|
Câu lạc bộ Thăng Long Hà
Nội-Chùa Thi xã Thi Sơn-Kim Bảng-Hà Nam
|
CLB Phong thủy Thăng Long Hà
Nội hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo và cung cấp dịch
vụ tư vấn thuộc các bộ môn cổ học Phương Đông như: Dịch học, Phong thủy, Tử vi đẩu số, Tứ
trụ, Trạch nhật, Văn hóa dân gian, Phong tục tín ngưỡng,….Do vậy hàng
năm CLB thường tổ chức nhiều chuyến du
lịch để tìm hiểu phong tục tín ngưỡng
của nước Việt Nam.Năm nay
Thầy Nguyễn Trọng Tuệ chủ nhiệm và Thầy Trần
Mạnh Thắng Phó Chủ nhiệm CLB đưa đoàn du
xuân đền và chùa thuộc các tỉnh đồng
bằng Băc bộ.
|
Chụp ở đền Quan Điều -Quỳnh Phụ-Thái Bình
|
Điểm đến đầu tiên là đền Quan Tuần Tranh
ở Đền Tranh, còn gọi là đền Quan Lớn Tuần Tranh, là một ngôi đền cổ Việt Nam,
thờ vị thần sông nước cai quản khúc sông ở gần bến đò Tranh, thuộc xã Đồng Tâm,
huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương.
Thời Trần, tại vùng ngã ba sông Tranh giao với sông Luộc, người
dân đã lập ra một ngôi đền thờ vị thủy thần cai quản khúc sông này. Ngôi đền
này ban đầu chỉ là ngôi miếu nhỏ nằm sát bến sông, vì vậy thường bị tác động
của thủy triều và dòng nước xoáy. Do bờ sông thường bị xói lở nên đến năm 1935,
người dân lập một đền thờ mới tại làng Tranh Xuyên (nay thuộc thị trấn Ninh
Giang). Ngôi đền mới này vẫn được dân chúng giữ tên
cổ gọi là Đền Tranh.
Theo lược sử: Quan Tuần Tranh chính là vị Tướng Cao Lỗ. Ông là người chế ra nỏ liên châu (bắn
được nhiều mũi tên một phát) mà còn được gọi là nỏ thần. Ông
là người khuyên Thục An Dương Vương dời đô xuống đồng bằng, tìm đất đóng đô tại
nơi xưa là đất kinh đô nhà nước Việt Thường, và Cao Lỗ là người được An Dương
Vương giao cho xây thành Cổ Loa. Xưa xã Cổ Loa thuộc huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc
Ninh, sử viết thành Cổ Loa rộng ngàn trượng (1 trượng = 1,65 m, như vậy
chiều rộng khoảng 1,650.mét)quanh co như hình trôn ốc nên gọi là
Loa Thành, lại có tên là Tử Long Thành. Người Trung quốc gọi là Côn Lôn thành
vì thành rất cao – Đại Nam
nhất thống chí, sách đã dẫn.
Vào
thời Hùng Vương thứ 18, Cao Lỗ là một vị Đại Tướng kỳ tài của nước Văn Lang độc
lập, ông được giao hợp nhất quân với Tây Âu Lạc của Thục Phán để Cao Lỗ thống
lĩnh chống 50 vạn quân Nhà Tần do Đồ Thư cầm đầu tiến quân vượt sông Dương Tử
về phía nam xâm lược Bách Việt. Sau khi đã chiếm hết vùng Ngô Việt, Mân Việt, .
. . Quân Tần tiến vào vùng đất của người Lạc Việt. Người Lạc Việt rút vào giữ
nơi hiểm yếu cầm cự với quân Tần. Lâu ngày, quân Tần hết lương, người Việt ra
đánh giết mấy chục vạn quân Tần cùng Đồ Thư. Nhà Tần phải rút chạy về nước (
Hoài nam Tử, Sử ký, sách đã dẫn).
Sau khi Thục Phán hợp nhất Văn
Lang và Tây Âu Lạc thành nước Âu Lạc về đóng đô ở Cổ Loa theo ý kiến của Cao
Lỗ. Ông được An Dương Vương trọng dụng giao cho việc xây đắp thành Cổ Loa, tổ
chức và luyện tập quân đội trở nên hùng mạnh. Ông cũng là người phát minh ra nỏ
liên châu, loại vũ khí đánh xa rất có uy lực thời cổ. Ông đã thống lĩnh quân
đội Âu Lạc nhiều lần đánh thắng quân xâm lược của Triệu Đà lúc đó là Nam Việt
Vương từ vùng Lưỡng Quảng tấn công xâm lược lãnh thổ Lạc Việt. Quân Việt Âu Lạc
được ông rèn luyện, có vũ khí đánh xa là hàng nghìn nỏ liên châu có thể bắn ra
cùng lúc hàng vạn mũi tên đồng đã đánh bại quân Triệu Đà.
Vì có công lớn nên ông được giao chức vụ đứng
đầu trong Triều đình. Ông đem lòng yêu công chúa Mị Châu – con gái An Dương
Vương Thục Phán, nhưng Mị Châu lại phải lòng Trọng Thủy là con Triệu Đà được
nhiều lần đi sứ cầu hòa đến An Dương Vương. Thấy quân lực Âu Lạc hùng mạnh,
biết không thể đánh bại bằng quân sự, Triệu Đà dùng mưu đưa con Trọng Thủy lấy
công chúa Mị Nương để tìm bí mật về tổ chức quân sự và quy cách vũ khí nỏ liên
châu.Cao
Lỗ can ngăn An Dương Vương không cho Mị Châu lấy Trọng Thủy, vì thế An Dương
Vương bắt đầu nghi ngờ Cao Lỗ, nên vẫn cho đồng ý kết thông gia với Triệu Đà mà
tin rằng sự hòa hiếu để tránh được chiến tranh xâm lược của Nam Việt (
Sách đầu tiên ghi việc Trọng Thủy lừa Mị châu là sách Giao châu ngoại vực ký do
Thủy Kinh chú đã dẫn quyển 14). Sau đó Trọng Thủy trở về Nam Việt
trình lên vua Nam Việt Vương Triệu Đà tất cả bí mật về quốc phòng của Âu Lạc.
Quân Triệu Đà tấn công, nhưng
không giành ngay được thắng lợi tuyệt đối. Nỏ liên châu cũng không còn phát huy
tác dụng như trước vì quân Triệu Đà đã có cách chống lại. An Dương Vương cho
rằng Cao Lỗ đã để lộ bí mật quân sự, lại thêm một số quyền thần vốn ghen ghét
sàm tấu thêm khép ông vào tội chém. Nhưng vì ông có công lớn, trong án có những
sự không sáng tỏ bởi vậy nên Triều đình chỉ bãi hết chức đầy Cao Lỗ lên vùng
biên ải (nay là tỉnh Lạng Sơn).
Do bị oan ức không thể giãi bầy được, lại thêm
tính cương trực không chịu khuất, khi đến nơi đi đầy, quân áp giải vừa mở gông
cùm, Cao Lỗ đã thề lấy cái chết để rõ mình vô tội và nhẩy xuống sông Kỳ Cùng tự
vẫn. Sau khi ông chết ngày 25/5 năm Nhâm Thân ( năm 179 Tr.CN),
triều đình chia rẽ, quân đội Âu Lạc không có Cao Lỗ thống lĩnh đã thất bại hoàn
toàn trước sức tấn công của quân Nam Việt của Triệu Đà vào năm Giáp Tý (năm
177 Tr.CN). An Dương Vương thua chạy đem theo con gái Mị Châu. Trên
đường trốn chạy, theo ước hẹn, Mị Châu đã rắc lông ngỗng để báo cho Trọng Thủy
tìm theo, vì vậy An Dương Vương không thể thoát, trước khi chết, An Dương Vương
đã chém Mị Châu. Đây chính là truyền thuyết Mị Châu -Trọng Thủy nổi tiếng trong
văn học dân gian Việt Nam
còn lưu truyền đến ngày nay. Nước Âu Lạc bị diệt, rồi bị chiếm nhập vào Nam
Việt của Triệu Đà mở đầu cho thời kỳ Bắc thuộc lần thứ nhất trong lịch sử Việt Nam.
Sau khi ông chết, dân Việt nhớ ghi công đức
lập đền thờ ông tại nơi ông tuẫn tiết ở bên sông Kỳ Cùng và tại nơi ông hiển
linh là bến Tranh xã Ninh Giang, huyện Vĩnh Lại (nay là Ninh Giang,
tỉnh Hải Dương bây giờ). Nơi đây còn được coi là quê nhà của Quan
Lớn Tuần Tranh vì cho rằng ông là quan văn ( Thái thú) ở
Hồng Châu, có vợ là Dương thị, mà cơ sở là lấy từ truyện “
Chuyện đối tụng ở Long Cung” trong Truyền kỳ mạn lục của
Nguyễn Dữ viết vào thời nhà Mạc.
Hải Dương xưa vào thời Hùng Vương là bộ Thanh Tuyền, đời Tần Hán
thuộc Giao Chỉ. Đến đời nhà Trần đổi là Lộ Hải Đông vì đất ấy có chỗ là biển.
Năm Quang Thuận thứ 7 đặt Nam Sách thừa tuyên gồm 4 phủ là Thượng Hồng, Hạ
hồng, Nam sách và Kinh Môn có tất cả 18 huyện. Phủ Hạ Hồng có 4 huyện là Trường
Tân, Tứ kỳ, Vĩnh Lại, Thanh Miện – Theo Đại Nam nhất thống chí, sách đã dẫn.
Đại Nam nhất thống chí ghi về tỉnh Bắc
Ninh có Đền Cao Công:” Ở bờ sông xã Đại Than, huyện Gia Bình, bên cạnh
đền có tảng đá lớn dựng đứng. Ngoại kỷ Sử ký ghi đời Đường, Cao Biền đi đánh
phương Nam qua châu Vũ Ninh, đêm mộng thấy thần về xưng là Cao Lỗ nói ngày
trước ta giúp An Dương Vương chế nỏ thần gọi là Linh quang kim trảo thần nỗ, có
công đánh lui giặc, rồi bị Lạc Hầu gièm pha, sau khi mất, Thượng Đế thương là
người trung nghĩa cho cai quản ở đây. Cao Biền tỉnh dậy đêm việc ấy nói với
thuộc hạ rồi đề thơ ở miếu. Sách Tục bác vật chí viết An Dương Vương có thần
nhân là Cao Thông chế nỏ mỗi lần bắn giết được 200 người”.
Hơn hai nghìn năm qua, hàng năm có lễ hội rất
lớn ngày sinh của ông là ngày 14/2 Âm lịch, và ngày giỗ kỵ 25/5 Âm lịch. Ông
hiển Thánh là một Vị quan lớn là Đức Thánh Vương quan đệ Ngũ của Đạo Thánh Mẫu
Việt. Các giá hầu đồng về ông đều mặc áo bào mầu tím và cầm thanh đại đao như
khi ông còn sinh thời đánh giặc ngoại xâm.
Đền Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình được thờ chính tại đền Đồng Bằng;
thuộc xã An Lễ – Quỳnh Phụ – Thái Bình. Đền Đồng Bằng thờ Vua Cha Bát Hải Động
Đình là Đền trung tâm trong Khu Du lịch Tâm linh Đền Đồng Bằng.
Trước đây; vào thời Vua Hùng; có hai vợ chồng họ Phạm và họ Trần
ở Thụy Anh; Thái Bình có bắt gặp một cô gai nhỏ bên sông. Họ đã nhận cô bé về
làm con. Họ đặt tên cô là Quý Nương.Năm Quý Nương 18 tuổi; Cô ra sông tắm có
con Hoàng Loang quấn chặt lất người cô. Quý Nương có thai và sinh ra 1 cái bọc.
Từ bọc sinh ra 3 con rắn. Một con chui vào giếng nước đó là giếng thiêng của
Đền Đồng Bằng ngày nay. Khi giặc Thục sang xâm chiếm nước ta. Vua Hùng lập đàn
cầu trời được thần linh mách bảo về nơi Đền Đồng Bằng mà triệu thì sẽ có dị
nhân đứng lên giúp đánh tan quân thù;
Vua Hùng làm theo. Đúng như vậy; tại giếng thiêng đền Đồng Bằng
ngày nay; Hoàng Xà lền hiện ra và biến thành một tràng trai lực lưỡng; tuấn tú
hơn người. Ngài nhận chỉ dụ của Vua Hùng; sau đó triệu 2 em (hai Hoàng Long
trong cái bọc nàng Quý Nương đã sinh ra); mười tướng cùng các binh sĩ. Sau mười
ngày triệu tập quân sĩ; Ngài dã xuất quân và đánh tan quân Thục trên cả 8 của
biến chỉ trong vòng có 3 ngày. Ngài có tên là Vĩnh Công; và sau này được Vua Lý
Thánh Tông phong là Vĩnh Công Đại Vương Bát Hải Động Đình. Vì thế; dân gian gọi
ngài là: Vua Cha Bát Hải Động Đình.
Như vậy; theo truyền thuyết
này thì sự tích về Vua Cha Bát Hải Động Đình có vẻ hư cấu và thần thánh hóa.
Tuy nhiên; vẫn có thể nói rằng Vua Cha bát Hải Động Đình và các tướng lĩnh cua
Ngài là các nhân vật có thật trong cuộc chiến đấu chống quân Thục của dân tộc
Việt Nam trên 2000 năm trước. Chỉ tiếc rằng cuộc chiến đã quá lâu chúng ta
không còn sử sách nào lại về các chiến tích của các nhân vật lịch sử này. Vì
thế; chiến tích của các nhân vật này đã được thần thánh hóa cũng là điều hiển
nhiên mà thôi. Cũng theo lưu tryền trong dân gian thì 10 tướng của Vua Cha bát
Hải sau này được coi là con của Đức Vua Cha Bát Hải. Một số các tướng lĩnh này
tiếp tục được giáng trần để giúp đời. Các tướng này hầu hết là các Thánh Hoàng
trong Tứ Phủ Quan Hoàng như: Quan Hoàng Bẩy; Quan Hoàng Mười….
Đền
Quan lớn Điều Thất:
theo quan điểm của Giáo hội Hoàng Thiên Tiên Thánh Giáo thì
có 5 vị như vậy, Quan đệ Lục, Quan điều thất, Quan điều bát, Quan Hoàng Triệu
và Quan đệ thập Bắc Quốc.
|
Các Thầy đang: trình "sớ"
|
Nếu như Ngũ vị Tôn ông là các vị Thống quản
trực tiếp các miền Thiên Địa Thủy Nhạc thì các Quan trong Thống phủ Tôn ông làm
nhiệm vụ giúp việc cho Bốn phủ Vua cha chứ không quản lí trực tiếp.
Các Quan lớn trong Thống Phủ Tôn quan thường không hay ra ngự
đồng.
· Quan lớn đệ lục Bố Cái Đại vương:
Ngài tên thật là Phùng Hưng, người là thủ lĩnh cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống
lại sự cai trị của Nhà Đường, Ngài đánh đuổi giặc phương Bắc.
Xuất thân từ dòng dõi quý tộc ở Đường Lâm, Sơn Tây, Ngài
sinh ngày 25 tháng 11, xuất thân cao quý, dung nghi tươi sáng, đặc biệt khí
phách hơn người.
Ngài ngự áo đai mạng màu đen chỉ khai quang và ngự tửu, phụ
trách công việc cho vua Địa phủ.
· Quan lớn Điều Thất: Còn gọi là Quan
Điều Đào Tiên, ngài là thủ phủ đền Đồng Bằng, là con trai thứ bảy của Đức Vua
Cha Bát Hải. Ngài là vị văn quan được giao nhiệm vụ biên sổ, coi giữ kho tàng ở
Thủy cung, trông coi nội điện của Vua Cha.
Khi xưa Ngài theo đức Vua Cha phù giúp Hùng Vương đánh giặc,
khi hoàn thành nhiệm vụ Ngài liền hóa ngay. Quan Điều Thất không giáng trần
nhưng Ngài vẫn thường hiển linh phù giúp dân nước nên nhân dân lập đền thờ, các
triều đại có sắc phong, Đền Ngài là đền Công Đồng (hay còn gọi là đền Quan Điều
Thất) ở Thái Bình gần đền Đức Vua Cha Bát Hải.
Ngài ngự đồng mặc áo đai mạng đỏ, tấu hương khai quang và
phất cờ (có thể cờ là khăn tấu).
|
Thụ lộc ở đền Quan Điều Thất
|
Đền Trúc ở thôn Quyển Sơn-xã Thi
Sơn-huyện Kim Bảng –tỉnh Hà Nam: Sự tích Đền Trúc
Hà Nam. Đền nằm bên bờ sông Đáy, có quả núi nhỏ mang tên Núi Cấm,
nhô lên giữa rừng trúc bạt ngàn. Tương truyền xưa kia nơi đây bạt ngàn trúc mọc. Năm 1089,
đoàn chiến thuyền của Lý Thường Kiệt khi chinh phạt phương Nam đi qua thôn
Quyển Sơn, bỗng một trận gió lớn ào ào thổi tới, bẻ gãy cả cột buồm rồi cuốn lá
cờ lớn của đoàn quân lên đỉnh núi.
Lý Thường Kiệt bèn cho thuyền dừng
lại, cùng quân sĩ lên bờ sửa lễ tế trời đất cầu đại thắng. Lần đó, thắng lớn
trở về, Lý Thường Kiệt đã cùng đoàn quân lên đây làm lễ tạ ơn, khao thưởng ba
quân, mở hội cho dân làng mừng chiến thắng và đặt tên cho ngọn núi là Cuốn Sơn.
Về sau, để tưởng nhớ công lao của vị tướng tài, dân làng Cuốn Sơn đã lập đền
thờ Lý Thường Kiệt ở chính nơi ông đã mở hội đền thờ, đó chính là Đền Trúc bây
giờ.Lần ra quân ấy thắng lớn trở về,
Lý Thường Kiệt đã cùng quân sĩ lên đây
làm lễ tạ ơn, khao thưởng ba quân và mở hội cho dân làng cùng mừng chiến thắng.
Lễ hội kéo dài hàng tháng, không khí tưng bừng, náo nhiệt. Trong thời gian ở
đây, ông còn dạy nhân dân nuôi tằm dệt vải. Về sau, để tưởng nhớ công ơn của vị
tướng tài, dân làng đã lập đền thờ Lý Thường Kiệt ngay tại nơi ông đã mở hội,
giữa rừng trúc nên thơ.
Kề bên Đền Trúc là ngọn Núi Cấm vốn gắn bó với điềm linh ứng năm xưa,
mang ý nghĩa tâm linh đối với dân trong vùng. Cũng vì thế mà núi Cấm vẫn giữ
được nhiều nét nguyên sơ với hệ sinh thái phong phú. Theo đường mòn leo lên
đỉnh Núi Cấm, du khách sẽ thấy có một bàn cờ thiên tạo bằng đá, tương truyền là
nơi các vị tiên thường rủ nhau về chơi cờ, ngắm cảnh nhân gian. Từ trên cao, du
khách còn có dịp ngắm nhìn bức tranh toàn cảnh đẹp mắt.
Trong lòng Núi Cấm còn có hệ thống hang động độc đáo gồm 5
hang nối liền nhau, tạo thành một dãy động liên hoàn dài hơn 100m, gọi là Ngũ
Động Sơn hay Ngũ Động Thi Sơn Hà Nam. Cấu trúc các động rất đa dạng: Động 1 có
ánh sáng hắt vào mang màu xanh nhạt của buổi sáng, màu tím huyền ảo của buổi
chiều. Động 2 có nhũ đá mang hình chiếc trống nằm, trống treo, dàn mõ... Động 3
có nhũ đá ẩn sâu trong bóng tối, gặp ánh sáng rọi vào thì lung linh như ngọc.
Động 4 rộng nhất với sức chứa hàng trăm người. Động 5 có những nhũ đá từ trên
rủ xuống như bức rèm the. Tất cả tạo nên một không gian huyền bí, cho trí tưởng
tượng bay xa.
Bên cạnh khu đền
trúc tọa lạc ngôi chùa Thi. Từ khu ngũ động Thi Sơn sang Chùa Thi men theo
con đường nhỏ đầy bóng mát của cây trúc
là đến Chùa Thi ẩn mình cạnh núi cấm sừng sững vươn cao, ngôi chùa mang
dáng dấp tiên cảnh bên cạnh con sông Đáy hiền hòa.
Trước đấy là một ngôi chùa
nhỏ, nay đã được xây dựng lại to và đẹp;
đây cũng là điểm đến khi du khách tham quan đền Trúc và ngũ động Thi Sơn.
Mỗi năm câu lạc bộ Phong
Thuỷ Thăng Long-Hà Nội thường tổ chức
cho hội viên và người nhà hội viên đi du Xuân và Lập đàn cúng Cầu An tại các đền để
mong “Quốc thái dân an nhà nhà hạnh phúc có cuộc sống ấm no và An lac”.
Chuyến đi thành công viên mãn.Thời tiết thuận
lợi-xuất nhập bình an-nhân tâm hoan hỉ./.