|
Thầy Thích Thiện Tài Trụ trì chùa Bảo Quang dẫn Đoàn phật tử hành hương Thập tự chùa
|
Hàng năm Thầy Thích Thiện Tài
trụ trì chùa Bảo Quang hẻm 45 đường
Nguyễn Văn Đậu phường 6 quân Bình Thạnh TP Hồ Chí tổ chức cho phật tử hành hương thập tự là chương trình hoạt động nằm trong khuôn
khổ các chuỗi hoạt động Phật sự của Nhà chùa (năm nay nhà chùa còn phối hợp các
chùa: Thầy Thích Phước Hiền trụ trì chùa Chưởng Đức đường Nguyễn Thượng Hiền và Thầy Thích Minh Không trụ
trì chùa Long Châu ) tổ chức cho phật tử hành
hương 10 chùa từ Bình Dương, Đồng Nai và Vũng Tàu. Đoàn phật tử đã chiêm
bái các tự viện, tu viện, Thiền viện, các di tích lịch sử văn hóa trong các tỉnh thành lân cận từ Bình Dương đến
Vũng Tàu, và được thay đổi các lộ trình đi hằng năm.
Theo đó, với mục đích
xây dựng một đời sống tâm linh hướng thiện, hướng thượng cho Phật tử và cũng
tạo duyên lành, phước báo đầu năm mới cho Phật tử gieo trồng công đức trong
việc cúng dường lên Tam Bảo.
|
Xếp xe cho phật tử lên ô tô từ 5 giờ sáng để 5 giờ 30 xuất phát
|
Đoàn đã đi chiêm bái các ngôi chùa như:
1/ Chùa Bình Đông
Trước khi lập chùa là một ngôi thảo am; Đến
năm 1908, Cư sĩ Nguyễn văn Lợi cùng dân làng trùng tu lại ngôi thảo am, cải am
thành tự, đặt tên là chùa Bình Đông và trở thành vị trụ trì đầu tiên của
chùa. Trong thời gian hành đạo và trụ trì chùa Bình Đông, thầy Lợi đến cầu pháp
với Hòa thượng Chương Phụng (trụ trì đời thứ 3 của chùa Thiên Tân ở An Thạnh).
Không ai nhớ rõ năm viên tịch của thầy Lợi lẫn pháp danh của Ngài mà chỉ biết
rằng Ngài viên tịch vào ngày 09-01 AL; chùa Bình Đông không có trụ trì
chính thức nên Hòa thượng Chương Phụng đã cử một đệ tử của Ngài là Yết ma Giác
Thiện đến kế thế trụ trì. Sau khi Ngài Giác Thiện viên tịch, có 2 Thiền sư của
chùa Phước Tưởng đến chùa Bình Đông hành đạo là Ngài Ấn Sự và Ngài Ấn Khải. Một
thời gian sau, Yết ma Giác Viên là đệ tử của Thiền sư Ấn Sự đến trụ trì và viên
tịch vào ngày 05-08 ÂL năm 1952.
Do tình hình chiến sự, chùa bị
hư hại nên bị bỏ hoang đến năm 1956. Năm đó, dân làng địa phương đã cung thỉnh
Hòa thượng Giác Đức về trụ trì. Thầy Giác Đức thuộc thế hệ thứ 44 dòng Lâm Tế
Liễu Quán, là một bậc chân tu có tinh thần yêu nước và trong thời gian trụ trì
tại chùa Bình Đông, Ngài đã tham gia hoạt động Cách mạng với các Hòa thượng
Thiện Hào, Trí Hưng, Giác Ngọc …
Trước khi về chùa Bình Đông, do bị mật thám Pháp theo dõi, thầy
Giác Đức và thầy Trí Hưng đã phải bí mật di chuyển sang Xiêm Rệp (Campuchia)
cất chùa, làm thuốc trị bệnh cho bộ đội. Sau đó, Ngài về di tíchchùa Trác Quan
(Gò Công) thế nhưng chỉ một thời gian ngắn sau do bị truy lùng, Ngài lại về
chùa Phụng Sơn (TP.HCM) ẩn
tu với Hòa thượng Phước Quang đến năm 1956. Sau khi chính thức về trụ trì chùa
Bình Đông, thầy Giác Đức đã cho trùng tu lại và hành đạo cho đến năm 1978. Năm
đó, do Ngài được thỉnh về Tổ Đình Phước Lâm (Tây Ninh) trụ trì nên giao quyền
trụ trì chùa Bình Đông lại cho Đại đức Thích Trí Thiện (thế danh Nguyễn văn
Đông) là đệ tử của Ngài và viên tịch năm 1985. Sinh năm 1951 trong một gia đình
lao động tại tỉnh Tây Ninh, năm 9 tuổi, Thầy Trí Thiện xuất gia tại chùa Thiên
Bửu (huyện Thuận An) và thọ Tỳ kheo năm 1992 tại chùa Hội Khánh.
Tọa lạc trên một khu đất rộng 1800m2, chùa Bình Đông là một trong
các ngôi chùa cổ xưa nhất tại huyện Thuận An nói riêng và tỉnh Bình Dương nói
chung. Dù trải qua năm tháng, phải nhiều lần trùng tu vì chiến tranh gây hư hại
thế nhưng chùa Bình Đông vẫn còn lưu giữ được 38 tượng phật cổ và nhiều hiện
vật có giá trị lịch Sử và văn hóa. Đến nay, Chánh điện và nhà Tổ đã được trùng
tu lại khang trang hơn với mái lợp tôn và nền tráng ciment đơn giản. Trong
khuôn viên chỉ có một miếu thờ Sơn Thành, một tháp thở và một tượng Phật Quan
Âm lộ thiên. Tuy thế khi đến viếng cảnh chùa, người hành hương cảm thấy như
đang chìm trong một bầu không gian cô tịch. Cảnh quan đẹp mắt với sự sắp xếp
hài hòa giữa những cây cảnh và hòn non bộ xen lẫn vào nhau.
2/ Tịnh Xá Ngọc Thịnh
Năm 1965,tịnh xá đã được
xây dựng tại ấp Bình Phước, xã Bình Nhâm nay thuộc khu phố Đông Tư, thị trấn
Lái Thiêu, huyện Thuận An, Bình Dương. Vị trụ trì đầu tiên của chùa là Hòa
thượng Thích Giác Nhiên (thế danh Nguyễn Văn Ất). Sau khi Tổ SƯ Minh Đăng Quang
vắng bóng, Sư Giác Nhiên sáng lập Giáo đoàn 4 đi khắp nơi truyền đạo. Tại Bình
Dương, Hòa thượng sáng lập 3 ngôi tịnh xá : Ngọc Dương (đã di dời), Ngọc
Thịnh (Thuận An) và Ngọc An (Dĩ An).
Đến năm 1975, Đại đức Thích Minh Thuấn (thế danh Nguyễn Hữu Quang)
đã chính thức về trụ trì tịnh xá Ngọc Thịnh cho đến nay. Sinh năm 1956 tại
huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre trong một gia đình có đạo Phật . Năm 1971, Đại đức
xuất gia tại tịnh xá Mỹ Đức (Mỹ Tho) với Hòa thượng Thích Từ Huệ. Năm 1975, thọ
giới Tỳ kheo tại Pháp viện Minh Đăng Quang. Hiện nay, Đại đức Minh Thuấn là
Chánh thư ký Ban Trị Sự Tỉnh hội Phật giáo Bình Dương.
Tọa lạc trên một khu đất rộng
và cao hơn xung quanh tại trung tâm thị trấn Lái Thiêu, tịnh xá Ngọc Thịnh càng
tăng thêm phần trang nghiêm và cổ kính với những cây cổ thụ trong khuôn viên
tịnh xá. Tuy cổng Tam Quan nằm sát mặt lộ thế nhưng bên trong là một bầu không khí yên tĩnh. Trong sân
chùa là một tượng Quan Âm lộ thiên và phía sau Chánh điện là nhà Tổ được xây
dựng thoáng mát. Bên hông tịnh xá là nơi thờ Cửu Huyền và chu vị vong linh quá
vãng.
Tịnh xá Ngọc Thịnh hiện nay là một nơi hành hương của phật tử gần
xa đồng thời là một trong những điểm tham quan đẹp của thị trấn Lái Thiêu.
*Bên cạnh Tịnh Xá Ngọc Ngọc Thịnh còn 1 Tịnh xá nhỏ nữa…
3/Chùa Pháp Hoa
Địa điểm ấp 7 xã An
Phước ; Long Thành. Năm XD 1966, trùng tu năm 1980 và 1992.
Do cố Hòa thượng Thích Thiện Thắng khai sơn, gồm có chùa Pháp Hoa
Tăng và Pháp Hoa Ni. Pháp Hoa Ni tự hiện nay do Ni sư Thích Nữ Tịnh Chuyên trụ
trì. Khi còn tại thế Hòa thượng Thiện Thắng ngoài việc tu hành, hướng dẫn Phật
tử tu tập, Ngài còn là một thầy thuốc nam rất giỏi. Người bệnh ở các nơi nghe
danh về chữa trị rất nhiều. Hòa thượng đã cứu giúp biết bao nhiêu người thoát
khỏi nỗi khổ bệnh đau, và cũng nhờ nhân duyên này Hòa thượng đã khuyến hóa
nhiều người bệnh biết quy y Tam bảo, biết học Phật pháp. Mặc dù Hòa thượng đã
viên tịch hơn 9 năm nay nhưng hương thơm giới đức và những việc làm Từ Bi của
Ngài vẫn còn lưu lại trong lòng mọi người. Nhân dịp này, Thượng tọa Thích Chân
Tính cũng tán thán về công đức tu hành và hạnh nguyện cứu bệnh lợi tha của Hòa
thượng, khuyến khích Phật tử nên noi gương Hòa thượng sống sao có ích cho đời,
cho đạo.
Được biết Ni sư trụ trì Pháp
Hoa Ni tự hiện nay tổ chức tu niệm Phật một tháng 1 ngày đã hơn 5 năm. Số lượng
Phật tử về tu tập từ 100 đến 150 người mỗi lần. Nhân dịp này, Thượng tọa cũng
khuyến khích Phật tử phải giữ vững niềm tin qua 3 điều căn bản của pháp môn
Tịnh Độ là “Tín, Nguyện, Hạnh”.
Sư cô tại
Chùa Pháp Hoa thuộc ấp 7, xã An Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai). Nhắc đến
cơ duyên đến với nghề y, sư cô Cúc không giấu được cảm xúc: “Có lẽ, việc tôi đến
chùa và theo nghiệp bốc thuốc là ý của trời. Mọi chuyện xảy ra cứ như có ai đó
sắp đặt và tôi chỉ thực hiện theo mà không có sự lựa chọn nào khác. Những gì đã
trải qua, với tôi thật diệu kỳ và không thể tin nổi. Việc tôi còn sống đến ngày
hôm nay là một kỳ tích. Chính hoàn cảnh khách quan cũng như chủ quan đã đưa tôi
đến với ngôi chùa thân yêu mà chúng ta đang đứng nơi đây”.
Cùng với việc điều trị bằng
thuốc, sư cô Cúc còn khuyên nhủ bệnh nhân nên kết hợp phương pháp ăn uống điều
độ, hợp lý thì hiệu quả chữa bệnh sẽ cao hơn. Ngoài ra, sư cô cũng tiết lộ thêm
về một loại hoa quả bệnh nhân viêm gan B nên dùng và có tác dụng phụ giúp điều
trị căn bệnh rất tốt đó là chuối sứ (một loại chuối có hạt, thường dùng để ngâm
rượu). Bệnh nhân nên ăn chuối sứ, mỗi ngày từ 1 - 3 trái, sẽ có tác dụng tốt hỗ
trợ điều trị bệnh gan. Đặc biệt, mọi người nên chú ý đến sức khỏe bằng cách uống
đủ lượng nước sạch mỗi ngày để thanh lọc cơ thể.
4/Chùa Cồ Đàm:
Chùa Cồ Đàm do Sư bà Thích Nữ Diệu Đức sinh năm 1920; hiến cúng cho GHPGVN - hệ phái
Nam Tông vào năm 1992, tổng diện tích chùa rộng 7.000 m2 ( 07
ha ). Kiến trúc của chùa xây dựng theo ý tưởng duy nhất là hoa sen. Hình ảnh
gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn, nền chùa là gương sen - cột là cọng sen -
mái là lá sen - vách là cành sen - trong mỗi cánh sen có một vị chư Thiên hiện
ra với lòng thành kính và gìn giữ Phật Pháp.
Phía trước cổng chùa bước vào là Phật cảnh thành đạo được xây dựng vào năm
1992. Gồm tượng Phật Thích Ca cao 4m đang ngồi toạ thiền dưới gốc bồ đề cổ thụ
hơn hai thế kỷ. Cao 9m - đường kính thân cây 4m5.Trước chánh điện là Phật cảnh
đản sinh, minh hoạ tháp nước tràn bảy tầng sen cao 7m, theo hình ảnh bước chân
đi của Thái tử Sĩ - Đạt - Ta lúc vừa hạ sinh. Phía trên tháp nước là tượng Bồ
tát bằng đá trắng cao 1m8 khắc rất sống động - tay chỉ trời - tay chỉ đất.
Tổng diện tích chánh điện xây dựng là 480 m2 ( 12x20x14 ), hình
dáng bên ngoài như một thuyền sen hai tầng, với ý niệm đưa người vượt sông mê
để đến bờ giác ngộ giải thoát. Tầng trên thờ duy nhất tượng Phật Thích Ca, tầng
dưới là giảng đường nơi giảng dạy Phật Pháp. Xung quanh là hồ nước bao
bọc độ sâu 50cm.
Thời gian hoàn thành chánh điện là Tượng Đức
Phật cao 3,5m bằng pha lê với trăm ngàn sắc hào quang tỏa khắp châu thân xung
quanh là chư Thánh chúng nghe giảng.Phía sau chánh điện Bát Vạn Lộc ( bình bát
lớn nhất việt nam cao 7,5m rộng 9,5m ) xung quanh bát được điêu khắc nhiều cánh
sen bao boc rất tỉ mỉ và công phu. Bên trong thờ ngài Thánh Tăng Sivali, đại đệ
tử của Phật, đệ nhất tài lộc.
Công trình hiện nay đang xây là Tăng xá, xây 05 phòng - 2 tầng ( 18x8 ), chiều
cao là 10m5, kiến trúc xây giả tre - giả tre tượng trưng cho tre già măng mọc.
Công trình đang được 2/3, chỉ còn phần hoàn thiện. Các công trình còn lại là
trai đường và phước xá...
Chùa Cồ Đàm mặt tiền đường quốc lộ 51, nằm cạnh trại bò sữa Long Thành nơi rất
tiện cho du lịch tâm linh. Đại Đức Chơn Thiện dự kiến tôn tạo nơi đây sẽ là
điểm chiêm bái các Phật tích, và là nơi học tập Phật Pháp với những đặc thù
riêng.
Là ngôi chùa
nổi tiếng về mô típ Hoa Sen, Chùa tọa lạc bên quốc lộ 51 hướng về Vũng Tàu,
thuộc số 120 Ấp 8, Xã An Phước, Huyện Long Thành, Tỉnh Đồng Nai. Chùa được xây
dựng theo kiến trúc mô típ hoa sen mang dáng vẻ thanh thoát. Vị trụ trì là Tỷ
khưu Thích Chơn Thiện.
5/Ni viện Thiện Hòa: Tọa
lạc trong khu vực Đại Tòng Lâm, thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu, Ni viện thuộc hệ phái Bắc tông.
Nơi đây nổi tiếng vì được thành lập năm 1989, ban
đầu chỉ là một am nhỏ. Năm 1990, Hòa thượng Thích Thiện Hòa cho xây dựng ni
viện. Ni viện được xây dựng quy mô, tráng lệ, nhưng vẫn mang nét cổ kính của
ngôi chùa Việt.
Ni viện Thiện Hòa vẫn
được mọi người quen gọi với cái tên giản dị là “chùa Bánh xèo”, tên gọi này
xuất phát từ việc chùa dùng bánh xèo chay để thiết đãi du khách qua lại thăm
viếng chùa hàng ngày.
Chùa Bánh Xèo tọa lạc ở bên phải, sau Đại Tòng
Lâm Tự, thuộc thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nằm bên
trái quốc lộ 51 hướng đi Vũng Tàu, cách TP.HCM khoảng 70km.
Lúc đầu, nơi đây chỉ là một am nhỏ được dựng lên
vào năm 1989. Sau đó, vào năm 1990, hòa thượng Thích Thiện Hòa cho xây dựng
thành ni viện làm nơi tu hành cho các ni cô. Ngày nay, nơi này còn là trường
trung cấp Phật học Đại Tòng Lâm.
Sau khi lễ Phật xong ở chánh điện, phật tử và du khách sẽ vô
cùng thích thú khi được thưởng thức món bánh xèo chay ngon nức tiếng tại khu
nhà ăn rộng rãi với 4 dãy bàn, cùng lúc có thể phục vụ hàng trăm người. Mỗi
ngày dịp đầu xuân, chùa phải sử dụng đến hơn 1 tấn bột làm bánh xèo để tiếp đãi
du khách.
|
Bánh xèo chay của nhà chùa (ăn bao nhiêu tùy thích) |
6/Chùa Thích Ca
Phật Đài Vũng Tàu.
Thích Ca Phật Đài là một trong những ngôi chùa nổi tiếng Vũng Tàu tọa lạc
ở số 608 đường Trần Phú, phường 5, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,
thuộc hệ phái Nam tông.
Thích Ca Phật đài là một danh lam
thắng cảnh nổi tiếng bậc nhất ở Vũng Tàu và miền Nam. Hằng năm, nơi đây tiếp
đón cả triệu lượt du khách đến tham quan, chiêm bái. Phật đài đã được Bộ Văn
hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia. Trước đây,
vùng núi này không có người sinh sống. Năm 1957, ông Lê Quang Vinh, một quan
phủ thời Pháp thuộc, lên đây dựng chùa Thiền Lâm để tu hành; vào giữa thập niên 40, Đại đức Narada Maha
Thera cùng ông Lê Quang Vinh, Đốc Phủ sứ hồi hưu, viếng núi Lớn. Đại đức cho
rằng đây là nơi thích nghi để lập một ngôi chùa. Đến năm 1957, ông Lê Quang
Vinh xuất gia, pháp danh Giác Pháp, lên đây dựng chùa Thiền Lâm để tu hành.
Chùa Thiền Lâm đã được trùng tu vào năm 1961. Điện Phật được bài trí tôn
nghiêm. Ở án thờ chính giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca tọa thiền (cao 1,2m),
một tượng đức Phật Thích Ca nhỏ phía trước. Hai bên thờ hai tượng đức Phật
Thích Ca trì bình khất thực (cao 1,2m). Sách Sổ tay hành hương đất phương Nam cho biết hai pho tượng hai bên là A Nan và Ca
Diếp, nhưng chư Tăng của hệ phái Phật giáo Nam Tông thì cho biết đó là tượng
đức Phật Thích Ca.
Đến năm 1961,
Giáo hội Phật giáo Nguyên thủy đã nhận thấy khung cảnh thiên nhiên ở đây đẹp
đẽ, vị trí lại thuận tiện cho khách hành hương đến chiêm bái nên đã vận động
tín đồ Phật tử đóng góp tiền của xây dựng khu Thích Ca Phật đài Vũng Tàu tại đây. Lễ đặt
viên đá đầu tiên được tiến hành tại Bảo tháp ngày 4 – 6 – 1961. Lễ khởi công
xây dựng được tổ chức vào ngày 20 – 7–1961. Sau 19 tháng thi công, lễ khánh
thành được tổ chức trọng thể vào hai ngày 09 và 10 – 3 – 1963 (tức ngày 14 và
rằm tháng hai năm Quý Mão).
Đây là ngôi
chùa nhỏ tọa lạc trên đường Trần Phú - Vũng Tàu, Chùa Quan Âm Nam Hải ở số 112 đường Hạ Long (đường từ bãi
trước ra bãi sau chạy dọc theo bờ biển), thuộc phường 1, thành phố Vũng Tàu,
Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.Chùa được Sư Bà Thích Nữ Diệu An
(1915 – 1979) Viện Chủ Chùa Phổ Quang ở Thành Phố Hồ Chí Minh, thành lập vào
năm 1963. Sư Bà Diệu An tịch vào ngày 29 tháng 2 năm Kỷ Mão (1979) đệ tử là Ni
Sư Thính Nữ Diệu Trí kế trụ trì sinh năm 1942 tại Hà Đông;Năm 1954 xuất gia với
Sư Bà Diệu An ở Chùa Phổ Quang. Sau khi Sư Bà tịch, Ni Sư Như Thảo về chùa Quan
Âm Nam Hải nối tiêp hoằng truyền Phật Pháp cho đến hiện nay.Ni Sư lập đạo tràng
Bát Quan Trai cho vài chục Phật Tử tu tập hàng tuần tại chùa và tích cực trong
công tác từ thiện xã hội.Chùa Quan Âm Nam Hải được xây dựng trên sườn núi phía
đông của Núi Nhỏ (Núi Tao
Phùng).Qua cổng chùa, khách hành hương bước lên các
bậc tam cấp là đến tượng QuanThế Âm ở sân trước chùa.Chánh Điện là toà nhà rộng
lớn với hai tầng mái cao.Chùa được dựng tựa vào sườn núi.Từ chùa nhìn ra xa là
Biển Đông (Biển Nam Hải) rộng bao la. Cảnh trời, biển, non nước, gió biển… của
chùa, đem lại sự thanh tịnh, tươi mát cho khách hành hương khắp bốn phương về
viếng chùa.Trước
mặt là Bãi Dâu sóng vỗ rì rào. Điểm đặc biệt chính là pho tượng Phật Bà Quan Âm cao 16 m đứng trên tòa sen trắng, khuôn mặt phúc hậu, đức độ, tay cầm bình Cam Lộ hướng ra biển xanh.
Đây là điểm tham quan hành hương nổi tiếng của Vũng
Tàu, thu hút đông đảo du khách. Sau lưng là núi, trước mặt là biển
xanh nên chùa Quan Thế Âm luôn là điểm hút khách vào các ngày lễ và rằm hàng tháng. Đến Vũng Tàu, Phật từ và du khách thường
hành hương bái Phật, vừa được thưởng lãm khung cảnh tuyệt đẹp và
khám phá những văn hóa truyền thống nơi này.
là một ngôi chùa nằm bên triền Núi
Nhỏ, thành phố Vũng Tàu. Chùa được Thượng tọa Thích Thiện Tuệ cho xây từ năm
1969 đến năm 1974 bằng tiền quyên góp của Phật tử. Chùa có vị trí dựa vào núi
nhìn ra biển. Bên trong có tượng Đức Phật ngọa thiền. Đây được xem là một trong
những ngôi đẹp nhất Vũng Tàu.
Niết Bàn Tịnh Xá tọa lạc bên triền núi Nhỏ, đây là công trình có
kiến trúc Đông Tây kết hợp: Chánh điện nổi bật với bức tượng Phật Niết Bàn nằm
nghiêng, nhìn về hướng Tây. Bên phải là thuyền Bát Nhã - nơi trang trí nhiều
hoa và cây cảnh, rừng Thổ Đà tái hiện sự tích Thái tử Grotama hành pháp khổ
hạnh cứu đời. Sân thuyền Bát Nhã có tháp chuông bốn mái uống cong, đầu đao đắp
nổi tượng đồng, trong đặt Đại Hồng Chung bằng đồng nổi tiếng với âm thanh ngân
vang. Phía trước Chánh điện là lư hương lớn với hình tứ linh "Long - Lân -
Quy - Phụng" được ghép rất công phu bằng các mảnh sứ đủ loại.
là một
trong những ngôi chùa đẹp nhất ở Vũng Tàu với những đường nét kiến trúc hiện đại. Chùa
"Niết Bàn Tịnh Xá" còn gọi là chùa "Phật Nằm" được xây dựng
trên sườn núi Nhỏ, hướng mặt ra biển. Chùa được khởi công xây dựng từ năm
1969 và khánh thành vào năm 1974 bằng tiền quyên góp của đồng bào phật tử. Thượng
tọa Thích Thiện Huệ đại diện đứng ra lo toan việc xây dựng.
Ở phía trước chùa là một cột cờ cao 21m, được
làm thành 42 bậc biểu tượng cho 42 trang kinh phật đầu tiên được lưu truyền vào
Việt Nam vào thế kỷ thứ 2. Cổng chùa có 4 chữ "NIẾT BÀN TỊNH XÁ" tức
là nơi thanh cao nhất của đạo Phật
9/Tu viện Phước Hải
Trước đây chùa có tên
là chùa Phước Hải nhưng đến năm 1999 được các Phật tử đóng góp và xây dựng mới
nên đổi tên thành Tu viện Phước Hải. Do tên chùa đã có từ lâu đời nên người ta
vẫn quen gọi tên cũ của nó là chùa Phước Hải. Tu viện hay còn gọi là
Chùa Phước Hải tọa lạc ở ấp 1A, xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Chùa Phước Hải thuộc Hệ phái Bắc tông. Từ Quốc lộ 51, đi vào cổng phụ của nhà
máy bột ngọt Veđan, đi thẳng vào khoảng 500m, trên đường vào cảng Gò Dầu, chùa
nằm bên trái.
Chùa Phước Hải được xây dựng vào năm 1990 do
kiến trúc sư Đoàn Hồng Dũng thiết kế với sự cộng tác của Ni sư Thích Nữ Như Như
Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Án giữa tôn
trí tượng đức Phật Thích Ca, hai bên thờ tượng Bồ tát Quan Âm và Bồ tát Địa
Tạng. Phía trước, thờ tượng đức Phật A Di Đà, đức Phật Thích Ca và đức Phật
Dược Sư. Chùa Phước Hải còn giữ một số pho tượng cổ. Ở sân chùa, có nhiều tượng
Phật lộ thiên như: vườn Lâm Tì Ni, tượng đức Phật chuyển pháp luân, tượng đức
Phật nhập niết bàn, đài Quan Âm…
Chùa Phước Hải nổi tiếng với tên chùa rau má hay
“Chùa bún riêu”, do chùa thường đãi miễn phí chư Phật tử và du khách gần xa cơm chay; món bún riêu chay và rau sống có rau má rất
ngon. Vị trí tọa lạc của chùa rất độc đáo; Nếu ai đã từng nghe qua cụm
từ: “ Chùa Bún Riêu” đó chính là tên gọi khác của chùa. Đây có thể là lý do
khiến ngôi chùa này trở nên lôi cuốn và nổi tiếng hơn./.
CHÙA VĨNH NGHIÊM
(Ngô Lê Lợi-Trần Nhật Duật, TP HCM-25/2/2019)