Xem Phong thủy-Tử vi ở Hà Nội

NHẬN TƯ VẤN: Xem phong thủy Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng:Chọn hướng tốt. Phòng làm việc; phòng khách; bếp; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Xem tuổi Xây dựng nhà , sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Âm trạch mồ mả tư vấn xem hướng đặt mộ hợp phong thủy, tư vấn đặt mộ trong nghĩa trang. Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới,ngày ăn hỏi. Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.Xem Tử vi để biết vận mệnh cuộc đời; dự báo ngày cưới; dự báo tang ma; dự báo công danh, sự nghiệp, thăng quan, tiến chức.Các đại, tiểu vận trong cuộc đời...Điện thoại: 036.439.6238


Thứ Năm, 20 tháng 9, 2012

Pờ Ly Ngài ơi xa rồi nhớ mãi !

Chủ tịch xã Lê Bá Hồng dẫn đoàn đi thăm ruộng bậc thang ngày 13/9/2012
                                                                               

Lê Bá Hồng gọi điện nói “khi nào anh lên Hoàng Su Phì chơi thì ghé thăm xã Pờ Lý Ngài nhé”  và Hồng nói từ khi  xã thực hiện nghị quyết 30ª của Chính phủ  (năm 2008) thì  xã Pờ Ly Ngài đã có nhiều chuyển biến căn bản về nhiều mặt.
Ngày nay xã  Pờ Ly Ngài đã nối với trung tâm huyện lị bằng một con đường nhựa rất đẹp mới nâng cấp năm 2009 dài  23 km.
Xã  có diện tích tự nhiên  2.117,32 ha. Trong đó đất sản xuất nông nghiệp có 560,59 ha (chiếm 26,47%), đất lâm nghiệp 1.296,21 ha (chiếm 61,21%), còn lại là đất khác. Hiện nay xã có 377 hộ với 1.890 nhân khẩu ; trong đó có 99,0% là dân tộc Nùng. Ở xã vùng sâu vùng xa này có địa hình bị chia cắt rất mạnh do vậy dân cư sống rải rác và không tập trung trên các miền rẻo cao. Hiện nay xã còn hộ nghèo theo chuẩn mới là 40%.
Trước khi nghị quyết 30ª vào xã Pờ Ly Ngài thì xã vẫn là xã  vùng sâu vùng xa, núi vẫn cao, mây vẫn mù và đại ngàn vẫn hoang thẳm. Chỉ khác là xã có một tuyến đường giao thông mới mở nền đất dài 23km và chỉ đi lại một mùa; mùa mưa thì hầu như không đi lại được. Khu hành chính của UBND xã nằm lọt thỏm xuống một thung lũng cách mặt đường theo chiều thẳng đứng khoảng 50 m. Nhà trụ sở và các phòng ban của xã là ngôi nhà tường trình đất dày gần 1m, làm từ năm 1975 của thế kỷ trước. Và bên cạnh đầu nhà là một khu mộ của nhân nên rất mất vệ sinh.
Trong nhiều năm qua huyện Hoàng Su Phì đã thực hiện việc tăng cường cán bộ có năng lực về các xã. Công tác tăng cường cán bộ xuống xã đặc biệt khó khăn, các cán bộ tăng cường đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo phát triển kinh tế. Khơi dậy và phát huy nội lực trong dân, cộng với sự đầu tư của Nhà nước, chỉ đạo quyết liệt xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, xã hội. Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền xã xây dựng lực lượng bảo vệ an ninh, quốc phòng. Tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân không học đạo, truyền đạo trái pháp luật, không di cư tự do, kịp thời phát hiện và xử lý các vụ việc phát sinh tại cơ sở. Chính vì vậy, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định, không có các vụ việc phức tạp, không xảy ra các điểm nóng.  
Năm 2009 UBND huyện Hoàng Su Phì  đã luân chuyển và tăng cường đồng chí Lê Bá Hồng cán bộ của phòng Tài nguyên- Môi trường xuống xã Pờ Ly Ngài giữ chức Chủ tịch UBND xã.
Sau gần 3 năm công tác ở xã ; Chủ tịch xã Lê Bá Hồng cho biết “Từ khi thực hiện nghị quyết 30ª của Chính phủ về phát triển kinh tế của xã rất tốt, tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước bình quân đạt 13,86%. Bình quân lương thực đầu người quy thóc đạt 529kg/người/năm, thu nhập bình quân đầu người đạt 2,54triệu đồng/người/năm . Xã có số hộ thoát nghèo từ 2009 mỗi năm là 35 hộ; và cơ bản đã xóa song nhà tạm”.
Về công tác xây dựng nông thôn mới Chủ tịch xã Lê Bá Hồng cho biết: qua công tác tuyên truyền người dân đã hiểu được nội dung về xây dựng nông thôn mới. Để thực hiện tốt chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Pờ Ly Ngài đã xây dựng cụ thể và chi tiết các tiêu chí, sau đó họp bàn với bà con trong thôn lấy ý kiến thực hiện xây dựng  đề án  nông thôn mới tại thôn Chàng Chảy với tiêu trí số 1 là “Quy hoạch phát triển các khu dân cư mới” ; dự kiến di giãn dân cho 40 hộ tại các thôn vào cụm dân cư mới tại khu Lùng Vai, thôn Chàng Chảy. Ngoài ra còn mở một số tuyến  đường mới đấu nối qua các kghu dân cư (ở đội 2- đội 3). Kết hợp di dời chuồng gia súc ra khỏi gầm sàn của 52 hộ dân cư.
Kết quả về xây dựng cơ sở hạ tầng: con đường nối xã với trung tâm huyện đã nâng cấp giải nhựa. Khu hành chính mới của xã đã  quy hoạch và hình thành gọi là “trung tâm cụm xã Pờ Ly Ngài” là xã Trung tâm của các xã: Sán Sả Hồ, Pờ Ly Ngài, Nàng Đôn và Trung Thịnh (thuộc xã bạn của huyện Xín Mần). Đã hình thành  một chợ trung tâm nhưng người dân đến chợ chưa đông.  Xã đã chuyển về làm việc ở địa điểm  mới, tuy đã xây mới trụ sở  nhưng còn nhiều hạng mục đang tiếp tục cần đầu tư xây dựng nên chưa khang trang và chưa đẹp lắm.
Đến Pờ Ly Ngài lần này lòng thấy lâng lâng lạ; cảm nhận được niềm vui của người dân bản xứ khi đón một mùa vàng no ấm. Niềm vui đó càng được nhân lên, bởi lẽ những sản phẩm làm ra từ  thửa ruộng bậc thang  mà thế hệ cha anh đi trước đổ bao mồ hôi, công sức, bạt núi, khai hoang nay được tôn vinh, được toả sáng, chính thức trở thành di sản Quốc gia. Chủ tịch xã Lê Bá Hồng dẫn chúng tôi đi thăm những thửa ruộng bậc thang óng vàng lúa chín rực lên một màu no đủ. Chủ tịch xã Lê Bá Hồng nói: “Năm nay được mùa to lắm, xã vận động nhân dân cấy  giống mới này rất thích nghi với ruộng đất nơi đây nên đã cho cây lúa trĩu bông, nhiều hạt to, chắc. Lúa đã chín nhân dân các thôn bản  tranh thủ thời tiết nắng ráo  xuống đồng thu hoạch để còn kịp về huyện đón ngày hội lớn”.  
Nói về những thửa ruộng bậc thang ở xã Pờ Ly Ngài cũng như của huyện Hoàng Su Phì; Lê Bá Hồng cho biết: Những thửa ruộng bậc thang trên mảnh đất Hoàng Su Phì ra đời từ bao giờ, không người dân nào nhớ chính xác. Họ chỉ biết rằng, khi sinh ra đã có ruộng bậc thang, diện tích ruộng liên tục được mở rộng nhờ quá trình cải tạo đất canh tác. Đất không phụ công người, chính những thửa ruộng uốn lượn quanh triền núi đã tạo ra hạt thóc, nuôi sống bao thế hệ, vì thế họ rất yêu quý, ruộng bậc thang luôn gắn bó chặt chẽ với đời sống người dân nơi đây.
Chia tay Chủ tịch xã Lê  Bá Hồng và các anh trong UBND xã, trở về huyện lại đi qua những cung đường quanh co, uốn lượn trước mắt chúng tôi các vạt đồi ruộng bậc thang nối nhau như sóng lượn là thành quả của bao đời gây dựng đã trở thành nguồn tài sản quý cho con cháu bây giờ và mai sau. Cảm giác ấm áp của một mùa vàng no ấm đến với người dân của huyện Hoàng Su Phì  nơi có những thửa ruộng bậc thang- di tích -  trải dài bất tận trên triền núi. Dẫu biết rằng cuộc sống của nhân dân đã  được cải thiện nhưng nhìn chung đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn, nguyên nhân do điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên rất cần sự đầu tư của nhà nước và các doanh nghiệp “mạnh thường quân” vào mảnh đất này. Pờ Ly Ngài ơi xa rồi nhưng nhớ mãi./.
(Ngô Lê Lợi- Hoàng Su Phì ngày 15/9/2012 đón nhận bằng di tích ruộng bậc thang).
                   MỘT SỐ HÌNH ẢNH TẠI XÃ PỜ LY NGÀI
Chủ tịch xã Lê Bá Hồng

Thăm ruộng bậc thang

Bí thư Đảng ủy xã Pờ Ly Ngài

Khu hành chính xã đang đầu tư xây dựng


Chia tay lãnh đạo xã Pờ Ly Ngài
Vẻ đẹp ruộng bậc thang ở Pờ Ly Ngài
                                                      
Ruộng bậc thang ở xã Sán Sả Hồ

Các cháu học sinh trường Sán Sả Hồ

MIền rẻo cao sương mù trên ruộng bậc thang