Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2022

Phong trào kết nghĩa Bắc - Nam từ 1960


 Ngày xưa có một phong trào được gọi là kết nghĩa Bắc - Nam . Tất cả các tỉnh thành ở miền bắc kết nghĩa với các tỉnh thành miền nam . Hà Nam quê tôi kết nghĩa với Biên Hòa . Năm nay là tròn 60 năm kết nghĩa ( 1959 - 2019 ) . Ngày học phổ thông tôi vẫn hay thắc mắc là tại sao ở Phủ Lý lại có trường tên Biên Hòa , Đường Biên Hòa , rạp chiếu bóng Biên Hòa ... Nên tôi đi tìm hiểu biết có phong trào này . Ở phong trào này có rất nhiều tỉnh kết nghĩa như Thái Bình kết nghĩa Vĩnh Trà ( Trà Vinh ) . Cho nên ta thấy bài hát có câu : cô ba dũng sỹ quê ở Trà Vinh ,chị hai năm tấn quê ở Thái Bình , giữa TP. Thái Bình có dòng kênh Vĩnh Trà cũng bắt nguồn từ phong trào này .... Hay tỉnh Nam Định kết nghĩa với Mỹ Tho ( Tiền Giang ) . Ở Nam Định có chợ Mỹ Tho ... Hay tỉnh Hưng Yên kết nghĩa với Tân An ( Long An ).....

KẾT NGHĨA BẮC- NAM
Thời kỳ chống Mỹ, miền Bắc đã tổ chức phong trào "Vì miền Nam ruột thịt" với nhiều hiệu quả thiết thực. Nổi bật trong đó là phong trào “Kết nghĩa Bắc- Nam” giữa các thành phố và tỉnh miền Bắc với các thành phố và tỉnh miền Nam.
Tác dụng thiết thực của phong trào kết nghĩa Bắc- Nam là động viên quân dân miền Bắc thi đua sản xuất và chiến đấu bảo vệ miền Bắc, chi viện miền Nam theo tinh thần "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người".
Các tỉnh, thành phố kết nghĩa miền Bắc nhận con em miền Nam
tập kết về nuôi dưỡng và cán bộ miền Nam ra an dưỡng theo kế hoạch cấp trên giao; cung cấp cán bộ cho các tỉnh miền Nam; thăm hỏi, động viên cán bộ miền Nam tập kết trong các dịp lễ, tết...

Chợ Mỹ Tho Nam Định, Phố Trần Hưng Đạo, Bà Triệu, Nam Định

Danh sách các tỉnh miền Bắc và miền Nam kết nghĩa anh em:
1) Hà Nội- Huế- Sài Gòn (8/10/1960).
2) Hải Phòng- Đà Nẵng.
3) Quảng Bình- Quảng Trị- Thừa Thiên.
4) Thanh Hóa- Quảng Nam (12/3/1960).
5) Nghệ An- Quảng Ngãi.
6) Hà Tĩnh- Bình Định (16/3/1960).
7) Bắc Kạn- Kon Tum.
😎 Cao Bằng- Gia Lai.
9) Lạng Sơn- Đắk Lắk.
10) Hà Giang- Lâm Đồng (2/9/1960).
11) Hải Dương- Phú Yên (9/1/1960).
12) Thái Nguyên- Khánh Hòa.
13) Yên Bái- Ninh Thuận.
14) Tuyên Quang- Bình Thuận.
15) Hà Nam- Biên Hòa (2/4/1959).
16) Lào Cai- Thủ Dầu Một.
17) Hồng Quảng (Hồng Gai và Quảng Yên cũ)- Bà Rịa (1/5/1960).
18) Sơn Tây- Tây Ninh.
19) Hòa Bình- Gia Định (3/4/1960).
20) Bắc Ninh- Chợ Lớn.
21) Hưng Yên- Tân An.
22) Nam Định- Mỹ Tho (6/1/1960).
23) Kiến An- Gò Công (24/1/1960)
24) Vĩnh Phúc (Vĩnh Yên và Phúc Yên cũ)- Bến Tre.
25) Thái Bình- Vĩnh Trà (Vĩnh Long và Trà Vinh) (20/3/1960).
26) Hà Đông- Cần Thơ.
27) Bắc Giang- Sóc Trăng (27/2/1960).
28) Phú Thọ- Long Châu Sa (Long Xuyên, Châu Đốc và Sa Đéc) (1/2/1960).
29) Hải Ninh- Rạch Giá và Long Châu Hà (Long Xuyên, Châu Đốc và Hà Tiên) (1/5/1960).
30) Ninh Bình- Bạc Liêu (gồm cả Cà Mau) (23/1/1960).
Giờ tình cảm các vùng miền vẫn ổn, chỉ có mấy thằng hậu duệ của lũ bại trận suốt ngày chọc ngoáy mục đích khiến cho phân hoá vùng miền thôi.
(Nguồn ST(

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét