Xem Phong thủy-Tử vi ở Hà Nội

NHẬN TƯ VẤN: Xem phong thủy Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng:Chọn hướng tốt. Phòng làm việc; phòng khách; bếp; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Xem tuổi Xây dựng nhà , sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Âm trạch mồ mả tư vấn xem hướng đặt mộ hợp phong thủy, tư vấn đặt mộ trong nghĩa trang. Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới,ngày ăn hỏi. Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.Xem Tử vi để biết vận mệnh cuộc đời; dự báo ngày cưới; dự báo tang ma; dự báo công danh, sự nghiệp, thăng quan, tiến chức.Các đại, tiểu vận trong cuộc đời...Điện thoại: 036.439.6238


Thứ Ba, 14 tháng 1, 2025

Nghi lễ Tảo mộ và Tạ mộ?

 

Ảnh : Minh họa 

    Người Việt từ xưa có câu “Sống cái nhà, chết cái mồ”. Người Việt coi trọng mộ phần, coi đây là nhà của người đã khuất.

    Cứ mỗi khi năm hết; đón Tết đến, mọi gia đình lại háo hức, sửa sang, quét dọn nhà cửa cho khang trang đẹp đẽ để đón Tết, thì đối với mộ phần của người thân cũng cần được sửa sang như vậy. 

    Vì thế, các gia đình thường duy trì tục lệ đi tạ mộ cuối năm.

      Ý nghĩa lễ tạ mộ cuối năm là nhớ ơn tổ tiên, mời người thân đã khuất về ăn Tết. Những người quanh năm đi làm ăn xa cũng thường cố gắng trở về cố hương vào dịp này để tạ mộ, sum họp với gia đình.

Đây cũng là cách để con cháu cảm ơn thần linh, thổ địa khu vực có mộ phần suốt thời gian qua đã chiếu cố cho người thân của mình. Việc này tương tự như con cháu làm lễ tạ thần linh, thổ địa gia tiên, tiền chủ nơi nhà đang sống dịp cuối năm.

     Theo quan niệm dân gian, sở dĩ có lễ tạ mộ vào dịp cuối năm không chỉ đơn giản là cúng lễ tạ “các cụ” nhà mình, mà nên hiểu "đủ" là tạ ơn Phật, Thánh, quan Thần linh bản địa, chư vị Tôn thần… đã cho các cụ "nương" nhờ mảnh đất đó. Nhờ vậy các cụ mới dễ dàng “đi về” mà phù hộ cho con cháu sức khỏe dồi dào, làm ăn ,kinh doanh phát đạt, may mắn...

Người Việt ta có tín ngưỡng tâm linh, tin tưởng sâu sắc vào mối liên kết đặc biệt giữa 2 phần Âm – Dương. “Âm siêu, Dương thái”, nếu như chăm sóc tốt phần Âm thì sẽ được ông bà tổ tiên phù hộ, còn nếu bỏ bê không thờ cúng chăm sóc mộ phần thì người cõi trần có thể phải gánh chịu những hậu quả nặng nề khi không được tổ tiên phù hộ che chở.

      Lễ tạ mộ cuối năm và lễ tảo mộ cuối năm có khác nhau không?

Nghi lễ tạ mộ và tảo mộ cuối năm là 2 lễ hoàn toàn khác nhau về thời gian thực hiện cũng như ý nghĩa.

– Theo nghĩa đen, “tảo mộ” tức là quét dọn, tu sửa cho ngôi mộ, còn “tạ mộ” thì là làm lễ tạ ơn chư vị thần linh cùng vong linh người đã khuất.

– Về thời gian thực hiện: Lễ tạ mộ dịp cuối năm thường được tiến hành vào thời điểm cuối năm, trong những ngày giáp Tết, thường là từ ngày 20  đến ngày 30 tháng Chạp. Còn tảo mộ được diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch (Hoặc cả tiết Thanh Minh), tức là vào thời điểm đầu năm, hay còn gọi là Tết Thanh Minh.

         Ý nghĩa: Tạ mộ cuối năm là khi các gia đình ra mộ tổ tiên, người thân đã khuất của mình để lễ tạ Thổ thần, đắp đất, sang sửa mộ phần, dâng lễ mời vong linh gia tiên về cùng con cháu sum vầy ngày Tết, đón năm mới sắp sang.

Còn lễ tảo mộ đầu năm thì vào tiết Thanh Minh, khi còn là đầu xuân năm mới, con cháu sẽ ra mộ phần gia tiên, người thân đã khuất để sửa sang mồ mả, đắp đất trồng hoa, nhổ bỏ cỏ dại, quét vôi…

Tuy nhiên, giữa 2 nghi thức này cũng có điểm chung, mang nét đẹp văn hóa tâm linh người Việt. Đó đều là dịp để người sống nhớ ơn người đã khuất, mong cho vong linh người đã khuất được an ổn nơi chín suối, phù hộ cho con cháu đời sau thêm phần hưng vượng.

     Việc chính khi đi tạ mộ phần cuối năm là gì?

Theo quan niệm dân gian, khi đi tạ mộ cuối năm, một trong những phần việc chính là dọn dẹp sạch sẽ khu vực mộ phần và lân cận cho phong quang, thoáng đãng.

Nếu là mộ đất có thể đắp lại nấm cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại, cây hoang mọc trùm lên mộ, cũng là cách giảm bớt rắn, chuột đào hang, làm tổ.

Tiếp đó là việc cúng khấn tạ mộ cuối năm ở miếu thần linh và mộ phần người thân của gia chủ. Người cao niên trong gia đình hay dòng tộc sẽ đứng ra chủ trì lễ cúng. Lễ cúng phải được thực hiện trong không khí trang nghiêm, tỏ lòng thành kính, nhớ thương, biết ơn đến những người đã khuất.

         Sau khi làm xong lễ cúng, gia chủ đi thắp hương cho các cụ trong dòng Họ nhà mình cũng như những ngôi mộ gần bên mộ nhà mình cho ấm cúng, cũng là tỏ lòng thành kính với bề trên, với những “người” hàng ngày bầu bạn với người thân đã khuất của mình trong cùng khu nghĩa trang.

(St)

 

Chủ Nhật, 12 tháng 1, 2025

Bộ văn khấn năm 2025 (Mới nhất)

 



Gần 23 tháng Chạp hàng mã hay bầy bán bộ mã 4 mũ : 3 mũ trong 1 túi và 1 mũ trong 1 túi. Bộ mã 3 mũ là bộ ÔNG CÔNG ÔNG TÁO sẽ cúng Ông Công Táo vào khoảng các ngày từ 19 đến đúng ngày 23 tháng chạp (còn từ 0 gờ ngày 24 tháng Chạp không cúng nữa theo truyền thuyết dân gian các Ngài về Trầu Trời khoảng 7 ngày đến 0 giờ mùng 1 năm mới Các Ngài mới về lại các Gia đình Hạ giới ) . Còn bộ 1 Mũ là của ÔNG QUAN HÀNH KHIỂN NĂM mới cúng vào Giao thừa 0 giờ mùng 1 năm mới (xem Bài cúng giao thừa ...)




    Văn khấn giao thừa ngoài Trời là cúng ông Quan hành khiển năm mới (tên khác là Kim Đương Cai Thái Tuế : Ông quan Hành khiển trên Trời năm mới...) . Quan Hành Khiển là quan văn có nhiệm vụ là trông coi mọi việc trên thế gian, mỗi vị một năm theo chu kỳ của 12 con giáp. Bắt đầu là năm Tý, năm cuối cùng là năm Hợi. Nắm 2025 ông quan họ Ngô : NGÔ VƯƠNG HÀNH KHIỂN. 









(ST) 









Thứ Sáu, 10 tháng 1, 2025

Bát Chánh Đạo - Con Đường Chấm Dứt Khổ Đau

 




Bát Chánh đạo là gì?

Bát Chánh đạo là con đường chân chánh giúp cho chúng sanh hướng đến đời sống cao thượng, an lạc, từ đó tiến tới địa vị giác ngộ. Nhiều bậc Hiền, Thánh cũng đã nương theo Bát Chánh đạo này để đi đến Niết Bàn (Trạng thái đã diệt được tham ái, sân hận và si mê để trở về với sự bình yên tuyệt đối).

1. Chánh Kiến:
Là Trí Tuệ hiểu được Bốn Đế
2. Chánh Tư Duy:
• Li dục: có nghĩa là không có ý niệm
tham thích gì hết.
• Bất hại: có nghĩa là không nhiễu hại,
không gây tổn thương cho ai hết.
3. Chánh Ngữ:
• Chánh Ngữ hiện tượng: là nói lời lành,
không nói lời vô ích cho mình, cho người, không nói lời tổn thương ai.
• Chánh Ngữ bản chất: là bằng tâm trạng nào mà ta không nói dối được, không nói lời ác độc, làm tổn thương người khác, không nói lời phù phiếm vô ích, phiếm luận, không nói lời
gây chia rẽ ai.
4. Chánh Nghiệp:
• Chánh Nghiệp hiện tượng; là không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh.
• Chánh Nghiệp bản chất: là tâm trạng nào giúp mình tránh được không sát sanh, không trộm cắp, không tà hạnh.
5. Chánh Mạng:
• Chánh Mạng hiện tượng: là không kiếm
sống bằng những nghề nghiệp sinh kế bất thiện hại mình, hại người.
• Chánh Mạnh bản chất: là tâm trạng nào
giúp mình chọn sinh kế lương thiện.
6. Chánh Tinh Tấn:
• Theo A Tỳ Đàm là tâm sở cần siêng năng.
• Theo Tạng Kinh là chánh cần và chánh cần
là chánh cần hiện tượng và chánh cần bản chất.
• Chánh cần hiện tượng: là Thận - Trừ - Tu - Bảo
- Thận cần: nổ lực ngăn cái ác chưa có.
- Trừ cần: nổ lực trừ cái ác đang có - đã có.
- Tu cần: nổ lực gầy dựng cái thiện đã có.
- Bảo cần: nổ lực duy trì cái thiện đã có.
• Chánh cần bản chất: là tâm sở cần, trạng thái nổ lực, siêng năng, không lùi sụt, không bỏ cuộc, không buông xuôi.
7. Chánh Niệm:
• Chánh Niệm bản chất: là khả năng ghi nhớ, không quên mình, làm gì biết cái đó,
không buông xuôi thực tại, từng khoảnh khắc thực tại đều được ghi nhận một cách kịp thời.
• Chánh Niệm hiện tượng: là chánh niệm trong pháp môn Tứ Niệm Xứ: biết rõ đi biết đi,
ngồi biết là ngồi, nằm biết là nằm, ăn uống biết là ăn uống, co duỗi biết là co duỗi biết rõ,
tiêu tiểu biết rõ là tiêu tiểu, ăn uống, nhai nuốt, mặc áo, cởi áo ...
8. Chánh Định:
• Chánh Định bản chất: chỉ là tâm sở định.
• Chánh Định hiện tượng: sơ thiền - nhị thiền
tam thiền - tứ thiền.

Công năng và những lợi ích của việc tu tập Bát Chánh đạo

3.1. Về công năng

  • Cải thiện bản thân: Người rèn luyện Bát Chánh đạo sẽ dần đào thải được những hành vi bất chính, tự tạo cho chính mình đời sống chân chánh, hướng đến chân - thiện - mỹ.
  • Cải tạo hoàn cảnh: Thế giới ngoài kia được hình thành nên từ tâm niệm, chính là kết quả của hành vi. Vì thế càng có nhiều người thực hành theo Bát Chánh đạo thì thế giới sẽ càng trở nên hoàn mỹ.
  • Làm căn bản cho chánh giác: Bát Chánh đạo chính là nền tảng vững chắc đầu tiên cho sự giác ngộ chân chánh.

 Về lợi ích

Việc thực hành theo Bát Chánh đạo sẽ mang đến nhiều lợi ích cho chính bản thân bạn và những người xung quanh:

  • Bạn sẽ có được những kiến thức, tư duy chân chánh để không rơi vào sự lôi kéo, mê hoặc của những cái xấ
  • Việc suy nghĩ chân chánh sẽ giúp bạn tránh xa những lỗi lầm đen tối từng mắc phải.Lời nói và hành động chân chánh sẽ vừa mang đến lợi ích cho bản thân bạn, vừa tránh được việc tổn thương đến người khác.Đời sống chân chánh giúp bạn có thêm nhiều người yêu quý, mến mộ và kính trọng hơn.Việc nhớ nghĩ chân chánh sẽ giúp bạn giải tỏa đi những điều tiếc nuối trong quá khứ và sự lo lắng thái quá cho tương lai.Siêng năng và thiền định chân chánh sẽ mang đến nhiều kết quả tốt đẹp cho bạn.
  • Bát Chánh đạo được xem là một phương pháp tu phổ biến, có thể áp dụng Tại gia lẫn xuất gia, trong mọi hoàn cảnh. Hy vọng thông qua bài viết bạn đã hiểu rõ về 8 chi của Bát Chánh đạo để từ đó có thể thực hành theo và có được cuộc sống an yên hơn về sau.

(Sư Toại Khanh Giác Nguyên
Từ bài giảng của Sư)