Xem Phong thủy-Tử vi ở Hà Nội
NHẬN TƯ VẤN: Xem phong thủy Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng:Chọn hướng tốt. Phòng làm việc; phòng khách; bếp; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Xem tuổi Xây dựng nhà , sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Âm trạch mồ mả tư vấn xem hướng đặt mộ hợp phong thủy, tư vấn đặt mộ trong nghĩa trang. Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới,ngày ăn hỏi. Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.Xem Tử vi để biết vận mệnh cuộc đời; dự báo ngày cưới; dự báo tang ma; dự báo công danh, sự nghiệp, thăng quan, tiến chức.Các đại, tiểu vận trong cuộc đời...Điện thoại: 036.439.6238
Thứ Ba, 14 tháng 12, 2021
Thờ Thần Tài-Ông Địa thế nào?
Đa số mọi người thường nghĩ rằng chỉ cần chăm thắp hương, chăm cúng bái thì nhất định sẽ được thần linh ban lộc, nhưng thực ra vị trí đặt ban thần tài mới là việc cần được ưu tiên hàng đầu. Vậy các cửa hàng, doanh nghiệp có thờ thần tài thì nên đặt ban thờ ở đâu để tụ lộc và buôn may bán đắt?
Việc thờ cúng Thần tài cần được thực hiện quanh năm, đặc biệt là các ngày mùng 1 (âm lịch), ngày rằm và ngày 10 (âm lịch) hàng tháng là ngày vía thần tài. Xung quanh vị trí đặt ban thờ cũng như tượng các vị thần cần được giữ gìn, lau chùi, tắm rửa sạch sẽ thường xuyên.
1. Thần Tài - Thổ Địa, họ là ai?
Thần Tài (財神 Tài thần) là một vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam và một số nước phương Đông. Đây là vị thần theo quan niệm dân gian sẽ đem lại tiền tài, may mắn. Vị thần này trong văn hoá Trung Quốc là một vị đại nguyên soái, tuy nhiên, trong văn hoá Việt Nam, đây là một vị cát thần có trách nhiệm ban phát sự giàu sang và tiền bạc cho người dân. Hình tượng là người đội mão ô sa, râu năm chòm, và mặt bạch diện (phân biệt vs Quan Công râu năm chòm và xích diện, chân mày xếch)
Thổ Địa: con được gọi là Long Minh Thổ Thần, được tạc với cái bụng bự, vú xệ, má lúm đồng tiền, tay cầm quạt bồ đề và má lúm đồng tiền.
Ở Trung Hoa, người ta thường thờ Thần Tài và Thổ Địa thành 2 nghi thờ riêng biệt. Nhưng ở Việt Nam, chúng ta thường thờ hai vị thần này chung trong một ban.
Về hình diện, chúng ta dễ dàng phân biệt tượng nào là tượng thần tài, tượng nào là tượng thổ địa nên bài viết này không đi sâu vào miêu tả hình tướng nhị vị tôn thần mà đi sâu vào cách thờ cúng đúng phong thuỷ.
2. Vị trí đặt ban thờ thần tài - thổ địa:
Nguyên tắc thứ nhất: đặt ban thờ sát đất.
Sách “Nghi Lễ Dân Gian” dạy rất rõ: Riêng Thổ Địa là thần đất đai nên quy định ban thờ phải được tiếp đất, tức là không tạo thành trang trên cao mà thờ hai vị thần này.
Đây là nguyên tắc tuyệt đối không được sai phạm.
Nguyên tắc này tưởng chừng ai cũng biết nhưng lắm lúc vì không gian, có người đem ban thờ Thần Tài - Thổ Địa lên cao thờ như Phật - Tiên - Quan Âm là điều không đúng.
Thứ hai, chọn vị trí đặt bàn thờ Thần Tài Thổ Địa phải có hậu trẫm
Tức
Phải được dựa vào một bức tường, đằng sau phải tĩnh, tức mang tính ổn định và bền vững, không xê dịch.
Không đặt bàn thờ các ngài bên cạnh cầu thang, chúng ta đi lên đi xuống sẽ động mạch thanh khí làm tán hao nguyên thần của ngài.
Vị trí đặt phải nhìn ra mặt tiền, nhưng không được quá hớ hênh lộ liễu, ai đi ngoài đường cũng đều nhìn thấy là việc không hay.
Cũng không đặt nên quá sáng (như dưới một bóng đèn, một thiên quang tỉnh (giếng trời) mà cần đặt nơi khuất gió, ánh sáng vừa đủ.
Không quá tối, đồng thời phải nhìn ra mặt tiền và không được lộ liễu.
Đọc tới đây nhiều bạn sẽ thấy rối, thật sự là không rối đâu, cứ theo phương pháp loại trừ mà làm.
Có quan niệm cho rằng: Nơi tốt nhất trong nhà nên đặt bàn thờ Thần Tài chính là vị trí trí hợp với mệnh của gia chủ hoặc theo dòng khí hướng vào nhà. Là nơi tàng phong tụ khí (tránh gió, và là điểm hội tụ linh khí). Điểm đặt ban thờ phải được xác định tùy từng hướng nhà (hướng phòng, cửa hiệu), tuổi chủ nhà và tình trạng nội thất, màu sắc, trưng bày... cụ thể. Không có một công thức chung trong việc chọn vị trí đặt ban thờ cho mọi kiến trúc dương trạch.
Hai địa điểm có thể lựa chọn để đặt bàn thờ là các cung Thiên Lộc và Quý Nhân, 2 cung này sẽ hỗ trợ gia đình làm ăn phát tài.
Cung Thiên Lộc mang lại may mắn về tiền bạc, tài sản thăng tiến, thịnh vượng. Bên cạnh đó, việc đặt ban thờ theo cung này còn khiến gia chủ làm ăn tấn tới, phát đạt, kinh doanh thuận lợi. Tuy nhiên, cần phải tránh hướng chịu sự ảnh hưởng của các sao xấu: Không vong, Tử, Tuyệt.
Cung Quý Nhân: Quý Nhân Thiên Ất là vị thần đứng đầu cát thần, được tương truyền là vô cùng linh thiêng, có thể trấn và chế ngự được mọi chỗ động vì thế, hướng Quý Nhân thường mang lại sự bình an, cát khánh, thuận hòa, may mắn cho gia đạo.
Không chỉ thế, sao Quý Nhân còn mang ý nghĩa cứu trợ, giải tai ách nên ban thờ đặt theo hướng này gia chủ sẽ gặp hung hóa cát, gặp nhiều thuận lợi trên con đường công danh, học hành.
Tuy nhiên, nếu bạn hiểu chút xíu về cung mệnh và bát trạch, có thể tự dùng la bàn để biết được hướng tốt - xấu đối với tuổi chủ nhà và đặt bàn thờ nhị vị tôn thần vào hướng xấu nhìn về hướng tốt và hướng tốt ấy phải là mặt tiền ngôi nhà. Phong thuỷ gọi là “toạ hung kiến cát”.
Toàn bộ các ban thờ trong nhà gồm thờ Phật, thờ Tổ Tông, Thần Tiên, Quan Âm, Quan Thánh...đều phải nằm vào hướng xấu mà nhìn về hướng tốt.
Vì Thần Tiên thì ở chỗ nào cũng là Thần Tiên nên không quan trọng việc ở vị trí xấu nhưng người phàm thì phải tránh chổ xấu mà dùng chổ tốt nên mới có câu “hung địa an ngự thần minh” nghĩa là “chổ đất nào xấu thì nên an trí thần linh về đó ngự” cho nên mình phải hiểu chính xác “toạ hung kiến cát” là như vậy.
Vị trí của Thần Tài - Thổ Địa trong ban thờ
Đừng nhầm chỗ hai vị ấy, đây là lỗi người Việt chúng ta hay phạm.
Vì lý do Việt Nam ít người đọc được chữ Tàu cho nên chúng ta không đọc được nội dung trên bài vị để đằng sau lưng 2 vị tôn thần.
Nội dung Bài vị được viết bằng mực nhũ kim với nội dung như sau:
Ngũ phương Ngũ thổ Long thần,
Tiền hậu địa Chúa Tài thần.
Hai bên bài vị có câu đối viết bằng chữ Hán:
土地生白玉,
地可出黃金.
Phiên âm Hán-Việt là:
Thổ Địa sinh bạch ngọc,
Địa khả xuất Hoàng Kim.
Dịch ra tiếng Việt là:
Đất đai sinh ra ngọc trắng,
Đất có thể hiện ra vàng ròng.
Vì chữ Tàu được đọc từ bên phải đọc qua.
Ngũ Phương Ngũ Thổ Long Thần, tức là Thổ Địa.
Tiền Hậu Địa Chủ Tài Thần, tức là Thần Tài.
Hai câu long vị tương ứng với vị trí của hai vị tôn thần đó.
Tuy nhiên, người Việt hay đọc thuận miệng là “Thổ Địa, Thần Tài” và xếp cũng từ trái qua phải, nên họ hay để Thần Tài và Thổ Địa sai vị trí.
Việc sai vị trí này quan hệ rất nặng vì chư thần không nhập phủ được.
Bạn nào ở Miền Bắc sẽ biết: Phong tục thờ tượng ở các phủ, điện, đều có long vị, linh vị, bài vị để đằng trước hoặc đằng sau tượng để người đến bái lễ biết tôn tượng được thờ là ai.
Thứ hai nữa là để cho trợ thần nhập đúng tượng và đúng linh vị. Cho nên vấn đề này các bạn phải hiểu kỹ và để ý trên bài thờ thổ địa thần tài để an trí tôn tượng cho chính xác.
Hoặc là đơn giản nôm na vầy cho mọi người dễ hiểu:
Ban thờ luôn có bông có trái. Vậy, từ ngoài đường nhìn vô (đối diện) với hai vị thần tài thổ địa, thì tay trái bạn là Thần Tài, kế bên Thần Tài là đĩa trái cây, bên tay phải bạn là Thổ Địa, kế bên Thổ Địa là bình bông. Gọi là Đông Bình Tây Quả, nhớ vậy cho kỹ.
Các đồ vật được đặt trên ban thờ Thần tài?
Để gia chủ hay cơ sở kinh doanh luôn gặp may mắn, thuận lợi, việc bài trí ban thờ Thần tài cũng được chú trọng hết mực. Trên ban thờ Thần tài thường được đặt các đồ vật, lễ vật sau:
Ban thờ Thần tài: kích cỡ phù hợp với từng địa điểm, vị trí, trên vách dán một tấm bài vị.
Tượng Thần tài - Thổ địa: thường được làm bằng sứ, đặt hai bên ban thờ. Theo nguyên tắc, vị trí đặt (nhìn từ ngoài vào) sẽ là: tượng Thần tài bên trái, tượng Thổ địa bên phải.
Tượng Phật Di Lặc: là vị thần quản lý và ngăn chặn các vị thần làm những điều sai trái, thường được đặt bên trên ban thờ Thần tài.
Hũ gạo, hũ muối, hũ nước đầy: được đặt ở giữa hai tượng Thần tài - Thổ địa. Đây là những vật tượng trưng cho cuộc sống no đủ, êm ấm và được đặt từ đầu năm cho tới cuối năm mới được đem thay.
Bát nhang: được đặt giữa ban thờ và tuyệt đối không được xê dịch, di chuyển.
Lọ hoa tươi: đặt bên phải ban thờ (không nên sử dụng hoa giả). Các loại hoa thường được sử dụng: hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền... và quan trọng không được để hoa, lá bị héo trên ban thờ.
Quả tươi: thường là mâm/đĩa ngũ quả.
5 chén nước xếp hình chữ thập: tượng trưng cho ngũ hành và ngũ phương phát triển.
5 củ tỏi: đặt vào trong một chiếc đĩa nhỏ với ý nghĩa xua đuổi ma quỷ.
Bát nước đầy rắc cánh hoa hồng ở trên: mang ý nghĩa giữ cho tiền bạc không bị trôi đi. Còn gọi là nơi tụ thủy /hay tụ lộc (có thể dũng bát hoăc đĩa đều đươc)
Thường được đặt trên nền đất ngoài cùng ban thờ.
Tượng Ông Cóc: đặt bên trái ban thờ với ý nghĩa đón sinh khí, tài lộc. Ban ngày quay tượng ra ngoài và tối quay vào trong.
Bố trí tượng và bát hương trên ban thờ thần tài
Hai bên, bên trái (nguyên tắc là từ ngoài nhìn vào) là ông Thần Tài, bên phải là Thổ Địa (thường bàn thờ Thần Tài thờ chung với ông Thổ Địa).
Ở giữa hai ông bạn nên đặt một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Nên nhớ ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay.
Giữa bàn thờ đặt một bát nhang và cần tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ.
Nguyên tắc bày trí ban thần tài-Bày trí ban Thần Tài :
Lọ hoa được đặt bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái.
Hoa cúng Thần Tài nên là hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa lan vàng.
Đĩa Trái cây nên chọn 5 quả.
Xếp 3 (Phật -Pháp -Tăng) hoặc 5 chén nước thành hình chữ thập để tượng trưng cho 5 phương và ngũ hành phát sinh phát triển.
Ông Cóc để bên trái, phía ngoài cùng trên mặt đất, luôn luôn quay vào.
Các gia đình, cửa hàng nên chọn một cái bát hoặc đĩa sâu sứ hoặc thuỷ tinh thật đẹp, đổ đầy nước và rắc những cánh hoa hồng trên mặt (đĩa hoa này biểu trưng cho việc giữ tiền bạc khỏi trôi đi).
Kết luận:
Nếu quan sát những cửa hàng đông khách và không đông khách thì bạn sẽ nhận ra 1 điều cốt lõi: thứ nhất giá cả, thứ 2 chất lượng, thứ 3 thái độ, thứ 4 không gian, thứ 5 vị trí, thứ 6 mới là lộc phong thủy của chủ....
Do vậy, việc kinh doanh có suôn sẻ hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nếu có vấn đề, các bạn hãy tối ưu tất cả những điều trên trước khi nghĩ đến lỗi phạm trong thờ cúng thần tài.
Tuy nhiên, khi thờ thần tài các bạn cần nhớ: Thần tài Thổ Địa cũng như con người chúng ta vậy! Có sạch sẽ thơm tho tươi tốt thì tinh thần mới vui vẻ phấn chấn!
Mà hai cụ vui thì mới phù hộ cho ta được! Ngoài việc đặt thần tài đúng vị trí, hãy chăm bầy biện đồ tươi dâng lên và luôn giữ cho ban thờ thật sạch sẽ.
Thực ra không có 1 quy định nào chắc chắn rằng thổ địa bên nào, thần tài bên nào. Vì có nhà thuận, có nhà nghịch các bạn ạ. Nên khi lễ, sư thầy hoặc thầy pháp, thầy phong thuỷ... sẽ theo quẻ mà đặt cho nhà mỗi người khác nhau là vậy.
(Theo Phong thủy Nhà ở)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét