Trước hôm cưới một ngày, nhà trai tức là nhà chú gì tổ chức CỖ mời hàng xóm và anh em bạn bè xa gần.
Đúng 16 giờ ngày 11 tháng 3 năm 2012 khách mời đã đến để mừng ngày vui của hai cháu con đầu của chú Xô và gì Chiến lấy vợ.
Khách đến, từng tốp, từng tốp không ồn ào nhưng vui lắm , hai vợ chồng chú gì ra tận ngõ đón khách.Và anh em trong dòng tộc cùng vợ chồng chú gì đón khách đến....xin mời...xin mời ...
Và tiệc vui bắt đầu; khách đến và vào mâm ...các mâm đã rộ lên tiếng chào và hỏi nhau.
Đúng 9 giờ 15 phút sáng 12 tháng 3 năm 2012, Họ nhà trai đã tổ chức đoàn đi rước dâu bằng 5 chiếc xe ô tô ; trước khi đi đoàn đã họp thống nhất công việc của buổi đi rước dâu và chụp ảnh lưu niệm:
Và Đoàn xin dâu đã đến nhà gái:
Nhà gái mang cơi trầu xin dâu và dẫn cô dâu chú rể lên báo cáo thần linh và gia tiên:
Cô dâu chú rể chụp ảnh lưu niệm với gia đình bên ngoại trước khi lên xe về nhà chồng...vui buồn lẫn lộn khi lên xe hoa...cả nhà cùng chụp ảnh ; đừng quên cả phù dâu phù rể nhé!
Và đoàn dước dâu đã về đến nhà trai lúc 11 gờ kém 15; và sau khi cô dâu chú rể đã bái đường; hai họ ngồi gặp mặt:
Một số hình ảnh chụp hình lưu niệm của gia đình trong ngày vui của hai cháu Việt Hoàng -Bắc Hoài:
Thêm chú thích |
Và trong ngày vui hôm nay không thể quên được "Bộ phận Hậu cần", Thay mặt gia đình nhà trai xin trân thành cảm ơn những người "làm bếp" và cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của các cô giáo ở Trường Mầm non Tân Trào và anh, chị, em ; bạn bè, bà con lối xóm đã giúp đỡ gia đình Chú gì Xô-Chiến trong ngày vui tổ chức cho Hạnh Phúc hai cháu Hoàng-Bắc thành công mĩ mãn.
Và đây là hình ảnh những người "làm bếp" quyết định một phần đến ngày vui hai cháu:
Tuổi thơ đi dự đám cưới rất vui với bi ....
Chúc Hạnh Phúc hai cháu Hoàng Hoài Mãi Mãi bền vững
( Hà Nội ngày 13/3/2012- Ngô Lê Lợi)
ĐỜI CHỈ LÀ MỘT CÂU CHUYỆN
Trả lờiXóaNhân dân khắp thế giới làm cái việc thầm lặng vĩ đại người nọ truyền người kia, thế hệ trước truyền cho thế hệ sau những danh ngôn đầy trí tuệ, đầy chất nhân văn, giúp cho loài người sống vui vẻ hạnh phúc, yêu quý đồng loại. Đó chính là dòng suối mát của truyền thống bất tận.
Để chứng minh điều đó dưới đây dẫn ra một số các danh ngôn với nội dung nhân cách, ứng xử xã hội và hạnh phúc gia đình, không câu nệ câu này câu kia là của ai, vì tất thảy là của chung, là truyền thống tốt đẹp nhất, khôn ngoan nhất của nhân loại. Sau đây là một số câu như vậy:
Vì đời chỉ là một câu chuyện, nên điều cần thiết không phải là nó dài hay ngắn, mà là hay hay dở. Kẻ nào bảo rằng đời sống không đáng sống là kẻ không biết sống. Cái giàu của tâm hồn là cái giàu duy nhất, tất cả tài sản khác đều đầy rẫy đau khổ. Phúc hay họa của tuổi già là kết quả của cả quãng đời lúc trẻ. Của cải có thể tìm đến chúng ta, nhưng khôn ngoan thì chúng ta phải tìm đến nó. Kinh nghiệm là một ông thầy tốt nhất trong những ông thầy, chỉ có điều học phí phải trả quá nặng. Thường sự thử thách của lòng can đảm không phải là dám chết mà chính là dám sống. Sự nịnh hót cũng như bạc giả làm nghèo kẻ nào nhận lấy nó. Người người nên tự quét tuyết trước bực cửa nhà mình, chớ khá quan tâm đến sương ở nóc nhà người. Nói thật thì ích cho người nghe mà thiệt cho người nói vì khiến cho người ta ghét. Bạn đừng nói về hạnh phúc của mình với một người kém sung sướng hơn. Đối với kẻ ngang hàng sự trả thù chưa chắc được, đối với kẻ trên mình là sự điên cuồng, đối với kẻ dưới mình thì lại là sự hèn nhát. Mỗi chúng ta đều biết một điều gì đó, nhưng chừng nào chưa biết hậu quả của nó thì đứng bắt người khác phải nghe điều mình nói. Kinh hay đến mấy sự ngọng đọc vẫn sai…
Ái tình là nguồn vui của một ngày, hôn nhân là hạnh phúc cả một đời. Hạnh phúc không phải là sở hữu nhiều mà là yêu thương nhiều. Một kẻ độc thân là người chỉ vui hưởng cái thú của cuộc săn, nhưng không được ăn con thịt. Gia đình là những người được phối hợp bởi một dòng máu, nhưng lại bất hòa bởi những vấn đề của cải. Những gia đình sung sướng đều giống nhau cả. Những gia đình khốn khổ thì mỗi nhà khốn khổ mỗi cách. Dù nó thật tồi tàn đi nữa, nhưng chẳng có nơi nào có thể sánh với mái ấm gia đình.
Tham khảo: GS. TS. Y học Đoàn Xuân Mượu – Chúng ta là ai?, NXB Thanh niên, Hà Nội, 2010.
Anh Hàn Nhuệ Cương ơi! Nếu không gặp cô Hồ Thị Thu thì chưa chắc (hay không biết) lí thuyết cuộc sống; vì mọi người đều giống nhau "nói rất hay" hay "mẹ hát con khen hay' và "giá cả" đích thị của cuộc sống đo bằng giá trị tăng lên hàng ngày: Lương tăng lên, xăng dầu tăng lên, điện , nước đua nhau tăng lên...còn giá trị đích thực không mấy ai nói đến vì "sợ" nhưng khi đến với Cô Hồ Thi Thu thì thấy không "sợ" mà thấy cái gì cũng giảm đi" cái gì cũng "cho" và cái gì cũng được làm từ thiện với sự chân thành. Ai đã đến với cô thì sẽ thấy GIÁ TRỊ ĐÍCH THỰC.Người đến với cô phải là những người đã "cố hết sức" và như người lính "hết đạn và đã bị ép vào bức tường " bây giờ chỉ còn lòng quyết tâm mà thôi chết hay quyết tử để chiến thắng...và THiền là cứu cánh để tự cứu mình và cô Thu là người hướng dẫn giúp...bằng tấm lòng nhân từ và sự hy sinh vô bờ bến. Trân trọng cô là thế !
Trả lờiXóa