|
Bạn Trần Quang Hải -Bạn Đỗ Văn Thanh (chụp ở đền Đô Bắc Ninh ngày 14/2/2013) |
Mùng 3 tết năm Quí Tị trời ở Hà Nội
có mưa nhẹ; bầu trời như hạ xuống thấp hơn mọi năm. Cái rét ngọt làm cho hương
vị ngày tết còn in đậm trên từng mái nhà con phố. Ngày tết đường phố rất vắng nên Thủ đô Hà Nội không sôi động như những ngày thường.
Theo lịch Vạn sự thì ngày mùng 3 tết
là Ngày Hành Thổ ; ngày Kỷ Dậu: Kỷ Thổ sinh Dậu Kim- Đại cát. Ngày này có
nhiều sao tốt; rất tốt cho đi lễ đền
chùa cầu may; hay đi thăm người thân, trồng cây, và làm lễ hoá vàng buổi sáng, buổi trưa,
buổi chiều đều tốt.
Hẹn nhau từ trong tết; ngày mùng 3
tết anh em bạn từ Hà Giang về ăn tết tại nhà bạn Đỗ Văn Thanh ở quận Đống Đa (trước là Phó Giám đốc sở Giao thông vận
tải Hà Giang và nay đang công tác tại Tổng cục đường bộ Việt Nam).
Năm nào cũng vậy, và cũng đã hơn mười năm rồi, bạn
Trần Quang Hải (Phó Giám đốc Ban quản lí Sở Giao thông vận tải Hà
Giang) và bạn Đặng Mạnh Hà (Giám đốc
một doanh nghiệp tên tuổi của Hà Giang) gặp nhau tại Hà Nội và đi vãng cảnh
trẩy hội Chùa Hương và một số đền chùa
quanh vùng Bắc bộ.
Cơm nước xong; 9 giờ 30 trên chiếc
xe camry cùng bốn anh em thẳng hướng về Bến Đục trẩy hội chùa hương. Đến 11 giờ
30 đã đến khu vực bến Yến. Năm nay đi chùa vào ngày 3 tết, trời mưa không to
lắm nhưng rất nhiều nước làm cho cái rét tê tái lòng người. Tuy vậy theo ban
quản lí chùa Hương từ ngày mùng 1 đến
mùng 3 tết đã có khoảng 2 vạn người đến chùa Hương và hệ thống cáp treo vận
chuyển khách đã hoạt động.
Khi chùa Hương khai hội xung quanh núi rừng của khu quần thể di tích bừng
lên của hoa mơ nở trắng núi rừng Hương
Sơn, phật tử cùng tao nhân mặc khách
khắp 4 phương lại nô nức trẩy hội chùa Hương. Hành trình về một miền đất Phật -
nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành ở non cao Hương Tích , để dâng lên
Người một lời nguyện cầu, một nén tâm hương, hoặc thả hồn bay bổng hòa quyện
với thiên nhiên ở một vùng rừng núi còn in dấu Phật.
Hội chùa Hương diễn ra trong
thời gian 3 tháng trên địa bàn xã Hương Sơn ( huyện Mỹ Đức, tỉnh
Hà Nội). Vào những ngày tổ chức lễ hội, chùa Hương tấp nập vào ra hàng nghìn con
thuyền: Gỗ, sắt, máy... Nét độc đáo của hội chùa Hương là thú vui ngồi thuyền
vãng cảnh lạc vào non tiên cõi Phật. Chính vì vậy, nói đến chùa Hương là nghĩ
đến con đò và đàn cò trắng thấp thoáng đôi bờ như lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh- Đi thuyền trên suối Yến một dạng của văn hóa thuyền của cư dân Việt ngay từ thuở xa xưa.
Và đến nay, ngày hội bơi thuyền ở chùa Hương luôn tạo cảm hứng mãnh liệt cho
người đi hội.
Rời con thuyền, giã từ sông
nước, điểm đầu tiên của chùa Hương là đi vào vùng núi có tên rất ngọt ngào “Mâm
xôi-con Gà” , du khách và phật tử bắt đầu những dây phút vượt núi đi lên (ngày
xưa là hẻm núi nho nhỏ, ngày nay là một con đường rộng và thoai thoải hai bên
xây bậc) ; lúc này thấp thoáng trong mù sương con người được hòa nhập vào núi
rừng trong cảnh chùa chiền và bắt đầu hành
trình mới - hành trình leo núi. Chùa đầu tiên trong chùm di tích là chùa Thiên
Trù. Vào chùa thắp một nén hương lòng nguyện ước cầu cho “quốc thái dân an” và
cầu cho gia đình hạnh phúc một năm “sức khỏe và vạn sự như ý cát tường”. Từ đây
đi tiếp lên. Đi cáp treo hoặc leo bộ.
Nếu leo núi chơi hang, chơi động có
cái lý thú
riêng vì mọi người
đông đảo hăm hở và khí thế. Số người leo núi
bộ hành thường đông hơn số đi cáp treo. Leo núi Hương Sơn dẫu có mệt nhưng có
cảnh có người và có không khí của ngày hội nên ai cũng cảm thấy thích thú với
cuộc chơi xuân vãn cảnh chùa của mình. Cuộc leo núi ấy tạo ra trong con người
tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên đến cái đẹp. Và sự kỳ vọng cái đẹp hẳn sẽ làm cho
con người thêm phần sảng khoái tin yêu cuộc đời này hơn. Còn đi cáp treo cũng
có cái hay của nó, từ trên cao nhìn toàn cảnh Hương Sơn trong sương, xanh xanh
những thảm cây xanh tươi tốt và xa xa là những mảnh ruộng đang vào vụ. rừng hoa
mơ trắng kiêu hãnh trên vùng Hương Sơn.
Có thể thấy, trẩy hội chùa Hương
không chỉ dừng lại ở chốn Phật đài hay bầu trời - cảnh bụt, mà trước hết là do
ở sự tiếp xúc
hòa quyện
giữa con người trước thiên nhiên cao rộng. Vẻ
đẹp lung linh của sông nước, bao la của đất trời, sâu lắng của núi rừng, huyền
bí của hang động… Và dường như đất - trời, sông núi đẹp hơn nhờ tài sáng tạo
hình tượng của thiên nhiên hùng vĩ.
Về nơi đất Phật bao giờ cũng thấy nhẹ nhõm và cái tâm an.
Năm nay, phí tham quan danh
thắng chùa Hương và phí thuyền, đò, cáp treo không tăng so với năm
ngoái (2012). Giá vé tham quan thắng cảnh chung cho toàn khu di tích chùa Hương là
85.000đ (Trong đó: 50.000 đồng/lượt,là giá vé thuyền đò tuyến Hương Tích (tuyến chính) là 35.000
đồng/lượt là vé thắng cảnh. Vé cáp treo là 120.000đ/khứ hồi (từ Ga Thiên Trù đi Ga Hương Tích). Mùa hội này, có khoảng 5.000
thuyền, đò được đưa vào sử dụng phục vụ du khách.
Tuy nhiên
ngoài những chiếc đò chở khách theo truyền thống thì có rất nhiều những chiếc
xuồng máy cùng hoạt động nên làm cho
sóng nước vào các đò chèo tay rất nguy hiểm! Nếu đi chùa Hương năm nay du khách hãy cẩn thận vì sóng nước có thể làm
cho đò chèo tay bị chìm!
Chào chùa
Hương đoàn tiếp tục đi Nam Định, nơi đó có quần thể di tích Thiên Trường; quần
thể gồm 3 công trình kiến trúc chính là đền Thiên Trường (hay đền Thượng), đền Cố
Trạch (hay đền Hạ) và đền Trùng Hoa. Trước khi vào đền, phải qua hệ thống cổng
ngũ môn. Qua cổng là một hồ nước hình
chữ nhật. Chính giữa phía sau hồ nước là khu đền Thiền Trường. Phía Tây đền
Thiên Trường là đền Trùng Hoa, phía Đông là đền Cố Trạch.
Đền Cố Trạch nằm
phía Đông của đền
Thiên Trường. Nhìn từ sân,
bên phải đền Thiên Trường. Đền Cố Trạch được
xây vào năm 1894.
Đền Cố Trạch đặt bài
vị của
Trần Hưng Đạo, gia đình và gia tướng. Tiền
đường của đền Cố Trạch là nơi đặt bài vị của 3 gia tướng thân tín của
Trần Hưng Đạo, đó là Phạm Ngộ,
Phạm Ngũ Lão và
Nguyễn Chế Nghĩa.
Thiêu hương (kinh đàn) là nơi đặt
long đình trong có tượng
Trần Hưng Đạo cùng 9 pho tượng Phật. Bên trái
đặt bài vị các quan văn. Bên phải đặt bài vị của các quan võ. Gian tả vu là nơi
đặt bài vị
Trương Hán Siêu,
Phạm Thiện Nhân và các bài
vị văn thần triều Trần. Gian hữu vu là nơi đặt bài vị võ thần triều Trần, bài
vị Trần Công và các thân nhân họ Trần. Tòa trung đường là nơi đặt bài vị và
tượng của
Trần Hưng Đạo, bài vị của 4 người con trai, của
Phạm Ngũ Lão và các tả hữu tướng quân.Tòa chính tẩm là nơi đặt bài vị của cha
và mẹ
Trần Hưng Đạo, của Trần Hưng Đạo và vợ (công
chúa Thiên Thành), của 4 người con trai và 4 người con dâu của
Trần Hưng Đạo, của con gái và con rể (Phạm Ngũ
Lão).
Đến đây du khách đừng quên vào khu đền Bảo Lộc. Đền Bảo Lộc nguyên là đền An Lạc, thuộc làng
Bảo Lộc, tổng Hữu Bị, huyện Mỹ Lộc nay là xã Mỹ Phúc huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam
Định. Từ khu di tích Thiên Trường (thành
phố Nam Định) đi vào đền Bảo Lộc khoảng 2km. Ngày nay đi lại rất thuận tiện
giao thông thông thoáng gặp dốc Hữu Bị
rẽ trái, đi dọc đê Châu Giang. Đền được xây dựng trên đất “thang mộc” của An
sinh vương Trần Liễu, thân phụ của Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn và là anh trai
của Trần Thái Tông – vị vua đầu tiên của vương triều Trần.
Tương truyền, ấp An Lạc là nơi sinh ra và lớn lên
của Trần Quốc Tuấn, một thiên tài quân sự đã làm vẻ vang đất nước với ba lần
đánh tan quân xâm lược Nguyên Mông. Tài hoa, đức độ, cuộc đời ông là bản anh
hùng ca về tinh thần trung – hiếu – nghĩa – chí – tín. Ông đã từng khảng khái
trả lời vua Trần Nhân Tông trong lúc nguy nan: “Xin hãy chém đầu thần
trước, sau hãy hàng giặc. Đầu thần còn giữ được, xã tắc vẫn bền vững lâu dài,
xin bệ hạ đừng lo”. Với công lao to lớn trong ba cuộc kháng chiến chống
giặc ngoại xâm, tháng 4 năm 1288 ông được ban tước hiệu “Quốc công tiết chế
Hưng Đạo đại vương”. Khi ông mất, triều đình lại phong là: “Thái sư Thượng phụ
Thượng quốc công Nhân vũ Hưng Đạo đại vương”. Suốt một đời phò vua giúp nước,
ông dốc sức xây dựng Đại Việt thành quốc gia “Thái bình thịnh trị” với câu nói
nổi tiếng “Khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước
vậy”. Chính sách trọng nông, lấy dân làm gốc…không chỉ giúp nhà Trần chiến
thắng những kẻ thù mạnh nhất mà còn giúp vương triều tồn tại và phát triển rực
rỡ gần 200 năm. Là đại thần của triều đình, được ví là bậc Thượng phụ nhưng
Hưng Đạo đại vương luôn lấy chữ “nhân” để xử thế, vì vậy ông gần gũi với dân và
được nhân dân tôn kính. Ông là “Cha”, là “Đức Thánh Trần”, là huyền thoại sống
mãi trong tâm thức của lớp lớp thế hệ người Việt Nam. Nhân dân dựng đền thờ ông
ở nhiều nơi trong ấp An Lạc là nơi anh hùng dân tộc đã gắn bó thuở thiếu thời.
Vào dịp khai ấn đầu xuân, năm nay vào sáng 15/1 Quí
Tị khai ấn “theo lệ xưa vào đêm rằm thì Hưng Đạo vương Trần Quốc cấp “Lộc ấn” cho
các tướng”. Nếu Giám đốc các doanh
nghiệp vào Bảo Lộc “quê” của Ông du khách sẽ “nhận
Lộc ấn” ngay không phải chờ đến sáng 15; một tục hay rất cần truyền đời mãi mãi !
Tiếp tục hành hương vào du di tích Phủ Dầy. Quần
thể di tích Phủ Dầy gồm hơn 20 đền, phủ, chùa, lăng,... nằm trải đều
trong một không gian đẹp với cảnh quan thiên nhiên phong phú, có núi có
sông xen giữa ruộng đồng màu mỡ thuộc xã Kim Thái, huyện Vụ Bản,
tỉnh Nam Định. Phủ Dày là một quần thể di tích gồm ba di tích chính: phủ Tiên
Hương (phủ chính), phủ Vân Cát và lăng bà Chúa Liễu.
Ở đây có phủ
chính Tiên Hương thờ bà chúa Liễu Hạnh, một trong “Tứ Bất Tử” của điện thần
Việt Nam (Thánh Tản Viên, Thánh Dóng, Chử Đồng Tử, bà chúa Liễu Hạnh). Phủ
Tiên Hương là một công trình đẹp được xây dựng từ thời Lê - Cảnh Trị (1663
- 1671) và đã qua nhiều lần trùng tu. Phủ Tiên Hương có 19 toà với 81 gian lớn nhỏ,
mặt phủ quay về phía tây nam nhìn về dãy núi Tiên Hương. Trước phủ có hồ và một
sân rộng, có 3 toà nhà dàn hàng ngang hai tầng, tách mái. Một hồ bán nguyệt có
lan can thấp bao quanh, có bình phong và hai cầu vượt đều bằng đá chạm khắc hình
con rồng với móng vuốt sinh động tinh xảo. Phủ có 4 lớp thờ (4 cung): đệ nhất,
đệ nhị, đệ tam, đệ tứ. Các cung đều được tập trung các nghệ thuật chạm khắc
tinh vi, thể hiện đủ các mảng đề tài: rồng, phượng, hổ... Chính cung (cung đệ
nhất) có một khám thờ khảm trai, bề thế và tinh xảo. Đây chính là nơi đặt 5 pho
tượng có giá trị mỹ thuật cao của thế kỷ thứ 19.
Theo tục truyền Bà chúa hay phát “Lộc tiền” cũng
tương tự Bà chúa “kho” nhưng vì bà “cho không” như kiểu “lộc rơi, lộc vãi”
không phải trả vào cuối năm, nên thông thường những người làm nghề ngân hàng, buôn
bán , công chức.....đầu xuân đến “xin lộc” rất đông. “Lộc” được bà phát ở trong “chính cung” ; du khách, đệ tử phải xếp hàng “vào
cung”; “lộc” là một miếng vải áo chừng 3 phân “vuông” và một cành “Lộc đỏ”. Nếu
ai đã đến Phủ Dầy mà không vào cung “xin lộc” coi như chưa vào đền!
Tạm biệt Phủ Dầy, tiếp tục hành hương vào đất Phật
chùa Bái Đính. Đến đây mới thấy một không gian “đất Phật mênh mông ”.
Chùa Bái Đính là một quần thể chùa lớn nhất
với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác
lập như chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam, chùa có tượng Phật bằng đồng dát
vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang
La Hán
dài nhất châu Á... Chùa Bái Đính được công nhận là di tích cấp quốc gia đặc
biệt. Hiện nay xác hạng mục xây dựng, đang mở rộng khu chùa. Chùa nằm ở cửa ngõ
phía tây khu di tích
cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia
Sinh -
Gia Viễn
cách
Hà Nội
95 km.
Quần thể chùa Bái Đính hiện có diện tích 539
ha bao
gồm 27 ha khu chùa Bái Đính cổ, 80 ha khu chùa Bái Đính mới, các khu vực như:
công viên văn hoá và học viện Phật giáo, khu đón tiếp và công viên cảnh quan,
đường giao thông và bãi đố xe, khu hồ Đàm Thị, hồ phóng sinh... vẫn đang được
tiếp tục xây dựng.
Đến Bái Đính du khách, phật
tử nên đi lên chùa Cổ Bái Đính tọa lạc trên núi Bái Đính. Khu chùa này nằm gần
trên đỉnh của một vùng rừng núi khá yên tĩnh, gồm có một nhà tiền đường ở giữa,
rẽ sang bên phải là hang
thờ Phật, rồi
đến đền thờ
thần Cao Sơn ở sát cuối cửa sau của hang sáng;
rẽ sang bên trái là
đền thờ thánh Nguyễn rồi đến động tối thờ
mẫu và tiên. Nơi đây nằm ở vùng đất hội tụ đầy đủ yếu tố nhân kiệt theo quan
niệm dân gian
Việt Nam, đó là
đất
sinh Vua,
sinh Thánh,
sinh Thần.
Năm nay vào khu vực chùa du khách thấy về tổ chức rất tốt không còn
cảnh chen lấn lộn xộn giữa du khách và người bán hàng dong; từ bãi gửi xe có
khoảng 200 cái xe điện vận chuyển du khách phật tử vào cổng chùa, sau đó du khách
đến chùa Hạ thờ Phật Bà Quán Thế Âm nghìn tay nghìn mắt, Chùa Trung thờ phật tổ
Thích Ca Mô Ni Phật, chùa Thượng thờ Tam
Thế Phật. Từ chùa Thượng có đường lên
khu chùa Cổ khoảng 600 m dốc thoai thoải dễ đi lắm.
Vé xe điện từ bãi gửi xe vào cổng chùa khoảng 3,5
km giá 50.000đ/vé khứ hồi. Nhưng chiều ra (khứ hồi) ban quản lí làm chưa tốt
lắm, tuy xe nhiều nhưng do điều hành kém nên du khách chen nhau lên xe rất lộn
xộn. Nếu ở điểm này mà xây dựng được bến lên xe và có đường đi cho du khách để không chen nhau lên
xe thì tốt. Mặt khác đường đi vào nhỏ ; mà xe và du khách bộ hành đi chung đường
nên rất có thể xẩy ra tai nạn vì khách đông và xe điện lại nhiều tránh nhau rất
khó.
Chào tạm biệt chùa Bái Đính, đoàn hành hương về đền
Bà chúa “kho”.
Đền Bà Chúa Kho toạ lạc trên lưng chừng ngọn núi
Kho, tại khu Cô Mễ, xã Vũ Ninh, TP Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
Đây không chỉ là khu di tích lịch sử có giá trị nằm
trong quân thể di tích của khu Cô Mễ (gồm: Đình - Chùa - Đền) mà còn là nơi
hàng năm nhân dân khắp cả nước hành hương mang tính tín ngưỡng. Ngôi đền có
liên quan đến sự kiện Lý Thường Kiệt lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống
năm 1076. Vào thời đó ở làng Cổ Mễ, núi Kho, Cầu Gạo... vốn là những nơi đặt
kho lương thực của quân Lý ở bờ nam chiến tuyến Như Nguyệt (Sông Cầu . Đền Cổ
Mễ thờ Bà Chúa Kho chính là nơi tưởng niệm một người phụ nữ Việt Nam đã khéo tổ
chức sản xuất, tích trữ lương thực, trông nom kho tàng quốc gia trong thời kỳ
trước và sau chiến thắng Như Nguyệt. Vào đời nhà Lý, Bà có công giúp triều đình
trông coi kho lương thực tại Núi Kho (tỉnh Bắc Ninh) và đã "thác"
trong cuộc kháng chiến chống quân Tống vào ngày 12 tháng giêng năm Đinh Tỵ
(1077). Nhà vua thương tiếc phong cho Bà là Phúc Thần. Người dân nhớ thương Bà lập
nên đền thờ tại kho lương thực cũ của triều đình ở Núi Kho và gọi Bà với một
niềm tôn kính là: Bà Chúa Kho. Bà Chúa Kho xuất thân từ một gia đình nghèo khó
ở làng Quả Cảm gần đó. Sau khi lấy vua Lý, thấy ruộng đất ở đây bị hoang hoá,
bà xin vua cho về làng chiêu dân lập ấp, khai khẩn ruộng hoang. Không ai biết
tên bà, khi bà qua đời, nhân dân lập đền thờ để ghi lại công ơn bà là đã hết
lòng chăm lo cho dân ấm no, trông coi các "lẫm thóc, lẫm tiền" của
Nhà nước. Công lao của bà đã được triều đại phong kiến ghi nhận qua việc sắc
phong đền thờ bà là "Chủ khổ linh từ" (Đền thiêng thờ bà Chúa Kho). Ngày nay trong chùa còn ba pho tượng đá khá
đẹp mang rõ phong cách điêu khắc thời Mạc.
Vì Bà có kho lương, kho gạo nên đầu năm khi giao
thừa vừa sang năm mới, thì du khách thập phương đã ùn ùn kéo đến để “vay tiền”,
tuy nhiên cũng có nhiều người đến vãn cảnh, vui xuân, hoặc “xin lộc rơi, lộc
vãi”. Số mà vay theo mọi người nói lại, “đầu năm vay, cuối năm phải đến trả”
thì số làm ăn được mới không bị Bà “thu đi”. Tuy nhiên các mâm lễ cũng khác
nhau, nếu “xin lộc rơi, lộc vãi” thì khoảng 180.00 đ đến 250.000đ/mâm; còn “vay
tiền” tiền của Bà thì giao động khoảng 300.000.000 đ đến 500.000.000đ/mâm tùy
theo việc vay và kinh doanh ngành nghề. Đầu xuân mà du khách đến đền Bà Chúa ùn
ùn.
Cuối
cùng là di tích Đền Đô. Đền Đô nằm trên vùng đất "địa linh nhân kiệt"
Đình Bảng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh (cách Thủ đô Hà Nội 20 km). Từ xưa vùng đất này đã nổi tiếng là
vùng văn hóa, là nơi có phong cảnh đẹp. Đền Đô được xây dựng từ thời Lý Công Uẩn
(thế kỷ XI).
Đền nổi tiếng là vùng văn hóa, là nơi có phong cảnh
đẹp. Đền Đô được xây dựng từ thời Lý Công Uẩn (thế kỷ XI). Đền thờ 8 vị vua nhà
Lý đó là: Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009-1028); Lý Thái Tông (1028-1054); Lý
Thánh Tông (1054-1072); Lý Nhân Tông (1072-1128); Lý Thần Tông (1128-1138); Lý
Anh Tông (1138-1175); Lý Cao Tông (1175-1210) và Lý Huệ Tông (1210-1224).
Bên
ngoài , phía trước đền là một hồ bán nguyệt ; xây dựng trên hồ có một nhà gọi là Nhà thủy đình . Đây là nơi để các chức sắc ngày
trước ngồi xem biểu diễn rối nước. Hồ này thông với ao Cả trên và ao Cả dưới và
sông Tiêu Tương xưa. Thủy đình ở phía Bắc hồ rộng 5 gian có kiến trúc chồng
diêm 8 mái, 8 đao cong.Kiến trúc của nhà Thủy đình rất đẹp ; khi Pháp đô hộ nước ta , nhà thủy đình từng
được Ngân hàng Đông Dương (thời Pháp thuộc) chọn là hình ảnh đẹp và in trên giấy bạc
"năm đồng vàng".
Đầu xuân đi đến đền chùa là một chuyến hành hương mang tính tâm linh, nhưng không phải ai cũng trải nghiệm được đủ
sắc thái của đất trời và đấng linh
thiêng giữa con người trong cuộc đời mênh mông mà hữu hạn. Có lẽ, để có một cái
tâm an tĩnh để suy ngẫm nhân tình thế thái thì nên đến đền -chùa, chính là lúc
này đây.
Vui xuân này Quí Tị nhớ đến mùa xuân Giáp Ngọ sau vui lắm, hẹn gặp lại và thành tâm chúc nhau một năm sức khỏe và thành đạt trên mọi mặt cuộc sống, cuộc vui nào mà không vài chén phải không? (mà không uống mới là lạ)./.
(Ngô Lê Lợi-mùng 5 tết Quí Tị).
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ ĐẤT PHẬT
*HÌNH ẢNH SẮM LỄ VÀO CHÙA HƯƠNG
|
Bạn Vịnh-Trưởng phòng Giáo dục Hoàng Su Phì gặp tại chùa Hương (đang ghi Công đức ) |
|
Đi chùa Hương Tích bằng cáp treo |
|
Tác giả (chụp ở chùa Thiên Trù-chùa Hương) |
|
Vào động Hương Tích (cao nhất chùa Hương) |
|
Bàn ghi công đức Chùa Hương (ngày 13/2/2013)
|
HÌNH ẢNH Ở ĐỀN TRẦN-NAM ĐỊNH
|
Tổng thể đền Trần-Nam Định |
|
Đường vào đền |
|
Đền Trùng Hoa thờ vua Trần |
|
Bạn Đỗ Văn Thanh và TRần Quang Hải |
|
Bạn Đỗ Văn Thanh và Bạn Đặng Mạnh Hà |
|
Tác giả và em trai Ngô Cảnh Toàn Giám đốc công ty TNHH Thanh Thanh Sơn (Hà Nam) |
HÌNH ẢNH Ở CHÙA BÁI ĐÍNH
|
Bãi gửi xe chùa Bái Đính
Mua vé xe điện
Du khách đi trên xe điện
Ăn cơm chay (trong chùa Bái Đính)
Nhà hàng cơm chay (25,000đ/xuất)
Nơi bán cơm chay và các thức ăn chay
Bán vé mua ẩm thực ăn chay
Khách quá đông ẩm thực chay cũng hết
Trong động mẫu (trên khu chùa Bái Đính Cổ)
Đào Tiên trong chùa Bái Đính
|
HÌNH ẢNH Ở ĐỀN ĐÔ-BẮC NINH
|
Chụp ở nhà thủy đình |
Chúc một năm An Lạc và Vạn Sự Cát Tường !