Nhân
dịp kỉ niệm 43 năm giải phóng hoàn toàn miền
Nam thống nhất đất nước; Đoàn Cán bộ hội
viên Hội CCB Cầu Giấy thực hiện
chuyến đi thăm lại “chiến trường xưa” : Truông Bồn-Tượng đài bà mẹ Việt Nam anh
hùng-Cửa khẩu Bờ Y-Ngã ba Đông Dương-Kon Tum-Buôn Mê Thuột-Đà Lạt-Tượng đài
liệt sỹ Gạc Ma-Tuy Hòa-Cố Đô Huế; do đồng chí Trần Trọng Đình Chủ tịch Hội CCB
quận dẫn đầu-làm trưởng đoàn và đồng chí Nguyễn Văn Tý phó Chủ tịch làm phó đoàn. Lần trở
lại thăm chiến trường Tây Nguyên và miền
Trung năm nay đoàn gồm 70
cán bộ hội viên, với đa số là cán bộ trung cao cấp (có một đồng chí cấp
tướng) ngoài ra còn có hội viên là luật sư,
văn nghệ sỹ .
Hai xe ô tô của công ty Du lịch Bắc Á xuất phát từ Nhà văn hóa phường Quan Hoa (69 Nguyễn Văn Huyên kéo dài) lúc 5 giờ 30 sáng sớm ngày 25/4/2018.
Hai xe ô tô của công ty Du lịch Bắc Á xuất phát từ Nhà văn hóa phường Quan Hoa (69 Nguyễn Văn Huyên kéo dài) lúc 5 giờ 30 sáng sớm ngày 25/4/2018.
Điểm
đến đầu tiên là Truông Bồn. Thuộc xã Mỹ Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, đây
là một địa danh huyền thoại - nơi những
người con trai, con gái, mới lứa tuổi mười tám, đôi mươi đã ngã xuống, máu của
họ hòa tan vào đất trời. Hơn 40 năm về trước, nơi đây là những quả đồi bị
cày nát bởi bom đạn. Trong kháng chiến chống Mỹ, là đầu mối giao thông
quan trọng để vận chuyển quân lương, đạn dược từ miền Bắc chi viện cho
chiến trường miền Nam.
Vì thế có cả chục quả bom và hàng nghìn tên lửa đã dội xuống con đường
huyết mạch, dù chỉ trong một thời gian ngắn đã khiến hơn
1.240 cán bộ, chiến sĩ đã hy sinh để bảo
vệ huyết mạch giao thông Truông Bồn. Truông Bồn là một đoạn đèo dốc có chiều dài 5km, độ cao gần 70m trên
dãy núi Thung Nưa có đỉnh cao nhất là 450m so với mực nước biển, nằm trên tuyến
đường chiến lược 15A hay còn gọi là đường 30.
Đoàn viếng ở Truông Bồn |
Đ/c Trần Trọng Đình Chủ tịch quận Hội CCB đang hương tưởng niệm |
Trên tuyến đường
chiến lược này – Cung đường độc đạo Truông Bồn có vị trí chiến lược đặc biệt
quan trọng, bởi là nơi kết nối các huyết mạch giao thông của ta từ hậu phương
lớn miền Bắc chi viện sức người, sức của cho chiến trường miền Nam. Nơi đây,
chứng tích hào hùng, bất hủ ghi dấu những chiến công và sự hy sinh oanh liệt
của quân và dân ta trong cuộc đấu tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc ta trong thế
kỷ 20. Tiêu biểu là những chiến công và sự hy sinh oanh liệt ngày 31 tháng 10
năm 1968 của 13 chiến sĩ thanh niên xung phong “Tiểu đội cảm tử” - “Tiểu đội
thép” – “Tiểu đội cọc tiêu sống” Anh hùng thuộc Đại đội Thanh niên xung phong
317, Đội 65, Tổng đội Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu, nước tỉnh Nghệ An.
Chia tay Truông Bồn, đoàn
xe lại tiếp tục đưa chúng tôi lên Cao nguyên đầy nắng và gió ngàn. Từ Đại Lộc
thuộc Quảng Nam theo quốc lộ 14 chạy lên
Cao nguyên (Quốc lộ 14 từ Quảng Nam đi Kon Tum,
Gia Lai,
Đắk Lắk, Đắk Nông
và Bình Phước); xe lên Tây Nguyên. Xe đi theo hướng về Kon
Tum, càng đi ta càng nhìn rõ ngọn núi Núi Ngọc Linh cao 2.598m nằm giữa ranh giới
Quảng Nam, Kon Tum là đỉnh núi cao nhất của dãy Trường Sơn. Ngọn Ngọc Linh nằm trong khối núi Ngọc Linh là khối núi cao
nhất miền Trung Việt Nam, nằm trên dải Trường Sơn, là một phần của Trường Sơn
Nam. Khối núi này nằm trên phần cao nguyên phía Bắc Tây Nguyên, Việt Nam,
trong địa phận các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam,
Quảng Ngãi, Gia Lai.
Dãy Ngọc Linh, chạy viền theo ranh giới phía Đông của huyện Đăk Glêi, Tu Mơ Rông
của tỉnh Kon Tum
với các huyện Phước Sơn và Bắc Trà My,
Nam Trà My
của tỉnh Quảng Nam, tiếp đến là trên ranh giới giữa
huyện Kon Plông
tỉnh Kon Tum với các huyện Sơn Tây, Sơn Hà,
Ba Tơ
của tỉnh Quảng Ngãi, các huyện KBang,
Đắk Đoa của tỉnh Gia Lai.
Dãy núi này chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam bắt đầu với ngọn núi Ngọk Lum Heo, núi
Mường Hoong, Ngọc Linh, Ngọc Krinh, Ngọk Tem, Ngọk Roo. Dãy Ngọc Linh là đường
phân thủy của hai hệ thống sông: một chảy sang phía Tây có sông Sê San,
góp nước cho sông Mê Kông; một hệ thống chảy sang phía Đông, đổ trực tiếp ra biển Đông là các con sông Cái (đầu nguồn sông Vu Gia), sông Thu Bồn ở Quảng Nam, sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi, sông Ba chảy qua tỉnh Phú Yên.
Ở Đây có Đặc sản mà các vùng miền khác không có là Sâm Ngọc Linh; Sâm Ngọc Linh
theo kết quả nghiên cứu của Bộ Y tế Việt Nam, sâm ngọc linh là loại
sâm thứ 20 trên thế giới được tìm thấy rất quí hiếm ; ngày nay đang được
đồng bào nơi đây bảo tồn và phát triển trồng phục vụ sức khỏe cho con người.
Cao nguyên rất hùng vĩ; phần tiếp
giáp với Quảng Nam thì vách núi lởm
chởm, đường đèo dốc, nhưng càng lên cao khi nhìn thấy cao nguyên thì rất bằng
phẳng và rừng cây hiện ra trước mắt; rừng cây nguyên sơ hầu như không còn mà
chủ yếu là cây mới trồng tán còn nhỏ,
rừng mới trồng như cà phê, tiêu, cao su…
Nhưng đã hiện lên một màu xanh mới về kinh tế và sự phát triển đang đi lên của
Taayb Nguyên.
Chúng tôi đến cửa khẩu quốc tế bờ Y: là cửa khẩu
quốc tế tại vùng đất xã Pờ Y,
huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
Cửa khẩu này thông thương sang cửa khẩu
Phoukeua (Phù Kưa) của huyện Phouvong
tỉnh Attapeu,
Lào.
Cửa khẩu Bờ Y là điểm cuối quốc lộ 40 trên đất Việt Nam, nối với Quốc lộ 11 của Lào.
Chia tay Bờ Y chúng tôi đến Đắc Tô Tân Cảnh. Di tích lịch sử chiến
thắng Đăc Tô - Tân Cảnh nằm trên một quả đồi có độ cao 600 m, cách thị trấn Đăc
Tô 1 km về hướng Tây Nam. Di tích nằm trên quốc lộ 14 đoạn từ Đăc Tô đi Ngọc
Hồi. Tại đây có ghi lại hai thời kỳ lịch sử. Thứ nhất là năm 1967, là một trận
đụng độ trực tiếp giữa Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam với quân
Mỹ, diễn ra từ ngày 3 đến 22 tháng 11 năm 1967, tại cứ điểm E42 (còn gọi là đồi Charlie) gần quốc lộ 14, thuộc xã Tân Cảnh cũ, nay thuộc địa
bàn thị trấn Đắc Tô huyện Đắc Tô
tỉnh Kon Tum.
Quân Mỹ thương vong hàng ngàn tên và tạo đà cho chiến dịch 1968 của quân ta.
Thứ 2; nơi đây là chiến trường ác liệt
nhất của khu vực Tây Nguyên, là căn cứ mạnh nhất của Mỹ và quân nguỵ Sài Gòn ở
Bắc Tây Nguyên .
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Đăktô - Tân Cảnh là căn cứ quân sự mạnh nhất của Ngụy quyền Sài Gòn ở Bắc Tây Nguyên. Đầu năm 1972, ở đây có: 28 tiểu đoàn bộ binh, 6 tiểu doàn pháo binh. 4 tiểu đoàn thiết giáp. Phần lớn lực lượng được bố trí ở dãy cao điểm phía Tây sông Pôcô, hình thành tuyến phòng ngự lâm thời từ xa.
Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, Đăktô - Tân Cảnh là căn cứ quân sự mạnh nhất của Ngụy quyền Sài Gòn ở Bắc Tây Nguyên. Đầu năm 1972, ở đây có: 28 tiểu đoàn bộ binh, 6 tiểu doàn pháo binh. 4 tiểu đoàn thiết giáp. Phần lớn lực lượng được bố trí ở dãy cao điểm phía Tây sông Pôcô, hình thành tuyến phòng ngự lâm thời từ xa.
Trận đánh ngày 23-4-1972, pháo
binh ta bắn khống chế: sở chỉ huy Sư đoàn 22 ngụy, trận địa pháo, phá hủy hoàn
toàn kho đạn, kho xăng và trung tâm truyền tin của căn cứ. Đòn tiến công hỏa
lực mạnh đã cắt đứt hệ thống thông tin chỉ huy, làm cho địch rối loạn đội hình,
tạo điều kiện cho Tiểu đoàn 7 và 8 cùng xe tăng thọc sâu đánh chiếm sở chỉ huy
Sư đoàn 22, Trung đoàn 42, trận địa pháo binh địch, làm chủ hoàn toàn căn cứ 42
- Tân Cảnh. Các hướng khác cũng nhanh chóng tiêu diệt Trung đoàn 47 ngụy, đánh
chiếm căn cứ Đắc Tô 2, quân lỵ Đắc Tô, v.v. Như vậy, bằng việc vận dụng linh
hoạt các hình thức chiến thuật, thủ đoạn chiến đấu, chỉ trong thời gian ngắn,
ta đã tiêu diệt, bắt sống gần 01 sư đoàn địch cùng nhiều phương tiện chiến
tranh của chúng. Thắng lợi của trận then chốt Đắc Tô - Tân Cảnh trong Chiến
dịch Bắc Tây Nguyên năm 1972 tạo đà phát
triển về
chiến lược và chiến thuật sau này và được nghiên cứu, vận dụng trong chiến dịch Hồ
Chí Minh.
Đi Buôn Ma Thuột (hay Buôn Mê Thuột
hoặc Ban Mê Thuột) là thành phố
tỉnh lỵ của tỉnh Đắk Lắk, đồng thời là thành phố nằm ở trung tâm vùng Tây
Nguyên và là một đô thị miền núi , nằm trong 16 đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh. Trên đường đi qua
Bản Đôn quê hương của nghề thuần dưỡng voi và từng được Vua Thái Lan phong tước
“Vương” cho người săn voi là ông “vua voi Khunjunob”, một nhân vật
lịch sử có thật đã trở thành một huyền
thoại của vùng Bản Đôn nổi tiếng về truyền thống săn bắt voi
và thuần dưỡng voi rừng. Gồm 2 lăng mộ xây
gạch, lăng mộ của vua voi N'Thu K'Nul do R'leo K'Nul, người kế tục sự nghiệp
của “vua voi”. Mộ có kiến trúc M'nông và Lào với mô típ
hình khối đơn giản trên có trang trí hình búp sen ở bốn góc và đỉnh mộ. Mộ của
R'leo K'Nul, ở ngay bên cạnh, được xây dựng rất đẹp theo mô típ hình chóp nhọn
của dân tộc Campuchia;
mộ do do chính vua Bảo Đại cho người sưu tầm kiểu dáng và xây dựng để cảm tạ về
con voi trắng mà vua voi tặng cho ông và công xây dựng đội tượng binh. Do hai
ngôi mộ liền kề nhau và kết hợp hài hòa như một nên chính là lý do vì sao người
ta hay nhầm tưởng đây là một ngôi mộ duy nhất và mộ R' Leo mới là mộ vua voi
Khunjunob. Khu lăng mộ vua voi nằm trong quần thể nghĩa địa của Buôn Đôn với
những ngôi mộ được trang trí bằng tượng nhà mồ, một nét rất đặc trưng của văn
hoá Tây Nguyên. Hiện tại mộ vua voi ở Bản Đôn là
một điểm tham quan du lịch quan trọng trong quần thể du lịch Bản Đôn. Nếu ai về
Đắc Lắc mà không vào đây thì rất đáng tiếc. . vào khu này còn có khu nhà nhà “vua voi” ; nhà ông A Ma Koong và nhiều người đã mua sản vật quý Gia Lai là áo thổ cẩm, sản
phẩm thủ công mỹ nghệ các tượng :voi con”, điếu hút thuốc lào….và một số hội
viên mua thang thuốc bổ dưỡng
A Ma Koong. Ở đây còn có 2 cây
cầu làm bằng cây tre, và trúc bắc qua sông Serebok; nhiều người háo hức đi qua
cây cầu dây văng tự chế, đung đưa nhiều nhánh…
Trên đường đi, đoàn còn ghé nhà đày Buôn Ma Thuột
là một trong những nhà tù , nhà đày nổi tiếng tàn ác của đế quốc Pháp ở Đông
Dương.
Tiếp
tục cuộc hành trình chúng tôi đến Đà Lạt. Thành phố Đà Lạt (thuộc tỉnh Lâm Đồng)yyy,
nằm trên cao nguyên Lâm Viên. Từ xa xưa, vùng đất này
vốn là địa bàn cư trú của những cư dân người Lạch, người Chil và người Srê
thuộc dân tộc Cơ Ho. Cuối thế kỷ 19, khi tìm kiếm một
địa điểm để xây dựng trạm nghỉ dưỡng dành cho người Pháp ở Đông Dương, Toàn
quyền Paul Doumer
đã quyết định chọn cao nguyên Lâm Viên theo đề nghị của bác sĩ Alexandre
Yersin tới nơi đây vào năm 1893. Trong nửa đầu thế kỷ 20, từ một địa
điểm hoang vu, những người Pháp đã quy hoạch và xây dựng lên một thành phố xinh
đẹp với những biệt thự, công sở, khách sạn và trường học, một trung tâm du lịch
và giáo dục của Đông Dương khi đó. Trải qua những khoảng
thời gian thăng trầm của hai cuộc chiến tranh cùng giai đoạn khó khăn những
thập niên 1970–1980, Đà Lạt ngày nay là một thành phố đô thị loại I trực thuộc tỉnh, giữ vai trò
trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Lâm Đồng.
Xa Đà Lạt
mộng mơ chúng tối về Nha Trang; Đoàn từ Đà Lạt về
Nha Trang đi trên Quốc lộ 27, đi qua đèo Khánh Lê. Đèo Khánh Lê cao 1.700 m, dài 33
km, nằm trên tuyến quốc lộ nối Nha Trang đi Đà Lạt, là tuyến đèo dài nhất Việt
Nam. Ở đây cũng có nhiều đoạn cua gấp, vách đá cao, vực sâu có nơi 300 m và an toàn về đến Nha Trang. Trên đường đi đoàn dừng chân viếng tượng đài
liệt sỹ Gạc Ma biểu tượng của 64 người
lính hải quân nhân dân VN anh hùng đã anh dũng chiến đấu, hi sinh bảo vệ chủ
quyền đất nước.Tượng đài xây dựng "tọa Tây hướng Đông".
Tại đây, đoàn đã bày tỏ
lòng thành kính, biết ơn vô hạn đối với công lao to lớn của các chiến sĩ đã anh
dũng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc
đang vòng hoa và thắp hương. Hoạt động này nhằm phát huy truyền thống “uống
nước, nhớ nguồn”, cũng như giáo dục thế hệ trẻ của đất nước về lịch sử hào hùng
của dân tộc Việt Nam, truyền thống đấu tranh giữ gìn bảo vệ Tổ quốc. Đây cũng
là dịp để chúng ta thể hiện lòng quý trọng và tri ân đối với các chiến sĩ đã
ngã xuống trong trận chiến bảo vệ đảo Gạc Ma để bảo vệ quần đảo, chủ quyền và
cuộc sống yên bình của nhân dân.
khu tượng đài Gạc Ma |
Tiếp đến, đoàn đến dâng vòng hoa và thắp hương ở
tượng đài Bà mẹ Việt Nam
anh hùng. Nằm cách TP. Tam Kỳ khoảng chừng 7km, khu Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh
hùng là điểm đến tham quan thu hút du khách
gần xa. Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng lấy nguyên mẫu từ bà mẹ
Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ, được xây dựng với tổng diện
tích 15ha
trên đỉnh núi Cấm, thôn Phú Thạnh, xã Tam Phú,
thành phố Tam Kỳ,
tỉnh Quảng Nam.
Tượng đài Bà mẹ Việt Nam anh hùng lấy nguyên mẫu bà Nguyễn Thị Thứ, quê xã Điện
Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, có 11 người con và cháu là liệt sĩ. “Mẹ
là suối nguồn bao la vô tận, Mẹ là linh hồn của Đất nước. Mẹ sinh ra từ mảnh
đất anh hùng, sinh ra những người con anh hùng và sẽ lại hoá thân vào đất, vào
non nước Việt Nam.
Mẹ sẽ sống mãi ngàn đời với các thế hệ con cháu hôm nay và mai sau. Mẹ vẫn tiếp
thêm nguồn sức sống mạnh mẽ cho các thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam vững chắc, giàu mạnh" tác giả Đinh Gia Thắng đã thiết
kê để xây dựng Tượng đài về Mẹ là trung tâm của quần thể ở vị trí có cao độ là
15.0m (so với mực nước biển) với chiều cao của tượng là: 18.37m, chiều rộng:
theo đường thẳng: 84.7m, đường cong: 117m, bề dày khối tượng chỗ lớn nhất là
24.3m, chỗ mỏng nhất ở 2 đầu vách đá là 8.0m.
Đoàn dâng vòng hoa và thắp hương viếng mẹ Việt Nam anh hùng |
(Còn tiếp)….
(Bút kí:
Ngô Lê Lợi -4/2018)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét