Xuất xứ của cưới Hằng
Thuận mang ý nghĩa Phật giáo.
Theo cổ truyền từ nhiều nguồn tài liệu, người đầu tiên nghĩ đến việc tổ chức lễ cưới ở chùa là cụ đồ quê ở Hải Dương, tên là Nguyễn Trọng Thuật, bút hiệu Đồ Nam Tử (1883-1940). Vốn là một nhà Nho, sau khi quy y và phụng sự Phật pháp, ông cho rằng việc tổ chức lễ cưới tại chùa sẽ mang lại giá trị lớn lao đối với đời sống hôn nhân gia đình, nhất là về mặt đạo đức, tâm linh.Năm 1930, bác sĩ là Phật tử Tâm Minh - Lê Đình Thám, đã tổ chức lễ cưới cho con gái đầu lòng tại chùa Từ Đàm (Huế), nhiều người cho rằng đây là lễ cưới điển hình đầu tiên được tổ chức ở chùa vì trước đó chưa từng nghe nói đến việc cưới tương tự thế này. Một thời gian dài, khoảng hơn 40 năm sau đó, người chính thức đặt tên cho lễ kết hôn tại chùa là lễ Hằng Thuận là hòa thượng Thích Thiện Hòa”.Đơn giản xuất phát từ tên gọi của nó, “hằng” nghĩa là thường xuyên, luôn luôn, còn “thuận” nghĩa là hòa thuận, đồng thuận hướng về những điều cao thượng, tốt đẹp trong đời sống lứa đôi. Chính thế, ý nghĩa của lễ Hằng Thuận là giúp đôi vợ chồng trẻ ý thức được tầm quan trọng của hôn nhân, từ đó hướng đến việc xây dựng và giữ gìn cuộc sống gia đình hạnh phúc, êm ấm.Ngoài ra, theo một tư liệu khác giải thích, chữ “hằng” trong quẻ dịch chính là đạo vợ chồng. Hằng Thuận, nếu hiểu theo nghĩa ấy chính là sống thuận theo đạo vợ chồng, một đạo lý tương quan hảo hợp theo năm nguyên tắc đạo đức chung.Nhưng nhiều người thắc mắc vì sao lại gọi là lễ Hằng Thuận mà lại không gọi là lễ cưới. Thật ra câu giải thích rất đơn giản, điều này hàm ý đôi bên trai gái đã thuận ý sống với nhau trọn đời và đây chỉ một cách gọi riêng của nhà chùa về đám cưới mà thôi.Ngoài nghệ thuật sống hòa hợp, độ lượng, ý nghĩa của lễ này còn có tác dụng hướng thiện, nhường nhịn trên tinh thần tương kính, hy sinh và trách nhiệm. Ẩn chứa trong đó là một tình yêu đẹp, sự vắng mặt của tham – sân – si, không còn khái niệm “của anh”, “của tôi” ở đây nữa mà tất cả đều là “của chúng ta”.
Không chỉ hợp thức hóa đời sống lứa đôi, lễ Hằng Thuận còn
giúp cân bằng đời sống tinh thần cũng như vật chất, góp phần tạo nên một đời
sống hướng thượng, cao đẹp.
Còn theo lý số?
Những cặp
đôi cao số? Cuộc đời của mỗi người có được gia đình hạnh phúc, sự nghiệp rực rỡ
hay không; không chỉ phụ thuộc vào số mệnh định sẵn khi sinh ra và sự nỗ lực
của người đó, mà còn liên quan tới điều kiện mọi mặt của người bạn đời. Sự kết
hợp thực sự tương xứng giữa người nam và người nữ, không chỉ làm tình cảm thêm
bền chặt mà còn có thể giúp những người trong gia đình chung sống thuận hòa, và
do đo có thể mang đến tiền tài cũng như vận may. Từ xưa, cổ nhân đã tìm cách
đúc kết kinh nghiệm kết hơp tuổi nam nữ khi kết hôn. Từ đó hình thành nên nhiều
quan điểm “so tuổi” như xem Can Chi, Ngũ hành nạp âm, Cung phi, Bát Tự…
Trong thực tế
nhiều năm thì rất nhiều Thầy đã sử dụng Tứ Trụ (dùng năm tháng ngày giờ sinh và âm
dương ngũ hành để luận đoán là có độ tin cậy cao ( Đông Y cũng dùng âm dương
ngũ hành để chữa bệnh ) . Vì số mệnh con người ta còn thay đổi chứ không phải
là cố định . Nó còn phụ thuộc vào quan hệ của những người thân trong gia đình ,
nỗ lực bản thân , hoàn cảnh xung quanh ...... chứ không thể ỷ vào số mệnh mà
ngồi chờ hoặc tách rời từng cá nhân ra được .
Ví dụ đơn giản một người khi lập gia đình muốn có con thì cả hai đều phải bình
thường mới có được chứ không phải chỉ một người bình thường còn người kia không
bình thường thì làm sao có được , mặc dù số mệnh của hai người là có con. Khi
đã là vợ chồng ở trong một nhà người vợ bị hạn thì người chồng cũng bị ảnh
hưởng hoặc ngược lại . Khi đứa con ra đời có khi gia đình ăn nên làm ra nhưng
cũng có khi thì làm ăn không ra gì , nếu nặng có khi còn bị tù tội hoặc chết
người ........... Nên khi lập gia đình hoặc làm nhà người ta thường đến các
Thầy “hay” để xem tuổi có hợp hay không
? Còn “Nếu” số phận là cố định thì cần gì
phải hỏi những thứ đó làm gì?
Có một số người tin rất vô lý là
" Nếu là số phận thì không thay đổi được và đành chấp nhận " Theo tác
giả suy nghĩ như vậy cũng chưa hợp lí ,
vì cũng như dự báo thời tiết nếu biết trước ta có thể phòng tránh được . Vận
mệnh con người cũng vậy ta biết khi nào tốt thì phát huy và khi nào xấu thì
phải cẩn thận , tìm cách phòng tránh , hóa giải .
Qua nhiều năm thực tế xem “việc chọn
ngày tốt cho các đôi” tác giả đã dựa
trên Bát tự của môn Tứ Trụ (giờ sinh ngày tháng năm sinh) và
“Trạch mệnh/Cung phi ngươn” của nam và nữ để giúp các cặp đôi tổ chức lễ cưới.
Khi so đôi tuổi của người nam và nữ nếu thấy: “Nếu ngày tuổi của nam, nữ phạm phải
thì đại kỵ, nếu nhẹ thì ốm đau tai hoạ liên miên, nặng thì cuộc sống không chịu
được nhau dễ dẫn đến chia tay,nặng nữa thì sau một đến ba năm một trong hai người chết. Thường vài tháng sau khi
cưới đã có thể xảy ra ứng nghiệm.. ."Sauk hi đã
so tuổi sẽ giúp cho nhiều gia đình , người thân của họ thoát được những
tai họa , trong đó có những tai họa rất lớn . Cho nên theo kinh nghiệm thì số phận dù tốt hay xấu đều phải cộng thêm
sự hiểu biết và nghị lực của bản thân nữa , đừng quá trông chờ hoặc đổ tại số
mệnh . Đừng quá tin vào các thầy cúng linh tinh để hòng thay đổi số mệnh.
Những cặp đôi mà khi so đôi tuổi
với nhau không hợp nhau…Chính là “cao số” thì cũng nên cưới Hằng Thuận đây là
một cách “hóa giải” cho cuộc đời hạnh phúc và giảm bớt khó khăn trong cuộc sống vợ
chồng.
Thủ tục cưới Hằng Thuận tại chùa?
Sau khi hai bên
gia đình cô dâu và chú rể đã tổ chức thành công “Lễ ăn hỏi” và “Định ngày cưới
xin dâu” thì hai gia đình tổ chức lễ cưới Hằng Thuận ở một nhà chùa gần nhà cho
thuận tiện.
Thông thường Lễ
cưới Hằng Thuận tổ chức trang trọng tại chùa (trước lễ cưới chính thức); và
cũng trong thời gian này cô dâu chú rể cũng nên đến UBND xã/phường đăng ký kết
hôn. Lễ cưới này mỗi bên gia đình cũng
tham gia khoảng mươi mười lăm người và các thành phần chủ chốt của hai bên gia
đình nên có mặt. Tại nhà chùa sẽ thực hiện khoảng 15
mục nghi lễ,các nghi thức chính gồm: dâng hương, đảnh lễ Phật (lạy Phật), khai thị, giao bái, trao nhẫn và cô dâu chú rể phát nguyện (Đây là công việc quan trọng nhất của người phật tử : Quy y Tam bảo và giữ 5 giới..).
Trong 5 nghi lễ thì có Khai thị là quan trọng nhất. Đây
là lúc các phật tử (cô dâu, chú rể) phát nguyện cuộc sống lứa đôi quy y
Phật-Pháp-Tăng. Lúc này người phật tử thấy mình không phải là những cá nhân
biệt lập với tổ tiên và dòng họ mà thấy mình là một sự tiếp nối, đại diện cho
tất cả những thế hệ đi trước. Tất cả những hành động và sinh hoạt của mình hàng
ngày không phải chỉ như bình thường mà đã hướng đến giác ngộ tinh thần cao hơn và phấn đấu sống tốt hơn vì dân tộc, giống nòi và dòng họ, cũng là để
chuẩn bị cho thế hệ con cháu noi gương học tập tu tập hướng đến Phật Pháp Tăng.
Sau
khi ổn định, nhà chùa lên đèn nhang, mọi
người cung nghinh vị chủ trì hôn lễ – thường là một vị hòa thượng, hoặc nhà sư trụ
trì chùa hoặc chư tăng đắc đạo, được tôn kính.
Nghi lễ thường diễn ra tại chính
điện của chùa, trong không gian rộng và trang trọng nhất. Nơi làm lễ gồm một
chiếc bàn dài, là nơi chủ hôn và các vị chứng giám thực hiện nghi thức truyền
thống của lễ thành hôn. Đôi uyên ương sẽ quỳ trước bàn (và hai họ đều quỳ/ngồi),
hướng về nơi thờ Phật và làm theo chỉ dẫn của các vị hòa thượng chủ hôn. Một số
nơi có chuẩn bị sẵn ghế và mọi người có thể ngồi trong khi làm lễ.
Người thân, bạn bè được sắp xếp
vị trí hai bên theo đúng nguyên tắc “nam tả, nữ hữu” (từ trong chính điện nhìn
ra), nghĩa là nhà trai đứng bên trái, nhà gái đứng bên phải.
Trước khi tiến hành nghi lễ kết
hôn, cô dâu chú rể sẽ được làm lễ quy y nếu chưa và nhà chùa sẽ đặt pháp danh, trường hợp nếu đã quy y thì chủ hôn
sẽ tiến hành bình thường: tuyên bố lý do, giới thiệu thành phần tham dự, đại
diện của hai gia đình nói lời phát biểu.
-Hai nhân vật chính phát nguyện, thường là nhà
chùa hướng dẫn cả hai tự chuẩn bị từ trước. Sau đó cùng nghe lời giảng của vị
trụ trì về luân thường đạo lý trong hôn nhân, gia đình cũng như ngoài xã hội
-Tiếp ngay sau, hòa thượng chủ hôn làm một số thủ tục như … buộc dây tơ hồng làm bằng ruy-băng, len hoặc lụa đỏ tượng trưng, với ý
nghĩa gắn bó, hoặc trao giấy kết hôn/bằng điệp quy… kết nối đôi uyên ương không rời xa nhau.(
Việc này từng chùa và vùng miền sẽ khác nhau chút ít..)
-Cô dâu chú rể đảnh lễ (quỳ lạy) niệm ân cha mẹ hai bên nội ngoại . Sau khi ký tên vào giấy chứng nhận, cả hai tiến
hành trao nhẫn cho nhau và nghe sư thầy chủ trì nói về ý nghĩa của việc trao
nhẫn. Khi thực hiện lễ, có thể nghe các bài giảng ngắn hay tụng niệm của sư thầy sẽ được xen kẽ
trong chương trình.
-Đại diện hai bên gia đình cũng hứa việc chỉ bảo,
khuyên răn cặp đôi mới cưới sống hòa hợp, tròn duyên, xây dựng gia đình hạnh
phúc trong cuộc sống gia đình.
-Kết thúc lễ cưới Hằng Thuận có thể ăn tiệc chay hoặc bánh kẹo ( Phần liên hoan này do hai bên gia đình và nhà chùa có sự chuẩn bị trước ?)
Lời cuối bài.
Khi bài viết xong và đăng; có một số người gọi điện thoại hỏi tác giả “đối
với các cặp vợ chồng "cao số" mà không cưới Hằng Thuận thì sao?” Trả lời: từng
trường hợp sau khi “so đôi tuổi” sẽ có “hóa giải” cụ thể với từng trường hợp. Trong
một bài viết chỉ nêu chung về hiểu biết về lễ nghi của lễ cưới Hằng Thuận./.
(Ngô Lê
Lợi-Nghiên cứu Phật Pháp –tháng 10/2017)
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CƯỚI HẰNG THUẬN Ở CHÙA TRUNG KÍNH HẠ;HÀ NỘI
Đệm Lò Xo Vạn Thành được công ty Minh Phong phân phối độc quyền tại thị trường miền Bắc. Với những ưu điểm chất lượng sản phẩm đem đến những giá trị nổi bật và ấn tượng.
Trả lờiXóa