Xem Phong thủy-Tử vi ở Hà Nội

NHẬN TƯ VẤN: Xem phong thủy Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng:Chọn hướng tốt. Phòng làm việc; phòng khách; bếp; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Xem tuổi Xây dựng nhà , sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Âm trạch mồ mả tư vấn xem hướng đặt mộ hợp phong thủy, tư vấn đặt mộ trong nghĩa trang. Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới,ngày ăn hỏi. Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.Xem Tử vi để biết vận mệnh cuộc đời; dự báo ngày cưới; dự báo tang ma; dự báo công danh, sự nghiệp, thăng quan, tiến chức.Các đại, tiểu vận trong cuộc đời...Điện thoại: 036.439.6238


Thứ Tư, 13 tháng 11, 2024

Phong thủy trong xây mộ cho gia tiên

  


Vào những ngày tháng cuối năm có rất nhiều gia đình sẽ cải táng xây mộ cho cha mẹ ông bà và gia tiên, vì vậy tôi viết bài này để tặng cho các bạn có cách nhìn nhận khách quan và đúng đắn về mặt phong thủy và tâm linh.
MỘ ĐÁ
Tại sao người ta không khoan núi đá để làm mộ, không chọn nơi có nhiều đá để đặt mộ hoặc không làm quan tài bằng đá? Vậy xây mộ bằng bê tông đá bịt kín có tốt không?
Đá tự nhiên có tính chất cứng, nặng và lạnh do vậy đá mang năng lượng âm phần lớn và chỉ có rất ít năng lượng dương trong đá. Do tính chất nặng nề tĩnh tại ít thay đổi, lâu ngày tích tụ âm khí nhiều khiến cho mất cân bằng âm dương và làm cản trở cho dòng chảy khí tự nhiên.
Lưu Thông Trường Khí.
Chôn mộ trong núi đá, trên đá, làm quan tài bằng đá, hoặc xây mộ bằng bê tông đá… do khí trường không thể lưu thông hoặc khó khăn trong việc lưu thông sẽ làm cho âm khí tích tụ trong mộ, lâu dần sẽ trở thành các khí độc có thể gây hại đến con người và môi trường, hài cốt của gia tiên trong mộ bị tù túng, nguyên thần, linh hồn khó cảm ứng, lâu dần năng lượng xấu phát triển cực thịnh khiến cho năng lượng tốt không thể đi vào phần lăng mộ. Điều này kiêng kị vì nó không tốt đến năng lượng phong thủy cho con cháu đời sau.
Trong trường hợp ở nơi mà phía trên là đất nhưng khi đào sâu xuống lại có nhiều tầng đá thớ chéo, trong quá trình đục khoan sâu xuống đủ độ sâu để đặt tiểu quách thì các thớ đá bên dưới sẽ trở thành những vật sắc nhọn do hình dạng sắc bén gồ ghề ở phần đáy mộ khiến cho trường khí bất ổn, bất hòa, đứt đoạn và nặng tính sát khí… điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến cảm ứng của hài cốt và linh hồn gia tiên, đây là điều kiêng kị vì sẽ gây ốm đau bệnh tật, bất lợi cho con cháu ở Trần gian.
Xưa kia chỉ có những ai ác độc làm điều xấu trả thù nhau mới mang hài cốt người khác để vào hũ đá, quan tài đá bịt kín lại rồi dán bùa giam cầm như linh hồn và cốt nhục ở trong ngục tối không thể siêu thoát!
Vì tính chất này mà các bạn nên cân nhắc kỹ khi đặt mộ gia tiên trong núi đá, quan tài đá hay đáy mộ có nhiều đá gồ ghề hoặc xây kín mộ gia tiên bằng bê tông cốt thép và chụp mộ đá kín mít chỉ để một lỗ rất nhỏ bên trên?! Thật là bất kính gia tiên lại phạm nặng về phong thủy.
MỘ ĐẤT
Xưa nay từ Vua Quan đến Người Dân vẫn chọn những nơi đất tốt để lập mộ.
Địa linh được hiểu là nơi có vị trí địa lý đẹp cả về hình thế, lý khí, lý pháp. Nơi có sơn thủy hữu tình, cây cối xanh tươi, trường khí thông thoáng, đất mịn, đỏ, ngũ sắc, vàng, nâu… là nơi đất tốt âm dương hòa hợp, hồn cốt cảm ứng, linh thông, phù hợp với nơi an nghỉ ngàn thu cho gia tiên.
Thế đất nên có độ dốc nhẹ thoải về phía trước để sinh khí dễ dàng lưu chuyển vào khu vực mộ phần và cảm ứng lan tỏa đến con cháu ở Trần gian, không nên đặt mộ ở nơi có độ dốc cao, nơi trũng thấp, nơi đất ô nhiễm cây cối khô cằn, nơi có luồng gió quá mạnh, hoặc nơi quá tù túng.
Việc chọn huyệt vị, long mạch, hay làm sinh cơ cho mộ phần thì cần phải nhờ thầy giỏi có kiến thức Uyên thâm trong lĩnh vực Địa Lý, Âm Trạch, Lý Pháp, Thuật Pháp và Đức Độ.
LỜI KHUYÊN
Tôi khuyên các bạn khi lập mộ phần cho gia tiên, hoặc quy hoạch lăng mộ cho dòng họ thì nên chọn cả về hình thế, lý khí và lý pháp sao cho hài hòa, không nên lạm dụng mộ đá và bê tông hóa quá nhiều, vì như vậy vừa khổ cho hồn cốt gia tiên mà lại mất lộc của con cháu.
Trên thực tế tôi đã đi làm mộ và xem phong thủy mộ phần ở nhiều nơi trên cả nước, có nhiều ngôi mộ đổ bê tông kín đáy chỉ để một lỗ nhỏ như cái chén, xung quanh xây kín mít, lại úp cái mộ đá nặng trịch đè lên, bịt kín phía trên chỉ để một lỗ nhỏ như cái chén đủ cắm vài nén nhang, thật chẳng khác nào cái lô cốt giam các cụ trong ngục tối, ở các tỉnh miền trung nắng nóng cát nhiều vào mùa hè đặt tay lên mộ chẳng khác nào cái lò nung gia tiên, thật khổ cho các cụ.
Mộ phần phải thông thiên địa, đáy mộ tiếp đất, nấm mộ lộ thiên trồng cỏ, nghĩa trang phải có cây cối hoa lá mát mẻ…
Nếu có thể thì làm mộ hoàn toàn bằng đất, hạn chế tối đa gạch đá xi măng cốt thép, chỉ dùng gạch đá xi măng để xây dựng tường bao khuôn viên và long đình nơi thờ cúng, còn phía dưới lòng đất nơi các cụ yên nghỉ thì phải làm thật chu đáo, cẩn thận và đầy đủ các yếu tố về phong thủy sinh cơ mộ phần.
Cảm ơn các bạn đọc và chia sẻ để mọi người cùng ngẫm.
Gs-Vs Lương Ngọc Huỳnh.

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2024

Thông điệp năm 2024


 

Lộc Quyền Khoa Kỵ của 2024 như thế nào?
Chúng ta nói đến Kỵ trước.
Năm sau Sao Thái Dương Hoá Kỵ.
Thái Dương đầu tiên là chủ về người đàn ông. Khi Thái Dương Hoá Kỵ thì năm sau đàn ông rất dễ gặp rắc rối, đặc biệt là về vấn đề sức khoẻ và tuổi thọ. Bạn cứ hình dung như tình huống “Hậu Nghệ bắn rụng Mặt Trời vậy”. Năm sau Thái Dương Hoá Kỵ chính là hình ảnh Mặt Trời rụng. Đó là nguy cơ đầu tiên của 2024.
Vậy thông điệp đầu tiên chính là những người đàn ông trong gia đình từ thời điểm này trở đi phải có ý thức bảo vệ sức khoẻ của mình. Hạn chế rượu bia, ăn uống vô độ, hạn chế bộc lộ cảm xúc tiêu cực, biết tiết chế bản thân, tư duy cần tích cực, chịu khó tập thể dục, theo dõi sức khoẻ của cơ thể thường xuyên…
Ý nghĩa thứ hai của sao Thái Dương là chủ về Danh tiếng. Thái Dương Hoá Kỵ khiến cho danh tiếng bị tổn hại, thị phi kéo đến, mệt mỏi vô cùng. Mà nguyên nhân của thị phi là những nhân xấu về chuyện tình cảm, về việc thể hiện cái tôi một cách thái quá, về sự khoe khoang, màu mè, thích thể hiện. Ai còn những thứ này nhiều, năm sau cũng sẽ vỡ vụn.
Hôm qua vô tình xem cái video clip của chị Hà Linh khoe mỗi tháng chi phí nuôi và chăm sóc con cái mất khoảng 60 triệu thấy hơi lố rùi. Xuống còmment là toàn sự thi phi, tiếc là chị chưa ý thức được vấn đề của mình. Năm tới chị cứ cẩn trọng!
Ý nghĩa thứ ba của sao Thái Dương là chủ về yếu tố nước ngoài. Một số đơn vị làm về du học năm nay nhờ lực đẩy của sao Phá Quân mà bứt phá rất mạnh. Trong đó có đơn vị của mình. Nhưng năm sau sẽ là một năm rất khó khăn. Yếu tố nước ngoài rất biến động trong 2024, có thể nhiều chính sách sẽ thay đổi khiến những bên liên quan lại lao đao. Nếu không gieo những hạt giống đúng trong năm nay, năm sau sẽ trả giá rất nặng.
Vậy những hạt giống của năm tới là gì?
Đầu tiên là sao Liêm Trinh Hoá Lộc. Liêm trong từ Liêm Khiết, Trinh trong từ Trinh Bạch. Liêm Trinh ý nghĩa là sự công bằng, trong sáng, vô tư. Hình mẫu giống như Bao Thanh Thiên vậy. Cho nên gieo nhân đúng là với cá nhân phải biết thế nào là công bằng, với tổ chức phải biết thế nào là minh bạch. Người nào làm được hai điều này sẽ được lợi lộc lớn nhất trong năm tới.
Liêm Trinh là ngôi sao chủ về hình pháp, pháp luật, là ngôi sao chủ về nguyên tắc. Cho nên việc cá nhân tự thiết lập những quy tắc để tiết chế bản thân, tổ chức cũng cần phải có tư duy xây dựng hệ thống quản trị thật tốt, giống như xây dựng một nền móng vững vàng vậy, dù có động đất cũng ko sợ đổ.
Liêm Trinh còn là ngôi sao tình cảm, là sao đào hoa. Nên năm sau đàn ông cũng phải giữ mình, nếu để dính vào hạn đào hoa thì đương nhiên thị phi kéo đến, danh tiếng sụt giảm.
Năm sau Phá Quân Hoá Quyền. Hai Quyền tinh cực kỳ mạnh mẽ kết hợp với nhau, cho thấy nếu như một cá nhân hay tổ chức có nền tảng vững vàng thì họ có thể vươn lên một tầm cao mới, một sự đột phá còn lớn mạnh hơn so với Phá Quân Hoá Lộc của 2023. Phá Quân Hoá Quyền là một lực tác động cực kỳ mạnh mẽ khiến cho hoàn cảnh xung quanh có ĐẠI BIẾN HOÁ, từ đó giành được quyền lực và quyền lợi lớn nhất về bản thân. Năm sau chúng ta sẽ thấy một số cá nhân và tổ chức sẽ có ĐẠI BIẾN HOÁ. Và mình dự đoán chúng ta nhìn thấy rõ nhất chính là VINFAST.
2024 là năm sao Vũ Khúc Hoá Khoa. Vũ Khúc là ngôi sao chủ về tiền bạc và tài chính. Khi Vũ Khúc Hoá Khoa thì vấn đề tiền bạc rất hanh thông, thuận lợi nếu như chúng ta có một tư duy hệ thống, biết quản lý tiền đúng đắn, biết dùng tiền đúng lúc, đúng chỗ, đúng người, đúng thời điểm, biết dùng tiền để cho đi, để giúp đỡ người khác. Vũ Khúc Hoá Khoa cũng là việc chúng ta dùng tiền để trở thành quý nhân của người khác.
Nếu như các bạn gieo hạt đúng như những gì mình nói, thì năm sau sẽ không sợ Thái Dương Hoá Kỵ nữa.
Còn nếu mắc phải những điều sau thì coi chừng:
  1. Không tuân thủ nguyên tắc cả pháp luật và đạo đức thì coi chừng.
  2. Mắc vào hạn đào hoa thì coi chừng
  3. Chưa đủ vững đã lao vào chiến đấu mất kiểm soát thì coi chừng.
  4. Tiền bạc không quản lý cho tốt thì coi chừng
  5. Không có ý thức về vấn đề sức khoẻ ngay từ bây giờ thì cũng coi chừng. Cái này sẽ là tệ nhất, vì khi Mặt trời rụng rồi thì ko còn cơ hội nữa.
(fb Nguyễn Đức Hải)

Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2024

Người chết đi tìm người sống?

    Để bạn đọc tiện theo dõi diễn biến hai hành trình này, tôi xin đăng lại bức thư ông Nguyễn Xuân Thái viết cảm ơn tôi khi mọi việc đã hoàn thành viên mãn.
“Khi tôi kể chuyện vong anh Hữu nhập vào con trai tôi, có người đã bảo tôi bày chuyện. Tôi không buồn vì điều đó đâu cô Thiêm ạ vì chính tôi ban đầu cũng nghi ngờ điều đó.

Nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thiêm
    Chúng tôi khởi hành theo đúng ngày đã thống nhất cùng cô, nghĩa là sáng sớm ngày 29-5-2010. Vừa đi vừa gọi 1080 để hỏi đường, đến chiều thì chúng tôi tới Đồng Hới, Quảng Bình.
Cô ạ, mỗi một km đi qua là niềm hy vọng cứ lớn dần lên. Bao nhiêu năm tha hương, tôi không biết chính xác quê mình ở đâu, dòng họ mình là những ai, còn hay mất, những điều ấy khiến tôi chạnh lòng.
Cây có cội, suối có nguồn, con người sống phải có tổ có tông. Giờ đây tôi đi tìm tổ tông mình, điều đó hạnh phúc nào bằng. Cho dù rất nhiều người trong dòng họ chúng tôi nghĩ rằng đi thì chỉ để đi cho biết thôi chứ không đặt hết hy vọng. Có người còn không tin trên đời này có chuyện người chết đi tìm người sống. Nhưng với tôi, kể từ sau hai lần đến nhờ cô áp vong và cuộc gặp gỡ hai người thân đã mất là ông nội và anh Hữu thì tôi đã hoàn toàn tin tưởng vào tài năng của cô và trên hết là tôi tin vào chính sự cảm nhận của mình, vào điều kỳ diệu mà tôi đang thực hiện.
Khi xe đến Huế, một cảm giác rất tự nhiên, ai nấy đều trào nước mắt. Ông nội lại nhập vào con trai tôi, bảo hãy đi tiếp đến cầu Mỹ Thành, từ cầu đi thêm khoảng 12 km là đến làng Lương Mai. Chúng tôi đi theo lời ông nội chỉ dẫn, đi qua cầu khoảng 8 km thì có ngã ba, không biết rẽ lối nào nên tôi xuống xe hỏi hai cô gái đang đi trên đường rằng làng Lương Mai ở đâu. Hai cô gái nhiệt tình chỉ hướng vào làng. Làng Lương Mai đã hiện ra trước mắt! Từng lời ông nội nói với chúng tôi đã thành hiện thực. Lúc ấy anh Hữu của tôi lại hiện về, anh bảo: ‘Làng mình đây rồi! Cuối cùng thì cũng tìm về làng được!’ Anh dặn đi thêm 1 km nữa sẽ gặp một người trong dòng họ, anh ấy sẽ dẫn chúng tôi đến nhận họ hàng. Nói rồi anh tôi biến mất.
Xe chạy chậm trên đường làng. Làng Lương Mai của chúng tôi êm đềm, cây cối phủ tán mát rượi, cánh đồng xanh một màu, không ai trong chúng tôi không bồi hồi xúc động. Đi chừng 1km nữa, quả thật chúng tôi gặp một người đàn ông. Khi tôi xuống xe hỏi đường và hỏi về dòng họ Nguyễn ở Lương Mai thì bất ngờ thay, đúng như anh tôi cho biết, đó là một người anh trong dòng họ. Anh bảo mấy ngày nay liên tục có người báo cho biết sẽ có đoàn con cháu họ Nguyễn từ phương xa tìm về dòng họ. Chúng tôi theo anh tìm trưởng họ Nguyễn Xuân.
    Mọi người tập trung về đông lắm, người này báo tin cho người kia rồi cùng tìm đến nhà anh trưởng họ. Ký ức được kết nối, những câu chuyện được kể ra, bố mẹ tôi, ông nội tôi đều có tên trong gia phả. Không biết phải kể lại cho cô nghe như thế nào nhưng tất cả mọi người, kể cả những người đã nghi ngờ trước khi chuyến đi được thực hiện, đã rưng rức khóc khi nhận họ nhận hàng…
Có ai tin nổi không? Khi ông nội tôi mất đi vẫn canh cánh trong lòng nỗi đau xa lìa dòng họ? Có ai tin nổi không việc anh tôi nhất quyết hiện về bảo chúng tôi phải tìm được họ hàng trước khi tìm hài cốt anh tôi? Mối thâm tình máu mủ thiêng liêng là đây! Ly hương mấy chục năm trời, đến cuối đời người, chúng tôi lại có họ có hàng, có nguồn, có cội. Ơn này của cô có trả cũng không hết. Hãy cho tôi được cám ơn cô lúc này bởi ân tình đó và cho phép chúng tôi được kể với cháu con điều diệu kỳ mà cô đã làm được cho gia đình chúng tôi.
Chúng tôi ở lại làng Lương Mai mấy ngày. Người em trai con cô ruột tôi lại giống bố tôi như tạc. Nhìn mặt tôi và em là biết ngay chúng tôi là họ hàng vì tôi giống bố tôi, khuôn mặt em và tôi giống đến mức như cùng cha mẹ sinh ra vậy. Khi ly rượu được nâng lên, chúng tôi uống mừng cho ngày đoàn tụ, hạnh phúc nào bằng giây phút này…
Khi nghe tôi kể lại chuyện ông nội và anh Hữu hiện về qua con trai tôi, ai nấy đều chú ý lắng nghe, rồi kiểm chứng thông tin thấy trùng khớp với những gì ông nội báo mộng trước cho anh trưởng họ và em trai con cô ruột của tôi. Một điều trùng hợp nữa là ngày đoàn tụ cũng chính là ngày giỗ của cụ nội sinh ra ông nội tôi.
Bao nhiêu năm xa cách, họ hàng lại gặp nhau vào đúng ngày giỗ cụ nội, chúng tôi liền ra nghĩa trang thắp hương cho các cụ. Dù đã không còn chút nghi ngờ nào về nguồn gốc của mình nhưng anh em chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi đọc trên tấm bia mộ ông nội và bà nội có ghi tên của bố tôi, tên anh Hữu và tên của tôi.
Đến giờ phút này tôi cũng không hiểu vì sao lúc còn sống bố mẹ tôi không nói cho chúng tôi biết quê hương bản quán. Có lẽ bố mẹ tôi có lý do riêng. Nhưng bây giờ, điều ấy không còn quan trọng nữa vì, chúng tôi đã tìm được về nguồn cội, đã nhận mặt họ hàng, đã thấy mình đầy đủ và hạnh phúc.
Chúng tôi rời Lương Mai trong sự ấm áp của tình cảm họ hàng…
Còn tiếp, vì bức thư quá dài kỳ sau Hoàng Thiêm sẽ đăng một câu chuyện rất thú vị, linh thiêng và chuẩn xác theo lời dặn của vong linh ông nội ông Thái.
Xin cảm ơn!
(Nhà ngoại cảm Hoàng Thị Thiêm)

 

Thứ Sáu, 2 tháng 8, 2024

Tu tập Bát chánh đạo chính là tu tập Thân - Khẩu - Ý

 


PHÁP TỈNH ĐIỀN
Tỉnh là TỈNH THỨC ai ơi!
Điền là RUỘNG PHƯỚC quay về tự thân.
Tỉnh (井) được hiểu là cái "Giếng nước"
Điền (田) là "Ruộng"
Chữ Tỉnh (井) gồm có 9 ô:
Tám ô xung quanh là ruộng đất chia cho 8 gia đình, gọi là tư điền. Ô thứ 9, ở giữa có cái giếng, gọi là công điền.
Tám gia đình xung quanh, cùng ăn uống sử dụng nước ở cái giếng (tâm) chung ấy, lại cùng khai thác thửa ruộng công điền ấy để nộp lợi tức cho triều đình (BẢN TÂM). Còn phần tư điền bên ngoài, làm được bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu.. (Phước thăng/ Nghiệp đọa).
Tám gia đình xung quanh được ví như là BÁT CHÁNH ĐẠO (8 Thánh Đạo). Bát chánh đạo là con đường chân chánh có tám chi, giúp chúng sanh hướng đến một đời sống cao thượng, hạnh phúc. Bát thánh đạo là tám phương tiện vi diệu đưa chúng sanh đến đời sống an lạc, giải thóat, tiến đến địa vị giác ngộ.
Tám gia đình gồm:
1-Chánh kiến: Chánh là ngay thẳng, đúng đắn; Kiến là thấy, nhận biết. Nghĩa là sự nhận thức sáng suốt và hợp lý trên căn bản của trí tuệ, không còn vướng bụi của tà kiến, mê lầm vọng chấp.
2- Chánh Tư Duy: Tư duy là suy nghĩ. Chánh tư duy là suy nghĩ chân chánh, là suy nghĩ không trái với lẽ phải, có lợi cho mình và cho người.
3- Chánh ngữ: Ngữ là lời nói. Chánh ngữ là lời nói chân thật không hư dối, có lợi ích chính đáng, công bình, ngay thẳng và hợp lý. Lời nói không làm tổn hại đến đời sống cùng danh dự của người khác.
4- Chánh nghiệp: Nghiệp gốc từ chữ Phạn được Trung hoa dịch ra, có nghĩa là hành động có tác ý. Chánh nghiệp nghĩa là hành động tạo tác trong đời sống cần phải sáng suốt chân chánh.
5- Chánh mạng: Mạng là sự sống, đời sống. Đời sống chân chánh nghĩa là sống một cách chân chánh bằng nghề nghiệp lương thiện, chính đáng không bóc lột, xâm hại đến lợi ích chung của người khác.
6- Chánh tinh tấn: Tinh tấn là siêng năng, chuyên cần. Siêng năng chuyên cần chân chánh thẳng tiến đến mục đích và lý tưởng mà Phật đã dạy. Hăng say làm những việc chính đáng mang lợi ích cho mình và cho người.
7- Chánh niệm: Niệm là ghi nhớ, nhớ nghĩ. Nhớ nghĩ chân chánh. Chánh niệm có 2: Chánh ức niệm và chánh quán niệm. Ức niệm là nhớ nghĩ đến quá khứ, những chuyện đã qua. Quán niệm là quán sát cảnh hiện tại và bắt đầu của tương lai.
8- Chánh định: Định trong Phật học hiểu là Thiền định. Định nghĩa là tập trung tư tưởng tu tập thiền định. Chánh định là tập trung tư tưởng vào vấn đề chính đáng, đúng chân lý, lợi mình và người.
Tóm lại: Bát Chánh đạo chính là phương pháp tu phổ biến cho tại gia lẫn xuất gia, trong bất cứ hòan cảnh, môi trường cũng có thể thực hiện được.
Vậy thì giếng TÂM ở giữa vẫn luôn là chủ nhân và là nguồn gốc của sự sống của tám hộ gia đình làng xóm xung quanh. Ông chủ (tâm) luôn công bằng bình đẳng, không thêm không bớt.. Ai cần lấy nước thì mang đi và giếng vẫn bù đắp nước trở về trạng thái ban đầu vốn có.
Không ai lấy thì nước vẫn như vậy (tự đầy đủ) không bị tràn ra ngoài (không mất). Giếng nước (tánh) và các hộ (các căn) xung quanh vốn liên quan rất mật thiết với nhau, luôn nhu nhuyến thuận hòa trong môi trường Tỉnh Thức và hỗ trợ cho nhau để có sự cân bằng giữa Thân (8 hộ gia đình) và Tâm (giếng nước) luôn phát triển hài hòa (tinh tấn trong chánh niệm) gọi là THÂN TÂM AN LẠC.
Tu tập Bát chánh đạo chính là tu tập Thân - Khẩu - Ý của chúng ta, khi thực hành Bát chánh đạo thì gặt hái nhiều kết quả tốt.
Bát chánh đạo là nền tảng chánh giác, là căn bản của Giải thoát - Giác ngộ.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
(TỪ f/b)

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2024

Tổ phó tổ dân phố 33 phường Trung Hòa gương mẫu ; nhiệt huyết

 

(Bà Tôn Thị Biểu Thành) 

    Với vai trò là tổ phó tổ dân phố ; chi hội phó chi hội phụ nữ và thành viên ban công tác mặt trận tổ dân phố 33  phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Bà Tôn Thị Biểu Thành (sinh 1952) luôn gương mẫu; trách nhiệm; dành nhiều tời gian tuyên truyền ; vận động các hộ dân thực hiện đúng các chủ trương của Đảng chính sách pháp luật của nhà nước và thành phố Hà Nội.

 Mặc dù sức khỏe có hạn, tuổi cao nhưng Bà luôn năng động và giàu tâm huyết với công tác của công đồng.

Từ những năm đầu  được bầu là Tổ phó tổ dân phố;  từ năm 2014 sau khi thực hiện đề án 06 của thành ủy thành phố Hà Nội sáp nhập 2 tổ dân phố 4 và 5 thành tổ dân phố 33 ; Bà được Nhân Dân trong tổ bầu là tổ phó tổ dân phố, nhận thêm nhiệm vụ chi hội phó phụ nữ; thành viên trong Ban công tác mặt trận.

 Bà đã tâm sự là: “ Nay nghỉ hưu được Tập thể Ban chi ủy và Nhân Dân tín nhiệm và  tham gia công tác xã hội nên bây giờ có điều kiện phải tích cực tham gia công tác xã hội để động viên, giúp đỡ các các gia đình trong cụm dân cư,  nên phải có tâm huyết với công tác được giao…”. Bà Thành  đã tham gia nhiều ý kiến xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động của Tổ dân phố, Chi hội phụ nữ, Ban công tác mặt trận và tổ hòa giải Nhân Dân .

Gia đình Bà Thành  cũng là gia đình chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước, luôn là “Gia đình văn hóa”, Bà luôn tạo được mối gắn kết tình làng, nghĩa xóm bền chặt, đi đầu trong việc thực hiện các phong trào do địa phương và khu phố phát động.

Bà Thành  là người đảm đang trong công việc gia đình, một con người chất phát, thẳng thắn, thật thà. Trong công tác xã hội Bà rất chủ động, tích cực đi sâu, bám sát các hộ gia đình, tuyên truyền, vận động, phối hợp chặt chẽ các ban, ngành, đoàn thể của khu phố, vận động từng hộ gia đình, xây dựng nòng cốt điển hình tiên tiến, phát triển hội viên phụ nữ, vận động ủng hộ quĩ Tổ dân phố, chi hội khuyến học, trên tinh thần trách nhiệm tự nguyện chăm lo cho công tác của tổ dân phố, khuyến học…. Từ khi quĩ  của tổ dân có vài triệu  quĩ đã có số dư trên 30 triệu đồng để làm quĩ của tổ , trong đó có công đóng góp không nhỏ của Thành.

Trong công tác hoạt động ngày Quốc tế thiếu nhi, ngày rằm Trung thu được tổ chức hàng năm ở tổ dân phố, Bà Thành  là thành viên tích cực đã cùng một số chị em chuẩn bị và trao tặng hàng trăm phần quà cho các cháu  của tổ dân phố.

Hàng năm mọi công việc của tổ dân phố như đi kiểm tra dịch bệnh, thông báo, qui định của trên phường đưa xuống, đi thu thuế đất… Bà Thành  cùng Tổ trưởng dân phố không kể ngày đêm đi đến từng hộ phổ biến, phát thông báo, thu thuế, phí kịp thời đúng, thời gian qui định. Trong công tác hội phụ nữ, bà Thành  đã tích cực vận động phát triển hội viên ; các phong trào thi đua mà Hội phụ nữ phường phát động triển khai đến chị em phụ nữ trong chi hội phụ nữ của tổ dân phố.

 Bà  là tổ phó dân phố luôn  rất nhiệt tình với công việc và gương mẫu trong mọi công việc chung, sống thẳng thắn, thật thà, khi giải quyết công viêc và vận động Nhân Dân các việc đều  có tình, có lý được Nhân Dân   tin yêu và mong muốn Bà tiếp tục cống hiến làm tốt công tác xã hội và gương mẫu  thực hiện tốt quy ước xây dựng “Tổ dân phố văn minh - an toàn - sạch đẹp”, duy trì trật tự mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, trật tự an toàn xã hội, vệ sinh môi trường.

Bằng chính những việc làm cụ thể, thiết thực và lòng nhiệt huyết của bản thân, trong những năm qua, Bà Tôn Thị Biểu Thành  đã góp phần thúc đẩy phong trào của tổ dân phố có hiệu quả và đi vào nề nếp xứng đáng là tấm gương sáng trong công tác cộng đồng dân cư để mọi người  học tập noi theo.

(Ngô Lê Lợi- Hà Nội ngày 8 tháng 3 năm 2024)

Nhà giáo Lê Thị Hương tấm gương sáng trong khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập


(Ảnh nhà giáo Lê Thị Hương ) 

    Với phẩm chất đạo đức vốn có của người Giáo viên nhân dân và kinh nghiệm làm công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng Gia đình học tập ở tổ dân phố, mấy năm qua Cựu giáo chức Lê Thị Hương chi hội  phó  khuyên học tổ dân phố 33 được học sinh, phụ huynh quý mến, trân trọng vì có công sức phong trào gây quĩ ;  gây dựng gia định học tập, tổ dân phố học tập; khơi dây niềm đam mê học tập của con em Nhân dân trong tổ dân phố.

         Nhà giáo Lê Thị Hương  năm nay 60 tuổi, đã có nhiều năm là giáo viên giảng dạy  ở trường Tiểu Học, THCS, THPT Thực Nghiệm Viện  Khoa Học Giáo Dục Việt Nam. Bà nghỉ hưu, sống cùng gia đình tại Tổ dân phố 33 phương Trung Hòa quận Cầu Giấy thành phố Hà Nội.

         Trong thời gian giảng dậy bà nhận được biết bao tình cảm, lời động viên chúc mừng, khen ngợi của các thế hệ học sinh và cha mẹ các em cũng như đồng nghiệp.  Vốn là giáo viên năng động, tâm huyết gắn bó nhiều năm với ngành  giáo dục nhất là lưa tuổi học sinh Tiểu Học, THCS, THPT , về hưu nhà giáo Lê thị Xuyến Hương được Ban chi ủy chi bộ và Ban công tác mặt trận của tổ dân phố  tin tưởng, quý mến giao nhiệm vụ tham gia chi hội khuyến học của tổ dân phố và là chi hội phó khuyến học.

         Từ khi tham gia là chi hội phó khuyến học của tổ dân phố 33. Với tất cả nhiệt huyết chăm lo cho sự nghiệp trồng người, bà vui vẻ nhận nhiệm vụ; cần mẫn, tâm huyết làm cầu nối giữa nhà trường với gia đình và địa phương trong việc chăm lo giáo dục học sinh và xây dựng gia đình, tổ dân phố học tập.

         Nhận thức sâu sắc, ý nghĩa tầm quan trọng của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng Xã hội học tập mà  cấp ủy chi bộ 33 hàng năm ra nghị quyết chuyên đề, chỉ đạo cụ thể chi hội khuyến học triển khai thực hiện tốt chương trình công tác do Hội Khuyến học phường Trung Hòa  xây dựng. Nhiều năm qua tổ dân phố không có học sinh bỏ học; chất lượng học tập đại trà ổn định ở tỷ lệ cao ; tổ dân phố có nhiều  học sinh giỏi đạt giải từ cấp trường đến cấp quận trở lên.

         Bà Hương đã tham mưu đề xuất với chi bộ; tổ dân phố vận động ủng hộ đóng góp gây quĩ khuyến học của tổ ; do vậy trong 3 năm qua quĩ của chi hội   nhận được 17- 20 triệu đồng từ đóng góp tự nguyện của hội viên hộ gia đình, các cá nhân và tổ chức đoàn thể nòng cốt là các đồng chí đảng viên sinh hoạt hai chiều của chi bộ. Các đồng chí Đảng viên sinh hoạt hai chiều năm nào cũng ủng hộ quỹ, hỗ trợ kinh phí thưởng học sinh đạt thành tích  học sinh giỏi và xuất sắc.

         Tổ dân phố 33 hiện tại có 250 hộ; các hộ đều có các cháu học sinh theo học các cấp học. Hàng năm vào tháng 7 hoặc  chậm nhất đầu tháng 8; chi hội khuyến học  tổ chức buổi họp mặt các cháu họ sinh giỏi và xuất để phát thưởng biểu dương thành tích học tập của các cháu ; phần thưởng là hiện vật có giá trị từ 100.000đ đến 200.000đ để động viên các cháu học giỏi và xuất sắc. Thông qua buổi gặp mặt này  chi hội khuyến học tuyên dương, ghi nhận kết quả học tập của các cháu. Các cháu nhận được những lời động viên khích lệ và phát huy năm học mới tiếp tục phát huy để học tập tốt và tu dưỡng đạo đức phẩm chất tốt.

         Kết quả năm 2021 trao thưởng cho 37 cháu phát thưởng 3.700.000đ; năm 2022 trao thưởng cho 41 cháu phát thưởng là 4.100.000đ; năm 2023 trao thưởng cho 34 cháu phát thưởng là 5.200.000đ; năm 2024 có 42 cháu được chi hội phát thưởng là 5.500.000đ. 

         Chi Hội khuyến học của tổ 33 duy trì hoạt động tốt là do Bà Hương có nhiều đóng góp;  tuyên truyền vận động mọi người trong tổ dân phố cùng thực hiện về công tác khuyến học.

  Khuyến học, khuyến tài xây dựng xã hội học tập, Tổ dân phố học tâp, Gia đình học tâp, Công dân học tập là công việc có tính xã hội, nhân văn sâu sắc nhưng không được hưởng thù lao chế độ. Người nhận làm công việc này nếu không có tấm lòng, không nhiệt tình lại nghĩ đến quyền lợi riêng, chẳng khi nào thực hiện được. Ngoài ra  chi hội  khuyến học của còn vận động nhân dân xây dựng đời sống văn hóa, nét ứng xử văn minh lịch sự ở khu dân cư.

         Với tấm lòng yêu trẻ;  hăng say, nhiệt tình, gắn bó với khuyến học, khuyến tài,  xây dựng xã hội học tập hơn 3 năm qua nhà giáo Lê Thị Hương là tấm gương sáng về công tác khuyến học khuyến tài của Tổ dân phô./.

(Ngô Lê Lợi- Hà Nội , ngày 10  tháng 3  năm 2024)


Thứ Ba, 11 tháng 6, 2024

GIỚI THIỆU PHẬT GIÁO TRONG 5 PHÚT

 


Người sáng lập Phật giáo đã giác ngộ dưới một cây bồ đề tại Ấn Độ cách đây 25 thế kỷ và ngày nay cây bồ đề vẫn sống. trước khi giác ngộ, tại làng Bodh Gaya, bang Bihar, Ấn Độ. Phật Tổ Như Lai, hay Tất đạt đa Cồ Đàm theo tiếng Phạn, là người sáng lập Phật giáo.
1) Phật giáo là gì?
Phật giáo là một tôn giáo có khoảng 500 triệu tín đồ trên khắp thế giới. Từ “Phật giáo” (Buddhism) phát nguồn từ "buddhi", có nghĩa là giác ngộ, thức tỉnh. Phật giáo khởi nguồn từ hơn 2.500 năm trước, khi Ngài Siddhattha Gotama (Sĩ-đạt-ta Cồ-đàm), hay Đức Phật, tự mình giác ngộ vào lúc 35 tuổi.
2) Có phải Phật giáo chỉ thuần là một tôn giáo?
Đối với nhiều người, Phật giáo không phải chỉ là một tôn giáo mà còn có thể xem như là một triết học, hay đúng hơn, đó là một lối sống. Gọi Phật giáo là một triết học, vì từ “triết học” (philosophy) có nghĩa là sự yêu chuộng trí tuệ, và con đường của đạo Phật có thể tóm tắt như sau:
. (a) Sống có đạo đức,
. (b) Nhận thức rõ ràng về mọi ý nghĩ và hành động,
. (c) Phát triển sự hiểu biết và trí tuệ.
3) Phật giáo giúp tôi bằng cách nào?
Phật giáo giải thích mục đích của đời sống, giải thích hiện tượng bất công và bất bình đẳng trên thế gian, và đưa ra một phương cách thực hành hay một lối sống để đưa đến hạnh phúc thật sự.
4) Tại sao Phật giáo trở nên phổ biến?
Phật giáo ngày càng phổ biến ở các nước Tây phương vì nhiều lý do. Thứ nhất là vì Phật giáo có những giải đáp cho nhiều vấn đề trong các xã hội vật chất hiện đại. Tiếp đến, cho những ai có chú tâm, Phật giáo đem lại một sự thông hiểu sâu sắc về tâm trí con người và các cách trị liệu tự nhiên, mà các nhà tâm lý nổi tiếng trên thế giới đều công nhận là rất tiên tiến và rất hiệu quả.
5) Đức Phật là ai?
Ngài Siddhattha Gotama sinh ra vào năm 563 trước Tây lịch, trong một hoàng tộc tại Lumbini, nay thuộc xứ Nepal. Vào năm 29 tuổi, Ngài nhận thức rằng tiện nghi vật chất và sự yên ổn trong thế gian không bảo đảm hạnh phúc; vì thế, Ngài đi tìm hiểu các học thuyết, tôn giáo và triết học vào thời đó, để tìm kiếm chìa khóa đưa đến hạnh phúc. Sau sáu năm học tập và hành thiền, Ngài tìm ra Trung đạo và giác ngộ. Sau khi chứng đắc, Ngài dùng quãng đời còn lại tại thế gian để truyền giảng các nguyên lý trong đạo Phật – gọi là Pháp hay Chân lý, cho đến khi Ngài nhập diệt vào năm 80 tuổi.
6) Có phải Đức Phật là Thượng Đế?
Không, Ngài không là Thượng Đế, và Ngài cũng không tuyên bố như thế. Ngài là người chỉ dẫn con đường đưa đến giác ngộ, từ kinh nghiệm thực chứng của Ngài.
7) Phật tử có tôn thờ các thần tượng không?
Những người Phật tử tỏ lòng tôn kính các hình ảnh của Đức Phật, nhưng không tôn thờ, cũng không van xin những điều lợi lạc. Một pho tượng Phật ngồi trong tư thế với hai tay dịu dàng đặt trên vế, với nụ cười từ bi, nhắc nhở chúng ta nỗ lực phát triển tình thương và an định nội tâm. Lễ lạy tượng Phật là để tỏ lòng biết ơn về các lời dạy của Ngài.
8 ) Tại sao nhiều quốc gia Phật giáo lại nghèo như vậy?
Không hẳn đúng như vậy. Nhật Bản là một quốc gia có truyền thống Phật giáo sâu đậm và ngày nay cũng là một quốc gia có kinh tế giàu mạnh. Thái Lan, với Phật giáo là quốc giáo, cũng có một nền kinh tế tương đối vững mạnh và phát triển. Tuy nhiên, chúng ta cần biết rằng một trong các điều dạy của Phật giáo là tài sản của cải không bảo đảm được hạnh phúc, và tài sản của cải cũng không bao giờ thường còn. Dân chúng trong bất kỳ quốc gia nào cũng chịu đau khổ, cho dù họ giàu sang hay nghèo nàn. Chỉ những người nào thông hiểu các lời dạy của Đức Phật thì mới có thể tìm được hạnh phúc thật sự.
9) Có phải có nhiều tông phái Phật giáo không?
Có nhiều tông phái trong Phật giáo là vì có những khác biệt về văn hóa và truyền thống lịch sử của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, căn bản của Phật giáo vẫn không thay đổi, đó là Pháp hay Chân lý.
10) Có phải các tôn giáo khác đều sai lầm?
Phật giáo là một hệ thống tín ngưỡng có tính bao dung đối với các tín ngưỡng hay tôn giáo khác. Phật giáo chấp nhận các lời giảng đạo đức của các tôn giáo khác, nhưng Phật giáo còn tiến xa hơn, bằng cách đưa ra một mục tiêu dài hạn trong sự hiện hữu của chúng ta, qua trí tuệ và sự hiểu biết thật sự. Phật giáo chân chính thì rất bao dung, và không quan tâm đến các danh hiệu như là tín hữu Ki-tô giáo, tín hữu Hồi giáo, tín hữu Ấn-độ giáo hay Phật tử. Vì vậy, trong lịch sử, không bao giờ có các cuộc thánh chiến mang danh Phật giáo. Cũng vì thế mà những người Phật tử không đi truyền giảng hay cải đạo người khác; họ chỉ giảng giải nếu được ai hỏi đến.
11) Phật giáo có tính khoa học không?
Khoa học là tri thức được kết hợp thành hệ thống, qua các dữ kiện được quan sát và thực nghiệm và đề ra các định luật tổng quát của thiên nhiên. Cốt lõi của Phật giáo phù hợp với định nghĩa đó, bởi vì Tứ Thánh đế hay Bốn Chân lý Cao quý, có thể được thử nghiệm và minh chứng bởi bất kỳ người nào, và ngay chính Đức Phật cũng đã từng nói với các đệ tử rằng họ phải thực chứng các lời dạy của Ngài, mà không nên chỉ tin suông. Phật giáo dựa nhiều trên trí tuệ, hơn là lòng tin.
12) Đức Phật đã dạy những gì?
Đức Phật đã giảng dạy rất nhiều đề tài, nhưng các điều căn bản trong Phật giáo có thể tóm tắt trong Đức Phật đã giảng dạy rất nhiều đề tài, nhưng các điều căn bản trong Phật giáo có thể tóm tắt trong Tứ Thánh đế ( còn có tên Tứ Diệu Đế)  và Bát chi Thánh đạo ( là 8 Con Đường: tám phương tiện vi diệu đưa chúng sanh đến đời sống an lạc, giải thóat, tiến đến địa vị giác ngộ. Những bậc Hiền, Thánh nương theo tám phương tiện này để đi đến Niết bàn, Phật quả)
13) Thánh đế thứ nhất là gì?
Khổ đế, chân lý cao quý đầu tiên, nói rằng đời sống là đau khổ, nghĩa là phải chịu đau đớn thể xác, già nua, bệnh hoạn, rồi chết. Ta cũng phải chịu đau khổ về mặt tâm lý như cô đơn, phiền giận, bực bội, sợ hãi, bối rối, thất vọng, hay sân hận. Đây là một sự kiện hiển nhiên, không thể chối cãi. Đây là thực tế khách quan, không phải bi quan; vì bi quan là mong đợi những điều gì trở nên tệ hại. Mặt khác, Phật giáo đề ra cách thức giải quyết các đau khổ đó và cách thức để có hạnh phúc thật sự.
14) Thánh đế thứ hai là gì?
Tập đế, chân lý cao quý thứ hai, dạy rằng tất cả mọi đau khổ đều do ái dục và chấp thủ. Ta sẽ bị phiền khổ nếu ta mong đợi người khác phải tuân theo ý muốn của mình, phải làm giống như mình, nếu ta không được những gì mình muốn, v.v. Ngay cả khi ta muốn và được, điều này cũng không bảo đảm có hạnh phúc. Tâm khát khao ham muốn cướp đoạt của ta niềm vui được thỏa lòng và hạnh phúc. Thay vì kiên trì chiến đấu để thành đạt điều mong muốn, hãy cố gắng sửa đổi chính cái lòng ước muốn của mình.
15) Thánh đế thứ ba là gì?
Diệt đế, chân lý cao quý thứ ba, là có thể chấm dứt đau khổ và đạt được trạng thái thỏa lòng và hạnh phúc. Khi ta dứt bỏ ái dục, vốn là vô ích, và tập sống từng ngày, chúng ta bắt đầu sống an vui và tự do. Chúng ta sẽ có nhiều thì giờ và năng lực để giúp đỡ người khác. Trạng thái ấy được gọi là Niết-bàn.
16) Thánh đế thứ tư là gì?
Đạo đế, chân lý cao quý thứ tư, là con đường đưa đến chấm dứt đau khổ. Con đường này gọi là Bát chi Thánh đạo.
17) Bát chi Thánh đạo là gì?
Đó là con đường gồm tám yếu tố chân chánh: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng, Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm, và Chánh Định. Đây là con đường của đạo đức và tỉnh thức – qua lời nói, ý nghĩ và hành động, và phát triển trí tuệ bằng sự nhận thức rõ ràng về Tứ Thánh Đế và bằng sự tăng trưởng lòng từ bi.
18 ) Ngũ giới là gì?
Đây là năm điều giới luật đạo đức của Phật giáo. Đó là: Không sát hại, không lấy của không cho, không tà dâm, không nói dối, và không dùng các chất say làm lu mờ trí óc.
19) Nghiệp là gì?
Nghiệp hay nghiệp quả là một định luật cho biết rằng mỗi một nguyên nhân đều tạo ra một hậu quả, có nghĩa là các hành động của ta đều có những hậu quả. Định luật đơn giản này đã giải thích nhiều vấn đề: sự bất công trên thế gian, tại sao có người sinh ra lại có phế tật, có người lại có nhiều tài năng, có người có đời sống rất ngắn ngủi. Nghiệp cho thấy tầm quan trọng về việc tất cả chúng ta phải chịu trách nhiệm về các hành động của chính mình, trong quá khứ và hiện tại. Làm thế nào để thử nghiệm tác động nghiệp quả của các hành động của ta? Câu trả lời được tóm tắt bằng cách hãy nhìn xem 3 điểm chính: (1) ý định đằng sau của mỗi hành động, (2) hậu quả của hành động đó vào chính mình và (3) hậu quả của hành động đó vào những người khác.
20) Trí tuệ là gì?
Trong Phật giáo, trí tuệ phải được phát triển cùng với từ bi. Trong một cực đoan, bạn có thể là một người tốt bụng nhưng khờ dại, và trong một cực đoan khác, bạn có thể có nhiều kiến thức nhưng lại không có tình cảm. Phật giáo dạy ta nên giữ thật sự cân bằng và trọn vẹn cả hai, phải trau giồi cả trí tuệ lẫn từ bi. Trí tuệ cao nhất là thấy rõ ràng rằng trên thực tế, mọi hiện tượng đều không hoàn toàn, không thường còn, và không có một thực thể cố định. Trí tuệ thật sự không phải chỉ tin vào những gì được dạy, mà phải chứng nghiệm và thông hiểu chân lý và thực tế. Trí tuệ đòi hỏi phải có một tâm ý rộng mở, khách quan, không cố chấp. Con đường của Phật giáo đòi hỏi phải can đảm, nhẫn nại, mềm dẻo và thông minh.
21) Từ bi là gì?
Từ bi bao gồm các phẩm hạnh của lòng san sẻ, sẵn sàng an ủi người khác, thiện cảm, chăm lo và quan tâm. Trong Phật giáo, ta chỉ thật sự cảm thông người khác khi nào ta thật sự cảm thông chính mình, qua trí tuệ.
22) Tôi phải làm thế nào để trở thành một Phật tử?
Bất cứ ai cũng có thể tìm hiểu và thực nghiệm các lời dạy của Đức Phật. Ngài dạy rằng lời giải đáp cho mọi vấn đề của chúng ta là ở bên trong chúng ta, không phải ở bên ngoài. Ngài nói với các đệ tử không được tin ngay vào lời dạy của Ngài, mà họ phải tự thử nghiệm các lời dạy đó. Như thế, mỗi người tự có quyết định và tự chịu trách nhiệm về các hành động và sự hiểu biết của mình. Điều này cho thấy Phật giáo không phải là một tập hợp cố định các tín điều cần phải được chấp nhận trọn vẹn. Đây là những lời dạy để mỗi người tự tìm hiểu, học tập và áp dụng theo tình huống riêng của mình.
(Nguồn từ Phật giáo)
Tất cả cảm xúc:
Ngo Le Loi
Thích
Bình luận
Chia sẻ