Người Việt từ xưa có câu “Sống cái nhà, chết cái mồ”. Người Việt coi trọng mộ phần, coi đây là nhà của người đã khuất.
Cứ mỗi khi năm hết; đón Tết đến, mọi gia đình lại háo hức, sửa sang, quét dọn nhà cửa cho khang trang đẹp đẽ để đón Tết, thì đối với mộ phần của người thân cũng cần được sửa sang như vậy.
Vì thế, các gia đình thường duy
trì tục lệ đi tạ mộ cuối năm.
Đây cũng là cách để con cháu cảm ơn thần linh,
thổ địa khu vực có mộ phần suốt thời gian qua đã chiếu cố cho người thân của
mình. Việc này tương tự như con cháu làm lễ tạ thần linh, thổ địa gia tiên,
tiền chủ nơi nhà đang sống dịp cuối năm.
Người Việt ta có tín ngưỡng tâm linh, tin
tưởng sâu sắc vào mối liên kết đặc biệt giữa 2 phần Âm – Dương. “Âm siêu, Dương
thái”, nếu như chăm sóc tốt phần Âm thì sẽ được ông bà tổ tiên phù hộ, còn nếu
bỏ bê không thờ cúng chăm sóc mộ phần thì người cõi trần có thể phải gánh chịu những
hậu quả nặng nề khi không được tổ tiên phù hộ che chở.
Lễ tạ mộ cuối năm và lễ tảo mộ cuối năm có khác nhau không?
Nghi lễ tạ mộ và tảo mộ cuối năm là 2 lễ hoàn
toàn khác nhau về thời gian thực hiện cũng như ý nghĩa.
– Theo nghĩa đen, “tảo mộ” tức là quét dọn, tu
sửa cho ngôi mộ, còn “tạ mộ” thì là làm lễ tạ ơn chư vị thần linh cùng vong
linh người đã khuất.
– Về thời gian thực hiện: Lễ tạ mộ dịp cuối
năm thường được tiến hành vào thời điểm cuối năm, trong những ngày giáp Tết,
thường là từ ngày 20 đến ngày 30 tháng Chạp. Còn tảo mộ được diễn ra
vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch (Hoặc cả tiết Thanh Minh), tức là vào thời điểm đầu năm, hay còn gọi là
Tết Thanh Minh.
Ý
nghĩa: Tạ mộ cuối năm là khi các gia đình ra mộ tổ tiên, người thân đã khuất
của mình để lễ tạ Thổ thần, đắp đất, sang sửa mộ phần, dâng lễ mời vong linh
gia tiên về cùng con cháu sum vầy ngày Tết, đón năm mới sắp sang.
Còn lễ tảo mộ đầu năm thì vào tiết Thanh Minh,
khi còn là đầu xuân năm mới, con cháu sẽ ra mộ phần gia tiên, người thân đã
khuất để sửa sang mồ mả, đắp đất trồng hoa, nhổ bỏ cỏ dại, quét vôi…
Tuy nhiên, giữa 2 nghi thức này cũng có điểm
chung, mang nét đẹp văn hóa tâm linh người Việt. Đó đều là dịp để người sống
nhớ ơn người đã khuất, mong cho vong linh người đã khuất được an ổn nơi chín
suối, phù hộ cho con cháu đời sau thêm phần hưng vượng.
Theo quan niệm dân gian, khi đi tạ mộ cuối
năm, một trong những phần việc chính là dọn dẹp sạch sẽ khu vực mộ phần và lân
cận cho phong quang, thoáng đãng.
Nếu là mộ đất có thể đắp lại nấm cho đầy đặn,
rẫy hết cỏ dại, cây hoang mọc trùm lên mộ, cũng là cách giảm bớt rắn, chuột đào
hang, làm tổ.
Tiếp đó là việc cúng khấn tạ mộ cuối năm ở
miếu thần linh và mộ phần người thân của gia chủ. Người cao niên trong gia đình
hay dòng tộc sẽ đứng ra chủ trì lễ cúng. Lễ cúng phải được thực hiện trong
không khí trang nghiêm, tỏ lòng thành kính, nhớ thương, biết ơn đến những người
đã khuất.
Sau
khi làm xong lễ cúng, gia chủ đi thắp hương cho các cụ trong dòng Họ nhà
mình cũng như những ngôi mộ gần bên mộ nhà mình cho ấm cúng, cũng là tỏ lòng
thành kính với bề trên, với những “người” hàng ngày bầu bạn với người thân đã
khuất của mình trong cùng khu nghĩa trang.
(St)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét