Thứ Hai, 27 tháng 9, 2021

Cách tính giờ và Ngày Lộc theo Can

 


Thiên can,Địa chi đc gọi tắt là can chi.

Muốn hiểu bảng này bạn phải thuộc 10 thiên can và 12 địa chi.

-10 can.

Giáp,ất,bính,đinh,mâu,kỷ,canh,tân,nhâm,quý.

Giáp,bính,mâu,canh,nhâm.(là dương +)

Ất,đinh,kỷ,tân,quý.(là âm -)

12chi

Tý, dần thìn ngọ thân tuất.(+)

Sửu mão tị mùi dậu hợi( - )

Dân gian thường nói ac này tuổi thìn nhưng là gì thìn?

Vd:Giáp Thìn.vây Giáp là Can,Thìn là Chi.

-can dương đi với chi dương.can âm đi với chi âm.

-Lộc của 10 can.

Giáp lộc tại Dần.

Ất lộc tại Mão.

Bính lôc tại tỵ.

Đinh lộc tại Ngọ.

Mậu lộc tại Tị.

Kỷ lộc tại Ngọ.

Canh lộc tại Thân

Tân lộc tại Dậu.

Nhâm lộc tại Hợi.

Quý lộc tại tý.

4 tuổi Thìn Tuất Sửu Mùi chẳng là lộc của ai cả.ai cũng có lộc mã quý nhân,nhưng ko phải ai củng là lộc của mình.

Bảng lộc này ta dùng vào việc xây dựng êkip làm việc,hay kết hợp kinh doanh vv..ma người lộc đó phải có ngũ hành tương sinh cho mình(chủ mệnh)

-vd: có 1 anh tuổi Mậu Ngọ đi.

Anh này hôm nay khai trương,muốn kiếm ai đó đến mở hàng,hay hợp tác làm việc với ai chẳng hạn.vây phải kiếm tuổi nào?

-tra bảng trên ta thấy Can Mậu.loc ở Tị.vây anh phải kiếm ng tuổi Tị.kiêm ng tuổi tị đã mừng rồi nhưng trên đời nó có 5 người tên tị làm sao để biết ng tuổi tị nào là tốt nhất.

-Đia chi Tị thuộc( -) phối với 5 can( - ) ta có

-Ất tị (hỏa)

-Đinh tị (thổ)

-Kỷ tị. ( Mộc)

-Tân tị. (Kim)

-Quý tị.(thủy)

-Giờ công việc của chúng ta xem a Mậu Ngọ mệnh gì. Mậu Ngọ thuộc (Hỏa).

-Vậy ng Kỷ Tị hợp với a Mậu Ngọ nhất.bơi vì Mộc sinh Hỏa số 1(ng sinh ra ta,gọi là phụ mẫu)

-Hỏa với Hỏa tì hòa s2 (gọi là huynh đệ)

-cái ta khắc s3 (Hỏa khắc Kim gọi là thê tài tức vợ.chi có chồng mới bảo đc vợ )

-cái khắc ta s4 (gọi là quan quỷ ) hiểu rộng hơn tức là công an,chính quyền hay là sếp chơi với mấy ng này lúc nào ta cũng hao mòn.

-Mấy Thiên Can kia cũng như vậy suy ra!

(ST)


Thứ Ba, 14 tháng 9, 2021

Người tu Phật đúng?

 


Người tu đúng là tiền của, cái ăn, cái mặc tuy không giàu như người đời nhưng lúc nào cũng có đủ, người ấy không tham, không hưởng thụ, và lấy đời sống đơn giản và thanh bạch làm nguồn vui.

Tu tập, một cụm từ mà chắc hẳn quý vị nghe cũng đã nhiều, tuy nhiên cái biểu hiện rõ nhất của người có tu không phải là vốn kiến thức Phật Pháp tích lũy được, mà chính thái độ sống của người đó được toát ra từ ba nghiệp Thân, Khẩu, Ý .
Đa phần chúng ta thực hành máy móc, nghe ai nói sao thì làm vậy, mà không có Chánh Kiến và sự suy xét, tư duy cho thấu đáo, để từ đó có thể rút ra kinh nghiệm trong việc dụng tâm và tu tập.
Ở bài viết này người viết không có đi vào cụ thể của từng pháp tu, mà chỉ trình bày về những dấu hiệu, hay kết quả hiện ra của một người tu đúng, gieo nhân đúng, công phu đúng qua một khoảng thời gian tu nhất định, kết quả tùy vào phước duyên và nỗ lực của từng người.
Người tu đúng thì qua thời gian các dấu hiệu sau thường hiện ra:
1. PHONG CÁCH ĐIỀM NHIÊN, NHẸ NHÀNG, BÌNH TĨNH, THƯ THÁI:
Vì qua một quá trình dụng tâm, kiểm soát tâm, giống như việc thuần hóa một con thú hoang dại, quen nhảy nhót, là tâm chúng ta. Sau một thời gian, nếu người ấy kiểm soát tâm tốt, buông bỏ cái tôi, xả ly sự kiêu mạn thuộc về..''sở trường, sở đoản'' của bản ngã thì sự điềm đạm, điềm nhiên và thư thái sẽ hiện ra, nó là kết quả tự nhiên của một cái tâm đã được chế ngự và thuần hóa.
2. MẶT MŨI, TƯỚNG MẠO NHÌN TƯƠI VÀ SÁNG:
Vì giữa tâm và thân tướng, chúng có mối liên hệ khá mật thiết với nhau. Một người mà trong tâm an vui, có tu tập và chuyển hóa được các nghiệp chướng thì dần dần diện mạo bên ngoài của người ấy nhìn sẽ rất sáng, mặt lúc nào cũng rất tươi vui, không có u sầu, đau buồn, lúc nào cũng tràn đầy sức sống. Người nào có được những điều như vậy, thì đây là một dấu hiệu của người tu.
3. GIỌNG NÓI CÓ ÁI NGỮ, NỒNG HẬU:
Đây là do bên trong tâm người ấy tu qua thời gian đã có sự tăng trưởng tâm từ tâm bi, một tình thương bình đẳng, và rộng lớn với tất cả muôn loài. Từ sự thương yêu chân thành cho dù giọng nói mộc mạc, chất phác mà vẫn đầy nhân văn, ấm áp, nồng hậu và đến được lòng người.. Và hơn nữa, cũng do sau một quá trình tu và kiểm soát khẩu nghiệp, biết cân nhắc trước khi cất lời, nên những lời nói của họ dần trở nên rất chuẩn mực. Như họ không nói dối, không nói ác khẩu, không nói hai lưỡi, không nói chia rẻ, không nói xấu, viết xấu đả kích, bộ nhọ sau lưng người ...
4. ĐỜI SỐNG TINH THẦN MÃN TÚC, CUỘC SỐNG VẬT CHẤT ỐN ĐỊNH KHÔNG BỊ THIẾU THỐN:
Nhiều người tu, nhưng càng tu mà càng càng nghèo túng, lúc nào cũng bị những nhu cầu vật chất căn bản bức bách. Đây là dấu hiệu của tu mà không có phước, thiếu phước, vì không biết làm phước. Nên người tu đúng là tiền của, cái ăn, cái mặc tuy không giàu như người đời nhưng lúc nào cũng có đủ, người ấy không tham, không hưởng thụ, và lấy đời sống đơn giản và thanh bạch làm nguồn vui.
5. MỌI VIỆC ĐỀU CHUYỂN TỪ XẤU THÀNH TỐT:
Trong cuộc sống, khi sinh hoạt, giao lưu và làm ăn trong xã hội, không phải lúc nào chúng ta cũng gặp toàn thuận lợi cả. Có những lúc cũng khó khăn, hoặc bị đặt trong những tình huống khó xử, khó giải quyết, rất nan giải. Thế nhưng người tu tốt, chắc chắn sẽ chuyển được nghiệp cũ và có được sự gia hộ của Chư Phật, nhờ đó họ sẽ từ từ tháo gỡ ra được mọi bế tắc. Mọi việc xấu sẽ biến thành tốt dần dần như ý nguyện. ''Phước tùy tâm sanh. Cảnh tùy tâm chuyển'' là thế!
6. TRONG GIA ĐÌNH THÌ THUẬN HÒA, AN VUI:
Do tâm được huân tu tốt, tâm từ lan tỏa tốt nên tâm của người tu ấy sẽ lan tỏa những nguồn năng lượng tốt ra xung quanh, và những người sống chung cùng, sống gần sẽ dần bị thay đổi theo, là cũng hiền lành, và thánh thiện dần. Một khi cảm hóa đươc ai cũng hiền lành, tức là họ cũng đang gieo nhân lành, tức có quả thiện quả may mắn hạnh phúc. Hơn nữa, khi một người tu tốt từ trường của họ sẽ tự động thu hút quý nhân giúp đỡ cho gia đình và quyến thuộc cuả người.
Nên gia đình người đó cũng sẽ gặp được nhiều may mắn hạnh phúc. Trên đây là những dấu hiệu cơ bản của người tu đúng hiện ra, bạn có thể viết thêm những đặc điểm khác dựa trên trải nghiệm cá nhân. Còn nếu chúng ta tu thời gian mà không có dấu hiệu nào trên đây hết. Thì cần nên xem xét lại cách tu, có thể mình đang tu sai, tu trật điều gì đó.
Tu có nghĩa là chuyển hóa tư tưởng và hành vi và sống có hạnh phúc hơn, và tu có nghĩa là sửa đổi tính xấu ác ... Thành ra tốt đẹp ...
(Thích Tánh Tuệ )

Thứ Bảy, 4 tháng 9, 2021

Hướng tinh nhập tù (chia sẻ kinh nghiêm)

  



LỆNH TINH NHẬP TÙ TRONG LẬP TRẠCH.

(chia sẻ kinh nghiêm)
Nhập tù là khi sơn tinh hoặc hướng tinh ban đầu trở thành sao đương lệnh đi vào trung cung gọi là lệnh tinh nhập tù.
Sơn quản nhân đinh, khi mà sơn tinh nhập tù thì có nghĩa trong thời gian này nhân đinh không vượng, hoặc khó sinh con trai.
Hướng tinh thì quản về tài vận, khi mà Hướng tinh nhập tù thì cũng là vào thời kỳ tài vận khó khăn, không được hanh thông, thậm chí có thể lụi bại về tài chính.
Trong Huyền không chỉ thấy nói về Hướng tinh nhập tù, không thấy nói đến Sơn tinh nhập tù, chắc vì Hướng tinh nhập tù là hung hiểm nhất còn Sơn tinh có lẽ không nghiêm trọng lắm nên cụ Thẩm không nhắc đến.
Trạch vận ngắn, dài cũng phụ thuộc và Hướng tinh nhập tù này.
Nhưng nếu vào vận nhập tù mà vị trí sao bị nhập tù đó trên Nguyên đán bàn, chính xác là trong vận lập trạch đó, hướng tinh ngũ hoàng ở đâu thì tại hướng đó có sông ngòi hoặc hồ nước uấn lượn, hoặc tại hướng đó mở cửa thông khí hay có giếng trời thì hướng tinh cũng được gọi là không bị cầm tù và không gây ra tổn thương quá nặng.
Ví dụ như vận 7 tọa Thìn hướng Tuất thì sang vận 8 Hướng tinh sẽ bị nhập tù. Nếu tại vị trí Cấn 8 (có sao hướng là 5) mà có thủy, hay mở cửa hoặc có giếng trời thì cũng gọi là tù mà không tù. Hoặc trong vận 8 lập trạch tọa Tỵ hướng hợi thì sang vận 9 Hướng tinh cũng bị nhập tù. Khi đó tại vị trí cung Ly 9 (có sao hướng là 5) mà có nước, mở cửa thông khí hoặc có giếng trời thì cũng không còn bị tù nữa.
Nói về Giếng trời thì phong thủy, Giếng trời nên đặt tại những vị trí có Hướng tinh vượng khí, sinh khí và tiến khí chiếu tới thì tốt hơn, như thế sẽ thúc đẩy và thu nạp được nguồn vượng khí này, đặt Giếng trời ở những vị trí đó rất tốt cho nguồn tài chính và phúc lộc của gia đình.
Không nên đặt tại những nơi có Hướng tinh suy khí chiếu tới, vì như vậy sẽ làm cho Linh thần suy khí đắc địa, nạp khí xấu vào nhà dẫn đến phá tài, mất lộc.
Ngoài ra cũng không nên đặt bể cá tại nơi có Sơn tinh là vượng khí, sinh khí hoặc tiến khí chiếu tới. Vì như thế sẽ làm cho Sơn tinh hạ thủy, phá đi cách cục vượng khí dẫn tới sức khỏe người trong nhà có chiều hướng suy giảm, bệnh tật phát sinh mà tài lộc cũng bị hao tổn.

(f/b Phong thủy nhà ở)

Thứ Năm, 2 tháng 9, 2021

Khi muốn chặt cây cần phải làm gi?

 

 Khi muốn chặt cây cần phải làm gi?


Trong Kinh, Phật nói cho chúng ta biết phàm những cây cao bằng thân người hoặc cao hơn đầu người thì đều có thần cây trú ở đó. Thần cây là gì? Quỷ thần nương vào trú ở trong cây nên xưng họ là thần cây. Do họ chẳng có chổ để trú ngụ nên mới phải trú ở trong cây để che mưa đỡ nắng. Những quỷ thần này họ rất thích mùi hương, cho nên những cây có mùi hương như: nguyệt quế, ngọc lan, dạ lý hương....đều có rất nhiều quỷ thần trú ngụ trong đó.
Nay nếu chúng ta muốn đốn hạ cây đi, nói cách khác tức là chiếm đoạt chổ ở của họ, vậy họ có bằng lòng hay không? Nếu họ không bằng lòng mà khởi lên ác niệm thì họ sẽ đến phá rối, báo thù, gây rắc rối cho bạn, cuộc sống của bạn theo đó mà chẳng được an ổn. Nếu phước báo của bạn lớn thì họ chẳng có biện pháp chi để xâm hại bạn, tuy nhiên họ rất là nhẫn nại chờ đợi, đợi đến lúc vận của bạn suy thoái thì họ liền đến để quấy phá. Thế nên, Phật dạy chúng ta muốn đốn cây thì 3 ngày trước đó cần phải tế lễ tụng Kinh, nói với họ:
_ " Tôi bất đắc dĩ mới phải đốn hạ cái cây này đi, nay mời quý vị hãy dọn nhà đi nơi khác".
Đây tức là mời họ dọn nhà đi. Đợi 3 ngày sau khi họ đã dọn nhà đi rồi thì lúc đó ta mới được đốn cây, chứ chẳng phải là muốn đốn hạ cây nào thì liền ra tay đốn hạ cây đó. Hoặc không nên tuỳ tiện hái hoa vặt lá, đặc biệt là những cây mọc hoang ngoài đường. Vì sao? Vì bạn khiến cho chúng quỷ thần này chẳng được an ổn, thì đâu có lý nào họ lại để yên cho bạn được an ổn chứ.
Hiện nay mọi người đều chẳng tin những chuyện này, luôn cho là mê tín. Đặc biệt là ngày nay việc khai phá đất nghĩa trang để lấy đất xây nhà, những người này cứ tuỳ tiện mà di dời những phần mộ trong khu nghĩa trang đó, đoạt những khu đất ấy để xây nhà lầu. Nhưng cũng may là những người cư trú trong những căn nhà lầu này phước báo tương đối nhiều, nên nhờ phước báo này mà có thể duy trì được vài năm. Đến khi phước báo hết rồi thì những quỷ thần này sẽ đến phá hoại họ, làm cho thân tâm của những người ở đó chẳng an, khiến cho xã hội theo đó mà động loạn. Khổng lão phu tử dạy chúng ta:
_ " Đối với quỷ thần cần phải tôn kính, nhưng phải lánh xa".
Chúng ta đối với chúng quỷ thần này cần phải thường có tâm tôn kính họ, không nên xem thường mà tuỳ tiện chọc phá họ. Vậy như thế nào là phải lánh xa? Đó là đừng học theo họ thường thường nuôi cái tâm sân hận có thù tất báo này. Phải biết rằng quỷ thần có an ổn hay không, thì đối với sự an định của xã hội có liên quan rất mật thiết. Nếu làm cho những quỷ thần này không thể an ổn, một khi họ làm loạn lên thì sẽ ảnh hưởng đến xã hội chúng ta, có rất nhiều tai biến vô duyên vô cớ sẽ sanh khởi. Cho nên, chúng ta đối với đạo lý này cần phải hiểu cho rõ ràng, để chính mình trong đời này có thể an an ổn ổn mà sinh sống, mà tu học.

THẦN CÂY LÀ THẬT CÓ, CHẲNG PHẢI MÊ TÍN. CHO NÊN, CHÚNG TA KHÔNG NÊN TUỲ TIỆN CHẶT PHÁ CÂY CỐI HAY HÁI HOA VẶT LÁ, ĐẶC BIỆT LÀ NHỮNG CÂY MỌC HOANG NGOÀI ĐƯỜNG.
_ (theo Pháp Sư Tịnh Không_)