Ông
cha xưa có câu một năm làm nhà 3 năm trả nợ. Ngày nay con người dễ kiếm tiền
hơn nhưng việc xây cất nhà thì vẫn rất mê tín .Nếu gia chủ không được tuổi thì xu
thế phải mượn tuổi để xây nhà hay xẩy ra.
Kinh
nghiệm "mượn tuổi làm nhà" mà gia chủ cần biết.
Việc
mượn tuổi làm nhà diễn ra khác phức tạp và phải trải qua nhiều thủ tục. Chính
vì thế mà gia chủ nên mượn tuổi của những người quen biết, thân mật hoặc những
người họ hàng nội tộc, gần nhà để mọi chuyện được thuận lợi, dễ dàng hơn.
Khi
đã cho người khác mượn tuổi thì tuyệt đối không được cho người thứ 2 cùng mượn
khi người trước chưa xây dựng xong nhà cửa. Điều đó rất có thể sẽ đem lại vận
đen đủi cho cả hai. Chính vì thế trước khi mượn tuổi ai đó thì gia chủ cần phải
hỏi kỹ về vấn đề này.
Không
được phép mượn tuổi làm nhà khi chỉ sửa soạn lại nhà cũ. Chỉ mượn tuổi khi khởi
công xây dựng nhà mới.
Nếu
như chỉ sửa chữa, dọn dẹp lại nhà cửa mà không động chạm gì đến đất đai thì gia
chủ chỉ cần chọn ngày lành tháng tốt để tiến thành. Nếu như sửa nhà mà động đến
đất thì phải làm lễ để dâng lên thần linh.
Phải
tuân theo các thủ tục khi mượn tuổi làm nhà.
Không
nên mượn tuổi làm nhà của những người đang phải chịu tang hoặc chịu vận hạn Tam
Tai, Kim Lâu, Hoang Ốc...
Khi
mượn tuổi làm nhà, gia chủ phải tuân theo những thủ tục sau:
Trước
hết, gia chủ phải làm giấy bán nhà cho người mượn tuổi. Lưu ý rằng đây chỉ là
giấy tờ tượng trưng để dâng lên thần linh.
Khi
động thổ, người được mượn tuổi sẽ thay chủ nhà làm lễ, khấn vái và động thổ
(Cuốc 7 với nam và 9 cái với nữ vào 1 hoặc 2 góc không phạm sao Ngũ Hoàng-Sao Thái tuế -Phương Tam sát hoặc xung –sát tuổi chủ nhà/người động thổ)
Tương
tự như vậy, khi đổ mái, người được mượn tuổi cũng sẽ thay chủ nhà làm các thủ
tục như dâng hương, làm lễ. Chủ nhà sẽ tránh mặt đến khi quá trình làm lễ kết
thúc.
Khi
quá trình xây dựng nhà cửa đã xong xuôi thì cần phải làm lễ nhập trạch. Lúc này
người được mượn tuổi tiếp tục thay chủ nhà làm lễ, dâng hương, khấn thần linh
và sau khi nhập trạch xong bàn giao lại cho chủ nhà (và cũng có thể làm lễ bàn giao lại nhà cho
chủ nhà để làm lễ Nhập trach).
Hai
bên làm giấy mua lại nhà để dâng lên thân linh, người được mượn tuổi sẽ bán lại
nhà cho gia chủ (với giá tượng trưng cao hơn so với giá bán khi mượn tuổi)
Gia
chủ tiến hành làm lễ nhập trạch.
Quy trình khấn lễ động thổ khi xây nhà.
Trong lễ động thổ ngày xưa phải cúng tam sinh, ngày nay đơn giản hơn, nhưng phải là con gà, đĩa xôi, hương, hoa quả, vàng,mã...
Sau khi làm lễ gia chủ (hoặc người được mượn tuổi nếu có) là người cầm cuốc bổ những nhát đầu tiên, trình với Thổ thần xin được động thổ đã được xem và tính toán cụ thể theo tuổi của người động thổ (chủ nhà hoặc người mượn tuổi), tiếp sau đó, mới cho thợ đào. Hiện nay trong sách Hướng dẫn động thổ có sách nói động vào 4 góc ở 4 hướng Đông-Tây-Nam-Bắc và giữa nhà là chưa đúng!
Lưu ý: Trước khi khấn phải thắp nén nhang vái bốn phương, tám hướng rồi quay mặt vào Ban thờ mà khấn (Tốt nhất là viết ra giấy rồi đọc cho trang nghiêm và đủ ý./.
(NLL- Nghiên cứu PT Dương-Âm trạch)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét