Xem Phong thủy-Tử vi ở Hà Nội

NHẬN TƯ VẤN: Xem phong thủy Dương trạch tư vấn Nhà ở; Công trình; Văn phòng:Chọn hướng tốt. Phòng làm việc; phòng khách; bếp; phòng thờ; phòng ngủ; phòng tắm... hợp phong thủy. Xem tuổi Xây dựng nhà , sửa nhà; chọn ngày tốt để khởi công, động thổ; nhập trạch. Xem ngày khai trương.Âm trạch mồ mả tư vấn xem hướng đặt mộ hợp phong thủy, tư vấn đặt mộ trong nghĩa trang. Xem tuổi lấy chồng, lấy vợ. Xem ngày cưới,ngày ăn hỏi. Đặt tên cho con; Chọn năm để sinh con. Chọn số, biển số đẹp cho: ô tô; xe máy; điện thoại. Chọn màu sắc hợp tuổi và bản mệnh.Xem Tử vi để biết vận mệnh cuộc đời; dự báo ngày cưới; dự báo tang ma; dự báo công danh, sự nghiệp, thăng quan, tiến chức.Các đại, tiểu vận trong cuộc đời...Điện thoại: 036.439.6238


Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Thổ công và Táo quân khác nhau thế nào?

                                                                                   
Bộ 3 mũ/mã cúng Táo quân ngày 23 tháng chạp hàng năm



Theo các nhà nghiên cứu Phong thủy Việt Nam; thì:
Thổ công (thổ thần, địa thần) là vị thần cai quản đất đai (có thể là nhà của gia chủ, của cơ quan, tổ chức hay nghĩa trang nghĩa địa ; riêng ở nghĩa trang nghĩa địa còn có tên khác là thần linh). Theo cổ truyền lễ cúng Thổ công có thể tiến hành vào thời điểm giờ tốt giờ hoàng đạo. Thông thường trước khi động thổ (đào đất) để xây dựng. Riêng ở nghĩa địa thì không gọi là thổ công mà chỉ gọi là thổ thần hay đơn giản là thần linh - có thể thắp hương trước khi người ta thắp hương cho tổ tiên của mình vào bất kỳ lúc nào, thông thường  chỉ thắp hương khi có việc tang,  vào tiết Thanh minh hay ngày  giỗ/mất của người quá cố. Tuy nhiên, không có tài liệu nào xác định Thổ công là một hay nhiều thần, nhưng có lẽ chỉ có một vị là nam thần. Thổ công hiện diện ở mọi nơi, mọi nhà trừ nơi có nước (Đất thì có Thổ công, sông thì có Hà Bá).

Táo quân: Chính là vị Thần bếp ( có nhiều tên gọi như Táo quân, ông Táo, vua bếp, ông đầu rau). Theo truyền thuyết từ xa xưa  Táo quân  là 3 vị thần (2 nam, 1 nữ) trông coi việc bếp núc trong gia đình. Thú vị một điều là tuy gọi là ông Táo nhưng lại là 2 ông 1 bà. Táo quân chỉ hiện diện trong bếp mà thôi. Theo các nhà nghiên cứu: Táo quân gồm 3 vị thần: Thổ công-Thổ Địa-Thổ kỳ.
+Chống mới là Thổ Công: trông nom việc trong bếp.
+Chống cũ là Thổ Địa: trông nom việc trong nhà.
+Vợ là Thổ Kỳ: trông nom việc chợ búa.

Về cách thức thờ:
Ở miền Nam: Nhiều nơi  không thờ thổ công mà chủ yếu thờ Thần Tài-Ông Địa.
Ở miền Bắc: Trong các gia đình/cơ quan chủ yếu thờ Thổ công; còn những nhà buôn bán/cửa hàng kinh doanh  mới thờ Thần Tài –Ông Địa. Nơi thờ Thổ công là nơi trang trọng trong nhà và cao nhất.
Lễ cúng:
+Cúng Thổ công: thì cúng quanh năm vào các ngày sóc, 15 hàng tháng; cúng khi khởi công động thổ, khai trương cửa hàng...
+Cúng Táo quân: chỉ duy nhất vào ngày  23/12 âm lịch (và có nhiều gia đình do bận công việc cúng vào chiều 22/12) là lễ  cúng tiễn chung Táo quân  về chầu trời. Trong ngày này  nhiều gia đình  có mâm cúng Táo  dưới bếp, còn Thổ  Công được cúng ở ban thờ chính trên nhà cùng với gia tiên. Do vậy, cần ít nhất 2 ban thờ +  cá chép. Sau khi hóa vàng thì tro của bát hương, chân hương  tỉa của cả năm   và cá chép sẽ được thả xuống sông, hồ để tiễn đưa các thần về Trời.
Để giảm bớt thủ tục thì hiện nay, khi cúng Ông Táo thường cúng chung với ban thờ Thổ Công; đồ cúng cũng gia giảm cho phù hợp với gia đình/ từng người; tuy nhiên cá sống thì không thể thiếu (thông thường cúng cá sống từ 1 đến 3,5 con). Và sau khi song lễ đều thả cá ra sông, ao , hồ...

Lễ vật cúng ông công ông táo:

Lễ vật cúng Táo công gồm có: một bộ gồm: 3 mũ ông Công  ( ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà). Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyết màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy. Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.
Màu sắc của mũ, áo hay hia ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.
Năm hành kim thì dùng màu vàng
Năm hành mộc thì dùng màu trắng
Năm hành thủy thì dùng màu xanh
Năm hành hỏa thì dùng màu đỏ
Năm hành thổ thì dùng màu đen.

Mâm cỗ cúng Táo quân thông thường là mặn  gồm: (Những gia đình theo Đạo Phật hoặc tu thì cúng chay: gồm xôi –chè-oản-hoa quả-bánh chay....)
1 đĩa gạo
1 đĩa muối
5 lạng thịt vai luộc
1 bát canh mọc
1 đĩa xào thập cẩm
1 đĩa giò
1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống)
1 đĩa xôi gấc, 
1 đĩa chè kho
1 đĩa hoa quả
1 ấm trà sen
3 chén rượu
1 quả bưởi
1 quả cau, lá trầu
1 lọ hoa đào nhỏ
1 lọ hoa cúc
1 tập giấy tiền, vàng mã
Như vậy: Thổ Công và Táo quân là các vị thần khác nhau. Và Lễ cúng cũng khác nhau nhưng đều nằm trong các vị thần đươc thờ cúng theo theo truyền thống người Việt Nam.
(Ngô Lê Lợi- 22/12 Ât Mùi)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét