Trước khi viết bài này tác giả xin cảm ơn Thầy Nguyễn Trọng Tuệ - là Chủ nhiệm câu lạc
bộ Phong thủy Thăng long -Hà Nội.
Trong
gia đình người Việt (ngay cả người theo
Công giáo) nhà nào cũng có Ban thờ và
trong Ban thờ không thể thiếu được bát hương hay bát nhang dùng
để thắp Hương. Nhưng việc bốc bát nhang hay sắp đặt thế nào đâu phải
ai cũng rõ.
1. Bát
hương: là một vật linh thiêng dùng thờ cúng trong gia đình, là
biểu hiện Tâm linh trên ban thờ. Đó là nơi mỗi khi thắp hương tưởng niệm, cầu
cúng hướng tới tổ tiên, các vị thần linh hay gửi lòng thành kính vào cõi vô
hình rồi chủ nhân cắm nén hương vừa đốt vào.
Trong gia đình tùy theo trách nhiệm là con trưởng, con thứ
v.v... mà thờ phụng. Thông thường có 3 cấp bậc
- Thờ Phật: cầu
mong sự bình an thanh thản đến với gia đình, giải thoát tai ương để “Cứu nạn
cứu khổ và để tâm an” và giúp chúng ta về “cõi cực lạc”?
- Thờ Thần: thờ
thổ công, long mạch, thần tài, tiền chủ những vị cai quản mảnh đất mình cư ngụ
để “Cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn”.
-Thờ Thổ Công: là Thờ "ông quan thần linh" trên mảnh đất mình ở.
-Thờ Thổ Công: là Thờ "ông quan thần linh" trên mảnh đất mình ở.
- Thờ Thổ Công và Thờ gia tiên: họ nhà mình và các bậc phụ thờ theo tiên tổ. Nếu thờ
tổ tiên họ tộc bên ngoại (trường hợp bên đó không có người thừa tự) thì
phải lập bát hương và ban thờ khác; nhưng cân đối với ban thờ Thổ công + Gia
tiên, không làm thấp hơn ; để “Tri ân Tổ tiên và người sinh thành và Báo hiếu”
2. Đặt bát hương trên ban thờ phải theo một quy tắc và phong thủy nhất định của từng gia đình
(xem bài: Nghi lễ khi chuyển nhà
mới -http://phuongdonghoaloi.blogspot.com/2014/11/nghi-le-khi-chuyen-nha-moi.html
3. Quy tắc chung đặt ban thờ: kể cả bàn thờ ở phòng thờ và bàn thờ treo trên vách tường.
*Theo
phong thủy: Chọn hướng để đặt ban thờ; Ban thờ thường đặt theo trạch tuổi của chủ nhà
(hay còn gọi là mệnh quái). Để có một bàn thờ
theo phong thủy các Thầy bao giờ cũng tư vấn cho gia chủ căn cứ vào tuổi để xác định các hướng và vị trí
đặt có liên quan tới việc hợp mệnh, tương sinh,
tương khắc trong ngũ hành. Sau khi có được
tuổi của chủ nhà mới tính đến các yếu tố về: nơi đặt bàn thờ; trang trí, đối tượng thờ cúng… Khi bắt đầu xây
dựng nhà hay mua nhà/hay căn hộ nhà chung cư thì phải xác định hướng nhà và vị trí
đặt ban thờ cho phù hợp với tuổi chủ nhà.
*Theo phương pháp thông thường; với những người không xem phong thủy như
kiểu “vô sư vô sách”: Ban thờ thường đặt quay ra hướng cửa chính (với ban thờ
này hiện nay thường chiếm khoảng trên 90% ).
* Nguyên tắc khi đặt ban thờ là người chủ nhà/các thành viên khi đến
phòng thờ để cúng-lễ thì phải nhìn trực diện ban thờ thì mới là đúng cách. Còn
các ban thờ mà nhìn chỉ nhìn thấy một cạnh ban thờ là chưa hợp cách. Bàn thờ
phải kê sát vách tường gọi là thế “Hữu
tình”.
4. Khi Cúng-Lễ .
Theo các
Thầy cúng truyền lại; chủ gia đình/hoặc người
trong gia đình phải lau dọn ban
thờ, người xưa thường phải tắm rửa sạch sẽ (hoặc người phải sạch sẽ), chuẩn bị cắm hoa tươi; bầy đĩa hoa quả đặt lên; nhiều gia đình trong cúng
lễ mùng 1 hoặc ngày rằm còn bầy tiếp lên: Con gà ngậm bông hoa; đĩa dò/khoanh
thịt…. sau đó thắp hương vào các bát hương mỗi nén hương vào một bát hương. Bắt đầu cúng: chủ
lễ thường khấn … “Nam Mộ A Di Đà Phật…” sau đó đến .. “Bản gia Thổ công và các
quan các ngài (thần linh)…” ; tiếp đến “Gia tiên nội ngoại hai bên: vợ bên chồng”; nội dung thông báo cho Thần linh và tổ tiên biết ngày hôm nay cúng việc gì , mời Thần linh và tổ tiên “hâm hưởng và phù hộ” cho gia đình, con cháu,
dòng họ công việc gì đấy. Đợi sau khi hương cháy hết rồi gia chủ xin thụ lộc.
5. Tại sao khi cúng Thổ công và Gia tiên không được
bầy lễ “chay & mặn” trên cùng một ban thờ?
* Thờ Phật:
Thông thường các gia đình có ban thờ Phật riêng: Để tỏ lòng tôn kính bậc Đại Giác Ngộ, mà
gia đình chúng ta tôn thờ, nơi đặt bàn
thờ Phật trước nhất phải đặt ở nơi trang
trọng nhất trong nhà/ trong phòng thờ. Bởi vì Phật là bậc giác ngộ đang phù hộ
cho cả thế giới ngày nay. Do vậy; như thờ tượng Phật hay ảnh Đức Bổn Sư Thích Ca.
Còn người tu theo pháp môn Tịnh độ thì
thờ chung ảnh Tam Thánh Tây phương: Phật A Di Đà, Đại Thế Trí Bồ Tát và Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát …Cũng có nhiều gia đình thờ vị Phật quá khứ: Đức Phật A-Di-Đà, vị Phật
hiện tại: Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni và Phật vị lai: Đức Phật Di-lặc, hoặc thờ
cả 3 vị như vậy, gọi là Tam Thế Phật; hoặc thờ riêng tượng Đại Bi Quán Thế Âm
Bồ Tát ...Khi cúng có bầy lễ và có bài cúng riêng.
* Ban thờ có thờ
: Chỉ có bát hương Thần linh và Gia tiên: như chúng ta đều biết; khi cúng lễ thường câu đầu tiên là “thỉnh Phật”: “Nam Mô A
Di Đà Phật…”; do vậy trên ban thờ không thể bầy chung lễ “chay & mặn” trên
cùng một ban thờ’. Đức Phật chỉ “ hâm hưởng chay tịnh” nên thấy có đồ mặn thì “Phật/Bồ
tát/các linh thần hộ pháp” không về?
Bầy lễ thế nào cho đúng. Trên ban thờ chính có bát
hương “Thần linh và Gia tiên” chỉ bầy: Hoa-quả-xôi-chè- bánh –kẹo…chai nước chay
tịnh; nhiều gia đình muốn bầy them chai rượu và lon bia; vẫn bầy được nhưng với
“lượng ít thôi” và “không mở nắp bia –rượu ” ra là được. ( Nên bầy bên phần bàn
thờ “thờ ông/cha” (con trai). Còn bên dưới bàn thờ nên làm một mâm và “tất cả
đồ mặn bầy ở mâm này”. Khi cúng thắp một hoặc ba nén hương “mời gia tiên với
người chưa siêu thì hưởng ở đây”.
* Trên bàn thờ chính khi bầy lễ “bầy đồ chay tịnh”
như đĩa quả; đĩa bánh kẹo có thể bầy phía trước bát hương (nếu bàn thờ rộng)
hoặc hai bên. Bát hương đã đặt lên ban thờ cần giữ nguyên vị trí, không xê dịch.
Sau bát hương là phần phần bầy lư hương; đỉnh hương và con hạc tùy gia đình,
chỉ nên để ảnh gia tiên (nếu có) theo quy tắc “Nam bên Tả nữ bên Hữu”, Tốt nhất không
bày rượu, vàng mã,... ở đây. Tất cả đồ thờ dâng lên (hoa tươi, quả tươi,...) và
đĩa tiền thật dâng cúng và mua hương hoa thờ cúng hàng tháng gọi là “đĩa lộc”
của gia đình.
Nói thêm về linh thiêng của bát hương khi ta mời Thổ công và gia tiên: Mọi bát hương thờ cúng đều phải “linh thiêng”. Người bốc bát hương quyết định tính linh này. Người bốc bát hương phải có tâm thiện thì bát hương mới linh. Bốc bát hương mà tâm không thiện thì thường bát hương không linh.“Người bốc bát hương phải thành tâm và không được cầu lợi. Bốc bát hương là việc làm thiện giúp đời”.Như vậy chỉ có “Bốc bát hương” ở nhà chùa và nhà sư là người giúp gia chủ; vì đa phần các nhà tu hành thì Tâm thiện và giúp đời (Tuyệt đối không nhờ người “đồng cốt” bốc bát hương …vì tiền)./.
Nói thêm về linh thiêng của bát hương khi ta mời Thổ công và gia tiên: Mọi bát hương thờ cúng đều phải “linh thiêng”. Người bốc bát hương quyết định tính linh này. Người bốc bát hương phải có tâm thiện thì bát hương mới linh. Bốc bát hương mà tâm không thiện thì thường bát hương không linh.“Người bốc bát hương phải thành tâm và không được cầu lợi. Bốc bát hương là việc làm thiện giúp đời”.Như vậy chỉ có “Bốc bát hương” ở nhà chùa và nhà sư là người giúp gia chủ; vì đa phần các nhà tu hành thì Tâm thiện và giúp đời (Tuyệt đối không nhờ người “đồng cốt” bốc bát hương …vì tiền)./.
\
N(Ngô Lê Lợi-tháng 10/2017)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét