Hội CCB phường Trung Hòa dâng hương tại Nghĩa trang LS Trà Lĩnh (Cao Bằng) 27/3/2016 |
Trong 3 ngày từ 26
đến 28/3/2016, Hội CCB phường Trung Hòa tổ chức cho hội viên CCB và hội viên
cựu thanh niên xung phong đi tham quan
một số di tích lịch sử cách mạng thuộc tỉnh Thái Nguyên và Cao Bằng và viếng
nghĩa trang liệt sỹ Trà Lĩnh-Cao Bằng. Chỉ huy chuyến tham quan du lịch là đồng
chí Đại tá Nguyễn Gia Vừa chủ tịch Hội phường và đồng chí Thượng tá Nguyễn Trọng Dinh phó chủ tịch Hội
phường. Tham gia chuyến đi Hội phường còn mời đồng chí Chủ tịch Hội CCB quận Cầu Giấy.
Xuất phát
từ thủ đô Hà Nội lúc 4 giờ 30 sáng; trời se se lạnh của cuối mùa Đông, 4 xe ô
tô chở 143 hội viên CCB và hội viên cựu TNXP bắt đầu hành trình tham quan các di tích lịch sử cách mạng tại
hai tỉnh Thái Nguyên và Cao Bằng.
Từ Hà Nội khi vào Quốc lộ 3 rồi chạy dài qua các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng. Trong tầm mắt hiện lên khung
cảnh núi rừng kháng chiến Việt Bắc hoang sơ và hùng vĩ.
Hà Nội - Thái Nguyên (86km) đường cao tốc rất
đẹp ; qua Thái Nguyên đến huyện Chợ Mới
(Bắc Kạn); Khoảng 9 giờ đoàn dừng chân ăn sáng tại một cửa hàng ăn uống của
người Tày thuộc huyện Chợ Mới-Bắc Kạn. Đến 10 giờ thì qua thành phố Bắc Kạn. Từ
Thái Nguyên - Bắc Kạn (90km); đoạn Thái Nguyên đường trải nhựa hơi nhỏ nhưng
tương đối đẹp vẫn đảm bảo tốc độ 50km/h cho xe 45 chỗ ngồi. Khi vào đất Bắc Kạn
và Cao Bằng Đường nhiều đèo, từ Bắc Cạn –Cao Bằng (120 km) có khoảng 100 km đèo
liên tục bên đèo bên vực sâu (đèo Giàng,
đèo Gió, đèo Khau Khoang, đèo Cao Bắc, Tài Hồ Sìn), nguy hiểm nhất là Đèo gió
vừa dốc lại quanh co. Thỉnh thoảng lại gặp “con 4 chân” chở congteno chạy; tuy
nhiên lái xe do Công ty Du lịch quốc tế ANH QUÂN hợp đồng vận chuyển đoàn đúng là “tay lái
lụa” nên xử lí rất tốt và giữ ổn định tốc độ. Về cơ bản cung đường rất đẹp, mặt
đường đều rải aphan ngon, cảnh đẹp, cây cối xanh tươi (nhất là bắt đầu vào lộc
mùa thanh minh) đoạn đèo Gió bên đường phía vực nhiều cây gạo ra hoa rất đẹp.Trên cả hành trình có 2
đoạn đều có CSGT tuần tra kiểm soát giao thông nên tuy đường đèo nguy hiểm
nhưng xe cộ đi lại rất an toàn.
Đoàn đến thành phố Cao Bằng lúc
11giờ 30, sau khi ăn cơm trưa ở khách sạn Bằng Giang song cạnh sông Bằng Giang,
đoàn di chuyển nhận phòng ở 4 khách sạn: Hoàng Anh; Hương Sen; Hương Sen 2;
Minh Hoàng. Năm nay Lãnh đạo hội phường bố trí chỗ ngủ cho anh em hội viên tốt
hơn năm trước 1 phòng chỉ bố trí 2 người, còn phòng 3 chỉ có một số phòng, do
đó anh em rất phấn khởi chỗ ăn , chỗ ngủ
tốt.
14 giờ đoàn lên đường thăm quan khu
căn cứ cách mạng Pắc Bó. Di
tích Pắc Bó thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách TP. Cao Bằng 55km về phía bắc. Trước
khi vào Pắc Bó đoàn đã làm lễ dâng hương ở Đền thờ Bác Hồ ở khu di tích. Sau đó vào Pắc Bó. Pắc Bó là tên chung cho cả khu là di tích
cách mạng nổi tiếng, nơi Bác Hồ làm việc và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Tên Pắc Bó còn có nghĩa đen là “đầu nguồn/miệng nguồn”. Đoàn đã vào thăm suối
Lê Nin, núi Các mác; hang Cốc Bó (nơi Bác Hồ ở hiện bên trong còn 1 cái phản là
nơi ngủ của Bác), chỗ Bác câu cá, hòn đá dịch lịch sử Việt Nam. Ở đây còn có đường
lên cột mốc 108 nơi Bác đặt chân khi về nước 1941.
Chào tạm biệt Pắc Bó nơi cội nguồn của cách mạng Việt Nam, đoàn về trở
lại thành phố Cao Bằng.
Hôm sau đoàn tiếp tục đi huyện Trà Lĩnh viếng nghĩa trang
Trà Lĩnh , sau đó đi Trùng Khánh thăm thác Bản Giốc. (Đường đi Bản Giốc từ
thành phố Cao Bằng khoảng 80 km, qua 2 đèo Mã Phục và Khau Liêu). Thác nước này cách trung tâm huyện
Trùng Khánh khoảng 20 km về phía đông bắc, Thác Bản Giốc là một thác nước cao
hùng vĩ và đẹp nhất của Việt Nam, nằm ở địa phận xã Ðàm Thủy, huyện Trùng
Khánh, Cao Bằng. Thác Bản Giốc gồm có hai phần, phần chính nằm giữa biên giới
Việt – Trung, được phân chia ranh giới bởi dòng sông Quây Sơn chảy phía dưới;
và phần còn lại nằm hoàn toàn trên lãnh thổ Việt Nam. Phần thác chính rộng
khoảng 100 mét, cao 70 mét và sâu 60 mét, nhìn từ xa thác đổ xuống trắng xóa
nguyên sơ, như dải lụa trắng vắt ngang núi rừng, tạo nên một nét quyến rũ. Nhưng
đoàn đến mùa này ít nước nên hạn chế vẻ đẹp của thác.
Sau khi ăn cơm trưa, đoàn dịch
chuyển khoảng 4 km đến thăm động Ngườm Ngao. Theo các nhà nghiêm cứu khoa học
thì động Ngườm Ngao là hang động đá vôi được hình thành khoảng 300 triệu năm
cách ngày nay. Theo thời gian dưới những tác động của thiên nhiên thì ngày nay hình thành những nhũ đá có màu khác hẳn với những động
khác bởi có lượng canxi bị pha nhiều tạp chất. Đưa mắt nhìn bốn phía lên trên
vách đá vôi, bắt gặp rất nhiều hình ảnh
kì thú giống như cây tơ hồng, bầu sữa mẹ, con cóc thần, cây đàn đá… Và càng
không thể bỏ qua những “điểm nhấn” nổi bật nhất của Ngườm Ngao là cây san hô và
con tàu, thác vàng, thác bạc, đài sen úp ngược, cột đá cô đơn… Tất cả những
cảnh vật trên đều do thiên nhiên tạo ra từ nhũ và măng đá vôi, không hề có sự
can thiệp sắp đặt của con người nhưng chúng hiện lên vô cùng sinh động, quyến
rũ. Ngườm Ngao đúng là một món quà thiên nhiên vô giá mà tạo hóa ban cho người
dân nơi đây.
Chia tay thác Bản Giốc và động Ngườm Ngao đoàn về lại thành
phố Cao Bằng. Sáng sau, ăn sáng song đoàn hành quân đến rừng Trần Hưng Đạo; rừng Trần Hưng Đạo nằm dưới chân núi Slam Cao thuộc hai xã Tam Kim, Hoa
Thám. Tháng 12.1944, Bác Hồ ra chỉ thị
thành lập Đội Việt Nam
tuyên truyền giải phóng quân. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền
thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo,
xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng. Đoàn đã về đây để ôn lại lịch sử .Chụp
ảnh lưu niệm ở đài kỷ niệm nơi đầu rừng.
Tiếp theo đoàn đã về ATK (Định Hóa-Thái Nguyên). Đoàn làm lễ dâng
hương tại Nhà lưu niệm tọa lạc trên đỉnh núi thuộc xã Phú Đình, Định Hóa,
Thái Nguyên – từng là căn cứ địa cách mạng, ngôi nhà Tưởng niệm Bác Hồ được coi
là một công trình có ý nghĩa đặc biệt của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ
đô Hà Nội giúp nhân dân ATK - thủ đô kháng chiến một thời xây dựng; nhà lưu
niệm áp lưng vào Núi Hồng (một trong những địa danh ATK quan trọng trong thời
kháng chiến chống Pháp tại Định Hóa, Thái Nguyên). Nơi đây là khu vực giáp ranh
2 tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, cách lán Nà Lừa (Tân Trào) 3,5km. Công trình
nằm trong quần thể di tích nơi Bác Hồ từng ở, làm việc tại Khuôn Tát với Nhà
trưng bày bảo tàng ATK Định Hóa và di tích Tỉn Keo nơi Bác chủ trì cuộc họp Bộ
Chính trị ngày 6/12/1953, quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Đoàn tham
quan Cụm di tích Bác ở Khuôn Tát: Cây
đa, Đoạn suối Khuôn Tát - nơi Bác tắm, giặt và câu cá, Nhà sàn và hầm Bác ở đồi
Nà Đình (xã Phú Đình, huyện Định Hóa). Tại địa điểm này,
Bác đã từng ở và làm việc từ ngày 20/11/1947 đến tháng 01 năm 1954. Trong thời
gian tại đây, Bác đã đề ra nhiều quyết sách quan trọng để chỉ đạo kháng chiến,
kiến quốc.
Kết thúc chuyến đi sau 3 ngày;đồng chí Nguyễn Gia Vừa chủ
tịch hội CCB phường đã nhận định “Chuyến đi hoàn thành tốt đẹp” và có lời cảm ơn
đến Công ty du lịch Anh Quân, mà cháu Quyết được giao chỉ huy dẫn đoàn có nhiều
cố gắng trong dẫn, thuyết minh đã cùng anh em lái xe từ khi đi đến khi về “đã
hoàn thành nhiệm vụ”. Tuy nhiên một số sơ xuất trên hành trình phải rút kinh
nghiệm để chuyến đi sau thắng lợi hơn. Càng đi nhiều càng có nhiều kinh nghiệm
và phục vụ lữ hành tốt hơn hết.
Có thể
kết luận: Năm thứ 3 liên tục Hội CCB phường Trung Hòa hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác hội trong đó tấm gương tiêu biểu về
giáo dục truyền thống để CCB nêu gương và giữ vững phẩm chất “Anh Bộ Đội Cụ Hồ”./.
(Ngô Lê Lợi-Hà Nội -3/2016)
KHU DI TÍCH PẮC BÓ
NGHĨA TRANG TRÀ LĨNH
KHU DI TÍCH RỪNG TRẦN HƯNG ĐẠO-ATK
Dâng hương nhà lưu niệm Bác Hồ-ATK |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét