Đoàn cán bộ -Hội viên và thân nhân CCB p. Trung Hòa chụp lưu niệm ở tượng đài Chiến thắng-D1-TP Điện Biên |
Hành trình “Về
thăm lại chiến trường Điên Biên Phủ” tri ân các anh hùng liệt sĩ nhân dịp “65
năm chiến thắng Điện Biên Phủ” của Đoàn
cán bộ, hội viên và thân nhân Hội CCB phường Trung Hòa.
Nhân kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ ;từ ngày 08/4/2019 đến ngày 11/4/2019
Đoàn cán bộ ,hội viên và thân nhân Hội CCB phường Trung Hòa do đồng chí Nguyễn
Gia Vừa-Chủ tịch Hội CCB phường làm
Trưởng đoàn đã tổ chức chuyến đi “về nguồn” dâng hương tri ân các anh hùng liệt
sỹ tại nghĩa trang Điện Biên (Thành phố Điện Biên) và thăm các khu di tích lịch sử: Di tích lịch sử nhà
tù Sơn La; Ngã 3 Cò Nòi (Sơn La), Dốc
Pha Đin (Điện Biên), Khu di tích “Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ và hầm
chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp”
(Mường Phăng), Hầm Đờ Cát, đồi A1 – cứ điểm Điện Biên Phủ.
Tượng đài chiến thắng đồi D1. Và điểm kết thúc là khu nghỉ dưỡng Sa Pa (Lào
Cai).
Điểm đến đầu tiên là ngã 3 Cò Nòi. Ngã ba Cò Nòi, một địa
danh lịch sử, một mốc son chói lọi khắc ghi một thời kỳ chiến đấu oanh liệt của
lực lượng Thanh niên xung phong Việt Nam trong cuộc kháng chiến thần thánh chín
năm chống thực dân Pháp. Tiếp theo Đoàn đến thăm khu di tích lịch sử Nhà tù Sơn La.
Nhà tù Sơn La xây dựng năm 1908; nằm trên đỉnh đồi Khau Cả. Nhà tù Sơn La được thực dân Pháp xây dựng ở vùng rừng núi xa xôi cách trở, biệt lập với bên ngoài, thực dân Pháp những tưởng nơi rừng thiêng nước độc sẽ làm nhụt ý chí đấu tranh của những người yêu nước. Trong tình thế không thể liên lạc được với Trung ương Ðảng và bị cô lập giữa chốn lao tù khổ sai, nhưng những người cộng sản vẫn hướng về Ðảng, tổ chức hoạt động bí mật...
Trong điều kiện sống lao
động, bệnh tật những người tù chính trị Sơn La phải thực sự đối đầu với những
thử thách lớn và sớm tìm được cho mình những phương thức hoạt động thích hợp để
sống, để tiếp xúc với dân, gây dựng cơ sở cách mạng, để đấu tranh trực tiếp với
kẻ thù, rèn luyện và chuẩn bị chu đáo hành trang cần thiết khi có điều kiện trở
về với Đảng với tổ chức. Có lẽ chưa có một nhà tù nào trong hệ thống nhà tù của
Thực Dân Pháp lập ra ; các tù nhân chính trị lại có một mô hình tổ chức chặt
chẽ, có hiệu quả của những người Đảng viên cộng sản như ở Nhà tù Sơn La, và cũng ở
nơi đây đã đào tạo cho cách mạng, cho Đảng nhiều cán bộ lãnh đạo xuất sắc như
vậy: đ/c Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Lương Bằng, Lê Thanh Nghị, Đặng Việt
Châu, Văn Tiến Dũng, Nguyễn Văn Trân… và rất nhiều đồng chí giữ các cương vị
trọng trách trong các cơ quan Đảng và Nhà nước ta đều thử thách, rèn luyện và
trưởng thành từ Nhà ngục Sơn La.
Nghĩa Trang Điện Biên (trước có tên là nghĩa trang liệt sỹ A1); được xây dựng năm 1958, nằm cách điểm di tích
lịch sử đồi A1 vài trăm mét về phía Nam, nơi đây có 644 ngôi mộ của các anh
hùng liệt sĩ.
Duy chỉ có bốn ngôi mộ lớn có bia khắc đủ họ tên là của các anh
hùng: Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót và Trần Can. Trong nghĩa trang
còn có nơi ghi danh các anh hùng, liệt sỹ đã hy sinh tại chiến trường Điện Biên
Phủ.
Nghĩa trang liệt sĩ A1 là một trong 3 nghĩa trang cấp Quốc Gia của tỉnh Điện
Biên, Năm 2013, nghĩa trang được tu sửa nâng cấp. Từ khi được xây dựng đến nay,
Nghĩa trang luôn được trông nom, chăm sóc, bảo vệ, hương khói quanh năm. Những
ngày nghỉ, ngày lễ, tết trong năm du khách có thể đến đây thắp hương cho vong
linh các anh hùng liệt sỹ; tham quan, tìm hiểu, truyền thống cách mạng của mảnh
đất lịch sử Điện Biên Phủ.
Nhà tưởng niệm Nghĩa trang liệt sỹ A1 được xây dựng theo cấu trúc có hình dáng
chữ A với 644 cánh hoa bê tông tượng trưng cho 644 anh linh liệt sỹ.
Đặc biệt trong nhà tù có
cây Đào xanh tốt mọc bên tường xà lim năm xưa, mang tên một chiến sỹ
Cộng sản - Tô Hiệu. Cây đào được mang tên Tô Hiệu vào năm 1945, khi
cách mạng đã thành công, tượng trưng cho tinh thần đấu tranh kiên cường của một
chiến sỹ cách mạng.
Lên thăm lại chiến trường Điện Biên Phủ, qua dốc Pha Đin lịch
sử.
"Pha Đin " là con đèo huyền thoại, còn
được gọi là Dốc Pha Đin, nằm giữa hai tỉnh Sơn La và Điện Biên, trên quốc lộ 6,
một phần thuộc xã Phỏng Lái, huyện Thuận Châu (Sơn La) và một phần thuộc xã Tỏa
Tình, huyện Tuần Giáo (Điện Biên).
Điểm khởi đầu
của đèo cách thị xã Sơn La về phía Tây 66 km còn điểm cuối của đèo cách thành
phố Điện Biên khoảng 84 km.
“ Đèo nổi tiếng đẹp và nguy
hiểm; Pha Đin (nằm giữa 2 tỉnh Sơn La và Điện Biên) nằm trong “4 tứ đại đèo” ; Với
độ cao hơn 1.000 m so với mực nước biển, Pha Đin được xếp trong "tứ đại đèo" vùng Tây Bắc cùng
với đèo Ô Quy Hồ (Sa Pa –Lào Cai), Khau Phạ (Yên Bái) và Mã Pì Lèng(Hà Giang)”.
. Đèo Pha
Đin được đọc chệch đi từ tiếng dân tộc Thái là Phạ Đin: trong đó Phạ nghĩa là
"trời", Đin là "đất" hàm nghĩa nơi đây là chỗ tiếp giáp
giữa trời và đất. Đỉnh đèo được người dân khắp vùng gọi là cổng trời. Trong
kháng chiến chống Pháp, một trong những tuyến huyết mạch quan trọng tiếp vận vũ
khí đạn dược và lương thực cho chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) đi qua đèo này,
đã khiến đèo Pha Đin trở thành một biểu tượng của tinh thần gan dạ với hơn
8.000 thanh niên xung phong "quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh". Năm
1954, nhằm chặn đứng tuyến tiếp vận này của dân Việt, suốt 48 ngày đêm ròng rã
tướng Pháp Christian de Castries đã cho máy bay oanh tạc đường số 6, trong đó
đèo Pha Đin và ngã ba Cò Nòi (di tích lịch sử quốc gia ở huyện Mai Sơn, tỉnh
Sơn La) là hai nơi hứng chịu nhiều nhất lượng bom đạn đổ xuống. Trên đỉnh đèo
Pha Đin hiện còn tấm bia ghi lại dấu ấn lịch sử này.
Trước khi đến thủ phủ Điện Biên, Đoàn đến tham quan “Sở chỉ
huy chiến dịch Điện Biên Phủ và Lán chỉ huy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp” tại
Mường Phăng.
Khu di tích “Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ”
ẩn mình trong khu rừng già dưới chân núi Pú Đồn thuộc xã Mường Phăng, huyện
Điện Biên, cách thành phố Điện Biên gần 40 km. Nơi đây có hầm xuyên lòng núi,
cũng là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn thường làm việc và nghỉ ngơi trong
chiến dịch đánh dấu bước ngoặt của lịch sử Việt Nam.
Khu chỉ huy chiến dịch Điện Biên
Phủ đã đóng trên đất Mường Phăng trong vòng 105 ngày từ 31/1/1954 đến 15/5/1954.
Với cách bố trí hầm, lán trại thành hệ thống liên hoàn, ẩn mình trong rừng già
dưới chân núi Pú Đồn, cơ quan đầu não quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ
được đảm bảo an toàn tuyệt đối.
Từ căn hầm xuyên núi, thông từ lán của Đại tướng
Võ Nguyên Giáp đến lán của Thiếu tướng Hoàng Văn Thái, cho tới các điểm khác như
nơi làm việc của đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc, lán làm việc của Trưởng ban
thông tin chiến dịch Hoàng Đạo Thúy…
Tất cả như vẫn còn như nguyên vẹn dấu ấn
của tinh thần Điện Biên Phủ. Bên cạnh giá trị lịch sử, đến với Mường Phăng, du
khách còn được tìm hiểu những nét văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc
Thái trong vùng.
Tham quan nhà bảo tàng thành phố Điện Biên Phủ.
Đến thành phố Điện Biên
Phủ Đoàn đã đến dâng hương tưởng niệm các anh hùng lệt sỹ tại nghĩa trang Điện
Biên.
Tham quan khu di tích Hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát.
Hầm
nằm ở trung tâm tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, thuộc cánh đồng Mường Thanh,
huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên. Hầm chỉ huy được xây dựng hết sức kiên cố với
vòm sắt, ván gỗ, bao cát, hàng rào dây thép gai dày đặc. Hiện nay, cấu trúc và
cách bố trí, sắp xếp của căn hầm vẫn còn được giữ nguyên. Đứng
trên một ngọn đồi cao du khách thể nhìn thấy nóc hầm Đờ Cát.
Xung quanh hầm là hàng rào phòng thủ với hệ thống
dây kẽm gai dày đặc và bốn chiếc xe tăng. Hầm Đờ Cát dài 20m, rộng 8m, bao gồm
bốn gian dùng cho cả nơi ở và làm việc. Đứng trên một ngọn đồi cao ta có thể
nhìn thấy nóc hầm Đờ Cát. Tuy nhiên quân đội ta đã phải chiến đấu vô cùng anh dũng suốt 55
ngày đêm mới có thể chiếm được hầm Đờ Cát.
Đến hầm nhìn thấy mái vòm sắt và các bao cát trên nóc hầm.
Trước đây có một đường hào có mái che nối liền hầm tướng Đờ Cát với lô cốt trên
đồi A1. Quân Pháp đã dùng các bao cát và ván gỗ để dựng nên đường hào này.
Tại căn hầm này, tướng Đờ Cát đã tiếp đón nhiều
quan chức cấp cao như: thủ tướng Pháp Joseph Laniel, tổng thống Mỹ Dwight
Eisenhower, thủ tướng Anh Winston Churchill cũng như các nhà báo nổi tiếng.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, quân dân Việt Nam
đã chiến đấu ngoan cường 55 ngày đêm; Vào lúc 17h30 ngày 7/5/1954, Tạ Quốc
Luật, chỉ huy trưởng đại đội 360, trung đoàn 209, sư đoàn 312 đã bắt sống tướng
Đờ Cát tại bàn làm việc.
Và cờ quyết chiến, quyết thắng
đã được cắm trên nóc hầm Đờ Cát, đánh dấu sự thất bại của thực dân Pháp ở Điện
Biên Phủ.
Tham quan Tượng đài chiến thắng Đồi D1
65 năm đã trôi qua, Chiến dịch
Điện Biên Phủ là một chiến dịch điển hình trong lịch sử cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp của quân và dân ta đánh thắng quân viễn chinh Pháp có tiềm lực
quân sự mạnh, vũ khí trang bị hiện đại. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc với
thắng lợi hoàn toàn thuộc về nhân dân Việt Nam. Chiến thắng vĩ đại ở Điện Biên
Phủ không những ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một mốc son rực sáng nhất trong
thế kỷ XX, mà ý nghĩa và tầm vóc của sự kiện lịch sử trọng đại này không hề
phai mờ, trái lại, những bài học lịch sử vẫn còn nguyên giá trị trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
(Ngô Lê
Lợi-Hà Nội 14/4/2019)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét