Ngài Kiên Lao Địa Thần (dân gian gọi là Thổ công)
Vị
địa thần (Thần đất) được đề cập đến trong phẩm này có tên là Kiên Lao Ðịa Thần.
"Kiên lao" có nghĩa là vừa kiên cố, vừa bền vững. Cái gì kiên cố? Ðất
kiên cố. Cái gì bền vững? Cũng là đất—đất rất vững chắc. Chúng ta hiện nay ở
trên mặt đất ví như những con kiến trên chiếc thuyền lớn—cả đàn kiến mấy ngàn
vạn con cũng chẳng thể làm cho thuyền bị chòng chành, chao đảo được, bởi vì
chúng không đủ sức để làm chuyện đó. Ðịa cầu nằm chơi vơi giữa không gian,
nhưng nhờ có tầng đại khí quyển cùng không khí giữ hút, cho nên không bị rớt
bể, mà như chiếc thuyền lớn trôi nổi giữa biển khơi vậy.
Có rất nhiều vị thần đất. Khi Ðức Phật
Thích Ca Mâu Ni thuyết Kinh A Hàm, Thần Ðất Kiên Lao hiện thân đến
nghe Pháp, nhưng vị thần đất này rất kiêu căng ngạo mạn. Kiêu căng ngạo mạn như
thế nào? Thần đất nói: "Khắp cả vũ trụ này chỉ có một mình thần đất ta đây
mà thôi; ngoài ta ra, chẳng có vị thần nào khác nữa!"
Thế nhưng, Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni bảo:
"Chẳng phải chỉ có một mình thần đất ông thôi đâu, mà còn có thần nước,
thần lửa, thần gió nữa!"
Vị thần đất nghe vậy liền sanh lòng
"đại ngã mạn," vô cùng kiêu ngạo nói rằng: "Làm sao có thể có
thần nào khác nữa được? Tất cả mọi sự trên thế gian này đều là do thần đất tôi
đây gánh vác cả, bọn họ đều không phải là thần linh!"
Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni phải giảng giải
cặn kẽ—thần nước thì ra sao, thần lửa thì như thế nào, thần gió ra làm sao—rồi
lại dùng nhiều phương pháp nữa mới thuyết phục được thần đất. Về sau, vị thần
đất này quy y Tam Bảo, từ bỏ thói kiêu căng ngã mạn.
Trong hư không, có các vị thần tứ đại là
thần đất, thần nước, thần lửa và thần gió. Con người là do "tứ đại giả
hợp" mà thành—tức là do bốn vị thần này phân chia, san sẻ cho mỗi người
một chút nước, một chút lửa, một chút gió, một chút đất, rồi gộp lại mà hình
thành một thân thể.
Ở đây, "đất" bao hàm hai ý nghĩa.
Ý thứ nhất của chữ "đất," thì về mặt sự, đất có thể trưởng dưỡng vạn
vật, muôn loài đều nương nhờ nơi đất mà sinh tồn; còn xét theo mặt lý, thì đất
cũng có tứ đức—thường, lạc, tịnh, ngã.
1) Thường. Thế nào gọi là
"thường"? " đất vĩnh viễn chẳng biến thiên” (Ðịa dĩ chế độ vi
môn)—, mãi mãi không dời đổi, do đó gọi là "thường." Vậy, thần đất có
đức "thường."
2) Lạc. " Đất có thể gánh vác vạn vật”
(Ðịa năng phụ hà vạn vật)—, muôn loài đều nhờ vào sức mạnh của đất mà được tồn
tại; cho nên đây là đức "lạc," đất vô cùng vui sướng.
3) Tịnh. "Ðất sanh trưởng vạn vật”
(Địa năng sanh trưởng vạn vật)—muôn vật đều do đất sanh ra và lúc sanh ra thì
tất cả đều thanh tịnh, không ô nhiễm; đây là đức "tịnh."
4) Ngã. "Cái Nghĩa của đất thì vô cùng
tự tại” (Ðịa nghĩa phi thường tự tại) —, sự tự tại này thuộc về đức "ngã."
Vậy, thường, lạc, tịnh, ngã là bốn đức tánh
của thần đất.
Ý nghĩa thứ hai của chữ "đất" là
nói về phương diện "pháp." Lúc Ðức Phật thuyết Kinh Ðịa Tạng phẩm
thứ mười một này, thì thần đất phát nguyện sẽ ủng hộ tất cả những người trì
niệm danh hiệu của Ðịa Tạng Bồ Tát cũng như những người trì tụng Kinh
Ðịa Tạng và hết thảy chúng sanh có thiện căn; cho nên đây gọi là
"Phẩm Ðịa Thần Hộ Pháp," phẩm thứ mười một.
(Bài
giảng của Hoà thượng Tuyên Hóa – Phảm thứ 11 - Kinh Ðịa Tạng Bồ
Tát Bổn Nguyện Thiển Thích (Quyển Hạ)