|
Đồng chí Nguyễn Tấn Dũng-Lãnh đạo Tỉnh Hà Giang chụp ảnh với Ban TV, BCH Đảng bộ Hoàng Su Phì |
Nhìn lại chặng đường phát triển giao thông ở huyện Hoàng Su Phì từ thời kỳ đầu trong thập kỷ 80 và 90, ngày ấy toàn quân toàn dân của huyện đang trằn lưng chống lại cuộc chiến tranh lấn chiếm Biên giới phía Bắc.
|
Những năm khó khăn ở các huyện vùng cao biên giới đi lại rất khó khăn: đường giao thông đi lại độc đạo và xe chở khách rất ít chuyến; khi có xe là cán bộ, nhân dân và bộ đội ...trèo lên cả nóc xe. (ảnh minh họa) |
Bối cảnh lịch sử Hoàng Su Phì những năm đó là một huyện biên giới ở phía Tây của tỉnh Hà Tuyên (sát nhập hai tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang từ 1976 ) ; huyện cách trung tâm tỉnh đóng ở Tuyên Quang là 160 km và cách thị xã Hà Giang (trung tâm của tuyến I) là 110 km. Phía Đông của huyện giáp huyện Vị Xuyên,phía Tây giáp huyện Xín Mần, phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Nam giáp huyện Bắc Quang. Và có chung đường biên giới với Trung Quốc dài 34,5 km ở các xã Bản Máy, Pố Lồ, Thèn Chu Phìn và Thàng Tín. Theo đường chim bay: Chiều dài của huyện từ xã Giáp Trung (xã Thàng Tín) đến thôn Lìu Lý (xã Xuân Minh) là 46 km; chiều rộng từ thôn Chả Hồ (xã Tả Sử Choóng) đến thôn Tà Đản (xã Pờ Ly Ngài) là 20 km. Độ cao trung bình của huyện so với mặt nước biển là trên 900 m. Huyện có hai ngọn núi cao nhất là Tây Côn Lĩnh cao 2.419 m và ngọn Chiêu Lầu Thi là chín tầng thang đá, là "đường lên trời", cao tới 2.402 m, là anh em với đỉnh Phan Xi Păng.
|
Trung tâm huyện Hoàng Su Phì (chụp tháng 8/1980-ảnh tác giả ) |
|
Trung tâm huyện HSP bây giờ ngày càng xanh và giàu đẹp (chụp tháng 10/2011) |
Thời kỳ này huyện Hoàng Su Phì có tới 27 xã (chưa có thị trấn) và được đánh giá vào huyện rộng nhất của tỉnh Hà Tuyên: có địa dư rộng, dân số chưa nhiều và có địa hình địa mạo phức tạp bị chia cắt nhiều và độ dốc ngang rất lớn, có đến 40% số xã thường xuyên nằm địa hình bị sạt lở lớn do mưa lũ phá hoại hàng năm.
Huyện Hoàng Su Phì có đÞa h×nh nói cao vµ ®ưîc t¹o nªn bëi c¸c d·y nói cao, ch¹y dµi theo ®ưêng ®Þa giíi tiÕp gi¸p víi c¸c huyÖn l©n cËn vµ ®ường biªn giíi quèc gia t¹o thµnh mét vßng cung lín bao quanh vïng. Trong những năm chiến tranh huyện duy nhất có một tuyến đường huyết mạch là tØnh lé 177 ch¹y qua huyện nối trung tâm tỉnh với trung tâm huyện từ huyện Bắc Quang vào huyện dài 59 km. Đường có hàng trăm đèo dốc và có trên 80 khúc “cua ” chóng mặt, cua rất gấp nên xe đi rất chậm; mặt đường lại là đất nên chỉ đi lại thuận tiện duy nhất một mùa khô; còn các mùa khác đi lại rất khó khăn và vất vả.
Với sự kiện tháng 2/1979, Trung Quốc đem quân lấn chiếm biên giới phía Bắc nước ta; huyện Hoàng Su Phì đã xác định phát triển vững chắc nền quốc phòng toàn dân, nắm vững phương châm “Làm chủ đất nước, làm chủ chiến trường để tiêu diệt địch, tiêu diệt địch để làm chủ đất nước, làm chủ chiến trường”. Những năm chiến tranh đó, những năm từ năm 1980 đến năm 1990 giao thông của huyện ngoài tuyến đường giao thông huyết mạch Bắc Quang-Xín Mần qua huyện dài 59 km; thì huyện chỉ có một tuyến đường ô tô duy nhất là từ km 17- vào xã Thông Nguyên , vào xưởng chè Thông Nguyên nổi tiếng khi đó dài 12 km nền đất đi lại rất khó khăn; còn lại là các tuyến đường dân sinh và đường cho ngựa thồ hàng vào các xã với tổng chiều dài là 335 km; trong đó có 263 km đường dân sinh từ trung huyện về trung tâm xã nền rộng chỉ từ 1,5m đến 2m, bên núi bên vực đi lại rất khó. Toàn huyện có 11 cầu , trong đó có 5 cầu treo xây dựng trong giai đoạn 1976-1978 khẩu độ 35- 40m, và có 5 cầu gỗ khẩu độ 3 – 8m. Trong những năm đó các tuyến đường dân sinh và ngựa thồ luôn được quan tâm của huyện. Hàng năm huy động nhân dân mỗi năm khoảng 15.000 công đến 20.000 công theo pháp lệnh huy động công ích (nhân dân huy động trực tiếp dân công nghĩa vụ 30-40 công/năm, cán bộ huy động theo ngày lương ) để tu sửa đường để cho nhân dân đi lại và trên 1.000 con ngựa thồ hàng của 27 đoàn ngựa thồ (mỗi xã thành lập một đoàn do một lãnh đạo xã phụ trách, mỗi con ngựa làm nhiệm vụ vận chuyển hàng được nhà nước thanh toán 1kg thóc hoặc 2 kg ngô thông qua ngành lương thực huyện chi trả) để phục vụ cho bộ đội vận chuyển hàng hóa các loại phục cho sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu.
Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV họp từ ngày 15 đến 16-/3/1991 và Hội nghị đã bàn đến công tác giao thông và thấy rất cần thiết. Mở đường giao thông ở huyện Hoàng Su Phì để phát triển kinh tế và phục vụ công tác sẵn sàng chiến đấu. Đồng chí Ngô Lê Lợi –Trưởng phòng Giao thông-Xây dựng huyện được sự nhất trí của đồng chí Vương Phát Hữu, Bí thư Huyện ủy-chủ trì Đại hội, đã trình bầy “chiến lược phát triển giao thông thời kỳ 1991-1995 và những năm tiếp theo” ; Đây là hội nghị đầu tiên nêu lên và trú trọng về công tác phát triển giao thông miền núi của huyện. Trong đó nêu rõ kế hoạch phát triển giao thông nông thôn của huyện từng năm và đề nghị thí điểm mô hình mở đường giao thông dân sinh theo hình thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm và dân làm là chính Nhà nước hỗ trợ dụng cụ xà beng, cuốc xẻng và vật liệu nổ” và lấy xã Tiên Nguyên làm điểm ; Hội nghị biểu quyết thông qua. Tại sao lại làm điểm tại Tiên Nguyên; có mấy nguyên nhân sau.
Khi đó, đồng chí Ngô Lê Lợi là Ủy viên BCH huyện ủy- ủy viên UBND huyện khóa 1989-1994 -Trưởng phòng Giao thông –Xây dựng huyện được Ban thường vụ Huyện ủy giao phụ trách xã (ngày xưa gọi là đỡ đầu) hai xã xa nhất huyện là Xuân Minh và Tiên Nguyên. Thấy tiềm năng mọi mặt của hai xã này rất tốt. Trong đó xã Tiên Nguyên được chọn làm điểm mở đường giao thông với các lí do như sau.
Xã Tiên Nguyên là xã thuộc vùng xa, vùng sâu của huyện, cách trung tâm huyện khoảng 56 km, dân số có 560 hộ với 3.985 người , dân tộc Dao là chủ yếu chiếm 90% sen kẽ dân tộc Tày 10%, đặc biệt nhân dân có đời sống văn hóa thấp kém có nhiều hủ tục mê tín và dịch sốt xuất huyết do muỗi đốt cao. Có trên 90% dân số trong độ tuổi đi học còn mù chữ, đa số người dân không biết nói tiếng phổ thông . Về kinh tế lã xã có tiềm năng khá về cây chè , mỗi năm cho thu hoạch 100 tấn chè khô, mỗi năm thu hoạch chắc ăn 100 tấn lúa nhưng chỉ là tự cung tự cấp (có cả lúa 2 vụ) không bán ra ngoài xã; ngoài ra xã này còn được thiên nhiên ưu đãi có rừng gỗ tự nhiên và cây song, mây với trữ lượng lớn. Trong khi đó tỉnh lại có chủ trương cho xã được khai thác bán song, mây cho các hợp tác xã mây-tre đan của tỉnh nhưng do không có đường vận chuyển nên rất khó khăn cho khai thác vận chuyển song, mây ra khỏi địa bàn. Sau nhiều cuộc họp với chi bộ xã (lúc đó xã rất ít Đảng viên) do đồng chí Hoàng Duyễn Kình là Bí thư chi bộ và đồng chí Ngô Lê Lợi đã đề xuất với chi bộ xã; nếu báo cáo Ban thường vụ Huyện ủy và đồng chí Bí thư nhất trí xã có thể huy động dân công được không? sau đó ý kiến này xã thông qua chi bộ và UBND xã hạ quyết tâm.
Tác giả đang cùng Nhân Dân xã Thông Nguyên mở đường ô tô vào trung tâm thôn
Và sau đó Ban thường vụ Huyện ủy họp nhất trí giao cho phòng Giao thông-Xây dựng lên kế hoạch. Bí thư huyện ủy giao chủ tịch UBND huyện thực hiện, chủ tịch huyện lúc đó là đồng chí Phượng Quầy Phin họp UBND huyện và ra quyết định huy động dân công nghĩa vụ của xã. Thành lập ban chỉ đạo giao cho đồng chí Ngô Lê Lợi –trưởng ban và một kỹ thuật của phòng, thành viên là một số ngành của huyện và xã . Huy động 500 hộ dân , nếu quy ra tiền là 172 triệu đồng của xã thời gian khởi công là ngày 15/9/1991 và hoàn thành ngày 15/2/1992 ; 5 tháng thi công tuyến đường mở dài 21,2 km hoàn thành, mặt đường rộng 2 m-2,5 m đảm bảo cho người, ngựa và xe 2 bánh đi lại thuận tiện. Nhà nước (tỉnh ) hỗ trợ bằng tiền 186 triệu đồng để nhân dân mua vật liệu nổ (thông qua phòng Giao thông-Xây dựng cung ứng) và mua dụng cụ lao động.
Từ thắng lợi của tuyến đường dân sinh Tiên Nguyên do nhân dân của xã tự mở ; đến ngày 16/ 11/1992, đồng chí Bí thư huyện ủy Vương Phát Hữu triệu tập Ban thường vụ và thường trực UBND huyện Hoàng Su Phì họp và bàn làm điểm huy động nhân dân của 14 xã (nội địa và xã biên giới) huyện mở tuyến đường dân sinh Chiến Phố đi Thàng Tín dài 18 km.
Mở đường vào thôn bản nhứng năm 1990 -huyện Hoàng Su Phì
Từ tháng 11 năm 1991; Sau khi bình thường hóa giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, việc đưa bà con từ tuyến II (khi chiến tranh huyện đưa nhân dân sơ tán về những nơi an toàn gọi là tuyến II; còn tuyến I là vùng chiến tranh có chiến sự xẩy ra rất ác liệt) quay lại để sản xuất và giữ đất là rất cần thiết. Khi đó hai xã: Chiến Phố là xã giáp biên , còn xã Thàng Tín là xã biên giới chưa có đường dân sinh để cho nhân dân đi lại. Việc mở tuyến đường giao thông liên xã này mang lại nhiều ý nghĩa; trong đó ý nghĩa nhất là phát triển sản xuất và dãn dân, đưa nhân dân ra sát biên để sản xuất, bám đất biên giới và bảo vệ biên cương của Tổ quốc.
Do làm điểm nên Ban thường vụ giao cho đồng chí Ngô Lê Lợi lên kế hoạch thật chi tiết và dự báo các tình hình khó khăn. Ngày 17/11/1992, đồng chí Ngô Lê Lợi trình kế hoạch mở đường và UBND huyện đã mở hội nghị bàn mở đường. 7 giờ sáng ngày 29/11 /1992 hội nghị họp với đại biểu của 14 xã và 17 cơ quan, ban , ngành của huyện. Tại hội nghị UBND huyện đã thông qua kế hoạch mở đường giao thông, thành lập một ban chỉ huy công trường giao đồng chí Ngô Lê Lợi là trưởng ban chỉ huy dân công, giao nhiệm vụ mở đường cho các xã, kế hoạch chăm sóc bảo vệ dân công và yêu cầu các xã lên kế hoach giao khoán mở đường đến các hộ nhân dân. Ngày 5/12/1992 với 3.000 dân công của 14 xã đã có mặt trên công trường. Sau hơn hai tháng thi công, đến cuối tháng 2/1993 đã hoàn thành tuyến đường giao thông dân sinh dài 18km; điểm đầu là UBND xã Chiến Phố điểm cuối là UBND xã Thàng Tín, mặt đường rộng bình quân 2m, có chỗ rộng 3m.
Tuyến đường này mở hoàn thành đã mang một ý nghĩa chính trị rất lớn và có thể nói huyện Hoàng Su Phì là điển hình tiên tiến trong công tác phát triển đường dân sinh nông thôn miền núi và tỉnh Hà Giang đã lấy mô hình điểm của huyện Hoàng Su Phì nhân rộng ra huyện Bắc Quang, huyện Vị Xuyên, sau đó nhân rộng ra toàn trỉnh Hà Giang.
Đến hết năm 1993, trong tổng kết năm 1993 về mô hình mở đường giao thông “Nhà nước và dân cùng làm và dân làm là chính”; đồng chí Vương Phát Hữu , Bí thư huyện ủy nêu rõ: “có thể kết luận mô hình “Nhà nước và dân cùng làm và dân làm là chính” trong việc phát triển giao thông ở huyện Hoàng Su Phì bước đầu thắng lợi yêu cầu UBND huyện cho mở rộng trên toàn huyện”. Thế nhưng , việc phát triển mô hình mở đường dân sinh tuy thắng lợi nhưng đường mở rất nhỏ chỉ rộng từ 1,5 -3 m chỉ sử dụng cho người, ngựa và xe 2 bánh đi lại, còn ô tô không đi lại được. Yêu cầu đặt ra là để nhanh chóng xây dựng phát triển huyện đi lên thì phải phát triển mở được đường ô tô. Do vậy, rất cần sự đầu tư của nhà nước để đầu tư mở đường giao thông mà ô tô đi được.
Từ ngày 13 đến ngày 14/4/1994, tại hội nghị Đảng bộ huyện Hoàng Su Phì giữa nhiệm kì lần thứ XV; nghị quyết nêu về công tác giao thông đã nêu đề nghị nhà nước và tỉnh đầu tư phát triển đường ô tô ở huyện Hoàng Su Phì. Trong đó giao cho phòng Giao thông-Xây dựng, xây dựng kế hoạch ưu tiên và thứ tự mở các tuyến đường từ trung tâm huyện đi trung tâm các xã.
Và sau hội nghị này phòng Giao thông-Xây dựng đã lên phương án mở tuyến “Vinh Quang đi Bản Máy ” là ưu tiên số 1 vì tuyến này mở ra biên giới; nơi đây tuyến đường qua 3 xã và có một đơn vị đồn biên phòng bảo vệ biên giới. Tuyến này trong những năm chiến tranh do không có đường nên đi lại của nhân dân , bộ đội vô cùng khó khăn gian khổ.
Đến tháng 5/1994, với sự giúp đỡ của Đội khảo sát thiết kế giao thông Hà Giang (thuộc sở Giao thông vận tải Hà Giang), tham gia khảo sát gồm có các đồng chí: Nguyễn Văn Hùng, Hoàng Đăng Khôi, Nguyễn Văn Quang; phòng Giao thông-Xây dựng huyện: Ngô Lê Lợi, Vương Kim Thành (nay là Bí thư đảng ủy thị trấn Vinh Quang huyện Hoàng Su Phì), và dân công của hai xã Chiến Phố và Bản Máy tuyến đường từ huyện đi xã biên giới Bản Máy đã hoàn thành khảo sát dài trên 30 km: Từ trung tâm huyện, qua trung tâm UBND xã Bản Máy và đến thôn Bản Pắng; trong đó đoạn từ xã Chiến Phố đi xã Bản Máy dài 16,6 km.
|
Địa hình xã Bản Máy tháng 7/1995 (ảnh tác giả) |
Tuyến đường khảo sát với tổng vốn đầu tư 1.646 triệu đồng chưa có cầu và cống rãnh toàn tuyến. Do đặc thù là tuyến đường mở ra biên giới, khi đó giữa ta và Trung Quốc vừa có hòa bình nên tuyến đường được nghiên cứu rất cụ thể về cả hai mặt: Kinh tế và chính trị. Do vậy, chủ trương tuyến đường này đã được Ban thường vụ Tỉnh ủy Hà Giang nhất trí và cho chủ trương thi công. Đầu năm 1995, đồng chí Vương Phát Hữu Bí thư huyện ủy, đồng chí Phượng Quầy Phin Chủ tịch UBND huyện và đồng chí Ngô Lê Lợi Huyện ủy viên-Trưởng phòng giao thông-xây dựng huyện đã được đồng chí Hoàng Thừa Bí thư tỉnh ủy Hà Giang mời ra báo cáo trực tiếp về mở tuyến đường và các phương án thi công. Sau khi đồng chí Bí thư Tỉnh ủy nghe đồng chí Ngô Lê Lợi báo cáo các phương án; đồng chí Bí thư Tỉnh ủy rất phấn khởi và đồng ý cho huyện chuẩn bị các điều kiện cần thiết thi công tuyến đường này.
Tuyến đường giao thông từ trung tâm huyện điểm đầu là xã Vinh Quang đi xã Bản Máy: Đoạn Chiến Phố đi trung tâm xã Bản Máy dài 16,6 km chính thức khởi công ngày 01/4/1995,UBND tỉnh Hà Giang và Sở Giao thông vận tải phối hợp với UBND huyện Hoàng Su Phì thông xe kỹ thuật toàn tuyến ngày 15/11/1995.
Tuyến đường này huy động lực lượng của nhân dân 12 xã thi công ½ phần đất toàn tuyến và một doanh nghiệp chủ lực là Xí nghiệp giao thông Cầu –Đường Hoàng Su Phì; doanh nghiệp tư nhân đầu tiên tiên phong trong lĩnh vực xây dựng các công trình giao thông, thủy lợi, xây dựng ...tham gia cùng nhà nước phát triển giao thông nông thôn miền núi (Doanh nghiệp tư nhân đầu tiên thành lập năm 1993 tại huyện Hoàng Su Phì và nay phát triển thành: Công ty cổ phần phát triển năng lượng Sơn Vũ-Hà Nội; Do ông Nguyễn Văn Ngọc làm Chủ tịch hội đồng quản trị). Công trình này hoàn thành ngày 31/12/1995.
Dự án duyệt 2,9 tỷ đồng và các công trình trên đường. Tuyến đường có 3 cầu bê tông tổng chiều dài 15m (trong đó cầu bắc qua suối Đỏ dài 6m).
Tuyến đường giao thông mở cho ô tô đi đầu tiên của huyện được thi công với phương châm: “Nhà nước và dân cùng làm và dân làm là chính, huyện hợp đồng đơn vị chủ lực có tư cách pháp nhân thi công các phần khó khăn : vách đá, đá toàn tuyến, thi công cầu, cống toàn tuyến” . Đối với nhân dân huy động theo pháp lệnh huy động công ích, được hỗ trợ 1kg gạo/1ngày công, được chăm sóc sức khỏe khi ốm đau, được chi hỗ trợ tiền làm lán trại trên công trường; Chủ lực thi công chi trả theo quy định của Nhà nước.
Công trình mở tuyến đường này lại xuất hiện một cách suy nghĩ mới (một điển hình mới) đó là hợp đồng và chọn thầu những đơn vị chủ lực có đủ tư cách pháp nhân và có đủ điều kiện phối hợp thi công cùng nhân dân và thi công những công việc khó khăn nhất mà nhân dân không thể dùng thủ công (như các vách đá, thi công phần đá toàn tuyến) mà huyện Hoàng Su Phì lại đi tiên phong trong lĩnh vực hợp đồng với các đơn vị chủ lực ; nên đẩy nhanh được tiến độ mở các tuyến đường giao thông nông thôn của huyện nối trung tâm huyện tới các trung tâm xã.
Sau tuyến đường Chiến Phố đi Bản Máy hoàn thành ; liên tiếp các tuyến đường khác được Tỉnh ủy-HĐND-UBND tỉnh cho chủ trương và huyện Hoàng Su Phì đã mở các tuyến tiếp là: đường Thông Nguyên-Xuân Minh dài 7,3 km khởi công ngày 22/8/1995, hoàn thành ngày 22/12/95.
Đường giao thông Nậm Dịch –Hồ Thầu khởi công 8/8/1995, hoàn thành 4/1996.
Nâng cấp đường giao thông 18-Thông Nguyên dài 12 km; khởi công ngày 13/4/1995 hoàn thành ngày 05/2/1996.
Đường giao thông Vinh Quang-Pố Lồ -Thàng Tín và Pố Lồ-Thèn Chu Phìn dài 24,6 km, khởi công ngày 1/3/1996, hoàn thành ngày 31/12/1996.
Đường giao thông Thông Nguyên-Tiên Nguyên dài 16 km, khởi công ngày 23/11/1995 và hoàn thành ngày 31/12/1996.
Đường giao thông Nam Sơn-Nậm Khòa dài 15,4 km, khởi công ngày 15/12/1995 và hoàn thành 12/1996.
Tiếp đó các tuyến đường giao thông khác đồng loạt khởi công: Nậm Dịch đi xã Bản Péo dài 5,5 km; tuyến Vinh Quang-Bản Luốc dài 9,2 km, tuyến Vinh Quang- Đản Ván dài 9,5 km; tuyến Tân Tiến –Túng Sán dài 9,5 km
Ngay tại trung huyện lị: mở các trục đường giao thông nội huyện để phát triển và bố trí dân cư phát triển trung tâm huyện thành thị trấn Vinh Quang với chiều dài là 1,6 km khởi công từ tháng 4/1996 và hoàn thành 12/1996; Ngày nay trung tâm huyện lị đã được công nhận là Thị trấn.
Đến hết năm 2003, thì nhân dân huyện Hoàng Su Phì đã mở thông 100% các tuyến đường ô tô từ trung tâm huyện về các trung tâm xã. Có thể tự hào kết luận rằng đây là một kì tích tuyệt vời của đồng bào các dân tộc huyện Hoàng Su Phì đã viết vào lịch sử những nầm đầu thế kỉ XXI.
Về thành tích phát triển giao thông của huyện Hoàng Su phì có một điều đáng trân trọng là tại: Hội nghị Đảng bộ Hà Giang lần thứ XII, huyện Hoàng Su Phì đã được Bí thư tỉnh ủy Hà Giang cho tham luận về công tác huy động nhân dân phát triển giao thông miền núi và đồng chí Ngô Lê Lợi Huyện ủy viên-Trưởng phòng giao thông-xây dựng huyện, là đại biểu đã được trưởng Đoàn đại biểu huyện Hoàng Su Phì cử lên tham luận: mô hình mở đường giao thông “Nhà nước và dân cùng làm và dân làm là chính” ở huyện Hoàng Su Phì.
Một vinh dự to lớn nữa nữa là đầu tháng 4 năm 1997, đồng chí Nguyễn Tấn Dũng phó Thủ tướng Chính phủ (nay là Thủ tướng chính phủ nước Việt Nam ) và đồng chí Vũ Ngọc Kỳ -Ủy viên ban chấp hành Trung ương Đảng -Bí thư tỉnh ủy-đồng chí Triệu Đức Thanh -Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm huyện Hoàng Su Phì và dự lễ thông hai tuyến đường giao thông từ trung tâm huyện đi trung tâm xã: Vinh Quang đi các xã biên giới Pố Lồ-Thèn Chu Phìn-Thàng Tín và tuyến Vinh Quang đi xã Đản Ván đang thi công có rất đông Nhân dân của xã Đản Ván đang thi công; đồng chí đã khen ngợi và đánh giá cao công tác phát triển giao thông của huyện Hoàng Su Phì những năm đó.
Đến hết năm 1998, huyện Hoàng Su Phì đã nhận được 4 cờ thi đua xuất sắc và Bằng khen của Bộ giao thông vận tải về thành tích phát triển giao thông miền núi: Huyện Hoàng Su Phì, xã Tiên Nguyên, xã Thông Nguyên, xã Sán Sả Hồ. Trong đó xã Tiên Nguyên là điển hình về phong trào huy động nhân phát triển giao thông miền núi.
Đường mở xong nhưng chỉ đi được một mùa khô (Cần nâng cấp đi lại bốn mùa)
Đến hôm nay, huyện Hoàng Su Phì đã đạt được những thành tựu trong phát triển KT-XH, điều đáng ghi nhận là hệ thống chính trị thường xuyên được củng cố và kiện toàn, đội ngũ cán bộ được chuẩn hóa cả về lượng và chất. Công tác giao thông tuy được huyện quan tâm trú trọng, song do thiếu nguồn vốn, nên mới có trên ½ tuyến đường có mặt cứng hóa đi được 4 mùa, còn lại chỉ đi lại một mùa khô.
Bí thư Nguyễn Mạnh Hà (mặc áo trắng đang đẩy xe) giúp đẩy xe cho dân khi đường bị trơn lầy?
Thông qua các nguồn vốn đầu tư của Trung ương, của tỉnh và huy động nội lực trong dân theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” đến nay, trên địa bàn huyện có 13 tuyến đường được nâng cấp rải nhựa, bê tông với tổng chiều dài 143 km; mở mới 227 km đường giao thông nông thôn, trên 218 km đường dân sinh; 100% xã, thị trấn có đường ô tô đến trung tâm; 50% số thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm thôn; hệ thống cơ sở vật chất như trụ sở làm việc của UBND xã, trạm y tế, trường học, nhà lưu trú cán bộ, nhà văn hóa cộng đồng...được đầu tư xây dựng khang trang.
Đường miền núi đi lại mùa mưa thường hay tắc đường (tỉnh lộ 177)
Nhìn lại chặng đường mà Đảng bộ và nhân huyện Hoàng Su Phì đi qua; Có thể tự hào nói rằng những điều kiện tự nhiên và thiên nhiên của huyện rất khắc nghiệt và nơi có cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới khốc liệt do Trung Quốc gây ra, đã đi qua. Nhưng nhìn lại thấy con người của huyện Hoàng Su Phì luôn hồn nhiên, chất phác cần cù, chịu thương chịu khó lao động xây dựng đất nước; khi có giặc anh dũng xông pha nơi chiến trận để đẩy đuổi giặc đi. Và lớp những con người làm nên những kì tích đó nay người còn, người mất nhưng tựu trung đã hun đúc nên phẩm chất quí báu của người Hoàng Su Phì nơi “Vỏ cây vàng” mãi mãi làm tươi đẹp thêm truyền thống yêu nước của đồng bào các dân tộc là năng động, sáng tạo, nhạy bén đi trên đôi chân của mình vượt qua mọi khó khăn gian khổ vươn lên làm chủ bản thân mình và làm chủ đất nước nơi vùng biên cương của Tổ quốc ngày càng tươi đẹp.
(Ngô Lê Lợi: Hà Nội,11-2011)
MỘT SỐ HÌNH ẢNH HỘI NGHỊ ĐẢNG BỘ HÀ GIANG KHÓA XII
Đại biểu dự Đại hội Đảng bộ XII tỉnh Hà Giang (bỏ phiếu bầu )
Ảnh Đoàn Đại biểu huyện Hoàng Su Phì với Lãnh đạo Tỉnh ủy -HĐND tỉnh và Ban nhành của tỉnh Hà Giang
Chụp với ông Giàng Văn Quẩy Chủ tịch HĐND tỉnh (nhà báo Văn Phát )
Chụp với ông Nguyễn Viết Xuân Giám đốc CA Tỉnh (nhà báo Văn Phát)
Chủ tịch huyện Xín Mần Nguyễn Đình Thi
Giám đốc sở Tài chính tỉnh
Phó giám đốc CA tỉnh Nguyễn Bình Vận
MỘT SỐ HÌNH ẢNH KHẢO SÁT VÀ THÔNG TUYẾN ĐƯỜNG BẢN MÁY
Đồn Bản Máy ngày nay (tháng 7/2005)
|
Lãnh đạo tỉnh Hà Giang thông tuyến Chiến Phố-Bản Máy ngày 15/11/1995
(Toàn bộ tư liệu thông đường Bản Máy, tuyến đường đầu tiên thông tuyến vào xã do tác giả giữ bản quyền) |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét