Từ xưa đến nay, sửa nhà xây nhà
đều được xem là việc hệ trọng có ảnh hưởng đến cuộc sống của gia chủ và các
thành viên trong gia đình. Việc cải tạo sẽ phá vỡ bố cục, làm thay đổi các yếu
tố phong thủy vốn có ban đầu của nó. Nếu như không được tính toán và cân nhắc
cẩn thận thì việc làm nhà/sửa nhà ở sẽ
làm thay đổi đi dòng chảy tốt và thất thoát tài lộc trong nhà. Thậm chí xuất
hiện những rủi ro không mong muốn. Do đó, ông bà ta thường có câu: Có thờ có
thiêng, có kiêng có lành. Những điều cần nên tránh trong quá trình thi công sữa
chữa sẽ giúp công việc thuận buồm xuôi gió hơn.
Nếu
có nhu cầu làm mới hay sữa nhà? Nhưng nhà
bạn đang trong thời goian chịu tang (mắc tang)? Vậy mắc tang có sửa nhà được
không?Nhiều người thường cho rằng vẫn hoàn toàn
có thể tiến hành sửa nhà theo kế hoạch mà không cần phải kiêng kỵ điều gì, bởi
chỉ có xây nhà hay mua nhà mới cần phải kiêng cấm. Nhưng theo một quan niệm
khác, ông bà xưa sẽ cho rằng con cái trong nhà phải để tang cha mẹ trong thời
gian 3 năm mới làm tròn đạo hiếu. Trong
khoảng thời gian 3 năm này, thành viên để tang không được tự ý vui chơi, ca
hát, động thổi hay cưới hỏi,…để thể hiện sự tôn kính, thương nhớ và tôn trọng
với người đã khuất. Đặc biệt, theo tang chế dân gian, khi gia đình mang vận áo
xám tức là mang điều xui xẻo kém may mắn. Do đó, các thành viên trong nhà cần
đặc biệt chú ý. Vì vậy tất cả các việc như làm nhà, sửa nhà đều phải gác lại.
Do đó việc sửa nhà trong khi có tang là việc không nên làm, nếu
quá gấp rút gia đình có thể chờ qua giỗ đầu mới nên thực hiện và cần phải lưu ý
thêm đến phong thủy khi sửa lại nhà ở.
Trong trường hợp
chỉ là những sửa chữa nhà nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến đất đai vẫn có
thể cân nhắc tiến hành một cách khéo léo và cẩn thận. Do đó chỗ hỏng cần
sửa thì phải sửa ngay …theo quan điểm là hỏng chỗ nào sửa chỗ đó trong thời gian ngắn nhanh nhất ? Và Đó
là bất
khả
kháng; như chỗ dột không sửa thì khó ở.... Nhưng nên chọn ngày đẹp sửa,
tránh cung phạm
(xem các cung trong nhà bị hư hỏng chỗ nào…? "Theo Cửu cung phong thủy trong nhà"), không nên sửa lớn....
Chỉ sửa chỗ đó
thôi. Với
lại
xem Lại người mất có phạm trùng tang không, nếu
trùng thì sau có khi mất
thêm người lại đổ tại phong thủy thì chết, cần giải
trùng?
Tuy nhiên: Tùy thuộc từng vùng miền khác nhau sẽ có văn hóa, tập quán khác nhau mà khoảng thời gian này thường dao động từ 1,5 đến 3 năm. Và khi qua khoảng thời gian để tang đó, con cháu có thể tiến hành xây dựng, sửa sang nhà cửa bình thường. Trường hợp cần gấp rút xây sửa nhà cửa, gia chủ có thể chờ qua giỗ đầu của người thân rồi thực hiện thi công.
Còn tốt nhất đang
trong thời gian để tang ông bà, cha mẹ nên tạm gác lại mọi công việc, khi hết
tang thì hãy xây nhà, sửa nhà. Châm trước
về thời gian thì theo dân gian: Thông thường hiện nay cháu để tang ông bà là 1
năm, con để tang bố mẹ từ 1,5 năm cho tới 3 năm. Từ 1,5 năm là tất cả con con
cháu cháu đều có thể xây dựng nhà được.
Chọn thời gian để làm nhà mới
hoặc tu sửa?
-Việc xem tuổi sửa chữa nhà rất
quan trọng, xác định năm sửa nhà, ngày và giờ tốt sẽ giúp cho mọi việc được
diễn ra suông sẻ và đúng kế hoạch. Trong trường hợp tuổi gia chủ không phù hợp
với năm dự kiến, bạn có thể chọn giải pháp mượn tuổi để triển khai theo đúng
các dự định đặt ra.
-Kiêng
sửa nhà khi gia đình có người mang thai: Khi sửa nhà và động thổ thì sự tương
tác đến rất mạnh đến môi trường xung quanh, thay đổi môi trường sẽ ảnh hưởng
nhanh tới con người, đặc biệt là người phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Tốt
nhất, trong giai đoạn gia đình có người mang thai thì cần cân nhắc việc sửa
nhà.
-Sửa
nhà vào tháng 7 âm lịch: Theo dân gian, đây không phải là tháng tốt lành cho
tất cả mọi việc. Chính vì thế mà trong tháng này nên kiêng , những công việc
lớn như làm nhà, mua nhà, mua xe, đi xa….thường không được thực hiện và việc
sửa nhà cũng không phải ngoại lệ. Theo phong thủy sửa hãy chờ cho qua tháng 7 âm lịch để mọi việc
thuận lợi hơn.
Lí do: Tháng 7 âm lịch là tháng Lễ Vu Lan được thực hiện vào ngày rằm tháng 7 hàng năm (15.7 âm lịch), cũng trùng vào ngày Xá tội vong nhân của phong tục Á Đông. Vu Lan là ngày để báo ân, báo hiếu cha mẹ của cả kiếp này và cả những kiếp trước (và tổ tiên nói chung).
*Góc nhìn tâm linh: Theo quan niệm tâm linh, tháng 7 Âm lịch chính là thời điểm xá tội vong nhân. Dân gian cho rằng, đây chính là thời gian Diêm Vương – vị vua cai quản âm thế sẽ mở cửa ngục để các vong hồn được phiêu dạt ra bên ngoài, có thể đi quấy phá các công việc lớn của con người. Mặc dù biết đây là quan niệm mang nhiều màu sắc mê tín dị đoan nhưng tâm lý muốn tránh gặp xui xẻo khiến nhiều người ta vẫn tránh làm những việc lớn trong khoảng thời gian này.
*Góc độ thời tiếtVới vùng có khí hậu nhiệt đới như nước ta, tháng
7 Âm lịch đồng thời tương ứng với mùa mưa. Đây cũng là khoảng thời gian có mưa
nhiều nhất trong năm, do đó tháng 7 cũng được dân gian gọi là tháng ngâu (Ngưu Lang Chức gặp nhau khóc nhiều nên mưa nhiều rả rich). Vì
vậy, những việc lớn như động thổ, đào móng hay đổ mái nhà khi gặp mưa xuống sẽ
khiến gia chủ rất vất vả. Mưa nhiều còn gây ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ xây
dựng. Nguyên nhân này được cho là hợp lý hơn cả và cũng là một trong những
nguyên nhân quan trọng nhất khiến mọi người tránh động thổ, xây cất nhà cửa vào
tháng 7 âm lịch, lâu dần tạo thành thói quen trong dân gian.
*Tuy nhiên vẫn có thể khởi công và động thổ/hay sửa nhà nhưng phải
xem chọn ngày cụ thể.
Những thông tin vừa cung cấp đã
giải đáp khá đầy đủ thắc mắc của một số gia đình hiện nay: “Mắc tang có sửa nhà
được không?.
(NLL- Nghiên cứu PT Dương-Âm trạch)