Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Lễ hội làng Trung Kính Hạ (phường Trung Hòa-Cầu Giấy)



                                                                        
Lãnh đạo Đảng ủy-HĐND-UBND phường Trung hòa dự lễ hội Đình Trung Kính Hạ
Xã Trung Kính (Riêng thôn Trung Kính Hạ nay là phố Trung Kính thuộc phường Trung Hòa); trước kia là một xã riêng gồm hai thôn Trung Kính Thượng và Trung Kính Hạ. Mỗi thôn đều có chùa và đình riêng.  Đình Trung Kính Hạ  nằm ở  cuối làng  (nếu tính từ Trung tâm Thủ đô); còn Đình Thượng nằm ở giữa làng Trung Kính Thượng; cả xã đều thờ chung  “Thần Hoàng” là  thờ Đức Quốc Vương Đại Thần Hùng Công. Ngài thuộc dòng dõi Tôn Thất Hùng Vương, là lạc tướng của Hùng Triều, cai quản Ô Châu. Ngài sinh ngày 14 tháng 2 năm Đinh Mùi, là một người thông minh, văn võ song toàn. Nhân lúc nước nhà bị giặc xâm lăng, ngài được lệnh vua đem quân đi phòng bị, đi qua làng Kính Chủ được nhân dân đón tiếp nồng nhiệt và có thêm 142 trai làng xin đi tòng quân chống giặc. Thấy địa hình thuận lợi, nhân dân thuần hậu, Ngài truyền quân dân thiết lập đồn trại.
Giặc từ phương Bắc kéo sang, vua Hùng ban lệnh cho Phò mã Tản Viên và Ngài cầm quân đi đánh giặc, chỉ một trận đánh tan quân giặc. Vua Hùng ban thưởng cho Ngài là Bảo Quốc Hầu, lập dinh ở đất Kính Chủ, ban thêm tên cho làng Kính Chủ là Hộ Nhi Hương để ghi nhận công lao với đất nước. Mấy năm sau giặc lại kéo quân xâm lấn, Vua lại ban lệnh cho Phò mã Tản Viên và Ngài đem quân đi đánh giặc. Trận đánh đại thắng thu được ấn tín của tướng giặc, vua phong Hùng Công là Bảo Quốc Công. Về đến đất Hoan Châu ngày 12 tháng 10, Hùng Công tự nhiên bị bệnh mà mất. Vua Hùng được tin vô cùng thương tiếc, lệnh triều đình cử người về hành lễ chí tế, ban cho mũ áo để phụng thờ, phong ngài là Quốc Vương Đại Thần, cho nhân dân lập đền thờ tại đồn doanh gọi là Tối Linh từ và thờ phụng đời đời. Sau này dân chúng xây dựng thành đình làng, ngoài ra còn 17 nơi trong nước có đền thờ Ngài. Các triều đại sau này đã ban cho Ngài 14 đạo sắc phong và cho tu sửa đình để nhân dân thờ phụng. Và ; Trải qua những biến động của lịch sử, tồn tại đến ngày nay, di tích đình Trung Kính Hạ đã có những đóng góp nhất định với lịch sử của quê hương Trung Kính, lịch sử của thủ đô ngàn năm tuổi và cuộc sống tinh thần của nhân dân địa phương. Hiện nay, di tích còn bảo lưu được hệ thống các di vật phong phú về thể loại và chất liệu: sắc phong thời Lê trung hưng, 17 đôi câu đối, 3 hương án, kiệu long đình, kiệu bát cống, đỉnh đồng, 5 tấm bia đá, một bia niên hiệu Vĩnh Trị (1676 - 1680), ba bia niên hiệu Bảo Đại 5 (1930) và một bia dựng năm niên hiệu ThànhThái 19 (1907) một chuông đồng đúc vào thời Nguyễn... Ngôi đình là nơi trung tâm sinh hoạt văn hoá của cộng đồng dân cư làng xã, nơi đoàn kết thôn xóm và là nơi bảo lưu những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của địa phương, giáo dục cho các thế hệ trẻ lòng yêu quê hưng đất nước, tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của nhân dân đối với những di sản văn hoá dân tộc mà ông cha ta đã dày công xây dựng, gìn giữ cho đến hôm nay. Ngôi đình mang trên mình đầy đủ những giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học và kiến trúc nghệ thuật góp phần khẳng định vùng đất này có lịch sử tạo dựng lâu đời với những tên đất, tên làng đã ăn sâu vào tiềm thức của cư dân nơi đây. (Ngô Lê Lợi-3/2016).
Hình ảnh Lãnh đạo Phường dự Lễ hội Đình làng Trung Kính Hạ
                                                    
Ảnh Lãnh đạo Đảng ủy-HĐND-UBND phường Trung Hòa dự lễ hội Đình TKH (ngày 20/3/2016)
Hình ảnh nhân dân dự Lễ
                                            















Văn nghệ chào mừng thành công Lễ hội
MC cụ Nguyễn Công Việt










2 nhận xét:

  1. Tôi không biết phải giới thiệu như thế nào. Những quyển sách mà các bạn sẽ đọc sau đây là những tác phẩm vô cùng quý cho những người thành tâm tìm đạo. Không phải bằng sự tin tưởng, cầu nguyện, mà bằng sự sáng suốt. Kinh Bát Đại Nhân Giác có câu “ Duy Tuệ Thị Nghiệp ”. Như người đi đêm chỉ cần một ánh đèn là đũ. Nếu những lời hay, sách quý đúng vào mục đích nhất là mục đích cốt tủy của người tầm đạo thì thật là như một ngọn đèn sáng. Trân trọng giới thiệu với các bạn tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” và nhiều quyển sách quý giá khác của dịch giả Vũ Toàn. Vô cùng cảm ơn công sức dịch thuật của tác giả và sự chia sẻ vô vụ lợi của Ông. Tác phẩm “ Ta là Cái Đó ” là “ Đối thoại sấm sét, trực chỉ giữa một người ở ngoài Tâm và những người còn quanh quẩn trong Tâm ”. Xin mời các bạn. Nếu các bạn muốn, xin vào trang web chuabenhdongian.com và để lại email tôi sẽ gửi sách đến các bạn

    Trả lờiXóa