Xem Phong thủy-Tử vi ở Hà Nội

NHẬN TƯ VẤN: Xem phong thủy Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng:Chọn hướng tốt. Phòng làm việc; phòng khách; bếp; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Xem tuổi Xây dựng nhà , sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Âm trạch mồ mả tư vấn xem hướng đặt mộ hợp phong thủy, tư vấn đặt mộ trong nghĩa trang. Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới,ngày ăn hỏi. Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.Xem Tử vi để biết vận mệnh cuộc đời; dự báo ngày cưới; dự báo tang ma; dự báo công danh, sự nghiệp, thăng quan, tiến chức.Các đại, tiểu vận trong cuộc đời...Điện thoại: 036.439.6238


Chủ Nhật, 24 tháng 12, 2017

Đám cưới Hoàng Hương ở Phù Lưu đang đổi mới

Ngày vui của hai Cháu Ngô Hoàng-Bích Hương (ảnh Vợ chông cô dâu chú rể và ông bà Diên-Cảnh-Bố mẹ chú rể)



Xã Phù Lưu thuộc Lộc Hà là một huyện ven biển của tỉnh Hà Tĩnh; thành lập  năm 2007.
Huyện Lộc Hà  có 14 xã:  với   8 xã của huyện Can Lộc và 6 xã của các xã Nam  huyện Thạch Hà. Tất cả các xã đều ven biển’ có địa giới: có phía Đông giáp Biển Đông;  phía Tây giáp huyện Can Lộc;  phía nam Nam giáp huyện Thạch Hà và thị xã Hà Tĩnh; phía Bắc giáp huyện Nghi Xuân;  có diện tích tự nhiên là 11.830,85 ha và 86.213 nhân khẩu. Các xã là:
 8 xã ven biển tách ra  từ  huyện Can Lộc và 6 xã ven biển tách ra từ  huyện Thạch Hà. đó là các xã: Ích Hậu, Phù Lưu, Hồng Lộc, Bình Lộc, Tân Lộc, An Lộc, Thịnh Lộc, Thạch Kim, Thạch Bằng, Thạch Châu, Thạch Mỹ, Mai Phụ, Hộ Độ.
Lễ ăn hỏi của gia đình chú rể : Ngô Hoàng ở Thanh Hòa-Phù Lưu
Về truyền thống văn hóa:
Làng Mai Phụ là quê hương của Mai Thúc Loan, vị Hoàng đế có công đánh đuổi quân xâm lược nhà Đường.
Làng Thu Hoạch, trấn Nghệ An (nay là xã Thạch Châu) là quê hương của dòng họ Phan Huy, một dòng họ văn hóa của thế kỷ 18 và 19, mở rộng ra cả Bắc Hà. Dòng họ này có các tên tuổi lớn như: Bình Chương Đô đốc Phan Huy Cận, Thượng thư Phan Huy Ích, nhà bác học Phan Huy Chú, các nhà thơ Phan Huy Thực, Phan Huy Ôn, Phan Huy Vịnh, Giáo sư sử học Phan Huy Lê. Làng Ích Hậu là quê hương của Hoàng giáp Đông các hiệu thư Trần Đức Mậu đời Lê Thánh Tông. Hiện nay tại xã Ích Hậu có ngôi mộ cổ  của quan Đông Các Đại học sỹ Trần Đức Mậu. Ông là Tiến sỹ thi đậu khoa thi Nhâm Thìn (1472), niên hiệu Hồng Đức, năm thứ 3, đời vua Lê Thánh Tông (1470-1504). Hiện, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hà Tĩnh đang tiến hành lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh.  Tam nguyên Hoàng giáp, Tể tướng Nguyễn Văn Giai mở đầu thời Lê trung hưng, và dòng họ Nguyễn Chi nổi tiếng về truyền thống yêu nước, văn chương và khoa bảng. Dòng họ Nguyễn Chi (cháu chắt trực hệ Trần Đức Mậu) sinh ra những tên tuổi lớn như: nhà giáo và chí sĩ Nguyễn Hiệt Chi người đồng sáng lập Công ty Liên Thành và Trường Dục Thanh theo tinh thần Duy tân ở Phan Thiết, lãnh tụ phong trào chống thuế Nghệ Tĩnh Nguyễn Hàng Chi, Bác sĩ Nguyễn Kinh Chi Thứ trưởng Bộ Y tế thời kháng chiến chống Pháp và Đại biểu Quốc hội bốn khóa I-IV, Giáo sư nhà văn hóa học Nguyễn Đổng Chi, Giáo sư dân tộc học Nguyễn Từ Chi, Giáo sư cổ văn học Nguyễn Huệ Chi, Giáo sư chuyên gia mỹ thuật cổ Nguyễn Du Chi... Ngoài ra, cũng ở Ích Hậu còn có nhà cách mạng tiếng tăm Lê Viết Lượng. Một vài làng khác cũng có những tên tuổi như Thạch Kim có Tiến sĩ Thiêm đô ngự sử Nguyễn Phi Hổ thời Lê Uy Mục, Tiến sĩ Hình bộ Thượng thư Trương Quốc Dụng dưới triều Minh Mệnh và Tự Đức; Hồng Lộc có Hoàng giáp Tể tướng Phan Đình Tá dưới triều nhà Mạc, Tiến sĩ Giám sát ngự sử Bùi Đăng Đạt thời Lê Trung hưng; Phù Lưu có võ tướng Nguyễn Biên giúp Lê Thái Tổ chống giặc Minh khôi phục đất nước, được truy tặng Thái phó Nghiêm quận công (1425), truy phong thần tích Đại vương, thời hiện đại có nhà thơ Chính Hữu...
Đón cô dâu Bích Hương ra nhà văn hóa Thanh Hòa tổ chức lễ cưới
Mẹ Chú rể Ngô Hoàng đã trao nón cho cô dâu Bích Hương

Rước dâu về nhà chồng 



Di tích và danh thắng:
Núi Bằng Sơn tức rú Bờng, là ngọn núi có táng mộ tổ Bằng Quận công Nguyễn Hữu Chỉnh.
Chùa Chân Tiên: Chùa nằm trên núi Tiên An, xã Thịnh Lộc. Chùa được được xây dựng vào đời nào không rõ, thờ Phật Tổ và Thánh Mẫu. Cũng có giả thuyết cho rằng chùa Chân Tiên là để thờ vị tiên Chân Nhân, người huyện Nghi Xuân, vào "hóa" ở đây vào cuối thế kỷ 17. Chùa nhìn xuống Bầu Tiên, tương truyền xưa là nơi tiên xuống tắm và còn lưu dấu chân trên đá. Mỗi mùa lễ hội du khách các vùng đến dự rất đông để cầu phúc lộc, nam nữ thì đến cầu duyên.
Đền Cả: còn có tên là đền Lớn hoặc Tam tòa Đại Vương thuộc xã Ích Hậu, huyện Can Lộc. Đền thờ 3 vị: Lý Nhật Quang (hoàng tử thứ 8 của vua Lý Thái Tổ), Lý Đạo Thành và Lý Thế Giai (là 2 vương hầu của nhà Lý).
Đình Đỉnh Lự ở xã Tân Lộc: Di tích lịch sử thế kỷ 15. Đây là nơi để nhân dân quanh vùng tưởng nhớ công ơn của võ tướng Nguyễn Xí thời Lê sơ. Thời kỳ chống Pháp, các chí sĩ yêu nước đã lấy đình làm trụ sở.
Đền thờ Tể tướng Hoàng giáp Nguyễn Văn Giai ở xã Ích Hậu.
Mộng Thương thư trai và Chi gia trang: Thư viện lớn bậc nhất xứ Nghệ của gia đình Nguyễn Chi ở xã Ích Hậu, có từ cuối thế kỷ 19.
Nhà thờ họ Phan Huy ở xã Thạch Châu: Di tích văn hóa thế kỷ 18. Nhà thờ họ Nguyễn Đức ở xã Ích Hậu. 
Văn nghệ: nhạc (Quê ta ...ta hát ...chúng ta nghe)

Dân làng-Bạn bè- hai họ đến ăn mừng...


Khách gần-khách xa....vui là chính
Lễ hội truyền thống:
Lễ hội Đền Tam Lang ở Đền Cả ở Phan Xá, Ích Hậu. Thời gian: 5 và 6 tháng Giêng âm lịch.
Lễ Xuân Điển: Lễ hội diễn ra tại làng Phan Xá, Lợi Xá, xã Ích Hậu. Lễ hội tưởng nhớ thần Tam Lang có công giúp quân Đại Việt đánh thắng giặc ngoại xâm. Lễ hội được tổ chức từ ngày 4 đến ngày 8 tháng 1 âm lịch rất trọng thể với nghi thức quốc lễ. Lễ hội có hát tụng thần, có hát chèo, tuồng, thi nấu cơm. Ba năm một lần làng có tổ chức bơi thuyền rồng, rước thần trên kênh trước đền.
Lễ hội Chùa Chân Tiên ở Thịnh Lộc. Thời gian: 3 tháng 3 âm lịch.
Hội làng Thanh Lương xã Thụ Lộc. Thời gian: 6 tháng 6 âm lịch.
Hội cờ người ở Trung Thịnh, Yên Điềm xã Thịnh Lộc... trong thời gian: Đầu Xuân./. Ngài Xóm 6 ghi...
Lễ cưới được Công ty tổ chức sự kiện Hà My làm rất hoành tráng

Vợ chồng Hoàng Ngô-Bích Hương với cha mẹ và gia đình chị Gái
 


Về Tâm linh:
Ở xã Phù Lưu có ngôi Chùa Trúc Lâm Thanh Lương . Xưa Chùa có tên là Thanh Quang Tự do cụ Tổ dòng họ Phạm Nhật khai sáng và tu hành. Trải qua bao biến thiên thăng trầm của lịch sử, chùa xưa trở thành phế tích. Đến năm 2008, cư sĩ Phạm Nhật Vượng, Phạm Nhật Vũ pháp danh Từ Vân là Hậu duệ của Cụ Tổ khai sơn chùa Thanh Quang về trùng tu lại chùa và cải tên thành Trúc Lâm Thanh Lương Tự. Sau 2 năm thi công, ngày 22/12/2010 ngôi chùa hoàn thành với kiến trúc xưa của chùa miền Bắc nguy nga tráng lệ và xây dựng hoàn toàn bằng gỗ lim. Hàng năm ngoài việc tổ chức các ngày lễ Phật Đản, lễ Vu Lan, Lễ Hoa Đăng,....thì Chùa Trúc Lâm Thanh Lương còn tổ chức trại hè; Tư vấn mùa thi cho thanh thiếu niên trong và ngoài tỉnh đến tham gia nhằm giáo dục đạo đức, hướng thiện cho các em. Sau 2 năm đi vào hoạt động Chùa đã đánh dấu một tầng nấc mới, một bước tiến mới trong sự nghiệp chấn hưng, phát triển Phật giáo và còn là nơi tứ chúng tu học nghiêm cẩn, tinh tấn. Thuận duyên để hình thành một tăng đoàn qua những buổi lễ quy y đông đảo cho người dân trong và ngoài tỉnh. Dưới sự hướng dẫn của Đại Đức Thích Tâm Quang vùng quê nghèo Lộc Hà ngày một ấm cúng, mọi người đến với đạo Phật nhiều hơn. Sinh hoạt Phật pháp đang dần ổn định và phát triển.
Cha mẹ tặng kỷ vật trong lễ đính hôn ở nhà gái

Gia đình nhà trai tặng quà
Về phát triển kinh tế: 
Xã Phù Lưu có diện tích 8,48 km²,  mật độ dân số đạt 697 người/km². Xã Phù Lưu là xã nghèo có kinh tế khó khăn, người dân chủ yếu sản xuất nông nghiệp, xã không có chế độ bãi ngang, miền núi. việc khai thác nội lực trong nhân dân vẫn gặp nhiều khó khăn. Tính đến năm 2014 xã mới đạt 8 tiêu chí, năm 2015 phấn đấu hoàn thành 10 tiêu chí trở lên”. xây dựng mô hình chăn nuôi gà 100 triệu đồng, xây dựng mô hình lò đốt rác tại thôn Thanh Mỹ 100 triệu đồng, lồng ghép đầu tư xây dựng nhà vệ sinh trường tiểu học 170 triệu đồng, lồng ghép đầu tư xây dựng đường cứu hộ vào thôn Bắc Sơn 3,2 tỷ đồng… xã cũng được Tập đoàn Vingroup tài trợ 1.000 tấn xi măng làm đường giao thông nông thôn, hỗ trợ 700 triệu đồng làm đường điện, bóng điện thắp sáng, 30 con bê, làm nhà hộ nghèo. Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam tài trợ 3,9 tỷ đồng xây dựng trạm y tế xã. Công ty nước sạch NUSA Hà Nội tài trợ 150 bình lọc nước kiềm tính phục vụ nước sạch trị giá 225 triệu đồng. Và con em xa quê cũng đã ủng hộ xây dựng các công trình phúc lợi của địa phương. Để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân xã đã xây dựng 18 mô hình chăn nuôi vừa và nhỏ. Hiện nay đã khởi công xây dựng mô hình chăn nuôi tập trung quy mô 1.200 con lợn thương phẩm liên kết với Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh, xây dựng lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung với tổng mức đầu tư hơn 4 tỷ đồng. Trên địa bàn xã cũng đã thành lập được 5 doanh nghiệp, 2 hợp tác xã và 1 tổ hợp tác.
Khó khăn đầu tiên phải kể đến là hệ thống đường giao thông. "Hiện nay các trục đường chính trong xã hầu hết đã xuống cấp trầm trọng. Việc tu bổ, làm mới các tuyến đường này đòi hỏi nguồn vốn lớn, mà ngân sách xã và đóng góp của nhân dân thì có hạn. Biết là hết sức cần thiết nhưng địa phương không thể tự thân thực hiện được…

Cũng cần phải ghi nhận rằng nỗ lực của chính quyền và nhân dân xã Phù Lưu trong công tác làm giao thông nông thôn thời gian qua đã đạt được những kết quả không hề nhỏ. Toàn xã đã bê tông hóa được hơn 1,4km đường giao thông; làm mới và tu sửa được 2km giao thông nội đồng. Đó là những tuyến giao thông cần thiết cho việc đi lại cũng như sản xuất nông nghiệp của người dân, thực hiện theo phương châm “chính quyền và nhân dân cùng làm”.
Sự xuống cấp của hệ thống công trình thủy lợi cũng là một lực cản đối với tiến trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở xã Phù Lưu. Hiện nay, nhiều trạm bơm trên địa bàn xã đã hư hỏng nặng, hệ thống luồng lạch, kênh mương lâu ngày không được nạo vét, tu bổ nên ảnh hưởng tiêu cực đến việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.  
Cùng với việc tạo điều kiện thuận lợi cho người dân "lạc nghiệp", vấn đề giúp dân "an cư" cũng khiến Đảng bộ và chính quyền xã Phù Lưu có nhiều trăn trở. Hàng năm, mỗi khi mùa mưa bão đến là nhiều hàng trăm hộ dân ở các xóm, đặc biệt là xóm Thái Hòa lại bị đe dọa bởi nước lũ. Do nằm ở vùng trũng nên khi có mưa bão, nhà dân ở đây lại thường xuyên bị ngập nước. Tính mạng người dân bị đe dọa đã đành, tài sản, gia súc bị nước lũ cuốn trôi là việc thường xuyên xảy ra với người dân nơi đây. Do vậy, sự quan tâm đầu tư xây nhà vượt lũ là hết sức cần thiết, nhằm giúp dân ổn định cuộc sống, giảm bớt rủi do thiên tai và yên tâm lao động sản xuất.
          Xây dựng nông thôn mới là để phát triển nông thôn một cách toàn diện và bền vững, nâng cao đời sống người dân về mọi mặt. Nhưng để giữ vững những tiêu chí đã đạt được và hoàn thành các tiêu chí còn lại thì xã Phù Lưu vẫn còn nhiều việc phải làm. Địa phương này rất cần sự vào cuộc tích cực và đầu tư có hiệu quả từ chính quyền cấp trên cũng như các nguồn xã hội hóa  và từ các DN “ăn nên làm ra mà gốc quê” từ xã Phù Lưu./.
(Ngô Lê Lợi-Hà Nội 12/207)
Ảnh cảm ơn của vợ chồng Hoàng Ngô-Bích Hương với dân làng bạn bè đến chúc phúc và mừng






ẢNH NHÀ TRAI ĐI ĂN HỎI




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét