Bàn làm việc của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu . Phía
sau là bức tranh phong cảnh bờ biển Phan Rang, Ninh Thuận, quê hương Nguyễn Văn Thiệu.
|
Theo Phong thủy
học; phòng của giám đốc hay người đứng đầu một cơ quan sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới công việc, sự nghiệp,
quan hệ xã giao của chủ nhân cơ quan hay doanh nghiệp đó.
Nếu bố trí đúng phong thủy; Bàn
làm việc dựa vào tường hoặc tủ to thì sẽ
nâng cao tín nhiệm, tăng cường quý nhân vận, giúp mọi việc hanh thông, thuận
lợi hơn.
Do vậy; Chỗ dựa bàn làm việc kị
nhất 3 trường hợp: kị phía sau là cửa/cửa sổ, đường, cầu thang; nhà vệ sinh...;
và kị nhất phía sau là bề cá hoặc tranh biên, sông, hồ, thác nước
hoặc đồ vật có tính động; phía sau có
gương phẳng.
Đa phần những người đứng đầu cơ
quan, doanh nghiệp (gọi là “phòng xếp”) không để ý mấy đến bàn làm việc của mình. Tuy
nhiên, nếu muốn tạo sinh khí mới cho công việc, thì phải bố trí chỗ ngồi và xếp
đặt vật dụng một cách khoa học thì nâng
cao hiệu quả công việc và cảm thấy thoải mái mỗi ngày khi đến phòng làm việc.
Bố trí phòng làm việc của sếp cần thể hiện được uy quyền một cá nhân, nó là văn hóa của cơ quan hay doanh nghiệp, nó tạo ra lợi thế cho quyết sách cùng các cuộc thương thảo của bản thân giám đốc và doanh nghiệp. Chính vì vậy phòng làm việc của sếp cần phải ổn định, sâu nhất, kín đáo và có thể bao quát được mọi vật xung quanh. Cách sắp xếp thiết bị, trang trí cũng có một số yêu cầu khác với phòng của nhân viên. Khi bố trí phòng làm việc của sếp nên tránh những điều sau.
-Bàn hướng ra cửa: Khi chọn phòng làm việc, việc đầu tiên cần xem xét kỹ để phương và vị hợp với tuổi của mình (theo mệnh trạch/quái). Bàn làm việc phải luôn hướng ra cửa nhưng không “trực xung” cửa ra vào. Đây là cách giúp khi làm việc luôn tỉnh táo, thông minh và làm việc hiệu quả. Tuy nhiên, cách bài trí này chỉ phù hợp khi được bố trí một phòng riêng và phía sau bàn không có cửa sổ.
-Điểm tựa sau
lưng: Sau lưng ngồi phải lấy tường làm “sơn”
để tựa lưng. Cách sắp xếp này làm cho có nhiều “quý nhân” hay người dưới
quyền giúp đỡ, đồng nghiệp thân thiện, giúp cho sự nghiệp thăng tiến. Là người
đứng đầu không bao giờ ngồi quay mặt vào
tường rất “kỵ”. (Úp mặt vào tường)
-Không nên ngồi
quay lưng ra cửa: Đây là vị trí ngồi thiếu “sơn” (chỗ dựa), ngồi như thế sẽ không được cấp trên quan tâm giúp đỡ, cấp dưới nể phục. (Coi thường).
-Tránh kê bàn
giữa phòng:Không nên đặt bàn ở giữa phòng, vì khi đó cả bốn bên đều thiếu
“sơn”, rơi vào vị thế cô lập, không được
nâng đỡ về tinh thần, không được đồng nghiệp yêu quý, và đặc biệt khi làm việc,
quyết định dễ phân tán, mắc sai lầm khi làm việc.
Nếu phòng làm
việc không thuận theo phong thủy; có nhiều phương pháp hóa giải:
-Trong đó Chú ý
giữ cho phòng và bàn làm việc ngăn nắp
gọn gàng, không có nhiều thứ linh tinh, lộn xộn. Nếu bàn làm việc lộn xộn, bạn
sẽ cảm thấy bức bách, nguồn năng lượng làm việc sẽ nhanh chóng sụt giảm. Ngoài
ra, sắp xếp phòng làm việc gọn gàng, ngăn nắp, giữ cho không gian thoáng đãng
để dòng khí lưu thông sẽ giúp chúng ta giảm bớt sự nóng nảy, giận dữ, lo lắng
đồng thời tăng khả năng sáng tạo và sự hài lòng trong công việc.
-Đặt đá phong
thủy để làm tăng năng lượng và thu khí tốt.
-Còn nếu sau
lưng là cửa sổ thì sử dụng tranh Madala treo đằng sau (Xem bài Hướng dẫn treo tranh Madala...)
Ghế ngồi của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu dựa
vào biển nước.
Tác giả thiết kế
Dinh là Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ, ông vừa là người thiết kế, đồng thời là kiến
trúc sư trưởng theo dõi xây dựng công trình. Ngô Viết Thụ (1926- 2000) là một
kiến trúc sư nổi tiếng, là niềm tự hào của kiến trúc Việt Nam. Những
công trình của ông là sự kết hợp giữa triết lý Á Đông và phong cách kiến trúc
cổ điển châu Âu. Ông am hiểu sâu sắc về phong thủy, kín đáo vận dụng khéo léo
hiểu biết trong mỗi tác phẩm kiến trúc của mình, chỉ ai có kiến thức trong lĩnh
vực này mới nhận ra. Đối với ông vận dụng phong thuỷ trong kiến trúc là để
chiêm nghiệm xem thực hư ra sao, vì nó là lĩnh vực không dễ dàng nói bằng lời. Khi
thiết kế Dinh Ðộc Lập, Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ muốn tìm một ý nghĩa văn hóa
cho công trình, nên mọi sự xếp đặt từ bên trong nội thất cho đến tiền diện bên
ngoài, tất cả đều tượng trưng cho triết lý cổ truyền, nghi lễ Phương đông và cá
tính của dân tộc. Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật
kiến trúc hiện đại với kiến trúc truyền thống Phương Ðông.
Đến khi làm Tổng
thống VNCH; Nguyễn Văn Thiệu bố trí chỗ làm việc “Đằng sau chỗ ngồi” dựa lưng
vào biển nước. Còn mọi chuyện sẽ ra sao chắc mọi người đã biết?
Công trình làm
theo phong thủy nhưng người sử dụng chưa chắc đã biết ...?
(Ngô Lê Lợi- Hà Nội tháng 7/2017)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét