Thứ Năm, 29 tháng 11, 2018

Đức Phật nói về bốn niềm vui của người tu tại gia



    Đạo Phật từ khởi nguyên cho tới bây giờ luôn tồn tại hai giới tu hành, đó là giới xuất gia và giới tại gia.

Người tu xuất gia cũng gọi là xuất gia đầu Phật. Xuất gia - là đến chốn hông nhà. 

Chữ “nhà”, là nhà ở cửa người thế tục. Người thế tục nào bỏ nhà ở của mình để đến ở nhà của Như Lai, là chùa để giữ gìn mạng mạch Phật pháp trường tồn và phát triển được, gọi là người trụ trì. Trụ, nghĩa ở; còn: Trì, nghĩa là giữ, giữ gìn. Thế nên Trụ Trì là ý nghĩa cao cả trong câu: Trụ Pháp Vương gia - Trì như Lai Tạng. Người tu xuất gia là người lấy Phật đức trang nghiêm thân tâm, khoác y Phật, đưa Phật Pháp vào lời nói, là người trưởng tử của Như Lai, tuyên dương giáo pháp làm lợi ích cho đời; bởi giáo pháp nhà Phật là giáo pháp bất ly thế gian để giác ngộ thế gian (chữ Hán biểu thị bằng câu: Phật pháp bất ly thế gian giác). 

Cho nên tu xuất gia mà dân gian gọi là tu chùa là lối tu cao tuột, hơn hẳn các lối tu khác. 
Người tu tại gia là người thực hiện các pháp tu ngay tại nơi ở, nơi sinh sống của mình cùng với gia đình (tại gia là tại nhà). Người tu tại gia gọi là Ưu bà tắc; là giới nữ gọi là Ưu bà di. Cũng có thể gọi chung là phật tử, tức con của đức Phật Thích Ca, và chính đức Phật đã chế định và khai mở đường lối tu này khi Ngài còn tại thế.

Lịch sử Phật giáo ghi nhận người tu tại gia đầu tiên là một nhà triệu phú ở gần thành Ba-la-nại, khi ông ta đi tìm người con trai của mình tên là Yasa đã bỏ nhà ra đi vì chán cảnh sống thế gian tầm thường, vô vị. Ông đã tìm được người con trai của mình tại Vườn Nai, con trai ông đang nghe Phật thuyết pháp.

Đến nơi, được nghe pháp, nhà triệu phú nọ cũng bị thuyết phục bởi những lời giảng của đức Phật về Tứ Đế và Bát Chính đạo. Thế rồi thể theo lời cầu xin của nhà triệu phú, đức Phật đã cho ông được quy y, trở thành người đệ tử tại gia đầu tiên. Nhà triệu phú nọ đã hoan hỷ trở lại nhà mình, tiếp tục công việc làm ăn, buôn bán. Còn người con trai của ông là Yasa thì được Phật cho xuất gia. 
Từ mẫu hình của người tu tại gia đầu tiên từ thời đức Phật cách đây hơn 25 thế kỷ ấy, thì các pháp tu này vẫn còn nguyên giá trị. Đó là, người phát nguyện tu tại gia nhất thiết phải được nhà chùa chấp thuận và làm lễ Quy y Tam bảo cho. 

Trong buổi lễ ấy, nhà chùa có thể đặt Pháp danh (tên đạo) cho người được Quy y. Sau buổi lễ người phật tử đó được trở lại nhà ở, gia đình của mình và làm ăn, sinh sống bình thường trong công đồng dân cư và tự giác thực hiện những điều đã phát nguyện trước Tam Bảo trong buổi lễ Quy y.

Để phát huy trách nhiệm của người phật tử tu tại gia, trước hết phải quan niệm sâu sắc lời Phật dạy qua kinh sách và những lời giảng Pháp của các thầy với các khóa học dành cho người tu tại gia; và không chỉ học hiểu mà còn biết kiến giải đúng nghĩa các thuật ngữ Phật học phổ thông như Tam Bảo, vô ngã, tứ vô lượng tâm, Phật tính v..v…Thực hành Bát chính đạo, sống có giá trị và ý nghĩa hướng thiện để đời sống của mình có giá trị và ý nghĩa, trở thành tấm gương sống đẹp, thực hành đời sống đạo đức, tâm linh, đồng thời Phật tử tu tại gia phải có tình thần hộ trì hoằng dương Chính Pháp, lợi lạc chúng sinh. Bên cạnh đó, người phật tử tu tại gia nếu có điều kiện sẵn sàng thực hành Pháp thí và Vô úy thí - tức là trao truyền kiến thức tu tập và bảo vệ che chở, đem niềm vui, hạnh phúc tới cho người khác, góp phần làm vơi bớt nỗi khổ niềm đau trên cuộc đời, trong xã hội.

Trong văn hóa dân gian Việt Nam từng truyền tụng câu thơ cửa miệng về “sự tu” thật sâu sắc:

Thứ nhất là tu tại gia
Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa

Chớ hiểu lầm về sự sắp xếp thứ tự.. nơi tu trong câu lục bát này. Bởi vì: Tu tại gia được xếp “thứ nhất” ấy chỉ là bước đầu tiên trong việc thâm nhập và khai mở tri kiến Phật, chưa phải là lối tu cao tuột của người xuất gia mà trong bài viết này đã đề cập, đã Kiến giải và mặc dù vậy, ngay từ buổi đầu tiên chế định ra đường lối tu này; sau lời truyền Pháp, đức Phật đã hoan hỷ, tuyên dương với đại chúng về bốn niềm vui chính đáng của người Phật tử tu tại gia. 

Đó là:

1. Niềm vui có của cải: Là do lao động chuyên cần bằng mồ hôi và những việc làm chính đáng của mình trong kinh doanh, làm khoa học kỹ thuật, hoặc lao động phổ thông. Sống lành mạnh, có đạo đức nghề nghiệp. được cộng đồng và pháp luật thừa nhận.

2. Niềm vui được giàu có: Được giàu có là do lao động siêng năng, lại khéo léo sắp xếp công việc hợp lý, có kế hoạch vì thế tạo ra những lợi nhuận ngày một cao. Khi thụ hưởng giàu sang mà vẫn không quên làm việc lành.

3. Niềm vui không có nợ nần: Là do có nghị lực kiềm chế. Thực hành “thiểu dục tri túc”, ít ham muốn, tự biết đủ. Không cờ bạc, rượu chè, giữ ngũ Giới… cho nên không có nợ nần, sống tự tại 

4. Niềm vui không bị chê trách: Là do các hành động của thân - khẩu - ý luôn thanh tịnh, không có điều gì đáng chê trách cho nên cuộc sống luôn thảnh thơi, tri thức thăng hoa, tâm thường hoan hỷ.

Trong bốn niềm vui của người tu tại gia, thì niềm vui thứ tư được đức Phật tán dương nhất; Ngài cho rằng: niềm vui không bị chê trách là niềm vui ưu việt hơn cả.

Ở nước ta, trong giới tu tại gia - các cư sĩ, phật tử ở thời nào cũng rất đông đảo. Họ là những thường dân, là thương gia giàu có, nhà khoa học, những nghệ sỹ tài năng và có cả những danh tướng, quân vương… nơi thế tục nhưng hết thảy những việc làm của họ đều xứng danh là các Hộ pháp ở thế gian còn nhiều những khổ đau này. 

Trong đó có những ngọn đuốc thiền sáng chói rất đáng tự hào, như nhà Trần (1225 - 1400) có Tuệ Trung Thượng sỹ Trần Tung - vị thiền sư lại là một cư sỹ tại gia, một nhà tư tưởng, nhà quân sự và cũng là một nhà thơ. Bác sĩ Tâm Minh - Lê Đình Thám (1897 - 1969) cũng là một cư sỹ tại gia mẫu mực, làm nhiều phật sự lớn như dịch Kinh Phật, mở các trường Phật học đào tạo tăng tài trong phong trào chấn hưng Phật giáo, đầu những năm 30 thế kỷ 20. 

Vậy là may mắn cho tôi và hết thảy những ai đó chưa hội đủ duyên lành để được làm người tu xuất gia, thì cũng chớ bỏ lỡ cơ hội Quy y Tam bảo, làm người tu tại gia, thực hiện các hạnh lành mà thụ hưởng bốn niềm vui mà đức Phật đã hoan hỷ chỉ bày.

Nam mô Công đức lâm Bồ Tát Ma ha tát!

Pháp Vương Tử
Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 5 năm 2015


Tu Phật sẽ giàu có & an lạc



Bạn thực sự có khát vọng trở thành người giàu có và sống vui vẻ, hạnh phúc, an lạc trong đời sống hiện tại, cũng như tương lai thì ngay từ bây giờ hãy nhanh chân đầu tư vào ngân hàng "Phước đức". Một địa chỉ đầu tư vô cùng an toàn, lãi suất không chỉ đong đếm bằng các giá trị vật chất thông thường mà còn có cả giá trị làm thăng hoa đời sống tâm linh.

 

Ngay từ thời Đức Phật còn hiện hữu, Ngài đã khuyến cáo từng cá nhân hãy nỗ lực thực thi làm các việc công đức bằng cả sự nhiệt tâm, tinh cần để đem lại lợi ích lớn. Bạn nên nhớ một việc làm thiện tâm dù rất nhỏ, nhưng hiệu quả tốt đẹp của hành động đó có tác động rất lớn đối với nhiều người.
Xem ra, sự tích lũy các giá trị về công đức về việc làm, lời nói, ý nghĩ của thân khẩu ý sẽ tạo cho bạn một gia tài "Phước đức" để thọ hưởng, nếu hữu dư thì con cháu và những người khác kế thừa. Đây chính là ngân hàng "Phước đức" mà không ai khác hơn, mỗi cá thể đều có khả năng đầu tư, dù bạn là ai, đang sống ở đâu, đang làm gì, thu nhập ra sao, tùy theo khả năng đầu tư các công hạnh hữu ích mà có lãi suất thu nhập "phước đức" cho chính mình. Rõ ràng, "phước đức" không phải tự nhiên mà có, đó là cả quá trình đầu tư của mỗi cá thể trong việc thực thi đời sống tu tập tự thân hướng nội, sống đúng Chánh pháp và làm các việc hữu ích cho đời. Giống như một khu vườn, nếu bạn không đầu tư chăm sóc từ việc gieo hạt, bón phân, và thực hiện các công đoạn khác, thì chẳng bao giờ tận hưởng được hương thơm quả ngọt tốt lành.
Cho nên, bạn phải nhanh chân đầu tư vào ngân hàng "Phước đức" ở mọi lúc, mọi nơi. Chỉ cần bạn có ý thức tự nguyện tinh tấn làm các việc phước lành thì sẽ có hiệu quả ngay. Bằng cách, thông qua việc nỗ lực thực hành 6 pháp Ba la mật mà Đức Phật từng khuyến cáo, bất cứ ai muốn thực hiện đời sống hướng nội và thực thi hạnh nguyện Bồ tát độ mình và cứu đời thì có thể trở thành nhà đầu tư hữu ích nhất của xã hội. Đó là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ. Sáu phương thức thực thi đầu tư "Phước đức".
Bố thí là phương thức hữu hiệu nhất mà bất cứ ai hiện sống trên cõi đời này đều có khả năng thực thi được. Cho dù bạn là người sở hữu tài sản kếch xù, hay là kẻ bần cùng đều có cơ may thực hành hạnh nguyện đó. Có ba cách bố thí, chia sẻ những khổ đau với người khác: bố thí tài sản vật chất, bố thí pháp, bố thí sự vô úy.
Rõ ràng, không có ai có thể không thực thi một hình thức bố thí nào đó. Dù bạn đang lâm vào tình trạng khánh kiệt, thất nghiệp cũng có thể bố thí, chia sẻ những nỗi đau túng thiếu, mất mát của người khác hiện còn tệ hơn mình, hay có thể giúp vào các việc công ích bằng sự bố thí, dù nhỏ nhặt, nếu người ấy khao khát được thực hiện. Ngay cả một người hoàn toàn không thể làm được vậy, người ấy cũng có thể có ích cho người khác và xã hội bằng cách phát tâm phục vụ.
Một người có kiến thức, trí tuệ về lãnh vực chuyên môn nào đó cũng có thể dạy hay dẫn dắt người khác trong trường hợp người ấy không có tiền hay yếu kém về thể chất. Nói chung, người có hoàn cảnh khó khăn cũng có thể thực hiện sự bố thí pháp, như chỉ bảo người ta đi nghe pháp, hành pháp từ một vị giảng sư nào đó.
Một phương thức đầu tư ngân hàng "Phước đức" được bạn thể hiện nữa, bằng cách thực thi việc sống đúng các nguyên tắc giới luật, luật lệ được cộng đồng, tổ chức, xã hội định chế. Điều tối thiểu bạn cần nhận thức rõ là khi tự thân sống đúng Chánh pháp thì không chỉ cá nhân mình an lạc mà còn tác động đến ngưới khác theo chiều hướng đưa đến sự bình an, hạnh phúc; ngược lại sẽ dẫn đến khổ đau cho chính mình và đưa đến sự bất an, thậm chí gây tổn thương đến người khác. Tính tích cực của việc trì giới là phục vụ mọi người trong khát vọng ai cũng được an lạc. Càng thể hiện nhiều điều thiện lành thì bạn càng nâng cao mình lên và có khả năng phục vụ người khác hiệu quả nhiều hơn.
Phương thức thể hiện thứ ba cho việc đầu tư phước đức là thể hiện hạnh nguyện nhẫn nhục. Tính tích cực của sự nhẫn nhục trong mọi môi trường, hoàn cảnh sống là phát triển đức hạnh độ lượng. Chúng ta sẽ không còn giận dữ hay trách mắng người khác khi không vừa ý với chính mình. Nếu bạn không có hạnh nguyện nhẫn nhục, nhẫn nại hay độ lượng trong những tình huống như thế, hẳn sẽ gây khổ đau cho mình và người khác.
Phật từng dạy, một niệm sân khởi lên thì sẽ đốt cháy rừng công đức. Do đó, thực thi phương thức đầu tư này bạn sẽ có nhiều phước đức do tâm trí thanh thản, không còn có các cảm thọ về giận dữ và thù ghét những người gây tổn thương, sỉ nhục hay phản bội mà còn ra sức giúp đỡ họ nữa. Trên hết, bạn không bị dao động tâm lý trước sự vui buồn đối đãi mà chỉ biết yên lặng tỉnh thức để đưa ra quyết định chính xác lợi mình lợi người. Trạng thái tâm thức này là đỉnh điểm của sự tu tập nhẫn nhục, làm hóa hiện lòng từ bi đem đến hạnh phúc cho con người và hòa bình thế giới.
Tinh tấn là điều kiện cần và đủ để tạo ra phước đức. Tinh tấn đoạn tận các điều bất thiện chưa sanh, đừng cho chúng phát sinh và cả khi chúng đã sanh thì dứt khoát từ bỏ. Đồng thời bạn tinh tấn làm các điều thiện chưa sanh làm cho chúng hiện hành và cả lúc chúng phát sinh rồi thì làm cho thăng hoa nữa. Điều quan trọng, bạn phải nỗ lực làm các việc công đức dù là chuyện nhỏ nhất cũng không thể bỏ qua, kiên tâm phụng sự lý tưởng hạnh nguyện của mình.
Thiền định là sự đầu tư phước trí song tu, vô cùng quan trọng đối với một người hướng tâm tu tập giải thoát. Chúng ta không chỉ nỗ lực thực hành giáo lý nhà Phật mà còn biết nhìn sự vật bằng một cái tâm tĩnh lặng và suy nghĩ về sự vật đúng đắn. Sự quyết định đúng đắn để giải quyết vấn đề có thể đem lại những giá trị công ích và huân tập sự phước đức càng nhiều hơn.
Phương thức cuối cùng để đầu tư là trí tuệ. Bạn sẽ giải quyết mọi vấn đề không trọn vẹn nếu không trí tuệ rọi chiếu. Đơn cử, bạn gặp người đang đau đớn quằn quại vì thiếu thuốc, vì lòng thương hại mà bạn bố thí ít tiền thì thật sai lầm. Điều quan trọng là bạn phải hướng họ đi vào trường cai nghiện, thì việc làm ấy mới đem lại giá trị hữu ích đối với người đó. Xem ra, trí tuệ là nhân tố quan yếu đi đến sự thành công của con người.
Thực thi các phương thức đầu tư như thế, bạn sẽ là người trở nên người giàu có và hạnh phúc an lạc đời này và đời sau nhờ sự tích lũy và lợi nhuận từ ngân hàng "Phước đức". Trường hợp vị Sa di thay vì chết yểu, chỉ còn được sống trong bảy ngày trở nên trường thọ là nhờ phước đức cứu sống đàn kiến khi trên đường trở về nhà. Có người nhờ bố thí ngọn đèn sáng, nhân đó mà cả nhà đoàn tụ. Một ngọn đèn của người phụ nữ nghèo đã thắp sáng trí tuệ mọi người, nhờ nhân thiện lành đó mà gặp được người giàu có, cho nên phước báu đến không ngừng… và nhiều trường hợp khác còn hơn thế nữa như sử sách kinh điển ghi lại. Còn chờ đợi gì nữa, hỡi bạn, mà không mạnh dạn đầu tư!
(Đại đức Thích Phước Đạt)


Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

Kinh nghiệm tính sinh Con Trai, Con Gái



Cách 1: Tính năm sinh vợ chồng sinh con trai hay gái theo tuổi bố mẹ
Trước tiên, xác định tuổi âm lịch của vợ chồng. Sau đó đem cộng lại. Tổng lớn hơn 40 thì đem trừ cho 40, tiếp tục trừ cho đến khi số thu <40 thì ngừng. Nếu tổng nhỏ hơn 40 thì các mẹ không phải trừ nữa đâu ạ!
Bước kế tiếp, lấy số có được sau khi trừ cho 40 đem trừ 9, rồi trừ 8, trừ 9… lặp lại như thế đến khi có được số bằng hoặc nhỏ hơn 8, 9 thì ngưng. Và đây là cách đọc kết quả:
+ Nếu số dừng lại là chẵn: Bạn cấn thai trong năm và sinh cùng năm đó thì sẽ có bé trai. Ngược lại, muốn sinh bé gái thì cấn bầu năm trước, sinh trong năm.
+ Nếu số dừng lại là số lẻ: Bạn cấn bầu trong năm và sinh trong năm thì sẽ mang thai bé gái. Ngược lại nếu cấn bầu năm ngoái và sinh trong năm thì sẽ mang thai bé trai.
Em lấy ví dụ cho các mẹ dễ hiểu nha:
Nếu tuổi âm của chồng 35, của vợ là 29 thì cộng lại có tổng là 64.
Lấy 64 – 40 = 24.
Sau đó, tiếp tục lấy 24 – 9 = 15; Lấy 15 – 8 = 7
Số này nhỏ hơn 8, 9 nên dừng lại và đọc kết quả như trên đã hướng dẫn.
Sau khi đã xác định được năm sinh nào sẽ cho con trai và con gái, vợ chồng tiếp tục tính chuyện sinh con trai gái theo tuổi của mẹ và tháng sinh của con.

Cách 2: Tính sinh con trai gái theo tuổi của mẹ và tháng sinh con
Cách tính này bắt nguồn từ bài đồng dao dân gian có nội dung thế này:

49 từ xưa đã định rồi
Cộng vào tháng đẻ để mà chơi
Trừ đi tuổi mẹ bao nhiêu đấy
Thêm vào 19 để chia đôi
Tính tuổi trăng tròn cho thật chuẩn
Chẵn trai, lẻ gái đúng mười mười.

Theo bài đồng dao này, nếu gọi tháng sinh con âm lịch là X và tuổi âm lịch của mẹ là Y thì ta sẽ có công thức:
(49 + X – Y + 19): 2. Giản lược công thức ta có: (68 + X – Y): 2
Khi tính, bạn chỉ việc thay tháng sinh âm lịch của con vào X, tuổi mẹ vào Y.
Nếu kết quả là chẵn thì trong năm mẹ sinh con trai. Ngược lại, là lẻ thì mẹ sinh con gái.
Em lấy ví dụ cụ thể cho các mẹ hiểu:
Ví dụ: Tuổi âm mẹ 27, tháng dự sinh của con là tháng 8 âm lịch.
Cho vào công thức trên, mẹ được: (68 + 8 – 27): 2 = 23.5. Số 23.5 là số lẻ, nên mẹ sẽ sinh bé gái.
Sau khi biết tháng sinh của con, dùng lịch tính giới tính con dưới đây:

Cách 3: Cách tính sinh con trai gái theo tuổi của mẹ và tháng thụ thai

Cách tính này dựa trên một lịch cổ của thái giám Trung Quốc ngày xưa. Lịch này tính sinh con trai, gái dựa trên tuổi âm lịch của mẹ và tháng thụ thai.
Đây là lịch cho các mẹ theo dõi nhé!
Theo lịch, cột từ 18 đến 45 tương ứng với tuổi âm lịch của mẹ, cột bên trái là tháng thụ thai. Kết quả theo bảng này đều ghi rõ năm nào sinh con trai, con gái.
Thêm ví dụ cho mẹ biết cách dùng lịch này nha:
Chẳng hạn, tuổi âm của mẹ là 26, tháng thụ thai là tháng 3. So với cột dọc của lịch, mẹ thấy ngay kết quả là trai. Đó là một bé trai.
Sau khi biết về 3 phương pháp này, các mẹ có thể dùng riêng lẻ mỗi phương pháp để tính hoặc kết hợp đều được.
Em thì dùng cách tra lịch cổ vì cách này đơn giản và đỡ đau não hơn. Mẹ nào muốn sinh con trai, gái đủ nếp đủ tẻ thì thử coi sao nha!

(Theo kinh nghiệm dân gian rất hiệu nghiệm) HN-15/11/2018.