Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Người tiểu đội trưởng năm xưa

Hai  bà mẹ -CCB Nguyễn Thế Vũ-Tác giả chụp với vợ, chồng anh CCB Vũ Đình Đảng (ngày 28/2/2013)

Hôm tôi ra Bắc nhằm ngày 2/4/1976 thì anh Vũ Đình Đảng-người Tiểu đội trưởng của Tiểu đội trinh sát (pháo 105  mặt đất) thuộc Trung đội ba- Đại đội 2-Tiểu đoàn 23-11 (trực thuộc sư đoàn 4 Hậu Giang-Quân khu 9)  đang đi công tác đột xuất cùng Tư lệnh sư đoàn ở Rạch Giá; chuẩn bị kế hoạch bắn biển vì có thông tin Pônpốt dùng tàu thuyền xâm phạm lãnh hải của ta. Tuy  miền Nam đã hòa bình không còn một bóng tên xâm lược; nhưng lúc này ở mặt trận biên giới phía Nam đang nóng lên.
Cuộc chiến tranh ở biên giới Tây Nam do Khmer đỏ đứng đầu là Pôn Pốt - Iêng Xari chính thức phát động (có sự hậu thuẫn của Bá quyền Phương Bắc)  đã nổ ra. Những khiêu khích ban đầu của Khmer đỏ :    Ngày 5/5/1975 , Khmer đỏ đã đưa quân lên chiếm đảo Thổ Chu, sau khi chiếm đảo chúng đã bắt đi gần 600 người dân (và giết một số dân thường)  đồng thời chiếm đảo Poulowai, dùng tàu thăm dò bắc đảo Phú Quốc, Nam du. Ngày 7/5/1975, lực lượng ta tại đảo Phú Quốc đã buộc địch phải rút khỏi phía bắc đảo. Ngày 25/5/75 Quân khu 9 dùng 2 tiểu đoàn của trung đoàn 195 và 1 phần các đơn vị được Bộ tăng cường: Lữ đoàn lính thủy đánh bộ 101, không quân và hải quân tiến công giải phóng đảo Thổ Chu.
Sau vài ngày bao vây, thì đến ngày 30/5 ta điều các tầu chiến đã đổ bộ lên Thổ Chu tấn công tiêu diệt 1 tiểu đoàn địch, diệt 200 tên, bắt sống 315 tên. Quân ta đã chiếm lại và làm chủ đảo.
Sau đó quân khu 9 có ý định tiếp tục thu hồi quần đảo Cô Tang  và Bộ quốc phòng đã triển khai lực lượng bảo vệ toàn bộ biên giới Việt Nam – Căm pu chia”.
Nhận lệnh của Đại đội trưởng Nguyễn Hạnh Phúc , tiểu đội trinh sát do anh Đảng làm tổ trưởng cùng một số anh em nữa đi điều nghiên  bắn biển ở bờ biển Rạch Giá (và Kiên Giang), Vì thời gian này Khmer đỏ liên tục cho tầu, thuyền vào khu vực biển phía cực Nam của Tổ quốc quấy phá.
Tại  căn cứ  “Thiết giáp Chi Lăng” (Căn cứ Chi Lăng tại vùng Bảy núi ), thuộc huyện biên giới Tịnh Biên tỉnh An Giang;  đơn vị vừa huấn luyện và vừa sẵn sàng chiến đấu cao.
Gặp lại anh tâm sự:  “Sau khi chú ra quân, đơn vị đón thêm quân mới chủ yếu là người miền Nam và vừa huấn luyện vừa sẵn sàng chiến đấu. Lúc này đơn vị đã được trang bị chính qui hiện đại là tiểu đoàn pháo binh với nhiều “đại pháo” 105 li và thêm cả pháo 155 li - xe ô tô GMC kéo; nhưng trình độ kỹ chiến thuật và tác chiến còn quá yếu nên cấp trên tuyển chọn một số cán bộ từ cấp tiểu đội và một số anh em quân cũ đã kinh qua chiến đấu đi học sĩ quan chỉ huy”. Anh Vũ Đình Đảng đã được chọn đi học sĩ quan, tháng 8/1976 anh được ra Đà Lạt học sĩ quan. Như vậy là anh xa đơn vị sau tôi 6 tháng.
 Học song lớp sĩ quan pháo binh, anh được điều về công tác ở Quân đoàn 1. Lúc này cuộc  chiến tranh chống lấn chiếm biên giới ở phía Bắc do  Trung Quốc phát động  nổ ra   ngày càng ác liệt.
Anh được điều động lên phòng tuyến phía Bắc với hàm đại úy Tiểu đoàn trưởng. Mặt trận phía Bắc anh đã có mặt ở hầu hết các tỉnh biên giới phía Bắc.
 Đến năm 1987 anh chuyển ngành sau đó về hưu.
Anh tâm sự khi về nghỉ hưu ở thôn Tướng Loát xã Yên Trị huyện Ý Yên tỉnh Nam Định mình thấy quá chật chội, nhà chỉ có vài chục m2 lại ở giữa làng, đồng ruộng thì xa, sức khỏe lại cũng yếu. Trong khi đó ở xã Yên Trị  của anh nằm ở phía nam huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Phía đông bắc tiếp giáp xã Yên Đồng, phía tây nam tiếp giáp sông Đáy, phía tây bắc giáp xã Yên Khang. Xã có 10 thôn xóm gồm: thôn Tướng Loát, thôn Hạc Bổng, thôn Xóm Giữa, thôn Xóm Giáo, thôn Xóm Bến, thôn Xóm Trong, thôn Trại Trong, thôn Ngọc Trấn, thôn Vĩnh Trị và thôn Trại Bến.

Là vùng đất hình thành sớm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, Ý Yên nằm ở vùng đất trũng hơn cả.
Quê hương Ý Yên có nhiều làng nghề truyền thống qua hàng chục thế kỷ, nổi tiếng như: đúc đồng Tống Xá, mộc La Xuyên, sơn mài Cát Đằng. Sự tài hoa của bàn tay, khối óc nghệ nhân  của người dân Ý Yên kết tinh lại trong các tác phẩm, công trình tôn giáo tín ngưỡng như đình Ruối, đình Cát Đằng, đình La Xuyên. Ý Yên còn là nơi tàng ẩn kho tàng văn hoá dân gian phong phú. Làng chèo cổ Yên Nhân với những làn điệu cất lên từ vùng quê “đồng trắng, nước trong” ca ngợi quê hương, tình làng nghĩa xóm đã có tác động không nhỏ trong đời sống cộng đồng cho tới tận ngày nay. Quê hương anh còn nổi tiếng  là đất học, đất văn, quê hương của 18 tiến sỹ, Hoàng giáp, Phó bảng, tiêu biểu như tiến sỹ Khiếu Năng Tĩnh.
Và ; thôn quê anh ở lại chủ yếu làm nông nghiệp nên đời sống chỉ đủ ăn và xã anh vẫn còn nghèo.
Do vậy khi xã có chủ trương di dân ra vùng đất ven sông Đáy để làm kinh tế gia đình anh đã xung phong là một trong những người đi tiên phong.
Chỗ ở mới bây giờ có tên “Trại Tướng” (có thể hiểu là nơi nhân dân thôn Tướng Loát làm trang trại!).
Sau khi liên lạc với anh, Tôi và Nguyễn Thế Vũ đã đến nhà anh; Tôi đưa mẹ Tôi đi cùng. Tính từ  2/4/1976 đến nay thì đã 37 năm gặp lại nhau. Mừng vui. Gặp lại anh người Tiểu đội trưởng năm xưa-người lính “Cụ Hồ” và đã từng vào nơi chiến trận , qua nhiều chiến trường. Vẫn là người anh thân thuộc  như ngày nào.
Nhà anh hôm nay với trên 1000m2  đất  ven dòng sông Đáy hiền hòa. Với mái nhà cấp 4 hiên Tây mái chảy khoảng 50m2, 2 cái ao nuôi cá khoảng 500m2. Và với 8 sào ruộng nước 2 vụ mỗi năm /3,5 tấn lúa. Tuy không giàu có lắm nhưng đủ ăn; gia đình rất hạnh phúc. Một vợ, hai con đã có dâu-rể, có cháu nội, ngoại. Anh cười hiền và rất vui. Gặp lại chúng tôi, anh đón mẹ anh ra nhà anh để mẹ Anh và mẹ Tôi “hai bà mẹ chiến sĩ năm nào” trò chuyện về cái thời “xa xưa” ấy và chỉ có mẹ và chúng tôi mới hiểu?
Chuyện trò với nhau nhớ lại cái ngày gian khó ấy và chiến tranh cũng đã lùi xa. Nhân duyên hôm nay gặp lại. Sống với nhau nơi chiến trận tận miền Tây Nam bộ và hôm nay gặp lại nhau ở giữa vùng châu thổ Sông Hồng.
Niềm vui nhân lên khi các mẹ được gặp mặt nhau và hiểu phần nào quãng đường những đứa con của mình đã đi qua- đã trưởng thành- và nay đã hoàn thành nghĩa vụ của người thanh niên khi đất nước có giặc “đâu còn giặc là ta còn đi chiến đấu”!

 Hẹn nhau từ khi đất nước còn “chia đôi”, bao giờ hết giặc ai có điều kiện thì tìm về gặp nhau nhé! Lời hẹn ước năm xưa nay đã thành sự thật, còn gì vui hơn những niềm vui của “người Lính”.

 Đất nước hòa bình , bây giờ về quê anh  dễ đi lắm toàn đường nhựa thẳng tắp, tuy đường đi còn nhỏ hẹp khoảng 110 km: Từ Hà Nội đến Phủ Lý- theo đường 21B- vào đường chợ Viềng-Phủ Dầy- qua ngã 3 Cát Đằng - xã Yên Tiến - xã Yên Đồng là đến xã Yên Trị ; sau đó hỏi về “Trại Tướng” là nhà anh ở đó. /.
(Ngô Lê Lợi-ngày 28/2/2013- ngày gặp mặt 3 người cựu chiến binh D23-11)

       Xem thêm bài: Gặp lại người đồng đội sau 36 năm xa cách


MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG NGÀY GẶP MẶT

Mẹ của Tác giả-Mẹ của anh CCB Vũ Đình Đảng

Tác giả và CCB Nguyễn Thế Vũ


Anh CCB Vũ Đình Đảng và Tác giả


Vợ chồng anh CCB Vũ Đình Đảng


Ông và cháu nội


Cháu ngoại (đứng sau) và cháu nội (đứng trước) của Ông Vũ Đình Đảng
Sông Đáy

Toàn cảnh nhà anh CCB Vũ Đình Đảng 








Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

Chùa Đại Giác xã Mỹ Lương (Huyện Chương Mỹ -Hà Nội)

Chùa Đại Giác (chùa Gốm) Thôn Mỹ Lương-Xã Mỹ Lương-Chương Mỹ-Hà Nội.



Xã Mỹ Lương  thuộc phía Tây Nam (huyện Chương Mỹ) ở phía Tây Nam Hà Nội; xã có 4 thôn: Thôn Mỹ Lương, Thôn Khôn (Khuôn) Duy, Thôn 11, Núi Sáo.Cách trung tâm thủ đô Hà Nội khoảng 35 km.

Là huyện có nhiều đình, chùa, đền, miếu... phong cảnh tuyệt đẹp như: chùa Trăm gian, chùa Trầm, chùa Hỏa Tinh, chùa Cao, chùa Thấp, chùa Sấu (Sùng Nghiêm Tự), đình Nội, đình Xá, đình Ninh Sơn, Đình ba thôn Lễ Khê, Chùa Khâu Lăng (xã Hồng phong), Đình Trung Tiến, Đình Nghè, Đình Thướp, Đình Hồng Thái, Đình Kỳ Viên, Chùa Trung Tiến (Thuộc xã Trần Phú)... hầu hết đều tập trung quanh thị trấn Chúc Sơn. Các đình, chùa đều mở hội vào dịp đầu xuân (tháng 1, tháng 2 âm lịch).

Xã Mỹ Lương có chùa Đại Giác (hay còn gọi là chùa Gốm); ý nghĩa của “Đại Giác là mong muốn con người giác ngộ” tọa lạc ở thôn Mỹ Lương. Quang cảnh khu chùa rất đẹp.
Chùa tọa lạc trên mảnh đất tương đối “vuông” khoảng 1000m2. Chùa chính được xây dựng năm 2002;  gồm có nhà chùa chính : gian giữa thờ Phật, hai gian bên cạnh: thờ Đức chúa ông và Đức thánh hiền. Bên cạnh chùa có xây một nhà thờ Mẫu và Đức thánh Trần. Từ cổng đi vào là tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát cao khoảng 3m. Hai bên nhà chùa chính có hai  nhà: một nhà thờ “Ban Tổ” và sư Thầy ở; một nhà  để du khách phật tử chuẩn bị đồ lễ.

Nhà Sư trụ trì chùa Đại Giác còn được phân công trụ trì cả chùa Linh Quang (đang xây dựng mới) tọa lạc ở thôn Văn Phú, xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Chùa nằm cạnh đường Hồ Chí Minh. Chùa này mới hoàn thành xây dựng nhà “Ban Tổ” và Nhà ở cho Sư và Vãi  đang cần sự công đức của du khách phật tử để  xây dựng chùa. Theo nhà chùa thì chùa sẽ phấn đấu hoàn thành vào năm 2015. Khách thập phương công đức mời đến chùa (điện thoại của nhà sư trụ trì: Tỳ kheo Ni Thích Vạn Linh, điện thoại: 0975.664.299)

Hàng năm nhân dân và phật tử đến chùa rất đông để vãng cảnh và cầu xin sự phù hộ độ trì của Phật, Thánh và cầu Tài-cầu Lộc rất động; Các phật tử đến chùa rất vui được sư Thầy tiếp đón rất nồng hậu./.
(Ngô Lê Lợi- Hà Nội ngày 25/2/2013)

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CHÙA ĐẠI GIÁC VÀ CHÙA LINH QUANG

Chùa Đại Giác

Chính điện thờ Phật

Thờ Đức chúa ông

Thờ Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát

Thờ Đức Thánh Hiền 

Tượng Hộ Pháp (bên Đức Chúa Ông)

Tượng Hộ Pháp (bên Đức Thánh Hiền) 
Tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát
Nhà thờ Mẫu (sau chùa)

Chùa Linh Quang (đang xây dựng)



 

Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Bún đũa Nam Định và 50 món ăn đặc sản ghi-nét Việt Nam ghi nhận

Chủ nhân là ông Nguyễn Hoàng Hiệp ở 95-Mai Anh Tuấn phường Ô Chợ Dừa
quận Đống Đa Hà Nội-(ĐT: 098.2222.999) (Ảnh Ngô Lê Lợi chụp từ Báo)

Cửa hàng Bún đũa Nam Định ở số 157 phố Minh Khai (thành phố Nam Định)

Chủ cửa hàng bán bún đũa Nam Định ở 157 phố Minh Khai (Nam Định)

Bán Bún đũa


Bánh cuốn thịt nướng (đặc sản của Hà Nam)


I/Hà Nội: 3 món
1-Phở Hà Nội
2-Chả Cá Lã Vọng
3-Bún chả
4-Bún Thang

II/Hồ Chí Minh: 3 món
1-Cơm Tấm Sài Gòn
2-Gỏi cuốn Sài Gòn
3-Chả giò Sài Gòn

III/Hà Nam: 1 món
1-Bánh cuốn thịt nướng

IV/Nam Định: 1 món
1-Bún đũa

V/Ninh Bình: 2 món
1-Cơm cháy
2-Thịt Dê núi Trường Yên (6 món)

VI/Hải Dương: 1 món
1-Bún cá Rô đồng

 VII/Còn tiếp....... (dưới)


1. Phở Hà Nội

2. Chả cá Lã Vọng (Hà Nội)

3. Bún chả (Hà Nội):

4. Bún thang (Hà Nội)

5. Bánh cuốn Thanh Trì (Hà Nội)

6. Lợn “cắp nách” 6 món (Lai Châu)

7. Thịt trâu khô (Điện Biên)

8. Phở chua (Lạng Sơn)

9. Chả mực Hạ Long (Quảng Ninh)

10. Gà Tiên Yên (Quảng Ninh)

11. Bún cá rô đồng (Hải Dương)

12. Bánh đa cua (Hải Phòng)

13. Bánh cuốn thịt nướng Phủ Lý (Hà Nam)

14. Bún đũa (Nam Định)

15. Dê núi Trường Yên 6 món (Ninh Bình)

16. Cơm cháy (Ninh Bình)

17. Súp lươn

18. Chắt chắt (Quảng Bình)

19. Bún bò Huế (Thừa Thiên - Huế)

20. Bánh bèo (Thừa Thiên - Huế)

21. Cơm hến (Thừa Thiên - Huế)

22. Bánh bột lọc nhân tôm (Thừa Thiên Huế):

23. Bánh khoái Huế

24. Bánh tráng cuốn thịt lợn 2 đầu da (Đà Nẵng)

25. Mì Quảng (Quảng Nam)

26. Bê thui Cầu Mống:

27. Cá bống sông Trà (Quảng Ngãi)

28. Món don (Quảng Ngãi)

29. Bún chả cá Quy Nhơn

30. Yến sào (Khánh Hòa)

31. Bánh căn (Ninh Thuận)

32. Lẩu thả (Bình Thuận)

33. Gà nướng KonPlông (Kon Tum)

34. Phở khô (Gia Lai)

35. Canh atiso hầm giò lợn

36. Bánh canh Trảng Bàng (Tây Ninh)

37. Bánh bèo bì (Bình Dương):

38. Bánh khọt (Bà Rịa - Vũng Tàu)

39. Gỏi cuốn (Sài Gòn)

40. Chả giò (Sài Gòn)

41. Cơm tấm (Sài Gòn)

42. Hủ tiếu Mỹ Tho (Tiền Giang)

43. Bún cá Long Xuyên (An Giang)

44. Vịt nấu chao (Cần Thơ)

45. Cá thát lát 7 món Hậu Giang

46. Bánh cóng (Sóc Trăng)

47. Bún nước lèo (Sóc Trăng)

48. Bánh tằm bì (Bạc Liêu)

49. Lẩu mắm U Minh (Cà Mau)

50. Chả trứng mực (Cà Mau)

Thứ Hai, 18 tháng 2, 2013

Mừng Đảng, Mừng Xuân Quí Tỵ, Mừng Công Ty Cổ Phần Năng Lượng Sơn Vũ Ngày Càng Phát Triển

Toàn cảnh buổi gặp mặt của Công ty CP năng lượng Sơn Vũ (ông Nguyễn Văn Ngọc TGĐ đang phát biểu)
            Sáng xuân nay mùng 10 tết Công ty cổ phần năng lượng Sơn Vũ (Trụ sở công ty: ở Tầng 2, nhà 4F, khu đô thi Trung Yên, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội). Toàn công ty đã gặp mặt cán bộ công nhân viên chức  “Mừng Đảng, Mừng Xuân  Quí Tỵ, Mừng Công Ty Cổ Phần Năng Lượng Sơn Vũ Ngày Càng Phát Triển”.



  Mở đầu buổi gặp mặt Ông Nguyễn Văn Ngọc Chủ tịch HĐQT- kiêm Tổng Giám đốc công ty đã chúc tết cán bộ công nhân viên của công ty.

         

Ông Tổng Giám đốc đã đánh giá một năm hoạt động và thấy rằng công ty không ngừng phát triển và có sự đóng góp của Tập thể cán bộ công nhân viên của toàn công ty trong năm qua.

          Mặc dù trong năm qua còn gặp nhiều khó khăn nhưng công ty  đạt được kết quả tốt trong sản xuất kinh doanh.



Kết quả về sản xuất kinh doanh. Đã tổ chức khai thác hiệu quả Nhà máy thủy điện Mường Hum: Công suất 32MW; điện lượng 121,86 triệu kW.h/năm; Tổng giá trị đầu tư gần 1000 tỷ đồng (hiện đang là Nhà máy lớn nhất của khu vực Lào Cai); đã thành lập Công ty thành viên là “Công ty TNHH.MTV thủy điện Mường Hum” đã đảm bảo thực hiện tốt quy chế, kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012; tổ chức Vận hành Nhà máy an toàn, lâu bền, hiệu quả .  Tổng Doanh thu năm 2012:  Trên 127, 435 tỷ đồng .

Làm tốt việc nộp thuế và các khoản nộp vào Ngân sách Nhà nước :  Trên 16, 222 tỷ đồng.  Các khoản đóng góp xã hội:   55,8 triệu đồng. Tổng thu nhập bình quân của cán bộ, công nhân viên:   5,5 trđồng/ người/tháng. Đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân viên của Công ty ngày càng được cải thiện, năm sau cao hơn năm trước.



Đời sống văn hóa tinh thần của người lao động ngày một nâmg cao.

Công ty đã quan tâm và chú ý đảm bảo đầy đủ mọi chế độ cho người lao động. Đại học, cao đẳng có tỷ lệ  70% nhân lực (Trong đó có 02 đ/c trên đại học); có 100% cán bộ, công nhân, nhân viên đều đã qua đào                       tạo chuyên môn, nghiệp vụ; 100% công nhân viên đã ký hợp đồng lao động.    100% cán bộ, công nhân viên trong Doanh nghiệp đều được đóng BHYT, BHXH,   BHTN, tham gia đầy đủ các chế độ, chính sách của Nhà nước đối với người lao động. 

Các hoạt động khác của Công ty.

Trong năm qua đã thực hiện tốt các phong trào thi đua và hoạt động thể thao, hoàn thành vượt mức chỉ tiêu sản xuất kinh doanh, lập thành tích chào mừng các ngày Lể lớn năm 2012 (82 năm ngày thành lập Đảng, 67 năm ngày cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 37 năm ngày thống nhất đất nước...), thiết thực chào mừng 15 năm thành lập Quận Cầu Giấy

     Các phong trào thi đua, như: “Thi đua xây dựng công trình An toàn, chất lượng, tiến độ, hiệu quả”;  “Thi đua sản xuất kinh doanh giỏi” ; “Tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; “Thi đua làm tốt công việc hàng ngày” ; “Làm việc có Kế hoạch, Công nghiệp, trí tuệ, hiệu quả” ;“Giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn nơi làm việc”...

Cán bộ  công nhân viên của công ty  đã đăng ký thực hiện gia đình văn hóa ; tích cực vận động gia đình, đồng nghiệp... thực hiện nghiêm túc các chủ trương, đường lối và chính sách Pháp luật của Nhà nước. Tích cực thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” ; thực hiện tốt văn hóa Doanh nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ Đô và Đất nước.

        

         Mùa xuân mới đang về trên quê hương đất nước, bước sang  năm mới 2013 chắc chắn Công Ty Cổ Phần Năng Lượng Sơn Vũ sẽ gặt hái được nhiều thành công mới trong các lĩnh vực kinh doanh và hoàn thành các dự án mà công ty đang triển khai./.

(Ngô Lê Lợi- ngày 10 Quí Tị- Bài Viết này cảm ơn Ông : Nguyễn Tất Bá Phó tổng Giám đốc phụ trách công tác nội chính)


MỘT SỐ HÌNH ẢNH GẶP MẶT ĐẦU XUÂN QUÝ TỴ

















Thứ Năm, 14 tháng 2, 2013

Đầu xuân hành hương về Đất Phật

Bạn Trần Quang Hải -Bạn Đỗ Văn Thanh (chụp ở đền Đô Bắc Ninh ngày 14/2/2013)
                                                                                      


Mùng 3 tết năm Quí Tị trời ở Hà Nội có mưa nhẹ; bầu trời như hạ xuống thấp hơn mọi năm. Cái rét ngọt làm cho hương vị ngày tết còn in đậm trên từng mái nhà con phố. Ngày tết đường phố rất vắng nên Thủ đô Hà Nội không sôi động như những ngày thường. 

     Theo lịch Vạn sự  thì ngày mùng 3 tết là Ngày Hành Thổ ; ngày Kỷ Dậu: Kỷ Thổ sinh Dậu Kim- Đại cát. Ngày này có nhiều sao tốt; rất tốt cho  đi lễ đền chùa cầu may; hay  đi thăm người thân, trồng cây, và làm lễ hoá vàng buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều đều tốt.
           
Hẹn nhau từ trong tết; ngày mùng 3 tết anh em bạn từ Hà Giang về ăn tết tại nhà bạn Đỗ Văn Thanh ở quận Đống Đa (trước là  Phó Giám đốc sở Giao thông vận tải Hà Giang và nay đang công tác tại Tổng cục đường bộ Việt Nam).
           
Năm nào cũng vậy, và cũng đã hơn mười năm rồi, bạn  Trần Quang Hải (Phó Giám đốc Ban quản lí Sở Giao thông vận tải Hà Giang) và bạn Đặng Mạnh Hà (Giám đốc một doanh nghiệp tên tuổi của Hà Giang) gặp nhau tại Hà Nội và đi vãng cảnh trẩy hội Chùa Hương và một số đền chùa  quanh vùng Bắc bộ.
Cơm nước xong; 9 giờ 30 trên chiếc xe camry cùng bốn anh em thẳng hướng về Bến Đục trẩy hội chùa hương. Đến 11 giờ 30 đã đến khu vực bến Yến. Năm nay đi chùa vào ngày 3 tết, trời mưa không to lắm nhưng rất nhiều nước làm cho cái rét tê tái lòng người. Tuy vậy theo ban quản lí chùa Hương  từ ngày mùng 1 đến mùng 3 tết đã có khoảng 2 vạn người  đến chùa Hương và hệ thống cáp treo vận chuyển khách đã hoạt động.

Khi chùa Hương khai hội  xung quanh núi rừng của khu quần thể di tích bừng lên của  hoa mơ nở trắng núi rừng Hương Sơn,  phật tử cùng tao nhân mặc khách khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hành trình về một miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành ở non cao Hương Tích , để dâng lên Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn bay bổng hòa quyện với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật.
       
        Hội chùa Hương diễn ra trong thời gian 3 tháng trên địa bàn xã Hương Sơn ( huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Nội). Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng nghìn con thuyền: Gỗ, sắt, máy... Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ đến con đò và đàn cò trắng thấp thoáng đôi bờ như lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh-  Đi thuyền trên suối Yến một dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa. Và đến nay, ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho người đi hội.
     
        Rời con thuyền, giã từ sông nước, điểm đầu tiên của chùa Hương là đi vào vùng núi có tên rất ngọt ngào “Mâm xôi-con Gà” , du khách và phật tử bắt đầu những dây phút vượt núi đi lên (ngày xưa là hẻm núi nho nhỏ, ngày nay là một con đường rộng và thoai thoải hai bên xây bậc) ; lúc này thấp thoáng trong mù sương con người được hòa nhập vào núi  rừng trong cảnh chùa chiền và bắt đầu hành trình mới - hành trình leo núi. Chùa đầu tiên trong chùm di tích là chùa Thiên Trù. Vào chùa thắp một nén hương lòng nguyện ước cầu cho “quốc thái dân an” và cầu cho gia đình hạnh phúc một năm “sức khỏe và vạn sự như ý cát tường”. Từ đây đi tiếp lên. Đi cáp treo hoặc leo bộ.
    Nếu leo núi chơi hang, chơi động có cái lý thú  riêng vì mọi người  đông đảo hăm hở và khí thế. Số người leo núi bộ hành thường đông hơn số đi cáp treo. Leo núi Hương Sơn dẫu có mệt nhưng có cảnh có người và có không khí của ngày hội nên ai cũng cảm thấy thích thú với cuộc chơi xuân vãn cảnh chùa của mình. Cuộc leo núi ấy tạo ra trong con người tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp. Và sự kỳ vọng cái đẹp hẳn sẽ làm cho con người thêm phần sảng khoái tin yêu cuộc đời này hơn. Còn đi cáp treo cũng có cái hay của nó, từ trên cao nhìn toàn cảnh Hương Sơn trong sương, xanh xanh những thảm cây xanh tươi tốt và xa xa là những mảnh ruộng đang vào vụ. rừng hoa mơ trắng kiêu hãnh trên vùng Hương Sơn.
         Có thể thấy, trẩy hội chùa Hương không chỉ dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời - cảnh bụt, mà trước hết là do ở sự tiếp xúc  hòa quyện  giữa con người trước thiên nhiên cao rộng. Vẻ đẹp lung linh của sông nước, bao la của đất trời, sâu lắng của núi rừng, huyền bí của hang động… Và dường như đất - trời, sông núi đẹp hơn nhờ tài sáng tạo hình tượng của thiên nhiên hùng vĩ.  Về nơi đất Phật bao giờ cũng thấy nhẹ nhõm và cái tâm an.
        
      Năm nay, phí tham quan danh thắng chùa Hương và phí thuyền, đò, cáp treo  không tăng so với năm ngoái (2012). Giá vé tham quan thắng cảnh chung cho toàn khu di tích chùa Hương là 85.000đ (Trong đó: 50.000 đồng/lượt,là  giá vé thuyền đò tuyến Hương Tích (tuyến chính) là 35.000 đồng/lượt là vé thắng cảnh. Vé cáp treo là 120.000đ/khứ hồi (từ Ga Thiên Trù đi Ga Hương Tích). Mùa hội này, có khoảng 5.000 thuyền, đò được đưa vào sử dụng phục vụ du khách.

Tuy nhiên ngoài những chiếc đò chở khách theo truyền thống thì có rất nhiều những chiếc xuồng máy  cùng hoạt động nên làm cho sóng nước vào các đò chèo tay rất nguy hiểm! Nếu đi chùa Hương năm nay du khách hãy cẩn thận vì sóng nước có thể làm cho đò chèo tay bị chìm!
           
            Chào chùa Hương đoàn tiếp tục đi Nam Định, nơi đó có quần thể di tích Thiên Trường; quần thể gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Trước khi vào đền, phải qua hệ thống cổng ngũ môn.  Qua cổng là một hồ nước hình chữ nhật. Chính giữa phía sau hồ nước là khu đền Thiền Trường. Phía Tây đền Thiên Trường là đền Trùng Hoa, phía Đông là đền Cố Trạch.
             
         Đền Cố Trạch nằm phía Đông của đền Thiên Trường. Nhìn từ sân,  bên phải đền Thiên Trường. Đền Cố Trạch được xây vào năm 1894.  Đền Cố Trạch đặt bài vị của Trần Hưng Đạo, gia đình và gia tướng. Tiền đường của đền Cố Trạch là nơi đặt bài vị của 3 gia tướng thân tín của Trần Hưng Đạo, đó là Phạm Ngộ, Phạm Ngũ LãoNguyễn Chế Nghĩa.
     Thiêu hương (kinh đàn) là nơi đặt long đình trong có tượng Trần Hưng Đạo cùng 9 pho tượng Phật. Bên trái đặt bài vị các quan văn. Bên phải đặt bài vị của các quan võ. Gian tả vu là nơi đặt bài vị Trương Hán Siêu, Phạm Thiện Nhân và các bài vị văn thần triều Trần. Gian hữu vu là nơi đặt bài vị võ thần triều Trần, bài vị Trần Công và các thân nhân họ Trần. Tòa trung đường là nơi đặt bài vị và tượng của Trần Hưng Đạo, bài vị của 4 người con trai, của Phạm Ngũ Lão và các tả hữu tướng quân.Tòa chính tẩm là nơi đặt bài vị của cha và mẹ Trần Hưng Đạo, của Trần Hưng Đạo và vợ (công chúa Thiên Thành), của 4 người con trai và 4 người con dâu của Trần Hưng Đạo, của con gái và con rể (Phạm Ngũ Lão).
           
       Đến đây du khách đừng quên vào khu đền Bảo Lộc.  Đền Bảo Lộc nguyên là đền An Lạc, thuộc làng Bảo Lộc, tổng Hữu Bị, huyện Mỹ Lộc nay là xã Mỹ Phúc huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định. Từ  khu di tích Thiên Trường (thành phố Nam Định) đi vào đền Bảo Lộc khoảng 2km. Ngày nay đi lại rất thuận tiện giao thông thông thoáng  gặp dốc Hữu Bị rẽ trái, đi dọc đê Châu Giang. Đền được xây dựng trên đất “thang mộc” của An sinh vương Trần Liễu, thân phụ của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn và là anh trai của Trần Thái Tông – vị vua đầu tiên của vương triều Trần.
Tương truyền, ấp An Lạc là nơi sinh ra và lớn lên của Trần Quốc Tuấn, một thiên tài quân sự đã làm vẻ vang đất nước với ba lần đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông. Tài hoa, đức độ, cuộc đời ông là bản anh hùng ca về tinh thần trung – hiếu – nghĩa – chí – tín. Ông đã từng khảng khái trả lời vua Trần Nhân Tông trong lúc nguy nan: “Xin hãy chém đầu thần trước, sau hãy hàng giặc. Đầu thần còn giữ được, xã tắc vẫn bền vững lâu dài, xin bệ hạ đừng lo”. Với công lao to lớn trong ba cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, tháng 4 năm 1288 ông được ban tước hiệu “Quốc công tiết chế Hưng Đạo đại vương”. Khi ông mất, triều đình lại phong là: “Thái sư Thượng phụ Thượng quốc công Nhân vũ Hưng Đạo đại vương”. Suốt một đời phò vua giúp nước, ông dốc sức xây dựng Đại Việt thành quốc gia “Thái bình thịnh trị” với câu nói nổi tiếng “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước vậy”. Chính sách trọng nông, lấy dân làm gốc…không chỉ giúp nhà Trần chiến thắng những kẻ thù mạnh nhất mà còn giúp vương triều tồn tại và phát triển rực rỡ gần 200 năm. Là đại thần của triều đình, được ví là bậc Thượng phụ nhưng Hưng Đạo đại vương luôn lấy chữ “nhân” để xử thế, vì vậy ông gần gũi với dân và được nhân dân tôn kính. Ông là “Cha”, là “Đức Thánh Trần”, là huyền thoại sống mãi trong tâm thức của lớp lớp thế hệ người Việt Nam. Nhân dân dựng đền thờ ông ở nhiều nơi trong ấp An Lạc là nơi anh hùng dân tộc đã gắn bó thuở thiếu thời.

Vào dịp khai ấn đầu xuân, năm nay vào sáng 15/1 Quí Tị khai ấn “theo lệ xưa vào đêm rằm thì Hưng Đạo vương Trần Quốc cấp “Lộc ấn” cho các tướng”. Nếu  Giám đốc các doanh nghiệp vào Bảo Lộc “quê” của Ông du khách  sẽ “nhận Lộc ấn” ngay không phải chờ đến sáng 15; một tục hay rất cần truyền đời mãi mãi !

Tiếp tục hành hương vào du di tích Phủ Dầy. Quần thể di tích Phủ Dầy gồm hơn 20 đền, phủ, chùa, lăng,... nằm trải đều trong một không gian đẹp với cảnh quan thiên nhiên phong phú, có núi có sông xen giữa ruộng đồng màu mỡ thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Phủ Dày là một quần thể di tích gồm ba di tích chính: phủ Tiên Hương (phủ chính), phủ Vân Cát và lăng bà Chúa Liễu.
 Ở đây có phủ chính Tiên Hương thờ bà chúa Liễu Hạnh, một trong “Tứ Bất Tử” của điện thần Việt Nam (Thánh Tản Viên, Thánh Dóng, Chử Đồng Tử, bà chúa Liễu Hạnh). Phủ Tiên Hương là một công trình đẹp được xây dựng từ thời Lê - Cảnh Trị (1663 - 1671) và đã qua nhiều lần trùng tu. Phủ Tiên Hương có 19 toà với 81 gian lớn nhỏ, mặt phủ quay về phía tây nam nhìn về dãy núi Tiên Hương. Trước phủ có hồ và một sân rộng, có 3 toà nhà dàn hàng ngang hai tầng, tách mái. Một hồ bán nguyệt có lan can thấp bao quanh, có bình phong và hai cầu vượt đều bằng đá chạm khắc hình con rồng với móng vuốt sinh động tinh xảo. Phủ có 4 lớp thờ (4 cung): đệ nhất, đệ nhị, đệ tam, đệ tứ. Các cung đều được tập trung các nghệ thuật chạm khắc tinh vi, thể hiện đủ các mảng đề tài: rồng, phượng, hổ... Chính cung (cung đệ nhất) có một khám thờ khảm trai, bề thế và tinh xảo. Đây chính là nơi đặt 5 pho tượng có giá trị mỹ thuật cao của thế kỷ thứ 19.

Theo tục truyền Bà chúa hay phát “Lộc tiền” cũng tương tự Bà chúa “kho” nhưng vì bà “cho không” như kiểu “lộc rơi, lộc vãi” không phải trả vào cuối năm, nên thông thường những người làm nghề ngân hàng, buôn bán , công chức.....đầu xuân  đến “xin lộc” rất đông. “Lộc” được bà phát ở trong  “chính cung” ; du khách, đệ tử phải xếp hàng “vào cung”; “lộc” là một miếng vải áo chừng 3 phân “vuông” và một cành “Lộc đỏ”. Nếu ai đã đến Phủ Dầy mà không vào cung “xin lộc” coi như chưa vào đền!

Tạm biệt Phủ Dầy, tiếp tục hành hương vào đất Phật chùa Bái Đính. Đến đây mới thấy một không gian “đất Phật mênh mông ”.

Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn nhất  với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam, chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á... Chùa Bái Đính được công nhận là di tích cấp quốc gia đặc biệt. Hiện nay xác hạng mục xây dựng, đang mở rộng khu chùa. Chùa nằm ở cửa ngõ phía tây khu di tích cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh - Gia Viễn cách Hà Nội 95 km.
Quần thể chùa Bái Đính hiện có diện tích 539 ha bao gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới, các khu vực như: công viên văn hoá và học viện Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan, đường giao thông và bãi đố xe, khu hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh... vẫn đang được tiếp tục xây dựng.
            Đến Bái Đính du khách, phật tử nên đi lên chùa Cổ Bái Đính tọa lạc trên núi Bái Đính. Khu chùa này nằm gần trên đỉnh của một vùng rừng núi khá yên tĩnh, gồm có một nhà tiền đường ở giữa, rẽ sang bên phải là hang  thờ Phật, rồi đến đền thờ thần Cao Sơn ở sát cuối cửa sau của hang sáng; rẽ sang bên trái là đền thờ thánh Nguyễn rồi đến động tối thờ mẫu và tiên. Nơi đây nằm ở vùng đất hội tụ đầy đủ yếu tố nhân kiệt theo quan niệm dân gian Việt Nam, đó là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần.
Năm nay vào khu vực chùa  du khách thấy về tổ chức rất tốt không còn cảnh chen lấn lộn xộn giữa du khách và người bán hàng dong; từ bãi gửi xe có khoảng 200 cái xe điện vận chuyển du khách phật tử vào cổng chùa, sau đó du khách đến chùa Hạ thờ Phật Bà Quán Thế Âm nghìn tay nghìn mắt, Chùa Trung thờ phật tổ Thích Ca Mô Ni Phật, chùa Thượng thờ  Tam Thế Phật. Từ  chùa Thượng có đường lên khu chùa Cổ khoảng 600 m dốc thoai thoải dễ đi lắm.
Vé xe điện từ bãi gửi xe vào cổng chùa khoảng 3,5 km giá 50.000đ/vé khứ hồi. Nhưng chiều ra (khứ hồi) ban quản lí làm chưa tốt lắm, tuy xe nhiều nhưng do điều hành kém nên du khách chen nhau lên xe rất lộn xộn. Nếu ở điểm này mà xây dựng được bến lên xe và có  đường đi cho du khách để không chen nhau lên xe thì tốt. Mặt khác đường đi vào nhỏ ; mà xe và du khách bộ hành đi chung đường nên rất có thể xẩy ra tai nạn vì khách đông và xe điện lại nhiều tránh nhau rất khó.
Chào tạm biệt chùa Bái Đính, đoàn hành hương về đền Bà chúa “kho”.
Đền Bà Chúa Kho toạ lạc trên lưng chừng ngọn núi Kho, tại khu Cô Mễ, xã Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm trong quân thể di tích của khu Cô Mễ (gồm: Đình - Chùa - Đền) mà còn là nơi hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương mang tính tín ngưỡng. Ngôi đền có liên quan đến sự kiện Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống năm 1076. Vào thời đó ở làng Cổ Mễ, núi Kho, Cầu Gạo... vốn là những nơi đặt kho lương thực của quân Lý ở bờ nam chiến tuyến Như Nguyệt (Sông Cầu . Đền Cổ Mễ thờ Bà Chúa Kho chính là nơi tưởng niệm một người phụ nữ Việt Nam đã khéo tổ chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong thời kỳ trước và sau chiến thắng Như Nguyệt. Vào đời nhà Lý, Bà có công giúp triều đình trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh) và đã "thác" trong cuộc kháng chiến chống quân Tống vào ngày 12 tháng giêng năm Đinh Tỵ (1077). Nhà vua thương tiếc phong cho Bà là Phúc Thần. Người dân nhớ thương Bà lập nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho. Bà Chúa Kho xuất thân từ một gia đình nghèo khó ở làng Quả Cảm gần đó. Sau khi lấy vua Lý, thấy ruộng đất ở đây bị hoang hoá, bà xin vua cho về làng chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang. Không ai biết tên bà, khi bà qua đời, nhân dân lập đền thờ để ghi lại công ơn bà là đã hết lòng chăm lo cho dân ấm no, trông coi các "lẫm thóc, lẫm tiền" của Nhà nước. Công lao của bà đã được triều đại phong kiến ghi nhận qua việc sắc phong đền thờ bà là "Chủ khổ linh từ" (Đền thiêng thờ bà Chúa Kho).  Ngày nay trong chùa còn ba pho tượng đá khá đẹp mang rõ phong cách điêu khắc thời Mạc.
Vì Bà có kho lương, kho gạo nên đầu năm khi giao thừa vừa sang năm mới, thì du khách thập phương đã ùn ùn kéo đến để “vay tiền”, tuy nhiên cũng có nhiều người đến vãn cảnh, vui xuân, hoặc “xin lộc rơi, lộc vãi”. Số mà vay theo mọi người nói lại, “đầu năm vay, cuối năm phải đến trả” thì số làm ăn được mới không bị Bà “thu đi”. Tuy nhiên các mâm lễ cũng khác nhau, nếu “xin lộc rơi, lộc vãi” thì khoảng 180.00 đ đến 250.000đ/mâm; còn “vay tiền” tiền của Bà thì giao động khoảng 300.000.000 đ đến 500.000.000đ/mâm tùy theo việc vay và kinh doanh ngành nghề. Đầu xuân mà du khách đến đền Bà Chúa ùn ùn.

Cuối cùng là di tích Đền Đô. Đền Đô nằm trên vùng đất "địa linh nhân kiệt" Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh (cách Thủ đô Hà Nội  20 km). Từ xưa vùng đất này đã nổi tiếng là vùng văn hóa, là nơi có phong cảnh đẹp. Đền Đô được xây dựng từ thời Lý Công Uẩn (thế kỷ XI).
 Đền  nổi tiếng là vùng văn hóa, là nơi có phong cảnh đẹp. Đền Đô được xây dựng từ thời Lý Công Uẩn (thế kỷ XI). Đền thờ 8 vị vua nhà Lý đó là: Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009-1028); Lý Thái Tông (1028-1054); Lý Thánh Tông (1054-1072); Lý Nhân Tông (1072-1128); Lý Thần Tông (1128-1138); Lý Anh Tông (1138-1175); Lý Cao Tông (1175-1210) và Lý Huệ Tông (1210-1224).
Bên ngoài , phía trước đền là một hồ bán nguyệt ; xây dựng trên hồ có một nhà  gọi là Nhà thủy đình . Đây là nơi để các chức sắc ngày trước ngồi xem biểu diễn rối nước. Hồ này thông với ao Cả trên và ao Cả dưới và sông Tiêu Tương xưa. Thủy đình ở phía Bắc hồ rộng 5 gian có kiến trúc chồng diêm 8 mái, 8 đao cong.Kiến trúc của nhà  Thủy  đình rất đẹp ; khi Pháp đô hộ nước  ta , nhà  thủy đình từng được Ngân hàng Đông Dương (thời Pháp thuộc) chọn là hình ảnh đẹp và in trên giấy bạc "năm đồng vàng".
Đầu xuân đi đến đền chùa là một chuyến hành hương mang tính tâm linh,  nhưng không phải ai cũng trải nghiệm được đủ sắc thái  của đất trời và đấng linh thiêng giữa con người trong cuộc đời mênh mông mà hữu hạn. Có lẽ, để có một cái tâm an tĩnh để suy ngẫm nhân tình thế thái thì nên đến đền -chùa, chính là lúc này đây.
Vui xuân này Quí Tị  nhớ đến mùa xuân  Giáp Ngọ sau vui lắm, hẹn gặp lại và thành tâm chúc nhau một năm sức khỏe và thành đạt trên mọi mặt cuộc sống, cuộc vui nào mà không vài chén phải không? (mà không uống mới là lạ)./.



(Ngô Lê Lợi-mùng 5 tết Quí Tị).


MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ ĐẤT PHẬT

*HÌNH ẢNH SẮM LỄ VÀO CHÙA HƯƠNG






Bạn Vịnh-Trưởng phòng Giáo dục Hoàng Su Phì gặp tại chùa Hương (đang ghi Công đức )

Đi  chùa Hương Tích bằng cáp treo
Tác giả (chụp ở chùa Thiên Trù-chùa Hương)
Vào động Hương Tích (cao nhất chùa Hương)

Bàn ghi công đức Chùa Hương (ngày 13/2/2013)



 HÌNH ẢNH Ở ĐỀN TRẦN-NAM ĐỊNH

Tổng thể đền Trần-Nam Định


Đường vào đền




Đền Trùng Hoa thờ vua Trần


Bạn Đỗ Văn Thanh và TRần Quang Hải


Bạn Đỗ Văn Thanh và Bạn Đặng Mạnh Hà



Tác giả và em trai Ngô Cảnh Toàn Giám đốc công ty TNHH Thanh Thanh Sơn (Hà Nam)






HÌNH ẢNH ĐỀN BÀ CHÚA KHO     

Cổng vào đền Bà chúa Kho

Đền thờ Bà chúa Kho

Cung thờ Bà chúa Kho
                                           
 
HÌNH ẢNH Ở CHÙA BÁI ĐÍNH
                                                                       
Bãi gửi xe chùa Bái Đính



Mua vé xe điện 


Du khách đi trên xe điện
















Ăn cơm chay (trong chùa Bái Đính)

Nhà hàng cơm chay (25,000đ/xuất)






Nơi bán cơm chay và các thức ăn chay

Bán vé mua ẩm thực  ăn chay



Khách quá đông ẩm thực chay cũng hết

Trong động mẫu (trên khu chùa Bái Đính Cổ)




Đào Tiên trong chùa Bái Đính


                                                                         
HÌNH ẢNH Ở ĐỀN ĐÔ-BẮC NINH 










Chụp ở nhà thủy đình



 

Chúc một năm An Lạc và Vạn Sự Cát Tường !