvềvới danh hiệu A-di-đà Phật. Nói tóm lại, muốn hiểu được cảnh giới vô
lượng vô biên thì phải niệm “A-di-đà Phật”. Lý đạo này chúng ta cần phải nhớ.
Niệm A-di-đà Phật thì được giác ngộ. Người chân thành, thanh tịnh niệm A-di-đà
Phật là tựmình trởvềvới chân tâm tựtánh. Phật dạy, tất cảchúng sanh đều có Phật tánh,
cho nên tựtánh của ta chính là Phật. Niệm A-di-đà Phật là ta đang trởvềvới “Tựtánh Di
Đà” của chính ta, nghĩa là ta sẽcó vô lượng thọ(không còn sanh tửnữa), ta có vô lượng
quang (trí huệvô lượng). Nhờtrí huệnày mà ta thấu hiểu tất cả. Trong kinh Vô Lượng Thọ,
Phật nói: “vô biên biện tài, thiện đàm chưpháp bí yếu”, đây chính là quảbáo của công đức
niệm Phật. Nếu một lòng chân thành niệm Phật, một ngày nào đó chính ta sẽcó cái tài hùng
biện vềPhật pháp, hiểu nói được những bí quyết của các pháp. Khi nghe một lời pháp, ta có
thểbiết được có phải là chánh pháp hay không, phiến diện hay toàn vẹn, liễu giáo hay bất
liễu giáo. Được vậy chính là nhờtrí huệ đã khai mởvậy.
Tuy nhiên, cũng cần nhắc đến một điều: trí huệlà quảbáo, tựnhiên nó có khi ta biết
chân thành tu cái nhân thiện lành. Cái tâm thanh tịnh, định lại không còn lao chao nữa,
ngày ngày niệm câu A-di-đà Phật thì trí huệtựkhai mở. Tu hành mà không chân thành, cứ
chạy ra ngoài tìm cầu lý luận, thích nói hay, ham cầu danh vọng... thì rất dễtrởthành tà tri
tà kiến. Đây là một trong ba điều tối kỵchướng ngại đường vãng sanh. Còn đi cầu là còn
Mơ về Tiên Cảnh!
Khuyên người niệm Phật
62
vọng, còn tìm là còn mê đó! Cho nên tu hành cần nhất phải chơn thành, cung kính, đừng nên
tưởng rằng mới niệm vài câu Phật hiệu thì mình đã có trí huệ! Coi chừng là vọng tưởng đó!
Thành tâm tu hành là tâm chân thực muốn vượt lục đạo luân hồi, muốn thành chánh
quả. Trong vô lượng pháp môn, Phật dạy, pháp môn niệm Phật có thểgiúp ta một đời thành
tựu. Vậy thì, ta hãy cốgắng ngày đêm trì niệm danh hiệu A-di-đà Phật, cầu nguyện hết báo
thân này được vãng sanh vềTây-phương Cực-lạc. Đây là pháp tu tối thượng, tối viên mãn
của Phật giáo. Tối thượng vì có thể độ đến hàng Đẳng Giác Bồ-tát, tối viên mãn vì có thể độ
đến tất cảchúng sanh dù phạm tội đến ngũnghịch thập ác. Nghĩa là chúng sanh dù tạo tội
nghiệp sâu nặng, nhưng biết ăn năn sám hối, thành tâm niệm Phật cầu sanh Tây-phương vẫn
được đắc độ. Trong thời mạt pháp này, căn tánh của chúng ta thấp kém lắm, nghiệp chướng
của chúng ta quá sâu nặng, nếu không có sựcứu độcủa Phật A-di-đà thì không cách nào
chúng ta thoát nạn.
Mới hôm rồi anh nói chuyện với chịBa, chịkhen em bắt đầu tu hành khá. Nghe nói
anh có lòng mừng. ChịBa có hỏi anh vềviệc tụng kinh? Câu hỏi này khá thực tiễn. Về
phương cách đọc tụng kinh chắc em đã biết, có dịp em nên giảng giải lại cho anh chịtrong
gia đình cùng thông suốt. Nhưng xét thực tếhơn, thì kinh Vô Lượng Thọhơi dài, nếu hoàn
cảnh sinh hoạt bận bịu thì khó thực hiện được. Anh sẽcốgắng hướng dẫn cách tụng kinh Adi-đà và niệm Phật theo tiêu chuẩn của Hội Tịnh Tông sau.
Có thểanh sắp xếp công việc đểvềlại VN thăm cha má, anh sẽhằng ngày tụng kinh
A-di-đà, cộng tu với cha má. Anh có tâm nguyện cứu cha má trong một đời này.  Đây là một
tâm nguyện gần gũi của anh. Cứu người khó lắm, nói suông không thểthành đạt đâu! Khó
thì biết rằng khó, nhưng xét cho cùng khó là vì con người không chịu làm, chứkhông phải
khó vì sựgiải thoát quá khó. Cho nên, biết đường thì phải đi, thấy nạn thì phải cứu. Còn
nước anh còn tát, anh tận lực cốgắng tát cho hết khảnăng của anh rồi mới nói đến chuyện
định mệnh sau. Anh chịem trong gia đình người nào muốn trảchữhiếu hãy nên mau mau về
niệm Phật đểhồi hướng công đức cho người sanh thành, đểchính mình biết được cách cộng
tu, biết cách niệm Phật, biết tạo lập công đức niệm Phật, đểhành đạo cho chính mình. Đây
là lời anh khuyên mời, chứkhông phải ép buộc. Người con hiếu thảo phải lo tròn đại hiếu.
Hiếu thảo thì cha mẹtuổi già con cái phải lo lắng trảhiếu từng giờ, từng ngày chứkhông thể
chờ. Thời gian không chờ đợi cho mình ngồi đó mộng mơ đâu! Còn người nào nỡvô tình lơ
là hiếu đạo thì cứviệc xa lìa, anh Năm hoàn toàn không dám phàn nàn, không có ý niệm
phản đối. Anh chỉbiết làm theo lương tâm của một con người, của một người con. Nếu có
một ý kiến nào dịnghịch xin trảvềcho chính tựlương tâm của mỗi người. Riêng em đã biết
quay đầu quy y Tam-bảo, đã biết nghe lời anh khuyên, đã hỏi đạo tới anh, thì đây là dịp cho
em hành đạo. Khi nào vềanh sẽcho biết, mong anh chịem hãy hội tụvềnhà, ngày ngày
tụng kinh, niệm Phật đểcầu nguyện cho cha má viên mãn đạo quả. Cốgắng xin phép địa
phương cho anh được dễdàng nhé.
Khuyên người niệm Phật
63
Trởlại chuyện cảnh giới, em nên hiểu rõ tưtưởng và mục đích của anh. Anh không có
chủ đích giảng sâu vào cảnh giới, nhưng lại chủtrương nương vào cảnh giới đểtu hành. Tu
hành thì bất cứhoàn cảnh, phương tiện, điều kiện nào cũng tu được cả.  Đừng đợi, đừng chờ,
đừng đặt ra vấn đề. Thếsựnhân tình lộn xộn, rối ren như đống tơvò, chờkhi gỡhết tơvò
mới tu thì coi chừng đến ngày ngã quỵmà đống tơcàng ngày càng lớn, càng rối ren hơn đó!
Năm ngoái, vềthăm quê, anh Hai than phiền với anh rằng: “Anh không đồng ý với bà
xã vềcái hình tượng lạ đang thờtrong nhà”. Anh đến xem thì rất thông cảm và đồng ý với
anh Hai. Chịsáu Lộc của em, ngay cảcha mình cũng thờnhưvậy. Đây không phải là điều
xấu, nhưng tu hành cần cẩn thận, đừng nên thờnhiều hình tượng quá mà có thểdẫn đến chỗ
lạc đường, có thểbịtrởngại việc giải thoát! Tại sao trởngại? Hãy lấy Lý-Sự-Cơra xét thì
thấy liền. Nói rõ hơn, là chướng ngại sựvãng sanh Tây-phương, khó thoát ly sanh tửluân
hồi đểviên thành Phật quả, chứkhông trởngại cho các mục tiêu khác. Tu hành mà không
muốn thoát ly tam giới, thì thờvậy cũng không sao!
Vừa rồi ở đây anh có nghe kểrằng, có người nói: “Làm người vui sướng hơn, làm
Phật buồn quá. Chính mấy nàng tiên trên trời cũng phải lén xuống trần gian mà sống, thì
mình lên đó làm chi?!...”. Thật là tâm địa thật thà, hiền lương đến chỗ đáng thương! Xem
nhiều phim Tàu, những chuyện hoang đường nhập vào tâm rồi tin là sựthật! Mà dù có thật
đi nữa thì đây là sự đọa lạc chứ đâu phải thăng tiến!
Thực tế, làm người cũng có chút ít vui sướng, nhưng lại đầy tràn khổ đau! Khổnhiều
hơn vui chứkhông phải vui nhiều hơn đâu! Hãy nhớlại những cảnh khi ông bà, cha mẹ,
người thân chết mình khóc muốn sưng mắt. Lúc đó buồn hay vui? Lúc bệnh hoạn mình đau
nhức rên la thấu đến trời xanh! Hằng ngày đi làm kiếm ăn, hạt cơm pha trộn mồhôi nước
mắt! Nhiều khi chỉvì tranh giành vài đồng bạc mà phải đánh lộn dập đầu lỗtrán, mất cả
nhân luân, v.v... những cảnh phũphàng xảy ra hàng ngày, thì sao còn cho cảnh người là vui
sướng?! Còn nhìn tới cảnh của chưPhật buồn, có lẽthấy người ta vẽquý Ngài mặt áo dài
luộm thuộm, đang ngồi thiền định, cung cung kính kính mất vẻtựnhiên, không có xe hơi, rạp
chiếu bóng, không có điếu thuốc trên môi... thành ra mới nghĩrằng quý Ngài buồn, chứmình
đâu có thểthấy được cảnh giới của quý Ngài, mà biết buồn hay vui?
Muốn biết chưPhật, chưBồ-tát sống nhưthếnào hãy lắng nghe lời Phật nói. Các
Ngài đang du hí thần thông, muốn ởchỗngười thì tới người chơi, muốn ởchỗtrời thì tới trời
chơi, muốn thăm mười phương thếgiới thì biến du mười phương thếgiới chỉtrong tích tắc
một khoảnh khắc, v.v... Thần thông tựtại, lạc thú vô song, thì sao ta dám nghĩcác Ngài có
cuộc sống buồn? Các Ngài thấy cảnh sống của con người quá tội nghiệp mới tận tâm tận lực
tìm cách cứu độ, trong khi chúng sanh lại cốbám vào cảnh khổcho là vui, thật là tội nghiệp
vậy!
Muốn hiểu thêm vềcảnh nhân-thiên, em có thể đọc thêm quyển kinh gọi là “Thế đạo
và Thiên đạo” của cha thường đọc.  Đây là một quyển kinh dạy tu làm người hiền, chắc
Khuyên người niệm Phật
64
chắn có nói đến việc làm lành lánh dữ đểcầu hưởng phước báu, nhưng không có chỗnào nói
đến sẽcứu người thoát khỏi tam giới, vượt qua lục đạo sanh tử đâu. Vì sao vậy? Vì pháp
giới trên vũtrụnày không thểlẫn lộn được. “Thiên địa khôi khôi, sơnhi bất lậu”, pháp
giới mông huân, nhưng không phải ai muốn làm gì thì làm được. Một sựsơý, nói lời vọng
ngữthì tội nặng vô cùng. ChưvịThần Tiên họhiểu được cái lý này, không vịnào dám nói
láo đểchính mình phải chịu tội. Còn ai đã nói lời vọng ngữthì không thểcoi là chánh pháp
được!
Đức Khổng Phu Tửdạy: “Kính QuỷThần, nhi viễn chi”. Đối với chưQuỷThần ta
phải kính trọng, chứkhông nên đi theo quí Ngài? Kính QuỷThần có nghĩa là ta không được
ngạo mạn, tựcao, không được xúc phạm đến, phải kính ngưỡng cái phước báu và thiện căn
của quý Ngài. Nhưng không theo cảnh giới của quý Ngài vì chúng ta đang cầu vãng sanh,
cầu siêu việt tam giới lục đạo, cầu thoát ly sanh tửluân hồi, cầu thành Phật viên mãn đạo
giải thoát. Tất cảnhững cảnh giới này cũng chính là sựmong cầu của chưvịtrong cõi A-tula. Nói gọn hơn, chúng ta cùng chưvịThần Tiên đang đi vềcùng một hướng, chứkhông
phải nơi họ ởlà mình muốn vào.
“Thế đạo”là “Nhân đạo”, là cảnh giới của con người.  “Thiên đạo”là cảnh giới
hưởng phước của trời. ChưThiện Thần, HộPháp, họbiết được đạo giải thoát, họcó thểchỉ
vẽcho chúng ta cách tu hành. Nếu có lòng kính trọng họthì mình lo tu hành đểcùng giải
thoát, và cùng đạt được cái năng lực cứu độvô lượng chúng sanh còn đang mê muội trầm
luân trong bểkhổ, chứkhông hẳn là chúng ta phải theo họ, thờhọ đểchịu mắc kẹt lại trong
bểkhổtrầm luân, bá thiên vạn kiếp không biết ngày nào siêu thoát! Nên nhớ, các vịThần
Tiên chính họcòn đang ởtrong vòng lục đạo luân hồi, thì làm sao họcó thểcứu chúng sanh
thoát ra khỏi tam giới được!
(*) Một vịThánh nhân thịhiện lập ra một “đạo giáo!” lúc nào cũng có tâm nguyện
cứu độchúng sanh. Có khi chính quý Ngài có khảnăng cứu độthì trong kinh sách quý Ngài
sẽnói rõ. Đây là trường hợp của chưPhật ứng hóa, ví dụnhư đức Thích-ca Mâu-ni Phật thị
hiện xuống trần, lập ra Phật đạo cứu độchúng sanh.
Có nhiều trường hợp quý Ngài chỉlà người hướng đạo, chỉ điểm cho mình con đường
đi, thì trong kinh quý Ngài cũng nói rõ cảnh giới đó. Vềkinh sách của Thế đạo và Thiên đạo
trước đây anh đã từng đọc tụng thuộc lòng và phát hiện ra rằng, cương lĩnh tu hành của quí
Ngài nêu ra chính là: “Một lòng niệm Phật, ăn chay, làm lành”.
Một lòng là nhất tâm, chuyên lòng, không được hai lòng. Niệm Phật là niệm A-di-đà
Phật vì đức Thích-ca Mâu-ni Phật, đại diện cho chưPhật mười phương, ứng hiện xuống trần
cứu độchúng sanh, đã tôn xưng A-di-đà Phật là vua của hàng chưPhật. Đức Bổn SưThíchca Mâu-ni Phật khuyên chúng sanh niệm A-di-đà Phật, thì ta phải niệm A-di-đà Phật.  Đây
gọi là y giáo phụng hành. Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật thọký cho người niệm Phật là
“đệnhất đệtử”. Người muốn thành Phật mà lại không muốn làm người đệtửsốmột của
Khuyên người niệm Phật
65
Phật, lại đi làm những điều Phật không dạy thì nói sao cho thông! Niệm Phật thì phải thờ
Phật. Niệm Phật, thờPhật, tưởng Phật thì mới gọi là “Một lòng”.
Ăn chay đểcắt đứt ác duyên với chúng sanh, làm lành là tu phúc. “Một lòng niệm
Phật, ăn chay, làm lành”, thì phúc huệsong tu, tròn đầy viên mãn, có đầy đủlý-sự-cơ để
thành Phật.  Đây rõ ràng là “Tịnh nghiệp”, là đạo giải thoát tam giới, liễu sanh thoát tử,
vượt khỏi luân hồi. Nhưng đáng tiếc, nhiều người lại bỏmất cái huệ“Niệm Phật”, chỉgiữ
lấy cái phước “Ăn chay, làm lành”, vô tình biến một pháp tu hoàn chỉnh thành pháp tu cầu
phước, đểbịmắc kẹt trong vòng tham luyến thếgian, mà bịtiếp tục trầm luân trong tam
giới!
Tri ân báo ân. Tri ân thì phải biết y giáo phụng hành, báo ân thì phải thành tựu lý
tưởng của người ban ân, chứ đâu phải tri ân báo ân là tựnguyện làm nô lệcho người thi ân.
ChưvịThánh Nhân không bao giờcó tâm nguyện này, chúng ta không nên chấp vào tình
cảm mà đi sai lý tưởng! Thực tếmà nói, tất cả đạo giáo khởi nguyên đều có cứu cánh viên
mãn, nhưng vì con người hoặc cốý, hoặc sơý, đã đem ý thức cá nhân xen vào kinh điển, kết
cuộc biến cái lý tưởng tốt đẹp của đạo giáo thành một thứphục vụtheo chiều hướng cá nhân.
Ngay trong Phật giáo, đức Phật cũng xác định thời kỳmạt pháp và diệt pháp của Phật. Tại
sao vậy? Một trong những lý do là vì chúng sanh không chịu theo chánh pháp, thì chánh
pháp phải bịdiệt. Đời đã khổlại càng khổthêm!
Vậy thì, một người đã giác ngộphải mau mau quay vềvới chánh pháp, ngày đêm lo
niệm Phật đểsớm thoát nạn tam đồlục đạo, một là cứu được huệmạng của mình, hai là có
đủnăng lực chung sức với chưPhật cứu độchúng sanh thoát khỏi nhà lửa.
(*) Nhân đạo và thiên đạo hợp lại gọi là phép tu phước báu nhân thiên, nghĩa là làm
lành đổi lấy phước đểhưởng ở đời sau. Đây là một pháp tu thiện. Nhưng làm lành làm thiện
dù lớn tới cỡnào, mà chính mình sau cùng không thoát được sanh tửluân hồi, thì đọa lạc
vẫn phải chịu đọa lạc. Nếu làm thiện lành tốt thì qua đời sau hưởng phước, khi hưởng phước
thì dễsa đọa, cho nên đời thứba phải chịu nạn. Nếu tâm tham quá nặng thì nghiệp chướng
sẽnặng, chỉtrong một đời này phước báu có thểbịtiêu hết. Phước tiêu thì họa đến. Hiện
tượng này xảy ra nhiều lắm, ởkhắp mọi nơi, thời kỳnào cũng có, chỉvì chúng ta không chịu
đểý nên vẫn còn lầm lẫn!
Tu hành chỉ đểtìm cầu phước lộc, thì đây là đạo lo phước mà không lo đức, thành ra
thiếu hậu, cuối cùng đành phải tan tành theo phước lộc mà thôi! Bằng chứng, nhưnhững
người ruộng vườn bao la, chỉqua một thời thì tựnhiên hết sạch. Có người giàu bạc tỷchỉ
qua một ngày trởthành tay trắng. Vào sáng ngày 4/8/2003, cảnước Nam Hàn chấn động
trước cái tin ông tổng chủtịch công ty Hyundai là Chung Mong-Hun tựtửchết. Ông ta nhảy
từvăn phòng trong tổng công ty ởtrên tầng lầu thứ12 xuống đất, đểlại hai lá thưtuyệt
mệnh. Là chủnhân những công ty xe hơi, máy móc, lớn nhất tại Nam-Hàn, là chủhãng đóng
tàu lớn nhất thếgiới, thếmà kết quảlại quá thảm thương!
Khuyên người niệm Phật
66
Cho nên, có tiền nhiều chưa phải là tốt! Phước báu tiền tài nó có sức hấp dẫn, ai cũng
ham muốn, nhưng hãy coi chừng cái tính bạc bẻo, vô hậu của nó! Ông Chung Mong-Hun là
đại giám đốc, là nhà tỉphú, lừng danh khắp thếgiới, thì đời trước ông tu thiện, bốthí rất lớn
mới có được cái phước lớn ở đời này, nhưng sau cùng họa đến cũng đành nhảy lầu tựtử.
Cho nên, người biết tu hành phải biết tựkềm chế, đừng tham tiền quá nặng, không tốt đâu!
Phải biết lấy tiền tạo phước lành, lập hạnh tích công tồn đức làm chính, đừng nên bán mạng
đểkiếm tiền, coi chừng có ngày hối hận không kịp!
(*) Trong nhân thiên thừa, còn bao gồm một cảnh giới khác gọi là “Tiên Đạo”.
Thông thường, ta nghe nói thếgian luân hồi lục đạo. Lục đạo tức là: trời, người, a-tu-la, súc
sanh, ngã quỷ, địa ngục. Nhưng trong kinh “ThủLăng Nghiêm” Phật nói đến bảy đường
luân hồi, thành ra “Thất đạo”. Thất đạo là trong lục đạo có thêm một đường “Tiên đạo”.
Tiên đạo là cảnh giới không được rõ rệt, nằm trong các cảnh trời, a-tu-la và người, ta có thể
gọi là Thiên Tiên, Thần Tiên và Nhân Tiên. Còn trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật nhắc đến
“Ngũthú”, ngũthú tức là lục đạo bỏ đi đường a-tu-la. Tất cả đều còn ởtrong tam giới.
Nhưvậy, những danh từnhư: tam giới, ngũthú, lục đạo, thất đạo đều có ý nghĩa tương tự
nhau, chỉkhác là tùy cơ đểnhấn mạnh một điều nào đó khi cần mà thôi. Ví dụ, khi Phật nói
thất đạo là nhằm nêu ra “Tiên đạo”, đểcho chúng sanh khỏi lầm lẫn giữa pháp xuất thếcủa
Phật đạo, pháp thếgian của Tiên đạo. Những người tu vềTiên Đạo, Thần Đạo có thểthuộc
vềcảnh giới này.
Phép tu của Tiên đạo thường nặng vềtu luyện phép thần thông, luyện khí, luyện thần,
cầu trường sanh bất lão, cầu phước báu, chứkhông có hướng cầu thoát lý sanh tửluân hồi.
Vềthần thông, Tiên giáo có thể đạt đến năm thứthần thông gọi là “NgũThông”, gồm có:
thiên-nhãn-thông, thiên-nhĩ-thông, tha-tâm-thông, túc mệnh thông, thần-túc-thông. Tất cả
những thần thông này đều phát xuất từtrí tuệthông đạt mà có. Thiên nhãn thông thì nhìn
thấy được qua tường, qua núi, cách xa vạn dặm đều thấy suốt, thông đạt vô ngại. Thiên nhĩ
thông là nghe suốt, thông đạt vô ngại tất cảmọi âm thanh. Tha tâm thông là biết được tâm
người khác đang nghĩgì. Túc mệnh thông là biết được chuyện xảy ra trong quá khứ. Thần
túc thông hoặc nhưý thông là phép phân thân, du hành khắp nơi, có thể đi xuyên qua tường.
Nói đểbiết nhưvậy, chứnhững cảnh giới này không phải chứng đắc dễdàng. Còn tu theo
Phật thì có thể đạt đến “Lục Thông”, tức là có thêm lậu-tận-thông. Chính lậu-tận-thông phá
trừphiền não, siêu việt tam giới, liễu thoát sanh tửluân hồi, chứng đắc Niết-bàn. Chư
Thánh hàng A-la-hán đều đạt được lục thông. Trong kinh Hoa Nghiêm, Phật còn nói đến
“Thập Thông”, đây là cảnh giới vô thượng của Phật, tất cả đều thông đạt vô ngại.
GiữGiới được Định, nhân Định sanh Huệ. Giới-Định-Huệgọi là Tam-Vô-Lậu-Học.
Khi tâm được định thì bắt đầu có thần thông. Nhưvậy, thần thông là quảbáo của nhân địa
tu hành, tựnhiên nó đến, chứkhông thểtìm cầu. Nếu người chủtâm luyện tập thần thông thì
biến sựtu hành thành pháp thếgian hữu lậu, nghĩa là không thểxuất ly tam giới.  Đây là
điều cần chú ý. Phật dạy chúng ta phải phá trừkiến chấp thếgian, đừng đểtâm vướng vào
Khuyên người niệm Phật
67
những quảbáo hữu lậu mà coi chừng mất chủng tửPhật, mất phần vãng sanh. Vì sao vậy?
Vì tâm cầu pháp thếgian thì phải ởlại thếgian, chịu chết đi sống lại, tiếp tục trầm luân
trong luân hồi khổnạn.
Hơn nữa, thần thông có hai dạng, một là do công phu thiền định, hai là do ma nhập
vào. Thần thông do công phu thiền định là người tu hành chân chính, tâm đã định, không khi
nào đi khoe khoang ra ngoài, còn người đi khoe ra ngoài là tâm chưa định! Chưa định, thì
thần thông ắt có vấn đề! Trong thời mạt pháp này khó phân biệt phải trái, chúng ta cần nên
giữtâm thanh tịnh, niệm Phật cầu Phật gia trì là tốt nhứt, đừng tham luyến những chuyện
thần kỳthông đạt thì mới tránh khỏi bịhại vào thân.
Trong kinh Lăng Nghiêm Phật đưa ra những tiêu chuẩn đểphân biệt chánh tà một
cách rất rõ rệt. Ví dụ, vềthiền định thì rất nhiều đạo giáo tu thiền định, có thiền định thì có
thần thông, có trí huệ. Nhưng trí huệvô lậu giải thoát khác với trí huệhữu lậu trong luân
hồi. Chủyếu là lấy bốn giới căn bản là: Sát, Đạo, Dâm, Vọng, làm tiêu chuẩn phân biệt. Ví
dụngười có tu thiền định nhưng dâm tà, vọng ngữ, trộm đạo thì có thểlạc vào Ma đạo.
Người có thần thông nhưng có tâm háo sát, nóng giận, đốkỵthì lạc vào Quỷmôn, v.v... Hiểu
được điều này, một khi gặp người có thần thông, có pháp thuật, như: tiên đoán được quá khứ
vịlai, biết được chuyện riêng của người khác, biết biến hóa, biết kêu mưa hú gió, v.v... thì
chớvội cho họlà người đắc đạo. Đắc đạo và đắc thần thông là hai điều hoàn toàn khác
nhau! Người học Phật chân chính luôn luôn phải lấy lý tưởng thoát ly sanh tửlàm chính mới
được.
(*) Người đang thờThiên, Thần, Quỉ, Vật rồi bây giờthờPhật thì rất tốt, vì họnâng
cao cảnh giới từlục đạo luân hồi lên ngôi giải thoát. Từcảnh giới lục đạo trong luân hồi
sanh tử, đềthăng lên cảnh giới Phật đểgiải thoát sanh tửluân hồi là một đại giác ngộ, đại
phước báu. Đừng bao giờcó quan niệm sai lầm mà lo sợrằng các vịTiên Ông hoặc Bồ-tát
mình đang thờsẽbuồn phiền hay quởphạt! Nếu người nào còn lo sợchuyện này thì đây chỉ
là một tình chấp sai lầm! Nên nhớ, chưvịThần Tiên, chưvịBồ-tát đều có lòng từbi,
thương chúng sanh. Các Ngài cũng thờPhật, lạy Phật, niệm Phật, nếu các vịmuốn vãng
sanh Tây-phương Tịnh-độthì cũng phải phát nguyện cầu sanh nhưchúng ta.
Xưa nay vì ta không rõ cảnh giới, chúng ta tưởng các Ngài cao hơn chưPhật mà sơý
đảo lộn vịtrí thờphụng, thì chính các Ngài cũng lo ngại không ít. Nay chúng ta giác ngộ,
quay vềquy y Phật, thờPhật, niệm Phật, tôn tượng Phật lên làm chính là giải được gánh
nặng cho Ngài, quý Ngài tán thán công đức không hết, thì làm gì có chuyện trách phạt. Ta
đã làm tròn được ý nguyện của các Ngài, thì các Ngài chắc chắn sẽgia trì, bảo hộchúng ta.
Tuyệt đối chúng ta không thểnghĩrằng các Ngài có tâm địa hẹp hòi nhưphàm phu chúng ta
được. Trong kinh của Phật có nói, người chí thành niệm Phật cầu sanh Tịnh-độthì sẽ được
chưThiên Long bát-bộbảo hộ, chưHộPháp gia trì, mười phương chưPhật hộniệm. Thiên
Long bát bộtức là Thiên-Thần và Long-Thần trong tám bộthần của Tứ-Thiên-Vương, Hộ
Pháp là các vịBồ-tát hộtrì chánh pháp của Phật. Chính nhờsựhộtrì này mà hành giảniệm
Khuyên người niệm Phật
68
Phật, khi hết báo thân mới được an toàn vãng sanh Tây-phương viên chứng tam bất thối, ngự
vào chín phẩm sen vàng, có thần thông quảng đại, năng lực có thểsánh bằng Thất Địa Bồ-tát. Vịtrí này không phải nhỏ.
Trong một sốlần thăng tòa giảng pháp, HT Tịnh Không nói rằng, đối với chưQuỉ
Thần ta chỉnên xá chứkhông nên lạy, vì họkhông dám nhận cái lạy của ta. Cái lạy của
người đang học Phật mà các vị đó không dám nhận, thì làm sao các Ngài dám nhận ngồi
ngang hàng với chưPhật? Cho nên, sựthờphụng cần phải chú ý làm cho đúng pháp, đừng
sơý mà làm sai pháp, không tốt! Sựthờphụng không nhưpháp thì ta đã tựtạo ra lỗi lầm
lớn vậy.
Hơn nữa, thờphụng sai nguyên tắc thì không có Thiện Thần bảo hộ, nhưng có thểbị
các vịHung Thần sẽlợi dụng. Có lẽchính vì thếmà thường gặp chuyện trởngại(!?). Thế
gian này xưa nay có biết bao nhiêu sựcốxảy ra liên quan đến vấn đềnày. Đây là những bài
học đáng giá vềpháp giới. Hồi giờta không biết nên sơý, nay đã rõ thì nên sám hối, đừng
làm vậy nữa. Cần tu chỉnh lại mới mong được tốt lành vậy.
(*) Ngược lại, người đang thờPhật, rồi bỏPhật đi thờQuỉThần thì không tốt, vì tự
họbỏmất đường giải thoát đểchạy theo ngã luân hồi! ThờPhật, Niệm Phật là pháp môn
giải thoát luân hồi trong một đời, đểtiến lên ngôi bất thối chuyển thành Phật. Người học
Phật mà không giác ngộ đường tu, không vững lý đạo, lòng tin yếu kém, đểcho các thứvật
chất hão huyền lôi tuột từngôi vịgiải thoát xuống thành phàm phu đọa lạc thì thật là đáng
thương! ChưThần Tiên thấy vậy chắc cũng chắp lưỡi tiếc uổng cho ta không ít!
ChưvịThần Tiên có thểcó nhiều phước báu và thiện căn hơn chúng ta, các Ngài thị
hiện xuống trần là đểhướng dẫn chúng sanh cách thức tu hành giải thoát. Nếu ta thờcác
Ngài, đi niệm các Ngài không phải là sai, nhưng đường giải thoát sẽbịlệch. Thờcác Ngài,
niệm các Ngài, thì trong tâm của chúng ta có hình ảnh của các Ngài, nên khi bệnh nặng hay
lúc lâm chúng ta niệm các Ngài, cầu xin các Ngài cứu độ. Trong khi đó, chúng ta đã quên
rằng, các Ngài chỉcó khảnăng hướng dẫn chứkhông có khảnăng cứu độ. Chỉcó đức Phật
A-di-đà mới phát 48 lời đại nguyện cứu độchúng sanh vãng sanh Tịnh-độ. Chính vì thếmà
ta bịmất chánh niệm, phải bịlọt lại trong lục đạo, mất phần vãng sanh Tây-phương Cực-lạc.
Sơý việc thờphụng làm tâm ta không được chuyên nhất, từ đó sẽ đưa đến chỗtạp tu,
tạp tâm, loạn tâm. Không được nhất tâm thì đối với pháp niệm Phật là một sựtổn hại rất
lớn. Đểhiểu rõ hơn về đẳng cấp, hãy lấy truyện “Tề-Thiên-Đại-Thánh” làm ví dụcho dễ
nhớ. Thần Tiên, Thổ Địa, Sơn Thần, v.v... gặp Tôn-Ngộ-Không phải khúm núm thưa trình.
ChưTiên trên trời nhưThái Thượng Lão Quân, Thái Bạch Kim Tinh... gặp Tôn-Ngộ-Không
cũng phải cúi đầu chào hỏi. Tôn-Ngộ-Không gặp Bồ-tát Quán ThếÂm phải quỳlạy thỉnh
giáo. Bồ-tát Quán ThếÂm gặp Phật phải cung kính đảnh lễ. Chuyện này giúp cho ta có
thêm ý niệm khá rõ ràng vềpháp giới.
Khuyên người niệm Phật
69
Giai cấp QuỉThần (A-tu-la) gặp Tôn NgộKhông mà còn phải khúm núm, thì so ra họ
phải thấp hơn Phật rất xa. Các vị đó khi gặp Phật phải quì lạy Phật. Nếu muốn được cứu
độthì họphải niệm Phật, lạy Phật, cầu xin vãng sanh thì mới mong có ngày siêu vượt tam
giới.
Nhưvậy, QuỉThần không có tưcách nào đứng ngang hàng với Phật được. Có nhiều
người thờThần Tiên thì ởchánh điện, thờPhật thì ởbên cạnh, điều này dẫn đến sựbất kính
đối với Phật! Hiểu qua cảnh giới, thì chưPhật ởngoài thập pháp giới là tối tôn, Bồ-tát và
chưA-la-hán ởtrong cửu pháp giới nhưng ngoài tam giới lục đạo. Còn chưThiên thì ở
trong tam giới, làm sao có thểsánh ngang với chưPhật, chưBồ-tát? ChưQuỉ, Thần, Tiên...
so ra còn thấp hơn chưThiên Vương. Tuy rằng, cũng có nhiều vịBồ-tát thịhiện thành
những vịThiên Vương đểchăm lo thiên hạ, nhưng dù sao vẫn phải thấp hơn pháp giới của
chưPhật, thì ta đâu thể đặt vịtrí của các Ngài ngang hàng hoặc cao hơn Phật được. Thờ
cúng không xứng hợp cảnh giới, thì ta sẽmất công đức mà chính các vịcũng bịkhổsởkhông
ít!  Đạo lý của Phật anh không thểnào nói khác. Mong rằng tất cảsớm tỉnh ngộ, mau mau
điều chỉnh lại.
(*) Tham hưởng phước báu nhân thiên là một trong ba điểm tối kỵlàm mất phần
vãng sanh. Xin nhắc lại, trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật nói rằng, người nào bịvướng vào:
một là, tham cầu phước báu nhân thiên; hai là: vọng tưởng, phân biệt, cốchấp; ba là: tà tri
tà kiến, thì không thểvãng sanh. Cho nên muốn đời này được thoát ly tam giới, vĩnh ly lục
đạo, thoát vòng sanh tử, vãng sanh Tây-phương bất thối thành Phật, thì nhất định không
được bám víu những cảnh giới trong tam giới, không được tham cầu hưởng phước ở đời này
hoặc đời sau; không được mắc vào cảnh giới tam đồ; không được vọng tưởng, đam mê
những học thuyết thếgian. Bịvướng vào mấy thứnày bắt buột phải xảbỏ. Nếu không, dù tu
có giỏi cho mấy cũng không thểthoát ly sanh tửluân hồi, nghĩa là còn mãi trong vòng đọa
lạc.
Thôi tạm ngừng, đúng ra anh muốn nói thêm tổng quát vềthập pháp giới một chút cho
em hiểu thêm, nhưng xét kỹchúng ta không nên đi quá sâu vào cảnh giới nữa. Chuyện tu
hành là chính. Khi biết đời là khổthì phải biết giá trịcủa sựgiải thoát. Người biết tu hành
thì sựkhổchính là pháp vịnhiệm mầu giúp ta ngộ được Phật pháp. Đừng dại khờnghĩrằng,
ta còn trẻtuổi, còn sống lâu, thì vội gì lo chuyện vãng sanh. Không đâu! Cứmỗi một lần về
thăm quê thì anh đều nghe có một sốngười ra đi, trong đó có người còn quá trẻ. Năm vừa
qua có hai người bạn học của anh cũng ra đi vĩnh viễn! Thật tội nghiệp!
Cuộc đời quá vô thường, sáng còn tối mất, tích tắc đã qua cảnh giới khác. Hãy ý thức
điều này mà sớm lo niệm Phật, làm lành bỏác, bỏtham sân si mạn, bỏtựtưích kỷ. Hãy
thương đời, giúp người, cốgắng lo tròn hiếu hạnh.
Những người già cảthì mạng sống mong manh như đá treo mành chỉ. Hãy phát tâm
từbi cứu giúp họ, chỉvẽngười lớn tuổi niệm Phật cầu nguyện vãng sanh Tây-phương, giới
Khuyên người niệm Phật
70
thiệu và khuyến khích các bạn bè trẻpháp môn Tịnh-độ. Làm việc này tức là các em đang tu
hành, đang tạo công đức đểlót đường vãng sanh. Thành tâm làm, rồi ngày ngày niệm Phật,
vừa làm vừa tu, vừa tranh thủthời gian niệm Phật. Cuối ngày, đem tất cảcông đức này hồi
hướng cho oan gia trái chủ đểgiải nợoan khiên, hồi hướng cho khắp pháp giới cầu cho
chúng sanh tiêu tai miễn nạn, hồi hướng cho cha má đểbáo đáp đại hiếu, hồi hướng vềTâyphương cầu xin vãng sanh.
Làm nhưvậy thì thân em đang ở đây nhưng tâm em đã ởCực-lạc, chắc chắn sẽ được
vãng sanh, một đời thoát khỏi luân hồi vậy.
A-di-đà Phật,
Anh Năm.
(Úc châu, ngày 14/11/03).
Cha mẹ tuổi già, thậm chí lúc đau bệnh, nhứt định phải toàn tâm
toàn lực chăm sóc, lo lắng.  Khuyên cha mẹ niệm Phật, đem những đạo
lý Phật dạy trong kinh điển thường xuyên giảng giải cho cha mẹ, thân
bằng quyến thuộc nghe.  Công đức này vô lượng, thù thắng hơn việc lễ
bái, sám hối, tu trì của chính bạn không biết bao nhiêu lần.
(Pháp Sư Tịnh Không).
Khuyên người niệm Phật
71
54) Lời khuyên người bạn ởParis:
Kính gởi đạo hữu HuệSanh,
Con người sinh ra lặn hụp trong biển khổsanh tửluân hồi khổkhông nói hết. Có
người cốgắng trồi lên mặt nước, hớp một hơi không khí, rồi chìm xuống lại dưới đáy đại
dương. Có người cốgắng bơi, nhưng bơi lòng vòng, sau cùng cũng chìm xuống đó. Đây là
hai cảnh giới mình đã bàn với nhau trong sáu tháng trước. Nay lại được nói chuyện với chị,
lần này tôi xin tiếp tục lá thưdang dở, nói đến cảnh thứba mà thầy Trí Tu đềcập đến: Có
người sinh ra họbơi thẳng một đường qua bờbên kia, bờgiải thoát.
Trước tiên tôi thấy rất phấn khởi khi biết chịHuệSanh có phát tâm nguyện lớn, càng
ngày tu càng nhiều, pháp hỉsung mãn, tươi vui hơn ra. Đây là hiện tượng khá tốt. Xin thành
tâm chúc mừng. Học Phật nếu biết rõ đường đi nước bước thì lòng tin của mình được cũng
cố, chí nguyện mạnh mẽ, sựtu vững vàng. Tín-hạnh-nguyện đầy đủlà con đường thành tựu
đạo quả. Xin nhận lời giúp cho quí đạo hữu ởParis tìm hiểu vềsựhộniệm và cách thức
cộng tu niệm Phật, thưtới Diệu Âm sẽcốgắng nói chuyện này.
Cảnh thứnhất: trồi lên hụp xuống, chỉcho người không chịu tu hành, chúng ta đã bỏ
đường này rồi, khỏi cần vướng bận đến nữa. Cảnh thứhai: Bơi lòng vòng! Thực tếmà nói
thì không ai muốn vậy, tuy nhiên nhiều lúc chính mình cũng bơi lòng vòng mà không hay! Vì
sao vậy? Vì sóng nước đại dương trùng trùng điệp điệp, lớp này tràn lớp khác, quay cuồng
chúng ta đến mê loạn, điên đảo, làm cho chúng ta bịmù mịt không thấy rõ đường đi, thành
ra giữa biển khổ, nhiều người cứtưởng là mình đang bơi thẳng đến bờgiải thoát, nhưng
thực tếlại bơi lòng vòng. Đây cũng là chuyện thường tình và cũng là đáng tiếc!
Biết được pháp môn niệm Phật tối thắng, chúng ta thành tâm cầu mong cho nhiều
người hiểu thấu lời Phật đểthoát nạn. Nghe được một người niệm Phật vãng sanh thì mừng
nhưchính người thân yêu của mình được giải thoát. Vãng sanh vềTây-phương Cực-lạc là
chuyện có thực, rõ ràng lời Phật dạy không sai, nhưng con người vẫn chưa đủlòng tin để
thực hiện con đường thành Phật.
Lòng tin quan trọng lắm! Không đủlòng tin thì đành luống qua một đời, cuối cùng
cũng phải chìm vào biển khổmênh mông! Cho nên, khuyên người niệm Phật thì chính mình
phải có niềm tin vững vàng, phải biết rõ đường đi. HuệSanh muốn hướng dẫn quí đồng tu ở
Paris niệm Phật, thì HuệSanh cũng phải xác lập niềm tin cho vững, khuyên mọi người phải
quyết lòng tin Phật và thực hiện đúng theo lời Phật dạy. Viên thành đạo quảnằm ngay ởchỗ
tu hành thật căn bản, thật thực tiễn chứkhông đâu xa cả. Lý đạo nó nằm ngay ởlòng chí
thành chí kính tin Phật, chứkhông phải ởnhững điều cao siêu, diệu lý. Hơn nữa, tình thực
Một đường thẳng tiến!
Khuyên người niệm Phật
72
mà nói, chính tôi cũng chỉnắm được cái căn bản để đi thẳng, chứmuốn nói cho cao siêu hơn
thì cũng không biết gì cao siêu đểnói! Nếu chúng ta vững tâm đi thẳng thì sựthành tựu ở
ngay trong một đời này. Chính vì vậy mà tôi vẫn chỉmuốn nói đi nói lại những gì gần gũi
nhất, rất căn bản, rất thực tếvà rất dễhiểu đểxác lập niềm tin cho nhau, may ra có thêm
được người nào hay người đó thực hiện được đạo vãng sanh.
Muốn đi thẳng thì làm sao? Đừng đi lòng vòng nữa. Làm sao khỏi đi lòng vòng? Xin
đưa ra vài ví dụcụthểsau đây đểsuy nghiệm, biết chừng đâu cũng là trường hợp chúng ta
thường gặp phải?!
(*) Tôi có một người quen thân, tu hành cũng khá tốt, thường khi nói với tôi rằng: “Độ
rày anh đã quyết chí tu hành, hằng ngày ba thời công phu: Sám-hối, Cứu-khổvà Cầu-an
không bỏngày nào...”. Anh đó tin tưởng rằng mình đi đúng đường, vì tụng kinh Sám-hối thì
hết nghiệp, tụng kinh Cứu-khổthì hết nạn, tụng kinh Cầu-an thì gia đạo an vui. Tu hành là
lìa khổ được vui, được vui thì giải thoát! Lý luận rất mạch lạc. Yên chí cách tu hành như
vậy là hoàn hảo, cho nên anh rất yên chí. Có vài lần tôi khuyên anh nên niệm Phật cầu vãng
sanh Cực-lạc thì viên mãn hơn, nhưng duyên kết chưa đạt!
 Tu là tu sửa lỗi lầm. Sám hối tội lỗi là một trong những điểm chính yếu đểtu tập.
Trong mười đại nguyện của PhổHiền Bồ-tát gồm có: 1)Lễkính chưPhật, 2)Xưng tán Như
Lai, 3)Quảng tu cúng dường, 4)Sám hối nghiệp chướng, 5)Tùy hỷcông đức, 6)Thỉnh
chuyển pháp luân, 7)Thỉnh Phật trụthế, 8)Thường tùy Phật học, 9)Hằng thuận chúng
sanh, 10)Phổgiai hồi hướng, thì “Sám hối nghiệp chướng” là nguyện thứtư. Người tu
hành mà không có tâm hối quá, phản tỉnh lỗi lầm thì coi chừng càng tu càng lỗi, càng xa lìa
đường đạo. Tuy nhiên, sám hối nghiệp chướng không phải là tất cả, mà chỉlà một trong
mười phẩm nguyện phải tu của đức PhổHiền. Nhưvậy, chỉriêng tu sám hối chưa thểgọi là
viên mãn đường tu!
Sám hối chủyếu là tâm chân thành sửa lỗi, không lập lại điều sai trái nữa, chứkhông
phải thường ngày đọc kinh sám hối mà được. Quyết tâm tu sửa lỗi lầm thì sựsám hối mới có
tác dụng, mới được lợi ích, còn kinh sám là đểnhắc nhởlỗi lầm cho ta thấy, chứtựnó không
thểxóa tiêu nghiệp chướng của ta.
Sám hối nặng vềgiữgìn công đức, không nặng vềtạo nên công đức. Ví dụnhưngười
bịtù tội, nếu ăn năn hối cải thì án tù sẽnhẹ đi, chứkhông phải là hết tội lỗi. Muốn thành
công dân tốt, phải làm nhiều những việc tốt bù đắp vào lỗi lầm. Chúng sanh trong thời mạt
pháp này nghiệp chướng sâu nặng, phải nên thực lòng sám hối cho tội chướng tiêu mòn, cho
nạn tai giảm thiểu. Người trong đời làm nhiều điều phước thiện thì công đức nhờthếdễhiển
lộ, giúp cho cuộc sống thêm an vui.
Nhưvậy, sám hối nghiệp chướng là cái nhân đưa đến cái quảbớt khổ, còn làm việc
công đức lợi lạc chúng sanh là cái nhân đưa đến nguồn vui. Nếu tu hành mà chỉcầu kinh
Khuyên người niệm Phật
73
sám hối, cầu kinh cứu khổcứu nạn, cầu an gia đạo thì cũng tốt. Nhưng nói vềcứu cánh giải
thoát thì không phải là hoàn chỉnh lắm. Tại sao vậy? Tựtưtựlợi! Tam độc có tham, sân,
si, thì ta đang bịvướng vào chữtham! Từba sựcầu mong hợp lại làm cho sưtu nặng vềtự
lợi, yếu vềlợi tha. Nếu hiểu thấu đạo lý của Phật, thì làm lợi cho người tức là làm lợi cho
chính mình. Tất cảchưPhật, chưBồ-tát luôn luôn làm lợi chúng sanh, tâm các Ngài đã
buông xảcái “Ta”, vì thếmà các Ngài thành Phật, thành Bồ-tát, thoát khỏi sanh tửluân hồi,
viên thành đạo quả. Còn phàm phu chúng ta cứlo làm lợi cho mình, quên mất chúng sanh,
thành ra tạo nghiệp trùng trùng đểmãi mãi lăn lộn trong lục đạo luân hồi, đọa lạc triền
miên, không biết chừng nào mới thoát nạn!
Sám hối cho tiêu nghiệp chướng là lợi cho mình, cầu kinh cứu khổ đểhết tai nạn cũng
lợi cho mình, cầu gia đạo an vui cũng lợi cho mình. Cầu lợi cho mình, không đụng chạm đến
người, thì đâu có hại đến ai? Nhưng xét cho cùng, tất cảcũng đều chấp vào cái “Ta” vô
thường. Tâm đã tham đắm vào cảnh vô thường thì bắt buộc phải tiếp tục theo cảnh vô
thường đểchịu khổnạn! Nói rõ hơn, có tu tinh tấn cách mấy thì cũng lòng vòng trong bể
khổsanh tử, chứkhó thểthoát được!
Muốn lợi tha thì phải làm việc phước thiện, hoặc tạo công đức đểhồi hướng cho
chúng sanh. Sám hối là tựlợi, hồi hướng công đức là lợi tha. Có đủtựlợi và lợi tha thì
đường tu hành sẽviên mãn. Có công đức mới mong ngày thoát ly trần cấu, không có công
đức thì nhiều lắm cũng chỉthu được một vài cái lợi hữu lậu thếgian. Nhân thiện quảthiện,
nhân ác quảác, nhân nào quả đó, đây là định luật tựnhiên. Sám hối là một điều thiện: tốt.
Nhưng nếu vội vã đem việc thiện này đểcầu an, cầu giải nạn, thì vì tâm cầu mà thành bất
thiện! Tại sao bất thiện? Vì tham lợi cá nhân mà làm thiện, vì cái “Tâm Tham” ẩn tàng
đang điều khiển việc làm thiện! Trong tâm chứa chủng tửtham, thì càng làm chủng tửtham
vi tếcàng phát triển, đểsau cùng hưởng lấy quảbáo tham, chính vì thếmà phải vướng lại
trong lục đạo, sanh tửluân hồi. Nếu làm thiện mà không chấp vào việc thiện, không cầu quả
thiện, thì quảthiện cũng đến một cách tựnhiên, đó mới chính là chân thiện, có được đầy đủ
công đức, có thểthoát ly luân hồi.
Cũng nên nhớrằng, phước đức và công đức khác nhau. Phước đức là tiền tài, danh
vọng, địa vị, có thểnhìn thấy, nắm bắt, hay sang nhượng. Công đức là công năng tu hành vô
hình, không thểthấy, không thểsang nhượng được. Làm thiện đểcầu danh văn lợi dưỡng là
“Phuớc đức” hữu lậu, không thểvãng sanh. Làm thiện nhưng không chấp vào điều thiện,
làm vì lợi lạc chúng sanh, lấy đó hồi hướng Tây-phương là “Công đức” vô lậu, có thểgiúp
ta vãng sanh.
Phật dạy, tất cả đều do tâm tạo. Sám hối là đểtiêu nghiệp, nhưng cầu quảbáo là
hành động tạo nghiệp. “Tiêu Nghiệp – Tạo Nghiệp”: đúng là một tiến, một lùi. Nói cách
khác, là đang đi đường vòng tròn! Vì một chút sơý, đặt mục tiêu quá gần thành ra cứlần
quần trong ngõ cụt!
Khuyên người niệm Phật
74
Sao bằng, nếu thấy rằng, cái thếgiới ta-bà này là ngũtrược ác thế, ở đây là môi
trường tạo nghiệp. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Nếu nghiệp ác của chúng sanh mà có hình
tướng thì hưkhông pháp giới không còn chỗchứa”, thì ta bám vào đây làm chi mà chịu
chết chìm trong tội ác. Trong kinh Phật, có ông vua A-Xà-Thế, một đời có đủngũnghịch
thập ác, đến lúc lâm chung ăn năn sám hối tội lỗi, niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ, ông ta được
vãng sanh tới thượng phẩm trung sanh. Đây là dạng “Sám hối vãng sanh”. Giảnhư, lúc đó
ông ta sám hối nghiệp chướng rồi lo cầu cứu khổ, cầu an, thì liệu bềông ta có tránh khỏi đại
nạn hay không chứ đừng nói chi đến chuyện vãng sanh Tây-phương Cực-lạc đểthành Phật!
Cái giá trịcủa tâm niệm thật sựlớn vô cùng vô tận, có khảnăng thay đổi hẳn cuộc
diện, người tu hành nhất định cần đểtâm chú ý. Chúng sanh nhưchúng ta trong thời mạt
pháp này nghiệp chướng sâu nặng, thì hãy mau kiệt thành sám hối nghiệp chướng, rồi quyết
lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ để đới nhiệp vãng sanh, một đời xuất ly tam giới, thẳng tắt
một đường tu, có phải hay hơn không?
Lời Phật dạy trong kinh A-di-đà: “Kỳquốc chúng sanh vô hữu chúng khổ, đản thọ
chưlạc”. Vãng sanh vềTây-phương chúng sanh không có sựkhổ, còn hưởng tất cảsựan
vui Cực-lạc, thì muốn được an vui, muốn được hết khổ, có nơi nào tốt hơn Tây-phương Cựclạc?
(*) Một chuyện đáng chú ý khác, nhiều người khi gặp bệnh thường cầu xin lành bệnh.
Có người cẩn thận hơn: “cầu xin cho con, cho người thân của con được hết bệnh đểniệm
Phật”. Cầu nhưvậy không có gì xấu, nhưng đối với tông chỉTịnh-độthì coi chừng bịlạc
đường. Tất cảchưvịTổSưtrong Tịnh-độtông, không vịnào không nhắc đến điều này,
nhưng nhiều người vẫn còn sơý. Trong những lời khai thị, chưvị đều nói, người tu tịnh
nghiệp phải có tín-hạnh-nguyện đầy đủ, nghĩa là phải tin tưởng vững chắc, phải niệm Phật,
và phải phát nguyện vãng sanh Tây-phương. Tín-hạnh-nguyện đầy đủthì được Phật lực gia
trì, nếu báo thân chưa mãn thì tựnhiên bệnh giảm, nếu báo thân đã mãn thì được vãng sanh
vềvới Phật. Muốn biết tín-hạnh-nguyện có vững hay không thì coi những lúc bệnh hoạn, đau
ốm... tâm mình còn giữ đúng hay không.
Lúc bệnh mà cầu xin lành bệnh thì không tương ứng với tín-hạnh-nguyện. Nếu báo
thân chưa mãn thì không những không hết bệnh mà bệnh càng nặng thêm. Nếu gặp trường
hợp báo thân đã mãn thì bịmất phần vãng sanh. Vì sao vậy? Vì “Nhất thiết duy tâm tạo”,
trong lúc lâm chung tâm không cầu vãng sanh mà lại cầu hết bệnh, chính mình muốn ởlại
trong cõi Ta-bà thì làm sao vãng sanh cho được!
Người thật sựtha thiết muốn được vãng sanh Tây-phương đểthành Phật thì tâm
tâm nguyện nguyện lúc nào cũng hướng vềTịnh-độ. Hãy giữtâm nguyện vãng sanh thật
mạnh, thật vững, thật thiết tha thì sẽtương ứng với đại nguyện của Phật. Nên nhớ, vãng
sanh vềTây-phương, thoát ly sanh tửluân hồi lục đạo, không hẳn là do công phu chứng đắc
của người niệm Phật, mà chính là sựgia trì của đức A-di-đà để được đới nghiệp vãng sanh.
Khuyên người niệm Phật
75
Người niệm Phật dù cho niệm đến chỗgió thổi không qua, mưa rơi không lọt, nhưng không
phát tâm nguyện cầu sanh Tịnh-độthì vẫn không có phần vãng sanh. Theo Ngài Ấn Quang
đại sưdạy, niệm Phật mà không cầu vãng sanh, thì dù cho công phu sâu dày tới đâu cũng trở
thành cách tu tựlực, phải đến chỗnghiệp sạch tình không mới mong thoát nạn, nếu còn một
mảy may nghiệp chướng vẫn phải quay trởlại trong sanh tửluân hồi. Ngài Ngẫu Ích đại sư,
tổthứchín Tịnh-độtông Trung Quốc dạy: “Được vãng sanh hay không là do tín và nguyện,
phẩm vịcao hay thấp là do niệm Phật sâu hay cạn”. Cho nên, tín tâm và sức nguyện vô
cùng quan trọng, không thểlơlà được.
Có người biện luận rằng, đau quá làm sao nguyện, bệnh nặng quá làm sao niệm Phật
được, phải cầu cho bệnh giảm bớt mới niệm, mới nguyện được chứ? Thực sự, tu hành là do
tựmình phát tâm, thì mình nguyện, mình niệm, mình cầu... cũng do tựmình muốn làm chứ
không ai bắt buộc. Nhưng hãy nhớrằng, có lời nguyện đưa đến giải thoát, có lời cầu dẫn
đến đọa lạc. Tất cả đều do tựmình, không ai có thểép mình phải làm theo cả. Làm đúng
theo lời Phật, lời Tổthì mình hưởng trọn vẹn sự đại lợi. Cãi lời Phật, sai lời Tổthì tựmình
hãy lo sửa dọn lấy con đường sanh tửluân hồi. Viện cớvì đau bệnh nặng quá chỉcầu
nguyện được hết bệnh chứkhông cầu nguyện vãng sanh được, thì đây cũng là do tựmình đưa
ra rồi tựmình chấp lấy đó thôi! Nguyện nào cũng đều do tâm tưởng, thì khó hay dễlà do
tâm của mình chứ đâu phải lời nguyện. Xin hỏi rằng, nguyện cầu cho hết bệnh đểniệm Phật,
lỡbệnh không hết thì còn dịp nào nữa đểnguyện vãng sanh?
Nguyện cho hết bệnh, xét cho cùng, chỉvì còn tham sống sợchết.  Điều này rất bình
thường của người đời, không có gì đáng trách! Nhưng chỉtiếc một điều là, ít ai biết được
rằng sống chết là do tại mạng chứkhông phải tại cầu. Chính vì tín tâm không vững, lý đạo
chưa thông, thành ra thường khi con người không chịu cam lòng nhắm mắt, giờphút lâm
chung họcứcốgắng mởmắt đểníu kéo mạng sống trởlại. Thương thay! Mạng đã hết, giờ
ra đi đã tới, dù có xin trễlại một giây cũng không được chứnói chi muốn sống thêm. Xin
quý đạo hữu suy nghĩkỹ đểvững tâm quyết lòng nguyện vãng sanh Tây-phương Cực-lạc!
Người tha thiết vãng sanh thành Phật thì nên cầu đi vềvới Phật sớm ngày nào hay
ngày đó, cứmỗi lần đau bệnh là ta lóe lên hy vọng có dịp để được thoát ly. Nếu tâm đã tha
thiết vềvới Phật nhưvậy thì còn tâm nào đểsợchết, còn tâm nào đểcầu xin hết bệnh, còn
tâm nào buồn sầu khổnão, còn tâm nào xót xathan khóc, còn tâm nào đểtrăn trối những nỗi
ai oán bi thương? Lòng tha thiết cầu vềvới Phật thì tương ứng với bản hoài của Phật, được
A-di-đà Phật gia trì, được chưBồ-tát hộpháp bảo hộ, chính nhờthếmà lúc lâm chung ta
thoát khỏi nghiệp báo oan gia, tinh thần tỉnh táo, sắc diện an nhiên, vui vẻtựtại, nhất tâm
niệm Phật, chờPhật A-di-đà đến tiếp dẫn vềTây-phương, hưởng trọn một sự đại thiện lợi
của một đời tu hành, một kiếp thành đạo, có đâu còn phải chịu qua đến vô lượng kiếp khổsở
trầm luân? Cái lý đạo giải thoát nó nằm ngay ởchỗchân thành thực hiện đầy đủtín-hạnhnguyện vậy.
Khuyên người niệm Phật
76
(*) Lại có người cho rằng, niệm Phật cầu sanh Tây-phương Cực-lạc đểtìm lối thoát
thân cho cá nhân, không kểgì đến vô lượng chúng sanh đang ngoi ngóp trong biển khổ, tu
hành nhưvậy thật quảlà ích kỷ, tâm lượng hẹp hòi!
Sự đánh giá này có cái lý riêng của cá nhân! Nhưng người đệtửPhật, chúng ta nên tự
hỏi: chẳng lẽPhật lại dạy chúng sanh làm điều sai lầm?
Phật là đấng giác ngộ, có tâm đại từ đại bi, có đại trí huệ, không bao giờdạy điều sai
lầm đâu.
Tu hành cần phải phát Bồ-đềTâm cứu độchúng sanh. Phải mởrộng tâm lượng, tâm
bao thái hư, lượng châu sa giới mới có thểtương ứng với hạnh nguyện của chưPhật, chư
Bồ-tát. Người muốn thành Phật mà tâm hồn hẹp hòi, chỉlo riêng cho cá nhân thì làm sao có
ngày thành Phật?  Đây là lời nhắc nhởchung của tất cảchưPhật, chưBồ-tát. ChưTổsư,
Đại đức luôn luôn dạy phải phát tâm Bồ-đềrộng lớn, phải vì lợi ích xã hội mà làm, vì chúng
sanh mà phục vụ, không thểphục vụcho danh văn lợi dưỡng, tựtưích kỷ, ngũdục lục trần,
tham sân si mạn. Mới nghe được vậy, có người đã vội vã xông xáo ra đời tìm cách cứu độ
chúng sanh.
Nhưng khi hỏi đến: cứu độbằng cách nào? Mỗi người trảlời mỗi khác! Nói chung,
phương pháp chưa nắm vững, chưa biết! Nhưvậy thì làm sao cứu độ? Thực ra, lời khai thị
chưa phải chấm dứt ở đó. Nếu bình tĩnh nghe thêm một chút nữa ta sẽthấy rõ ràng, chính
xác hơn.
Trong đường tu tập, nhất định ta phải xác lập mục đích, nhận rõ khảnăng, phân tích
cho kỹhành động và hậu quả. Muốn cứu người khỏi đói thì chính ta phải có miếng ăn, muốn
giúp người đồng tiền thì ta phải có tiền. Muốn cứu người khỏi bịchết chìm thì chính mình
phải không được chết chìm. Chúng sanh đang trôi lăn trong sanh tửluân hồi, mình cũng bị
trôi lăn trong luân hồi sanh tử, thì ai sẽcứu độai đây? Muốn cứu độchúng sanh thành Phật
thì chính ta phải có khảnăng thành Phật, nếu ta chưa bao giờdám nghĩ đến chuyện thành
Phật, thì làm sao dám mơtới chuyện cứu người khác thành Phật?! Cho nên, tâm từbi phải
kèm theo năng lực và phước đức đầy đủmới có thểgiải quyết rốt ráo vấn đềvậy.
Tu hành mục đích chính là giải thoát. Chánh hạnh phải là viên thành Phật đạo, nhờ
vậy ta mới có đủnăng lực cứu độchúng sanh. Nhiều người đã lấy cái phụlàm chính, cái
chính làm phụ, rốt cuộc tất cả đều trởthành phụvà vấn đềvẫn không giải quyết nổi! Muốn
cứu người thoát khỏi biển khổmà chính ta cũng ngoi ngóp trong biển khổ, nếu vớvào kẻ
khác thì cảhai chết chìm càng nhanh. Chẵng lẽ, cứu độlà nhưvậy sao!?
Chính hạnh là gì? Là Tín-Hạnh-Nguyện đầy đủ đểvãng sanh Cực-lạc. Nói rõ hơn,
với pháp môn Tịnh-độ, thì niệm Phật cầu nguyện vãng sanh Tây-phương vẫn là chính. Đây
gọi là đi thẳng, bơi thẳng tới bờgiác. Trên con đường thẳng tắp đó, ta cần phải có tâm
Khuyên người niệm Phật
77
nguyện cảnh giác, hú nhau, mời thỉnh, kêu gọi những người đang say mê hụp lặn với sóng
nước trùng dương hãy nhắm thẳng tới bờ, phải mau mau bơi thẳng, đừng lưu luyến đến chỗ
này nữa mà cuối cùng bịnhận chìm xuống đáy đại dương!
Nhắm thẳng nhưthếnào? Phát nguyện tha thiết vãng sanh Tây-phương Cực-lạc.
Bơi thẳng nhưthếnào? Phải tịnh niệm tương kếcâu A-di-đà Phật.
Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật dạy phải “tu chưcông đức”. Công đức lớn gọi là
“Đại tu công đức”, công đức nhỏlà “Tiểu tu công đức”. Dù lớn hay nhỏ, tu công đức vẫn
là trợhạnh cho chánh hạnh vãng sanh. Nghĩa là, tất cảmọi công đức đều phải hồi hướng về
Tây-phương, hỗtrợcho sựvãng sanh của mình được chắc chắn, chứkhông phải mục đích là
ởlại cứu độchúng sanh. Nhiều người không đểý điều này mà bịsơsót rất lớn. Ví dụnhư
trong phần “Thượng bối vãng sanh”, nếu mới nghe Phật nói “Tu chưcông đức” là vội vã
phát nguyện lăn xảvào cứu độchúng sanh, thì coi chừng quên mất câu: “Nguyện sanh bỉ
quốc”. Tu công đức là đểcủng cốcho nguyện vãng sanh thành Phật. Công đức là trợhạnh,
vãng sanh vẫn là chính hạnh.
Trong phần “Trung bối vãng sanh”, Phật dạy một loạt công đức như: “Người tuy
không có khảnăng hành hạnh sa môn, nhưng cần tu các công đức lớn, phát Bồ-đềtâm
một hướng chuyên niệm A-di-đà Phật. Tùy khảnăng tu các công đức lành như: phụng trì
trai giới, khởi lập pháp tượng, cúng dường sa môn, rải hoa đốt hương, lấy các công đức
đó hồi hướng đểnguyện xin vãng sanh vềnước kia (thếgiới Tây-phương).
Phần “Hạbối vãng sanh”, Phật dạy: “Nếu người nào không thểtạo các công đức,
phải nên phát tâm Vô Thượng Bồ-đềmột lòng chuyên niệm A-di-đà Phật. Vui vẻtin sâu
đừng nên nghi ngờ. Đem tâm chí thành nguyện sanh Cực-lạc...”.
Đây là lời Phật dạy. Có hai điều chính:
Một là, tu các công đức, trong đó phát tâm Bồ-đềto lớn, nhất hướng chuyên niệm Adi-đà Phật là điểm quan trọng. Phát Bồ-đềtâm, đối với pháp môn Tịnh-độchính là thành
tâm phát nguyện cầu sanh Cực-lạc. Nói rõ hơn, chính là làm đúng ba điểm tín-hạnh-nguyện
của tông chỉTịnh-độ.
Hai là, đem tất cảcông đức, dù lớn hay nhỏ, dù ít hay nhiều, đều hồi hướng vềTâyphương đểcầu vãng sanh. Mọi hành động, tưtưởng, động niệm sau cùng đều nhắm thẳng
đến Tây-phương Cực-lạc, chứkhông phải nhắm thẳng tới cứu độchúng sanh.
Tại sao vậy? Một là, Phật dạy nhưvậy ta phải làm nhưvậy; Hai là, Phật dạy chúng
sanh tu cho thành Phật, chứkhông phải dạy làm nhưPhật; Ba là, chúng sanh không đủnăng
lực đểcứu độchúng sanh; Bốn là: vậy thì, phải lo thoát nạn, được người nào hay người đó,
Khuyên người niệm Phật
78
đểcho công cuộc cứu độcủa chưPhật nhẹ đi phần nào; Năm là: vềTây-phương rồi thì mới
có đủtưcách phát tâm Bồ-đềrộng lớn nhưPhật.
“Phát nguyện cứu độchúng sanh”, và, “Phát nguyện tu các công đức, hồi hướng về
Tây-phương để được vãng sanh”, là hai lời phát nguyện khác nhau. Lời thứnhất là của
Phật, lời thứhai là của chúng sanh đang hướng cầu thành Phật. Đơn thuần phát nguyện cứu
độchúng sanh thì chứng tỏtâm địa rất tốt. Nhưng nên nhớ, có chí mà thiếu tài thì chỉlà
điều vọng tưởng! Tu pháp của Phật mà không chịu làm theo lời Phật thì sẽbịsai lệch, lạc
đường, tu lòng vòng, muốn tựlực chứng đắc, chứkhông muốn được hưởng sựgia trì của
Phật. Thật đáng tiếc lắm vậy !
Trong quyển “Cẩm Nang Tu Học” của HT Thích Quảng Khâm có kểmột chuyện: Có
một lần thầy Quảng Hóa đến thỉnh giáo với ngài Quảng Khâm vềtâm nguyện cứu độchúng
sanh. Ngài Quảng Khâm nói rằng: “... khi lâm chung thầy cần phải không được vương
vấn hay quái ngại bất cứviệc gì thì mới được vãng sanh. Nếu thầy còn tham vọng muốn
cứu độchúng sanh, thì sựtham muốn ấy cũng là một thứchấp trước, một thứquái
ngại!”.
Nghĩa là sao? Phật dạy rằng, tu chính là đểvãng sanh thành Phật, mình chưa hiểu
hết ý Phật lại đi đốt giai đoạn lo cứu độchúng sanh trước. Vô tình, tu hành đã trởthành một
cái nghiệp! Ngài Tịnh Không dạy, đã là nghiệp thì thiện hay ác vẫn là nghiệp. Nghiệp thiện
sanh vềtam thiện đạo, nghiệp ác sanh vềtam ác đạo, tất cảvẫn còn trong tam giới, không
thểthoát ly sanh tửluân hồi. Cho nên, nghiệp sạch tình không vẫn là điều kiện lý tưởng để
vãng sanh. Nếu không đạt được cảnh giới này, thì ít ra chúng ta phải biết “Nhất hướng
chuyên niệm A-di-đà Phật, nguyện sanh bỉquốc” đểtương ứng với bản hoài của Phật mà
được đới nghiệp vãng sanh trước vậy.
“Nguyện sanh Tây-phương Tịnh-độtrung” mới thực sựhợp với bổn hoài của Phật.
Đây là lời Phật dạy, lời của chưTổkhuyên nhắc. Vì lấy vãng sanh làm chính thì tất cảtâm
nguyện khác đều là trợlực cho sựvãng sanh, nhờvậy mà nguyện lực vãng sanh của ta sẽrất
mạnh, nhờnguyện lực mạnh này mà khi lâm chung ta sẽ được Phật tiếp dẫn vãng sanh.
Phật muốn cứu độtất cảchúng sanh đều được vãng sanh Tây-phương bất thối thành
Phật. Một chúng sanh đang ởtrong vòng sanh tửluân hồi, tam đồ đọa lạc tựmình chưa
chắc sẽthoát khỏi, mà không chịu nghe lời Phật cầu thoát ly tam giới đễviên thành Phật
đạo, lại cứmuốn chạy lòng vòng cứu độchúng sanh. Hỏi rằng, liệu có cứu được chăng?
Một người nặng tội đi cứu người tội nặng, thì cảhai đều phải vào tù. Ngục tù càng ngày
càng đông người, làm sao Phật cứu độcho xuể!
Làm sai lời Phật vì lòng tin còn yếu, không y giáo phụng hành vì còn bất hiếu, chưa
chịu nguyện vãng sanh Tây-phương Tịnh-độvì lý đạo chưa thông! “Tam giới vô an, du như
hỏa trạch”, muốn cứu người ra khỏi nhà lửa của tam giới thì phải nhờ đến từlực của Phật
Khuyên người niệm Phật
79
gia trì, chứ đâu thểnhờvào sức người đang mê man nằm trong nhà lửa. Vấn đềchính của
chúng sanh là chúng sanh có thểthoát ra khỏi được nhà lửa chưa, hay vẫn còn đang mê
muội chạy rong trong đó?
Lòng từbi của chưPhật muốn cứu độchúng sanh thoát khỏi nhà lửa, nguyện cầu
chính của chúng sanh là được thoát ra khỏi nhà lửa đểvềvới Phật. Nếu nguyện vọng hai
bên tương ứng nhau thì chúng sanh hiện nay đâu đến nỗi phải chịu khổnhiều nhưvậy!
Cho nên, cần phải xét kỹrằng: ta đã là Phật hay ta chỉlà người đang tu hành đểcầu
thành Phật? Nếu là người đang tu hành đểcầu thành Phật, thì ta chưa đủnăng lực làm như
Phật, mà phải cốgắng làm những gì Phật dạy. Phật dạy gì? Phật dạy niệm Phật cầu sanh
Tịnh-độ. Nếu tất cảchúng sanh đều một lòng vâng lời Phật, làm đúng theo lời Phật dạy, thì
chưPhật đâu đến nỗi phải bận tâm nhiều đểlo cứu độcho chúng sanh!
Nói nhưvậy, xin đừng hiểu lầm rằng, người tu hành cứlo chuyện vãng sanh thoát
thân, bất cần đến khổnạn của chúng sanh. Kẻbiết cầu sanh Tịnh-độmà thiếu công đức cứu
độchúng sanh thì giống nhưngười biết đường đi mà không có lương thực. Người lo cứu độ
chúng sanh mà không cầu sanh Tịnh-độthì giống nhưkẻcó lương thực mà không biết đường
đi. Người vừa có lương thực vừa biết đường đi, thì đi thẳng tới bờkia có gì là khó? Trong
kinh, Phật dạy phải tu tất cảcông đức lành có thểlàm được, đồng thời “nhất hướng chuyên
niệm A-di-đà Phật nguyện sanh bỉquốc”, nghĩa là đường đi chúng ta phải giữthẳng .
Phải nỗlực bốthí giúp người, khuyên người niệm Phật, khuyến khích người cầu
nguyện vãng sanh, giúp cho chúng sanh thấy được hướng thoát ly sanh tửluân hồi. Giảng
giải không tiếc lời, giúp đỡkhông tiếc tiền, phụlực không sợkhó, tận tâm khai thịcho nhiều
người giác ngộ đường đi. Đây là việc ta nên làm, hãy làm, phải làm, và cốgắng làm. Nhưng
làm mà xin đừng chấp vào đó, chúng sanh có chịu nghe hay không là tùy duyên, hành trình
của chúng ta vẫn phải tiến thẳng, chứ đừng nên quay đầu trởlại chờnhau, đểchịu đọa lạc
chung với nhau.
Y giáo phụng hành là pháp cúng dường chưPhật tối thắng. Hãy nhớrằng, một người
nghe lời Phật dạy quyết lòng niệm Phật cầu nguyện vãng sanh Tây-phương, thì một người
được vãng sanh thành Phật. Triệu người nghe lời Phật quyết lòng niệm Phật cầu nguyện
vãng sanh Cực-lạc, thì triệu người được vãng sanh thành Phật. Tất cảchúng sanh đều một
lòng niệm Phật cầu nguyện vãng sanh Tịnh-độ, thì tất cảchúng sanh đâu cần đến chưPhật
xuống thếkhổtâm cứu độnữa. Ngài Vĩnh Minh đại sưdạy rằng, tu tịnh nghiệp thì vạn
người tu vạn người được đi là vậy.
Vậy thì, công tác cứu độchúng sanh của ta phải làm chính là: Trước tiên, tựmình
phải quyết tâm niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ, đường đi thẳng tắp không được lòng vòng. Hai
là, cốgắng khuyên người niệm Phật, giảnhưta khuyên được hai người quyết lòng niệm Phật
cầu sanh Tịnh-độthôi, rồi hai người đó cũng cốgắng khuyên thêm hai người nữa cùng tu
Khuyên người niệm Phật
80
một đường. Thếthôi, đủrồi! Công đức tuy có vẻkhiêm nhường, nhưng có lẽchẳng bao lâu
sẽcó hàng vạn chúng sanh được thoát nạn, được vãng sanh thành Phật mà ta không hay.
Nhưvậy, cứu độchúng sanh chính là dốc lòng khuyên mọi người niệm Phật cầu sanh
Tịnh-độ, chứkhông phải lảbỏniệm Phật đểlo chuyện giúp ích chúng sanh. Nếu ta sơý, thì
sẽcó hàng vạn chúng sanh đầy rẫy nghiệp chướng này, cộng thêm hàng vạn chúng sanh đầy
rẫy nghiệp chướng khác, tiếp tục bơi lòng vòng trong bểkhổ, rồi sau cùng cũng bịchết chìm
trong bểkhổ! Rốt cuộc ta giúp được gì đây?
ChịHuệSanh thân! Tu hành cần phải thiết thực, biết áp dụng thẳng vào đời sống, chú
ý nhiều về“Sựtu” để đạt đến chỗlý-sựviên dung. Cho nên, quý đồng tu hỏi vềsựhộniệm
và cách thức cộng tu niệm Phật là đúng hợp với mục tiêu này, vềsựhộniệm thì trong tập
“Khuyên người niệm Phật 1” có nói qua, trong tập 2 (đang ấn tống) nói rõ hơn, có một sốvị
ởnơi khác cũng hỏi đến chuyện này, thưtới tôi sẽcốgắng nói rõ thêm và tìm thêm tài liệu
gởi cho quý vị.
Chúng ta gặp nhau trên đường đạo đây cũng là cái duyên. Chúng ta khuyên nhau tu
hành cũng là cái duyên. Tất cảmọi chuyện đều do cái duyên, không có duyên không thể
hành sự. Phật cứu độchúng sanh cũng là duyên, thì chúng ta cũng phải tùy duyên mà
khuyên người niệm Phật. Nghĩa là, nếu có duyên thì tựnhiên đến, không có duyên thì phải
biết chờ đợi cái duyên lành chứkhông thểphan duyên được.
Nói cách khác, người niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ đã có sẵn đường đi thì cứtiếp tục đi
thẳng cho đến ngày hoa khai kiến Phật, và trên đường đi phải luôn luôn nhớtùy duyên cứu
người. Người hướng dẫn một nhóm đồng tu niệm Phật giống nhưcon chim đầu đàn, phải
bay thẳng hướng, đểcho đàn chim tùy tùng bay theo, chứchim đầu đàn không thểmơhồ,
làm chao đảo niềm tin của tùy chúng.
Chính vì thế, nếu HuệSanh đã phát tâm khuyên người niệm Phật thì phải dựphòng có
người thuận, có người chống, có người ưa, có người ghét. Tất cả đều hãy tùy thuận theo
thiện căn phước đức của cá nhân, chúng ta cần nhất là phải gìn giữtâm thanh tịnh, tuyệt đối
đừng nên chống đối bất cứmột ai. Người chống đối ta là vì tâm người không thanh tịnh. Ta
chống đối người là vì tâm ta cũng loạn nhưtâm người. Người có tâm không thanh tịnh thì
chắc chắn đường tu hành không bao giờthành đạt.
Những người có tâm chống đối Phật pháp, bóp méo kinh Phật thì họ đang tạo tội rất
nặng! Hãy thương họhơn là ghét bỏ.  Ởtại Hội Tịnh Tông, hiện nay mỗi lần tổchức một lúc
mười Phật thất, tức là 70 ngày, mỗi năm bốn lần cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Họ
thường khuyến cáo rằng, mọi người trong mùa Phật thất phải cần tịnh khẩu, chỉnên mở
miệng đểniệm câu A-di-đà Phật, phải giữmột câu A-di-đà Phật niệm tới cùng là hay nhất.
Khuyên người niệm Phật
81
Niệm Phật cần phải có ba cái KHÔNG: không nghi ngờ, không xen tạp, không gián
đoạn. Tất cảhãy nhất hướng chuyên niệm A-di-đà Phật cầu sanh Tịnh-độ.  Đường đi thẳng
tắp: Niệm Phật Thành Phật.
A-di-đà Phật,
Diệu Âm.
(Viết xong, Úc châu, 29/10/03).
Khuyên người niệm Phật cầu sanh Tây-phương tức là tạo dựng kẻphàm
phu thành bậc Chánh Giác, công đức này thật vô lượng vô biên. Nếu đem
công đức ấy hồi hướng cầu vãng sanh thì quyết định thành Phật đạo, không
sai.
(Ấn Quang Đại Sư).
Khuyên người niệm Phật
82
55) Lời khuyên người em gái:
Em Ngọc,
Trong mấy câu hỏi của em, có một vấn đềkhá quan trọng, anh vội vã trảlời thưliền!
Tu hành nhất định phải cẩn thận, đời mạt pháp không thểbừa bãi được đâu em ạ. Luôn luôn
dựa theo thiện tri thức, dựa theo đúng kinh điển Phật, học hiểu những lời chỉdẫn của chưvị
Tổsư. Còn khi gặp một hiện tượng hơi đặc biệt thì cần phải hỏi kỹ, chớnên vội vã nghe
theo. Trảlời thưem anh Năm cũng phải dựa theo kinh, theo lời Tổchứkhông dám tựquyền
đâu! Khi tới vấn đềquan trọng anh sẽnhấn mạnh cho em thấy.
Hỏi 1: Em tu nhưng không hành, không sửa nghiệp được, đến bịbệnh lung tung,
...!?
Trảlời: Em nghĩrằng tu mà không hành cho nên sanh bệnh. Đây là một ý nghĩhơi
ngộnghĩnh! Em nói nhưvậy làm cho anh nghĩ đến hai trường hợp:
Một là, người “Có tu có hành” thì không bệnh. Chắc vậy không? Người tu hành tâm
thanh tịnh thì thân cũng thanh tịnh, thân thểthanh tịnh thì không bệnh! Nhưng xét coi, thế
gian này mấy người được nhưvậy?
Bệnh là do nghiệp chứkhông phải do tu. Tu là đểtiêu nghiệp, nhưng vì công phu tu
chưa đúng mức thành ra nghiệp chưa tiêu, chứ đâu phải tu không hành thì sanh ra bệnh.
Hai là, người “Không tu không hành” thì không bệnh. Đúng vậy không? Hãy vào
bệnh viện thăm qua một vòng thửcoi, hàng ngàn bệnh nhân trong đó có mấy người biết tu
hành!
Bệnh là chuyện thường em ạ.  Đời là vô thường, đã mang thân ngũ ấm thì sanh lão
bệnh tửai tránh khỏi. Bệnh có thểtừnhiều nguyên nhân đưa đến, có thểlà thân bệnh, bệnh
do nghiệp chướng, bệnh do oan gia trái chủ. Thân bệnh là do trái gió trởtrời, ăn uống không
điều độ, làm cho thân thểbất hòa sanh ra bệnh. Bệnh loại này là thường tình, ai cũng có.
Thời đại này gọi là thời đại ô nhiễm, ô nhiễm vật chất, ô nhiễm tinh thần. Ô nhiễm vật chất
thì thịt, cá, thức ăn đều bịnhiễm chất độc, đến nỗi rau cải cũng bịtưới bón những chất độc,
thì làm sao con người không nhiễm bệnh? Những thứbệnh ô nhiễm vềvật chất bác sĩcó thể
chữa được, uống thuốc có thể điều phục.
Ô nhiễm tinh thần là vì lòng tham vô bờbến, lòng sân vô biên độ, lòng si đến chỗtột
cùng. Phật dạy, vì tham sân simà chúng sanh tạo nên tội chướng, vì tham sân si nhiều quá
Phải giữ hạnh “Khiêm-Cung”!
Khuyên người niệm Phật
83
nên con người ưa làm sựbất thiện, có sựbất thiện thì hưởng nghiệp bất thiện. Sựkhổ đau
của chúng sanh từ đây mà có. Cái cộng nghiệp bất thiện của xã hội ngày nay quá lớn, chúng
ta đang sống trong một xã hội bất thiện đành phải bị ảnh hưởng chung! ...
Thân bệnh thì bác sĩhay thầy thuốc có thểchữa được, còn bệnh do nghiệp chướng thì
bác sĩchịu thua. Họkhông bao giờbiết được vấn đềnày! Nghiệp tội là do kiết tập từtrong
quá khứdài lâu, nhiều đời nhiều kiếp trước. Bệnh này phát sinh do bởi cái nhân bất thiện đã
có sẵn do chính mình tạo nên. Nói theo kiểu bói toán, tướng sốhay mệnh lý thì họgọi là
“Định mệnh”, “Sốmệnh”, hay “Sốphần”, nhà Phật gọi là “Nhân-Quả”. Có nhân thì có quả,
có nghiệp thì có báo, bây giờkhông phát ra thì mai hậu cũng phải chịu thôi, khó trốn tránh
được. Tình thực mà nói, chúng sanh đời này không tìm được một người “nghiệp sạch tình
không”. Cho nên bệnh hoạn cũng chỉlà việc thường tình thôi!
Người có tu hành tốt thì tiêu nghiệp nhanh, chứ đâu phải vì có tu mà không hành nên
mới sanh bệnh. Nên nhớ, nếu nghiệp chướng sâu nặng mà không tu thì chính nghiệp chướng
này không trước thì sau, không hiện báo thì sanh báo, không sanh báo thì cũng hậu báo, nó sẽ
kéo mình xuống tam ác đạo đểchịu quảbáo khổ đau vạn kiếp. Thật vô cùng kinh khủng!
Có nghiệp chướng mà biết tu thì nghiệp chướng đó sẽbiến thành hiện báo, nó hành mình một
chút trong đời này.  Đây chính là hậu báo nặng đã chuyển thành hiện báo nhẹcho ta trả
nghiệp đểxuất ly luân hồi đó. Muốn cho nghiệp báo nhẹhơn thì tinh thần ta phải sung mãn,
vui tươi, tinh tấn niệm Phật hơn. Ngài Luyến Tây dạy, có bệnh thì có thểuống thuốc để
giảm, nhưng đừng quên niệm Phật. Nên nhớ, chí thành niệm một câu A-di-đà Phật giải trừ
80 ức kiếp sanh tửnghiệp chướng. Đừng quên điều này.
Trong “Lá ThưTịnh-độ”, Ấn Quang Đại sưcó kểmột câu chuyện, vào đời nhà Đường
bên Tây vực, nước Thiên Trúc có vịGiới Hiền luận sưlà một bậc đạo đức cao trọng. Vì túc
nghiệp mà Ngài bịmang chứng bệnh rất dữ, đau đớn vô cùng đến nỗi Ngài định tựtửchết.
Ngay trong đêm đó, ba vịBồ-tát là Quán ThếÂm, Văn Thù và PhổHiền đều giáng mộng báo
cho ông biết rằng, vì trước đây ông làm quốc vương, giết hại chúng sanh quá nhiều sau này
sẽphải bị đọa vào ác đạo. Nhưng nhờ đời này có tu hành, hoằng dương Phật pháp nên hậu
báo chuyển thành hiện báo đểkhỏi xuống địa ngục...”. Nếu không thấu hiểu đạo lý, người
đời sẽcho rằng tu vẫn bị đại bệnh, chứcó hơn gì ai! Nhưng không ai biết rằng, chính nhờ đó
mà Ngài tránh khỏi cái nạn địa ngục vạn kiếp trong tương lai!
Nên nghĩthấy rằng, nhiều đời nhiều kiếp trước, vì mê lầm mình tạo nhiều ác nghiệp.
Cái nghiệp chướng này nếu gặp cơduyên nó sẽdẫn mình đến tam ác đạo chứkhông phải tầm
thường. Đời này may mắn được thân người là quý hóa, hãy quyết tâm niệm Phật để được
vãng sanh Tây-phương. Bệnh hoạn có đến cũng bình thản đón nhận, đó là cái nợmình phải
trả. Tất cảmọi vấn đề đều có liên quan đến nhân quả, cứvui vẻchấp nhận đểchuyển nghiệp.
Nhân quảkhông chừa ai cả, người có tu hành hiểu đạo chớlầm lẫn vềchuyện này.
Nghĩa là phải vui vẻtrảquả đểmau chóng tiêu nghiệp, chứ đừng nên oán trời trách đất mà
Khuyên người niệm Phật
84
tạo thêm nghiệp mới mà phải chịu quảbáo lớn hơn. Trong sách nhà Phật có chuyện Ngài
Bách Trượng thiền sưgiải nghiệp cho lão hồly, đã xác định rõ ràng vềluật nhân quảkhông
ai tránh khỏi. Công án này là: người tu hành không mê lầm nhân quả, chứkhông phải người
tu hành là không còn chịu nhân quả.
Một người còn nghiệp chướng thì không thểxuất ly tam giới, nhưng đặc biệt với pháp
môn Tịnh-độ, người chí thành niệm Phật cầu sanh Tây-phương, dù cho nghiệp chướng trả
chưa hết, nhưng khi hết báo thân vẫn được đới nghiệp vãng sanh. Đây chính là nhờthần lực
gia trì của Phật A-di-đà, chỉriêng cho pháp môn Tịnh-độmới có. Khi vãng sanh tới thếgiới
Tây-phương, ở đó không có nghe tới cái danh xưng xấu ác thì làm gì có điều ác xấu. Chính
vì không có duyên, nên nghiệp nhân không thểthành quảbáo, vì thếmà nghiệp tựnhiên tiêu.
Đây là công đức gia trì của Phật A-di-đà chứkhông phải do mình tu chứng. Ngài Quán Đảnh
pháp sưthời tiền Thanh nói: “Thời mạt pháp nghiệp chướng của chúng sanh quá lớn, tất
cảkinh, sám không thểgiải nghiệp nổi, chỉcòn câu A-di-đà Phật”. Đây chính là nói đến
công đức của sự“Đới nghiệp vãng sanh” bất khảtưnghì! Cho nên, chân thành niệm “A-di-đà Phật” là pháp đại giải nạn, đại sám hối vậy.
Còn bệnh do oan gia trái chủbáo hại, là do bởi sát sanh hại mạng và các việc ác trong
nhiều đời nhiều kiếp mà ra. Những oan hồn oán thù truyền kiếp, chúng tìm mọi cách để đòi
món nợsanh mạng, bất chấp luật lệnhân quả. Bệnh này bác sĩcũng đành chào thua. Muốn
hóa giải bệnh này thì phải thành tâm sám hối nghiệp chướng, phóng sanh, kiêng cữviệc sát
sanh, dù là những con vật nhỏnhưchuột, kiến, ruồi, muỗi, v.v.... Cốgắng giúp người, làm
thiện, và niệm Phật tạo công đức rồi ngày ngày hồi hướng cho oan gia trái chủ. Hãy phát tâm
nguyện tu thành Phật đểtrởlại cứu độoan gia trái chủ, cứu độnhất thiết chúng sanh.  Đây là
sự điều giải.
Hỏi 2: Em niệm Phật sao tạp niệm cứxen vào – Em niệm to tiếng đểlấn áp nó,
nhưng ngực mệt niệm to không được – Bây giờlàm sao?
Chúng ta đều đang là phàm phu chính hiệu thì làm gì tránh khỏi tạp niệm! Nếu không
có tạp niệm thì đã sớm thành Phật thành Bồ-tát rồi, đâu còn phải khổcông tu hành nữa! Cho
nên, có tạp niệm là chuyện đương nhiên, hầu hết ai cũng nhưvậy chứkhông phải chỉriêng
mình em đâu. Niệm lớn tiếng đểlấn áp tạp niệm, kéo tâm trởvềvới câu Phật hiệu rất là tốt,
nhưng dù sao cũng chỉlà phương tiện tạm thời, còn điều chính yếu là mình phải tìm cách xả
bỏcho hết tạp niệm.
Làm sao xảbỏtạp niệm?
Một là, đừng đểý tới nó. Tạp niệm nhiều hay ít, lớn hay nhỏ, nặng hay nhẹcứkệnó
đi.  Đừng cốý dẹp nó, đừng ra sức chận nó, nếu không mình sẽbịnhức đầu khó chịu. Ví dụ
nhưmột người ởgần đường lộ đông xe, vì không chịu nổi tiếng ồn thành ra mất ngủ, thành
bệnh. Nhưng biết bỏnó đi, đừng đểý đến nó nữa, thì một thời gian sẽquen dần và ngủngon
Khuyên người niệm Phật
85
lành. Nếu có tạp niệm hãy coi đó nhưmột sựtựnhiên, thì tâm hồn của mình sẽthấy rất bình
thản, thoải mái. Đây gọi là phá chấp.
Hai là, hãy nhớcâu: “Không sợniệm khởi, chỉsợgiác chậm”. “Niệm” là tạp niệm;
“Giác” là câu A-di-đà Phật. Khi thấy có tạp niệm chen vào hãy niệm Phật liền, nếu được
niệm lớn càng tốt, đểphủnó lại là được. Có bao nhiêu phủbấy nhiêu. Bao phủtạp niệm là
công phu tu hành, còn bao phủcó được hay không thì khỏi cần lo tới vội, thời gian sẽtrảlời
giùm cho ta!
Ba là, khi niệm Phật hãy cốgắng lắng tai nghe tiếng niệm Phật của mình. Đây là pháp
“Phản văn trì danh” đừng nhìn ngang nhìn ngửa, đừng chú tâm đến người khác, đừng đểý
đến tạp niệm. Tạp niệm còn hay mất coi nhưlà chuyện của nó chứkhông phải là của mình.
Cứthực hành nhưvậy lâu dần tạp niệm sẽgiảm bớt và mất đi hồi nào không hay.
Nên nhớai cũng bịtạp niệm cả, phải cần thời gian đểphá trừ.  Đừng quá vội vã mà tự
làm chướng ngại cho chính mình. Dù hiện tại chúng ta không phá trừ được tạp niệm, nhưng
tâm của ta đã có ý thức chuyển nghiệp rồi. Một niệm xấu ác xảy ra ta đã chuyển thành câu
Phật hiệu, một niệm phiền não nổi lên ta đã nhanh chóng chuyển thành một chủng tửBồ-đề.
Phiền não nhiều, Bồ-đềnhiều. “Phiền não tức Bồ-đề” chính là đây. Hiểu được lý này thì
đừng lo nữa, chỉcần phải nhớchuyển liền đừng quên là được.
Bốn là, tập buông xảnhiều hơn. Buông xảlà không chấp, vui cũng bỏ, buồn cũng bỏ,
khen cũng liệng, chê cũng liệng... giống nhưbất cần vậy. Chỉcần được vãng sanh Tâyphương Cực-lạc thì đủrồi. Nếu biết buông xảthì tạp niệm còn chỗnào đểmà bám theo!?
Niệm Phật thấy ngực mệt, hoặc cảm thấy nóng đầu, chóng mặt, ù tai... là do dụng công
quá gấp. Hay nói rõ hơn, là muốn thành đạt sớm mới bịnhưvậy. Không tốt! Ngài Luyến
Tây dạy, niệm Phật muốn được nhất tâm bất loạn thì đừng cầu nhất tâm bất loạn, mới được
nhất tâm bất loạn. Đừng nên chấp nê chuyện nên hưtốt xấu, không nên phân biệt chuyện đời
chuyện đạo, tập coi nhẹtất cảmọi sự. Nhờvậy tâm ta sẽdần dần thanh tịnh, tạp niệm sẽbớt
dần. Bớt một phần tạp niệm sẽthêm một phần công đức niệm Phật. Thành công chính ởchỗ
chuyên tâm chứkhông phải là cầu đắc. Đây là buông xả đó.
Hỏi 3: Em ngu muội làm một việc nhưvầy: Một sốlịch Phật cũ đểlâu bịhư ố, em
đem đốt rồi bỏtro vào đám rau, có bịmang tội không?
Anh nghĩlà không có tội. Nếu đểhình Phật nhem nhúa, vất vãi khắp nơi, làm cho có
người sơý giẫm đạp phải, đó là bất kính. Nhưvậy, việc em đã làm quá đáng khen, sao lại
nghĩlà mang tội? Trong một lần trảlời Phật học, ngài Tịnh Không đã nói rõ chuyện này.
Ngài dạy rằng, hình tượng Phật dưthừa bịhoen ốta nên cẩn thận đem đốt đi, đừng nên để
lung tung, vung vãi mà thành ra bất kính. Có những nơi, vì luật lệquốc gia, vì hoàn cảnh
không cho phép đốt lửa, thì chúng ta hãy cẩn trọng xếp nhỏhình Phật lại, bỏgọn vào bao ny-
Khuyên người niệm Phật
86
lông, gói kỹrồi đem bỏvào thùng rác. Hãy làm với lòng thành kính, trân trọng, đừng cầm
xét toạc, cẩu thả.  Đây là vì lý do vệsinh cho môi trường, không có tội. Ngài cho phép làm
vậy thì ta cứyên chí làm theo.
Ngài dạy đốt, em đã đốt tức là làm đúng. Đốt rồi đổchỗkhác cũng uổng, thì bón rau
rất tốt, Phật sẽhoan hỷcho em chứsao lại bắt tội!  Điều quan trọng là chúng ta làm thận
trong, cửchỉthành kính là được. Đừng nghĩvẩn vơmà từvô sựthành ra hữu sự, không nhức
đầu cũng thành nhức đầu đó!
Nghĩthử, những nhà máy in, hễin sách thì liệng sách, in hình thì liệng hình. Hàng
trăm, hàng ngàn tấm hình dơhoặc hưmà không cho tiêu hủy, thì họlàm sao đây!? Nên nhớ,
chưPhật, Bồ-tát đại từ đại bi thương chúng sanh, luôn luôn cứu độchúng sanh. Chưa hềcó
kinh sách nào nói rằng Phật Bồ-tát bắt tội, phạt vạchúng sanh cả, dù là chúng sanh bịphạm
tội. Người tạo tội ác sâu nặng phải đọa vào địa ngục, các Ngài còn phải lo ngày đêm tìm
cách cứu ra, làm gì có chuyện nhiễu hại chúng sanh. Không được nghĩsai lầm nữa!
Hỏi 4: Có một người tựxưng là... đã niệm Phật được nhất tâm tam muội rồi...
Anh nghĩnhưthếnào?
Hỏi câu này em đưa anh vào thếkẹt! Vì thực sự đây là điều quá ưquan trọng, không
phải tầm thường! Nói vềPhật pháp anh không dám nói sai với lòng, sai lý đạo. Còn nói
thẳng thắn thì thường đụng chạm.
Thực sựkhi nghe em nói “có một người tựxưng là mình đạt được nhất tâm bất loạn,
Niệm Phật Tam muội”, làm cho anh phải giựt mình! Vì sao? Nếu quả được vậy thì quá tốt,
nhưng nếu không phải vậy thì thật là khá nguy hiểm cho người đó!!!...
Em nên biết rằng người đắc được đến chỗ“Nhất Tâm Bất Loạn” hay “Niệm Phật Tam
Muội” không phải là cảnh giới bình thường. “Sựnhất tâm bất loạn” có thể đã vượt qua
Thánh quảA-la-hán. “Lý nhất tâm bất loạn” thì vượt qua thập Tín vịBồ-tát, đã tới mức phá
từng phẩm vô minh chứng từng phần pháp thân của 41 vịPháp Thân Đại Sĩ đểminh tâm kiến
tánh, kiến tánh thành Phật. Đây là cảnh giới quá cao, chứkhông phải thường, làm sao anh đủ
khảnăng bàn tới! Cho nên, chấp nhận người đó là đúng thì anh cũng không dám, mà nói sai
anh cũng không dám. Vì em hỏi nên anh đành phải trảlời, nhưng anh chỉlấy những gì từ
trong kinh Phật nói, từlời dạy của chưTổsư. Riêng anh, anh cũng có một vài kinh nghiệm,
vừa thấy tận mắt, vừa nghe kểlại, những cái hậu quảbất tường từsựtựxưng là chứng đắc.
Thật không đơn giản!
Học Phật, nên lấy hạnh khiêm cung làm đầu. Người thường tựthấy rằng công phu của
mình còn yếu thì mới cốgắng tinh tấn tu tập, nhờthếmà được tiến bộ. Nhiều người khi mới
học Phật thì có sơphát tâm rất tốt. Nhưng vì không khéo giữcái sơphát tâm ấy, thành ra sau
một thời gian có người hoặc là bịthối tâm, hoặc là tựmãn. Thối tâm vì duyên học Phật có
Khuyên người niệm Phật
87
chướng ngại. Tựmãn thì thường thấy ởngười có chút ít thông minh. Cảhai đều khó được
thành tựu!
Người thuyết được làm được gọi là “Ngôn-Hành hiệp nhất” hay “Tri-Hành hiệp
nhất”, nhà Phật gọi là “Giải-Hành tương ưng”. Giải thuộc vềtài, hành thuộc về đức.
Người có đầy đủcảtài lẫn đức thì có khảnăng hành đạo cứu đời, lợi ích chúng sanh. Đây có
có thểlà Phật, Bồ-tát hay Thánh nhân xuất thế.
Người nói ít mà làm tốt, thuộc về“Thân giáo”, Lão Tửgọi là “Hành bất ngôn chi
giáo”. Đây là người hiền nhân quân tử, có tâm hạnh Bồ-tát.
Còn người nói hay mà không làm được, thì gọi là “Ngôn giảbất tri”. Có lẽhiện
tượng này ởthời đại này rất nhiều! Dạng người này thích khoe tài, kém về đức.
Hệthống giáo dục hiện nay đều đầu tưnhiều vào tài năng chứkhông chú trọng đến
đức hạnh. Người có tài dễgây dựng cơ đồsôi nổi một thời, nhưng thiếu đức thì sựnghiệp
khó thểlâu bền. Tần Thủy Hoàng, Nã Phá Luân, Hitler, v.v... là đại biểu cho loại người này.
Sách Thánh Hiền có dạy: “Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu, đồng hoạn tương
thân, đồng ác tương đảng, đồng tài tương tranh”!Người có tài mà thiếu đức thuộc vềdạng
cuối cùng. Có tài thường tranh đấu, đốkỵ.
Tài năng thuộc về“Thiên thời”. Có thiên thời mà gặp được “Địa lợi” nhưgiàu có, môi
trường thuận lợi, hoàn cảnh tốt đẹp... thì cơnghiệp lên nhưdiều gặp gió. Nhưng vì thiếu đức
nên sẽmất “Nhân hòa”, thành ra lòng người sau cùng sẽly tán. Vì thếmà sựnghiệp cũng dễ
nhanh chóng tan hoại giống nhưcảnh diều đứt dây! Nguyên nhân chính là do thiếu đức vậy!
Ý thức được điểm này, cho nên chính anh cũng phải nhiều lần e dè, tựcảnh tỉnh. Em
biết rằng, bao nhiêu năm anh sống trong mê muội, không biết vềPhật pháp, nhưng khi vừa
chợt hiểu được một chút ít về đạo giải thoát, anh đã vội sớm phát tâm khuyên người tu học.
Thực ra, đầu tiên anh chỉkhuyên cha mẹtu hành thoát nạn đểtrảhiếu mà thôi. Nhưng không
ngờ, phạm vi khuyến tu tựnhiên nới rộng ra. Rồi những lá thưgặp cơduyên được in thành
sách, rồi có người tìm đến anh hỏi vềPhật pháp, cách tu hành. Rồi những lời khen tặng, chúc
mừng, v.v... Phải chăng đây là cơduyên tốt đểtâm cống cao ngã mạn nổi lên!
Vì sao lại cống cao ngã mạn?Vì tâm chưa khai. Nói dễhiểu hơn là mình còn ngu si,
công phu tu hành còn yếu. Chính vì thếmà khi bắt đầu biết tu, anh Năm không dám phô
diễn, anh chỉthích sống âm thầm. Phạm vi sinh hoạt của anh chỉkhép lại trong khoảng từ
nhà đến chùa. Điện thoại cầm tay anh không giữ, điện thoại nhà reo không anh nhấc lên.
Anh giảm thiểu tối đa sựtiếp xúc bên ngoài. Những sựgặp gỡ, tiếp xúc, khuyên giải... hoàn
toàn tùy theo duyên. Có duyên tựnhiên gặp, vô duyên cưỡng cầu chỉtạo thêm oan nghiệp
chứcó ích gì đâu! Anh ít cho địa chỉhoặc số điện thoại cho ai, và cũng không hỏi số điện
thoại hoặc cất giữ địa chỉcủa ai, (ngoại trừnhững người thân thiện đặc biệt). Anh biết tâm
Khuyên người niệm Phật
88
anh còn vọng động, tu hành chưa tới đâu. Nếu hằng ngày liên lạc đểxưng tụng hay thịphi
với nhau sẽphá hết công đức của mình! Ham cái danh mà thiếu cái thực, thì tựmình cài bẫy
đểtựgạt chính mình lâm vào hiểm nạn chứcó ích lợi gì đâu!
Cho nên, em nên nhớ, anh viết thưkhuyên cha mẹvới các em tu hành là do lòng nhiệt
thành của anh, chứkhông phải là anh đắc đạo. Vì một thiện duyên, học được pháp của người
thiện tri thức, rồi cóp nhặt ý của các Ngài mà nói lại với các em, chứchính anh chưa chứng
đắc những cảnh giới đó!
Trởlại câu hỏi vềmột người tựxưng là đạt được “Niệm Phật nhứt tâm tam muội”.
Đây là vấn đềkhá nghiêm trọng, anh không dám tựsuy diễn bừa bãi được. Đầu tiên, tình
thực anh chưa từng nghe một vịTổsư, Đại đức hay Cao tăng tu hành chân chính nào tựxưng
rằng mình là người đã đắc đạo. Trong Phật giáo, rất nhiều khi ta thấy một vịnày tôn vinh
một vịkhác là đắc đạo thì có, còn riêng chính các Ngài thì luôn luôn khiêm nhường, thủlễ.
Vì thế, vừa nghe đến chuyện có người tựxưng chứng đắc làm anh phải giựt mình, kinh ngạc!
Ví dụ, anh ởgần chỗcủa HT Tịnh Không. Ngài được rất nhiều giới tôn kính, trong tháng
9/2003 vừa qua, Ngài được một vị đem cảmột phái bộtới tôn vinh Ngài là Thánh Tổthứ14
của Tịnh-độtông, nhưng Ngài quyết liệt từchối. Không những thế, Ngài thường phê bình rất
nặng những người tựxưng là chứng đắc. Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật nói: “Chưa chứng
nói chứng, chưa đắc nói đắc... là tội đại vọng ngữ”. Quảbáo là địa ngục Vô-gián! Thật là
vô cùng đáng sợ! Nếu biết được tầm nguy hại nghiêm trọng này, chắc chắn không ai dám sơ
ý đâu!
Có một lần Ngài giảng kinh ởMỹ, có năm chàng thanh niên tới gặp Ngài, và xin Ngài
ấn chứng cho sự“khai ngộ” của họ. Ngài nói: “các anh chưa khai ngộ!”. Năm chàng thanh
niên nổi giận nói rằng, các vịnhân-ba-thiết đều ấn chứng rằng chúng tôi đã khai ngộ, tại sao
thầy nói tôi chưa khai ngộ? Ngài nói: “Tôi chưa khai ngộ, các anh đi hỏi tôi, cho nên tôi
biết các anh chưa khai ngộ”!
Một vịcao tăng, giảng kinh thuyết pháp trên toàn cầu, cứu độrộng khắp pháp giới mà
chưa dám tựxưng mình là người khai ngộhoặc chứng đắc. Thếthì sao lại có người dám tự
xưng là chứng đắc dễdàng vậy!
Một lần khác, Ngài kể, có một người đàn bà cũng tới gặp Ngài và xin nhờ ấn chứng
rằng bà ta đã chứng quảA-la-hán. Bà ta nói rất thành khẩn. Ngài trảlời: “Bà không chứng
gì hết”. Bà ta không tin, và khẳng định rằng mình đã chứng. Ngài đưa ra chứng minh để
giúp cho bà tỉnh mộng.
Ngài nói, nếu bà đã chứng Thánh quảA-la-hán thì bà đã có thần thông. SơquảTu-đàhoàn được thiên nhãn thông, bà nhìn xuyên qua tường có thấy được bên ngoài người ta đang
làm gì không?
Khuyên người niệm Phật
89
Bà ta trảlời, Tôi không thấy!
Ngài nói, Không thấy tức là sơquảchưa chứng. NhịquảTư-đà-hàm có thiên nhĩ
thông, bà nghe được nhà bên cạnh họnói chuyện không?
-  Tôi không nghe được!
-  Không nghe được thì nhịquảchưa chứng.
-  A-la-hán là Thánh tứquả, bà sẽcó tha tâm thông, bà biết tôi đang nghĩgì không?
-  Tôi không biết.
-  Vậy thì bà chưa chứng quảgì cả.
-
Tới đó bà ta mới chịu cúi đầu. Đó là còn may! Nếu vẫn cứcho mình là chứng đắc, thì
có thểNgài lại thêm một bước nữa, là thần túc thông. A-la-hán đi xuyên qua tường dễdàng.
Dám thửkhông?!
Thiện Đạo Đại sưnói: “Chúng sanh đời mạt pháp thần thức rối loạn, đem tâm thô
quán cảnh nhiệm, quyết khó thành công”. “Quyết khó thành công” là chắc chắn không thể
thành đạt. Tại sao vậy? Vì tâm còn thô tháo. Một người đạt được cảnh giới nhất tâm mà đi
khoe mình nhứt tâm, thì đâu còn nhứt tâm nữa! Đọc trong tất cảnhững lời của các vịTổ,
nhiều vịlà Phật hay Bồ-tát tái lai, nhưng lúc nào các Ngài cũng khiêm hạ, tựcho mình còn
non kém hay nghiệp chướng còn sâu dày. Khi có người hỏi đạo, các Ngài thường tựxưng là:
lão hủnày, bần tăng tôi, ngu ý của tôi, v.v... Chưa từng nghe những vị đó nói những câu
như: Tôi lấy cái chứng đắc của tôi mà khai thịcho ngươi, ngươi phải nghe ta vì ta đã chứng
đắc, v.v...
ChưTổsưmà chưa dám tựnhận là chứng đắc, thì sao có người nào lại dám tựxưng
chứng đắc!
Cho nên, nếu có người tựxưng là chứng đắc, thì anh nghĩrằng, có thểvị đó đã hiểu
lầm, giống nhưtrường hợp những người đến gặp HT Tịnh Không xin ấn chứng ởtrên!! Nếu
không phải là tựcao, thì có lẽvì quá nhiệt tâm mà thành ra vô ý phạm giới. Thực sự đây là
một trọng giới. Vọng ngữlà một trong năm trọng giới căn bản nhất của người học Phật. Có
thểvì không biết mà phạm phải chăng! Anh nghĩrằng, người ấy cần phải kiệt thành sám hối
mới có thểgỡ được nạn. Còn nếu cứmột lòng tựmãn, thì cũng đành tùy thôi!
Sựthâm nhập vào một cảnh giới lạrất là phức tạp, thiện-ác, chơn-giả, chánh-tà khó có
thểphân định! Tu hành nếu gặp trường hợp nhưvậy, đúng ra người đó nên thận trọng, đến
gặp một vịcao tăng, hay một thiện tri thức đểxin minh giải thì tốt hơn, an ổn hơn!
Trong thếkỷ20, có một vịnhất đại tôn sưlà Ấn Quang Đại sư. Ngài là Bồ-tát Đại
ThếChí tái lai. Sựviệc này đến khi Ngài vãng sanh rồi, mới được tuyên dương ra. Trong
sinh thời, Ngài không bao giờtựxưng chứng đắc, ngược lại Ngài luôn luôn tựcho mình là
Khuyên người niệm Phật
90
người nghiệp chướng sâu nặng, công phu còn yếu. Hơn nữa, Ngài nghiêm cấm những ai
muốn tôn xưng Ngài. Ngài nghiêm khắc cảnh cáo đồng tu vềcái tâm vọng động mong cầu
cảnh giới lạ.
Có lần, một cưsĩlà Ngô Hy Chân, hỏi Ngài vềnhững cảnh quán thấy thù thắng, Ngài
nói: “quán cảnh chẳng thuần, lẽ đạo chưa thấu suốt, chỉ đem tâm vội gấp muốn thấy
cảnh thì toàn thểlà vọng, đã không được cảm thông với Phật, mà còn làm nhân cho việc
ma. Bởi do gấp muốn thấy cảnh, tâm càng thêm vọng động, khiến cho oan gia nhiều
kiếp vềtrước nhân cơhội đó hóa hiện ra cảnh giới đểlàm cho hành giảmê lầm. Lúc
ban sơdụng tâm không chân, đâu biết rằng đó là cảnh ma nên vui mừng khấp khểnh,
tịnh niệm chẳng yên. Nhân đó ma liền dựa vào làm cho mê tâm mất tính. Chừng đó dù
có Phật hiện thân cũng không biết làm sao cứu độ”.
Vì tâm thô thiển cho nên vừa mới thấy cảnh lạthì tâm mừng khấp khểnh. Đây chính là
vọng tâm chứphải là chơn tâm. Vọng tâm thì vọng động, còn chân tâm là nhất tâm, là chân
nhưbổn tánh. Đã là chân nhưbổn tánh thì làm gì còn chuyện mừng khấp khểnh, còn đi khoe
chuyện nhất tâm với thiên hạ!
Có một vịcưsĩkhác tên là Hà HuệChiêu, người này đã thâm nhập vào những cảnh
giới rất “vi diệu”, đã viết thưhỏi Ngài.  Đầu thư Ấn Tổtrảlời: “...người đời nay phần
nhiều hay ưa danh vọng, có được nửa phần một phần, liền nói đến trăm ngàn muôn
phần...”. Sau đó Ngài nói tiếp: “...nếu cốý muốn xây dựng lầu các giữa hưkhông, láo lếu
nói những cảnh giới nhiệm mầu, chưa chứng đắc bảo rằng chứng đắc, tức là đại vọng
ngữ. Tội này nặng hơn giết, trộm, dâm trăm ngàn muôn ức lần. Người đã phạm, nếu
không hết lòng sám hối, tất sẽbị đọa vào địa ngục A-tỳ, vì lời nói ấy làm cho chúng sanh
nghi lầm, có thểphá hoại Phật pháp”.
Hà HuệChiêu thấy được những cảnh giới nhiệm mầu, nhưlúc lễPhật thấy Quán Thế
Âm Bồ-tát hiện ra, có lúc lạy Phật thấy được Phật hiện ra đứng lơlửng giữa hưkhông, lúc
sắp ngủthấy hào quang xuất hiện, v.v... toàn là những cảnh tốt đẹp, mới thành tâm đến nhờ
Ấn Tổcầu chứng minh quyết trạch, mà Ngài còn nghiêm khắc cảnh cáo, không cho phép thô
tháo nói rộng ra ngoài. Ngài nói, “... người niệm Phật đời nay phần nhiều hay bịma dựa,
đều là do tâm vọng động mong được những cảnh lạthường”. Người tâm chưa được định,
thích vọng cầu cảnh giới tốt, dễtrởthành nạn nhân bịgạt, dễrơi vào những nẻo tà, trong đó
thường thấy những cảnh giả, nghe những âm thanh giảlại đi tưởng mình đã chứng đắc, rất dễ
bịhại!
Nếu lời Tổ đã cảnh cáo nhưvậy, thì chúng ta phải cẩn thận, chớnên tham cầu lộliễu!
Ngài còn đưa ra một trường hợp điển hình khác, vào đời nhà Minh có ông Ngu Thuần
Hi, tu hành lâu ngày đã biết được việc quá khứvịlai, hay nói trước những cơn mưa nắng,
biết được cát hung họa phước của người. Liên Trì Đại Sư, Tổsưthứ8 của Tịnh-độtông
Khuyên người niệm Phật
91
Trung Hoa nghe được liền gửi thưkịch liệt bài xích, cho rằng đó là lưới ma. Ông Ngu Thuần
Hi nghe xong liền giựt mình tỉnh ngộ.  Vừa tỉnh ngộthì những thần thông đều mất hết.
Tại sao mất? Vì đó không phải là sựchứng đắc thực! Thật là may mắn cho ông! Nhờ
còn một chút tỉnh táo mà ông ta đã được Ngài Liên Trì tổsưcứu thoát hiểm nạn trong đường
tơkẽtóc!
Ngài Tịnh Không thường xuyên nhắc nhởrằng, niệm Phật điểm chính yếu là phải giữ
tâm thanh tịnh, đây là điểm quan trọng nhất đểvãng sanh. Có một lần khai thị, Ngài nói, “dù
cho Định trung kiến Phật vẫn có thểlà giả, vì Phật dạy, phàm sởhữu tướng giai thịhư
vọng.”. Nếu thấy cảnh giới đẹp mà tâm tham đắm vào đó, rồi đi khoe ra ngoài, thì theo như
Ngài nói: “định công của quý vịsẽhoàn toàn bịphá hủy”. Chính vì thế, Ngài rất cứng rắn
trong vấn đềngăn chận những chuyện “tựxưng là chứng đắc” xuất hiện trong những đạo
tràng của Ngài, ngay cảviệc mời ra khỏi đạo tràng cũng là điều mà Ngài không cần lưỡng lự.
Đây là sựthật đã từng xảy ra.
Ngọc em! Vì em chưa hiểu sâu vào sựviệc nghiêm trọng bên trong, nên anh cần phải
nhắc nhỡ, chứtựnhiên thì anh ít khi bàn đến những chuyện này, vì dễgây hiểu lầm, dễ đụng
chạm. Trảlời thưem, chính anh cũng không dám tựý nói mà chỉlập lại những lời của chư
Cổ đức đểcảnh tỉnh, nhắc nhỡ, giúp đỡnhau thôi.
Anh tin tưởng, chưTổ-sư, chưvịCao-tăng, Đại-đức đều nói lời thực, tận tình hướng
dẫn, không bao giờcác Ngài lại có tâm đốkỵvới đại chúng hay người tu hành được chứng
đắc đâu. Nhưng vì trong đời mạt pháp này cạm bẫy nhiều quá. Cống cao một chút, vướng
bẫy liền! Ngu si một chút, vướng bẫy liền! Tựái một chút, vướng bẫy liền! Ly kinh một
chữ, vướng bẫy liền! Phật biết chuyện này, chưTổ-sư, Đại-đức đều biết chuyện này. Chính
vì lòng từbi thương người, nên quý Ngài mới nghiêm khắc đểtránh cho chúng sanh nhiều
nạn tai hiểm nghèo vậy.
Biết được điều này, nên anh cũng thường nhắc nhởrằng, tu hành hãy giữtâm thanh
tịnh niệm Phật là tốt nhứt, đừng tham chứng đắc, đừng cầu thấy Phật, đừng mong điềm lành.
Khi tâm thành, có cảm thì tựnhiên có ứng. Cảm ứng đạo giao là do bởi tâm chân thành
thanh tịnh. Lúc đó tâm ta không bịvọng động nữa, thì sựchứng đó mới là thực. ChưPhật
Bồ-tát, chưTổsưluôn luôn mong muốn có người tu hành đắc đạo, nhưng vì tâm chúng sanh
trong thời mạt pháp quá loạn động, nên khó tìm đâu có sựthực đắc. Cho nên các Ngài cấm
là cấm cái đắc giả, cái tâm vọng động đó mà thôi!
Còn một câu hỏi nữa nhưng em nói quá gọn, anh chưa hiểu rõ. Em nói, một đồng tu
lâm chung... “...lúc gần ra đi niệm Phật 8 tiếng”, ... có được vãng sanh không? Những chi
tiết của em không rõ, anh không dám tựquyết. Ví dụ, niệm Phật 8 tiếng là 8 câu Phật hiệu
hay 8 tiếng đồng hồ? v.v...
Khuyên người niệm Phật
92
Vãng sanh Tây-phương Cực-lạc là việc bất khảtưnghì, ta không thểlấy cái suy nghĩ
thường tình mà quyết đoán được đâu. Có một câu hỏi tương tựnhưvậy đến ngài Tịnh
Không là: “Làm sao biết được chắc chắn vãng sanh?”. Ngài trảlời rằng, chính người đó
thấy được Phật tới tiếp dẫn và nói cho mọi người biết. Tuy nhiên có lúc nói được, có lúc vì
sức quá yếu họnói không được. Họmấp máy môi rồi ra đi, mình tưởng là họniệm Phật,
nhưng thật sựlà họbáo cho mình biết rằng Phật tới tiếp dẫn họ đó. Trong kinh nói, người tạo
tội ác thâm trọng, lúc lâm chung gặp được thiện tri thức khuyên giải, phát lòng tin tưởng sám
hối cầu sanh Tịnh-độ, niệm Phật một tiếng, mười tiếng đều được vãng sanh. Thật sựbất khả
tưnghì!
Người đồng tu bịung thưmà ra đi an lành, niệm Phật được “8 tiếng” trước khi ra đi
cũng là một đại phúc trong đời! Còn tướng lành khi lâm chung chỉlà hiển hiện sựcảm ứng
chứkhông phải lúc nào cũng có. Thoại tướng rõ ràng gọi là “Hiển Ứng”, tức là hiển hiện sự
gia trì. Còn thoại tướng không rõ ràng, nhưng cũng có thểvãng sanh, gọi là “Minh Ứng”, tức
Phật lực âm thầm gia trì. Chúng ta niệm Phật, phải lấy tâm chân thành cầu nguyện, hộniệm
cho nhau, không nên hiếu kỳhay hồnghi.
Niệm Phật là nhân, thành Phật là quả.  Đây là định luật chắc chắn. Chúng ta niệm Phật
phải đặt hết niềm tin vào pháp môn, vào lời Phật dạy. Nghiệp chướng dù thâm trọng cho
mấy, nhưng biết quyết lòng sám hối, thành tâm niệm Phật, cầu xin vãng sanh thì nhất định
được thoát ly sanh tửluân hồi, vãng sanh Tịnh-độ. Phải vững lòng tin, phải thiết tha nguyện
vãng sanh đểcảm ứng được lực gia trì của A-di-đà Phật và tất cảmười phương chưPhật, thì
chắc chắn được độ.  Đừng vì một chút trởngại mà thối tâm nghe em.
Thương em,
Anh Năm.
(Viết xong 24/12/03).
Những cảnh giới tốt đẹp mà ta nhìn thấy, bất luận là cảnh giới của Phật
hay cảnh giới nào khác, nếu ta ưa thích, Đem nó nói ra cho mọi người nghe
thì đều không phải là cảnh giới tốt. Vì sao? Vì quý vịkhông có công phu,
không có định lực!
(PS Tịnh Không).
Khuyên người niệm Phật
93
56) Lời khuyên cha mẹ:
Cha má kính thương,
Tết sắp đến rồi con viết thưvềthăm cha má. Có lẽsau tết con sẽvề, cha má và anh
chịem cốgắng sắp xếp thì giờniệm Phật với con.  Đời này nóng lạnh vài mươi năm, sanhlão-bệnh-tử, lăn lóc trong trần đời khổhải vô biên rồi sau cùng thân xác cũng phải trảvềvới
cát bụi! Cuộc đời này nhưmộng, thếgian nhưhuyễn, thân mạng vô thường, tuổi đã vềchiều
thì còn lo lắng chuyện đời làm chi? Tạo sựnghiệp gì nữa đây?! Còn tham luyến thếtrần chi
nữa mà coi chừng bịvướng nạn. Lỡvướng nạn rồi thì chịu khổhàng vạn vạn năm, thậm chí
hàng vạn kiếp!
Vậy thì, cha má ơi! Hãy mạnh dạn buông xả đểlo tu hành. Những thứruộng vườn,
nhà cửa, tiền bạc, xe cộ, danh vọng, tiếng tăm, tất cảrồi đây cũng thành số0! Chỉcòn
chăng là khối nghiệp mang theo, dìm mãi thần thức của ta trong bểkhổ!  Cha má hãy
quyết tâm hàng ngày niệm Phật cầu mong cuối đời mình được vãng sanh, an nhiên tựtại,
hưởng được đại phúc báu, đại trí huệ ởcõi nhất chân pháp giới, đừng nên chần chờdụdự
mà lỡbị đọa đày thì tội nghiệp cho cha má lắm!
Thưa cha má! Vì biết được con đường viên mãn đạo quảtrong đời, cho nên con phải
thưa cho cạn lời, đểmong cho cha má thức tỉnh kịp thời, quay đầu kịp lúc, tựcứu lấy mình.
Con đã viết quá nhiều rồi, nhưng hôm nay con cũng muốn viết thêm vài lời nữa, đểcủng cố
thêm niềm tin cho cha má vững lòng niệm Phật cầu vãng sanh Tây-phương. Đây là phương
pháp cuối cùng và cũng là cách duy nhất có thểcứu cho cha má thoát khỏi lục đạo luân hồi,
thoát ly sanh tử. Sẵn lời thưnày, con cũng muốn phân trần cho tận ý với tất cảanh chịem,
mong mọi người sớm giác ngộlo chuyện tu hành, làm lành lánh dữ, trảtròn hiếu đạo, cố
gắng hỗtrợtạo mọi điều kiện thuận lợi cho cha má hưởng được cái đại phúc báu của một
kiếp người.
Thếgiới Tịnh-độTây-phương là một thếgiới có thực, chứkhông phải là thếgiới tưởng
tượng. Có thực nhưcó quả địa cầu này, có nước VN, có làng Đông Lâm vậy... Chỉcó khác
nhau là quả địa cầu này ô uếquá, bệnh hoạn, dơbẩn, nóng bức, lạnh giá, lụt lội, hạn hán,
bụi bậm, ô nhiễm, tai nạn liên miên. Tất cả đều là cảnh khổ! Còn thếgiới Tây-phương thì
hoàn toàn an lạc vui sướng, thần thông tựtại, thọmạng vô lượng, phước báu vô lượng,
hưởng thụvô lượng, v.v... Đây là sựthực.
Tập trung năng lực
về một hướng!
Khuyên người niệm Phật
94
Tại sao lại có sựtrái ngược vậy? Vì ta-bà này là thếgiới của tâm vọng động, của tâm
tham lam, sân giận, đốkỵ, mê mờ. Chính cái tâm hiểm ác của loài người đã tạo ra cảnh uế
độ. Còn ởTây-phương cảnh Phật, là thếgiới của những con người thượng thiện, tâm hồn
thuần thiện thuần tịnh, là cảnh giới của Phật, của Bồ-tát, của chân tâm bản tánh. Chính cái
chân tâm đã tạo ra cảnh giới an lành Cực-lạc. Hay nói đúng hơn nữa, đó chính là quê
hương của chân tâm bổn tánh của chúng ta.
Sống trong một xứnghèo thì người giàu cũng khổ. Sống trong một xứgiàu, người
nghèo cũng sướng. Thếgiới Tây-phương là thếgiới “Cực-lạc”, thì phàm phu nhưchúng ta
vẫn có trí huệ, giác ngộ, thần thông, tựtại, an lạc, phước đức vô lượng nhưchưThượng
Thiện Nhân. Lời Phật nói không thểsai, đã có rất nhiều chứng minh cụthể, đừng nên nghi
ngờmà phải chịu thiệt thòi quá lớn.
Cha má cứnghĩthử, không thểtựnhiên lại có người biết được năm đó, tháng đó, ngày
đó, vào giờ đó họsẽra đi. Có người họra đi tựtại thoải mái, muốn đứng thì đứng, muốn
ngồi thì ngồi, nhưchuyện đùa giỡn. Thật sựhọ đã vãng sanh vềvới Phật. Nhiều người khi
vãng sanh họbáo cho mọi người biết: “Phật A-di-đà đã tới, tôi đi đây”. Khi ra đi thân thể
họmềm mại, tươi mát, có ánh sáng, có hương thơm, có hoa nở, có chim kêu, v.v... Tất cả
những tướng lành không thểnào tựnhiên mà có được.
Người đông phương chúng ta thường có chuyện đoán số“TửVi”, thích về“Thuật
Số”. Căn bản cũng chỉlà căn cứvào mệnh số, lấy nghiệp chướng trong quá khứ đểsuy đoán
tương lai. Điều này cũng đúng, đúng ởchỗnếu con người hoàn toàn không có tâm cầu giải
thoát mà cứnằm đó đón nhận quảbáo, chứchưa hiểu được câu: “Đức năng thắng số”. Tử
vi, thuật sốkhông bao giờngờrằng có cảnh giới Tây-phương vi diệu, thù thắng, trang
nghiêm, có đức Phật A-di-đà tiếp dẫn những người vãng sanh đểthành Phật. Họbiết làm
lành lánh ác đểhưởng thêm phước báo thếgian, chứkhông biết rằng chí thành niệm câu “Adi-đà Phật” là đại thiện lành, có thểvượt qua định mệnh, hướng thượng tâm linh. Chỉvì tâm
phàm mắt thịt của con người bị đóng khung vào hiện tượng vô thường thếgian mà đời đời
phải chịu sanh tửtửsanh, luân hồi đọa lạc, không có ngày giải thoát!
Tuổi già thân mạng mong manh, xin cha má mau mau thức tỉnh, con năn nỉcha má
hãy quyết lòng tin tưởng vào lời Phật dạy, quyết lòng niệm Phật cầu vềTây-phương. Đây là
một đại thiện căn, đại phước báu, đại nhân duyên. Một người con có hiếu không bao giờ
dám dối gạt cha mẹ, mà chỉmong sao cho cha má được ngày thiện chung.
Làm sao có được nhân duyên, thiện căn, phúc báu lớn lao này?Rất đơn giản, quyết
tâm buông xảthếtrần và thiết tha cầu xin về đó. Tiền bạc, vật chất, hoàn cảnh sống tương
đối con cháu chúng con đã lo liệu sẵn tất cảrồi, cha má hãy yên tâm chuyện này. Hãy quyết
lòng buông xảthếduyên, thung dung an dưỡng, ngày ngày niệm Phật tu hành, đểcầu vãng
sanh, không niệm một điều gì khác, thếthôi. Chỉcần nhưvậy là có dịp cho cha má được
hưởng một phúc báu vĩ đại vô tận, một thiện quảthù thắng, vượt thoát sanh tửluân hồi ngay
Khuyên người niệm Phật
95
trong đời này đểhưởng lấy thọmạng vô cùng vô tận. Có điều gì quý hóa hơn! Niệm Phật
với lòng thành tín, với chí nguyện thiết tha thì cơhội vãng sanh chắc chắn không khó.
Chỉcó một cái khó, đó chính là lòng tin! Vì thiếu lòng tin mà con người đành tiếp
tục chịu khổtrong vô lượng kiếp, mất cảmột cơhội giải thoát quý báu trên đời. Thật đáng
tiếc! Cha má nghĩcoi có oan uổng không? Đến nỗi cái cảnh vô thường đã đến ngay trước
mắt rồi mà có người vẫn chưa biết, vẫn còn cốbám lấy vô thường đểhy vọng hưởng được
những cảnh hão huyền vô thường hơn! Vạn sự đều “Không”, rốt cuộc chỉlà số“0”. Chỉ
còn lại một cái “CÓ” là thần thức, hay đúng hơn là chính ta sẽtiếp tục còn, hoặc là giải
thoát hoặc bị đọa lạc hàng vạn kiếp mà thôi! Giải thoát thì sung sướng, đọa lạc thì khổ đau!
Vậy mà, cứgiữlấy cái “Không” làm chi đểbịmất tất cả! Sao không mau mau giác ngộ để
lấy lại những gì quý giá nhất của chính mình đã mất từvô lượng kiếp đến nay!
Niệm Phật vãng sanh.  Người muốn vãng sanh thì cuộc sống thanh nhàn, tâm hồn
thanh tịnh, tâm trung an lạc. Dù đang sống giữa cảnh trần lao nhưng tâm hồn đã thểnhập
vào cảnh đạo. Vãng sanh là trởvề được với cái chơn tâm huệmạng, lấy lại cái thực thểcủa
chính mình đã bịvùi dập, đọa đày, khổnạn bấy lâu nay. Đến ngày được vãng sanh là chủ
động bỏcái thân xác này để đi vềvới Phật. Bây giờ đang sống, đến ngày liệng thân xác vẫn
tiếp tục sống, nhưng sống trong thếgiới của Bồ-tát, thếgiới của Phật, thếgiới đẹp đẽ, trang
nghiêm, Cực-lạc.
Còn người chết thì khác, bây giờ đang sống, nhưng sống trong cảnh khổhải, lo âu,
phiền muộn, sống trong sựphập phồng chờ đợi cái chết. Khủng bốvô cùng! Thống khổvô
biên! Khi chết rồi đâu phải là yên thân, nếu lỡ đọa lạc rồi thì từng ngày đối diện với khổ
não! Cảnh này đâu có hay gì mà trông chờ!
Cái thân xác của chúng ta hoạt động là do có thần thức chiếm ngựbên trong, khi thần
thức lìa bỏthì cái xác thân giống nhưkhối thịt heo người ta bán ngoài chợ, ăn không hết thì
nó hôi, chôn không kịp thì nó thối. Thếthôi!
Cho nên, người sợchết thì hãy niệm Phật cho khỏi chết. Người sợkhổthì hãy niệm
Phật cho tương lai khỏi khổ. Người sợbuồn thì hãy lo niệm Phật đểkhỏi buồn... Hãy tranh
từng hơi thở đểniệm Phật, thiết tha cầu vềcho được tới cảnh giới Tây-phương thì sẽkhông
có chết, không có khổ, không có buồn. Đây là sựthật, một sựthật có chứng minh vì rất
nhiều người đã thực hiện được rồi cha má ạ.
Khổng Tửdạy, “Bất viễn lựtắc hữu cận ưu”. Người giác ngộthì hãy sớm lo cho
tương lai, nếu chần chừthì cái họa sẽ đến ngay trước mắt.
Thưa cha má, lo tương lai không phải là lo cho cái thân xác sắp sửa bỏ, hay vài thứthị
phi, ơn nghĩa, tiếng tăm giảtạm trong đời này, mà chính là lo cho cảnh sống trong vô tận
thời gian vềsau. Cha má ơi! Cuộc đời này quá vô thường, sáng còn tối mất! Nếu có lâu
Khuyên người niệm Phật
96
hơn thì vài ngày, vài tháng, vài năm nữa, cái thân cát bụi này cũng phải trảvềcho cát bụi
mà thôi. Nó là giảthì bắt buộc phải tan hoại, giữnó không được thì bám theo nó làm chi!
Còn thần thức của mình là thực, là vô sanh vô diệt, nó là chính cha má đó, thì phải quyết
lòng bảo vệcho thật cẩn thận, đểtương lai được sống an lạc, thanh nhàn, thần thông du hí,
năng lực vĩ đại vô biên.
Thưa cha má, con thường nói, mỗi người thọmạng đã có sẵn, cầu mong đâu qua khỏi
mệnh. Nhưng người không giác ngộthì cái tâm tham sống sợchết nó sẽhành hạmình khổ
sởcho đến quay cuồng khi còn hơi thở, khổsở đến diên đảo khi rời bỏbáo thân, rồi thống
khổ đau thương hàng vạn kiếp trong những cảnh thương đau khác. Sựviệc này có chỗnào
là tốt đâu! Chi bằng, hãy cốgắng tu hành, quyết lòng thoát nạn. Còn chần chờchi nữa!
Còn tham luyến những cảnh giới khác làm gì?! Mục đích đã thấy rõ ràng rồi, đường đi đã
vạch sẵn, phương tiện đã có trong tay, hãy cốgắng tu hành cho thành đạo! Cơhội này quý
lắm, đừng đểluống qua, trăm ngàn vạn kiếp nữa dễgì có cơduyên gặp lại!
Tháng sáu vừa rồi con vềquê, vừa dịp gặp lúc cô Tám Tâm trong làng đi thăm ruộng
bịté, rồi tê liệt thần kinh, toàn thân bất động nằm chờchết. Con đến thăm nhìn thấy cảnh
tượng mà não nề! Con khuyên mọi người niệm Phật hộniệm đểcứu cô, nhưng không ai
nghe theo. Trong khi đó, gia đình, bà con, hàng xóm... ngày ngày cứtới bao quanh than thở,
âu sầu, thương khóc, nói toàn là những lời bi ai, não nuột! Con muốn cứu cô, nhưng cứu
không được. Thật tội nghiệp! Dù thân bất động nhưng chắc chắn thần trí của cô đang nghe
từng lời than thở, hiểu được cái cảnh phũphàng, đang đắng cay nằm chờchết! Thật đáng
thương! Nếu trong đời cô thường niệm Phật, ngày ngày đều nguyện vãng sanh Tây-phương,
thì giờphút này có lẽcô đã biết rõ đường nào để đi, và gia đình con cháu cũng biết rõ những
gì cần làm, chứ đâu đến nỗi lại diễn ra cảnh trạng: thấy thân nhân bịnạn mà cứvô tình làm
cho hiểm nạn nặng hơn!
Thưa cha má, cái thần thức huệmạng của mình là chính mà con người thường cho là
phụ, thành ra sau cùng họphải cam chịu khổ đau trải qua hàng vạn kiếp. Còn danh vọng,
thịphi, ơn nghĩa, tiếng khen chê của hàng xóm... những thứmà họcho là chính, thì đến sau
cùng lại chỉlà số0! Tệhơn nữa, coi chừng nó còn độc hại nguy hiểm vô cùng, vì hoặc là vô
tình hoặc là mê muội, cứlôi nhau vào đường hiểm nạn đau thương! Phải chăng, con người
trên thếgian này đang khổtâm tìm cầu những gì giảtạm, còn cái thực của họthì lại mạnh
tay liệng vào hầm lửa đểchịu thiêu đốt ngàn năm!
Cho nên, cần nhanh chóng thức tỉnh, giác ngộkịp thời đểcứu lấy mình.  Đừng vì
những tình chấp thường tình mà tựchuốc lấy khổ đau vạn kiếp!
Vừa rồi con mới nhận được một tin, nói rằng: “... muốn thờPhật nhưng sợphạm lỗi,
vì xưa nay đã thờnhững vịkhác mấy mươi năm rồi, bây giờthay đổi thì bịtrảquả, bị đọa
đày, bịmang tội, phạm thượng, ...”.
Khuyên người niệm Phật
97
Thưa cha má, việc này nếu không giải thích rõ, nhiều khi cha má vẫn không thểan tâm
niệm Phật đểvãng sanh. Gần đây, nhiều thưcon đều có đềcập đến chuyện này nhằm gỡlần
những khó khăn thực tếtrong cuộc sống, nhưng đến nay vấn nạn này vẫn chưa được hoàn
toàn giải tỏa! Có lẽvì vất vả, bận bịu với cuộc sống, nên chuyện huệmạng trởthành phụ
thuộc mà không ai cẩn thận chú ý đến lời khuyên chăng? Đời vô thường thì làm sao có thể
lần lựa! Lúc còn tỉnh táo mà không lo liệu trước, đợi đến lúc cùng đường, dù có hối hận,
muốn tìm một vài lời khuyên đểgiải thoát cũng đâu còn gì nữa đểmà tìm! Suốt đời cặm cụi
khổcực, kiếm từng đồng đểlàm vốn, trong khi đó, những lời thưnày quý hơn vàng mà không
chịu tiếp nhận! Uổng thay!
Xưa nay thờBồ-tát, thờThần Tiên, bây giờthờPhật có bịtội, bịtrảquảkhông?!
Xin thưa rằng, đây là một nghi ngờquá sai lầm, sai lầm đến chỗ đáng thương, tội lỗi! Cha
má là người tu theo chánh đạo, quyết định đừng bao giờnghĩnhưvậy. Trong những cuộn
băng pháp của HT Tịnh Không, có nhiều lần Ngài nhắc nhở đến chuyện này. Xin cha má
hãy tin tưởng vững chắc vào những lời pháp đó mà tu hành đểthành đạo. Một vịcao tăng
xuất thế, họcó thểcứu độhàng vô sốchúng sanh thoát khỏi trần lao. Hàng ngày Ngài
hướng dẫn cho hàng triệu người tu hành qua hệthống mạng lưới điện toán vi tính, nếu có
điều gì sai trái thì chính Ngài chịu lấy quảbáo và bị đọa trước rồi, chứ đâu đến dịp cha má
phải lo! Lời Ngài giảng là lời Phật dạy trong kinh, Ngài bị đọa chẳng lẽPhật nói sai sao?
Những người không tin lời Phật thì mới khó tránh khỏi đọa lạc, chứcòn người quyết lòng tin
Phật, y theo pháp Phật tu hành, một lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ, thì mọi người đều an
lành vãng sanh vềvới Phật, có ai bịtrảquảhay bị đọa đày đâu!
Trong niệm Phật đường ở đây, cũng có nhiều người theo các phái đạo khác tới tu
hành, nhưThiên Chúa giáo, Cao Đài giáo, đạo Hòa Hảo, Tiên giáo, Lão giáo, v.v... khi họ
ngộra sựnhiệm mầu của pháp niệm Phật, họcũng tới niệm Phật cầu vãng sanh. Có ai bị
trảbáo đâu? Ngược lại, có người đang tu Phật giáo, bỏPhật đểtheo Thiên Chúa giáo, theo
các đạo khác, chưa từng nghe ai bịtrởngại. Đây là sựthật.
Xin cha má hãy nhớrằng, không có một Thiên Chúa nào lại có tâm thù vặt, không vị
Phật hay Bồ-tát nào lại đi hại chết chúng sanh, không có một vịThánh, Thần, Tiên, Hiền nào
lại có tâm hồn hẹp hòi ích kỷcả. Chỉvì lòng người cứ đểtâm phân biệt, chấp trước, rồi lại
tưởng các bậc thiêng liêng cao thượng cũng giống nhưphàm phu! Đây mới thực sựlà điều
sai lầm! Rõ ràng, chính cái vọng tâm của mình đang hại mình thê thảm vậy!
Phật giáo là một nền giáo dục đa nguyên, không phân biệt. Nếu nghiên cứu kỹtrong
lời kinh của Phật thì ta sẽthấy giáo lý của Phật bao trùm nhân sinh, vũtrụ, pháp giới, không
phân biệt tôn giáo, chủng tộc, văn hóa, quốc độ. Trước đây 3.000 năm, xã hội Ấn Độphân
chia giai cấp, đẳng phái, tôn ty, nội ngoại rất nặng.  Đức Phật Thích-ca Mâu-ni thịhiện
thành Thái TửTất-Đạt-Đa, bỏngôi vịthái tửvà sống theo cái giai cấp thấp hèn nhất, ngày
ngày cầm bình bát ăn xin, là đểquyết lòng xóa bỏgiai cấp, xóa bỏphân biệt, để độtận
chúng sanh. Trong Phật giáo không bao giờcó sựkỳthịtôn giáo, chưa bao giờcó chuyện
Khuyên người niệm Phật
98
“chiến tranh tôn giáo”. Phật dạy vũtrụ, nhân sinh, pháp giới với ta là đồng một thể, là một
chứkhông hai. Là một thì đại đồng, bình đẳng, chứlàm sao có phân biệt, đốkỵ. Vậy thì,
làm gì có chuyện thờPhật mà các vịkhác cạnh tranh!...
Hiểu được cái lý đạo đồng nhất thểthì tất cảtôn giáo đều có sựliên hệmật thiết với
nhau. Các vịgiáo chủcó thể đều là Phật Bồ-tát thịhiện đểcứu độchúng sanh. Hình thức,
danh từ, cách hành đạo khác nhau đểcho hợp với căn cơ, ngôn ngữ, văn hóa, đặc tính riêng
mà thôi. Nhưvậy, tu cách nào mà chẳng “Đạo”, thờvịnào mà chẳng “Giáo”, làm gì có
chuyện chống trái nhau!
Tuy nhiên, nếu nói rằng, “Đạo” là con đường giải thoát thì phải biết có đường ngắn
đường dài, có thẳng có cong. Nói về“Giáo” thì có khó có dễ, có sâu có cạn. Tu hành muốn
được diệu pháp thì phải biết điều chỉnh cho hợp lý, hợp cơ, hợp thời. Người muốn hưởng
chút phước báu thếgian thì khó lòng giải thoát, muốn ởlại cảnh người thì khỏi đi Tâyphương. Tất cảnhững cảnh giới đều tùy tâm sởdục. Cảnh nào cũng có chỗdung thân,
nhưng đã là phước hữu lậu của thếgian, thì lâu hay mau, ít hay nhiều có khác nhau nhưng
nhất thiết chưa thoát vòng sanh tử. Muốn thoát vòng sanh tửthì phải thờPhật, niệm Phật,
cầu sanh Tịnh-độthì mới thành Phật.
Phật dạy “Nhất thiết duy tâm tạo”, thì tất cả đều do chính tâm mình hiển hiện ra. Vật
dụng đểthờ đều có ý nghĩa biểu trưng. Hình tượng biểu trưng cho chơn tâm tựtánh; đèn
tượng trưng cho trí huệquang minh; nhang tượng trưng cho tín tâm, quán tưởng đến ngũ
phần pháp thân Phật: giới, định, huệ, giải thoát, giải thoát tri kiến; hoa là nhân, trái cây là
quả, hoa-quảtượng trưng cho nhân quả, nhắc nhỡrằng trên đời mọi sự đều có nhân quả;
cúng nước tượng trưng cho tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, đừng phân biệt ganh tỵ; nếu tiếng
mõ giúp ta công phu tu hành, nhiếp tâm theo lời kinh tiếng kệ, thì tiếng chuông giúp mình
giác ngộ, hồi tâm tỉnh thức, đừng mê vọng lầm lạc... Tất cả đều có hàm ý giáo dục. Nhưvậy
tượng thờkhông phải tựnó linh, mà chính là chơn tâm tựtính của chúng ta linh.
Thờmột hình tượng nào thì hình tượng đó ảnh hưởng đến tâm linh của ta, và sau cùng
ta nhập vào cảnh giới đó. Muốn thành Phật thì phải niệm Phật, thờPhật. Muốn vềTâyphương thì phải nguyện cầu sanh vềTây-phương. Muốn đi hướng nào thì ta phải tập hợp
tất cảnăng lực vềhướng đó. ThờA-di-đà Phật, niệm A-di-đà Phật thì tâm mình sẽthành Adi-đà Phật. “Tựtánh của ta sẽlà A-di-đà”. ThờA-di-đà Phật thì tương ứng với 48 đại
nguyện của Phật A-di-đà, tương ứng với cảnh giới Tây-phương Cực-lạc. Nội ngoại tương
hợp, cảm ứng đạo giao, nhờthếmà ta được Phật A-di-đà tiếp dẫn vãng sanh vềTây-phương
Cực-lạc, thành Phật tại quốc độcủa Phật A-di-đà. Một đời này viên mãn thành tựu.
Tất cả đều do tâm. Nhưvậy, thờnhiều hình tượng, niệm nhiều Phật và Bồ-tát có
được vãng sanh Tây-phương không?  Được! Nhưng với điều kiện sau cùng phải biết
chuyển hướng vềTây-phương. Nếu tâm không chuyển hướng vềTây-phương thì không thể
vãng sanh Tây-phương được. Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật dạy: “Nếu có chúng sanh trụ
Khuyên người niệm Phật
99
vào pháp đại thừa, dùng tâm thanh tịnh hướng vềVô Lượng Thọ(tức là Phật A-di-đà), thì
niệm đến 10 niệm, và nguyện sanh vềquốc độ đó. Khi nghe được pháp thâm sâu liền
sanh tin hiểu, dẫu như đạt được một niệm thanh tịnh tâm, phát một tâm niệm, niệm đức
Phật đó. Thì người này lúc mạng chung trong mộng thấy được A-di-đà Phật, quyết định
được sanh vềquốc độ đó, được bất thối chuyển, chứng Vô Thượng Bồ-đề”.(VLT kinh,
phần cuối của phẩm 24, tam bối vãng sanh).
Kinh pháp đại thừa sâu rộng vô biên, tu pháp nào cũng được. Nhưng điều quan trọng
là phải biết hồi hướng tất cảcông đức vềTây-phương. Lúc lâm chung phải tỉnh táo, phải tin,
phải hiểu, phải nguyện vãng sanh, và phải niệm A-di-đà Phật, thì một niệm, mười niệm cũng
được vãng sanh. Nhưng dễhay khó?  Rất khó! Vì cái tâm đã tập nhiễm những cảnh giới
khác, vô định hướng. Tu xen tạp thì như đứng trước vạn nẻo đường, sau cùng không biết
chọn đường nào để đi! Nhưngay lúc còn khỏe mạnh, còn sáng suốt mà phân vân chưa rõ,
thì làm sao lúc lâm chung lại có khảnăng chọn lựa! Nghiệp chướng sâu nặng, oán thân
chập chùng, thân tâm đau buốt, gia sựrối ren, mê man bất tỉnh, v.v... đâu có cơhội nào cho
ta thoát nạn!
Chính vì thế, niệm Phật cầu sanh Tịnh-độvẫn là pháp môn thẳng tắt, dễnhất, băng
ngang qua tam giới, thoát ly sanh tửluân hồi, không cần chứng đắc từng đẳng cấp một như
theo chiều dọc. Thật bất khảtưnghì!
Người tu nhiều pháp môn, cuối đời có phước phần niệm mười niệm vãng sanh, chỉvì
nhờthiện căn phước đức sâu dày từnhiều đời kiếp vềtrước bỗng nhiên xuất hiện mới có cơ
duyên này. Sựthành tựu này phải hội đủba điều kiện:
Một là, phải tỉnh táo lúc lâm chung, không được mê man bất tỉnh, không bị điên đảo
khủng bố;
Hai là, gặp đươc thiện tri thức khuyên giải, khai thị;
Ba là, phải phát khởi lòng tin tưởng và quyết lòng thực hiện.
Thếgian tìm được mấy người có may mắn này! Người có thiện căn phúc đức rất sâu
dày, nhưng khi lâm chung không hội đủba điều kiện cũng không thểvãng sanh.
Xin ví dụcụthểcho cha má rõ hơn. Nhưchính cha má suốt đời thờnhiều hình tượng,
tu hành làm người hiền lương, cầu mong được tái sanh làm người, không có ý hướng gì vềsự
thoát ly lục đạo sanh tửluân hồi cả. Tu nhưvậy không phải sai, nhưng chắc chắn rằng, dù
có tu giỏi cách nào đi nữa cũng không thểgiải thoát. Tại sao vậy? Vì chính cái tâm muốn
trởlại thếgian thì không thểthoát khỏi thếgian. Phật dạy, “Tam giới vô an, du nhưhỏa
trạch”, tu cầu được tái sanh làm người là quyết ởlại trong tam giới, thì phải chịu cảnh bất
an, khó bềtránh khỏi bịthiêu, bị đốt! Nhưng may mắn cuối đời nhờcon cháu hỗtrợ, biết
đường thoát ly tam giới, đường vãng sanh Tây-phương thành Phật. Nếu cha má kịp thời tỉnh
Khuyên người niệm Phật
100
ngộ, quyết lòng tin tưởng Phật pháp, xảbỏthế đời, quyết chí niệm Phật, tha thiết cầu xin
vãng sanh, thì cha má đã có được tới 2 phần 3 điều kiện đểthành đạt rồi.
Nhưvậy, được vãng sanh thoát vòng sanh tử đâu phải là khó. Cái chính yếu là mình
có quyết đi hay không mà thôi. Quyết đi thì có cơhội giải thoát. Ngược lại, còn dụdựchưa
quyết, còn vướng bận cuộc đời, còn lưu luyến tình cảm, còn đèo bồng chuyện thếgian, v.v...
nghĩa là còn muốn cái khổnạn trong sanh tửluân hồi thì đành phải chịu nạn vậy! Rõ ràng,
hoàn toàn là do tựmình! Xin cha má suy nghĩthật kỹ.
Gặp được người khuyên, phát lòng thật sựtin tưởng làm theo là đi được 2/3 đoạn
đường, chỉcòn làm sao cho được tỉnh táo lúc lâm chung thì được hoàn toàn tương ứng với
điều kiện vãng sanh. Làm sao được tỉnh táo?Thưa cha má, một là buông xả đểniệm Phật,
hai là hộniệm.
Niệm Phật là phần người ra đi phải làm. Ngày đêm niệm A-di-đà Phật, từng giờtừng
phút niệm A-di-đà Phật, quyết định không niệm gì khác. Nhất hướng chuyên niệm A-di-đà
Phật nguyện sanh Cực-lạc, mỗi lần đau bệnh là mỗi lần cầu đi, không sợchết, không cầu
lành bệnh. Nếu tâm cầu vãng sanh mạnh mẽnhưvậy, thì lúc lâm chung dễ được tỉnh táo để
theo Phật vãng sanh.
Trong kinh Quán Vô Lượng Thọ, phần hạphẩm hạsanh, Phật nói: “Một chúng sanh
tạo nghiệp bất thiện ngũnghịch thập ác, đủcác bất thiện. Người nhưvậy, do ác nghiệp
phải đọa vào ác đạo, trải qua nhiều kiếp thọkhổvô cùng. Nếu người này lúc lâm chung
gặp thiện tri thức dùng nhiều lời an ủi, vì nói diệu pháp dạy bảo niệm Phật, phát lòng tin,
chí tâm xưng danh chẳng dứt đủ10 niệm “Nam Mô A-di-đà Phật”. Do xưng danh hiệu
Phật, nên trong mỗi niệm trừtám mươi ức kiếp tội sanh tử. Lúc mạng chung, thấy liên
hoa dường nhưmặt nguyệt trước mặt người đó. Nhưtrong khoảng một niệm liền được
vãng sanh Cực-lạc thếgiới”.
Mê man là vì nghiệp chướng báo hại, khủng bốvì oan gia tấn công, lạc xuống ba
đường ác là do ác nghiệp dẫn dắt. Chí thành niệm Phật thì được chưPhật gia trì, LongThiên bát bộbảo vệ, được 25 vịHộPháp bảo hộ, chính nhờthếmà tất cảnhững thếlực hung
hiểm không thểphá hoại và mình được an toàn vãng sanh theo Phật.
Còn hộniệm là điều không thểthiếu đểbảo vệngười lâm chung và giữchánh niệm
cho họ. Nếu trong làng có ban hộniệm thì quá tốt, hãy nhờhọtới hộniệm cho mình. Còn
không, thì con cháu trong nhà phải giữnhiệm vụnày, nhất định không thểsơsuất. Muốn hộ
niệm được dễdàng lúc lâm chung, thì ngay bây giờphải thường xuyên tổchức niệm Phật
chung với nhau, mỗi ngày một lần thì quá tốt, còn không, ít ra một tuần phải họp lại đểniệm
Phật, lạy Phật. Phải tập làm quen với không khí niệm Phật. Phải có công phu niệm Phật,
phải có lòng chí thành mới được cảm ứng đạo giao, mới tương ứng được với từlực gia trì
của chưPhật, thì tội chướng mới tiêu trừ, phước huệtăng trưởng. Tổchức niệm Phật chung
Khuyên người niệm Phật
101
với nhau đểkhuyến tấn tu hành, củng cốlòng tin, đến lúc cần thiết thì mọi người đã sẵn sàng
trợniệm cho người ra đi. Lúc đó, trăm người một hướng, mọi người nhứt tâm, đồng lòng
nhất trí niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ. Lực lượng này mạnh lắm, bảo đảm người ra đi sẽ được
Phật phóng quang tiếp dẫn. Có được vậy, mới thấy một đại phước đức trên đời, hằng tỷ
người chưa chắc có ai bì được! Xin tất cảanh chịem hãy cẩn thận suy xét chuyện này, hãy
coi lại thật kỹnhững thưnói vềsựhộniệm. Có lẽcon sẽviết thêm vềsựhộniệm đểgiải
thích cho rõ hơn. Cầu mong cha má thấu hiểu đạo lý, mong tất cảanh chịem hãy quyết lòng
cứu độcha mẹ đểtrọn đại hiếu làm con. Cứu người là cứu chính mình vậy.
Trởlại việc thờphụng, Phật dạy, “Nhất thiết pháp tùng tâm tưởng sanh”, thì chuyện
tốt xấu, họa phước, công tội, v.v... đều ứng hiện đúng theo tâm niệm của mình. Chính cái
tâm mình làm chủ, thếlực bên ngoài chi phối vào chỉlà khách. Sởdĩ, người khách có đến
thăm nhà đều do người chủmởcửa mời vào. Tâm thiện lương có khách thiện lương, tâm tà
vạy có khách tà vạy. Họa hay phước đều ứng hợp với tâm địa của chính mình! Thờmột vị
Phật, chính là đểtâm của mình hướng vềPhật, sau cùng mình thành Phật. Thờmột vịThần
thì chính mình muốn ởlại trong cảnh giới của vịthần. Thờ đức Lão Tửlà mình muốn tu
phép “Vô-Vi” của Tiên gia, thờ đức Khổng Tửlà muốn thực hiện cái hạnh chánh nhân quân
tử, “Hữu-Vi” thếgian. Tất cả đều là sởnguyện của chính ta, chứcác Ngài đã khuất bóng
lâu rồi đâu còn ở đây mà kiểm soát hành động của mình! Cho nên, thờhình tượng là đểsoi
lại chính bản tâm của mình, nhắc nhởta ngày ngày phải noi theo gương đó mà hành đạo.
“Nhất thiết duy tâm tạo”. Phải nắm cho thật vững lý đạo này. Nếu tâm hồn của mình
chánh trực, từbi... thì tất cả đều trởthành thân thiện. Nếu tâm hồn xấu xa, hiểm ác, tà vạy
thì dù có thờhình Phật cũng chỉgây nên tội, cũng là đường tà chứcó hơn gì đâu! Ma-Phật,
Phật-Ma chính ởtâm mình.
Ứng dụng đạo lý này vào thực tếrất là hay. Ví dụ, nếu mình cứcho rằng những người
hàng xóm đều xấu ác, thì ta sẽkhông hòa hợp được với ai và không ai có thểthân thiện được
với mình. Một người thiện lương tốt đẹp, nhưng ta cứganh tỵ đốkỵ, thì dù họcó hiền từ
cũng trởthành đối nghịch. Thờcúng ông bà, nếu ta luôn luôn nghĩrằng ông bà thương yêu,
bảo vệ, hộtrì thì ta sẽthấy an vui, có chỗnương dựa, mỗi lần thắp nén nhang trước bàn thờ
lòng ta sẽcảm thấy ấm áp, an lành, được sựche chở. Nhờvậy mà sắc tướng của ta hỷlạc,
đêm đêm ngủngon, nhiều mộng đẹp.
Ngược lại, nếu cứnghĩrằng, những người chết đó sẽvềbắt mình chết theo, hành tội
mình... thì vừa thấy tấm hình trên bàn thờlà bắt đầu run sợ, bịkhủng bố. Từ đó mà ăn ngủ
không ngon, sắc tướng không tươi, đêm đêm ác mộng!
Tất cảnhững hiện tượng này đều do tâm tạo ra. Phải chăng, chính tâm ta đã biến ông
bà thành Tiên-Hiền thiện lành gia trì con cháu, và cũng chính cái tâm này đã biến họthành
người ác hiểm hãm hại kẻhậu lai!...
Khuyên người niệm Phật
102
Một đạo giáo chính nó không có chánh có tà, mà tà chánh do tâm. Tâm chánh thì
pháp chánh, tâm tà thì pháp tà. Nội ngoại tương hợp với nhau trong đạo nhân quả, duy tâm.
Dựa theo đạo lý này thì chưvịquỷthần có trảthù mình hay không đều do chính cái
tâm của mình chánh hay tà. Nếu tâm ta chánh thì có chánh thần phù hộ, nếu tâm ta tà thì có
tà thần điều khiển. Cha đang theo chánh đạo, thờchánh thần. Chánh thần thì họ đều là
đấng chánh nhân, trượng phu, quân tử.  Đã là chánh nhân quân tửthì làm gì có chuyện đi
hại chúng sanh! Chánh thì phải nương theo Chánh Giác, Chánh kiến, Chánh Tri... trong đó
Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác của NhưLai là ngọn đuốc soi đường chung cho chúng
sanh trong thập pháp giới. ThờPhật là tuyên dương Vô Thượng Chánh Nhân, là đi đúng
đường hướng của tất cảchưvịBồ-tát, Thánh Thần, Thiên Địa. Họkhen ngợi, bảo hộcho ta
chứsao lại nghĩrằng họtrảthù? Phải chăng tựmình đã nghĩsai, tựmình đã tạo lỗi trước.
Thật là không nên vậy.
Phật dạy, “Vạn pháp duy tâm”, thì phải lo tu sửa ngay cái tâm của mình. Cái tâm
của mình nghĩ điều tốt thì mình được điều tốt, tâm của mình tưởng đến điều sai thì đó là tự
mình hại lấy mình!
Ngài Thích-Nhất-Hạnh, một thiền sưVN nổi tiếng nói: “Tiếng chuông huyền diệu
đưa vềnhất tâm”. Nhất tâm là chánh tâm, nghe một tiếng chuông thì nhất định phải đổi cái
tâm niệm lại, đổi tà thành chánh, đổi xấu thành tốt.  Đổi cái tâm lo sợbịtrảthù, thành tâm
được gia trì bảo hộ.  Đổi tâm muốn hưởng phước báu, thành tâm biết thương người giúp đời.
Đổi tâm muốn lăn lộn trong lục đạo luân hồi thành cái tâm muốn cầu thoát ly tam giới.  Đổi
cái tâm muốn trởlại làm người, thành cái tâm muốn thành Thánh Nhân. Đừng cầu mong ở
lại làm phàm phu mà hãy nguyện cầu vãng sanh Tây-phương thành Phật... Tất cảnhững
quan niệm lệch lạc hãy chuyển đổi lại, thì chắc chắn vạn sựsẽ được tốt đẹp. Cứ đổi theo
chiều hướng tốt đẹp thì sẽtận hưởng tất cảmọi sựthiện lợi trong đời.
Cha má ạ! Giải thoát được hay không là do mình có tỉnh ngộkịp thời hay không. Chỉ
có tựcha má thức tỉnh mới cứu được cha má mà thôi. Một lần tỉnh ngộthì thấy rõ đường đi,
biết những gì cần làm. Còn nếu cứgiữkhưkhưnhững quan niệm cá nhân, không chịu nghe
theo lời Phật, thì nghiệp báo của cha cha nhận, khổhải của má má lo. Con không có tài nào
cứu cha má được. Một khi lỡbềlạc vào đường hiểm nạn rồi, thì lúc đó dù cho cha má có rên
la, than khóc từng giờ, từng ngày, từng tháng, từng năm qua hàng vạn kiếp, cũng không có
một người bạn đạo nào tới thăm lom, không có một người quen nào tới an ủi, không một đứa
con nào có thểtới dâng cho cha má chén cháo đâu!  Đây là một sựthực vô cùng khủng
khiếp! Vô cùng kinh hoàng! Vô cùng đau khổ! Không thểnào nói cho hết lời! Vạn vạn lần
xin cha má hiểu cho thấu mà mau mau thức tỉnh, vững lòng niệm Phật tu hành.
Còn vềphần anh chịem, xin nhớcho, đừng nghĩrằng trên đời không có quảbáo, chỉ
vì ngày giờchưa tới đó thôi! Cho nên, xin anh chịem cũng nên cốgắng tu hành, và mau
mau hỗtrợviệc niệm Phật của cha má. Nhắc nhởngười quyết lòng niệm Phật cầu vềTây-
Khuyên người niệm Phật
103
phương. Nhất thiết không hẹn, không chờ, không vì một lý do gì mà phải tựhại mình đến chỗ
thảm thươngï!
Trởlại chuyện thờhình tượng, nếu xưa nay mình thờnhiều hình tượng rồi, không nỡ
thay đổi thì cũng không cần thay đổi nữa. Xin nhắn với anh chịem hãy tùy thuận theo cha
má, đừng quá lo lắng vềchuyện này. Vì thực ra, nếu gượng ép thay đổi một chút hình thức,
mà tâm vẫn còn ái ngại, còn vướng mắc vào đó thì có ích lợi gì đâu! Tất cả đều do tâm tạo
mà.
Điều quan trọng là ta phải thấy rõ đường nào giải thoát đểquay đầu, còn những hình
tượng thờtrên bàn đểtỏlòng kính trọng, ngưỡng mộ, biết ơn... Cho nên, có thểthờchung
trong một bàn thờ, nhưng vịtrí của Phật phải được tôn thượng, trang nghiêm thì cũng không
phải là sựchống trái. Hẳn nhiên, thờnhiều hình tượng nhưvậy dễlàm tâm ta mất chánh
niệm. Tốt nhất vẫn là: chỉthờmột tượng Phật A-di-đà.  Đây là pháp “Quán Tượng Niệm
Phật”, nhất tâm chuyên niệm vềmột hướng đểkhỏi bịlạc lúc lâm chung chứkhông phải là
sựphân biệt.
Nhưvậy, thờnhiều hình tượng khác nhau, tu nhiều pháp môn khác nhau có được vãng
sanh hay không? Có thể được, bằng cách đem tất cảcông đức tu hành được hồi hướng về
Tây-phương đểcầu sanh Tịnh-độ.
Nhưng dễhay khó?  Rất khó! Khó chứkhông phải là không được. Khó ởchỗvì tạp
tu, tạp tu thì không tương ứng với lời nguyện của A-di-đà Phật.  Đây chính là vì tín tâm
không chơn thành, nguyện cầu không tha thiết, hạnh tu không chuyên nhất, nên công đức hồi
hướng vềTây-phương yếu. Bình thời tâm không trụnơi câu Phật hiệu, thì khi lâm chung khó
có thểchuyển đổi tâm ý đểniệm Phật, không biết cầu vềTây-phương. Hơn nữa, sẽbịnghiệp
chướng và oan gia trái chủcông phá làm cho tâm dễbịloạn, không thểcất lời niệm câu Phật
hiệu, vì thếmà không thểvãng sanh. Phật nói: “Đời mạt pháp, ức ức người tu, khó tìm một
người chứng đắc” chính vì chúng sanh không tiếp nhận được lực gia trì của Phật, bịoan gia
nghiệp chướng tựdo công phá. Nghĩlại thử, liệu ta có may mắn hơn ức ức người đó hay
không!? Cho nên Phật mới nói: “chỉcòn nhờcâu Phật hiệu mà thoát khỏi trầm luân”.
Xin cha má suy xét kỹ.
Một vấn đềkhác, “... thờtượng Phật rồi thì quí vịkhác không dám tới nhà...”. Sựái
ngại này cũng không ra khỏi những lầm lẫn bên trên! Phật là đấng đại từ đại bi, cứu độ
muôn loài chúng sanh, chứPhật đâu có bắt tội ai bao giờmà nói thờPhật thì “các vị
khác(?)” không dám tới nhà!
Thật ra, điều này cũng có một phần đúng. ChưPhật NhưLai cứu độchúng sanh trong
thập pháp giới không xảbỏai hết. Một người dù ác tới đâu, nhưng khi biết sám hối, biết
quay đầu cải ác làm thiện thì đều có thểtu hành, lạy Phật, niệm Phật để được độthoát.
Khuyên người niệm Phật
104
Người nào không muốn làm lành, chỉmuốn làm ác thì chắc chắn sẽbịLong Thiên, HộPháp
đuổi ra.
Ngay đối với chính mình cũng vậy, mình thờPhật, nếu có cái tâm thiện lành chân
chính thì được Long Thiên và Hộ-Pháp bảo hộ. Còn nếu có tà tâm, ác hạnh thì dù có thờ
tượng Phật thật lớn cũng không có sựgia trì. Dù cho Thần, Hộ-Pháp không đuổi mình ra
được (vì đây là nhà của mình), nhưng chắc chắn không một vịThiện Thần nào lại đi bảo hộ
người tà ác. Thiện Thần không giúp thì tai ương từ đâu đến chắc cũng không khó đoán!
Nói tóm lại: thờPhật chỉcó tốt chứkhông có xấu, còn nếu bịxấu là do tâm hành của
mình xấu, điều này không liên quan đến việc thờPhật. Chánh-Tà đều do tâm, Họa-Phước
đều do tâm, thì một vịnào đến với mình là tốt hay xấu cũng đều do tâm của mình mà ra. Thế
thì có chi phải ngại chuyện này!
Đểvấn nạn này được giải quyết rõ hơn, con xin trích một một đoạn của thông báo về
“Cứu độnhững chúng sanh khổnạn” do HT Tịnh Không mới vừa đưa ra cho Hội Tịnh Tông
thực hiện, nhằm kêu gọi tất cả đồng tu mởlời giảng pháp của Ngài suốt đêm đểcho chúng
sanh trong hưkhông pháp giới nghe. Thông báo ấy nói rằng:
“.............................
... chúng sanh trong hưkhông pháp giới là một thể. Là đệtửcủa Phật, hôm nay chúng
ta may mắn được nghe Phật pháp, đương nhiên cần phải chiếu cố đến chúng sanh ởtận hư
không pháp giới, nhất là những oan gia trái chủcủa mình trong nhiều đời nhiều kiếp.
Con người đến lúc lâm chung, những oan gia trái chủsẽthường hiện thành
những người thân thuộc đã qua đời của quý vị để đến tiếp dẫn, đến đểtrảthù, thanh
toán quý vị, đến đánh phá quý vịvà làm chướng ngại, không cho quý vịvãng sanh về
nơi tốt lành. Oan oan tương báo nhưthế đến lũy kiếp cũng không thểcùng tận. Thật là khổ
không kểxiết!
Ngày nay chúng ta may mắn hiểu rõ và giác ngộthì phải dùng cái tâm chí thành đểhóa
giải tất cảmọi oan kết. Cầu chưPhật, Bồ-tát gia hộ, khiến họcũng có cơduyên nghe được
Phật pháp, hầu hóa giải những đối nghịch oan trái, hóa thù thành bạn, hóa oán thành thân, từ
đây trởvềsau mãi mãi là bạn đạo trên đường Bồ-đề để đồng thành Phật đạo và cùng nhau
cứu độchúng sanh.
Phàm là những người cầu học, chỉcần chúng ta bắt tay vào việc liền có thểkhiến cho
tất cảchúng sanh trong pháp giới được nghe pháp và đạt lợi ích. Vì sao chúng ta lại không
cùng nhau bắt tay vào việc? Nghĩa là mỗi đêm phát thanh vềPhật học giảng thuyết, đểtừ đó
có thểrộng độchúng sanh đang khổnạn đều có cơhội thính pháp nghe kinh, đểrồi được
cùng nhau bước lên con đường lìa khổ đạt vui, cuối cùng là phát nguyện cầu sanh thếgiới
Tây-phương Cực-lạc, thoát khỏi cảnh khổcủa lục đạo luân hồi.
Khuyên người niệm Phật
105
.................................”
Đây là một đoạn thông báo của cho đồng tu của riêng Hội Tịnh Tông Thếgiới đêm
đêm mởkinh pháp đểcho tất cảchúng sanh trong hưkhông pháp giới tới nghe, hầu giúp họ
giác ngộ, hóa giải oan gia trái chủ, hóa giải kiếp nạn thếgiới. Chương trình này lấy giảng
ký kinh Địa Tạng làm chính.
Chúng sanh này là tất cảhữu tình trong pháp giới, có thiên địa, quỷthần, yêu ma, oan
gia trái chủ, v.v... Người nào có tâm cải ác làm lành thì tới, người nào không có tâm hướng
thiện thì tựhọlánh xa. Tất cảYêu, Ma, Quỷ, Thần, v.v... cũng là chúng sanh trong pháp
giới, có người cũng biết tu hành, có người không tu. Người không tu họthích hợp những chỗ
không thờPhật, người biết tu họtìm vềnhững nơi thờPhật đểhộtrì. Nhưvậy, nhà nào có
chân chánh thờPhật thì sẽcó Thiên Thần, Hộ-Pháp bảo hộ, chúng ta đâu cần lo đến chuyện
người đến kẻ đi!
Phật dạy “Y báo theo chánh báo chuyển”. Y báo là môi trường chung quanh, chánh
báo là chính mình. Tâm mình biết thành tâm tu hành thì tựnhiên chuyển hóa hoàn cảnh
chung quanh. Ý tưởng, hành động, môi trường, con cháu, hàng xóm, người thân, đạo hữu, và
ngay cảchúng sanh trong hưkhông pháp giới cũng từtừchuyển hướng thuận theo người tu
hành. Cho nên, càng tu hành càng có công đức, một là cứu mình, hai là cứu được những
người chung quanh.
Cũng nên chú ý một điều, thông báo bên trên có một đoạn khai thịrất quan trọng:
“... Con người đến lúc lâm chung, những oan gia trái chủsẽthường hiện thành
những người thân thuộc đã qua đời của quý vị để đến tiếp dẫn, đến đểtrảthù, thanh toán
quý vị, đến đánh phá quý vịvà làm chướng ngại, không cho quý vịvãng sanh vềnơi tốt
lành...”.
Niệm Phật cầu vãng sanh Tây-phương Cực-lạc thì vịtiếp dẫn ta là Phật A-di-đà, hoặc
có đủTây-phương Tam Thánh, hoặc có chưThánh chúng Tây-phương. Nghĩa là chưvịBồ-tát hoặc Thánh chúng cõi Tây-phương tùng theo đức A-di-đà đến tiếp dẫn. Khi đau bệnh, ta
quyết một lòng niệm Phật cầu Phật A-di-đà đến tiếp độ, đừng nên xao lãng. Ngoài A-di-đà
Phật ra không được đi theo bất cứmột vịnào khác. Nếu không chú ý điều này, rất dễbịoan
gia trái chủgạt mình vào cái bẫy của họ đểtrảthù, ví dụnhưhóa thành ông tiên, bà chúa,
ông bà, cha mẹ, v.v... tới rủmình đi theo. Nên nhớbất cứtrường hợp nào ta vẫn cứbình
tĩnh, đừng nghĩtới họ, đừng nhìn tới họ, một lòng niệm Phật thì có thểhóa giải tất cảvậy.
Thôi, xin cha má và anh chịem hãy đọc lại thưnày thêm lần nữa. Đường thành đạo
đang ởtrước mắt. Cơhội giải thoát đang có trong vòng tay. Chơn tín lời Phật dạy, thiết
nguyện vãng sanh Tây-phương, một lòng thành tâm niệm Phật thì từ đây ta bắt đầu thành
Khuyên người niệm Phật
106
Phật, một đời này thành Phật chứkhông cần đợi đến đời sau. Nguyện cầu cho thiện căn
phước đức của mọi người hiển hiện đểcơduyên đều được tròn giải thoát.
A-di-đà Phật,
Con kính thư.
(Úc châu ngày 12/1/04).
(Liên Trì Hải Hội)
Kinh Lăng Già Mật Nghiêm chép: “Thà khởi cái thấy ‘Có’ nhưnúi
Tu-Di, đừng khởi cái thấy ‘Không’ dù chỉbằng hạt cải”. Cái thấy ‘Có’
nghĩa là tin nhân quả, giữtưtưởng Phật. Khởi thấy nhưthế được sanh về
cõi Tịnh-độCực-lạc, nên bảo: “Thà khởi thấy Có”.
Khởi thấy ‘Không’, nghĩa là bài bác nhân quả, hủy báng niệm Phật.
Khởi thấy nhưvậy chắc chắn sanh vào A-tỳ địa ngục, nên răn bảo: “Đừng
khởi thấy không”. Đây là điều đáng sợvậy!
(Niệm Phật Tam Muội - Bảo Vương Luận).
(Giác nhi bất Mê,
Chánh nhi bất Tà,
Tịnh nhi bất Nhiễm)
Khuyên người niệm Phật
107
57) Lời khuyên người cháu trai:
(Tiếp theo lời thư44 nói về“Cảnh giới Trung ấm”, Khuyên người niệm Phật, tập 2).
Cháu Truyền,
Câu chuyện cô Lương ThịChuẩn, con ông Lương Văn Liêm ởlàng Vần, xã Yên
Thắng, huyện Long Chánh, tỉnh Thanh Hóa chết năm 1988 đã đầu thai thành cô Hà Thị
Khuyên con ông bà Hà Văn Lợi và Lò ThịSơn ởlàng Buốc, xã Lâm Phú, cùng trong huyện
Long Chánh là đềtài còn khá hay! Thưtrước cậu đã trảlời được vài câu hỏi nhưng chưa
xong. Hôm nay cậu tiếp tục tới phần còn sót lại. Trảlời một thưphải gián đoạn mấy tháng
trường là vì cậu khá bận, chắc cháu hiểu được việc này! Hy vọng cháu cũng có đọc những
lời thưkhác và giúp ích được ít nhiều cho cháu. Cháu có nhiều suy nghĩkhá sắc bén, đáng
khen.
Hỏi: Hiện tượng này có liên quan gì đến Phật pháp không?
Có chứ!  Đây là hiện tượng sanh tửluân hồi mà trong Phật giáo nói rất rõ.  Đối với
Phật pháp, thì câu chuyện của cháu kểrất có giá trị, chứng minh được rằng chết rồi không
phải hết, mà chết chỉlà đổi cái thân. Năm 1988 cô Chuẩn chết, nhưng đó chỉlà thân xác của
cô chết, chứthần thức của cô không chết, đã lang thang theo đám tang rồi đầu thai trởlại
thành cô Hà ThịKhuyên. Những chuyện này nên phổbiến cho nhiều người biết, rất là hay!
Cô Khuyên khi sanh ra lại biết rõ chuyện quá khứcủa mình. Đây vẫn còn là điều khá
huyền bí, khá tếnhị. Sựtếnhịchính là ởchi tiết: ngày cô Chuẩn chết là ngày chịLò thi Sơn
mang thai. Trong câu chuyện, chịLò ThịSơn, mẹcủa cô Khuyên kể: “... vợchồng tôi lấy
nhau hơn bốn năm mà không có con. Hôm đó đi qua làng Vần, chúng tôi gặp đám ma
của một cháu gái. Tôi kêu lên: “Con bé tội nghiệp quá nhỉ!”. Ngay sau đó ít ngày tôi
biết đã có bầu cháu Khuyên...”. Còn lời kểcủa cháu Khuyên: “Hôm đưa đám ma của
cháu ởlàng Vần, có một chịngồi bên đường nói thương cháu quá. Cháu vội nhảy vào
chiếc địu của chị ấy. Từhôm đó cháu “đầu thai” vào nhà chị ấy...”.
Nhưvậy, sau khi chết, “thân trung ấm” của cô Chuẩn vất vưởng đi theo đám tang của
mình, giữa đường gặp một người thốt lên lời thương tiếc đến mình. Sựthương tiếc này đã
tạo nên sựcảm ứng, dẫn đến hành động cô Chuẩn nhảy vào bào thai vừa mới có của chịSơn,
và nằm trong thai đủtháng đủngày mới sinh ra.
Theo thông thường, một thần thức nằm trong bào thai chín tháng mười ngày thì đều bị
cái nạn “sanh khổ”. Sanh khổlà nhập thai, trụthai, xuất thai mê muội. Khi sanh ra thì ký
Đạo lý duy tâm!
Khuyên người niệm Phật
108
ức bịxóa sạch, không còn nhớgì trước đó nữa. Chính vì thếmà trên đời này khó có ai biết
được quá khứcủa mình. Thếmà cô Khuyên lại biết rõ. Thật là một điều kỳbí! Thưtrước
cậu nêu lên vấn đềthần thức đi đầu thai quá sớm, thời gian trải qua trong cảnh trung ấm quá
ngắn. Có lẽhiện tượng này giúp ích nhiều cho ký ức của cô Khuyên(?). Nhưng dù sao đó
cũng không phải là điều chắc chắn. Cảnh giới huyền nhiệm, có nhiều điều chúng ta khó thể
quyết đoán!
Hôm nay, cậu đưa ra thêm một vài khía cạnh khác, dù không hợp lắm với câu chuyện
kểlại của cô Khuyên, nhưng cũng giúp cho cháu hiểu thêm vềcảnh giới. Giảsửcâu chuyện
kểrằng, khi cô bé tên Chuẩn vừa mới chết, một vài ngày sau là cô Khuyên sinh ra, thì có lẽ
sựgiải thích đơn giản hơn. Trường hợp này có thể ứng hợp với sự“đoạt thai”, nhưtrong
kinh Phật có nói đến.
Đoạt thai là sao?Tổng quát, là một thần thức trong cảnh trung ấm đi chiếm đoạt cái
thai của một thần thức khác. Nghĩa là, coi nhưcái thần thức trong thai chưa kịp sinh ra mà
đã bịchết. (Hẳn nhiên, vấn đềnày có thểcòn liên quan đến nhiều yếu tốkhác nữa. Huyền bí
quá phải không?!). Nếu cái thai đó đã gần đến ngày sanh thì thần thức này chỉ ởtrong thai
vài ngày, thậm chí thời gian trụthai ngắn hơn, rồi sanh ra. Chính vì vậy mà họthoát được
cái nạn trụthai, khỏi bịtù đày 10 tháng trong thai ngục.
Giảsử, sựviệc này thực sự đã xảy ra, thì trong năm 1988, em Chuẩn đang sống, đang
vui đùa. Em hái mận ăn, vô ý nuốt phải hạt mận bịnghẽn cổchết thình lình. Sựcốquá bất
ngờ, em chết lúc mới bảy tuổi, còn non dại, ngây ngô, trong sáng, yêu đời, sức sống còn quá
mạnh. Hơn nữa, có thểsốphần của em chưa mãn, chỉvì gặp tai nạn bất ngờmà bị“bất đắc
kỳtử”, cho nên thần thức cứvất vưởng theo đám tang, gặp dịp một người mang thai tới gần,
chỉcần một sựgợi ý là có cảm ứng, đã thúc đẩy thần thức của em chiếm đoạt cái thai của một
linh hồn đã bịmê mệt một cách dễdàng.
Nhưvậy, hành động “nhảy vào chiếc địu” ấm áp đểnằm, thực ra là một sựtấn công,
đuỗi một linh hồn khác ra ngoài, chiếm đoạt lấy bào thai và sanh ra thành cô Khuyên. Sau
này, khi nhà báo Nghĩa Tân hỏi tới thì cô Khuyên không còn nhớ được chi tiết đểkểlại. Lý
luận này trảlời có phần thích đáng hơn là thân trung ấm nhưtrong thưtrước.
Nếu đúng theo trường hợp này, thì lời kểlại của chịLò ThịSơn đã không được chính
xác. Nghĩa là, chị đã có thai gần sanh rồi mới đến thăm làng Vần, gặp đám tang của một
cháu nhỏ, chịthấy tội nghiệp cảm mối thương tâm mà than lên rằng: “Con bé tội nghiệp
quá!”, rồi trởvềnhà một vài ngày sau thì sanh liền. Nhưng vì thời gian đã mười ba năm trôi
qua, công việc làm ăn bận bịu, chị đã quên mất chi tiết này chăng!?
Đoạt thai là một hiện tượng phổbiến, thường có xảy ra mà mình không hay đó thôi.
Nhất là những trường hợp bịchết bất ngờvì tai nạn. Ví dụ, nhưmới đây, cậu có kểvới cậu
Đường câu chuyện một anh giám đốc bịtai nạn chết bất ngờrồi đầu thai thành chó. Đây là
Khuyên người niệm Phật
109
câu chuyện có thực, và được người ta đem đóng lại thành phim, với tựa đềlà “FLUKE!”
(Tạm dịch: “Tấn tuồng may rủi!”). Có phúc báu, có quyền thếlà “May”. Nhưng chết lại bị
thành chó, đó là “Rủi”! May đó, rủi cũng đó. Phải chăng cuộc đời giống nhưmột tấn tuồng
trên sân khấu! Phim này được Hội Tịnh Tông cho phát hành trong nội bộ đểnhắc nhở đồng
tu.
Con chó sanh ra rất thông minh, biết được trước đây mình làm giám đốc một công ty,
khi đến văn phòng cũnó nhảy ngồi lên cái ghếcủa giám đốc với tướng bộrất oai phong, nó
tìm được xâu chìa khóa đã bỏquên, biết được những ngăn tủchứa giấy tờquan trọng, v.v...
Tại sao đã bịthành chó rồi mà còn biết rõ chuyện quá khứvậy? Vì đã đoạt thai của
một linh hồn trong thai chó. Khi sanh ra, thân thểlà chó, nhưng linh hồn lại là người. Con
người nằm trong thân chó. Nói rõ hơn, chết rồi thành chó. Nếu thai đó đã đến ngày sanh,
vừa mới đoạt thai là sanh ra liền thì người đó chỉtrải qua một biến cốgiống nhưmột cơn ác
mộng rồi tỉnh dậy, tiếp tục sống trởlại! Nhưng buồn thay! Một cơn ác mộng đã thành sự
thật, đưa hẳn một con người vào hàng súc sanh. Trước đây một vài ngày thì oai phong lịch
lãm của một vịgiám đốc, sau một vài ngày thì phải lăng xăng tranh núm vú với đàn chó con!
Đây chính là một sựluân hồi đọa lạc, chết rồi đầu thai trởlại là sựthật mà nói ra thì ít ai chịu
tin!
Tại sao lại tái sanh vào hàng súc sanh?Cái nguyên nhân chính là do trong đời làm
nhiều điều xấu, tâm hồn u ám, ngu muội. Nghiệp xấu ác do mình tạo ra trong nhiều đời
nhiều kiếp luôn luôn bám sát theo mình đểchờcơhội dẫn dắt mình vào ba đường đọa lạc:
địa ngục, ngã quỷ, súc sanh. Cậu thường nhắc đến vấn đềý niệm khởi ra khi lâm chung có
ảnh hưởng rất lớn, nó có thểquyết định đường tái sanh: sân giận bị đọa địa ngục, ngu si bị
đọa súc sanh, tham lam bị đọa ngã quỷ. Một người chết đầu thai vào bụng chó, nguyên gốc
của nó chính là sựngu si!
Tại sao lại ngu si?Vì lúc sanh thời không chịu nghe pháp Phật, không chịu phản tỉnh
lỗi lầm, bướng bỉnh sống theo những ý nghĩnông cạn, không sáng suốt phân biệt thiện ác,
phải trái, trắng đen. Đây là cái nhân của sựngu si! Ngoài ra, những người thích ăn nhậu, say
sưa, hút xách, suốt ngày ưa ngủli bì, v.v... cũng dễtạo ra cảnh giới mê muội, hôn trầm, có
thểtạo nên hậu quảkhông tốt sau khi chết!
Cũng nên nhớ, danh từ“ngu si” này không phải là người thiếu lịch lãm, thiếu học, kém
thông minh của thếgian, mà chính là thiếu cái huệcăn trong Phật pháp. Trí huệthuộc về
xuất thếgian, thông minh là trí thức thếgian, hai chuyện khác nhau. Ví dụ, anh giám đốc
bên trên lúc còn sống rất có nghịlực, thông minh, có đủnăng lực điều hành thành công một
công ty lớn, nhưng khi chết lại không sáng suốt đểnhận rõ đường thiện đường ác, nên không
biết chỗnào tốt để đi đầu thai. Vì ham muốn sựsống trởlại quá mãnh liệt nên bất chấp hậu
quả, đã quyết tranh giành cái thai chó, đểrồi vạn kiếp sống trong cảnh giới súc sanh!
Khuyên người niệm Phật
110
Chuyện đầu thai chuyển thếcòn dài, còn rất nhiều trường hợp nhưthếthân, mượn
thân, thay hồn đổi xác, v.v... Tất cảnhững chuyện này quá huyền bí! Chúng ta không nên
khai thác sâu hơn. Tuy nhiên cũng nên biết thêm một chút vềsựgiáng sanh của các vịThánh
nhân.
Đầu thai là chúng sanh theo nghiệp thọsanh, còn giáng sanh là trường hợp các vị
Thánh Nhân, Phật, Bồ-tát chủtâm hạsanh xuống trần. Trường hợp này, khi sanh ra thường
có những điềm lành bất khảtưnghì như: ứng mộng, hương hoa, hào quang, hiện tướng lành,
v.v... những hiện tượng hiển linh đặc biệt mà người thường nhưchúng ta không dễgì suy
luận được. Hầu hết các Ngài cũng thịhiện sanh ra, lớn lên bình thường nhưmọi người,
nhưng khi đã chọn nơi đểhạsanh, thì theo nhưlời ngài Ấn Quang tổsưdạy, thường phải có
một thần thức khác tới trụthai chờngày các Ngài tới. Chính vì thếmà ngày giáng sanh
người mẹthường thấy được sự ứng mộng đặc biệt. Ví dụnhưMa-Da phu nhân đã nằm
mộng thấy có một vịcỡi voi trắng sáu ngà giáng hạmà sanh ra thái tửTất-Đạt-Đa (tức là đức
Phật Thích-ca Mâu-ni).  Điều này có nghĩa là, đức Phật Thích-ca Mâu-ni đã thịhiện xuống
trần với thân phận là thái tửTất-Đạt-Đa, đây chỉlà một ứng hóa thân của Ngài đểkhai mở
Phật đạo ởtrái đất này nhằm cứu độchúng sanh, chứthái tửTất-Đạt-Đa không phải là người
bình thường rồi tu hành mới thành Phật. Trong kinh Phạm Võng, Phật nói trước khi ứng hóa
thành thái tửTất-Đạt-Đa, Ngài đã xuống trần tất cả8 ngàn lần rồi mà chúng ta đâu có hay!
“Nhứt Phật xuất thế, thiên Phật hộtrì”.  Đức Thích-ca Mâu-ni đã thịhiện thành
Phật tại quả đất này đểlập đạo thì hàng ngàn vịPhật và Bồ-tát khác cũng giáng phàm đểhộ
trì cho đức Bổn SưThích-ca xây dựng đạo pháp. Các Ngài đóng đủcác vai trò nhưlàm
người thân, đệtử, người xuất gia, cưsĩtại gia, v.v... đểcùng hoằng dương Phật pháp, cứu độ
chúng sanh. Các Ngài thịhiện một cách bí mật và âm thầm hành đạo, chứtuyệt đối không
bao giờthốlộtông tích.  Đây là một nguyên tắc trong Phật môn, tránh cho chúng sanh lầm
lẫn, nhất là giữa thời mạt pháp loạn lạc, chánh tà lẫn lộn. Tại sao vậy? Vì ngoài đức Phật
Thích-ca Mâu-ni xuất hiện chính thức đểkhai đạo ra, nếu các vịPhật khác xưng là Phật, thì
hàng ngoại đạo cũng có thểtựxưng là Phật, lúc đó làm sao chúng sanh phân biệt được ai thật
ai giả! Cho nên, nếu cháu có ý hướng tu hành, làm lành lánh ác, hướng thượng tâm linh, thì
cần phải chú ý đến điều này. Nhất thiết không được hiếu kỳmà mang hại đó!
Hỏi: Nhưvậy, ngoài thếgiới mình đang sống, chẳng lẽcòn một thếgiới khác
nữa? Thếgiới khác đó ra sao?
Không phải chỉcó một thếgiới khác, mà có rất nhiều thếgiới khác đang sống trên vũ
trụpháp giới này, không thểnào đếm hết. Trong kinh Hoa Nghiêm, Phật nói có “chủng
chủng sát độ”. Nghĩa là thếgiới có trùng trùng điệp điệp, vô lượng vô biên. Không phải là
hàng ngàn, hàng triệu, hàng tỉ, mà nhiều đến nỗi không còn có thể đếm thành số được nữa,
nên mới gọi là “Vô lượng thếgiới hải”.
Khuyên người niệm Phật
111
Trong kinh Phật nói, cõi Ta-bà là giáo khu hóa độcủa đức Thích-ca Mâu-ni Phật, rộng
đến tam thiên đại thiên thếgiới, nghĩa là 1.000 x 1.000 x 1.000 = 1 tỉ đại thiên thếgiới.
(Cũng nên nhớ, đức Thích-ca Mâu-ni Phật không phải chỉlà thái tửTất-Đạt-Đa, mà thái tử
Tất-Đạt-Đa chỉlà một ứng thân của Phật tại trái đất này mà thôi. Nói rõ hơn, có hàng tỉ đức
Thích-ca Mâu-ni thịhiện xuống ởhàng tỉhành tinh khác, những nơi có sựsống trong cõi Tabà đểgiáo hóa chúng sanh).
Một đại-thiên-thế-giới có một ngàn trung-thiên-thế-giới, một trung-thiên-thế-giới có
một ngàn cái tiểu-thiên-thế-giới, một tiểu-thiên-thế-giới có một ngàn thế-giới. Một cái thế-giới không phải là một quả địa cầu, mà hiện nay có nhiều người nghiên cứu chứng minh ra
rằng, một thếgiới trong kinh Phật nói có thểrộng lớn nhưmột dãy ngân hà.
Hàng đêm chúng ta nhìn lên bầu trời thấy vô vàn vì sao lấp lánh, một vì sao đó không
phải chỉlà một hành tinh nhỏnhưquả địa cầu, mà có thểlà một thái dương hệ. Có hàng tỉ
thái dương hệ đang hoạt động trong dãy ngân hà này. Trong hưkhông pháp giới có hàng tỉtỉ
cái dãy ngân hà. Tất cả ở đó đều có sựsống, dưới hình thức này hay hình thức khác. Hãy
tính thửcoi, nhưvậy trong vũtrụnày có bao nhiêu thếgiới? Hơn nữa, ngoài những thếgiới
chúng ta có thểthấy, còn có vô lượng cảnh giới mà mắt thường chúng ta không thểthấy
được.
Có nhiều người nghĩrằng, kinh Phật nói có vô lượng thếgiới, tại sao các phi hành gia
bay lên mặt trăng, tới sao hỏa, bay vào không gian họkhông thấy gì cả? Thực ra, đâu cần gì
phải bay vào không gian mới không thấy, ngay trước mắt chúng ta vẫn có thiên địa, quỷthần,
yêu ma, v.v... sống chung lộn với loài người mà ta cũng không thấy! Khi một người mất,
thân xác thì liệm trong hòm, còn linh hồn của họvẫn đứng buồn xo trước mặt người thân.
Hỏi rằng, đã có ai thấy được chưa?
Vào khoảng tháng 11/1999, cậu có một người bạn thân bịnạn cảnh ma, khá dễsợ!
Anh ta bịmột con ma nữchận đường rồi theo luôn vào nhà và sau đó muốn nhập vào người
anh. Có lúc cha của anh vào phòng ngồi cách con ma có nửa thước mà không thấy, còn anh
ta thì thấy rõ ràng. Thường khi thì con ma ngồi trong một góc phòng, tóc phủtrùm cảmặt.
Có một đêm con ma đứng lên, từtừtiến tới càng lúc càng gần và nhưmuốn nhập vào người
anh. Trong lúc quá hãi sợ, anh bạn vớ được chiếc điện thoại cầm tay và gọi cầu cứu đến cậu...
Câu chuyện này khá dài, cậu chỉtóm tắt là: trong đêm đó cậu hướng dẫn anh bạn và
một người bạn khác lái xe tới nhà cậu. Cậu đã giúp anh ta bằng cách khuyên anh phải liên
tục niệm Phật, khuyên con ma niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ, mình hứa niệm Phật tiếp sức hồi
hướng công đức cho cô chứtuyệt đối không cho mượn thân, nghĩa là, phải cứng rắn từchối,
niệm lớn câu Phật hiệu khi cô muốn nhập. Chỉvậy thôi, trong vòng hai ngày anh ta giải được
nạn.
Khuyên người niệm Phật
112
Chuyện này cũng chưa hay, còn có chuyện khác hay hơn nữa. Hiện ởtại đây, có một
ông bác tên là Nguyễn Văn Th..., pháp danh là T.M, tuổi trên 70, hàng ngày đều thấy ma, rất
nhiều, có khi có cảhàng chục, hàng trăm con. (Thực ra, ta gọi là ma cũng hơi sai, vì họ
cũng là chúng sanh nhưchúng ta, đang sống trong những cảnh giới khác mà thôi). Những
chúng sanh này có duyên với bác, thường xuyên tiếp xúc với bác từSydney, một thành phố
cách Brisbane cảngàn cây số. Khi về đây tu tập, bác vui tánh mời, thửcoi họcó theo được
không. Không ngờ, sau khi xuống xe lửa vừa vềtới liêu phòng ởBrisbane thì bác đã thấy
chúng tụtập đầy nhà chờbác. Có nhiều đêm chúng còn chen mình nằm cùng giường với
bác. Sựviệc quá thường xuyên nên bác không còn sợnữa. Bác nói với chúng, muốn tu hành
thì ở đây tu, đừng phá phách là được. Hàng ngày bác niệm Phật rồi hồi hướng cho chúng.
Trong năm vừa qua, bác thỉnh chưvịTăng Ni làm lễquy y Tam Bảo cho chúng hai lần. Có
một dạo cậu ngủchung nhà, có khi chung phòng với bác. Bác thì thấy ma đầy nhà, còn cậu
và những người khác không ai thấy gì cả. Đây là chuyện hoàn toàn có thực.
Vậy thì, cần gì phải đợi bay vào không gian mới không thấy! Phật nói, “Pháp giới
mông huân”, cảnh giới trong vũtrụnày vô lượng vô biên, không cùng không tận, huyền bí
phi thường! Biết bao giờcon mắt bình thường của con người mới có thểthấy cho hết!
Bên trên là nói thếgiới rộng lớn bao la vô tận, từquả địa cầu này nhìn ra ngoài vũtrụ
hưkhông. Bây giờthửnhìn sâu vào trong đến thếgiới tếvi. Trong kinh Hoa Nghiêm, Phật
nói, trong thếgiới có vi trần, trong vi trần có thếgiới, trong thếgiới lại có vi trần...
chủng chủng vi trần sát. Vi trần là một vật thểrất nhỏ, có thểnhỏ đến mắt thường không
thểthấy được. Ấy thếmà trong vi trần lại có thếgiới sống trong đó. Trong thếgiới đó lại có
vi trần khác, rồi trong vi trần đó lại có thếgiới nữa... trùng trùng chủng chủng, vô lượng vô
biên, không thểnghĩbàn được!
Nghe đến điều này, chắc chắn nhiều người cảm thấy mơhồ, xa vời, quá sức trừu
tượng, không còn biết đâu đểlý giải nữa! Nhưng cháu ạ, nếu ngộ được lý đạo này thì thích
thú lắm. Ngôn từ, chữnghĩa thếgian không đủsức đểdiễn tả! Cậu sẽcốgắng đưa ra một số
ví dụcụthể, dựa theo đó mà cháu liên tưởng ra thếgiới hải, chứcòn lý đạo thì quá sâu rộng,
quá siêu hình, không thểnào diễn tả được đâu!
Phật nói trong thếgiới có thếgiới. Ví dụnhư, quả địa cầu chúng ta là một hình thức
thếgiới, trong đó có hàng trăm quốc gia, mỗi quốc gia là một thếgiới. Trong một quốc gia
có hàng triệu người, mỗi người sống theo thếgiới riêng của họ. Giảnhưgom lại, tất cảsinh
hoạt của loài người trên quả địa cầu này là một thếgiới, thì vẫn còn có vô vàn những thếgiới
khác đang sinh hoạt chung với chúng ta. Con cá dưới nước, con chim trong rừng, con muỗi
trong lùm cây, đều có thếgiới riêng của chúng. Con sâu nằm trong trái táo, thì trái táo là thế
giới của nó. Trong bụng con sâu vẫn còn có thếgiới của loài vi trùng, vi khuẩn. Trong thân
thểcủa loài vi khuẩn vẫn còn có những phân tử, điện tử đang hoạt động với tốc độquay
cuồng rất nhanh.  Đó đều là sựsống có hoạt động hẳn hoi. Nếu thấy được điều này thì trong
Khuyên người niệm Phật
113
thân thểcủa chúng ta là cảmột đại vũtrụ đang sinh hoạt, trong từng lỗchân lông là cảmột
thếgiới đang sống. Phải chăng thếgiới sống trùng trùng vô tận!
Nên nhớmột điều, những cái chúng ta không thấy không phải là không có. Con
kiến chúng thấy không gian chung quanh chỉlà một màn trống rỗng, nhưng thực sựcó con
người thân thểlớn hơn chúng cảtỉlần đang nhìn thấy chúng rõ ràng. Tại sao chúng không
thấy? Vì mắt của chúng quá kém! Quỉthần, thiên địa, yêu ma, v.v... đang theo dõi từng cử
động của con người, trong khi con người không thấy được họ! Tại sao không thấy? Vì mắt
của con người quá kém!...
Rất nhiều trường hợp một sinh vật này thấy được sinh vật khác, nhưng sinh vật khác
không thấy lại được. Quỷthần thấy ta, ta không thấy họ.  Đêm càng đen tối con cú thấy càng
rõ, còn con người thì không. Tia hồng ngoại có thểnhìn suốt qua màn đêm, tia sáng X nhìn
xuyên qua một sốvật chất, v.v... tất cảnhững điều này mắt con người không có khảnăng.
Không gian đa chiều, mắt chúng ta chỉbắt được có ba chiều, nếu có một vật xuất hiện trong
chiều thứtư, thứnăm, v.v... thì ta chịu thua.
Cảnh giới nhưlà hiện tượng của làn sóng ba động. Những hình ảnh sống động bay
lượn khắp bầu trời, chiếc TV bắt được mà ta không được. Nhiều âm thanh xuất hiện thường
trực trong không gian, ta không nghe, nhưng chiếc máy điện thoại, chiếc máy thâu thanh có
thểbắt được, v.v... Rất nhiều ví dụ đểdiễn tảcảnh giới trùng trùng trong vũtrụ, mỗi cảnh
giới đều có sựhoạt động riêng trong từng giây từng phút mà chúng ta không hềhay biết.
Trong kinh A-di-đà, Phật nói cách đây hơn mười vạn ức cõi Phật độcó một thếgiới
gọi là ThếGiới Tây-phương Cực-lạc của đức Phật A-di-đà. Với khoảng cách xa nhưvậy, đối
với khoa học ngày nay vĩnh viễn không bao giờcó thểkhám phá ra được. Vậy mà một người
quyết lòng tín tưởng, chí thành niệm Phật không gián đoạn, không hồnghi, không niệm tạp
nhạp, tha thiết cầu sanh về đó, thì trong một đời này khi hết báo thân sẽsanh vềtới đó. Đây
là sựthật, rất nhiều người đã được vãng sanh. Sựviệc này chứng minh rõ ràng rằng lời Phật
nói không sai. Đây là một thếgiới vô cùng trang nghiêm, vĩ đại, đẹp đẽ, vi diệu vô cùng, khó
có thểdiễn tảthành lời. Phật nói, ở đó con người không phải là thai sanh mà từhoa sen hóa
sanh ra. Một hoa sen nhỏnhất cũng lớn bằng vài tỉnh của VN, có hoa lớn đến nỗi cảnước
VN chỉbằng cánh hoa mà thôi. Trong hoa sen đó là cảmột thếgiới cho chúng ta sống, có
cung điện, lầu các, phương tiện du hành, tiện nghi cho cuộc sống đều tùy tâm ứng hiện, như
muốn tới nơi nào tựnhiên nơi đó hiện ra, muốn vềthăm làng cũthì tức khắc làng xưa của
mình có ngay, bà con cô bác đang hoạt động ngay trước mặt. Nói chung đây là cảnh giới
sống rất an vui, tốt đẹp, không có khổmà đức Phật A-di-đà hiến dâng cho chúng sanh khi
vãng sanh hưởng dụng đểan tâm tu hành chờngày thành Phật.
Cảnh giới Tây-phương Cực-lạc thật không thểnghĩbàn! Nói ra thì giống nhưmột sự
tưởng tượng, nhưng thực sựcó thực, với trí óc bình thường con người không bao giờhiểu
tới! Ở đó có những hàng cây cao đến 400 vạn dặm, có nghĩa là nếu mọc từquả đất thì nó cao
vượt khỏi mặt trăng. Chu vi của thân cây lớn đến 5 ngàn do tuần, tính ra cái gốc cây lớn hơn
Khuyên người niệm Phật
114
quả địa cầu ít ra cũng 5 lần. Một chiếc lá rộng đến 200 ngàn dặm, dùng chiếc lá đó có thểgói
gọn quả địa cầu này chẳng khác gì nhưgói một viên kẹo. Nhưvậy, quả đất này quá nhỏ, nhỏ
đến thảm thương, nhỏxíu nhưmột viên kẹo, thếmà trên viên kẹo đó lại có hàng tỉcon người
sinh hoạt, có vô lượng sinh vật các loài đang sống! Quả địa cầu này so sánh với Tây-phương
Cực-lạc thì có khác gì một thứvi trần!
Cảnh giới thật sựvô lượng vô biên, trùng trùng điệp điệp, chúng sanhvì không hiểu
nên cứbám chặt lấy cảnh giới ô uếcủa mình mà đành vạn kiếp khổ đau, không có ngày giải
thoát. Con dòi bám lấy bãi phân, con kiến bám lấy cái hang, con sâu bám lấy trái táo, con bò
bám lấy cái chuồng, con người bám lấy cái nhà, v.v... tất cảchỉlà những vật bất tịnh, nhỏbé,
vô thường, khổnạn! Đâu ngờrằng còn có những cảnh giới trang nghiêm, thanh tịnh, vi diệu,
vĩ đại, tốt đẹp phi thường, đang dâng tặng mà chúng sanh không chịu hưởng. Thật là đáng
tiếc!
*) Cảnh giới nhưthếnào?
Cảnh giới trong vũtrụhưkhông do chính tâm của chúng ta biến hiện ra. Lý đạo này
cao lắm! Đểcho dễhiểu, cậu vẽcái đồhình bên trên làm biểu trưng đểgiúp cháu suy
nghiệm. (Nên nhớ đây chỉlà hình vẽbiểu trưng cho dễhiểu mà thôi, chứ đừng nên chấp vào
cái hình. Ví dụnhưNgài Tịnh Không khi nói vềcảnh giới Ngài thường dùng cái màn ảnh
TV làm ví dụ, băng tần ví nhưcảnh giới, màn ảnh là nơi diễn ra tất cảcảnh giới.  Đây chỉlà
ví dụ, đểbiểu trưng chứkhông phải cảnh giới là cái máy TV).
5
(X)
(X)
Trong đồhình, mỗi vòng tròn tượng trưng cho một không gian, một cảnh giới. Vạn
pháp duy tâm, thì khởi đầu của vạn vật vũtrụlà ởtại tâm, chỉlà một điểm (X). Điểm (X) ở
tại đây, nghĩa là tất cảmọi cảnh giới trên vũtrụ đều có thể ởtại đây chứkhông ở đâu xa cả,
nhưng môi trường hoạt động thì hoàn toàn khác nhau. Có cảnh giới chỉlẩn quẩn trong vòng
số1, có cảnh giới rộng lớn vô cùng, vô tận, vô biên nhưkhông gian số5. Một chúng sanh
sống trong cảnh giới số1, hỏi tới điểm (X) ở đâu? Ở đây! Ởngay trong cái hang nhỏxíu tối
tăm này. Đối với một người trong không gian số4, hỏi tới điểm (X) ở đâu? Cũng ở đây!
Nhưng từchỗnày họcó thểnhìn thấu suốt cảdãy ngân hà, đi qua cảnhiều thái dương hệ,
4
3
2
1
Khuyên người niệm Phật
115
thăm viếng vô lượng hành tinh. Rõ ràng cũng tại một nơi nhưng không gian hoàn toàn khác
nhau, cảnh giới hoàn toàn khác nhau.
Cảnh giới tương ứng với tâm lượng. Tâm hồn hẹp thì cảnh giới hẹp, tâm hồn rộng thì
cảnh giới rộng. Con kiến chấp lấy cái hang thì hoạt động quanh quẩn cái hang, cảnh giới của
chúng là cái vòng số1. Con người chấp lấy cái trái đất này, tưởng là vĩ đại nhưng thực ra chỉ
lần quần trong cái vòng tròn thứ2. Quỷthần vòng thứ3, chưthiên vòng thứ4, v.v... Khi trở
về được với tựtánh, tâm lượng mởrộng vô biên thì cảnh giới cũng mởrộng không còn biên
giới. Đây chính là cảnh giới của chưPhật, Bồ-tát.
Hiểu được chỗnày ta mới thểhội được cái lý đạo thậm thâm vi diệu trong kinh Phật.
Phật nói, tất cảchưPhật sát độ, mười phương pháp giới không rời khỏi chỗnày, gọi là “Bất
ly đương xứ”. Đương xứlà tại đây. Nghe nhưvậy, xin chớ đừng tựmãn mà cho rằng ta
đang ởtrong cảnh giới Phật. Không đâu! Không gian bất đồng vi thứ, chiều kích khác nhau,
cảnh giới khác nhau, tâm lượng khác nhau đã làm cho chúng ta tựngăn cách với cảnh giới
Phật.
Nói sâu hơn nữa, cảnh giới Phật ởtại đây, chưThiên, Thần Thánh, Ma Quỷcũng ở
đây, tam đồác đạo cũng ở đây luôn, nhưng cảnh giới của ai tựngười đó sống. Sựngăn cách
này là do cái niệm trong tâm. Phật-Ma, Ma-Phật đều ởtại tâm vậy!
Tâm vọng tưởng, phân biệt, chấp trước đã làm phân cách không gian. Không gian
cách ngăn ra thành từng ô nên gọi là xứxứ. Sởdĩcó xứxứ đều là do tâm niệm mà có, cho
nên xứxứbất ly đương niệm, một niệm khác nhau tạo ra một cảnh giới khác nhau. Cái vọng
niệm của chúng sanh quá nhiều, nên cảnh giới hình thành cũng nhiều đến vô lượng vô biên!
Khi nào ta trởvề được với tựtánh thanh tịnh thì không gian không còn biên giới nữa. Xứxứ
đã mất, niệm niệm cũng mất, đây là cảnh nhất chân pháp giới, “Biến nhứt thiết xứ”.
Cảnh giới trong kinh Phật nói thật sựlà rộng bao la vô cùng vô tận, siêu vi huyền diệu.
Con người ngày nay đang sống trong thếgiới hiện tượng nên khó chấp nhận điều này. Tuy
nhiên, Phật pháp nói cao diệu thì thật cao vô thượng, nhưng nói vê thực tếthì cũng thực tế
nhưsự ăn mặc, tiếp vật, đối người. Cháu hãy nhìn lại cái đồhình bên trên một lần nữa mà
suy nghiệm.
Ví dụ, một người ích kỷ, chỉsống cho riêng cá nhân, không cần biết đến một ai khác,
thì chắc chắn cũng không có ai cần đến họ. Sướng khổ, vui buồn, sống chết... mặc thân.
Cảnh giới của họthực sự đã thu hẹp nhưvòng tròn số1. Nếu họbiết thương đến gia đình,
nghĩ đến người khác, tín nghĩa với bạn bè, thì thếgiới của họnới rộng ra đến vòng số2. Nếu
họtrung với nước, hiếu với dân, biết thương người, biết lo cho dân tộc, biết phục vụchúng
sanh, thì tầm hoạt động của họ đã rộng đến khắp cảnước, uy đức của họ đã ảnh hưởng đến cả
thếgiới, thì cảnh giới của họlớn đến số3, số4, v.v... Rõ ràng cảnh giới mởrộng theo tâm
lượng của con người. Cách đây 3 ngàn năm, thái tửTất-Đạt-Đa có tâm hồn thật vĩ đại, thật
Khuyên người niệm Phật
116
cao thượng. Ngài có tâm đại từ, đại bi, đại trí, đại dũng, quyết tâm cứu độtất cảchúng sanh
khổnạn trong hoàn vũ, thành ra cảnh giới của Ngài đã rộng lớn đến tam thiên đại thiên thế
giới, đến hàng tỉdãy ngân hà!
Chơn tâm bản tánh của chúng ta nếu nói lớn thì có thểchâu biến pháp giới, gọi là “Chí
đại vô ngoại”, không có gì ởngoài tâm. Ngược lại, nếu nói nhỏthì nhỏ đến “Chí tiểu vô
nội”, không có thểchứa được một vật nhỏnào bên trong. Chơn tâm của chúng ta hoàn toàn
trong sạch, thanh tịnh, vắng lặng, không nhiễm một hạt bụi trần, không chứa một vật gì bên
trong nên mới “vô nội”.  Đây chính là cảnh giới của “CHƠN KHÔNG”. Dù là chơn không,
nhưng một khi nó phát ra diệu dụng thì sanh ra sơn hà, đại địa, vũtrụ, nhân sinh, tất cảvạn
vật, không có cái gì ởngoài chơn tâm nên mới “vô ngoại”.  Đây chính là cảnh giới “DIỆU
HỮU”. Chơn-không diệu-hữudiễn tảcái Thểvà cái Dụng của chơn tâm, bao hàm từchỗ
nhỏnhất cho đến chỗlớn nhất vậy.
Cho nên, đối với cái tâm, tầm cỡnào nó cũng có thểdung chứa được cả. Tốt-xấu,
trắng-đen, thị-phi, thiện-ác, có-không, vật chất hay tinh thần, v.v... tất cả đều hàm chứa trong
cái tâm. Mình muốn làm Thánh Nhân thì mình sẽtrởthành Thánh Nhân, mình muốn làm
phàm phu thì mình trởthành phàm phu, muốn cảnh giới nào thì cái tâm nó hiện ra cảnh giới
đó. Chính vì thếmà cái tâm này nó có thể đưa ta đến ngôi vịPhật, Bồ-tát, đại giác, đại trí
huệ. Ngược lại, cũng chính cái tâm này lại xui khiến ta chui vào bãi nhơlàm kiếp con dòi,
nấp vào cái hang sống đời con kiến, tìm tới những cảnh giới khốn nạn của loài ngã quỷchịu
đói khát vạn đời, hoặc chui xuống địa ngục đểchịu khổcực vĩnh kiếp, khó có ngày thoát
thân!
Nhất thiết duy tâm tạo, đây là đạo lý nhất định không sai. Hiểu được điều này thì làm
người chúng ta cũng nên biết lo tu tâm dưỡng tánh, biết thương người giúp đời, biết lo hướng
thượng tâm linh đểcho cảnh giới của mình càng ngày càng rộng, càng cao thượng. Người có
“Tâm bao thái hư, lượng châu sa giới”, nghĩa là tâm hồn cao thượng bao la, thì cảnh giới
của họrộng bao trùm thái hư, công đức sẽlớn đến khắp cõi pháp giới, tương lai sẽ được về
những cảnh giới tốt đẹp trang nghiêm. Ngược lại, người có tâm hồn hẹp hòi, xấu ác, thì tựhọ
nhốt tù chính họtrong những cảnh giới nhỏhẹp, khó khăn, khổnạn, tương lai sẽ đi vềnhững
cảnh giới tối tăm. Phật nói, nhân nào quả đó. Đây là định luật của nhân quả, không thểthay
đổi được!
Trong vũtrụnày có thếgiới trùng trùng, vô lượng vô biên cảnh giới là sựthực. Một
người chết đi, đầu thai sống lại trong những cảnh giới khác cũng là sựthực. Đây là sanh tử
luân hồi. Sanh là ta sanh ra đểsống, tửlà khi thân ta chết, luân hồi là quay trởlại đểsống.
Cô Chuẩn chết chuyển thành cô Khuyên thì coi như“huềvốn”. Anh giám đốc chết chuyển
thành con chó thì bị“lỗvốn”, hay nói chính xác hơn là người bị đọa lạc vào hàng súc sanh.
Còn có những cảnh giới bịthua lỗnặng hơn nữa nhưngã quỷ, địa ngục, ở đó sựkhổ đau làm
sao có thểdiễn tảthành lời!
Khuyên người niệm Phật
117
Tâm lượng là cái cân định giá nhân phẩm của con người. Tâm lượng lớn nhân
phẩm cao, tâm lượng nhỏnhân phẩm thấp. Cho nên, sống trên đời ta không thểsơý nhìn bề
ngoài mà đánh giá nhân phẩm của một người được. Người có tâm hồn thiện lành thì tựnhiên
được mọi người kính trọng, hưởng được nhiều sựan lành. Người xấu ác thì bịmọi người
khinh dễ, cuộc sống gặp nhiều trắc trở, tai ương. Gieo nhân nào gặp quả đó, đây là định luật
nhân quả. Ví dụ, nếu cháu có tâm hồn rộng lớn, thì dù cháu có đóng cửa ởtrong nhà thì tầm
hoạt động của cháu vẫn ảnh hưởng bao trùm thếgiới.  Đây gọi là “niệm niệm bất ly đương
xứ”, nghĩa là thân thì ởngay tại đây nhưng tâm niệm thì đã vượt không gian, vượt thời gian,
đi khắp mọi nơi. Ngược lại, nếu một người có tâm hồn hẹp hòi, ích kỷdù họcó đi khắp nơi,
(gọi là xứxứ), đểgiới thiệu, đểphô diễn những lời hay tiếng đẹp thì cũng không thểthâu đạt
được một thành quảtốt đẹp. Vì sao? Vì “xứxứbất ly đương niệm”. Xứxứlà kết quảbên
ngoài, nó không thểthành hình trái ngược, (gọi là bất ly), với tâm niệm bên trong!
Cảnh giới sống của một người từtrong tâm niệm của họmà hiện ra. Cái xã hội
này tốt xấu, thiện ác, lành dữ, thuận nghịch, v.v... đều do cái tâm mà có! Một con người xấu
lúc nào cũng nói lời xấu, nghĩ điều xấu, làm việc xấu, vì họcho rằng tất cảmọi người đều
xấu! Họ đối xửxấu với tất cảmọi người, nên nhận lại những phản ứng xấu. Chính vì vậy
mà họ đang sống trong một cái thếgiới hoàn toàn xấu. Ngược lại, một người có tâm hồn tốt
họthấy tất cảmọi người đều tốt, biết đối xửlịch thiệp, biết thương người, giúp đời, họ được
mọi người thương mến, kính trọng, bảo vệ... thì họ đang sống trong một xã hội tốt đẹp. Chỉ
có một xã hội (đương xứ), nhưng có người thấy xấu, có người thấy tốt, bởi vì tốt hay xấu là
do cái “niệm niệm” trong tâm. Ởnhững xứsởnghèo đói, thường có những người ăn mày đói
khát bên lề đường, gặp một người có tâm hồn thiện lương thì họsẽthương hại, bốthí, giúp
đỡ. Gặp một kẻhẹp hòi thì họlại chửi là thứngười lười biếng, vô dụng, đáng chết. Cũng là
một người cùng đường phải đi ăn mày (đương xứ), nhưng cũng hiện ra hai hình tướng
thương hay ghét trái ngược (niệm niệm). Rõ ràng, đương xứlà một nhưng vì tâm niệm khác
biệt mà thành ra xấu tốt khác nhau. Nói cách khác, chỉvì một cái ý nghĩ(đương niệm) mà
làm cho ông ăn mày (đương xứ) trởthành một đáng thương một đáng ghét (xứxứ). Xứbất
ly niệm, niệm bất ly xứ. Những câu nói này một lời vạn nghĩa. Vừa cao diệu vừa thực tế!
Cháu hãy cốgắng suy nhiệm thêm sẽthấy hay vô cùng!
Cháu hỏi vềPhật pháp, cậu cốgắng trảlời đểgiúp cháu hiểu một phần nào vấn đề.
Hiểu thêm được một phần là mở được thêm một khung trời sống mới. Dù cháu tựxưng là
“ngoại đạo”, nhưng theo cậu nghĩcháu là người theo phong tục thờcúng ông bà, chưa quyết
định quy y vào một đạo giáo nào thì đúng hơn, chứkhông phải là ngoại đạo. Ngoại đạo nên
hiểu là lối sống bừa bãi theo vật chất, không có hướng tâm linh, chứ đừng nên cho rằng
những tôn giáo khác với Phật giáo là ngoại đạo. Đừng nên có tưtưởng kỳthịhay phân biệt
tôn giáo, không tốt! Nay cháu đã biết thờTây-phương Tam Thánh, quý trọng tấm hình của
cậu cho, nhưvậy thì cháu có hướng tâm linh, cháu là người trong đạo. Hy vọng những lời
thưnày giúp cháu có hướng đi rõ rệt.
Khuyên người niệm Phật
118
Hướng đi đó là gì? Trong thưtrước cậu đã nêu ra cho cháu rồi, đó là: Tin Phật, niệm
Phật, và nguyện vãng sanh vềTây-phương với Phật. Giảsửnhưcháu đã quy y với một
đạo giáo nào khác đi nữa, thì cậu cũng khuyên cháu nên tin Phật, niệm A-di-đà Phật, và
nguyện sanh Tịnh-độ, vì đây không phải là một tôn giáo, mà chỉlà sựgiáo dục, hướng dẫn
con người nơi chốn đểvãng sanh, đểthoát ly khỏi sựsống chết khổ đau.
Tây-phương Cực-lạc là nhất chân pháp giới, là phần thưởng chung cho mười pháp giới
chúng sanh, không có phân biệt tôn giáo, giai cấp, chủng tộc. Ai có tín hạnh nguyện đầy đủ
thì về đó hưởng đời Cực-lạc chờngày thành Phật. Thành Phật là thành chính cái chơn tâm
của mình chứkhông có gì khác. Một người dù đang theo một tôn giáo nào cũng đều có cái
chơn tâm, chỉtiếc rằng vì vọng tưởng, phân biệt, cốchấp mà cái chơn tâm bịche lấp thành ra
phải chịu khổtriền miên trong sanh tửluân hồi, đọa lạc bất tận. Cho nên, học Phật là học
cách giải thoát, thoát khổ được vui, thoát tửvô sanh, đây là lý tưởng của tất cảtôn giáo đang
tìm cầu vậy.
Phật nói, “nhất thiết duy tâm tạo”, cháu tin Phật thì cháu đã có căn lành trong nhiều
đời kiếp rồi. Cháu biết niệm “A-di-đà Phật” thì phúc đức của cháu đã lớn lắm rồi. Có phúc
đức thì niệm Phật, niệm Phật thì tạo ra phúc đức, cho nên phúc đức lại càng ngày càng lớn.
Có tin có niệm Phật thì cháu đã tạo cảnh giới Phật trong tâm. Niệm Phật với lòng chân thành
thì phúc báu lại biến thành công đức. Hàng ngày đem công đức này hồi hướng vềTâyphương Tịnh-độ, rồi nguyện cầu hết thân này mình được sanh vềcảnh giới đó thì cháu sẽ
được vãng sanh vềcảnh giới tối thắng của Phật A-di-đà, một cảnh giới tốt đẹp nhất trong tất
cảpháp giới.
Hỏi: Liệu văn minh khoa học có khám phá hết mọi hiện tượng kỳbí không?
Chắc chắn không! Khoa học không bao giờcó thểkhám phá ra tất cảsựthật của vũ
trụnày đâu! Khoa học chỉcó thểgiúp con người thấy được từng bước, chứng minh từng
phần sựthật của vũtrụnhân sinh, làm rõ thêm những gì đã nói trong kinh Phật. Còn rất
nhiều bí mật của vũtrụnhân sinh mà khoa học chưa thểkhám phá ra.
Ngày nay khoa học phát triển rất nhanh, thường khám ra những điều lạ, nhưng phát
hiện tới đâu họ đều kinh ngạc tới đó, vì tất cả đã nói đến trong kinh Phật rồi. Ví dụ, gần đây
nhứt, một tiến sĩkhoa học gia người Nhật tên là Masaru Emoto (Giang Bổn Thắng), thuộc sở
nghiên cứu IHM của Nhật, từnăm 1994 đã thành lập một ủy ban nghiên cứu vềnước và đã
phát hiện rằng nước có thểthấy, nghe, hiểu và biết được, (kiến, văn, giác, tri). Khám phá này
đã làm chấn động thếgiới. Nhưng thực ra, những điều này trong kinh Phật đã nói rõ từba
ngàn năm vềtrước. Khoa học tiến bộ đã giúp cho nhân loại tăng thêm niềm tin vềPhật giáo.
Phật nói rằng, “Nhất thiết chúng sanh giai hữu Phật tánh”. “Chúng sanh” là chúng
duyên hòa hợp mà sanh ra. Chúng sanh có loài hữu tình và vô tình. “Hữu tình” là các loài
động vật thì có Phật tánh, “Vô tình” là các loài thực vật và khoáng vật thì có pháp tánh. Phật
Khuyên người niệm Phật
119
tánh và pháp tánh đều là linh tri, là một chứkhông phải hai. Trong kinh Hoa Nghiêm, Phật
nói, “Tình dữvô tình đồng viên chủng trí”, nghĩa là vạn vật hữu tình hay vô tình đều có
đầy đủtánh linh.  Điều này xưa nay ít người tin tưởng, nhưng dần dần khoa học đã chứng
minh ra đây là sựthật.
Dựa theo sựkhám phá của tiến sĩGiang Bổn Thắng, người ta đem thí nghiệm trên
bánh mì, đậu, bắp, hoa, lá, v.v... và cũng phát hiện ra hiện tượng tương tự. Nghĩa là tất cảvật
chất đều có đầy đủbốn tính chất: kiến, văn, giác, tri. Chỉcó khác là thời gian đểchúng cảm
ứng thì dài ngắn khác nhau mà thôi.
Sựthật này đối với nhà khoa học là điều mới lạ, khá bất ngờ! Nhưng họcó biết đâu,
hàng ngàn năm qua người ta đã áp dụng kinh Phật trong các việc chữa bệnh, làm thuốc, làm
phép, v.v... Bên Phật giáo Tây Tạng, người ta dùng những lời chú phổniệm vào trong gạo,
bấp, bột, nước, v.v... rồi dùng nó đểtrịbệnh cứu người. Lạhơn nữa, những vật chất này nếu
được luyện cao hơn, chúng có thểhoạt động được, biết biến hóa, có phép thuật, rất linh
nghiệm... Có nhiều vịsưbên Mật giáo Tây Tạng, họchữa bệnh bằng thần chú, người bệnh
đến trước mặt họkhai bệnh trạng rồi họniệm chú phóng vào thân thểchỗ đang bịbệnh. Chỉ
vậy thôi, họcó thểchữa trịmột sốbệnh nan y mà y học hiện đại chưa chữa nổi.  Đây là
những điều có thực, huyền diệu vô cùng! Vẫn còn rất nhiều điều lạkhác, không thểkểhết!
Vật chất có thểthấy, nghe, hiểu, biết, chúng cảm ứng được hoạt động chung quanh,
trong đó nước có cảm ứng khá nhanh, cỡmột tiếng đồng hồlà đủcho nó thay đổi tính chất.
Tiến sĩMasaru Emoto thí nghiệm được rằng, hình ảnh, âm nhạc, lời nguyện cầu, ý niệm
thương ghét, v.v... tất cảmọi hiện tượng chung quanh đều cảm ứng đến nước, làm cho tinh
thểcủa nước hoàn toàn biến đổi. Tinh thểtốt đẹp hay xấu xa là do môi trường chung quanh
tốt đẹp hay xấu xa.
Trong Phật giáo, từba ngàn năm trước Phật đã nói, “Y báo chuyển theo chánh báo”.
Y báo là vạn vật chung quanh, chánh báo là tâm địa của con người. Con người vui vẻ, hiền
lương thì không gian hiền hòa, cảnh vật tốt tươi. Con người sống xấu ác, bất lương thì họ
làm ô nhiễm đến môi trường, cây cối khô héo, đất đai khô cằn. Con người và môi trường ảnh
hưởng lẫn nhau. Những nhà thuật sốbiết phong thủy ảnh hưởng đến cuộc sống của con
người nên họcó những lời khuyên khá chính xác về địa lý, cách xây nhà, chọn hướng, đểcho
ta tận hưởng cái khí tốt của thiên nhiên. Nhưng có một sựthật khác nữa, đó là thiện căn
phước đức của con người có thểchuyển đổi được địa lý, phong thủy. Những nhà thuật sốcó
thểlập lá sốtửvi, đoán vận mệnh kiết hung của một đời người khá chính xác, đây chỉlà sự
truy tầm nghiệp nhân để đoán ra quảbáo mà thôi. Cái quả đời này họgọi là sốmệnh, định
mệnh, lá sốtửvi là do cái nghiệp nhân tích tụtừnhiều đời kiếp trước tạo nên. Cho nên vận
mệnh, định sốcủa một người có thể đổi được bằng chính tưtưởng và hành động của con
người.
Khuyên người niệm Phật
120
Biết được điều này thì cháu cũng nên phát một tâm nguyện thiện lành, làm người tốt để
cảnh giới sống của mình càng ngày càng tốt đẹp hơn. Hãy bắt đầu từnhững điểm cụthể để
làm. Ví dụ, ngày hôm qua ta còn khinh người, nay ta biết kính trọng họ; trước đây ta cốchấp
đốkỵ, nay sẵn sàng khen tặng điều hay; hãy có tâm biết tha thứcho người khác, thường bố
thí giúp kẻkhó khăn, v.v... Đó là những điều thiện lành nên làm. Trong đó, theo Phật dạy,
cái đại thiện trong cái thiện chính là thành tâm tin Phật, niệm A-di-đà Phật, nguyện sanh
Tịnh-độ. Vì sao vậy? Vì câu “Nam mô A-di-đà Phật” được gọi là “Vạn đức hồng danh” có
thể đưa một người từtrong lục đạo phàm phu đi thẳng vềcảnh giới Tây-phương Cực-lạc để
thành Phật, một đời thành bậc đại giác, toàn thiện, một đời thoát ly hẳn sanh tửluân hồi,
thoát ly tất cảkhổnạn.
Chúc cháu hướng thượng, an vui.
Cậu Năm.
(Viết xong, Úc châu 11/2/04).
Các pháp môn tu hành, không có pháp môn nào vượt pháp môn
niệm Phật. Niệm Phật là vua trong các pháp môn. Nếu thiện tín nào
nguyện mau thành Phật thì không gì bằng tu pháp môn Tịnh‐độ.
                      (Bồ‐tát Văn Thù Sư Lợi).
Khuyên người niệm Phật
121
58) Lời khuyên một sốbạn đạo:
Kính gởi quý đồng tu ởParis, các cô bác ởAn Thái, cùng gia đình ởVN!
Cùng một sốquí đạo hữu ởcác nơi khác đã nêu ý kiến muốn bàn thêm vềsựhộniệm.
Thưnày Diệu Âm xin viết chung. Trước đây chúng ta cũng đã có một sốthưbàn đến tổng
quát vềsựhộniệm, sựhộniệm liên hệtới con cháu trong gia đình. Hôm nay ta xin bàn tới
ban hộniệm.
Hộniệm quan trọng lắm. Người niệm Phật quyết lòng cầu sanh Tịnh-độcần chú ý đọc
kỹnhững thưnày, phải thực hiện cẩn thận, không nên lơlà!  Đây là những vấn đềchính yếu
xin tất cảquý bác, quý đạo hữu nên đặc biệt lưu ý. Lời thưnày sẽcốgắng đóng góp cho quý
cô bác và đồng tu một ý niệm căn bản rồi tùy theo hoàn cảnh mỗi nơi mà uyển chuyển ứng
dụng đểthực hành sựhộniệm. Trước khi nói đến ban hộniệm, chúng ta nên biết sơvềnhóm
liên hữu.
1) Nhóm liên hữu:
Gọi cho dễhiểu là nhóm cộng tu niệm Phật. Nhóm liên hữu gồm những vị đồng tu có
chung lý tưởng vãng sanh kết bạn tâm giao, ngày ngày hội nhau tu hành niệm Phật.  Ở
những đạo tràng chuyên tu Tịnh-độ, thì đạo tràng là nơi cho mọi người hàng ngày tềtựu về
niệm Phật, nhóm liên hữu tựnhiên đã được thành hình. Còn ởnhững vùng không có đạo
tràng, hoặc những nơi chưa có sựchuyên tu pháp môn Tịnh-độ, thì cần nên thành lập nhóm
cộng tu riêng đểcùng nhau niệm Phật.  Ấn Quang đại sư, vịtổthứ13 của Trung Quốc chủ
trương: một đạo tràng nhỏvới sốngười không nên quá 20, là lý tưởng nhất.  Đây là hình
thức của nhóm liên hữu cộng tu hơn là ngôi chùa hay tựviện. Theo Ngài, một đạo tràng cần
phải có người thành tựu đạo quả, chứkhông phải nhắm vào chuyện gieo duyên Phật pháp.
Tu hành một cách riêng lẻcũng có thể được thành tựu, nhưng nếu thành lập thành
nhóm đểtu chung với nhau thì sựthành tựu sẽcao hơn, sẽan toàn hơn đểvãng sanh. Ngay
những nơi có đạo tràng, vẫn nên có nhóm liên hữu đểtạo được không khí tu hành mạnh mẽ
và hỗtrợcho sinh hoạt của tựviện hoặc đạo tràng. Hầu hết các tựviện hiện nay hằng ngày
thường có ba thời công phu dành cho tứchúng trong nội viện. Ngoài ra, thỉnh thoảng tổ
chức thọbát-quan-trai cho Phật tửngoại viện, chứít có thời khóa cho Phật tửthực hiện Phật
thất.
Phật-Thất và Bát-Quan-Trai khác nhau. Theo Trí-độ-luận và Thành-thật-luận thì BátQuan-Trai là phép giới cho hàng cưsĩtại gia tập sống thanh tịnh một ngày một đêm như đời
xuất gia, thanh tịnh thân tâm, giữgìn 8 giới cấm gọi là bát giới là KHÔNG: sát sanh, trộm
Ban Hộ Niệm!
Khuyên người niệm Phật
122
cắp, dâm dục, nói dối, uống rượu, dùng son phấn và nước hoa, ca hát nhảy múa, không ngủ
giường cao đẹp, và còn một giới nữa là: không ăn quá ngọ, gọi là trai giới. Gộp hai điều lại
gọi là “Bát-Trai-Giới” hay “Bát-Quan-Trai-Giới”. Những điều này Phật dạy trong Kinh AHàm. Còn Phật-Thất là pháp ứng dụng từkinh Phật thuyết A-di-đà, niệm Phật bảy ngày,
nhất tâm bất loạn, cầu sanh Tịnh-độ. Niệm Phật muốn được thành tựu, cần bảo đảm ba điều
“KHÔNG”: không hồnghi, không xen tạp, không gián đoạn. Muốn thực hiện điều này,
thông thường những đạo tràng chuyên tu Tịnh-độmới đáp ứng được nhu cầu, nghĩa là tất cả
đều “nhất hướng chuyên niệm A-di-đà Phật” trong suốt thời khóa tu hành.
Chính vì vậy, người muốn chuyên lòng niệm Phật, cầu cho báo thân này vãng sanh
Tịnh-độthì những đồng tu ởgần nhau nên họp lại thành nhóm cộng tu nhỏ, ở đó tất cả đồng
một lòng, chung một hướng ngày ngày chấp trì niệm câu Phật hiệu không hồnghi, không xen
tạp, không gián đoạn. Lập nhóm cộng tu nhỏ, từ4 đến 20 người, chỉcần một bàn thờ đơn
giản trang nghiêm với một hình tượng Phật A-di-đà hoặc Tây-phương Tam Thánh là đủ, rồi
tềtựu lại cùng nhau thành tâm niệm Phật, khuyến tấn lẫn nhau, tránh sựgiải đãi, sinh hoạt
đơn giản, miễn tất cảhình thức rườm rà, không liên hệgì tới tiền bạc.  Đây chính là môi
trường thanh tịnh, một nhân tốrất tốt đểthành tựu đạo nghiệp và nhất là tiện việc trợniệm
cho nhau khi cần thiết.
*) Thếnào gọi là thành tựu đạo quả?  Đối vối các pháp tựlực thì phải đại triệt đại
ngộmới có thểgiải thoát rốt ráo, viên thành Phật đạo. Trong thời mạt pháp này, căn tánh
của chúng sanh thấp, nghiệp chướng nặng, ma chướng nhiều, làm sao có thểmơtới ngày
được đại triệt đại ngộ đểthoát ly tam giới! Còn người niệm Phật, nếu đạt đến “Lý nhất tâm
bất loạn” thì tương đương với “Minh tâm kiến tánh”, nhưng dễcó mấy ai làm được! Không
sao! Không được lý nhất tâm bất loạn thì “sựnhất tâm bất loạn” cũng vãng sanh. Không
được sựnhất tâm bất loạn, thì chỉcần “nhất-tâm-hệ-niệm” cầu sanh Tịnh-độthì được đới
nghiệp vãng sanh, cũng thoát ly sanh tửluân hồi, một đời viên mãn thành tựu đạo quả.
“Nhất-tâm-hệ-niệm” là niệm Phật không hồnghi, không xen tạp và không gián đoạn.
Phương pháp tu hành của Thiền-tông và Giáo-hạthì cao siêu, bậc thượng căn thượng
trí trởlên mới tựtu chứng quả, trung hạkhó bềvới tới. Pháp tu Tịnh-độtông có vẻhiền hòa,
dành cho tất cảmọi căn tánh, thích hợp cho cảba hạng thượng trung hạcăn, nhưng sự
thành tựu thì được ghi nhận là vượt trội. Người niệm Phật có tâm khiêm hạ, biết nương nhờ
Phật lực gia trì, nếu tin tưởng pháp môn, một lòng thành tâm niệm Phật, tha thiết nguyện cầu
vãng sanh thì trong một báo thân này có thểhoàn thành đạo nghiệp. Sựkiện này đã được
chứng minh quá hiển nhiên, nhiều ông già bà lão, nhiều người niệm Phật một thời gian ngắn
đã đương nhiên ra đi với những thoại tướng quá tốt, lấy kinh Phật ra ấn chứng đúng là
“Vãng sanh Tây-phương Cực-lạc Quốc”.
Trong thưnày Diệu Âm sẽ đưa ra thêm bằng chứng khác vềsựtựtại vãng sanh, thật là
một chuyện giống như“du hí thần thông” của thếkỷ21, thếkỷcủa khoa học. Trong kinh
Phật thuyết A-di-đà Kinh, đức Bổn SưThích-ca dạy, người nào niệm danh hiệu A-di-đà Phật
Khuyên người niệm Phật
123
từmột ngày đến bảy ngày, nhất tâm bất loạn, thì khi lâm chung sẽ được đức Di Đà và Thánh
chúng hiện tiền tiếp dẫn.
Phải chăng, niệm Phật là đường tu rộng thênh thang, thẳng tắp, lót bằng vàng cho
chúng sanh xuất ly tam giới, giã từsanh tửluân hồi, vượt qua thập pháp giới, viên thành
Phật đạo ởcõi nhất chân pháp giới Tây-phương Cực-lạc của Phật A-di-đà!...
*) Vượt được sanh tửlục đạo thì được tất cả, chưa qua khỏi cửa ải này thì kiếp
người còn lắm gian nan! Mỗi lần trải qua một cuộc cách ấm thì thần thức mê muội, quên
hết tất cảnhững gì xảy ra trong quá khứ. Công phu tu tập còn lại có chăng chỉlà những
chủng tửgieo vào đệbát thức A-lại-da. Những chủng tửnày có thểlà thiện, là ác, là tốt, là
xấu, v.v... dù dưới hình thức nào cũng là “Nghiệp”của người đó mà thôi! Từvô lượng kiếp
đến nay, một người tạo ra thiện nghiệp, ác nghiệp, vô ký nghiệp, vô lượng vô sốnghiệp đều
chứa giữtrong tạng thức A-lại-da, thì thiện nghiệp trong đời này dù có lớn cho mấy đi nữa
thì nó cũng chỉ đóng góp vào cái kho tàng vô đáy của tạng thức. Những chủng tửnày là
những cái nhân, phải chờgặp được cơduyên mới sanh tác dụng.
Chủng tửthiện nhiều thì hy vọng đời sau được hưởng thiện quả, chủng tửác nhiều dễ
bịác báo ởtương lai. Lâu hay mau, trước hay sau đều là tùy theo duyên. Ví dụ, nhưchúng
ta đời này được sanh làm người là do chủng tửthiện khởi phát dẫn dắt tới cảnh giới thiện,
tức là cảnh giới người. Nhưng nghiệp ác của chúng ta có hay không? Chắc chắn có, nó
đang chờcơhội đểhiện hành lôi ta vào ác đạo, hoặc giảmột sốác báo cũng đã hiện hành
rồi, ví dụnhưnhiều người có cuộc sống khổsởcòn thua con vật!  Đây chính là vì cái nhân
làm ác từtrước đưa đến quảbáo này vậy!
Những con vật chúng ta thấy được trên đời là do ác nghiệp dẫn dắt chúng tới ác đạo,
tức là cõi súc sanh. Nhưng thiện nghiệp của chúng nó có hay không? Chắc chắn có, thiện
nghiệp này nếu có cơduyên có thểcứu con vật thoát khỏi cảnh giới loài vật. Hoặc giả, cũng
có một sốcon vật được thiện báo hiện hành, ví dụnhưnhững con chó đang hưởng phước ở
trong nhà giàu sang. Rõ ràng là con chó mà cuộc sống còn sướng hơn nhiều người!  Đây
chính là đời trước biết làm phước, nhưng vì ngu si mà lạc vào hàng súc sanh. Thật là đáng
tiếc! Rơi vào tam ác đạo thì quá dễ, chỉcần một ý niệm xấu ác khởi lên là đủ! Nhưng muốn
ra khỏi tam ác đạo thì thời gian vạn kiếp sau chưa chắc sẽ được thoát nạn.
Cho nên, chưa vượt qua lục đạo thì thiện nghiệp hay ác nghiệp vẫn là thân phận của
một chúng sanh trong tam giới, chưa thểthoát nạn! Nói rõ hơn, vẫn còn phải tùng nghiệp
thọbáo trong luân hồi khổnạn, tương lai chưa biết được là may hay rủi!
Trong thời mạt pháp tu hành khó lắm! Vạn ức người tu không tìm ra một người chứng
đắc! Đã không chứng đắc thì làm sao chúng ta có hy vọng thành tựu? Xin thưa rằng, chư
Đại đức Tổsưthường dạy, vãng sanh Tây-phương Cực-lạc không cần đến sựchứng đắc.
Chứng đắc cần cho các pháp tu tựlực, tựmình phải thân chứng qua tất cảmọi cảnh giới để
Khuyên người niệm Phật
124
thành tựu đạo quả. Khó chính là ởchỗnày! Chúng sanh trong thời mạt pháp căn tánh trung
hạkhó phá được phiền não, không đoạn được nghiệp hoặc, cho nên muốn tựviên thành Phật
đạo thì thời gian phải tính bằng vô lượng kiếp tu hành mà chưa chắc đã thành công. Còn
người niệm Phật vãng sanh là “đới nghiệp vãng sanh”, chứkhông phải là chứng đắc để
thăng tiến. Nghĩa là, chỉcần dùng câu A-di-đà Phật bao phủnghiệp chướng, đè phiền não
xuống, một lòng tin sâu thiết nguyện là đủ đểvượt qua tam giới, sanh vềthếgiới Tây-phương
Cực-lạc, một đời thoát ly sanh tửluân hồi. Vềtới Tây-phương chắc chắn sẽtrởthành bậc
bất thối chuyển, một đời thành Phật, gọi là “Nhất sanh thành Phật”.  Được nhưvậy chính
yếu là nhờsựgia trì của đức Phật A-di-đà và chưPhật mười phương chứkhông phải năng
lực tựtu chứng của chúng ta.
Có thực vậy chăng? Trong kinh Vô Lượng Thọ, đức Phật dạy rằng, người niệm Phật
cầu sanh Tịnh-độlà thực hiện cái “Hạnh siêu PhổHiền đăng bỉngạn”, đây là pháp tu để
thành Phật vượt hẳn đức Bồ-tát Phổ-Hiền. Bồ-tát Phổ-Hiền là Đẳng Giác Bồ-tát, một vị
trong Hoa Nghiêm Tam Thánh ởthếgiới Hoa-Tạng. Tại sao lại siêu vượt Ngài? Vì Bồ-tát
Phổ-Hiền đã tu hành vô lượng kiếp mới thành Đẳng Giác Bồ-tát ởcõi Hoa-Tạng, rồi từHoaTạng thếgiới Ngài mới phát mười đại nguyện vương quy vềTây-phương Cực-lạc đểviên
mãn Phật quả. Trong khi đó, chúng ta từ địa vịmột phàm phu đầy dẫy nghiệp chướng, niệm
Phật cũng được vãng sanh thẳng vềthếgiới Cực-lạc. Sựsiêu vượt chính là ởchỗkhông phải
trải qua vô lượng kiếp tu hành vậy. Về đến Tây-phương thì “nhất sanh thành Phật”, nghĩa
là một đời thành Phật, nếu lấy thời gian ởnhân gian mà tính thì khoảng từ3 kiếp đến 12 kiếp
là viên thành đạo quả. Thật sựbất khảtưnghì!
Trước đây chúng ta có coi qua cuộn “Hoa Khai Kiến Phật”, quay lại cuộc vãng sanh
của cụTriệu Vinh Phương vào năm 1999. Một bà cụgià 89 tuổi mới bắt đầu niệm Phật, 94
tuổi an nhiên vềvới Phật, hào quang sáng lòa, hương quang lan tỏa khắp nơi, lưu lại xương
xá lợi giống hệt tượng Phật. Giảsửnhưkhi đó Cụkhông niệm Phật cầu vãng sanh, thì liệu
năm 1999 Cụcó thoát được tam giới dễdàng nhưvậy không?!...
Mới đây, lại có một cuộn phim vãng sanh khác, quay lại một Phật thất gọi là “Vãng
Sanh Phật Thất” ởchùa Phật-Thành, tỉnh Tứ-Xuyên. Phật thất đặc biệt này được tổchức
để đưa tiễn cụNgụy Quốc Hưng 76 tuổi vãng sanh vào ngày 5/2/2003. Chuyện vãng sanh
này có lẽcòn thù thắng hơn chuyện cụTriệu Vinh Phương.
Ông cụNgụy Quốc Hưng là một người thợmộc bình thường, trung thành niệm Phật,
đã biết trước được vào lúc 12 giờngày 5/2/2003 đức Phật A-di-đà sẽ đến tiếp dẫn. Tựviện
Phật Thành đã tổchức bảy ngày niệm Phật đểtiễn đưa. Trong bảy ngày Phật thất, hàng
ngày cụ đều dâng hương, lạy Phật, kinh hành, tụng kinh với mọi người. Mỗi ngày cụ đều
ngồi khai thịnhắc nhở đại chúng niệm Phật. Ngày cuối cùng của Phật thất là ngày cụvãng
sanh, cụbáo cho mọi người biết thời gian từng giờtới thời điểm ra đi.  Đến 12 giờcụvẫn
còn ngồi khai thị, cụnhìn đồng hồrồi nói: “hai phút nữa tôi đi”. Sau khi nói lời cảm ơn mọi
người tới tham dựhộniệm, cụ đứng lên vẫy tay từgiã, rồi cùng với vịsưtrụtrì và con cháu
Khuyên người niệm Phật
125
bước vào vãng sanh đường, ngồi lên chiếc ghếan nhiên thoát hóa. Lúc đó đồng hồ ở đó chỉ
12 giờ02 phút ngày 5/2/2003. Ngay lúc vãng sanh, có khoảng ba trăm người nhìn thấy Tâyphương Tam Thánh hiện ra trên đỉnh nóc vãng sanh đường phóng quang tiếp dẫn. Thật bất
khảtưnghì!
Nhìn cuộn phim “Vãng Sanh Phật Thất” làm cho chúng ta tràn đầy tin tưởng. Ai có
duyên coi được cuộn phim này rồi, thì hãy mau mau thức tỉnh. Ai muốn vềvới Phật hãy niệm
Phật, ngày ngày cầu nguyện vãng sanh Tây-phương Cực-lạc. Phật dạy, chỉcòn câu Phật
hiệu mới mong thoát khỏi trầm luân, thì những khúc phim này là sựchứng minh cụthể.
Người con Phật hãy quyết lòng tin theo lời Phật dạy, mau mau y giáo phụng hành, đểthành
tựu đạo Bồ-đề. Người giác ngộthì hạthủcông phu liền, đừng nhiều lời biện bác mà coi
chừng bịmắc mưu hai chữ“Vô Thường” đó! Sựthật đã được hiển nhiên, thì xin đừng để
mất cơhội! Với tâm nguyện khuyên người niệm Phật, chúng ta thành tâm khuyên nhắc nhau
niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ.  Đừng nên niệm lục đạo luân hồi, cầu tiền tài danh vọng nữa!
Có vừa đủsống thì hãy mau mau lo tu hành. Đừng niệm tam đồ, cầu lấy tham sân si mạn
làm chi! Tất cảnhững thứnày là cái nhân để đi vào ác đạo, ở đó là chỗcó thực đểchịu vạn
sự đau khổthống thiết lũy kiếp chứkhông phải là chuyện viển vông đâu!
Tóm lại, tu hành trong thời mạt pháp khó thực, nhưng khó vì không biết cách tu, chứ
không phải khó vì không có đường giải thoát. Cuộn phim này chắc chắn sẽgởi đến tận tay
quý cô bác, quý đạo hữu. Xin mọi người hãy phát tâm bốthí pháp lành, sang cho nhiều để
mọi người cùng ngộra chân lý.
Vậy thì, thoát tam giới, liễu sanh thoát tửlà điều phải thực hiện trước nhất.  Đây là
điểm nguy hiểm nhất, chướng ngại nhất, khó khăn nhất, và cũng là tất cảsựthành tựu cho cả
kiếp người. Xin các cô bác, quý đạo hữu hãy dành tất cảmọi năng lực đểvượt qua ải này!
Tu hành nhất định là phải thoát cho được cái vòng lẩn quẩn sanh tửluân hồi, rồi mới tính gì
tính. Còn nhưbịkẹt lại trong lục đạo, chưa qua khỏi cửa ải này, thì những mộng ước cao
sang, những lý tưởng cao đẹp, những triết lý cao siêu... coi chừng chỉlà vọng tưởng, là mộng
huyễn bào ảnh mà thôi!
*) Làm sao vượt được lục đạo luân hồi?Pháp môn niệm Phật cứu độchúng sanh
một đời giải thoát, đã được chưPhật tán thán, chưTổsưtuyên dương là pháp tối thắng
trong tối thắng, phương tiện trong phương tiện, thâu nhiếp cảthượng-trung-hạcăn một đời
viên mãn thành Phật. Trong 84 ngàn pháp môn của Phật chưa có pháp nào nói lên được
điều này. Muốn thành tựu lý tưởng này, người niệm Phật phải đủtín-hạnh-nguyện. Tín
thuộc vềthiện căn, hạnh thuộc vềphước đức, nguyện thuộc vềnhân duyên. Nếu thiếu một
trong ba yếu tốnày khó thểvãng sanh được.
Tuy nhiên, tình thực mà nói khó có người hội đủ điều vềthiện căn, phước đức, và nhân
duyên thì làm sao đây? Ngoài vấn đềnày ra, còn có cái khó khăn khác từnghiệp chướng, từ
Khuyên người niệm Phật
126
oan gia trái chủ, từma chướng phá hoại. Nhưvậy, làm sao có thểvượt qua chướng ngại
này?
Thực ra, khó thì có khó, nhưng cái khó chính vẫn là từtâm địa của chúng sanh! Người
không muốn vãng sanh, thì có dễcũng thành khó. Còn người thật sựmuốn đi, thì khó cũng
trởthành dễ. Hãy quyết tâm đi tới, tất cảnhững việc khác hãy để đức Di Đà lo liệu. Hãy
vững lòng tin tưởng, cương quyết phát tâm niệm Phật, chí thiết phát nguyện vãng sanh, rồi
chuẩn bịsựhộniệm thật cẩn thận, thì sựvãng sanh không còn khó nữa vậy.
2) Ban hộniệm:
Công đức của ban hộniệm lớn vô cùng! Việc làm của ban hộniệm rất quan trọng, có
thể độmột người thành Phật chứkhông phải tầm thường. Cho nên, người lãnh phần hộniệm
không thểhời hợt hay coi thường nhiệm vụcủa mình. Từsinh hoạt của nhóm liên hữu,
chúng ta dễdàng biến thành ban hộniệm. Người trong ban hộniệm phải là người biết niệm
Phật, tin pháp môn, đừng mời gọi những người hiếu kỳ, thiếu niềm tin tham gia vào ban hộ
niệm. Hộniệm là cứu độchúng sanh, đây là tâm nguyện của chưPhật, của chưBồ-tát. Xin
quý cô bác, quý đạo hữu phải coi thật trọng mới được.
Trong nhóm liên hữu cộng tu, hằng ngày chúng ta hội họp nhau đểniệm Phật, thì ngay
sinh hoạt này đã có sựhộniệm cho nhau rồi. Khuyến tấn tu hành, tăng trưởng lòng tin, tô
bồi phước thiện, tích lũy công đức, tiêu trừnghiệp chướng, v.v...tất cảthành quảnày đang
từng ngày dồn vềcái quảbáo vãng sanh. Cho nên sinh hoạt cộng tu trong nhóm niệm Phật
là đang thực hành công tác hộniệm, chỉcó khác nhau là cộng tu thì hằng ngày cùng nhau tu
tập, còn hộniệm là chủtâm nhắm vào lúc có người bệnh nặng hay lâm chung. Danh xưng
có khác nhau, nhưng nội dung có chỗtương đồng, chỉcần tâm ý chuyển xoay thì cộng tu trở
thành hộniệm vậy.
Hộniệm hay trợniệm là khi có người bệnh nặng sắp lâm chung chúng ta đến niệm
Phật trợgiúp cho bệnh nhân giữ được chánh niệm, tránh được nhiều chướng ngại để được
vãng sanh thẳng vềcõi Tây-phương của Phật A-di-đà. Nếu hàng ngày chúng ta gặp nhau
niệm Phật, ngày ngày đều phát nguyện vãng sanh, ngày ngày đều hồi hướng công đức về
Tây-phương. Rõ ràng cộng tu với nhau giống như đang hộniệm cho nhau rồi đó. Thêm một
bước nữa, khi một người trong nhóm lâm bệnh, chúng ta tới nhà người đó niệm Phật, khuyên
bảo nhau giữvững niềm tin, quyết lòng cầu vãng sanh, không cần cầu hết bệnh, mọi người
đồng lòng hứa bảo vệ, hồi hướng cho người đó, thì đây gọi là hộniệm. Người trong ban hộ
niệm, chúng ta nên có tâm nguyện cứu độchúng sanh, chúng ta đi khuyên nhủnhiều người
niệm Phật, giảng cho họhiểu ý nghĩa vãng sanh, khuyên họcầu nguyện vãng sanh và chấp
nhận sựhộniệm khi họlâm chung. Có nhưvậy thì chúng ta hy vọng cứu được nhiều người.
Chứmang danh hộniệm mà chính mình không tu hành, thì công đức đâu mà hộniệm; không
dám tuyên truyền sựvãng sanh thì ai biết tới Tây-phương mà cầu tới mình đi hộniệm! Sau
đây, chúng ta đi vào một sốchi tiết. (Xin xem thêm những thưnói vềhộniệm trong tập 1 và
Khuyên người niệm Phật
127
2, và nhất là phải xem thật kỹnhững trang phụlục vềhộniệm. Ở đây chúng ta chỉbổtúc
thêm những điểm cần lưu ý thôi).
3) Những điểm nên làm của ban Hộniệm:
*) Thành tâm cứu người:Hộniệm là đểgiúp người vãng sanh.  Đối với người bệnh,
phải có tâm nguyện tha thiết cầu sanh Tịnh-độ, nếu người bệnh không có tâm nguyện này thì
sựhộniệm cũng khó thành công! Đối với người hộniệm phải có tâm chí thành cầu nguyện
Phật A-di-đà tiếp dẫn người ra đi. Hãy tận lực niệm Phật, thành tâm tha thiết cầu nguyện
cho người được vãng sanh nhưcầu cho chính người thân yêu nhất của mình. Đừng nên nghi
ngờ, chán nản, hay hiếu kỳchuyện lạhay cứthăm dò thửbệnh nhân có được vãng sanh hay
không. Hãy nhiếp tâm niệm Phật, đừng phân tâm mà giảm công đức hộniệm của mình.
*) Thiết bị:Ban hộniệm cần có những thứnhư: tượng Phật A-di-đà hoặc Tây-phương
Tam Thánh, khánh, lưhương, nhang, đèn. Thông thường những ban hộniệm có một bức
tượng Phật A-di-đà nhỏgọn. Thực ra, nếu được, nên hộniệm với bức tượng Phật lớn thì rất
tốt, càng lớn càng tốt. Tượng Phật lớn bao giờcũng cảm ứng mạnh hơn, trang nghiêm hơn,
từlực lớn hơn tượng nhỏ. Trong vãng sanh đường của chùa Phật Thành, nơi cưsĩNgụy
Quốc Hưng vãng sanh, tượng Phật A-di-đà tiếp dẫn cao đến đụng trần nhà, lớn nguyên một
bức vách.
Có điều khó khăn là lớn quá thì không tiện việc cất giữvà khó di chuyển, nên phải
dùng hình Phật nhỏmà thôi. Bàn thờPhật, nếu được, có thểthiết lập đơn giản chứkhông
nên quá rườm rà. Những nơi không lập bàn thờ được thì vịtrí của tượng Phật phải đặt đối
diện với bệnh nhân hoặc nơi nào cho bệnh nhân dễtrông thấy là được. Nói chung, hình thức
thì uyển chuyển, nhưng phải giữ đúng nguyên tắc là: bệnh nhân phải thấy được tượng Phật.
Có thể đốt nhang, nhưng không nên quá nhiều, quá nồng, những nơi không khí ngột ngạt có
thểmiễn.
*) Pháp khí: nên dùng khánh đểgiữnhịp chung, niệm cho đều, tránh niệm lộn xộn.
Nếu không có khánh thì có thểdùng loại mõ lớn đểcó tiếng trầm hùng, tránh âm thanh sắc
bén hay đục. Nếu bệnh nhân chưa từng quen với pháp cụthì không nên gõ mõ hay đánh
khánh. Nếu bệnh nhân thường niệm theo máy niệm Phật thì niệm theo máy rất tốt. Có thể
niệm bốn chữhay sáu chữ. Nói chung, cách niệm tốt nhứt là nên tùy theo thói quen của bệnh
nhân, không nên đặt nặng vấn đềcó pháp khí hay không.
*) Tưthếvãng sanh:Có một vài nơi hướng dẫn hộniệm thì bắt buộc người bệnh phải
nằm nghiêng bên phải và đầu hướng vềphía tây. Những điều này đối với chưvịTổsư, Đại
đức Tịnh-độkhông lấy làm trọng, nghĩa là nếu được thì tốt, còn không được thì phải nên tùy
thuận theo sựthoải mái của bệnh nhân, muốn nằm, ngồi, nghiêng bên phải hay bên trái hay
nằm thẳng đều được, không nên cưỡng ép. Hướng nằm cũng không cần đặt vấn đề đông tây
nam bắc gì cả, tùy thuận theo hoàn cảnh tựnhiên là tốt nhứt.
Khuyên người niệm Phật
128
*) Phân ban:Lúc chưa lâm chung thì khoảng từ2 đến 4 người túc trực hộniệm là đủ.
Tới thời điểm lâm chung thì dồn lực lượng đểhộniệm. Sau đó phải tiếp tục luân phiên hộ
niệm ít ra 8 tiếng đồng hồmới được ngừng. Đừng lo sợviệc tẩn liệm khó khăn. Nếu khó, chỉ
cần dùng khăn nhúng nước nóng đắp các khớp xương, vài phút sau là sửa lại tưthếdễdàng.
*) Đềphòng chướng ngại:Một là người thân không hiểu đạo, thường khóc lóc, kêu
réo... nhất là lúc tắt thở. Hai là người ngoài đột xuất bước vào phòng hỏi thăm bịnh tình.
Cảhai trường hợp này có thểgây chướng ngại cho việc vãng sanh! Cần nên có những tờ
cáo thịdán ởngoài cửa và những nơi dễthấy đểnhắc nhởmọi người tránh điều này. Chủ
yếu là khuyên nhắc con cháu, người thân nên quyết lòng niệm Phật cầu Phật tiếp dẫn vãng
sanh. Nếu con cháu trong nhà chưa hiểu Phật pháp thì tốt nhứt không nên tham gia hộniệm
đểtránh những cảm xúc bất thường. Nên đặt một người hộphòng ởngoài đểnhắc nhởvà
ngăn cản người lạvào phòng.
Một điều khác nữa cần phải chú ý, là chó mèo đôi khi cũng gây trởngại cho việc vãng
sanh, nên cẩn thận coi chừng canh giữ.
*) Khai thị:Nên cần những lời khai thịngắn gọn, giảng giải cho người bệnh hiểu sự
đời là khổ, thân mạng là vô thường, không thực, chỉcó pháp thân huệmạng mới thực.
Khuyên hãy nên buông xảvạn duyên, không lưu luyến vềcon cháu, nhà cửa, tài sản, v.v....
Giảng giải sựlợi ích tối thắng của cảnh giới Tây-phương, khuyên cầu xin sớm vãng sanh
Tịnh-độ, tuyệt đối không cầu hết bệnh, nhất định không sợchết. Khuyên nhắc người bệnh cố
gắng cùng với đại chúng niệm Phật, quyết lòng cầu vềvới Phật.
Nên nhớ, cầu vãng sanh, nếu thọmạng đã hết, thì mới được vãng sanh, còn nếu số
phần chưa mãn thì tựnhiên bình phục. Nếu bệnh nhân sơý sợchết, thầm cầu nguyện cho hết
bệnh thì không tương ứng với lời nguyện của Phật, sẽmất phần vãng sanh.
Đôi khi người bệnh thấy Bồ-tát(?), Thần, Tiên, cha mẹ, người thân quá cố, tới tiếp dẫn
hay rủ đi theo... phải nhắc nhởngười bệnh đừng đểbịmắc mưu, đừng nhìn họ, đừng vướng
cái bẫy của oán thân trái chủ, hay ma quái. Chỉmột lòng niệm A-di-đà Phật cầu Phật đến
tiếp dẫn mà thôi.
Có nhiều trường hợp bệnh nhân bịhôn mê, nhưng nhờcông đức hộniệm mấy ngày thì
tỉnh hẳn lại như đã bình phục. Người hộniệm phải cẩn thận, tiếp tục hộniệm đểbảo đảm
chắc chắn được vãng sanh hoặc thật sựbình phục, chứ đừng thấy vậy mà ngưng, vì có thể
sau một vài giờtỉnh táo người đó lại ra đi đó.
Nếu chúng ta đến hộniệm cho một người đã tắt hơi rồi, thì nên khai thịcho họtrước,
vì lúc đó thần thức họvẫn còn nghe thấy. Nên giới thiệu cho họbiết mình tới hộniệm,
khuyên họhãy buông xảtất cả, đừng lưu luyến cái thân, đừng thương nhớvợchồng, con
Khuyên người niệm Phật
129
cháu, tài sản... mà niệm Phật theo người hộniệm cầu vãng sanh. Nếu họthức tỉnh, quyết
lòng làm theo vẫn có thể được vãng sanh.
Một kinh nghiệm riêng, có lần một người bạn của tôi, anh HồHải Triều, kểlại rằng
khi anh hộniệm cho người lâm chung, bệnh nhân bịoan gia trái chủhoặc ma quái gì đó tấn
công, tới kéo chân ông cụ. Cứmỗi lần bịtấn công thì ông cụbịkhủng bốkhá nặng, và
hoảng hốt chỉdưới chân. Hiểu được ý, anh vội cầm lấy bàn chân của cụvà khuyên cụ đừng
sợhãi, có người bảo vệ đây, hãy chú tâm niệm Phật cầu Phật tiếp dẫn, đừng đểý tới chuyện
gì khác. Anh nói, nếu cầm lấy bàn chân thì ông cụbình tĩnh niệm Phật, buông bàn chân ra
thì lại bịkhủng hoảng trởlại. Thấy vậy mấy người hộniệm ởphiên sau cũng làm theo và
sau cùng ông cụ được nhẹnhàng vãng sanh.
Đây cũng là một khai thịkhá hay! Thường những người niệm Phật chưa đắc lực, hoặc
ít niệm Phật, khi lâm chung (chưa tắt hơi) thần trí không được tỉnh táo lắm, dễbịhôn mê rơi
vào những cơn ác mộng. Đây chính là những dịp tốt cho oan gia trái chủhoặc ma quái công
phá làm cho họmất bình tĩnh, mất chánh niệm, đưa đến chỗmất vãng sanh. Người hộniệm
cũng nên khéo léo tìm cách kéo họra khỏi cơn ác mộng, rồi khuyến khích, vỗvề, bảo vệ... để
họan lòng niệm Phật.  Đây là những trường hợp đặc biệt. Nếu không có hiện tượng hoảng
hốt thì không cần làm việc này.
Không được nói nhảm nhí, hỏi han bịnh tình, cầu chúc lành bệnh, than vãn âu sầu, tỏ
bày tình cảm, v.v... theo nhưthếtục. Khi đã tắt thởrồi thì không nên đụng chạm vào thân
thểnữa.
4) Những điều không nên làm của ban hộniệm:
*) Không phiền hà việc ăn uống, không nhận tiền lì xì: Đây là hai điểm chính mà
Ngài Lý Bỉnh Nam nhấn mạnh. Hãy tự đem nước uống và thức ăn theo, đừng đòi hỏi tang
chủcung phụng việc ăn uống. Hộniệm xong thì lo về đừng “cà-kê” trà nước mà làm bận
bịu cho chủnhà. Không được nhận bất cứmột hình thức lì xì hay quà cáp nào. Nếu vịnể
nhận lấy thì sẽthành lệtục. Ban hộniệm mà nhận tiền của tang chủ, thì theo nhưNgài Lý
Bỉnh Nam nói: “là kẻphản đồ, lừa thầy diệt tổ”.
*) Tránh di chuyển nhiều:Trưởng ban hộniệm nên biết cách sắp xếp vịtrí người hộ
niệm, tránh di chuyển nhiều trong lúc hộniệm. Tốt nhất là đứng chung quanh đểbệnh nhân
quay hướng nào cũng thấy có người bảo vệmình. Tuy nhiên phải tùy trường hợp chứkhông
thểkhiêng giường bệnh nhân đi được. Nên đổi ban theo cách so le đểlúc nào cũng có người
cũvà người mới bên cạnh bệnh nhân, giúp sựhộniệm khỏi bịgián đoạn hay buồn ngủ. (Xin
xem thêm sựhộniệm ởtập KNNP 2)
*) Tránh ho, sặc, ách-xì...:Ách-xì làm cho bệnh nhân giựt mình, hoảng hốt mà dễbị
loạn tâm. Một khi bịgiựt mình rồi thì sau đó họkhó giữ được chánh niệm trởlại. Cho nên
Khuyên người niệm Phật
130
người thường bịnhảy mũi, hay bịho nên cẩn thận. Đang bịho thì tốt nhứt không nên đi hộ
niệm. Còn chuyện nhảy mũi (ách-xì) thì thường xuất hiện đột xuất, khó biết trước.
Tuy nhiên có thểchận đứng kịp thời, bằng cách: một là, khi muốn nhảy mũi, nhanh
chóng lấy ngón tay đè chốp mũi xuống; hai là, cắn chặt hai hàm răng lại, lấy chót lưỡi ấn
thật mạnh vào nướu hàm răng trên. Có thểáp dụng cảhai cùng một lúc. Nếu không phá
được cơn ách-xì thì ít ra cách này cũng tạm thời chận đứng lại, đủthời gian cho chúng ta đi
ra ngoài giải quyết. Theo Ngài Lý Bỉnh Nam, hằng ngày nên luyện tâm không đểtạp âm xen
vào có thểphá trừ được tật này.
*) Tránh giọng sắc, the thé:Có một ít người có âm giọng rất sắc, the thé rất cao dễ
làm động đến tâm thanh tịnh người nghe, nhất là người bệnh ởthời điểm yếu đuối sẽchịu
không nổi, dễbịphiền não mà loạn tâm. Nếu ai có âm giọng này thì tốt nhất không nên tham
gia hộniệm.
Người tham gia ban hộniệm phải cốgắng tập âm giọng niệm Phật thật đều theo đại
chúng, tránh niệm tựdo, quá cao hoặc quá đục. Lấy tâm nguyện: tất cảvì độsanh, không
nên bất mãn hay tựái mà gây điều trởngại. Nên nhớ, nếu chính vì âm giọng của ta mà làm
người đó bịmất phần vãng sanh thì thật là tội nghiệp cho họvà nhân quảnày mình chịu
cũng khá nặng.
Nếu có gia nhập vào ban hộniệm, thì thay vì vào niệm Phật hộniệm cho người bệnh,
mình nên lo việc bảo vệbên ngoài và niệm Phật thầm trong tâm, công đức này còn lớn hơn
nhiều vậy.
*) Tránh làm chuyện lặt vặt:Theo lời khuyên của Ngài Lý Bỉnh Nam thì suốt thời
gian hộniệm, người trong ban hộniệm phải giữtâm thanh tịnh, trong khi chờtới phiên mình
vào hộniệm không nên tham gia các việc làm lặt vặt trong nhà người bệnh. Luôn luôn nhiếp
tâm niệm Phật cầu Phật tiếp dẫn cho bệnh nhân mới là tốt.
*) Cấm di chuyển bệnh nhân:Nếu bịnh nhân muốn tắm rửa thay áo quần thì đây là
chuyện của người nhà, nên làm cẩn thận nhẹnhàng trước khi hộniệm. Nếu không cần thì
đừng nên cưỡng ép mà gây đau đớn. Tránh việc ôm ấp, xoa bóp, di động mạnh bệnh nhân.
*) Tránh nói nhảm:Không cho người ngoài xen vào việc hộniệm, không cho người
vào thăm nom, hỏi han bịnh tình, hỏi vềtiền bạc, tài sản, di chúc, v.v... Không đểcon cháu
than khóc, kểlể, khơi động tình cảm, bi lụy. Không nói lớn tiếng, bàn chuyện đời, nói thịphi
trước mặt bệnh nhân.
*) Cấm sát sanh hại vật:Khuyên người thân nên ăn chay, tránh tất cảmọi sựsát
sanh, hại vật dù là con vật rất nhỏnhưkiến, muỗi, v.v... trong suốt thời gian hộniệm và suốt
49 ngày sau khi quá vãng.
Khuyên người niệm Phật
131
5) Một vài câu hỏi liên quan đến việc hộniệm:
*) Tại sao lại có nhiều cách hộniệm khác nhau vềcảhình thức lẫn nội dung?
Đúng vậy! Mỗi tôn phái, mỗi đạo giáo có mục đích và cách hành trì khác nhau, hướng
nguyện cho người ra đi cũng khác nhau cho nên sựhộniệm khác nhau là lẽthường. Ví dụ,
tu theo nhân thừa là muốn được tái sanh trởlại làm người, thì lúc lâm chúng họ ước nguyện
trởlại làm người; có những pháp môn muốn tu thành tiên, thì họcầu thành tiên; người muốn
sanh lên các cõi trời, thì họcó ước nguyện sanh thiên, sanh lên “Thiên-Đàng” đểhưởng
phước, v.v... Ở đây chúng ta không chủtâm nghiên cứu những hình thức hộniệm vãng sanh,
mà chính là nói đến phương pháp hộniệm của pháp môn niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ.
Người tu theo pháp môn niệm Phật chủ đích là được vãng sanh Tây-phương đểbất thối
thành Phật, thì lời phát nguyện phải là một đời này được vãng sanh Tây-phương Cực-lạc.
Nhưvậy, sựhộniệm của chúng ta phải nhắm thẳng tới Tây-phương Cực-lạc ThếGiới của
Phật A-di-đà mà thôi.
Cho nên, nếu nhưquý đạo hữu nào có gặp qua những phương pháp hộniệm khác,
hình thức khác, lời cầu nguyện khác, v.v... thì đây là sự đương nhiên chứkhông có gì lạ!
*) Hộniệm có nhiều phương cách, nhưvậy, pháp nào đúng, pháp nào sai? Pháp
nào hay, pháp nào dở?
Tình thực, chúng ta không thểxác quyết chuyện này, hay nói cho đúng hơn, không nên
bàn tới. Đường đời vạn nẻo thì đường tu cũng vạn phương. Người có công danh thì đám ma
của họlớn, có nhiều người danh tiếng tới đưa! Người có tiền tài thì đám tang linh đình,
phần di chúc có nhiều người đễý tới. Người tham luyến thếgian thì khi lâm chung có nhiều
tiếng khóc, nước mắt bi ai tuôn ra lưu láng!... Tất cảnhững cảnh này là ý thích của người thế
gian, chứkhông phải của người biết tu hành. Người niệm Phật thì nên cẩn thận lo liệu việc
hộniệm đểlúc mệnh chung được bảo vệan toàn thoát ly tam giới, vãng sanh Tây-phương
Cực-lạc, đây là ước mơcủa người học Phật. Vềhình thức thì phương pháp nào cũng có
người ưa thích, nhưng hậu quảthực sựcủa nó thì không phải cách nào cũng dẫn họtới chỗ
sung sướng đâu!
*) Chết rồi đi về đâu? Nên chọn cảnh giới nào?
Tây-phương Cực-lạc là cảnh giới của Phật A-di-đà ởnhất chân pháp giới. Thiên đàng
là cảnh giới của cõi trời nào đó trong tam giới. Người, quỉthần, ngã quỷ, súc sanh, địa
ngục... cũng đều ởtrong cảnh lục đạo, tam đồkhổnạn. Chết rồi đi về đâu, hưởng cảnh giới
nào, hoàn toàn đều tùy theo ý nguyện của từng người. Những vấn đềnày cần phải nghiêm
chỉnh chú ý. Người tu hành mà mờmờmịt mịt, đến gần ngày mãn hạn cũng không biết mình
sẽra sao, chưa có hướng nào để đi, chưa có cảnh giới nào đểchọn... thì thật là tội nghiệp
Khuyên người niệm Phật
132
lắm vậy! Mê mờ đường đi thì chắc rằng bịnghiệp chướng lôi đi đểtrảnghiệp. Chúng ta đã
niệm Phật, đã xác quyết hướng về, thì không thểnhắm mắt gởi huệmạng của mình theo sự
rủi may được.
Người quyết định vãng sanh thì hằng ngày lạy Phật, tửtâm niệm Phật, một lòng cầu
Phật tiếp dẫn, đểmột đời này được thoát vòng sanh tử, vãng sanh Tây-phương, bất thối
thành Phật, chứ đừng bao giờmơmàng đến chuyện trởlại đời sau tiếp tục tu hành, đừng cầu
tới chuyện luân hồi thọbáo nữa. Nên nhớ, đã vào thời mạt pháp rồi thì cơduyên gặp lại
chánh pháp của Phật phiêu phỏng nhưtìm kim dưới đáy biển! Luống qua cơhội này thì
trăm ngàn vạn kiếp khó gặp lai!
Quyết đi thì chắc đến, hữu cầu thì tất ứng. Lạy Phật cho nhiều đểsám hối tội lỗi,
mạnh dạn đem nghiệp chướng trong vô lượng kiếp trút xuống cho thân tâm nhẹnhàng để
được thoát nạn. Tửtâm niệm Phật đểcầu nhất tâm, Tâm-Phật hiệp nhất thì người niệm Phật
sẽthành Phật ngay tại tâm này.
Cầu Phật tiếp dẫn vềTây-phương là tâm nguyện của người niệm Phật, có nguyện thì
có đi. Tin tưởng vững chắc nhưvậy sẽ được toại nguyện, tất cảchuyện này gọi là “Dẫn
nghiệp”, nhờdẫn nghiệp này để đưa thần thức của ta tới quảbáo Cực-lạc, đó là “Mãn
nghiệp” ởcõi Tây-phương.
Cho nên, người học Phật muốn thành Phật thì bắt đầu từngày hôm nay hãy nuôi chí
hướng vãng sanh, ngày ngày tha thiết cầu nguyện vãng sanh cho đến ngày được thành tựu.
Có nhưvậy thì khi lâm chung ý nguyện của chúng ta đã thành chủng tửvững chắc, một
hướng đi rõ rệt. Có lòng tin, có niệm Phật, có ý nguyện tha thiết thì chắc chắn được vãng
sanh, dù nghiệp chướng vẫn còn nặng nề. Luôn luôn nhớrằng, niệm Phật cầu vãng sanh là
nhờPhật lực tiếp dẫn mà được “đới nghiệp vãng sanh”, chứkhông phải tu hành cho đến
ngày “nghiệp sạch tình không” đểtựthoát nạn.
*) Ứng dụng cảnh giới đểhộniệm nhưthếnào?
Thành thực không biết! Có nhiều phương cách hộniệm khác nhau, nhưng ở đây
chúng ta chỉbiết niệm Phật cầu Phật gia trì, chứkhông dám đi xa hơn. Xin kểsơvài ví dụ
điển hình:
Có phương pháp chủtrương bắt buộc người bệnh phải nằm nghiêng bên phải. Đây là
điều tốt, nhưng nên nhớkhông thểchấp vào đây mà cưỡng ép bệnh nhân.
Có vài tài liệu hướng dẫn hơi lạ(!) là chận hai động mạch cổcủa bệnh nhân đểcho
máu chỉchạy lên đầu, chứkhông cho chạy vềtim(!). Có nơi thì chỉcách “khai mởluân xa”,
bằng cách tạo một vết thương cho chảy máu ở đỉnh đầu đểhướng dẫn linh hồn xuất ra nơi
Khuyên người niệm Phật
133
đó(!). Có những pháp hộniệm giống nhưhình thức chiêu hồn, dẫn dắt thần thức đi qua
những cảnh giới lạlùng, khá rùng rợn! v.v...
Nói chung, mỗi tôn giáo, mỗi phái tu, đều có cách hộniệm khác nhau dành cho người
chết. Có những cách rất lạlùng, rất huyền bí, có cách không tựnhiên! Chúng ta là người
niệm Phật thì phải y cứtheo kinh luận của Phật và của chưvị Đại đức, TổSưtrong Tịnh-độ
tông mà hành sự, còn tất cảnhững phương pháp của các tôn giáo hay tông phái khác không
nên hiếu kỳtìm hiểu tới. Nói vềlý huyền diệu trong đó thì chúng ta chưa nắm vững, không
dám bàn tới! Nếu chưa hiểu rõ đạo lý bên trong mà liều lĩnh làm theo, lỡcó điều gì sơsót
thì chúng ta phải chịu vấn đềnhân quả! Hơn nữa, chi phối vào thân thểlàm cho bệnh nhân
ra đi một cách không được tựnhiên là một điều không phải đơn giản! Hành động này có liên
hệ đến vấn đềluật pháp. Nhất định không thểbừa bãi.
Nên nhớ, cảnh giới trong vũtrụhưkhông trùng trùng điệp điệp, tùy duyên của mỗi
người mà thọsanh. Có chỗlành, có chỗdữ, có Tịnh-độ, có uế độ, v.v... Cảnh giới ởtại tâm.
Tâm an lành thì tạo cảnh giới an lành, tâm sắc bén tạo cảnh giới sắc bén. Pháp môn Tịnh-độnương dựa vào sựgia trì của Phật A-di-đà và sựhộniệm của chưPhật mười phương.
Khi bước vào một đạo tràng niệm Phật, nhìn thấy tượng đức Phật A-di-đà đại từ đại bi ta
cảm thấy gần gũi thân mật nhưmột người cha thân thương, đức Quán ThếÂm dịu dàng như
hiền mẫu, đức ThếChí nhưmột người thầy trí huệ. Từ đó tâm hồn ta tựnhiên cảm thấy an
lành, được nơi nương dựa an ổn. Đó là cảnh giới của Tịnh-độ. Sựhộniệm của Tịnh-độtông
cũng tạo được sựan lành cho bịnh nhân vãng sanh bình antrong ánh hào quang đại từ đại
bi của Phật.
Nhất thiết duy tâm tạo! Tất cảcảnh giới đều do chính tâm mình tạo ra, cho nên ứng
dụng là ởtại tâm chứ đâu phải ởtại cảnh. Bình thời chúng ta thực hành pháp môn nào thì
nên theo đúng pháp môn ấy mà hộniệm. Mỗi pháp môn có một yếu quyết riêng, chúng ta
không nên hiếu kỳhoặc ứng dụng bừa bãi mà có thểbịhại! Ví nhưcứu người bịtai nạn gãy
tay, người biết sửa khớp xương thì bóp nắn đểsữa xương, người biết châm cứu thì châm cứu
để điều chỉnh. Bóp nắn hay châm cứu là do chính người đó đã biết qua chứ đâu phải bắt
chước làm theo! Người chỉbiết châm cứu, không biết sửa xương mà cũng mằn mò nắn bóp
thì có thểhại luôn bệnh nhân. Ngược lại, người không biết châm cứu, cũng bắt chước lấy
kim lụi chích thì có khác gì đâm chết nạn nhân. Xin tất cảhãy chú ý điều này!
Tu theo Tịnh-độtông, sựhộniệm chính là giúp cho thần thức được vãng sanh thẳng về
thếgiới Cực-lạc của Phật A-di-đà, phương pháp đã được kinh luận Tịnh-độchỉrõ. Những
lời khai thịcủa chưTổsư, Đại đức Tịnh-độtông vẫn có đầy đủcho chúng ta y cứtheo. Hầu
hết những bài nói vềhộniệm Diệu Âm đều dựa theo những lời khai thịcủa tổ Ấn Quang,
Ngài Lý Bỉnh Nam đệtửchân truyền của Ấn tổ, giảng ký của HT Tịnh Không vịthượng thủ
Tịnh Tông Học Hội trên thếgiới, và những tài liệu khác của tịnh tông.
Khuyên người niệm Phật
134
Trong đời này chúng ta may mắn gặp được pháp môn một đời thành Phật, nhận những
lời huấn thịquý báu của các vịchân chính thiện trí thức, có đức cao đạo trọng, thì chúng ta
hãy biết thành kính nghe theo thì mới mong được lợi ích. (Một sốnhững tài liệu này sẽ được
gởi kèm theo, và sẽ đính vào phụlục của tập “Khuyên người niệm Phật 3” đểquý đạo hữu
cùng tham khảo).
Pháp môn niệm Phật quá vi diệu! Thực sựvi diệu! Bất khảtưnghì! Niệm Phật vãng
sanh thành Phật. Một khải thịquan trọng cho loài người biết rằng sựthật của vũtrụpháp
giới không phải chỉlà những hiện tượng nghiệm chứng của vật chất vô thường đâu! Chúng
ta hãy mau mau tựcảnh tỉnh đểkịp thời quay vềvới bổn giác đại ngã, với chân nhưtựtánh.
Người con Phật trong thời mạt pháp này phải biết thức tỉnh kịp thời, nhận rõ đâu là đường
cần chọn đểthành đạt đạo quảtrong đời. Nếu còn chần chờ, dụdự, sợrằng chúng ta không
thểlọt qua được cửa ải sanh tử đểthoát nạn! Đây là cái điểm khó nhứt và quyết liệt nhứt để
chuyển phàm thành Thánh.
Niệm Phật! Xin quý đạo hữu tinh tấn niệm Phật. Niệm Phật không cầu giàu sang
phước báu, không cầu lành bệnh sống lâu, không chấp nê, không phân biệt đốkỵ, không
tranh chấp với ai, không thèm lý lẽ, nói hay, nói dởlàm chi nữa... Hãy buông xảtất cả
những thứ đó đi, nhất tâm niệm A-di-đà Phật cầu sanh Tịnh-độ. Cứthếmà đi thì trong một
đời này ta được vãng sanh vềvới Phật, khỏi phải đổmồhôi nước mắt lặn lội hàng vạn kiếp
trong lục đạo luân hồi khổnạn, khỏi phải khổcông tu hành khó nhọc qua từng A-tăng-kỳ
kiếp! Đây là lời chân thành khuyên nhau vậy.
Ngưỡng nguyện đức A-di-đà đại từ đại bi tiếp dẫn tất cảchúng sanh đồng quy Cực-lạc
cảnh.
A-di-đà Phật.
Diệu Âm
(Úc châu 29/3/04).
Khuyên người niệm Phật
135
Chúng ta nếu lấy hơi thở làm chuỗi, tùy theo hơi thở mà niệm Phật
tức là có chỗ nương nhờ, thì đâu còn sợ: “Hơi thở không trở vào liền
thuộc đời sau”.  Tôi thường đi đứng nằm ngồi đều dùng chuỗi hơi thở
này, giả như có ngủ mê thì ngậm Phật mà ngủ, tỉnh dậy liền tiếp tục
niệm Phật. 
(Phi Tích Thiền Sư).
Khuyên người niệm Phật
136
59) Lời khuyên một đạo hữu ởPháp:
Đạo hữu Diệu Nhàn!
 Nhận được thưDiệu Nhàn, không có thời giờviết thưtrảlời, Diệu Âm đành phải gởi
mấy băng giảng kinh của HT Tịnh Không cho đạo hữu coi trước, kèm theo đó có cuộn “Tự
tại vãng sanh”, quay lại cụNgụy Quốc Hưng vãng sanh vào tháng 2/2003. Đạo hữu cốgắng
dành thời giờcoi qua. Cuộc vãng sanh này bất khảtưnghì! Diệu Nhàn nên cốgắng sang
thêm đểcúng dường nhiều người cùng xem. Xây dựng lòng tin Phật pháp cho họ, giúp nhiều
người phát tâm niệm Phật, công đức này lớn lắm đó.
Tựtại vãng sanh, danh từtuy đơn sơ, nhưng trên đời người nào thực hiện được chuyện
này thì hưởng được một phước báu vô cùng vô tận, cái phước thành tựu đạo Bồ-đề, cái
phước được làm Phật, cái phước mà một chúng sanh có thểphải tu vô lượng kiếp mới có
được, chứkhông phải tầm thường!
Xem cuộn “Tựtại vãng sanh”, mới thấy Phật pháp nhiệm mầu! Trước đây có cuộn
“Hoa khai kiến Phật”, ta đã thấy sựvi diệu của câu Phật hiệu, nay xem thêm “Tựtại vãng
sanh” lại thấy càng vi diệu hơn. Năm 2001, tôi đi qua Honolulu, có biết qua một cuộn phim
khác quay lại cuộc vãng sanh của một vịcưsĩtrẻvãng sanh cũng thật là vi diệu. Nhưng vì
thời gian lưu lại quá ít, không kịp xin bản lưu, chứnếu được thì chúng ta có thêm những
chứng liệu vô giá vềsựvãng sanh Tây-phương Cực-lạc. Người con Phật chúng ta phải
khẳng định rằng lời Phật nói đúng sựthật, có nhiều sựchứng minh cụthể, chứkhông phải là
những loại “quyền thuyết” đâu.
Thông thường chúng ta biết rằng, muốn có ngày chứng quảvịPhật một chúng sanh
phải tu trải qua vô lượng kiếp thời gian chứkhông phải đơn giản. Quá khó, quá khó! Nhưng
trong kinh “A-di-đà”, Phật dạy chỉcần bảy ngày niệm Phật nhất tâm là thành tựu đạo quả.
Nhất tâm bất loạn, tâm bất điên đảo, tựtại vãng sanh thì gọi là “Chánh niệm vãng
sanh”. Trong kinh “Vô lượng thọ” Phật lại nói chỉcần 10 câu Phật hiệu trước lúc lâm chung
cũng được vãng sanh. Đây là trường hợp hạphẩm, tương tựnhưtrong Quán Kinh nói, người
trong đời có làm ác nghiệp, lúc lâm chung bịcuồng loạn, nhưng may mắn gặp được thiện trí
thức nhắc nhở, tin tưởng phát nguyện vãng sanh, niệm Phật một tiếng hoặc mười tiếng mà
được vãng sanh, gọi là “Cuồng loạn vãng sanh”. “Vô ký vãng sanh” là người đã phát tín
tâm quy y, niệm Phật, đến lúc lâm chung tuy tâm thần suy nhược không thểniệm Phật được,
gọi là “vô ký”, (không thiện không ác). Nhưng nhờcông đức niệm Phật trước đây, cũng
được vãng sanh. Còn “Ý niệm vãng sanh” là người có niệm Phật, lúc lâm chung vì sức quá
Đừng tự đoạn mất
đường giải thoát!
Khuyên người niệm Phật
137
yếu không thểniệm ra tiếng, nhưng niệm Phật thầm trong tâm cũng được vãng sanh. Tất cả
bốn chủng loại vãng sanh đều vượt qua tam giới lục đạo, vãng sanh vềcõi Tây-phương, một
đời bất thối thành Phật. Sựviệc này quảthật là kỳdiệu!
Nhưvậy, nếu nói lâu thì vô lượng kiếp cũng chưa chắc sẽthành Phật! Nhưng nếu
muốn mau thì một đời này sẽ được hoa khai kiến Phật ngộVô-Sanh. Lâu hay mau tùy theo
cái tâm mình có muốn vềvới Phật hay không, chứkhông ở đâu xa cả! Muốn mau thành Phật
thì trong tâm phải có Phật, nên nương vào Phật, nên tu theo con đường nhịlực, phải biết cái
năng lực hộniệm bất khảtưnghì của chưPhật mười phương. Sựgia trì của 48 lời đại
nguyện của A-di-đà Phật thực sựdưsức đưa một chúng sanh phàm phu thoát vòng sanh tử.
Còn nói vềthời gian là nói đến pháp hữu vi. Pháp hữu vi thì nhưmộng huyễn! Vạn pháp
giai không, thì thời gian xét cho cùng cũng vẫn là không, không dài không ngắn, không lâu
không mau! Dài vô lượng kiếp hay ngắn nhưmột niệm vẫn do tâm mà ra!
Thành Phật là thành chính cái tâm của mình, trởvề được với chân tâm tựtánh thì thành
Phật, xa lìa chơn tâm tựtánh thì chưa được thành Phật. Cho nên, nói là chứng đắc chứthực
ra là “Vô đắc”, hay “Liễu vô khả đắc”. Hay nói cách khác, là đắc được những gì chính
mình đã có, trong thiền tông gọi là “Minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật”. Minh tâm
kiến tánh là trởvề được với chính cái “Bản lai diện mục” của mình chứkhông phải ởngoài.
Nói cách khác, đây chính là lý “Tựtánh Di Đà, duy tâm Tịnh-độ” vậy.
Phật dạy, “Tâm tịnh quốc độtịnh”. Cõi quốc độthanh tịnh chính là do cái tâm thanh
tịnh của ta biến hiện ra. Tuy nhiên hãy cẩn thận! “Tâm tịnh quốc độtịnh” là lý, đừng vội
chấp vào lý mà cho rằng đây là cõi Tịnh-độ. “Phật tức tâm, tâm tức Phật” thì Phật ởngay
trong tâm, chứkhông ởngoài . Tuy nhiên, chưa minh tâm thì chưa thành Phật đâu! Chính vì
chấp vào lý mà có người chủtrương không niệm Phật, không cầu sanh Tịnh-độ.  Điều này
nếu đúng thì chỉ đúng khi ta đã thành Phật rồi. Nhưng không thể đúng khi chúng ta còn có
kiến tư, trần sa, vô minh phiền não dày đặc! Quyết chí tựtu, tựchứng, tựthành Phật ngay tại
quả đất này là một điều đáng khâm phục, thích hợp với chưvị đại Bồ-tát tái lai, bậc thượng
căn thượng trí mới có thểnói và hành được cảnh giới này.  Đối với đại đa sốchúng sanh hạ
căn thấp trí thì không thể được. Chúng ta hãy xác nhận rõ căn cơcủa mình, phải tu cho đúng
căn, hợp cơ, hợp thời để đắc thiện lợi.  Đã sanh vào thời mạt pháp thì nghiệp chướng của
chúng ta nặng lắm, nếu không biết nhờvào Phật lực gia trì, cứmãi chạy theo những lý luận
huyền diệu, thì khó có ngày thành tựu vậy!
Cho nên, Phật dạy tâm tịnh thì quốc độtịnh, lý này chắc chắn đúng. Nhưng Phật vẫn
khuyên nhắc chúng sanh cầu sanh Tây-phương Cực-lạc quốc, thì niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ
cũng chắc chắn đúng. Tại sao vậy? Vì quốc độtịnh thì tâm mới tịnh. Tâm thanh tịnh là
nhân, quốc độtịnh là quả; ngược lại, quốc độtịnh là nhân, tâm thanh tịnh là quả. Nhân-Quả,
Quả-Nhân tương trợtương thành.  Đây mới thực là viên mãn thanh tịnh. Nếu nhân quả
không tương ứng thì sựviệc không thành sựthật!
Khuyên người niệm Phật
138
Ta hãy thửquán xét, quả địa cầu này hiện có hơn 6 tỉngười liệu có được tới 10 triệu
người tu hành chưa? Trong 10 triệu người đó có lọc lựa được 10 ngàn người thành tâm tu
hành không? Trong 10 ngàn người này liệu có tìm được 100 người đạt đến tâm thanh tịnh
chăng? CụHuỳnh Niệm Tổ, vịKim Cang Thượng SưMật-tông, đệtửcủa cụHạLiên Cư
nói, toàn cõi Trung Quốc tìm đâu ra tới 10 người có tâm thanh tịnh! Với dân sốtrên một tỉ
người mà chưa có tới 10 người tu hành đạt được tâm thanh tịnh, thì tỉlệcứtrên 100 triệu
người tham sân si thì may ra mới có một người tu được tâm thanh tịnh. Vậy thì, hãy lại lấy
câu “Tâm tịnh quốc độtịnh” mà chiếu, thì biết ngay thếgiới này sẽan định hay loạn động, là
Tịnh-độhay uế độ!
Phật dạy, thếgiới Ta-bà là uế độ. Rõ ràng môi trường, hoàn cảnh và nhân tâm đều
không thanh tịnh. Chúng sanh bịdìm mãi trong phiền não khó thểvượt thoát được đểminh
tâm kiến tánh. Trong vô minh gây nên nghiệp vô minh, nghiệp chướng của chúng sanh càng
ngày càng lớn. Con người xấu tạo nên hoàn cảnh xấu, hoàn cảnh xấu tạo ra con người xấu,
cõi độthực sựbịdìm mãi trong uếác. Nay đã rơi vào thời mạt pháp thì càng ngày càng xấu,
còn cơhội nào nữa cho chúng sanh có thểthực hiện minh tâm kiến tánh?! Chính vì thếmà
chúng ta phải cầu vềTây-phương Tịnh-độ, nhờmôi trường thù thắng của cõi Phật và lực gia
trì của Phật A-di-đà làm tăng thiện duyên cho ta thành Phật.  Đây chính là cơhội cho một
chúng sanh đầy nghiệp chướng có thểphá được vô minh đểminh tâm kiến tánh vậy.
Ngài Thiện Đạo đại sư, vịtổthứhai của Tịnh-độtông Trung Hoa nói rằng, tất cả đều
do duyên bất đồng. Duyên này chính là cơhội được vãng sanh Tịnh-độ. Người học Phật nếu
thật sựmuốn thành tựu phải tin lời Phật, phải niệm Phật, phải tha thiết nguyện vãng sanh.
Ngày ngày phải thành tâm phát lồsám hối nghiệp chướng, phải rơi nước mắt ăn năn về
những tội lỗi của mình. Sáng trưa chiều tối phải lạy Phật cho nhiều đểtrút đổnghiệp chướng
xuống. Đừng sân giận, đừng tham lam, đừng nhìn lỗi thiên hạ, đừng đốkỵngười khác nữa,
đừng xa lìa Phật pháp, hãy quyết lòng niệm Phật cầu xin Phật tiếp độvãng sanh. Đây là cơ
duyên thành đạo. Cơduyên này Phật A-di-đà đã hiến tặng cho chúng sanh một cách bình
đẳng, ai tiếp nhận thì được, ai từchối thì mất phần. Ngài Thiện Đạo nói duyên bất đồng, chỉ
vì chúng sanh tiếp nhận với tâm thái khác nhau mà thôi.
Vậy thì, nếu cơduyên này đã đến tay, xin đạo hữu đừng hờhững đểnó trôi qua, rồi
chờ đợi trong một tương lai xa vời nào đó mới hy vọng gặp lại, đểrồi lại nghiền ngẫm, lại
nghiên cứu, lại bàn ra tán vào. Bàn riết! Bàn hết kiếp này đến kiếp khác, bàn đến vô lượng
kiếp rồi mà bây giờcòn muốn tiếp tục bàn. Càng bàn tâm càng loạn! Loạn tâm rồi thì chịu
khổthêm vô lượng kiếp nữa chứcó hay ho gì! Nên nhớrằng, hết báo thân này lỡrơi vào
tam ác đạo thì phải chịu khổhàng triệu triệu năm chưa chắc đã được thoát thân. Trong khi
đó, qua khỏi 9 ngàn năm nữa thì tới thời diệt pháp, lúc đó đâu còn cơhội nữa đểcho một
chúng sanh ngu muội nhưchúng ta ngóc đầu lên! Vậy thì nếu là người hiểu đạo, sao còn
ngồi đó làm thơnuôi dệt vọng tưởng!?...
Khuyên người niệm Phật
139
Thời mạt pháp tâm người loạn động, niềm tin Phật pháp yếu ớt, chính vì thếmà chúng
sanh tựlàm mất rất nhiều cơhội vãng sanh. Có nhiều cụtu rất lâu, rất thuần thành, rất
chuyên cần, hàng tuần đều đến chùa lạy Phật, tụng kinh, niệm Phật, nhưng các cụcũng
không dám nguyện vãng sanh. Hỏi tại sao vậy? Những câu trảlời mà chúng ta thường gặp
là: Tôi già rồi, không đủkhảnăng; Tôi không đủthiện căn; Tôi không có phước báu; Muốn
vãng sanh vềTây-phương phải tu đến vô lượng kiếp mới được chứ đâu dễgì một đời mà
được, v.v... Ngoài ra, cũng có người không cần ngại ngùng nói rằng: Tây-phương là nói vậy
thôi chứai biết có thật hay không mà mong cầu!
Vạn pháp duy tâm! Tâm đã hồnghi thì đường giải thoát tựnhiên bịbếtắc. Do
đây mà chưPhật muốn cứu độchúng sanh đâu phải dễdàng! Nghe Diệu Nhàn tâm sự, tôi
cảm thông sâu xa vềchuyện này.
Cứu người khó lắm! Cái khó thứnhất là chúng sanh không tin Phật, họtự đóng tất cả
các hướng giải thoát, và tựnguyện đi theo con đường đọa lạc. Cái khó thứhai là nhiều người
đã học Phật nhưng không chịu nghe lời Phật dạy. Điều này, có thểvô tình hay cốý, dẫn đến
cái khó thứba: người học Phật thường dẫn dắt người khác đi theo con đường “Bất liễu giáo”.
Từ đó, sựgiải thoát trởthành vô phương! Chúng ta cứnghĩxem, một chúng sanh cứmãi bơi
lòng vòng trong biển khổthì làm sao tránh khỏi bịchìm trong biển khổ?!
*) Cái khó thứnhất là người không tin Phật.Trong thời đại mạt pháp chuyện này
rất phổbiến! Phật cứu người cũng phải tùy duyên, thì chúng ta không đủkhảnăng để
chuyển hóa họ đâu. Hãy thành tâm cầu nguyện cho chúng sanh một ngày nào đó may mắn
gặp được duyên lành, phát lòng tin tưởng vào Phật pháp để được cứu độ. Buồn hơn nữa, đôi
khi chính những người trong gia đình chúng ta cũng thuộc vào diện này.  Đây là chuyện
thường tình chứkhông có gì là đặc biệt!
Gặp nhau ở đời này là duyên nợtiền kiếp, trảhết cái nợnày rồi thì đường ai nấy đi.
Mỗi người đến thếgian này đều tùy theo nghiệp duyên, thì khi mãn báo thân cũng phải tùy
theo nghiệp duyên mà thọbáo, trong trăm vạn phần, chưa chắc đã có một phần tái ngộ.
Người tu hành muốn được giải thoát thì hãy phát nguyện vãng sanh Tây-phương. Ai nguyện
về đó thì sẽgặp nhau cùng nhau thành Phật, ai không nguyện thì họ đành phải đi đường riêng
của họ. Chúng ta đã liễu ngộ đường thoát ly tam giới thì phải quyết tâm bảo vệsựvãng sanh,
phải tranh thủniệm câu Phật hiệu, phải trân quý từng phút thời gian, phải tiết kiệm từng đoạn
đường đời đi qua, đừng phung phí huệmạng trong sáu nẻo luân hồi, đừng sơý hẹn nhau gặp
lại kiếp lai sinh. Nên nhớ, nuôi một lời nguyện lệch ra khỏi Tây-phương Cực-lạc là tựdẫn độ
đến tam đồlục đạo, chắc chắn không được vãng sanh. Thời mạt pháp rồi, một đời nguy kịch
hơn một đời, tương lai phải đối diện với hiểm nguy trùng trùng, đường thoát nạn chắc chắn
sẽmù mù mịt mịt!
Nhưng dù sao chúng ta cũng phải luôn luôn giữtâm nguyện cứu độchúng sanh. Phật
dạy “Vô duyên đại từ”, nghĩa là vì lòng từbi, Phật cứu độchúng sanh không cần điều kiện.
Khuyên người niệm Phật
140
Chúng ta tu hành theo Phật thì cũng phải có tâm nguyện này. Đây thuộc vềphần Phát Tâm
Bồ-đề. Hơn nữa, nếu là người nhà với nhau thì đã có duyên, nên càng phải cứu. Tuy nhiên,
người không tin Phật, thì lời nói thường trởthành vô dụng! Cách tốt nhất đểcứu độnhau là
chính mình phải tựtinh tấn tu hành, rồi ngày ngày đem công đức hồi hướng cho nhau. Cứ
thành tâm thiện ý làm nhưvậy thì công đức của mình dần dần giác ngộ được người chung
quanh. Cứu độchúng sanh, cứu độngười thân, tựcứu cho chính mình, tất cả đều nằm gọn
trong câu “Nam mô A-di-đà Phật”. Cho nên, tu cho chính mình là tu cho tất cả, gọi là: “
Nhất tu nhất thiết tu” là vậy.
*) Cái khó thứhai là không y giáo phụng hành, đây cũng không phải dễgiải quyết,
vì thời này đã mạt pháp rồi, lời chánh pháp của Phật rất khó được nghe. Bên cạnh thì sựcám
dỗquá lớn của vật chất, của triết lý thếgian, cám dỗbởi những hào nhoáng đang phát triển
của khoa học kỹthuật, v.v... Nếu chúng ta suy xét cho cùng, thì tất cảnhững thứnày cũng
chỉlà vọng tưởng, là vô thường, sau cùng chỉlà “Không” chứcó được gì đâu! Thếnhưng, sự
cám dỗnày vẫn có một sức mạnh đáng kể, dễdàng xoay lệch hướng tâm linh của người học
Phật khi chưa được chánh định! Vì chưa được “Chánh Định”, cho nên mới cảm nhiễm “Tà
Định”, hoặc chạy theo “Bất Định”, vô hình chung chúng sanh càng ngày càng lún sâu vào
chỗmông lung “Bất liễu”! Tà định là không niệm Phật; Bất định là tâm không có chủ định,
đụng đâu tu đó, nói đơn giản hơn là tạp tu; Chánh định chính là niệm A-di-đà Phật, quy
hướng vềTây-phương Cực-lạc đểmột đời thành Phật. Trong kinh Vô lượng thọPhật nói rõ
chuyện này. Cho nên tu hành mà không thông lý, thì đường tu thường bịnhiều chướng ngại!
Nguyễn Thái Học nói: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì
lòng người ngại núi e sông!”. Câu nói của một nhà đấu tranh chánh trịnhưng chứa đầy tư
tưởng Phật học. Đời mạt pháp này vạn ức người tu khó tìm được người thoát ly tam giới,
một trong những chướng ngại là vì do lòng e ngại. Vì ngại ngùng mà không đi, vì e dè mà
không cầu, vì cái nghĩquá hạn hẹp mà đành tiếp tục chịu vạn kiếp trầm luân!
Mới vừa rồi Diệu Âm tiếp xúc được chịPhật tử, chịnói, chịcó người mẹcũng tu hành
niệm Phật rất chuyên cần, rất thành khẩn, nhưng nguyện vãng sanh thì không nguyện. Hỏi
tại sao vậy? Chịnói, “Phải có nhiều thiện căn phúc đức trong nhiều đời nhiều kiếp rồi
mới được vãng sanh thành Phật, chứlàm gì có chuyện một đời niệm Phật mà được
vãng sanh!”.
Ởnhiều nơi, chúng ta cũng thường gặp không ít người có ý nghĩnày. Nhiều người có
tâm hồn hiền lương, khá từbi, tâm nguyện khá khiêm nhường, họcứcầu mong đời sau được
tái sanh làm người ngoan đạo, gặp được minh sư, tiếp tục tu hành, chứkhông dám “làm cao!”
cầu đến chuyện viên thành Phật đạo!...
Thương hại cho chúng sanh là chỗnày, mà đáng trách cho chúng sanh cũng chính ở
chỗnày! Thương vì quá hiền từ đến nỗi mê muội! Trách vì đã mang thân đi học Phật mà
không chịu y giáo phụng hành! Thương vì chúng sanh bịquá nhiều sựcám dỗlàm chướng
ngại! Trách vì nhiều người học Phật tựmình không chịu nhìn thấu đạo lý, cứthích dắt dẫn
Khuyên người niệm Phật
141
nhau theo con đường sanh tửluân hồi! Thương vì còn quá nhiều chúng sanh chưa có duyên
gặp Phật pháp! Trách là trách cho những người đã gặp được Phật pháp mà không chịu giác
ngộ, không chịu liệng bỏcái suy nghĩsai lầm của mình!...
Trong TứY Pháp, Phật dạy: Y pháp bất y nhân, y ý bất y ngữ, y liễu pháp bất y bất
liễu pháp, y trí bất y thức. Phật dạy vậy, nhưng trong đời này ít có người y theo “Tứy pháp”
đểtu hành, mà lại thích chạy theo nửa phần sa đọa! Oan uổng lắm vậy!
 1) “Y pháp, bất y nhân”là theo chánh pháp của Phật đểtu chứkhông phải theo người
giảng pháp. Nên nhớngười giảng pháp dù cho hay tới đâu, nghe êm tai tới đâu thì họvẫn
chưa phải là Phật. Do đó, có thểngười giảng pháp giảng sai. Hoặc giả, có người giảng nói
rất hay mà chính họthì thực hiện không được, thậm chí còn làm sai với chánh pháp nữa là
khác. Điều này xảy ra rất thường, đã ảnh hưởng không tốt đến niềm tin của đại chúng. Y
pháp bất y nhân đểgiải cái vấn nạn này.
Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật nói thời mạt pháp “Tà sưnói pháp nhiều nhưcát sông
Hằng”. Vậy thì, người nói được làm được thì đây là mẫu mực cho ta. Còn gặp trường hợp
người nói được mà làm không được, hoặc nói sai làm sai thì đó chuyện của họ, riêng mình
hãy y cứtheo pháp Phật tu hành, đừng nên bám theo cá nhân hoặc chê trách hay chống đối
người diễn nói mà coi chừng chính ta bịlạc vào con đường “Tà định”. Với 84 ngàn pháp
môn, thì niệm Phật là pháp tối viên mãn! Phật dạy đời mạt pháp niệm Phật mới được thành
tựu, thì ta nhất định chuyên niệm A-di-đà Phật cầu sanh Tịnh-độlà được.
2) “Y ý, bất y ngữ”, trọng ý không trọng lời. Kinh pháp của Phật là phương tiện cứu
độchúng sanh, tùy thời, tùy chỗ, tùy cơmà ứng thuyết.  Đôi khi Phật nói một việc nhưng lại
dùng nhiều danh tựkhác nhau. Chúng ta không thểchấp vào thuật ngữmà giảng giải được.
Mới vừa rồi, ở đây có Phật tửnghe lời pháp của HT Tịnh Không giảng về“Luận vãng sanh”
của Thiên Thân Bồ-tát, Ngài nói có câu: “Kinh Phật thật tếlà vô nghĩa...!”.
Trong nhiều giảng ký khác, Ngài nói mỗi chữmỗi câu trong kinh Phật bao hàm “vô
lượng nghĩa”, còn ở đây Ngài lại nói là “vô nghĩa”, làm cho anh thật sự đầy nghi hoặc(!).
Anh đến hỏi tôi tại sao lại lạlùng vậy?! Sau một vài phút bàn luận, anh ta cảm thấy vô cùng
hoan hỉ, biết thêm một lý đạo mới, đó là: “Y ý, bất y ngữ” .
Kinh Phật có “Vô lượng nghĩa” hay “Vô nghĩa” đều do cảnh giới của người nghe.
Phật giảng kinh là vô định thuyết, tùy cơ ứng thuyết, tùy bệnh cho thuốc. Mỗi bệnh mỗi
thuốc, thuốc này chỉcó nghĩa đối với bệnh này. Đem vịthuốc này mà trịbệnh kia, thì thuốc
sẽ“vô nghĩa”! Hơn nữa, Phật nói pháp cho chúng sanh nghe, chứPhật không nói pháp cho
Phật nghe. Chúng sanh hành theo pháp đểthành Phật, một khi đã thành Phật rồi thì đâu còn
pháp gì đểtheo nữa! Nói rõ hơn, chơn tâm đã được khai mởthì pháp từtâm hiển xuất, chứ
đâu có pháp ởngoài. Lục Tổnói, “Hà kỳtựtánh năng sanh vạn pháp”. Vãng sanh luận là
Khuyên người niệm Phật
142
của Bồ-tát Thiên Thân, nói “Kinh Phật vô nghĩa” là nói ởcảnh giới của Đại Bồ-tát minh tâm
kiến tánh. Chúng ta là phàm phu, có tưcách gì mà dám chấp nê!
Nói cụthểhơn, “Y ý bất y ngữ” còn có nghĩa chớnên coi thường những lời nói mộc
mạc, đừng quá ái mộvào những cách diễn thuyết hay ho. Tục ngữViệt Nam có câu: “Tốt gỗ
hơn tốt nước sơn”, hãy trọng cái thực tâm tu hành, đừng trọng cái hào nhoáng thếtục.
CụNgụy Quốc Hưng vãng sanh vào ngày 5/2/2003, cuộc vãng sanh vô cùng tựtại, an
nhiên. Cái giá trịcủa Cụlà sựthành tựu “tựtại vãng sanh”chứkhông phải là nói hay. Xem
đoạn phim quay lại cuộc vãng sanh, chúng ta thấy rõ ràng Cụ đi theo Phật chứkhông phải là
chết. Cụ ởhay đi đều tựnhiên, thoải mái. Cụchỉlà một người thợmộc hiền lành, chất phác,
hoàn toàn không có dáng dấp của người kiểu cách. “Y ý, bất y ngữ” là quý cái lòng thành
của Cụ, quý cái tâm hiền từcủa Cụ, quý ởchỗthật thà, ngay thẳng. Còn lời nói của Cụthì
đơn sơ, quê mùa, chứkhông có văn vẻ, trôi chảy, đâu có những lời triết lý bóng bẩy, chải
chuốt, cao xa! Thếmà, sựthành tựu của Cụmấy ai trong đời này sánh được?
3) “Y liễu pháp, bất y bất liễu pháp”, điều này quan trọng lắm! Tu hành mà không
phản tỉnh, thì coi chừng công phu tu hành khổcực rốt cuộc chỉhưởng được chút ít duyên
lành, chứkhông thểsiêu vượt tam giới.  Đạo Phật là đạo giải thoát, giúp chúng sanh chuyển
phàm thành Thánh, thoát khổ được vui. Nếu tu mà không quyết lòng thoát ly sanh tửluân
hồi, thì khổvẫn hoàn vềkhổ!
“Liễu pháp” là giáo pháp chân thực viên mãn. “Bất liễu pháp” là phương tiện pháp,
chưa được trọn vẹn. Phật 49 năm thuyết kinh giảng đạo, vì căn tánh chúng sanh bất đồng cho
nên Phật thường dùng phương tiện đểtừng bước dẫn dắt chúng sanh đi lên, nhưng cứu cánh
cuối cùng vẫn là viên thành Phật quả. Kinh pháp thuyết giảng vềchân nghĩa cứu cánh hiển
liễu, có thểviên mãn thành tựu Phật quả, gọi là “Liễu-nghĩa hay Liễu-pháp”. Kinh điển nói
chưa trọn, chưa hết, chưa đi đến cứu cánh viên mãn Bồ-đề, thì gọi là “Bất-liễu-nghĩa hay
Bất-liễu-pháp”. Vì căn cơcủa một sốtầng lớp chúng sanh còn quá chấp trước, khó thểnhất
thời tiến xa hơn, cho nên Phật đành phải dùng thuyết phương tiện đểdẫn dắt chúng sanh tiến
dần vào đạo giải thoát. Người học Phật thường khi sơý cứchấp vào phương tiện mà lầm
tưởng là cứu cánh!
“Y liễu pháp, bất y bất liễu pháp” là lời Phật dạy trong kinh điển đại thừa, khuyên
chúng sanh nên y cứtheo kinh liễu nghĩa đểchân thật thành tựu, đừng y theo kinh bất liễu
nghĩa, mà đường tu hành bịgian nan trắc trở, phải trải qua thời gian vô lượng kiếp. Kinh liễu
nghĩa, nói rõ hơn nữa, là kinh dạy thành Phật. Kinh bất liễu nghĩa là các loại kinh sách dạy
vềphước báu nhân thiên, chứng đắc các quảvịkhác chưa phải là Phật quả. Y theo kinh liễu
nghĩa thì một chúng sanh có thểmột đời thành Phật, gọi là “Nhất sanh thành Phật”.
Cũng cần chú ý, đừng lầm lẫn rằng “một đời thành Phật” là sống vài mươi năm trên
trần thế, rồi chết đi là thành Phật, mà “một đời thành Phật” chính là trường hợp của CụNgụy
Khuyên người niệm Phật
143
Quốc Hưng. Đời này Cụniệm Phật, được vãng sanh Tây-phương Tịnh-độ. Vãng sanh là
sống mà đi. Ví dụ điển hình, Cụnói: “Hai phút nữa tôi đi”, rồi từtạ đại chúng, ngồi xuống
ghế, liệng cái xác thịt lại đểtheo Phật. Rõ ràng là Cụ đi vãng sanh chứkhông phải chết. Về
tới Tây-phương thì viên mãn tam bất thối chuyển, thọmạng của Cụsẽvô cùng vô tận, Cựclạc an vui, thần thông tựtại, đạo lực có thểsánh ngang với thất địa Bồ-tát trởlên, chờ đến
ngày thành Phật trong khoảng từ3 kiếp cho đến 12 kiếp. Đây là Phật dạy trong Kinh Quán
Vô Lượng Thọ. Thời gian này so với vô lượng kiếp của các pháp tu khác thì quá nhanh. Tất
cảcông đức này đều do đức A-di-đà Phật gia trì cho Cụvậy.
Trởlại vấn đề“Bất liễu giáo”. Có người tu hành rất đắc lực, nhưng lại mặc cảm
rằng mình không đủthiện căn phước đức đểvãng sanh, họtừchối không chịu nguyện
sanh Tây-phương Cực-lạc. Đây là việc khá đáng tiếc! Nhưcâu chuyện của chị đạo hữu phía
trên. Người mẹgià của chịrất thành tín, rất hiền lành, thường xuyên tham dựthọbát quan
trai, với nguyện vọng rất khiêm nhường là cầu cho tâm hồn thanh tịnh, căn lành tăng trưởng,
đời sau gặp lại Phật pháp, gặp sưphụtốt đểtiếp tục tu hành. Tôi khuyên chịnên hướng dẫn
người mẹniệm Phật cầu sanh Tịnh-độ.
Chịtrảlời: Tôi nghĩrằng, tuổi xếchiều mẹtôi vềchùa tu hành là tốt rồi, còn
chuyện vãng sanh là do thiện căn tu hành nhiều đời nhiều kiếp mới được, chứ đâu dễgì
mẹtôi có phần...
Tôi hỏi lại: Chịbiết rõ tiền kiếp của mẹchịà?
Chịtrảlời: Tôi tài gì mà biết được!....
Một người hoàn toàn không hềbiết tiền kiếp của mẹmình, mà lại dám khẳng định rằng
mẹmình không đủphần vãng sanh! Người mẹcũng an phận thủthường, đồng ý với người
con, cho rằng mình chưa đủthiện căn phước đức đểthoát ly tam giới. Nhưng thực tế, theo
chịkể, thì thấy công phu tu hành của bà cụrất tốt, dụng công chuyên cần thật đáng khen,
ngày ngày đều có niệm Phật. Niềm thành kính Tam-Bảo vượt xa những người bình thường.
Ấy thếmà vẫn tựcho mình chưa đủthiện căn, phước đức, nhân duyên, mà đành lòng không
nguyện vãng sanh!
Tổ Ấn Quang dạy rằng, người không cầu sanh Tịnh-độ, dù cho có niệm Phật đến
chỗgió thổi không qua, mưa rơi không lọt thì cũng chỉlà pháp tựlực tu chứng. Nếu
nghiệp chưa sạch, tình chưa không thì vẫn phải tiếp tục chịu sanh tửluân hồi. TổNgẫu
Ích dạy, được vãng sanh Tây-phương là nhờtín và nguyện, phẩm vịcao hay thấp là nhờ
niệm Phật sâu hay cạn. Cho nên, tha thiết nguyện sanh Tây-phương là tối ưquan trọng!
Thực sựnhững ý nghĩnày rất phổthông, có rất nhiều người vướng phải cái mặc cảm
tựti này. Con đường thành đạo của họchính họtự đoạn mất mà không hay! Biết vậy, nhưng
làm sao chúng ta đi đảthông tưtưởng của cùng khắp chúng sanh đây!
Khuyên người niệm Phật
144
Đểthức tỉnh người đạo hữu đó, tôi đem chuyện ông Châu Quảng Đại, mà trong giảng
pháp của Ngài Tịnh không thường nhắc đến, tóm tắt kểcho chịnghe. Ông Châu Quảng Đại
một người ởWashington (Mỹ), suốt đời không biết gì vềPhật pháp, không tin Phật.  Đến
cuối đời mắc phải bệnh ung thưkhông còn chữa được, sắp chết. Vì quá sợchết cho nên mới
sai người nhà chạy khắp nơi cầu cứu. May mắn cho ông ta, gặp được những đồng tu niệm
Phật phân tích cho ông ta biết rằng, cái mạng của ông không còn cứu được nữa đâu, chi bằng
hãy buông xả đi, quyết tâm niệm Phật cầu sanh Tây-phương Cực-lạc. Ông nghe theo, quyết
lòng niệm Phật và mời đồng tu vềhộniệm. Niệm Phật chỉtrong ba ngày đã được Phật A-di-đà hiện thân tiếp dẫn, an nhiên vãng sanh. (Ông Châu Quảng Đại vãng sanh trong khoảng
những thập niêm cuối của thếkỷ20).
Sau khi kểxong, tôi hỏi chị: Hãy so sánh thử, giữa mẹchịvới ông Châu Quảng Đại
ai là người có thiện căn, phước đức, nhân duyên nhiều hơn?
Chịnói: Ông Châu Quảng Đại nhiều hơn.
Tôi nói: Không! Chính mẹchịcó nhiều hơn.
Tại sao vậy? Tôi giải thích, vì mẹcủa chịcó tin Phật, có niệm Phật, có đi chùa lạy
Phật, trong khi ông Châu Quảng Đại thì suốt đời không biết gì vềPhật pháp cả. Tin Phật là
có thiện căn, niệm Phật lạy Phật là có phước đức, đi chùa là đã gặp nhân duyên. Đây đâu
phải là chuyện tầm thường! Một người đã có đầy đủthiện căn, phước đức, nhân duyên, thì
trong kinh A-di-đà Phật nói được vãng sanh, tại sao chịlại nghĩrằng mẹchịkhông đủphần
vãng sanh?
Chịlại nói: Nhưng mẹtôi đâu có tha thiết đến chuyện vãng sanh!
Tôi nói: Suốt trong nhiều năm qua, mẹchịrất thành khẩn tu hành, nhưng không
biết đến việc thoát ly tam giới, không tha thiết đến chuyện vãng sanh Tây-phương Cựclạc đểthành tựu đạo Bồ-đề.  Đây không phải là do mẹchịthiếu tiêu chuẩn, hay không
thích, nhưng chính là vì mẹchịkhông có được sựhướng dẫn rõ ràng đường đi!...
Thực vậy! Nếu chúng ta đi rảo một vòng tìm hiểu người học Phật khắp nơi thì mới
phát hiện ra một vấn đềthiếu sót quan trọng. Đó là, có rất nhiều người tu hành lâu năm mà
không biết niệm Phật, chưa hềthật lòng phát một lời nguyện vãng sanh Tây-phương. Hầu
hết các cụgià thật thà chất phác, dạy sao nghe vậy. Suốt thời gian tu hành lâu năm các cụrất
ngoan đạo, thành kính lạy Phật, ăn ởhiền lành, một lòng giữgiới hạnh, nhưng chỉbiết an
phận thủthường, làm lành lánh ác, cầu siêu, cầu an, cúng dường, làm phước, gây quỹ, v.v...
nhìn thấy quý cụlàm việc rất siêng năng, ai cũng tán thán, khen ngợi. Chính vì vậy mà các
cụcứyên tâm cho rằng mình tu hành tốt! Nhưng thật ra, xét cho kỹ, đó chỉlà con đường
Khuyên người niệm Phật
145
nặng vềtu phước, thiếu phần tu huệ. Nói cách khác, hành theo “Bất liễu giáo”, khó thểgiải
thoát được!
“Liễu pháp” là chánh pháp, “bất liễu pháp” không được kểlà chánh pháp.  Để
phân biệt tà chánh, HT Tịnh Không có giảng đến 4 tiêu chuẩn: một là, tương ứng lợi ích; hai
là, tương ứng lời Phật dạy; ba là, không tương ứng phiền não; bốn là, không tương ứng sanh
tử.
“Tương ứng lợi ích” mới là chánh pháp. Lợi ích chân thực này chính là vãng sanh
Tây-phương Cực-lạc, thành tựu viên mãn đạo Bồ-đề. Dù cho học pháp môn nào thì ý niệm
thoát ly sanh tửphải minh bạch rõ ràng, tâm tâm nguyện nguyện không rời vấn đềnày mới
thuộc vềliễu nghĩa pháp. Trong kinh A-di-đà, đức Phật phải nhắc đến 4 lần chuyện cầu
nguyện vãng sanh Tây-phương. Học Phật ai mà không đọc kinh này? Thếthì tại sao có
người tu khá lâu nhưng chưa hềchú ý đến lời nguyện vãng sanh! Đây là một sựsơý quá
lớn! Dù vô tình hay cốý, tâm không tương ứng với lợi ích chân thực, thì không đúng lắm
với chánh pháp của Phật!
“Tương ứng lời Phật dạy” là chánh pháp. Y giáo phụng hành là pháp cúng dường
đầu tiên đối với chưPhật. Học Phật phải theo lời Phật. Kinh Đại-Tập Phật dạy, thời kỳ
chánh pháp gìn giữGiới Luật có thểthành tựu, thời tượng pháp Thiền Định có thểthành tựu,
thời kỳmạt pháp Tịnh-độmới thành tựu. Người học Phật phải cẩn thận theo đúng lời Phật
mà tu hành thì mới mong thành tựu cho chính mình, mới cứu được chúng sanh thoát vòng
tam giới. Chúng ta không nên làm ngược lại lời Phật dạy mà đường tu đi đến chỗmông
lung!.
“Không tương ứng phiền não” thì tâm mới thanh tịnh. Tham sân si là phiền não. Tu
hành là phải lánh xa tất cảnguồn căn dẫn đến tham lam, sân giận, ngu si mới là chánh pháp.
Đi chùa chỉ đểcầu tài, hái lộc, cầu phước... thoát sao khỏi chữ“THAM”! Không đểcho tâm
thanh tịnh, lại đi chống báng, đốkỵ, nói xấu lẫn nhau thì tránh sao cho khỏi chữ“SÂN”. Có
câu: “Thường kiến tựkỷquá, bất thuyết tha nhân phi...”, (Luôn luôn thấy cái lỗi của
mình, đừng nói đến cái lỗi của người khác...). Người mà thấy ai làm điều gì cũng chê bai,
còn mình thì thích tựkhoe khoang, thích nói hay lý luận giỏi, cống cao ngã mạn... tất cả đều
nằm trong chữ“SI”. Tương ứng với phiền não dễlắm! Phải cốgắng tựxét cho nhiều mới
được!
“Không tương ứng với sanh tử” mới là chánh pháp. Sanh tửlà lục đạo luân hồi. Tu
học Phật mà không cầu thoát ly tam giới, không cầu chứng đạo Bồ-đề, lại đi cầu thành Tiên,
thành Thần, cầu tái sanh làm người, cầu giàu có... nói chung là cầu phước báu nhân thiên,
đây không phải là liễu pháp của Phật. Người học Phật không tìm đường vượt thoát luân hồi,
không cầu sanh Tịnh-độ, lại đi cầu những cảnh giới trong lục đạo, thì theo nhưTổ Ấn Quang
nói: “Chẳng khác gì người đem viên ngọc nhưý đổi lấy tán kẹo”. Đây thật là điều đáng
tiếc!
Khuyên người niệm Phật
146
5) “Y trí, bất y thức”, trí là lý trí, thức là tình thức. Đem tám thức biến thành bốn trí
mới hoàn thành đạo nghiệp. Tám thức gồm có năm thức của thân là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân,
và ba thức của tâm là: ý thức, chấp thức (Mạt-na), tạng thức (A-lại-da).  Đem năm thức đầu
chuyển thành “Thành sởtác trí”; ý thức chuyển thành “Diệu quan sát trí"; mạt-na thức hay
gọi là thức phân biệt chuyển thành “Bình đẳng tánh trí”; A-lại-da thức chuyển thành “Đại
viên cảnh trí”.
Lý đạo này cao quá! Nói thì phải nói cho biết vậy, chứphàm phu chúng ta dễgì thực
hiện được chuyện này!  Thôi thì, tốt nhất là thực tâm tu hành, cốgắng xửsựtheo lý trí cho
hợp lẽ đạo đểcó đường giải thoát, đừng nên dùng tình cảm mà dễmê lầm!
“Bất cát ái bất ly Ta-bà”, tình cảm là sợi dây trói ta mãi trong lục đạo. Đời sống cưsĩ
thì chúng ta phải hòa chung với người, nhưng trong tâm cũng nên tập buông xả, đó là “cát
ái”. Có nhưvậy lúc lâm chung tâm mới thoát cái nạn lưu luyến con cái, lưu luyến vợchồng.
Cái thân cũng là đồgiả, cũng đừng luyến tiếc nó quá. Muốn thành Phật thì quyết lòng cầu
nguyện vãng sanh vậy.
Chúc Diệu Nhàn thấy rõ đường đi, con đường “Niệm Phật thành Phật”.
A-di-đà Phật,
Diệu Âm
(Viết xong, Úc châu, ngày 28/4/04).
Khuyên người niệm Phật
147
Người hiện nay vừa thấy được một chút gì lạ thì vội cho mình là hay
lắm, liền nói với người này, người nọ là tôi đã thấy Phật, tôi đã được
cảm ứng, và... và... Quý vị  đâu ngờ rằng, một khi đem việc này khoe
khoang ra, thì tâm thanh tịnh của quý vị đã hoàn toàn bị phá hỏng hết. 
Phải nên nhớ rằng: cho dù là “Định Trung Kiến” (tức là trong lúc định
tâm niệm Phật mà thấy), hoặc thấy trong giấc mơ, cũng không nên giữ
trong tâm.  Bởi vì “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng”. 
(PS Tịnh Không).
(NhưLai sởdĩhưng xuất thế,
Duy thuyết Di Đà bổn nguyện hải)
Khuyên người niệm Phật
148
60) Lời khuyên người bạn ởParis:
Đạo hữu HuệSanh mến,
Ở đây có một ông bác khi đọc xong tập “Khuyên người niệm Phật” chợt thấy được
đường tu hành, hằng ngày bác tựlập ba thời khóa niệm Phật rất tốt. Ban ngày thì con cháu
ồn ào, bác chỉthầm niệm Phật, đêm đến 12 giờkhuya là bắt đầu thức dậy công phu. Bác
nói: “Tôi bắt chước theo sách này, gặp ai tôi cũng khuyên họnên niệm Phật”. Bây giờthì
mỗi lá thưcủa bác gởi cho bạn bè, cho người thân, cho con cháu... đã biến thành thư
“Khuyên người niệm Phật”, nội dung hoàn toàn khác với những gì bác thường viết trước
đây.
Nhiều người nghe nói đến “Phát Bồ-đềTâm”thì cảm thấy mông lung, hoặc lo ngại vì
thấy chuyện này quá lớn! Nhưng có ngờ đâu, nhiều khi chính họ đang làm chuyện Bồ-đềtâm
mà không hay biết. Ông bác phát được một tâm nguyện nho nhỏ: “gặp ai cũng khuyên họ
nên niệm Phật”, là bác đã vô tình đang làm một chuyện phát Bồ-đềtâm mà bác không hay.
.... Những tâm nguyện thành tâm giúp đời, cứu người mong cho chúng sanh thành đạo
Bồ-đề đều là những cách phát tâm Bồ-đề. Ngài Tĩnh Am đại sưdạy rằng: “Cửa yếu vào đạo
lấy sựphát tâm làm đầu, việc cấp thiết tu hành lấy sựlập nguyện làm bước trước. Nguyện
có lập thì chúng sanh mới độnổi, tâm có phát thì đạo mới thành tựu”. Phát Bồ-đềtâm vô
cùng quan trọng.
Diệu Âm có tâm nguyện “Khuyên người niệm Phật”, mong cho cha mẹ, anh chịem, bà
con, bạn bè phát tâm niệm Phật cầu sanh Tây-phương, tình cờnhững lời thưlại được ấn
tống thành bộsách. Bây giờcó nhiều người gặp Diệu Âm thì giới thiệu là tác giảbộsách
“Khuyên Người Niệm Phật”. Giới thiệu nhưvậy thì xin tùy duyên của người đi, chứthực ra
tôi chỉviết thưchứkhông phải viết sách. Những điều nói trong sách toàn là chuyện cá nhân
chứkhông phải chuyện tổng quát cho đại chúng.
Mình gặp được Phật pháp quá trễ, nhưng dù sao cũng thấy được đường giải thoát, là
cảmột sựmay mắn rồi. Tri ân báo ân, là nhân duyên chính của việc phát tâm nguyện Bồ-đề.
Nghĩrằng lòng đại từ đại bi của Phật thật quá lớn, chữhiếu đối với cha mẹmình chưa báo
đáp được gì, ơn đức này biết bao giờmới đền đáp được một phần. Sức mình quá yếu, trí
mình quá cạn, không biết phải làm sao cho trọn đạo. Thôi thì âm thầm viết từng lời thưmột,
khuyên cha mẹniệm Phật, khuyên người thân tu hành, chỉcho bạn bè con đường vãng sanh
Tây-phương. Bộsách xuất hiện từmột cái phát tâm nhỏmọn nhưvậy mà thôi!
Phát Tâm Bồ-đề!
Khuyên người niệm Phật
149
Khuyên người niệm Phật chúng ta hãy làm bằng cái lòng chân thành, tha thiết và thực
tế. Tôi chưa bao giờdám dùng lời khuyên nhưnhững bài học thường thức, hay bài pháp dạy
đạo. Nhưng vì nhiệt thành giúp đỡnhau, lòng tha thiết mong cho người được vãng sanh, tôi
biết được tới đâu làm tới đó. Tôi thường nói với bạn bè rằng, thuyết kinh giảng đạo chúng ta
chưa đủkhảnăng, nhưng khuyến khích niệm Phật thì ai cũng có thểlàm được. Hãy nên bắt
đầu từnhững chuyện thật cụthểtrong sinh hoạt hằng ngày mà nhắc nhởnhau tu hành.
Đạo không có lớn có nhỏ, không xa không gần, mà đạo là sống, là những gì đang xảy
ra trước mặt chúng ta, chứkhông phải chuyện viễn vong. Nếu hiểu được vậy rồi, thì nhìn
chiếc lá rơi, ta đã thấy có Phật pháp. Pháp gì? “Vô Thường”. Thấy đời vô thường thì cố
gắng tu hành đừng chờ đừng đợi! Lấy đũa gắp một miếng thịt để ăn, rõ ràng là có bài pháp
thật thấm thía: pháp “TừBi”. Có ai đã xẻthân mình ra từng mảnh để ăn chưa, thì sao mình
lại ăn thịt chúng sanh?  Đi chợmua một bó rau, cầm bó rau lên đã thấy sẵn pháp Phật rồi:
pháp “BốThí”. Phật dạy bốthí giúp người, còn mình thì bỏra đồng bạc phải đòi cho được
bó rau ngon, lựa lên lựa xuống, chỉbiết mình ăn cho ngon mà không đểý đến người bán có
thểbịlỗ! v.v... Biết tu thì thời thời khắc khắc, bất cứhoàn cảnh nào tu cũng được. Chuyện tu
hành rất thực tế, ngay trước mắt, trong cách đối vật tiếp người, ởngay trong tâm này chứ
không ở đâu xa cả! Hãy khuyên nhau làm thiện làm lành, rồi chí thành niệm Phật cầu sanh
Tịnh-độ, thì thấy được Phật pháp vậy.
Tuy nhiên khi phát một tâm nguyện nào, chúng ta cần chuẩn bịtrước một sốthửthách.
Ví dụnhưDiệu Âm khuyên người niệm Phật thì chắc chắn sẽcó nhiều người hoan hỉtiếp
nhận, cũng có người không ưa. Người tiếp nhận thì ta và họcùng có duyên Tịnh-độ, cùng
phát tâm niệm Phật, cùng nguyện vãng sanh. Thực hiện được điều này là cảmột sựchuyển
hướng tối quan trọng trong đời. Ngoài ra chắc chắn cũng có người không chấp nhận, hoặc
hơn nữa có thểchống đối. Thôi thì tùy duyên! Diệu Âm chỉlấy lòng thành, nhiệt tình khuyên
nhau, chứkhông thểcho là toàn vẹn, chắc chắn khó tránh khỏi có điều sơsuất. Thành tâm
cầu nguyện chưPhật Bồ-tát gia trì, cứu độtất cảchúng sanh sớm giác ngộcon đường vãng
sanh thành Phật vậy.
Niệm Phật vãng sanh Tịnh-độlà pháp môn bất khảtưnghị, rất khó tin, chính Phật mà
còn phải nói: “Nan tín chi pháp”. Vì rất khó tin thì làm sao cho chúng sanh dễdàng cam
lòng chấp nhận! Cho nên, nếu chúng ta khuyên người niệm Phật mà gặp sựchống đối, thì
đây cũng là điều tựnhiên! Riêng lời thưcủa Diệu Âm, nếu phổbiến rộng rãi chưa chắc đã
được mọi người tán đồng. Vì sao vậy? Vì thực sựnhững lời khuyên này không có tính phổ
thông. Rõ ràng nó có cái trọng tâm xiển dương pháp môn Tịnh-độ, nhất tâm niệm Phật,
quyết lòng cầu sanh Tây-phương, chứkhông phải có tính tổng quát. Biết vậy, nhưng tôi cũng
không thểlàm gì khác hơn.
Tình thực mà nói, có lẽDiệu Âm có duyên với Tịnh-độ, thấy được ít nhiều Phật pháp
qua đường Tịnh môn, thấy rõ cơhội thoát ly sanh tửluân hồi qua tiếng niệm Phật, cho nên
chỉbiết khuyên người niệm Phật. Do đó lời khuyên này khó có thểlàm vừa lòng tất cảmọi
Khuyên người niệm Phật
150
người được. Phật dạy “nhất hướng chuyên niệm” thì chúng ta khuyên “nhất hướng chuyên
niệm”. Chưtổdạy chuyên tu, nên chúng ta chỉcó một đường thẳng tiến, nhất định không
dám chọn đường thứhai. Nếu người cùng thuyền cùng hội, thì tựnhiên sẽcó duyên tao ngộ,
hay ít nhiều gì cũng giúp cho nhau được những bước thật căn bản để đi. Còn người không
đồng hội đồng thuyền, thì chúng ta phải tôn trọng sựtựdo, đừng nên phân biệt hay lý luận
tranh hơn thua mà tâm ta bịloạn và làm mất niềm hòa kính. Nhất định phải tùy duyên,
không thểphan duyên. Nhưng khi đã phát tâm nguyện chân chánh, chúng ta không thểvì
một vài chướng ngại mà thối tâm Bồ-đề.
Chuyện đời khó lắm, chuyện đạo lại càng khó hơn! Kinh nghiệm này có lẽai cũng có.
Cách đây khoảng hơn một tháng, tôi đọc được một bài viết nặc danh trong diễn đàn tựdo về
Phật giáo trên Internet, chỉtrích bài viết của một cưsĩkhác với lời lẽrất nặng. Bài viết có
trích ra một sốcâu bị đánh giá là sai với Phật pháp, trong đó có những lời trích lại từlời
pháp của HT Tịnh Không. Tôi có cái may mắn nghe được khá nhiều những lời pháp của
Ngài, nên đọc qua là tôi có thểnhận ra ngay. Chính tôi cũng không ngờnhững lời của Ngài
khi đưa ra ngoài cũng bịcó người chống đối. Người cưsĩbịnạn cảm thấy quá chán nản, đã
điện thoại hỏi ý kiến của tôi. Tôi thành tâm chia xẻnỗi buồn và khuyên vịcưsĩ đó nên giữ
im lặng là tốt nhứt. Hãy nghĩrằng, người viết bài chống đối đó họdựa theo cái lý của họ,
chứchưa hẳn là đốkỵ(!), nhưng có lẽvì lời pháp của HT Tịnh Không có nhiều lúc Ngài
giảng ởcảnh giới quá cao, hoặc có khi có những lời rất mảnh liệt có khảnăng phá mê khai
ngộ, có cái năng lực chuyển Phàm thành Thánh chứkhông phải bình thường. Những cảnh
giới đó đối với đại đa sốquần chúng còn quá bỡngỡ(!), đâu dễgì nhất thời họchấp nhận!
Chúng ta vì nhiệt thành phát tâm Bồ-đề, làm Phật sự, mau mắn trích dẫn hoặc dựa theo
những lời pháp này một cách quá đột ngột, thì làm sao tránh khỏi một chút hiểu lầm. Cho
nên, tôi khuyên hãy đểtựnhiên, một thời gian sẽtrởlại bình thường thôi.
Trởlại chuyện khuyên người niệm Phật, muốn cứu độnhau chúng ta hãy nên thực tế!
Mỗi người có mỗi hoàn cảnh, tập quán, sởthích, căn cơ... khác nhau, ta nên dựa vào thực tế
đó đểkéo họvề được với Phật đạo. Trong vô lượng kiếp chúng ta đã thảcái tâm này chạy
rong nhưngựa, lao chao nhưkhỉ. Cái tập khí này đã ăn sâu vào tâm khảm rồi, làm cho
chúng ta khó định cái tâm lại được, mà thường có hướng thích làm cho thỏa mãn cái “Tâm
viên ý mã”! Nhưng nên nhớ, càng thỏa mãn sựhiếu kỳthì cái tâm của ta càng thêm tán
loạn! Vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, ngã mạn từ đó phát sinh, làm cho vướng vào cái
nạn “sởtri chướng” mà mất phần giải thoát!  Ấn Quang Đại sưkhai thị: “Cùng năm mãn
tháng cứmãi theo việc nghiên cứu, dù cho tìm hiểu được nhưvẹt mây bày trăng sáng, mở
cửa thấy non xanh, cũng chỉthêm nguồn biện bác trên đầu môi chót lưỡi, có can dựgì
đến sựsanh tử đâu!”.
Kiến thức thếgian là những miếng mồi rất hấp dẫn câu móc tâm chúng sanh dính mắc
vào vòng sanh tử đọa lạc! Chính tôi trước đây cũng lầm lạc nhưvậy, đến khi gặp được Phật
pháp, đọc được những lời khai thịcủa các vịTổSưmới giựt mình tỉnh ngộ. Thôi, từ đây
Khuyên người niệm Phật
151
quyết lòng xin chừa, một đường chuyên tu, một lòng niệm Phật cầu xin vãng sanh Tịnh-độlà
hay nhất.
(Ngay đến những lời “Khuyên người niệm Phật” này chắc nó cũng sắp sửa xong.
Nhắn nhủcùng bạn đạo gần xa rằng, nếu chúng ta có duyên lành với nhau, thì bấy nhiêu lời
thưchứa trong ba tập cũng tạm đủrồi vậy. Xin cho Diệu Âm sớm được gác bút đểtịnh tu.
Nguyện đem công đức này, nếu có, hồi hướng cho tất cảchúng sanh, trong đó thếnào cũng
có quý đạo hữu. Khuyên tất cảtinh tấn niệm Phật, đồng nguyện vãng sanh, đồng sanh Tịnh-độ).
Niệm Phật phải chuyên lòng, đừng tạp loạn. Nên nhớlời này đểnhắc nhởcho nhau.
Ở đây tôi có một người bạn thân, ba của anh còn ởVN, nhận được bộsách “Khuyên người
niệm Phật” rồi trực nhận ra con đường giải thoát và đã bắt đầu niệm Phật. Thật là một giác
ngộthật đặc biệt trong đời của bác. Thấy vậy, người bạn tôi cũng đã áp dụng phương thức
viết thư đểkhuyến tu. Có lần anh bạn muốn gởi một quyển “Luận vềkinh Kim Cang” vềcho
ông cụ. Anh nói, quyển này trích những câu chuyện Phật dạy hay lắm. Tôi khuyên rằng, ông
bác mới phát tâm niệm Phật, không nên giới thiệu nhiều kinh sách mà dễlạc mất hướng đi.
Kinh Phật thì kinh nào cũng hay, nhưng vì hay mới thích, vì thích mới tham, vì tham mới
buông xảkhông được, vì buông xảkhông được mà khó giải thoát.
Nên nhớrằng, tất cảkinh điển đều là phương tiện dẫn chúng sanh đến cứu cánh cuối
cùng là thành đạo Bồ-đề. “Đồng quy nhi thù đồ”. Cứu cánh Bồ-đềlà một, nhưng phương
tiện thì vô lượng vô biên. Đã thấy được con đường thành Phật mà không quyết lòng đi thẳng
tới chỗthành tựu đạo quả, lại cứtham đắm vào phương tiện, thì mãi mãi vẫn chỉlòng vòng
trong phương tiện!
Trong những giảng ký, có lần HT Tịnh Không nói: “Trong ngũkinh Tịnh-độ, người
nào tụng một bộkinh với một câu Phật hiệu có thểsanh thượng phẩm. Tụng hai, ba bộ
kinh với câu Phật hiệu thì còn trung phẩm. Tụng cảnăm bộkinh và niệm Phật thì chỉcòn
hạphẩm. Còn người kinh nào cũng tụng, pháp nào cũng tu, thì dù có niệm Phật cho
nhiều đi nữa thì hạphẩm cũng khó có phần...”. Trong kinh Kim Cang, Phật nói: “Pháp
thượng ưng xả, hà huống phi pháp”, (pháp Phật còn phải bỏ, huống chi là không phải pháp
Phật). Khi đã thấy con đường thành Phật thì pháp Phật cũng phải biết buông xuống để đi
cho nhẹ, chứ đèo chi gánh pháp trên vai! Thân phụcủa anh bạn là một cụgià, đã phung phí
gần trọn cuộc đời trong thếgian trần tục, nay mới vừa biết con đường giải thoát mà không
chịu thúc giục đi thẳng cho nhanh, lại muốn dành thời giờ đểtham quan cảnh xinh vật lạ, thì
làm sao kịp giờ đi tới đích!
Nếu chúng ta có phát tâm khuyên người niệm Phật, thì cốgắng giúp cho quý cô bác
thấy rõ đời quá vô thường, nhất là đối với những cụtuổi đã xếchiều. Khuyên họhãy quyết
lòng chuyên tu “Tịnh Nghiệp”, tụng một quyển kinh, niệm một câu “A-di-đà Phật”, giữmột
nguyện “Vãng Sanh Tây-phương”, còn tất cảnhững thứkhác nên buông xuống cho sạch sẽ
Khuyên người niệm Phật
152
đi, có nhưvậy mới dễgiải thoát. Nếu không chịu quyết lòng chuyên tu, còn thích đèo bồng,
còn ham nghiên cứu nhiều kinh, còn muốn nghe thêm nhiều lời hay ý đẹp, thì coi chừng khó
mong có ngày thành tựu! Đây là những lời của chư Đại đức Tổsưnói, lời Bồ-tát Đại Thế
Chí nói, lời Phật nói trong kinh. Trong kinh Vô lượng Thọ, Phật dạy: “Phát Bồ-đềtâm,
nhất hướng chuyên niệm A-di-đà Phật, nguyện sanh bỉquốc”. Bỉquốc tức là Tây-phương
Cực-lạc quốc. Phải đi thẳng một đường, phải dồn tất cảnăng lực vềmột hướng, phải hạ
quyết tâm đạt mục đích, có được nhưvậy thì sựthành đạt sẽdễdàng hơn.
Chuyên tu thì cái gì cũng phải chuyên, tụng kinh nào cũng được, một bộthôi. Theo
HT Tịnh Không thì thời này tụng kinh Vô Lượng Thọrất khếcơ. Nhưng đối với những người
mới tu, nếu kinh Vô Lượng Thọdài quá tụng không nổi, thì tụng kinh A-di-đà. Kinh A-di-đà
là bộkinh được chưPhật mười phương hộniệm. Niệm một câu A-di-đà Phật là nhất hướng
chuyên niệm. Tha thiết phát lời nguyện vãng sanh Tây-phương là phát Tâm Vô Thượng Bồ-đề. Tụng Kinh A-di-đà – Niệm A-di-đà Phật – Nguyện Sanh vềquốc độcủa A-di-đà Phật, tất
cả đều đồng bộvới nhau, đó là tam tưlương Tín-Hạnh-Nguyện một đường đi thẳng vềcõi
Phật. Còn những kinh điển khác của Phật chắc chắn cũng phải cần tham cứu tới. Nhưng
bây giờhãy lo vãng sanh trước đã. Khi vềtới Tây-phương rồi, mỗi ngày mình phân thân
cúng dường mười vạn ức Phật trong mười phương pháp giới, lúc đó mình sẽhọc đến vô
lượng pháp môn chứkhông phải chỉ đếm từng bộkinh một như ở đây đâu.
Bây giờxin cụthểvềchuyện phát Bồ-đềTâm. Phát Bồ-đềTâm là gì?Theo Ngài
Tĩnh Am thì: “Phát Bồ-đềTâm tức là phát khởi thệnguyện hướng đến mục tiêu giải thoát
giác ngộtối thượng, hoặc là đem cảthân và tâm của mình quyết chí thành tựu đạo quảVô
Thượng Bồ-đề”.
Đối với pháp môn Tịnh-độ, muốn thành tựu quảvịVô Thượng Bồ-đềthì trước hết phải
vãng sanh vềTây-phương Cực-lạc. Chúng sanh trong thời mạt pháp này không sanh về
Cực-lạc thì khó thể đạt được mục tiêu giải thoát giác ngộtối thượng. Ngẫu ích Đại sưnói
rằng, chân thành phát nguyện cầu sanh Tịnh-độlà phát Tâm Vô Thượng Bồ-đề. Cho nên
thành tâm phát nguyện vãng sanh là tối quan trọng. Trong rất nhiều lời thư, Diệu Âm
thường nhắc đi nhắc lại điều này, chủ đích là mong cho nhiều người chú ý.
Thếnhưng, có lần tình cờtôi phát hiện ra, có người không chịu nguyện vãng sanh.
Nếu là người tu trì theo các pháp tựlực, quyết lòng tựtu chứng thì đành đi, còn người tu
pháp nhịlực của Tịnh-độtông, có niệm Phật mà vì một hiểu lầm nào đó đã không chịu
nguyện vãng sanh, thật là điều đáng tiếc!
Vừa mới đây, lại có một đạo hữu khác điện thoại hỏi tôi vềý kiến của một người nào
đó không đồng ý với sựcầu xin vãng sanh Tây-phương. Họnói, tu hành mà chỉlo đến
chuyện thoát thân cho riêng mình, không lo đến cứu giúp người thì tâm địa hẹp hòi! Theo
người đó nói, dù có vãng sanh Tây-phương Cực-lạc thì cũng đểtựhưởng an lạc cho cá nhân,
Khuyên người niệm Phật
153
bỏmặc chúng sanh đau khổkhông cứu, thật là quá ích kỷ! Nghe nói vậy làm cho cô giựt
mình không dám nguyện vãng sanh.
Trên điện thoại, tôi phân giải cho cô một ít lý đạo trong kinh Phật, phân bày cho cô
biết rằng đây là lời Phật dạy, khuyên cô hãy quyết lòng theo Phật đừng theo người. Cô
hiểu ra đạo lý, tin tưởng trởlại và quyết tâm phát nguyện cầu vãng sanh, không dám sơý
nữa.
Người chỉlo hưởng thụcho riêng cá nhân mình gọi là tựtưtựlợi, tâm địa hẹp hòi,
không hợp với bản hoài của Phật!  Đúng vậy! Người tu hành mà hẹp hòi ích kỷthì tâm hồn
nếu không tà vạy thì giảngụy, không giảngụy thì cũng thiên lệch! Nghĩa là, không thểphát
tâm Bồ-đề được!
Tuy nhiên, nếu nói phát nguyện vãng sanh Tây-phương là hẹp hòi ích kỷthì quá sai
lầm! Niệm Phật mục đích là đểvãng sanh Tịnh-độ. Phật dạy nhưvậy ta phải làm nhưvậy.
Nhất định Phật không bao giờchỉsai đường! Người học Phật phải có lập trường vững, lấy
kinh Phật làm tiêu chuẩn, đừng nên chao đảo bởi những kiến chấp cá nhân mà làm sai. Sai
từcăn bản, sai đến cứu cánh!
*) Căn bản sai lầmvì nói không đúng với lời Phật dạy. Trong kinh Quán Vô Lượng
Thọ, Phật nói đến tam phước, phước thứnhất gồm có 4 điều: hiếu dưỡng phụmẫu, phụng
sựsưtrưởng, từtâm bất sát, tu thập thiện nghiệp.  Đây là căn bản của đạo lý Nhân-Thiên,
đạo lý làm người. Người học Phật mà không vâng lời Phật dạy thì mất cái hạnh “Phụng sự
sưtrưởng”. Không có hạnh “Phụng sựsưtrưởng” thì làm sao có thểtrởthành đệtửhiếu
thuận của Phật! Rất nhiều kinh điển Phật dạy nguyện sanh Tịnh-độ, điển hình nhưkinh Phật
thuyết A-di-đà, một bộkinh ngắn tụng hàng ngày trong thiền môn, Phật nhắc đi nhắc lại tới
bốn lần, dặn chúng sanh phải phát nguyện vãng sanh Tây-phương Tịnh-độ. SởdĩPhật nói
tới bốn lần, chính là đểchúng sanh đặc biệt chú ý. Thếmới biết phát nguyện vãng sanh Tâyphương là vấn đềchủyếu. Người học Phật mà hồnghi lý đạo trong lời Phật dạy thì thật là
sai vậy!
Niệm Phật thành Phật, quyết định không thểnghi ngờ.  Điều Phật dạy chúng ta phải y
giáo phụng hành, quyết không thểsai lệch.
Cái căn bản sai lầm chính là con người không chịu giảng giải đúng theo nghĩa chân
thật của NhưLai, mà thích khai triển theo cái kiến chấp riêng của mình đểtrởthành kẻphỉ
báng chánh pháp! Phật dạy, “vãng sanh Tây-phương đểthành Phật”, mình lại nói, “vãng
sanh Tây-phương đểhưởng an lạc cá nhân”. Nên nhớ, sựCực-lạc, an dưỡng ởcõi Tâyphương là quảbáo tựnhiên, người vãng sanh về đó tựnhiên được hưởng, chứkhông phải là
sựtham cầu hưởng lạc mà được. Phật dạy, “thành Phật đểcứu độchúng sanh”, mình lại
nói, “bỏmặc chúng sanh đau khổkhông cứu”. Phật dạy, “vãng sanh Tây-phương là đại
thiện căn, đại phước đức, đại nhân duyên”, mình lại nghĩ đó là chuyện bình thường, chẳng
Khuyên người niệm Phật
154
ích lợi gì. Phật dạy, vãng sanh Tây-phương là hợp với tâm Bồ-đề, còn mình thì nói “hẹp hòi,
ích kỷ”. Phật dạy, niệm Phật đừng hồnghi, mình lại nghi ngờlời Phật, v.v... nói chung đã
khai thác toàn những khía cạnh tiêu cực!
Đời mạt pháp vạn ức người tu khó tìm ra một người giải thoát, tâm nguyện của Phật là
muốn tất cảchúng sanh được vãng sanh Tây-phương đểsớm thành tựu đạo quả, mình lại
muốn chúng sanh tiếp tục ởlại cõi Ta-bà.  Đây thật là điều trái ngược! Rõ ràng chuyển đổi
lời kinh, ý nghĩa hoàn toàn bịxoay lệch hướng!
*) Vềcứu cánhthì nhiều người chỉnhắm vào lý đạo mà nói, còn vềsự đạo và căn cơ
thì thường bỏquên. Thực ra, muốn thành tựu đạo nghiệp thì Lý-Sự-Cơbắt buộc phải song
song, nhưba cái chân đế, thiếu một chân thì đảnh sẽbịngã. (Hẳn nhiên lý sựcơlà nói với
người trung hạcăn nhưchúng ta, chứngười đã đại khai đại ngộthì đâu còn gì đểphân biệt
nữa). Lý có thể đốn ngộ, sựphải tiệm tu. Đốn ngộlà nhất thời thấu rõ, tiệm tu là tinh tấn tu
trì. Tiệm tu vềsựthì phải nhận rõ căn cơcủa mình đểtrạch pháp cho hợp, có nhưvậy
đường tu hành mới bình an phẳng lặng. Ấn Quang Đại sưdạy rằng: “Thuốc không có quý
tiện, hễtrịlành bệnh là thuốc quý. Phật pháp không có ưu liệt hay dở, phàm ứng hợp với
căn cơtựnhiên sẽphát sanh diệu dụng – tức là diệu pháp”.
Cho nên, hợp căn cơrất quan trọng! Ví dụnhưnói, “Tâm tức Phật, Phật tức tâm”,
đây là lý đạo, biết nhưvậy mà dễgì có ai làm được! Phật dạy: Ta là người đã thành Phật
còn các ngươi là người sẽthành Phật, câu này tương tựvới “Phật tức tâm, tâm tức Phật”.
Tuy nhiên, chữ“Đã” và chữ“Sẽ” nó có ý nghĩa rất quan trọng. Phật nói, “Tam thếchư
Phật” gồm có quá khứ, hiện tại và vịlai Phật, thì vịlai Phật là chỉcho tất cảchúng sanh
trong hưkhông pháp giới. Những chúng sanh này phải tu hành rất nhiều, có thểtới vô lượng
kiếp mới mong có ngày thành Phật, chứkhông phải biết ta có Phật tánh là ta đã thành Phật!
Nhưng bên cạnh đó, Phật nói, người vãng sanh vềTây-phương Cực-lạc thì một đời
thành Phật. Kinh Vô Lượng Thọnói “Nhất sanh bổxứ”, nghĩa là một đời được bổxứthành
Phật ởcác quốc độ đểcứu độchúng sanh. Một đời thành Phật và vô lượng kiếp thành Phật
thật sựkhác biệt rất lớn. Cho nên, có tâm nguyện độchúng sanh thì chúng ta hãy quyết lòng
khuyên nhau ngày ngày “Phát nguyện vãng sanh Tây-phương Cực-lạc” vậy.
Khi đã thành Phật thì tựnhiên thấy: “Phật là tâm, tâm là Phật”. Khi chưa thành
Phật, thì tâm cũng không thấy, mà Phật cũng còn quá xa! Phật dạy, “Nhất thiết chúng
sanh giai hữu Phật tánh”, chính ta có Phật tánh nhưng vì chưa khai được tâm, nên ta vẫn
còn là phàm phu. Là phàm phu mà còn bịkẹt lại ởcõi Ta-bà ngũtrược ác thếnày thì đành
phải chịu khổ đau bất tận, và tương lai dễdàng bị đọa lạc lũy kiếp! Ngược lại, một chúng
sanh đới nghiệp vãng sanh vềtới cõi Tây-phương thì đều cùng với “ChưThượng Thiện
Nhân câu hội nhất xứ”, tâm sẽ được khai, tánh được thấy. Đây không phải là tựkhai, mà
nhờoai thần từlực của A-di-đà Phật khai cho họ, (xem kinh Vô Lượng Thọ). Cho nên, chưa
Khuyên người niệm Phật
155
vãng sanh vềTây-phương thì chưa có khảnăng thành Phật, chưa thành Phật thì chưPhật
còn phải khổtâm cứu độchúng sanh.
Nhưvậy, tạo một chúng sanh vãng sanh Tây-phương là nhẹcho chưPhật một phần và
thêm một vịPhật đểcứu độchúng sanh. Trong kinh A-di-đà, Phật dạy: “Này Xá Lợi Phất,
nếu có người đã phát nguyện, đang phát nguyện, sẽphát nguyện muốn sanh vềcõi nước
của đức Phật A-di-đà, thì những người đó đều được không thối chuyển cho đến ngày
thành A nậu đa la tam miệu tam Bồ-đềtại quốc độ đó, dù là người đã sanh, hiện sanh
hoặc sẽsanh”. Rõ ràng, đây lời Phật thọký cho người phát nguyện vãng sanh Tây-phương
sẽthành Phật. Sựthọký này không phải chỉcó một lần, mà hai lần Phật thọký tương tự.
Nhưvậy, nguyện vãng sanh Tây-phương chính là phát Tâm Vô Thượng Bồ-đề.
Một điều đáng chú ý nữa là nhiều người cứtưởng rằng tựlực chứng đắc từng cảnh
giới là con đường phải đi. Giống như đi học, phải từtiểu học, lên trung học, rồi đến đại học,
v.v... chứlàm gì có chuyện một tên dốt nát bỗng chốc nhảy lên làm tiến sĩ! Nghi ngờnày khá
chính xác đối với thếgian, đối với những pháp tu tựlực, nhưng với pháp niệm Phật thì không
hẳn vậy. Ngài Tịnh Không thường ví một nhà lầu mười tầng, người muốn chứng đắc từng
cảnh giới là người bước từng nấc thang một, người niệm Phật cầu sanh Tịnh-độlà người
biết bước vào thang máy, bấm nút. Thang máy vẫn qua suốt tất cảnhững nấc thang lầu,
nhưng nhanh chóng hơn nhiều.
Trong kinh Phật có câu: “Sanh Phật bình đẳng”, nghĩa là chúng sanh và Phật bình
đẳng nhau vì tất cả đều có chơn nhưtựtánh. Chơn nhưtựtánh đều bình đẳng, không hai
không khác, cho nên một chúng sanh có thểthành Phật bất cứlúc nào chứkhông phải bắt
buộc phải tựchứng đắc từng cảnh giới một cho tới quả địa NhưLai. Lục TổHuệNăng nói,
“Không ngờtựtánh vốn sẵn có đủtất cả”, thì tất cảmọi cảnh giới đã có sẵn trong tâm chứ
không phải chứng đắc từbên ngoài. Người không học và ông tiến sĩ đều có tâm Phật như
nhau, tất cảmọi cảnh giới đã có sẵn đầy đủtrong chơn tâm của họ, người nào khai mở được
chơn tâm, thấy được chơn tánh trước thì thành Phật trước. Thành ra, nếu ta đem cái bằng
cấp thếgian ra ví dụcho Phật pháp, thì đôi lúc có thểtrởthành vô nghĩa!
Bây giờmột câu hỏi cần phải đặt ra cho người học Phật là, làm sao khai mở được
chơn tâm đây?
Với 84 ngàn pháp môn của Phật, tu pháp nào cũng có thểthành tựu. Nhưng pháp giới
mông huân, cảnh giới trùng trùng điệp điệp, tà chánh, tốt xấu... khó lòng nhận chân.
Phương tiện càng lâu càng nhiều nguy cơthọnạn, đường đi càng dài càng dễbịsa lầy! Con
đường học Phật của chúng sanh thời mạt pháp này thực sựquá nhiều chướng ngại, Phật
thấy vậy mới từbi khai mở đại pháp môn niệm Phật, đểcứu độnhất thiết chúng sanh, đới
nghiệp vãng sanh, sớm viên thành Phật đạo. Tu học Phật mà không theo đúng kinh Phật, thì
nếu lỡvướng một ý niệm sai lầm có thểdẫn đến vạn kiếp khổ đau!
Khuyên người niệm Phật
156
Cứu độchúng sanh là ta khuyên người hãy quyết tâm y giáo phụng hành, mau mau
nương theo nguyện lực của đức A-di-đà Phật đểthành Phật. Tâm nguyện này chắc chắn sẽ
hợp với bản hoài của tất cảchưPhật vậy!
Đại sư Ấn Quang khai thị: “Phẩm nhập pháp giới trong kinh Hoa Nghiêm, Thiện
Tài Đồng Tửsau khi đã chứng đạo với chưPhật, Bồ-tát Phổ-Hiền còn khuyên nên phát
10 đại nguyện vương và đem công đức ấy hồi hướng cầu sanh vềthếgiới Cực-lạc đểPhật
quảmau viên mãn. Đồng thời cũng dùng 10 nguyện vương ấy đểkhuyến hóa những vị
Bồ-tát trong thếgiới Liên Hoa Tạng, tức là cõi Cực-lạc. Nên biết rằng trong Liên Hoa
Tạng Trang Nghiêm ThếGiới Hải không có phàm phu và nhịthừa, chỉcó 41 bậc Bồ-tát,
những vịnày đã chứng pháp thân, nên các Ngài có thểthịhiện thành Phật ởthếgiới nào
không có Phật đểgiáo hóa. Hơn thếnữa trong Liên Hoa Tạng có vô sốcảnh Tịnh-độ
khác nhau, thếmà các Ngài Bồ-tát đó còn phải hồi hướng vãng sanh Tây-phương Cựclạc. Điều đó chứng tỏrằng vãng sanh Cực-lạc là con đường, là cửa ngõ diệu huyền nhất
đểthoát khổ được vui hoàn toàn, là đường tắt để đi đến Phật quả”.
Pháp thân đại sĩ ởHoa Tạng thếgiới còn phải lập mười đại nguyện vương đểcầu
sanh Tây-phương Cực-lạc, huống chi phàm phu chúng ta ởcõi Ta-bà ngũtrược ác thếnày!
Người tu học Phật không nguyện vãng sanh Tịnh-độ, thì phải tựphá cho hết kiến-tưhoặc
mới chứng quảA La Hán, rồi phá cho hết trần sa hoặc đểchứng được pháp thân đại sĩsơtrụ
Bồ-tát. Muốn đạt được cảnh giới này thật sựkhông phải dễ! Tới bậc này rồi thì mới nhập
vào được Hoa Tạng thếgiới, từHoa Tạng thếgiới Bồ-tát Phổ-Hiền lại dạy cho mười đại
nguyện vương đểquy vềTây-phương Cực-lạc. Đường tu hành nhưvậy là đi một vòng lâu tới
vô lượng kiếp, từcõi Ta-bà khổnạn tới Hoa Tạng thếgiới, từHoa Tạng lại niệm Phật cầu về
Tây-phương đểviên thành Phật đạo. Thếthì sao bằng từ đây đi thẳng tới Tây-phương để
thành Phật có hay hơn chăng? Trong kinh Vô Lượng Thọ, Phật nói người niệm Phật cầu
sanh Tịnh-độlà tu cái “Hạnh siêu vượt Bồ-tát PhổHiền đểtới bờkia”, là vì lý do này.
Vãng sanh thì thành Phật, có vịPhật nào mà không có tâm cứu độchúng sanh. Suốt
một đời hoằng hóa độsanh của Ấn Quang đại sư, một vị đại tôn sưcủa thếkỷ20, Ngài đểlại
16 chữ: “Đôn luân, tận phận, nhàn tà, tồn thành. Lão thật niệm Phật, cầu sanh Tịnh-độ”.
Đôn Luân: là giữgìn luân thường đạo đức; Tận Phận: là trung tín, thành thực, lo tròn bổn
phận của mình; Nhàn Tà: là ngăn ngừa tà tâm, không làm điều sai vạy; Tồn Thành: là không
đốkỵ, tận tâm giúp người toàn thiện, toàn mỹ, hoàn thành đạo nghiệp. Nếu so sánh với đạo
nhập thếhữu vi của Khổng giáo thì những điều này tương đương với Tam Cương, Ngũ
Thường.
Nhưng đạo Phật đã vượt qua Nho giáo ởchỗxuất thếgian, đó chính là tám chữ “Lão
thật niệm Phật, cầu sanh Tịnh-độ”. Tám chữ đầu là trợhạnh, tám chữsau là chánh hạnh.
Tất cảmọi hạnh đều phụtrợcho mục đích cứu cánh là vãng sanh Tây-phương Cực-lạc, đây
là điểm then chốt cho người tu hành thoát ly sanh tử, một đời thành Phật, đểcó đủkhảnăng
cứu độnhất thiết chúng sanh.
Khuyên người niệm Phật
157
ChưPhật dạy phát nguyện vãng sanh Tây-phương, chưtổdạy phát nguyện vãng sanh
Tây-phương, thì chúng ta đừng nên làm sai lời Phật, sai lời Tổ đểphải chịu luân hồi vô
lượng kiếp, đã không cứu được ai, mà chính huệmạng của mình cũng khó thoát cảnh đọa
lạc!
Vậy thì, những ai chưa phát nguyện vãng sanh hãy mau mau phát nguyện cầu vãng
sanh Tịnh-độ.  Muốn cứu độchúng sanh cũng phải mau mau phát nguyện cầu vãng sanh
Tịnh-độ. Lời phát nguyện vãng sanh là tối quan trọng của người niệm Phật. Người niệm
Phật mà quên nguyện vãng sanh Tây-phương thì tựmình phá hỏng tất cảcơhội thành đạo
của chính mình, và đánh mất cái Tâm Vô Thượng Bồ-đềcứu độchúng sanh vậy.
Đạo hữu HuệSanh thân, sởdĩlời thưnày tôi nhấn mạnh vào lời phát nguyện vãng
sanh, mặc dầu trước đây chúng ta đã nhắc đến chuyện này rất thường xuyên, chỉvì vừa mới
đây tôi tình cờbiết được một sốngười niệm Phật nhưng không chịu nguyện vãng sanh làm
cho tôi phải giựt mình! Bên cạnh của HuệSanh, tôi nghĩcũng có trường hợp tương tự. Tu
hành trong thời mạt pháp chướng duyên lớn lắm. Xin đừng chán nản, hãy cốgắng giúp nhau
cảnh tỉnh. Có lẽ, đây cũng là một thửthách đểtrắc nghiệm lòng tin của mình có vững hay
không, cơduyên thành đạo đã tới hay chưa. Nếu cơduyên đã tới, thì nhưNgẫu Ích Đại sư
nói, phải chân tín, thiết nguyện. Nếu cơduyên chưa tới thì ý chí sẽbịlung lay và rồi đành
chịu tiếp tục bơi lòng vòng trong bểkhổvô lượng kiếp. Chúng sanh lặn hụp trong bểsanh tử
vô lượng kiếp qua, bây giờtiếp tục hụp lặn vô lượng kiếp nữa. Vô lượng kiếp nhân với vô
lượng kiếp thành vô biên kiếp, đời đời kiếp kiếp khó thoát khỏi trần lao! Dễsợlắm, không
phải chuyện thường đâu!
Trởlại chuyện Phát Tâm Bồ-đề. Có nhiều cách phát tâm. Ngài Thật Hiền đưa ra 8
tướng trạng của phát tâm Bồ-đề, đó là: Tà, Chánh, Ngụy, Chân, Tiểu, Đại, Thiên, Viên.
Tâm vì lợi lộc, phước báu là Tà; Cầu chứng đạo Bồ-đềlà Chánh. Tham danh vọng, trọng
hình thức, thiếu nội dung, không sám hối lỗi lầm là Ngụy; trên quyết cầu Phật đạo, dưới
quyết hóa độchúng sanh là Chân. Chỉlo thoát ly cho mình, không muốn cứu độngười khác
là Tiểu; Nguyện độtận chúng sanh là Đại. Còn chấp chúng sanh và Phật ởngoài tâm, còn
chấp Ngã - Nhân là Thiên; Thấy được chúng sanh, pháp môn, Phật đạo... đều trong tựtánh,
không vướng mắc phạm trù: trong-ngoài, bỉ-thử, ngã-nhân, đó là Viên Phát Bồ-đềtâm.
Phân tích thấy được tướng trạng chân thực của việc phát tâm Bồ-đềrất tếvi, không
phaiỏdễ! Có cái mới nhìn thì thấy chánh, nhưng xét kỹthì thành tà; mới nhìn thì tưởng là
chân nhưng thực chất là giảngụy, v.v... Cho nên không thể đơn giản nhìn vào hình thức mà
đánh giá việc phát Bồ-đềtâm được.
Đừng phát tâm theo tà, ngụy, tiểu, thiên. Hãy phát tâm theo chánh, chân, đại, viên.
Cái tiêu chuẩn đểxác định chính là cái “Tâm”, chứkhông phải là cái “Tướng”. Ví dụ, như
chúng ta khuyên người niệm Phật, thì đây chỉlà “Tướng” phát Bồ-đềtâm. Nếu tâm chân
Khuyên người niệm Phật
158
thành muốn cứu độchúng sanh, chân thành cầu mong cho người được phát tâm niệm Phật
để được vãng sanh, thì cái “Tướng” này trởthành “Chánh-Chân-Đại Bồ-đềTâm”. Ngược
lại, làm vì thích người ta khen tặng, thích diễn giải cho hay, đểthỏa mãn cái trí kiến của
mình, thì lời khuyên này chỉlà hình thức trống rỗng, một thứtà tri tà kiến! Cũng là một cái
“Tướng” này nhưng đã trởthành “Tà-Ngụy Tâm” rồi! Một người đem tiền cúng dường xây
chùa, vì muốn tên mình được đăng bảng vàng cho nhiều người biết, thì tâm này không Tà
cũng Ngụy, không Ngụy cũng Tiểu. Nhưng nếu vì lòng chân thành muốn cho chúng sanh có
chỗtu học đểthành đạo thì sựphát tâm này là Chân, Chánh hoặc Đại Bồ-đềtâm. Rõ ràng
hình tướng giống nhau, nhưng cách dụng tâm khác nhau đưa đến quảbáo khác nhau.
Vạn pháp duy tâm, tất cả đều do cái tâm mình làm chủ. Biết được nhưvậy rồi thì
chúng ta hãy cốgắng mởtâm lượng ra mà làm đạo. Tại sao đã trải qua vô lượng kiếp rồi
mình còn lưu lạc nơi đây? Vì tâm của mình còn tà vạy, lòng của mình còn giảngụy, độ
lượng của mình còn quá hẹp hòi...do đó vô lượng kiếp tu hành luân hồi vẫn hoàn vềluân
hồi, sanh tửvẫn còn tửsanh nguyên vẹn, tương lai đọa lạc vào tam ác đạo cũng không phải
là chuyện xa vời. Trong kinh Hoa Nghiêm Phật nói, “Quên mất Bồ-đềtâm mà tu các hạnh
lành, thì gọi là hành động của ma”. Lời này thấm thía lắm, chân lý lắm!
Ngài Ấn Quang đại sưchủtrương rằng, một đạo tràng thành tựu là khi có người vãng
sanh, chứkhông phải là gieo duyên Phật pháp. Ngài Tịnh Không cũng thường nhắc đi nhắc
lại ý này, là hãy quyết tâm tạo cho được một người vãng sanh còn hơn là gieo duyên Phật
pháp cho hàng ngàn người. Không biết người khác nghĩsao, chứriêng tôi thì những lời dạy
này đã thấm sâu vào xương tủy, và giúp cho tôi một hướng đi vững mạnh.
Quyết giúp cho một chúng sanh vãng sanh đểthành Phật thì công đức này vô lượng vô
biên, hơn hẳn công đức gieo duyên Phật pháp cho hàng ngàn người. Nói nhưvậy đâu có
nghĩa là chống lại việc gieo duyên, nhưng nhấn mạnh cho người học Phật biết rằng, phải
luôn luôn nhớ đến vấn đềthoát ly sanh tử, thoát ly tam giới, vấn đềthành Phật độsanh.
Hướng dẫn cho người tu hành cần phải nhắm thẳng đến chỗliễu nghĩa, còn chuyện
thành tựu được hay không là tùy theo thiện căn, phước đức, duyên phần của họ, chứta
không thểhướng dẫn nửa vời mà làm hạn chếsựthăng tiến hoặc đoạn mất cơhội thành
tựu của chúng sanh được.
Chính vì vậy mà tất cảnhững lời thư“Khuyên người niệm Phật” tôi nói thẳng tắp tới
Tây-phương Cực-lạc, không dám quờquạng giữa đường, dù cho mọi người chấp nhận hay
không. Nhiệm vụcủa chúng ta là “Khuyên” thì phải khuyên tới đích, còn chúng sanh có đi
hay không là tùy theo duyên phần của chúng sanh. Còn nhưchỉnhắm đến chuyện gieo
duyên lành, thích nói chung chung cho vui lòng mọi người, thì coi chừng chúng ta đang làm
chuyện mơhồ! Chúng sanh vốn sẵn đã mơhồ, nay lại tiếp tục mơhồ, sống trong mơhồthì
chắc rằng bịnhiều nghiệp ma. Tại sao vậy? Vì chỉmuốn gieo duyên tu hành thì chủyếu
thường nhấn mạnh đến việc làm lành làm thiện, còn chuyện phát Bồ-đềtâm thì hay quên
Khuyên người niệm Phật
159
lãng. Quên phát Bồ-đềtâm mà làm các hạnh thiện lành, thì là việc làm của ma! Lời Phật
dạy rõ ràng, chúng ta cần phải đặc biệt chú ý tới.
Đểchứng minh rõ thêm điều này, chúng ta hãy đi quan sát một vòng là nhận ra ngay.
Một ngàn người tu hành hiện nay, thì cũng có tới 990 người cứnói đơn giản rằng: Tu hành
là làm lành, làm thiện, làm việc tốt thì đủrồi! Nhưng hỏi tới tiêu chuẩn thiện, ác, tốt, xấu, là
sao thì vẫn chưa có định nghĩa đứng đắn! Chưa có mức định nghĩa đúng thì dễbịsơsót. Sự
sơsót cụthểnhất của con người là thường chấp theo tướng mà quên mất cái tâm, hình thức
thì thiện nhưng nội dung thì bất thiện!
Ví dụ, vào chùa cúng dường 100 đồng, thấy người khác cúng 50 là khinh chê họrồi.
Khinh chê đốkỵlà Phật hay ma? Tới chùa lạy Phật tưởng rằng mình tốt, nhưng lạy Phật
cầu xin cho con được trúng số đểcó tiền cúng chùa. Tham tiền là ma hay Phật? Hình thức
cúng dường, lạy Phật, giúp người, v.v... thường khi chỉlà cái bình phong che lấp lòng tham
bên trong mà đôi khi chính người đang cầu xin vẫn không biết! Bỏ đồng tiền ra ấn tống kinh
sách là thì mong muốn chùa viết lời hồi hướng công đức cho mình, phải đểtên và sốtiền
trong bảng “phương danh ấn tống”... Nếu phát tâm Bồ-đềviên mãn, thì chưPhật, chưBồ-tát
đều biết. Người tu hành nên nhớ, “Tâm thành tất linh”, có làm thì có công đức, chứ đâu
phải viết thêm vài chữlà được đâu! Nhiều người sơý điều này mà làm cho chính mình bị
mất nhiều công đức và việc tu hành thường bịlạc đường! Dù cho người hiền lành không có
thịphi, phân biệt, đốkỵ... đi nữa thì cũng thường vướng vào chữphước báu, mà quên cầu
giải thoát.
Nói chung, tâm dính vào nghiệp lục đạo, thì khó có cơduyên thoát ly tam giới. Tu
hành bịsơsuất nhiều vô cùng mà ít ai chịu đểtâm suy xét! Có lẽvì không rõ đường tu nên
không biết nhắm thẳng đến mục tiêu chính, mà chúng sanh thường bịlầm lẫn hay lấy phụ
làm chính, khá đáng tiếc vậy!
Quyết lòng hướng dẫn cho người vãng sanh thành Phật thì tựnó đã có sựgieo
duyên thâm sâu vào Phật pháp rồi. Nếu chỉ đặt tiêu chuẩn ởchỗgieo duyên thì chúng sanh
có thểdễmê đắm vào việc thiện của thếgian mà quên mất con đường thành đạo. Trong vô
lượng kiếp tu hành thì nghiệp ma đều phát triển song song và càng ngày càng mạnh, nó sẽ
lôi cuốn chúng sanh vào hẳn trong quỹ đạo sanh tửluân hồi, vô phương cứu độ! Lời dạy của
Tổsưcó lẽcó liên quan đến ý nghĩa này. Vì lòng đại từ đại bi mà các Ngài đã nói ra lời
huấn thịthật thấm thía vậy.
Trởlại vấn đềphát nguyện, điểm chính yếu của pháp môn niệm Phật là vãng sanh
Tây-phương đểthành Phật cứu đô chúng sanh. Muốn được vãng sanh thì phải phát nguyện
vãng sanh. Đây là điểm chính, còn những việc phát những tâm hạnh khác phải thành thực cố
gắng làm mới có công đức. Tất cảnhững phát tâm này đều là trợhạnh cho chánh hạnh vãng
sanh Tây-phương, chúng kết hợp lại thành viên mãn sựPhát Tâm Bồ-đề. Nói gọn hơn, nếu
tất cảcác hạnh, tất cảcông đức ta làm nhưng không chấp trước, đều hỗtrợcho tâm nguyện
Khuyên người niệm Phật
160
vãng sanh thành Phật đểcứu độtất cảchúng, nếu được đồng bộnhưvậy thì sẽbiến thành
phát “Vô Thượng Bồ-đềTâm”. Ta thấy rõ ràng hình nhưchúng tạo thành những cái mốc
xích liên hợp với nhau: Phát Bồ-đềtâm là cứu độchúng sanh, muốn cứu độchúng sanh thì
phải phát tâm nguyện vãng sanh, muốn được vãng sanh thì cần tu nhiều các công đức lành
đểhỗtrợ, muốn có công đức đểhỗtrợthì làm công đức mà đừng chấp vào đó... Tất cảmột
dãy liên tục này phải chăng đã nằm gọn trong hai lời thệnguyện: Chúng sanh vô biên thệ
nguyện độ. Phiền não vô tận thệnguyện đoạn. Đây chính là phát Vô Thượng Bồ-đềTâm.
Trong một loạt những chuỗi phát tâm liên tục nhưvậy, cái điểm then chốt nhất để
hoàn thành tâm nguyện cứu độchúng sanh vẫn chính là lời phát nguyện vãng sanh Tâyphương Cực-lạc, vì nếu không vãng sanh thì không thành Phật, còn ởtrong lục đạo luân hồi,
tất cảmọi công đức đều trởthành sốkhông. Chính vì vậy mà Ngài Ngẫu Ích Đại sư, vịtổ
thứ9 của Tịnh-độtông Trung Hoa nói: “Phát nguyện vãng sanh Tây-phương là phát Tâm
Vô Thượng Bồ-đề”.
Nếu đúng theo TổNgẫu Ích thì sựphát Tâm Bồ-đềcủa pháp môn Tịnh-độthật sựrất
đơn giản, rất cụthể. Bất cứngười nào có lòng chí thành đều có thểlàm được. Lời dạy của
Ngài có chính xác không? Nếu không chính xác thì làm sao Ngài được tôn xưng thành vịTổ
thứ9 của Tịnh-độtông Trung Quốc.
Xét đến cùng thì lời khai thịnày cũng từtrong kinh Phật mà ra. Trong kinh Quán Vô
Lượng Thọ, Phật nói Tâm Bồ-đềcó ba loại, đó là: Chí thành tâm, Thâm tâm, Hồi hướng
phát nguyện tâm. Chí Thành Tâm là lòng chí thành, lòng chân thật nguyện sanh vềTịnh-độ.
Thâm Tâm là lòng muốn tha thiết, tấm lòng sâu chặt nhất nguyện sanh Tịnh-độ. Hồi Hướng
Phát Nguyện Tâm là lòng phát nguyện quay vềTịnh-độ, hồi hướng tất cảcông đức tu hành
của mình, hướng vềcõi Tây-phương. Nếu ba tâm này đều phát đầy đủgọi là “Tam tâm viên
phát”, thì chắc chắn sẽ được vãng sanh Tịnh-độ, gọi là viên mãn phát Bồ-đềTâm. Rõ ràng
tất cả đều gói trong sựphát nguyện vãng sanh.
Tóm lại, tông chỉcủa pháp môn Tịnh-độlà Tín-Hạnh-Nguyện. Tín là thâm tín, tin sâu
chặt vào pháp môn, không nghi. Nguyện là tha thiết cầu nguyện vãng sanh Tây-phương
Tịnh-độ. Ngài Ngẫu Ích Đại Sưnói, có Thâm Tín, có Thiết Nguyện thì có vãng sanh. Nhờ
tín nguyện mà được vãng sanh. Còn niệm Phật phải sâu, phải thành tâm thì được phẩm vị
cao. Người không nguyện vãng sanh (tức là không phát Tâm Bồ-đề), thì không được vãng
sanh Tịnh-độ. Theo nhưTổ Ấn Quang nói, dù người đó có niệm Phật cho đến gió thổi không
qua, mưa rơi không ướt thì cũng chỉlà pháp tu tựlực. Nghĩa là, không được đới nghiệp
vãng sanh, nếu chưa được nghiệp sạch tình không thì chưa thoát được tam giới. Nói rõ ràng
hơn, người niệm Phật nên nhớrằng: Có nguyện, có vãng sanh. Không nguyện, không vãng
sanh.
Khuyên người niệm Phật
161
Hy vọng nhiều người đoạn nghi sanh tín, nhớlời Phật dạy, đồng nguyện vãng Tâyphương, đồng sanh Cực-lạc Quốc.
A-di-đà Phật,
Diệu Âm.
(Úc châu, ngày 16/5/04)
Dù cho bậc Thánh Nhân trong bốn quả, hoặc là hàng Bồ-tát ởnhững vị
Trụ, Hạnh, Hướng, Địa, nhẫn đến mười phương chưPhật đầy cảhưkhông
pháp giới đều hiện thân phóng quang, bảo hãy bỏmôn Tịnh-độ, rồi các Ngài
sẽtruyền dạy pháp môn thù thắng, cũng không dám vâng theo, vì trước đã
quyết chí tu Tịnh-độnên không thểrút lời nguyện.
(Thiện Đạo Đại Sư).
Khuyên người niệm Phật
162
61) Lời khuyên song thân:
Cha má kính thương,
Một chúng sanh đầy nghiệp chướng nhưchúng ta, muốn thoát ly tam giới, thoát ly
sanh tửluân hồi, so sánh ra còn khó hơn chuyện mò kim dưới đáy biển! Tu hành đã khó!
Trong sốngười tu hành, tìm được một người thành tựu lại càng khó! Thếnhưng, nghe thấy
những người vãng sanh Tây-phương thì con nghĩcha má sẽphấn khởi, vững lòng tin tưởng
pháp niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ đang dẫn mình đến chỗthành tựu. Người có lòng tin thâm
sâu vào lời Phật dạy, thành tâm niệm Phật, tha thiết nguyện vãng sanh Tây-phương đều được
vãng sanh. Chuyện vãng sanh đến nay đã quá nhiều, đây là sựthực, chắc cha má không còn
nghi ngờnữa. Có nhiều cuộc vãng sanh giống nhưmột sựbiểu diễn. Trong thếkỷ20, Ngài
Cô Lô Giang, đệtửcủa HT ĐếNhàn, ba năm niệm Phật rồi đứng vãng sanh, nhục thân đứng
im nhưvậy trong ba ngày đểchờsưphụvềmai táng. Vào khoảng thập niên 40, cụHạLiên
Cưcũng đứng vãng sanh, con chuột của cụnuôi cũng đứng vãng sanh theo. Năm 2003, thầy
Thích NgộToàn, (đệtửcủa HT Tịnh Không), ngài vừa mới đi thăm phòng thờcủa cụvềkể
lại thêm một phát hiện mới, là cặp đèn cầy mà trong tiền thời cụHạdùng dang dở, đang giữ
lại tại chỗthờlàm kỷniệm, đã biến thành ngọc xá lợi từhồi nào mà không ai hay! Thật kỳ
lạ! Quá nhiều điều lạ, ngoài sức tưởng tượng của chúng ta! Nhất là chuyện lạnày lại xảy ra
trong thời đại mà nền văn minh khoa học đã phát triển mạnh, con người đã bắt đầu đặt chân
lên sao hỏa, có hướng muốn chinh phục không gian!
Đạo tràng niệm Phật ở đây thường xuyên nhận được những tin tức vềsựvãng sanh.
Ngày 18/7/03, ở Đài Loan có nữpháp sư Đạo Chứng vãng sanh. Trước lúc vãng sanh, Ngài
còn ngồi khai thịcho đại chúng một tiếng đồng hồ, rồi an nhiên ra đi. Lúc vãng sanh và lúc
làm lễtrà tỳ đã hiện ra những thoại tướng lạ, nhưbầu trời phát quang hơn hai giờ đồng hồ
sau khi mặt trời lặn, lúc làm lễtrời đổmưa nhưng những người dựtang lễlại không bị ướt,
sau khi hỏa táng xong, kéo khay tro cốt ra thì xá lợi hiện ra lóng lánh. (Tin này nhận được từ
mạng lưới điện toán (Internet), bằng tiếng hoa, đã dịch sanh Việt Ngữ).
Vừa rồi lại nhận thêm được một VCD quay tại chỗcuộc vãng sanh của một cưsĩtại
gia Bồ-tát giới, ởtỉnh TứXuyên Trung Quốc. CụNgụy Quốc Hưng, sinh năm 1927, vãng
sanh vào tháng 2/2003 tại chùa Phật Thành. Cuộn phim này được đặt tên là “Tựtại vãng
sanh”, đây là một bài pháp sống động quý báu, thêm một sựchứng minh khá rõ ràng về
chuyện vãng sanh Tây-phương Cực-lạc. Thật bất khảtưnghì! Con sẽtìm cách gởi cuộn
video này vềcho gia đình coi.
Làm thiện tích phước để
hỗ trợ vãng sanh!
Khuyên người niệm Phật
163
Cuộc vãng sanh thật sựkhông biết nói lời gì cho đủ đểtán thán. Pháp niệm Phật vi
diệu, quá vi diệu! Niệm Phật vãng sanh là sựthực. Một sựthật hiển nhiên, dù cho 7 tỷ
người trên quả địa cầu không tin thì cha má cũng phải tin. Nhiều kinh Phật nói vềvãng sanh,
nhưkinh: A-di-đà, ThủLăng Nghiêm, Hoa Nghiêm, Vô Lượng Thọ, Quán Vô Lượng Thọ,
v.v... Nhiều lắm! Tu hành đểvãng sanh thành Phật, trong kinh điển Phật đã nói rõ ràng
minh bạch từba ngàn năm nay rồi. Ngày nay cha má được cái may mắn biết được pháp môn
giải thoát rốt ráo, biết được một đời này mình có khảnăng vềvới Phật, thì cơduyên này thật
sựkhông phải là tầm thường.
Xin cha má hãy quyết chí hạthủcông phu, tranh thủtừng phút giây một đểniệm Phật,
ngày ngày đều không quên đối trước bàn Phật phát nguyện vãng sanh. Nguyện vãng sanh là
quỳtrước bàn Phật rồi cất lời xin Phật cho mình được vãng sanh vềTây-phương, chân thành,
tha thiết, lời lẽtựnhiên và thành thực giống con cái xin cha mẹcho quà vậy. Ví dụ: “Nam
mô A-di-đà Phật, xin Phật cho con được vãng sanh Tây-phương, con nguyện sớm được thành
Phật, nguyện độvô biên chúng sanh viên thành Phật đạo...”. Hoặc dùng lời phát nguyện
vãng sanh ở đầu tập Khuyên người niệm Phật số2. Nên đọc thuộc lòng.
(Xin nhắc rằng, trong lời nguyện này có câu nguyện thấy Phật, đây là lời nguyện vãng
sanh, tức là lúc lâm chung nguyện được thấy Phật A-di-đà hiện thân tiếp dẫn đểtheo Phật
vãng sanh, chứkhông phải cầu mong Phật thường xuyên xuất hiện cho mình thấy. Tu hành
chân thực, lòng chí thành thì được cảm ứng đạo giao chứkhông phải mong cầu đểthỏa mãn
tính hiếu kỳmà được. Nhưng khi lâm chung, thường có những oan gia trái chủhoặc ác thần
tới dụhoặc, ta nhất định chỉtheo đức Phật A-di-đà đểvềTây-phương, không được sơý đi
theo bất cứmột ai khác. Thông thường nhất là thấy cha mẹ, ông bà, người thân quá cố, hoặc
Tiên, Bồ-tát(!) nào đó... tới tiếp dẫn. Đây chắc chắn không phải là thật! Chính vì thế, nên
khi lâm chung mới có tâm nguyện thấy Phật A-di-đà hiện thân tiếp dẫn là vì lý do này. Xin
nhớkỹ!).
Những lời nguyện vãng sanh thường kèm theo lời “nguyện độvô biên chúng sanh
thành Phật đạo”, đây là điều quan trọng, nhắc nhởmình cái tâm nguyện thành Phật đểcứu
độnhất thiết chúng sanh, chứkhông phải vềTây-phương là trốn đời đểhưởng thụ. Cũng là
một lời nguyện vãng sanh, nhưng tâm nguyện khác nhau đưa đến kết quảkhác nhau. Nguyện
cầu vì tựtưích kỷ, không hợp với tâm Phật, thì Phật không tiếp dẫn. Nguyện vãng sanh để
thành Phật, thành Phật để độtận chúng sanh, phải thực sựcó tâm nguyện này thì mới hợp với
bản hoài của chưPhật, thì mới được cảm ứng, sẽ được A-di-đà Phật tiếp dẫn vãng sanh.
Vãng sanh được tới Tây-phương thì thoát khỏi sanh tử, nhất định một đời sẽthành Phật.
Cho nên phải phát nguyện vãng sanh, phải tha thiết cầu xin vãng sanh. Phải thực hiện
cho được chuyện này. Đây là một sựnghiệp cao cảnhứt, quý hóa nhứt, vĩ đại nhứt... mà
trong vô lượng kiếp qua chúng ta làm không được.
Khuyên người niệm Phật
164
Đọc tới đây, những người mới học Phật chắc có lẽsẽe ngại rằng: “khuyên tu hành cho
thành Phật, rồi bắt mình đi cứu độchúng sanh, thì khổquá! Thôi, thà làm chúng sanh sướng
hơn”. Nếu có ý nghĩnày thì quảthật là một chúng sanh chánh hiệu, sẽvĩnh viễn làm chúng
sanh đời đời kiếp kiếp đểchịu khổ, chịu đọa lạc, khó có ngày được thoát khổ. Chúng sanh
trong cảnh sanh tửkhổnạn cần tu hành đểthoát khổ được vui. Vừa mới nghe khơi một chút
lòng từbi là đã vội lấy lòng ích kỷbao trùm lại rồi, thì tâm này bao giờmới hợp với tâm
Phật. Thành Phật là trởvề được với chơn tâm tựtánh. Cái tựtánh này có vạn đức vạn năng,
thì một tâm nguyện cứu độchúng sanh đâu có gì là khó, đâu phải là chuyện khổ! Trong Phật
giáo, lời nguyện vãng sanh thường có câu:
“... Không rời An-Dưỡng lại Ta-bà,
Khéo đem phương tiện lợi quần sanh...”
An Dưỡng Quốc là Tây-phương Cực-lạc. Người vãng sanh Tây-phương, không cần
rời Tây-phương nhưng vẫn đến được cõi Ta-bà để độchúng sanh. Đây là năng lực “HóaThân”. Người ởTây-phương Cực-lạc có thiên bá ức hóa thân, hàng tỉcái hóa thân, vô lượng
hóa thân, cùng một lúc họcó thểphân thân đi đến khắp mười phương đểcúng dường chư
Phật, thăm viếng, cứu độchúng sanh, còn chính họvẫn ởtại An Dưỡng Quốc đểtu thành
Phật. Cái năng lực này thực sựbất khảtưnghì!
Người Á Châu chúng ta ai cũng thích coi chuyện Tây Du Ký, muốn biết cái năng lực
hóa thân phi thường nhưthếnào, thì tạm lấy “Tôn NgộKhông” ra làm ví dụlà rõ nhất. Tôn
NgộKhông đánh Ma dẹp Quỷkhắp nơi, có lúc chính ông ta vát gậy đi đánh, có lúc nhổmột
vài sợi lông hóa thành Tôn Hành Giả đi đánh, còn chính mình thì đằng vân đi chơi hoặc tìm
chỗmát mẻnằm ngủ. Tôn NgộKhông còn phải nhổsợi lông, chứngười ởTây-phương
không cần làm nhưvậy. Muốn biến là biến, muốn hóa là hóa, muốn xuống nước VN 1.000
người, thì 1.000 hóa thân tái lai, sống lẫn lộn trong dân chúng đểtìm cách cứu độbà con, còn
chính họvẫn ởtại Tây-phương tu dưỡng đểthành Phật.  Đây chỉlà một việc làm nho nhỏ
trong cái năng lực vĩ đại, phi thường, vô lượng vô biên đức năng của họmà thôi.
Cha má ạ, hãy cầu xin Phật cho mình được vãng sanh càng sớm càng tốt. Quyết định
không thèm lưu luyến đến cảnh trần khổnày nữa. Hãy coi cái thân này nhưmột túi da hôi
thối, nó sắp sửa mục rã rồi hãy mong cho nó bỏsớm đi, không một chút nuối tiếc, không một
chút lo sợ. Hãy coi nhà cửa tài sản nhưthứrác dơ, lúc cần bỏphải bỏ, vì chắc chắn nó không
giúp ích gì cho việc thoát nạn của mình đâu. Ơn nghĩa, thịphi, danh vọng trên đời là chuyện
mộng huyễn không thực, bám vào nó chỉtạo thêm hiểm họa đọa lạc, làm thương tâm cho
chính mình, nhất định phải buông bỏhết đểan tâm niệm Phật. Con cháu, bà con, thân thuộc
tất cả đều do duyên nợ, hợp đây tan đó, tan rồi mạnh ai nấy đi, khó có ngày gặp lại. Thương
nhau, muốn cứu nhau thì mình phải vềTây-phương trước rồi mới cứu độnhau được.
Chắc cha má còn nhớchuyện bác DưThịKy vãng sanh vào tháng 12/2002 tại Sydney
Úc Châu. Bác niệm Phật khoảng một năm rưỡi thì vãng sanh. Bây giờcảmột đại gia đình
Khuyên người niệm Phật
165
của bác, chồng, con, dâu, rể, v.v... hàng đêm đều tềtựu vềniệm Phật. Căn nhà của bác giờ
đây đã biến thành đạo tràng niệm Phật. Có người kểlại rằng, nếu người nào trong gia đình
vắng một buổi niệm Phật thì hôm sau bác ứng mộng la rầy. Thành ra tất cảmọi người trong
gia đình bác tu hành rất tinh tấn, ngày ngày không quên câu Phật hiệu. Rõ ràng, một người
vãng sanh là nguồn độthoát cho cảdòng họ.
Cho nên con đường sáng suốt nhất cha má nên chọn là quyết tâm niệm Phật ngày đêm,
ngày ngày đêm đêm không rời câu A-di-đà Phật, sáng sáng chiều đều quỳtrước bàn thờPhật
phát nguyện vãng sanh, cầu xin Phật cho vềTây-phương sớm được bữa nào hay bữa đó. Đây
là tâm nguyện thành đạo, là tâm Vô Thượng Bồ-đềcứu khổchúng sanh, là điểm then chốt để
được vãng sanh vềvới Phật. Vãng sanh được thì cha má hưởng một đại phước báu, đại thiện
căn, đại nhân duyên, là nguồn cứu độcho cảmột dòng tộc, là một cứu tinh cho vô lượng
chúng sanh. Còn không vãng sanh được thì chắc chắn phải rơi lại trong lục đạo luân hồi,
tương lai vô cùng mù mịt, sướng hay khổ, thiện hay ác, may hay rủi chưa biết đường nào để
nương thân!
Con mới vừa viết xong một thưcho một đạo hữu bên Pháp nói vềsự“Phát Tâm Bồ-đề”, con có gởi vềcho An, chắc em nó cũng sao ra gởi vềquê, hãy bảo con cháu đọc nhiều
lần cho cha má nghe đểhiểu cách phát nguyện tâm. Con khuyên cha má, anh chịem, bà con,
cô bác, ai ai cũng nên phát cái tâm nguyện Bồ-đề. Cụthểlà phát tâm niệm Phật, phát nguyện
vãng sanh, phát lòng từbi bốthí giúp đỡngười nghèo khó, khuyên người niệm Phật, v.v...
Đạo nằm ngay trong việc làm cụthểhằng ngày chứkhông đâu xa cả.
Vạn pháp duy tâm, hãy mởcái tâm rộng ra thì thấy đạo. Thương người là ởtâm, chỗ
chỗnơi nơi hãy nương nhau một chút đểsống. Cha má nên khuyên con cái sống ở đời nên
rộng rãi một chút, đừng nên quá tựtưích kỷ, đừng nên dụng tâm theo kiểu “Ăn cho buôn so”
mà vạn kiếp khó thoát khỏi cảnh giới khổnạn! Vì “ĂN” là tham lam cờbạc mà ăn, thì dù có
“Cho” cũng khó thoát khỏi tâm tham; còn “BUÔN” mà “So đo” quá đáng thì còn đâu cái tâm
bốthí nữa.
Bốthí đểphá tham, hãy mạnh dạn san sẻmột chút tình thương thì bất cứ ở đâu tâm
hồn mình cũng nhẹnhàng thanh thản. Trước đây Ngọc đi chợmua thức ăn, khi mua đậu ve
thì lựa từng trái xanh mướt. Con khuyên không cần lựa, hãy hốt đại đi, lựa làm chi cho tội
nghiệp người bán. Một thời gian thì nàng hiểu được ý và làm theo, khi đó con ăn một trái
đậu ve vừa già vừa gãy mà cảm thấy ngon ngọt và bổdưỡng hơn những trái xanh non trước
đây.
Cái tâm mình vui vẻthì ăn uống bình dịcũng bổ, cái tâm mình hẹp hòi thì ăn đồbổ
cũng thành độc. Bổdưỡng hay độc hại là do cái tâm của mình. Ngài Thích Thiền Tâm, một
cao tăng đức độVN đã từng được nhiều vịxưng dương là sơtổtịnh tông của dân tộc Việt
nói: “Nhiều người học Phật thường cứthích nói huyền nói diệu, mà chính một việc tốt nhỏ
không làm nổi!”. Việc gì là nhỏ? Nương nhịn nhau một chút là nhỏ.  Đi chợmua rau mà
Khuyên người niệm Phật
166
kèn cựa từng lá rau xanh thì tâm hồn còn nhỏhơn nữa. Mất một vài lá rau mà làm không
được, thì còn làm sao dám nói đến chuyện cầm một đồng bạc đi bốthí tha nhân! Cho nên,
đạo đang ởngay trong đời sống thực tếhằng ngày mà nhiều khi mình không hay. “Nói
huyền nói diệu” là sựgiảngụy bềngoài chỉlàm hại cái sắc tướng; “một việc tốt nhỏkhông
làm nổi” là thực chất bên trong sẽlàm hại cái tâm. Chính đó là cái nhân chủng đưa đến quả
báo nghèo đói khốn khổ. Khốn khổtức là thiếu phước báu vậy!
Trong tuần qua, con vừa dựcầu siêu thất tuần cho một ông bác. Bác này quê ởngoài
trung, gia đình tương đối khá. Bác được con cái bảo lãnh qua Úc cũng được hơn 10 năm.
Trước đây trong những lúc rảnh con thường ghé thăm bác hàn huyên, đánh cờtướng. Đến
khi con biết được đường tu hành thì con cắt hầu hết mọi sựliên hệbên ngoài, ít khi tiếp xúc
với ai, ngày ngày cứvào chùa niệm Phật. Thắm thoát mà qua mấy năm trường không gặp
lại, không ngờbác đã vĩnh viễn ra đi. Con tới thăm thì gia đình kểlại rằng, suốt trong ba
năm liền trước khi mất bác thường thấy những hiện tượng người thân đã chết vềthăm. Giữa
ban ngày bác vẫn thường một mình nói chuyện với cha, với mẹ, với người anh, với những
người làng xóm ởquê đã qua đời cách đây rất lâu. Có lúc bác thấy cọp, rắn, chó, trâu, bò...
vào nhà làm cho bác hoảng sợ, bác cứkêu con cháu đuổi chúng ra, nhưng nào có ai thấy gì
đâu? Khi bác mất, mặc dù bác sĩ đã cho biết tim ngừng đập 20 phút rồi, nhưng con cái vẫn
muốn người chết sống lại, nên cứtiếp tục cốgắng hết sức làm hô hấp nhân tạo! Người nhà
thì vô tình kểlại, còn con thì cảm thấy xót xa! Thật tội nghiệp cho bác!
Thưa cha má, cùng tất cảanh chịem, nếu đã biết vềsựhộniệm, biết những gì xảy ra
cho người lúc lâm chung, thì ta mới thấy hành động hô hấp người chết quảthật là một việc
làm đáng thương tâm! Còn hiện tượng thấy người chết trởvềcũng không tốt lắm! Trong
Kinh Địa Tạng nói khá rõ về điều này. Có một đoạn vịChủ-Mệnh QuỉVương, đây là một vị
Bồ-tát thịhiện trong cõi Diêm-Phù-Đề đểcứu chúng sanh, Ngài bạch với đức Phật rằng:
“Trong cõi Diêm-Phù-Đề, những người làm lành đến lúc mạng chung cũng còn có trăm
nghìn quỉthần ác đạo, hoặc biến ra hình cha mẹ, nhẫn đến hóa làm người thân quyến
đến dắt dẫn thần hồn người chết làm cho đọa lạc vào chốn ác đạo, huống chi là những
kẽlúc sanh tiền đã sẵn tạo nghiệp ác”. (Kinh Địa Tạng, phẩm thứ8, đoạn: “Lúc chết nên tu
phước”).
Khi một người sắp chết, những năm tháng cuối đời thường có những loài ác quỷ, hoặc
oan gia trái chủmuốn hại mình bằng cách giảdạng cha mẹ, người thân, đôi khi giảluôn cả
những hình giống nhưBồ-tát, Thần Tiên gì đó đểdụdỗmình. Người ăn ởhiền lành vẫn có
thểbịnạn này, huống chi là người làm ác! Đây là do ân oán từnhiều đời kiếp đưa đến. Bình
thường con người không biết, cứtưởng rằng đó là người thân của mình về đểbảo hộ, giúp
đỡ. Vì lầm tưởng nhưvậy, nên không những không lo sợmà còn vui thích đi theo họ.  Đây
thực sựlà ách nạn! Chúng gạt mình tham đắm vào, chờkhi chết đẩy mình vào tam ác đạo để
trảthù. Những người nào gặp phải tình trạng này thì thật là bất phước lắm vậy!
Khuyên người niệm Phật
167
Năm ngoái vềquê, con biết được ởlàng mình cũng có một bà bác đang rơi vào tình
trạng này, chính người con trai của bác đến nói với con. Con hiểu sựviệc bất tường bên
trong, nhưng đã đến tình trạng đó con không dám nói thẳng, vì có nói cũng không ai tin và
con cũng không có khảnăng cứu! Con chỉbiết tặng một tấm hình Phật A-di-đà, một máy
niệm Phật, và khuyên cảgia đình niệm Phật ăn chay làm lành, rồi hồi hướng công đức đểcầu
giải nạn cho mẹ, thếthôi! Trước đây có một vài lần con nhắc đến điều này, nay xin nhắc lại
đểmong tất cả đềphòng.
Đềphòng bằng cách nào? Hãy bắt đầu tu hành liền, hãy niệm Phật ngay từngày
hôm nay, nhất định không để đến ngày mai. Phải thành tâm ăn năn sám hối tội lỗi, phải
chấm dứt việc sát sanh. Nên bốthí giúp người, ăn ởhiền hòa, phóng sanh lợi vật. Hãy tích
cực làm thiện làm lành, đem công đức này hồi hướng Tây-phương cầu sanh Cực-lạc, hồi
hướng cho pháp giới chúng sanh, hồi hướng cho oan gia trái chủ.
Phải thành tâm làm thì nghiệp chướng mới tiêu, phước đức mới tăng trưởng. Người có
phước đức mới được thiện chung, vô phước khó thểhưởng được sựchết lành. Chết lành hay
dữkhông phải chỉlà những hiện tượng xảy ra lúc chết rồi hết, mà cái quảbáo khổnạn hàng
vạn kiếp sau đó mới thật sự đáng sợ!
Cho nên, người hiểu đạo thì sựtu hành niệm Phật không được chờ, bỏác làm lành
không được đợi. Một khi nghiệp báo tới, nó tới không báo trước. Đừng chờoán thân trái
chủra tay, đã ra tay thì chúng không nương. Đừng chờcho thấy được sựthật rồi mới tính,
lúc đó dù có hối hận cũng đã quá muộn màng! Một khi ma quái đã hành động thì chúng sẽ
ngang nhiên dẫn dụthẳng vào cảnh đọa lạc không cần úp mở, chúng sẽcông khai chộp cổ
mình trước mặt người thân, mà mọi người đành phải chịu thua!
Cha má ạ, nên phát tâm nguyện Bồ-đềmạnh mẽ để đường tu hành thẳng tiến. Chính
yếu là phát tâm niệm Phật thâm sâu, phát nguyện vãng sanh tha thiết. Còn chuyện trợ
hạnh là hãy mởtâm lượng rộng ra, thì nguồn đạo dồi dào đưa tới hưởng không hết.  Đừng
nên khép kín tâm lại, mà đường đạo sẽbịtối ôm và sựtu hành cũng bếtắt!
Phát tâm nguyện Bồ-đềcó tà, có chánh, có ngụy, có chơn, có tiểu, có đại, có thiên
lệch, có viên mãn, tất cả đều do ởcái tâm. Ví dụ, bốthí giúp người chúng ta nên làm âm
thầm, đơn giản, nhưng lòng chân thành kính cẩn thì quảbáo sẽlớn vô tận. Còn bốthí mà
khoe trương ồn ào, thì vì cái tâm cầu danh háo thắng mà của đưa ra tuy lớn, nhưng quảbáo
lại tệhại vềsau. Cho nên, phát tâm vềhình thức thì tùy duyên, đừng tham danh tựlợi, cứgiữ
một lòng chân thành mà làm thì tựnhiên được cảm ứng, chắc chắn sẽ được chưPhật Bồ-tát
gia trì.
Ở đây có một chị đạo hữu thường phát những tâm nguyện rất hay. Hầu hết đều đểbố
thí giúp người. Chị đã phát tâm độc bộ“Khuyên Người Niệm Phật”. Khi phát tâm, chịvà
Khuyên người niệm Phật
168
chồng chị đã không kểcông sức, không tiếc tiền bạc, quyết tâm làm cho kỳ được, mặc dầu
gia đình khá chật vật, người chồng còn đang học dang dở ở đại học.
Trước đây mấy năm, gia đình chị được một sựcảm ứng bất khảtưnghì. Sựviệc là,
khi chịcó bầu đứa con đầu lòng, bác sĩphát hiện ra đứa bé bịbệnh si khờ(danh từchuyên
môn gọi là down syndrom) ngay khi còn trong bào thai. Họkhuyến cáo chịphải phá thai,
nếu không thì đứa bé sẽbịbệnh si khờ, khổsởsuốt đời. Vợchồng chịlà người học Phật, biết
nhân quả, nên không dám làm theo lời bác sĩ, nhưng tâm trạng lúc đó đau khổvô cùng!
Vợchồng chịtìm đến một Ni Sưhỏi việc. VịNi Sưkhuyên chịniệm Phật cầu Phật gia
trì. Hai vợchồng thành tâm niệm Phật, niệm Quán ThếÂm Bồ-tát, mỗi ngày phát tâm tụng
kinh Pháp Hoa đểhồi hướng cho đứa bé. Kết quảthì sinh ra, đứa bé hoàn toàn khỏe mạnh,
thông minh, hiền lành. Hội đồng y khoa vô cùng ngạc nhiên, họkhông biết lý do tại sao?
Mới 3,4 tuổi mà đứa bé biết niệm Phật, biết lạy Phật, gặp ai cũng chắp tay: “A-di-đà Phật”.
Sựcảm ứng này thực sựbất khảtưnghì! Rõ ràng có lòng thành tâm thì tất được cảm ứng.
Mới vừa đây, lại có một đạo hữu khác cũng muốn phát tâm đọc bộsách này nữa. Cô
tình cờ đọc bộsách Khuyên người niệm Phật thì trực hiểu được đường đi. Cô nói: “Cha mẹ
em mắt yếu không đọc được, nhưng em phải đọc cho cha mẹnghe đểniệm Phật”.
Lời thưcon viết vềcha má mà nhiều người còn tha thiết được đọc nhưvậy, thì cha má
và anh chịem trong gia đình cũng nên đểdành thời giờxem qua. Con viết thưkhuyên cha
má tu hành rất chí thành, chí thiết. Mỗi khi ngồi xuống viết, con luôn luôn cầu xin chưPhật
Bồ-tát gia trì vào lời thư đểgiúp cha má, giúp chúng sanh. Đây là sựthành thật, con không
dám nói lời vọng ngôn. Muốn cha mẹ, người thân của mình tu hành thì con cũng mong
muốn tất cảnhững người làm cha mẹ, tất cảmọi người đều tu hành. Con thành thật muốn
nhiều người trực nhận ra con đường niệm Phật vãng sanh, giải thoát vấn đềsanh tử. Cứu độ
chúng sanh phải bình đẳng, không nên phân biệt người thân kẻsơ, người thuận kẻchống,
người thương kẻghét. Bất cứmột ai tin tưởng pháp môn, thành tâm niệm Phật, tha thiết cầu
nguyện vãng sanh thì có thể được vãng sanh. Nếu có tâm phân biệt thì tựta bịmất phần
vãng sanh rồi vậy.
Hãy quyết lòng giúp người vãng sanh, còn tất cảmọi chuyện khác hãy đểPhật Bồ-tát
lo liệu. Tất cảnhững thưdù viết cho ai con đều gởi vềcho gia đình. Mong cha má, anh chị
em cốgắng đọc. Đọc đểthấm lý đạo, đọc đểthấy rõ cơduyên thành đạo, đọc đểbiết đường
thoát khổ được vui. Đọc để đường tu rõ ràng minh bạch, không còn nhầm lẫn nữa.
Con biết trong những người thân thuộc của mình có người vẫn còn quan niệm rằng tu
hành là làm lành không làm ác là được. Câu nói này không sai, nhưng vì nghĩquá đơn giản
mà thành ra bịnhiều sơsót!
Khuyên người niệm Phật
169
Trong suốt mười mấy năm trường ởÚc, con tham gia phong trào giáo dục thanh thiếu
niên, giúp họtrởthành công dân tốt. Con thường tổchức cắm trại, du ngoạn, ca hát, vui
chơi, sống thoải mái giữa thiên nhiên. Đây là điều tốt. Nhưng nhớlại, nhiều lúc lên rừng
cắm trại thì rủnhau đi bắn chim, xuống biển thì câu cá đểgiải trí, thường lấy chuyện sát hại
sinh vật làm vui. Sinh hoạt cho vui thì tốt, nhưng sát hại sinh vật đểcho vui lại là chuyện ác.
Vì muốn vẹn tròn nhân nghĩa, bạn bè gặp nhau thì rượu thịt linh đình đểnhậu nhẹt.
Nhân nghĩa thì thiện lành, còn giết hại heo gà đểnhậu thì phạm tội sát sanh. Uống rượu thì
thấy vui(!), nhưng rượu vào thì tâm trí mờ đục, lời ra thì vọng ngữngông cuồng! Cho nên, ai
nói rằng chỉlàm lành làm thiện là được, thì hãy tựkiểm điểm lại coi, phải chăng chính mình
vẫn thường tựnhiên làm những điều bất thiện ngay trong lúc gọi là đang làm thiện lành
không?! Vậy thì, xin đừng nghĩquá đơn giản mà dễsơý gây nên nhiều lỗi lầm oan uổng!
Đây chỉlà một vài ví dụnhỏ, còn biết bao nhiêu hình tướng sơsuất khác, kểsao cho xuể!
Cho nên, làm lành lánh ác là cái ý niệm căn bản đầu tiên, chứcòn nói đủthì phải cẩn thận
suy xét lại! Sựthiếu sót thường xảy ra ởchỗ đặt tiêu chuẩn thiện ác quá hạn hẹp vậy!
Lợi cho ta, không lợi cho người, không phải là thiện! Lợi cho con người nhưng hại
đến sanh vật, không phải là thiện! Lợi cho cảngười lẫn vật ởhiện tại, nhưng bất lợi cho
tương lai, thì cũng không hẳn là thiện! Người tu hành mà chỉlo cho đời này, còn đời kiếp về
sau thì mơhồmù mịt, tựdẫn mình đi vào sanh tử đọa lạc bất tận thì làm sao gọi là thiện
lành?! Phật dạy, ác nghiệp có bốn loại: tựmình làm, xúi người khác làm, thấy người khác
làm mà mình vui, vì mình mà người ta làm ác, tất cả đều là việc ác. Vậy xin hãy mởrộng
tâm lượng ra thì mới thấy được chính xác hơn cái tính chất của thiện-ác!
Tu hành có Chánh Hạnh và TrợHạnh. Chánh hạnh là mục đích tối cao phải thành
đạt. Trợhạnh là tưlương hỗtrợ đểthực hiện chánh hạnh được dễdàng. Chánh hạnh, nói
theo Đại sư Ấn Quang, là “Lão thật niệm Phật, cầu sanh Tịnh-độ” đểsớm thành Phật, cứu độ
chúng sanh. Trợhạnh là: “Đôn luân, tận phận, nhàn tà, tồn thành”, bỏtất cảcác việc ác, làm
tất cảviệc lành.
Đối với cha má bây giờthì Chánh hạnh là niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ, còn trợhạnh là
miễn bàn luận chuyện thịphi, không cạnh tranh với ai, cốgắng làm lành, bốthí giúp người,
phóng sanh lợi vật, v.v... Chánh hạnh lúc nào cũng quan trọng hàng đầu. Người định nghĩa
rằng tu hành chỉlà việc làm thiện thì họ đã lấy trợhạnh làm chính, mà vô tình đã đánh mất
luôn chánh hạnh!
Chánh hạnh là niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ, nhất định phải chuyên tâm. Phải hạthủ
tinh tấn niệm Phật, ngày ngày lạy Phật cầu xin vãng sanh thì mới được vãng sanh. Đây là
chuyện chánh yếu, xin cha má và anh chịem nhất định đừng lơlà mà sau cùng phải ân hận.
Trợhạnh là sám hối nghiệp chướng, ăn năn lầm lỗi, không phạm năm giới: sát, đạo, dâm,
vọng, tửu, v.v... (ghi chú rằng, đối với cưsĩtại gia, giới dâm là cấm “Tà Dâm”, chứkhông
phải là cấm chuyện thương yêu của vợchồng chính đáng). Sám hối nghiệp chướng rất quan
Khuyên người niệm Phật
170
trọng, nhưng đềtài này quá lớn, con sẽxin nói rõ hơn ởthưsau. Hôm nay con xin nhấn
mạnh đến chuyện làm lành tạo phước. Thường xuyên tạo phước thì phước báu sẽlớn, nhờ
phước lớn mà được thiện chung. Thếgian gọi đây là người có Đại phước báu. Thật sựlà
đúng nhưvậy.
Cái đại phước báu thếgian là chỉ đến cái chết an lành, gọi là “Thiện Chung”, chứ
không biết đến cái tái sanh an lành, tạm gọi là “Thiện Sanh”. Thiện chung là phần của thế
gian, căn cứvào cuộc đời từlúc sinh ra đểsống rồi chết. Thiện sanh là phần sau khi chết, là
các cảnh giới mà thần thức sẽtái sanh. Có thiện chung thì có thiện sanh. Thiện sanh là sanh
vềcác cảnh thiện. Cái thiện sanh lớn nhứt trong thiện sanh chính là vãng sanh Tây-phương
Cực-lạc. Chỉcó người làm lành làm thiện và niệm Phật cầu sanh Tịnh-độthì mới hưởng
được cái phước báu “Đại Thiện Sanh” này.
Cha má ạ, có phân tích rõ thì mới thấy làm lành làm thiện vô cùng quan trọng. Không
làm thiện lành thì phước mỏng, phước mỏng thì đường tu hành thường khi bịtrởngại. Chính
vì thếmà nhiều lần trước đây con xin cha má cốgắng phát tâm bốthí giúp người, giới sát,
phóng sanh cho nhiều. Hãy mạnh dạn tu phúc, có ít tu ít, có nhiều tu nhiều, đểdồn phước
cho ngày vãng sanh.Con tha thiết muốn cha má đừng cất giữtiền, không đeo sợi giây
chuyền, không cài bông tai, không giữvàng bạc... Nếu không có mấy thứ đó thì tốt, nếu có
hãy buông tất cảra cho con cái làm gì làm mặc sức, còn riêng cha má lo tịnh tu niệm Phật
cầu giải thoát. Những người già cảmà sơý cất giữtiền bạc thì tâm sẽdính chặt vào tiền bạc,
đến lúc lâm chung hầu hết đều gặp đại nạn! Đây là sựthật. Người đời chỉthấy cái họa “bất
thiện chung”, chứkhông thấy cái họa “bất thiện sanh”. Bất thiện chung chỉlà cái điềm báo
cho sựbất tường phía sau mà thôi, nhưng ít ai hiểu được rằng có thểnó dẫn đến những cảnh
giới khổnạn, đau thương khó tưởng tượng nổi sau khi chết. Đây mới thực sựlà điều vô cùng
ghê sợ, vô cùng hãi kinh!
Phật dạy: “Bốthí tài được tài phú”. Người biết đem tiền bạc giúp cho người nghèo
khó, trợcứu nạn tai, chẩn bần, cứu khổ, thì người đó tựnhiên sẽcó nhiều tiền và cuộc sống
an vui. Đây là định luật nhân quả. Nếu chịu khó đểý ta sẽthấy rất rõ điều này. Tuy nhiên,
cái tính chất của quảbáo từviệc bốthí sẽlớn hay nhỏtùy theo cái tâm, chứkhông phải theo
cái lượng. Người giàu có bỏbạc triệu đểbốthí mà cao ngạo, tựmãn thì chưa chắc đã có quả
báo tốt bằng người nghèo khổbỏtiền mua một ổbánh mì trợgiúp cho người khốn khó. Tâm
thành thì quảbáo viên mãn, nếu tâm chấp trước thì nó sẽphá hại cái quảbáo thiện lành.
Vì thếnói bốthí không có nghĩa là hằng ngày cha má phải đi ra ngoài tìm người lì xì,
biếu tặng. Mà bốthí có nghĩa là tình thương, có lòng từbi hỷxả, không chấp, không hơn
thua, gặp người khốn khó hãy cốgắng giúp theo khảnăng. Cứcốgắng làm nhưvậy, dù cha
má có nghèo, thì tựnhiên cũng có người hỗtrợ, con xin bảo đảm chắc chắn chuyện này. Hãy
quyết tâm buông xảthì mình là người giàu có, phước đức vô tận rồi vậy!
Khuyên người niệm Phật
171
Vạn pháp duy tâm, tất cả đều hiển hiện theo cái tâm. Không thểcăn cứvào cái tướng
mà đánh giá việc làm. Phật dạy bốthí tiền bạc thì được giàu có. Nhiều người biết được định
luật này nên chạy kiếm chỗbốthí đểmong cho mình được giàu có, đểcải đổi cái vận hạn xui
xẻo của mình cho được sáng hơn... Điều này cũng không phải là tốt! Tại sao vậy? Vì phát
tâm tham cầu phước báu, thì bao nhiêu công đức vì sựcầu này mà mất hết. Giảnhưcó được
một ít phước báo hữu lậu đểhưởng, nhưng mầm hại của lòng tham lam cũng sẽâm thầm chờ
ngày đánh gục mình trong những cảnh giới khổnạn!
Trước đây con có nói vềthiện nghiệp và tịnh nghiệp, xin cha má nên rõ ràng về
chuyện này. Nếu muốn thực sự được giải thoát thì phải tu “Tịnh Nghiệp”, chứ đừng tu theo
“Thiện Nghiệp”. Thiện nghiệp là làm lành cầu phước, chắc chắn không thoát khỏi sanh tử
luân hồi. Dù có được phước cũng khó tránh nạn “Tam ThếOán”. Tịnh nghiệp là làm lành
nhưng không chấp vào việc làm, đem công đức hồi hướng cho chúng sanh, hồi hướng về
Tây-phương, rồi niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh-độ. Nhưvậy Tịnh Nghiệp và Thiện Nghiệp
đều là thiện, hình thức không khác, chỉkhác nhau ởchỗtâm chấp hay không mà thôi. Chấp
thì thành Thiện Nghiệp luân hồi. Không chấp thì thành Tịnh Nghiệp giải thoát. Trong nhà
Phật thường nói: “Làm mà không làm, không làm mà làm”, nghĩa là, cứtùy duyên làm
thiện, làm rồi thì quên nó đi đừng đểtrong tâm. Tất cảtâm hạnh đều nhắm thẳng đến niệm
Phật vãng sanh thành Phật đểcứu độchúng sanh, đây chính là tịnh nghiệp vậy.
Cho nên, sựphát tâm làm thiện quan trọng lắm, chánh hay tà ởngay cái tâm chứ
không thểnhìn vào hình tướng mà quyết định được! Cái nhân chủng nó hình thành ngay ở
chỗphát tâm, nhân chánh quảchánh, nhân tà quảtà. Nếu phát tâm vì chuyện tà ngụy,
thì dù có làm việc thiện nhưbốthí, giúp người, chẩn bần, cứu khổcó nhiều đi nữa thì vẫn là
hành theo tà đạo! Chuyện này trong nhân gian nhiều lắm. Ví dụ, có nhiều phong trào hô hào
chuyện thiện lành, thu thập tiền bạc, nhiều người có lý tưởng tham gia phục vụ, nhưng sau
cùng thì bịkhám phá là làm bậy! Nhiều nhân vật rất nổi danh, tiếng tăm vang lừng khắp nơi,
được tôn sùng nhưThánh Nhân, nhưPhật sống, nhưng rốt cuộc lại bịlật tẩy là hành tà đạo!
Trong Kinh Hoa Nghiêm Phật nói, “Quên phát tâm Bồ-đềmà làm các việc thiện, là hành
động của ma!”. Lời Phật nói chí lý lắm. Sáng suốt mới hiểu thấu.
Cho nên, đừng vội thấy chút thành quảhay hay trước mắt mà chạy theo, coi chừng bị
vướng tà mà khổvào thân! Người học Phật phải hết sức cẩn thận, không nên hiếu kỳ, đừng
tham những sựthần kỳhấp dẫn sôi nổi trước mắt mà coi chừng bịhại vềsau! Hãy y giáo
phụng hành, theo đúng kinh Phật tu hành thì mới mong khỏi bịsơsuất.
Riêng anh chịem, bà con, cô bác, cũng nên phát chút ít tâm từbi thương người. Hãy
phát tâm Bồ-đềtrước rồi mới đi bốthí giúp người, đừng thấy người ta giúp, mình cũng bắt
chước giúp theo, coi chừng bịvợhoặc chồng la rầy, con cái cằn nhằn, mà sanh tâm phiền
não! Dù cho trong gia đình không gây phiền não, thì nhiều khi chính người nhận ơn huệ
cũng gây phiền não cho mình. Tục ngữthếgian có câu: “Làm ơn thường mắc oán”. Cái
oán này, suy cho cùng, chính vì mình chưa phát Bồ-đềtâm vậy!
Khuyên người niệm Phật
172
Vì sao vậy? Vì làm thiện, bốthí, giúp người mà chấp vào đó, mong cầu được nhớ ơn,
được đền ơn, được người khen, v.v... thì đây không phải tâm chân chánh, mà vì lòng tham
lam đã xui khiến cho mình sơý bỏtiền ra đầu tưsai chỗ, đểsau cùng không gặt hái nhưý
muốn! Thấy mình làm ơn, thấy người chịu ơn, thì cái tâm khinh mạn đã phá mất cái đức bố
thí, đã biến việc thiện thành ra bất thiện. Vì cho rằng cái điều “Làm ơn”của mình lớn quá,
mới thấy người nhận không chịu tỏlòng biết ơn mà sanh ra “Mắc oán”! Phật nói đây là
“Hữu Tướng Tam Luân”. Tam luân là: người cho, người nhận và vật cho. Còn chú ý điều
này thì dù có làm thiện vẫn chưa thực là thiện! Cái oán nó đến chẳng qua là đáp ứng đúng
theo cái tâm tà ngụy của mình mà thôi!
Bốthí giúp người, làm lành làm thiện phát xuất từcái tâm chân thực thương người, tha
thiết cứu trợthì đây là sựphát tâm chân chánh. Làm không cần ai biết, giúp không cần trả
ơn, cúng dường không cần giấy biên nhận, in kinh ấn tống là nhằm cứu độchúng sanh chứ
không phải chỉ đểhồi hướng công đức cho cá nhân mình, v.v...nói chung, làm thiện mà tâm
hoàn toàn không chấp vào đó thì đây là “Bốthí ba-la-mật”, công đức rất lớn. Những thuật
ngữnhư: “Tam Luân Thanh Tịnh”, “Vô Tướng Tam Luân”, hoặc “Tam Luân Không
Tịch” đều là nói tới tâm vô chấp này. Thanh-tịnh, Vô-tướng, Không-tịch có ý nghĩa tương tự
nhau. Hãy giữtâm thanh tịnh, trống không, không đểý tới năng thí (người cho), sởthí
(người nhận), vật thí (của bốthí), thì sựbốthì này sẽvượt qua cái phước báu hữu lậu, trở
thành công đức vô lậu. Nói rõ hơn quảbáo sẽcó cảvừa phước đức vừa công đức viên mãn
đầy đủ.
Xin nhớ, phước đức và công đức khác nhau. Phước đức: là có vật chất, tiền bạc, sản
nghiệp vô thường, hữu lậu. Công đức: Công: là công năng; Đức: là thiện lành; Công Đức là
công năng tu tập tạo được thiện lành của người tu hành đắc được. Công đức có thểgiúp
thoát ly sanh tửthành đạo, nó là một loại “Đại phước đức” chứkhông còn là phước báu tầm
thường nữa.
Bốthí giúp người thì có phước. Bốthí mà thành tâm thương người, không cầu hưởng
phước thì phước nó vẫn đến, vì đây là nhân quả, nhưng nó trởthành đại phước đức. Người
có đại phước đức thì cuối đời dễ được thiện chung. Người niệm Phật vừa tạo đại phước đức
thì khi lâm chung sẽdễ được tinh thần tỉnh táo, chánh niệm phân minh, niệm Phật chờPhật
hiện thân tiếp dẫn. Cho nên nhiệt thành làm phước, thành thực thương chúng sanh, đừng cầu
tưlợi, đừng tham danh văn lợi dưỡng, đừng mê ngũdục lục trần, đừng có tham sân si mạn.
Có nhưvậy mới buông xả được, và đây là sựhỗtrợrất tích cực cho việc vãng sanh.
Cha má ơi! Xin cha má hãy nhìn cho thấu sựthật của vũtrụnhân sinh này mà quyết
lòng xảbỏ, ly khai, xa lìa những gì liên quan đến cõi Ta-bà, thì cha má sẽdễnhẹnhàng tựtại
vãng sanh, mới an nhiên vềvới Phật. Chuyến đi này là một chuyến đi quan trọng trong đời,
sướng khổ, tốt xấu, giải thoát hay đọa lạc đang nằm ngay trong tâm của cha má. Quyết tâm
vãng sanh thành Phật thì mình vãng sanh thành Phật. Lưỡng lự, phân vân, là tựtìm con
Khuyên người niệm Phật
173
đường khổnạn. Chuyến đi này nhất định phải đi, không muốn đi cũng không ai cho phép
mình ởlại. Chỉcó vãng sanh đi lên cảnh Phật, hoặc lạc đường đi xuống cảnh khổcủa lục đạo
tam đồ. Quyết lòng niệm Phật cầu vãng sanh thì ta thành Thánh nhân đi cứu độchúng sanh.
Nếu mê mờchạy theo trần tục thì ta sẽrơi vào các hàng thấp hèn chịu cảnh khổnạn. Tất cả
đều quyết định ngay trong tâm ý của cha má.
Con đang dàn xếp mọi chuyện đểvềlại VN, đúng ra sau Tết là con vềrồi, nhưng con
chờcho em An lo xong cái “Niệm Phật Đường” nho nhỏ, một chỗtạm yên ổn đểcha má
niệm Phật, hơn nữa ởtại Úc này, con còn phải giải quyết một vài việc, cho nên con vềchậm
một chút. Lần này con về đểtu hành chung với cha má. Cơhội này không dễgì mà có đâu,
xin quyết lòng tu hành đểgiải thoát cha má ạ!
Tình thực mà nói, thếgian ngày nay không dễgì có người giác ngộ, thì khó mà tìm ra
người đồng tình với cha má vềviệc tu hành. Khắp nơi, người người đều cứbám vào những
thứvô thường, rồi tĩnh bơchờngày chịu cảnh vô thường đắng cay! Hàng tháng, hàng năm ai
cũng đều nhìn thấy những người ra đi, mà khó có ai biết sợ đến lượt tới phiên mình! Bây giờ
đây họchỉbiết nhìn cái xác chết của người thân bỏvào hòm, tưởng vậy là xong. Nhưng có ai
hiểu cho rằng, cái linh hồn của người chết trước sau vẫn còn sống trơtrơ, vẫn còn đủtất cả
mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, đang bịách nạn quá nặng nềtrước mắt họmà họkhông hay.
Người thân đang cầu xin họcứu mà ít ai biết! Những người còn sống hiện nay ai cũng có
quảbáo cả, chắc chắn nó sẽ đến. Nếu không biết lo trước, khi nó đến rồi thì đành phải chịu
thảm thương!
Con xin kểcho cha má nghe một câu chuyện có thực vừa mới xảy ra cách đây vài tuần.
Ở đây con có quen một người, chị đó mới vừa vềVN vì hay tin mẹmất. Khi qua lại Úc chị
kểrằng, khi chôn cất xong, vềnhà thì phát hiện ra tấm hình của người mẹtrên bàn thờ ứa ra
nước mắt. Ban đầu người ta tưởng là có người sơý làm văng nước. Nhưng không phải vậy,
hình có khung kiếng. Người ta mởra lau cũng không khô. Tấm hình của người chết cứtiếp
tục chảy nước mắt và lăn dài xuống má trong suốt ba ngày liền. Chị đó đến hỏi con, tại sao
nhưvậy? Con nói con không biết! Tình thực con không biết trảlời làm sao cho đúng!!!
Trong năm 2004, chỉmấy tháng đầu năm thôi, mà đây là cái tin thứhai con nghe được
hình người chết ứa ra nước mắt. Người thứnhất là một ông cụVN mất tại Úc. Người ta kể
rằng, thì tấm hình của ông cụnày cứrơi nước mắt, dù ngay trong những lúc tụng kinh cầu
siêu, và tình trạng này xảy ra trong suốt 49 ngày. Người nhà vô cùng lo sợ! Thật là những
chuyện khó tin nhưng có thật!
Thưa cha má, con chỉbiết khuyên người niệm Phật, chứkhông hiểu được những uẩn
khúc bí ẩn này. Trước đây, có mấy lần con khuyên chị đó hãy lo tu hành, hãy vềnăn nỉcha
mẹlo tu hành liền đi, đừng chờ đừng đợi. Cuộc đời này quá vô thường, sáng còn tối mất, xin
đừng lơ đễnh một phút giây nào cả.
Khuyên người niệm Phật
174
Thếnhưng, ai cũng muốn chờ, muốn hẹn! Ai cũng nghĩhãy vui hưởng một chút ít
nữa, rồi mới tu sau. Chị đó thì đôi khi có tới chùa niệm Phật, còn mẹchịthì còn suy nghĩlại,
còn phân vân, còn muốn phải lo cho xong một vài chuyện nhơn nghĩa nào đó mới an tâm tu
hành! Thương thay! Đến nay, thì bác chắc chắn biết rõ những gì đã xảy ra cho chính mình.
Nhưng hỡi ôi! Chậm quá rồi! Đành rơi nước mắt mà thôi!
Thưa cha má, có phải con người đáng thương quá không! Những cảnh đoạn trường
xảy ra hàng ngày trước mắt, mà người ta cứcốtình giảvờkhông nhìn đến. Ai cũng nghĩ
rằng mình sẽcó may mắn, không đến nỗi xấu lắm, còn nhiều thời gian đểtu... Nhưng có ngờ
đâu, coi chừng chính mình có thểsẽlâm vào trạng còn tệhơn nữa mà không hay! Hiểu được
điều này, thì xin cha má hãy quyết chí tu hành, câu Phật hiệu nhất định không rời khỏi tâm,
tiếng A-di-đà Phật không rời khỏi môi, xâu chuỗi không rời khỏi đầu ngón tay. Đừng đeo
xâu chuỗi trong cổtay, mà hãy luôn luôn lăn tròn nó trên đầu ngón tay đểnhắc nhởcái tâm
niệm Phật. Nhất định một lòng cầu sanh Cực-lạc. Có nhưvậy mới tựcứu thoát được mình.
Còn anh chịem, con cháu trong gia đình, nếu thật sựcó lòng hiếu thảo với cha mẹ, ông
bà thì hãy lo cho tròn đại hiếu, hãy quyết tâm cứu người thoát khỏi cảnh giới phàm phu, hãy
khuyên cha mẹtu hành, hãy khuyên ông bà niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ. Khuyên niệm Phật
thì phải thành tâm, phải kiên trì. Khuyên bằng tâm, khuyên bằng lời, khuyên bằng sựtự
mình tu hành rồi hồi hướng công đức, khuyên phải biết cách làm sao đểhộniệm vãng sanh.
Khuyên phải nhắc đi nhắc lại thường xuyên, khuyên không được thì quỳxuống năn nỉ, hãy
làm mọi cách đểkhiến cho người giựt mình tỉnh ngộmà lo tu hành. Có nhưvậy may ra mới
cứu vãn được cảnh khổ đau, mới thực sựlà thương người.
Chứthương ông bà, cha mẹ, mà cứlao chao chạy làm câu liễn cho đẹp đểkhoe cái
cảnh vô thường; lo giết heo, giết gà, cho nhiều đểthếch đãi khách khứa kỷniệm ngày người
thân ra đi; chạy tìm người viết câu điếu tang thật ảo não bi ai để đọc lên nghe cho thấm thía
mùi ly biệt! Rồi sửa soạn tấm hình cho thật đẹp chờchưng lên bàn thờ... thì coi chừng người
trong hình đau thương đến rơi nước mắt đó!
Quyết lòng vãng sanh cha má ạ, tất cảnhững diễn biến chung quanh đang rất thuận lợi
cho cha má thực hiện con đường thành Phật, thoát khổ được vui. Lòng hiếu thảo con chỉbiết
dâng lên lời khuyên tha thiết. Hiểu thấu lý đạo thì buông lẽ đời xuống, nhất tâm niệm Phật,
nhất định đời này vãng sanh thành Phật.
A-di-đà Phật,
Con kính thư.
(Úc châu, ngày 30/5/04).
Khuyên người niệm Phật
175
Muốn sanh vềTịnh-độ, nên nghĩtất cảviệc đời này là vô thường, có
thành tất có hoại, có sống ắt có chết. Nếu ta không được nghe Phật pháp,
thì ta chịu thay thân này đổi thân khác, trôi lăn trong ba cõi sáu đường
không biết lúc nào ra khỏi! Nay ta đã nghe được chánh pháp, được tu tịnh
nghiệp, nên chuyên niệm Phật thì khi bỏthân này sẽvào thai sen nơi cõi
Phật, hưởng các điều vui, thoát hẳn sựkhổ, đi ngay đến nẻo Bồ-đề...
(Ưu Đàm Đại Sư).
Khuyên người niệm Phật
176
62) Lời khuyên song thân :
Kính cha má,
Trong cuối tháng tưvừa qua, ởTịnh Tông Học Viện có tổchức lễkỷniệm bảy năm
ngày bà quảng tràng họHàn vãng sanh. Trong giờ ăn trưa, vào phòng trai đường con thấy
trên vách có dán những tấm “Địa ngục đồ”. Những tấm hình diễn tảlại những cảnh tra tấn
quá dã man dưới địa ngục, nhìn thấy phải khiếp sợ! Chỗnày nạn nhân bịthảy vào chảo dầu
sôi, chỗkia bịcưa thân làm từng mảnh. Có chỗbịcắt lưỡi, có chỗbịchặt đầu máu me tung
tóe. Chỗnày bịchó sắt cắn xé, chỗnọthì cọp beo vồchụp, banh thân moi ruột, v.v... Toàn
là những hình ảnh quá khiếp hãi! Có một ông bác, đang theo dựkhóa Phật thất, có lẽvui
tính rồi sẵn dịp hỏi con: “Người làm ác thì xuống địa ngục bịhành tội, còn những người ở
dưới địa ngục đi hành hạtội nhân đủcách quá ưdã man, nhưvậy họcó tội không?”.
Nghe câu hỏi làm con giựt mình. Thực sựgiựt mình!
Thưa cha má, trong thưtrước con bàn sâu đến chuyện tạo phước đểhỗtrợviệc vãng
sanh. Hôm nay con bàn đến chuyện sám nghiệp. Sám nghiệp liên quan đến nghiệp chướng,
nhân quả, địa ngục. Những vấn đềnày trước đây con cũng thường nói qua, nhưng mỗi một
lần nhắc đến con đi sâu thêm một chút. Xin cha má cùng tất cảanh chịem cốgắng chú ý
nghe qua.
Địa ngục là chỗsửa trịtội lỗi của người làm ác. Phật dạy: “Lấy oán báo oán, oán ấy
chập chùng; lấy đức báo oán, oán ấy tiêu tan”.  Ấy thếmà sựxửphạt dưới địa ngục xét ra
còn ác hơn người làm ác, thì oán nghiệp bao giờmới tan? Một câu hỏi quá hay! Câu hỏi
làm cho con tỉnh ngộkhá nhiều điều!...
Giữa thời đại tựdo dân chủnày, muốn giáo dục lòng người cải ác làm lành, theo
đường thánh thiện thật sựquá khó! Tất cảnơi nơi đều lo lắng vềkinh tếvật chất, chứít có
chỗtuyên dương vấn đề đạo đức. Thanh thiếu niên sống lên trong thời đại này tiêm nhiễm
rất nặng cái ý thức hệhiện thực, ít ai coi trọng chuyện “Nhân-Lễ-Nghĩa-Trí-Tín”của cổ
xưa. Đây là sựthối hóa rõ rệt, một sự đổvỡtinh thần khá nguy hại, một hiện tượng bất an
của ởthếgiới này! Một tiên triệu đen tối trong tương lai cho chúng sanh!
Muốn thức tỉnh được lòng người cải tà quy chánh, cải ác làm thiện thì cần phải đẩy
mạnh công cuộc giáo dục. Nhưng giáo dục bằng cách nào đây? Nền giáo dục hiện nay hầu
hết đều chú trọng vào tài năng, chạy đua vềkhoa học kỹthuật, cạnh tranh vềthương trường,
khảnăng tạo nghiệp. Nếu một quốc gia nào nhắm thẳng đến chuyện đạo đức thì bịnghèo
nàn lạc hậu và bị đè bẹp dễdàng bởi sức mạnh của kinh tế, tiền bạc. Đạo đức không được
Địa-Ngục
và vấn đề Nhân-Quả!
Khuyên người niệm Phật
177
chú trọng thì từtừnó sẽmất dần. Đạo đức mất thì tội ác tăng, lòng người điên đảo, tội
phạm xã hội càng ngày càng nghiêm trọng... nhân loại đang sống trong một thếgiới cạnh
tranh càng ngày càng căng thẳng! Phải chăng, đây là mầm mống của chiến tranh, cái hiểm
họa diệt vong của con người trên trái đất! Nói theo Phật pháp thì nghiệp ác của chúng sanh
càng ngày càng lớn, quảbáo chắc chắn khó tránh khỏi đau thương! Tất cảcác tôn giáo trên
thếgiới hiện này đều đặc biệt quan tâm đến vấn đềnày! Chính vì thếchuyện giáo dục lòng
người trởvềvới chân thiện mỹlà điều khá cấp bách đểcứu vãn tai họa cho nhân loại trên
quả địa cầu.
Trong Phật pháp, giáo dục nhân quảlà một vấn đềchính yếu. Phật dạy: “Vạn pháp
giai không, nhân quảbất không”. Nhân quảtương tục bất không, tuần hoàn bất không,
chuyển biến bất không. Làm ác gặp ác, làm lành được lành. Năng biến phải có sởbiến, có
nhân thì có quả, đây là định luật. Giáo dục vềnhân quảgóp phần tích cực thức tỉnh lòng
người bỏtà quy chánh, bỏác hành thiện. Nhưng trong thời mạt pháp này, nghiệp chướng
của chúng sanh quá nặng, tâm hồn quá cuồng loạn, con người có thểdễdàng bỏmất lương
tri chỉvì một mối lợi nhỏ! Chúng sanh tạo ra nhiều nhân chủng xấu ác thì tương lai dễdàng
dẫn tới quảbáo địa ngục. Biết vậy nhưng cứu họkhông được, vì khuyên họkhông nghe.
Kinh Địa Tạng của Phật nói rõ vềchuyện địa ngục thì có mấy ai đọc đến, giảng giải về địa
ngục thì không ai thèm đểlọt vào tai, nói chuyện làm lành làm thiện thì không hấp dẫn bằng
chuyện kiếm tiền, mánh mung, gian lận!...
Thưa cha má, trong Phật giáo, lời sám hối nghiệp chướng thường tụng hằng ngày là:
“Vãng tích sởtạo chưác nghiệp, giai do vô thỉtham sân si...”. Nguyên nhân chính tạo ra
tất cảviệc ác đều do bởi ba cái độc tham, sân, si. Trong đó “Si”là cái vi tếâm thầm trong
tâm xui khiến con người làm chuyện sai lầm; “Sân”thì phát tác bất thường đốt tan công
đức; còn “Tham”là sựbiểu diễn thường trực của tính si.
Lòng tham của con người đã trởthành vô đáy! Tiền tài dù nhiều tới đâu đối với lòng
tham cũng không thấy đủ! Lúc nghèo thì trông cho có một ngàn, có một ngàn thì muốn có
một triệu, có một triệu lại thèm đến trăm triệu, được trăm triệu thì muốn thành tỉphú! Nhiều
người lo lắng đến quên ăn mất ngủvì đồng tiền. Suy nghĩcho thật kỹthì tích tụtiền bạc cho
thật nhiều đểlàm chi trong khi thọmạng chỉvài mươi năm là xong. Khi trảbáo thân này,
một đồng cũng không được quyền đem theo!
Tài, sắc, danh, thực, thùy, là gốc của địa ngục! Người nào bịvướng sâu vào năm
món dục này khó thoát khỏi cảnh đọa lạc. Tiền tài là món đầu tiên lôi kéo con người vào
đường tội ác!
Nói vậy, chẳng lẽbây giờ đem tiền liệng đi sao? Thưa không. Trong tâm phải biết bỏ,
lòng tham phải biết giảm, nhu cầu phải biết đủ, đểdành thì giờlo niệm Phật cầu giải thoát.
Người biết đạo thì lấy tiền lo mạng, người không hiểu đạo thì lấy mạng lo tiền. Người muốn
giải thoát thì lấy tiền tạo phước lót đường vãng sanh, lúc đó tiền là ân nhân cứu mạng.
Khuyên người niệm Phật
178
Người muốn đọa lạc thì xảmạng kiếm tiền, lúc đó mạng là nô lệcho tiền, chắc rằng phải
chịu cảnh khốn khổvềsau!
Cách đây mấy năm vềtrước, ởÚc cảnh sát đã vây bắt một bà cụgià trên 80 tuổi,
khuôn mặt ốm o, hốc hác, da nhăn, lưng còm, không nói được một câu tiếng Anh, sống chờ
từng ngày đểchết! Thếmà bà lại lén lút làm chuyện phạm pháp, bán á phiện!
Thật là khó hiểu! Tục ngữViệt Nam có câu: “Vi phú bất nhân!”, Tham lam tiền bạc
làm mờnhân tính, đến nỗi sắp sửa chết vẫn còn tham! Tội ác từlòng tham sẽ đẩy họvào
những cảnh giới khổhải hàng vạn kiếp vềsau mà không hay! Chưa thấy thì chưa hiểu,
nhưng chờcho thấy được sựthực rồi, lúc đó dù có hiểu tường tận thì cũng đã quá trễrồi!
Tạo được khối tài sản lớn bằng núi, thì cũng tạo nên cái khối nghiệp chướng lớn nhưsơn hà
đại địa. Nghiệp chướng càng lớn thì vào địa ngục càng dễ, hình phạt càng nặng và chịu tội
càng lâu chứcó hay ho gì đâu!
Người có tiền bạc trong đời là cái phước bốthí từ đời trước. Người có phước nên biết
tạo phước, nên biết tung tiền ra đểcứu khổ, chẩn bần, thì khối tiền đó sẽtrởthành khối
phước. Phước tạo phước, phước báu sẽhưởng vô tận. Người tham lam cốtình cất giữtiền
bạc, thì phước sẽtrởthành họa, cất bao nhiều tiền thì giữbấy nhiêu họa! Họa tạo thêm họa,
tai họa càng ngày càng lớn, làm sao chịu đựng nổi trong tương lai! Trong văn tựTrung
Quốc, Chữ “Phước”và chữ “Họa”viết gần giống nhu nhau, nếu viết nhanh một chút thì khó
mà phân biệt được. Thật sâu sắc, tinh tế!
Cha má ạ, nhiều lúc ngồi nghe Ngài Tịnh Không thuyết giảng, thấy tâm của Ngài quá
từbi mà con muốn rơi nước mắt. Tới tuổi bát tuần thì mọi người ai cũng nghĩ đến chuyện
nghỉngơi tịnh dưỡng, còn Ngài thì bôn ba khắp nơi trên thếgiới đểgiảng giải đạo lý, quyết
lòng phá mê khai ngộ, cứu độchúng sanh. Trong Tịnh Tông Học Viện tại Úc Châu, Ngài
dựng lên hai hình ảnh trái ngược nhau: một bên là cảnh Tây-phương Cực-lạc, một bên là
cảnh địa ngục. Người nào ghé thăm học viện hãy tựhỏi chính mình là thích theo con đường
nào? Nếu muốn con đường “Cực-lạc” thì hãy bước vào niệm Phật đường lạy Phật, niệm
Phật, cầu sanh Cực-lạc. Nếu muốn theo con đường “Địa Ngục”, thì trước tiên hãy dành
chút thời giờghé thăm qua “Địa Ngục Đồ” rồi hãy quyết định sau!
“Địa Ngục Đồ”, một đồhình dài 50 thước, rộng gần bảy tấc, diễn tảkhá chi tiết cảnh
tra tấn vô cùng dã man trong địa ngục. Bức tranh này đã được thực hiện vào năm 2003, với
sốlượng in ra rất lớn đểbiếu tặng khắp các chùa chiền trên thếgiới. Một công trình vô
cùng vĩ đại và tốn kém. Người họa sĩvẽ đồhình này, được Hòa Thượng mời vềhọc viện tịnh
tu một năm đểvẽ. Có một lần chúng con gặp được người họa sĩnày trong phòng khách của
Ngài.
Ngài giới thiệu rằng: Có lẽPhật Bồ-tát đã an bài nên tôi mới gặp được người họa sĩ
đại tài này.
Khuyên người niệm Phật
179
Còn người họa sĩthì nói: Tôi chỉbiết cầu xin Phật Bồ-tát gia trì, chứriêng tôi làm
sao biết được những cảnh đó. Có lẽmỗi nét chấm phá trên tấm họa đồ đều là mỗi điềm
cảm ứng.
Nhìn họ, con thấy ở đó có những tấm lòng chân thành phục vụ đạo pháp, cứu độchúng
sanh. Địa ngục đồvới hình ảnh rất sống động, diễn tảnhững cảnh tượng mà với tâm trí bình
thường của loài người không thểnào tựnghĩra được!
Cứu người tận tâm tận lực, giảng không tiếc pháp, khuyên không tiếc lời, hành đạo
không nệtuổi già, chỉvì thấy con đường sắp tới của chúng sanh quá ư đau khổmà tâm Ngài
bất nhẫn! Muốn cứu chúng sanh, nhưng nói thì ít người chịu nghe, kinh thì ít có ai đọc tới.
Bây giờNgài phải dùng tới phương tiện hình vẽ đểcho mọi người xem, có thấy mới sợ, mới
kịp thời tỉnh ngộ, mới mau mau sám hối nghiệp chướng, cải ác làm lành, lo chuyện tu hành,
tìm đường giải thoát. Tâm từbi, thực đại từbi!
Thưa cha má, khi chưa hiểu thấu cảnh giới của vũtrụnhân sinh, con người cứtự
nhiên chạy theo con đường tội lỗi. Nếu ai đã thấy ra rồi thì phải giựt mình lo sợ! Lo sợ
chuyện tạo nghiệp, lo sợbịkẹt lại trong thếgiới Ta-bà, lo sợtương lai khó thoát khỏi cảnh
đọa lạc, lo sợcảnh tượng hãi hùng của địa ngục đang chờ!... Ngài trương lên hình ảnh của
“Địa Ngục Đồ” cho mọi người xem. Hay quá! Chắc sẽcó người sẽgiựt mình tỉnh ngộ!
Trởlại câu hỏi bên trên: con người làm ác khi xuống địa ngục phải bịhành tội. Thì
hỏi rằng người lập ra địa ngục có lỗi không? Những kẻra tay hành hạtội nhân quá dã
man có tội không? Họcó lòng từbi không? Tại sao không lấy sựgiáo dục đểcải huấn
mà lại lấy hình phạt đểtrảthù? Nếu họcó lỗi thì ai sẽxửtội họ? v.v...Thưa cha má, từ
một câu hỏi trong lúc vui tánh mà làm cho con giựt mình và thấy thêm một chút lý đạo!...
Những vấn đề đưa ra quá hay, nhưng trước tiên ta hãy hỏi rằng: Địa ngục thực sựcó
hay không? Nếu có, chúng ta mới bàn tới, còn nhưkhông có thì bàn đến làm chi!
Trong rất nhiều kinh điển của Phật đều nhắc đến địa ngục. Kinh Niết-Bàn, kinh ĐịaNgục-Báo-Ứng, kinh Địa-Tạng-Bổn-Nguyện, kinh Vô-Lượng-Thọ, v.v... rất nhiều, kểkhông
hết. Còn vềsách luận của chưTổsư, Đại đức nói về địa ngục cũng quá nhiều: Hiển-Tông
luận, Trí-Độluận, Câu-Xá luận, v.v... Nói chung hầu hết Kinh Luận Phật giáo đều nói đến
địa ngục. Ngoài Phật giáo ra, tất cảmọi tôn giáo, dù cho hình thức tu tập khác nhau, mục
tiêu khác nhau, sởcầu khác nhau, nhưng có một điểm giống nhau là đều có nói đến địa ngục.
Nhưvậy địa ngục chắc chắn phải có.
Thếnhưng cũng từtrong kinh Phật, lại có những câu: “Nhất thiết pháp tùng tâm
tưởng sanh”, “Phàm sởhữu tướng giai thịhưvọng”; “Nhất thiết hữu vi pháp nhưmộng
huyễn...”, “Vạn pháp giai không”, v.v... Nhưvậy, tất cảmọi pháp đều do tâm biến hiện ra,
Khuyên người niệm Phật
180
những thứcó hình tướng đều là giảvọng, là mộng huyễn, đều không có. Địa ngục có hình
tướng thì cũng phải là hưvọng, không thực. Ví dụ, nhưhỏi rằng địa ngục ở đâu? Ởdưới
đất? Không!  Đào sâu xuống đất không thấy. Ởtrên không trung? Không! Phi thuyền bay
vào không gian không thấy. Trong rừng cây? Không! Từng đoàn người băng rừng vượt núi
không phát hiện được gì cả... Con người trên thếgian này chỉthấy nhà tù nhốt tội nhân rồi ví
dụcho địa ngục, chứchưa ai thấy địa ngục bao giờ!
Nhưvậy thì địa ngục có hay không?Xin thưa, có mà không có, không có mà có!
Tại sao vậy?  Vì cảnh giới. Chính cảnh giới đã chia cách không gian làm cho con
người không thấy.
Tội nhân trong địa ngục thấy địa ngục. Không những thấy mà họcòn đang chịu cực
hình tra tấn hàng ngày, ngày nàyqua ngày khác, họchịu cực hình phải chết đi sống lại hàng
ngàn hàng vạn lần trong một ngày. Trong Hiển-Tông-Luận, quyển 12 nói: “Tưởng địa ngục
tức là Đẳng Hoạt địa ngục. Kẻmắc tội luôn có ý nghĩác vềnhau, mưu hại lẫn nhau,
dùng nanh vuốt cấu xé lẫn nhau. Những kẻnày chịu hình phạt đâm chém, cối xay
nghiền dã đến chết ngất. Song khi có cơn gió lạnh thổi đến, da thịt lại phục hồi, lát sau
sống lại, nên gọi là Tưởng địa ngục”. (Trích từtự điển Phật học, GHPGVN, trang 449).
Đây chỉlà một ví dụ, chứthực sựcảnh tượng trong địa ngục đau khổkhủng khiếp không thể
diễn tảthành lời! Đây gọi là có địa ngục, chắc chắn có!
Còn nói địa ngục không có là đối với những người ởngoài địa ngục. Nếu chưa rơi
xuống địa ngục thì không thểnào thấy được địa ngục. Trong kinh Địa Tạng nói: “Nếu
không phải sức oai thần, cần phải do nghiệp lực. Ngoài hai điều này ra ắt không bao giờ
có thể đến địa ngục được”, (Kinh địa tạng, phẩm 1, đoạn “Bà-la-môn nữcứu mẹ”). “SứcOai-Thần” là nguyện lực của Đại Bồ-tát phát tâm cứu độchúng sanh trong địa ngục, còn
“Nghiệp-Lực” là người có tội chướng sâu nặng đang bị đọa trong ngục hình. Một là Bồ-tát,
hai là người chịu tội mới có thểthấy địa ngục, ngoài hai hạng người này ra không ai thấy
được địa ngục. Vì không thấy nên dưới địa ngục không ai cứu được ai. Người sống trên đời
vì không thểthấy được địa ngục nên cho rằng không có. Ý nghĩthì hoàn toàn tựdo, muốn
nghĩsao nghĩ, nhưng sựthật vẫn là sựthực, tin hay không tùy theo sựgiác ngộcủa mỗi cá
nhân mà thôi!
Nhưvậy, địa ngục có hay không tùy theo người, thấy hay không tùy theo cảnh giới của
một chúng sanh đang sống. Sống trong cảnh giới địa ngục chịu cảnh địa ngục, sống trong
cảnh giới Thiên đàng hưởng cảnh Thiên đàng.
Ví nhưmột người đang sống trên thếgian thì thời gian này có thểgọi là không có địa
ngục(!). Nếu đem hình ảnh của địa ngục nói với người đang có quyền lực, địa vị, giàu
sang... thì giống như đang kểmột câu chuyện lạrẻtiền! Nhưng khi chết rồi, nếu thần thức bị
đọa lạc xuống cảnh giới đó, lúc đó họsẽthấy có địa ngục, sẽsống trong địa ngục. Bấy giờ
Khuyên người niệm Phật
181
nếu đem chuyện thếgian, sựnghiệp, chức vụ, tiền bạc, danh vọng, thịphi, v.v... ra bàn với họ
thì chẳng khác gì là một hành động oái oăm, trớtrêu! Hơn nữa nó còn đượm mùi mỉa mai,
cay đắng, vì chính bởi những thứ đó mà họphải rơi vào cảnh thê thảm này!
Thưa cha má, cảnh giới thật là dễsợ! Người giác ngộchơn tướng của vũtrụnhân
sinh thì hãy chí tâm ngày đêm cầu đạo giải thoát, người mê muội cứtiếp tục sống trong mê
muội thì đành phải chờnhận chịu quảbáo thương đau! Vấn đềthấy hay không thấy không
can hệ đến sựthật! Cảnh giới của ai tựngười đó đối đầu, khổ đau tựchịu, sung sướng tự
hưởng, không có một người thứhai nào xen vào đểchia sớt được!
Trước đây có mấy lần con cũng đã nhắc đến địa ngục, con thường đem giấc mộng ra
làm ví dụ. Mộng có hay không? Chắc chắn ai cũng nằm mộng. Những điều trong mộng là
thực hay giả? Là thực khi họ đang ởtrong mộng, là giảkhi họ đã thức giấc dậy rồi. Như
vậy thực hay giảhoàn toàn tùy theo từng người.  Đối với một người bình thường thì những
cảnh trong mộng là giả, còn những người thường xuyên sống trong mộng thì chuyện trong
mộng rõ ràng là thực. Trong thưtrước con có kểcái hiện tượng xảy ra cho một ông bác con
quen ở đây. Trong suốt thời gian ba năm trước khi mất bác thường xuyên tiếp xúc với những
thếgiới khác, nói chuyện với những người quá cố, thấy được những thú vật lạvào nhà. Đối
với mọi người trong gia đình thì đó là giả, nhưng đối với bác thì đây là một sựthực hiển
nhiên, làm cho tâm hồn bác nhiều lần phải hoảng kinh, bấn loạn!...
Ở đây con có quen một chịngười Việt Nam, có được một đứa con gái năm nay cỡ6-7
tuổi. Cháu này thường khi bịmộng du. Khi ngủcháu thường giựt mình, khóc thét, la
hoảng... Có đêm đang ngủcháu lặng lẽngồi dậy mởcửa đi ra ngoài đường, hoặc làm đủ
mọi thứchuyện, rất lạlùng! Người mẹ đau khổcủa cháu chỉbiết âm thầm theo dõi đểngăn
ngừa sựcốbất tường xảy ra. Cháu làm mà giống nhưkhông làm, mắt cháu mởmà hình như
không thấy được gì ởchung quanh, cứlặng lẽlàm rồi lặng lẽtrởvềchỗcũnằm ngủlại.
Sáng ra hỏi cháu thì cháu hoàn toàn không biết những gì đã xảy ra cho chính mình.
Từnhững sựviệc này mà suy gẫm, thì xin hỏi rằng đâu là thực, đâu là giả? Ông bác
thì thấy có, thực sựcó; còn gia đình thì thấy không, cứtỉnh bơngồi xem TV. Giữa hai mẹ
con, điều người mẹcho là thực thì đứa con không biết gì cả, điều đứa con đang làm thì người
mẹkhông hiểu đó là gì, đang sinh hoạt với ai?! Phải chăng chỉvì khác cảnh giới mà không
câu thông nhau được! Có lần chị đó hỏi con liệu có cách nào giúp cho cháu không? Con trả
lời: không biết. Con chỉbiết khuyên chịthành tâm niệm Phật rồi hồi hướng công đức cho
cháu, hồi hướng cho oan gia trái chủ, hồi hướng cho những người thân quá cố, đểgiảm trừ
nghiệp chướng cho họvà cảcho mình.
Có một lần, trong một phiên họp ở đạo tràng, con trình bày điều này lên, những vị
pháp sư đều sẵn sàng giúp cho cháu tối đa, hứa đặt bài vịcầu giải oan gia trái chủ, khuyên
chị đó nên đem cháu đến đạo tràng đểniệm Phật, và hứa tiến cửcho chị đem cháu đến gặp
HT Tịnh Không đểnhờNgài cứu độ. Nhưng tội nghiệp cho cháu chưa có đủduyên may!
Khuyên người niệm Phật
182
Gia đình theo Thiên Chúa giáo, họngại chuyện gì đó(!) nên không dám tới. Thôi thì đành
phải tùy duyên đểcho một người, hay nói rõ hơn là một chúng sanh, đi theo cái nhân quả
báo ứng hiện tiền của họmà thôi!
Trong kinh Địa-Tạng-Bổn-Nguyện, có những đoạn Phật nói nhưvầy: “Trong đời sau,
nhưcó người nam, người nữnào đau nằm liệt trên giường gối, cầu sống hay muốn chết
cũng đều không được. Hoặc đêm nằm chiêm bao thấy quỉdữcho đến kẻthân thích trong
nhà, hoặc thấy đi trên đường nguy hiểm hoặc bịbóng đè, hoặc với quỉthần cùng đi. Trải
qua nhiều tháng nhiều năm, đến nỗi thành bệnh lao, bệnh bại... Trong giấc ngủkêu réo
thê thảm sầu khổ.  Đây đều bịnơi nghiệp đạo luận đối chưa quyết định là khinh hay
trọng, nên hoặc là khó chết, hoặc là khó lành”. (Kinh Địa Tạng, phẩm 6, phần “Tiêu tội
chướng”).
Có đoạn khác Phật nói: “Nhưnhững chúng sanh đời sau, hoặc trong giấc ngủ, hoặc
trong chiêm bao thấy các hạng Quỉ, Thần, nhẫn đến các hình lạ, rồi hoặc buồn bã, hoặc
khóc lóc, hoặc rầu rỉ, hoặc than thở, hoặc hãi hùng, hoặc sợsệt, v.v... Đó là vì hoặc cha
mẹ, con em, hoặc vợchồng quyến thuộc trong một đời, mười đời, hay trăm đời nghìn đời
vềthuởquá khứbị đọa lạc vào ác đạo chưa được ra khỏi, không biết trông mong vào
phước lực nơi nào đểcứu vớt nỗi khổ, nên mới vềmách với người cốt nhục trong đời,
trước cầu mong làm phương tiện gì đểhầu được thoát khỏi ác đạo”. (Kinh Địa Tạng,
phẩm 6, phần “siêu độvong linh”).
Trường hợp thứnhất là do nghiệp chướng, trường hợp thứhai là do người thân trong
nhiều đời bị đọa lạc đang cầu cứu. Trong kinh Địa Tạng Phật dạy, muốn tiêu nghiệp chướng
thì tụng kinh Địa Tạng, muốn cầu siêu cho vong linh cũng tụng kinh Địa Tạng.
Thếnhưng chưvị Đại đức, Tổsư, lúc nào cũng khuyên chúng sanh hãy lo niệm Phật
cầu sanh Tịnh-độ, chứ đừng chờ đến giai đoạn khốn cùng rồi mới tụng Kinh Địa Tạng để
giải nghiệp, hay nhờngười khác cầu siêu. Trước đây cũng có lần con tha thiết khuyên cha
má hãy lo sớm tu hành đểgiải thoát, chứ đừng nằm chờchết rồi nhờcon cháu cầu siêu.
Không phải dễdàng nhưvậy đâu! Nói nhưvậy không có nghĩa là ám chỉpháp cầu siêu
không linh, mà chính vì lòng người không tin, tâm người không thanh tịnh!
Thưa cha má, đây là sựthực hiển nhiên, đầy khó khăn! Vì sao vậy? Vì nếu một người
có nghiệp chướng nặng bảo họtụng kinh họkhông tụng, mời họniệm Phật họkhông niệm,
dẫn tới chùa họquyết định bước ra... thì làm sao mà giải nghiệp!
Còn chuyện cầu siêu thì còn tệhại hơn nữa! Con từng thấy không biết bao nhiêu đám
tang, người thân trong gia đình giết từng loạt heo, gà, vịt đểthếch đãi khách khứa. Khi cha
mẹchết con cái tới chùa cầu siêu, nhưng hầu hết hình như đó là chuyện chẳng đặng đừng,
chứthật ra thì nhiều người không có cái tâm thành cầu siêu! Hãy đểý một chút thì có thể
thấy liền. Ví dụ, trong lễcầu siêu nhiều người không dám tắt máy điện thoại cầm tay, đang
Khuyên người niệm Phật
183
lạy Phật họbỏngang đểtrảlời điện thoại, nói chuyện làm ăn. Nếu đang tụng kinh làm lễmà
có mối làm ăn gọi đến thì họsẵn sàng bỏlễ, bỏchùa, bỏPhật, đi lo kiếm tiền liền, v.v... Rõ
ràng cái “tấm lòng cầu siêu” nhỏhơn cái “tấm lòng cầu tiền kiếm bạc”! Mỗi một kỳgiỗlà
một dịp đểcầu siêu, thì trước đó một vài ngày họ đã chuẩn bịmột vài con heo đểquay, một
sốgà đểlàm gỏi, một sốvịt đểlàm tiết canh, một sốcá đểnướng vỉ... Họsẽlàm một bữa tiệc
linh đình trong ngày giỗ đểcùng nhau say sưa chè chén. Xin cha má và tất cảanh chịem
hãy suy nghĩcho thật kỹthửcoi, con người đang làm cái chuyện gì đó? “Cầu Siêu” hay
“Cầu Đọa”?!!! Đây là một sựthật quá phũphàng, xin cha má cẩn thận tựlo lấy mình.
Trởlại chuyện cảnh giới, trong vũtrụnhân sinh này, có những điều thấy là thực mà
lại giả, thấy giảmà lại thực!Những người bị đưa vào bệnh viện tâm thần, thếgian gọi họlà
những người bịbệnh thần kinh, người điên. Thực ra không phải vậy đâu, họ đang sống
trong một cảnh giới khác đó. Đối với ta, thì suốt cuộc đời của họhầu như đang sống trong
mộng! Họnói chuyện, hành động, gào thét, đấm đá, đau khổ, van xin, cười đùa, v.v... hầu
hết đều dành cho một thếgiới xa lạnào đó mà chỉcó một mình họbiết mà thôi.  Đối với họ
chỉcó những gì riêng họ đang thấy, đang tiếp xúc, đang đối đầu... thì hoàn toàn có thực,
nhưng người khác thì không ai thấy được; còn chuyện nhà cửa, danh vọng, cha mẹ, vợcon...
nói chung những thứvật chất hữu hình đều là giả, không có ý nghĩa. Rõ ràng thực hay giả
hoàn toàn tùy theo cảnh giới!
Nhưvậy, địa ngục là giảhay thật?Nếu hiểu thấu đạo lý bên trên rồi thì xin cha má
hãy chú tâm tìm phương xa lánh cảnh giới đó là điều hay nhất, xin đừng bận lòng tới chuyện
thật hay giảnữa. Càng hiểu sâu vềcảnh giới càng thấy chuyện tu hành là quan trọng. Càng
biết rõ sựkhổ đau của địa ngục càng thấy điều quý hóa của sựvãng sanh Tây-phương.
Càng thấy nghiệp chướng thâm trọng thì ta càng phải lo niệm Phật nhiều hơn. Nhất định
phải tìm phương thoát nạn cha má ạ.
Thoát nạn bằng cách nào? Một là làm lành tạo phước; hai là sám hối nghiệp
chướng.
*) Làm lành tạo phước là chuyện của hiện tại đểkhỏi tạo thêm nghiệp ác, tránh khỏi
quảbáo xấu. Việc này hỗtrợrất tốt cho việc vãng sanh. Nghiệp chướng vô tận của con
người đều bắt nguồn từba cái chất độc Tham, Sân, Si. Quyết tâm xa lìa ba chất độc này thì
niệm Phật vãng sanh Tây-phương không khó. Người niệm Phật mà sơý vướng vào đó thì
khó lòng hy vọng thoát vòng tam giới. Thếnhưng, biết vậy đó, nhưng cũng dễvướng phải!
Phải chú ý khá nhiều mới tránh được.
Trong kinh Vô Lượng Thọtừphẩm 32 đến phẩm 37 Phật nói rất rõ chuyện này.
Những chuyện tham lam, sân giận, si mê thô thiển nhưtrộm đạo, cướp của, giết người, loạn
luân, bất hiếu, vọng ngữ, v.v... thì quá rõ ràng khỏi cần phải nhắc tới. Nhưng còn có những
hình thái tham sân si tếvi, nếu không chú ý khó có thểphát hiện được. Ví dụnhư:
Khuyên người niệm Phật
184
Một là: tâm mong cầu phước báu, thích hưởng lộc, muốn sống lâu;
Hai là: còn có tâm phân biệt, cốchấp, ganh tỵ;
Ba là: đam mê kiến thức thếgian, thếtrí biện thông, ngạo mạn khinh thị...
Đây chính là ba dạng của Tham-Sân-Si, làm mất phần vãng sanh. Nó tếvi nên nhiều
người không đểý đến!
Vì thế, xin cha má hãy quyết tâm làm người thực thà, thiện lành, đểtrong những ngày
tháng ngắn ngủi này tạo được cái phước lành, lánh xa duyên ác. Người tuổi già thân mạng
quá sức mong manh, nhất định không thểnương nhờgì nữa ởtrần gian này. Hãy mau buông
xuống tất cảnhững thứthường tình thếtục đểniệm Phật cầu sanh Tịnh-độ, thoát vòng sanh
tửcha má ạ. Vãng sanh Tịnh-độlà đồng nghĩa với thành Phật độchúng sanh. Không có
pháp tu nào thù thắng hơn pháp niệm Phật, không có phương tiện nào tốt bằng phương tiện
nương vào Phật lực đểvượt khỏi càn khôn.
Cụthểlại, muốn tránh chữ“Tham”thì làm lành làm thiện nhất thiết không cầu
phước báu, không cầu bất cứthứgì lợi cho mình. Cứmởtâm từbi hỉxảmà làm, làm xong
rồi thì quên đi, tâm hồn trống rỗng an nhiên niệm Phật. Nên nhớphước báu là cái quảbáo
tựnhiên của việc thiện lành, nếu mong cầu thì chắc chắn bịlạc đường! Lạc là mất; đường là
đường vãng sanh. Cầu phước báu thì bịmất đường vãng sanh.
Muốn tránh chữ“Sân”thì hãy tập tính khiêm hạ, nên thủlễvới bất cứmọi người. Ví
dụ, bốthí bữa cơm cho kẻcùng khổthì hãy kính trọng họ, hãy đặt chén cơn trong mâm, hãy
dâng họnhững món ngon của mình có, hay ít ra mình ăn món nào mình dâng món đó. Đừng
nên dùng cơm thừa canh cặn mà thí cho kẻcơhàn, đừng đuổi họra xó hè để ăn, đừng liệng
tiền qua cửa sổrồi hối thúc họ đi cho xa... dù người đó là kẻ ăn xin, tật nguyền hay khờkhạo.
Đây là hạnh “Lễkính chưPhật”, cái đại hạnh đầu tiên của đức Bồ-tát PhổHiền.
Người muốn thành Phật thì phải kính trọng mọi người nhưkính Phật, dù đó là người xấu ác.
Nhất định đừng nên đểtâm khinh khi phân biệt mà sanh ra oán nghiệp, oan gia. Xin cha má
nhớcho, kính trọng người ác không phải là tán thán họ. Phật giáo có câu, “Buông đồ đao
xuống, lập địa thành Phật”. Một người đại ác, nhưng một khi họhồi đầu, họcó thểgiác
ngộhơn mình, thành đạo trước mình. Cho nên, không thểkhinh thường họ được. Hiện tại
thì nghiệp ai nấy chịu, không cớchi nghiệp ác của người mà mình lại mang vào thân đểcùng
chung đọa lạc!
Muốn tránh chữ“Si”thì xin cha má hãy quyết lòng buông xảvạn duyên đểniệm
Phật. Con cháu, nhà cửa, ơn nghĩa, tình cảm phải buông xuống hết. Nếu không chịu buông
những thứnày xuống thì chắc chắn bịvướng vào chữ “Si”. Si là mê muội, không sáng suốt.
Còn vướng bận con cháu, còn lưu luyến xóm làng, còn bám theo cái nhà, còn tham điều trần
tục, thì tâm hồn mất thanh tịnh, không thểtu hành được. Phật dạy, “Nhất thiết duy tâm
tạo”, tâm chấp vào trần tục thì phải ởlại trong trần tục, không thểthoát ly. Kết cuộc chính
Khuyên người niệm Phật
185
mình sẽbịhại, mà cũng không đem lại lợi ích gì cho ai. Xin cha má sáng suốt nhận thấy vấn
đề, đừng đểphải chịu khổlụy triền miên trong luân hồi nữa. Sống với đời, ai có duyên thì
khuyên họniệm Phật, gặp người nào chống đối thì âm thầm cầu mong cho họsớm ngày giác
ngộ, chứkhông nên bàn cãi, lý luận, hơn thua... Sống với xóm làng ta “Hòa nhi bất Đồng”.
‘Hòa” là không chống một ai, “Bất đồng” là đường ai nấy đi.  Đường của ta là niệm Phật
vãng sanh Tây-phương thành Phật, nhất định ta cứ đi thẳng. Bên ngoài thì bình thường vô
sự, bên trong thì tâm trí sáng suốt, minh bạch, cương quyết.
*) Sám hối nghiệp chướng đểgỡtội quá khứ. Phật dạy, “Vạn pháp giai không,
nhân quảbất không”.  Địa ngục là hữu vi pháp, ta có quyền hỏi có hay không, chứcòn việc
nhân quảthì không cần hỏi cũng có. “Nhân duyên quảbáo tơhào không sai”. Tạo nhân gì
thì gặp quả đó, nhân quảtương xứng. Ví dụdưới địa ngục người ta đập đầu ta chết là vì
trong đời ta từng đập đầu chúng sanh, như đập đầu con cá lóc chẳng hạn. Người ta thảy ta
vào chảo nước sôi vì ta từng thảy con cua vào chảo nước sôi. Ta cắt cổmột trăm con gà thì
chắc chắn ở đó người ta sẽcắt cổta một trăm lần, v.v... quảbáo là nhưvậy. Trong vô lượng
kiếp nay ta giết hại vô sốchúng sanh thì khi vào địa ngục, ta sẽbịgiết chết đến vô sốlần để
trảnợnghiệp, và hình phạt cũng phải tương tựnhưkhi ta hành hạchúng sanh. Nhân và Quả
phải tương xứng nên mới gọi là “tơhào không sai!”.
Nhưng ai sẽlà người hành hạta dưới địa ngục?
Chính nghiệp báo nó hành hạta, chứkhông ai khác cả. Kinh Địa Tạng nói, chỉcó oai
thần hoặc nghiệp lực mới thấy địa ngục. Ngài Tịnh Không cũng từng giảng rằng: “Chỉcó
hai hạng người, một là Bồ-tát hai là tội nhân mới thấy được địa ngục”. Nghiệp lực là
người đang bị đọa trong cảnh giới đó, còn oai thần là chưPhật Bồ-tát mới có khảnăng nhìn
thấu được chủng tửnghiệp báo trong A-lai-da thức của chúng sanh. Ngài Địa Tạng Bồ-tát
nói: “Đó là do chúng sanh trong cõi Diêm Phù Đềlàm những điều ác mà tùy nhiệp chiêu
cảm ra những địa ngục nhưthế”, (Kinh Địa Tạng, phẩm thứ5, mục “Danh hiệu địa
ngục”). Chính chúng sanh làm điều tội ác rồi chiêu cảm ra những địa ngục, rồi tựchịu lãnh
hình phạt, chứkhông liên can tới ai. Ta làm, ta chịu! Do đó, không ai khác thấy được địa
ngục của ta, cũng nhưkhông ai thấy được những gì xảy ra trong mộng của mình vậy.
Vậy thì, dù những hình phạt có dã man tới đâu thì cũng chính vì ta đã từng làm chuyện
đó! Mình phân thây sanh vật từng mảnh để ăn, thì “quỷsứ” sẽphân thây mình ra từng
mảnh. Mình bắt cá thảy lên vỉsắt đểnướng, thì “quỷsứ” sẽnướng ta trên thiết sàn. Mình
xé xác con vật để ăn, thì dưới địa ngục cũng có từng đoàn chó sắt vây quanh xé nát thân ta
ra đểgặm! v.v...
Tạo cảnh giới nào, thì phải chịu cảnh giới đó. Tạo nhiều chịu nhiều, tạo ít chịu ít.
Nghiệp chướng chất chồng từkiếp này qua kiếp khác đến con sốvô lượng vô biên, thì khi
xuống địa ngục ta cũng phải chịu vô lượng vô biên hình phạt trong hàng ngàn, hàng vạn kiếp
mới xong.  Đạo lý là nhưvậy. Có nhân xấu ác phải nhận lấy quảbáo xấu ác, nó chính là
Khuyên người niệm Phật
186
những chủng tửtừtrong A-lại-da thức của ta hiển hiện ra đểbắt ta phải trảnợ, thì làm sao
ta trách được địa ngục là dã man. Chính vì vậy, chưPhật Bồ-tát muốn cứu chúng sanh đâu
phải là chuyện dễ. Chỉtrừkhi nào chúng sanh biết hồi đầu tỉnh ngộ, sám hối tội lỗi, tu sửa
thân tâm mới mong ngày thoát nạn!
Tuy nhiên, cũng cần chú ý một điều là: Nhân phải gặp Duyên mới thành Quả, cũng
nhưhạt giống phải gieo xuống đất mới mọc thành cây. Có nhân ác nhưng chưa có duyên ác
thì quảác chưa tới. Quảxấu ác chưa tới thì ta còn có cơhội giải nạn!
Làm sao chận được duyên xấu? Bỏác làm lành.  Làm sao giải nạn? Sám hối
nghiệp chướng. Nhưvậy, vấn đềquan trọng của chúng ta là đừng nên chờ đến ngày đối đầu
với địa ngục, mà chính yếu là phải lo chuyện “nhân quả” đểlánh xa cõi đó. Vạn pháp duy
tâm, nếu tâm thực sựbiết hồi đầu, dũng mãnh tu hành, thành tâm sám hối, thì địa ngục đối
với ta sẽtrởthành mộng huyễn!
Bỏác làm lành cụthểlà dựa theo ngũgiới, thập thiện đểsống. Ngũgiới là cấm: sát
sanh, trộm cướp, tà dâm, nó láo, uống rượu. Thập thiện là không: sát sanh, thâu đạo, tà
dâm, nói láo, nói thêu dệt, nói đâm thọc, nói lời độc ác, tham lam, sân giận, ngu si. Thành
thật làm thiện làm lành là tạo duyên tốt, xa lánh duyên xấu. Không có duyên xấu thì quảxấu
cũng khó phát sinh. Dũng mãnh tu hành, nhất tâm niệm Phật cầu vềTây-phương là pháp tối
thiện trong thiện pháp. Trong kinh Phật nói, nhất tâm niệm một câu Phật hiệu có thểphá
trừtám mươi ức kiếp nghiệp chướng trọng tội. Cho nên, không có sựthiện lành nào qua
khỏi việc trì danh niệm Phật.
Sám hối nghiệp chướngthì nhà Phật có nhiều sám pháp như: Lương Hoàng Sám,
Thủy Sám, Quán Âm Sám, Pháp Hoa Sám, Phương Đẳng Sám, v.v... Trong tất cảnhững
pháp sám hối trên đều có năng lực tiêu trừnghiệp chướng. Tuy nhiên đến thời mạt pháp
nghiệp chướng của chúng sanh quá ưsâu nặng, chưCổ đức đều khuyên chúng sanh hãy
quay vềvới câu Phật hiệu. Niệm Phật, lạy Phật, là pháp tối nhiệm mầu đểgiải trừnghiệp
chướng. Ngài Quán Đảnh pháp sưnói: “Thời mạt pháp nghiệp chướng lớn, tất cảKinh,
Sám... không thểgiải nghiệp nổi, chỉcòn câu A-di-đà Phật”.
Thành tâm niệm một câu Phật hiệu “A-di-đà Phật” phá tan tám mươi ức kiếp tội sanh
tử(Kinh Quán Vô Lượng Thọ, hạphẩm hạsanh), thì chí thành vừa niệm Phật, vừa lạy Phật,
gọi là “Lễ-Bái-Niệm Phật”, ba nghiệp thân khẩu ý hợp lại đểsám hối tội chướng sẽcó uy
lực vô biên tiêu trừnghiệp chướng.
Trong kinh Hoa Nghiêm nói, “Nếu nghiệp chướng của một chúng sanh có hình
tướng thì hưkhông này không còn chỗchứa”. Nghiệp chướng của mỗi chúng ta thật sự đã
quá lớn thì quảbáo ắt cũng phải nghiêm trọng! Nhân duyên quảbáo tơhào không sai, chắc
chắn một đền một, trảkhông lời nhất định không ai chịu lỗ!
Khuyên người niệm Phật
187
Cảnh giới địa ngục thực sựquá dễsợ! Tội ác và hình phạt đi liền với nhau. Một tội
lỗi một hình phạt, một triệu lần gây tội phải trảtới một triệu lần hình phạt. Trong vô lượng
kiếp từvô thỉ đến nay mình đã tạo biết bao nhiêu tội ác, thì thửhỏi mức cực hình dưới địa
ngục làm sao kểxiết! Hơn nữa, khi thọhình thì tâm sân khuểcăm thù nổi lên, làm cho nhân
ác lại tăng lên, quảbáo càng thêm nặng. Trong kinh Phật nói, tùy theo tội mà có kẻphải
đọa vào ngục Vô-gián đến nghìn muôn ức kiếp không lúc nào mong ra khỏi.  Địa ngục Vôgián là loại địa ngục mà tội nhân bịhành tội liên tục ngày đêm không gián đoạn, cảnh khổ
ấy trải qua trong nghìn muôn ức kiếp! Khổnày làm sao diễn tảnổi!
Thưa cha má, hiểu đạo rồi thì phải biết sợ, phải lo tính trước, đừng nên ngồi chờtới
đó rồi mới tính. Sựviệc không đơn giản nhưvậy đâu! Giảsửnhư, nếu bây giờmình niệm
một câu hồng danh A-di-đà Phật chỉtiêu trừcho mình một tội thôi, thì mình cũng phải ráng
mà niệm, ngày đêm lo niệm đểhình phạt giảm được phần nào hay phần đó. Bớt một lần
phân thây bớt một lần đau đớn, bớt một lần liệng vào chảo dầu thì bớt một lần bịnóng cháy
tiêu thân. Dù sao đi nữa thì chính mình cũng phải tựthương hại lấy thân mình mà tìm
phương giải nạn, chứcòn cách nào khác hơn bây giờ?! Thếmà, trong kinh Phật nói, thành
tâm niệm một câu A-di-đà Phật phá trừtới tám mươi ức kiếp sanh tửtội chướng, thì sao
chúng ta lại lười biếng niệm Phật đểphải chịu nạn?
Phải niệm Phật liên tục không gián đoạn, không hồnghi, không tạp loạn cha má ạ.
Càng niệm càng tiêu nghiệp chướng, càng niệm công đức càng nhiều, công đức niệm Phật
của mình nó sẽbao phủnghiệp chướng lại, không cho nghiệp chướng hiện hành. Nhờthế
mà ta vượt qua tam giới thoát vòng sanh tửluân hồi, đới nghiệp vãng sanh Tây-phương một
đời viên mãn đạo quả. Nhưvậy không hay hơn là nằm chờchịu nạn hay sao?
Niệm Phật, lạy Phật, công đức còn lớn hơn nữa. Những người nghiệp chướng nặng, bị
những chứng bệnh bất trị, nhà Phật gọi là bệnh nghiệp chướng, nói chung là những bệnh mà
đông y, tây y, bác sĩ, bệnh viện đều đã chịu thua, thì hãy sớm quay vềvới câu A-di-đà Phật
và nên thực hành pháp “LễBái Niệm Phật”.
Lạy Phật tiêu nghiệp chướng.  Đây là pháp sám hối nghiệp chướng dễlàm, dễhành
nhưng lại tối vi diệu. Người già sức yếu, mắt mờtai kém mà lâu lâu tụng một bài kinh Sám
đểcầu giải nghiệp, thì vô phương cứu vãn! Phát tâm lạy Phật, niệm Phật là phương pháp tối
thắng đối với tất cảchúng sanh trong thời mạt pháp này. Ngài Tịnh Không khi mới xuất gia,
Ngài lạy một ngày bảy-tám trăm lạy. CưsĩVương Nhật Hưu đời nhà Tống, người viết cuốn
“Long ThưTịnh-độ”, một bảo vật quý giá của người niệm Phật, ông lạy mỗi ngày một ngàn
lạy. Phương pháp của ông rất thực tế. Khi vãng sanh ông đứng mà vãng sanh. Ở đạo tràng
tại đây có vịsưtuổi trên 70 đã phát tâm lạy mỗi ngày 25 chuỗi 108 hột, tức là hai ngàn bảy
trăm lạy. Đệtửcủa Ngài Tịnh Không có vịlạy mỗi ngày ba ngàn lạy. Đây là những sựphát
tâm riêng đểgiải nghiệp, chứkhông ai bắt buộc.
Khuyên người niệm Phật
188
Cung kính lễPhật lạy Phật, chí thành niệm Phật, thì “Tội mòn như đá mài dao,
phước lành thêm lớn càng cao càng dày”, (Sám TừVân). Lạy Phật là trút đổnghiệp ra,
niệm Phật là đem công đức phước lành vào. Niệm Phật lạy Phật càng nhiều nghiệp tiêu
càng nhanh. Cứtính rằng, một lần lạy Phật cộng với niệm câu Phật hiệu có thểgiải được
tám mươi ức kiếp nạn, nếu ta tinh tấn lễniệm hằng ngày, thì tội chướng tiêu dần đến sạch
luôn và duyên lành sẽtăng trưởng cho đến ngày thành thục. Tội chướng tiêu thì bệnh
chướng tựnhiên tiêu trừ.
A-di-đà Phật là “Đại Nguyện Vương”, là “Vô Thượng Y Vương”trong biến hư
không pháp giới, có thểcứu khổ, cứu nạn, cứu được huệmạng của chúng sanh, tiếp dẫn
chúng sanh vãng sanh thành Phật. Nghiệp chướng sâu nặng của chúng ta tích tụtrong vô
lượng kiếp đến nay đã nhiều quá rồi. Hãy quyết tâm lạy Phật sám hối tội căn thì mới mong
tiêu tai giải nạn được.
Thưa cha má, cha má đã tin Phật, đã niệm Phật, đã nguyện vãng sanh Tây-phương.
Đây là tông chỉTín-Hạnh-Nguyện phải tiếp tục tinh tấn, đừng nên giải đãi. Hôm nay, con
xin cha má dũng mãnh phát một tâm nguyện nữa. Đó là hằng ngày lạy Phật cầu sám hối
nghiệp chướng. Cha má đã già yếu, khó làm được công phu nhưngười, nhưng yếu thì làm
theo yếu, miễn tâm chân thành là được. Cụthểxin cha má làm nhưvầy:
Mỗi buổi sáng nên thức dậy sớm, mặc áo dài nghiêm chỉnh, đến trước bàn thờPhật,
cúng một ly nước lạnh trong sạch tượng trưng cho lòng thanh tịnh, đốt nhang rồi thành tâm
phát lời nguyện:
Con tên là: ..... thành tâm đảnh lễA-di-đà Phật, biến pháp giới chưPhật, Tôn Pháp,
Hiền Thánh Tăng. Con xin phát nguyện:
- Vì tất cảnhững loài sanh linh bịcon giết hại, ăn thịt trong đời này và nhiều đời
kiếp trước, vì lịch đại oán thân trái chủ. Thành tâm xin sám hối.
- Vì tất cảchúng sanh trong pháp giới, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổtam đồ,
con cầu xin được thành tựu thiện nguyện, khi mạng chung được vãng sanh Cực-lạc, đắc
thành Phật quả, trởlại độtận chúng sanh.
Nguyện xong thì lạy 30 lạy, vừa lạy vừa niệm Phật: “Một ...A-di-đà Phật; Hai ... A-di-đà Phật; v.v...”.
Trưa và tối cũng nguyện và lạy y nhưvậy. Trước khi đi ngủthì hồi hướng chung:
“Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh-độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu
khổtam đồ. Nếu có kẻthấy nghe, đều phát lòng Bồ-đề, hết một báo thân này, đồng sanh
Cực-lạc Quốc”.
Khuyên người niệm Phật
189
(Xin ghi chú rằng: Cha má nên dùng lời nguyện này, và cũng có thểphát thêm một vài
lời nguyện cần thiết khác cũng được. Chỉcần nhớnguyên tắc là nguyện vì chúng sanh, vì
Phật pháp, nguyện vãng sanh thành Phật đểcứu độchúng sanh, chứkhông vì phúc lợi bản
thân là được. Nếu sơýnguyện cho mình được sức khỏe, được hết bệnh, được tai qua nạn
khỏi, được làm ăn thuận lợi... thì đây là những lời nguyện tựtưích kỷ, cầu phúc báu nhân
thiên, sẽmất phần vãng sanh. Xin nhắc lại, tất cảquảbáo phước lành đều do cảm ứng tự
nhiên, nếu cầu xin những điều này thì đường tu sẽbịlạc! Vềlạy Phật, mỗi lần chỉcó 30 lạy
thì quá ít, tuy nhiên cha má tuổi đã cao, nên bắt đầu từsốít cho vừa sức, khi quen rồi từtừ
tăng dần lên. Đừng tăng quá nhanh mà giữkhông nổi).
Người trẻ, sức khỏe tốt nên bắt đầu từ108 lạy, rồi từtừtăng lên. Lạy hai chân nên
song song với nhau, dùng tay chống người đứng lên. Đừng nên làm quá nhiều động tác lễ
mễrườm rà, sau này sẽkhó lạy được nhiều. Ráng giữthời khóa nhưvậy, đừng đểsuy giảm.
Không những thế, nhờPhật lực gia trì cha má sẽ được pháp hỉsung mãn, cảm thấy khỏe
hơn, tâm trí minh mẫn, hưởng được đại phước báu của đời người.
Thưchưa hết ý, nhưng đã quá dài. Con xin tạm ngừng nơi đây, thưsau sẽcon nói
thêm. Xin cha má và anh chịem đọc lại thêm vài lần nữa đểhiểu cách tu hành. Đời này
chúng ta may mắn gặp được cơhội vãng sanh thành Phật, xin đừng bỏqua mà rồi phải ân
hận. Trước khi con vềtu chung với cha má và anh chịem, những lời thưnày con đi vào cụ
thể đểchúng ta chuẩn bịbắt tay vào chuyện hạthủcông phu. Buông xảlàm sao, niệm như
thếnào, lạy Phật cách nào cho tốt, nguyện sao cho đúng sởnguyện, nhắm đúng hướng, đi
đúng đường. Trong hoàn cảnh hiện tại của mỗi người nên thực hành nhưthếnào đểtránh
khỏi chướng ngại, khỏi bịlạc đường. Nếu ai muốn tu, thì con sẽcốgắng lấy hết kinh nghiệm
có được đểhướng dẫn lại.
Xin cha má dũng mãnh phát nguyện, quyết lòng buông xảtất cả đểniệm Phật, lạy
Phật. Ý chí vãng sanh kiên định, không lay chuyển, thì cơhội vãng sanh nhất định có trong
một đời này.
Nguyện mong cho tất cảmọi người, cảthân lẫn sơ đều được thành tựu thiện quả, viên
thành Phật đạo.
Nam mô A-di-đà Phật.
Con kính thư.
(Úc châu, ngày 20/6/04).
Khuyên người niệm Phật
190
Nghĩ đến thân người mong manh, cái chết đến bất kỳ, nghĩmình đời
trước đến đời này đã tạo ra vô lượng nghiệp ác, nghĩ đến sựkhổtam đồmà
tỉnh ngộsợhãi, tất không còn tham luyến cảnh huyễn bên ngoài, thì niệm
Phật sẽchuyên nhất.
(Ấn Quang Đại Sư).
Khuyên người niệm Phật
191
63) Lời khuyên chung :
Kính gởi chung quí đạo hữu đồng tu,
Có một vài câu hỏi vềcách tu niệm Phật. Nhiều vịnghe nói nhiều vềpháp môn niệm
Phật nhưng không biết cụthểphải niệm nhưthếnào? Hành lễlàm sao? Nhất là quí vị ởcác
vùng quê xa tựviện, xa chùa chiền, không có đạo tràng, chưa từng tham dựkhóa Phật thất
nào, nên phần nhiều bịlúng túng vềviệc tu hành. Đây là vấn đềkhá thực tế. Hôm nay Diệu
Âm cốgắng bàn vềchuyện này.
Lâu nay chúng ta nói nhiều vềpháp niệm Phật, chứthành thực mà nói thì chỉnói riêng
vềpháp TRÌ DANH NIỆM PHẬT mà thôi. Vì đây là phương pháp thù thắng nhất, tiện lợi
nhất, phổcập tất cảcăn cơmà chưPhật, chưTổsư, Đại đức đều tuyên dương. Chứ đúng ra,
niệm Phật có bốn môn:
1. Thật Tướng Niệm Phật.
2. Quán Tưởng Niệm Phật.
3. Quán Tượng Niệm Phật.
4. Trì Danh Niệm Phật.
Thật Tướng Niệm Phật:tức là nhập vào đệnhất nghĩa tâm, là niệm tánh Phật bản lai
của chính mình, thuộc vềThiền, nhưng cảnh giới hiển lộlà Tịnh-độ. Chỉhợp với hàng
thượng thượng căn.
Quán Tưởng Niệm Phật:nói đến trong kinh Quán Vô Lượng Thọ, đểquán tưởng ybáo và chánh-báo của cõi Cực-lạc, công đức rất lớn. Nhưng cũng chỉhợp với người thượng
căn, định lực đầy đủ, người độn căn rất khó thành tựu!
Quán Tượng Niệm Phật:là nhìn một tượng Phật, ghi nhận mọi chi nét của tượng ấy
rồi quán tưởng cho đến khi dù không có tượng, lúc mởmắt hay nhắm mắt đều thấy tượng ấy
hiện rõ nơi trước. Pháp này cũng rất khó vì phải có tinh lực mạnh, ký ức sâu, trí phương tiện
khéo.
Trì Danh Niệm Phật:là phương pháp xưng niệm hồng danh “Nam mô A-di-đà Phật”
hay “A-di-đà Phật”. Có thểniệm thầm hay niệm ra tiếng. Đây là phương pháp tối vi diệu, dễ
tu, dễchứng, thích hợp với cảba căn thượng trung hạ, ai cũng có thểtu hành được. Được
đức Bổn SưThích-ca đềxướng trong kinh Phật Thuyết A-di-đà, kinh Vô Lượng Thọ, thông
dụng nhất đểcứu độchúng sanh.
Nói chung về cách tu hành!
Khuyên người niệm Phật
192
Tổng quát xét vềcác phương pháp niệm Phật, HT Thích Thiền Tâm trong “Niệm Phật
Thập Yếu” đã viết nhưsau:
“Xét qua bốn phương pháp niệm Phật pháp Thật Tướng và Quán Tượng trong ba kinh
Tịnh-độkhông thấy nói, chỉcó kinh Niệm-Phật-Tam-Muội, quyển Phổ-Hiền-Quán-Hạnh-Ký
và một vài kinh luận khác đềcập đến mà thôi. Nhưng cảhai cũng chỉlà phương tiện thứyếu,
đểnói rộng thêm vềgiáo nghĩa niệm Phật, chứkhông phải là đường lối chính thức của môn
Tịnh-độmà chưTổbên Liên-tông hằng tuyên dương.
Pháp Thật Tướng duy có tác dụng suy diễn sâu rộng vềý nghĩa niệm Phật, lại quá cao
thâm, không trùm khắp ba căn, đi lạc vềbên Thiền. Pháp Quán-Tượng chỉlà cách thức phụ
trợ, lại cũng không dễthực hành. Đối với người tu Tinh-độ, hai môn ấy không được thích
nghi.
Phương pháp Quán-Tưởng tuy do Phật tuyên dương, công đức vô lượng, nhưng chỉ để
dành cho bậc thượng căn, người thời mạt pháp ít ai hành trì được.
Kết yếu, duy môn Trì-Danh-Niệm-Phật đã gồm khắp ba căn, lại đắc hiệu mau lẹ, ai
cũng có thểthực hành. Trì danh nếu tinh thành sẽcó cảm cách, hiện tiền thấy ngay chánh
báo y báo cõi Cực-lạc, tỏngộbản tâm, đời này dù chưa chứng thật tướng, sau khi vãng sanh
cũng quyết được chứng. Vì thế Ấn Quang đại sư, vịTổthứmười ba của Liên-tông đã khen:
“Chỉduy Trì-Danh mà chứng thật tướng,
Không cần Quán-Tưởng cũng thấy Tây-phương!”
Cổ Đức cũng phê luận: “Môn Tịnh-độlà con đường tắt đểchứng đạo trong các
pháp môn, mà pháp Trì-Danh là con đường tắt trong môn Tịnh-độ”. Hiện nay phương
pháp này là đường lối thông hành nhất trong môn Niệm-Phật”. (HT Thích Thiền Tâm – Niệm
Phật Thập yếu – Mục khái luận vềcác phương pháp niệm Phật.).
Riêng vềpháp Trì-Danh Niệm Phật cũng không phải chỉcó một cách, mà có nhiều
phương pháp khác nhau để ứng dụng trì danh niệm Phật. Trong tam kinh Tịnh-độ, HT Thích
Trí Tịnh liệt kê mười phương thức trì danh sau đây:
1. Phản Văm Trì Danh,
2. SổChâu Trì Danh,
3. Tùy Tức Trì Danh,
4. Truy Đảnh Trì Danh,
5. Giác Chiếu Trì Danh,
6. LễBái Trì Danh,
7. Ký Thập Trì Danh,
8. Liên Hoa Trì Danh,
Khuyên người niệm Phật
193
9. Quan Trung Trì Danh,
10. Quán Phật Trì Danh.
Hình thức kểra thì khá nhiều, nhưng nội dung chính vẫn giống nhau, tất cả đều là chấp
trì danh hiệu “Nam mô A-di-đà Phật”, hoặc “A Di Đa Phật” không hoài nghi, không gián
đoạn, không xen tập để đi đến chỗnhất tâm. (Xin xem thêm “Tam Kinh Tịnh-độcủa HT
Thích Trí Tịnh, và “Niệm Phật Thập Yếu” của HT Thích Thiền Tâm soạn).
Tất cảmọi phương thức đều nhắm đến cứu cánh cuối cùng là viên thành Phật đạo.
Đặc biệt của pháp môn Tịnh-độcứu độnhất thiết chúng sanh thoát vòng sanh tửnhờvào đới
nghiệp vãng sanh Cực-lạc. Bắt đầu từ đó, đường chứng đạo Vô Thượng coi nhưchắc chắn sẽ
được thành tựu, vững vàng, nhanh chóng. Vấn đềchính yếu của chúng ta là đi thẳng vềcác
pháp thực hành thích hợp, chứkhông cần phải thực hành cho đầy đủcác pháp.
Riêng Diệu Âm, vì phương tiện được gần gũi với đạo tràng niệm Phật của Hội Tịnh
Tông, nên đang dựa theo khóa trình của hội mà tu tập. Vì theo sát đạo tràng đểniệm Phật lâu
ngày rồi quen cách thức hành lễcủa họ. Cho nên, nói vềphương pháp niệm Phật, thì trước
tiên Diệu Âm nói qua một vài nét chủyếu cách thức tu niệm của đạo tràng Tịnh-độcủa Hội
Tịnh Tông. Sau đó sẽxin giới thiệu thêm vài phương thức mà tứchúng đồng tu ở đây
thường áp dụng tới, đểcho quí đạo hữu có một khái niệm vềcách thực hành. Còn chuyện
công phu cá nhân, xin quí vịhãy tùy cơmà ứng dụng, mỗi người mỗi hoàn cảnh, không nên
so sánh.
Vềthời khóa tu học của Tịnh Tông Học Hội hiện nay, tổng quát là mỗi năm mởbốn
khóa niệm Phật, cho bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi khóa là mười “Phật-Thất” liên tục.
“Thất” là bảy, “Phật Thất” là bảy ngày nhất tâm niệm Phật, cũng gọi là “Kiết Thất Niệm
Phật”.  Đây là pháp ứng dụng từKinh Phật Thuyết A-di-đà. Mười Phật Thất tức là bảy
mươi ngày liên tục niệm Phật. Ngoài ra đạo tràng thường xuyên mởcửa, không có một ngày
đóng cửa, mỗi ngày từ5 giờsáng cho đến 9 giờ đêm đểcho tất cảmọi người đến niệm Phật.
Nhưvậy, nếu ai muốn tu, thì ngày nào cũng là “Phật Thất”, một năm 365 ngày, ngày nào
cũng ởtrong khóa tu. Có lẽ, đây là điều kiện khá tốt cho việc tu tịnh vậy.
Cách hành trì ở đây có thểchia ra làm hai phương pháp chính: một là “Kinh Hành
Niệm Phật”; hai là “Tam Thời HệNiệm Pháp Sự”. Kinh hành niệm Phật vào ngày thường;
HệNiệm Pháp Sựvào ngày cuối tuần.
1) Kinh hành niệm Phật:
Kinh hành niệm Phật là pháp công phu ứng dụng từtrong kinh Phật. Kinh Phật Thuyết
A-di-đà có nói: “Kỳ độchúng sanh thường dĩthanh đán, các dĩy kích, thạnh chúng diệu
hoa cúng dường tha phương thập vạn ức Phật, tức dĩthực thời huờn đáo bổn quốc,
phạn thực kinh hành”. (Nghĩa là: chúng sanh trong cõi đó thường vào lúc sáng sớm đều
Khuyên người niệm Phật
194
lấy đãy hoa, đựng những bông hoa tốt đem cúng dường mười vạn ức Phật ởcác phương
khác, đến giờ ăn liền trởvềbổn quốc, ăn cơm xong đi kinh hành). Kinh hành chính là kinh
hành niệm Phật.
Trong kinh Hoa Nghiêm, Ngài Thiện Tài Đồng Tửsau khi đã đắc được “Căn-Bản-Trí”
từsưphụlà Ngài Văn Thù SưLợi Bồ-tát, mới bắt đầu ra ngoài tham phỏng thiện tri thức để
hoàn thành “Hậu-Đắc-Trí”. Trong 53 tham vấn, người đầu tiên Ngài gặp là Cát Tường Vân
TỳKheo, đã dạy Ngài pháp “Bát-Châu-Tam-Muội”. Đây chính là pháp kinh hành niệm Phật.
Nói về Bát-Châu-Tam-Muội, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh, trong “Tam Kinh Tịnh-độ” viết:
“Bát Châu có nghĩa là “Phật Lập” (Phật đứng). Hành trì môn tam muội này có ba
oai lực phù trợ: oai lực của Phật, oai lực của Pháp Tam Muội và oai lực của công đức người
tu. Khi thật hành Bát-Châu-Tam-Muội, phải lấy 90 ngày làm định kỳ. Trong thời gian ấy
hành giảchỉ đứng hoặc đi, tưởng đức Phật A-di-đà đứng trên đảnh mình, đủ32 tướng tốt, 80
vẻ đẹp; hay miệng thường niệm danh hiệu Phật, tâm thường tưởng Phật không xen hở. Khi
công thành, trong tam muội, hành giảthấy đức Phật A-di-đà và chưPhật mười phương hiện
ra đứng trước mình, khuyến tấn khen ngợi.
Bát-Châu cũng gọi là “Thường-Hành-Đạo”. Người tu khi đi mỗi bước mỗi tiếng đều
không rời danh hiệu Phật, ba nghiệp hành trì không gián đoạn nhưdòng nước chảy. Pháp
này công đức rất cao, song chỉbậc thượng căn mới kham tu trì. Hạng người trung hạvà tinh
lực yếu kém không thểthật hành nổi”.
Bát-Châu-Tam-Muội là thuật ngữdịch âm từtiếng Phạn, được nói rõ trong “Bát-ChâuTam-Muội Kinh”. (Cũng có người đọc là Ban Chu Tam Muội). Tam-Muội tiếng Trung
Quốc dịch là Định, Chánh Thụ.
Tuy nhiên, ở đây chỉlà sự ứng dụng thôi chứkhông phải kinh hành liên tục 90 ngày,
không ngủ, không nằm, nhưtrong kinh nói. Nếu nhưmuốn thực hành đúng theo pháp này thì
đời nay chắc cũng không có ai đủnăng lực đểtheo! Cho nên, chỉdựa vào phương thức để
lập công phu chứkhông cần quá căng thẳng. Người khỏe thì kinh hành niệm Phật, buồn ngủ
thì lạy Phật, mệt thì ngồi vừa nghỉvừa niệm Phật, nghỉkhỏe rồi thì kinh hành tiếp, v.v... Nói
chung là tùy sức tùy duyên, cốgắng giữcâu Phật hiệu không gián đoạn trong tâm.
Đây là pháp tu hành chính yếu, áp dụng hằng ngày cho tất cảtứchúng đồng tu. Hành
giảnhiễu Phật thuận theo chiều kim đồng hồ đểniệm Phật. Một sựkhác biệt đối với những
đạo tràng hay tựviện khác chính là chiếc máy niệm Phật. Tiếng niệm “... A ... Di ... Đà ...
Phật ... A ... Di ... Đà ... Phật ...”, đều đều từchiếc máy được phát liên tục 24/24 đểcho
người tu bước theo, niệm theo trong khi kinh hành. Có lẽ đây là một phát minh mới nhất mà
hồi giờchúng ta chưa thấy ở đâu áp dụng tới.
Khuyên người niệm Phật
195
Quí vịnào muốn sửdụng máy này đểkinh hành niệm Phật, thì theo nhưHội Tịnh
Tông thực hiện, khởi đầu một buổi công phu chúng ta nên đảnh lễPhật ba lần, rồi bắt kinh
hành. Khi đi kinh hành nên đểngửa hai bàn tay trước bụng, tay trái dưới, tay phải trên.
Niệm “A-di-đà Phật”, mỗi tiếng là mỗi bước chân, “A”: chân phải; “Di”: chân trái; “Đà”:
chân phải; “Phật”: chân trái...và tiếp tục nhưthế. Nếu có người cầm khánh dẫn chúng, thì
tiếng khánh rơi vào tiếng “Đà”. Người tới trễhoặc muốn vào giữa chừng buổi tu, thì có thể
bước vào niệm Phật đường bái Phật, rồi nối theo sau người cuối cùng. Thứtựtrong hàng thì
người cầm khánh đi đầu, rồi tới pháp sư, nam chúng, và sau cùng là nữchúng.
Sau khi xong một ngày niệm Phật, nên nhớhồi hướng công đức. Ba việc: phát nguyện
vãng sanh, trì danh niệm Phật và hồi hướng công đức lúc nào cũng phải có đối với người
niệm Phật cầu sanh Cực-lạc. Nếu quí vị ởgần một tựviện hoặc đạo tràng Tịnh-độ, thì tốt
nhứt nên dựa theo pháp nghi ở đó mà thực hành cũng được.
2) Tam-Thời-Hệ-Niệm:
Đây là một pháp sựdo Ngài Trung Phong Thiền Sư, vịquốc sư đời nhà Nguyên lập ra.
Pháp hội này cầu cho dương thới âm siêu, có dâng hương, tụng kinh A-di-đà, tán Phật, niệm
Phật, niệm chú, khai thị, với phần pháp khí và địa chung. Cách tu này rất hay, dễnhiếp tâm
và thích hợp với những buổi cộng tu đông người.
Muốn thực hiện được pháp sựnày cần đến khá nhiều người thuần thục sửdụng các
pháp khí, khai kinh, xướng kệ, khai thị, chủlễ, v.v... Với cách hành lễcủa Việt Nam, chúng
ta xưa nay đã quen với hình thức của người Việt, có lẽkhó thực hiện được điều này.
Tuy nhiên, có một phần đơn giản trong pháp sựTam Thời HệNiệm, thường được ứng
dụng trong những buổi cộng tu nhỏvới “Địa Chung”, rất hay và có thểáp dụng dễdàng ởbất
cứ đâu. Cách cộng tu này gồm có tụng kinh A-di-đà, kệtán Phật, kinh hành niệm Phật sáu
chữ, rồi ngồi xuống niệm Phật bốn chữvới địa chung. Mỗi thời cộng tu ba tiếng đồng hồ,
chia làm hai tiểu thời, mỗi tiểu thời có hai lần Địa chung.
Địa chung là một pháp cụgồm có một chuông nhỏvà một mõ nhỏ. Phật hiệu “A-di-đà
Phật” được niệm đều, có âm điệu thống nhứt.  Tiếng mõ nhịp theo từng tiếng một: “A”,
“Di”, “Đà”,ø “Phật”; tiếng chuông điểm theo tiếng “A” và tiếng “Đà”. Mõ theo nhịp
chiếc, chuông theo nhịp đôi, nhịp điệu trước chậm, càng sau càng nhanh dần. Pháp thực
hành này hay ởchỗlàm cho tất cảmọi người đều phải nhiếp tâm vào câu Phật hiệu. Người
nào không nhiếp tâm niệm Phật thì sẽniệm loạn nhịp.
Cách thức này diễn tảkhá khó hiểu, nhưng nếu quí vịcó xem vedio, hoặc đã từng tham
dựqua thì cũng dễdàng ghi nhận và thực tập theo. Vấn đềchính là tập niệm âm điệu niệm
Phật thống nhất và sửdụng địa chung. Quí vịthành lập các nhóm cộng tu riêng lẻcó thể
Khuyên người niệm Phật
196
nghiên cứu, rồi uyển chuyển theo hoàn cảnh đểthực hiện. Có lẽ đây là phương tiện cộng tu
khá hay, vừa trang nghiêm vừa thích thú.
Bên trên là hai hình thức cộng tu căn bản mà chúng tôi thường công phu ởHội Tịnh
Tông. Nếu đem so sánh với các đạo tràng Tịnh-độViệt Nam của chúng ta thì hình thức này
hơi khác lạ.  Điểm chính yếu ở đây là lấy niệm Phật làm chính, thường ngày thời gian niệm
Phật chiếm hầu nhưtrọn vẹn, còn tất cảnhững nghi tiết khác đều được giảm thiểu. Ngay
trong những buổi công tu có địa chung, thì đi, đứng, ngồi đều trong tiếng niệm Phật. Nói
chung, chuyên niệm A-di-đà Phật là chính, còn hình thức thay đổi đểngười dựtu được thích
thú, tránh nhàm chán và dễnhiếp tâm niệm Phật.
Cách ứng dụng các pháp trì danh:Có nhiều phương thức trì danh khác nhau. khi
hành pháp Bát-Châu-Tam-Muội hay cộng tu với địa chung, chúng ta có thể ứng dụng các
pháp trì danh đểhỗtrợcho pháp tam muội, đưa vào chánh định. Các phương pháp sau đây
có thể ứng dụng được:
*) Phản-văn-Trì-Danh:là trong khi niệm Phật tai cốgắng lắng nghe tiếng niệm của
mình. Miệng niệm ra, tai nghe vào tạo cho âm thanh của Phật hiệu thành một luồng châu lưu
giữa tâm-miệng-tai, giúp ta mau gạn trừ được vọng tưởng, dễnhất tâm.  Đại ThếChí trong
kinh Lăng Nghiêm dạy: “Thâu nhiếp sáu căn, tịnh niệm tương kế”. Phản văn trì danh giúp ta
dễthâu nhiếp sáu căn. Khi kinh hành, mắt đừng nên nhìn dọc, ngó ngang, tiếng niệm thật rõ
ràng, trong sáng, đểtạo thành những chủng tửPhật tốt, rồi cốgắng lắng nghe chính tiếng
niệm của mình để đưa vào tâm.
*) Lễ-Bái-Trì-Danh:vừa lễPhật vừa niệm Phật, cũng được nhiều vịthực hiện song
song. Có vịphát nguyện lạy cảhàng ngàn lạy mỗi ngày. Lạy Phật tiêu nghiệp chướng, niệm
Phật tạo công đức. Pháp lễbái trì danh, ba nghiệp thân khẩu ý được vận dụng đểniệm Phật
nên có công đức và hiệu lực rất lớn, phá được hôn trầm, nghiệp chướng tiêu trừnhanh.
Người bịcác bệnh vềnghiệp chướng nên cốgắng thực hành phương pháp này.
Những điều cần nhớ:
-  Khi ăn no đừng lạy liền, hãy chờkhoảng 1 giờsau lạy mới tốt.
-  Không nên niệm quá lớn, có thểniệm Phật thầm đểtranh bịuất khí.
-  Muốn lạy được nhiều thì hai chân nên song song với nhau, dùng tay chống xuống
đất để đứng lên, đừng nên đứng lên từng chân một mà mất thời gian và khó hoàn
thành công cứ.
-  Người lạy Phật nếu cảm thấy tức nơi ngực, thì đây là do lạy quá nhanh, hoặc là lạy
lúc bụng còn quá no. Hãy nên tạm nghỉ, đểsau đó điều chỉnh lại.
Khuyên người niệm Phật
197
*) Sổ-Châu-Trì-Danh:là vừa lần chuỗi vừa niệm Phật, được Ngẫu Ích Đại sưtuyên
dương. Thích hợp khi đi đứng nằm ngồi, hoặc các công cứkhác, chứkhông được thích hợp
lắm trong Niệm Phật Đường vì tiếng niệm Phật chậm theo bước chân, khó lần chuỗi được.
*) Máy-đếm-sốcông-cứ:Hiện nay có nhiều loại máy khá giản tiện, đếm giùm sốcâu
niệm Phật, giúp cho chúng ta dễlập công cứrõ ràng, không sợbịlộn hoặc quên. Quí vịcó
thểdùng các loại máy này thay cho chuỗi, rất tiện dụng, nhất là đối với các đồng tu làm việc,
sinh hoạt trong xã hội, niệm Phật chỗ đông người.
*) Tùy-Tức-Trì-Danh:niệm theo hơi thở, rất thích hợp khi quí vịnằm chuẩn bịngủ.
Khi còn thức chúng ta còn niệm Phật, nên dùng hơi thởthay cho chuỗi. Hít vào: A-di-đà
Phật; thởra: A-di-đà Phật. Nên niệm thầm, không nên niệm thành tiếng đểtránh lỗi bất kính,
nhưng cốgắng niệm thật rõ mới tốt. Tiếng Phật hiệu ra vào theo luồng khí luân lưu bất tận
cho đến khi thiếp ngủluôn. Cách này có rất nhiều người dùng đến, còn thởcòn niệm Phật,
khi thành thục, ngay trong giấc ngủvẫn có thểniệm Phật được. Ngài Phi Tích Thiền sưsử
dụng cách này và nói: “Tôi ngậm Phật đểngủ”.
*) Ký-Thập-Trì-Danh:Cách niệm ký số, cứ đếm đến mười câu làm một đơn vị. Rất
đểnhiếp tâm, thích hợp khi đi đứng nằm ngồi, không thích hợp khi kinh hành. Ngài Ấn
Quang rất tuyên dương phương thức này.
*) Truy Đảnh Trì Danh:lá cách niệm nho nhỏ, mỗi chữmỗi câu liên tục kếtiếp
nhau, chặt chẽ, kín đáo, dễphá tạp niệm, phá vọng tưởng. Thích hợp khi ngồi niệm Phật.
Ngoài ra, đạo tràng đã ứng dụng phương pháp “Quán Tượng Niệm Phật” cũng khá đặc
biệt.  Đó là chung quanh vách trong đạo tràng đều có hình Phật A-di-đà, làm cho hành giả
thấy được Phật ởtất cảmọi hướng, mọi góc độ. Còn có một sốphương pháp khác như: Giác
Chiếu, Liên Hoa, Quang Trung và Quán Phật Trì Danh thì quá cao, xét ra khó ứng dụng, nên
xin không bàn thêm ở đây. Chưvịcó thểtìm hiểu thâm ởcác kinh sách Tịnh-độkhác.
3) Vấn đềniệm Phật thấy Phật:
Niệm Phật chủyếu là giữtâm thanh tịnh, nhiếp tâm vào câu Phật hiệu chứkhông phải
vọng cầu. Hiện nay trong thếgian có nhiều sựsôi nổi vềchuyện niệm Phật thấy Phật, thấy
ánh sáng, nghe được âm thanh nhiệm mầu, v.v... Vấn đềnày đã có vịhỏi đến Diệu Âm. Sẵn
đây xin đưa ra ý kiến cá nhân rằng: Diệu Âm không dám xiển dương việc này!
Sựthấy được Phật chính là do tâm thanh tịnh, hoặc được cảm ứng đạo giao mà biến
hiện ra chứkhông phải là do cầu mà được. Nếu quí vịthật sự đã niệm Phật đến cảnh giới
Nhất-Tâm-Bất-Loạn, đạt được Định, được Tam-Muội, thì xin thành tâm chúc mừng, Diệu
Âm không đủkhảnăng nói đến những chứng đắc này. Còn nhưthấy rằng mình chưa được
nhưvậy, tâm còn nhiều phiền não, thì xin quí vịnên y giáo theo đúng kinh Phật, y theo sự
giáo huấn của chưTổsư, chư Đại đức mà phụng hành là tốt nhất. Nên nhớ, nay đã rơi vào
Khuyên người niệm Phật
198
thời mạt pháp rồi, có rất nhiều trạng huống khó khăn mà chúng ta không lường trước được!
Xin chưvịcẩn thận đọc thêm những lời khai thị, những lời hướng đạo của chưTổSư, Đại
đức đểhiểu thêm.
Trong các lời nguyện, chúng ta cũng thường nghe chưTổsư Đại đức nguyện thấy
Phật. Nhưng xem kỹ, thì đó chỉlà lời nguyện lúc lâm chung cầu thấy Phật A-di-đà hiện thân
tiếp dẫn, chứkhông phải là cầu cho được thấy Phật thường xuyên. Việc này có ý khuyên
nhắc rằng, chúng ta phải có ý nguyện khi lâm chung tuyệt đối không nên phóng tâm tìm cầu
các cảnh giới khác, mà phải nhiếp tâm niệm Phật cầu Phật A-di-đà, Quán Âm, ThếChí tiếp
dẫn vãng sanh mới mong khỏi bịlạc đường.
Thời mạt pháp đường tu hành có nhiều chướng ngại. Chúng ta cần chú ý đến căn cơ, lý đạo
đểsựtu giảm phần trắc trở. Muốn khuyên người niệm Phật, chúng ta nhất định cũng phải
nương theo căn cơcủa họchứkhông thểlấy pháp của hạng thượng căn chỉgiáo cho người
trung hạ, không thểáp dụng cách hành trì của người đã minh tâm kiếm tánh cho kẻphàm
phu. Pháp niệm Phật tuy là “Tam căn phổbị, phàm thánh tềthâu”, nhưng chỉcó pháp trì
danh niệm Phật, dùng câu Phật hiệu phủlấy nghiệp chướng đểcầu đới nghiệp vãng sanh, mới
cứu được một chúng sanh hàng trung hạthoát ly tam giới. Muốn phủlấy được nghiệp
chướng thì giữtâm thanh tịnh là điều quan trọng. Nếu mong cầu thì tâm không còn thanh
tịnh nữa. Một khi vọng tưởng, tâm mởngỏra thì dễ đón nhận những sơsót bất tường, rất
khó khăn vậy!
Cho nên, Ấn Quang đại sư, vịTổthứ13 của liên tông dạy: “Người niệm Phật đời này
phần nhiều bịma dựa, đều do dùng tâm vọng động mong được những cảnh giới lạ
thường. Đừng nói cảnh giới ấy là ma, dù là thắng cảnh đi nữa, nếu sanh lòng vui mừng
tham trước cũng bịtổn hại, huống chi chưa chắc ấy là thắng cảnh ư!”. Lời của Tổsưlà
mẫu mực, là thước ngọc cho chúng ta nương theo vậy.
Kính dâng lên tất cảchưvịtoàn những lời chân thành, thiện ý. Nguyện cùng niệm
Phật, đồng sanh Cực-lạc. Đây là lời khuyên chân thành, hoàn toàn không có ý gì khác.
Kính chưvị đạo hữu,
Đời này chúng ta có duyên với nhau đểcùng nhau khuyên nhắc niệm Phật.  Đây thật
sựlà một kỳngộhiếm có. Khuyên nhau niệm Phật, Diệu Âm chỉbiết dùng lòng chân thành
khuyên nhắc tu hành chứkhông dám nói pháp, không dám cảquyết. Trí huệvà căn cơmỗi
người một khác, Diệu Âm dù sao vẫn chỉlà hạng hạcăn, trước sau vẫn chỉnói được những gì
thật gần gũi mà trong đời Diệu Âm thấy được, biết được, hiểu được. Phật pháp quá sâu rộng,
bao la, lý đạo quá cao siêu, chắc chắn trong hết cuộc đời này và nhiều kiếp nữa chưa chắc
Diệu âm đã thểngộ được.
Khuyên người niệm Phật
199
Cho nên Diệu Âm vẫn hằng mong được ngày tịnh tu, chuyên lòng niệm Phật, nguyện
trong một đời này thoát được tam giới, đới nghiệp vãng sanh, nương nhờtừlực của đức Di
Đà cứu độ đểmong thành đạo nghiệp. Nếu trong đời này chúng ta có duyên với nhau, thì xin
nguyện những lời thưnày thay cho tâm nguyện “Khuyên Người Niệm Phật” của Diệu Âm.
Nguyện cầu cho tất cảnhững ai hữu duyên, tiếp xúc với lời khuyên, đều phát tâm tin
tưởng, phát lòng niệm Phật, phát nguyện vãng sanh Tịnh-độ, và sau cùng tất cả đều được
viên mãn ý nguyện: “Đồng sanh Cực-lạc Quốc”.
Kính xin gởi lời tri ơn đến tất cảquí vịThiện hữu tri thức, quí chưTăng Ni, quí vịPhật
tử, Đồng tu đã nhiệt tình ủng hộ, khuyến tấn. Nhờvậy mà Diệu Âm hoàn thành được cái sở
nguyện nhỏbé này.
Nam Mô A-di-đà Phật.
Diệu Âm.
(Úc Châu, ngày 10/7/04).
NAM MÔ A-DI-ĐÀ PHẬT
Khuyên người niệm Phật
200
Phần phụlục cần thiết:
(Ghi chú: Những tài liệu này phát xuất từchính bản bằng chữHán, hầu hết đều được
đạo hữu Diệu Hà phiên dịch và gởi tặng. Thành tâm cảm niệm công đức)
(I)
Ý nghĩa và quy tắc trợniệm.
(Do giáo sưLý Bỉnh Nam giảng
tại liên xã Đài Trung)
Trợniệm là trợgiúp cho người đó vãng sanh. Người trợniệm cần phải biết rõ đạo lý,
phương pháp vãng sanh thì người đó mới có thểlợi lạc.
Con người lúc lâm chung, thần thức của họ đều không giống nhau. Những hành vi,
việc làm hằng ngày, mọi thứhình ảnh đó giờ đây sẽhiện hành, dẫn dắt bổn tánh của ta
hướng ra ngoài, lúc đó nghiệp lực của chúng ta sẽhoàn toàn làm chủ, lực lượng nào lớn
nhất sẽdẫn đầu. Nếu nghiệp ác nhiều, lực lượng của chủng tửác sẽlớn nhất, một khi chúng
vừa xông ra liền đưa ta xuống tam ác đạo. Ngược lại, nghiệp thiện nhiều, chủng tửthiện sẽ
dẫn ta lên hai cõi trời và người.
Hàng ngày có công phu niệm Phật tức có chủng tửPhật. Lực lượng của chủng tử
Phật lớn thì sẽxuất hiện trước, ta liền được Phật tiếp dẫn vãng sanh vềTây-phương. Nếu
lực lượng này nhỏyếu không xuất hiện nổi, nhờcó người khác ởbên cạnh giúp trợniệm thì
chủng tửnày sẽdễdàng xuất hiện. Cho nên, trong lúc bình thường có tu trì, thì lâm chung
chủng tửPhật sẽxuất hiện ra trước, việc vãng sanh chắc chắn có hy vọng. Trợniệm chính
là giúp cho họkhơi dậy câu Phật hiệu. Người Phật tử, bất luận trong lúc bình thường tụng
bao nhiêu kinh, niệm bao nhiêu câu chú, khi lâm chung muốn chủng tửPhật xuất hiện, thì
duy nhất chỉcó bốn chữA-di-đà Phật mới hữu dụng.
Câu nói này vô cùng quan trọng, mọi người cần phải luôn luôn ghi nhớmột cách sâu
sắc.
Khi trợniệm phải tuân thủtheo qui tắc. Người trong nhà bệnh nhân không được quấy
nhiễu, hoặc tự đưa ra ý kiến. Người đã chết rồi, đừng nên làm điều gì cho rộn ràng. Lúc
ban hộniệm đến nhà có thểchuẩn bịtrà nước, ngoài ra không phải chuẩn bịgì hết.
Người trợniệm cần phải lưu ý hai điểm:
Những khai thịquan trọng liên
quan đến sựHộ-Niệm!
Khuyên người niệm Phật
201
1- Tựmình đem cơm theo, đừng làm phiền tang chủ. Có thểuống trà, nước của họ.
2- Chớbao giờnhận tiền (lì xì). Điểm này tuyệt đối không được phá lệ.
Một khi phá lệ, nếu không có nhận được tiền lì xì, thì tâm sẽkhông tập trung, không
thành tâm đểniệm, lúc đó việc trợniệm sẽbiến thành việc mua bán. Đây là điều phá hoại
Phật pháp! Ngay đến việc nhận quà cũng không được. Người tại gia đi trợniệm, lấy tiền
tức là tạo tội và nghiệp. Lấy tiền của người khác thì ban trợniệm này coi nhưhỏng hết!
Mọi người phải học theo Ấn Tổ, nếu không sẽlà kẻphản đồ. Không tuân thủtheo qui tắc là
lừa Thầy diệt Tổvậy!
Phàm là liên hữu gia nhập vào ban niệm Phật đều phải có danh sách. Quyến thuộc
của ban viên tin tưởng Phật pháp, khi hữu sựchúng ta phải đi trợniệm. Nếu không tin Phật
pháp thì không cần phải nói nữa. Đây là phạm vi của việc trợniệm.
Khi đi trợniệm, những thứcần chuẩn bịnhưsau:
Một bức tượng Phật lớn cỡmột thước, một lưhương, một cái khánh, một cặp đèn cầy,
nhang (không cho gián đoạn), một ly hoặc chén đựng nước. Chúng ta phải mang theo những
thứnày, bất luận trong nhà của tang chủcó hay không.
Tượng Phật đặt ởvịtrí sao cho bệnh nhân có thểnhìn thấy, (đây là nguyên tắc).
Không nhất định phải đính vào tường hoặc treo, vẫn có thể đặt trên bàn. Cũng không nhất
định phải phân biệt hướng đông, tây, nam, bắc vì nhà của mỗi người khác nhau. Vảlại mười
phương tựnó vốn không phân biệt đông, tây, nam, bắc. Nơi nào có hình Phật nơi đó là
hướng tây.
Sáu chữ, bốn chữphải theo qui tắc mà niệm. Trước tiên niệm “Nam Mô Tây-phương
Cực-lạc thếgiới đại từ đại bi A-di-đà Phật”, sau đó từsáu chữchuyển thành bốn chữ, dùng
hai chiếc khánh phối hợp với nhau đánh.
Nhang đèn của mình mang theo khi dùng hết, có thểdùng của tang chủ. Nếu họkhông
có, không thắp cũng được.
Sau khi bước vào nhà, vịtrưởng ban hộniệm an trí hình Phật trước, sau đó thắp đèn
và nhang. Sắp xếp xong chỗngồi và đứng cho ban viên, thì bắt đầu niệm. Việc sắp xếp vịtrí
ngồi, đứng rất quan trọng, vì ổn định vịtrí khiến cho người bệnh được an tâm, không phải
cứmãi hướng theo chúng ta mà nhìn đông ngó tây.
Trường hợp người bệnh chưa tới lúc nguy cấp, có thểkhởi đầu bằng câu “Nam Mô
Tây-phương Cực-lạc thếgiới đại từ đại bi A-di-đà Phật”. Nếu lúc nguy cấp thì bắt đầu ngay
từsáu chữ. Trường hợp thấy nguy cấp hơn nữa thì trực tiếp niệm bốn chữlà được. Một câu
Khuyên người niệm Phật
202
A-di-đà Phật bao gồm đủcảba thừa. Điều quan trọng là ởchỗkhởi dậy được câu danh hiệu
Phật ởnơi người bệnh, công đức ấy thực vô lượng.
Người trợniệm cần phải lưu ý, trước khi vô nhà phải tìm chủnhà trước, gặp được
chủnhà rồi mới vào đểtránh việc nghi ngờkhi họbịmất đồ. Chủnhà hướng dẫn chúng ta
đi đâu thì chúng ta đi đó.
Lúc không trợniệm thì ngồi một chỗnghỉngơi, không làm việc gì cả. Khi hộniệm thì
dốc hết tâm vào câu Phật hiệu. Trong lúc hộniệm, người không phận sựkhông được vào
làm nhiễu loạn, có thể đứng ởxa nhìn, không được nói rằng phải vào thăm bệnh, rồi nói
những chuyện hoặc có những cửchỉtình cảm. Phải biết rằng, một khi người bệnh động lòng
là hỏng hết mọi việc!
Phải tôn trọng qui tắc của ban hộniệm. Mỗi khi đang trợniệm tuyệt đối không cho
bất cứmột ai vào thăm bịnh, nói lời nhảm khiến cho họ động tâm làm mất chánh niệm, đồng
thời cũng tránh cho bịnh nhân nghe những âm thanh khác, càng không được cho người bệnh
nghe tiếng than khóc. Những việc làm này có thểkhiến cho người khác hiểu lầm, nghĩrằng
quá nhiều điều cấm kỵ. Do đó, người hộniệm cần phải kiên nhẫn chấp nhận những hiểu lầm
này.
Người bệnh trước lúc lâm chung nếu muốn ăn hoặc uống nước, thì có thểcho họ ăn
uống, nhưng không được nói chuyện với họ. Người trợniệm vừa mang thức ăn, thức uống
đến cho người bệnh vừa niệm Phật. Nếu người hộniệm mà nói chuyện, khiến trong tâm của
bệnh nhân xen vào những âm thanh khác sẽkhông nhất tâm được.
Mọi người trong lúc bình thường công phu đều mong cầu được nhất tâm bất loạn, thì
khi lâm chung cần phải nhất tâm bất loạn hơn. Người trợniệm không được ho, ách-xì hoặc
phát ra những âm thanh khác khiến cho người bệnh nghe được, đều không tốt. Muốn như
vậy, trong lúc bình thường phải luyện tâm. Luyện tâm đểkhông có tạp âm xen vào. Nếu
không, người bệnh đang giữchánh niệm đểniệm Phật, bất thần bịmột tiếng ách-xì bịgiựt
mình, đểrồi hồn vía không biết sẽbay đến tận nơi nào?!
Trong lúc đang sắp tắt thở, giây phút này tối quan trọng, là giai đoạn khẩn cấp nhất.
Người nhà lúc này thường nghĩrằng phải tập trung ởtrước mặt bệnh nhân, trường hợp này
ban hộniệm phải ngăn cấm, đừng cho họkhóc, đừng đểhọkêu: “Ba ơi! Má ơi!” ầm ĩlên.
Hãy khuyên họphải nhất mực niệm Phật, đừng vì tình cảm mà làm hưhỏng hết mọi sự.
Sau khi tắt thở, nhưng linh hồn vẫn chưa đi, vì nghiệp lực của tâm thức vẫn còn ở
trong thân xác chưa ra khỏi được. Những người có công phu tốt hoặc nghiệp tội nặng, chỉ
trong khoảnh khắc là ra đi liền. Đối với người bình thường, tâm thức ra không nổi, cho nên
rất khó khăn và đau đớn nhưrùa sống bịlột cái mai vậy. Cho nên phải niệm Phật 24 giờ
Khuyên người niệm Phật
203
không gián đoạn mới mong bảo toàn hiểm nguy. Đối với người thời xưa họrất xem trọng
điểm này.
Khổng Tửnói, sau ba ngày mới được đại liệm (chôn cất), vì sau ba ngày linh hồn mới
đi khỏi. Các bậc Thánh nhân đều hiểu được điều này. Người bình thường đối với việc sanh
tử đại sự đa số đều không rõ.
Vịtrưởng ban hộniệm phải dặn dò người nhà của bệnh nhân rằng: trong vòng 12
tiếng đồng hồkhông được động đậy đến xác thể, không được thay áo quần hay rờvào. Bất
cứngười nào cũng không được đụng vào. Phải chờsau thời gian hộniệm mới được đụng
vào xác thể. Nếu thấy thân xác bịcứng, chỉcần dùng nước nóng đắp lên là được.
Trợniệm đến đây có thểtạm dừng, niệm bốn câu văn hồi hướng, rồi đảnh lễlà xong.
Vịtrưởng ban nếu có mền “chú đà la ni” (mền quang minh) thì tặng cho họmột tấm, cho
một gói “quang minh chú sa”. Sau đó có thểra về, không phải bận tâm thêm nữa.
Tóm lại, ý nghĩa và qui tắc trợniệm mọi người không thểkhông biết. Chư đại đức của
Tịnh-độngày xưa có viết một quyển sách “Lâm chung cần biết”, mọi người có thểnghiên
cứu tham khảo. Quảcó thểgiúp cho một người vãng sanh, thành tựu một vịPhật, công đức
này không thể đếm hết được.
Khuyên người niệm Phật
204
(II)
TrợNiệm Vãng Sanh Cần Biết
1) Kệphát nguyện của Bồ-tát PhổHiền:
Nguyện ngã lâm dục mạng chung thời
Tận trừnhất thiết chưchướng ngại
Diện kiến bỉPhật A-di-đà
Tức đắc vãng sanh An-Lạc sát.
(Tạm dịch)
Nguyện con lúc bỏxác ra đi
Tận trừtất cảmọi chướng ngại
Được thấy đức Phật A-di-đà
Liền được vãng sanh nước An-Lạc.
2) Lời của Ấn Quang đại sư:
Thành tựu cho một chúng sanh vãng sanh vềTây-phương tức thành tựu cho một chúng
sanh thành Phật. Công đức này thật không thểnghĩbàn.
3) Ba yếu tốthành công khi hộniệm:
a- Bản thân người vãng sanh phải đầy đủba món tưlương: Tín-Hạnh-Nguyện. Trong lúc
bình thường phải dặn dò người thân trong gia đình lưu ý những điều quan trọng cần
biết. Ngài Ngẫu Ích đại sưnói: “Vãng sanh được hay không hoàn toàn do ởviệc có
Tín và Nguyện hay không. Phẩm vịthấp cao hoàn toàn do ởcông phu trì danh sâu
hay cạn”.
b- Con cháu, thân quyến phải tận đại hiếu, tâm từbi ân huệ, thành khẩn tuân theo chế
luật của Phật, hộtrì cha mẹ, thân quyến vãng sanh Tây-phương một cách nhưpháp.
Cho nên nói: “Thân đắc ly trần cấu, tử đạo phương thành tựu”. (Cha mẹ được xa lìa
bụi trần, mới gọi là làm tròn đạo làm con).
c- Chưvị đại đức, liên hữu (bạn đạo) vì đạo nghĩa thành khẩn trợniệm, thành tựu cho
người khác được vãng sanh. Đó chính là quảbáo tốt đểngười khác thành tựu lại cho
chính mình. Ấn tổnói:
Khuyến thân tu tịnh tận Nho đạo
Kỳchúng vãng sanh hướng Phật hoài
(Khuyên cha mẹtu tịnh, tròn đạo Nho
Nguyện chúng vãng sanh, vui lòng Phật).
Nếu theo ba yếu tốtrên mà hộtrì, trợniệm một cách đúng pháp, thì chắc chắn rằng
vạn người tu vạn người đi, thành tựu cho chúng sanh vãng sanh Tây-phương viên thành Phật
đạo, công đức không thểnghĩbàn. Giảnhưviệc vãng sanh có chướng ngại, liền phải thành
khẩn cầu Phật gia trì cho tiêu trừchướng ngại, đểthành tựu vãng sanh đại sự.
Khuyên người niệm Phật
205
4) Ấn Quang đại sưkhai thịba điểm lớn lúc lâm chung:
a- Giảng giải, chỉbày, an ủi một cách khéo léo khiến cho sanh lòng tin. (Khuyên người
bệnh buông xảtất cả, nhất tâm niệm Phật. Nếu có việc gì bàn giao thì căn dặn nên
gấp rút nói rõ. Sau khi bàn giao rồi không nên nghĩngợi đến nữa, chỉgiữmột ý niệm
duy nhất: “Mình sắp theo Phật vãng sanh vềnước của Ngài”. Dùng tâm chí thành mà
niệm Phật, chắc chắn cảm động đến Phật phát đại từbi đích thân đến tiếp dẫn, khiến
cho được vãng sanh.
b- Mọi người luân phiên nhau niệm Phật đểgiúp cho người bệnh được tịnh niệm.
Tâm và sức lực của người bệnh lúc này rất yếu, khó có thểniệm liên tục lâu dài,
giờnày hoàn toàn nhờvào sựtrợniệm của người khác mới có thểniệm một cách đắc
lực. Nên biết, giúp người được tịnh niệm vãng sanh, tức được quảlành cho người
khác trợniệm trởlại cho mình.  Đừng nói rằng, chỉvì tận hiếu cho cha mẹcủa mình
nên mới làm việc trợniệm. Làm cho người khác tức là tựgieo trồng ruộng phước cho
chính mình, trưởng dưỡng thiện căn cho chính mình. Thành tựu cho một người vãng
sanh Tịnh-độtức là thành tựu cho một chúng sanh thành Phật. Trợniệm cần phải
chia phiên, phần pháp khí chỉduy nhất dùng “khánh”, tiếng niệm Phật rõ ràng từng
chữ, không nhanh, không chậm.
c- Cấm kỵdi động thân xác hoặc khóc lóc đểtránh làm hỏng việc.
Người bệnh khi sắp tắt thởcũng chính là lúc phải phân biệt cảnh giới giữa phàm,
Thánh, người và quỉma. Cho nên, ngay lúc này chỉcó thểdùng danh hiệu Phật để
khai thị, hướng dẫn thần thức của họchứkhông được tắm rửa, thay quần áo, di động,
than khóc. Tùy theo ý thích của người bệnh muốn ngồi hay nằm cũng được. “Nóng ở
đảnh đầu sanh vềTịnh-độ, ởtrán sanh vềtrời, ởngực sanh cõi người, ởbụng sanh
ngạquỉ, ở đầu gối sanh vào cõi súc sanh, dưới bàn chân sanh về địa ngục”. Biết vậy,
mọi người đều phải niệm Phật một cách khẩn thiết, đừng đểý thăm dò hơi nóng nằm ở
đâu, quyết định sẽgiúp họ đới nghiệp vãng sanh (còn mang nghiệp mà vẫn được vãng
sanh).
Thơxưa có câu:
Ngã kiến tha nhân tử, ngã tâm nhiệt nhưhỏa.
Bất thịnhiệt tha nhân, khán khán luân đáo ngã.
(Tạm dịch)
Tôi thấy người ta chết, tâm tôi nóng nhưlửa.
Chẳng phải vì người nóng, thấy rằng sẽ đến tôi.
5) Cuối cùng của đời người – Khai thịcủa đại sưHoằng Nhất.
a- Lúc bệnh chưa nặng:
Có thểthêm thời gian uống thuốc trịliệu.
b- Khi bệnh nặng:
Khuyên người niệm Phật
206
Nên buông xảtất cả, một lòng niệm Phật cầu sanh Tây-phương. (Nếu thọmạng
chưa hết, sẽbình phục mau chóng). Trường hợp bệnh đau dữdội, đừng sợhãi, phải
nghĩ: “Mình nên đương đầu với nghiệp đểchuyển nghiệp”.
Lúc thần thức còn tỉnh táo, nên mời thiện tri thức đến thuyết pháp khiến cho tâm
sanh hoan hỉ.
c- Lúc lâm chung:
Người thân không nên hỏi lời di chúc hay nói chuyện nhảm với người bệnh. Nếu
người bệnh tựnói muốn tắm rửa, thay áo, có thểthửtheo ý muốn của họ. Nếu họ
muốn ngồi hoặc nằm cũng nên thuận theo ý muốn của người bệnh, không nên miễn
cưỡng. Khi mời người đến trợniệm, hình Phật tiếp dẫn phải treo hoặc để ởvịtrí mà
người bệnh có thểnhìn thấy.
Ban trợniệm phải chia phiên nhau niệm và hỏi người nhà vềthói quen cách niệm
Phật của người bệnh. Tiếng niệm Phật không được cất cao giọng sắc bén.
d- Lúc mạng chung (sau khi tắt thở).
Không được khóc lóc, di động thân xác, thay áo quần. Đừng nên cốchấp theo cách
nói phải nóng ở đỉnh đầu (không cần phải sờmó). Sau tám tiếng đồng hồnếu các
khớp xương bịcứng, chỉcần lấy khăn nhúng nước nóng đắp sửa.
e- e- Nghiệm chứng các trường hợp vãng sanh.
Thời xưa: trong Tịnh-độThánh hiền lục, vãng sanh truyện, vãng sanh tập, v.v... có
những người đã vãng sanh như: Trương Thiện Hòa, Tống Vương, Long Giản, Huỳnh
ĐảThiết, KhảCửu pháp sư. Vào đầu năm Dân Quốc, ở Đài Loan có Ấn Quang đại
sư, Hoằng Nhất đại sư, ĐếNhàn đại sư, cưsĩGiang VịNông, HồTòng Niên, v.v...
Thời nay: có lão hòa thượng Quảng Khâm, pháp sư Đạo Nguyên, cưsĩLý Bỉnh
Nam, Lai TạDiệu, Khưu Phiên Thử, Lý TuếHuê, Giang Thúy Thường, VụTô Sát, Lưu
Lý Cúc, v.v...
f-  Tài liệu tham khảo vềtrợniệm vãng sanh:
™ Ý nghĩa và qui tắc trợniệm của Tuyết Lô Lão Nhân.
™ Những điều cần biết khi lâm chung.
™ Lâm chung tan lương.
Xin thường chí thành cung niệm
Nam Mô A-di-đà Phật
Hiện sanh tiêu nghiệp chướng
Lâm chung vô chướng ngại
Đồng sanh Cực-lạc Quốc
Thừa nguyện tái lai.
Khuyên người niệm Phật
207
(III)
TrợNiệm Cần Biết Thêm
1- Thiết bị:
- Trước tiên phải an trí tượng Phật, nhang đèn, lấy hướng tây làm chuẩn nhưng
không nên miễn cưỡng. Nếu trong phòng đã có sẵn hình Phật thì không cần phải thiết bị
thêm. Khói hương cần tránh quá nồng vì sẽtrởngại cho việc hô hấp của bệnh nhân.
- Vịtrí hình Phật đặt hoặc treo nơi nào cho bệnh nhân có thểnhìn thấy.
2- Khi bắt đầu:
- Người trợniệm chỉniệm “A-di-đà Phật”. Chỉdùng khánh, không dùng những
loại pháp khí khác, cũng không tụng bất cứkinh điển nào.
Người trợniệm khi vừa tới nhà bệnh nhân, thấy họ đã đến lúc khẩn trương hay
nguy cấp thì miễn nghi thức thiết kếbàn Phật, có thểtrực tiếp đến trước bệnh nhân đánh
khánh niệm 4 chữPhật hiệu “A-di-đà Phật”.
3- Sốngười trợniệm:
Mỗi nhóm từ2 đến 5 người cùng niệm, tối đa không quá 10 người. Mỗi nhóm
thay phiên nhau niệm 2 giờ đồng hồ.
4- Khai thị:
- Nếu thần thức của bệnh nhân còn tỉnh táo, có thểdo người phụtrách của ban
hộniệm khuyên họbuông xảvạn duyên đểniệm theo tiếng Phật hiệu, hoặc niệm trong
tâm, hoặc lắng tai nghe theo.
- Nếu người bệnh có điều gì lưu luyến, người phụtrách nên giảng giải cho họ
hiểu: nếu thọmạng chưa dứt bệnh sẽchóng lành; nếu thọmạng không còn thì sẽvãng
sanh Cực-lạc. Giải thích cần vắn tắt nhưvậy đểgiúp cho họgiữchánh niệm.
5- Đềphòng chướng ngại:
Có 2 trường hợp:
- Đối với thân quyến của người bệnh, cần họcửra một người phục trách trong
việc hộniệm. Phàm những việc gì có liên quan đến bệnh nhân có thểnhờhọgiúp ban hộ
niệm liên lạc dễdàng.
- Hoặc giảkhông cần người nhà của bệnh nhân, ban hộniệm tựbắt đầu trợ
niệm. (Luôn nhớ, không được ởtrước mặt bệnh nhân hỏi những chuyện gì khác ngoài
việc niệm Phật). Nếu người nhà của bệnh nhân là người hiểu đạo, muốn tham gia việc
trợniệm thì nên nhờngười trong ban nói với người phụtrách (trưởng ban, trưởng nhóm).
Sau khi được chấp thuận mới được tham gia.
Khuyên người niệm Phật
208
6- Cấm kỵ:-
Người bệnh nếu muốn tắm rửa, việc thay quần áo phải xong trước khi trợniệm.
Việc này phải do người trong nhà phụtrách. Tuy nhiên phải xem tình trạng của bệnh
nhân mà tắm và thay áo nhanh hay chậm. Nếu bệnh nhân không muốn, không nên cưỡng
ép mà tăng thêm sự đau đớn của họ.
- Một khi đã bắt đầu trợniệm, mọi việc thay đồ, tắm rửa, di động đều bịngăn
cấm.
- Không được đến trước bệnh nhân nói nhảm hay an ủi theo kiểu thếtục, hoặc
hỏi lời di chúc hay than thởkhóc lóc, khơi dậy những tình cảm yêu thương làm chướng
ngại cho đường vãng sanh.
- Trong lúc vãng sanh, bệnh nhân có thể: ngồi, nằm, nằm nghiêng, hoặc nằm
thẳng... đều phải tùy thuận theo họ, không được cưỡng ép.
- Sau khi lâm chung, trong vòng 8 giờ đồng hồkhông được di động, tắm rửa,
thay áo quần. Nếu xương cốt bịcứng thì dùng khăn tẩm nước nóng đắp lên, không bao
lâu sẽmềm lại.
- Sau khi lâm chung từ8 đến 12 giờkhông được sờvào xác đểthăm dò hơi ấm,
càng không được than khóc.
7- Sau khi người bệnh mạng chung trong vòng 8 giờ đồng hồkhông được ngừng tiếng
niệm Phật. Qua thời gian này xem nhưviệc trợniệm đã tròn nhiệm vụ. Sau khi ban hộ
niệm làm tròn nhiệm vụ, người nhà muốn tắm rửa, thay áo quần, di động hay khóc than
thì tùy ý.
8- Thân quyến của người bệnh nếu không y theo điểm qui định thứ2 và thứ3, ban hộ
niệm tức khắc đình chỉnghĩa vụtrợniệm.
KệHồi Hướng:
Nguyện đem công đức này
Hồi hướng .....................(họvà tên người vãng sanh)
Trên đền bốn ơn nặng
Dưới cứu khổtam đồ.
Nếu có kẻthấy nghe
Đều phát lòng Bồ-đề
Hết một báo thân này
Đồng sanh cõi Cực-lạc.
Mười phương ba đời tất cảPhật
Tất cảBồ-tát ma-ha-tát
Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Khuyên người niệm Phật
209
(IV)
TÀI LIỆU THAM KHẢO VỀ
PHÁP NGỮ- KHAI THỊTRỢNIỆM:
(Tiếp theo văn sao biên tập quyển hạcủa
Ấn Quang đại sư).
Pháp ngữcủa SưThịHuê Quyền
trong lúc lâm bệnh
(Dân quốc Đài Loan năm 21).
Đời người ởthếgian đều không tránh khỏi cái khổcủa bệnh dịch và chết. Khi những
thứkhổ đó xuất hiện, duy chỉcó buông xảvạn duyên, nhất tâm niệm “Nam Mô A-di-đà
Phật”. Nếu thấy bịquá mệt, gần tắt thở, thì chỉniệm bốn chữ“A-di-đà Phật”, nhất tâm cầu
Phật từbi tiếp dẫn quí vịvãng sanh Tây-phương.
Ngoài ý nghĩnày ra, trong tâm không được khởi lên một ý nghĩnào khác, cũng không
được có ý nghĩcầu mong cho mau hết bệnh, hoặc cầu xin Trời, chưThần phò hộ. Phàm có
những ý nghĩnhưvậy sẽbịcách xa với tâm của Phật A-di-đà. Do đó mà không được Phật
lực từbi gia hộ.
Quí vịphải biết rằng trời, đất, cha, mẹ... không thểgiúp cho quí vịra khỏi sanh tử
luân hồi. Duy chỉcó Phật A-di-đà mới có thểgiúp cho quí vịthoát ly sanh tửmà thôi. Nếu
quí vịchịu buông xảmọi thứ, nhất tâm niệm Phật, nếu trường hợp thọmạng chưa dứt thì sẽ
mau chóng lành bệnh, một khi thọmạng đã hết liền được vãng sanh Tây-phương.
Tuyệt đối không nên cầu cho hết bệnh, chỉnên cầu được mau chóng vãng sanh. Vì cầu
cho hết bệnh trong lúc thọmạng đã hết thì sẽlàm mất cơhội vãng sanh. Ngược lại, chỉlo
cầu vãng sanh, nếu thọmạng còn thì bệnh sẽtựnó nhanh chóng bình phục.
Những lợi ích khi được vãng sanh Tây-phương thật không thểnói hết được. So với
việc quí vịsanh lên cõi trời, làm thiên đế, thiên vương thì vãng sanh cao gấp vô số, vô lượng,
triệu triệu triệu lần. Quí vịchớ đừng mang tâm nghi ngờ, vọng tưởng sợchết. Nếu có tâm
sợchết, sẽkhông được vãng sanh.
Chúng ta sống ởthếgian nhưnhững con dòi ởtrong bãi phân, nhưbịgiam trong ngục
tù, khổkhông thểkểxiết. Vãng sanh Tây-phương giống như được thoát khỏi phân nhơvà
ngục tù đểtrởvềquê nhà thanh tịnh, sống an vui, tiêu diêu tựtại. Nhưvậy có gì mà phải sợ
chết? Sợchết thì sẽvĩnh viễn bịkhổ ởtrong luân hồi sanh tử, vĩnh viễn sẽkhông có ngày
thoát khổ!
Khuyên người niệm Phật
210
Giảnhưquí vịcó thểniệm Phật ra tiếng thì niệm nhỏtiếng, không niệm ra tiếng được
thì niệm thầm trong tâm, tai nghe người khác niệm trong lòng niệm theo. Mắt nhìn hình
tượng Phật A-di-đà, trong tâm nghĩ đến Phật A-di-đà. Khi vừa thấy có một ý nghĩnào khác
khởi lên liền phải tựtrách: “Ta muốn nương nhờPhật lực vãng sanh sao lại suy nghĩlung
tung, tựlàm hỏng đại sựcủa mình?”.
Nếu quí vịchịu y theo lời của tôi mà niệm Phật, chắc chắn vãng sanh Tây-phương, liễu
sanh thoát tử, siêu phàm nhập Thánh, đời đời kiếp kiếp vĩnh viễn được hưởng khoái lạc,
chẳng khi nào được nghe hoặc thấy một chút chuyện buồn khổnào cả, hà huống là phải bị
bệnh tật khổ đau.
Mỗi khi tâm ta khởi phiền não, phải biết rằng đó chính là do ác nghiệp của nhiều đời
đang sai khiến chúng ta, đang phá hoại con đường vãng sanh Tây-phương của ta, chúng
muốn ta vĩnh viễn phải lãnh chịu cái khổcủa sanh tửluân hồi. Nay chúng ta đã biết ác
nghiệp muốn hại ta, thì nhất thiết không đểnó chuyển chúng ta đi theo nó.
Cho nên, ngoài việc niệm Phật ra, không niệm việc gì khác. Được nhưvậy mới tương
ứng với tâm của Phật, nương nhờPhật tiếp dẫn trực chỉ đến Tây-phương.
Hãy ghi nhớnhững lời tôi nói, quí vịsẽnhanh chóng đạt nhiều lợi ích lớn không thểtả
được.
Khuyên người niệm Phật
211
(V)
Lời Căn Dặn DựBịLúc Lâm Chung
(Của Tịnh Tông Học Hội Úc Châu)
Nam Mô A-di-đà Phật
Thếdanh: .................. Pháp danh: .........................
Nhắn nhủcùng con cháu:
Một đời của .......... chuyên niệm Phật A-di-đà, được hưởng nhiều lợi ích tốt lành. Các
con, các cháu nếu thật sựcó lòng hiếu thảo thì phải giúp .......... vãng sanh vềthếgiới Cựclạc. Đến đó mới thật sự được hưởng niềm an vui thanh tịnh vĩnh viễn, đi và vềtựdo tựtại.
Các con cần phải biết, con người khi sắp tắt thở đau đớn giống nhưcon rùa bịlột mai,
vô cùng đau khổ. Nếu các con thật lòng muốn cho .......... chết tốt lành, thì mong toàn thểcác
con phải vì .......... mà hoàn thành tốt những tâm nguyện sau đây:
1. Khi thấy bịnh tình gần lúc hấp hối, chớbao giờ đụng đậy hoặc di chuyển thân thểcủa
.......... , không nên thay quần áo, càng không được khóc lóc, than van. Chỉcần vì
.......... mà thành khẩn niệm A-di-đà Phật, cầu Phật tiếp dẫn .......... vãng sanh vềTâyphương Cực-lạc.
2. Nếu như.......... bịhôn mê bất tỉnh, hơi thởsắp tắt, xin đừng mời bác sĩ đến chích
thuốc trợtim, làm hô hấp nhân tạo hoặc những việc cấp cứu khác, đểtránh làm cho
tâm thần .......... bị động và gia tăng thêm sự đau khổcủa .......... . Các con cần phải
giữyên lặng, một lòng vì .......... mà niệm Phật, nhưvậy mới là người con, người cháu
hiếu thảo.
3. Trong lúc .......... lâm chung, xin liên lạc và giao cho ban hộniệm, thỉnh mời họhộ
niệm. Mọi việc đều phải nghe theo lời hướng dẫn của họ, không được làm trái ngược.
4. Sau khi .......... tắt thởtrong vòng 24 giờ đồng hồ, phải giữtiếng niệm Phật không gián
đoạn, toàn thểgia đình có thểluân phiên nhau hộniệm, bởi vì sựhộniệm trong giờ
phút này đối với .......... là sựgiúp đỡvô cùng to lớn. Cho nên phải vì .................. mà
niệm A-di-đà Phật. Những việc tang lễphải chờqua 24 giờsau mới được làm.
5. Đối với việc thay quần áo, nhập liệm, v.v... phải sau 24 giờmới được mời nhà quàn
tới. (Nếu khí hậu oi bức, nóng nực, e có mùi hôi, các con có thể đốt nhang trầm hoặc
đểnước đá bên cạnh).
6. Tất cảmọi sựcúng tế, đãi khách, toàn bộdùng chay. Tuyệt đối không được sát sanh,
hầu tránh gia tăng thêm nghiệp tội cho .......... .
Khuyên người niệm Phật
212
7. Mọi sựtang tếphải y theo nghi thức của Phật giáo, lấy việc hộniệm làm chính, không
nên khoa trương rầm rộphung phí, cần phải tiết kiệm.
8. Trong vòng 49 ngày sau khi chết, toàn thểgia đình nên ăn chay và niệm Phật, hoặc tự
mình niệm hoặc theo tiếng niệm Phật trong băng, hoặc theo tiếng máy niệm Phật mà
niệm theo và hồi hướng cho .......... được vãng sanh vềthếgiới Cực-lạc. Có nhưvậy
.......... mới được thực sựhưởng được niềm vui an lạc chân chính, các con các cháu
nhờ đó cũng hưởng được sựmay mắn kiết tường, tương lai tươi sáng.
Hy vọng cảnhà từ đây vềsau phát tâm tin Phật, niệm Phật, thì các con các cháu nhất
định sẽ được mọi sựbình an và hạnh phúc. Mong các con, các cháu tuân theo và làm đúng
nhưlời ước nguyện của ................ .
Nam Mô A-di-đà Phật.
Người nói: ................ Người làm chứng: .................
Khuyên người niệm Phật
213
(VI)
Pháp NgữKhai Thị
Nam Mô A-di-đà Phật
Này đạo hữu ................................................
Kinh Vô Lượng Thọ, đức Phật A-di-đà có phát đại nguyện: “Tất cảchúng sanh trong
mười phương, khi lâm chung niệm danh hiệu Ta mười niệm mà ta không tiếp dẫn vềcõi Cựclạc an vui, thì ta chẳng ởngôi Chánh Giác”.
Hôm nay theo lời dạy, chúng tôi đến đây cùng gia quyến giúp đạo hữu niệm Phật để
được sanh vềcõi Cực-lạc an vui. Điều cốt yếu là đạo hữu nghe rõ chúng tôi niệm “Nam Mô
A-di-đà Phật” rồi trong tâm cũng khởi niệm “Nam Mô A-di-đà Phật” theo, rõ ràng từng
chữ, từng câu, tất cảtâm ý đều đặt vào câu “Nam Mô A-di-đà Phật”.
Trong kinh dạy rằng cõi này là cõi khổ, cõi Cực-lạc ởTây-phương của đức Phật A-di-đà là cõi an vui, muốn thoát khổ được vui thì phải hết lòng niệm “Nam Mô A-di-đà Phật”.
Này đạo hữu! Hãy nhìn đây là ảnh Phật A-di-đà. Đức Phật A-di-đà này sẽrước đạo
hữu vềcõi Tây-phương Cực-lạc. Đạo hữu hãy gắng nhớlấy.
Giờ đây, đạo hữu hãy chí thành chắp tay niệm Phật theo chúng tôi.
Quy mạng lễA-di-đà Phật
Ởphương Tây thếgiới an lành
Con ............. nay xin phát nguyện vãng sanh
Cúi xin đức TừBi tiếp độ.
Nam Mô Tây-phương Cực-lạc ThếGiới Đại Từ Đại Bi Tiếp Dẫn Đạo SưA-di-đà
Phật.
Nam Mô A-di-đà Phật .......
A-di-đà Phật .......
Khuyên người niệm Phật
214
(VII)
Thông báo của ban trợniệm
Quí thân hữu, bà con quyến thuộc đến thăm bệnh nhân, xin lưu ý:
1- Trong lúc niệm Phật xin giữim lặng.
2- Hiện giờmọi người ai muốn bày tỏtâm hiếu thảo, tâm yêu mến của mình,
duy nhất là phải niệm phật đểtrợgiúp cho bệnh nhân được an lành ra đi trong
tiếng niệm Phật đểvềThếGiới Tây-phương Cực-lạc.
3- Xin mời quí thân hữu hãy cùng chúng tôi niệm Phật. Nếu không biết niệm có
thểthầm niệm theo.
4- Trong lúc niệm Phật, xin đừng:
-  Đốt giấy vàng bạc (tránh không khí bịô nhiễm làm ảnh hưởng đến việc
niệm Phật)
-  Đụng chạm vào thân thểngười bệnh (tránh cho họbị động tâm làm
mất chánh niệm)
-  Than khóc, kểlể(nếu cầm lòng không được, có thể đi ra nơi khác)
-  Hỏi thăm bệnh nhân bịnóng hay lạnh (tránh làm trởngại trong việc
niệm Phật của bệnh nhân)
-
5- Bàn thảo việc gì xin tránh đi ra một nơi khác.
(Phần phụlục bên trên là tài liệu do đạo hữu Diệu Hà dịch và gửi tặng)
(Liên Trì Hải Hội)
Khuyên người niệm Phật
215
(VIII)
Những khai thịkhác, có thểtùy nghi ứng dụng:
1)  Khai thịcho người bệnh:
Nam Mô A-di-đà Phật.
Phật tử................... Pháp danh ........................
Sanh lão bệnh tửlà con đường mọi người phải đi qua, không ai có thểtránh được. Đã
có sanh ắt phải có tử.
Phật đã dạy thếgian này là khổ, là vô thường. Lúc này Phật tửhãy buông xảmọi
việc, tâm không nên gợi lên những tham hận hay cốchấp. Hãy thành tâm niệm Phật với lòng
tin và sựkhẩn cầu vãng sanh vềTây-phương Cực-lạc Quốc. Hãy niệm Phật với chánh niệm
đểtiêu tan nghiệp chướng, đểthân tâm được tựtại.
Hãy khẩn cầu với lòng thành kính. Nhất tâm niệm Phật, ngưỡng cầu A-di-đà Phật đại
từ đại bi đến tiếp độ, phóng quang soi sáng và gia trì cho người niệm A-di-đà Phật với chánh
niệm.
Khẩn cầu A-di-đà Phật đến tiếp độ, niệm niệm A-di-đà Phật, niệm niệm cầu sanh về
Tây-phương Cực-lạc Quốc.
Nam Mô A-di-đà Phật....
A-di-đà Phật....
Khuyên người niệm Phật
216
2)  Khai ngộOan Gia Trái Chủ:
Nam Mô A-di-đà Phật.
Phật tử.......................... Pháp danh .......................
từnhiều đời nhiều kiếp đã gây ra nhiều oan gia trái chủ.
.............................. và quí vị đã có duyên với nhau. Phật dạy kết thân tâm pháp duyên
là thù thắng nhất, cho nên quí vịnên kết thân tâm pháp duyên với ........ . Đừng nên gây
chướng ngại cho ..................... , mà hãy cùng nhau niệm Phật với chánh niệm đểcầu sanh về
Tây-phương Cực-lạc Quốc.
Giờ đây xin khẩn cầu quý vịvà các thân hữu hãy nhất tâm niệm Phật, đểgiúp đỡ
................ được vãng sanh Tây-phương Cực-lạc Quốc. Hoàn thành Phật sựthì vô lượng công
đức này sẽhồi hướng cho quí vịthoát mọi khổ ải và được an lạc.
Cầu xin quý vịhãy vì nhân duyên thù thắng này mà phát Bồ-đềtâm, với lòng tin tưởng
sâu sắc mà niệm Phật cầu sanh Tây-phương Cực-lạc Quốc, toại nguyện vô lượng Phật độ.
Nam Mô A-di-đà Phật .....
A-di-đà Phật .....
Khuyên người niệm Phật
217
(IX)
Những cáo thịcần có đểdán bên ngoài khi hộniệm:
Kính mong đại chúng
một lòng niệm:
Nam Mô A-di-đà Phật.
Xin miễn thăm hỏi.
{Chân thành cảm ơn}
XIN NHỚKỸ:
Khi người bệnh đã tắt hơi, trong vòng tám giờ, nếu bịva chạm mạnh,
hoặc người thân khóc than, kêu réo, người ra đi sẽdễbị đọa lạc. Cho
nên:
Xin một lòng niệm: A-DI-ĐÀ PHẬT
cầu nguyện cho người được vãng sanh về
Thếgiới Tây-phương Cực-lạc.
TUYỆT ĐỐI XIN ĐỪNG
KÊU KHÓC KHI LÂM CHUNG
{Chân thành đội ơn sâu nặng}
HỘNIỆM:
Hiếu thảo, thương kính người ra đi, con cháu và người thân phải quyết tâm hộ
niệm,
bằng cách túc trực bên cạnh để
Niệm Phật Suốt Ngày Đêm
trước giờra đi, phút lâm chung
và tiếp tục 8 giờsau.
Cấm kỵ: kêu khóc, ồn ào, va chạm mạnh đến.
Khuyên người niệm Phật
218
HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC
Nguyện đem công đức này:
Hồi hướng vềTây-phương, trang nghiêm Tịnh-độ.
Hồi hướng cho thập phương pháp giới hữu tình, trên đền bốn ân, dưới cứu tam đồ,
cầu cho thếgiới hòa bình, tất cảchúng sanh đều được độthoát.
Hồi hướng cho lịch đại kiếp sốoán thân trái chủ, tất cảnhững chúng sanh đã bị
con não loạn vì bất cứmột lý do gì. Hồi hướng cho tất cảsanh linh đã bịcon giết hại
hoặc để ăn thịt, hoặc đểvui chơi, hoặc vô tình, hoặc cốý... hưởng được phần lợi lạc. Xin
xóa bỏhận thù, hộpháp cho nhau, đồng nguyện vãng sanh, đồng sanh Cực-lạc.
Hồi hướng cho ông bà, cha mẹ, bà con thân thuộc trong vô lượng kiếp, dù đang ở
trong bất cứcảnh giới nào đều được cảm ứng, phát lòng niệm Phật và đều được siêu
sanh.
Hồi hướng cho cha mẹhiện tiền đời này được vãng sanh Tịnh-độ.
Hồi hướng cho tất cảvợcon, anh chịem, thân thuộc còn đang hiện tiền, mọi người
đều phát khởi Tín-Hạnh-Nguyện cầu sanh Tinh độ, và đều được thành tựu.
Hồi hướng cho tất cảchúng sanh có duyên hay không có duyên với con, sau cùng
đều được vãng sanh Cực-lạc Quốc.
Hồi hướng cho ngày lâm chung của con. Nguyện Phật thọký, biết trước được ngày
giờ, tâm hồn tỉnh táo, lâm chung không chướng ngại. Nguyện A-di-đà Phật, Quán-Âm,
Thế-Chí cùng chưBồ-tát chúng, tướng hảo quang minh, hiện tiền tiếp dẫn vãng sanh
Cực-lạc. Nguyện hoa nởthấy Phật ngộVô Sanh, nguyện tu chứng đắc Vô-Thượng Bồ-đề,
nguyện độvô biên chúng sanh trong mười phương pháp giới đều vãng sanh Tây-phương,
viên thành Phật đạo.
Nam Mô A-di-đà Phật.
Diệu Âm.
- CHUNG -
Khuyên người niệm Phật
219
Kinh Sách dẫn nhập:
•  Long ThưTịnh-độ: ................ (Tiến sĩVương Nhựt Hưu).
•  Liễu Phàm TứHuấn:............. (Viên Liễu Phàm).
•  Kinh Pháp, Giảng ký, các loại:.... (Pháp SưThích Tịnh Không).
•  Niệm Phật Thập Yếu:.............. (HT Thích Thiền Tâm).
•  Tam Kinh Tịnh-độ:........... (Dịch giả: HT Thích Trí Tịnh).
•  Khuyên Phát Bồ-đềTâm:.... (Đạo SưTĩnh Am - Tịnh Tông Học Hội Trung Mỹ ấn
tống).
•  Phát Bồ-đềTâm có nghĩa là gì?:... (Thiền SưThật Hiền - Viện Hóa Đạo Hoa Kỳdịch
và ấn tống).
•  Lá ThưTịnh-độ:..................... (Ấn Quang Đại Sư– HT Thích Thiền Tâm dịch).
•  Thiền Tịnh quyết nghi:............. (Thích Phước Nhơn).
•  Chữhiếu trong đạo Phật:........ (HT Thích Thiện Siêu và HT Thích Minh Châu).
•  Trung Phong Tam Thời HệNiệm Pháp Hội:... (Tịnh Tông Học Hội Úc Châu).
•  Cẩm nang tu học:.....................(HT Thích Quảng Khâm).
•  Tạng thưsống chết:................. (Sogyal Rinpoche – Trí Hải dịch).
•  Mấy điệu sen thanh:............ (HT Thích Thiền Tâm dịch).
•  Tự điển Phật học:.................. (Tự điển – Phân Viện Nghiên Cứu Phật học Việt Nam).
•  Kinh Địa Tạng: ........................ (HT Thích trí Tịnh dịch).
•  Kinh Vô Lượng Thọ:............... (Bản hội tập của cụHạLiên Cư– Tịnh Tông Học Hội
Úc Châu ấn hành).
•  Kinh Vô Lượng Thọvà Pháp Môn Niệm Phật:..... (HT Thích Huyền Vi).
•  Kinh Vô Lượng Thọ:..................... (Việt dịch Tâm Tịnh).
•  Kinh Kim Cang giảng nghĩa: ..... (HT Thích Thanh Từ).
•  Pháp Bảo Đàn Kinh: .......... (Lục TổHuệNăng – Việt dịch: HT Thích TừQuang).
•  Kinh Phật Thuyết A-di-đà Yếu Giải:... (Ngẫu Ích Đại Sư– Việt dịch: TuệNhuận).
•  Kinh Niệm Phật Ba-La-Mật:... (Hán dịch: Pháp sưCưu Ma La Thập – Việt dịch: HT
Thích Thiền Tâm).
•  Thời khóa cộng tu niệm Phật:..... (Tịnh Tông Học Hội Úc Châu).
•  Nghi thức tụng niệm: Cầu siêu và Tịnh-độ:... (Tựviện Linh Sơn ấn hành).
•  Chết và tái sanh:........... (ThíchNguyên Tạng soạn dịch).
•  Những chuyện niệm Phật vãng sanh lưu xá lợi:... (CưsĩTịnh Hải).
•  Từhưkhông đến, trởvềhưkhông:........... (HT Thích Tuyên Hóa – Thích Huyền Đạt
dịch).
•  Hiện đời thành Phật:................. (HT Thích Huyền Vi).
•  Sống chết bình an:.................. (Sogyal – Trí Hải dịch).
•  Loving and Dying:........................ (Visuddhacara).
•  What is the Buddhism:................ (Master Chin Kung).
Khuyên người niệm Phật
220
•  The Buddha and his Teachings:..... (Narada).
•  ..........
Cùng những kinh sách và đặc san Phật giáo khác. Tuy nhiên, phần chính yếu xây dựng
nên bộ“Khuyên Người Niệm Phật” hầu hết đều bắt nguồn từgiảng ký của HT Thích Tịnh
Không, người đã khai mởtâm trí cho con trên đường Phật học, niệm Phật vãng sanh Tịnh-độ.
Khuyên người niệm Phật
221
Sách ấn tống đểbiếu tặng -
(For Free Distribution)
- Không được bán -
(Not For Sale)
Tác giảkhông giữbản quyền.
(No Copyright).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét