|
Thầy Nguyễn Xuân Điều tặng sách cho thầy Trần Văn Mai (Ảnh chụp tại Bộ môn ngày 17/7/2012-Ngô Lê Lợi)
|
Ngày 17/7/2012; tại Bộ môn Trường sinh học
dưỡng sinh học của Thầy Nguyễn Xuân Điều ở Hà Nội đã tổ chức giao lưu với Thầy
Trần Văn Mai từ tỉnh Bình Dương ra Hà Nội.
Trước hết xin thông tin về Bộ môn Trường sinh
học dưỡng sinh học của Thầy Nguyễn Xuân Điều ở Hà Nội trực thuộc Trung tâm UNESCO-Văn hóa Dòng họ Việt Nam. Bộ môn
ra đời vào năm 1997.
Đây là Bộ môn có Trung tâm gần như duy nhất ở Hà Nội dậy “Ngồi
thiền dưỡng sinh phòng bệnh” áp dụng phương pháp dưỡng sinh bằng năng lượng sinh
học theo phương pháp của Tiến sĩ Đasira Narada (1848-1924) người Sri Lanka đã
có công lớn trong việc sử dụng năng lượng sinh học dưỡng sinh phòng và chữa bệnh. Có thể khẳng định đây
là phương pháp bổ sung cho y học hiện đại dựa trên lý thuyết của hệ thống kinh
lạc.
Từ khi ra
đời đến nay Bộ môn đã hoạt động và đóng góp vào việc hướng dẫn luyện tập
dưỡng sinh có kết quả cho rất nhiều người ở mọi thành phần khác nhau ở Hà Nội
và các tỉnh xung quanh Hà Nội; như : Công nhân, nông dân , học sinh, sinh viên,
sĩ quan quân đội, giới tri thức , văn nghệ sĩ, nhà báo,các giáo sư trong nhiều ngành
y học, cán bộ trong các cơ quan Đảng và Nhà nước...những người đến đây học
thiền và về nhà tự thiền ở nhà đều thấy sức khỏe đều cải thiện nâng lên rõ rêt.
Đặc biệt đối với những người mắc bệnh kinh niên qua thiền đã thấy đỡ và rất
nhiều người đã khỏi bệnh. Từ đó mọi người thấy đầu óc sáng suốt, lao động, học
tập có hiệu quả cao.
Xuất phát từ thực tiễn hiện nay có rất nhiều
người (gồm những người có nhu cầu học thiền dưỡng sinh sức khỏe và bệnh nhân)
muốn tiếp cận lĩnh vực dưỡng sinh bằng “Năng lượng trường sinh học” để phòng
bệnh và chữa bệnh (tự điều chỉnh chữa bệnh
trong cơ thể) đến Trung tâm sẽ được
hướng dẫn và được mở hệ Luân-xa và “tự ngồi thiền”. Bộ môn “Trường sinh học dưỡng sinh”
của Thầy Nguyễn Xuân Điều mong muốn mọi
người có nhu cầu đến Trung tâm đều được đón tiếp và hướng dẫn tận tình. Trong
thời gian qua (trên 15 năm) Bộ môn “Trường sinh học dưỡng sinh” của Thầy
Nguyễn Xuân Điều đã hướng dẫn dậy “Ngồi thiền- dưỡng sinh phòng bệnh” cho
trên gần hai vạn người.
Còn về Thầy Trần Văn Mai ở Bình Dương; rất ít
người biết về Thầy mà chủ yếu là biết thầy qua những học viên rất nổi tiếng như
: “thầy” Lương Đình Phú ở Bình Dương và Cô Hồ Thị Thu ở “Trường năng lượng trường sinh
học” thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định; Trường của Cô
Thu tính đến nay đã có 6 vạn người người theo học “ngồi thiền”, có rất rất
nhiều người đã khỏi bệnh nan y. Nhiều người về quê sống và ngồi thiền thanh
thản, khỏe mạnh, tự cứu mình. Cũng có nhiều người cảm cái nghĩa của cô Hồ Thị Thu và môn học kỳ diệu đã tình nguyện ở lại cả
đời, phục vụ không công cho công tác hướng dẫn, chăm sóc bệnh nhân tại “trường” ở Hội Vân. Hoặc bản thân họ cũng
nối nghiệp cô Hồ Thị Thu đã “trao chìa khóa” , đi nhiều tỉnh làm việc thiện
bằng cách mở các câu lạc bộ năng lượng sinh học thu hút nhiều nghìn người tham
gia học thiền.
Qua giao lưu mới thấy cái tâm của Thầy Trần Văn
Mai rất trong sáng; thầy không mở các trung tâm hay câu lạc bộ mà chủ yếu ở đâu
có người bệnh và có nhu cầu cứ tập trung khoảng vài chục người hoặc vài trăm
người là Thầy lại từ Bình Dương đi mở các lớp Hướng dẫn “Ngồi thiền’ cho nhân
dân.Tính đến nay Thầy đã đi rất nhiều các tỉnh thành trong cả nước để hướng dẫn
và mở các lớp “dậy ngồi thiền”. Là con người điềm đạm làm nhiều nói ít ; “Mai
danh- ẩn tích” nên đến nay thầy đã mở lớp dậy được con số là bao nhiêu. Những
việc làm của Thầy chỉ những nơi Thầy đi qua nhân dân ở đó mới hiểu; còn lại là
sự bí mật. Và ở Thầy toát lên con người chỉ muốn làm được nhiều điều thiện đức;
nên Thầy rất khiêm tốn và kiệm lời.
Thời gian giao lưu không nhiều chỉ được hơn một
giờ đồng hồ; Thầy
Nguyễn Xuân Điều và Thầy Trần Văn Mai đã cho chúng
ta biết là: Trung tâm ở Hà Nội và các lớp “Dậy ngồi thiền của Thầy Trần Văn Mai”
cũng như của Cô Hồ Thị Thu ở Bình Định là cùng một phương pháp thiền: sử dụng năng lượng sinh học dưỡng sinh phòng và điều chỉnh bệnh của Tiến sĩ Tiến sĩ Đasiđa
Naradda.
Kết thúc buổi giao lưu các Thầy đều nói đến Tiến sỹ Đasira Narada: “Nhớ ơn Tiến sỹ Đasira Narada - người
Slilanca đã tu luyện nhiều năm trên núi Tuyết Sơn để mở luân xa cho mình và có khả năng mở luân xa cho người khác , tìm con đường phòng và điều chỉnh bệnh bằng việc tiếp thu năng lượng vũ trụ qua các trung tâm năng lượng trên cơ thể người - Các Thầy đã nguyện dành cả đời phấn đấu dành cho công việc có ích này. ( Giúp cho mọi người tập luyện; tự điều chỉnh hệ thống
thần kinh, nội tiết, nhịp sinh học...để cơ thể khỏe mạnh).
Các Thầy khuyên chúng ta: “Bất kỳ ai, dù ở lứa tuổi nào, cũng cần coi dưỡng
sinh Tâm là khâu quan trọng nhất của sự sống, vì việc điều khiển từng lời nói đến
sai khiến chân tay làm việc, tái tạo mọi hành vi, mọi hoạt động đều do Tâm mà
ra. Không ai có thể phủ nhận vai trò của dưỡng sinh Tâm trong nâng cao sức khỏe
con người”.
Và rất nhiệt tình đón tiếp mọi người-người bệnh đến trung tâm để học “ngồi
thiền -tự chữa khỏi bệnh”
(Ngô Lê Lợi- Hà Nội: Kỉ niệm ngày Thương binh –Liệt sĩ 27/7/2012)
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA BUỔI GIAO LƯU
|
Thầy Nguyễn Xuân Điều và Thầy Trần Văn Mai |
|
Vợ Chồng Thầy Nguyễn Xuân Điều- Tác giả-Thầy Trần Văn Mai |
|
Các học viên tham gia giao lưu |
|
Đoàn của Thầy Trần Văn Mai ở Bình Dương ra (Ngồi bên phải) |
|
Chia tay đoàn Thầy Trần Văn Mai (chụp dưới hè đường) |
|
Đại diện các học viên khóa 2008 chụp kỉ niệm với Thầy Nguyễn Xuân Điều |