|
Nhà có 2 Ban thờ : Ban thờ Phật và Ban thờ Thổ công+ Gia tiên
|
Thủ tục vào nhà mới là một việc to lớn trong cuộc đời mỗi người, nó đánh dấu sự thành
công và thời gian của mỗi gia đình sinh
sống ở ngôi nhà/mảnh đất đó được bao nhiêu năm?
Khi chuyển nhà cần chú ý nghi lễ sau
1/ chọn ngày tốt ( nhất) trong tháng hợp với mệnh của chủ nhà
(hợp cả vợ và chồng con cái là tốt nhất;
thông thường theo truyền thống dân gian chỉ cần hợp tuổi Chủ nhà/hay người Mượn
tuổi là được), và thường là người lớn tuổi trong nhà như Ông hay Bố để ấn định ngày
nhập trạch/đặt Bát hương nhà mới. Nếu cẩn thận thì chọn thêm giờ tốt.
Các
đồ dùng tâm linh như bài vị,ảnh tượng phật, ảnh bố,mẹ... nên chuyển trước sẽ do đích thân chủ
nhà mang cùng. Bát hương cũ nên hóa hết chân nhang; giữ lại 3 đến 5 chân (cũ) mang theo còn lại "hóa" không nên đem thả trôi
sông ô nhiễm nguồn nước.
-Khi di chuyển từ nơi ở cũ đến nhập trạch nhà mới; thì Mỗi thành viên cũng nên
mang một thứ đồ từ nhà cũ sang nhà mới.
-Thời gian chuyển nhà nên chọn vào buổi sáng, trưa hoặc chiều
đặc biệt không chuyển nhà
vào buổi tối. (Chuyển nhà có ánh sáng Mặt trời là tốt nhất).
-Người bước vào nhà đầu tiên là chủ nhà,người thân của gia chủ ngoài đồ tâm linh còn mang theo một đôi chiếu (hoặc cùng người nhà chuyển
đệm đang dùng), bếp ga, bếp dầu, ấm đun nước, vàng hương, hoa quả. (Mang theo
bếp có năng lượng cao; còn bếp điện có nhiệt mà không có lửa?).
-
Đến giờ tốt; Sau khi khấn Nhập trạch thì bật bếp ga, để bếp đun ấm nước cho sôi khoảng 5 -10 phút, nước
sôi bỏ ấm ra; để bếp ga cháy thêm 10 đến
15 phút. Ý nghĩa của việc làm này là sưởi ấm cho căn
nhà giúp căn nhà luôn ấm áp và Mục đích của việc đun nước để khai bếp pha trà
dâng lên Thần linh và gia tiên, nước này còn lấy nước đó pha trà mời khách và bạn bè thân
thiết; hàng xóm mới, đến chúc mừng. Mọi người kể các câu chuyện vui. Để căn nhà
luôn tràn ngập tiếng cười không có lo âu, phiền muộn.
- Người phụ nữ trong gia đình (có thể là Mẹ hay vợ chủ nhà) mang đi thùng đựng
gạo, túi gạo và muối vào bếp đổ gạo vào thùng (đổ tràn càng tốt), đổ muối vào
hũ. Nghi thức này cho thấy bếp núc dồi dào luôn luôn đủ ăn đủ uống. Ngày nay
nghi thức này dường như ít người thực hiện có thể bỏ qua. Quan niệm người xưa
bếp núc thuộc về người phụ nữ!
- Đi Sau cùng vào nhà sẽ phải cầm một sô
nước đầy sóng sánh (Là khách cũng được; nhưng trừ phụ nữ đang mang thai). Đi vào trong nhà
làm lênh láng nước ra nhà rồi đặt tại trung tâm ngôi nhà. Ý nghĩa của việc trên
là mang của cải, tiền bạc đến cho gia đình. (Trường hợp vào Chung cư cao tầng
có thể mang theo vài chai nước và mở một chai làm đổ ra cũng được!); Đây có vẻ
mang màu sắc của Tâm linh huyền bí mà người xưa hay làm!
2/Đặt Bát Hương:
Trong gia đình người Việt (ngay cả người theo Công giáo) nhà nào cũng có
Ban thờ và trong Ban thờ không thể thiếu
được bát hương hay bát nhang dùng để
thắp Hương. Nhưng việc bốc bát nhang hay sắp đặt thế nào đâu phải ai
cũng rõ.
2.1. Bát hương: là một vật linh thiêng dùng thờ cúng trong gia
đình, là biểu hiện Tâm linh trên ban thờ. Đó là nơi mỗi khi thắp hương tưởng
niệm, cầu cúng hướng tới tổ tiên, các vị thần linh hay gửi lòng thành kính vào
cõi vô hình rồi chủ nhân cắm nén hương vừa đốt vào.
Trong gia đình tùy theo trách nhiệm là con
trưởng, con thứ v.v... mà thờ phụng. Thông thường có 3 cấp bậc
- Thờ Phật: cầu mong sự bình an thanh thản đến với
gia đình, giải thoát tai ương để “Cứu nạn cứu khổ và để tâm an”
- Thờ Thần: thờ thổ công, long mạch, thần tài, tiền
chủ những vị cai quản mảnh đất mình cư ngụ để
“Cầu giúp gia đình ăn ở yên ổn”.
-Thờ Thổ Công: là Thờ "ông quan thần linh" trên mảnh đất mình ở.
- Thờ Thổ Công và Thờ gia tiên: họ nhà mình và các bậc phụ thờ theo tiên
tổ. Nếu thờ tổ tiên họ tộc bên ngoại (trường hợp bên đó không có người thừa
tự) thì phải lập bát hương và ban thờ khác; nhưng cân đối với ban thờ Thổ công + Gia tiên, không làm thấp hơn ; để “Tri ân Tổ tiên và người
sinh thành và Báo hiếu”
2.2. Đặt bát hương trên
ban thờ phải theo một nguyên tắc nhất định của từng vùng. Bát hương là nơi
giáng của các hương linh, thần, thánh, tổ tiên và cũng thể hiện sự thành kính
của gia chủ đối với cõi âm. Bát nhang thờ là hình thức hội tụ tâm thức. Giống
như một sợi dây vô hình để khi gia chủ thắp hương cầu nguyện là thần linh, tổ
tiên có thể chứng giám được lòng thành. Vì vậy bát nhang phải có sự phân chia:
- Trước hết nhà là chỉ lập 1 ban thờ và một bát hương: Nhà chỉ có một ban thờ và một bát hương Thờ Thổ Công. Nhà này do điều kiện (nhà nhỏ hẹp/ở Chung cư/hay là chỉ cần lập 1 bát hương; thì khi thắp hương ngoài khấn cúng ông Quan thổ công thì còn "mời" vọng gia tiên hai bên Nội-Ngoại (đối với người chưa vợ và cho cả các gia đình có vợ chồng).
-Nhà lập 2 hoặc 3 Ban thờ riêng (Làm các Ban thờ riêng để thờ Phật- thờ
Thổ công-Thờ Gia tiên, bố mẹ)
-Nhiều gia đình chỉ có một Ban thờ nhưng có nhiều bát hương (nhưng thờ chung (Bàn thờ nhìn từ ngoài vào:
theo nguyên tắc: Góc thờ ảnh/tượng Phật:
Thờ Phật/Phật bà Quan Âm “Thờ bên Hữu” –bên Trái Ban thờ làm thêm kệ cao
hơn từ 3 đến 5 cm; Gia tiên, Cha mẹ :
“Nam thờ bên Tả-nữ thờ bên Hữu”-Thờ ảnh Cha bên phải, thờ ảnh Mẹ bên
trái . Thổ Công Thờ chính gữa ; Bát hương: cũng theo nguyên tắc trên: Bát hương
thờ Phật bên góc Trái; Góc bên phải: Nếu thờ 2 bát: Thồ công và Gia tiên: Thổ
công chính giữa, Gia tiên bên phải. Nếu thờ 3 bát hương (thờ gia tiên nhà bên
chồng): Thổ công chính giữa; bên trái thổ công là Bát ông mãnh-Bà cô; bên phải
Thổ công là Gia tiên. Nếu thờ 3 bát (Thờ cả gia tiên bên chồng và bên vợ): Thổ
công chính giũa; bên trái thổ công là Bát Gia tiên bên vợ ; bên phải Thổ công
là Gia tiên bên chồng. Trong đó bát hương thổ công bao giờ cũng to hơn 2 bát
kia và đặt ở vị trí cao hơn.
-Theo truyền thống người Việt: nếu đất ở
sau đây:
+Đất thừa kế do bên chồng cho; Ban thờ :
thông thường nếu thờ 3 bát hương: Bát hương thổ công chính giữa; bên trái thổ công là Bát ông
mãnh-Bà cô; bên phải Thổ công là Gia tiên bên chồng (còn khi thắp hương tuy
không thờ Gia tiên bên vợ nhưng được mời Gia tiên bên vợ về cùng“Hâm hưởng lễ vật”.
+Đất
do vợ chồng mua được ; Ban
thờ : thông thường nếu thờ 3 bát hương: Thổ công chính giữa; bên trái thổ công là
Bát hương gia tiên bên vợ; bên phải Thổ công là Gia tiên bên chồng. Trong thời hiện đại việc thờ cúng cả đôi bên gia đình là việc phải Đạo (Thời phong kiến xưa thì họ cho rằng thờ cả hai bên Nội -Ngoại bên Vợ bên chồng là không đúng gia giáo trong nhà vợ chồng mua được là không được phép? ) Vì đất này nhà này công chồng công vợ làm nên . Nếu muốn thờ cả bên gia tiên nhà vợ cùng nhà: có 2 cách:
-Thứ nhất: nhà rộng lập 2 ban thờ (một bên chồng ; một bên vợ ; và mỗi ban thờ có đủ 3 bát: Chính giữa bát Thổ công-Bên phải (nhìn vào) Gia tiên-Bên trái Bà cô ông mãnh )
Hình mẫu: 2 Ban thờ trong nhà đất do vợ chồng mua được; Bên phải (nhìn vào thờ gia tiên bên Nội của chồng -Bên trái thờ gia tiên bên Ngoại của vợ)-Thứ Hai: Nếu phòng thờ hẹp ; diện tích nhỏ ; thì thờ 3 bát : Bát chính giữa Thổ công-Bên phải (nhìn vào) Gia tiên bên Nội (Bên chồng) -Bên trái bên Ngoại (gia tiên bên vợ)
(Ban thờ chung cho cả 2 bên Nội (Bên chồng)-Ngoại(Bên vợ )
+Đất do bên vợ cho: Nếu bên vợ có di chúc
về thờ cúng thì theo Di chúc bên nhà vợ; còn nếu không có thì có thể áp dụng; Ban thờ
:nếu thờ 3 bát hương: công chính giữa; bên trái (Nhìn vào) thổ công là Bát hương gia tiên bên vợ;
bên phải Thổ công là Gia tiên bên chồng. Theo nhà nghiên cứu phong thủy Chu Định Sơn chuyên gia trong lĩnh vực Phong thủy "Hiện nay nhiều gia đình thờ cả bên đằng ngoại trên bàn thờ
gia tiên. Việc này là hợp cách theo quan niệm mới: Nội Ngoại cân bằng như nhau.
Vì nhà ngoại không có con trai. Con rể thờ cha mẹ vợ thể hiện tấm lòng báo hiếu."
*Lưu ý: Ảnh thờ: Thông thường con thờ cha
mẹ; còn bên trên (ông, bà..) hóa đi. Ảnh
thờ:
+ Nếu thờ cha mẹ bên chồng; theo nguyên
tắc “ảnh Nam bên tả; ảnh nữ
bên hữu” ; Nếu thờ thêm bên vợ cũng theo nguyên tắc “ảnh Nam bên tả; ảnh nữ bên hữu” của bàn
thờ. Nếu thờ có thờ thêm anh, chị em cũng theo nguyên tắc “ảnh Nam
bên tả; ảnh nữ bên hữu” của bàn thờ; và “người cao bên trong (giáp bát hương), người thấp bên
ngoài”. Bố, mẹ bên trong gần bát hương, sau đến anh chị em. Nếu thờ nhiều thì
làm ảnh thờ phải nhỏ và gọn đảm bảo mỹ thuật và cân đối trên ban thờ.
* Theo nghiên cứu của Thầy giáo: Giáo
sư-Tiến sỹ Nguyễn Tiến Đích chuyên gia Phong thủy-Kinh dịch của Việt Nam:
Không kiêng cữ trong đặt thờ bát hương; đặt và thờ bao nhiêu do “Tâm của từng
người”. Còn có lập nhiều ban thờ, thờ
nhiều bát nhang mà phép tập hợp không đúng quy tắc thì vô tình gia chủ đã tạo
ra sự tán phát, gây loạn năng lượng và khi đó không tác dụng phát huy sức mạnh
Tâm linh khi cầu cúng.
Việc thờ cúng chư vị Thần, Thánh, Tiên, Phật đều là những
bậc sáng suốt, công bằng, vô tư, không biết ăn hối lộ của vật chất thế gian do
người trần dâng cúng. “Đức năng thắng số” và Luật Nhân Quả là luật
thiêng liêng của Trời Đất. Sự giàu có, thăng tiến không phải do van xin, mà là
do phúc đức từ kiếp trước, do tu dưỡng hiện thân. Việc thờ cúng, cầu khấn chỉ
có tác dụng phù trợ, thúc đẩy thêm và cốt nhất ở tâm thành. Còn nếu kiếp trước
gây nhiều việc ác, kiếp này làm nhiều việc xấu, tâm địa ác độc thì có lạy cầu
đến dập trán, bươu đầu cũng không thể khá hơn. Hoặc như có người chỉ chăm chăm
đi cầu đầu năm, giả lễ cuối năm nhưng cha mẹ sống thì đối xử tệ bạc, khi chết
quên cả ngày giỗ thì việc cầu cúng Thần, Thánh, Phật cũng không ích gì?
2.3. Bốc
bát hương: Nên đến chùa nhờ
thầy, đó là thầy chùa (sư) hoặc pháp sư (người tu tại gia).
Khi bốc bát hương các Thầy chú nguyện, thỉnh thần linh, vong linh về an nhập.
Thực chất đây là việc cung cấp cho các vật thờ cúng một nguồn năng lượng ban
đầu và sau này trong quá trình thờ cúng, năng lượng đó ngày một tăng trưởng
khiến cho độ linh thiêng ngày càng cao. Đây cũng tương tự như việc Khai
quang, Điểm nhãn cho tượng mỗi khi đúc xong, việc này có tác dụng làm tăng
linh khí của pho tượng và bát nhang trước khi thờ cúng, nhằm không cho các vong
linh hỗn tạp tá vào. Theo dân gian chỉ sau khi hoàn thành công đoạn này thì
việc mới biến một vật từ vô tri trở nên linh thiêng, bát hương mới có các vị
Thổ công, Thần linh, Gia tiên theo chứng minh khi vái cúng và tạo được linh khí để có thể
giúp đỡ, độ trì cho gia chủ. (Khu vực Hà Nội nên đến chùa, như chùa Phúc Khánh
có nhận bốc bát hương các loại: thổ công, gia tiên, thần tài...)
2.4. Quy trình bốc bát nhang:
Bát hương vốn là vật vô tri (bằng sứ
hay bằng đồng) chỉ sau khi thực hiện các thủ tục "Linh hóa hay khai
quang bát hương" thì bát
hương đó mới có tác dụng làn vật cắm nhang khi thờ cúng. Nếu bát hương không
được bốc đúng cách cũng giống như nhà không chủ. Khi đó Thần, Phật, Tổ tiên
giáng lâm độ trì thì ma quỷ cũng chen chân theo để quấy phá gia chủ.
- Khi mua bát hương cần chọn loại không có
chữ Trung Quốc-Hán viết ở thành.
- Đầu tiên khi mua một bát hương về thì
phải rửa qua nước muối rượu gừng có pha chút nước hoa hay thả vào mấy cánh hoa
hồng cho thơm để làm sạch những phần hữu hình rồi phơ cho khô hay đem xông trầm
hương. Nước đã dùng đổ ra trước sân hay vẩy chung quanh nhà, không đổ xuống
cống.
- Sau đó lót ở đáy bát nhang một mảnh giấy
trang kim vàng (vừa để lót, vừa phòng các đồ yểm trong bát không bị cháy
theo khi bát nhang “hoá”).
- Bát nhang đã được làm đúng pháp là bát
nhang có cốt (Do nhà chùa làm hoặc Pháp sư ).
- Sau đó đổ tro đốt bằng rơm nếp (hay
trấu) mà ngày nay thường có bán tại các hàng mã. Các thủ tục do nhà sư
hướng dẫn!
2.5. Sử dụng bát hương:
Bát hương đã bốc xong, gia chủ phải
để nơi sạch sẽ, được giờ tốt, ngày tốt
để lên Ban thờ. Mỗi khi “chuẩn bị” để thắp hương (thường vào trước 1 và 15
hàng thắng) chỉ được di chuyển bình
hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn,... còn bát hương, bài vị, ảnh thờ đã định vị thì không được xê dịch. Khi vệ sinh
bát nhang, bài vị phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun
rượu cho pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch.
Kể cả , khi chân nhang quá nhiều cũng
không cần rút bớt, vì làm thế động bát hương! Về cuối năm từ 16 đến trước 22
tháng 12 âm thì “Bao sái bàn thờ” khi ấy mới tỉa bớt chân hương , hóa hết chân
hương và để lại từ 3 đến 5 chân hương cũ!
Chú ý:
Trường hợp bát hương tự nhiên bốc cháy,
dân gian cho rằng báo "điềm” hoá âm là khi chân hương cháy âm ỉ
từ trong ra rồi đổ ra xung quanh thường liên quan đến mồ mả, thờ cúng còn hoá
dương là cháy từ trên xuống có liên quan đến nhà cửa, cuộc sống hằng ngày. Khi
đó cần để hoá hết nhưng nhớ phòng hoả hoạn đừng dùng lửa dập tắt tránh "Thuỷ
Hoả giao tranh".
Nếu đang cầu cúng mà hương tắt cứ để thế
mà châm lửa tiếp, đừng nhổ lên đốt lại bởi khi nhổ lên cắm lại thành hương
thừa, mất gốc, cầu cúng mất linh nghiệm.
- Hương tắt phần trên là ở Thiên, liên
quan đến nóc nhà, ban thờ...
- Hương tắt ở đoạn giữa là Nhân, liên quan
đến thành viên gia đình;
- Hương tắt đoạn cuối nghĩ đến Địa, liên
quan đến mồ mả, đất cát...
- Bốc bát hương mới: Một là “Chọn/nhờ ” sư thầy về làm lễ bốc, hoặc là nhờ nhà chùa bốc
(bất kỳ chùa nào cũng nhận bốc, cần ghi đủ thông tin sau để đưa cho nhà chùa:
Tên tuổi tất cả các thành viên trong nhà, địa chỉ nhà ở, nếu lên chùa, nhà chùa
sẽ cúng 2 tuần là lấy được) sau đó chọn
ngày đẹp để lấy về.
- Nếu gia chủ chưa có nhu cầu ở
ngay mà chỉ “nhập trạch-đặt bát hương” lấy ngày tốt thì nên ngủ lại một đêm tại
nhà mới.
* Khấn thần linh xong, gia chủ nên cáo yết Gia
Tiên trước khi dọn đồ đạc sau. Sau các bước dọn dẹp, gia đình nên tổ chức lễ
bái tạ Thần linh và Tổ tiên để cầu bình yên và thắp hương trên Ban thờ mới 100
ngày đối với nhà mới; còn chuyển bát hương trong nhà (từ phòng này sang phòng
khác, hoặc tầng 1 lên tầng 2... thì thắp hương 7 hoặc 21 ngày là được; chuyển Bát
hương từ nơi ở cũ đến nơi ở mới thắp đủ 100 ngày).
2.6. Hoa cúng: Theo
nhà các sư giảng; thì hoa là khởi đầu của quả. Hoa làm nhân cho quả. Hoa
là thể hiện việc tu nhân. Cho nên phải chọn hoa phù hợp với việc thờ cúng. Không
nên dùng các loại hoa quá đắt tiền hoặc không phù hợp. Theo một số nhà ngoại
cảm hoa còn là nơi các linh hồn “đi về” đậu trên hoa. Do vậy ban thờ phải
thường xuyên chăm sóc sạch sẽ; thay hoa
tươi. Nếu ai mà cảm nhận được “đi về” của linh hồn thì sẽ thấy các bông hoa
trên ban thờ “rung rinh” thường xuyên. Cảm nhận sâu sắc nhất là khi thắp hương “cầu-xin
thổ công gia tiên” và việc thay nước hàng ngày sẽ cảm nhận bàn thờ có sự ấm áp
và gần gũi giữa mình và dòng tộc; mỗi khi thấy hương trên bát hương hay hoa “rung
rinh ”khi ấy sẽ có một dòng điện chạy vào người ?
Kiêng kị:
**VỀ PHỤ NỮ MANG THAI:
Không nên dọn nhà khi trong nhà có người mang thai (trường hợp vợ chủ nhà/hay thành viên trong gia đình đang mang thai). Do cần cần nơi ở mà phải chuyển gấp đến nơi nhà mới; chủ nhà hãy
mua một chiếc chổi mới tinh cho đích thân người mang thai quét dọn qua đồ đạc
một lượt trước khi chuyển đi để tránh phạm úy và như vậy mới không phạm tội
“Thần thai”. Không chuyển nhà khi GIA ĐÌNH CÓ TANG MA. Đây là một số
phép tắc giữ gìn sự hanh thông, bình an cho mọi nhà, bách bệnh không phát sinh,
tài vận tiến đến, cả nhà vui vẻ. Những người giúp dọn nhà (Bạn bè/ hay giúp
việc) không được là người cầm tinh con Hổ (Tuổi DẦN), còn lại không phải
lo bàn gì nữa. Nếu có thì chủ nhà làm lễ
nhập trạch sau khoảng 30 phút mới có mặt; và gia chủ phải ra cửa đón khách! Chủ
nhà là tuổi Hổ/DẦN không việc gì!
3/Chuẩn bị nhập trạch: (Kể cả cho chuẩn
bị khai trương văn phòng công ty hay
cửa hàng, chuyển nhà mới hay dọn đến một nơi ở mới)
Thì
việc đầu tiên phải làm là làm lễ tẩy uế trừ tà để trừ khử bỏ các uế khí, tà
khí, ma khí, hung khí...do đất và quá trình xây dựng bị nhiễm ; rồi mới làm lễ “nhập trạch” và đặt bát hương lên ban thờ thần linh (và thờ thần tài nếu có).
Thủ
tục tẩy uế không chỉ có tác dụng trừ tà khí, ma khi, xua đuổi xui xẻo, mang lại
vận may khi chuyển đến nơi mới hoặc kinh doanh tại nơi mới, mà nó Khi mà những gia đình có nhu cầu bán đất nhưng
mãi mà không bán được, bên cạnh việc phong thủy ngôi nhà bị phạm những xung sát
và tà khí, uế khí, ma khí tích tụ trong
ngôi nhà của mình mà không được tẩy uế sẽ là nguyên nhân làm cho gia chủ ở một môi
trường không sạch sẽ.
3.1 Chuẩn bị Tẩy uế; tẩy năng lượng xấu:
- Trước khi chuyển đến nơi mới khoảng vài ngày sẽ tẩy uế tẩy năng lượng xấu:
+Dùng gói bột trừ tà (mua ở
các cửa hàng Phong thủy hay bán hàng mã).
+Dùng
Rượu gừng hay Rượu gừng xả: Gừng già vài củ –thơm-cay dã nát ngâm rượu ; hoặc
Gừng già vài củ –xả vài củ - thơm-cay dã
nát ngâm rượu. Dùng rượu này lau sàn nhà tất cả các phòng , lau từ phòng thờ
,lau ban thờ (ban thờ dùng khăn sạch)
lau nhiều lần , lau từ trên trở xuống đến tầng 1 (hay toàn nhà) lau bên trong.
Sau đó đóng cửa chờ ngày vào nhà mới.
3.2.Xông nhà mới, cúng nhà mới :
Sau
khi tảy uế năng lượng xấu, nhà sẽ có mùi
“rượu –gừng” hay “Rượu-gừng-xả” thì nên xông nhà bằng hương Trầm.
Sở dĩ Trầm hương là lựa chọn hàng đầu trong việc
xông nhà mới, cúng nhà mới, hay làm thủ tục nhập trạch về nhà mới là vì
các ưu điểm của hương trầm :
- Hương trầm giúp thanh tẩy môi trường,
khử mùi ẩm mốc, xua tan âm khí.
- Giúp bầu không khí thanh
thoát , tạo điều kiện cho tài khí, vận khí theo chân cùng
- Giao hòa năng lượng giữa
gia chủ mới và “thổ” trạch .
- Tạo bầu không khí ấm cúng,
chan hòa giữa các thành viên chung sống tại nhà mới.
Để
đốt xông nhà mới, hay thực niện thủ tục cúng về nhà mới bằng trầm hương:
Trầm hương miếng, trầm hương bột... và
sử dụng vật liệu để đốt Trầm đảm bảo phòng hỏa hoạn; nên đốt vài lần trước khi
nhập trạch thì tốt. (Trầm mua ở cửa hàng bán hương-Trầm-hàng mã đều có)
4/Hướng
dẫn “Lễ” bài cúng nhập trạch/Đặt bát
hương nhà mới
-Sắm lễ: dâng
Thổ công, Gia tiên ngày nhập trạch được bày biện trang trọng gồm: Trầu cau,
hương thơm (không dùng có hóa chất, nên dùng hương hương liệu thiên nhiên có
giá từ 15.000 đến 20.000đ/bó; hoa (hoa
Hồng, Cúc: Nếu có Ban thờ Phật thì hoa “không có gai”, Ban thờ Gia tiên “không
dùng hoa Ly (chia ly)”, Tiền vàng (âm+Dương), ngũ quả (mùa nào quả ấy; 1 đĩa gồm 5 loại quả),
bánh kẹo và thêm lễ mặn (Lễ mặn tuyệt đối không để trên ban thờ Thổ công + gia tiên; mà nên có 1 bàn thấp hơn Ban thờ chính) để cúng đồ mặn: Rượu, thịt,
xôi, gà, gạo muối, nước, chén 3-5 cái nước sạch+1 chén để rót rượu. Nếu có: Ban
thờ phật chỉ cúng chay và hoa quả, xôi, chè, bánh kẹo, nước ngọt…
Lễ vật được để lên bàn thờ theo
“hướng” phù hợp với gia chủ, tự tay gia chủ/hay là người mượn tuổi khi động thổ
thắp hương và khấn lễ. (Nếu mượn tuổi
thì người mượn tuổi có thêm bài văn “Bàn
bàn giao lại nhà cho Gia chủ ” (Ai mượn tuổi thì hướng dẫn thêm-sau).
Văn
khấn lễ nhập trạch gồm hai phần:
a.
Văn khấn Thần linh.
b.
Văn khấn cáo yết Gia tiên.
c. Tiếp
ngay sau đấy gia chủ châm bếp đun nước .
(Mẫu)
VĂN KHẤN THẦN LINH KHI VỀ NHÀ MỚI
Nam
mô A Di Đà Phật! (Ba lần)
-
Con lạy chín phương trời, mười phương Phật, Chư
Phật mười phương.
-
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu Thổ chư vị tôn Thần.
-
Con kính lạy Các ngài Thần Linh bản xứ cai quản trong khu vực này.
Hôm
nay là ngày ……… tháng …….. năm …………….
Tín
chủ con là: (Tên gia chủ+Các con)………………
Ở
tại (Địa chỉ nhà mới).......................
Tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ vật và
các thứ cúng dâng bày lên trên án, trước bản tọa chư vị tôn thần tín chủ con
kính cẩn tâu trình:
Các Ngài Thần Linh, thông minh chính trực, giữ
ngôi tam thai, nắm quyền tạo hoá, thể đức hiếu sinh, phù hộ dân lành, bảo vệ
sinh linh, nêu cao chính đạo.
Nay gia đình chúng con hoàn tất công trình/mua
công trình/căn nhà này...., chọn được ngày lành dọn đến cư ngụ, phần sài nhóm
lửa, kính lễ khánh hạ. Cầu xin chư vị minh thần cho chúng con được đến nhập vào
nhà mới tại(Địa chỉ nhà):…………………., và lập bát hương thờ chư vị tôn thần.
Chúng con xin phép chư vị tôn thần cho rước vong linh Gia tiên chúng con về nơi
ở mới này để thờ phụng. Chúng con cầu xin chư vị minh thần gia ân tác phúc, độ
cho gia quyến chúng con an ninh, khang thái, làm ăn tiến tới, tài lộc dồi dào,
vạn sự như ý, vạn điều tốt lành.
Tín chủ lại mời các vong linh tiền chủ, hậu chủ ở
trong nhà này, đất này xin cùng về đây chiêm ngưỡng tôn thần, thụ hưởng lễ vật,
phù hộ cho tín chủ an khang, thịnh vượng.
Chúng con lễ bạc lòng thành trước án kính lễ, cúi
xin được phù hộ độ trì.
Nam
mô a di Đà Phật! (4 lần); Tiếp đọc tiếp (Báo cáo Gia tiên)
(Mẫu)VĂN
KHẤN CÁO YẾT GIA TIÊN KHI NHẬP TRẠCH
Nam mô A Di Đà Phật ! (ba lần)
Con
kính lạy Tổ Tiên nội ngoại họ.....(Bên chông)...(Bên vợ)
Hôm
nay là ngày ……… tháng ……. năm ………….
Gia
đình chúng con mới dọn đến đây là: (địa chỉ) …
Chúng
con thành tâm sắm lễ, quả cau lá trầu, hương hoa trà quả, thắp nén tâm hương
dâng lên bàn thờ, trước linh tọa kính trình các cụ nội ngoại Gia Tiên. Nhờ hồng
phúc Tổ Tiên, ông bà cha mẹ, chúng con đã tạo lập được ngôi nhà mới, hoàn tất
công trình. Nay chọn được ngày lành tháng tốt, thiết lập ấn thờ, kê giường nhóm
lửa, kính lễ khánh hạ.
Cúi
xin các cụ, ông bà cùng chư vị hương linh nội ngoại họ……..và họ…… thương xót
con cháu, chứng giám lòng thành, giáng phó linh sàng thụ hưởng lễ vật, phù hộ
độ trì cho chúng con, lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long, cháu con được
bình an, mạnh khỏe.
Chúng
con lễ bạc lòng thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật! (4 lần).
*Ban thờ Thần Tài –Ông
Địa đúng cách: Xếp đặt hai ông Tài và Địa:
"Tiền Hậu, Địa chủ ngũ phương nên ông Tài bên Phải; ông Địa trái so với thế nhà"
Thần Tài - Ông Địa là một
cặp 2 ông thần được thờ trong một cái tủ thờ, đặt ở dưới đất. Tủ thường làm
bằng gỗ và có khi được Tủ thờ Thần Tài - Ông Địa đều đặt hướng
thẳng ra phía cửa nhà, thường ở vị trí phía sau có vách/hay
tường nhà dựa lưng vào (để tạo sự vững
chắc cho tủ thờ cũng như cho sự kinh doanh và cuộc sống yên bình).
Người ta không chỉ cúng 2 ông vào ngày Tết, mùng 1; 15 hàng tháng ; mà cúng
quanh năm, nhất là những gia đình chuyên nghề buôn bán, kinh doanh thì cúng các vị thần này chu đáo hàng ngày thì mới được
các Thần phù hộ làm ăn thuận lợi “tiền vào như
nước; tiền ra từ từ”.
Sáng sớm khi mở cửa
bán hàng hoặc kinh doanh, người ta thường: thay nước mới và thắp hương cầu khẩn
Thần Tài “phù hộ” cho mua may bán đắt, và
“Ông ” mời khách thập phương đến cửa hàng mình đông. Đồ dâng cúng đơn giản mùa
nào thức đó; thông thường về nước cúng hàng ngày thay mới; còn hoa, quả,bánh
trái cây , đồ chay mặn thì 5 đến 7 ngày thay mới! Những ai đã quy phật thì nên
cúng đồ chay là tốt; còn lại “tùy tâm”.
Nhìn vào
cấu trúc bàn thờ Thần Tài - Ông Địa
đúng cách, từ ngoài nhìn vào ta thấy dán trên vách 1 tấm Bài vị là 1 tấm màu đỏ
được viết bằng mực nhũ kim với nội dung “Ngũ phương Ngũ thổ Long thần, Tiền hậu
địa Chúa Tài thần”. Bên trái là ông Thần tài,
bên phải là Ông Địa. Ở giữa hai ông là
một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy, 3 hũ này chỉ đến cuối năm mới thay.
Giữa bàn thờ là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải chọn ngày và theo một
số thủ tục nhất định (thông thường nhờ nhà sư ở Chùa bốc giúp). Để tránh động bát
nhang khi lau chùi bàn thờ, nguời ta dùng keo 502 dán chết bát nhang xuống bàn
thờ. Khi đang làm ăn tốt mà xê dịch bát nhang gọi là bị động bát nhang, mọi
chuyện trở nên trục trặc liền. Theo nguyên lý ” Đông Bình – Tây Quả ”, lọ hoa
bên tay phải - thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền (hoa không có
gai)…. đĩa trái cây bên tay trái - nên sắp ngũ quả (5 loại trái cây/1 đĩa).
Thường ở ngoài nơi bán đồ thờ cúng mua 5 cái chén, và xếp 5 chén nước thành hình chữ thập, tượng
trưng cho ngũ phương, và cũng là tương trưng cho Ngũ Hành phát sinh phát triển.
Cúng 5 chén nước chứ không phải 3 chén cũng vì tượng trưng cho 5 ông Thần tài và 5 ông Địa đã nói ở trên.
Ở các Ban thời nên đặt thêm 1 “Ông Cóc” (hình
tượng rất đặc trưng văn hóa Việt) để bên trái, lưu ý là
sáng quay Cóc ra, tối quay Cóc vào trong với mong muốn tiền của không bị trôi
đi. Ngoài cùng trên mặt đất, nên chọn một cái tô sứ thật đẹp, nông lòng, đổ
đầy nước và ngắt những bông hoa trải trên mặt nước (làm
Minh Đường Tụ Thủy) – một cách giữ tiền bạc khỏi trôi đi. Trong miền Nam khi cúng Thần Tài – Ông Địa, thường cúng kèm
theo một đĩa tỏi có 5 củ tươi nguyên đẹp đẽ hay nhiều khi là cả một bó tỏi . Họ
cho rằng tỏi giúp cho ông Địa có phương tiện để bài trừ ”các đạo chích vong
binh” ám muội vì người âm cũng có người tốt kẻ xấu như thường giống người dương
mình vậy. Ngoài ra, họ dùng bó tỏi đó để phòng chống các Tà sư làm ác, phá hoại
bàn thờ nhà người ta bằng Bùa, Ngải . Tỏi có tác dụng tránh được điều đó (vì
người luyện Bùa, Ngải thường kiêng ăn Ngũ Vị Tân : Hành , Hẹ, Tỏi, nén, Kiệu).
Trên nóc bàn thờ Thần
Tài - Ông Địa, người ta thường
đặt tượng của Di Lặc Phật Vương hay các
câu chú Phạn tự (tượng trưng cho cơ quan chủ quản các Thần). Mục đích là để có
sự quản lý, không cho các vị Thần làm điều sai trái.
Thổ Công hay Thổ Địa là một vị thần trong tín
ngưỡng Việt Nam
cai quản một vùng đất đai. Sống ở đâu thì có Thổ Công ở đó: "Đất có Thổ
Công, sông có Hà Bá". Thông thường, mỗi khi làm việc có đụng chạm đến đất
đai như : xây cất, đào ao, đào giếng, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt…... thì người
Việt đều phải cúng vị thần này. Và khi mở mới cửa hàng, khai trương...thì Bắt
đầu lập Ban thờ Thần Tài.
Chú ý khi đặt Ban
thờ Thần Tài –Di chuyển-và “Hóa giải” không dùng:
1/Ban thờ Thần Tài-Ông Địa để dưới đất, nhưng các vị này rất ưa chuộng sự
sạch sẽ, sáng sủa. Vì vậy, trong quá trình thờ cúng,
ta nên giữ cho các vị này luôn sạch sẽ bằng cách tắm rửa thường xuyên bằng nước
sạch. Khi trời mưa to, các bạn bê Thần Tài, Ông Địa,
Ông Cóc cho vào một cái thau sạch và để tắm mưa ngoài trời độ 15 phút. Sau đó
mang vào lau khô, xịt nước thơm và thắp hương xin. Nhiều lần thấy rất Linh diệu.
2/Khi mới lập bàn thờ,
ta nên thắp nhang liên tục trong 100 ngày để bàn thờ tụ Khí. Tuyệt đối không vì
sợ tốn điện mà tắt đèn trên bàn thờ,
vì những ngọn đèn đó giống như những ngọn Hải Đăng dẫn đường cho các vị giáng
xuống trần. Trong 100 ngày đó mỗi sáng chỉ cần thay nước và thắp một nén nhang.
Những lúc cần cầu xin điều gì thì thắp 3 nén cắm theo hàng ngang. Những ngày
rằm, mùng một, lễ, tết thắp 5 nén theo hình chữ thập. Nên chọn loại nhang cuốn
tàn (giữ được tàn), sau một thời gian sẽ có bát nhang rất đẹp và tụ Khí rất
tốt. Chỉ đến ngày 23 tháng Chạp mới rút chân nhang (khi bát nhang quá đầy chân
nhang) và đem hóa cùng tiền giấy. Khi hóa xong nhớ đổ một chút rượu vào đám tro.
3/Khi muốn di chuyển Ban thờ
đi nơi khác thì phải có lễ tạ, sau đó hóa vàng
chuyển đên nơi mới (xem giờ tốt). Muốn bỏ Ban
thờ Thần Tài lập Ban thờ mới cũng có lễ tạ,
hóa vàng và đốt hết nhang, gói bát hương, Thần Tài-Ông Địa mang lên chùa nhờ
nhà sư “Hóa giải” và chỉ dẫn của nhà sư. (Không vứt bỏ Ban thờ-Thần Tài-Ông Địa
gây mất vệ sinh môi trường).
4/ Không để hoa, lá héo úa trên bàn thờ vì khi đó dẫn đến
làm ăn khó khăn
5/Mùng 10 Âm
lịch hàng tháng là Cúng Thần Tài ; Mùng 2 và 16 Âm lịch hàng tháng là Cúng Cô
Hồn.
Cách cúng Thần
Tài: Cúng Thần Tài quanh năm,
không chỉ vào dịp giỗ , Tết, Sóc Vọng mà vào bất kỳ lúc nào thấy cần cầu xin.
Ngày thường, cúng Thần Tài đơn giản,
tiền dương, tiền cúng thần tài và Hoa
quả -Thuốc lá-Rượu (có thể cả trầu cau), nước, trái cây bốn mùa: mùa nào trái
đó,….Còn trong các dịp giỗ, Tết, Sóc Vọng thì cúng Thần Tài thêm bằng cỗ mặn:
giò , chả, bánh trưng......Hàng ngày thay nước. 4 đến 5 ngày thay hoa và quả.
(Không để hoa héo ở bình.)
Văn
khấn Thần Tài (mẫu)
Nam mô
a di Đà Phật! (3 lần)
-Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
-Kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn Thần.
- Kính lạy chư vị các Quan Thần linh cai quản bản
địa.
- Con cung thỉnh Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
- Cung thỉnh Ngũ phương Ngũ thổ Long thần
-Cung thỉnh Thần Tài vị tiền
- Cung thỉnh bản gia bản thổ tiền
hậu địa chủ Tài thần.
*Tín chủ
con (Tên là Ngô Hoàng Đông là Giám
đốc: .....).
*Địa chỉ (nơi công ty): ......................
Hôm nay là ngày…….tháng….năm…
Con thành tâm biện lễ nén hương ngát
bát nước trong, lễ vật kim ngân, nhang đăng trà quả và các thứ
cúng dâng, biện ra trước án kính thỉnh ngài Thần Tài cùng chư vị
lai lâm trước án, chứng giám lòng thành, chấp hưởng lễ vật, chấp sự
kêu cầu, phù trì chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo
hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở
nguyện tòng tâm....Đầu năm chí giửa , nửa năm chí cuối được tai qua nạn khỏi ,
điều lành mang đến , điều dữ mang đi , cầu tài được tài , cầu lộc được lộc ,
cầu bình an được bình an . Có người có của , được nhân an vật thịnh , đi
đến nơi về đến chốn làm ăn được thông đồng bén giọt, đầu xuôi đuôi
lọt, vạn sự như ý.
Nay con lễ
bạc tâm thành, nhất tâm kính lễ.
Nam mô a di Đà Phật! (4 lần )
(Ngô Lê Lợi-Nghiên cứu và hướng dẫn)
(Bài viết về: Nghi lễ nhập trạch + Đặt Ban thờ Thần tài - Ông Địa mời xem ở : muonghum.blogspot.com )
|
Ban thờ Thần Tài+Ông Địa |