Gieo hạt Bồ đề là gieo vào lòng trẻ
có tình thương và tấm lòng từ bi.
Dạy dỗ trẻ em, một
việc tưởng đơn giản nhưng thực chất lại là việc rất khó và quan trọng. Dạy như
thế nào là phù hợp với trẻ? Phải dạy làm sao để trẻ tiếp thu tốt và hình thành
nhân cách tốt? Đấy là câu hỏi của tất cả những người làm cha làm mẹ?
Không có một quy
chuẩn nào về phương pháp dạy trẻ, bởi mỗi đứa trẻ đều khác nhau về tâm sinh lý,
vì vậy phương pháp dạy trẻ cũng khác nhau để phù hợp với từng trẻ. Càng không
nên áp đặt phương pháp dạy con của người này, người kia
để dạy con cái mình.
Hãy biết lựa chọn
những gì phù hợp với con trẻ, điều này vừa giúp trẻ hình thành nhân cách tốt mà
vẫn có cá tinh riêng cho bản thân trẻ.
Khi con bắt đầu hiểu, khoảng
3 tuổi trở lên, dạy con thương yêu cha mẹ, ông bà và người thân và thầy cô
giáo, là bài học quan trọng bậc nhất. Nếu không có bài học này mọi bài học khác
sẽ khó thành công. Tuy nhiên, muốn bài học này đạt kết quả tốt thì bố mẹ phải
là người gương mẫu. Từ tình thương dậy con lễ phép …cho con cái gì phải có câu “con
xin”…”con xin bố”; “con xin mẹ”..vv.
Tiếp đến dậy con biết “xin
lỗi”; Sau này con sẽ biết có sai có
sửa là phải chịu phạt như không cho chơi đồ chơi trẻ thích, hay đứng góc nhà
một khoảng thời gian nhất định rồi lại cho trẻ chơi, làm tốt sẽ được biểu
dương. Chỉ như vậy trẻ mới biết đúng sai ngay từ khi còn nhỏ. Tuyệt đối không
được đánh trẻ ; đánh trẻ sẽ gây lên phản ứng thù hận không tốt đến cả mai sau?
Nên giao cho
trẻ những công việc phù hợp, yêu cầu trẻ phải hoàn thành. Việc làm này giúp trẻ
sớm nhận thức được vai trò và trách nhiệm của chúng trong gia đình, xã hội.
Đáp ứng cho trẻ theo sự
cần thiết, chứ không đáp ứng theo yêu cầu: Làm
như vậy, mục đích là để giúp trẻ em có được khái niệm về thực tế, biết phân
biệt sự cần thiết khác với ham muốn.
Yêu cầu trẻ em
phải biết chịu trách nhiệm: Bất
cứ ở môi trường gia đình, trường học hay xã hội, nếu trẻ em phạm sai lầm thì
cần phải buộc trẻ chịu trách nhiệm. Mục đích làm như vậy là nhằm giáo dục trẻ
em biết thành thực, biết chịu trách nhiệm và có nghị lực, can đam để đối mặt
với hiện thực.
Lợi ích của bố mẹ
và lợi ích của trẻ em cũng quan trọng như nhau: Cho nên mua sắm cho con phải
căn cứ vào thực tế của gia đình và mọi thành viên trong gia đình phải bình
đẳng; không nên có suy nghĩ con cái là tất cả và mọi sự hy sinh cho con
như vậy sẽ tăng tính hưởng thụ của con cái và sẽ đòi hỏi tăng lên sẽ không đáp
ứng được?
Và cuối cùng là gieo
cho con trẻ hạt giống Bồ đề.
Ra đường khi gặp
những người khó khăn cơ nhỡ như bán tăm dạo, ăn xin (nếu gặp) thì mở lòng cho
vài ba chục ngàn ta nên cho con trẻ đưa cho họ và dậy con nói “con cho chú ”; “Con
giúp cô..,”. khi trẻ lớn cũng nên cho trẻ đến chùa và cho trẻ tự tay bỏ tiền
công đức vào hòm “công đức”. Trong gia đình nếu nuôi thú vật như chó, mèo… nên
cho trẻ tự tay mang thức ăn cho chúng.
Mỗi ngày trẻ làm một việc nhỏ thôi nhưng sẽ thu
được ở mai sau một nhân cách lớn. Một con người thành đạt và hiếu thảo?
Nhớ đừng mải mê kiếm tiền, chúng ta quên
đi rằng: Những đứa trẻ mà chúng ta sinh ra mới là tài sản đáng quý nhất !
(Ngô Lê Lợi- Hà Nội 7/2018)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét