Xem Phong thủy-Tử vi ở Hà Nội

NHẬN TƯ VẤN: Xem phong thủy Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng:Chọn hướng tốt. Phòng làm việc; phòng khách; bếp; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Xem tuổi Xây dựng nhà , sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Âm trạch mồ mả tư vấn xem hướng đặt mộ hợp phong thủy, tư vấn đặt mộ trong nghĩa trang. Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới,ngày ăn hỏi. Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.Xem Tử vi để biết vận mệnh cuộc đời; dự báo ngày cưới; dự báo tang ma; dự báo công danh, sự nghiệp, thăng quan, tiến chức.Các đại, tiểu vận trong cuộc đời...Điện thoại: 036.439.6238


Thứ Năm, 25 tháng 6, 2015

Thiền đều sẽ giảm bệnh – Tự sự của Nguyễn Đức Quế (Hà Nội)

                                                                                 
Anh Nguyễn Đức Quế-Ngồi thiền ở Chùa Ba Vàng (Quảng Ninh)-Ảnh của anh Quế



1, Chuyện cũ:
- Tiền sử trong tôi mang nhiều căn bệnh; có những bệnh oái oăm mà đến giờ đã thành mãn tính. Tôi vái tới 10 phương - Mười Phương Chư Phật - Tôi cũng chịu thuốc thang lắm; chịu tẩm bổ lắm và từng sử dụng món Sừng Tê giác nhằm giải bỏ những độc tố trong người; có lẽ chỉ còn chưa dùng tới liều Thuốc Chuột; vậy mà bệnh tật cứ mãi đeo đẳng.
- Cách nay hơn 7 năm tôi mắc thêm căn bệnh "Thoát vị đĩa đệm" . Tôi buồn lắm, bởi phải nghỉ việc do không thể đi làm; không ngồi được ghế êm, không nằm được đệm mềm và không đi bộ nổi 500 mét. Con Dâu tôi - Khi đó còn chưa là con Dâu - nói với tôi rằng: ... Bác nên đi học THIỀN, Hà nội bây giờ phong trào ... Tôi sưu tầm và mua ngay một quyển sách " Giáo trình về Thiền học " của Thiền sư Thích Chân Quang. Nhưng sau đó lắc đầu, tôi bảo: Bác không thể học môn này; vì bác không thể ngồi được thế kiết già và càng khó tĩnh tâm. Nhưng, lại nhưng - Tôi đã nhầm - Và tôi đến với Thầy sau khi đã nghiền ngẫm các thông tin trên Mạng. Chỉ sau một tuần bởi khóa học cấp 1 tại nhà Thầy Nguyễn Xuân Điều - Trưởng Bộ môn Trường sinh học dưỡng sinh, Trung tâm UNESCO Văn hóa dòng họ gia đình Việt nam - tôi thực sự nhập tâm môn học THIỀN dưỡng sinh.
- Có lẽ chưa công việc nào tôi chấp hành nghiêm túc như Thiền. Tôi chăm chỉ, cần mẫn, miệt mài ... và duy trì không bỏ buổi, kể cả khi ốm đau hay lúc vắng nhà. Ngồi Thiền được 6 tháng, tôi thấy sức khỏe mình chuyển biến rõ rệt. Tôi đã có thể đi bộ được dài, lâu hơn, cột sống cũng đỡ đau hơn. Tôi đã hoàn thành chương trình cấp 2 sau đó.
- Cách nay khoảng 25 năm, những năm 90 của TK trước, tôi có người bạn tên Vệ là CB Công an tỉnh Hà tây thấy tôi hay ôm ngực và khổ sở bởi căn bệnh Phổi nên anh khuyên tôi thường xuyên với Bài tập vẩy tay "Dịch Ma đạt cân kinh". Anh hướng dẫn tôi kỹ lắm, giảng giải cho tôi tường tận lắm... nhưng tôi chẳng nhập tâm; ôi dào vớ vẩn, tôi nghĩ vậy.
Sau này, khi thấy rõ hiệu quả của Thiền, của việc rèn luyện thân thể, tôi quyết định kết hợp bài Vẩy tay trước khi Thiền. Tôi tự đặt cho mình một Lịch sinh hoạt nghiêm túc, dành hẳn 2h30 phút mỗi sáng cho việc luyện tập - Trong đó: Vẩy tay ít nhất 40 phút và ngồi Thiền tối thiểu 90 phút.
- Thật tuyệt vời, sau những tháng ngày trung thành với Thiền và Đạt Ma dịch cân kinh, sức khỏe của tôi hồi phục nhanh chóng. Tôi không còn cảm giác đau lưng, mọi sinh hoạt trở lại bình thường. Cuối năm 2008, tôi xin nghỉ hưu và quyết định làm chuyến Du lịch dài ngày sang Trung Quốc - Tôi muốn thử khả năng đi bộ của mình - Ổn quá.
- Năm 2010 tôi nhận QĐ hưu cũng là lúc Nhà nước tổ chức 12 ngày nhân Đại lễ 1000 năm Thăng Long. Rỗi rãi, tôi dành hẳn 9 ngày đi bộ trong nội thành Hà nội và, bạn biết không: Tôi đã đi bộ vòng quanh Hồ Tây khoảng 20 KM đấy. Tôi trở thành vận động viên đi bộ.
 - Năm 2013, sau 6 năm tu luyện ngồi Thiền, tôi đến Thầy Điều và chính thức hoàn thành Chương trình Thiền cấp cao. Tôi đăng ký với Thầy một nguyện vọng: Mong được Thầy xem xét và sắp xếp để dự tiếp khóa học C4 Cấp "Giảng huấn".


2, Chuyện bây giờ:
- Thấy tôi Đi nhiều, nhà tôi nói với mọi người: Ông ấy chỉ toàn đi " Vác tù và hàng Tổng " . Tôi cười: Tôi thích vậy; có lẽ kiếp trước tôi ăn ở chả ra gì... giờ tôi muốn làm việc thiện để Sám hối, để Trả Nghiệp... Tôi chả mất gì; trái lại còn được; được cái Tình.
- Hè năm ngoái tôi ốm một trận dài, phải nằm viện vì ho nhiều, ho rũ rượi. Tôi lo mình tái phát bệnh Phổi ( Đã điều trị khỏi hơn 10 năm nay ). Xét nghiêm... đủ cả, mỗi lúc nói một bệnh... rồi tự nhiên phán: Nghi có dấu hiệu U...phải sinh thiết... ???!!! Hoảng hồn... đưa Bạch mai kiểm lại.. Lại phán : Chưa rõ ràng, yêu cầu xét nghiệm lại. BS Việt Xô cười bảo: Men gan cao lắm, bỏ Rượu đi. Hỏi: Ho nhiều thế, hay phổi tái phát ? Đáp: Phổi tốt, mà bệnh phổi thì bác không thể NÓI được to và nhiều như vậy. Ừ nhỉ, mà mình có thể " Bắn súng, chém gió " hàng nhiều tiếng đồng hồ. ( Nhờ Thiền và Vẩy tay đấy ) Một tháng nằm viện, loanh quanh với cái " Men gan cao " và BS yêu cầu: Về đi, tháng sau đến kiểm tra lại. Cáu tiết, ừ thì về, chào nhá. Mình về làm chuyến Du lịch đi Sinh và Malay. Hết ốm luôn. Không kiểm tra lại nữa nhé.
- Mình đến Thầy Đích chia sẻ băn khoăn của mình, Thầy bảo: Anh mắc bệnh về đường "Âm" rồi , trông khí sắc của anh hồi mới gặp, tôi đã biết. Và, sau những động tác, những nghi thức... Tôi thấy nhẹ người - Cứ cho là mặt tâm lý đã được giải tỏa. Cám ơn Thầy. Nghe Thầy, tôi cũng năng đến Chùa, ít đến Đền Miếu và Phủ, chăm chỉ tụng Chú Đại bi và Kinh Sám hối.
- Bây giờ thì tôi cũng đã hiểu được cái bệnh của mình; bệnh nào phải gặp BS và bệnh nào chỉ nên giải quyết bằng yếu tố Tâm linh. Xem Bloc của Trần Đăng Khoa, bỗng nhớ một thời của mình, đúng là " con chuột bạch " để cho người ta làm thí nghiệm.
Hôm nay, mưa, ngồi nhà buồn, tỉ tê tý vậy - Đừng nghĩ mình PR bạn nhé. " Hữu xạ tự nhiên hương " nhưng đến gần thì nhìn rõ hơn, nghe rõ hơn. Nãy giờ mình ngồi viết, nhưng tai mình vẫn nghe... có cái gì đó vọng trong sâu thẳm... Hai phần ba cuộc đời đã qua - 63, sắp đến tuổi hiếm rồi... chả để lại cho đời điều gì đáng nhớ... thẹn lắm thay.
(Mọi liên hệ để tìm hiểu: Anh Nguyễn Đức Quế-ĐT: 098 352 54 68)

Thứ Sáu, 12 tháng 6, 2015

Hồi sinh kỳ diệu sau 2 tháng nằm liệt giường

                                                                                 
 
Chị Phạm Thị Tuyết (SN 1976, ở Yên Phong, Yên Mô, Ninh Bình)



Được yêu cầu mổ tim khẩn cấp lại xin về…
“Hôm đó, khi đang ngồi bán hàng ở chợ đột nhiên tôi thấy mặt mày xây xẩm, khó thở, tim co thắt liên tục khiến tôi đau đớn. Thấy tôi có biểu hiện lạ, một số bà con bán hàng ở chợ liền chạy lại và đưa tôi đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh cấp cứu. Tại đây, sau khi làm các xét nghiệm, rồi chụp chiếu… các bác sỹ kết luận tim tôi bị hở van 2 lá, 3 lá, suy tim độ 3, vôi đứt đoạn dây van tim. Bệnh tình của tôi đã đến giai đoạn nguy hiểm, các bác sỹ khuyên tôi nên tiến hành mổ tim sớm, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính mạng”, chị Tuyết kể lại.
Chưa vội tin vào kết luận ở Bệnh viện tỉnh, cuối năm 2012 chị được chồng đưa lên Bệnh viện Bạch Mai, rồi Bệnh viện Việt Đức để khám và điều trị. Tại đây, kết luận của các bác sỹ cũng không có gì khác so với kết quả trước đây chị đã nhận. Chị Tuyết được yêu cầu nằm lại bệnh viện để điều trị, tuy nhiên sau một tháng nằm ở Bệnh viện Bạch Mai và phải dùng rất nhiều thuốc, sức khỏe của chị vẫn không có dấu hiệu tốt lên. Đến lúc này bệnh viện yêu cầu chị phải tiến hành mổ tim, tuy nhiên, chi phí gần 100 triệu cho ca mổ lúc đó với một gia đình nông thôn là một số tiền rất lớn khiến chị Tuyết chần chừ.
Hai vợ chồng chị Tuyết quay về nhà, vay mượn khắp nơi nhưng không được bao nhiêu. Hết cách, hai vợ chồng bàn bạc và quyết định bán nhà lấy tiền cứu chị Tuyết. Nhưng ngay khi đã quyết định bán cũng không thể tìm được người mua trong thời gian quá ngắn, trong khi chị Tuyết cần phải được mổ ngay lập tức. Quá tuyệt vọng, chị bàn với chồng xin xuất viện và phó mặc cho số phận. 
Chị tâm sự: “Bán nhà để chữa bệnh mà cũng chẳng có người mua, lúc đó tôi nghĩ chắc là số tôi đã đến lúc chết. Vậy thì bán nhà làm gì, nếu bán đi gia đình tôi sẽ ở đâu? Rồi con cái nheo nhóc, nợ nần chồng chất lại khổ chồng, khổ con. Nghĩ vậy, tôi bàn với anh Đại xin về nhà đợi khi nào kiếm tiền đủ sẽ mổ sau. Khi xuất viện tôi sợ lắm, khóc suốt mấy ngày liền. Về nhà bác sỹ còn khuyên tôi không được làm việc nặng, và phải thường xuyên đến bệnh viện thăm khám ít nhất 1 tháng/1 lần”.

 Đẩy lùi được bệnh tật là nhờ “duyên”
Với tâm lý bị bệnh viện trả về, tinh thần chị Tuyết suy sụp rất nhiều, tâm trạng vô cùng nặng nề vì nghĩ mình là gánh nặng của gia đình. Chị tâm sự: “Đầu năm 2013, sau khi từ bệnh viên trở về tôi có dấu hiệu xuống sức rất nhanh, cơ thể chỉ còn hơn 30kg. Sau đó tôi nằm liệt giường mất 2 tháng, thời điểm ấy tôi đã tưởng mình không thể qua khỏi”.
Đang lúc nằm chờ chết, chị Tuyết may mắn được một người bạn giới thiệu đến gặp bà Hoàng Thị Hằng (Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiền tại Yên Mô, Ninh Bình). Bà Hằng đã giới thiệu với chị Tuyết về phương pháp chữa bệnh bằng năng lượng trường sinh học, được tạo ra nhờ ngồi thiền và khai mở các huyệt đạo để cơ thể tự chữa bệnh mà không phải dùng đến bất kỳ loại thuốc nào. 
Chị Tuyết kể lại: “Lúc đầu nghe chị Hằng nói chuyện về thiền tôi cũng không tin lắm, nhưng khi nghe chị chia sẻ về việc bản thân chị đã tự đẩy lùi được rất nhiều bệnh, tôi đã quyết định thử. Có bệnh thì vái tứ phương thôi, với lại thời điểm ấy tiền cũng không có, mà tôi thì cũng chẳng còn biết phải bấu víu vào đâu. Nghĩ đến chữa bệnh không mất tiền, lại không phải đi xa nên tôi quyết xin theo học”.
“Mới ngồi thiền cảm thấy khắp mặt và đầu ngứa ngáy, tuy nhiên mỗi lần hít thở sâu và thiền tôi cảm nhận được một luồng năng lượng từ bên ngoài tác động trực tiếp vào cơ thể. Nguồn năng lượng ấy chạy từ đỉnh đầu xuống thẳng cột sống rồi lan tỏa đến các huyệt đạo. Nguồn năng lương ấy làm căng các hệ thần kinh và mao mạch làm tôi đau đớn, vật vã hơn trước rất nhiều. Tôi biết rằng thân xác đang chống chọi với các căn bệnh ăn sâu vào máu thịt nên cố gắng chịu đựng để xả bệnh. Chính vì vậy, mỗi khi thấy đau, tôi càng cố gắng khổ luyện hơn. Bởi thế, sau một tháng tôi đã có thể đi chợ buôn bán lại bình thường”.- chị Tuyết nói.
Kể từ khi đến với thiền, thi thoảng chị Tuyết vẫn đến bệnh viện kiểm tra căn bệnh tim của mình, nhưng tuyệt nhiên chị Tuyết không phải dùng đến bất kỳ một loại thuốc nào. Chị bảo, để có thể ngồi đây, chia sẻ với chúng tôi về giai đoạn khó khăn, tuyệt vọng nhất trong cuộc đời chị là nhờ vào “duyên gặp thiền” của chị. Chị chia sẻ, nhiều người học thiền nhưng không phải ai cũng có ý chí và nghị lực để theo đuổi nó. Chỉ có những người đứng giữa danh giới của sự sống và cái chết thì mới có nghị lực và quyết tâm để thành công. /.
(Nhật Thu - Tuấn Minh)

Từ chỗ chờ chết đến sống khỏe nhờ thiền

                                                                           
 Bà Nguyễn Thị Tỉnh



Xin xuất viện, về nhà chờ chết…
Bà Nguyễn Thị Tỉnh có lẽ là người khá nổi tiếng ở con ngõ 670 Nguyễn Khoái bởi câu chuyện “chết đi sống lại” của bà. Mọi người bảo rằng, mới ngày nào còn thấy bà ấy nằm một chỗ, cơ thể gầy ốm, xanh xao, tưởng như sẽ chẳng qua nổi bởi căn bệnh nhồi máu cơ tim quái ác đã ập đến với bà. Ấy thế mà chỉ chưa đầy 1 năm sau đó, bà Tỉnh lại đứng dậy và đi lại phăm phăm...
Nhớ lại những tháng ngày sống trong bệnh tật, bà Tỉnh cho biết nhiều lúc vẫn còn cảm thấy sờ sợ mỗi khi nhớ lại quá khứ, thời điểm ấy gia đình tưởng như bà đã bị tử thần lôi đi rồi. Thậm chí con cháu đã chuẩn bị hậu sự đâu vào đấy... đến vài lần. Lần đầu tiên là vào khoảng tháng 11 năm 1995, cả gia đình bà Tỉnh được một phen hoảng loạn khi có người ở chợ báo tin bà Tỉnh nằm ngất xỉu giữa chợ. 
Năm 1996, bà Tỉnh bị đột quỵ lần thứ hai, lúc này gia đình đã kịp thời đưa bà vào Bệnh viện Bạch Mai để cấp cứu. Bác sĩ kết luận bà bị bệnh tim, do làm việc vất vả nên dẫn đến đột quỵ và có thể gây biến chứng dẫn đến liệt suốt đời. Chưa kể bác sỹ còn chẩn đoán bà mắc thêm căn bệnh ung thư cổ tử cung quái ác. Khi đó gia đình giấu, không cho bà biết rõ về bệnh tình vì sợ bà tuyệt vọng. 
Theo chỉ định của bác sĩ, bà Tỉnh phải tiến hành phẫu thuật càng sớm càng tốt dù khả năng thành công có thể không cao bởi sức khỏe của bà không đảm bảo. Vì trước đó người phụ nữ này đã phải trải qua tới 4 lần phẫu thuật nên sức đề kháng kém, không loại trừ khả năng các vết mổ cũ sẽ gây biến chứng. 
Những tháng ngày ấy đối với bà Tỉnh và những người trong gia đình chẳng khác nào sống trong địa ngục. Ranh giới của sự sống và cái chết đối với bà quá mong manh. Rồi nghĩ đến chồng, đến con và những cơn đau liên tục hành hạ, bà Tỉnh chẳng buồn ăn uống gì, mặc kệ để được chết sớm hơn, đỡ khổ chồng con.
Sau khi các bác sỹ tiến hành phẫu thuật tim và giải quyết khối u cổ tử cung, bà Tỉnh bị biến chứng lên cơn đau và co giật mạnh. Cũng may nhờ có ê kíp giỏi, máy móc, thuốc thang hiện đại nên các bác sỹ đã giành giật lại mạng sống cho bà từ tay tử thần. 
Thời điểm ấy, bà Tỉnh chỉ còn 37kg cân nặng, số cân không đảm bảo để thực hiện hàng chục cuộc xạ trị. Vì thế, khi thấy các bác sỹ lắc đầu ngao ngán, gia đình đã xin cho bà xuất viện về nhà... chờ chết.

Điều thần kỳ đến với người phụ nữ mạnh mẽ…
Trở về từ bệnh viện, bà Tỉnh rơi vào tình trạng “bán thân bất toại”, sau khi bị biến chứng, bà rơi vào tình trạng liệt nửa người; mọi công việc, thậm chí là vệ sinh cá nhân đều diễn ra tại chỗ. Thời điểm ấy, phía gia đình đã bắt đầu rục rịch chuẩn bị đồ lo hậu sự. 
Chính vào thời điểm tưởng như hết hy vọng ấy, vận may lại đến với bà, như chính lời bà Tỉnh tâm sự: Mấy ông Diêm vương chưa muốn bắt tôi về, họ muốn tôi phải tiếp tục sống nên tôi phải sống thôi. Đó là một câu chuyện vui đối với bà và người con gái nhất mực thương mẹ, đã giúp người mẹ tìm lại được cuộc sống khi đã vào đến đường cùng.  
Con gái bà Tỉnh, chị Lê Thúy Nga nhớ lại: “Thời điểm mẹ tôi nằm một chỗ, gia đình cũng chạy vạy lo lắng thuốc thang khắp nơi, hết đông y, tây y lại vật lý trị liệu… nhưng chẳng ăn thua. Một lần tình cờ khi tôi đi thăm bố của một người bạn bị ốm, khi đó chị bạn tôi có nói đến môn thiền Trường sinh học rất hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các loại bệnh, mà đặc biệt nó lại không dùng đến thuốc. Đó cũng không phải phép thuật gì mà là một môn được khoa học chứng minh có tác dụng bổ trợ và điều trị bệnh. Đặc biệt, môn học đó rất tốt cho những người mắc bệnh như mẹ tôi. Vì thế tôi đã xin địa chỉ và nhờ người chở mẹ tôi đến đăng ký tham gia”. 
Tại đây, bà Tỉnh đã được tham gia khóa học cấp 1 của bộ môn. “Môn thiền Trường sinh học là một trong những môn bổ trợ cho quá trình chữa bệnh và điều trị bệnh cùng với các phương pháp khoa học. Đặc biệt, nó không dùng đến thuốc. Mỗi người đến với bộ môn này đều phải có niềm tin và tình thương. Đó cũng chính là tính chất cốt lõi của thiền Trường sinh học. 
Phải có niềm tin thì mới có thể tĩnh tâm và thu hút năng lượng vào cơ thể được, còn thương ở đây chính là biết thương chính bản thân mình. Có như thế nguồn năng lượng thu vào mới có khả năng tự điều chỉnh mọi bệnh tật trong cơ thể” - bà Tỉnh giảng giải về thiền.
Sau một thời gian theo học, một mặt bà Tỉnh được thầy mở cho các luân xa (các huyệt mạch quan trọng trên cơ thể nhằm giúp thu hút nguồn năng lượng ngoài vũ trụ), mặt khác, mỗi ngày bà Tỉnh bỏ ra 2-3 tiếng đồng hồ để thiền và tự thu năng lượng. Bà cho biết: “Khi mới được mở luân xa, tôi cảm nhận được nguồn năng lượng chạy dọc cơ thể, mạnh nhất là vùng ngực và chân. Toàn thân mồ hôi đầm đìa như tắm. Khoảng 5-6 tháng sau tôi có thể tự ngồi dậy để thiền và đi lại được bình thường sau một năm kiên trì tập luyện”. 
Điều ngạc nhiên là sau khi tham gia môn thiền Trường sinh học được gần 2 năm, bà không phải dùng đến một viên thuốc nào. Khi được các con đưa trở lại bệnh viện để khám, các bác sỹ ở Bệnh viện Bạch Mai đã rất bất ngờ với kết quả hồi phục của bà. Họ bảo, bà có thể sống được là nhờ vào một sự “thần kỳ”, nhưng bà biết phép màu là do ý chí và sự kiên nhẫn khi đến với thiền, cộng với sự may mắn của số phận./.
(Bài : Nhật Thu - Tuấn Minh)

 

Tập thiền chiến thắng tử thần

                                                                                
Chị Liên



Chỉ có 1% sự sống cũng lựa chọn?
Khoảng đầu năm 2011, sau một trận ốm, sốt, nằm li bì 2 ngày, chị Liên cảm thấy cơ thể mình có những biểu hiện rất lạ: trên người xuất hiện nhiều vết đen tụ lại thành những mảng lớn dưới da. Kèm theo đó là chảy máu chân răng, đặc biệt là chảy máu ở bộ phận sinh dục khiến cho kinh nguyệt không đều.
Chị Liên nhớ lại: “Bình thường đến ngày của chị em tôi chỉ bị khoảng 3 ngày là hết, thế nhưng thời điểm xuất hiện bệnh, chu kỳ kinh nguyệt của tôi kéo dài đến gần hết tháng”. Thấy bất thường, chồng chị vội đưa vợ đi bệnh viện.  
Sau khi khám tại Bệnh viện Đa khoa Ninh Bình, chị Liên được chồng tiếp tục đưa lên Viện Huyết học và Truyền máu Trung ương khám vào khoảng tháng 6/2011. Tại đây, các bác sỹ cho biết chị bị mắc bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu mãn tính, đó là một căn bệnh nan y và không có thuốc chữa. 
“Mức tiểu cầu của người bình thường vào khoảng 150.000/mm3 máu, thế nhưng mức tiểu cầu của tôi khi đó xuống dưới mức 100.000/mm3 máu. Ở vào ngưỡng tiểu cầu nguy hiểm, tôi được bệnh viện yêu cầu làm thủ tục nhập viện ngay lập tức. Khi ấy, nghĩ bệnh của mình đã đến lúc nặng và không còn cơ hội để sống nên tôi đã nói với chồng về quê đưa mấy đứa con lên để được nhìn mặt bọn nó, nói dại nếu có mệnh hệ gì thì nhắm mắt cũng an lòng” - chị Liên kể.
Cuối năm 2012, chị được các bác sỹ yêu cầu mổ để cắt lá lách nhằm giảm sự xuất huyết xuống mức thấp nhất. Chị Liên chia sẻ: “Các bác sỹ cho biết cắt lá lách rất dễ xảy ra các biến chứng, đặc biệt là khi cắt bỏ nó cơ thể sẽ dễ bị lây nhiễm các bệnh khác hơn. Hơn nữa, một số trường hợp sau khi cắt lá lách bệnh tình lại tái phát ngay lập tức. Vì thế, khi tiến hành phẫu thuật cho tôi, các bác sỹ đã nói rằng tỉ lệ thành công chỉ là 50%. Xác định sống chung với bệnh hiểm nghèo, vì vậy chỉ còn 1 phần trăm sống tôi cũng phải nắm lấy. Bởi vậy tôi quyết định làm phẫu thuật”.

Thử vận may khi đặt niềm tin vào phương pháp… hoang đường?

Dù đã phẫu thuật cắt hết toàn bộ phần lá lách, bệnh tình của chị vẫn không có dấu hiệu tích cực. Suy sụp, bi quan và nghĩ đến cái chết không còn xa với mình, chị Liên khóc rất nhiều. Đang trong những ngày nằm dài ủ ê chờ ngày thần chết đưa mình đi thì chị Liên gặp vận may.
Đó là ngày chị vô tình gặp được bà Hoàng Thị Hằng (Chủ nhiệm Câu lạc bộ Thiền Yên Mô, Ninh Bình hiện nay) cũng đang trong quá trình điều trị bệnh xương khớp tại bệnh viện. 
Nhờ bà Hằng thuyết phục, lại nghĩ cứ thử vận may cuộc đời mình một lần xem sao, chị Liên tìm đến Câu lạc bộ Thiền dưỡng sinh trường sinh học tại Cẩm Khê, Phú Thọ vào đầu năm 2014 để luyện tập. Sau một thời gian ngắn đến với thiền, chị Liên thấy cơ thể thay đổi khá nhiều.
Cũng gần 1 năm nay chị Liên không dùng đến bất kỳ một viên thuốc nào, nhưng các biểu hiện của bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu không còn nữa. Lượng tiểu cầu trong máu của chị cũng đã trở về mức bình thường. 
Chị Liên nhớ lại: “Ngày đầu tiên nhập học tôi được anh Thai (Chủ nhiệm CLB Thiền Cẩm Khê - PV) hướng dẫn tư thế ngồi thiền, rồi hít vào, thở ra 3 lần và nhắm mắt lại. 
Sau đó, anh ấy đặt tay lên đầu tôi. Lúc này, tôi cảm giác đầu quay vòng và năng lượng từ bên ngoài vào trên đỉnh đầu. Tiếp đến, khắp cơ thể tôi như có những con kiến nhỏ đang bò. Đặc biệt ngay từ khi được khai mở luân xa đầu tiên (huyệt đạo) tôi đã có cảm giác buồn nôn, chóng mặt, đầu thì đau vô cùng. 
Khi mới tập, nếu như anh Thai không nói trước về những biểu hiện như: người nóng lên, có cảm giác vật gì đang bò, cắn vào người… thì tôi chắc đã không thể chịu được. Lần đầu tiên ngồi thiền được 1 tiếng đồng hồ, nhưng tôi có cảm giác trong người rất thoải mái và tràn đầy sinh lực”.
Sau một tuần học xong lớp thiền cấp 1 và 2, chị Liên thấy sức khỏe tốt lên, bệnh có dấu hiệu giảm đi rất nhiều, đặc biệt là ngủ rất ngon giấc. Do đó, chị quyết định học tiếp lên lớp cấp 3 để có thể thu hút được nhiều năng lượng chữa bệnh hơn. Chị cho biết: “Sau khi học xong lớp cấp 3 tôi bị ốm mất 10 ngày. Những tưởng bệnh tình có dấu hiệu xấu hơn, không ngờ rằng khi đến bệnh viện khám thì ngược lại. Bệnh của tôi có tiến triển rất tốt, tiểu cầu trong máu cũng giữ được mức bình thường”. 
Hiện nay mỗi ngày chị Liên ngồi thiền ít nhất 4-5 tiếng đồng hồ. Mỗi lúc thiền xong chị đều cảm thấy khoan khoái, mạnh khỏe vô cùng. Chị Liên cũng cho biết, chị đang cố gắng phấn đấu học đến lớp thiền cấp 5, cấp 6 để có thể đi giúp đời và giúp đỡ được nhiều bệnh nhân không may mắc bệnh hiểm nghèo như chị. “Tôi nghĩ, đó cũng là cách để mình trả nợ cuộc đời và giúp mọi người hiểu hơn về phương pháp thiền hỗ trợ chữa bệnh đầy kỳ diệu này” - chị tâm sự./.
(Bài của: Nhật Thu - Tuấn Minh)

Người phụ nữ nằm liệt giường bỗng nhiên đi lại được nhờ thiền



                                                                                   
Chị Năm đang thiền
Xin chồng con được chết
Chị Năm vốn là lao động chính trong gia đình. Ngoài việc đồng áng, chị làm làm thuê, mò cua bắt ốc, phu hồ, gánh gạch kiếm tiền nuôi gia đình. Năm 25 tuổi, chị mắc thêm căn bệnh viêm xoang, nước mũi chảy liên tục. Chưa kịp nghĩ đến việc chữa trị bệnh tật thì chị Năm lại giật mình khi nghe các bác sĩ kết luận chị bị mắc căn bệnh viêm khớp với các chẩn đoán: tất cả các đốt sống cổ của chị đã bị thoái hóa; các đốt sống lưng: gai ba đốt, xẹp hai đốt, xốp bốn đốt. Các khớp vai, bờ xương trước bị thoái hóa hoàn toàn.
Căn bệnh này khiến chị không đi lại được. Toàn thân chị bẹp rúm, dáng đi vẹo vọ, hai vai lệch, chị đi mà như bò, như lết. Có thời gian chị đã phải nằm tại chỗ không thể đi lại được. Bệnh tật hành hạ thường xuyên nên chị Năm không làm được gì, thậm chí mọi sinh hoạt cá nhân cũng phải nhờ chồng, nhờ con giúp đỡ. Đang từ một người khỏe mạnh, đảm đương mọi công việc gia đình, bỗng dưng phải nằm một chỗ và phải nhờ đến sự hỗ trợ của mọi người nên chị Năm gần như ngã gục. 
Anh Vũ Văn Thu (chồng chị Năm) kể, anh đã đưa vợ đi chữa trị khắp nơi, hết tây y lại đông y, tốn không biết bao nhiêu tiền của mà bệnh tình chỉ được vài ba ngày lại tái phát. Cứ nghe ở đâu có thầy hay, thuốc giỏi, anh lại cố gắng đưa chị đến tận nơi. Hết tiền thì bán gà, lợn, thậm chí phải đi vay lãi để chữa trị cho vợ anh Thu cũng chấp nhận, thế nhưng đi tới đâu anh chị cũng nhận được cái lắc đầu cùng lời khuyên “chấp nhận sống chung” với bệnh tật. 
Suốt gần 4 năm trời, hai vợ chồng chị Năm rong ruổi khắp nơi tìm thầy chữa bệnh, thế nhưng bệnh tình chẳng những không giảm mà ngày càng nặng hơn. Đau đớn, suy sụp lại không muốn làm vướng bận gia đình, chị Năm đã có lần “xin chồng được chết vì sống như thế này còn khổ hơn cái chết”. Nghe vợ nói vậy, anh Thu ra sức động viên vợ, rồi hàng ngày luôn quanh quẩn bên vợ, lo chị sẽ nghĩ quẩn mà làm chuyện dại dột.

“Khai mở luân xa” tìm lại sự sống
Tận tình chăm sóc vợ khi vợ đau ốm, bệnh tật, anh Thu gần như đã xác định vợ mình sẽ mãi nằm một chỗ như vậy. Không ai ngờ, có một ngày chị Thu bỗng nhiên đứng thẳng người, đi lại như những người bình thường khác, giống hệt như một điều thần kỳ mà đến giờ phút này, nhiều khi anh chị vẫn nghĩ rằng chuyện này chỉ có ở trong mơ. Chị Năm tâm sự: “Tôi có thể khỏe mạnh được như thế này là nhờ thiền Dưỡng sinh Trường sinh học, nhờ thiền tôi đã được tái sinh”.
Kể về những ngày đầu đến với thiền, chị Năm bảo, mới đầu chị cũng không tin, bởi bệnh của chị chữa trị khắp nơi mà không khỏi, sao có thể chỉ dựa vào thiền, không dùng thuốc mà có thể khỏi được? Thế nhưng, sau khi được chính người em dâu của chị, là một  giáo viên đang dạy học tại Hà Nội nói về phương pháp thiền, và hiệu quả mà thiền mang lại với mọi người, chị Năm thấy tinh thần phấn chấn hẳn lên. Như người chết đuối vớ được cọc, chị liền hỏi thăm kỹ càng, ghi chép cụ thể những thông tin về môn học. 
Vào giữa tháng 7/2012, chị Năm khăn gói lên Cẩm Khê, Phú Thọ với quyết tâm phải tham gia bằng được khóa học về thiền Dưỡng sinh Trường sinh học. Lên tới Cẩm Khê, chị lại nghe anh chị em đồng môn truyền nhau câu nói: “Ngồi thiền không tiền chữa bệnh”. Tại đây, chị được gặp ông Nguyễn Xuân Thai – Chủ nhiệm Câu lạc bộ ở Cẩm Khê hướng dẫn, giảng giải về cách tập luyện và trực tiếp khai mở Luân xa. Học xong lớp Hướng dẫn Căn bản Cấp 1 và Cấp 2, về nhà chị chăm chỉ luyện tập. Mỗi ngày bình quân chị thiền 3 lần, mỗi lần khoảng từ 1-1,5 tiếng.
Nhờ chăm chỉ luyện tập, chỉ sau một thời gian ngắn căn bệnh viêm họng hạt mãn tính và viêm xoang đã “không cánh mà bay”, chị Năm cảm thấy phấn chấn và tiếp tục sử dụng “liều thuốc” thiền kỳ diệu. Ba tháng sau, đợt học lớp Cấp 3 khai mở âm dương, chị đủ nhân duyên và điều kiện vào lớp nhập học. Chị được “bàn tay vàng” của cô Hồ Thị Thu, người đã phát triển bộ môn thiền Dưỡng sinh Trường sinh học từ Bình Định ra khai mở luân xa âm dương. Chị bảo, khi ấy chị thấy cuộc đời mình thật sự đã sang trang mới. 
Chị Năm kể: “Khi tập và ngồi thiền, do bị bệnh xương khớp nên chân tay, rồi các khớp xương đau buốt khiến tôi chảy nước mắt. Những lúc đau đớn quá không thể chịu đựng được, tôi lấy hơi từ từ vươn cao người, hít vào thật sâu căng lồng ngực sau đó giữ hơi, nín thở đến khi không nín được nữa thì từ từ xả ra bằng mũi. Làm như vậy khoảng 3-4 lần, cơn đau dần qua. Khoảng 3 tháng đến với thiền thì tôi có thể ngồi thiền theo tư thế khó nhất trong các động tác thiền. Lần đầu tiên sau 4 năm trời gần như nằm một chỗ, và cũng là lần đầu tiên sau 3 tháng đến với thiền Dưỡng sinh Trường sinh học, tôi có thể tự đứng thẳng người lên và đi lại được bằng những bước chân vững chắc. Khi thấy tôi có thể đi lại được, chính chồng tôi đã không dám tin vào mắt mình. Anh lấy tay dụi mắt liên hồi rồi hét lên: đúng là điều kỳ diệu”./.
(Bài của: Nhật Thu - Tuấn Minh)