Xem Phong thủy-Tử vi ở Hà Nội

NHẬN TƯ VẤN: Xem phong thủy Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng:Chọn hướng tốt. Phòng làm việc; phòng khách; bếp; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Xem tuổi Xây dựng nhà , sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Âm trạch mồ mả tư vấn xem hướng đặt mộ hợp phong thủy, tư vấn đặt mộ trong nghĩa trang. Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới,ngày ăn hỏi. Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.Xem Tử vi để biết vận mệnh cuộc đời; dự báo ngày cưới; dự báo tang ma; dự báo công danh, sự nghiệp, thăng quan, tiến chức.Các đại, tiểu vận trong cuộc đời...Điện thoại: 036.439.6238


Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017

Tu thế nào để có “TÂM AN LẠC” và có Phúc Lộc mãi?

Tam Thánh Tây Phương

        Có một thực tế trong cuộc sống  hiện nay ; từ người “giàu nứt đố đổ vách ” cho đến “người nghèo kiết xác” đều than khổ? và đều không lý giải được nỗi khổ đến từ đâu? Hàng trăm ngàn nỗi khổ cứ ùn ùn kéo đến làm khổ cái kiếp làm người ? Khuyên người trẻ  tu để bớt khổ thì nhiều người lại cho rằng ; bây giờ còn trẻ tu sớm quá hoặc tu sớm thì sợ “không biết có theo được không ?” ; Khuyên người già tu thì nói “già rồi tu làm gì nữa” ; hoặc “Không biết tu để làm gì ?”và còn nhiều lí do nữa không kể hết được ? Vậy tu khó cỡ nào ?
Chúng ta trong đời sống  ít nhất một lần được nghe câu tục ngữ :
Thứ nhất là tu tại gia,
Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa.

Tu là một quá trình sửa đổi tâm tính để đạt đến một đời sống  an vui, lợi ích. Tuy vậy, có phải ở đâu, và bất cứ khi nào, con người cũng có thể tu tập được? Mục đích của đạo Phật ra đời là để khuyên người ta hướng thiện, làm lành, lánh dữ, mục đích tối thượng là để đạt đến giải thoát mọi khổ đau trần tục. 

Thấm nhuần chân lý và thâm sâu  của đạo Phật, cha ông ta tự ngàn xưa đã đúc kết và truyền đời cho con cháu về một câu tục ngữ vừa mang tính giáo dục, khuyên răn, vừa mang tính đánh giá, nhận xétvề quá trình tu tập của mỗi con người. Câu tục ngữ hàm chỉ về mức độ khó của quá trình tu tập, thì xem ra, khó nhất là tu tại gia, khó nhì tu chợ và dễ hơn khi tu ở chùa?
Quả thực, mục đích của quá trình  tu như đã nói là để xa rời, từ bỏ những tham đắm trần gian, xả bỏ sự hưởng thụ lẫn ngu dốt, tham lam, sân hận trong lòng để đạt đến giải thoát, yên vui trong tâm tưởng…thì việc thực hiện những điều này nơi tại gia - trong gia đình của mình là khó nhất. Vì ở nhà, luôn tồn tại những thứ làm con người dễ đắm nhiễm. Nhiều người lí luận rằng ; làm con người thì phải biết hưởng thụ (ngũ dục)  gồm năm thứ: tiền của, sắc đẹp, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ, là những thứ làm con người phải bỏ công sức nhiều nhất để có. Nhưng theo giáo lí của Phật thì những cái đó làm mất đi sự tinh tiến, trong sạch để chìm đắm vào nó; kế đến trong gia đình luôn tồn tại những yếu tố cản trở quá trình  tu như: lo toan cuộc sống gia đình, quan hệ vợ chồng, con cái luôn thường trực những sự cãi vã, tranh đấu, thậm chí cả sự yêu thương, ân ái cũng là nguồn gốc của khổ đau (luân hồi – sinh tử). Trong gia đình, lúc nào cũng có cớ để tham, sân, si nổi lên. Do vậy, tu hành ở nhà là rất khó, thậm chí là khó nhất. 
Không ít người quan niệm rằng: “Tu tại gia” là xây điện thờ cúng, lập bàn thờ, đặt tượng Phật và bát hương trong nhà mình; rồi sớm tối, hoặc ngày Tết, ngày mồng một, ngày rằm thì sắm đồ cúng lễ cho thịnh soạn, thắp hương tụng niệm cầu Trời khấn Phật cho bản thân và gia đình mình được bình an phú quý, tấn tài tấn lộc, thăng quan tiến chức, vạn sự như ý. Nếu chỉ hiểu như vậy thì thật là hạn hẹp, không đúng với  giáo lí của Đức Phật. Có nhiều người đã “tu” ; nhưng đáng buồn thay, gia đình họ sống lục đục, kém luân thường đạo lý, ai nấy không chú ý sửa mình theo những điều hay lẽ phải. Hằng ngày, họ thường làm những điều xấu, điều ác với hàng xóm láng giềng, vẫn vơ vét công quỹ, chiếm đoạt đất đai, hoặc hách dịch cửa quyền nơi công sở, hoặc lừa đảo, buôn gian bán lận bóp hầu bóp cổ “đồng bào mình”, hoặc lưu manh, côn đồ, trộm cướp, hoặc lười biếng và sống sa đọa, hoặc nịnh hót, chui luồn để cầu chức, cầu lợi, cầu tài! Như thế thì không thể gọi là “tu”.
Kế đến, tu chợ cũng rất khó khăn, bởi hai lẽ: thứ nhất, mục đích của con người đến chợ là buôn bán, trao đổi, lấy tiền làm mục đích tối thượng, nên có khi chỉ vì vài đồng bạc, hoặc vì chỗ ngồi  bán hàng mà sinh ra cãi vã, đánh nhau; thứ đến, chợ là một môi trường ồn ào, đông đúc, xô bồ, lúc nào cũng có cơ hội để sự bực tức, sự tham lam nổi lên, không có chỗ cho sự yên lặng, lắng lòng.

Tu chùa cũng rất khó và dành cho người “Xuất gia”; tu ở chùa  xem ra còn có môi trường thuận lợi hơn, bởi chùa chiền là những nơi xa lánh trần tục, vắng lặng và đầy đủ các điều kiện cho quá trình tu tập như kinh sách, niệm phật đường, phòng tĩnh toạ….Trước đây, chùa chiền thường được xây đắp ở những nơi xa dân (có thể ở giữa cánh đồng), xa cảnh ồn ào náo nhiệt của chợ búa; quan hệ trong chùa cũng không giống như trong gia đình, các sư sãi sống một đời “thiểu dục, tri túc” (giảm tối thiểu những ham muốn, luôn biết đủ), là điều kiện tốt để tu hành. Ngày nay, do đất chật người đông, để phục vụ nhu cầu tôn giáo, tín ngưỡng của người dân chùa chiền, được xây dựng ở phố phường tấp nập nên phần nào làm cho quá trình “tu chùa” trở lên khó khăn hơn?.
Từ chỗ quan niệm về độ khó trong các môi trường tu hành, câu tục ngữ xem ra còn hàm chỉ sự khinh- trọng của người xưa về các môi trường tu tập, từ đó đánh giá cao hay thấp những con người biết vượt lên hoàn cảnh để tu hành.

Nếu “tu tại gia” là khó nhất thì người xưa đặt môi trường “tại gia” cao hơn cả, là nơi đáng để tu hơn cả, con người chấp nhận tu trong hoàn cảnh này là “thứ nhất”. Có thể, sự khôi phục phần khuyết của câu tục ngữ : “Thứ nhất [là người] tu tại gia”. Điều này cũng phù hợp với quan niệm độ sinh của đạo Phật - tức giải thoát cho toàn bộ chúng sinh. Chúng ta đều biết, trong hàng đệ tử của Phật thì phật tử tại gia là lực lượng đông đảo nhất, và có vai trò rất quan trọng trong việc lưu giữ và truyền bá giáo pháp. Do vậy, nói điều này, cha ông ta một mặt đánh giá cao, mặt khác động viên những phật tử tại gia trong quá trình tu tập.

Đó là quan điểm về thứ lớp phải trải qua trong tiến trình tu tập. Theo cách hiểu này, muốn tu được ở chùa, người ta phải trải qua quá trình tu tập tốt ở tại gia, kế đến tu ở chợ, sau cùng mới ra tu ở chùa. Nếu theo cách hiểu này, môi trường “chùa” lại được đánh giá cao nhất.

Tại sao trước nhất phải tu ở tại gia? Xét trong gia đình, các mối quan hệ thân cận, gần gũi với chúng ta nhất là tình cảm gia đình: vợ chồng, con cái, anh em, ông bà, cháu chắt. Chúng ta tu là để sửa đổi tâm tính của mình theo tinh thần từ, bi, hỉ, xả, hiền hoà, từ ái hơn, bao dung hơn. Mà những biểu hiện đó, trước nhất là phải thể hiện trong cách đối xử với người thân trong gia đình. Nếu chúng ta tu hành mà đối xử tệ bạc với người thân thì đó chẳng phải là kết quả của sự tu hành chân chính. Đó là còn chưa kể đến việc đạo Phật quan niệm về đạo Hiếu rất sâu sắc, thông qua hình ảnh sáng ngời hiếu đức của ngài Mục Kiền Liên đã thâm nhập vào đời sống văn hoá – xã hội sâu rộng trong sinh hoạt của người dân mỗi mùa Vu Lan báo hiếu.

Tu tại gia tốt rồi, kế đến mới tu chợ. Chợ là nơi thập phương cùng đến, là những người không quen biết, thân thích gì với ta, mà ta đem lòng khoan dung, từ ái, yêu thương tất cả mọi người, không tranh giành, không cãi vã, ấy là chúng ta đã mở rộng lòng thương của chúng ta tới đồng loại. Lúc này quá trình tu hành của chúng ta đã tiến thêm một tầng bậc đáng kể, vượt ra khỏi phạm vi gia đình, đem lòng yêu thương trải ra xã hội (chợ là hình ảnh của một xã hội thu nhỏ).

Cuối cùng, với những hành trang tu tập tốt ở tại gia, và ngoài xã hội, chúng ta bước vào chùa với một sự tự tin, tự hào vì quá trình tu tập của mình đến đây có thể có cơ hội để đạt được mục đích tối thượng - sự giải thoát. Mặt khác, chúng ta vào chùa là với tinh thần kính Phật, trọng Tăng, học hỏi giáo Pháp - tức tiếp xúc với ba thứ tôn quý nhất ở đời (Tam bảo: Phật, Pháp, Tăng). Do vậy, chúng ta phải đạt đến một trình độ tu hành đủ thanh tịnh đã trải qua như (thông qua tu tại gia và tu chợ) để có thể tiếp xúc với những thứ được xem là “báu vật” của thế gian. 
            Đấy là Tu. Tại sao trong nhân gian có người giàu người nghèo” ; lại có “Kẻ ăn không hết người lần không ra” ; theo kinh sách Phật giải thích là do người có Phúc Hữu LậuPhúc Vô Lậu”
“Phúc Hữu Lậu” (Mình làm mình hưởng) : Người làm phúc với ước mong được hưởng phúc  ngay trong đời này hoặc về sau, đó là phúc hữu lậu, và còn trong vòng sinh tử luân hồi. Phúc/Phước là chỉ cho sự giàu sang, sống thọ, con cháu đùm đề và thân thể khỏe mạnh của người thế gian. Hàn phi Tử nói : “ sống thọ, giàu sang được gọi là phước mà người đời ai cũng muốn có, ai cũng muốn năm phước vào nhà” ( ngũ phước lâm môn ). Vậy ngũ phước là gì?
1. Sống thọ
2. Giàu sang
3. Khỏe mạnh và yên ổn
4. Đức độ được con cháu hiếu thuận
5. Sống đến cuối đời và ra đi nhẹ nhàng.

Và nếu không tu thì Phúc này hết rất mau ; Không tồn tại mãi. Muốn có Phúc này mãi mãi thì phải tu Phật.
Nếu mình muốn cầu nhiều phước thì phải tu phước, tu phước thì phải trồng phước, giống như nông dân làm ruộng, phải nỗ lực trồng trọt thì mới có thu hoạch, người tu phước cũng vậy, phải đem hạt giống phước đức gieo khắp ruộng phước (phước điền) thì mình sẽ thu hoạch được quả của phước báo.

Phước điền là gì ? kinh Vô Lượng Thọ có ghi “ Phước thọ của thế gian giống như sinh vật trong ruộng. nên gọi là ruộng phước (phước điền)” phước điền thế gian lại có thể phân ra làm nhiều loại.

Một là Kính điền và Bi điền: đối với cha mẹ thầy tổ và tam bảo mà sinh tâm cung kính, cúng dường, phụng dưỡng gọi là Kính điền. đối với những người nghèo khổ, bần cùng tỏ lòng thương sót, bình đẳng cứu giúp, khiến họ thoát khổ gọi là Bi điền.

Hai là Báo ân phước điền: Đối với cha mẹ, sư trưởng cho đến những người có ơn đối với ta thì phài hiếu kính, phụng dưỡng, đem các vật chất để cúng dường , giúp tinh thần an ổn thì mình sẽ được tăng trưởng phước báo đó gọi là báo ân phước điền. Cung kính Tam Bảo, công đước thù thắng sẽ được phước lớn, đó gọi là công đức phước điền. đối với hạng người bần cùng của thế gian, thương sót giúp đỡ, cho họ những vật cần thiết, cứu giúp những lúc hoạn nạn, thì sẽ tích phước rất nhiều, đó gọi là bần cùng phước điền.

Ba là Thú điền, Khổ điền, Ân điền và Đức điền: Đối với tất cả sức sanh, yêu thương, giúp đỡ bình đẳng gọi là Thú điền. đối với những người đang bị buồn khổ, bình đẳng cứu giúp thì gọi là Khổ điền. đối với cha mẹ, sư trưởng thì hiếu thuận cung kính, cúng dường, hầu hạ thì gọi là Ân điền. Đối với Tam bảo thì cung kính cúng dường thì gọi là Đức điền.

Bốn là trong kinh Phạm võng đã ghi lại: 1. Phật, 2. Thánh nhân, 3. Hòa thượng (thọ giới bổn sư), 4. sư trưởng, 5. Tăng nhân, 6. Cha, 7. Mẹ, 8. người bệnh. Đối với 8 hạng người ở trên mà sanh tâm cúng kính, bố thí cúng dường, yêu thương giup đỡ thì có thể sanh vô lượng phước đức cho nên gọi là phước điền. nhưng trong 8 loại phước điền đó thì chăm sóc người bệnh là phước điền lớn nhất. khi đức Phật còn tại thế, ngài đã từng chăm sóc và lo thuốc thang cho tỳ kheo bị bệnh, rồi ngài Ngộ Đạt quốc sư đời nhà Đường cũng do lòng từ bi mà chăm sóc cho một vị tăng bị bệnh ghẻ lở, giúp cho vị đó hết đau khổ và sự xa lánh của mọi người. cho nên người nào muốn tu phước thì phải chú ý đến phước điền chăm sóc người bệnh. Người tu phước, ngoài việc gieo trồng thật nhiều phước điền, thích làm việc thiện và bố thí, còn phải có lòng từ bi đối với tất cả, bởi vì tất cả chúng sinh đều có ân với chúng ta. Cơm ăn, áo mặc hay việc đi lại của chúng ta điều phải dựa vào việc cung cấp của mọi người, nếu như người nông dân không làm ruộng, người công nhân không dệt vải, giao thông không thuận tiện thì người buôn bán không thể vận chuyển được hàng hóa, chúng ta sẽ không có cách giải quyết được nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Nếu như không có sự dạy dỗ, chỉ bảo của sư trưởng thì làm sao tăng trưởng tri thức. nếu như không có sự trừng phạt và ngăn chặn của pháp luật, dịch vụ y tế , giữ gìn trật tự cho đến việc thúc đẩy phát triển các tiện ích công cộng thì làm thế nào người dân sống và làm việc. Vì vậy mọi người không chỉ báo đáp ân của cha mẹ, sư trưởng mà còn phải báo đáp Ân của mọi người, vì vậy đức Phật dạy “ân cha mẹ, ân sư trưởng, ân tam bảo, ân đất nước, ân chúng sanh đều phải báo đáp”. Giữa người và người nếu có tâm báo đáp, cung kính lẫn nhau, tôn trọng lẫn nhau thì đâu chỉ là trồng phước, vã lại mọi người đều có phước, rõ ràng là tạo phúc cho mọi người, phước lợi cho xã hội, phước báo đó thật là lớn và nhiều vô kể. Hoặc có người nói “ nghèo khổ thì khó làm việc bố thí, tôi vốn rất thích tu phước, đáng tiếc là kinh tế khó khăn, xin dạy cho tôi trồng phước thế nào? Nên biết không chỉ có tiền mới làm phước được, bởi vì tiền bạc chỉ là một phần của tài thí, ngoài ra trong nhà vật chất dư thừa có thể bố thí, quần áo dư thừa có thể bố thí, người có tri thức có thể bố thí, người có sức khỏe cũng có thể bố thí.

“Phúc Vô Lậu”(Mình làm xã hội hưởng). Ngược lại, người làm phúc mà không mong được báo đáp, không mong được hưởng phúc về sau, đó là phúc vô lậu.
Phúc vô lậu do những việc làm có ích lợi cho người, nhưng đồng thời cũng chuyển hóa được con người chính mình, thí dụ như bố thí cúng dường, tụng kinh niệm Phật, tu tâm dưỡng tính. Người làm phúc với tâm từ bi hỷ xả, không cầu mong được hưởng phúc về sau, chỉ cố gắng tu học để tiến dần đến chỗ giác ngộ và giải thoát, đó là phúc vô lậu, vượt khỏi vòng sinh tử luân hồi. Trong lúc thực hiện hành động tạo phúc, không nghĩ rằng mình đang làm phúc, giúp đỡ người khác vì tình thương, do lòng tốt tự nhiên, với tâm bất vụ lợi, vì người quên mình, đó là hành động tạo phúc cao thượng nhất, đem lại "phúc báu" vô lượng vô biên, không thể nghĩ bàn.
Phúc hữu lậu ví như tiền tiết kiệm, có khả năng giúp con người giàu sang, sung sướng, may mắn, bình yên ngay trong đời này. Nhưng hưởng phúc này có ngày cũng cạn, cũng dứt. Khi đó, con người sẽ phải đền trả những nghiệp báo trước kia. Chúng ta đã từng thấy các ông vua, các bà hoàng, các hoàng tử, các công chúa, các nhà giàu có trưởng giả, thế lực quyền quí, cao sang danh vọng, các lãnh tụ chính trị, các lãnh tụ tôn giáo, khi hưởng hết phúc báo hữu lậu, họ phải chịu nhiều tai nạn, khổ ách, tán gia bại sản, thân bại danh liệt, thậm chí có thể mất mạng thê thảm, không chỗ chôn thân!
Trong Kinh A Hàm, Đức Phật có dạy:"Con người khi đang hưởng phúc báo, cũng như mũi tên bắn lên không trung. Mũi tên bay lên rất nhanh, rất mạnh, cũng như con người gặp mọi sự may mắn, tốt đẹp, như ý. Đến khi phúc báo hết, con người bắt đầu đền trả nghiệp báo, cũng như mũi tên hết trớn thì rơi xuống đất cũng nhanh như vậy", chính là nghĩa phúc hữu lậu đó vậy.

Bởi vậy cho nên, Đức Phật dạy chúng ta khi làm phúc, đừng mong cầu hưởng phúc báo, mà nên nguyện được phúc duyên, đời đời gặp Chính Pháp, gặp thầy lành bạn tốt, giúp đỡ tu tập, cho đến ngày giác ngộ và giải thoát mà thôi..?
Tu như thế nào để vừa hưởng Phúc và giải thoát ngay trong một đời này?
Trước tiên phải đến một nhà chùa nhờ nhà sư tự nguyện “Quy y” Phật-Pháp-Tăng và giữ “5 giới”; Chọn Pháp môn mà tu; hiện nay có đến hơn 90% dân số nước ta tu theo Pháp môn Tịnh độ tông để mãn báo thân sanh về nước Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Sau đó thực hiện “Phước huệ song tu”. “Tu Huệ”: Phát tâm tu tập, nên học giáo lý, mở mang trí tuệ, mới tỏ chánh đạo, mới có chánh kiến, mới đặng chánh tín, tâm được thanh tịnh, tránh được tà đạo, tránh cảnh tu mù, lọt hầm sụp hố, từ bỏ tâm ma, đạt được giác ngộ, thấu rõ chân lý, giải thoát khổ đau, sống trong cảnh giới, niết bàn hiện tại, ngay trong cuộc sống, hằng ngày của mình. “Tu Phước”: Thực hành công đức, phóng sinh, hạnh nguyện bố thí, chỉ vì từ tâm, giúp người cần đến, khiến người an vui, qua cơn khốn khó, bớt cơn phiền não, khiến cho người khác, sanh tâm bố thí, nhứt tâm hồi hướng, công đức phước đức, cho khắp muôn loài, pháp giới chúng sanh. Làm được như vậy, trí tuệ khai mở, tâm niệm hòa bình, chúng sanh an lạc, mọi người hạnh phúc. Khi đã tu không kể người già hay trẻ thì hàng ngày phải nguyện và “Niệm Phật A Di Đà” chia thời mà niệm liên tục.
Hiện nay; nhiều người đã tu nhưng không đạt giải thoát về nước Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà có thể Tu “không thành” có thể là do: 
-Chưa giữ được chữ "Tín": Trong rất nhiều lời giáo huấn của các thầy đều nói: câu hồng danh: “Nam mô ADIDA phật” là vô thượng pháp môn, có thể giải nghiệp 80 ức kiếp. Muốn về cõi cực lạc thì phải niệm phật và phải “Tín -Hạnh-Nguyện”. Phải Tin là có nước Cực Lạc. Các khóa lễ ở chùa thì có thể kết hợp tụng kinh, trì chú, niệm phật vì chúng sanh căn cơ khác nhau. Nhưng khi thực tu thì mấy ai chỉ niệm mỗi câu hồng danh và phải kiêm thêm trì chú, tụng kinh thì mới yên tâm. Đã thực tu thì chỉ chọn 1 pháp môn mà tu thôi.
        -Chưa giữ được “chánh niệm”: Tâm phật, tâm ma đều tồn tại trong mỗi người thường, có mấy ai luôn giữ được chánh niệm câu hồng danh hay niệm tâm ma là chủ yếu.
    - Kinh và chùa là phương tiện để đưa chúng sanh sang bên kia bờ giác. Vậy mấy ai ngộ được chữ này, hay lại chấp vào tụng kinh, trì chú cho nhiều, ở chùa thật lâu, không cần thực tu cũng giải thoát. Nếu như vậy thì chỉ như : "Mò trăng đáy nước mà thôi". Cứ theo lối hành pháp hiện nay thì phật giáo đạt được một điều là: "giúp con người sống tốt hơn" mà thôi còn không giải thoát được?

Về giới luật cần giữ:
-Cư sĩ, khi quy y Tam Bảo: 05 giới.( Mọi người chúng ta)
-Sa Di, khi xuất gia: 10 giới.
-Tỳ Kheo: 250 giới.
-Tỳ kheo ni: 348 giới . . .
Vậy, ta thấy càng tu thì phải giữ giới càng nhiều, đồng nghĩa với độ khó càng tăng. Đức Phật cũng đã có dạy rằng "lấy giới luật làm Thầy", cho nên với 1 ông thầy khó thì người tu phải nghiêm túc hơn. Tu tại gia như chúng ta phải giữ được 5 giới Cấm (Không sáy sinh-Không nói dối-Không Trộm cắp-Không tà dâm- Không uống rượu).

   Ngoài những cống hiến cho Phật pháp, người Phật tử kính trọng Tu sĩ Phật giáo là ở việc giữ giới./.

(Ngô Lê Lợi-tháng 7/2017) Xem thêm ở trang Muonghum.blogspot.com

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét