Xem Phong thủy-Tử vi ở Hà Nội

NHẬN TƯ VẤN: Xem phong thủy Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng:Chọn hướng tốt. Phòng làm việc; phòng khách; bếp; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Xem tuổi Xây dựng nhà , sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Âm trạch mồ mả tư vấn xem hướng đặt mộ hợp phong thủy, tư vấn đặt mộ trong nghĩa trang. Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới,ngày ăn hỏi. Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.Xem Tử vi để biết vận mệnh cuộc đời; dự báo ngày cưới; dự báo tang ma; dự báo công danh, sự nghiệp, thăng quan, tiến chức.Các đại, tiểu vận trong cuộc đời...Điện thoại: 036.439.6238


Thứ Năm, 8 tháng 9, 2011

Thành Đạt Của Con Người –Qua nghiên cứu Phong thủy và Phật Pháp Ứng dụng

Chùa Hoằng Pháp huyện Hóc Môn-TP Hồ Chí Minh
                                                   
Cha ông ta có câu “Thiên thời, địa lợi, nhân hòa”: Người ứng với thiên thời thì sáng lập cơ nghiệp, ứng với địa lợi thì nắm được bá vương, ứng với nhân hòa thì thành sự nghiệp. Một con người thành đạt – hay một doanh nhân thành đạt là nói đến con người này đã trưởng thành, có những đóng góp xuất sắc cho xã hội và làm rạng danh cho gia đình,  gia tộc những việc mà người khác dù cố đến đâu cũng không bao giờ làm được. Nói đến thành đạt là nói đến nhiều góc độ mà con người đạt được, có thể gọi đó là đỉnh cao của cuộc sống mà mọi người ước mơ nhưng không đạt được. Ví dụ như hiện tượng giáo sư Ngô Bảo Châu là một con người thành đạt bao hàm đủ các yếu tố: gia đình, cuộc đời, học hành, danh tiếng và tiền bạc;  Tuy nhiên, cơ hội thì chỉ có một và không phải ai cũng có thể nhận ra. Phải làm sao để nắm bắt được những quy luật vận động của tự nhiên và con người từ đó có các chiến lược, sách lược phù hợp? Ứng dụng tâm linh ra sao để không bị cho là mê tín dị đoan thì không phải ai cũng biết.
   
Theo Phật giáo , mỗi con người là sản phẩm của chính mình, chúng ta hiện tại là sản phẩm do chính chúng ta tạo nhân trong quá khứ và lúc này ta đang tạo ra chính mình trong tương lai. Cuộc sống là một quá trình liên tục chỉ tạm thời gián đoạn mỗi khi thân xác vật lý biến đổi không còn phù hợp (chết đi) cho việc tiếp tục tồn tại và dừng hoạt động, chúng ta tạm rơi vào trạng thái không còn thân xác cho đến khi có cơ hội kết hợp đủ các yếu tố cần thiết thì một chu kỳ sống mới với thân xác mới lại bắt đầu (đi tái sinh). Do vậy con người chúng ta có hôm nay; thân xác  là do tinh cha huyết mẹ tạo thành, còn cái bên trong là do chuyển kiếp và mang theo nó là “nghiệp”. Mà “nghiệp lành”  hay “nghiệp ác”  do chính con người đó tạo ra. Thế nào là những con người thành đạt?

Vậy Phong Thủy có liên quan gì đến sự thành đạt của con người không? Câu trả lời là có đấy. Thế thì tác động như thế nào?
Về cơ bản Phong Thuỷ là một bộ môn khoa học  nghiên cứu các mặt: môi trường sống, là những ghi chép truyền lại  của người Trung Quốc xưa về thế giới tự nhiên với mục đích giúp họ xây dựng nên một hệ thống canh tác có hiệu quả. Ngoài ra với ý nghĩa sâu xa hơn, Phong Thuỷ còn chứa dựng những kiến thức, hiểu biết về sự chuyển động của các thiên thể mà  đã nghiên cứu để xác định đường đi của vũ trụ trong  thời gian đã qua. Qua nhiều thế kỷ, những cập nhật  này càng phức tạp và được ghi chép lại bằng chữ viết và được lưu truyền đến ngày nay,qua nhiều nước không phải chỉ ở Trung Quốc và đã ra khỏi biên giới ra thế giới.

 Ở Trung Quốc, khoa Phong Thuỷ chi phối toàn bộ cuộc sống nhân sinh. Bằng cách thấu hiểu các khái niệm căn bản về Phong Thuỷ, chúng ta có thể chọn ra các mô hình về thiết kế, những hình ảnh và biểu tượng đầy ý nghĩa từ chính nền văn hoá của mỗi dân tộc để hỗ trợ cho đời sống tinh thần của dân tộc đó.

Ngày nay về mặt thực hành, Phong Thuỷ cho chúng ta các lời khuyên về cách kiến tạo ra một môi trường sống thoải mái và tích cực. Những yếu tố bất thường trong đời sống hiện đại đang ngày càng gia tăng sức huỷ hoại và vì vậy ngày càng có nhiều người tìm đến các cách sống khác, mong rằng có thể lấy lại thế quân bình cho đời sống cá nhân và những người thân của họ.

Có kiến thức Phong Thuỷ   cơ  bản sẽ giúp chúng ta có cơ hội được sống khoẻ mạnh, hạnh phúc và sung túc vì ý nghĩa căn bản của Phong Thuỷ là giữ gìn và duy trì một cuộc sống hài hoà với môi trường xung quanh ta.

Hiểu biết về Phong Thuỷ có thể giúp chúng ta tự đặt mình vào những vị trí có lợi nhất trong môi trường sống của mình. Hiểu phong thủy giúp chúng ta làm chủ được vận mệnh và cuộc sống của mình ngày càng tốt hơn.

           Việc thể hiện những lý thuyết của thuật Phong Thuỷ vào cuộc sống chắc chắn sẽ mang lại những lợi ích cụ thể cho chúng ta, cho dù chúng ta chỉ mới hiểu biết sơ qua về chúng. Khi hiểu biết nhiều hơn về cuộc sống của mình và bắt đầu có ý thức tích cực thay đổi những nhân tố gây khó chịu cho chúng ta thì cũng đồng thời chúng ta đã bắt đầu hiểu rõ chính bản thân và vai trò của mình trong bối cảnh rộng lớn hơn.

Chúng ta đã biết hiện có rất nhiều trường phái Phong Thuỷ khác nhau  trong đó phải kể đến: Bát Trạch Minh Cảnh, phái Huyền Không , Dương Trạch Tam Yếu và phái Huyền Thuật... Mỗi trường phái có một lý thuyết căn bản và ứng dụng cho bài trí  Phong Thuỷ khác nhau. Tuy nhiên, chưa có phong thủy nêu trực tiếp phục vụ con người.
            Trước nay, nhiều người vẫn xem phong thủy như một trường phái mê tín; nhưng khoa học đã chứng minh tác động của các nguyên tắc phong thủy là rất quan trọng, góp phần không nhỏ trong thành công cuộc sống của con người. Nhiều công trình nghiên cứu tỉ mỉ, nghiêm túc của các nhà khoa học hiện đại đã nhìn nhận phong thủy là một môn khoa học về môi trường sống, có nguồn gốc hình thành từ những kinh nghiệm thực tế dựa trên sự trao đổi về năng lượng. Không chỉ ở Trung Quốc mà ngay những nước tiên tiến nhất như: Anh, Mỹ, Pháp, Thụy Điển… cũng đã nghiên cứu và áp dụng phong thủy thành công vào trong công việc và đời sống tinh thần.
             Nghiên cứu về các nhân tố Thành đạt và Vận hạn của con người có liên quan đến vận mệnh và chu kỳ của đời người. 
         

Vì; Con người là trung tâm của vũ trụ, thuyết tam tài của triết học Phương Đông là Thiên - Địa – Nhân. Con người chính là sản phẩm hoàn chỉnh nhất của tự nhiên và là trung tâm của Trời Đất. Có Trời có đất rồi qua sự phát triển vận động mà toạ nên con người như một vũ trụ thu nhỏ. Chính vì con người là một sản phẩm của tự nhiên thì tất nhiên phải chịu sự chi phối của tự nhiên. Cũng giống như các sinh vật khác trên trái đất đều phải chịu sự chi phối của thiên nhiên và môi trường.
Mỗi con người sinh ra đời tại những thời điểm, những vị trí khác nhau trên trái đất. Khi đó sự vận hành của các thiên thể trên những quỹ đạo khác nhau, đối với trái đất thì chịu ảnh hưởng mạnh nhất của các hành tinh trong hệ mặt trời như mặt trăng, mặt trời, sao kim, sao hoả, sao thổ,… cùng các tia vũ trụ, các yếu tố môi trường tác động vào mỗi con người khác nhau, do đó được hình thành nên với những tố chất trong đục khác nhau. Khoa học hiện đại cũng chỉ ra con người bị chi phối bởi những chu kỳ sinh học, chẳng hạn như chu kỳ trí tuệ, sức khoẻ và tâm lý. Chính vì thế mỗi người có một xuất phát điểm khác nhau, một quá trình sinh hoạt bị chi phối bởi những chu kỳ khác nhau, người xưa gọi đó là “Thiên Mệnh”.
Tuy nhiên số mệnh con người lại là một hàm số tổng hợp bởi ngoài  “Thiên Mệnh” thì con người còn phục thuộc vào gen di truyền, vào môi trường sinh hoạt, vào vị trí địa lý và nỗ lực mỗi cá nhân. Chính vì vậy hai người sinh cùng một thời điểm nhưng lại có thể có số mệnh khác nhau.
Tổng quát ta có thể ước lượng số mệnh con người qua hàm số:
                       Số mệnh = Thiên Mệnh + Địa Mệnh + Nhân Mệnh
Trong đó “Địa mệnh” là môi trường xã hội và Phong Thuỷ nơi sinh sống. “Nhân mệnh” là phần nỗ lực học tập, rèn luyện, lao động, tu tâm dưỡng tính của mỗi cá nhân trong cuộc sống. Phần “Thiên mệnh” là cố định nhưng phần “Địa mệnh” và “Nhân mệnh” hoàn toàn có thể cải biến, điều đó cho thấy Phong Thuỷ có vai trò vô cùng quan trọng.

Vậy thành đạt của mỗi con người là gi? Ta có thể hiểu thành đạt của con người, là người luôn có  nhiều thành công trên đường đời. Có một gia đình hạnh phúc, gia đình thuận hòa, con cái ngoan, học giỏi và có công ăn việc làm ổn định. Bản thân có sức khỏe, sống khỏe, sống vui và luôn có nhiều người tốt yêu quí mình.(Còn  ngược lại là người không thành đạt). 

          *Trước hết chúng ta xem về  Bản mệnh của mỗi con người : Mỗi một con người sinh ra đều có một phúc phận (số phận). Theo Phật giáo phúc phận này là nghiệp từ kiếp trước. Nếu khi xem tử vi, chỉ cần đọc cái tên, ngày sinh, tháng sinh là “Thầy” hay “cô đồng” phán được ngay tử vi của con người đó; Điều này rất lạ, nhưng mà rất đúng. Tại sao “Thầy” lại biết được điều này, đây chính là điều kì lạ mà có thể nói chưa thấy khoa học giải thích, nói chung người ta hay nói là những người này được “Trời cho ăn lộc” ; Hay,dở,tốt, xấu, thế nào...và vận hạn, năm, tháng, cuộc đời cơ bản đúng cả !
Bản mệnh con người phụ thuộc vào phúc phận của con người đó. Nói đến phúc phận là nói đến số mệnh của con người từ khi đầu thai sinh ra và trưởng thành. Trong phúc phận của cuộc đời một con người phụ thuộc vào  Âm đức của Cha Mẹ và Tổ tiên để lại và “ Nghiệp” của con người đó.

+Thứ nhất về Âm đức của Cha Mẹ (hay còn nói là Hồng Phúc, hay Ân đức) đây được  hiểu là  những việc làm tốt, hay việc làm không tốt của Cha Mẹ và Tổ tiên truyền lại (hay để lại, thừa kế lại...) cho con, cho cháu hôm nay ta ân hưởng hay là bị chịu hưởng. Ta thường nghe câu “đời cha ăn mặn, đời con khát nước” hay câu “ cha làm, con chịu”. Để nói đến những việc làm mà lớp trước làm nhưng không tính toán, làm liều, dẫn đến  đổ vỡ  mà không trả được, không bồi thường được nên đến đời con, thậm chí cả đời cháu phải trả nợ.

Nếu Âm đức của Cha Mẹ là tốt:  Cha, Mẹ  có công sinh thành,dưỡng dục nuôi chúng ta khôn lớn, thành người. Lo cho chúng ta tiền bạc để gây dựng cuộc sống tốt hơn. Trong mỗi cuộc đời con người  không ai quan tâm lo lắng chăm sóc cho chúng ta như Cha Mẹ . Họ luôn thức suốt đêm ở cạnh chúng ta mỗi khi chúng ta ốm đau. Khi  gặp những khó khăn trong cuộc sống Cha Mẹ luôn đứng sau động viên chúng ta và luôn bên cạnh ta ở bất kì trường hợp nào.Công sinh dưỡng nuôi nấng của Cha Mẹ rất cao lớn không có một câu thơ, bài văn nào có thể nói hết lên được những công lao những tình thương của Cha Mẹ dành cho những người con của họ cho dù lắm lúc những đứa con ấy có những câu nói cử chỉ hành động làm cho Cha Mẹ buồn lòng. Nhưng Cha Mẹ luôn bao dung bỏ qua và tha thứ cho lỗi lầm của con họ gây ra vì lúc nào Cha Mẹ cũng nghĩ những đứa con của họ còn bé bỏng, ngây thơ . 

 

Tuy nhiên, chúng ta còn có  Cha, Mẹ nhiều đời. Thật vậy, vì nhiều đời ở trong sinh tử luân hồi. Tất cả những điều tốt ấy chúng ta đều thụ hưởng ngày hôm nay.

 

Nếu Âm đức của Cha Mẹ là xấu:  Sinh thời khi Cha,Mẹ,Ông ,Bà ...còn sống, có nhiều gia đình hiện có không ít những người con phải gánh chịu tủi nhục bởi Cha Mẹ thiếu lương tâm và trách nhiệm, thậm chí chua chát với đấng  “ân nghĩa sinh thành”, oán trách và xa lánh cả  song thân. Những việc làm liên quan đến nợ nần chồng chất, dẫn đến phá sản nghiệp“ khuynh gia bại sản”... Khi sống  ảnh hưởng tiêu cực, xấu đến xã hội. Cha Mẹ khi còn sống bất hiếu với Ông Bà. Bất nghĩa với Thầy dậy, Bất kính với người trên. Bất nhã với bẹn bè...Khi chết đi không trả được thì con, cháu phải gánh chịu.

+Thứ hai là “Nghiệp”:  Vậy “Nghiệp”  là gì? theo Phật giáo giải thích  về  “nghiệp” của mỗi con người.

Ðịnh nghĩa về Nghiệp: Nghiệp là gì? Theo từ nguyên,  có nghĩa là hành động có tác ý. Nói cách khác, nghiệp luôn luôn được bắt nguồn từ những tạo tác của tâm (ý) thông qua những hoạt động của thân, miệng và ý, gọi chung là tam nghiệp.  Và như vậy, định nghĩa của nghiệp là: hành động có tác ý, hay hành động được phát sinh từ tâm. Trong đời này, không có gì xảy ra một cách ngẫu nhiên hết, mọi sự việc, quá trình xảy ra đều có nhân duyên của nó. Có đủ nhân, đủ duyên và đúng thời, từ sự việc xảy ra tốt hay xấu, lành hay dữ, may mắn hay bất hạnh. Mọi sự việc xảy ra đều tương ứng với nhân duyên đã tạo ra nó từ trước. Và đây gọi là là “nghiệp”.
 Trong kinh Phật giải thích về “Nghiệp ”:Nghiệp có nhiều loại nhưng Phật giáo thường chú ý hai loại chính là dẫn nghiệp và mãn nghiệp.
Dẫn nghiệp là nghiệp dắt chúng sinh đi vào một trong sáu cõi, trong số này có ba cõi thiện là cõi  Trời, cõi  A Tu la và cõi  người. Ba cõi ác là cõi súc sinh, cõi quỷ đói, và cõi địa ngục. Mắt trần chúng ta không thấy được loài Trời và loài A tu la. Chỉ biết rằng hai loài naỳ có quyền năng và thọ mạng nhiều hơn, dài hơn loài người rất nhiều. Mắt ta không thấy họ, nhưng không phải là họ không tồn tại. Dân gian không biết, gọi họ bằng đủ các thứ tên như thần, tiên, quỷ… Trong các loại chúng sinh sống ở cõi ác, có hai loại mắt người cũng không thấy được là chúng sinh trong loại quỷ đói và chúng sinh trong loài địa ngục. Loài quỷ đói là loài chúng sinh bụng rất to, nhưng cổ họng rất bé cho nên luôn luôn bị đói. Chúng sinh ở địa ngục thì bị khổ triền miên, khổ ở mức loài người không thể tưởng tượng nổi. Còn súc sinh thì rất nhiều loại, không thể kể xuể được, nhưng chúng có đặc tính chung là hay cấu xé lẫn nhau, trừ một số trường hợp ngoại lệ. Loại súc sinh quen thuộc nhất là gia súc như chó, mèo, gà, lợn, ngựa, trâu. Chúng nó sống khổ thế nào, chúng ta cũng đều biết. Nhưng có điều nhiều người không biết là nếu không sống thiện, không làm điều tốt, không biết tự tu và sống lối sống ngu si như súc vật thì sau khi chết chúng ta có thể tái sinh vào làm súc vật. Rất có khả năng đó, chúng ta không thể xem thường. Nghiệp để cuộc sống chúng ta có ý nghĩa, để cho chúng ta chủ động tạo ra những nghiệp có cường độ mạnh để cho ở đời này, cũng như ở các đời sống sau, chúng ta không bị sinh vào các cõi ác, khổ, mà luôn tái sinh vào các cõi lành, cõi thiện, dẫn chúng ta đến mục đích cao nhất là giác ngộ và giải thoát. Vì vậy, dẫn nghiệp quyết định hướng tái sinh, cho nên cũng có tên gọi là tái sinh nghiệp.
          Mãn nghiệp  giải thích vì sao cũng là một thân phận người mà có người Hạnh phúc, người Bất hạnh, người sang, kẻ nghèo hèn ; người thì có uy tín nói ai cũng theo, trái lại có người nói rất giỏi nhưng không ai tin ; người đẹp, kẻ xấu xí, có cô gái đẹp lại lấy phải ông chồng xấu xí, lại có anh chồng xấu xí lại được người vợ đẹp  v.v… sao lại có những chuyện như vậy ? tất cả những chuyện sai biệt như vậy, đều là quả báo của mãn nghiệp. Thứ nhất là ‘dẫn nghiệp’.
          Con người chúng ta do nhân duyên được sinh ra làm Người . Con người là một trong những loài động vật có lý trí ở trên thế gian. Chung quanh thế giới chúng ta đang sống còn có nhiều loài khác nữa. Vậy thì theo quan niệm của Phật giáo, con người chiếm một địa vị ra sao? 
    
  Đến được cõi Thiên do tu 10 điều thiện mà thành, còn con người nhờ biết giữ gìn 5 giới  (Không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu) mà được báo thân trong đời này (Được sinh ra trong đời này). Trong trường hợp người không tin theo Phật giáo thì sao ? Đây là quy  luật tự nhiên hình thành, dù tin hay không, cái nhân làm người vẫn đều do các yếu tố kia kết nạp lại, không ai chối cãi được cả.  Có thể nói con người có lý trí, tư tưởng để cân nhắc việc lợi hại, đúng sai, trong khi đó loài động vật cũng có trí hiểu biết nhưng lại thiếu phần tư tưởng. Sự khác nhau là ở điểm này. Con vật nhiều lúc cũng biết mừng giận ghét thương như người và chúng cũng quý đời sống hơn là phải đi vào chỗ chết, như con heo, con chó, gà, vịt ta nuôi trong nhà lâu ngày là một điều dễ hiểu. 

Mặt khác, con người rất khôn ngoan nhưng lại rất yếu đuối không thể tưởng tượng được, nhất là lúc mới sinh.  Con người không biết tu nhân tích đức, sau khi chết cũng phải bị đọa lạc như các giống vật khác. 
 Dẫn dắt con người khi đã chết  đầu thai trong mười pháp giới. Dẫn nghiệp này tức là ngũ giới , thập thiện .
         Trong đời quá khứ tu ngũ giới thập thiện, tu rất tốt , nghiệp lực này dẫn dắt bạn đến thọ sanh trong loài người .

    Nếu được Sinh vào nhà ai , ai làm cha mẹ của con người là do duyên phận mà định .

Cái duyên này rất phức tạp nhưng không ngoài bốn loại : Báo ân , Báo oán , Đòi nợ , Trả nợ.

+ Nếu là Báo ân thì con bạn sẽ là con hiếu cháu ngoan , bản tính bẩm sinh là tốt .
+ Nếu là Báo oán thì tương lai sẽ làm cho bạn nhà tan cửa nát , nó đến để báo thù .
+ Nếu là Đòi nợ thì bạn vui vẻ nuôi nấng , cung phụng nó , đến lớn nó sẽ chết . Tiền bạn nuôi cho nó lớn lên đều là tiền thiếu nó, nó đòi hết thì ra đi .
+ Nếu là Trả nợ thì nó đến chăm sóc , phụng dưỡng cha mẹ , chăm sóc những thứ nhu yếu trong lúc tuổi già , nhưng nó không có tâm cung kính, tâm hiếu thuận .

Nếu không phải là bốn thứ quan hệ này thì sẽ không sinh vào nhà bạn .
Sau khi hiểu rõ rồi , chuyển biến những thứ nghiệp duyên này thành pháp duyên , như vậy là giác ngộ .

* Không kể là bạn sinh vào cõi này như thế nào , Phật Tổ đều khuyên bạn niệm Phật , đều khuyên bạn học Phật , khuyên bạn tiếp nhận lời dạy của Phật- Bồ Tát , như vậy là chuyển biến nghiệp duyên từ đời trước thành pháp duyên , oán nợ hận thù hoàn toàn tiêu mất , đây là trí huệ chân thật .

Thứ hai là ‘mãn nghiệp’.

Sau khi chúng ta được thân người (Con người) , sự hưởng thụ trong đời này, những của cải tiền bạc có được trong đời này , công danh địa vị trong xã hội đều là từ quả báo của đời quá khứ tu thiện hoặc làm ác .

+ Bố thí tài vật là nhân , được giàu sang là quả báo ;
+ Bố thí pháp là nhân , được thông minh trí huệ là quả báo ;
+ Bố thí vô uý ' (giúp cho người khác không sợ hãi) là nhân, được khỏe mạnh sống lâu là quả báo .

Nếu làm đủ ba thứ bố thí này, quả báo của bạn sẽ vô cùng đầy đủ , viên mãn , bạn sẽ có giàu sang , thông minh , trí huệ , khỏe mạnh , và sống lâu .

        *Tuy nhiên chúng ta thấy xung quanh ta có nhiều người giàu sang nhưng không có thông minh , trí huệ , thậm chí chưa học đến tiểu học ,đôi khi chỉ là người bình thường;  nhưng cơ duyên của họ rất tốt ,họ làm ông chủ có rất nhiều học sinh đại học và bác sĩ làm việc cho họ. Họ làm người chủ các công ty, xí nghiệp ,  nhân viên thuộc hạ đều ra sức làm việc cho họ , những nhân viên này đến là để báo ân , trả lại nợ đời trước còn nợ, còn thiếu của họ .

Vì vậy cho nên người ta tu thiện tích đức thì mãn nghiệp sẽ tốt .

Trong đời quá khứ tu không đủ thì đương nhiên mọi việc trong đời này đều khó khăn .
Sau khi bạn hiểu được Phật pháp rồi nỗ lực hết lòng tu học vẫn còn kịp .
Nếu thật hết lòng nỗ lực đi làm , ba năm sau quả báo sẽ hiện ra , vận mạng sẽ biến đổi .
Nhất định là có vận mạng và vận mạng này cũng có thể sửa đổi .
Nếu chúng ta có tâm thiện , hành động thiện , quả báo sẽ càng ngày càng tốt đẹp và càng tốt lên.
Nếu chúng ta có tâm không thiện , hành vi không thiện , tuy là có phước báo , phước báo này cũng bị tổn hao , thời gian hưởng phước rút ngắn lại , khi phước hưởng hết rồi thì ác nghiệp sẽ hiện ra .
 
*Chúng ta xem trong xã hội hiện nay có rất nhiều người giàu có ,kinh doanh, buôn bán không được mấy năm thì sập tiệm ,trước giàu, sau nghèo; đây là vì trong đời quá khứ có phước báo nhưng đời này không làm việc thiện nên phước báo đã hưởng hết .
Kết luận: Ðức Phật dạy rằng: "Không ai làm cho ta ô nhiễm, cũng không ai làm cho ta trong sạch; trong sạch hay ô nhiễm là tự nơi ta, chỉ có ta làm cho ta ô nhiễm, chỉ có ta làm cho ta trong sạch" . Lời dạy trên đã mở ra cho con người một hướng đi rất chủ động trong việc tạo nên một đời sống an lạc giải thoát ngay tại cuộc đời này.
 Tóm lại, dựa trên giáo lý Nghiệp báo nhân quả, tư tưởng, đạo đức của Phật giáo giúp và giải thích cho con người  thấu hiểu chân tướng cuộc đời, biết cân nhắc, suy nghĩ và hành động sáng suốt để sống phù hợp với chân, thiện, mỹ.

  Con người là chủ nhân của “nghiệp” : Nguyễn Du nói rất đúng trong "Truyện Kiều"
                           “Đã mang lấy nghiệp vào thân,
                                 Xin đừng trách lẫn trời gần trời xa”.
Chính chúng ta chứ không phải một thần linh nào khác quyết định đời sống chúng ta, và chúng ta quyết định nó bằng hoạt động hàng ngày, hàng giờ, phút trong cuộc sống. Nếu tâm chúng ta hướng thiện thì chúng ta tạo nghiệp thiện, hưởng quả báo thiện trong đời này và đời sau. Quy luật nghiệp báo là quy luật nhân quả, giản dị, không có gì khó hiểu, không cần phải mượn tới sức mạnh của thần linh hay sức mạnh mù quáng của số phận để giải thích. Thuyết nghiệp của đạo Phật không những là khoa học và công bằng nó còn tôn vinh trách nhiệm và giá trị con người. Nó thúc đẩy con người luôn hoàn thiện mình, sống đạo đức, có lý trí và theo lẽ phải. Nó nâng cao giá trị con người chứ không hạ thấp giá trị con người. Nó khích lệ con người hành động và tiến bộ. Nó không dạy con người sống tiêu cực và yếm thế. Thuyết nghiệp của đạo Phật, nếu được lý giải đúng đắn và mọi người hiểu thấu và thực hành sẽ đem lại bao nhiêu tốt đẹp cho xã hội và đất nước chúng ta, trong thiên niên kỷ mới sắp đến này.

       Quá khứ đã qua rồi, tương lai lại chưa đến, mọi người chúng ta hãy tỉnh giác và có ý thức sống trong hiện tại từng giờ, từng phút nghĩ lành, nói lành, làm thiện. Đó chính là nghiệp, là thuyết nghiệp không phải trên bình diện lý thuyết mà là trong cuộc sống, trong thực hành. Tuy nghiệp đã mang vào thân rồi, nhưng vẫn gỡ ra được, nếu chúng ta biết ăn năn sửa chữa lỗi lầm, từ nay tránh mọi điều ác, làm mọi điều lành, giữ tâm ý luôn luôn trong sạch, hướng thiện. Chúng ta dệt đời chúng ta với sợi chỉ, không phải không tháo gỡ được, mà vẫn có thể tháo gỡ và dệt lại được. 
      Chúng ta hãy mang trên thân mình toàn là nghiệp lành, hãy dệt đời chúng ta toàn bằng nghiệp lành, nghiệp thiện, trong mỗi ý nghĩ, lời nói và việc làm hàng ngày. Và nhất định, hạnh phúc sẽ đến với chúng ta trong cả đời này và đời sau.   
*Sau đó chúng ta xem đến Đại vận trong đời người qua lá số tử vi  ảnh hưởng  như thế nào, tuy cuộc sống của con người ngắn dài khác nhau ,nhưng Đại vận lại là chủ yếu: Chữ "Vận" theo Hán Việt nghĩa là "xoay vần", thứ gì cứ hết 1 vòng lại trở về nguyên thủy, chỉ có đi tới chứ không thoát ra khỏi vòng gọi là Vận=vận hành. Người ta xem Vận là xem tương lai vì thời gian không đi ngược trở lại mà nhất định phải đi tới rồi mới quay lại nơi phát sinh. Giống như tiết mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, hết Xuân sang Hè, đến Thu rồi Đông. Ngày, giờ cũng thế, có Sáng, Trưa, Chiều, Tối. Khi chúng ta đi xem “Bói”, thường nghe thấy vận, hạn... Thường đã nghe nói đến "đắc địa", "được mùa sinh". Vậy vận hạn của con người liên quan đến Tứ trụ là năm sinh, tháng sinh, ngày sinh, giờ sinh. Căn cứ theo sách viết chữ Hán thời xưa. 
Mệnh, tức là Sinh Mệnh. Mệnh của một con người được ấn định ngay từ khi Mẹ thụ thai. Thai nhi ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ đã phải chịu sự chi phối của số phận định sẵn cho một kiếp người. Trong quá trình người mẹ mang thai sẽ hình thành dần về hình hài cốt tướng cùng với phát triển về sự cảm nhận, khởi nguồn của ý thức sau này. Khoa học ngày nay đã xác định được cường độ cảm xúc vui buồn của thai nhi qua từng giai đoạn. Giờ sinh tự nhiên của người mẹ là bước cuối cùng để hoàn tất nên tổ hợp Tứ trụ của một thành viên mới của nhân loại. 
Mệnh, là một loại thế lực mà khả năng con người không  cưỡng  lại được. MỆNH mang quyền lực của qui luật tự nhiên, rất to lớn bao la vĩnh hằng. Con người mãi mãi vẫn chỉ là một trẻ thơ trung thực của tự nhiên. 
          Kể từ khi được sinh ra, con người đã phải bắt buộc chấp nhận sự an bài của qui luật tự nhiên, bởi vì con người là sản phẩm của tự nhiên, nghĩa là qui luật tự nhiên quyết định sự sinh tồn và phát triển của con người  trong suốt cuộc đời cho đến khi nhắm mắt xuôi tay. Con người từ xa xưa đã có tham vọng tìm hiểu về Vận Mệnh của mình diễn biến qua từng thời gian cụ thể như thế nào. Trong nhiều phương pháp tìm hiểu về Vận Mệnh nói chung. 
Vận, tức là Vận khí của từng giai đoạn thời gian cụ thể nào đó, sẽ phát sinh thịnh hay suy, thông suốt hay bế tắc. Vui buồn ,sướng khổ, vinh nhục …đều đã được an bài sẵn. Con người chỉ có thể nương theo Vận số, nếu gặp vận thịnh thì tranh thủ khai thác thuận lợi, gặp vận suy thì thủ thường, có biện pháp phòng ngưà hợp lý để giảm bớt rủi ro chứ không sửa số được. 
Đại vận:  người ta tính cứ mỗi 10 năm là bắt đầu một đại vận mệnh; đời người có trung bình khoảng 10 đến 12  đại vận tức là cuộc sống tương ứng khoảng 100 đến 120 tuổi/năm.

Các đại vận ứng từ năm 20 tuổi đến 50 tuổi (quan trọng nhất là từ tuổi 35 đến 45 tuổi) là những đại vận quan trọng nhất của đời người. Vì sao vậy vì đây là  giai đoạn hạnh phúc do mình tạo ra. Giai đoạn này nói chung con người đã tích lũy được một vốn sống phong phú, cơ bản đã có sự nghiệp, tài sản. Nhiều người có thể nói là đã  rất giàu và rất thành đạt trên mọi mặt. Nhưng ngược lại nhiều  người còn lận đận, long đong chưa biết đi đâu về đâu; Đặc biệt có nghiều người cũng đã phá sản từ người giàu có trở thành trắng tay.

 Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất, có thể cả nhỏ bé  trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.Và quan trọng Hạnh phúc của con người do chính chúng ta quyết định không ai cho chúng ta cả. Do vậy phải biết tu dưỡng phấn đấu vươn lên để đạt được Hạnh phúc.

 Đại vận này rất quan trọng nếu không nắm lấy và biết  làm giàu chính đáng mà để qua đi thì coi như mất cơ hội, ngược lại nếu có cơ hội , và đã có một khả năng kinh tế tốt mà không biết  giữ được thì coi như  “đi đánh cá mang theo cái giỏ thủng”.  Xung quanh ta thấy nhiều người xuất thân trong gia đình nghèo hèn, gian khổ, không được ăn học cũng chẳng bằng ai cả;  nhưng khi trưởng thành lại rất thành đạt ,giàu có; khi giàu có rồi lại là con người chỉ thích làm việc tốt, việc thiện, cứu giúp kẻ nghèo khó hơn. Nhưng ngược lại có người sinh ra trong gia đình khá giả, học hành đến nơi đến chốn, rồi bản thân cũng giàu có. Nhưng do ăn chơi xa đà, tiêu tiền như rác, khi nghèo hèn thì quỵ lụy khi giàu rồi thì coi thiên hạ chẳng là cái gì, “coi mọi người không bằng con muỗi”. Trở thành kẻ nghèo khó, có khi phải sống ly hương vì “không dám vác mặt về quê hương” vì có còn gì nữa đâu mà “oai với ai được nữa” ?... Do vậy lời khuyên của Phật là vô cùng quý giá cho mọi người: “Chỉ có thể làm thiện tích đức mới có thể hóa giải được hung họa khi gặp Mệnh số xấu”. Và cơ bản , bản thân CON NGƯỜI đó phải biết tự vươn lên, hay nói cách khác là “Phải biết chiến thắng bản thân mình”.

 Vận mệnh của đời người ; Đó cũng chính là những thông tin bí ẩn đầy thú vị mà quy luật tự nhiên mang đến cho mỗi con người.

Phật dậy : “Cho nên đã được làm thân con người” : Chúng ta nên biết mình là ai?  Sinh ra từ đâu. Phải biết tu thân tích đức, để thừa kế lại cho con cháu đời sau. Nếu biết dành thời gian để tu mỗi ngày tại gia:  tụng kinh, ngồi thiền được là rất quý báu. Mỗi ngày tự kiểm điểm lại việc làm và biết sửa chữa thì tốt biết bao. Tuy vậy đa số lại hờ hững không để ý, thả trôi theo trụy lạc và lười biếng. Nếu ngày mai thần chết đến,  phải lìa bỏ xác thân ra đi với hai bàn tay trắng, lúc đó ta sẽ ra sao? Phải biết, có được thân người là chuyện hy hữu, vì rất khó được mà lại dễ mất. Do đó ta đừng phí phạm ngày giờ, hãy dành trọn cuộc đời làm những việc có ích, phải biết quý trọng cuộc sống, biết công ơn sinh thành dưỡng dục của Cha Mẹ, hiếu kính với người trên. Luôn làm việc thiện, việc tốt, biết chăm lo đến đời sau. Giành thời gian  tự tu và sữa chữa khuyết điểm thì tốt lắm.

Một thân người có đầy đủ lục căn và nhân duyên để học và hành Phật Pháp quả thật hiếm có và quý giá. Nó là một dụng cụ dẫn ta đến giác ngộ và giải thoát, nhưng ngược lại, nếu không cẩn thận, nó cũng có thể dẫn ta đầu thai ở những cảnh khổ. Tái sinh được làm người như trên do nhờ đời trước đã tích tụ công đức và trí huệ, nhất là giữ giới cũng như thành tâm cầu nguyện. Tôn giả Bình Thiên (Santidéva) nói rằng: "Thân người rất khó được, chẳng khác chi việc một con rùa mù sống dưới đáy biển, 100 năm mới trồi lên mặt nước một lần để chui cổ vào một cái vòng vàng, mà gió thổi lênh đênh trên mặt biển". Trong thí dụ trên, con rùa tượng trưng chúng sinh, mù là vô minh, ở dưới đáy biển là sống trong ba đường khổ, trồi lên mặt biển là tái sinh, vòng vàng tượng trưng cho thân người, gió thổi vòng trôi lênh đênh chính là gió nghiệp.

           Tính theo số lượng thì sự tái sinh làm người cũng vô cùng khan hiếm. Trong Kinh sách thường nói số chúng sinh ở địa ngục đông như số cát trong sa mạc, số ngạ quỷ như những hạt bụi trong không khí, số thú vật như những ngôi sao trên trời ban đêm và số loài người như những ngôi sao thấy được ban ngàỵ. Mặt khác, ta có thể kiểm tra nhân số của một nước, nhưng không thể nào tính đếm được số thú vật, côn trùng và vi trùng ở trong nước đó.

         Ngoài ra, trong số dân chúng trên địa cầu này, những người có lòng từ bi, quảng đại rất hiếm, và trong số này những người có nhân duyên và khả năng tu tập Phật pháp lại ít hơn một trăm ngàn lần. Do vậy, một khi đã có được thân người, đừng nên phí phạm; cái chết luôn luôn đến quá sớm, quá bất ngờ. Ta đừng nên giống như những người lái buôn ra biển tìm kho tàng, bảo vật mà lại trở về tay không. Hãy từ bỏ những khoái lạc phù du, tinh tấn tu tập Phật Pháp để sớm đạt hạnh phúc tuyệt đối, vĩnh cửu. 
*Tiếp đến nghiên cứu đến Lưu niên: là những năm thất bại,  không lợi cho công việc, hay còn gọi là Vận hạn. Trong đời con người từ người thành đạt cho đến kẻ không công ăn việc làm; thì cũng có đại vận, tiểu vận,đại hạn,tiểu hạn, cũng có lúc thất cơ lỡ bước. Thử ngẫm xem. Một người có mệnh phú quý, hiện nay xã hội cho rằng một người giàu có tiền tỷ là hạng giàu, có tiền tỷ tỷ cũng  là giàu, có trên tỷ tỷ tỷ cũng  là giàu ... cỡ đại gia. Nhưng có khi trong cuộc đời cũng gặp lúc khó khăn, nhiều khi tiền tiêu “cháy túi” .

Như vậy Phong Thủy  xem xét lưu niên giúp ta biết để phòng tránh để giảm thiểu khó khăn vận hạn trong cuộc đời.Trong cuộc đời con người ta thấy tại sao lại gặp vận hạn nhiều thế ? Sui sẻo thế..vv. Gặp vận hạn và sui sẻo là có thật vì vận may và vận hạn là 50-50; theo thuyết cân bằng âm-dương thì có dương thì có âm. Gọi là cân bằng sinh thái; ở thế gian này luôn tuân thủ theo thuyết cân bằng sinh thái, nếu thứ nào vượt trội thì tự diệt đi theo quy luật; Do vậy đã là con người thù phải biết chế hóa nó để nó phục vụ lơi ích của con người.

Vậy chúng ta nên có thái độ nào về vận mệnh, vận hạn của cuộc đời? Hãy tự tin vào chính mình, nếu có ý chí thì  có thể tránh được những gì xấu sắp xảy ra và phát huy những gì tốt đẹp đang có đón chờ một tương lai tươi sáng. Chúng ta nên khuyên mọi người , mọi nhà tích chứa nhiều điều thiện thì sẽ có thừa điều lành, tích chứa nhiều điều ác thì sẽ gặp nhiều chuyện dữ. Nghĩa là dù gặp phải cảnh ngộ khó khăn, gian khổ, nhưng nếu biết giữ đức hạnh, sống chính đáng thì gặp dữ biến thành lành, hung biến thành cát. Rõ ràng, đó là quan điểm đức năng thắng số tuy các bậc Thánh không nói rõ như vậy nhưng có thể chứng minh câu nói “Đức năng thì thắng số ” là đúng vậy.

 Trải qua ngàn đời ông cha chúng ta đã nói "Nếu trị nước mà tàn bạo, hà hiếp, bóc lột dân quá đáng thì dân sẽ làm loạn. Cá nhân sống ác, thì gặp nhiều bất hạnh, nếu làm thiện, làm phúc  thì sẽ gặp may mắn, giàu có chính đáng, đó chính là đạo Trời, là quy luât hợp tự nhiên hay sao"?

*Nghiên cứu về Phong Thủy-Địa trạch (Mảnh đất/ngôi nhà) : Là cuộc đất hay thửa đất, khu vực mình ở gọi chung là Địa trạch. Chúng ta đều biết rằng chính những tác động tiêu cực của con người đã làm cho môi trường sống ngày càng bị tàn phá và đe dọa nghiêm trọng đến cuộc sống của chúng ta. Tình hình này không những đòi hỏi các nhà khoa học phải tìm mọi cách để giải quyết mà ngay cả bản thân của mỗi người cũng phải tích cực chú trọng đến việc cải thiện cảnh quan môi trường sống của mình như: nhà ở, văn phòng, công ty... Việc áp dụng những phương pháp phong thủy để cải thiện môi trường sống đã trở thành bí quyết đem lại sự hưng phấn, sức sống và cảm hứng tích cực để chúng ta nâng cao hiệu quả công việc, phát triển sự nghiệp và chất lượng cuộc sống.

        Phong Thủy để thành công trong công việc và kinh doanh không những giúp bạn biết cách xác định những vị trí thích hợp nhất để xây dựng cao ốc, công ty, văn phòng kinh doanh, mà còn hướng dẫn  cách lựa chọn trang phục, vị trí làm việc hợp theo phong thủy, những kiểu thiết kế danh thiếp, bảng hiệu, lô-gô đem lại may mắn, những bí quyết để rước thần tài lộc vào nhà, cách tạo vận may, những quy tắc phong thủy trong quá trình đàm phán, thương lượng hoặc khi đi công tác xa sao cho đem lại nhiều thuận lợi, tài lộc, và hạn chế những rủi ro, tai họa…
Theo Phong Thủy học, mỗi người sinh ra đều hấp thụ và có cho riêng mình một trường khí chất, khi cư trú vào một vùng khí trường tự nhiên thì sẽ có sự tác động qua lại . Nếu thích hợp, thì sẽ giúp con người ta có thêm sức khỏe, tâm lý thoải mái, đầu óc sáng suốt để sinh sống, lao động học tập tạo ra nhiều của cải (sinh ra Vượng tài), sinh sản nuôi dạy con cái ( sinh ra con Trai). Trái lại, khi không thích hợp, nó sẽ khiến chúng ta mệt mỏi, đầu óc kém thông minh, sức khỏe sụt giảm nhanh chóng, từ đó cuộc sống về cả hai phương diện tiền tài và con cái cũng khó khăn hơn.
Nếu như một con người được cấu tạo nên bởi các đường Kinh mạch (Gồm cả Khí Mạch theo Đông y và Huyết mạch theo Tây y) cùng các cơ quan cơ thể như miệng, mũi, tai, tim, phổi, dạ dày, gan… thì căn nhà chúng ta đang sinh sống trong đó cũng tương tự như vậy. Nó được cấu tạo nên bởi đường đi lối lại dẫn Khí (năng lượng và không khí thở) cùng các cấu trúc chức năng khác như cửa, cửa sổ, bếp, phòng khách, phòng ngủ, khu vệ sinh. Tất cả hợp thành một hệ thống hoàn chỉnh tương tác lẫn nhau. Khi các cơ quan trong cơ thể thể người có sự mất cân bằng thì cơ thể sẽ sinh ra mệt mỏi, bệnh tật ốm đau, năng và lâu dài sẽ dẫn đến tử vong. Tương tự khi các bộ phận cầu thành ngôi nhà không có được kết cấu hợp lý và thuận tiện tất nhiên sẽ tạo ra sự sai lệch trong Khí trường, căn nhà đó cũng mệt mỏi, cũng ốm thậm chí là chết.
Con người sinh sống không thể thoát ra khỏi  môi trường, môi trường tác động vào con người qua những hành động của con người. Chọn lựa được cuộc đất đẹp hoặc  xây dựng căn  nhà , văn phòng Phong Thuỷ tốt, nơi phòng ngủ, bàn làm việc ...vv.  phương hướng phù hợp sẽ có tác dụng cải tạo to lớn để con người sống vui, khỏe và tốt hơn.
*Đến Nỗ Lực Cá Nhân: Con người dù văn minh đến đâu cũng vẫn luôn muốn biết số mệnh, thời vận của mình, thế nhưng vẫn không có cách nào để giải thích được tất cả những mối liên hệ ngẫu nhiên, nguyên nhân  và kết quả thường liên tục xẩy ra. Ngày nay cuộc sống xã hội ngày càng nhanh và các nhân tố không thể đoán định được ngày càng nhiều, đây chính là nguồn gốc sinh ra mê tín. Câu hỏi đặt ra cho chúng ta là: số phận của mỗi người có phải do thiên định không? Câu trả lời trong nhiều kinh điển cả Đông và Tây là: Có? và Không? Vì sao: Con người có số mệnh hay không ? Có nên tin vào số mệnh hay không ? Thái độ của các triết gia và của các tôn giáo lớn đối với vấn đề số mệnh như thế nào, và đặc biệt là đạo Phật, một trong những tôn giáo lớn của thế giới và là tôn giáo lớn nhất, có số tín đồ đông nhất ở nước ta hiện nay, quan niệm vấn đề số mệnh như thế nào ?

là ở chổ mỗi chúng ta đều được sinh ra với những đặc điểm tâm sinh lý khác nhau mà không người nào có thể tự quyết định được (như hình thức bề ngoài, thể chất, tính khí), ta cũng được sinh ra trong các địa điểm, thời điểm điều kiện xã hội khác nhau. Những yếu tố này tác động rất nhiều đến cuộc sống của mỗi con người;  Còn ở chỗ mỗi người có một cuộc đời khác nhau, bất kể xuất thân giàu hay nghèo thì cũng không ai có thể biết trước được cuộc đời sau này của họ sướng hay khổ. Kể cả hai anh em sinh đôi sinh cùng một ngày một giờ, cùng một cha mẹ, cùng được nuôi dưỡng như nhau trong một gia đình nhưng cuộc sống và số phận của họ lại không bao giờ  hòan tòan giống nhau…Chính những điều không thể giải thích được như vậy khiến nhiều người tin là có Số và Mệnh.

Nếu là không. Không là ở chỗ chưa có ai chỉ ngồi không làm gì mà lại có cuộc sống diễn biến như các thầy tướng số nói cả. Bằng chứng là có ai kêu “số tôi sướng, thầy đã phán thế rồi, và chỉ việc ngồi mát ăn bát vàng”; “ngồi trên ăn chốc cả” thôi đâu; không là ở chỗ, nếu con người không học tập, rèn luyện thì cơ hội có đến cũng coi như không, bởi họ có biết đó là cơ hội đâu. ví vụ:  học tập kém,lười nhác không vận động, hay hấp tấp, nhanh nhảu đoảng, mất tập trung thì sẽ thi trượt. Nếu do trình độ chuyên môn hoặc quan hệ của ta  kém trong khi ở công ty, đơn vị cần có một ghế giám đốc, hay trưởng phòng gì đó;  cần người thì đương nhiên bạn không thể “chớp cơ hội” này được, chứ không phải bạn không “có số” làm giám đốc; không là ở chỗ, với những người từng trải gặp nhiều bịến cố thì họ sẽ không quá ngặc nhiên khi họ thành công hay thất bại bởi ít nhiều họ có thể lường trước và hiểu được những quy luật của cuộc sống.

       
Phần lớn các triết gia và nhà đạo đức đều khuyên mọi người rằng, bất luận bạn tin hay không tin thì cũng không nên để quan niệm “vận mệnh” chi phối cuộc đời mình, bằng chứng là chưa có ai tuyệt đối tuân theo cái gọi là vận mệnh mà đạt được thành tựu gì đáng kể, ngược lại, chỉ những người từng nổ lực “vượt lên số phận” thì mới mong thành đạt và thành công trên con đường đi lên làm giàu chính đáng mà thôi.

Einstein đã từng phát biều rằng : "Thành công là một phần trăm cảm hứng và chín mươi phần trăm cơ hội". Cảm hứng ở đây có thể hiểu rằng đó là ước mơ; Cơ hội là thời cơ đã đến , đã chín mùi, ngay lập tức phải nắm lấy.
Câu  này thường được xem như là lời tuyên bố cho sự đóng góp rất lớn cho nỗ lực trong thành công của một người. Tuy nhiên, liệu trong thế giới ngày nay điều đó có còn được đánh giá cao hay không khi ngày càng có nhiều người đạt được những thành tựu mong muốn mà không cần phải  đầu  tư quá nhiều thời gian và công sức?  nó là điều kiện cần để chắc chắn rằng thành công là có thể đạt được.
Trước hết, thành đạt là gì? Khi đề cập tới từ này, rất   nhiều người sẽ nghĩ ngay đến khả năng kiếm được nhiều tiền và giành được quyền lực. Song sự thật là thành đạt không chỉ giới hạn trong phạm vi đó. Thành đạt là đạt được những gì mình muốn và do đó, nó còn tùy thuộc vào những quan điểm khác nhau. Có thể trở về nhà và sống trong bầu không khí hạnh phúc là thành đạt – thành đạt trong cuộc sống gia đình.Thành đạt trong cuộc sống do đỉnh cao mơ ước đã đạt được. 

Trong thế giới ngày nay, công thức của thành đạt không chỉ có sự nỗ lực; mà còn có may mắn và tài năng thiên bẩm. Nhìn sâu hơn thì may mắn và tài năng thiên bẩm đóng vai trò thiết yếu trong nhiều lĩnh vực. Ví dụ, nhiều nam và nữ diễn viên thường bắt đầu sự nghiệp của họ một cách tình cờ, và thành công-hay thành đạt trong lĩnh vực điện ảnh phần lớn phải dựa vào khả năng diễn xuất. Tương tự như vậy, đa số những khám phá khoa học ban đầu được tìm một cách ngẫu nhiên trước khi được nghiên cứu cẩn thận trong phòng thí nghiệm. Và nhiều nhà khoa học thông thường bộc lộ tài năng từ khi còn là những đứa trẻ. Có được những điều này theo giải thích của Phật giáo đó chính là “nghiệp lành” khi tái sinh và mang theo.

        Một yếu tố rất quan trọng là hãy dám nghĩ ; mơ ước và có kế hoạch  mà mình yêu thích!  Sắp đặt kế họach để đạt được mục tiêu đó. Trong khâu lập kế họach hành động để thành công và thành đạt,  phải học hỏi rất nhiều điều. Điều đầu tiên những người thành công trong cuộc sống có được là sự tin tưởng tuyệt đối vào đích đến mà họ thấy từ trước.

Khi có đích đến rõ ràng, con đường họ vạch ra sẽ rõ ràng hơn, họ biết họ cần làm gì. Họ biết đầu tư thời gian trong thời gian bao lâu để làm gì, hoạch định đường đi nước bước. Phải vẽ ra một bức tranh rõ ràng, xác định mình muốn gì thì sẽ đi và đến được. Trong quá trình đó, một yếu tố cần thiết nữa, là sự nhẫn nại, có thể là sự nhẫn nại phi thường vượt lên trên những chán nản, vấp ngã, thất bại, cả những lời đàm tiếu, hay những cái bĩu môi, lắc đầu của anh em bạn bè...thậm chí cả gia đình vợ, con. 
Con đường dẫn đến thành công không chỉ trải đầy hoa hồng mà còn là mồ hôi, là sự nỗ lực, vượt qua. Con người đã hy vọng  thành công, thì họ tin chắc không gì có thể lay chuyển con đường đi tới tương lai mà họ đã thấy được. Một đặc điểm nữa của người thành công là khả năng đứng lên mạnh mẽ sau những lần vấp ngã thay vì buồn bã, trách móc bản thân nối tiếc. Trước một thử thách, một người vội đi tìm đồng minh ủng hộ cho sự thất bại của mình thì chắc chắn người đó sẽ thất bại.  Vì vậy, một yêu cầu nữa đặt ra cho người thành công là sự lạc quan, và luôn suy nghĩ một cách tích cực về cuộc sống, về những người xung quanh. Một chàng trai đi trên đường, gặp một phụ nữ khóc than rằng con bà sắp chết, cần một số tiền lớn. Anh đã giúp bà ta. Sau đó, mọi người cho anh biết rằng bà ta là người lừa đảo, thế nhưng anh đã nở một nụ cười, nói rằng: “May quá! Vậy là không đứa bé nào phải chết cả!” Anh đã đặt niềm tin nơi cuộc sống đã làm một hành động đáng phải làm và góp phần làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì vậy, sự khác biệt giữa người thành công và người bình thường chính là ở niềm tin vào cuộc sống, mà không hề hoài nghi, ích kỷ.

            Nỗ lực cá nhân: Để thành đạt chúng ta cần phải tìm cho mình những mẫu người lý tưởng; không quên học tập người đi trước, có tri thức, có kinh nghiệm để dẫn dắt sáng suốt chỉ lối cho chúng ta thấy đâu là ánh sáng mỗi khi cuộc đời chúng ta có lúc sắp thất bại, đề chúng ta tránh những sai lầm khuyết điểm không đáng có và mạnh mẽ hơn bước trên con đường dẫn đến thành công để trở thành con người thành đạt. Có câu nói: “Chỉ có nỗ lực mới có thể thành công”. Tuy nhiên, để có được thành công, cần dựa vào một chút vận khí. Khi gặp chuyện không hay mà gặp được quý nhân trợ giúp như tư vấn, tiền bạc thì chẳng khác gì nhận được quà tặng từ trên trời rơi xuống.
*Đến việc Tích đức, làm việc thiện: Tại sao phải tích đức và làm việc thiện?
TRƯỚC TIÊN LÀ TÍCH ĐỨC: Câu nói của người xưa  nói: “ có đức không có sức mà ăn”.
          Lời của Ấn Quang Đại Sư:  “ Bất luận là người tu tại gia hay xuất gia, cần phải trên kính dưới hòa, nhẫn nhục điều người khác khó nhẫn được, làm những việc mà người khác khó làm được, thay người làm những việc cực nhọc, thành toàn cho người là việc tốt đẹp. Khi tĩnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của mình.  Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của người này người kia. Lúc  đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, mặc, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng, chỉ niệm Phật hiệu không gián đoạn, hoặc niệm nho nhỏ, hoặc niệm thầm. Ngoài việc niệm Phật, đừng dấy khởi một niệm nào khác. Nếu khởi vọng niệm, phải tức thời bỏ ngay.  Thường có lòng hổ thẹn và tâm sám hối. Nếu đã tu trì, phải tự hiểu là công phu của ta hãy còn nông cạn, chẳng nên tự kiêu căng, khoa trương, chỉ nên chăm sóc việc nhà mình mà đừng nên dính vào việc nhà người. Chỉ nên nhìn đến những hình dáng tốt đẹp mà đừng để mắt tới hình dạng xấu xa bại hoại. Hãy coi mọi người là Bồ Tát, mà ta chỉ là kẻ phàm phu. Nếu quả có thể tu hành được như những điều kể trên, thì nhất định được sinh về Tây Phương Cực Lạc Thế Giới  ”.
   Ngày hôm nay tích Đức, cũng có nghĩa là để Phúc về sau cho Bản thân và cho con, cho cháu có hậu.Ông cha ta thường dậy con cái: "tích Tiền tích Bạc là tích cái ăn tức thời, tích Đức, tích Phúc là tích cái dài lâu cho vạn đời về sau cho con, cho cháu!"

Có bao giờ bạn tự hỏi: Tại sao bạn chăm chỉ lập nghiệp mà vẫn gặp thất bại, hay có nhiều người liên tiếp gặp phải tai ương, tai nạn. Mình đã khổ rồi mà vẫn còn đau khổ trong cuộc đời. Nhiều gia đình địa chủ, xưa sống thất đức với mọi người, về sau con cháu học hành, làm ăn không ra gì, cờ bạc, ma túy, giết người, tù tội. Hay tại sao có nhiều người vợ thiếu thủy chung, rồi những người chồng gặp phải cờ bạc và vũ phu đánh,chửi vợ. Đặc biệt hơn, có nhiều đôi vợ chồng, bao nhiêu năm chăm chỉ đi làm ăn mà vẫn không khá lên được, nghèo vẫn cứ nghèo! Hoặc có nhiều người rất giàu có, nhưng rồi một thời gian sau bị rơi vào phá sản, tù tội, thiếu thốn, con cháu sinh ra thì bị tàn tật.Nhiều gia đình rất giàu có, nhưng sinh con ra chỉ toàn là con gái, không có con trai để lo hương hỏa cho mình về sau. Khi bạn vô tình bị một ai đó vu oan giáng họa, đi kiện cáo bạn và tìm mọi cách để hãm hại bạn. Tất cả những sự thật trên đều có nguyên nhân sâu xa của nó, nhà Phật gọi chúng là Nhân Quả, còn người đời thế gian gọi là Quả Báo.
 
Tiền bạc không ở lâu với bản thân bạn, trải qua một trận hỏa hoạn hay bị thua lỗ, phá sản, bị trộm cướp, hoặc con cái bạn phá phách chơi bời, tiền bạc trong tay bạn sẽ ra đi trong vô nghĩa.
 
Nên nhớ: tiền bạc là mồ hôi, nước mắt của bạn mới kiếm được, đồng tiền nào trên đời mà chẳng không ra đi khỏi bàn tay, nhưng khi nó ra đi, hãy để cho nó ra đi có ý nghĩa, có ích. Đồng tiền đó có thể giúp bạn Tu Tâm – Tích Đức, đó mới là những đồng tiền giá trị nhất ở trên đời. Và bạn biết không! Chính những đồng tiền tích đức đó sẽ trả lại cho bạn gấp trăm, nghìn lần mà bạn đã bỏ ra để giúp một ai đó đang gặp khốn khó, nghèo nàn. Hay dùng đồng tiền đó mua Chim, Cá rồi phóng sinh thả tự do cho chúng. Hoặc dùng đồng tiền đó mua hương, hoa, lễ vật quý giá cúng dàng cho Trời – Phật và tổ tiên của bạn nữa. Chính những đồng tiền Tu Tâm – Tích Đức đó sẽ giúp bạn chuộc được nhiều tội lỗi thất đức mà mình đã từng làm ở trên đời, ...từ đó, tương lai của bạn và con cháu bạn sẽ được sáng sủa rạng ngời. Bởi vì Thượng Đế biết,Trời Phật biết, Người âm biết và cuộc đời biết những hành động Tu Tâm,Tích Đức của bạn.Thành đạt và giàu sang của bạn luôn luôn được lâu dài.Còn người nghèo thì có tương lai sáng về sau.
 
                          Những việc làm Tu Nhân - Tích Đức

1/Sống trên đời: bạn nên có Hiếu với cha mẹ. Bạn nên nhớ rằng, tội bất hiếu, chửi mắng, đánh đập và đi nói xấu cha mẹ mình,bạn phải gánh chịu quả báo rất nặng về sau, khi con cháu hành hạ và đối xử tệ bạc với mình. Từ bây giờ, bạn nên quan tâm và chăm sóc cha mẹ mình. Cha mẹ phải chịu bao nhiêu đau khổ và mồ hôi nước mắt để nuôi bạn lớn thành người, họ không kể ngày kể công, bạn đừng có kể ngày kể công. Bạn đừng nên sống thất đức với cha mẹ, rồi con cháu về sau sẽ nghĩ như thế nào đây! Bạn đừng để con cháu khinh bỉ mình và chửi bới mình. Bạn nên nghĩ là mình phải nên để lại tấm gương đạo đức cho con cháu noi theo.
 
2/Vợ Chồng  nên sống chung thủy, không ngoại tình, không hãm hại hôn nhân của người khác, nếu bạn làm vậy thì về  sau bạn và con cháu luôn bị người khác phản bội và phá hoại hạnh phúc của mình. Rồi bạn sẽ gặp quả báo đau khổ.
 
3/Giữ gìn hành vi – Lời Nói và Suy Nghĩ cho chân chính, tránh tà kiến, không công kích và phỉ báng những người khác.

Nếu bạn luôn nghĩ xấu và đi nói xấu, hãm hại, đánh, giết người khác, thì về sau; bạn và con cháu của bạn sẽ gặp Quả báo tù tội, kiện cáo, bị vu oan giáng họa, bị hãm hại, bị bệnh tật hiểm nghèo,... Tất cả chúng là Quả Báo để trừng phạt những gì bạn đã gây ra cho những người khác. Từ bây giờ; bạn nên mở lòng vị tha để cho Tâm bạn luôn được Thanh thản, thân thể của bạn và của người khác được bình an. Đã sống trên đời thì bạn nên giữ chữ tín. Đã hứa với ai điều gì thì nên thực hiện. Đã nợ cái gì thì nên trả. Đã sai lầm thì nên cúi đầu xin lỗi. Mở lòng nhân từ và bao dung cho tất cả mọi người. Trong cuộc đời này, Bạn sống mà Tâm luôn được thanh thản, đó mới là hạnh phúc thực sự. Bạn giàu có hay đã có thứ mình cần mà tâm luôn đau khổ, lo lắng, sợ mất, sợ bị vạ, hay thở dài vì người khác giàu có hoặc khá giả, thành đạt hơn mình, thì đó không phải là hạnh phúc. Cả cuộc đời bạn sẽ luôn chìm trong đau khổ và vô nghĩa.
 
Thịnh thì người khen. Suy thì người chê – Tiếng thị phi của người đời thế gian là vậy đó. Biết đủ thì tâm luôn được an vui.
 
4/Các ngày lễ (hoặc ngày thường nếu gia đình có điều kiện) bạn nên mua hoa, quả, lễ vật chay đến  Chùa Lễ Phật , và Bàn thờ Tổ Tiên để cúng Thổ công và Gia tiên.
 
5/ Mở lòng phóng sinh, thả tự do cho chúng. Đó là công đức lớn để cứu độ người bệnh và cả vong linh.
 
6/Những người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh nan y, hay khám không ra bệnh, hay cùng một lúc nhiều bệnh. Y học hiện đại không chữa được là do bạn mắc bệnh Quả Báo, chỉ có những việc làm Tu Tâm – Tích Đức mới chữa được.
 
7/Phát tâm đi đến Hội khuyến học của tỉnh, huyện, xã và thành tâm quyên góp tiền ủng hộ cho tất cả học sinh, sinh viên nghèo để các em có cơ hội được học tập, đỗ đạt và thành tài, về sau con cháu của bạn sẽ được hưởng phúc này.
 
8/Khi gặp người bị nạn, gặp khó khăn, rơi đồ xuống đường, bạn nên đến giúp đỡ, nếu bạn bỏ đi thì ắt về sau bạn sẽ gặp quả báo.    
   Nhìn thấy những đoạn đường hư hỏng, lở,... nên mở lòng  mở lòng công đức để nơi đó bồi  đắp  để cho nhiều người đi qua được bình an.
 
9/Sát sinh là tội ác thất đức trên đời. Bạn nên ít sát sinh  và nhớ rằng: Sinh mạng của chúng cũng như chúng ta thôi, ăn đồ sát sinh, bạn nên nghĩ đến là khi cầm dao giết nó, nó đã kêu lên thảm thiết và đau đớn cầu xin như thế nào. Nó chẳng khác gì chúng ta khi bị kẻ thù cầm dao cắt cổ.
 
10/Mọi người  có thể cải vận của mình bằng việc  công đức như trên và  nên cứu giúp tiền bạc/vật chất  giúp đỡ tới những người nghèo khổ và khó khăn hơn mình. Nếu bạn đã nghèo rồi mà còn ích kỷ, không bố thí và giúp đỡ cho những người khốn khổ hơn mình, thì cuộc đời bạn đã nghèo thì vẫn cứ là nghèo. Bởi vì người có lòng lập công đức thì Trời Phật sẽ mở tương lai sáng cho người đó, cho dù người đó đang gặp khó khăn hay đang chịu quả báo ở kiếp này đi nữa.
 
11/Nếu bạn Kinh Doanh mà làm ăn lừa đảo, trốn thuế, cân sai, ăn bớt, thay linh kiện kém, sản phẩm gây độc hại cho nhiều người sử dụng, dùng âm mưu hãm hại đối thủ, bán cho xong tay, rồi mặc cho sự đau khổ của người khác thì những việc làm thất đức của bạn, về sau bạn và con cháu của bạn phải gánh chịu Quả Báo rất nặng. Làm ăn chân chính và Tích Đức thì có Phúc lớn về sau.  (Trích ở  trang A DI DA PHAT.COM)

                VÀ LÀM VIỆC THIỆN:

Làm từ thiện với mục đích gì?   Làm từ thiện chỉ với mục đích để từ thiện. Những người làm từ thiện là mong muốn chia sẻ, gánh vác  ít nhiều với những người khó khăn, những người không gặp may mắn, không có điều kiện để vươn lên trong cuộc sống, mong muốn góp một phần nhỏ để xã hội tốt hơn. Hiện nay nhiều người đang làm giúp đỡ kẻ cơ nhỡ, người cô đơn, tàn  tật, người nghèo khó, người ốm đau không có tiền trả viện phí. Nhân dân vùng thiên tai, dịch bệnh, đồng bào vùng khó khăn, rẻo cao...vv, làm từ thiện là để tích đức hay còn có thể  để trả ơn cho những người vô danh đã giúp mình trong suốt cuộc đời khi ta khó khăn hoạn nạn.

Xã hội ngày nay có khá nhiều hiện tượng làm những người làm từ thiện nghi ngờ, thậm chí nản lòng. Ví như việc có quá nhiều sư giả danh đi lại ngoài đường quyên góp xây chùa hay bán nhang, hay vụ cán bộ ăn chặn tiền Tết của người nghèo, ăn tiền quyên góp giúp đồng bào vùng bão, lũ... và nhiều nhiều vụ khác liên quan đến việc chiếm dụng tiền từ thiện của các tổ chức khác nhau.  Bởi vậy rất cần những tổ chức từ thiện và con người có uy tín để những người làm từ thiện có nơi để gửi gắm niềm tin và những tấm lòng tốt sẽ được chuyển đến người nhận một cách trọn vẹn. Có nhiều cách làm từ thiện như giúp đỡ người nghèo, giúp đỡ người bệnh, giúp đỡ người bị thiên tai bão lụt... bằng tiền, bằng sức lao động, bằng cách quyên góp những vật dụng cần thiết... Cách nào cũng tốt và đáng trân trọng cả.

Để xã hội chúng ta phát triển về giáo dục trong giai đoạn này việc đầu tư chiều sâu cho giáo dục là điều cần thiết do vậy việc  xây dựng một quỹ học bổng khuyến cho học sinh nghèo hiếu học là rất cần thiết. Học sinh nghèo hiếu học thường có quyết tâm cao vươn lên trong cuộc sống và nếu tận dụng tốt được các cơ hội họ sẽ dễ là người thành công, thành đạt sau này.

Nếu ở họ có nhân cách tốt, yêu thích hoạt động vì cộng đồng thì chính họ sẽ nhân lên những hoạt động có íh cho cộng đồng. Vì thế làm từ thiện bằng cách đầu tư vào một quỹ học bổng là một cách làm từ thiện hiệu quả nhất. Trong từ thiện nên có sự minh bạch về tài chính.. Và sử dụng tốt quỹ từ thiện để đem được những đồng tiền quyên góp của các nhà hảo tâm đến đúng người cần, giúp họ trở thành nguời hữu ích cho xã hội.

         Kết luận của Bài viết này: Nghiên cứu về Phật Pháp  có câu: “Thân giả dã, phụ mẫu chi di thể dã”. Nghĩa là, thân thể của ta chính do cha mẹ để lại. Không những thế, mà tài sản và tri thức ta đang có đều được tác thành từ công ơn to lớn của cha mẹ.  Có được sự thành công, thành đạt hôm nay? ai cho chúng ta được làm con người. Đã làm con người thì phải có Hiếu, có Nghĩa.

Hiếu đạo là chuẩn mực đạo đức của một con người, là căn bản đạo đức cho sự ổn định của gia đình và phát triển xã hội. Đã mang thân con người thì nhất thiết ai cũng mang nặng cái ơn sinh thành dưỡng dục của Cha Mẹ. Thời đại văn minh, thời đại công nghệ thông tin, truyền thống giữ gìn hiếu đạo vẫn phải được đề cao.  

          Hiếu đạo là chuẩn mực đạo đức có giá trị chung cho toàn thể nhân loại. Giáo dục hiếu đạo góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển bền vững và ổn định trật tự xã hội. Những biểu hiện suy thoái đạo đức từ căn bản bất hiếu mà ra. Con cái không phụng dưỡng cha mẹ, học trò chửi mắng thầy cô giáo, đệ tử nói xấu thầy đều là biểu hiện hành vi vô đạo đức.

 

          Chúng ta không biết ơn thì không bao giờ nghĩ đến việc báo ơn. Chúng ta ai cũng chịu cái ơn liên hệ của cộng đồng xã hội theo lý duyên sinh. Vì ý thức sâu sắc sự liên hệ hỗ tương duyên sinh mà  Phật đề cao tinh thần biết ơn và đền ơn. Chính hai nhân tố này nói lên phẩm cách giá trị của một con người.  Nếu cha mẹ lo cho chúng ta về phần thể xác, thì thầy cô giáo cũng chính là cha mẹ chăm sóc nâng đỡ mình trong công tác văn hóa, tri thức. Còn thầy dạy đạo tạo dựng cho mình hành trang vững vàng trên lộ trình tâm linh. Do vậy, ân nghĩa thế gian và ân nghĩa xuất thế gian  mà đã là con người thì ai cũng phải  tìm cách đáp đền. 

 

 Ta thấy, tiền thân quá khứ của Đức Phật Thích Ca đã thể hiện vô số công hạnh hiếu đạo, nay đủ thời tiết nhân duyên mới thành Chánh giác. Sau khi thành đạo dưới gốc cây bồ đề, Đức Phật nhìn thấy tất cả chúng sinh trong quá khứ, hiện tại đều là cha mẹ của nhau. 

Hiểu được điều này, thì dù chúng ta phải bôn ba, ngược xuôi với dòng đời để kiếm tìm từng miếng cơm manh áo, tạo dựng sinh kế, lo những điều phải lo, làm những điều phải làm, nhưng hãy thu xếp quỹ thời gian để sớm hôm phụng dưỡng cha mẹ, đáp đền ơn sâu.

 

Sự hiện diện của cha mẹ bên cạnh sự thành công, thành đạt của NGƯỜI CON  là một niềm hạnh phúc vô biên. Việc đền đáp ơn sâu nghĩa nặng với CHA MẸ  là điều may mắn Hạnh phúc không gì hơn của những NGƯỜI CON có ĐẠO NGHĨA ở trên đời  này./.   

  (Hà Nội tháng 6/2011)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét