Xin chồng con được chết
Chị
Năm vốn là lao động chính trong gia đình. Ngoài việc đồng áng, chị làm làm
thuê, mò cua bắt ốc, phu hồ, gánh gạch kiếm tiền nuôi gia đình. Năm 25 tuổi,
chị mắc thêm căn bệnh viêm xoang, nước mũi chảy liên tục. Chưa kịp nghĩ đến
việc chữa trị bệnh tật thì chị Năm lại giật mình khi nghe các bác sĩ kết luận
chị bị mắc căn bệnh viêm khớp với các chẩn đoán: tất cả các đốt sống cổ của chị
đã bị thoái hóa; các đốt sống lưng: gai ba đốt, xẹp hai đốt, xốp bốn đốt. Các
khớp vai, bờ xương trước bị thoái hóa hoàn toàn.
Căn
bệnh này khiến chị không đi lại được. Toàn thân chị bẹp rúm, dáng đi vẹo vọ,
hai vai lệch, chị đi mà như bò, như lết. Có thời gian chị đã phải nằm tại chỗ
không thể đi lại được. Bệnh tật hành hạ thường xuyên nên chị Năm không làm được
gì, thậm chí mọi sinh hoạt cá nhân cũng phải nhờ chồng, nhờ con giúp đỡ. Đang
từ một người khỏe mạnh, đảm đương mọi công việc gia đình, bỗng dưng phải nằm
một chỗ và phải nhờ đến sự hỗ trợ của mọi người nên chị Năm gần như ngã
gục.
Anh
Vũ Văn Thu (chồng chị Năm) kể, anh đã đưa vợ đi chữa trị khắp nơi, hết tây y
lại đông y, tốn không biết bao nhiêu tiền của mà bệnh tình chỉ được vài ba ngày
lại tái phát. Cứ nghe ở đâu có thầy hay, thuốc giỏi, anh lại cố gắng đưa chị
đến tận nơi. Hết tiền thì bán gà, lợn, thậm chí phải đi vay lãi để chữa trị cho
vợ anh Thu cũng chấp nhận, thế nhưng đi tới đâu anh chị cũng nhận được cái lắc
đầu cùng lời khuyên “chấp nhận sống chung” với bệnh tật.
Suốt
gần 4 năm trời, hai vợ chồng chị Năm rong ruổi khắp nơi tìm thầy chữa bệnh, thế
nhưng bệnh tình chẳng những không giảm mà ngày càng nặng hơn. Đau đớn, suy sụp
lại không muốn làm vướng bận gia đình, chị Năm đã có lần “xin chồng được chết
vì sống như thế này còn khổ hơn cái chết”. Nghe vợ nói vậy, anh Thu ra sức động
viên vợ, rồi hàng ngày luôn quanh quẩn bên vợ, lo chị sẽ nghĩ quẩn mà làm
chuyện dại dột.
|
“Khai mở luân xa” tìm lại sự sống
Tận
tình chăm sóc vợ khi vợ đau ốm, bệnh tật, anh Thu gần như đã xác định vợ mình
sẽ mãi nằm một chỗ như vậy. Không ai ngờ, có một ngày chị Thu bỗng nhiên đứng
thẳng người, đi lại như những người bình thường khác, giống hệt như một điều
thần kỳ mà đến giờ phút này, nhiều khi anh chị vẫn nghĩ rằng chuyện này chỉ có
ở trong mơ. Chị Năm tâm sự: “Tôi có thể khỏe mạnh được như thế này là nhờ thiền
Dưỡng sinh Trường sinh học, nhờ thiền tôi đã được tái sinh”.
Kể
về những ngày đầu đến với thiền, chị Năm bảo, mới đầu chị cũng không tin, bởi
bệnh của chị chữa trị khắp nơi mà không khỏi, sao có thể chỉ dựa vào thiền,
không dùng thuốc mà có thể khỏi được? Thế nhưng, sau khi được chính người em
dâu của chị, là một giáo viên đang dạy học tại Hà Nội nói về phương pháp
thiền, và hiệu quả mà thiền mang lại với mọi người, chị Năm thấy tinh thần phấn
chấn hẳn lên. Như người chết đuối vớ được cọc, chị liền hỏi thăm kỹ càng, ghi
chép cụ thể những thông tin về môn học.
Vào
giữa tháng 7/2012, chị Năm khăn gói lên Cẩm Khê, Phú Thọ với quyết tâm phải
tham gia bằng được khóa học về thiền Dưỡng sinh Trường sinh học. Lên tới Cẩm
Khê, chị lại nghe anh chị em đồng môn truyền nhau câu nói: “Ngồi thiền không
tiền chữa bệnh”. Tại đây, chị được gặp ông Nguyễn Xuân Thai – Chủ nhiệm Câu lạc
bộ ở Cẩm Khê hướng dẫn, giảng giải về cách tập luyện và trực tiếp khai mở Luân
xa. Học xong lớp Hướng dẫn Căn bản Cấp 1 và Cấp 2, về nhà chị chăm chỉ luyện
tập. Mỗi ngày bình quân chị thiền 3 lần, mỗi lần khoảng từ 1-1,5 tiếng.
Nhờ
chăm chỉ luyện tập, chỉ sau một thời gian ngắn căn bệnh viêm họng hạt mãn tính
và viêm xoang đã “không cánh mà bay”, chị Năm cảm thấy phấn chấn và tiếp tục sử
dụng “liều thuốc” thiền kỳ diệu. Ba tháng sau, đợt học lớp Cấp 3 khai mở âm
dương, chị đủ nhân duyên và điều kiện vào lớp nhập học. Chị được “bàn tay vàng”
của cô Hồ Thị Thu, người đã phát triển bộ môn thiền Dưỡng sinh Trường sinh học
từ Bình Định ra khai mở luân xa âm dương. Chị bảo, khi ấy chị thấy cuộc đời
mình thật sự đã sang trang mới.
Chị
Năm kể: “Khi tập và ngồi thiền, do bị bệnh xương khớp nên chân tay, rồi các
khớp xương đau buốt khiến tôi chảy nước mắt. Những lúc đau đớn quá không thể
chịu đựng được, tôi lấy hơi từ từ vươn cao người, hít vào thật sâu căng lồng
ngực sau đó giữ hơi, nín thở đến khi không nín được nữa thì từ từ xả ra bằng
mũi. Làm như vậy khoảng 3-4 lần, cơn đau dần qua. Khoảng 3 tháng đến với thiền
thì tôi có thể ngồi thiền theo tư thế khó nhất trong các động tác thiền. Lần
đầu tiên sau 4 năm trời gần như nằm một chỗ, và cũng là lần đầu tiên sau 3
tháng đến với thiền Dưỡng sinh Trường sinh học, tôi có thể tự đứng thẳng người
lên và đi lại được bằng những bước chân vững chắc. Khi thấy tôi có thể đi lại
được, chính chồng tôi đã không dám tin vào mắt mình. Anh lấy tay dụi mắt liên
hồi rồi hét lên: đúng là điều kỳ diệu”./.
(Bài
của: Nhật Thu - Tuấn Minh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét