Xem Phong thủy-Tử vi ở Hà Nội

NHẬN TƯ VẤN: Xem phong thủy Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng:Chọn hướng tốt. Phòng làm việc; phòng khách; bếp; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Xem tuổi Xây dựng nhà , sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Âm trạch mồ mả tư vấn xem hướng đặt mộ hợp phong thủy, tư vấn đặt mộ trong nghĩa trang. Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới,ngày ăn hỏi. Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.Xem Tử vi để biết vận mệnh cuộc đời; dự báo ngày cưới; dự báo tang ma; dự báo công danh, sự nghiệp, thăng quan, tiến chức.Các đại, tiểu vận trong cuộc đời...Điện thoại: 036.439.6238


Thứ Ba, 8 tháng 3, 2022

Tổ Yến không phải thức ăn chay?

 



 Hán văn: Phùng Phùng

Dịch Việt: Ni sư Hạnh Đoan

“Tổ yến không phải là thức ăn chay! Đây là kiến giải của cá nhân tôi.


Vì sao phải bàn đến vấn đề này? Bởi vì tôi thấy có nhiều cư sĩ, mặc dù trường trai rất chí thành nhưng do muốn tẩm bổ mà dùng tổ yến. Thậm chí một số người tại gia, nhất là các bà vợ, cực kỳ kính chư Tăng bảo. Các nữ cư sĩ ở Nam Dương buổi sáng thường mang chén tổ yến chưng đường phèn đến cúng dường sư thầy. Có thể do ở Nam Dương tổ yến có rất nhiều, hầu hết mọi người đều cho đây là thực phẩm bổ dưỡng cao cấp.

Tổ yến có thực là loại bổ dưỡng nhất không? Đây vẫn còn là nghi vấn. Theo ý kiến của một số người, nhất là bên Trung y, thì cho tổ yến là một loại nhuận âm bổ dương, còn nói là nó có thể chữa chóng mặt, tim đập nhanh và nhiều bệnh khác. Tổ yến được coi là một loại thuốc bổ quý tương đương nhân sâm.

Vậy thì chúng ta hãy phân tích nhé. Trước hết, ta phải hiểu tổ yến là gì. Làm thế nào mà có được nó.

Ở vịnh Thái Lan, có rất nhiều bờ biển gồ ghề, những vách đá cheo leo dựng đứng và nhiều hang động. Hầu hết đều chìm trong nước biển, chỉ có một số đỉnh hang nhô lên trên. Bên trong những hang động vách đứng này là nơi sinh sống của nhiều loài hải yến. Những con én biển này nhìn giống như loài én bình thường, nhưng chúng không xây tổ ở chỗ có người sinh sống. Chúng rất sợ con người. Chúng cư ngụ trên các vách đá cheo leo của các hang động ngoài biển.


Chim én bình thường thì sử dụng bùn để làm tổ. Nhưng do môi trường sống én biển toàn là vách đá, chúng không có bùn đất để xây tổ, nên phải tận dụng sự thay lông của chúng để làm tổ. Khi đan tổ, chúng nôn ra chất nhầy gelatin từ dạ dày và bôi nó vào vách đá làm keo. Sau đó, chúng dùng mỏ nhổ lông trên cơ thể mình để dán vào keo. Vợ chồng chim yến hằng ngày kiên trì làm như vậy. Trải qua thời gian lâu chúng mới xây được một tổ nhỏ, đến lúc này thì lông trên mình chúng đã bị nhổ trụi lũi. Chất nhầy nôn ra từ dạ dày cũng gần cạn hết, nên thứ chúng phải dùng tiếp theo là máu! Sau khi tổ chim hoàn thành, ta gọi là tổ yến, tổ thường điểm chi chít máu chim yến là vậy.

Làm tổ xong, yến mẹ đẻ hai quả trứng rất nhỏ. Vợ chồng yến thay nhau ấp trứng.

Đa phần là yến mẹ ấp trong thời gian dài. Đủ thời gian thì én con nở còn yến cha lo mang thức ăn về mớm cho vợ và các con.

Thức ăn của chúng chủ yếu là những con cá nhỏ nơi biển và các côn trùng bay trong không. Giống như loài chim diệc, én biển có thể xuống đáy biển để bắt cá. Nó có khả năng tiêu hóa mạnh và có thể tiêu hóa cá thành gelatin trong suốt. Đó là những chất mà nó nôn ra để làm tổ.

Một số người cho rằng tổ yến là nước bọt của én biển, đây là hiểu biết sai lầm. Vì thực tế, tất cả chất nhầy trong tổ chim không phải đều là nước bọt mà chỉ có một phần nhỏ thôi. Đa số là protein do thây cá được tiêu hoá nôn ra từ dạ dày. Do đó, nó có độ bám dính mạnh và có thể dùng tốt cho việc xây tổ. Hải yến mớm cho chim non, cũng là chất lỏng trong dạ dày nó được đổ vào miệng con, đợi đến khi én con lớn rồi thì nó mới mớm cá nhỏ cho con.

Như vậy tổ chim đương nhiên được tạo bằng chất protein của cá và tôm (do hải yến đi bắt tôm và cá ở biển ăn, thông qua sát sinh mà có). Thế thì làm sao tổ yến được xem là món chay? Đây là lẽ tất nhiên. Khi chúng ta ăn tổ yến, chính là đang ăn gelatine cá tôm đấy? Cũng là gián tiếp sát sinh. Nếu ta dùng tổ yến cúng dường pháp sư, há chẳng phải kêu sư thầy phá giới ăn mặn sao? Vì vậy mà những tu sĩ biết rõ điều này thì từ chối không nhận dùng tổ yến. Một số tu sĩ vì vị tình nên không cự tuyệt, còn một số khác do không biết tổ yến là đồ mặn, nên thản nhiên dùng để tẩm bổ tự thân.

Tổ yến chưng đường phèn được mọi người cho là thức bổ dưỡng tối cao. Nhưng thực ra, nếu phân tích kỹ thì tổ yến chỉ là gelatin cá hòa với dịch vị dạ dày cùng máu và nước bọt của hải yến mà thôi. Giá trị dinh dưỡng thực sự chẳng có gì quý cả, xét ra còn kém xa rau cải, đậu nành nữa! Nhưng lại có một số người quá mê tín sùng bái tổ yến, có lẽ vì nó lấy được quá khó khăn?

Vào thời cổ đại, tổ yến là cống phẩm, hằng năm được dâng nạp cho hoàng đế Trung Quốc và hoàng đế Thái Lan! Dân thường không thể với tới. Mà một khi thứ gì đó được xếp vào hàng cống phẩm, thì tự nhiên nó được coi là quý giá. Hầu hết mọi người đều tin và mê mẩn về hiệu lực của tổ yến, có thể bắt nguồn từ nguyên nhân này.

Người bản địa Thái Lan và Mã Lai muốn đi lấy tổ yến, thì phải chèo chiếc thuyền nhỏ vào các hang động hẻo lánh nơi biển và phải trèo lên vách đá cheo leo để lấy tổ yến. Đôi khi, phải chờ con nước xuống thấp họ mới có thể vào hang. Đôi khi đang lấy tổ trong hang, thì đột nhiên thủy triều dâng mau rồi sóng dữ ập đến, phủ lấp hang, dìm chết hết những người đang nhặt tổ.

Cũng thường xảy ra cảnh những người lấy tổ yến bị vuột tay rơi khỏi vách đá, té xuống chết hay bị tàn phế. Câu chuyện bi thảm của người lấy tổ yến có nhiều không kể hết! Nhưng nghề này được truyền từ đời cha sang con. Người cha ngã xuống thì con trai nối nghiệp và có lẽ họ đều kết thúc đời mình trong biển dữ. (American Geographic cũng có một bộ phim tài liệu chiếu về sự bi thảm của nghề lấy tổ yến.) Thực ra cái nghề này kiếm được rất ít tiền, do họ bán nó cho thương lái, trải qua nhiều cuộc mua đi bán lại nên tổ yến trở thành cao giá. Cuối cùng thì chỉ có nhà xuất khẩu là kiếm được nhiều tiền nhất.

Tổ yến phải được canh để lấy khi yến mẹ vừa đẻ trứng, hoặc tốt nhất là lấy ngay khi tổ mới xây xong. Như vậy sẽ có được tổ yến tươi và sạch sẽ.

Nếu như đợi đến khi chim con ra đời, thì tổ yến chỉ có đầy phân chim.

Do vậy, người lấy tổ thường canh lấy vào mùa xuân.

Loài chim yến quả rất đáng thương! Bởi chúng vừa làm tổ xong thì bị cướp đem đi! Chúng phải làm lại, phải tiếp tục nôn ra từng bụm máu tươi!

Thường thì khi lấy gặp những tổ đã có trứng hay chim con, thì những người cướp tổ không hề xót thương. Họ lấy trứng ra đập vỡ hoặc bắt chim con ném chết, bởi họ chỉ cần đoạt cái tổ chim thôi. Họ hành động tàn nhẫn mặc cho chim yến bố mẹ bay xung quanh kêu gào bi thảm, thống khổ vì bất lực không thể cứu con. Cảnh tượng này thực là đau xót không gì bằng!

Nhìn thấy cảnh người ta cướp tổ yến quá độc ác, tôi sa nước mắt. Thực chẳng hiểu tại sao lại có nhiều người có thể thản nhiên nuốt trôi tổ yến mà không mắc nghẹn?

Chính phủ Thái Lan từ lâu đã ban lệnh cấm người lấy tổ giết chết chim con và phá hủy trứng, cũng không cho phép lấy tổ đã có trứng.

Tuy nhiên, vì lợi lộc, tiền bạc nên người dân địa phương hiếm khi tuân thủ. Bây giờ, hải yến sắp bị diệt tuyệt bởi những người lấy tổ.

Đầu tiên, tổ yến được trải qua nhiều khâu, sàn lọc để loại bỏ lông, phân chim, chất dơ, máu dịch... cát, sạn ... rồi sau đó mới biến thành một “tổ chim quý giá, sạch sẽ”...

Nhưng nếu chú ý, bạn vẫn có thể thấy vẫn còn xác vật tạp, những lông tơ dính máu.

Ai nói tổ yến là thức chay? Xin đừng tiếp tục cúng dường tổ yến cho chư tu sĩ dùng nữa, đừng đẩy chư tăng ni vào con đường bất nghĩa!

Trong tổ yến xen lẫn huyết dịch đó có vô số oan hồn và sát nghiệp trùng trùng, chứa đầy đắng cay bi thảm. Làm sao bạn có thể nhẫn tâm ăn chứ? Nếu bạn muốn bỏ ra rất nhiều tiền để mua tổ yến quý giá bồi bổ bản thân hoặc cúng dường cho chư sư, chi bằng hãy dùng số tiền này để giúp những người nghèo, bệnh, già suy... hoặc làm nhiều việc thiện, rộng tay bố thí... vẫn là tốt hơn.”

Dịch từ “Kim Cang Bồ Đề Hải” số 193 - Ra ngày 1 tháng 6 năm 1986

(Trích sách đã in BÍ ẨN NHỮNG VÌ SAO - 2021)

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

(ST)

 

Thứ Hai, 7 tháng 3, 2022

Ý nghĩa của việc xây chùa

 


Khi xây chùa ta thấy rất rõ, việc thành tựu cho các chùa không phải dành cho các quý thầy, quý sư cô ở mà là để cho cộng đồng đạt được 4 giá trị: tâm linh, đạo đức và xã hội, giáo dục, cũng như từ thiện. Do đó, ngôi chùa thật là quan trọng mà chúng ta cần phải có bổn phận bảo tồn, duy trì và phát huy mạnh mẽ trong tinh thần phụng sự nhân sinh vậy.
Xây chùa tô tượng đúc chuông
Ba công đức ấy thập phương nên làm”.
Đó là lời khuyên để những Phật tử cùng góp công sức xây dựng chốn an lạc, thanh bình giữa nhân gian giúp mọi người có cuộc sống tốt đẹp, xây dựng đất nước xã hội an vui và phát triển. Cúng dường xây chùa, dựng tượng phải xuất phát từ tấm lòng thành kính dâng lên Tam bảo.
Khi xây chùa ta thấy rất rõ, việc thành tựu cho các chùa không phải dành cho các quý thầy, quý sư cô ở mà là để cho cộng đồng đạt được 4 giá trị: tâm linh, đạo đức và xã hội, giáo dục, cũng như từ thiện. Do đó, ngôi chùa thật là quan trọng mà chúng ta cần phải có bổn phận bảo tồn, duy trì và phát huy mạnh mẽ trong tinh thần phụng sự nhân sinh vậy.
Mỗi khi có xây dựng chùa, chúng ta nên đóng góp xây dựng. Mỗi gia đình nên có ống heo công đức, sáu tháng sau cầm lên cúng xây chùa. Do đó mỗi khi có cơ hội, ta nên đóng góp xây dựng chùa, vì xây dựng một ngôi chùa có 4 ý nghĩa như sau:
1. Chùa là trung tâm phát triển tâm linh:
Chùa là một biểu tượng thiêng liêng thấm sâu vào lòng dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa, như nước thấm sâu vào lòng đất. Do đó, dù đã trải qua mấy ngàn năm thăng trầm thịnh suy, vinh nhục, vật đổi sao dời, qua phân ly tán, nhưng hình ảnh ngôi chùa vẫn mãi mãi hiên ngang hiện hữu trong lòng người dân Việt.
Quả đúng như lời thơ của Vũ Hoàng Chương đã viết:
“...Dân tộc ta không thể nào thua
Đạo Phật ta đời đời xán lạn
Dầu trải mấy qua phân ly tán
Nhưng vẫn còn núi còn sông
Còn chót vót mãi ngôi chùa”.
Chùa là tài sản tâm linh chung cho tất cả mọi người. Ai có tâm thì cửa chùa sẽ rộng mở để chào đón. Nếu có tâm ý sai lệch thì tự mình đã quay lưng với chùa.
Sở dĩ người ta thường hay nói, cửa chùa rộng mở là vì ai bước chân vào chùa cũng được hết. Cửa chùa vốn không chứa đựng những công danh lợi lộc, những thị phi tranh chấp, những ganh tỵ thù hằn... ở đời.
Có những ngôi chùa như trở thành một ngôi trường làng, đề ra hẳn chương trình giáo dục thực tiễn nhằm xây dựng đạo đức nhân bản cho con người. Mục đích là nhằm đào tạo con người có được đời sống tâm linh phong phú và trên hết là chất liệu văn hóa tình người.
Đó là con đường hướng đến Chân, Thiện, Mỹ mà những vị Tăng, Ni đóng vai trò chủ chốt trong việc đào tạo này.
2. Chùa là trung tâm sinh hoạt văn hóa và xã hội:
Đã từ lâu, hình ảnh ngôi chùa luôn là một hình ảnh thân thương, rất quen thuộc gần gũi với nếp sống hiền hòa của những người dân quê mộc mạc. Câu nói “Đất vua, Chùa làng” đã cho ta thấy cái giá trị tín ngưỡng thiêng liêng trong tình tự hài hòa gắn bó thể hiện trong nếp sống tình cảm chơn chất đơn thuần của người dân quê. Vì chùa là mái ấm che chở ấp ủ nuôi dưỡng đời sống tâm linh của họ. Họ xem ngôi chùa như là mái ấm gia đình chung. Do đó, họ cùng nhau quyết tâm đóng góp xây dựng bảo vệ và phát huy mạnh mẽ. Mái chùa là niềm an ủi, là nơi xoa dịu những nỗi buồn u uất đè nặng trong tâm hồn người dân. Đó là một tình cảm thật thân thiết đậm đà, nồng nàn. Để từ đó chứng tỏ rằng, hình ảnh ngôi chùa đã ăn sâu trong lòng người Việt Nam, là một dấu ấn sâu đậm không thể nào phai nhòa trong tâm trí. Chính vì lẽ đó, chúng ta cũng không lấy làm lạ khi thấy bất cứ nơi đâu có đông đảo đồng hương, Phật tử sinh sống, thì chắc chắn nơi đó sẽ mọc lên ngôi chùa.
“Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông”.
Đây cũng là nơi để chúng ta tôn thờ, hướng lòng tri ân và báo ân đối với các bậc tiền nhân, những vị đã có công lao dựng nước và giữ nước, gần nhất là các đấng sanh thành đã dày công khó nhọc giáo dưỡng chúng ta nên người.
Ngôi chùa là nơi giải tỏa, an ủi những khó khăn đời sống tinh thần của con người. Chùa là mái nhà che chở, an ủi vỗ về cho những con người đau khổ khi thất bại, khi người thân mất đi. Cho nên người Phật tử đến chùa để cầu nguyện, nghe tiếng chuông ngân, hồi mõ hùng ấm, chiêm ngưỡng hình ảnh đức Phật để cầu mong bao nhiêu đau đớn buồn phiền, bực nhọc tan biến. Chùa rất cần cho đời sống tình cảm con người.
3. Chùa là trung tâm giáo dục:
Về thực chất đạo đức, ngôi chùa còn có tác dụng trực tiếp hướng dẫn con người hướng thiện. Nền luân lý đạo đức của Phật giáo dạy người Phật tử phải ăn hiền ở lành. Năm giới cấm của người Phật tử tại gia, đó là năm nguyên lý đạo đức căn bản mà người Phật tử phải giữ gìn cẩn thận. Đồng thời phải ý thức và áp dụng giáo lý nhân quả vào đời sống. Có thế thì người Phật tử mới tránh được những điều tội lỗi. Đó là hướng tiến thăng hoa đạo đức của người Phật tử trong việc tu thân tề gia và đem lại nhiều lợi ích cho nhân quần xã hội.
Ngôi chùa còn như là bệnh viện, bởi nơi đây chữa trị những căn bệnh tâm hồn. Nếu người nào biết nhìn ra được nơi tâm hồn của mình vốn có những tham sân si, độc hại, người ấy đến chùa để mong cầu chánh pháp của đức Phật mà chữa trị những căn bệnh tham giận, si mê, kiêu căng ngạo mạn đó thì chùa lúc nào cũng mở rộng cả. Chúng ta biết rằng, đạo Phật ra đời để phá tan bức màn si mê đó. Vì vậy, đạo Phật chính là đạo khai mở trí tuệ cho con người. Chúng ta đến chùa, xem chùa như là một trường học để nuôi lớn đời sống trí tuệ, đời sống tâm linh. Đến chùa không những chỉ lạy Phật mà còn để nghe pháp, học hỏi giáo lý, mở rộng trí tuệ. Vị nào có trí tuệ, người ấy vượt qua hết những căn bệnh đau khổ.
Dù chùa nhỏ hay chùa lớn, dù đơn sơ hay hoành tráng nhưng đều có chung một mục đích là mang tính giáo dục. Bất luận thời nào, ngôi chùa cũng đóng vai trò then chốt trong việc điều hướng giáo dục quần chúng nhân dân.
Chùa là cái nôi là cái lò rèn luyện, chuyên đào tạo cho mọi người hướng thiện tu hành, đào tạo các thế hệ Tăng Ni giữ vững mạnh mạch Phật pháp, như chùa Thanh Lương tọa lạc ở xã An Bình, Cao Lãnh, Đồng Tháp, Hòa thượng Thích Thiện Huệ hiệu trưởng trường Trung Cấp Phật học tỉnh Đồng Tháp; chùa Hưng Thiền, tọa lạc tại xã Mỹ Hội, Cao Lãnh, Đồng Tháp, Hòa thượng Thích Phước Đức viện chủ chùa; Thiền viện Sơn Thắng ở Thanh Đức, Long Hồ, Vĩnh Long, Hòa thượng Thích Phước Tú hiệu trưởng trường Trung cấp Phật học tỉnh Vĩnh Long...
4. Chùa là nơi hoạt động từ thiện:
Chùa là nơi hoạt dụng của lòng từ bi để giúp các mảnh đời bất hạnh được nguồn an ủi và giúp đỡ cần thiết. Các nhà sư trụ trì tiếp nhận những nguồn đóng góp của Phật tử tại gia rồi trao lại cho những người có hoàn cảnh khó khăn, có nhu cầu. Các hội đoàn xã hội ngày nay cũng học theo việc làm đó. Thế nhưng, niềm tin đối với các hội đoàn không thể bằng với niềm tin mà các Phật tử dành cho chùa được. Lương tâm của các nhà sư làm tốt các việc đó hơn các Phật tử tại gia.
Ngôi chùa ngoài hình thức ngoại diện như lối kiến trúc thẩm mỹ mang tính chất nghệ thuật tuyệt hảo biểu trưng đầy đường nét hoa văn dân tộc, tính ra nó còn có nhiều chức năng nhằm nuôi dưỡng đời sống tâm linh và đóng góp xây dựng nếp sống đạo dức hiền hòa cao đẹp cho con người theo chiều hướng thánh thiện. Bên cạnh đó, ngôi chùa cũng còn đáp ứng được những nhu cầu tín ngưỡng thờ phụng, lễ bái, tu học, sinh hoạt xã hội của mọi tầng lớp dân chúng.
Đã từ lâu, người dân Tây Ninh mong muốn có một ngôi chùa tâm linh để làm nơi tu tập và sinh hoạt văn hóa tâm linh cho bà con Phật tử tại đây.
Ngày 19/02/2022 (nhằm ngày 19 tháng Giêng năm Nhâm Dần), được sự chấp nhận từ chính quyền địa phương và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Tây Ninh, chùa Quảng Pháp (ấp Thuận Tân, xã Truông Mít, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh) - một chi nhánh của chùa Hoằng Pháp do ĐĐ. Thích Tâm Thạch quản lý, đã được công nhận là cơ sở tôn giáo trực thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam - Tỉnh Tây Ninh cũng như huyện Dương Minh Châu.
Tính đến nay chùa Hoằng Pháp đã có 47 chi nhánh ở trong nước và nước ngoài.
Ngôi chùa là nơi hiện hữu của ba ngôi Tam bảo: Phật, Pháp và Tăng. Với công đức xây chùa, dựng tượng, chúng ta có thể hồi hướng cho thân bằng quyến thuộc như thầy Tổ, ông bà cha mẹ, anh em, bạn bè... cùng các chúng sanh đang sống trong khổ cảnh, họ đang mong đợi trông chờ vào phần phước thiện mà mình hồi hướng. Khi họ hoan hỷ phần phước thiện ấy, ngay tức khắc giải thoát khỏi cảnh khổ và được tái sanh cảnh thiện giới hưởng mọi sự an lạc.
Như vậy chúng ta chớ bỏ lỡ cơ hội ngàn năm một thuở về việc xây chùa. Việc làm thiện lành này sẽ cho quả báo an lạc lâu dài trong kiếp hiện và những kiếp vị lai. Vậy thì chúng ta không nên do dự nếu có điều kiện tốt thì nên kết duyên, đừng bỏ lỡ cơ hội ấy.
Xây dựng chùa, tạo dựng tượng Phật, đúc chuông trước là để tạo nơi thờ Phật, sau là nơi tu học và là nơi hoằng truyền Phật pháp, cứu độ muôn loài chúng sanh. Công đức xây chùa, dựng tượng, đúc chuông lợi ích vô cùng.
Gieo duyên với Tam bảo thì se nhận được sự hộ trì của Tam bảo, nhận được sự chỉ dạy của Phật, Pháp, Tăng dưới nhiều hình thức, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, biết cái gì nên làm cái gì không nên làm để tránh tai ách về sau.
(Hoa Đạo trên f.b Chùa Hoằng Pháp)

Chủ Nhật, 6 tháng 3, 2022

Những biểu hiện của người Tu Phật đúng


 

Người tu đúng là tiền của, cái ăn, cái mặc tuy không giàu như người đời nhưng lúc nào cũng có đủ, người ấy không tham, không hưởng thụ, và lấy đời sống đơn giản và thanh bạch làm nguồn vui.

Tu tập, một cụm từ mà chắc hẳn quý vị nghe cũng đã nhiều, tuy nhiên cái biểu hiện rõ nhất của người có tu không phải là vốn kiến thức Phật Pháp tích lũy được, mà chính thái độ sống của người đó được toát ra từ ba nghiệp Thân, Khẩu, Ý .
Đa phần chúng ta thực hành máy móc, nghe ai nói sao thì làm vậy, mà không có Chánh Kiến và sự suy xét, tư duy cho thấu đáo, để từ đó có thể rút ra kinh nghiệm trong việc dụng tâm và tu tập.
Ở bài viết này người viết không có đi vào cụ thể của từng pháp tu, mà chỉ trình bày về những dấu hiệu, hay kết quả hiện ra của một người tu đúng, gieo nhân đúng, công phu đúng qua một khoảng thời gian tu nhất định, kết quả tùy vào phước duyên và nỗ lực của từng người.
Người tu đúng thì qua thời gian các dấu hiệu sau thường hiện ra:
1. PHONG CÁCH ĐIỀM NHIÊN, NHẸ NHÀNG, BÌNH TĨNH, THƯ THÁI:
Vì qua một quá trình dụng tâm, kiểm soát tâm, giống như việc thuần hóa một con thú hoang dại, quen nhảy nhót, là tâm chúng ta. Sau một thời gian, nếu người ấy kiểm soát tâm tốt, buông bỏ cái tôi, xả ly sự kiêu mạn thuộc về..''sở trường, sở đoản'' của bản ngã thì sự điềm đạm, điềm nhiên và thư thái sẽ hiện ra, nó là kết quả tự nhiên của một cái tâm đã được chế ngự và thuần hóa.
2. MẶT MŨI, TƯỚNG MẠO NHÌN TƯƠI VÀ SÁNG:
Vì giữa tâm và thân tướng, chúng có mối liên hệ khá mật thiết với nhau. Một người mà trong tâm an vui, có tu tập và chuyển hóa được các nghiệp chướng thì dần dần diện mạo bên ngoài của người ấy nhìn sẽ rất sáng, mặt lúc nào cũng rất tươi vui, không có u sầu, đau buồn, lúc nào cũng tràn đầy sức sống. Người nào có được những điều như vậy, thì đây là một dấu hiệu của người tu.
3. GIỌNG NÓI CÓ ÁI NGỮ, NỒNG HẬU:
Đây là do bên trong tâm người ấy tu qua thời gian đã có sự tăng trưởng tâm từ tâm bi, một tình thương bình đẳng, và rộng lớn với tất cả muôn loài. Từ sự thương yêu chân thành cho dù giọng nói mộc mạc, chất phác mà vẫn đầy nhân văn, ấm áp, nồng hậu và đến được lòng người.. Và hơn nữa, cũng do sau một quá trình tu và kiểm soát khẩu nghiệp, biết cân nhắc trước khi cất lời, nên những lời nói của họ dần trở nên rất chuẩn mực. Như họ không nói dối, không nói ác khẩu, không nói hai lưỡi, không nói chia rẻ, không nói xấu, viết xấu đả kích, bộ nhọ sau lưng người ...
4. ĐỜI SỐNG TINH THẦN MÃN TÚC, CUỘC SỐNG VẬT CHẤT ỐN ĐỊNH KHÔNG BỊ THIẾU THỐN:
Nhiều người tu, nhưng càng tu mà càng càng nghèo túng, lúc nào cũng bị những nhu cầu vật chất căn bản bức bách. Đây là dấu hiệu của tu mà không có phước, thiếu phước, vì không biết làm phước. Nên người tu đúng là tiền của, cái ăn, cái mặc tuy không giàu như người đời nhưng lúc nào cũng có đủ, người ấy không tham, không hưởng thụ, và lấy đời sống đơn giản và thanh bạch làm nguồn vui.
5. MỌI VIỆC ĐỀU CHUYỂN TỪ XẤU THÀNH TỐT:
Trong cuộc sống, khi sinh hoạt, giao lưu và làm ăn trong xã hội, không phải lúc nào chúng ta cũng gặp toàn thuận lợi cả. Có những lúc cũng khó khăn, hoặc bị đặt trong những tình huống khó xử, khó giải quyết, rất nan giải. Thế nhưng người tu tốt, chắc chắn sẽ chuyển được nghiệp cũ và có được sự gia hộ của Chư Phật, nhờ đó họ sẽ từ từ tháo gỡ ra được mọi bế tắc. Mọi việc xấu sẽ biến thành tốt dần dần như ý nguyện. ''Phước tùy tâm sanh. Cảnh tùy tâm chuyển'' là thế!
6. TRONG GIA ĐÌNH THÌ THUẬN HÒA, AN VUI:
Do tâm được huân tu tốt, tâm từ lan tỏa tốt nên tâm của người tu ấy sẽ lan tỏa những nguồn năng lượng tốt ra xung quanh, và những người sống chung cùng, sống gần sẽ dần bị thay đổi theo, là cũng hiền lành, và thánh thiện dần. Một khi cảm hóa đươc ai cũng hiền lành, tức là họ cũng đang gieo nhân lành, tức có quả thiện quả may mắn hạnh phúc. Hơn nữa, khi một người tu tốt từ trường của họ sẽ tự động thu hút quý nhân giúp đỡ cho gia đình và quyến thuộc cuả người.
Nên gia đình người đó cũng sẽ gặp được nhiều may mắn hạnh phúc. Trên đây là những dấu hiệu cơ bản của người tu đúng hiện ra, bạn có thể viết thêm những đặc điểm khác dựa trên trải nghiệm cá nhân. Còn nếu chúng ta tu thời gian mà không có dấu hiệu nào trên đây hết. Thì cần nên xem xét lại cách tu, có thể mình đang tu sai, tu trật điều gì đó.
Tu có nghĩa là chuyển hóa tư tưởng và hành vi và sống có hạnh phúc hơn, và tu có nghĩa là sửa đổi tính xấu ác ... Thành ra tốt đẹp ...
(Thích Tánh Tuệ )