Xem Phong thủy-Tử vi ở Hà Nội

NHẬN TƯ VẤN: Xem phong thủy Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng:Chọn hướng tốt. Phòng làm việc; phòng khách; bếp; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Xem tuổi Xây dựng nhà , sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Âm trạch mồ mả tư vấn xem hướng đặt mộ hợp phong thủy, tư vấn đặt mộ trong nghĩa trang. Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới,ngày ăn hỏi. Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.Xem Tử vi để biết vận mệnh cuộc đời; dự báo ngày cưới; dự báo tang ma; dự báo công danh, sự nghiệp, thăng quan, tiến chức.Các đại, tiểu vận trong cuộc đời...Điện thoại: 036.439.6238


Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2019

Xin chữ và nghĩa đầu năm mới Kỷ Hợi

 Chữ Đăng Khoa

Người Việt Nam  trân trọng chữ từ xa xưa với quan niệm "biết chữ" là chạm vào cánh cửa của tương lai, "giỏi chữ" đi thi nếu đậu ra làm quan và “một người làm quan cả họ được nhờ”. Vì thế người Việt trọng chữ gọi là "chữ thánh hiền", nhà nghèo đến mấy cũng cố cho con học dăm ba chữ thánh hiền.Mỗi người vào năm mới thì  xin chữ với ước nguyện  khác nhau, nói chung họ xin cái gì mà họ thiếu, mong muốn điều tốt lành sẽ đến trong năm mới.

 Xin chữ  có nhiều kiểu, từ những bức liễn nhỏ xíu dùng để treo cây mai đến những bức thư pháp cỡ lớn treo tường, bên cạnh những bức thư pháp viết trên giấy mành, giấy mỹ thuật, viết trên trúc thì còn có cả những sản phẩm thư pháp viết trên gỗ, viết trên bình gốm bát tràng.

Về thú chơi thư pháp ngày Tết, người lớn thì thường thích các chữ “Phúc”; “Lộc”; “Thọ” ; “An Khang” “Cát Tường”, “Như Ý”... nhằm cầu mong sự bình yên cho gia đình con cháu. Doanh nhân thì thích các chữ “Phát”; “Lộc”; “Tài” “Vượng” mong cho công việc kinh doanh được phát triển, thuận buồm xuôi gió. Giới trẻ đang phấn đấu, thích chữ “Chí”, chữ “Thành”, chữ “Đạt”, chữ “Đắc”, chữ “Nhẫn”. “Chí” nghĩa là phải có ý chí quyết vượt mọi khó khăn; “Thành” có nghĩa là nên việc; “Đạt” là thoả mãn yêu cầu; “Đắc” là được, “Nhẫn” là kiên trì nhẫn nại trong mọi việc. Còn thiếu nhi thì thường được bố mẹ chọn cho các chữ “Học”, “Hiếu”, “Lễ”; “Nghĩa”, “Tiến” mong con mình lớn lên từ những điều kỳ vọng của bố mẹ trở thành những người con hiếu thảo của gia đình, một công dân có ích cho xã hội.

Xin chữ gì để treo trong nhà hay cơ quan một năm cũng theo lứa tuổi, theo nghành nghề kinh doanh; theo các nhà Phong thủy và Thư pháp thì những người trung niên và cao tuổi hay treo chữ: cầu bình an; hạnh phúc; tâm ,phúc, đức, nhẫn. Những người trẻ tuổi; người kinh doanh  thì treo: Trí, Tài, Nhẫn. Người buôn bán, kinh doanh xin chữ Lộc, Tín, Phát Tài... Người đi làm xin chữ Danh. Xin cho gia đình thường là chữ Phúc, Lộc, Thọ, Tâm, An.
Nhiều người thích xin chữ Nhẫn (nhẫn nại, nhẫn chịu...) nhưng không phải chữ này hợp với mọi người bởi mỗi người lại có cái lý riêng để xin chữ Nhẫn.Chẳng hạn, một người mới lớn đừng nên vội vàng nhận vào mình chữ Nhẫn, bởi nó là con dao hai lưỡi sẽ giết chết cá tính năng động và khiến con người trở nên ù lì, tâm tư. Người trung niên xin chữ Tâm, chữ Đức, chữ Nhẫn. Thanh niên nam nữ xin chữ: Danh, Duyên, Hiếu, Trung.
Tặng bố mẹ xin chữ: Tâm, An Khang, Bình An.Vào  đầu năm xin chữ Thọ để mừng ông bà và các cụ cao tuổi. Các bạn trẻ thường xin chữ Trí tuệ, Chí hướng, Minh, Thành để cầu học hành tấn tới
Ngoài ra, nhiều người thích chữ nhưng không biết xin chữ gì qua nói chuyện thấy người đến xin chữ thực cần đến may mắn, họ sẽ cho chữ “May mắn”; Hoặc sau một hồi trò chuyện, người cho chữ  nhận thấy người này cần hơn cả là phải biết chăm sóc mẹ mình nhiều hơn để thực sự được an lòng, ông sẽ cho chữ Hiếu…

Kinh nghiệm qua nhiều năm Các Thầy phong thủy và Thư pháp đã chọn ra 10 chữ người đi xin chữ đầu năm hay xin nhất là:

1/Chữ Đăng Khoa: thể hiện mong muốn sĩ tử thi cử đỗ đạt, vinh danh khoa bảng trong tốp đầu, như một bước đột phá.
2/Chữ Đỗ: thể hiện mong muốn thi tài đỗ đạt, “vượt ngũ môn” thành công. Đặc biệt chữ Đỗ Đạt hợp với  người mệnh người xin chữ (như mệnh Kim, Thủy…)
Chữ Đỗ 
3/Chữ Trí: Sự thông tuệ, sáng suốt, hiểu biết. Chữ Trí bao gồm chữ Tri ( trong từ tri thức, sự hiểu biết) và chữ Nhật (mặt trời, ý chỉ sự sáng suốt, tỏ tường).
4/Chữ Học: Thể hiện sự ham học, học rộng tài cao. Chữ học mô phỏng không gian lớp học: có hình tượng quyển sách, bút, bên trái là bảng viết, bên phải là người thầy với cái thước, có chiếc bàn và học trò. Chữ học thể hiện mong muốn đường học rộng mở, thuận lợi.
5/Chữ Tài: Sự tài năng, khả năng làm được những công việc, hoặc một nghề nào đó với chất lượng tốt và hiệu quả cao. Nhân tài là người có sự kết hợp hài hòa của tâm – tài – đức.
6/Chữ Lộc: Những gì của trời ban cho con người như khoa bảng, địa vị xã hội, danh giá, tăng thưởng, lương bổng. Lộc càng dồi dào, cuộc sống vật chất càng hạnh phúc dễ dàng.
7/Chữ Thành: Làm mọi chuyện đều được hoàn thành, trọn vẹn. Thành trong hoàn Thành, có ý muốn nói tâm nguyện làm chuyện gì cũng được trọn vẹn.
8/Chữ Cát: Chữ Cát thể hiện mong muốn mọi sự đều tốt đẹp của con người. 
9/Chữ Phúc: Điều may lớn, mang lại sự tốt lành lớn. Chữ Phúc tiêu biểu cho may mắn sung sướng, thường dùng trong từ “hạnh phúc”. Thi tài đỗ đạt là phúc của người xin chữ và gia đình.
10/Chữ Đạtcó nghĩa hoàn thành, toại nguyện. 

Xin Chữ về nên treo ở nơi học tập của các sĩ tử nơi có sự hài hòa năng lượng, đầy đủ ánh sáng tự nhiên để sinh viên, học sinh cảm thấy hạnh phúc, vui vẻ khi học tập và khám phá tri thức, hoàn thành tâm nguyện của bản thân  và gia đình. Các gia đình nên treo ở cung Tri thức của gia đình là góc Đông Bắc: cung này liên quan đến học hành thi cử và kiến thức sự hiểu biết giúp cho nghề nghiệp phát triển mang lại Tài lộc cho gia đình./.(TP Hồ Chí Minh-3/2/2019)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét