Xem Phong thủy-Tử vi ở Hà Nội

NHẬN TƯ VẤN: Xem phong thủy Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng:Chọn hướng tốt. Phòng làm việc; phòng khách; bếp; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Xem tuổi Xây dựng nhà , sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Âm trạch mồ mả tư vấn xem hướng đặt mộ hợp phong thủy, tư vấn đặt mộ trong nghĩa trang. Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới,ngày ăn hỏi. Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.Xem Tử vi để biết vận mệnh cuộc đời; dự báo ngày cưới; dự báo tang ma; dự báo công danh, sự nghiệp, thăng quan, tiến chức.Các đại, tiểu vận trong cuộc đời...Điện thoại: 036.439.6238


Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Hội Cựu chiến binh phường Trung Hòa về cội nguồn

                                                                                
Hội CCB phường Trung Hòa dâng hương tại Nghĩa trang LS Trà Lĩnh (Cao Bằng) 27/3/2016

           Trong  3 ngày từ 26 đến 28/3/2016, Hội CCB phường Trung Hòa tổ chức cho hội viên CCB và hội viên cựu thanh niên xung phong  đi tham quan một số di tích  lịch sử cách mạng  thuộc tỉnh Thái Nguyên và Cao Bằng và viếng nghĩa trang liệt sỹ Trà Lĩnh-Cao Bằng. Chỉ huy chuyến tham quan du lịch là đồng chí Đại tá Nguyễn Gia Vừa chủ tịch Hội phường và đồng chí  Thượng tá Nguyễn Trọng Dinh phó chủ tịch Hội phường. Tham gia chuyến đi Hội phường còn mời đồng chí  Chủ tịch Hội CCB quận Cầu Giấy.
            Xuất phát từ thủ đô Hà Nội lúc 4 giờ 30 sáng; trời se se lạnh của cuối mùa Đông, 4 xe ô tô chở 143 hội viên  CCB và hội viên cựu TNXP bắt đầu hành trình tham quan các di tích lịch sử cách mạng tại hai tỉnh Thái Nguyên và Cao Bằng.
Từ Hà Nội  khi vào  Quốc lộ 3  rồi chạy dài qua các tỉnh Thái Nguyên,  Bắc Kạn, Cao Bằng. Trong tầm mắt hiện lên khung cảnh núi rừng kháng chiến Việt Bắc hoang sơ và hùng vĩ.
 Hà Nội - Thái Nguyên (86km) đường cao tốc rất đẹp ; qua Thái Nguyên  đến huyện Chợ Mới (Bắc Kạn); Khoảng 9 giờ đoàn dừng chân ăn sáng tại một cửa hàng ăn uống của người Tày thuộc huyện Chợ Mới-Bắc Kạn. Đến 10 giờ thì qua thành phố Bắc Kạn. Từ Thái Nguyên - Bắc Kạn (90km); đoạn Thái Nguyên đường trải nhựa hơi nhỏ nhưng tương đối đẹp vẫn đảm bảo tốc độ 50km/h cho xe 45 chỗ ngồi. Khi vào đất Bắc Kạn và Cao Bằng Đường nhiều đèo, từ Bắc Cạn –Cao Bằng (120 km) có khoảng 100 km đèo liên tục bên đèo bên vực sâu  (đèo Giàng, đèo Gió, đèo Khau Khoang, đèo Cao Bắc, Tài Hồ Sìn), nguy hiểm nhất là Đèo gió vừa dốc lại quanh co. Thỉnh thoảng lại gặp “con 4 chân” chở congteno chạy; tuy nhiên lái xe do Công ty Du lịch quốc tế ANH QUÂN hợp đồng vận chuyển  đoàn đúng là “tay lái lụa” nên xử lí rất tốt và giữ ổn định tốc độ. Về cơ bản cung đường rất đẹp, mặt đường đều rải aphan ngon, cảnh đẹp, cây cối xanh tươi (nhất là bắt đầu vào lộc mùa thanh minh) đoạn đèo Gió bên đường phía vực nhiều  cây gạo ra hoa rất đẹp.Trên cả hành trình có 2 đoạn đều có CSGT tuần tra kiểm soát giao thông nên tuy đường đèo nguy hiểm nhưng xe cộ đi lại rất an toàn.
Đoàn đến thành phố Cao Bằng lúc 11giờ 30, sau khi ăn cơm trưa ở khách sạn Bằng Giang song cạnh sông Bằng Giang, đoàn di chuyển nhận phòng ở 4 khách sạn: Hoàng Anh; Hương Sen; Hương Sen 2; Minh Hoàng. Năm nay Lãnh đạo hội phường bố trí chỗ ngủ cho anh em hội viên tốt hơn năm trước 1 phòng chỉ bố trí 2 người, còn phòng 3 chỉ có một số phòng, do đó anh em rất phấn khởi  chỗ ăn , chỗ ngủ tốt.
14 giờ đoàn lên đường thăm quan khu căn cứ cách mạng Pắc Bó. Di tích Pắc thuộc Trường , huyện Quảng, tỉnh Cao Bằng, cách TP. Cao Bằng 55km về phía bắc. Trước khi vào Pắc Bó đoàn đã làm lễ dâng hương ở Đền thờ Bác Hồ  ở khu di tích. Sau đó vào Pắc Bó.   Pắc Bó là tên chung cho cả khu là di tích cách mạng nổi tiếng, nơi Bác Hồ làm việc và trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tên Pắc Bó còn có nghĩa đen là “đầu nguồn/miệng nguồn”. Đoàn đã vào thăm suối Lê Nin, núi Các mác; hang Cốc Bó (nơi Bác Hồ ở hiện bên trong còn 1 cái phản là nơi ngủ của Bác), chỗ Bác câu cá, hòn đá dịch lịch sử Việt Nam. Ở đây còn có đường lên cột mốc 108 nơi Bác đặt chân khi về nước 1941.
Chào tạm biệt Pắc Bó nơi cội nguồn của cách mạng Việt Nam, đoàn về trở lại thành phố Cao Bằng.
Hôm sau đoàn  tiếp tục đi huyện Trà Lĩnh viếng nghĩa trang Trà Lĩnh , sau đó đi Trùng Khánh thăm thác Bản Giốc. (Đường đi Bản Giốc từ thành phố Cao Bằng khoảng 80 km, qua 2 đèo Mã Phục và Khau Liêu).  Thác nước này cách trung tâm huyện Trùng Khánh khoảng 20 km về phía đông bắc, Thác Bản Giốc là một thác nước cao hùng vĩ và đẹp nhất của Việt Nam, nằm ở địa phận xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng. Thác Bản Giốc gồm có hai phần, phần chính nằm giữa biên giới Việt – Trung, được phân chia ranh giới bởi dòng sông Quây Sơn chảy phía dưới; và phần còn lại nằm hoàn toàn trên lãnh thổ Việt Nam. Phần thác chính rộng khoảng 100 mét, cao 70 mét và sâu 60 mét, nhìn từ xa thác đổ xuống trắng xóa nguyên sơ, như dải lụa trắng vắt ngang núi rừng, tạo nên một nét quyến rũ. Nhưng đoàn đến mùa này ít nước nên hạn chế vẻ đẹp của thác.
Sau khi ăn cơm trưa, đoàn dịch chuyển khoảng 4 km đến thăm động Ngườm Ngao. Theo các nhà nghiêm cứu khoa học thì động Ngườm Ngao là hang động đá vôi được hình thành khoảng 300 triệu năm cách ngày nay. Theo thời gian dưới những tác động của thiên nhiên thì ngày nay  hình thành  những nhũ đá có màu khác hẳn với những động khác bởi có lượng canxi bị pha nhiều tạp chất. Đưa mắt nhìn bốn phía lên trên vách đá vôi,  bắt gặp rất nhiều hình ảnh kì thú giống như cây tơ hồng, bầu sữa mẹ, con cóc thần, cây đàn đá… Và càng không thể bỏ qua những “điểm nhấn” nổi bật nhất của Ngườm Ngao là cây san hô và con tàu, thác vàng, thác bạc, đài sen úp ngược, cột đá cô đơn… Tất cả những cảnh vật trên đều do thiên nhiên tạo ra từ nhũ và măng đá vôi, không hề có sự can thiệp sắp đặt của con người nhưng chúng hiện lên vô cùng sinh động, quyến rũ. Ngườm Ngao đúng là một món quà thiên nhiên vô giá mà tạo hóa ban cho người dân nơi đây.
Chia tay thác Bản Giốc và động Ngườm Ngao đoàn về lại thành phố Cao Bằng. Sáng sau, ăn sáng song đoàn hành quân đến rừng Trần Hưng Đạo;  rừng Trần Hưng Đạo nằm dưới chân núi Slam Cao thuộc hai xã Tam Kim, Hoa Thám. Tháng 12.1944, Bác Hồ  ra chỉ thị thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân. Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo, xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng. Đoàn đã về đây để ôn lại lịch sử .Chụp ảnh lưu niệm ở  đài kỷ niệm nơi đầu rừng.
Tiếp theo đoàn đã về ATK (Định Hóa-Thái Nguyên). Đoàn làm lễ dâng hương tại  Nhà lưu niệm tọa lạc trên đỉnh núi thuộc xã Phú Đình, Định Hóa, Thái Nguyên – từng là căn cứ địa cách mạng, ngôi nhà Tưởng niệm Bác Hồ được coi là một công trình có ý nghĩa đặc biệt của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thủ đô Hà Nội giúp nhân dân ATK - thủ đô kháng chiến một thời xây dựng; nhà lưu niệm áp lưng vào Núi Hồng (một trong những địa danh ATK quan trọng trong thời kháng chiến chống Pháp tại Định Hóa, Thái Nguyên). Nơi đây là khu vực giáp ranh 2 tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, cách lán Nà Lừa (Tân Trào) 3,5km. Công trình nằm trong quần thể di tích nơi Bác Hồ từng ở, làm việc tại Khuôn Tát với Nhà trưng bày bảo tàng ATK Định Hóa và di tích Tỉn Keo nơi Bác chủ trì cuộc họp Bộ Chính trị ngày 6/12/1953, quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Đoàn tham quan Cụm di tích Bác ở Khuôn Tát: Cây đa, Đoạn suối Khuôn Tát - nơi Bác tắm, giặt và câu cá, Nhà sàn và hầm Bác ở đồi Nà Đình (xã Phú Đình, huyện Định Hóa). Tại địa điểm này, Bác đã từng ở và làm việc từ ngày 20/11/1947 đến tháng 01 năm 1954. Trong thời gian tại đây, Bác đã đề ra nhiều quyết sách quan trọng để chỉ đạo kháng chiến, kiến quốc.
            Kết thúc chuyến đi sau 3 ngày;đồng chí Nguyễn Gia Vừa chủ tịch hội CCB phường đã nhận định “Chuyến đi hoàn thành tốt đẹp” và có lời cảm ơn đến Công ty du lịch Anh Quân, mà cháu Quyết được giao chỉ huy dẫn đoàn có nhiều cố gắng trong dẫn, thuyết minh đã cùng anh em lái xe từ khi đi đến khi về “đã hoàn thành nhiệm vụ”. Tuy nhiên một số sơ xuất trên hành trình phải rút kinh nghiệm để chuyến đi sau thắng lợi hơn. Càng đi nhiều càng có nhiều kinh nghiệm và phục vụ lữ hành tốt hơn hết.
Có thể kết luận: Năm thứ 3 liên tục Hội CCB phường Trung Hòa  hoàn thành xuất sắc  nhiệm vụ  công tác hội trong đó tấm gương tiêu biểu về giáo dục truyền thống để CCB nêu gương và giữ vững phẩm chất “Anh Bộ Đội Cụ Hồ”./.
(Ngô Lê Lợi-Hà Nội -3/2016) 

KHU DI TÍCH PẮC BÓ
                                                                   

                                                                                    
                                                                                               
                                                                        

                                                                          
                                                                       


                                                                  


                                                                           


                                                                             


                                                                                   


                                                                         


                                                                           


                                                                               






NGHĨA TRANG TRÀ LĨNH
                                                                             


                                                                                   


                                                                            


                                                                          


THÁC BẢN GIỐC
                                                                                  

                                                                                   


ĐỘNG NGƯỜM NGAO
                                                                              

                                                                                 












KHU DI TÍCH RỪNG TRẦN HƯNG ĐẠO-ATK
                                                               




                                                                 
Dâng hương nhà lưu niệm Bác Hồ-ATK


                                                                        













                                                                  



 

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2016

Lễ hội làng Trung Kính Hạ (phường Trung Hòa-Cầu Giấy)



                                                                        
Lãnh đạo Đảng ủy-HĐND-UBND phường Trung hòa dự lễ hội Đình Trung Kính Hạ
Xã Trung Kính (Riêng thôn Trung Kính Hạ nay là phố Trung Kính thuộc phường Trung Hòa); trước kia là một xã riêng gồm hai thôn Trung Kính Thượng và Trung Kính Hạ. Mỗi thôn đều có chùa và đình riêng.  Đình Trung Kính Hạ  nằm ở  cuối làng  (nếu tính từ Trung tâm Thủ đô); còn Đình Thượng nằm ở giữa làng Trung Kính Thượng; cả xã đều thờ chung  “Thần Hoàng” là  thờ Đức Quốc Vương Đại Thần Hùng Công. Ngài thuộc dòng dõi Tôn Thất Hùng Vương, là lạc tướng của Hùng Triều, cai quản Ô Châu. Ngài sinh ngày 14 tháng 2 năm Đinh Mùi, là một người thông minh, văn võ song toàn. Nhân lúc nước nhà bị giặc xâm lăng, ngài được lệnh vua đem quân đi phòng bị, đi qua làng Kính Chủ được nhân dân đón tiếp nồng nhiệt và có thêm 142 trai làng xin đi tòng quân chống giặc. Thấy địa hình thuận lợi, nhân dân thuần hậu, Ngài truyền quân dân thiết lập đồn trại.
Giặc từ phương Bắc kéo sang, vua Hùng ban lệnh cho Phò mã Tản Viên và Ngài cầm quân đi đánh giặc, chỉ một trận đánh tan quân giặc. Vua Hùng ban thưởng cho Ngài là Bảo Quốc Hầu, lập dinh ở đất Kính Chủ, ban thêm tên cho làng Kính Chủ là Hộ Nhi Hương để ghi nhận công lao với đất nước. Mấy năm sau giặc lại kéo quân xâm lấn, Vua lại ban lệnh cho Phò mã Tản Viên và Ngài đem quân đi đánh giặc. Trận đánh đại thắng thu được ấn tín của tướng giặc, vua phong Hùng Công là Bảo Quốc Công. Về đến đất Hoan Châu ngày 12 tháng 10, Hùng Công tự nhiên bị bệnh mà mất. Vua Hùng được tin vô cùng thương tiếc, lệnh triều đình cử người về hành lễ chí tế, ban cho mũ áo để phụng thờ, phong ngài là Quốc Vương Đại Thần, cho nhân dân lập đền thờ tại đồn doanh gọi là Tối Linh từ và thờ phụng đời đời. Sau này dân chúng xây dựng thành đình làng, ngoài ra còn 17 nơi trong nước có đền thờ Ngài. Các triều đại sau này đã ban cho Ngài 14 đạo sắc phong và cho tu sửa đình để nhân dân thờ phụng. Và ; Trải qua những biến động của lịch sử, tồn tại đến ngày nay, di tích đình Trung Kính Hạ đã có những đóng góp nhất định với lịch sử của quê hương Trung Kính, lịch sử của thủ đô ngàn năm tuổi và cuộc sống tinh thần của nhân dân địa phương. Hiện nay, di tích còn bảo lưu được hệ thống các di vật phong phú về thể loại và chất liệu: sắc phong thời Lê trung hưng, 17 đôi câu đối, 3 hương án, kiệu long đình, kiệu bát cống, đỉnh đồng, 5 tấm bia đá, một bia niên hiệu Vĩnh Trị (1676 - 1680), ba bia niên hiệu Bảo Đại 5 (1930) và một bia dựng năm niên hiệu ThànhThái 19 (1907) một chuông đồng đúc vào thời Nguyễn... Ngôi đình là nơi trung tâm sinh hoạt văn hoá của cộng đồng dân cư làng xã, nơi đoàn kết thôn xóm và là nơi bảo lưu những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của địa phương, giáo dục cho các thế hệ trẻ lòng yêu quê hưng đất nước, tinh thần đoàn kết, ý thức trách nhiệm của nhân dân đối với những di sản văn hoá dân tộc mà ông cha ta đã dày công xây dựng, gìn giữ cho đến hôm nay. Ngôi đình mang trên mình đầy đủ những giá trị về lịch sử, văn hoá, khoa học và kiến trúc nghệ thuật góp phần khẳng định vùng đất này có lịch sử tạo dựng lâu đời với những tên đất, tên làng đã ăn sâu vào tiềm thức của cư dân nơi đây. (Ngô Lê Lợi-3/2016).
Hình ảnh Lãnh đạo Phường dự Lễ hội Đình làng Trung Kính Hạ
                                                    
Ảnh Lãnh đạo Đảng ủy-HĐND-UBND phường Trung Hòa dự lễ hội Đình TKH (ngày 20/3/2016)
Hình ảnh nhân dân dự Lễ
                                            















Văn nghệ chào mừng thành công Lễ hội
MC cụ Nguyễn Công Việt