|
Lễ cúng rằm tháng 7/2018 Tại Thanh Lương-Phù Lưu-Lộc Hà-Hà Tĩnh
|
1/Quan niệm về ngày xấu – tốt?
Theo
phong tục từ trước tới nay nhiều người thường kén ngày lành tháng tốt để xuất
hành, động thổ, đổ bê tông mái, cất nóc, nhập trạch, khai trương, ăn hỏi, rước
dâu, ký hợp đồng, hộ liệm, di quan, phá nấm, nhập phủ (hạ huyệt)v.v.Trước là
trọn vẹn niềm tin về tâm linh, sau là yên tâm tư tưởng để tiến hành công việc.
Do nhu cầu nhiều như thế nên thông tin, sách vở, tài liệu từ xưa tới nay có quá
nhiều ( tồn tại rất nhiều mâu thuẫn), Nếu không phải người tinh thông có chuyên
môn thì khó tìm được ngày giờ vừa ý (đa thư loạn mục).
2/Một tháng có
bao nhiêu ngày xấu?
Ngày nguyệt kỵ mùng 5, 14, 23: một tháng có 3 ngày.
Trong 1 tháng luôn có 3 ngày cộng vào bằng 5
Ngày mùng 5
Ngày 14 gồm 1+4 = 5
Ngày 23 gồm 2+3 = 5
Các Cụ thường gọi là ngày “nửa đời, nửa đoạn”, xuất hành đi đâu cũng vất vả,
khó được việc, “mùng 5, 14, 23 đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn”
Phi tinh trong cửu cung bát quái : Nhất bạch, nhị hắc, tam bích, tứ lục, ngũ
hoàng, lục bạch, thất xích, bát bạch, cửu tử. Trong số cửu tinh thì Sao Ngũ
hoàng ( thuộc trung cung ) được cho là xấu nhất, vận sao Ngũ hoàng bay tới đâu
mang hoạ tới đó. Cứ theo phi tinh 9 cung lại quay trở về Ngũ hoàng :
Ngũ hoàng 5
5 + 9 = 14
14 + 9 = 23
Đặc biệt nhất là ngày 5 tháng 5 (trùng lặp Ngũ hoàng thổ), người ta thường nói:
“nen nét như rắn mùng 5”. Vào ngày mùng 5 /5 âm lịch rắn không ra khỏi Mà,
tương truyền ai chặt được đầu rắn mùng 5 ra đường sẽ gặp nhiều may mắn. Bởi vì
thời gian đó phương lực ly tâm từ Trái Đất kết hợp với lực hấp dẫn từ Mặt
Trăng, hướng tâm từ Mặt Trời và Vũ trụ không bình thường gây cho Rắn run sợ, ù
tai, hoa mắt không dám ra ngoài.
Còn có sách Cổ gọi là ngày Lý Nhan :
Niên niên nguyệt nguyệt tại nhân gian
Tùng cổ chí kim hữu văn tự
Khẩu khẩu tương truyền bất đẳng dấu
Vô sự vu tử chi xã tắc
Lý nhan nhập trạch táng 3 nam
Mùng 5 phạm ly tán gia trưởng
14 phùng chi thân tự chướng
23 hành thuyền lạc thuỷ lâm quan sự
Giai nhân Mộ khán nhị thập tam.
( Bất lợi kỵ cưới gả, đi xa )
Ngày Tam Nương sát: một tháng có 6 ngày.
Thượng tuần sơ Tam dữ sơ Thất ( đầu tháng ngày 3, ngày 7
)
Trung tuần Thập tam Thập bát dương ( giữa tháng ngày 13, ngày 18 )
Hạ tuần Chấp nhị dữ Chấp thất (cuối tháng ngày 22, 27 )
Tháng nào cũng vậy.
Và
có rất nhiều ngày xấu khác:
Ngày Tứ Ly: Một năm có 4 ngày Tứ Ly là trước một
ngày những tiết xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí. Vào ngày Tứ Ly thì vận
khí thường suy kiệt, không nên làm bất cứ việc gì quan trọng vì sẽ có những ảnh
hưởng không tốt khiến công việc tiến hành gặp nhiều khó khăn, bất trắc
Ngày Tứ Tuyệt: Ngày tứ Tuyệt chính là
ngày tận cùng của mỗi mùa, trước một ngày những tiết Lập Xuân, Lập Hạ, Lập Thu
và Lập Đông. Vào những ngày này tiến hành việc gì cũng không được thuận lợi,
gặp nhiều khó khăn và bất trắc.
Ngày Tứ Quý Kỵ: Mùa Xuân kỵ ngày: Kỷ
Tỵ, Ất Dậu. Mùa Hạ, Thu, Đông kỵ ngày Ất Mão, Kỷ Thân, Canh Thân, sao
Tỉnh, Trực: KIẾN, TRỪ,PHÁ
Ngày Tam Cường: Tháng 1 &
tháng 6: kỵ ngày 8/18/23
Ngày Dương Công Kỵ: Tháng 1: Ngày 13/ Tháng
2: ngày 11, /Tháng 3: Ngày 9/ Tháng 4: Ngày 11/ Tháng 5 ngày 5/ Tháng 6
ngày mùng 3/Tháng 7 ngày 11, 19/Tháng 8 ngày 27/ Tháng 9 ngày 25/
Tháng 10 ngày 23/ Tháng 11 ngày 21/ Tháng 12 ngày 29
Ngày Xích Tòng Tử Hạ Giáng Kỵ: Tháng 1:
Ngày 7,11/ Tháng 2: ngày 9,19, /Tháng 3: Ngày 15/16 Tháng 4: Ngày 9,22/
Tháng 5 ngày 9,14/ Tháng 6 ngày mùng 10,20/Tháng 7 ngày 8,23/Tháng 8
ngày 18,29/ Tháng 9 ngày 2,30/ Tháng 10 ngày 1,14
Ngày Kim Thần Sát- Ngày Không vong-Ngày Sát chủ- Ngày Thọ tử….
Những ngày kỵ trên; Theo quan niệm của dân gian và của nhiều người thì xuất hành hoặc khởi đầu làm
việc gì đều vất vả không được việc và làm cho bỏ bê công việc, đam mê tửu sắc, cờ
bạc v.v. Không
làm mà nghỉ chơi?
Cũng là lời khuyên răn của Tiền Nhân cho con cháu nên làm chủ trong mọi hoàn
cảnh, chịu khó học tập, cần cù làm việc.
Trong khoa Chiêm Tinh thì ngày Tam nương, Nguyệt kỵ không được cho là quan
trọng so với các sao chính tinh và ngày kiêng kỵ khác như : Sát chủ, Thụ tử,
Trùng tang, Trùng phục, Không sàng, Không phòng, Thiên tai địa hoạ, Trời
nghiêng đất lở, Hoang ốc, Thiên hình hắc đạo, Chu tước hắc đạo, Bạch hổ hắc
đạo, Thiên lao hắc đạo, Huyền vũ hắc đạo, Câu trận hắc đạo, Dương công kỵ, Thập
ác đại ma, Lục nhật phá quần. v.v..
3/Cách chọn ngày lành tháng tốt
và hoá giải những điều kiêng kỵ ( nếu gặp phải ) :
a/Cách hóa
giải thứ nhất: Cho “bách việc”
Cùng 1 giờ 1 ngày như nhau kẻ thắng người bại, kẻ cười ngưòi khóc, Sinh, Tử
Hiếu, Hỷ song song . Người nhậm chức, người thoái quan. Người Thi đỗ, người thi
trượt. Người bán đắt (có lộc), người mua đắt (mất lộc).v.v.
Từ xưa tới nay chưa bao giờ có ngày giờ thật tốt ( ngày lành tháng tốt )
hoặc thật xấu cho mọi người, mọi việc. Vì nếu thật sự có ngày giờ tốt ấy thì
không có người mất thì có ai được? không có người thua thì sao có người thắng ?
thì ngày đó lại là ngày xấu.
Ngày giờ tốt xấu chỉ ảnh hưởng tới từng công việc, từng tuổi nào liên quan
đến nó mà thôi.
Cho nên khi chọn ngày lành tháng tốt phải biết rõ tính chất từng công việc,
tuổi Chủ nhân, 24 tiết khí, phong tục tập quán, thông thạo Lý số, Nhâm Cầm Độn
Toán mới quyết định được.
Có người cứ máy móc mua về mấy quyển sách giở ra tra, tốt chưa thấy đâu nhiều
khi lại gặp điều tối kỵ như : Thượng lương, đổ bê tông mái nhà chiều tối ,hạ
thuỷ tàu thuyền ngày nước ròng (chân triều), rước dâu nửa đêm tháng 7 mưa ngâu,
bốc mộ buổi trưa mùa hạ, lập đàn cúng tế ngày sát sư, bệnh nhân, sản phụ mổ cấp
cứu còn chờ ... sáng trăng (Thầy bấm).v.v. Là nên tránh.
Thí dụ : Khi xem làm việc gì tham khảo ngoài những sao xấu, ngày xấu chung đã
kê ở trên thì phải chú ý điều tối kỵ cho từng việc như :
Nếu Việc bốc Mộ, khâm liệm, di quan, hạ huyệt kỵ nhất ngày giờ trùng tang (cải
mả gặp trùng tang như trồng Lang gặp gió bấc ).
Nếu Động thổ, hạ móng, đổ bê tông mái, cất nóc, tân gia, ăn hỏi, rước dâu,nhập
phòng, kỵ nhất ngày Không sàng, không phòng, cô thần, quả tú, giá ốc ...
Hạ thuỷ tàu thuyền phải chọn ngày theo con nước sinh, đỉnh triều.
Lập đàn lễ bái kỵ ngày sát sư, không vong. v.v.
Là nên làm. Cứ như thế suy ra những việc khác.
Sau đó chọn những ngày giờ tốt, tránh xấu như sau :
Tránh những ngày giờ xấu như ; Sát chủ, Thụ tử, Trùng tang, Trùng phục, Không
sàng, Không phòng, Thiên tai địa hoạ, Trời nghiêng đất lở, Hoang ốc, Thiên hình
hắc đạo, Chu tước hắc đạo, Bạch hổ hắc đạo, Thiên lao hắc đạo, Huyền vũ hắc
đạo, Câu trận hắc đạoDương công kỵ, Thập ác đại ma, Lục nhật phá quần. v.v..
b/Cách hóa giải thứ 2: “cho những người đột xuất đi
xa nhà, đi xe đường dài”
Những khi phải
rời xa gia đình đột xuất hoặc chủ định từ trước và những người lái xe ra khỏi địa bàn cần chú ý:
-Trên đường đi phải chấp hành Luật
giao thông đường bộ: đèn tín hiệu giao thông, nhắc nhở mỗi người khi tham gia
giao thông cần tuân thủ tín hiệu đèn và chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông
để đảm bảo an toàn cho mình và cho cộng đồng.
-Khi đi xa nhà: Người phải “chay
tịnh” không được gần gũi vợ.
-Trước khi ra khỏi nhà phải có lễ báo cáo Thổ công
và gia tiên (Và cúng Phật với gia đình có ban thờ Phật) theo bài khấn đơn giản; khi về có lễ báo cáo
hoàn thành chuyến đi.
Bài khấn đơn
giản:
+ Bài cúng Phật (gia đình có Ban thờ Phật)
BÀI CÚNG PHẬT TẠI
GIA
Nam mô A di đà Phật. ( 3 lần)
Con xin kính lạy các chư Phật, chư đại Bồ Tát, chư hiền Thánh
tăng và các linh thần Hộ pháp ở khắp mười phương.
Hôm nay ngày …..tháng…….năm ……
Đệ tử con tên là:……………………………
Địa chỉ:…………………………………
Con cúi xin mười phương tất cả chư phật, chư đại Bồ tát, chư hiền
thánh tăng ở khắp mười phương chứng giám lòng thành của chúng con. Con cúi xin
Tam Bảo gia trì Phật lực cho các vong linh gia tộc họ ………… chúng con được phát
tâm tỉnh giác, lìa khổ vô minh, khởi niệm từ bi, xa rời đường dữ, đi sâu Tam
Bảo, sinh cõi Phật an vui. Khắp nguyện cầu cho quốc thái dân an, kẻ mất siêu
thăng, người còn phúc lạc, chúng sinh được thấm nhuần mưa pháp, mọi người đều
chứng ngộ phật thừa.
Con cúi xin Tam Bảo phù hộ độ trì cho
gia đình chúng con được phúc thọ an khang, nhân lành nảy nở, nghiệp dữ tiệu tan
bốn mùa không hạn ách nghĩ lo. Cho con của con khoẻ mạnh, thông minh, học hành
tấn tới, văn hay chữ tốt, thi cử đỗ đạt, ngoan ngoãn biết nghe lời.
Hôm nay là ngày…tháng ….năm ….con xin
báo cáo đi đến địa điểm:………..còn cầu mong
“các chư Phật, chư đại Bồ Tát, chư hiền Thánh tăng và các linh thần Hộ
pháp ở khắp mười phương” phù hộ cho con đi trên đường trường đi đến nơi đến
chốn
Vạn sự bình an
Con xin thành tâm đảnh lễ, cúi xin
được chứng giám lòng thành.
Nam mô A di đà Phật. ( 3 lần)
+
Bài cúng Thổ công_ Gia tiên (gia đình có Ban thờ Thổ công và Gia tiên)
Nam mô a di Đà Phật! (3 lần)
- Con lạy
chín phương Trời, mười Phương Chư Phật, Chư
phật mười phương.
- Con kính lạy Hoàng thiên,
Hậu Thổ chư vi Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông
Thần quân
- Con kính lạy ngài Bản gia
thổ địa Long Mạch
- Con kính lạy các ngài Ngũ
phương, Ngũ thổ, Phúc đức Tôn thần
- Con kính lạy ngài tiền hậu
địa chủ tài thần
- Con kính lạy: các Tôn thần cai quản trong khu vực này.
- Con kính lạy: Gia tiên dòng họ (2 bên nội ngoại) thờ trên
Ban thờ….
Tín chủ (tên ) con là:……
Địa chỉ tại:………………
Hôm nay là ngày…… tháng…… năm…., tín chủ con thành tâm sửa biện hương hoa lễ
vật, kim ngân trà quả đốt nén hương thơm dâng lên trước án. Chúng con thành tâm
kính mời: ngài Kim Niên đương cai Thái Tuế chí đức Tôn thần, ngài Bản cảnh
Thành hoàng Chư vị Đại Vương, ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, ngài Bản
gia Thổ địa. Long Mạch Tôn thần, các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ, Phúc đức chính
thần, các vị Tôn thần cai quản trong khu vực này và Gia tiên dòng Họ……... Cúi
xin các Ngài nghe thấu lời mời thương xót thương tín chủ giáng lâm trước án,
chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù trì tín chủ chúng con toàn gia an
lạc công việc hanh thông. Người người được bình an, lộc tài tăng tiến, tâm đạo
mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng
con kính mời các vong tiền chủ ở trong
nhà này, đất này về cùng hâm hưởng lễ vật.
Chúng con có chút lễ mọn và tấm lòng thành
kính dâng các Quan và Ông, Bà tổ tiên . Mong được Các Quan và Ông , Bà vui lòng
thụ lễ và phù hộ cho gia đình chúng con
hôm nay (hoặc ngày….tháng…năm….) con xin phép về địa chỉ (hoặc chở khách đến
địa chỉ)……….Được an toàn may mắn và thượng lộ bình an trên suốt hành trình.
Chúng con xin đội ơn-
Nam Mô A Di Đà Phật. (Vái 3 lần)
Phép quyền biến trong xuất
hành:
Có việc phải đi xa nhưng vướng phải ngày xấu, không thể đợi đến ngày tốt mới
đi, phải chọn giờ tốt để xuất hành. Nhưng nếu đợi giờ tốt thì lại bị nhỡ tâu,
xe thì phải chọ hướng tốt mà đi. Nhưng nhà ở thành phố chỉ có mỗi một cửa ra
đường không có thếm cửa khác để lựa chọn thì ta phải chọn phép quyền biến.
Trong việc xuất hành phép quyền biến này có tên gọi là thuật "Tứ tung, ngũ
hoành".
Thuật tứ tung ngũ hoành là: Trước khi xuất hành đứng nghiêm trước cổng chắc
lưỡi đúng 36 lần, rồi dùng ngón tay trỏ vạch trong không khí bốn đường dọc (tứ
tung); rồi vạch tiép 5 đường ngang (ngũ hoành); vạch xong niệm thần chú cầu xin
thần linh phù hộ ngăn trừ tà ma ác quỷ quấy nhiễu dọc đường, giúp đi đường
bình an, hoàn thành tốt công việc, trở về an lành. Niệm xong quyết tâm bước
chân ra đi, trong vòng 200 bước đầu tiên không được không được quay đầu lại.
Quyền biến trong xây dựng nhà cửa:
Khi
mọi việc chuẩn bị đẻ xây nhà đã xong nhưng vì chủ nhà lại rơi vào tuổi Kim lâu,
hoặc chọn được ngày tốt nhưng lại không hợp với mệnh của người chủ sự... Những
khi đó phải dùng phép quyền biến trong xây dựng nhà cửa.
Phép
quyền biến trong xây nhà là mượn (nhờ) người hợp tuổi, không vướng kim lâu để
đứng ra làm chủ giúp mình trong khấn vái thần linh. Khi làm nhà xong lại biện
lễ, báo cáo lại với gia thần, gia tiên để hợp thức hóa về mặt âm.
Phép
quyền biến trong hôn lễ:
Khi đón dâu về nhà chồng, thông thường phải đúng giờ hoàng đạo, nhưng có thể do
đường xá xa xôi, ách tắc giao thông, tầu xe trục trặc… nên cô dâu về đến nhà đã
quá mất giờ đã định; hoặc vì điều kiện hoàn cảnh cụ thể buộc phải làm hôn lễ
vào những tháng phụ mẫu... Khi đó phải áp dụng phép quyền biến trong hôn lễ.
Sử dụng phép quyền biến trong hôn lễ là cha, mẹ chú rể tạm lánh mặt ít phút
(sang nhà hàng xóm, ra sau nhà… miễn là tránh không để cô dâu và đoàn nhà gái
thấy mặt ở trong nhà lúc họ bước vào). Đợi đến khi đoàn đưa, rước dâu đã yên vị
trong nhà thì bố mẹ chồng mới trở về và tiếp khách bình thường.
Phép
quyền biến trong an táng
- Thừa hung mai táng có nghĩa là thừa lúc vận đen (chẳng có thể đen
hơn) , nhân lúc vừa mới mất thì đem chôn ngay không cần lập hướng, khai sơn,
không cần chọn ngày, chọn giờ, chỉ cần làm lễ, xong trong ngày chôn rồi đợi đến
ngày thanh minh đắp đất thêm cho mộ và làm lễ tạ mộ.
- Thừa loạn mai táng: (mai táng lúc các thổ thần đang bận rộn) chôn
cất mai táng người chết trong khoảng sau tiết Đại hàn 5 ngày cho đến trước tiết
Lập xuân, từ 23 tháng chạp đến 29, hoặc 30 tết, có thể mai táng ngay không cần
chọn ngày vì khi đó các thần bận rộn. Vả lại cũng không thể để người mất đến
sau tết mới đem chôn, như vậy còn đem lại vận xấu hơn là sự quở trách của các
thần mấy ngày trước tế.
Phép
quyền biến còn thể hiện ở cách chọn ngày một cách linh động. Thực tế bất cứ ngày nào cũng đền có sao tốt và sao
xấu. Nên phải tùy việc dự định làm để xem và chọn ngày. Miễn là ngày được chọn
không xấu cho việc mình định làm. Trừ khi xấu quá thì bó không làm vào ngày đó.
Nếu xấu vừa và không thể thực hiện việc định làm vào ngày khác được thì tìm
cách chế hóa như đối chiếu thêm ngũ hành sinh khắc ra sao? ngày đó thuộc trực
gì, ngày có sao gì thuộc bộ sao nhị thập bát tú để định luận tốt xấu.
5/Đối với công việc hệ trọng
như động thổ làm nhà-Lấy vợ lấy chồng-Mua Tài sản lớn –sang cát …thì nên thực
hiện TỔNG HỢP CÁC PHƯƠNG PHÁP thì sẽ đạt hiệu quả tốt hơn.
Nguyên nhân chính là
trước khi đi xa chưa có lễ báo cáo Thổ công và Gia tiên tại gia cho và một số
kiêng kị khác nên hay xẩy ra tai nạn đường dài.
Kể từ khi Đức Phật
ra đời và Hoằng hóa Phật-Pháp trong 49 năm ; Ngài thường dậy Phật tử và
mọi người là « thực nghiệm và thực
chứng » ; Vậy hãy làm đi và sẽ thấy sự linh ứng ?
(Ngô Lê Lợii-
Hà Nội- 22/8/2019)