|
Đại gia đình Chi Họ Ngô Văn ở Thanh Lương-Phù Lưu |
Tuổi thơ
Bài thơ của Viễn
Du “Quê hương muối mặn gừng cay” có đoạn
“Quê Hương tôi, ngày mưa tháng
nắng
Thật nồng nàn, muối mặn gừng cay
Ruộng đồng, thẳng cánh cò bay
Có con trâu ngủ bên này bờ đê...”
Tôi sinh ra, ở
miền Bắc xã hội chủ nghĩa khi nước ta vừa giành được độc lập không lâu, mẹ tôi
nói khi đó mẹ đang là thanh niên xung phong (thuộc tổng đội TNXP đang mở
rộng đường giao thông từ Ninh Bình ra Hà Nam ( ngày nay là quốc lộ
1) và Mẹ nói Ba tôi là người Hà Tĩnh. Cha mẹ yêu nhau từ năm 1955; sau đó được
tổ chức cho làm đám cưới theo nghi lễ “nếp sống mới”. Nơi cắt “nhốn” và
cất tiếng khóc chào đời của tôi là bệnh viện 2 Hà Nam ; sau đó cha mẹ tôi về
công tác ở Hạt giao thông Thanh Sơn đóng cùng cung Thanh Sơn (thuộc Đoạn
bảo dưỡng đường bộ 2- Nam Hà-Ty giao thông Nam Hà) ; được xã Thanh Sơn cấp đất
thuộc xóm 2 thôn Thanh Nộn xã Thanh Sơn huyện Kim Bảng tỉnh Hà Nam. Nơi
ấy chất đầy bao nhiêu kỉ niệm của tuổi thơ ấu và tuổi học trò.
Nơi đây là làng quê thuộc vùng
chiêm trũng nằm trong đồng bàng Bắc bộ.
Tuổi học trò, tôi đi học “ lớp vỡ
lòng” rất muộn, vì khi đó đất nước mới giải phóng song , cơ sở vật
chất khi đó còn chưa có. Trường lớp không có mà chủ yếu là học ở các nhà hợp
tác xã để lúa ngô và các đình, chùa. Khi đó hợp tác xã đang san mặt bằng để xây
dựng trường. Nói chung quy hoạch khi đó luộm thuộm và lôm côm lắm. Lớp học đơn
giản chỉ có bàn ghế đủ loại huy động của nhân dân và bảng đen thì xã cho
chặt cây gạo xẻ ván quyétt đen làm bảng. Tuổi còn thơ đi học, đến lớp đi
trên con đường làng quen thuộc, xung quanh làng luỹ tre xanh rì rào trong
gió, ánh nắng ban mai chiếu xuống làm cho những giọt sương trở nên long
lanh, lộng lẫy như những viên kim cương đính trên thảm nhung xanh.
Cung Thanh Sơn (thuộc Hạt giao thông đường bộ 21 B ; đoạn tuyến TX Phủ Lí- TT Ba Sao) Nơi tuổi thơ tôi đã sinh sống ở đây từ 1965 -1973
Bọn trẻ chúng tôi đến
lớp vừa đi vừa nô đùa; lấy bàn chân không đi dép đạp
trên cỏ, một cảm giác mát lạnh khoai khoái thấm vào chân. Cạnh con đường làng
dân làng và thanh niên đang thi đua đào con mương dẫn nước vào
những cánh đồng trải dài vào tận dãy núi Bút Sơn xanh thẫm.
Hạt giao thông nơi tuổi thơ lớn lên những năm 1969-72 có cái hầm trú ẩn máy bay Mỹ
Quê nơi tôi sinh sống, được
tạo hóa ban cho dòng sông Đáy. Đoạn qua thôn chảy vắt qua và có một
xoáy nước làm cho bèo tây dạt đến rất nhiều (nên mọi người trong thôn hay ra
vớt bèo tây về cho lợn ăn) nên làm cho nơi ở đẹp như một bức tranh thủy
mạc.
Lớp 5A
Tác giả đeo khăn quàng đỏ thứ 5 bên phải (hang sau)
Dòng sông Đáy đã gắn bó với
tuổi thơ ấu của tôi, làm ấm lòng biết bao trái tim tuổi thơ và mơ mộng ! Vào
những mùa lũ con sông chở đỏ mang nặng phù sa bồi đắp phù sa cho
đôi bờ để nuôi dưỡng những ruộng ngô, ruộng lạc xanh tốt và cho bắp cho quả thêm
chắc thêm sai.
Những buổi sáng khi ánh bình minh
bừng sáng, mặt sông thường đỏ thắm như màu thẹn thùng của màu môi
thiếu nữ. Ánh bình minh vàng chan hoà trên mặt sông ấm áp. Những đám cỏ non còn
ướt đẫm suơng đêm, ngơ ngác trong giấc mộng ngọt ngào . Từng đoàn thuyền giong
buồm chở hàng xuôi, ngược, thuyền chài thả lưới đánh cá. Những
tiếng hò, tiếng hát của những bác phu kéo thuyền hò vang lên xáo động cả
mặt sông.Ngày xưa ; Ngày cũng như đêm từng đoàn thuyền xuôi ngược.
Những ngày đi học dưới bom đạn của giặc Mỹ, đầu đội mũ rơm, tay cầm sách , thời
đấy học trò rất ít đứa có cặp sách như trẻ em đi học bây giờ, lại còn để cha mẹ
đưa đón nữa chứ . Thế mà phải đến bẩy mươi đến tám mươi % học rất
giỏi.
Lớp học đào sâu dưới đất để
tránh bom bi, bom chùm, ngày ấy sợ nhất là bom bi, khi nổ có hàng ngàn hàng vạn
viên bi bắn ra sát thương rất lớn. Mùi đất ngai ngái lẫn mùi mồ hôi khét khét.
Học và ra chơi cũng ở trong hầm!
Lớp học những năm 67-72 và hầm trú ẩn
Ở nơi đó; Còn nhớ mỗi dịp
xuân về tết đến. Khi gần tết tiết trời bao giờ cũng se lạnh báo hiệu một mùa ...tết
lại về. Lớp trẻ con chúng tôi thích lắm. Tết đến, năm mới về lại được bố mẹ may
cho bộ quần áo mới.Mọi người từ người già cho đến trẻ con đều hân hoan mừng rõ.
Thích nhất là được canh nồi bánh
trưng đêm 29 hoạc 30 tết. Mấy nhà chung nhau gói bánh và luộc chung nồi bánh
chưng trên lửa rực hồng và ấm áp. Mấy chú cao tuổi bảo trẻ con ngồi trông nồi
bánh, hết củi thì tiếp vào; rồi rủ nhau đi xuống ao bắt cá về nướng. Cá chín,
các chú pha chế nước chấm là muối ớt, trẻ con thì được ăn cá vã, người lớn nhâm
nhi chén rượu đón xuân mới.
Đêm giao thừa Ba Mẹ tôi (có lẽ Mẹ
tôi vất vả nhất) chuẩn bị mâm cơm cúng Tổ tiên đúng lúc giao thừa; ngoài cái
bánh trưng mới vớt từ nồi ra thêm đĩa thịt gà, đĩa cá rán, chai rượu “cuốc lủi”
cùng hoa quả; Ba tôi nói cúng sớm để mời Tổ tiên, và sau đó thụ lộc để cả nhà
đón một năm mới được no đủ từ năm sớm. Đúng giao thừa cha tôi nổ
bánh pháo tết giòn giã, xác pháo đỏ bay khắp sân, mâm cơm bầy lên bàn thờ
Tổ tiên.
Ba tôi nói “Đón giao thừa họ Ngô có
tục lệ làm mâm cơm cúng gia tiên; sau đó con cháu hưởng để tri ân tiên tổ ”. Đã
bao nhiêu năm rồi, tục cúng sớm đầu năm gia đình vẫn duy trì. Dù đi công tác xa
quê hương nhiều năm, nhưng phong tục này gia đình nhỏ của tôi vẫn giữ đến
nay . Phong tục hay và giản dị mang nét truyền thống của gia đình cha truyền
con nối.
Chúng con đưa Ba về sau 64 năm xa quê?
Năm 1987 khi cha đang ốm nặng ; Cha bế cháu nội Ngô Sỹ Hùng (1984)Me bế cháu nội Ngô Hoàng Động (1983)-
Cô Ngô Thị Hồng Thanh bế cháu nội Ngô Quốc Toản (1987)
Năm 1982, Tổ chức quyết định họp xét đối tượng để kết nạp vào Đảng cho người về xác minh lý lịch Đảng cho con; Ba nói “Quê Cần Thơ” , Huyện ủy xác minh đường công văn vào thành phố Cần Thơ
không có thông tin, thông tin quay lại “Không có ai tên như vậy”. Để bổ nhiệm ở
vị trí cao hơn, vào năm 1987; Tổ chức yêu cầu con phải có thông tin chính
xác về quê; khi đó Ba ốm nặng ba nói “Quê ở thị xã Hà Tĩnh ” con và mẹ về Thị xã Hà Tĩnh xác minh gặp Bác Trần Đức Thìn
và bạn bè của Ba thời chống Pháp thì mới biết nơi ở số 24 phố Lê Bình phường Bắc
Hà TX Hà Tĩnh là quê hương chúng con vô
cùng mang ơn và biết ơn gia đình Bác –Gia
đình người anh kết nghĩa của Ba các anh các chị con Bác.
Cây ngô đồng (1 gốc 2 thân) do ông bà nội trồng ở 24 phố Lê Bình (ảnh 1987)
(ảnh chụp tại nhà Bác Trần Đức Thìn phường Bắc Hà 1987)
Và năm 1988 con trở
thành đảng viên sau 14 năm liên tục phấn đấu không mệt mỏi; con mang thẻ Đảng
viên “dự bị” về đưa Ba xem Ba nói “cám
ơn tổ tiên” đã phù hộ và mang thẻ của con để trên “Ban thờ”, thắp một nén
nhang và khấn tổ tiên giúp đỡ con trên
con đường sự nghiệp cho may mắn. Con nghĩ TX Hà Tĩnh là quê gốc; nhưng Ba ơi
nơi ấy chỉ là nơi ông bà nội tha phương đến sinh sống và làm ăn, và Ba là một
đội viên du kích của thị xã Hà Tĩnh đánh
Pháp.
Ảnh chụp ông Phan Tịnh người chỉ huy du kích của cha 1945-53(Nay ông là Chủ tịch UBND thị xã Hà Tĩnh đã nghỉ hưu kí làm chứng quá trình
công tác của cha Ngô Văn Thắng thời chống Pháp)
Chữ chú thích ảnh của Chú Nguyễn Trí Vinh là em kết nghĩa với Cha khi nhỏ ở TX Hà Tĩnh -và kết nối tìm những người cùng công tác với Cha.
Trong những năm tháng từ 1967-1968
máy bay mỹ đánh phá miền Bắc rất ác liệt ; Bà nội nhiều lần có nhắc mẹ đi tìm người anh con ông Bác ở trong quê xem bây giờ ở đâu sống
chết thế nào. Nhiều lần mẹ có nói chiến tranh ác liệt lắm khi nào
hòa bình thì sẽ tìm? Như vậy là mẹ cũng khẳng định vẫn còn có người anh
con ông Bác nhưng không biết ở đâu?
Nói về việc tìm thấy quê cũng là do linh thiêng của gia tiên
chi họ Ngô Văn. Năm 2011 khi nghỉ hưu được 1 năm; có điều kiện mới
viết thông tin tìm họ hàng trên mạng Họ Ngô Việt Nam; ngày 6/7/2016; anh Ngô
Văn Diên theo số điện thoại trên thông tin của họ Ngô Việt Nam đã liên lạc
được với Ngô Lê Lợi và đã tìm ra con
của người chú và nơi công tác . Ngày
9/7//2016 Con đã về Hà Nam thông tin đã tìm ra quê ở thôn Thanh Lương xã
Phù Lưu huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh. Ngày
10/8/2016 vợ chồng Ngô Lê Lợi và vợ
chồng Ngô Cảnh Toàn đã đưa mẹ về quê lần thứ nhất ; khi đó còn thiếu 2 em. Sau
đó anh Ngô Văn Diên đã ra Hà Nội ; hai
anh em Ngô Văn Diên và Ngô Lê Lợi đã
đến Trung tâm giám định sinh học Pháp lí
của Bộ Công an ở 99 đường Nguyễn Tuấn quận Thanh Xuân thành phố Hà Nội giám
định gien. Và thật bất ngờ kết quả cho thấy: Ngô Sỹ Diên và Ngô Lê Lợi có quan
hệ huyết thống theo dòng cha với nhau. Ngày 21/10/2016 đã về đủ cả 4 người con và mẹ về quê lần thứ 2; đã đưa ảnh Ba về quê đã làm lễ Tạ tổ
tiên chi họ Ngô văn tại nhà thờ của chi họ do các anh chị trong quê xây dựng
năm 2007.
Tìm được quê và chi họ Ngô Văn hoàn toàn là do “nối thông tâm linh” do gia tiên
dòng Họ dẫn dắt chứ không phải cúng bái hay ai giúp đỡ.
Do cuộc sống khó khăn dưới thời thuộc Pháp ông bà nội đã thiên cư từ đâu đến phố chợ thuộc thị xã Hà Tĩnh ( chưa rõ ở đâu) ông nội làm nghề kéo xe tay chở thuê còn bà nội hàng ngày gánh 2 vò bán nước chè tươi kiếm sống; mảnh đất đó ngày xưa thuộc bãi tha ma ; nơi đổ rác và họp chợ. Ông bà có một túp lều ở mảnh đất khoảng 400 đến 500 m2. Ông nội sau đó mất tại khu vực Quán Cồ (nay là xã Thạch Quý thuộc thành phố Hà Tĩnh) ; còn bà nội được cha đón ra Hà Nam năm 1957; bỏ lại túp lều trên mảnh đất đó.
Ngày nay mảnh đất cũ của ông bà nội sinh sống là 24 phố Lê Bình phường Bắc Hà TX Hà Tĩnh xưa đã đổi tên (trong khoảng từ số 24 đến 30) đường Nguyễn Công Trú thành phố Hà Tĩnh và đầu phố Nguyễn Công Trú vẫn thuộc phường Bắc Hà gần cổng chợ chính của thành phố Hà Tĩnh. Khu phố Lê Bình vinh dự mang tên Anh hùng lực lực vũ trang Nhân dân Lê Bình : Ngày nay tên con đường phố Lê Bình đổi sang Nguyễn Công Trứ ; vẫn còn một trường THCS mang tên Lê Bình.
Khép lại quá trình dài 64 năm tìm quê và tự hào ta là con của xứ Nghệ mảnh đất thuộc khúc giữa miền Trung đầy khó khăn mảnh đất đầy nắng và gió, mảnh đất lịch sử hào hùng và đáng khâm phục trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước. Mảnh đất kiên cường và anh dũng này đã chứng kiến cuộc chiến tranh ác liệt chống đế quốc Pháp; Mỹ xâm lược và sự hy sinh anh dũng của bao người con ưu tú. Những tên làng, tên núi, tên sông và các di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng như: Khu di tích Ngã 3 Đồng Lộc, Đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn,Khu di tích Đại thi hào Nguyễn Du.Khu di tích cố Tổng Bí thư Trần Phú; Khu di tích cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập. Quần thể di tích Hải thượng lãn ông Lê Hữu Trác...đã đi vào ký ức của mỗi người Việt Nam.
Quê CHA gốc TỔ có thể không phải nơi con sinh ra và lớn lên. Nhưng ở đó là CỘI NGUỒN. Nay đã tìm ra quê cha rồi; Thanh Lương-Phù Lưu -Lộc Hà -Hà Tĩnh ; Rồi con sớm ý thức lòng biết ơn TỔ TIÊN đã sinh ra Ba ở mảnh đất khô cằn nhiều lau lác và cát trắng ; Con biết ơn TỔ TIÊN, CHI HỌ NGÔ VĂN và các ĐẤNG SINH THÀNH đã sinh ra Ba ; Tìm ra quê nội là điều mơ ước của bao người con cháu khi rời xa quê đi làm ăn xa do khó khăn của cuộc sống không thể trở về; với con có cái duyên tìm ra quê nội. Nhưng mỗi một con người đều có quê có gốc. “Con người có TỔ có tông, như cây có cội, như sông có nguồn”; mong muốn mỗi năm đôi lần trở về quê nội ; mục đích là thắp nén hương thơm nơi nhà thờ Tổ Tri ân Chi họ ; các Đấng sinh thành và phấn đấu xây dựng và phát triển chi họ Ngô Văn mãi bền vững. ./.
Ảnh chụp Cây ngô đồng do ông bà nội trồng đến năm 1987 vẫn còn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét