Tam Thế Phật |
Xem Phong thủy-Tử vi ở Hà Nội
NHẬN TƯ VẤN: Xem phong thủy Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng:Chọn hướng tốt. Phòng làm việc; phòng khách; bếp; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Xem tuổi Xây dựng nhà , sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Âm trạch mồ mả tư vấn xem hướng đặt mộ hợp phong thủy, tư vấn đặt mộ trong nghĩa trang. Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới,ngày ăn hỏi. Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.Xem Tử vi để biết vận mệnh cuộc đời; dự báo ngày cưới; dự báo tang ma; dự báo công danh, sự nghiệp, thăng quan, tiến chức.Các đại, tiểu vận trong cuộc đời...Điện thoại: 036.439.6238
Thứ Bảy, 25 tháng 10, 2014
Để tượng Phật trong nhà
Thông thường, trong mỗi gia đình theo Phật giáo đều
có bàn thờ Phật, tranh Phật hay bài trí tượng Phật để cầu xin bảo hộ bình an,
phát tài.
Tượng
Phật rất linh thiêng, vì vậy chúng ta nên chú ý đến những điều kiêng kỵ để
tránh mang lại những điều không may đến cho gia đình.
Không nên mua tượng Phật một cách
ngẫu hứng, tùy tiện. Trong nhà chỉ nên thờ nhiều nhất là ba vị và phải sắp đặt
chung một bàn, càng nhiều tượng Phật thì người sống trong nhà càng cảm thấy
phân tâm, bất an.
Trong khi thờ Tam thế Phật, phải
sắp đặt chung một bàn. Nếu tượng lồng kính thì nên đặt ngay thẳng, không được
cái cao, cái thấp, cũng không được cái to, cái bé; còn với tượng gỗ, tượng
đồng, tượng sành, thì để ngang hàng đồng bậc, không nên để tầng trên, cấp dưới.
Sau khi mua tượng Phật, tuyệt đối không được khóa
trong két bạc hay cất trong tủ kín giống các đồ quý khác như vàng, bạc, đá quý…
Hành động này bị coi là bất kính nhất đối với tượng Phật. Nếu để tượng trong
két bạc còn làm cho nhà xảy ra rất nhiều chuyện không hay, nhất là trẻ em hay
bị ốm.
Nếu tượng Phật trong nhà quá cũ, để lâu năm thì
không được vứt hoặc ném vào một góc nào đó mà cần mua tượng Phật mới để thay và
mang tượng Phật cũ lên chùa, miếu hoặc có thể đốt cùng tiền vàng (vào mùng 1,
ngày rằm để tiễn tượng Phật quy vị). Khi đặt tượng Phật lên bàn thờ, dưới tượng
phải để một đĩa có giấy đỏ nhằm tỏ lòng thành kính và trang trọng đối với Phật.
Nếu tượng Phật không may bị vỡ,
không nên dùng chổi quét và vứt tùy tiện mà phải dùng giấy vàng gói lại, vào
ngày mùng một, ba, năm, bảy, chín đốt dưới nắng, tiễn tượng Phật quy vị. Nếu
ngón tay tượng Phật bị gãy thì nên dùng giấy đỏ cuộn lên rồi lắp vào, nếu thân
Phật có vỡ, nên dán lại bằng giấy đỏ.
Phòng ngủ là không gian riêng tư của gia đình. Vì
vậy, không được bài trí tượng Phật hay vứt bùa phù hộ có hình tượng Phật lung
tung trong căn phòng này, vì điều đó sẽ dẫn đến việc ngủ không ngon, hay mộng
mị.
Bàn thờ Phật không được bày theo hứng mà phải đặt
chính giữa nhà, bàn thờ ông bà, thì nên thờ một bên. Nếu nhà cao tầng thì thờ
Phật ở tầng trên. Tại bàn thờ Phật thì không nên để tạp vật nào khác, ngoài
bình bông, lư hương, chân đèn và đĩa quả. Những vật này, cần được săn sóc lau
quét sạch sẽ.
Ngoài ra, những tranh in hình Phật tuyệt đối
không được cuộn lên, bởi làm như vậy sẽ gây đau đầu cho những người sống trong
gia đình. Khi mắt, ngón tay của tượng Phật trong tranh bị hỏng thì phải sửa
chữa hoặc vẽ lại, nếu không vẽ lại như cũ thì người sống trong nhà dễ bị mắc
bệnh đối ứng chỗ hỏng của tượng Phật.
(Theo Tri thức thời đại)
Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014
Bộ môn Trường sinh học Dưỡng sinh ở Hà Nội Kỷ niệm 168 năm ngày sinh của Thầy Tổ Dasira Narada
Bộ
môn Trường sinh học Dưỡng sinh do Thầy Nguyễn Xuân Điều ở Hà Nội (Bộ môn trực
thuộc Trung tâm UNESCO nghiên cứu Văn hóa Dòng họ Việt nam là đơn vị trực thuộc
Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam.
Hôm
nay ngày 24/10/2014 là lễ kỷ niệm 168 năm ngày sinh của Đức Tổ Dasira Narada (1846-2014). Tại trung
tâm Bộ môn ở số nhà B1,phòng 207 (cầu thang 3) phố Tô Hiệu, phường Nghĩa Tân, quận
Cầu Giấy, thủ đô Hà Nội; Thầy Nguyễn Xuân Điều và Cô Đỗ Thị Thái phụ trách
Trung tâm của Bộ môn Trường sinh học Dưỡng sinh ở Hà Nội đã long trọng tổ chức
ngày sinh nhật Thầy Tổ.
Tới dự buổi Lễ; Vinh dự đón tiếp ông: Họa sỹ Trịnh Yên Giám đốc Trung tâm UNESCO Văn hóa dòng họ gia
đình Việt nam; Thầy Nguyễn Xuân Điều và Cô Đỗ Thị Thái phụ trách trung tâm “Trường
sinh học dưỡng sinh Hà Nội”; ông Đàm Thanh Giang hiện định cư ở bên Đức cũng có
một câu lạc bộ tâm thể -dưỡng sinh ; ông Đinh Thái Liên ở huyện Cư Mgar, Đắc Lắc cũng có một Câu
lạc bộ Thiền dưỡng sinh; Anh Đức Trọng,
Phóng viên Báo AN Thủ đô và các Thầy trong Ban lãnh đạo của Trung tâm cũng có
mặt trong buổi giao lưu này. Cùng gần 60 học viên các lớp Thiền Cấp cao
Cấp 3(đông nhất) , Cấp 4 và Cấp 5 đã có
mặt tại nhà Thầy Nguyễn Xuân Điều. Những môn sinh có mặt hôm nay là những người
đã học và thực hành môn “Thiền-Trường sinh học dưỡng sinh học của Thầy Tổ Dasira Narada ’’-Người Khai
sáng môn Vi diệu pháp hành Thiền. Sau lời khai mạc giản dị của Thầy Nguyễn Xuân
Điều về mục đích ý nghĩa của Lễ kỷ niệm; Thầy Nguyễn Xuân Điều đã mời ông Trịnh Yên giám đốc trung tâm UNESCO nghiên cứu văn hóa
dòng họ Việt Nam phát biểu và đã có bài nói
chuyện rất bổ ích và lý thú với các học viên về sự ra đời của Thầy Tổ về vi
diệu ngồi thiền. ÔNg Đinh Thái Liên chia
sẻ về khả năng chữa bệnh Điên, bệnh Ung thư bởi Thiền. Thông qua các thầy và
giao lưu đều nêu bật công dụng của thiền và chia sẻ kinh nghiệm tập
luyện, giúp đỡ lẫn nhau cùng vượt khó để nâng cao sức khỏe, từng bước đẩy lùi
bệnh tật.
Sau 3 tiếng đồng hồ buổi Lễ đã kết thúc trong không
khí trang trọng và chan hòa tình cảm thân thiết giữa Thầy, Cô và các học viên
lớp Thiền.
Thông qua ngày này chúng tôi muốn thông tin đến mọi
người một thông điệp ở Hà Nội duy nhất chỉ có cơ sở “Thiền dưỡng sinh không
những nâng cao sức khỏe mà cơ thể còn tự chữa được các bệnh trong đó có ung thư
và bệnh hiểm nghèo” địa chỉ tin tưởng hãy đến và đăng ký với Thầy Nguyễn Xuân
Điều (xem: phuongdonghoaloi.blogspot.com và xem trang của Thầy Nguyễn Xuân
Điều: https://sites.google.com/site/nangluongduongsinh/) để được tư vấn và nâng
cao sức khỏe.
(Ngô Lê Lợi -Hà
Nội-tháng 10/2014)
Thứ Ba, 14 tháng 10, 2014
Hướng dẫn treo TRANH PHẬT MANDALA
Tác giả và Tổng Giám đốc sonvu.vn Nguyễn Văn Ngọc ở Hà Nội. |
(Theo yêu
cầu của nhiều bạn đã mua tranh Mandala nhưng không biết treo ; bài viết
này tư vấn treo tranh).
Từ Mandala xuất phát từ chữ gốc “manda” có nghĩa là “tinh túy” và hậu tố “la” được thêm vào sau này, nghĩa là “chứa đựng”. Do đó, Mandala được giải thích rõ ràng là chứa đựng sự tinh túy. Hình ảnh Mandala biểu trưng cho thân và tâm của đức Phật.
Học quán Sơn Chu ( Thầy Chu Định Sơn Chuyên gia Tử Vi -Phong thủy) Địa chỉ Phòng 401, Số 21 lô B, đường Trung Yên 11A, Cầu Giấy, Hà Nội |
Sự bắt đầu của một Mandala lấy trung tâm từ một dấu chấm. Đây là một biểu tượng rõ ràng về sự vô hạn và cũng là một chủng tử – một hạt giống, là khởi điểm quan trọng nhất. Tâm điểm này thu hút tất cả năng lượng của vũ trụ bên ngoài, và trong vai trò là lực hút, năng lượng của người tín tâm được khai mở và cũng được hút vào trong đó. Vì vậy, Mandala là biểu trưng của tất cả không gian vũ trụ bên ngoài và bên trong. Chủ đích của Mandala là loại bỏ sự ngăn cách giữa vật thể và chủ thể. Mandala được coi là Tổng hợp các Đức Phật, Các vị Thánh và La
Hán. Trong việc kiến lập Mandala, một đường thẳng sẽ xuất phát từ tâm điểm và những đường thẳng khác sẽ được vẽ cho đến khi chúng giao nhau, tạo ra những hình tam giác. Các Vòng đều được vẽ là các
vị Phật. Hình vuông bên ngoài
biểu trưng cho thế giới vật chất hướng ra bốn phương, được biểu trưng bởi bốn cổng. Trung tâm Mandala được coi là sự tinh túy, và đường tròn là sự bảo trì. Bởi vậy, một bức tranh Mandala hoàn chỉnh có nghĩa là bảo trì sự tinh túy.
Có thể nói sự quán tưởng và cụ thể hóa khái niệm Mandala là một trong những đóng góp có ý nghĩa nhất của đạo Phật đối với tâm lý học tôn giáo. Mandala được coi là cảnh giới linh thiêng và sự hiện diện của Mandala trên thế giới này nhắc nhở người chiêm ngưỡng về nội tại của tính thiêng liêng trong vũ trụ và tiềm năng của vũ trụ trong bản thân mỗi người. Trong Đạo Phật, mục đích của Mandala là chấm dứt sự đau khổ của con người để thành tựu giác ngộ và để đạt được chính kiến về thực tại hay bản chất chân thật của vạn pháp. Mandala là một phương tiện để khám phá ra phẩm chất siêu việt thông qua sự chứng ngộ Mandala nơi tự tâm của mỗi người.
Công năng của tranh MANDALA là
tranh vẽ về tất cả các vị Phật; Bồ tá, La Hán: vòng ngoài cùng là La Hán, rồi
Bồ tát và vòng trong cùng là vẽ về Phật ; trong cùng là TAM THẾ PHẬT. Tranh
này Cải thiện môi trường nhiều Âm khí,
Tà khí; Cải thiện Khí trong phòng làm việc (nhà) của người lãnh đạo, giúp có
sức khoẻ tốt và sáng suốt hơn trong chỉ đạo. Tăng thêm uy lực lãnh đạo, trợ
giúp thăng tiến;Hạn chế phát tác của các vong trú ngụ trong nhà vì cảm phục Đức
Phật va các Tiên Thần trong tranh;Hạn chế tác hại của trường năng lượng của máy
tính, máy điều hoà nhiệt độ, TV, điện thoại di động v.v... và Hỗ trợ chữa bệnh.
Luận giải về bức tranh “MANDALA”
có một ý nghĩa cao siêu là: “Sự tập hợp một lá số tử vi lớn dành cho trái đất”.
Cũng còn là một hằng số “bốc quẻ của các tôn giáo” như một hiệu ứng Dịch học
theo hình sin (Biểu đồ lên xuống); chính vì thế người ta đã phân ra các đặc thù
của 72 loại MANDALA hiệu ứng cho các trạng thái ,bản chất, tâm tính, và nghi
thức tôn giáo của con người. Bức tranh MANDALA
là một bức vẽ tổng hợp về Tâm linh trong đó có trời –đất, phật, thánh và biểu tượng của sự linh thiêng còn mang một tâm nguyện (thông điệp) của thế giới hòa bình và sự đủ đầy, trong sáng.
Nên trong mỗi gia đình hay người lãnh đạo các doanh nghiệp nếu mà được treo bức
tranh đó thì gia đình hay doanh nghiệp
đó làm ăn chắc chắn sẽ tốt hơn và có tài
lộc , thịnh vượng, tăng trưởng bền vững.
*Màu sắc Tranh
Mỗi màu này đều có
liên quan tới một trong năm đức Phật siêu việt, thêm nữa cũng có liên quan tới
năm ảo tưởng của bản chất con người. Những ảo tưởng này che chướng bản chất
chân thật của con người, nhưng thông qua việc thực hành tâm linh, chúng có thể
chuyển hóa thành năm trí tuệ tương ứng với năm đức Phật siêu việt, cụ thể là:
* Màu trắng – Vairocana (Đức Tỳ Lư Giá
Na Phật): Ảo tưởng của vô minh trở thành Pháp giới thể tính trí.
* Màu vàng - Ratnasambhava (Bảo sinh
Phật): Ảo tưởng của ngã mạn chuyển thành Bình đẳng tính trí.
* Màu đỏ - Đức Adi đà: Si mê của chấp
thủ trở thành diệu quan sát trí
* Màu xanh lục - (Bất Không thành tựu
Phật): Si mê đố kỵ trở thành Thành sở tác trí.
* Màu xanh sẫm - (Đức Asuc Bệ): Si mê
của sân giận trở thành Đại viên kính trí Mandala
là phẩm vật cúng dường thiêng liêng
*Hoạt động của tranh
Tranh Mandala tự thân luôn luôn phát sáng với ánh sáng
lành và nhiều sinh lực. Khi được kích hoạt thì tranh bừng sáng và công lực hoạt
động mạnh mẽ hơn nhiều.
Khảo sát ánh sáng của tranh bằng nhãn thần thì thấy tranh
phát sáng rất mạnh, giữa có cột sáng đỏ và ánh bạc rất sáng. Khí xoáy hình phễu
hướng ra. Trục Đông Tây Nam Bắc có 4 luồng sáng mạnh. Trên tranh có nhiều tia
sáng chiếu ra (Hình 1). Hình này chỉ là mô tả rất sơ sài về ánh sáng của tranh.
Tác giả không thể mô tả hết ánh sáng rất sinh động của bức tranh này bằng một
hình vẽ.
(Khi đã “linh hóa” thì Tranh Mandala phát sáng)
*Công năng của tranh
Tranh có những công năng cơ bản sau đây:
- Cải
thiện môi trường nhiều Âm khí, nhiều Tà khí;
- Cải
thiện Khí trong phòng làm việc của người lãnh đạo, giúp có sức khoẻ tốt và sáng
suốt hơn trong chỉ đạo. Tăng thêm uy lực lãnh đạo.
- Trợ
giúp thăng tiến cho người lãnh đạo.
- Hạn
chế phát tác của các vong trú ngụ trong nhà vì cảm phục Đức Phật va các Tiên
Thần trong tranh.
- Hạn
chế tác hại của trường năng lượng của máy tính, máy điều hoà nhiệt độ, TV, điện
thoại di động v.v...
- Hỗ trợ
chữa bệnh.
*Quy cách của Tranh: có nhiều loại kích thước; khi treo cần chọn kích thước cả tranh+ khung phù hợp (ứng với kích thước Lỗ Ban
là “Được ”;Còn có ý cầu điều gì ở tranh thì căn cứ vào tâm nguyện từng người làm điều thiện?
*Quy cách khi làm khung (đã có cả
Tranh) và chọn màu là : Tùy chọn sở thích và màu sắc của từng người!
*Vị trí treo tranh
Tranh được treo ở các vị trí sau đây trong
nhà:
-Phòng khách hay phòng làm việc treo bên
trên và cao nhất.
-Trong phòng khách gia đình để cải thiện
môi trường Khí trong nhà và hạn chế phát tác của các vong (ma) lạ đang trú ngụ
trong nhà nếu có, giúp chữa bệnh khi cần thiết. Và có sự hỗ trợ để gia đình làm
ăn tốt hơn.
-Trong phòng làm việc của lãnh đạo (Giám
đốc các doanh nghiệp) : treo phía sau lưng chỗ ngồi , sao cho ánh sáng của
tranh chiếu dọi vào bàn làm việc để tăng sức khỏe, trí thông minh, tăng uy lực
lãnh đạo, trợ giúp thăng tiến, và chữa bệnh khi cần. Tác dụng khác là: Các
doanh nghiệp làm ăn khó khăn sẽ có sự trợ giúp từ Phật và Trời đất nên kinh
doanh sẽ tốt hơn.
-Treo trong phòng thờ của gia đình. ( Cũng treo nơi trang trọng và cao nhất)
-Tranh sẽ hạn chế hạn
chế tác hại của trường năng lượng của máy tính, ti vi... đến trường hào quang
của cơ thể con người.
- Tường để treo
tranh hạn chế các tranh khác để phát huy năng lượng tranh phật
*Treo tranh Phật có thể
hạn chế tối đa được hạn ách và tai nạn (Các gia đình, các nhà Doanh nghiệp và những
ai có duyên với Phật thì nên treo bức tranh MANDALA).
Bởi vì Trong Đạo Phật mục đích của mandala là chấm dứt sự đau khổ của con người,
để thành tựu giác ngộ, để đạt được chính kiến về Thực Tại. Mandala là một phương
tiện để khám phá ra phẩm chất siêu việt thông qua sự chứng ngộ Mandala nơi tự tâm
của mỗi người.
(Ngô Lê Lợi-Hà Nội 14/10/2014-Mùa Thu)
CÁC VỊ TRÍ TREO TRANH
1/Phòng Giám đốc doanh nghiệp:
Tranh treo Phật Mandala của Họa sĩ Trịnh Yên trong phòng làm
việc của Giám đốc ( phía sau Tổng Giám đốc)
Tranh treo trong phòng làm
việc của Giám đốc (bàn uống nước)
2/Treo ở phòng khách gia đình:
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)