Xem Phong thủy-Tử vi ở Hà Nội

NHẬN TƯ VẤN: Xem phong thủy Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng:Chọn hướng tốt. Phòng làm việc; phòng khách; bếp; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Xem tuổi Xây dựng nhà , sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Âm trạch mồ mả tư vấn xem hướng đặt mộ hợp phong thủy, tư vấn đặt mộ trong nghĩa trang. Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới,ngày ăn hỏi. Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.Xem Tử vi để biết vận mệnh cuộc đời; dự báo ngày cưới; dự báo tang ma; dự báo công danh, sự nghiệp, thăng quan, tiến chức.Các đại, tiểu vận trong cuộc đời...Điện thoại: 036.439.6238


Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2024

Hàng ngày Tu Phật -Pháp sẽ tránh được các kiếp nạn ?

 


Do nhờ phước thiện này không gặp phải 3 nạn tai, 8 cõi bất lợi và 5 nạn bại sản trong các kiếp còn tử sinh luân hồi.
- 3 nạn tai là nạn bom đạn chiến tranh, nạn dịch bệnh truyền nhiễm, nạn chết đói.
- 8 cõi bất lợi là chúng-sinh ở trong 8 nơi không thể thực-hành phạm-hạnh cao thượng, không thể chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn đó là:
1. Chúng-sinh ở trong cõi địa-ngục.
2. Chúng-sinh là loài súc-sinh.
3. Chúng-sinh là loài ngạ-qủy.
4. Phạm-thiên ở trong cõi sắc-giới Vô-tưởng-thiên, và phạm-thiên phàm ở trong cõi vô-sắc-giới.
5. Dân chúng sống vùng hẻo lánh không có Phật-giáo.
6. Người sinh trưởng trong gia đình ngoại đạo tà-kiến.
7. Người khuyết tật câm-điếc.
8. Người có trí-tuệ ở nơi không gặp được Đức-Phật hoặc chư tỳ-khưu Tăng.
-5 nạn bại-sản:
1. Nạn nước lụt phá hủy của cải tài sản.
2. Nạn lửa cháy thiêu hủy của cải tài sản.
3. Nạn kẻ trộm cướp chiếm đoạt của cải tài sản.
4. Nạn Vua tàn bạo chiếm đoạt của cải tài sản.
5. Nạn con cái hư đốn làm tiêu tan của cải tài sản, ...

A-Di Đà Phật 

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2024

Tác dụng và cách thỉnh cầu trước khi đọc các bài kinh chú

 


Sau đây là một số tác dụng của kinh văn và các lời cầu xin tương ứng có thể áp dụng khi thực hành kinh bài tập, chỉ mang tính tham khảo (lưu ý: kinh trong Ngôi Nhà Nhỏ không phù hợp với bất kỳ lời cầu nguyện cá nhân nào theo các phương pháp sau).
1) “Thiên Thủ Thiên Nhãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Đà La Ni”, gọi tắt là “Chú Đại Bi”, “Chú Đại Bi” là bài kinh bắt buộc đối với bất kỳ Phật tử nào, đây là bài học tụng kinh cơ bản. Một trong những công năng thích hợp: Có thể làm mãn nguyện tất cả những nguyện ước của chúng sanh, lại còn có thể trị nhiều loại bệnh tật, thường có Long Thiên Thiện Thần hộ trì. Niệm nhiều mỗi ngày, lúc lâm chung có thể vãng sanh ở bất kỳ Phật quốc nào.
+ Kinh bài tập mỗi ngày: Thông thường niệm từ 3 đến 7 biến trở lên, nên niệm kinh mỗi ngày cho đến cuối đời. Sáng hay tối đều có thể niệm. Nếu gặp chuyện cấp bách, trước và sau khi phẫu thuật, dốc sức niệm Chú Đại Bi 21 biến, 49 biến mỗi ngày, hoặc càng nhiều càng tốt.
+ Trước khi tụng niệm Chú Đại Bi có thể cầu xin: “Xin Đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn Quán Thế Âm Bồ Tát phù hộ cho con, con tên là XXX (họ và tên)” được khoẻ mạnh, gia tăng công lực. Hoặc lúc bản thân có bệnh có thể nói thêm: “ Xin Đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát chữa trị cho con là XXX , ở bất kỳ bộ phận nào có bệnh, sớm ngày hết bệnh”
2). “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh” còn gọi tắt là Tâm Kinh, là bài tâm chú kết nối với Quán Thế Âm Bồ Tát, dùng sự từ bi của Bồ Tát để mở trí tuệ, “Tâm Kinh” ở trên trời là năng lượng, ở địa phủ là tiền tài, ở nhân gian là trí tuệ. Trong đó có 1 loại công năng thích hợp với: Con cái không nghe lời, người lớn không tin Phật, người già quá cố chấp, tâm trạng bất ổn, trí tuệ không khai mở, bệnh trầm cảm, ở địa phủ có thể siêu độ cho quỷ thần. v..vvv
+ Bài tập mỗi ngày: Thông thường niệm từ 3 đến 7 biến trở lên, nên niệm kinh mỗi ngày cho đến cuối đời, sau 10h tối không nên tụng niệm, buổi tối trời âm mưa hoặc thời tiết khắc nghiệt như giông bão và sấm sét…tốt nhất không nên niệm tụng.
+ Trước khi niệm “Tâm Kinh” nên cầu xin “Xin Đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát phù hộ cho con, con tên là XXX (họ và tên) khai mở trí tuệ, đầu óc tỉnh táo bình tĩnh, loại bỏ phiền não (khi tụng niệm kinh văn chú ý tập trung)”
3) “Lễ Phật Đại Sám Hối Văn” là xin đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát giúp đỡ chúng ta sám hối là tiêu trừ những nghiệp chướng trên người ở kiếp trước và kiếp này, đây là đại kinh văn để sám hối với các chư Phật Bồ Tát. Trong đó có 1 công năng phù hợp: Sám hối những nghiệp chướng đã tạo ra ở đời trước. Ví dụ như trong tình cảm đã từng làm tổn thương người khác, nghiệt chướng và oán hận tích lũy trong nhiều thập kỷ, đã từng bất kính với Bồ Tát, làm hư hỏng bức tượng và chân dung của Bồ Tát v..v.
+ Bài tập mỗi ngày: 1 đến 7 biến, niệm mỗi ngày cho đến lúc cuối đời. Không nên tụng kinh trong khoảng thời gian từ 10 giờ tối đến 5 giờ sáng.
+ Trước khi niệm Lễ Phật Đại Sám Hối Văn có thể cầu xin “Xin đại từ địa bi Quán Thế Âm Bồ Tát phù hộ cho con, con tên là XXX (họ và tên), giúp con có thể sám hối và tiêu trừ nghiệp chướng trên người (hoặc bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể) phù hộ cho con được mạnh khoẻ và mở mang trí tuệ”
+ Điều lưu ý: Trong quá trình niệm Lễ Phật Đại Sám Hối Văn, nếu như cảm thấy cơ thể có chỗ nào không khoẻ, có cảm giác đau bệnh, đó chính là nghiệt chướng bị kích hoạt biến thành vong linh, đó là việc tốt, bây giờ phát ra, còn hơn về sau này sinh ra bệnh ác tính. Thông thường có thể niệm 4-7 tấm Ngôi Nhà Nhỏ, người có bệnh nặng, hãy niệm thêm vài tấm, cho đến khi sức khoẻ cảm thấy dễ chịu hơn mới thôi.
4) “Chuẩn Đề Thần Chú” là xin đại từ đại bi Quán thế Âm Bồ Tát giúp đỡ đạt được tâm nguyện của chúng ta, tâm tưởng sự thành, trong có có 1 công năng dành cho: xin sự nghiệp thành công, hôn nhân viên mãn, học tập suôn sẻ. Đối với người trẻ tìm công việc, tìm người yêu, học hành, sự nghiệp v…v có ích rất lớn, nhưng việc gì cũng phải nằm trong phạm vi hợp tình hợp lý.
+ Mỗi ngày niệm 21, 27 hoặc 49 biến. Sáng hay tối đều có thể tụng niệm.
+ Trước khi niệm “Chuẩn Đề Thần Chú” có thể cầu xin “ Xin đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát phù hộ cho con, con tên là XXX (họ và tên) tâm tưởng sự thành, sự nghiệp thành công, hoặc có thể cầu xin 1 điều hợp lý”
5) “Chú Giải Kết” Xin đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát giúp đỡ cho chúng ta được hoá giải oán kết giữa người với người. Trong đó có 1 công năng phù hợp: Hiểu lầm giữa người yêu nhau, vợ chồng không hợp, cha con mẹ con bất hoà, đồng nghiệp tranh chấp, mâu thuẫn giữa sếp và nhân viên, nghiệt chướng kiếp trước.
+ Khi cần, mỗi ngày niệm 21, 27 hoặc 49 biến, sáng hay tối đều có thể tụng niệm.
+ Trước khi niệm “ Chú Giải Kết” có thể cầu xin: “ Xin đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát phù hộ cho con, con tên là XXX (họ và tên) và YYY (có thể là tên người thân, bạn bè hoặc đồng nghiệp của bạn), hoá giải ác duyên”.
6) “Tiêu Tai Cát Tường Thần Chú”, gặp phải những chuyện xảy ra bất ngờ, giải bỏ oán kết kiếp trước. Trong đó có 1 công năng phù hợp cho: loại bỏ quan phi(kiện tụng), mất tiền tìm lại được tiền, cãi nhau, bị phạt, đột nhiên bị bệnh, biết trước có khó khăn, nằm mơ ác mộng v..v.
+ Khi cần, mỗi ngày niệm 21, 27 hoặc 49 biến, buổi sáng hay tối đều có thể tụng và niệm.
+ Trước khi niệm “Tiêu Tai Cát Tường Thần Chú” có thể cầu xin “ Xin đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát phù hộ cho con, con tên là XXX (họ và tên) tiêu tai cát tường, bình an thuận lợi”.
7) “Bạt Nhất Thế Nghiệp Chướng Căn Bản Đắc Sinh Tịnh Độ Đà La Ni” gọi tắt là “Vãng Sanh Chú” : để cầu xin sự giúp đỡ phù hộ của Quán Thế Âm Bồ Tát, hưởng được những an lạc ở kiếp này, đắc vãng sanh cực lạc, siêu độ những động vật nhỏ đã từng giết hại, như gia cầm, hải sản, côn trùng v…v . Thích hợp niệm: Trước khi tin Phật niệm kinh đã ăn vật giết tươi, bình thường vô tình làm hại những sinh mệnh nhỏ, bao gồm cả giết động vật trong giấc mơ.
+ Khi cần thiết, mỗi ngày niệm 21, 27 hoặc 49 biến. Sau 10 giờ đêm hoặc buổi tối trời mưa âm u hoặc thời tiết khắc nghiệt như giông bão và sấm sét tốt nhất không nên tụng niệm.
+ Trước khi niệm “Vãng Sanh Chú” có khể khấn xin “Xin đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát phù hộ cho con, con tên là XXX (họ và tên), giúp con siêu độ những sinh linh nhỏ bé vì con mà chết, giúp con tiêu trừ nghiệt chướng”
8)“ Đại Kiết Tường Thiên Nữ Chú” có thể xoá bỏ nghèo đói và mọi điều không may mắn, nhanh chóng đạt được mọi hạnh phúc và may mắn, mọi mong ước trong hôn nhân sẽ được viên mãn. Kinh này chủ yếu cầu điều cát tường, nhưng người tụng phải tích lũy công đức mới được cát tường và đại cát tường, không có công đức làm nền tảng thì sẽ không có linh nghiệm.
Loại chú này cũng có thể dùng để cầu nhân duyên, trước khi niệm hãy cầu xin: "Xin Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát phù hộ cho con, con tên là XXX (họ và tên), giúp con tìm được một mối thiện duyên, tình cảm viên mãn."
+ Khi cần, mỗi ngày niệm 21, 27 hoặc 49 biến. Sáng hay tối đều có thể tụng niệm.
Có thể cầu xin trước khi niệm “Xin đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát phù hộ cho con, con tên là XXX (họ và tên) việc gì đó được cát tường thuận lợi”
9) . “Công Đức Bảo Sơn Thần Chú”, khi đọc chú này có thể tích góp công đức thiện nghiệp, tiêu trừ nghiệp tội. Do đó kinh chú này có thể khiến cho các việc làm thiện chuyển hoá thành công đức, công đức có thể tiêu trừ nghiệt chướng. Nếu như bản thân đã có 1 giai đoạn nào đó làm rất nhiều việc thiện, hơn nữa cần cầu xin việc gì đó, có thể niệm tụng kinh văn này. Điều kiện trước tiên để có được linh nghiệm của bài kinh này là phải tích lũy các việc thiện làm nền tảng.
+ Khi cần, mỗi ngày niệm 21, 27, hoặc 49 biến. Sáng hay tối đều có thể tụng niệm.
+ Trước khi niệm “Công Đức Bảo Sơn Thần Chú” có thể khấn xin “Xin đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát phù hộ cho con, con tên là XXX (họ và tên)” có thể mang những việc thiện mà con làm trước đây được chuyển hoá thành công đức, phù hộ cho sự việc nào đó của con được thuận lợi”.
+ Ngoài ra, còn có thể niệm “Công Đức Bảo Sơn Thần Chú” cho thai nhi và trẻ em dưới 5 tuổi, khiến cho những việc thiện của đứa trẻ ở kiếp trước được chuyển đến kiếp này phù hộ cho đứa trẻ được tiêu tai bình an. Trước khi niệm có thể khấn xin “Xin đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát phù hộ cho đứa con trong bụng của con, con tên là XXX (họ và tên) hoặc đứa con tên XXX (Tên đứa con), đem những việc thiện đã làm ở kiếp trước chuyển hoá thành công đức, phù hộ cho đứa trẻ được bình an mạnh khoẻ.”
10). “Thất Phật Diệt Tội Chân Ngôn”, tiêu trừ chướng ngại tội lỗi, bình an cát tường, sự việc thuận lợi, tạo phúc hậu thế. Chú này có thể tiêu trừ những tội chướng tương đối nhỏ ở kiếp này hoặc mới xảy ra. Đối với những tội ác rất lớn và những tội ác tương đối nghiêm trọng trong quá khứ cần tụng niệm “Lễ Phật Đại Sám Hối Văn”, để có thể tiêu trừ nghiệt chướng, mà không thể sử dụng “Thất Phật Diệt Tội Chân Ngôn”, để hoàn toàn thay thế cho “Lễ Phật Đại Sám Hối Văn”.
+ Nếu như có những thân khẩu ý nghiệp tương đối nhỏ có thể niệm 21, 27 hoặc 49 biến, trước khi niệm khấn cầu “ Xin đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát phù hộ cho con, con tên là XXX (họ và tên) tiêu trừ nghiệt chướng”
+ Ngoài ra, mỗi ngày sau khi làm bài tập 1 khoảng thời gian có thể niệm 3 biến “Thất Phật Diệt Tội Chân Ngôn”, khiến cho bản thân càng thêm sạch sẽ và thuần tịnh, đồng thời có thể tiêu trừ những nghiệt chướng nhỏ đã tạo ra trong ngày hôm đó hoặc thời gian gần đây. Trước khi niệm không cần phải khấn xin bất kỳ điều gì.
11). Thánh Vô Lượng Thọ Quyết Định Quang Minh Vương Đà La Ni”, thành tâm tụng niệm chú này có thể khiến chúng sanh tiêu trừ chết yểu đoản mệnh, tăng thọ cát tường, nhanh chứng Bồ Đề sớm ngày thành Phật. Kinh chú này là kinh tăng thọ, có thể dùng cho người già cầu xin tuổi thọ, trong mệnh có đại kiếp nạn, sau khi bệnh nặng cần tăng tuổi thọ v..v.
+ Khi cần, mỗi ngày niệm 21, 27 hoặc 49 biến. Sáng hay tối đều có thể tụng niệm.
+ Trước khi tụng niệm, hãy cầu xin: “Xin đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát phù hộ cho con, con tên là XXX (họ và tên), tiêu trừ tai họa và kéo dài tuổi thọ.”
12) Niệm thông bài chú “Như Ý Bảo Luân Vương Đà La Ni” này có được Phật quang phổ chiếu, đạt được trí năng và diệu pháp của Phật, hiểu được giáo lý của Phật, chuyển phiền não thành Bồ Đề, mọi sự thuận lợi, cát tường như ý, bình an hạnh phúc. Bài kinh chú này chủ yếu dùng để cầu xin điều gì đó được như ý, chẳng hạn như cầu xin sự nghiệp bình an thuận lợi.
Nếu cần thiết, hãy trì tụng nó 21, 27 hoặc 49 biến mỗi ngày. Sáng hay tối đều có thể tụng niệm.
13) “Quan Âm Quán Đảnh Chân Ngôn” Phật quang phổ chiếu, mọi việc thuận lợi, cát tường như ý, bình an hạnh phúc. Thông thường là cầu xin đại từ bi đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát linh nghiệm, gia trì để những điều cầu xin có thể nhanh chóng được linh nghiệm. Trong trường hợp khẩn cấp hoặc bệnh nặng, nó cũng có thể được sử dụng để giảm đau.
Nhưng điều kiện trước tiên là người tụng kinh phải trong sạch thuần tịnh, không nhiễm niệm, phải có công đức nhất định thì mới có hiệu quả, nếu không thì tụng kinh sẽ không tốt. Tốt nhất là nên tụng kinh này sau khi được Thầy Lư xem Đồ Đằng(圖騰:tuteng).
Nếu cần thiết, hãy trì tụng 21, 27 hoặc 49 biến mỗi ngày. Sáng hay tối đều được.
Trước khi tụng niệm, hãy cầu xin: “Xin đại từ đại bi Quán Thế Âm Bồ Tát phù hộ cho con, con tên là XXX (họ và tên), được sức khỏe tốt hay việc gì thuận lợi, và xin Quán Thế Âm Bồ Tát linh ứng cho con.”

(fb: Hoàng Đinh đăng trong Cộng đồng Phật tử Việt Nam)

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2024

Tổ dân phố 33 Phường Trung Hòa – 3 năm giữ vững là Tổ dân phố Văn hóa.



Tuyên truyền, vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân, củng cố và phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân.

 Ba  năm  qua (2021-2023), dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng số 33, sự hướng dẫn trực tiếp của Ban thường trực Mặt trận Tổ quốc phường Trung Hòa, Ban công tác mặt trận  và Tổ dân phố 33 đã tập trung tuyên truyền, vận động, động viên các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt các cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

 

Ông Nguyễn Duy Trường Bí thư CB-TBCT Mặt trận tổ DP 33

Công tác tuyên truyền

Ban CTMT và Tổ dân phố tổ chức tuyên truyền sâu rộng các Chỉ thị, Nghị quyết, kế hoạch…. của các cấp bằng nhiều hình thức như thông qua hội họp tổ dân phố, khu dân cư, thông báo rộng rãi trên bảng tin và qua Zalo nhóm phổ biến tới nhân dân. Chủ động phối kết hợp với các tổ chức, chi hội đoàn thể trong thành viên và các đồng chí tổ trưởng, tổ phó dân phố phổ biến tới cán bộ, đảng viên, hội viên và các hộ dân. Nhất là những văn bản liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của nhân dân. Đặc biệt Nghị quyết Trung ương 04 – khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về “tư tưởngchính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”; Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”; Pháp lệnh 34 về “Thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở” nay là Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở. quyết định số 217 – của Bộ Chính trị ban hành “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội”. Quyết định 18 của Bộ Chính trị ban hành “Quy định về việc MTTQ Việt Nam, các đonà thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”; Bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng tới nhân dân trong khu dân cư, góp phần xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.

Vận động nhân dân thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”. Đã xây dựng và thực hiện Bản quy ước dân chủ lấy phương châm: “Thực sự dân chủ, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân thụ hưởng và công khai minh bạch” mọi vấn đề qua các buổi họp tổ, công khai trên bảng tin và trên nhóm Zalo.

Tổ chức thực hiện các cuộc vận động.

-  Đoàn kết giúp đỡ nhau làm ăn phát triển kinh tế xóa đói, giảm nghèo, các tổ chức thành viên đẫtọ nguồn vốn vay của Ngân hang chính sách xã hội để giúp đỡ các hộ gia đình kinh doanh vừa và nhỏ có vốn kinh doanh phát triển sản xuất; các hình thức kinh doanh đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống, giúp nhau làm giàu chính đáng.

-  Vận động và tuyên truyền đến nhân dân tích cực hưởng ứng các cuộc vận động như: quỹ “Vì biển đảo Việt Nam”, quỹ “Đền ơn, đáp nghĩa”, quỹ “Bảo trợ trẻ em”, quỹ “Vì người nghèo” …được tổng số tiền là 88.960.000 đồng (tám mươi tám triệu chin trăm sáu mươi ngàn đ); cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt nam”, vận động hiến máu tình nguyện hàng năm. Kết quả đã vận động được đủ   đơn vị máu theo chỉ tiêu giao hàng năm.

-  Thực hiện tốt đạo lý “Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây”, Ban CTMT, Tổ dân phố cùng các đoàn thể trong khu dân cư tổ chức thăm, tặng quà các gia đình chính sách, thân nhân gia đình liệt sỹ, các thương bệnh binh, kịp thời động viên, chia sẻ qua đó cùng nhau ôn lại truyền thống vẻ vang của dân tộc.

-  Đã vận động được 15.720.000đ nộp về quỹ Chăm sóc NCT phường. Nhân dịp Tết Nguyên đán hàng năm, chi hội tổ chức mừng thọ cho hội viên 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 trở lên ngoài tiền số tiền mừng thọ của cấp trên chi hội trích mỗi cụ 50.000đ, tuy số tiền không lớn song cũng phần nào kịp thời động viên các cụ sống vui, sống khỏe cùng con cháu.

-  Phối hợp tổ chức Hội nghị đại biểu nhân dân ở tổ dân phố bàn xây dựng nếp sống văn minh trong “Việc cưới, việc tang”, thực hiện tốt các nội dung cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và giữ gìn bản sắc dân tộc, hầu hết các hộ dân trong cụm dân cư đều thực hiện tốt, cụ thể:

+ 100% các gia đình có người mất đều đăng ký hỏa tang.

+ 95% số hộ gia đình đăng ký phấn đấu đạt gia đình văn hóa

+ Gia đình văn hóa hàng năm đạt 90% trở lên.

+ Giữ vững danh hiệu tổ dân phố văn hóa.

+ 100% hộ gia đình ký cam kết phòng chống cháy nổ.

Phong trào giữ gìn VSMT vào sang thứ bảy hàng tuần đã thành thói quen của nhân dân trong khu dân cư.

Cùng với sự hưởng ứng, thực hiện của nhân dân trong tổ đến nay không còn hộ nghèo; không có điểm ma túy phát sinh mới; không có học sinh bỏ học; 100% các hộ dân được tiếp cận với bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội.


Ông Nguyễn Kim Giảng Tổ trưởng tổ dân phố 33

 

Các hoạt động phối hợp

Ban công tác mặt trận đã làm tốt công tác phối hợp với tổ dân phố; các chi hội đoàn thể trong tổ dân phố  để tổ chức tốt nội dung sau:

Làm tốt công tác hiệp thương, giới thiệu và tổ chức Hội nghị bầu tổ trưởng, tổ phó dân phố nhiệm kỳ 2022 – 2025.

Phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền thực hiện VSATTP, VSMT, phòng chống dịch covid-19, dịch sốt xuyết huyết, phòng chống cháy nổ, kỹ năng cứu nạ. cứu hộ…. trong khu dân cư.

Hằng năm tổ chức tốt Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 18/11, qua đó tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao nhận thức về việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, đồng thời triển khai các cuộc vận động của khu dân cư, khơi dậy tình đoàn kết, gắn bó của nhân dân trong tổ dân phố, phấn đấu thi đua hoàn thành nhiệm vụ chính trị của phường.

Tham gia làm tốt công tác bầu cử Đại biểu Quốc hội và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỹ 2021 – 2026, tham gia tốt công tác tiếp xúc cử tri với đại biểu HĐND quận, thành phố và đại biểu Quốc hội.

 

Phương hướng năm 2024 và các năm tiếp theo.

Phát huy kết quả và thành tích  đã đạt được Ban công tác mặt trận số 33 và các tổ chức thành viên phấn đấu thực hiện tốt mốt số nhiệm vụ trọng tâm sau:

-  Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt các đợt thi đua chào mừng Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc các cấp nhiệm kỳ 2024 – 2029.

-  Tiếp tục phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân ở khu dân cư, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban công tác mặt trận. Phát huy tinh thần đoàn kết của khu dân cư thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, phong trào “Đoàn kết sang tạo”. Cuộc vận động như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dung hàng Việt Nam”… góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu kinh tế - chính trị - văn hóa xã hội, xây dựng khu dân cư tiên tiến và góp phần xây dựng phường Trung Hòa ngày càng văn minh, giàu đẹp và phát triển.

Chương trình hành động

Phấn đấu các chỉ tiêu chủ yếu:

-  Thực hiện 100% các cuộc vận động, các phong trào thi đua do các cấp phát động.

-  Hàng năm có 100% số hộ gia đình phấn đấu đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa”; tỷ lệ gia đình văn hóa đạt từ 90% trở lên.

-  Tổ dân phố đạt Tổ dân phố văn hóa.

-  Ban công tác mặt trận hàng năm đạt danh hiệu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

-  100% tổ chức thành viên ban công tác mặt trận đạt khá, xuất sắc.

-  100% gia đình thực hiện việc cưới, việc tang văn minh.

-  100% hộ gia đình ký cam kết thực hiện phòng chống cháy nổ.

Tiếp tục phát huy thế mạnh các cuộc vận động đã đạt được trong nhiệm kỳ qua, Ban công tác mặt trận và tổ dân phố sẽ chủ động hơn nữa đi sâu, đi sát vào thực hiện các cuộc vận động, các phong trào. 

Thực hiện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Thực hiện tốt hơn nữa Quyết định số 2017, 218 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội”; Quy định về việc “MTTQ Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhan dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”.

Ngày chủ nhật  24/3/2024 do Ban công tác mặt Trận và Tổ dân phố 33 tổ chức Hội nghị để trao Giấy khen cho các hộ gia đình đạt Danh hiệu “Gia đình văn hóa” 3 năm 2021-2023.

Tới dự có ông Nguyễn Duy Đồng Chủ tịch mặt trận Tổ quốc phường Trung Hòa và các hộ gia đình được UBND phường tặng giấy khen Gia đình văn hóa 3 năm liên tục. 

UBND phường họp xét trong 3 năm tổ dân phố có 29 hộ gia đình được xét tặng "giấy khen gia đình văn hóa"; trong đó có  hộ gia đình ông Nguyễn Gia Thế  dạt danh hiệu "Gia đình văn hóa tiêu biểu".

Ban công tác mặt trận 33 và Tổ dân phố 33 cũng tri ân hộ gia đình ông Nguyễn Gia Thế và  hộ gia đình Phan Quang Phú là hạt nhân tích cực  trong các phong trào vận động ủng hộ quĩ do Nhà nước và  Ủy ban mặt trận Tổ quốc phường Trung Hòa vận động./.

(Bài của Ngô Lê Lợi-Trung Hòa  ngày 24/3/2024)

HÌNH ẢNH BUỔI LỄ TRAO GIẤY KHEN



Ông Nguyễn Duy Đồng Chủ tịch MTTQ Phường Trung Hòa


 

 










 

 


Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2024

Thanh minh tại sao là tiết Tảo mộ?

 


 Tảo mộ có ý nghĩa gì?

Thanh minh là dịp tiết trời quang đãng nhất trong năm. Thanh minh là tiết khí sau tiết xuân phân, thường bắt đầu từ ngày 4 hoặc ngày 5 tháng 4 Dương lịch và kết thúc sau 15 ngày. 

Nổi bật nhất trong tiết Thanh minh là hoạt động tảo mộ đã có từ nhiều đời. Tảo mộ tức là ra thăm viếng cúng kiếng, sửa soạn dọn dẹp những mộ phần của dòng họ gia đình. Việc đi tảo mộ giống như đi thăm ông bà tổ tiên, thể hiện truyền thống biết ơn, uống nước nhớ nguồn. Đặc biệt những xuất đinh tức con trai dù đi đâu xa cũng nhớ về dịp thanh minh tảo mộ ông bà, thể hiện vai trò con trai nối dõi tông đường, trụ cột trong gia đình. 

Lí do cơ bản là Công việc chính của tảo mộ chủ yếu là dọn cỏ, quét dọn lại những ngôi mộ của tổ tiên cho sạch sẽ, và nếu có sụt lún hay hư hỏng thì sửa ngay dịp này;  rồi sau đó thắp hương, cắm hoa. ( Nếu gia đình ở xa thì có thể tự lập mâm cúng và thắp hương từ xa gọi là cúng vọng tâm) .

    Khi đi tảo mộ cũng nên cho trẻ con (trên 7 tuổi) đi theo cùng để con cháu biết được vị trí mà ngôi mộ của ông bà nằm ở đâu.

Người xưa rất quan trọng trong chăm chút mộ phần. Ông bà yên nghỉ thì con cháu cũng được nhờ còn mồ mả ông bà không yên thì gia đình con cháu bất an. Thế nên việc tảo mộ được duy trì và xem như một dịp lễ quan trọng. 

Ở nhà: Ngày Thanh Minh cũng là dịp mà mỗi gia đình nên dọn dẹp nhà cửa, bàn thờ, lau bát hương, thay hoa cho gọn gàng, sạch sẽ, để thể hiện lòng thành kính, có sự chăm sóc, tiếp đón của con cháu đối với chân linh của tổ tiên, ông bà.

Ở khu mộ:mỗi gia đình cũng nên  chuẩn bị lễ vật  để cúng sau khi tảo mộ để thể hiện sự kính trọng  tổ tiên qua tục viếng mộ. 

Tại sao con rể và con gái không được đi tảo mộ nhà vợ?

Con rể thời xưa rất "khách sáo" với gia đình nhà vợ, thậm chí có người bao năm không tới nhà vợ. Người xưa nói rể là khách mà khách thì không tham gia sâu vào việc nhà. Việc tảo mộ thanh minh được xem là việc nhà quan trọng thể hiện vai trò của xuất đinh, tức nam nhân trong dòng họ gia đình. Do đó những người con trai mới có trách nhiệm tảo mộ ông bà tổ tiên, cũng thể hiện vai trò nối dõi tông đường. Chỉ gia đình nào không sinh được con trai thì con rể mới được thay phần cúng kiếng.

Thời xưa chuyện con trai gái nặng nề, thậm chí không có con trai nối dõi còn bị coi là sự mất phúc lớn, gia đình tuyệt tự, con cái bất hiếu vì không sinh được con trai. Việc hương hỏa trong quan niệm xưa rất quan trọng và chỉ nam nhân mới được thực hiện còn con gái con rể thì không. Bởi thế con rể đi tảo mộ nhà vợ tức hàm ý gia đình mất phúc không có con trai nên con rể làm thay, như vậy là mất phước của nhà vợ.

Còn con gái khi đã đi lấy chồng là thuộc về nhà chồng, không còn là con của mình nữa. Người xưa cho rằng sống là người nhà chồng chết là ma nhà chồng, con gái lấy chồng như bát nước đổ đi. Thế nên việc con gái về tảo mộ coi như người ngoài đi tảo mộ. Người xưa lễ nghĩa rất kỵ người ngoài đi tảo mộ. 

Vì thế con gái về tảo mộ nhà đẻ sẽ bị coi là mang vận xui về nhà chồng và là xúc phạm gia đình nhà đẻ. Thế nên trong quan điểm của người xưa thì con gái con rể có về nhà vợ vào ngày tảo mộ cũng chỉ đứng ngoài quan sát không tham gia vào hoạt động cúng tế.

Ngày nay quan niệm này có hợp lý?

Việc tảo mộ là tưởng nhớ người đã khuất, thể hiện tấm lòng thương nhớ, biết ơn. Thế nên ngày nay nhiều dòng họ gia đình coi như lần đi tảo mộ là lần giới thiệu con rể, con dâu với người thân đã quá cố, và là một lần nhắc cho con cháu biết ông bà tổ tiên là những ai,mộ phần ở đâu để còn biết ra thắp hương thờ cúng. 

Vì thế tảo mộ vẫn là hoạt động được duy trì để tiếp nối truyền thống uống nước nhớ nguồn.

Dịp tảo mộ thanh minh cũng là dịp các dòng họ họp mặt,gia đình gặp gỡ để biết rõ họ hàng, dòng tộc. Do đó ngày nay quan niệm tảo mộ cũng đã khác, tư tưởng trọng nam khinh nữ đã cởi bỏ, nên việc con rể con gái về tảo mộ không kiêng kỵ mà còn là việc nên làm, nhất là với những chàng rể mới.

Tư tưởng trọng nam khinh nữ dù vẫn còn nhưng đã mờ nhạt hơn xưa và vai trò của phụ nữ trong gia đình dòng họ nâng lên, nhiều con gái tham gia các sinh hoạt như xuất đinh trong dòng họ. Nhiều gia đình thời nay không có con trai thì con gái còn rước ban thờ ông bà bố mẹ về thắp hương ở nhà chung của vợ chồng, một bên thờ gia đình chồng, một bên gia đình vợ. 

Thế nên việc kiêng kỵ đó đã không còn hợp lý với bây giờ. Tuy nhiên việc cúng kiếng hương hỏa vẫn phải do trưởng nam phụ trách. Thế nên con rể hay con gái về tảo mộ chỉ là cùng tham gia không chủ trì lễ thắp hương, ngoại trừ gia đình không có con trai hoặc con trai còn quá nhỏ chưa đảm trách được nhiệm vụ. 

    Ngày ra nghĩa trang Tảo mộ, một ngày lễ quan trọng để tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên, nhiều người lần lượt trở về quê hương để thực hiện nghi lễ này, n người nào không nên tham gia?

1. Phụ nữ mang thai

Đối với những gia đình có phụ nữ mang thai, trong dịp lễ Tảo mộ, tốt nhất không nên để họ tham gia nghi lễ tưởng nhớ và quét dọn mộ phần. Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ trở nên nặng nề và khó khăn trong việc di chuyển, do đó họ nên nghỉ ngơi nhiều hơn ở nhà và chăm sóc thai nhi. Nhiều nghĩa trang của tổ tiên được xây dựng trên các khu vực đồi núi, với đường đi gập ghềnh và khó khăn, ngay cả đối với người bình thường cũng cần nhiều sức lực, huống chi là phụ nữ mang thai. Một sơ suất nhỏ cũng có thể gây ra vấn đề cho thai nhi, không đáng để mạo hiểm! Nếu nhất thiết phải đi, được khuyến nghị rằng nên quấn một tấm vải đỏ quanh bụng.

2. Trẻ nhỏ và em bé

Trẻ em dưới 7 tuổi dễ bị ảnh hưởng bởi linh hồn của thế giới khác, và vì trẻ con ngây thơ và tò mò về thế giới, nghĩa trang - một nơi nghiêm túc và trang nghiêm - không phải là nơi thích hợp cho họ. Hơn nữa, nghĩa trang thường nằm ở những nơi hẻo lánh, với môi trường phức tạp và nhiều rủi ro về an toàn. Khi trẻ em đi theo người lớn đến nghĩa trang, nếu xảy ra tai nạn, hậu quả sẽ không thể lường trước được. Do đó, để bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em, trong phong tục truyền thống có câu "trẻ em tránh mộ để an lành".

3. Bệnh nhân mắc bệnh nặng

Những người bệnh có tình trạng sức khỏe yếu kém, nếu muốn phục hồi nhanh chóng, họ cần phải giữ gìn sự yên tĩnh và nghỉ ngơi. Do hệ miễn dịch yếu, tinh thần không vững, họ dễ bị xâm nhập bởi thực thể tâm linh, không nên đến nghĩa trang. Đặc biệt là những bệnh nhân phải nằm liệt giường trong thời gian dài, họ cần tránh những chuyến đi xa mệt nhọc. Vì vậy, những người bệnh tốt nhất không nên tham gia vào các hoạt động tưởng nhớ.

4. Người cao tuổi

Người cao tuổi không nên đi đến nghĩa trang không phải vì sự coi thường, mà vì sự quan tâm sâu sắc đến sức khỏe thể chất và tinh thần của họ. Nghĩa trang thường nằm ở những nơi yên tĩnh, và việc đi xa là một thử thách lớn đối với những người già. Chức năng cơ thể của họ dần suy giảm, khó có thể chống chọi lại sự xâm nhập của gió lạnh, và việc đi đến nghĩa trang có thể quá khó khăn đối với họ.

Hơn nữa, việc đi đến nghĩa trang thường đi kèm với nỗi buồn và hồi ức, đối với những người già đã trải qua nhiều biến cố, việc đối mặt lại với mộ phần của người thân có thể làm dấy lên nỗi buồn và sự đau khổ sâu kín của họ. Do đó, vì sức khỏe thể chất và tinh thần của họ, trong phong tục truyền thống có câu "người già nên cẩn thận khi đi đến nghĩa trang".

5. Người mới khỏi bệnh nặng

Những người mới khỏi bệnh nặng vẫn còn yếu, cần thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục, nếu họ đi đến nghĩa trang vào thời điểm này, họ dễ bị ảnh hưởng bởi năng lượng âm, do đó không nên đến nghĩa trang.

Nếu vì những lý do trên mà không thể thực hiện nghi lễ tưởng nhớ, có thể nhờ người thân báo cáo với tổ tiên; nếu cảm thấy không khỏe trong khi thực hiện nghi lễ, tốt nhất nên đến chùa cầu nguyện trước khi trở về nhà.

Ngoài ra, tốt nhất nên hoàn thành nghi lễ Tảo mộ vào sau 5 giờ sáng và trước 1 giờ chiều, tức là sau giờ Mão và trước giờ Ngọ. Giờ Ngọ là thời điểm dương khí mạnh nhất, càng gần giờ Ngọ, dương khí càng mạnh. Do đó, theo phong tục dân gian, nên thực hiện nghi lễ sớm đối với mộ mới và có thể muộn hơn đối với mộ cũ. Bởi vì mộ mới có âm khí yếu, trong khi mộ cũ có sức mạnh mạnh mẽ, càng muộn thì dương khí càng mạnh. Ngoài ra, về trang phục, nên chọn quần áo có độ sáng và độ bão hòa màu thấp, tránh mặc quần áo màu đỏ rực rỡ, và nên giữ sự giản dị là chính.

*Thông tin mang tính tham khảo chiêm nghiệm

 

(ST)

THAM KHẢO VĂN KHẤN THANH MINH 

1/ Văn cúng tại nhà: Văn khấn Tết thanh minh tại nhà

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con lạy gia tiên tiền tổ, họ hàng nội ngoại hai bên gia tộc họ…

Con lạy bà Tổ cô Ông mãnh, ông bà, cô bé Đỏ, cậu bé Đỏ tại gia

Hôm nay là ngày .... tháng .... năm .......

Nay con giữ việc phụng thờ tên là..., tuổi…, sinh tại xã..., huyện..., tỉnh... cùng toàn  gia, trước bàn thờ gia tiên cúi đầu bái lễ.

Kính mời thổ công Táo quân đồng lai cách cảm.

Kính dâng lễ bạc: trầu rượu, trà nước, vàng hương, hoa quả cùng phẩm vật lòng thành nhân dịp tiết Thanh Minh, kính mời hương hồn nội ngoại tổ tiên, kỵ, cụ, ông bà, cha mẹ, cô dì chú bác, anh chị em chứng giám và hưởng lễ.

Con thành tâm thành kính cúi xin gia tiên tiền tổ, bà tổ cô ông mãnh, ông bà… phù hộ độ trì, đề tâm xếp nếp, vuốt ve che chở cho đại gia đình con bình an, thịnh vượng, ba tháng mùa hè chín tháng mùa đông đều mát mẻ, tốt tươi. Điều lành mang lại, điều dữ mang đi cho công việc của gia đình con đều thuận buồn xuôi gió, gặp nhiều may mắn.

Chúng con kính dâng lễ bạc tâm thành, cúi xin gia tiên chứng minh chứng giám cho lòng thành của toàn thể gia quyến.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

2/Văn cúng ở Ban Thần linh nghĩa trang

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương

Con kính lạy hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.

Con kính lạy các Ngài thần linh bản xứ cai quản trong khu vực  Nghĩa trang này.

Hôm nay là ngày… tháng… năm ..........(đọc ngày tháng âm lịch)

Tín chủ chúng con là:… (đọc tên của người lễ)

Ngụ tại: số nhà… phường… quận,… thành phố… (địa chỉ của người lễ)

Nhằm tiết thanh minh, tín chủ con thành tâm thành kính sắm sửa lễ lạt, có lá trầu quả cau, trà quả, hương hoa, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị tôn thần lai lâm chiếu giám.

Gia đình chúng con có ( mấy) ngôi mộ của: cụ tứ đại, tam đại hoặc của ông bà, cha mẹ táng tại xứ này, nhân ngày này đến thắp hương/Tu sửa/ đắp đất ..... Vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng thần linh, thổ thần, long mạch, tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ và chư vị tôn thần cai quản trong khu vực này.

Chúng con kính mời các vị chư thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát. 

Cúi xin các vị phù hộ độ trì  cho tín chủ chúng con hoàn thành công việc....phù cho toàn gia mạnh khỏe; chứng giám lòng thành của gia đình chúng con.

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần, 3 lạy)

3/Văn cúng tại mộ phần : Văn khấn Tết thanh minh tại mộ phần

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Con lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

Con kính lạy hoàng thiên hậu thổ, chư vị tôn thần.

Con kính lạy các ngài thần linh bản xứ cai quản trong khu vực này.

Hôm nay là ngày,,,,tháng ,,,,,,năm ...

Tín chủ chúng con là: (tên người khấn).

Ngụ tại: (địa chỉ của nhà tín chủ).

Nhân tết Thanh minh, tín chủ con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương kính dâng trước án, kính mời chư vị tôn thần lai lâm chiếu giám.

Gia đình chúng con có (mấy) ngôi mộ của: (cha, ông hay cụ tam đại, tứ đại theo vai của người dưới mộ so với tín chủ), táng tại xứ này, nay  đến thắp hương ; hoặc muốn sửa sang xây đắp/Đặp thêm đất lún sut....

Vì vậy chúng con xin kính cáo các đấng thần linh, thổ công, thổ phủ, long mạch, tiền chu tước, hậu huyền vũ, tả thanh long, hữu bạch hổ và chư vị tôn thần cai quản trong khu vực này.

Chúng con kính mời các vị chư thần về đây chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, độ cho vong linh được an nhàn yên ổn, siêu thoát.

Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho tín chủ chúng con toàn gia mạnh khỏe an bình, bốn mùa không tật ách, tám tiết hưởng thái bình.

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Ghi chú: Bài văn khấn Âm phần long mạch theo sách Văn khấn cổ truyền của Đại đức Thích Thanh Tâm, NXB Thời đại: