1/Nghi thức báo:
Bên trên là bàn thờ Phật, chuông để bên
tay trái đức Phật, mõ bên tay phải đức Phật. (phía dưới: Chuông bên tay
trái-mõ tay phải người tụng kinh niệm Phật).
Trước khi bắt đầu tung kinh niệm Phật,
người chủ lễ đánh chuông thỉnh 6 tiếng, để báo cho mọi người biết, đã lên nhang đèn xong, mời mọi người giữ 6 căn
thanh tịnh vào lễ Phật, tụng kinh.
2/Vào
khóa lễ: Chuông –mõ như sau: Người chủ lễ:
* Chủ lễ đánh thức chuông: Tay trái gõ nhẹ 2 tiếng vào chuông rồi đưa dùi giữ im không cho chuông kêu; tiếp tục dùng dùi gõ nhẹ 3 tiếng vào chông ; khi chuống hết ngân (thực hiện như hướng dẫn dưới); nghi thức là đánh thức chuông và để mọi người khi vào lễ chú ý?
-Tay trái: gõ 3
tiếng chuông-Tay phải gõ 7 tiếng mõ ; tiếp
-Tay trái : gõ 3 tiếng chuông-Tay phải 10 tiếng mõ; tiếp
-Tay trái: gõ 4 tiếng chuông. Song phần chuông mõ.
Giải thích:
- Trước đánh ba tiếng (tiên khởi tam),
- Kế nhịp bảy (thứ lôi thất),
- Tiếp đánh ba (tịnh đả tam),
- Giữa đánh mười (trung đả thập)
- Sau cùng dứt bốn (hậu diệt tứ).
- Kế nhịp bảy (thứ lôi thất),
- Tiếp đánh ba (tịnh đả tam),
- Giữa đánh mười (trung đả thập)
- Sau cùng dứt bốn (hậu diệt tứ).
* Trước đánh ba tiếng: Nghĩa là chúng
sanh do ba nghiệp thân khẩu ý tạo tác mọi điều ác, sau sẽ đọa vào trong ba
đường dữ: địa ngục, ngạ quỷ và súc sanh. Nhưng cũng có nghĩa là cố trừ ba độc:
tham, sân và si để vượt lên ba giải thoát để chứng đắc ba đức: Pháp thân, Bát
nhã thân và Giải thoát thân. (Phần nầy giảng lược đi nên không mấy ai biết đến.)
* Kế tiếp nhịp bảy tiếng: Đây là tiêu
biểu cho thất chi tội. Về thân thì có ba: Sát, đạo và dâm. Về khẩu thì có bốn:
Vọng ngôn, ỷ ngữ, lưỡng thiệt và ác khẩu. Sau khi đã đoạn trừ được bảy tội nêu
trên liền chứng được thất giác chi: Trạch pháp, tinh tấn, hỷ, trừ, xả, định và
niệm.
* Tiếp đánh ba tiếng: Là phát nguyện tu
tam học tức là giới, định và huệ để quyết chứng cho được ba thừa: Thanh văn,
Duyên giác và Bồ tát.
Giữa đánh mười tiếng: Đó là tiêu trừ
mười điều ác gồm thất chi tội cọng thêm của ý có ba là mười. Từ đó, chứng nhập
mười thân gồm: Bồ đề thân, nguyện thân, hóa thân, lực thân, trang nghiêm thân,
oai thệ thân, ý sanh thân, phước thân, pháp thân và trí huệ thân. (Phần nầy,
sau nầy giản lược đi, không mấy ai dùng đến và cũng không mấy ai biết để ý đến.)
* Sau cùng dứt bốn: Tức là để tiêu trừ
bốn tướng: Sanh, lão, bệnh và tử để chuyển thành bốn trí:
+ Thành sở tác trí: Tiền ngũ thức
(nhãn, nhỉ, tỷ, thiệt và thân),
+ Diệu quan sát trí: Đệ lục ý thức,
+ Bình đẳng tánh trí: Đệ thất Mạc na
thức,
+ Đại viên cảnh trí: Đệ bát A lại da
thức.
(Ngô Lê Lợi-St tháng 6/2017)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét